Chi trả bằng ngoại tệ ở Việt Nam bao gồm tiền mặt hay chuyển khoản cũng
không được phép, trừ duy nhất trường hợp trả chuyển khoản cho các tổ chức kinh
doanh được NHNN cho phép tiếp tục thu ngoại tệ.
• Việc chi trả cho người trong nước các khoản tiền như tiền lương, thu nhập từ
xuất khẩu lao động. bằng ngoại tệ tiền mặt theo yêu cầu cũng nên chấm dứt. Việc này
chỉ thực hiện bằng tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc chi trả bằng tiền Việt Nam. việc chi
trả kiều hối sẽ được điều chỉnh để các cá nhân sẽ nhận kiều hối bằng VND.
• Nhà nước nên khuyến khích đưa đồng Việt Nam (VND) tham gia quan hệ vay
trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, cho phép nhà đ ầu tư nước
ngoài sử dụng VND tham gia góp vốn FDI tại Việt Nam để người nước ngoài chấp
nhận VND trong thanh toán. xoá bỏ việc chuyển tiền FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài)
phải xuất trình chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính và xoá bỏ các quy định về
cân đối ngoại tệ đối với FDI.
19 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2344 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng đô la hóa ở Việt Nam trong thời gian vừa qua và đưa ra các biện pháp khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
----
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA VÀ ĐƯA
RA CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HAI HẰNG
SVTH: LÊ THỊ ÁNH
MSSV: K094040511
TP. HCM THÁNG 9/2012
2
Mục lục:
I Giới thiệu chung về đô la hóa ............................................................................. 3
1. Khái niệm .................................................................................................. 3
2. Công thức tính ........................................................................................... 3
3. Phân loại.................................................................................................... 4
4. Nguyên nhân ............................................................................................. 5
II Diễn biễn, thực trạng đô la hóa ở Việt Nam và những tác động của nó tới nền
kinh tế
2.1 Diễn biễn và thực trạng đô la hóa ở Việt Nam ........................................ 8
2.1.1. Giai đoạn 1988- 1997 ................................................................... 8
2.1.2 Giai đoạn 1998 – 2002 ................................................................. 9
2.1.3 Giai đoạn 2003 – 2008 ................................................................. 9
2.1.4 Giai đoạn 2009 – nay ................................................................. 10
2.2 Những tác động củả đô la hóa tới nền kinh tế ....................................... 11
2.2.1 Những tác động tích cực ............................................................ 11
2.2.2 Những tác động tiêu cực ............................................................ 12
III Biện pháp khắc phục tình trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay ..................... 14
3.1 Định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ............................ 14
3.2 Các nhóm giải pháp .............................................................................. 15
3.2.1 Tạo môi trường đầu tư trong nước .............................................. 15
3.2.2 Tạo môi trường đầu tư trong nước .............................................. 16
3.2.3 Các chủ trương và quy định về quản lý, lưu hành ngoại tệ ......... 17
3.3 Những ví dụ minh họa ................................................................................... 18
IV Kết luận chung .......................................................................................... 19
3
I Giới thiệu chung về Đô la hóa
1. Khái niệm
Đô la hoá ( dollarization ) là việc sử dụng một ngoại tệ để thực hiện một số hay tất cả
các chức năng của tiền tệ. Nói một cách khác , đô la hóa xảy ra khi dân chúng trong
một nước sử dụng rộng rãi ngoại tệ, song song hoặc thay thế cho đồng tiền nội tệ của
mình.
Thuật ngữ “ đô la hóa ” được dùng theo nghĩa chung ám chỉ bất kì ngoại tệ nào chứ
không chỉ đồng Đô la Mỹ khi thay thế đồng tiền trong nước dẫu rằng ở hầu hết các
nước có sử dụng ngoại tệ rộng rãi thì ngoại tệ phổ biến nhất vẫn là đô la Mỹ.
2. Công thức tính
ܶ ݈ ݐ݅ ݊ ݃ ݅ ݊݃ ݅ ݐ
ܶ ݊ ݃ ℎ ݊ ݃ ݐ݅ ݊ ݐℎܽ݊ℎ ݐá݊ = ܨܥܦܯ2
Trong đó M2 bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ
hạn, và tiền gửi ngoại tệ.
Nước có tỷ lệ đô la hóa cao: Tỷ trọng tiền gửi bằng ngọai tệ chiếm trên 30% tổng khối
tiền tệ mở rộng ( M2 ). Hiện nay có khoảng hơn 18 nước có mức độ đô la hóa cao. VD
như Argentina, Bolibia, Campuchia, Belarus….
