Đề tài Đánh giá thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Chính quyền địa phương cần quan tâm hơn đối với công tác quản lý môi trường của xã, đi sâu vào các thôn xóm, đặc biệt là vấn đề sử dụng hóa chất BVTV trong sản xuất. Hiện nay, việc lạm dụng hóa chất BVTV không những không tốt, ảnh hưởng hiệu quả kinh tế mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân. Các cơ quan quản lý cần có biện pháp giải pháp tuyên truyền để các công văn có thể tới được người dân và để họ ý thức được những hành động vi phạm pháp luật của mình. Mở các lớp đào tạo chuyên môn buôn bán, quản lý, sử dụng hóa chất BVTV, cấp giấy phép cho những hộ kinh doanh, buôn bán khi qua các khóa đào tạo về hóa chất BVTV, các cơ quan quản lý cần quản lý chặt chẽ hơn về các hoạt động buôn bán kinh doanh hóa chất BVTV trên địa bàn, cần có các phương án, hình phạt mạnh đối với các cơ sở kinh doanh không qua đào tạo và không có giấy phép kinh doanh. Cần có các buổi tập huấn, tuyên truyền trong các phương tiện truyền thông của địa phương để người dân biết được những nhược điểm, hậu quả tiềm tàng trong tương lai, mức độ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của chính họ.

docx56 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý hóa chất BVTV như: + Quyết định số 100/NN-BVTV/QĐ ban hành ngày 23/02/1995 rồi Quyết định 165/1999/QĐ-BNN-BVTV và nay là Quyết định 145/2003 QĐ-BNN-BVTV về qui định thủ tục thẩm định sản xuất, gia công, đăng ký, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, lưu trữ, tiêu huỷ, nhãn hóa chất, bao bì đóng gói, hội thảo, quảng cáo hóa chất BVTV. Đặc biệt trong quyết định 145/2003 QĐ-BNN-BVTV còn có mục IV qui định về việc sử dụng hóa chất BVTV, trong đó qui định rõ trách nhiệm của người trực tiếp sử dụng, trách nhiệm của các cơ quan quản lý và đơn vị kinh doanh hóa chất BVTV [1]. + Quyết định 91/2002/QĐ-BNN qui định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai đóng gói buôn bán hóa chất BVTV. + Quyết định 150/NN-BVTV/QĐ rồi QĐ193/1998/QĐ,BNN-BVTV, tiếp đến QĐ 34/2001/QĐ-BNN-VP bị thay thế bằng Quyết định 50/QĐ/2003/QĐ-BNN qui định về kiểm định chất lượng, dư lượng hóa chất BVTV và khảo nghiệm hóa chất BVTV . + Để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa chất lượng dư lượng hóa chất BVTV, Bộ Nông nghiệp & PTNT ngày 08/08/2003 ra Quyết định 79/2003/QĐ sửa đổi khoản 2 &3 điều 11 trong 50/QĐ/2003/QĐ-BNN qui định Kiểm định chất lượng dư lượng hóa chất BVTV nhằm mục đích đăng ký ở Việt Nam [1]. Để quản lý chặt chẽ hơn các loại hóa chất hạn chế sử dụng, Cục Bảo vệ thực vật đã gửi công văn số 286/HD-BVTV ngày 19/04/2004 hướng dẫn sử dụng các loại hóa chất BVTV bị hạn chế dùng ở Việt Nam [1]. Để bảo đảm cho việc thi hành hệ thống pháp lý nói trên, ngày 18/12/1993, Bộ Nông Nghiệp và CNTP đã ra Quyết định số 703/NN-BVTV/QĐ về qui chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong văn bản này đã ghi rõ [1]: Quyết định số 412/NN-BVTV/QĐ của Bộ Nông nghiệp & CNTP qui định rõ sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu, thẻ thanh tra và chế độc ấp phát, sử dụng đối với viên chức thanh tra chuyên ngành BV và KDTV [1]. Ngày 08/06/2015 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý hóa chất bảo vệ thực vật (sau đây gọi tắt là Thông tư 21). Thông tư này quy định về quản lý hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm: đăng ký; khảo nghiệm; sản xuất, buôn bán; xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chất lượng; chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy; bảo quản, vận chuyển; sử dụng; ghi nhãn; bao gói; quảng cáo; thu hồi, tiêu hủy hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam. Thông tư này áp dụng cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến hóa chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam [1]. Ngày 21/04/2016, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Thông tư số 03/2016/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục hóa chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam; công bố mã HS đối với hóa chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam [1]. Ngày 01/07/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm [1]. Ngày 11/11/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 231/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận hóa chất bảo vệ thực vật; phí thẩm định công nhận hoặc chỉ định, giám sát phòng kiểm nghiệm, phòng thử nghiệm và phí kiểm dịch thực vật [1]. Ngày 