PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Diện tích trang trại?
2. Chi phí trồng cỏ cho nuôi bò sữa?
3. Các loại hình chăn nuôi khác trong trang trại?
4. Khái quát chăn nuôi bò sữa trong nông hộ
Chăn nuôi từ bao giờ?
Tóm tắt quá trình (quy mô theo giai đoạn)?
5. Quy mô đàn bò sữa hiện có trong nông hộ
Số lao động gia đình nuôi bò/hộ?
Số người làm thuê?
Tổng thời gian (của tất cả lao động) cho nuôi bò sữa (giờ/ngày/hộ)?
6. Bò khai thác sữa (lượng sữa được khai thác theo giống: kg/giai đoạn)?
Tiêu thụ sữa (kg/chu kỳ)?
Nguồn gốc con giống (trị giá: đồng/con)?
7. Số lượng bê đực/cái được sinh ra theo lứa đẻ?
8. Năng suất sinh sản của các giống bò?
Mua ở tháng tuổi?
Mua giống (đồng)?
TG nuôi hậu bị (tháng)?
Tuổi động dục lần đầu (tháng)?
Tuổi phối giống lần đầu (tháng)?
TG mang thai (tháng)?
Số lứa khai thác (lứa)? Bán loại thải (đồng)?
9. Chi phí thức ăn tinh trong nuôi bò?
Chi phí thức ăn tinh cho giai đoạn hậu bị (kg/giai đoạn)?
Chi phí thức ăn tinh cho giai đoạn bò chửa (kg/giai đoạn)?
Chi phí thức ăn tinh cho giai đoạn tiết sữa (kg/giai đoạn)?
10. Chi phí thức ăn thô xanh?
Chi phí thức ăn thô xanh cho giai đoạn hậu bị (kg/giai đoạn)?
Chi phí thức ăn thô xanh cho giai đoạn bò chửa (kg/giai đoạn)?
Chi phí thức ăn thô xanh cho giai đoạn tiết sữa (kg/giai đoạn)?
11. Chi phí khác?
Chi phí thú y, thuốc sát trùng/lứa/năm? Chi phí khoáng, vitamin/lứa? Chi phí thụ tinh/phối giống (đồng/con/năm)? Chi phí thuê nhân công (đồng/năm)? Chi phí điện, nước cho nuôi bò sữa (đồng/năm)? Chi phí thuê xe vận chuyển sữa, thức ăn (đồng/năm)? Chi phí xăng xe vận chuyển sữa (đồng/năm)? Chi phí khác/lứa/năm?
12. Sản lượng sữa của nông hộ trong năm?
13. Loại hình chuồng trại trong chăn nuôi?
14. Sử dụng vắc-xin phòng bệnh?
15. Dịch bệnh trên đàn bò?
16. Khấu hao chuồng trại?
17. Các hoạt động phi nông nghiệp khác trong nông hộ?
18. Chi phí tài chính, tiết kiệm?
19. Thuận lợi và khó khăn?
95 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 8919 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐC
CI
CII
1. Tản Lĩnh
Số con
Con
500
0
71
326
103
455
25
85
281
64
486
38
98
272
78
Tỷ lệ
%
100
0
14,2
65,2
20,6
100
5,5
18,7
61,8
14,1
100
7,8
20,2
56
16
2. Vân Hòa
Số con
Con
301
0
42
175
84
343
20
71
168
84
506
32
106
295
73
Tỷ lệ
%
100
0
14
58,1
27,9
100
5,8
20,7
49
24,5
100
6,3
20,9
58,3
14,4
3. Yên Bài
Số con
Con
299
0
39
168
92
244
13
56
125
50
419
29
86
223
81
Tỷ lệ
%
100
0
13
56,2
30,8
100
5,3
23,0
51,2
20,5
100
6,9
20,5
53,2
19,3
4. Tổng 3 xã
Số con
Con
1100
0
152
669
279
1042
58
212
574
198
1.411
99
290
790
232
Tỷ lệ
%
100
0
13,8
60,8
25,4
100
5,6
20,3
55,1
19
100
7
20,6
56
16,4
Ghi chú: KL: Kỷ lục; ĐC: Đặc cấp; CI: Cấp I; CII: Cấp II
4.2.4. Hiện trạng cơ cấu giống và cơ cấu đàn bò sữa tại các nông hộ.
Để chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch và đề ra các giải pháp kinh tế kỹ thuật có tính thực tiễn cao. Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội hàng tháng, quý và năm đều có rà soát về tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa tại các xã trọng điểm. Đặc biệt là tình hình cơ cấu giống, đàn bò sữa tại 3 xã trọng điểm Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài (Ba Vì).
Về cơ cấu giống: Hiện nay tại 3 xã nghiên cứu chủ yếu nuôi giống bò Hà Lan (HF). Trong đó giống bò F3 chiếm tỷ lớn nhất là 68,03%, tiếp đó là giống F2 chiếm 12,38% , còn lại là giống bò thuần chủng HF chiếm tỷ lệ tương đương nhau là 9,81% và F1 tỷ lệ chiếm 9,78% so với tổng đàn bò sữa của 3 xã. Năng suất sữa đối với bò lai F3 đạt 4.700 kg/chu kỳ, bò F2 đạt 4.200 kg/chu kỳ, F1 đạt 3.800 kg/chu kỳ và năng suất sữa bò HF đạt 5.400 kg/chu kỳ. Số liệu được thể hiện cụ thể ở biểu đồ 4.5.
Tỷ lệ (%)
Biểu đồ 4.5. Cơ cấu giống bò sữa tại 3 xã nghiên cứu
Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp tại các nông hộ cho thấy giống bò F3 và F2 vừa cho năng suất, chất lượng cao, vừa có khả năng thích nghi, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của hộ nông dân và có xu hướng phát triển ổn định. Bò F1 có xu hướng giảm, nguyên nhân do năng suất sữa thấp, đồng thời người chăn nuôi vẫn phải chịu chi phí về thức ăn, khấu hao chuồng trại và công lao động như các giống bò khác, nên giống bò này ngày càng ít đi và giảm dần. Bò HF thuần chủng cũng không được các hộ chăn nuôi ưa chuộng, vì điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng khắt khe hơn, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nên giống bò này cũng chủ yếu được nuôi nhiều tại các hộ có nhiều kinh nghiệm và quy mô chăn nuôi lớn.
Về cơ cấu đàn: Hiện nay tỷ lệ đàn bò khai thác sữa chiếm tỷ lệ cao nhất là 46,09%, sau đó đến đàn bò hậu bị chiếm 22,57% và thấp nhất là đàn bê ≤ 6 tháng tuổi chiếm 7,72% tổng đàn bò của 3 xã. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Cơ cấu đàn bò sữa theo hiện trạng tại 3 xã nghiên cứu
Diễn giải
ĐVT
Bò
Tổng
Tỷ lệ (%)
F1
F2
F3
HF
Đang khai thác sữa
Con
317
402
2.208
318
3.245
46,09
Bò cạn sữa
Con
103
131
719
104
1.057
15,01
Bò hậu bị
Con
155
197
1.081
156
1.589
22,57
Bê ≤ 12 tháng tuổi
Con
59
75
412
59
606
8,61
Bê ≤ 6 tháng tuổi
Con
53
67
370
53
544
7,72
Tổng số
Con
689
872
4.790
691
7.041
Tỷ lệ
%
9,78
12,38
68,03
9,81
100,00
100,00
4.2.5. Quy mô chăn nuôi bò sữa nông hộ giai đoạn (2010 - 2014)
Để tìm hiểu quy mô chăn nuôi bò sữa nông hộ, chúng tôi tiến hành điều tra xác định số bò sữa bình quân/hộ và xác định tỷ lệ số hộ chăn nuôi bò sữa theo quy mô khác nhau. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Quy mô đàn bò sữa tại các nông hộ
Quy mô (con/hộ)
2010
2011
2012
2013
2014
Số hộ
%
Số hộ
%
Số hộ
%
Số hộ
%
Số hộ
%
1-5
1.045
89,55
1.264
90,16
1.076
78,65
1.196
78,68
909
61,17
6-10
95
8,14
111
7,92
260
19,01
292
19,21
478
32,17
>10
27
2,31
27
1,93
32
2,34
32
2,11
99
6,66
Tổng
1.167
100
1.402
100
1.368
100
1.520
100
1.486
100
Qua bảng 4.9 cho thấy quy mô chăn nuôi bò sữa ở các nông hộ ở Ba Vì nói chung và 3 xã Tản Lĩnh, Vân Hòa và Yên Bài nói riêng là rất đa dạng, phần lớn mang tính chất nhỏ lẻ, sử dụng tối đa nguồn nhân lực và tiềm năng sẵn có trong hộ gia đình và các sản phẩm phụ của địa phương.