Nước có tỷ lệ đô la hóa vừa phải: Tỷ trọng tiền gửi bằng ngọai tệ chiếm trên 16.4%
tổng khối tiền tệ mở rộng ( M2 ) như Mexico, Việt Nam, Nga…
3. Phân loại
Ngày nay đô la hóa là hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Theo số liệu điều tra của IMF, có ít nhất 120 nước đã từng sử dụng tiền tệ của một
nước khác trong một giai đoạn nào đó. Đã có trên 60 nước thực hiện đô la hóa chính
4
thức và không chính thức dù mức độ của mỗi nước là khác nhau. Thông thường, căn cứ
vào hình thức và mức độ đô la hóa, ngưới ta chia ra làm ba loại: không chính thức , bán
chính thức và chính thức.
3.1 Đô la hóa không chính thức
Đô la hoá không chính thức: là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi trong nền
kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận
Đô la hoá không chính thức có thể bao gồm các loại sau:
• Chứng khoán nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào khác (không phải là tiền tệ )
của nước ngoài
• Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
• Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước.
• Ngoại tệ mặt.
Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào đô la hóa không chính thức vì lợi ích và thiệt
hại từ việc đô la hóa không chính thức là không rõ ràng, rất khó tính toán và khác nhau
phụ thuộc vào đặc tính của từng nước.Việt Nam là nước thuộc loại đô la hóa không
chính thức và mức độ đô la hóa vừa phải.
3.2 Đô la hóa bán chính thức
Đô la bán chính thức xảy ra khi một nước sử dụng đồng ngoại tệ như là đồng tiền pháp
định nhưng đóng vai trò thứ hai sau đồng nội tệ trong việc chi trả tiền lương, thuếvà
các chi tiêu hằng ngày như tiền đi chợ , tiền điện….Các nước có đô la bán chính thức
vẫn giữ một NHNN trong nước hoặc một hệ thống tiền tệ của mình.
3.3 Đô la hóa chính thức
5
Đô la hóa chính thức xảy ra khi một nước không phát hành nội tệ thay vào đó sử dụng
đồng đô la Mỹ hoặc một ngoại tệ khác như một tiền tệ chính thức (một số ít các nước
đô la hóa chính thức có phát hành tiền xu nhưng vì tiền xu có mệnh giá thấp và thường
là một phần phụ trong cung tiền tệ nên không ảnh hưởng tới đô la hóa . Như vậy, ở các
nước này ngoại tệ không chỉ sử dụng trong trao đổi mua bán giữa các cá nhân mà còn
là phương tiện thanh toán của chính phủ.
4 Nguyên nhân
Trước hết, đô la hóa là hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước
chậm phát triển . Đô la hoá thường gặp khi một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, sức
mua của đồng bản tệ giảm sút thì người dân phải tìm các công cụ dự trữ giá trị khác
trong đó có các đồng ngoại tệ có uy tín.
Thứ hai, hiện tượng đô la hoá bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó
tiền tệ của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đô la Mỹ, được sử dụng trong giao
lưu quốc tế làm vai trò của "tiền tệ thế giới". Vì đô la Mỹ là một loại tiền mạnh, ổn
định, được tự do chuyển đổi đã được lưu hành khắp thế giới và từ đầu thế kỷ XX đã
dần thay thế vàng, thực hiện vai trò tiền tệ thế giới.
Ngoài đồng đô la Mỹ, còn có một số đồng tiền của các quốc gia khác cũng được
quốc tế hoá như: bảng Anh, mác Đức, yên Nhật, Franc Thuỵ Sỹ, euro của EU... nhưng
vị thế của các đồng tiền này trong giao lưu quốc tế không lớn; chỉ có đô la Mỹ là chiếm
tỷ trọng cao nhất (khoảng 70% kim ngạch giao dịch thương mại thế giới).
Thứ ba, trong điều kiện của thế giới ngày nay, hầu hết các nước đều thực thi cơ
chế kinh tế thị trường mở cửa, quá trình quốc tế hoá giao lưu thương mại, đầu tư và
hợp tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền tệ của mỗi nước
nên trong từng nước xuất hiện nhu cầu khách quan sử dụng đơn vị tiền tệ thế giới để
thực hiện một số chức năng của tiền tệ.
6
Thứ tư, mức độ đô la hoá ở mỗi nước khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát
triển nền kinh tế, trình độ dân trí và tâm lý người dân, trình độ phát triển của hệ thống
ngân hàng, chính sách tiền tệ, cơ chế quản lý ngoại hối và khả năng chuyển đổi của
đồng tiền quốc gia.
