Đề tài Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ - Huyện Con Cuông - Tỉnh Nghệ An

Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên tài nguyên rừng rất phong phú, đa dạng. Từ xa xưa tài nguyên rừng đã gắn bó với đời sống của nhân dân ta, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc sống ở vùng núi và trung du. Rừng không chỉ có giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, phòng hộ, an ninh quốc phòng mà rừng còn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp gỗ và LSNG. Trong những năm trước đây, khi tài nguyên gỗ của rừng Việt Nam còn nhiều, người dân chỉ tập trung khai thác gỗ, còn LSNG được coi như là sản phẩm phụ của rừng, do doanh thu từ nguồn lâm sản này thấp hơn so với gỗ. Nhưng hiện nay, do số lượng và chất lượng rừng đang bị suy giảm mạnh, hơn nữa chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước đã làm cho nguồn cung cấp gỗ ngày càng khan hiếm, điều này đã tác động mạnh đến thu nhập của người dân sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng. Lúc này, hoạt động khai thác rừng của người dân lại tập trung vào các loại LSNG. Nhu cầu sản phẩm này không những ngày càng lớn đối với thị trường trong nước mà giá trị xuất khẩu của chúng ngày một tăng. Ngoài ra, LSNG còn có vai trò xã hội lớn, chúng mang lại công ăn việc làm cho hàng triệu người và góp phần tích cực trong chương trình xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và miền núi. Do đó, cách nhìn nhận về vai trò của nguồn tài nguyên LSNG ở Việt Nam đã thay đổi. LSNG ngày càng khẳng định vai trò của nó đối với sinh kế của người dân nông thôn, đặc biệt là người dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Giá trị kinh tế - xã hội của các loài thực vật cho LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, dược phẩm đến giải quyết công ăn việc làm, phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhiều mặt của người dân, đặc biệt là những dân nghèo (FAO, 1994). Tuy nhiên, thông tin về các loài thực vật cho LSNG có giá trị kinh tế cao còn rất tản mạn và ít ỏi, nên chưa phát huy đầy đủ các chức năng có lợi của LSNG. Để LSNG đóng góp quan trọng vào sự phát triển miền núi hơn nữa, cần tập trung nghiên cứu xác định các sản phẩm có khả năng mang lại thu nhập kinh tế cũng như kĩ thuật gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng chúng gắn với quản lý rừng bền vững, đồng thời cần xây dựng và quảng bá những mô hình trình diễn về cung cấp LSNG để người dân học tập và làm cơ sở chuyển giao công nghệ phát triển LSNG. Xã Lục Dạ là xã nghèo của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, đời sống văn hóa, y tế, giáo dục còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hầu hết các thôn, bản là đồng bào dân tộc nên đa số có trình độ dân trí thấp, còn có người không biết chữ. Cuộc sống của họ dựa vào tài nguyên rừng, nhất là nguồn LSNG. Các hoạt động khai thác và buôn bán LSNG xảy ra thường xuyên không theo quy luật nào, không có giá cả ổn định và cũng không chịu sự quản lý chặt chẽ của một cơ quan chức năng nào. Trong thực tế, rất nhiều nguồn tài nguyên LSNG đã cạn kiệt, không có giá trị khai thác nữa mặc dù trước đây có rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do người dân chỉ biết khai thác kiệt sản phẩm của các loài cây cho LSNG mà chưa chú ý tới việc gây trồng, chăm sóc, quản lý và khai thác một cách hợp lý. Hậu quả là nguồn tài nguyên dần bị suy thoái, ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học của rừng. Vì thế, việc trang bị kiến thức về bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên LSNG là một việc làm cấp thiết. Để bảo vệ và phát triển bền vững LSNG cho sinh kế của cộng đồng địa phương, việc tìm hiểu thực trạng khai thác, sử dụng các loại lâm sản này là cần thiết. Vì vậy tôi thực hiện đề tài: “ Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An ”

doc56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ - Huyện Con Cuông - Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 Phong lan Cây Cây cảnh Rừng 9 Hoàng đằng Fibraurea tinctoria Thân  Thân cho sản phẩm nhuộm màu vàng Rừng, đồi 10 Mét  Dendrocalamus sp. Thân  Dùng làm vật liệu xây dựng, măng để ăn.  Rừng 11 Nứa  Neohouzeaua dulloa Thân Dây buộc, đan lát, làm bè mảng, măng để ăn  Rừng 12 Mây song Calamus sp.  Thân Làm hàng thủ công, dây buộc  Dưới tán rừng 13 Đót Thysanolaena latifonia Bông còn xanh Dùng làm chổi  Rừng, đồi 14 Tre Bambusa benbos Thân Làm vật liệu xây dựng, hàng thủ công, măng dùng để ăn Rừng 15 Mây nếp  Calamus tetradactylus Thân Đan lát, làm hàng thủ công mỹ nghệ, trồng làm hàng rào Dưới tán rừng Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009 4.2.5 Kiến thức bản địa của người dân địa phương trong khai thác, chế biến và sử dụng LSNG Qua điều tra thực địa và phỏng vấn người dân 3 bản của xã Lục Dạ chúng ta có thể nhận xét một số vấn đề về thực trạng khai thác, chế biến và sử dụng LSNG như sau: * Nhóm cây làm dược liệu: + Thuốc bắc và thuốc nam được nhân ta ưa dùng không chỉ vì dễ kiếm, rẻ tiền mà còn vì hiệu quả chữa bệnh được kéo dài, ít gây phản ứng phụ, dị ứng. Nhiều loài thuốc đặc trị các bệnh khác nhau được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (gia truyền) để góp phần chữa bệnh cứu người. + Đối với các loài cây thuốc khi các bộ phận thu hái khác nhau, hoặc cách thức pha chế, chế biến khác nhau sẽ có những công dụng khác nhau vì vậy cần hết sức chú ý, có những vị thuốc dùng riêng cũng phát huy tác dụng nhưng có những loại phải dùng phối hợp nhiều loài với nhau để chữa bệnh. + Mùa vụ thu hái, cách sơ chế, bảo quản khác nhau tùy theo bộ phận thu hái của từng loài: thân, cành, củ thường khai thác khi đã già hoặc bánh tẻ; hoa thu hái khi còn dạng nụ hoặc khi bắt đầu trổ; quả, hạt làm thuốc thu hái khi còn non, bánh tẻ hoặc già tùy thuộc mục đích sử dụng và tùy từng loài cây. + Để bảo tồn nguồn nguyên liệu cây dược liệu đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai cần chú ý giữa việc khai thác trong tự nhiên đảm bảo tái sinh với việc nghiên cứu gây trồng các loài cây con làm thuốc. + Các loại LSNG này được thu hái và chế biến cho tiêu thụ gia đình và bán trên thị trường để làm thuốc nam hoặc nấu nước uống như thuốc nam. Nhìn chung, hình thức chế biến của đa số các loại sản phẩm này cũng rất đơn giản như phơi/ sấy hoặc sao khô ở các hộ gia đình. * Nhóm cây cho lương thực, thực phẩm: + Nhìn chung các loại LSNG dùng làm lương thực hiện nay được người dân thu hái lẻ tẻ cho mục đích sử dụng gia đình là chính. Hình thức chế biến cho sử gia đình cũng rất đơn giản như nấu canh để ăn trong các bữa cơm gia đình hoặc luộc hay rang để ăn vào các bữa phụ. + Các loài cây làm thực phẩm, rau ăn gồm nhiều loài dùng làm rau ăn dưới dạng cành lá, thân đều khai thác khi bộ phận đó còn non như rau ngót rừng, rau tày bay, rau dớn,… Nếu dùng để chăn nuôi có thể lấy già hơn. Thời điểm khai