Năm 2010, số hộ chăn nuôi bò sữa quy mô từ 1-5 con chiếm 89,55%, số hộ nuôi quy mô từ 6-10 con chiếm 8,14% và số hộ chăn nuôi quy mô >10 con chiếm 2,31%. Đến năm 2014, số hộ chăn nuôi quy mô 1-5 con có xu hướng giảm dần chỉ còn lại 61,17% và số hộ chăn nuôi quy mô từ 6-10 tăng lên chiếm 32,17%, số hộ chăn nuôi >10 con chiếm 6,66%. Điều này cho thấy chăn nuôi bò sữa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, đặc biệt là chăn nuôi bò với số lượng từ 10 con trở lên.
Nhìn chung quy mô chăn nuôi bò sữa tại vùng nghiên cứu qua các năm là khác nhau, xu hướng các hộ đầu tư chăn nuôi quy mô lớn đang bắt đầu hình thành và phát triển, điển hình như năm 2010, quy mô chăn nuôi bò sữa bình quân cả 3 xã chỉ đạt 3,3 con/hộ nhưng đến năm 2014 quy mô chăn nuôi đã tăng lên 4,7 con/hộ. Quá trình phát triển theo xu hướng các hộ đang tăng dần số bò nuôi, sau khi đã đảm bảo cơ sở vật chất và tích lũy vốn để phát triển mở rộng quy mô đàn bò của gia đình.
Hộ
Biểu đồ 4.6. Quy mô chăn nuôi bò sữa tại các nông hộ
4.2.6. Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi bò sữa
Thức ăn, dinh dưỡng và con giống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất chăn nuôi. Con giống tốt cũng phải đòi hỏi với nhu cầu thức ăn và chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể đạt được kết quả tối ưu. Thực tế, trong giai đoạn giá sữa thấp, người chăn nuôi thường ít quan tâm đến yếu tố dinh dưỡng và thức ăn trong chăn nuôi.
Thức ăn thô xanh cũng được tận dụng từ các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng không phải mất diện tích trồng hoặc chăm bón. Cách làm này mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ rệt, vì người chăn nuôi hạn chế tối đa phải bỏ tiền mặt ra mua thức ăn xanh. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh điều bất lợi liên quan đến cân đối khẩu phần trong quá trình chăn nuôi.
Từ năm 2010 trở lại đây, các hộ chăn nuôi đã thực sự chú ý đến vấn đề cân đối khẩu phần trong chăn nuôi. Họ đã chuyển từ thức ăn tự phối trộn 100% sang các loại thức ăn công nghiệp hỗn hợp hoàn chỉnh. Điều này được giải thích đơn giản vì giá sữa tăng lên, thu nhập từ bán sữa có lãi các hộ đã cho bò sữa ăn các loại thức ăn công nghiệp. Để thấy rõ được lượng thức ăn tinh và thô xanh được sử dụng trong quá trình chăn nuôi bò sữa, kết quả được trình bày trên bảng 4.10
Bảng 4.10. Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi bò sữa (n= 40)
Quy mô
Chỉ tiêu
1-5 con
(n=20)
6-10 con
(n=12)
>10 con
(n=8)
Bình quân
Thức ăn tinh (kg/bò/ngày)
4,10
4,23
4,27
4,20
Thức ăn thô xanh (kg/bò/ngày)
34,03
35,37
37,12
35,51
Tự cung cấp thức ăn thô xanh (%)
86,61
84,56
80,38
83,85
Thức ăn tinh được tính toán cho ăn theo sản lượng sữa của bò. Trong khi đó thức ăn thô xanh khá biến động giữa các nông hộ và giữa các tháng trong năm. Thực tế, do số lượng hộ chăn nuôi lớn, có sự canh tranh cao giữa bò sữa, trâu và bò thịt nên lượng thức ăn xanh thường bị thiếu trong các tháng mùa đông, chủ yếu là từ tháng 11 đến tháng 02 năm sau, nhiều hộ phải đi thu mua thân cây ngô sau thu bắp hoặc rơm từ các xã, các huyện khác cách xa nhà nhằm dự trữ, cung cấp thức ăn thô xanh cho các tháng đó. Tính chung lượng thức ăn xanh trung bình là 35,51 kg/con/ngày.
Phần lớn các hộ đều cho biết, thức ăn thô xanh không đủ cung cấp cho lượng bò sữa được nuôi trong nông hộ vào các tháng mùa đông. Trong đó, ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô từ 1-5 con lượng thức ăn xanh tự có đáp ứng được khoảng 86,61% nhu cầu của hộ, nhóm hộ quy mô 6-10 con là 84,56% và nhóm hộ chăn nuôi quy mô >10 con chỉ đáp ứng được khoảng 80,38% nhu cầu đàn bò. Điều này cho thấy, đất đai để mở rộng diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa ngay cả ở huyện miền núi như Ba Vì là hạn chế. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng quan trọng tới yếu tố mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa của ngành này trong tương lai.
Nhằm giải quyết những khó khăn về nguồn thức ăn thô xanh trong chăn nuôi bò sữa, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội hàng năm đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, sử dụng thức ăn thô xanh. Nhiều giống cỏ mới như cỏ Mulato II, Sweetjumbo...đã được giới thiệu và đưa vào sản xuất thâm canh theo mùa vụ khác nhau. Từ các lớp tập huấn này, nhiều nông hộ đã cải thiện được việc dự trữ thức ăn trong các giai đoạn không thuận lợi. Tuy nhiên, việc tính toán để cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh vẫn còn là vấn đề khó khăn của đại đa số hộ chăn nuôi bò sữa.
Thức ăn tinh trong chăn nuôi bò sữa chỉ được cung cấp khi thức ăn xanh không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bò sữa, nhất là khi bò sữa có thai và sản xuất sữa, năng suất sữa càng cao thì số lượng và chất lượng thức ăn tinh phải cung cấp cho bò sữa càng nhiều.
Nguồn thức ăn tinh được sử dụng trong chăn nuôi bò sữa là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dành cho bò sữa của: Công ty cám Tuyên Quang, Công ty Nam Việt, Công ty cám Lái Thiêu... Do vậy, lượng thức ăn tinh được sử dụng để tạo ra một kg sữa là khá đồng nhất giữa các nhóm hộ chăn nuôi khác nhau. Chỉ tiêu này biến động từ 0,41 kg đến 0,43 kg thức ăn tinh/kg sữa sản xuất ra. Tính chung, để sản xuất ra một kg sữa, trung bình cần 0,42 kg thức ăn tinh, tương đương giá trị 2.510 đồng/kg sữa.
4.2.7. Chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa
Trong chăn nuôi bò sữa, chuồng trại đóng một vai trò quan rất quan trọng. Nó là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, chuồng trại ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sữa, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nắng nóng, mùa đông giá lạnh, độ ẩm cao quanh năm, hơn nữa đàn bò sữa chủ yếu lại nuôi nhốt, nên chuồng trại trong chăn nuôi càng có ý nghĩa quan trọng. Để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố này đến chăn nuôi bò sữa nông hộ, chúng tôi tiến hành điều tra một số chỉ tiêu chuồng nuôi. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.11
Bảng 4.11.Tình hình chuồng trại nuôi bò sữa ở 3
xã nghiên cứu
TT
Chỉ tiêu
Hộ chăn nuôi (hộ)
Tỷ lệ (%)
1
Tổng số hộ điều tra
40
100,0
2
Số chuồng trại xây kiên cố
30
75,0
3
Xây mới
17
42,5
Chuồng trại nâng cấp hoặc sửa chữa từ chuồng nuôi lợn
23
57,5
4
Số chuồng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
29
72,5
5
Số chuồng chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
11
27,5
6
Số chuồng có đầy đủ trang thiết bị
25
62,5
7
Số chuồng không có đầy đủ trang thiết bị
15
37,5
8
Số chuồng nuôi, chất thải được xử lý qua hệ thống Biogas
36
90,0
Qua kết quả điều tra cho thấy còn nhiều chuồng nuôi được nâng cấp từ chuồng trại chăn nuôi trâu, bò cũ và tận dụng, sửa chữa từ chuồng lợn 57,5%, chuồng xây mới chỉ chiếm 42,5%. Tuy nhiên dù sửa chữa, cải tạo hay xây mới thì đa phần các hộ chăn nuôi bò sữa tại 3 xã nghiên cứu đều xây dựng chuồng bò kiên cố, tường gạch, mái ngói hoặc Fibroximang, diện tích chuồng nuôi bò bình quân 6 m2/bò (tiêu chuẩn 4-6 m2), số hộ có chuồng nuôi kiên cố như vậy đạt 75%. Song trong số các hộ điều tra chuồng nuôi đủ tiêu chuẩn cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ chiếm 72,5%. Số còn lại là chuồng nuôi chưa đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật chiếm 27,5%, số chuồng nuôi này tập trung chủ yếu ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ từ 1- 3 con và tận dụng sửa chữa từ chuồng chăn nuôi lợn, nên tường xây cao, kín, không thoáng mát. Vị trí xây dựng của chuồng không phù hợp, nuôi chung với chuồng nuôi gia súc khác, không có sân chơi hoặc có sân chơi nhưng không đảm bảo được diện tích.