Đối với Việt Nam ngoài các yếu tố trên, chúng ta cần nhấn mạnh thêm một số
nguyên nhân sau đây của hiện tượng đô la hoá:
• Tình trạng buôn lậu, nhất là buôn bán qua biên giới và trên biển khá phát triển
cùng với sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền các cấp. Tình trạng các doanh nghiệp,
các cửa hàng kinh doanh... bán hàng thu bằng ngoại tệ còn tuỳ tiện và diễn ra phổ biến.
• Thu nhập của các tầng lớp dân cư còn thấp, đa số dân cư có tâm lý tiết kiệm để
dành, lo xa cho cuộc sống. Mối quan hệ giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ, xu hướng biến
đổi của tỷ giá VND/USD là nguyên nhân quan trọng của xu hướng tích trữ và gửi tiền
bằng đô la.. Các ngân hàng thương mại trong nước tăng lãi suất huy động vốn đô la lên
tương ứng, đầu tư trên thị trường tiền gửi quốc tế, đem lại lợi ích thu nhập về lãi suất
cho người dân và cho hệ thống ngân hàng.
• Do tỷ giá ổn định, lãi suất vay vốn đô la Mỹ thấp hơn nhiều so với Việt Nam
đồng đặc biệt là khi lãi suất VND có thời điểm tăng mạnh lên tới hơn 20% làm nhiều
doanh nghiệp lựa chọn vay đô la Mỹ, làm cho tỷ trọng và số tuyệt đối dư nợ vốn vay
đô la Mỹ tăng lên.
• Bên cạnh đó nhiều người có tâm lý lo sợ sự mất giá của Việt Nam đồng, nhất là
trong thời kì lạm phát tăng cao nên họ lựa chọn đô la Mỹ để gửi ngân hàng đồng thời
VND mệnh giá còn nhỏ, cao nhất là tờ 500.000 đồng.Vì vậy việc sử dụng đồng đô la
tiện lợi trong các giao dịch lớn như: mua bán đất đai, nhà cửa, ô tô... Các hoạt động
kinh tế ngầm vẫn diễn biến phức tạp, việc sử dụng đô la Mỹ tiện lợi hơn nhiều.
7
• Thu nhập bằng đô la Mỹ trong các tầng lớp dân cư ngày càng được mở rộng và
tăng lên. Đó là thu nhập của những người Việt Nam làm việc cho các công ty nước
ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam; tiền cho người nước ngoài thuê nhà và kinh
doanh du lịch; khách quốc tế đến và chi tiêu đô la bằng tiền mặt ở Việt Nam; người
nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam tiêu dùng; tiền của người Việt Nam định
cư ở nước ngoài gửi về; tiền của những người đi xuất khẩu lao động, đi học tập, hội
thảo, làm việc ngắn ngày mang về.
Lượng kiều hối chuyển về nước ta các năm gần đây không ngừng tăng lên. Đó là con
số thống kê được qua hệ thống ngân hàng, chưa kể ngoại hối được chuyên ngoài luồng,
ngoại tệ tiền mặt người Việt Nam và Việt kiều mang trực tiếp theo người.
Lượng khách quốc tế đến VN cũng tăng trong những năm gần đây khi Việt Nam đầu tư
và đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt tới bạn bè quốc tế. Số lượng khách đó mang theo
một số lượng lớn ngoại tệ, và chi tiêu bằng ngoại tệ tiền mặt tại các cơ sở tư nhân.
Nhu cầu thanh toán ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu khi giao lưu thương mại
ngày càng được mở rộng đặc biêt vào những dịp cuối năm khi nhu cầu thanh toán nợ
tăng cao.
8
IIDiễn biến, thực trạng đô la hóa ở Việt Nam và những tác động của nó tới
nền kinh tế.
2.1 Diễn biến và thực trạng đô la hóa ở Việt Nam
Hiện tượng nền kinh tế Việt Nam sử dụng rộng rãi đồng đô la Mỹ trong giao dịch buôn
bán bắt đầu được chú ý đến từ năm 1988 khi các ngân hàng được phép nhận tiền gửi
bằng đồng đô la.
Đô la hóa được chia thành 4 giai đoạn
2.1.1 Giai đoạn 1988 – 1997
Đây là giai đoạn Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế đến trước cuộc khủng
hoảng tài chính – tiền tệ khu vực. Thời kì này nước ta chuyển sang xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung bao cấp và
chế độ độc quyền ngoại thương.