thác có thể ở các tháng khác nhau trong năm tuỳ thuộc từng loài cụ thể. + Các loại quả có thể khai thác lúc còn non hoặc khi già, lúc xanh hoặc chín tuỳ theo từng loài. + Quan trọng nhất trong nhóm này phải kể đến các loại măng tre, giang, nứa,… của rừng được người dân thu hái không chỉ cho mục đích sử dụng gia đình mà phần lớn chủ yếu để bán trên thị trường ở hầu hết các tỉnh trên toàn quốc. + Hình thức chế biến và bảo quản các loại LSNG thuộc nhóm này cũng rất đơn giản: đối với các loại rau có thể sử dụng để ăn sống hoặc nấu canh; các loại măng tre, nứa thường được sơ chế theo kinh nghiệm cổ truyền của người dân địa phương như luộc, muối chua hoặc luộc rồi phơi khô và dự trữ trên dàn bếp,… * Các loại cây dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ: + Song mây là các loại LSNG thường dùng để đan lát, làm bàn ghế, lẵng hoa. Kinh nghiệm của nhân dân thường dùng chọn những cây mây dài 4- 5m trở lên mới chặt, sau đó bóc bẹ từ phía gốc, vừa bóc vừa kéo để lấy sợi mây ra cuộn thành vòng tròn đem bán; với các loài song chọn những cây trong bụi những đốt phía gốc bẹ đã rụng hết, vỏ thân màu xanh để chặt, vì cây to, bám chắc nên phải nhiều người phối hợp vừa kéo, vừa bóc bẹ, chặt phát tay bám, cành cây để lấy sợi song, đoạn gần non không lấy vì khi khô dễ bị tóp, nhăn nheo ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. + Để bảo quản tái sinh của song mây cần khai thác vào mùa quả đã chin là tốt nhất. Song mây khai thác về có thể đem bán tươi hoặc cho hun khói, gác trên dàn bếp để dung dần. + Tre nứa thường dùng để đan lát chọn các cây bánh tẻ (12- 18 tháng tuổi) dễ chẻ, dẻo, dễ đan và có màu trắng mịn. Nếu dùng để đóng bàn ghế, làm chiếu, dệt mành cần chọn cây già để tránh co ngót, không bị mối mọt, chịu lực tốt. + Một số loài cây khác như Guột thường chọn những cây già, cao, bỏ lá sau đó cắt sát gốc bó thành từng bó đem về tước. Phơi sợi đến khi hơi khô đan là tốt nhất, nếu đan ngay sản phẩm dễ bị co rút, nếu để quá khô thì khó đan vì sợi giòn. + Hầu hết các loại sản phẩm này người dân chỉ sơ chế với công nghệ thô sơ để bán chứ chưa cho ra sản phẩm cuối cùng là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để bán cho khách du lịch. * Nhóm cây làm nguyên liệu cho công nghiệp: - Cây cho nhựa: + Khi khai thác nhựa sáp cần chú ý tới tuổi cây. Xác định tuổi khai thác nhựa tuỳ thuộc vào từng loại cây, loại đất trồng, mật độ trồng cũng như tình hình chăm sóc. + Thời vụ khai thác nhựa thường vào mùa sinh trưởng của cây đối với những loài sinh trưởng nhịp điệu (sinh trưởng theo mùa) như Sơn, Sau Sau,… hoặc có thể khai thác kéo dài gần như quanh năm (với những loài sinh trưởng liên tục) như Thông, Trám,… + Kỹ thuật khai thác của người dân thường áp dụng như đẽo vỏ đục thành hốc và đốt để kính thích nhựa chảy xuống hoặc dung dụng cụ chuyên dùng tạo rãnh xương cá hoặc rãnh xoắn theo thân cây có máng dẫn và bát hứng nhựa. + Nhóm LSNG này được khai thác cho mục đích thị trường là chính. Nhưng ở địa phương người dân ít khai thác nhóm này vì họ không nắm rõ về các cây cho nhựa ở trong rừng và do không có người mua. - Các loại cây cho tinh dầu: + Với các loại cây này thường thu hái cành, lá bánh tẻ để sử dụng trực tiếp hoặc chưng cất thủ công như nấu rượu. Người dân thường sử dụng dưới hình thức phổ biến là đun sôi dung gội đầu, tắm, hoặc uống,… - Các loại cây cho tanin: + Các loài cây có vỏ chứa nhiều tanin như Xà cừ, dẻ,… hay cành lá như sim, ổi, chè,… thường thu hái, khai thác tươi đem về dung ngay dưới dạng nước sắc. Riêng chè, ổi, sim có thể phơi sấy khô dùng dần. + Các loại củ chứa tanin như củ Nâu, củ Chuối,… thường để được lâu hơn sau khi thu hái, bảo quản nơi râm mát để dung dần dưới dạng giã ra ngâm lấy nước hoặc đun sôi nhuộm lưới, nhuộm da, nhuộm màu quần áo,… - Các cây cho màu nhuộm: + Màu nhuộm thực phẩm là sản phẩm tự nhiên do con người phát hiện và sử dụng bao đời nay. Các loài có lá, củ cho màu nhuộm như lá dâm bụt, lá sen, củ nâu,… dùng khi còn tươi. Các loài có hạt, quả cho màu nhuộm có thể dùng tươi hoặc phơi khô. + Cách làm nước màu dung nhuộm thực phẩm, nhuộm quần áo thường được người dân áp dụng nhất là phương pháp giã nhỏ ngâm nước, hay đun sôi,… * Các loài cho LSNG khác: như nhóm cây làm cảnh, bóng mát ít được người dân chú ý đến vì họ phải lo cho cuộc sống hàng ngày nên ít có thời gian cho việc làm đẹp cho gia đình và hưởng thụ thú vui về tinh thần. Có chăng cũng chỉ một số ít hộ có thu hái các sản phẩm này như các loại Phong lan rừng về bán khi có yêu cầu của người mua. Nhìn chung, các loại LSNG ở địa phương đang được thu hái theo kinh nghiệm truyền thống của người dân. Hình thức chế biến các loại LSNG cũng chủ yếu ở dạng sơ chế với công nghệ thô sơ và quy mô nhỏ nên giá trị sản phẩm và khả năng sử dụng còn thấp. Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng thực vật cho LSNG ở Lục Dạ có tiềm năng rất lớn, đặc biệt là nhóm cây cho dược liệu, sau đó là nhóm cây cho lương thực, thực phẩm nên các nhóm cây này được khai thác rất nhiều, còn các nhóm khác thì chưa phát huy hết hiệu quả và khả năng vốn có của nó. Do đó, việc tìm kế sách để thay đổi tình hình cho các loài cho LSNG ở đây là rất cần thiết. 4.3 Vai trò của LSNG đối với đời sống của người dân xã Lục Dạ 4.3.1 Giá trị kinh tế Hiện nay nguồn lâm sản được quan tâm nhất trong xã Lục Dạ vẫn là gỗ, còn đối với thực vật LSNG thì chỉ một số loài chủ yếu như tre, nứa, song, mây…để phục vụ cho các phân xưởng chế biến bột giấy, các làng nghề thủ công mỹ nghệ… Song lượng nguyên liệu chủ yếu này lại được thu mua từ người dân, còn các loài thực vật LSNG khác thì chưa được quan tâm nhiều. Qua quá trình điều tra cơ cấu thu nhập của ba nhóm hộ (khá, trung bình, nghèo) tại 3 bản của xã Lục Dạ (bản Mét, bản Tân Hợp, bản Lục Sơn). Đây là 3 bản tiêu biểu cho 3 dân tộc (Kinh, Thái, Đan lai) sống trong địa bàn xã, và sống liền kề với rừng. Người dân nơi đây có nhiều hoạt động tác động vào rừng, họ có cuộc sống mưu sinh liên quan chặt chẽ đến rừng, đồng thời cũng có nhiều quan tâm đến nghề rừng kết quả được trình bày ở bảng 7. Bảng 7: Thu nhập bình quân của 3 bản (bản Lục Sơn, bản Tân Hợp, bản Mét) xã Lục Dạ năm 2008 Nhóm hộ Nguồn thu Nhóm hộ I Nhóm hộ II Nhóm hộ III Thành tiền (VNĐ) Tổng thu nhập (%) Thành tiền (VNĐ) Tổng thu nhập (%) Thành tiền (VNĐ) Tổng thu nhập (%) Bản Lục Sơn Trồng trọt 5.300.000 24 3.300.000 32,67 2.200.000 30,56 Chăn nuôi 6.500.000 36,9 3.500.000 34,65 1.700.000 23,61 LSNG 4.300.000 17,97 1.500.000 14,85 1.900.000 26,39 Nguồn khác 5.700.000 21,09 1.800.000 17,83 1.400.000 19,44 Tổng 21.800.000 100 10.100.000 100 7.200.000 100 Bản Tân Hợp Trồng trọt 3.000.000 30 3.100.000 36,47 1.500.000 26,32 Chăn nuôi 3.300.000 33 2.700.000 31,76 2.000.000 35,08 LSNG 2.500.000 25 2.000.000 23,53 1.900.000 33,33 Nguồn khác 1.200.000 12 700.000 8,24 300.000 5,27 Tổng 10.000.000 100 8.500.000 100 5.700.000 100 