Số chuồng nuôi có đầy đủ các trang thiết bị như hệ thống chống nóng, quạt, giàn phun mưa trên mái chuồng, hệ thống nước uống và có rèm che trước và sau chuồng nuôi vào những ngày mùa đông cũng chiếm tỷ lệ khá cao 62,5% và đa phần tập chung ở những hộ chăn nuôi quy mô từ 5 con trở lên. Thực tế có được những kết quả trên là do sau khi có quy hoạch về phát triển chăn nuôi theo xã, vùng trọng điểm của thành phố Hà Nội thì Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã triển khai hỗ trợ sửa chữa, cải tạo và xây mới chuồng trại đảm bảo kiên cố, đúng kỹ thuật, hỗ trợ hệ thống biogas, hệ thống chống nóng bò sữa cho các hộ chăn nuôi bò sữa từ 3 con trở lên tại 7 xã trên địa bàn thành phố và tập chung chủ yếu tại 3 xã nghiên cứu là Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài (Ba Vì).
Đồng thời để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi. Công ty Cổ phần sữa Quốc tế IDP, một trong những đơn vị thu mua, sản xuất, chế biến sữa đóng trên địa bàn huyện Ba Vì cũng có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển chăn nuôi như cho vay vốn không lãi suất để xây dựng hầm biogas, hố phân, cấp xe rùa trở phân.. nhằm giúp các hộ chăn nuôi đảm bảo vệ sinh, chất lượng sữa. Số hộ có hệ thống chất thải được xử lý bằng hệ thống biogas, có dụng cụ trở phân là 36/40 hộ (đạt 90%).
4.2.8. Công tác thú y và tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi bò sữa
Trong chăn nuôi bò sữa, công tác thú y cực kỳ quan trọng. Để đảm bảo ổn định sức khỏe đàn bò sữa, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi đồng thời giúp người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
Xác định được vai trò quan trọng, có quyết định đến sự thành bại trong nghề chăn nuôi bò sữa. Hàng năm Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đều tổ chức các lớp đào tạo thú y mới và nâng cao cho các cán bộ cơ sở làm công tác thú y trên địa bàn các xã trọng điểm. Đến nay đã có 42 cán bộ làm công tác thú y, thụ tinh nhân tạo cho bò sữa tại 3 xã nghiên cứu.
Bên cạnh đó thành phố hỗ trợ toàn bộ công tác tiêm phòng bệnh LMLM và THsT, hàng năm tổ chức tốt 2 đợt tiêm phòng (đợt 1 vào tháng 3, đợt 2 vào tháng 9) 2 loại vacxin THT và LMLM. Qua điều tra chúng tôi thấy 100% số hộ chăn nuôi bò sữa đều thực hiện tốt công tác tiêm phòng, nên tình hình dịch bệnh khá ổn định trong nhưng năm vừa qua.
Tuy nhiên do số lượng cán bộ thú y có trình độ chuyên môn, tay nghề cao về thú y điều trị cho bò sữa còn hạn chế, trình độ nhận thức của các hộ chăn nuôi còn thấp đặc biệt là kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng thường không đảm bảo, không đúng quy trình kỹ thuật nên đàn bò sữa hay bị mắc bệnh đặc biệt là bệnh về đường sinh sản (chậm động dục lại sau khi đẻ hoặc bệnh ở cơ quan sinh dục) và viêm vú, viêm móng...Kết quả được thể hiện ở bảng 4.12.
Bảng 4.12. Một số bệnh trên đàn bò sữa nuôi tại nông hộ ở 3 xã nghiên cứu (con)
TT
Một số bệnh sinh sản
Số con điều tra
Số con mắc bệnh
Số con chữa khỏi
Số con chết
Số con loại thải
1
Ký sinh trùng đường máu
160
9
8
0
1
2
Viêm móng
160
12
10
0
2
3
Chậm động dục lại sau khi đẻ
160
20
16
0
4
4
Sẩy thai, đẻ non
160
8
8
0
0
5
Đẻ khó
160
6
5
1
0
6
Bệnh ở cơ quan sinh dục
160
24
22
1
1
7
Sát nhau
160
9
8
0
1
8
Bệnh viêm vú
160
18
17
0
1
Tổng
106
94
2
10
Trong tổng số 160 con điều tra có tới 106 con mắc bệnh (66,25%) nhìn chung tỷ lệ này khá cao, bệnh ở cơ quan sinh dục chiếm tỷ lệ cao nhất là 24 con (15%), kéo theo đó là bệnh chậm động dục lạ sau khi đẻ 20 con (12,5), bệnh viêm vú 18 con (11,25%)... Điều này đòi hỏi phải thực hiện tốt chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ vận động cho bò và đặc biệt là phải thực hiện nghiêm túc các quy trình vệ sinh chăn nuôi thú y như vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vắt sữa...
4.3. Kết qủa điều tra một số chỉ tiêu về sinh sản
4.3.1. Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu
Trong chăn nuôi bò sữa tuổi phối giống lần đầu là chỉ tiêu quan trọng không những đánh giá khả năng sinh sản mà thông qua đó chúng ta còn nắm được kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc trong thời kỳ hậu bị, khả năng sinh trưởng phát triển, chất lượng con giống cũng như khả năng thích nghi. Tuổi phối giống có liên quan mật thiết với khối lượng phối giống lần đầu, nó quyết định đến chất lượng bê sinh ra. Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu có mối tương quan thuận với nhau, mối tương quan này phụ thuộc nhiều vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý và kỹ thuật phối giống. Mối tương quan này càng chặt chẽ hơn khi công việc đó được thực hiện nghiêm và tốt.
Qua theo dõi và điều tra trên bò lai HF chúng tôi đã xác định được tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của chúng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.13
Bảng 4.13. Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu
Phẩm giống
Chỉ tiêu
Tuổi phối giống lần đầu (tháng)
Tuổi đẻ lứa đầu (tháng)
n
± m
Cv(%)
n
± m
Cv(%)
F1
11
18,36 ± 0,99
6,8
11
28,23 ± 0,95
3,9
F2
20
20,08 ± 0,94
7,7
20
29,41 ± 0,97
3,7
F3
27
21,72 ± 1,04
8,3
27
30,85± 1,10
4,1
HF
12
23,91 ± 1,03
7,9
12
33,24 ± 1,12
3,8
Qua bảng 4.13 chúng tôi thấy tuổi phối giống lần đầu của nhóm bò HF là cao nhất trung bình là 23,91 ± 1,03 tháng, sau đó đến nhóm bò F3 trung bình 21,72 ± 1,04 tháng, nhóm bò F2 là 20,08 ± 0,94 tháng và thấp nhất là nhóm bò F1 là 18,36 ± 0,99 tháng.
Theo Nguyễn Trọng Tiến (1991) cho biết, mức độ dinh dưỡng thấp sẽ kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể, sự còi cọc thường đi kèm với sự chậm thành thục tính dục. Khối lượng cơ thể của trâu bò lớn, vì thế phải đạt được một số tích lũy nhất định về khối lượng mới xảy ra động dục lần đầu.
Theo Tăng Xuân Lưu (1999) nghiên cứu trên đàn bò F1 và F2 của Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì và vùng phụ cận, tuổi phối giống lần đầu là 26,4 tháng. Theo Vũ Chí Cương và CS (2006) nghiên cứu trên bò lai F2 và F3 nuôi ở Phù Đổng, Ba Vì, Lâm Đồng. Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận cho biết tuổi đẻ lứa đầu của toàn đàn trong vùng là 26,65 và 27,71 tháng.
Như vậy, tuổi phối giống lần đầu ở đàn bò lai hướng sữa Ba Vì có được rút ngắn hơn so với đàn bò lai hướng sữa nuôi cùng khu vực các năm trước đây và một số vùng phụ cận Hà Nội.