Về chính sách ngoại hối, ngày 18/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị
định số 161-HĐBT với nội dung chủ yếu là Nhà nước ta thực hiện thống nhất quản lý
nhà nước về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối. Cấm lưu thông ngoại tệ trong nước,
ngoài hệ thống của Ngân hàng ngoại thương và các cửa hàng bán hàng thu ngoại tệ.
Nhà nước quản lý ngoại tệ theo kế hoạch.
Dưới góc độ đô la hóa tiền gửi, mức độ đô la hóa ở Việt Nam có xu hướng giảm
xuống, từ trên 30% vào cuối những năm 90 xuống dưới 20% hiện nay. Tuy nhiên, phân
tích theo các giai đoạn, mức độ đô la hóa biến động: Giảm mạnh trong giai đoạn 1991-
1993 là do lợi tức của VND cao hơn nhiều so với lợi tức của USD, nhu cầu ngoại tệ
cho các giao dịch kinh tế đối ngoại chưa cao khi mở cửa nền kinh tế, lượng ngoại tệ
của dân cư gửi tại ngân hàng không đáng kể; trong giai đoạn 1994 - 1996 khá ổn định.
2.1.2 Giai đoạn 1998 – 2002
9
Đô la hóa nền kinh tế Việt Nam và đã bước đầu thành công khi giảm mạnh mức tiền
gửi bằng USD vào các ngân hàng xuống còn 20% vào năm 1996. Nhưng tiếp theo
cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã khiến cho đồng Việt Nam giảm giá trị và Việt
Nam tiếp tục chịu sức ép của tình trạng Đô la hóa. Đến cuối năm 2001, tỷ lệ đồng
USD được gửi vào các ngân hàng tăng lên đến 30,26% đây là tỷ lệ cao nhất trong
những năm qua và nhờ những nỗ lực của NHNN tỷ lệ này có xu hướng giảm đi trong
những năm sau đó. Tuy nhiên số tiền gửi tuyệt đối bằng USD thì không ngừng tăng
lên, năm 1995 là 1,5 tỷ USD.
2.1.3 Giai đoạn 2002- 2008
Đô la hóa trong giai đoạn này có xu hướng giảm trở lại nhờ lợi tức của VND hấp dẫn
hơn ngoại tệ, mức biến động của tỷ giá không lớn (tỷ giá chỉ tăng khoảng trên 6%
trong vòng 5 năm từ 2002 - 2007 nhờ cung ngoại tệ dồi dào, nhất là cung ngoại tệ từ
việc thu hút vốn nước ngoài), từ năm 2008, mức độ đô la hóa khá ổn định (khoảng
20%). Đánh giá nguyên nhân tại sao mức độ đô la hóa không tiếp tục giảm như giai
đoạn trước là do thời kỳ này lạm phát đã tăng cao trở lại, tỷ giá có sức ép tăng, lãi suất
ngoại tệ tăng cao.
Đồ thị 1: Diễn biến đô la hóa ở Việt Nam
0
5
10
15
20
25
30
35
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
T1
0/2
01
0
%
Tiền gửi ngoại tệ/M2 Tín dụng ngoại tệ/M2
10
2.1.4 Giai đoạn 2009 – nay
Mức độ đôla hoá của Việt Nam là khá cao luôn nằm ở mức độ trên 20%. Từ 11/2009,
tiền đồng đã giảm giá 4 lần đã làm mất niềm tin của người dân đẩy nhanh quá trình
đô la hoá . Những năm qua, lượng tiền gửi tuyệt đối bằng USD tại các ngân hàng đã
không ngừng tăng lên, đặc biệt là hệ thống ngân hàng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội
và Hồ Chí Minh. Nhưng với các nỗ lực không ngừng của NHNN bằng việc ban hành
các thông tư quy định lãi suất vốn huy động tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá
nhân theo hướng giảm lãi suất huy động USD của các tổ chức và cá nhân xuống.
NHNN yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn, Tổng công ty phải
abán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng đồng thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ.
Động thái của NHNN đang thể hiện rõ việc siết chặt thị trường ngoại hối, hạn chế việc
nắm giữ và vay vốn bằng USD, từng bước chống tình trạng đô la hóa nền kinh tế.