Bản Mét Trồng trọt 2.100.000 29,03 1.800.000 32,39 1.500.000 31,04 Chăn nuôi 3.400.000 41,94 2.100.000 38,03 1.200.000 32,76 LSNG 1.600.000 22,58 1.800.000 25,35 2.100.000 34,48 Nguồn khác 800.000 6,45 300.000 4,23 600.000 1,72 Tổng 7.900.000 100 6.000.000 100 4.400.000 100 * Bản Lục Sơn: Nằm trong vùng đồi núi xen kẽ ruộng lúa nước, bản Lục Sơn chủ yếu là người kinh sinh sống và nằm ở ven đường chính nên việc giao lưu, trao đổi, buôn bán có nhiều thuận lợi và người dân cũng được tiếp xúc nhiều hơn với các kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt mang lại năng suất cao. Đặc biệt, người dân nơi đây còn có nhiều hộ giàu lên nhờ việc buôn bán các mặt hàng như cây thuốc, thu mua những loại nguyên liệu xản xuất từ thực vật LSNG như các loại song, mây, tre, nứa…rồi bán lại hoặc nhập cho các nhà máy. Do đó, cuộc sống người dân khá ổn định và nhiều hộ gia đình đã chuyển sang làm ăn theo mô hình trang trại lớn, trong đó có trồng nhiều loại cây LSNG có giá trị. Cơ cấu thu nhập của bản Lục Sơn khá đều. Qua bảng 7 ta thấy nhóm hộ I là nhóm hộ có thu nhập cao nhất, trong đó nguồn thu nhập từ chăn nuôi là lớn nhất. Vì đây là nhóm hộ khá giả trong bản Lục Sơn nên họ có vốn đầu tư để phát triển chăn nuôi và tận dụng họ biết tận dụng các loại thực vật LSNG không bán được trên thị trường nhưng có ích cho chăn nuôi như các loại cỏ, lá cây,… Không chỉ dừng lại ở chăn nuôi mà họ còn đầu tư vào cả các ngành sản xuất khác như trồng trọt hay buôn bán nhỏ. Do địa bàn nơi đây thuận tiện với việc giao lưu buôn bán nên nhiều hộ đã tân dụng triệt để những điều kiện thuận lợi này để làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Họ còn rất táo bạo trong việc thử nghiệm những giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao. Nhóm hộ thứ II có thu nhập thấp hơn nhóm hộ I, tuy nhiên trong cơ cấu thu nhập của họ thì nguồn thu từ chăn nuôi vẫn là lớn nhất. Như vậy, nhóm hộ này cũng đã biết tân dụng nguồn thức ăn chăn nuôi sẵn có từ thực vật LSNG để đầu tư và phát triển chăn nuôi. Nguồn thu trực tiếp từ việc khai thác thực vật LSNG vẫn chỉ được xếp ở vị trí cuối cùng vì nơi đây người ta vẫn tập trung sản xuất nông nghiệp nhiều hơn bởi địa phương có diện tích đất nông nghiệp khá bằng phẳng. Nhưng vào những ngày nông nhàn thì người dân thường vào rừng để thu hái các sản phẩm như măng, các loại hoa quả, cây thuốc,… đem bán. Có những hộ gia đình đã trồng tại vườn nhà các loại cây LSNG để không phải vào rừng mà họ vẫn có sản phẩm cần thiết. Riêng nhóm hộ III là nhóm hộ có bình quân thu nhập thấp nhất. Nguồn thu lớn nhất của họ chủ yếu là các sản phẩm trồng trọt và dựa vào việc thu hái các sản phẩm tự nhiên từ rừng để phục vụ cuộc sống chứ chưa có việc gây trồng và chăm sóc theo qui mô lớn như các nhóm hộ I và II, thậm chí hàng năm vẫn còn nhiều hộ gia đình còn thiếu ăn, vì họ không có vốn đầu tư cho sản xuất, họ không có điều kiện áp dụng các tiến bộ kĩ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi để mang lại năng suất cao. Do đó, người dân ở nhóm này thường vào rừng để thu hái các sản phẩm từ rừng, đặc biệt là các sản phẩm LSNG nên một số nguồn tài nguyên này đang bị can kiệt và trở nên khan hiếm dần. Như vậy, người dân một mặt vẫn khai thác mạnh các nguồn thực vật LSNG nhưng mặt khác họ cũng nhận thấy rằng việc trông chờ vào nguồn thực vật LSNG từ rừng như hiện nay là không lâu bền, không đảm bảo được cuộc sống ổn định cho gia đình. Vì vậy, họ đã mạnh dạn nhận đất rừng của xã để gây trồng chăm sóc và bảo vệ các loài thực vật cho LSNG, nhưng chủ yếu người dân vẫn là chăm sóc và bảo vệ để hưởng tiền công lao động chứ chưa thực sự gây trồng rộng rãi. * Bản Tân Hợp: So với bản Lục Sơn thì bản Tân Hợp nằm sâu vào phía trong hơn do đó việc giao lưu, buôn bán cũng gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nhiệp không thể cung cấp đủ nhu cầu lương thực do đó người dân phải dựa vào rừng để nâng cao thu nhập, chăn nuôi và trồng trọt vẫn là 2 nguồn thu lớn trong các hộ gia đình. Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ trong bản Tân Hợp cũng tương tự như bản Lục Sơn. Ở đây, nhóm III vẫn là nhóm hộ có nguồn thu nhập thấp nhất. Người dân sống phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay thì nguồn tài nguyên này đang cạn kiệt dần không đủ để đáp ứng cuộc sống của họ. Vì vậy một số người đã phải đi làm thuê kiếm sống. Mặt khác, đất rừng được giao cho người dân thì chủ yếu họ lại canh tác nương rẫy bằng các phương thức canh tác lạc hậu, do đó đất đai ngày càng thoái hóa, năng suất cây trồng thấp, cuộc sống của người dân không ổn định. Các loài có giá trị cao thường ở trong rừng sâu, việc thu hái là rất vất vả và gặp nhiều rủi ro. Song người dân lại không có kiến thức để gây trồng những loài cây này. * Bản Mét: So với 2 bản trên Bản Mét là nơi xa trung tâm trao đổi buôn bán, cuộc sống của người dân chủ yếu là tự cung tự cấp. Dân cư nơi đây chủ yếu là các đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, chủ yếu sống dựa vào rừng Phương thức canh tác lạc hậu do đó năng suất cây trồng, vật nuôi đều rất thấp và hầu như cuộc sống của người dân vùng này quanh năm thiếu đói. Thu nhập của người dân ở bản Mét rất thấp, cuộc sống của họ rất khó khăn. Nguyên nhân là do người dân không có vốn để đầu tư và cũng không có kiến thức về kĩ thuật trồng cũng như chăm sóc để tạo nguồn thu nhập ổn định, họ sống nhờ vào tự nhiên đặc biệt sống nhờ vào rừng. Do đó, kể cả các em nhỏ cũng phải làm quen với việc đi rừng mà không được đến trường. Với nguồn đất đai khá lớn và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi nếu người dân nơi đây biết cách trồng trọt và chăn nuôi một cách hợp lí thì có thể cải thiện tình hình cuộc sống. Qua bảng 7 ta nhận thấy LSNG đóng vai trò xuyên suốt trong hầu hết các nguồn thu nhập của người dân, từ hộ giàu cho đến hộ nghèo, chỉ là dưới hình thức này hay hình thức khác mà thôi. Đa số các hộ thiếu ăn thì nguồn thu nhập bổ sung chủ yếu là từ tài nguyên LSNG. Nguồn này đóng góp trung bình khoảng 40-50% vào thu nhập các nông hộ. Nhưng vốn hiểu biết về việc phát triển thực vật cho LSNG của người dân địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết khả năng vốn có của nó, có những loài bị khai thác cạn kiệt và một số loài hầu như không được để ý đến mặc dù giá trị của chúng không nhỏ. Nguồn thu do LSNG mang lại chủ yếu thông qua hoạt động thu hái và buôn bán, trong đó chỉ có một số hộ có vốn vừa có đầu óc kinh doanh và có vị trí thuận lợi mới tiến hành buôn bán, còn đại đa số người dân là tham gia thu hái. Nhìn chung, việc khai thác LSNG của người dân chưa hợp lí mặc dù họ có kiến thức về khai thác, chế biến và sử dụng nhiều loài cây khác nhau. Hầu hết người dân nơi đây đều nhận thức được việc khai thác tài nguyên rừng ngày một khó khăn vì vậy họ đang tìm cố gắng tìm hướng mưu sinh khác. 4.3.2 Giá trị xã hội Mặc dù tỉ lệ hộ tham gia khai thác các sản phẩm ngoài gỗ ở xã Lục Dạ hiện tại không nhiều nhưng đây là hoạt động khá phổ biến của các hộ nghèo. Do diện tích đất canh tác ít, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất và do nhu cầu lương thực trước mắt nên người dân thường tranh thủ thời gian nông nhàn hoặc ngay cả khi trong thời gian sản xuất nông nghiệp (do nhu cầu lương thực cần thiết) để vào rừng khai thác các sản phẩm ngoài gỗ, đáp ứng nhu cầu trước mắt của gia đình họ. Vì vậy, xét ở góc độ xã hội, LSNG đã góp phần tạo việc làm, cải thiện và đa dạng hóa nguồn thu nhập của các nhóm hộ đặc biệt là nhóm hộ nghèo. 