Qua bảng 4.13 còn thấy, tuổi đẻ lứa đầu thấp nhất ở nhóm bò F1 là 28,23 ± 0,95 tháng, sau đó đến nhóm bò F2 là 29,41 ± 0,97 tháng, nhóm F3 là 30,85± 1,10 tháng và tuổi đẻ lứa đầu cao nhất là ở nhóm bò HF 33,24 ± 1,12 tháng. Giữa các nhóm bò với điều kiện đầu tư chăm sóc nuôi dưỡng đều nhau nên tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu không có sự sai khác nhiều.
Theo tác giả Nguyễn Kim Ninh và CS (1995) nghiên cứu trên đàn bò hạt nhân nuôi tại Ba Vì tuổi đẻ lứa đầu nhóm F1 32,1±1,1 và F2 30,8±1,7 tháng. Kết quả trên cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của bò lai ngoài yếu tố giống còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.
Như vậy các kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi cho thấy, sau nhiều năm chăn nuôi bò sữa các nông hộ đã nắm được kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tốt hơn, việc chăm sóc nuôi dưỡng được quan tâm đúng mức và hợp lý hơn, chính vì vậy đàn bò sữa đã được đưa vào sử dụng ở độ tuổi cho phép.
4.3.2. Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng đẻ lứa đầu
Qua điều tra chúng tôi thấy khối lượng cơ thể khi phối giống lần đầu ở nhóm bò HF cao nhất là 325,08 ± 2,37 kg, sau đó đến nhóm bò F3 là 306,12 ± 2,37 kg, nhóm bò F2 là 298,43 ± 2,15 kg và thấp nhất ở nhóm F1 là 289,13 ± 2,12. Kết quả được thể hiện cụ thể ở bảng 4.14
Bảng 4.14. Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng đẻ lứa đầu
Phẩm giống
Chỉ tiêu
Khối lượng phối giống lần đầu (kg)
Khối lượng đẻ lứa đầu (kg)
n
± m
Cv(%)
n
± m
Cv(%)
F1
11
289,13 ± 2,12
9,18
11
372,13 ± 2,97
9,3
F2
20
298,43 ± 2,15
9,22
20
383,12 ± 3,02
9,26
F3
27
306,12 ± 2,37
9,34
27
397,06 ± 2,93
9,44
HF
12
325,08 ± 2,37
9,25
12
421,77 ± 3,03
9,36
Khối lượng đẻ lứa đầu trung bình các nhóm bò cao nhất là HF: 421,77 ± 3,03 kg, F3: 397,06 ± 2,93 kg; F2: 383,12 ± 3,02 kg và thấp nhất là F1: 372,13 ± 2,97 kg .
Theo tác giả Trần Công Chiến (2006) nghiên cứu trên đàn bò lai HF nuôi tại Mộc Châu cho biết khối lượng phối giống lần đầu là 317 kg, khối lượng đẻ lứa đầu là 413 kg. Kết quả này tương đương như kết quả nghiên cứu của chúng tôi, điều này chứng tỏ đàn bò sữa của các xã nghiên cứu trong thời gian vừa qua đã được quan tâm hơn nên khối lượng phối giống lần đầu và đẻ lứa đầu là tương đối phù hợp.
4.3.3. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai
Hệ số phối giống là số lần phối để 1 bò có chửa. Hệ số bằng 1 là lý tưởng nhất. Trong thực tế chăn nuôi khó đạt được chỉ số này. Qua điều tra và theo dõi tại Ba Vì chúng tôi thấy hệ số phối giống bình quân ở khu vực Ba Vì là 1,97 lần được trình bày trong bảng 4.15
Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu sinh sản đàn bò sữa ở 3 xã nghiên cứu
TT
Một số chỉ tiêu sinh sản
N
n
Giá trị
1
Tỷ lệ thụ thai (%)
55
31
56,6
2
Tỷ lệ bê cái/tổng số bê sinh ra (%)
28
13
48,13
3
Tỷ lệ bê đực/tổng số bê sinh ra (%)
28
15
51,87
4
Tỷ lệ nuôi sống bê sau khi sinh đến 24 giờ (%)
28
27
98,13
5
Hệ số phối giống (liều tinh/bò có chửa)
30
59
1,97
6
Khối lượng bê sơ sinh (kg/con)
52
28
32,84
Theo một số các tác giả nghiên cứu trước cho biết: Đinh Văn Cải (2001) nghiên cứu trên đàn bò lai F1 và F2 nuôi tại trại nghiên cứu và huấn luyện bò sữa Bình Dương cho thấy hệ số phối giống đậu là 1,62. Nguyễn Kim Ninh (1994) hệ số phối giống trên bò lai F1 nuôi tại Ba Vì là 1,67 lần. Theo Tăng Xuân Lưu (1999) hệ số phối giống trên đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì là 1,78 lần. Khuất Văn Dũng (2005) hệ số phối giống trên đàn bò F1 Hà Ấn là 1,71 lần và trên đàn bò Redsindhy là 1,74 lần. Các kết quả nghiên cứu trên thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi.
Tuy nhiên các kết quả đó có sự sai khác giữa các tác giả ở những khu vực và những thời điểm khác nhau. Vì hệ số phối giống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chất lượng tinh trùng, kỹ thuật dẫn tinh và thời điểm dẫn tinh, tình trạng sinh lý của gia súc.... Nếu hệ số phối giống càng cao, hao phí vật tư: ni tơ, số liều tinh, dụng cụ và công lao động cho 1 bò có chửa càng lớn, hiệu quả chăn nuôi thấp. Do vậy, mục tiêu trong chăn nuôi là hệ số phối giống thấp để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Tỷ lệ thụ thai: Trong chăn nuôi, yêu cầu hệ số phối giống thấp nhưng tỷ lệ thụ thai lại yêu cầu cao. Tỷ lệ thụ thai biểu thị bằng phần trăm (%) số bò có chửa trên tổng số lần phối giống. Qua bảng 4.15 cho thấy, tỷ lệ thụ thai bình quân của đàn bò lai hướng sữa Ba Vì là 56,6%. Theo Tăng Xuân Lưu (1999) tỷ lệ thụ thai trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì là 56,64%.
Tuy nhiên theo các tác giả nghiên cứu những năm gần đây cho biết trên đàn bò F1 Hà Ấn và Redsindhy nuôi tại nông trường Việt Nam Mông Cổ tương ứng là 61,17% và 60% (Khuất Văn Dũng, 2005) . Theo Nguyễn Trọng Thiện (2009) trên đàn bò sữa nuôi tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ thụ thai là 63,44%. Qua kết quả nghiên cứu trên chúng tôi thấy tỷ lệ thụ thai tại vùng nghiên cứu chưa cao, cần vận dụng các biện pháp tổng hợp để nâng cao tỷ lệ thụ thai nhằm nâng cao khả năng sinh sản của chúng.
Tỷ lệ bê đực trên bê cái đẻ ra, khối lượng bê sơ sinh, tỷ lệ bê nuôi sống đến 24 giờ sau khi sinh. Qua điều tra đàn bê sinh ra từ đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì kết quả được trình bày ở bảng 4.15. Chúng tôi thấy tổng số bê đẻ ra là 28 con trong đó bê cái là 13 con chiếm tỷ lệ là 48,13% và bê đực là 15 con chiếm tỷ lệ là 51,87% tỷ lệ này có hơi nghiêng về tỷ lệ bê đực hơn so với qui luật chung là 50/50. Đây là cơ sở để đề xuất với thành phố về các chính sách khuyến khích người chăn nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học như sử dụng tinh phân ly giới tính phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho bò sữa.
Qua theo dõi 28 con bê sau khi sinh ra dùng cân bàn để xác định khối lượng sơ sinh, kết quả bình quân là 32,84 kg/con. Tiếp tục theo dõi 28 con bê sinh ra đến 24 giờ sau khi sinh thì thấy còn lại là 27 con chiếm tỷ lệ là 98,13% và có 01 con chết do thể trạng yếu quá không ăn được sữa đầu.
4.3.4. Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản và sức sản xuất của đàn bò sữa. Nó ảnh hưởng tới thời gian cho sản phẩm, đến tổng sản phẩm của một đời bò sữa. Kết quả điều tra về khoảng cách lứa đẻ được thể hiện ở bảng 4.16
Bảng 4.16. Khoảng cách lứa đẻ của bò sữa nuôi ở 3 xã nghiên cứu (ngày)
Phẩm giống
n
± m
Cv (%)
F1
11
421,2 ± 6,43
8,4
F2
20
432,21 ± 7,16
9,1
F3
27
441,01 ± 7,86
7,9
HF
12
452,02 ± 7,14
8,5
Qua bảng 4.16 cho thấy khoảng cách trung bình giữa hai lứa đẻ ở nhóm bò F1 thấp nhất là 421,2 ± 6,43 ngày, sau đó đến nhóm bò F2 là 432,21 ± 7,16 ngày và F3 là 441,01 ± 7,86 ngày và cao nhất ở bò HF là 452,02 ± 7,14 ngày.