2.2 Những tác động của đô la hóa tới nền kinh tế
2.2.1 Các tác động tích cực
- Tạo một cái van giảm áp lực đối với nền kinh tế trong những thời kỳ lạm phát cao, bị
mất cân đối và các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Do có một lượng lớn đô la
Mỹ trong hệ thống ngân hàng, nó sẽ là một công cụ tự bảo vệ chống lại lạm phát và là
phương tiện để mua hàng hoá ở thị trường phi chính thức khi cần thiết .
- Ở các nước đô la hoá chính thức, bằng việc sử dụng đồng ngoại tệ, họ sẽ duy trì
được tỷ lệ lạm phát gần với mức lạm phát thấp làm tăng sự an toàn đối với tài sản tư
nhân, khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn. Hơn nữa, ở những nước NHNNsẽ
không còn khả năng phát hành nhiều tiền và gây ra lạm phát, đồng thời ngân sách nhà
nước sẽ không thể trông chờ vào nguồn phát hành này để trang trải thâm hụt ngân sách.
-Tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và khả năng hội nhập quốc tế.
11
Với một lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền gửi tại ngân hàng, các ngân hàng sẽcó điều
kiện cho vay nền kinh tế bằng ngoại tệ, qua đó hạn chế việc phải vay nợ nước ngoài và
tăng cường khả năng kiểm soát của NHNNđối với luồng ngoại tệ.
- Hạ thấp chi phí giao dịch. Ở những nước đô la hoá chính thức, các chi phí như chênh
lệch giữa tỷ giá mua và bán khi chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác xoá bỏ.
- Thúc đẩy thương mại và đầu tư. Các nước thực hiện đô la hoá chính thức có thể loại
bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến khích tự do
thương mại và đầu tư quốc tế. Các nền kinh tế đô la hoá có thể được, chênh lệch lãi
suất đối với vay nợ nước ngoài thấp hơn, chi ngân sách giảm xuống và thúc đẩy tăng
trưởng và đầu tư.
- Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phí chính thức. Tỷ giá
chính thức càng sát với thị trường phi chính thức, tạo ra động cơ để chuyển các hoạt
động từ thị trường phi chính thức sang thị trường chính thức.
2.2.2 Những tác động tiêu cực
- Ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô. Trong một nền kinh tế
có tỷ trọng ngoại tệ lớn, việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là
chính sách tiền tệ sẽ bị mất tính độc lập mà chịu nhiều ảnh hưởng bởi diễn biến kinh
tế quốc tế nhất là khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới và sẽ không phản ứng kịp.
- Làm giảm giệu quả điều hành của chinh sách tiền tệ :
• Gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán do đó dẫn
đến việc đưa ra các quyết định về việc tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu thông kém
chính xác và kịp thời.
• Làm cho đồng nội tệ nhậy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên ngoài, do đó những
cố gắng của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến tổng cầu nền kinh tế thông qua việc
điều chỉnh lãi suất cho vay hiệu quả
12
• Tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. Đô la hoá có thể làm
cho cầu tiền trong nước không ổn định, do người dân có xu hướng chuyển từ đồng nội
tệ sang đô la Mỹ, làm cho cầu của đồng đô la Mỹ tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá.
• Ở trong các nước đô la hoá không chính thức, nhu cầu về nội tệ không ổn định.
Trong trường hợp có biến động, mọi người bất ngờ chuyển sang ngoại tệ có thể làm
cho đồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát. Khi người dân giữ một khối
lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ, sự thay đổi về lãi suất trong nước hay nướcngoài có
thể gây ra sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác (hoạt động đầu cơ
tỷ giá). Những thay đổi này sẽ gây khó khăn cho NHNN trong việc đặt mục tiêu cung
tiền trong nước và có thể gây ra những bất ổn định trong hệ thống ngân hàng.
Trường hợp tiền gửi của dân cư bằng ngoại tệ cao, nếu khi có biến động làm cho
người dân đổ xô đi rút ngoại tệ, trong khi số ngoại tệ này đã được ngân hàng cho vay,
đặc biệt là cho vay dài hạn, khi đó NHNN của nước bị đô la hoá cũng không thể hỗ
trợ được vì không có chức năng phát hành đô la Mỹ.
- Chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng nề vào nước Mỹ. Trong trường hợp đô la hoá
chính thức, chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất của đồng tiền sẽ do nước Mỹ quyết
định. Trong khi các nước đang phát triển và một nước phát triển như Mỹ không có chu
kỳ tăng trưởng kinh tế giống nhau, sự khác biệt về chu kỳ tăng trưởng kinh tế tại hai
khu vực kinh tế khác nhau đòi hỏi phải có những chính sách tiền tệ khác nhau.