4.4 Thị trường và tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG 4.4.1 Thị trường LSNG ở Lục Dạ LSNG rất đa dạng và phong phú, nhiều sản phẩm được thu hái, gây trồng cho mục đích sử dụng gia đình, địa phương. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại LSNG đã cung cấp một nguồn thu nhập tiền mặt đáng kể cho người dân sống gần rừng thông qua trao đổi thương phẩm các sản phẩm này. Khía cạnh thị trường là một vấn đề ảnh hưởng hết sức quan trọng đến việc bảo tồn và phát triển các loại LSNG. Bảng 8: Thị trường và giá bán của một số loại LSNG tại địa phương Tên loài Thị trường Mây nếp Mây song Đót Măng Nứa Mét Nơi bán Tư thương địa phương Tư thương địa phương Tư thương địa phương Tại địa phương Tư thương địa phương Tư thương địa phương Giá bán 3000đ/ cây 2800đ/ cây 500-600đ/ kg 10000-15000/kg 500đ/ cây 4000đ/ cây Sự ổn định của thị trường Khá ổn định Khá ổn định Ít biến động Ổn định Ít biến động Ít biến động Thị hiếu của người mua Rất thích Rất thích Thích Thích Thích Thích Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình khai thác và sử dụng LSNG, 2009 Qua bảng ta có thể thấy giá cả của một số loại LSNG như mật ong, mét, mây nếp, mây song là khá cao. Điều này cũng cho thấy do giá trị thị trường cao nên các sản phẩm này bị khai thác một cách bừa bãi, người khai thác chỉ chú ý tới cái lợi trước mắt mà không biết được tác hại sau này. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm này phần lớn là do một số người buôn bán tại địa phương mua lại của người khai thác, sau đó bán lại cho các tư thương vùng dưới Vinh lên mua. Theo các hộ thu mua ở đây, cứ đến mùa đót hầu hết các hộ nghèo và một số hộ có mức sống trung bình trong xã đều tham gia khai thác đót với số lượng nhiều, mọi thành viên trong gia đình từ người già đến trẻ em đều có thể đi khai thác. Giá 1kg đót tươi bán trung bình 500-600 đồng. Một ngày họ đi được 20-30kg. Như vậy một người lớn trong gia đình cũng thu được 10.000-18.000 đồng/ngày. Người mua, sau khi thu mua họ phơi khô và bán ra với giá 1.500-2.500đ/kg. Với đót thì người dân chỉ khai thác được trong mùa từ giữa tháng 2 đến giữa tháng 4 dương lịch. Bên cạnh đó, người dân còn hay vào rừng khai thác các loại măng như măng tre, măng nứa, măng mét,… về bán tươi cho các tư thương với giá 10.000-15.000đ/kg. Nếu người dân biết cách sơ chế như luộc rồi phơi khô thì giá trị của sản phẩm này sẽ lớn hơn rất nhiều, có thể bán với giá 35.000- 40.000đ/ kg măng khô. Các sản phẩm được người dân khai thác quanh năm như: mây, song, nứa, mét thì số lượng người dân bán rải rác, không khai thác theo mùa. Chỉ khi nông nhàn hay những lúc cần tiền họ mới vào rừng khai thác. Mây ở đây chủ yếu là mây nước và mây song, giá bán bình quân khoảng 2.800-3000đ/ cây dài 3-4m. Hiện nay do nguồn lâm sản này khan hiếm nên muốn khai thác người dân phải đi rất xa, vào trong rừng sâu, do vậy nếu đi khai thác mây họ phải ở lại trong rừng 1 tuần mới về. Thường các sản phẩm này người dân chỉ khai thác khi có người đặt mua. Những người thu mua địa phương hoặc người buôn bán trung gian cho người thu hái vay/ tạm ứng tiền mặt hoặc lương thực, thực phẩm trước, sau đó thu hái LSNG để trả lại cho các thương nhân này. Vì vậy, giá cả do các thương nhân này quyết định, người thu mua không có quyền mặc cả. Mặc dù bị ép giá như vậy nhưng những người trực tiếp thu hái vẫn phải làm vì họ không có đủ tiền hoặc lương thực để sống. Hầu hết giá bán tại địa phương chỉ bằng khoảng 50% đến 70% giá bán tại thành phố Vinh. Hiện nay, các sản phẩm mây không còn nhiều nhưng thị trường cũng như giá cả khá ổn định, nếu biết khai thác một cách hợp lý, đi đôi với việc gây trồng, bảo vệ thì đây sẽ là một thế mạnh để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân xã Lục Dạ. Các sản phẩm như nứa, mét ở địa phương khá nhiều, được người dân trồng ven khe suối nên phát triển rất tốt. Theo kết quả phỏng vấn thì hiện nay số lượng nứa, mét bán ra tùy thuộc vào từng thời điểm, giá cả tương đối ổn định. Kênh thị trường của các sản phẩm mây, mét, nứa, đót, măng và một số sản phẩm khác tại xã Lục Dạ được mô tả ở sơ đồ1. Sử dụng trực tiếp Người thu mua ở địa phương Người khai thác LSNG Người buôn bán trung gian Đại lý các hộ sản xuất chế biến nhỏ lẻ Người tiêu dùng Sơ đồ 1. Kênh thị trường tiêu thụ một số sản phẩm LSNG. Mạng lưới hay kênh thị trường của hầu hết các loại LSNG ở địa phương đều có rất nhiều những người buôn bán nhỏ tham gia. Mỗi loại sản phẩm có thể có những kênh hoặc mạng lưới thị trường khác nhau. Tuy nhiên, kênh thị trường của hầu hết các loại sản phẩm LSNG đều có một số thành phần tham gia chính như sau: - Người khai thác: đây đối tượng trực tiếp vào rừng khai thác sản phẩm nhưng họ lại không được hưởng lợi nhiều bằng những con buôn, bởi phần lớn những người khai thác trực tiếp không đánh giá được giá trị thật của các lâm sản này, thậm chí họ còn không biết cả mục đích sử dụng của nó, nên phần lớn lợi nhuận thuộc về những lái buôn. - Người thu mua hoặc dự trữ tại địa phương: đối tượng này có thể dùng lương thực, thực phẩm để đổi hoặc dùng tiền mặt để mua LSNG của người thu hái rồi dự trữ hoặc bán ngay cho người buôn bán trung gian. - Những người buôn bán trung gian: họ là những thương nhân độc lập chuyên mua LSNG trực tiếp từ người thu hái hoặc từ người thu mua địa phương (chủ yếu là từ đối tượng này) rồi vận chuyển về thành phố bán cho người mua ở vùng đô thị. - Đại lý: là nơi thu mua LSNG từ những người buôn bán trung gian rồi bán lẻ cho người chế biến, chế biến. - Điểm bán nhỏ, lẻ: là nơi mua lại các sản phẩm LSNG từ các đại lý lớn rồi bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Ta thấy, thực vật LSNG được người dân khai thác về họ có thể sử dụng trực tiếp nếu họ có nhu cầu hoặc có thể bán cho những người thu mua ở địa phương. Những người thu mua ở địa phương lại bán lại cho những người buôn bán trung gian (thường là người ở thị trấn Con Cuông hoặc người dưới Vinh lên mua), sau đó họ lại bán cho các đại lý, rồi đại lý lại bán lẻ cho các hộ sản xuất, chế biến và cuối cùng các hộ này bán lại cho người tiêu dùng. Như vậy, ta thấy nhu cầu của thị trường LSNG là rất lớn, do nhu cầu nguyên liệu khan hiếm nên tình trạng mua bán đã diễn ra hết sức phức tạp. Với mạng lưới hay kênh thị trường như