Theo Nguyễn Quốc Đạt và CS (2000) trên đàn bò lai HF tại một số trại chọn lọc được nuôi dưỡng tốt của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy khoảng cách lứa đẻ từ 441-461 ngày.
Theo Tăng Xuân Lưu (1999) cho biết khoảng cách hai lứa đẻ của nhóm bò F1 và F2 nuôi tại Ba Vì tương ứng là 423,98±5,74 ngày và 438,55±7,8 ngày. Khi nghiên cứu trên bò Redsindhi và đàn F1 Hà Ấn nuôi ở nông trường Việt Nam - Mông Cổ tác giả Khuất Văn Dũng (2005) cho biết nhóm bò Redsindhi là 498±10,2 ngày và nhóm bò F1 439,2± 14,5 ngày. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Như vậy khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của đàn bò sữa Ba Vì là hoàn toàn phù hợp.
4.4. Khả năng sản xuất của bò sữa
4.4.1. Thời gian cho sữa và năng suất sữa thực tế
Thời gian cho sữa và năng suất sữa thực tế là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sản xuất của bò sữa, đồng thời đánh giá sự ảnh hưởng của điều kiện môi trường sống, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, quyết định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và là chỉ tiêu đánh giá chất lượng phẩm giống trong điều kiện chăn nuôi nhất định, kết quả nghiên cứu chỉ tiêu này chúng tôi trình bày ở bảng 4.17
Bảng 4.17. Thời gian cho sữa thực tế và năng suất sữa
Phẩm giống
Thời gian cho sữa (ngày)
Sản lượng sữa trên một chu kỳ(kg/ 305 ngày)
n
± m
Cv (%)
± m
Cv (%)
F1
11
310,18 ± 2,18
6,07
3750,6 ± 119,4
10,1
F2
20
344,86 ± 2,75
5,04
4160,3 ± 101,8
12,4
F3
27
332,44 ± 2,37
7,60
4610,8 ± 129,2
14,5
HF
12
326,05 ± 2,13
6,24
5106,6 ± 103,4
12,3
Qua bảng 4.17 cho thấy thời gian cho sữa thực tế của đàn bò sữa ở 3 xã Tản Lĩnh, Vân Hòa và Yên Bài huyện Ba Vì. Thời gian cho sữa dài nhất là ở nhóm bò F2 là 344,86 ± 2,75 ngày và thấp nhất là ở nhóm bò F1 là 310,18 ± 2,18 ngày.
Theo Nguyễn Thị Hoa (2007) nghiên cứu thời gian cho sữa thực tế trên đàn bò HF ở Nghĩa Đàn – Nghệ An cho biết thời gian vắt sữa bình quân của bò HF là 318,15 ngày. Theo Nguyễn Xuân Trạch (2003) nghiên cứu trên đàn bò lai HF ở Hà Nội cho kết quả thời gian cho sữa ở bò F1 là 303,7 ngày; F2 là 326,8 ngày và F3 là 320,9 ngày. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả.
Sản lượng sữa 305 ngày của đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì, cao nhất là nhóm bò HF năng suất sữa là 5106,6 ± 103,4 kg/chu kỳ; sau đó đến F3 là 4610,8 ± 129,2; F2 là 4160,3 ± 101,8 kg/chu kỳ và thấp nhất là F1 3750,6 ± 119,4 kg/chu kỳ. Theo báo cáo của Cục chăn nuôi (2014) thì năng suất sữa ở bò lai trung bình đạt 4.280 tấn/chu kỳ; bò thuần HF năng suất sữa trung bình cả nước đạt 5,186 tấn/chu kỳ. Kết quả này tương đương với kết quả thu được từ đàn bò sữa của Ba Vì. Như vậy chăn nuôi bò sữa ngoài mục đích nhân giống tăng đàn còn mục đích khai thác sữa, lợi nhuận chăn nuôi từ sữa không nhỏ. Năng suất sữa của bò ngoài yếu tố di truyền quyết định còn bởi yếu tố dinh dưỡng, yếu tố quản lý.
4.4.2. Chất lượng sữa
Để đánh giá chất lượng sữa của đàn bò chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu sữa theo phẩm giống và đưa về phòng phân tích - Công ty cổ phần sữa Quốc tế (IDP) tiến hành phân tích. Kết quả đạt được trình bày ở bảng 4.18
Bảng 4.18. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sữa (n=16)
Chỉ tiêu
Tỷ lệ mỡ sữa (%)
Tỷ lệ Protein (%)
Tỷ lệ VCK (%)
± m
Cv (%)
± m
Cv (%)
± m
Cv (%)
F1
3,96 ± 0,03
2,5
3,45 ± 0,02
1,79
8,70 ± 0,04
1,62
F2
3,70 ± 0,04
4,85
3,30 ± 0,04
4,2
8,64 ± 0,07
3,28
F3
3,48 ± 0,05
4,98
3,26 ± 0,07
6,36
8,52 ± 0,08
3,75
HF
3,38 ± 0,09
6,9
3,18 ± 0,05
6,19
8,52 ± 0,05
1,8
- Tỷ lệ mỡ sữa
Tỷ lệ mỡ sữa của đàn bò sữa nuôi tại 3 xã nghiên cứu giảm dần theo sự gia tăng tỷ lệ máu HF, cao nhất ở bò F1 là 3,96 và thấp nhất ở bò HF là 3,38.
Theo Đinh Văn Cải (2001), nhóm bò lai F1 và F2 nuôi tại Trung tâm huấn luyện bò sữa Bình Dương có tỷ lệ mỡ sữa đạt 3,85%. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
- Tỷ lệ Protein sữa
Cũng như tỷ lệ mỡ sữa, tỷ lệ protein sữa của đàn bò sữa ở Ba Vì cũng có tương quan nghịch với tỷ lệ máu HF trong con lai. Tỷ lệ Protein cao nhất ở nhóm bò F1 là 3,45, tiếp đến là F2: 3,30; F3: 3,26 và thấp nhất là HF 3,18.
- Tỷ lệ vật chất khô (VCK)
Tỷ lệ VCK cao nhất ở nhóm bò F1 8,70, sau đó đến F2 là 8,64, F3 và HF thuần tương đương nhau là 8,52.
Theo Đặng Thị Dung và CS (2003) nhóm bò lai hướng sữa: bò (1/2 HF); bò (3/4 HF) và bò (7/8 HF) ở Việt Nam có tỷ lệ VCK lần lượt là 8,83; 8,73 và 8,77. Kết quả của chúng tôi ở đàn bò sữa của 3 xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài tương đương với kết quả của tác giả.
Điều này chứng tỏ nếu được đầu tư đúng mức, kết hợp tốt với việc thực hiện nghiêm túc các quy trình kỹ thuật, chất lượng sữa tại 3 xã nghiên cứu sẽ đáp ứng tốt yêu cầu ngày cáng khắt khe của thị trường ngày nay.
4.4.3. Công tác thu gom, tiêu thụ sữa
Sữa bò tươi là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng, dễ bị các vi sinh vật xâm nhập và phân hủy, làm hư hỏng; đòi hỏi khá nghiêm ngặt về sơ chế, bảo quản và thời gian tiêu thụ sữa. Chính vì lẽ đó, việc tiêu thụ sữa tươi là một trong nhưng khâu quan trọng của nghề chăn nuôi bò sữa. Nó là mắt xích cuối cùng quyết định hiệu quả ngành sữa. Do vậy, việc tiêu thụ sữa phải thực hiện tốt, đảm bảo thuận tiện, nhanh chóng, với trang thiết bị bảo quản và phương tiện chuyên trở đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Xác định vai trò quan trọng của công tác tiêu thụ sữa trong phát triển bền vững ngành hàng sữa. Trong những năm vừa qua thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách hỗ trợ trong công tác thu gom, bảo quản và tiêu thụ sữa, điển hình như hỗ trợ các trạm thu mua sữa các trang thiết bị như tank lạnh đựng sữa, máy phân tích, súng thử cồn, máy phát điện 3 pha,ổn áp lioa...