- Đô la hoá chính thức sẽ làm mất đi chức năng của NHNN là người cho vay cuối cùng
của các ngân hàng – phát hành tiền. Trong các nước đang phát triển chưa bị đô la hoá
hoàn toàn thì NHNN là người sẽ cho vạy cuối cùng khi các NHTM gặp khó khăn trong
việc chi trả. Điều này chỉ có thể làm được đối với đồng tiền nội tệ chứ không thể áp
13
dụng được đối với đô la Mỹ. Đối với vác nước đô la hoá hoàn toàn, khu vực ngân hàng
sẽ trở nên bất ổn hơn khi NHTM bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người
cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương đã bị mất.
- Hệ thống ngân hàng bị đô la hóa được coi là nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng
tài chính trong hai thập kỷ vừa qua. Các ngân hàng với một lượng vốn lớn bằng ngoại
tệ có được từ huy động tiền gửi ngoại tệ trong nước phải tìm cách cho vay cho các đối
tượng trong nước. Như vậy, Ngân hàng đã chuyển giao rủi ro tiền tệ sang khách hàng
đồng thời vẫn còn giữ lại rủi ro về tín dụng cho mình. Khi bản tệ bị phá giá, các con nợ
của ngân hàng dễ bị mất khả năng thanh toán vì các khoản thu của họ phần lớn bằng
bản tệ trong khi đó họ đi vay ngân hàng bằng ngoại tệ. Đối với người gửi ngoại tệ vào
ngân hàng, nếu họ lo ngại rằng ngân hàng mà họ gửi tiền đang có vấn đề, họ sẽ thi
nhau rút tiền ra khỏi ngân hàng . Để đáp ứng được sự rút ồ ạt đó, ngân hàng buộc phải
có một nguồn ngoại tệ có tính thanh khoản cao đủ lớn bằng dự trữ ngoại tệ của mình
hoặc đi vay của NHNN và các ngân hàng khác. Nhưng những nguồn trên đều có hạn,
nhất là vào thời điểm mà các ngân hàng khác cũng bị rơi vào tình trạng này. Kết cục là
sự sụp đổ của cả một hệ thống ngân hàng.
III Giải pháp khắc phục tình trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay
3.1 Định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
Quan điểm của Chính phủ và NHNN trong việc giải quyết vấn đề đô la hóa là phải xóa
bỏ đô la hóa trong nền kinh tế. Quyết định này là đúng đắn ít nhất là trong giai đoạn
hiện nay khi mà nền kinh tế nước ta còn trong tình trạng kém phát triển. Tuy nhiên,
việc xóa bỏ này phải thực hiện từng bước phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất
nước, vừa sử dụng biện pháp kinh tế, vừa áp dụng biện pháp hành chính, giáo dục pháp
luật, nhằm mục đích là khai thác hiệu quả mặt tích cực của đô la hóa, nhưng về lâu dài
tiến tới trên đất nước Việt Nam chỉ sử dụng VND, nâng cao vị thế đồng bản tệ trên
trường thế giới.
14
Một số nước đã cấm việc gửi ngoại tệ vào các ngân hàng trong nước, tạo độc quyền
cho bản tệ, ít nhất là trong các giao dịch tài chính trên lãnh thổ quốc gia. Hậu quả là
các nhà đầu tư trong nước tìm đủ mọi cách chuyển tài sản của mình để đầu tư ra nước
ngoài, nơi mà họ tin là không bị rủi ro nhiều như trong nước do đó, thị trường tài chính
trong nước sẽ không phát triển được. Việt Nam đã từng phạm phải sai lầm này. Chúng
ta đã đưa ra các biện pháp như : tăng tỷ lệ kết hối lên 100%, không cho nhận kiều hối
bằng ngoại tệ, hạ thấp lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ, chỉ cho phép doanh nghiệp mở tài
khoản tiền gửi tại một Ngân hàng … Những biện pháp đã thực hiện gây khó khăn cho
doanh nghiệp, không khuyến khích nguồn kiều hối chuyển về nước, không phù hợp với
xu hướng hội nhập với khu vực và thế giới.
3.2 Các nhóm giải pháp
3.2.1 Tạo môi trường đầu tư trong nước
Tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn ngoại tệ hiện có
trong dân và thu hút được từ nước ngoài vìviệc hấp thụ kém các nguồn vốn này là một
nguyên nhân quan trọng làm tăng tình trạng đô la hoá:
• Thúc đẩy phát triển môi trường kinh tế vĩ mô, tạo môi trường cạnh tranh thực
sự giữa các thành phần kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ và cả
lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
• Mở rộng các dự án đầu tư của Chính phủ: dầu khí, cầu đường, điện lực...
khuyến khích sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế.