vậy, những người trực tiếp thu hái LSNG thường kiếm được thu nhập rất thấp và thường xuyên bị ép giá, còn những người tiêu dùng sản phẩm lại phải mua với giá rất cao. Vì thế để tăng thu nhập cho người dân và để thu mua những sản phẩm đẹp, chất lượng tốt thì các làng nghề, các nhà máy cần trực tiếp thu mua ở những điểm cố định và cung cấp những thông tin, tư liệu về LSNG và thông tin về thị trường cho người dân địa phương. Một số loài thực vật LSNG hiện nay đang được chú ý ở khu vực nghiên cứu là Nứa, Mét, Song, Mây, Cọ..., đây là những loài có lượng cầu rất lớn trên thị trường vì chúng có nhiều tác dụng phục vụ cuộc sống thường ngày của con người, một số sản phẩm với số lượng không nhiều nhưng hầu như toàn bộ những gì người dân khai thác được từ rừng đều bán trực tiếp cho làng nghề, phân xưởng, hiệu thuốc gia truyền. Mặt khác, nghề thủ công mỹ nghệ cần sự khéo léo của đôi tay và sự kiên trì nhẫn nại của người thợ. Tuy nhiên các làng nghề mây tre đan ở địa phương thì các hoạt động diễn ra theo mùa vụ, người dân chỉ làm thêm khi rỗi rãi, khi chưa vào mùa vụ mặc dù thu nhập từ sản xuất nông nghiệp rất thấp. * Những trở ngại ảnh hưởng đến hệ thống thị trường LSNG trong khu vực: - Thiếu thông tin thị trường về giá bán, chất lượng sản phẩm, số lượng người mua yêu cầu… - Cấu trúc thị trường còn nhiều khâu trung gian, dẫn đến người trực tiếp khai thác có ngày công lao động quá thấp, trong khi đó người trung gian chỉ cần bỏ ra ít công sức nhưng thu được lợi nhuận lớn hơn người trực tiếp khai thác. - Người khai thác chủ yếu là các hộ gia đình nghèo, thiếu ăn, thiếu hiểu biết về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. - Số lượng sản phẩm khai thác được ngày càng ít dần (thể hiện ở số lượng sản phẩm người khai thác thu được trong một ngày, số lượng sản phẩm tư thương thu mua hàng năm…). - Hình thức khai thác thiếu bền vững. 4.4.2 Tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG * Những loài có giá trị kinh tế: Trong số những loài thực vật cho LSNG đã xác định tại xã Lục Dạ thì có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân trong khu vực như các loại Mây, Mét, Sa Nhân, Quế, Trầm Hương,… * Những loài có khả năng phát triển tốt ở khu vực nghiên cứu: Là những loài phù hợp với địa hình, địa chất, khí hậu của địa phương mà còn đem lại giá trị kinh tế cao. Theo người dân địa phương thì ở đây có khoảng 30 loài như Song, Mây, Tre, Nứa, Luồng, Quế, Sa Nhân, Hà Thủ Ô, củ Nâu, củ Mài, Nghệ, Gừng,… có thể trồng ở vườn nhà, vườn rừng. Qua điều tra thực tế cho thấy có khoảng hơn 20 loài đã được người dân đem trồng nhưng hiệu quả kinh tế thấp, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của gia đình như các loại rau và một số cây thuốc dễ trồng. Bên cạnh đó cũng có những loài cây có giá trị đem lại hiệu quả kinh tế cao đang được trồng tại địa phương như: Quế, Song, Mây, Trầm Hương,… Vì thế, cần phải chú trọng vào công tác khuyến nông khuyến lâm, tạo nguồn vốn, tìm kiếm thị trường để giúp các hộ gia đình phát triển kinh tế vườn, tăng thu nhập hơn nữa, đồng thời hạn chế khai thác tài nguyên rừng. Với hiện trạng đất đai, khí hậu, tài nguyên LSNG, điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, kết hợp với sự hiểu biết của người dân địa phương, tôi đã tham khảo ý kiến của người dân trên địa bàn nghiên cứu và đã lựa chọn được một số loài cây trồng triển vọng có giá trị kinh tế cao, thông qua việc cho điểm xếp hạng cây trồng với các tiêu chí như sau: (kết quả chi tiết xem phần phụ biểu 02). Bảng 9: Cho điểm của các loài được lựa chọn Loài cây Tiêu chuẩn Mét Mây nếp Quế Trầm Hương Sa nhân Sinh thái: 51 48 48 44 51 1. Sẵn có theo thời gian 7 8 7 6 9 2. Phân bố rộng 9 8 7 7 9 3. Kĩ thuật trồng đơn giản 8 8 6 8 9 4. Ít sâu bệnh 9 7 8 9 8 5. Thời gian thu hoạch ngắn 9 9 6 7 7 6. Khả năng tái sinh 9 9 6 7 9 Kinh tế- xã hội: 24 26 30 29 28 1. Đầu tư thấp 7 7 8 5 9 2. Sản phẩm dễ tiêu thụ 9 9 9 9 9 3. Đóng góp thu nhập 4 5 7 8 5 4. Khả năng tạo việc làm 4 5 6 7 5 Môi trường: 20 25 21 25 31 1. Cải tạo đất 5 6 6 7 7 2. Chống xói mòn 7 6 6 6 8 3. Tăng độ che phủ 4 7 5 7 8 4. Ít cháy rừng 4 6 4 5 8 Tổng điểm 95 99 99 98 110 Thứ tự lựa chọn 4 2 2 3 1 Theo thứ tự các điểm từ cao đến thấp ta có các loài cây triển vọng là Sa Nhân, Mây nếp, Quế, Trầm Hương và Mét. Đây là số loài có số điểm cao nhất trong số 14 loài được lựa chọn, là những loài có giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn thì người dân cho điểm theo chủ quan nên không thể tránh khỏi những thiếu sót một số loài có giá trị, ngoài 5 loài thực vạt được lựa chon trên thì vẫn còn một số loài dự tuyển triển vọng như: Song, Luồng, Trám, Hà Thủ Ô, Máu Chó,.. Đây là những loài rất phù hợp với điều kiện lập địa của khu vực, sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, nguồn giống dễ tim, kĩ thuật trồng đơn giản. Tuy nhiên, do giá trị kinh tế của nó không cao nên không được lựa chọn trong số các loài trên, chúng chỉ được xếp là những loài dự tuyển triển vọng để người dân tham khảo. Các loài cây này người dân có thể trồng làm hàng rào bảo vệ quanh nhà hoặc ở bìa rừng với tác dụng cải tạo đất, cho bóng mát, cho gỗ củi, nuôi ong, làm thức ăn gia súc, làm phân bón, cho sợi,… (kết quả chi tiết xem phần phụ biểu 03). 4.4.3 Khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển thực vật cho LSNG Bằng phương pháp phân tích SWOT thông qua kết quả thu được trong quá trình điều tra, đánh giá và các tài liệu có liên quan tôi tổng kết điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của khu vực như sau: S: ĐIỂM MẠNH - Đất nông nghiệp còn tương đối dồi dào nên việc quy hoạch và bố trí cây trồng còn tương đối thuận lợi. - Người dân hưởng ứng kế hoạch giao đất giao rừng. - Người dân có thể thay đổi tập quán canh tác lạc hậu và kìm hãm sự phá rừng. - Có tính cộng đồng cao. - Có vốn kiến thức bản địa phong phú. - Lực lượng lao động dồi dào. W: ĐIỂM YẾU - Trình độ dân trí thấp, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất cây trồng thấp, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. - Cây trồng đơn điệu, thiếu vốn đầu tư sản xuất. Hầu hết số hộ dân còn trong tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm. - Địa hình đồi núi phức tạp cơ sở hạ tầng kém phát triển. Đất đai đang bị thoái hóa. - Tỉ lệ tăng dân số còn khá cao. - Khí hậu khắc nghiệt, khó khăn trong sản xuất, bảo quản các loại sản phẩm LSNG. O: CƠ HỘI - Có sự đầu tư của chương trình 135, dự án 661, sự quan tâm của các cấp chính quyền, cán bộ lâm nghiệp của vườn quốc gia Pù Mát. - Đang được sự quan tâm chú ý đầu tư của một số tổ chức quốc tế giúp cải thiện, nâng cao điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội cho cộng đồng người dân vùng đệm. - Chương trình nước sạch nông thôn đầu tư hệ thống nước nội bản, - Những vùng gần sông đất phù sa, có cơ hội phát triển sản xuất. - Thị trường tiêu thụ LSNG ngày càng được mở rộng. T: THÁCH THỨC - Đất đai giảm màu mỡ do xói mòn, rửa trôi. - Thiên tai, hạn hán, thiếu nước tưới vào mùa khô. - Khai thác LSNG còn xảy ra gây cạn kiệt nguồn tài nguyên. - Tình trạng cháy rừng do đốt nương làm rẫy không đúng kĩ thuật đã làm thiệt hại khá nhiều về diện tích rừng. - Tập quán thả rông trâu bò. - Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển nên việc vận chuyển lâm sản gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ những khó khăn và thách thức trên càng khẳng định quan điểm phát triển lâm nghiệp phải đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường du lịch sinh thái. Phát triển lâm nghiệp phải đi đôi với đảm bảo môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời phải tích cực góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần đa dạng hóa phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống cho những ngưòi làm nghề rừng, đặc biệt cho đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Như vậy, ta thấy rừng tại khu vực nghiên cứu hiện nay còn có nhiều điểm yếu và thách thức nhưng đó là những khó khăn mà người dân có thể khắc phục được bởi hầu hết đây là khó khăn trở ngại từ bên ngoài, một phần ít là từ người dân. Bên cạnh đó, điểm mạnh và cơ hội cho khu vực tương đối nhiều, đặc biệt là sự quan tâm của nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cũng như của các dự án. Hơn nữa đó còn là sự ủng hộ của lớn từ phía người dân như: hưởng ứng kế hoạch giao đất giao rừng,… Đây chính là cơ sở để đưa ra phương hướng và giải pháp để phát triển thực vật LSNG cho khu vực. 4.5 Tình hình quản lý nguồn tài nguyên thực vật LSNG tại địa phương 4.5.1 Hệ thống quản lý của nhà nước đối với nguồn LSNG a. Cấp quốc gia - Tại địa phương hệ thống quản lý nhà nước đối với tài nguyên rừng thực chất là do các lâm trường và vườn quốc gia Pù Mát trực tiếp quản lí. Hệ thống quản lí này mới tập trung vào một số đối tượng là gỗ, những sinh vật quí hiếm, các sinh vật đặc hữu, các sinh vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các qui định đều nhằm ngăn cấm sự khai thác săn bắt các sinh vật trong nhóm trên. - Chưa có văn bản nào có tính hệ thống hướng dẫn cho cấp cơ sở về quản lí nguồn LSNG. b. Các văn bản pháp lí tại cộng đồng Đối với các sản phẩm LSNG không thuộc những nhóm cấm khai thác, tại điểm nghiên cứu chưa tìm thấy một văn bản quy định nào về cách quản lý khai thác và phát triển mà phần lớn dựa vào sự quản lý của địa phương. c. Hiệu quả của các hoạt động quản lý - Trong nhiều trường hợp, cán bộ thực địa của vườn quốc gia Pù Mát và của địa phương đã lúng túng trong khi hướng dẫn người dân thực hiện các hoạt động trong khoanh nuôi tái sinh rừng. Và kết quả đôi khi lại có ảnh hưởng không tốt đến bảo vệ đa dạng sinh học nguồn LSNG và nguồn thu của người dân. - Trong nhiều trường hợp, sự giám sát và quản lý của địa phương bị áp lực của những mối quan hệ xã hội chi phối, như quan hệ họ hàng, cùng là người trong địa phương, hay quen biết nên phần lớn trường hợp vi phạm chưa có sự ứng xử đúng mức. 4.5.2 Hệ thống quản lý cộng đồng a. Thôn bản quản lý Một phần nhỏ rừng và đất rừng suy kiệt được giao cho các xã quản lý. Phần diện tích do xã quản lý được sử dụng như là quỹ đất dự trữ để phân chia cho các hộ khi có nhu cầu và để sử sụng vào mục đích chung của xã. b. Thực tế quản lý - Mỗi bản đều có một khu rừng chung của cả cộng đồng, mọi người dân đều có ý thức bảo vệ và được quyền khai thác khi cần thiết với số lượng nhất định theo quy định của thôn bản. - Ngoài ra, còn có những khu rừng còn tồn tại bởi yếu tố tâm linh. Cả 3 bản nghiên cứu đều có những khu rừng dạng như vậy, như rừng ma ở bản Mét và 3 bản đều có rừng nghĩa địa. Ở những khu rừng này không ai dám chặt cây hay đốt rừng. Như vậy, cần thiết phải xây dựng được hệ thống tự quản cơ sở có hiệu lực thì mới có thể quản lí tốt tài nguyên rừng được. Những sáng kiến và hành động của người dân địa phương có thể sẽ đem lại sự thành công trong bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng. 4.5.3 Quản lý tư nhân a. Thực tế quản lý Sự quản lý của nhóm tư nhân đối với nguồn LSNG phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thị trường. Hiện nay, người dân đang chú ý đến 11 loài đang được thị trường tiêu thụ, trong đó có một số đối tượng trồng trọt (mét, mây nếp, quế, trầm hương, sa nhân), và một số đối tượng dự tuyển triển vọng (song, luồng, trám, hà thủ ô, máu chó,…). Khi nhu cầu thị trường thay đổi thì sự quan tâm đối với các đối tượng đó chắc chắn sẽ thay đổi theo. b. Cách thức tiếp cận quản lý Loại cây nào mà thị trường có nhu cầu và có được một khoản thu nhất định thì người dân sẽ quan tâm, có thể là trồng hoặc khai thác: - Trồng cây cho LSNG: việc trồng cây phụ thuộc vào nhu cầu của người dân và thị trường tiêu thụ. Qua điều tra và phỏng vấn người dân tại xã Lục Dạ, chúng tôi đã đưa ra một số loài có triển vọng để người dân đưa vào gây trồng như mét, mây nếp, quế, gió trầm, sa nhân. Đối với một số loài cây phần lớn người dân thiếu thông tin về khả năng trồng vì vậy cần có các cán bộ về hướng dẫn cụ thể cho người dân về kĩ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ. - Khai thác cây cho LSNG: việc khai thác trong rừng được giao đã chú ý đến trừ lại nguồn giống cho sự tái sinh, song PRA cộng đồng tại cả 3 bản cho thấy chưa có sự hướng dẫn nào của cán bộ chuyên môn về các quy trình thu hái – chăm sóc đối với các sản phẩm LSNG, ngay cả đối với những cây hiện đang có nhu cầu thị trường. c. Bài học từ quản lý tư nhân - Khi rừng được giao cho hộ, tài nguyên rừng được bảo tồn, phát triển và đảm bảo cho sự phát triển của cộng đồng địa phương, điều đó cũng phù hợp với mục tiêu phát triển của Quốc gia. - Nhu cầu thị trường đang là định hướng tiếp cận chính quyết định đến xu hướng và cách thức quản lý nguồn LSNG. Xu hướng chính là người dân cố gắng tìm cách trồng được loại mà thị trường muốn mua. Những loại không hoặc khó trồng được thì họ tìm cách khai thác hợp lý hơn, không làm mất nguồn giống tái sinh. 4.5.4 Chính sách quản lý tài nguyên Hiện nay, các chính sách (giao đất khoán rừng, đóng cửa rừng, chương trình 327,…) đã đem lại những thay đổi tích cực về mặt bảo vệ và phục hồi tài nguyên rừng, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề dẫn đến tình trạng chưa ổn định trong cuộc sống của người dân tộc vùng núi. Họ chưa tìm được hướng khắc phục khi nguồn thu nhập chủ yếu từ rừng là gỗ đã không còn. Hiện nay, người dân vẫn đang chú ý nhiều đến việc khai thác rừng tự nhiên (rừng chưa có chủ quản lý) mà chưa cân nhắc nhiều đến việc khoanh nuôi phục hồi rừng được giao. Với mức đất canh tác quá thấp trong khi vẫn còn rất nhiều đất rừng lại thuộc các lâm trường quản lý. Vì vậy, việc giao rừng phối hợp cùng các cơ quan chức năng quản lý là một chính sách khả thi đối với người dân tộc miền núi. 4.5.5 Các chính sách hỗ trợ Khuyến lâm và quản lý nguồn LSNG: - Nhà nước