Xây dựng hệ thống thu gom sữa theo xã, cụm và để đảm bảo chất lượng sữa luôn ổn định và người chăn nuôi sau khi vắt sữa bò xong nhanh chóng được đưa đến nơi bảo quản tốt nhất. Để thực hiện tốt công tác này thì các Công ty sữa đã khuyến khích các hộ thu gom sữa xây dựng trạm thu gom cách nhau khoảng 3 km và không cách xa hơn 5 km đối với các hộ chăn nuôi.
Sữa tươi của các hộ chăn nuôi sau khi vận chuyển đến điểm thu gom được kiểm tra và lấy mẫu hàng ngày và đưa đến nhà máy sữa. Tại nhà máy, sữa tươi sẽ được kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng, nhà máy thanh toán cho các hộ chăn nuôi với giá trung bình khoảng 12.600 đ/kg và hỗ trợ giá dịch vụ cho các điểm thu gom từ 400-500đ/kg. Ngoài ra để khuyến khích các hộ chăn nuôi bò sữa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, người dân còn được nhà máy thêm giá hỗ trợ mùa vụ, thưởng khi chất lượng sữa tốt...
Nhìn chung với các chính sách hỗ trợ của nhà nước, Công ty chế biến sản xuất sữa hiện đang hoạt động trên địa bàn huyện Ba Vì thì nghề chăn nuôi bò sữa đang là nghề đảm bảo thu nhập khá ổn định cho người nông dân.
Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Vì có tổng số 32 điểm thu gom sữa gồm 75 tank lạnh đựng sữa, với công suất khác nhau của 6 Công ty là Công ty Cổ phần sữa Quốc tế IDP, Công ty cổ phần sữa Ba Vì, Công ty sữa Xuân Mai, Công ty sữa Vinamilk, Công ty sữa Hà Nội milk và Công ty sữa cô gái Hà Lan. Số liệu cụ thể của từng vùng được thể hiện ở bảng 4.19.
Bảng 4.19. Hệ thống thu gom, bảo quản sữa tại Ba Vì
TT
Tên xã
Tổng số tank sữa (cái)
Công suất tank bảo quản (kg)
≥ 1.500
≥ 1.000
≤ 500
1
Tản Lĩnh
35
2
25
8
2
Vân Hòa
16
0
14
2
3
Yên Bài
10
0
9
1
4
Các xã còn lại
14
0
6
8
Tổng
75
2
54
19
Như vậy với các chính sách hỗ trợ của thành phố, các Công ty thu gom, chế biến sữa trên địa bàn huyện Ba Vì và hệ thống thu gom sữa đồng bộ sẽ là điều kiện tốt cho các hộ chăn nuôi bò sữa phát triển.
4.5. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa
Hiệu quả kinh tế là kết quả quan trọng đánh giá tính bền vững của loại hình sản xuất kinh doanh. Trong chăn nuôi bò sữa cũng vậy, ngành chăn nuôi này đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, từ tan vỡ đến duy trì và phát triển.
Trong nhiều giai đoạn, bò sữa được xem là phát triển quá nóng đã để lại gánh nặng nợ nần cho nhiều hộ nông dân. Nhưng từ năm 2008 đến nay, người chăn nuôi bò sữa được xem là nghề có thu nhập cao, ổn định trong ngành chăn nuôi của Ba Vì. Để thấy được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa theo các quy mô chăn nuôi khác nhau trong năm vừa qua tại 3 xã nghiên cứu, kết quả được phân tích và trình bày ở bảng 4.20
Bảng 4.20. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa theo quy mô hộ chăn nuôi (đồng)
Chỉ tiêu
1-5 con (n=20)
6-10 con (n=12)
>10 con (n=8)
Tính chung (n=40)
Trung bình
%
Trung bình
%
Trung bình
%
Trung bình
%
Phần chi phí
273.343.000
100
531.643.000
100
751.543.000
100
518.843.000
100
Chi phí cố định/năm
111.795.000
41
203.795.000
38
259.795.000
35
191.795.000
37,93
Khấu hao bò
55.000.000
20,12
110.000.000
20,69
165.000.000
21,95
110.000.000
20,92
Khấu hao chuồng trại
1.000.000
0,37
2.000.000
0,38
3.000.000
0,40
2.000.000
0,38
Khấu hao máy móc
14.000.000
5,12
14.000.000
2,63
14.000.000
1,86
14.000.000
3,21
Dụng cụ vệ sinh
2.000.000
0,73
2.000.000
0,38
2.000.000
0,27
2.000.000
0,46
Chi phí giao sữa
3.795.000
1,39
3.795.000
0,71
3.795.000
0,50
3.795.000
0,87
Công lao động
36.000.000
13,17
72.000.000
13,54
72.000.000
9,58
60.000.000
12,10
Chi phí biến động/năm
161.548.000
59,10
327.848.000
61,67
491.748.000
65,43
327.048.000
62,07
Thức ăn tinh khi bò khai thác sữa
82.800.000
30,29
165.600.000
31,15
248.400.000
33,05
165.600.000
31,50
Thức ăn tinh khi bò không khai thác sữa
5.520.000
2,02
11.040.000
2,08
16.560.000
2,20
11.040.000
2,10
Thức ăn thô xanh
29.200.000
10,68
58.400.000
10,98
87.600.000
11,66
58.400.000
11,11
Lãi suất ngân hàng
33.600.000
12,29
67.200.000
12,64
100.800.000
13,41
67.200.000
12,78
Thú y, phối giống
8.500.000
3,11
17.000.000
3,20
25.500.000
3,39
17.000.000
3,23
Điện, nước
128.000
0,05
208.000
0,04
288.000
0,04
208.000
0,04
Đồ dùng + chi phí khác
1.800.000
0,66
8.400.000
1,58
12.600.000
1,68
7.600.000
1,31
Phần thu
334.500.000
100
678.000.000
100
1.012.500.000
100
675.000.000
100,00
Từ sữa
283.500.000
85
567.000.000
84
850.500.000
84
567.000.000
84,13
Từ bò thải loại
18.000.000
5
36.000.000
5
54.000.000
5
36.000.000
5,34
Từ bê
33.000.000
10
75.000.000
11
108.000.000
11
72.000.000
10,53
Lợi nhuân/hộ/năm
61.157.000
146.357.000
260.957.000
156.157.000
Lợi nhuận/bò/năm
12.231.400
14.635.700
17.397.133
14.754.744
Trong chăn nuôi bò sữa, nguồn thu chính và quan trọng nhất của các hộ là từ bán sữa. Tiếp theo là nguồn thu từ bán bê và các phụ phẩm khác. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, lượng sữa sản xuất ra hầu hết được mang bán cho các nhà máy chế biến sữa thông qua các trạm thu gom. Chỉ một lượng nhỏ được dùng cho bê hoặc được tự tiêu dùng liên quan đến lượng sữa đầu hoặc sữa không đạt tiêu chuẩn thu gom. Tuy nhiên, các nông hộ ở đây chỉ có 2 nguồn thu chính từ bán sữa và bán bê. Các nguồn thu từ phụ phẩm như bán phân là không có. Tổng thu trên một chu kỳ khai thác sữa của bò trong năm 2013 đạt từ 334.500.000 đồng/hộ ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô 1-5 con đến 1.012.500.000 đồng/hộ ở nhóm hộ có quy mô chăn nuôi >10 con. Trong cơ cấu tổng thu, thu từ bán sữa trong 1 năm trung bình chiếm khoảng 84,13%, bán bê chỉ chiếm 10,53% và bán bò loại thải chiếm khoảng 5,34%. Cơ cấu các nguồn thu này khá tương đồng giữa các quy mô chăn nuôi khác nhau, từ 85% do bán sữa ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô từ 1-5con đến 84% do bán sữa ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô từ 6-10 và >10 con.
Chi phí trong chăn nuôi bò sữa ở nông hộ bao gồm chi phí cố định (khấu hao bò, chuồng trại, máy móc, dụng cụ vệ sinh..) và chi phí biến động (thức ăn tinh, thức ăn thô xanh, thú y, phối giống, lãi suất ngân hàng..). Trong đó, chi phí chiếm tỉ lệ cao nhất là chi phí liên quan đến thức ăn chăn nuôi, chi phí khấu hao con giống lúc mua ban đầu, chi phí lãi suất ngân hàng...
Tổng chi trong chăn nuôi bò sữa biến động từ 273.343.000 đồng/hộ/năm ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô 1-5 con tới 751.543.000 đồng/hộ/năm ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô > 10 con. Tính chung, tổng chi phí cho chăn nuôi bò sữa là 518.843.000 đồng/hộ/năm chăn nuôi. Lợi nhuận tính theo một bò đang khai thác sữa đạt từ 26.757.800 đồng ở quy mô chăn nuôi nhỏ tới 31.029.400 đồng ở nhóm hộ có quy mô chăn nuôi trung bình. Tính chung, lợi nhuận trên một bò đạt được 28.685.100 đồng.