• Phát triển các công cụ tài chính như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, đa dạng hoá
các danh mục đầu tư trong nước thay vì phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường
quốc tế, bằng việc mở rộng phát hành trái phiếu ngoại tệ ở trong nước, huy động vốn
đô la ở trong dân.
15
3.2.2. Những giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ
- Cần tiếp tục cơ cấu mệnh giá đồng Việt Nam, phát triển dịch vụ ngân hàng và mở
rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Đẩy mạnh tuyên truyền về sử
dụng thẻ trong nước và cả thẻ quốc tế.
• Thay vì chỉ sử dụng đồng đô la Mỹ như trước đây chúng ta nên gắn với một
"rổ" tiền tệ (bao gồm một số ngoại tệ mạnh như USD, EURO, JPY và một số đồng tiền
của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc...), đưa các đồng tiền này
tham gia vào "rổ" tiền tệ theo tỷ trọng quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam. Do
đó sẽ giảm bớt sự lệ thuộc của đồng Việt Nam vào đô la Mỹvà phản ánh xác thực hơn
quan hệ cung cầu trên thị trường, xu hướng biến động các đồng tiền của các nước bạn
hàng lớn.
• Thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ so với hiện nay trừ trường hợp cho
vay để nhập khẩu máy móc, công nghệ, nguyên liệu,... phục vụ xuất khẩu.
• Không được duy trì quyền sở hữu ngoại tệ không có nguồn gốc hợp pháp. Cần
có quy chế rõ ràng trong việc sở hữu ngoại tệ và có những chế tài đối với các ngoại tệ
không rõ nguồn gốc.
• Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ (như lãi suất, dự trữ bắt buộc...) để
tác động đến điều kiện thị trường nhằm làm cho đồng Việt Nam hấp dẫn hơn đô la Mỹ.
Dự trữ bắt buộc đối với VND dưới 12 tháng là 3%, trên 12 tháng là 1%. Đối với ngoại
tệ thì cao hơn 12 tháng là 8% và trên 12 tháng là 6%
3.3.3 Các chủ trương và quy định về quản lý, lưu hành ngoại tệ
16
• Chi trả bằng ngoại tệ ở Việt Nam bao gồm tiền mặt hay chuyển khoản cũng
không được phép, trừ duy nhất trường hợp trả chuyển khoản cho các tổ chức kinh
doanh được NHNN cho phép tiếp tục thu ngoại tệ.
• Việc chi trả cho người trong nước các khoản tiền như tiền lương, thu nhập từ
xuất khẩu lao động... bằng ngoại tệ tiền mặt theo yêu cầu cũng nên chấm dứt. Việc này
chỉ thực hiện bằng tài khoản tiền gửi ngoại tệ hoặc chi trả bằng tiền Việt Nam. việc chi
trả kiều hối sẽ được điều chỉnh để các cá nhân sẽ nhận kiều hối bằng VND.
• Nhà nước nên khuyến khích đưa đồng Việt Nam (VND) tham gia quan hệ vay
trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, cho phép nhà đầu tư nước
ngoài sử dụng VND tham gia góp vốn FDI tại Việt Nam để người nước ngoài chấp
nhận VND trong thanh toán. xoá bỏ việc chuyển tiền FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài)
phải xuất trình chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính và xoá bỏ các quy định về
cân đối ngoại tệ đối với FDI.
• Phải giảm chi phí giao dịch bằng VND so với giao dịch bằng USD mới có tác
dụng nâng cao tính chuyển đổi đồng nội tệ và sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, ổn
định tiền tệ và xã hội để giúp người dân tin tưởng hơn vào đồng nội tệ.
• Áp dụng các biện pháp nhằm biến USD thành một loại hàng hóa bình thường,
đồng thời xử phạt nghiêm minh những sai phạm để chấn chỉnh việc mua bán ngoại tệ
trên thị trường tự do.
• Cá nhân có tài khoản ngoại tệ gửi tại NHTM chỉ rút ra để cất giữ riêng hoặc đi
nước ngoài chi tiêu. Khi rút tiền bằng ngoại tệ thì phải có các giấy tờ chứng minh sử
dụng ngoại tệ một cach hợp lí.Với giải pháp này, tỷ giá sẽ được điều hành thoáng hơn,
các công cụ tài chính phái sinh sẽ được đẩy mạnh để hỗ trợ và hạn chế rủi ro về tỷ giá,
tạo lòng tin của dân chúng vào VND.