và các tổ chức phát triển đã đầu tư rất nhiều nguồn lực để thực hiện nhiều chương trình khuyến lâm nhằm hỗ trợ bảo vệ và phát triển vốn rừng kết hợp với tăng thu nhập cho người dân. Hệ thống khuyến lâm cũng đã được cơ cấu từ cấp trung ương đến cấp bản. Song hầu hết các cán bộ khuyến lâm được đào tạo cơ bản được bố trí từ cấp huyện trở lên. Họ đồng thời đảm trách nhiều việc nên ít có điều kiện hướng dẫn cụ thể đến nông hộ, mà thông qua hệ thống khuyến lâm viên cấp xã và bản. - Các khuyến lâm viên cấp xã và bản tại điểm nghiên cứu đều chưa được đào tạo chính quy, mới qua các lớp tập huấn ngắn ngày, và đây là điểm yếu của hệ thống này. Chính vì vậy cần mở các lớp bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ khuyến lâm. * Qua phân tích tình hình quản lý tài nguyên LSNG ở trên và theo người dân Lục Dạ thì có khá nhiều vấn đề tồn tại trong quản lý và phát triển nguồn LSNG trên địa bàn cần được quan tâm giả quyết. Sau đây là một số tồn tại chính: - Nguồn LSNG hiện nay vẫn bị khai thác một cách quá mức, tùy tiện, trách nhiệm quản lý không rõ ràng. - Người khai thác thiếu kiến thức kỹ thuật và chưa có ý thức bảo vệ nguồn lâm sản này. - Việc phát triển loại lâm sản này chưa được quan tâm chú trọng do thiếu vốn, kỹ thuật. - Địa hình bất lợi gây khó khăn cho việc quản lý nguồn lâm sản này. 4.6 Giải pháp quản lý bền vững nguồn tài nguyên LSNG tại Lục Dạ * Nguyên tắc sinh thái: Với nguyên tắc sử dụng nguồn LSNG phù hợp với hệ sinh thái rừng: hệ sinh thái rừng có thể được phân chia thành hai tầng: tầng cây gỗ và tầng cây dưới tán. Tầng cây gỗ quyết định đến hệ sinh thái, mang ý nghĩa phòng hộ do nhà nước quản lý. Tầng cây dưới tán- cây cho LSNG do người dân quản lý với sự tư vấn của nhà chuyên môn. Các bài học từ thực tiễn sử dụng và quản lý ở điểm nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng và quản lý của chủ rừng nếu không có sự hỗ trợ chuyên môn về quản lý LSNG sẽ dẫn đến không hiệu quả. * Chia sẻ lợi ích giữa nhà nước và người dân: - Định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người dân đối với tài nguyên rừng: người dân có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng (cây gỗ và đa dạng sinh học) và được hưởng lợi từ nguồn LSNG. - Định hướng quản lý tài nguyên rừng: bao gồm cả 3 dạng quản lý: quản lý nhà nước, quản lý tư nhân, quản lý cộng đồng, trong đó đối với LSNG đặc biệt coi trọng quản lý cộng đồng với những hương ước cụ thể. - Sử dụng LSNG bền vững: khai thác hợp lý và xúc tiến tái sinh, trồng cây cho LSNG. Theo những nguyên tắc trên chúng tôi đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên LSNG tại Lục Dạ như sau: 4.6.1 Giải pháp về tổ chức - Tăng cường vai trò quản lí của cấp chính quyền địa phương, phát huy năng lực lãnh đạo của bộ phận cán bộ tổ chức, quản lí của xã theo đúng yêu cầu chuyên môn. Đặc biệt cần có sự phối hợp giữa cán bộ vườn quốc gia Pù Mát với cán bộ xã trong việc bảo vệ, phát triển rừng. - Lựa chọn người có năng lực quản lí chỉ đạo, quán xuyến các việc có liên quan, tránh tình trạng nhiều đối tượng cùng tham gia quản lí “cha chung không ai khóc”, …  sẽ gây bất đồng trong ban điều hành, người dân sẽ mất niềm ti,. Người được chọn nên là người địa phương đã qua đào tạo chuyên môn ngắn hạn. - Khuyến khích người dân tích cực tham gia trồng các loài cây bản địa, các loài thực vật cho LSNG. - Tuyên truyền, giáo dục người dân về ý thức bảo vệ rừng và tầm quan trọng của rừng đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. - Để qui hoạch LSNG có tính khả thi và đạt hiệu quả cao thì ban quản lí vườn quốc gia Pù Mát và lãnh đạo xã phải qui hoạch rõ diện tích ứng với những kiểu kinh doanh LSNG khác nhau. Đất đai trong khu vực có thể chia thành các loại sau: + Đất cho LSNG đa tác dụng: quế, gió trầm, trám trắng, giổi,… + Đất cho các loại thực vật lấy nguyên liệu: song , mây, luồng, bương… + Đất phục hồi        + Đất tự nhiên 4.6.2 Giải pháp về kỹ thuật - Tăng cường khuyến nông, khuyến lâm: đời sống kinh tế thấp một phần do trình độ kỹ thuật canh tác và kỹ thuật chăn nuôi thấp. Vì vậy, cần tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ cho đồng bào có điều kiện để phát triển sản xuất, phù hợp với điều kiện địa phương. Ngoài việc phổ biến, chuyển giao kỹ thuật công nghệ cần chú ý các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho các hộ gia đình, cung cấp thông tin về thị trường giá cả để cho các hộ có quyết định chính xác trong sản xuất kinh doanh.  - Đội ngũ cán bộ kĩ thuật của vườn quốc gia Pù Mát cần phải hướng dẫn tận tình cho bà con nông dân trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ LSNG. Vì khi có thu nhập ổn định thì rừng sẽ ít bị tác động. - Cần thiết phải làm tốt công tác dịch vụ kĩ thuật từ khâu chọn giống cho tới khâu khai thác. - Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ: đào tạo ngắn hạn cho người dân những kiến thức cần thiết, đặc biệt là kiến thức chuyển hóa nương rẫy thành hệ thống nông lâm kết hợp cung cấp lương thực, thực phẩm và LSNG. + Chọn nương rẫy để chuyển hóa thành hệ thống nông lâm kết hợp. + Phối trí cây trồng hợp lí cho hệ thống nông lâm kết hợp. - Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để cải tạo hệ thống đất đai: vườn tạp, nương rẫy, đất bị bỏ hóa lâu ngày,… - Áp dụng biện pháp khai thác tài nguyên rừng một cách hợp lí, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa đảm bảo tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái bền vững. 4.6.3 Giải pháp về vốn Đây là giải pháp cần thiết và không thể thiếu trong bất cứ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào. Các hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và phát triển thực vật cho LSNG thì chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước. Vốn rất quan trọng do đó cần phải huy động vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước: - Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng cho địa phương như: gây trồng và chế biến dược liệu, song mây, nuôi ong,… - Đầu tư để phục hồi rừng là một trong những biện pháp vừa nâng cao thu nhập cho người dân vừa giảm áp lực vào tài nguyên rừng. - Đầu tư phát triển thị trường lâm sản: vừa góp phần làm tăng thu nhập, vừa lôi cuốn được người dân vào bảo vệ, phát triển rừng. 4.6.4 Giải pháp về xã hội - Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về giá trị của LSNG, khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. - Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp: hiện nay một số nơi chưa có quy hoạch sử dụng đất, vì vậy diện tích rừng cũng như diện tích đất dành cho phát triển lâm nghiệp nói chung thường bị xâm lấn để chuyển thành các loại đất khác. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với giao đất, giao rừng sẽ làm cho mọi diện tích đất sử dụng có hiệu quả. - Xây dựng tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã nhằm tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động bảo vệ, sản xuất kinh doanh rừng theo các quy định của nhà nước. - Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với lực lượng biên phòng, lực lượng quản lý bảo vệ rừng các Công ty lâm nghiệp,… để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ chung vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi phá hoại rừng. - Xây dựng hương ước cộng đồng nhằm kiểm soát việc kinh doanh LSNG. Ngoài ra cần ký kết các hợp đồng trách nhiệm giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng với nhà nước về phát triển thực vật cho LSNG và bảo vệ rừng. Thực thi những giải pháp hành chính cứng rắn, xử phạt rõ ràng, nghiêm khắc với những hành vi xâm phạm tài nguyên rừng. - Quản lí tài nguyên trên cơ sở quản lí cộng đồng là cách quản lí mà mọi thành viên cộng đồng đều tham gia. Lồng ghép các hoạt động kinh doanh LSNG với những mục tiêu khác. 4.6.5 Giải pháp thị trường - Thị trường kinh doanh buôn bán thực vật cho LSNG ở khu vực diễn ra còn nhỏ lẻ, mới chỉ tập trung ở một số mặt hàng chủ yếu như: song, mây, tre,… Còn thị trường một số loài cây thuốc và các loài cây khác, mặc dù có giá trị kinh tế cao nhưng chưa được người dân để ý gây trồng rộng rãi do thị trường đầu ra chưa thật sự phổ biến. Vì vậy cần mở rộng thị trường cho các sản phẩm LSNG. - Cần có thông tin thị trường đến từng nhười dân, tránh tình trạng người khai thác bị tư thương ép giá. - Vườn quốc gia Pù Mát cần phối hợp với chính quyền địa phương xã Lục Dạ và các vùng lân cận để tìm đầu ra cho các sản phẩm có giá trị. - Cần xây dựng các cơ sở sơ chế hay chế biến và có kế koạch bao tiêu ổn định cho sản phẩm.        Phần thứ năm        KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ  5.1 Kết luận Từ kết quả nghiên cứu trên đề tài đi đến một số kết luận sau: - Thực vật LSNG có vai trò quan trọng góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng người dân địa phương, đặc biệt là những hộ sống liền kề với rừng. - Tiềm năng LSNG tại địa phương rất lớn song việc sử dụng của người dân còn đơn giản, chưa tương xứng với khả năng cung cấp nên gây rất nhiều lãng phí. Cần có sự hợp tác từ bên ngoài với cộng đồng để phát huy kiến thức bản địa, nâng cao giá trị LSNG. - Lượng LSNG được chế biến trước khi tiêu thụ rất ít, chúng hầu hết chỉ mới qua sơ chế đơn giản như phơi, rửa và điều này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, sản phẩm thu hái được rất dễ bị mốc, hỏng nếu gặp thời tiết không thuận lợi. - Cấu trúc thị trường LSNG còn nhiều khâu trung gian, người khai thác thiếu thông tin về giá cả, về nhu cầu sản phẩm cũng như chất lượng của sản phẩm mà người mua yêu cầu,… - Qua nghiên cứu và thảo luận với chính quyền và nhân dân địa phương đề tài đưa ra một số loài LSNG chủ đạo vào gây trồng là: gió trầm, quế, mét, mây nếp, sa nhân. 5.2 Tồn tại Việc đánh giá thực trạng khai thác và lên được danh lục tài nguyên thực vật cho LSNG, cũng như việc lựa chọn một số loài phù hợp với điều kiện của địa phương là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi sự điều tra phân tích tỉ mỉ và toàn diện, tuy nhiên do giới hạn về thời gian và trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài còn một số hạn chế sau: - Số liệu thống kê tài nguyên thực vật cho LSNG được kế thừa kết quả nghiên cứu trước đây và thông qua nguồn thông tin của bà con nông dân địa phương, chưa có điều kiện để kiểm tra một cách toàn diện do đó số loài thực vật cho LSNG trên thực tế chắc chắn sẽ còn lớn hơn. - Đề tài chưa phân tích cụ thể về thị trường của từng loại LSNG mà người dân khai thác và sử dụng. - Ngoài ra đề tài cũng chưa tính toán được đến sản phẩm chế biến cuối cùng trong phần thực hiện giải pháp nên chưa phản ánh được hết các hiệu quả của các loài LSNG được lựa chọn tại địa phương. - Do hạn chế về kiến thức LSNG, lại thiếu các thông tin về thị trường nên việc đề xuất còn hạn chế. 5.3 Kiến nghị Qua thời gian thực tập và quá trình làm khóa luận, tôi có một số kiến nghị sau: - Cần xây dựng mạng lưới thông tin thị trường từ huyện đến các thôn bản nhằm cung cấp cho người sản xuất những thông tin về người mua, giá bán, yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm. - Các nhà khoa học, quản lý cần đầu tư nghiên cứu các giống cây trồng cho LSNG có giá trị có thể trồng ở những vùng đất khác nhau trên địa bàn xã Lục Dạ nói riêng, cũng như trên địa bàn Vườn quốc gia quản lí nói chung. - Cần tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm đến từng xã. - Đầu tư xây dựng các khu chế biến LSNG tại chỗ. - Các cấp các ngành có liên quan đến phát triển thực vật cho LSNG cần phải xây dựng quy trình quy phạm kĩ thuật lâm sinh cấp tỉnh về phát triển thực vật cho LSNG. Đặc biệt vườn quốc gia Pù Mát cần hỗ trợ về khâu kĩ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật LSNG đến bà con nông dân trên địa bàn. - Đầu tư xây dựng các mô sử dụng đất bền vững và hiệu quả . - Đối với các sản phẩm LSNG có triển vọng trước khi xây dựng kế hoạch phát triển cần có những điều tra, nghiên cứu cụ thể hơn. - Một số loài quí hiếm, đang bị khai thác mạnh như lá khôi, song mây, hoàng đằng… cần xây dựng kế hoạch đưa vào bảo tồn. - Cần có các nghiên cứu có liên quan tiếp theo như thử nghiệm để tìm hiểu ảnh hưởng của các loài sống chung, của các nhân tố sinh thái đến loài triển vọng, tìm ra các công thức bón phân phù hợp… để chiến lược phát triển LSNG tại xã Lục Dạ và vườn quốc gia Pù Mát ngày càng hoàn thiện và có kết quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Văn Thành, 2007, Bài giảng lâm sản ngoài gỗ, khoa Lâm Nghiệp, trường Đại Học Nông Lâm Huế. 2. Chu Văn Dũng, 1997- Các lâm trường quốc doanh ở vùng đệm khu Bảo tồn Pù Mát. Thực trạng và giải pháp – Hội thảo khoa học phát triển bền vững vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát- Nghệ An. 3. Nguyễn Việt Bình, Đinh Thu Hương (2005), Điều tra tiềm năng tạo nguồn thu nhập ổn định dựa trên sản xuất hàng thủ công ở vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát, Dự án lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An. 4. Trần Ngọc Lân (1999), Phát triển bền vững vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, NXB nông nghiệp, Hà Nội. 5. Vũ Đình Quang (1997), sản xuất song mây ở Đông Nam Á, “tạp chí lâm nghiệp” số 7/1997, tr 19. 6. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004), Đa dạng thực vật vườn quốc gia Pù Mát, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Đỗ Nguyên Phương,1997- Bảo tồn cây, con làm thuốc trong rừng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân; tạp chí lâm nghiệp, số 11/1997,tr 9-11. 8. Dự án lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An (SFNC) ALA/VIE/94/24- Pù Mát – Điều tra đa dạng sinh học của một khu bảo vệ ở Việt Nam; Nxb. Lao động và xã hội, 2001. 9. Trang web: google.com.vn MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An.doc
Luận văn liên quan