Lợi nhuận/hộ/năm thấp nhất đối với các hộ chăn nuôi quy mô từ 1-5 con đạt khoảng 61.157.000 đồng/hộ/năm, lợi nhuận/bò/năm đạt 12.231.400 đồng/bò/năm.
Lợi nhuận cao nhất đối với các hộ chăn nuôi quy mô > 10 con đạt khoảng 260.957.000 đồng/hộ/năm, lợi nhuận/bò/năm đạt 17.357.133 đồng/bò/năm. Tính chung, lợi nhuận thu được trung bình đạt 70.014.000 đồng/hộ/năm.
Lợi nhuận tính cho một lao động gia đình đạt được từ 20.932.300 đồng/người/ năm ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ tới 57.892.800 đồng/người/năm ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn. Tính chung, lợi nhuận trên lao động đạt 14.754.744 đồng/bò/năm và đạt khoảng 156.157.000 đồng/hộ/năm.
Như vậy, chăn nuôi bò sữa trong năm vừa qua và hiện tại mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Điều này lý giải tại sao quy mô chăn nuôi bò sữa đã phát triển rất nhanh tại các xã nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Ở đây cũng cho thấy, giá cả thu mua ổn định mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tính phát triển bền vững của ngành này.
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua điều tra đánh giá thực trạng chăn nuôi bò sữa quy mô hộ ở 3 xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài huyện Ba Vì. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Ba Vì là huyện có vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội, đất đai màu mỡ, lao động dồi dào, có nhiều phụ phẩm nông nghiệp, kinh tế phát triển, gần thị trường tiêu thụ, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa.
2. Đàn bò sữa tại 3 xã nghiên cứu thay đổi nhiều từ 3.485 con (2010) tăng lên 6.950 con (2014). Do đầu ra của sản phẩm sữa ổn định, trình độ chăn nuôi của người dân đã được nâng cao, chăn nuôi bò sữa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế bền vững và lâu dài, tạo công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn. Chăn nuôi bò sữa của 3 xã nói riêng và huyện Ba Vì nói chung đang tăng dần cả về số lượng và chất lượng qua các năm.
3. Trên địa bàn 3 xã có bốn loại bò đang được nuôi là F1 (1/2 HF), F2 (3/4 HF), F3 (7/8 HF) và HF. Trong đó chiểm tỷ lệ lớn nhất là bò F3 (68,03%), sau đó đến bòF2 (12,38%), bò F1 và HF thuần chiếm tỷ lệ tương đối bằng nhau (9,8%). Tuy nhiên bò HF tập chung nhiều ở các hộ chăn nuôi quy mô lớn và có kinh nghiệm trong chăn nuôi bò sữa. Năng suất sữa trung bình năm 2014 đạt 4.700 kg/chu kỳ (305 ngày), năng suất cao nhất là bò HF đạt 5.106 kg/chu kỳ, sau đó đến bò F3 đạt 4.610 kg/chu kỳ, bò F2 đạt 4.160 kg/chu kỳ và thấp nhất là bò F1 đạt 3.750 kg/chu kỳ và năng suất sữa.
4. Trong điều kiện chăn nuôi hiện nay, với giá cả thức ăn, giá sữa hiện tại, hiệu quả sinh lợi trên vốn đầu tư...Lợi nhuận/bò/năm và lợi nhuận/hộ/năm cao nhất ở quy mô >10 con, sau đến quy mô 6-10 con và thấp nhất ở quy mô 1-5 con. Như vậy chăn nuôi bò F3, F2 là phù hợp nhất với điều kiện của 3 xã nghiên cứu và của huyện Ba Vì.
5. Việc đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì – Hà Nội, sẽ là cơ sở để các cơ quan chuyên môn, các nhà chức năng trên địa bàn thành phố Hà Nội có các chính sách, giải pháp phù hợp và xây dựng chiến lược quy hoạch cụ thể về phát triển chăn nuôi bò sữa. Đặc biệt là phát triển chăn nuôi bò sữa theo xã, vùng trọng điểm, nhằm khuyến khích nghề chăn nuôi bò sữa ngày càng phát triển hơn nữa.
6. Những thuận lợi trong quá trình phát triển (tiềm năng)
- Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết khá thuận lợi, kinh tế phát triển mạnh, ổn định và bền vững.
- Đàn bò có thể thích nghi với điều kiện tự nhiên, cũng như điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ở 3 xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài huyện Ba Vì.
- Trình độ nhận thức của người chăn nuôi đã được nâng cao. Có diện tích đất tự nhiên rộng lớn, có đủ nguồn nhân lực và nhiều các loại cây hoa màu và nguồn phụ nông nghiệp có thể sử dụng làm thức ăn cho bò và dự trữ thức ăn cho bò vào mùa đông, điều này thuận lợi cho phát triển chăn nuôi bò sữa.
- Gần thị trường tiêu thụ sữa, đầu ra cho chăn nuôi bò sữa thuận lợi
- Có sự hỗ trợ của nhà nước về các chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa và có nhiều các cơ quan nghiên cứu, các công ty hoạt động trong lĩnh vực thu gom, bảo quản, chế biến sữa đóng trên địa bàn.
7. Những khó khăn gặp phải trong quá trình chăn nuôi
- Phương thức chăn nuôi hiện vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán chưa có quy hoạch tổng thể của nên phát triển chăn nuôi bò sữa còn gặp nhiều khó khăn.
- Trình độ chuyên môn, tay nghề đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhất là cán bộ thú y có tay nghề cao còn chưa nhiều. Khả năng tài chính và trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi còn hạn chế.
- Giá sữa luôn tăng chậm hơn so với giá cả của thị trường. Giá con giống, thức ăn tinh, thuốc thú y tăng cao. Việc sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) còn hạn chế.
5.2 Đề nghị
- Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa, cần mở rộng quy mô chăn nuôi, tăng số con/hộ theo hướng trang trại và khuyến khích chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Đảm bảo giá sữa luôn phù hợp với sự tăng giá cả của thị trường theo xu hướng chung hiện nay. Khuyến khích người chăn nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Xây dựng hệ thống thú y giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, xử lý kịp thời không để lây lan dịch bệnh. Tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống Thú y, đặc biệt là vai trò của Ban chăn nuôi thú y cơ sở.
- Đề nghị các cơ quan chức năng của Nhà nước tiếp tục định hướng phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng, xã trọng điểm, đồng thời có các chính sách phù hợp để đầu tư, khuyến khích các vùng trọng điểm như Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài của huyện Ba Vì tiếp tục phát triển và tạo thành một nghề ổn định, bền vững mang lại thu nhập cao cho người nông dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đinh Văn Cải (2001), Một số đặc điểm sản xuất của nhóm bò lai F1 (50%) và F2 (75%) Holstein Friesian nuôi tại Trung tâm huấn luyện bò sữa Bình Dương, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ NN số 3, tr. 989-990.
2. Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nội, Nguyễn Văn Niêm, Võ Văn Sự, Lê Trọng Lạp, Tăng Xuân Lưu, Nguyễn Quốc Đạt, Đoàn Trọng Tuấn, Lưu Công Khánh, Phạm Thế Huệ, Đặng Thị Dung, Nguyễn Xuân Trạch (2004) Kết quả bước đầu nghiên cứu chọn lọc bò cái 3/4 và 7/8 HF hạt nhân lại với bò đực cao sản để tạo đàn bò lai hướng sữa đạt trên 4000kg sữa/chu kỳ. Báo cáo khoa học Chăn nuôi-Thú y toàn quốc 2002- 2003. XNB Nông nghiệp. Trang 25-34.
3. Vũ Chí Cương, Tăng Xuân Lưu, Nguyễn Quốc Đạt, Phạm Thị Huệ, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Xuân Hòa (2006) “Kết quả chọn lọc bò cái lai 3/4 và 7/8 HF để tạo đàn bò hạt nhân lai hướng sữa đạt trên 4000 lít sữa/chu kỳ”, Tóm tắt báo cáo khoa học 2004, Viện Chăn nuôi, Hà Nội 6/2005, tr 7-8.
4. Cục Chăn Nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014), Báo cáo kết quả phát triển chăn nuôi bò sữa theo Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ và định hướng, giải pháp phát triển chăn nuôi đến năm 2020.