17
• Những khoản vay nước ngoài của Chính phủ, kể cả các khoản vay được Chính
phủ bảo lãnh và các khoản thu từ phát hành trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ chỉ được
giải ngân cho đơn vị thụ hưởng hay cơ quan thực hiện dự án bằng VND.
• Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát chặt chẽ tình
trạng buôn lậu, tình trạng bán hàng thu ngoại tệ trong nước. Cần có biện pháp và chế
tài để hạn chế đến mức tối đa việc lưu thông và sử dụng đô la Mỹ, niêm yết giá bằng
đô la Mỹ trên thị trường Việt Nam.
Để thực hiện được các mục tiêu đó, chúng ta cần phải nâng cao tính chuyển đổi
của VND trong nước. Việc này sẽ được thực hiện trên cơ sở xây dựng một cơ chế tỷ
giá linh hoạt hơn, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.
3.3 Những ví dụ minh NHNN xử phạt các DN vi phạm họa
Hàng loạt các Doanh nghiệp bị Ngân hàng nhà nước xự phạt vì niêm yết bằng ngoại tệ.
NHNN đã có những chế tài mạnh mẽ hơn và có những biện pháp quyết liệt để hạn chế
tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ba
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp về hành vi niêm yết giá các gói du lịch bằng
ngoại tệ.Theo đó, Công ty TNHH Diamond for Life và Công ty TNHH một thành viên
DHT Minh Tiến bị phạt mức 11,33 triệu đồng/doanh nghiệp.Công ty TNHH một thành
viên DHT Minh Phú bị phạt 5 triệu đồng.
Đặc biệt đáng chú ý là NHNN xử phạt 500 triệu đồng đối với ĐH FPT về việc niêm yết
học phí các khóa đào tạo theo chương trình liên kết với nước ngoài bằng USD.
Phạt Công ty TNHH Thương mại và Chế tác vàng Ngọc Long số tiền 100 triệu đồng và
tịch thu số ngoại tệ 12.195 USD.
18
Phạt tiền 50 triệu đồng và yêu cầu DN này bán lại số ngoại tệ 1.000 USD đang bị tạm
giữ cho một ngân hàng thương mại về hành vi mua bán trái phép ngoại tệ.
IV Kết luận chung
Với việc Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới thì việc kìm chế và đẩy lùi tình
trạng đô la hóa sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Muốn làm được cần phải có thời gian và
quyết tâm cao. Điều quan trọng là những mặt tích cực mang lại lợi ích của hiện tượng
đô la hóa không bị xoá bỏ, nó tồn tại đan xen trong cơ chế thị trường mở cửa và hội
nhập, được sử dụng như một giải pháp bổ sung trong chính sách tiền tệ tích cực của đất
nước trong giai đoạn mới, còn những mặt tiêu cực của đô la hóa thì cần phải được kiềm
chế, đẩy lùi và xoá bỏ. Và để hạn chế giảm tình trạng đô la hóa không phải có thể thực
hiện trong thời gian ngắn Nhà nước nên có những quy định và chế tài phù hợp với nền
kinh tế hôi nhập như hiện nay và làm ổn định tâm lí cho người dân.
Như vậy. ta có thể kết luận rằng đô la hóa không phải là một hiện tượng tốt nhưng
cũng không phải là một hiện tượng hoàn toàn xấu ( hay không có lợi), và cần phải
tránh bằng mọi cách. Tùy theo cách nhìn nhận, lựa chọn, cũng như năng lực thực thi
của quốc gia, những mục tiêu ưu tiên, trong từng thời kì cụ thể.
Vì thời gian làm đề tài này hơi ngắn, những hiểu biết về kiến thức kinh tế chưa nhiều
và chuyên sâu. Vì vậy mà sẽ có rất nhiều thiếu xót em mong cô góp ý để đề tài được
hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
19
Tài liệu tham khảo:
1 Slide bài giảng của thầy Hoàng Công Gia Khánh
2 Sách Tiền Tệ Ngân Hàng
3 Thời báo kinh tế Sài Gòn
4 Quản trị ngân hàng
5 Các Website
www.sbv.gov.vn
www.vnecon.vn
www.tailieu.vn/
www.cafef.vn
Giai thích từ ngữ
1 NHNN : Ngân hàng Nhà nước.
2 NHTM : Ngân hàng Thương mại.
3 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
4 VND : VIệt nam Đồng.
5 FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- k10404_k094040511_9705.pdf