5. Đặng Thị Dung, Nguyễn Thị Công, Trần Trọng Thêm và Lê Minh Sắt (2003), Bước đầu đánh giá chất lượng sữa và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa ở các nhóm bò lai hướng sữa ở Việt Nam, Tạp chí Chăn nuôi, số 2, tr 5-7.
6. Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Văn Nội, Bùi Thế Đức, Nguyễn Thanh Bình: Khả năng sản xuất của đàn bò cái lai hướng sữa (Holsteinfriz x Lai Sind ) trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở thành phố Hồ Chi Minh (1980). Báo cáo khoa học-Viện Chăn nuôi 1998. Tr.16 – 18.
7. Khuất Văn Dũng (2005), “Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái Redsindhy nuôi tại nông trường hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ, Ba Vì, Hà Tây”, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội..
8. Nguyễn Thị Hoa (2007). Đánh giá thực trạng Phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An giai đoạn 2001-2007, Luân văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
9. Nguyễn Kim Ninh (1994), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng sinh sản và cho sữa của bò lai F1 Holstein Friesian x Lai Sind nuôi tại Ba vì, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
10. Nguyễn Kim Ninh, Nguyễn Văn Thưởng, Trần Trọng Thêm, Lê Trọng Lạp, Nguyễn Hữu Lương, Lê Văn Ngọc, Tăng Xuân Lưu và cộng sự: Kết quả nghiên cứu về bò lai hướng sữa và xây dựng mô hình bò sữa trong dân. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1969 - 1995) - Viện Chăn nuôi - Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1995. Tr 225 - 231.
11. Nguyễn Hữu Lương, Đỗ Kim Tuyên, Nguyễn Đăng Vang, Hoàng Kim Giao, Nguyễn Viết Hải, Vũ Văn Nội, Lã Văn Thảo, Trần Sơn Hà, Vũ Ngọc Hiệu, Nguyễn Sức Mạnh, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thị Dương Huyền (2007), Nghiên cứu một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của bò sữa Úc nhập nội. Tạp chí khoa học công nghệ vật nuôi. Viện chăn nuôi quốc gia. Số 4. vcn.org/home/modules.php?name=Files&go=view_file&lid=2
12. Tăng Xuân Lưu (1999), Đánh giá một số đặc điểm cảu bò lai hướng sữa tại Ba Vì – Hà Tây và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của chúng. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I.
13. Niên giám thống kê Hà Nội, 2013.
14. Số liệu của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (2014), Báo cáo tổng kết, Kế hoạch phát triển chăn nuôi các năm, các giai đoạn.
15. Trần Công Thành (2000), Phát triển ngành sản xuất sữa và những giải pháp cần thiết, Chuyên san chăn nuôi gia súc ăn cỏ, Hội chăn nuôi Việt Nam.
16. Mai Thị Thơm (2004). Đặc điểm sinh sản và một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của trâu ở huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp – ĐHNNI, Tập II, số 5/2006. Trang 370 – 373.
17. Nguyễn Ngọc Thiệp (2003), Một số đặc điểm về sinh trưởng, sinh sản và sản xuất sữa của bò Holstein Friensran nuôi tại Lâm Đồng, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
18. Trần Trọng Thêm (1986), Một số đặc điểm và khả năng sản xuất của các nhóm laisind với bò sữa gốc Hà Lan, Luận án Phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
19. Nguyễn Trọng Thêm (2000), Phát triển ngành sữa và những giải pháp cần thiết, Chuyên san chăn nuôi gia súc ăn cỏ, Hội chăn nuôi Việt Nam.
20. Nguyễn Văn Thưởng (2005), Định hướng phát triển chăn nuôi bò sữa và sữa thời gian tới, Chuyên san chăn nuôi gia súc ăn cỏ, Hội chăn nuôi Việt Nam.
21. Vương Tuấn Thực (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng thức ăn thu nhận, năng suất và chất lượng sữa của bò lai nuôi tại Ba Vì trong mùa hè, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I hà Nội.
22. Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) Nuôi vỗ béo bê Lai Sind bằng rơm có bổ sung cỏ xanh, urê, bã bia và cho uống dầu lạc. Tạp chí Chăn nuôi. Số 12/2004. Trang 18-20.
23. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (2006), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Trường Đại học Nông nghiệp - Hà Nội, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Nguyễn Xuân Trạch (2003), Khả năng sinh sản và sản xuất của các loại bò lai hướng sữa nuôi ở Mộc Châu, http//www.hanl.edu.com.vn.
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
25. Brody, S (1945), Bioenergetics and Growth, With specinl reference to the Efficiency complex in domestic Animal, reinhoil publishing corporation, warely press, Baltimol, MD (1945).
26. Compork, C, E, P.A. grant, S.J.Portzer, D.A.Charles and A.Escobosa (1982), lacting dairy cow responses to dictary sodium, chloride, and biccarbonate during hot weather.J.Dairy sci.65 (1982), pp 566-567.
27. Kadzere C.T, MR Myrphu (2002), Heat stress in lacting dairy cows, a review, livestock production science, volume 77, Fessue 1, Oct 2002.
28. Shearer, J.K and D.K, Breede (1990), Thermoregulation and physiological resronses of dairy cattle in hot weather, Agri – practice 11 (1990), PP 5-7.
29. Silanikove, N (1994) the stuggle to maintain hydration and osmoregulation in animal expriencinf sever rehydration and rapid rehydration, the story of ruminants. Exp. Physiol, 79 (1994), pp.281-300.
PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Diện tích trang trại?
2. Chi phí trồng cỏ cho nuôi bò sữa?
3. Các loại hình chăn nuôi khác trong trang trại?
4. Khái quát chăn nuôi bò sữa trong nông hộ
Chăn nuôi từ bao giờ?
Tóm tắt quá trình (quy mô theo giai đoạn)?
5. Quy mô đàn bò sữa hiện có trong nông hộ
Số lao động gia đình nuôi bò/hộ?
Số người làm thuê?
Tổng thời gian (của tất cả lao động) cho nuôi bò sữa (giờ/ngày/hộ)?
6. Bò khai thác sữa (lượng sữa được khai thác theo giống: kg/giai đoạn)?
Tiêu thụ sữa (kg/chu kỳ)?
Nguồn gốc con giống (trị giá: đồng/con)?
7. Số lượng bê đực/cái được sinh ra theo lứa đẻ?
8. Năng suất sinh sản của các giống bò?
Mua ở tháng tuổi?
Mua giống (đồng)?
TG nuôi hậu bị (tháng)?
Tuổi động dục lần đầu (tháng)?
Tuổi phối giống lần đầu (tháng)?
TG mang thai (tháng)?
Số lứa khai thác (lứa)? Bán loại thải (đồng)?
9. Chi phí thức ăn tinh trong nuôi bò?
Chi phí thức ăn tinh cho giai đoạn hậu bị (kg/giai đoạn)?
Chi phí thức ăn tinh cho giai đoạn bò chửa (kg/giai đoạn)?
Chi phí thức ăn tinh cho giai đoạn tiết sữa (kg/giai đoạn)?
10. Chi phí thức ăn thô xanh?
Chi phí thức ăn thô xanh cho giai đoạn hậu bị (kg/giai đoạn)?
Chi phí thức ăn thô xanh cho giai đoạn bò chửa (kg/giai đoạn)?
Chi phí thức ăn thô xanh cho giai đoạn tiết sữa (kg/giai đoạn)?
11. Chi phí khác?
Chi phí thú y, thuốc sát trùng/lứa/năm? Chi phí khoáng, vitamin/lứa? Chi phí thụ tinh/phối giống (đồng/con/năm)? Chi phí thuê nhân công (đồng/năm)? Chi phí điện, nước cho nuôi bò sữa (đồng/năm)? Chi phí thuê xe vận chuyển sữa, thức ăn (đồng/năm)? Chi phí xăng xe vận chuyển sữa (đồng/năm)? Chi phí khác/lứa/năm?
12. Sản lượng sữa của nông hộ trong năm?
13. Loại hình chuồng trại trong chăn nuôi?
14. Sử dụng vắc-xin phòng bệnh?
15. Dịch bệnh trên đàn bò?
16. Khấu hao chuồng trại?
17. Các hoạt động phi nông nghiệp khác trong nông hộ?
18. Chi phí tài chính, tiết kiệm?
19. Thuận lợi và khó khăn?
Hình ảnh: Tham quan mô hình chăn nuôi bò sữa nông hộ ở Ba Vì
Hình ảnh: Tham quan mô hình chăn nuôi bò sữa nông hộ ở Ba Vì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thac_si_2014_1274.doc