03/01/2017, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 03/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ hóa chất BVTV chứa Carbendazim, Benomyl và Thiophanate-methyl ra khỏi Danh mục thuôc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam [1]. Ban hành Phụ lục kèm theo Quyết định số 03/QĐ-BNN-BVTV là “Danh sách hóa chất bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Carbendazim, Benomyl và Thiophanate-methyl loại bỏ ra khỏi Danh mục hóa chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam” [1]. Ngày 08/02/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành Quyết định số 278/QĐ-BNN-BVTV loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4D và Paraquat ra khỏi Danh mục hóa chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, dựa trên các bằng chứng khoa học khẳng định các hoạt chất này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường [1]. Theo Cục BVTV (Bộ NN&PTNT), hiện nay trong Danh mục hóa chất BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam (Ban hành theo Thông tư số 03 /2016/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT ngày 21.4.2016), hóa chất BVTV có chứa hoạt chất 2.4D có tới 36 tên thương phẩm; hoạt chất Paraquat có tới 46 tên thương phẩm [2]. Trong những văn bản nói trên đã chứng tỏ nhà nước ta rất coi trọng việc quản lý hóa chất BVTV. Đồng thời nhà nước ta cũng đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh lưu thông và người sử dụng (nông dân) hóa chất BVTV phải quán triệt để nghiêm chỉnh thực hiện [2]. Ảnh hưởng và nguyên tắc sử dụng hóa chất BVTV Ảnh hưởng của hóa chất BVTV đến môi trường 3.2.1.1. Tác động đến hệ sinh thái. Suy giảm tính đa dạng của quần thể Trong hệ sinh thái, nhiều loài sinh vật có quan hệ qua lại lẫn nhau. Bên cạnh quan hệ hỗ trợ, các loài này còn có mối quan hệ cạnh tranh đối kháng. Các mối quan hệ này rất phức tạp, nhưng tạo thế cân bằng giữa các loài, không cho phép một loài nào đó trong hệ sinh thái phát triển quá mức, tạo nên những trận dịch. Hệ sinh thái càng phức tạp, càng nhiều loài sinh vật thì hệ sinh thái càng bền vững. Tính đa dạng trong hệ sinh thái nông nghiệp tuy không phong phú bằng hệ sinh thái tự nhiên, nhưng cũng rất phức tạp và luôn thay đổi dưới tác động của con người [13]. Hóa chất BVTV là một trong nhưng yếu tố quan trọng do con người tạo ra làm mất tính ổn định của quần thể sinh vật. Theo Pimetel (1971), để chống lại 1000 loài sâu hại, hóa chất trừ sâu đã tác động đến khoảng 200 ngàn loài động thực vật khác nhau, trong đó có nhiều loài không những không phải là đối tượng phòng trừ mà còn rất cần cho sự tồn tại và phát triển của con người [13]. Hóa chất BVTV dùng trên qui mô càng lớn, thời gian dùng càng dài, số lần phun hóa chất càng nhiều, sẽ làm giảm càng mạnh số cá thể trong loài và giảm số loài trong quần thể. Các hóa chất trừ sâu trước tiên làm giảm số lượng các loài côn trùng và nhện có ích (Crofts và Brown, 1975). Sau 8 năm dùng hóa chất DDT và Wofatox tỷ lệ ong ký sinh trên sâu non sâu loang Earias fabia hại bông đã giảm từ 38.4% xuống còn 0.32%. Ở Định Tường, khi dùng càng nhiều hỗn hợp DDT và Wofatox đã làm cho mật độ sâu xanh Heliothis armigera càng tăng và ngược lại mật độ ong ký sinh lưng cong càng giảm. Các loài ký sinh thiên địch thường mẫn cảm với hóa chất trừ sâu hơn sâu và nhện gây hại vì: Sau mỗi lần dùng hóa chất, số côn trùng và nhện gây hại bị chết nhiều, làm cho ký sinh thiếu thức ăn, bị đói mà chết; phần còn sống, lại bị ngộ độc bởi các con mồi đã trúng hóa chất (Ahmed 1954), nên khả năng hồi phục số lượng quần thể chậm hơn dịch hại. Các hóa chất trừ nấm trừ cỏ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của côn trùng và nhện, trong một số trường hợp hóa chất tỏ ra rất độc với một số loài côn trùng có ích. Nhưng những tác động này không mạnh bằng tác động của các hóa chất trừ sâu [13]. 3.2.1.2. Tác động của hóa chất BVTV đến sức khỏe con người và một số loài động vật máu nóng. Hóa chất BVTV là một mối nguy hiểm cho con người, môi sinh và môi trường. Mối nguy hiểm được định nghĩa: Mối nguy hiểm hay Nguy cơ ngộ độc hoặc Rủi ro ngộ độc (Hazard): là khả năng gây những tác động có hại (ngộ độc hoặc các sự nguy hiểm khác) có trong những điều kiện nhất định khi sử dụng hóa chất đó. Một số chất có độ độc cao nhưng trong sử dụng chúng lại có thể ít nguy hiểm hơn những chất kém độc. Mối nguy hiểm phụ thuộc vào điều kiện sử dụng. Khi trực tiếp tiếp xúc (công nhân sản xuất hóa chất, thủ kho hóa chất BVTV...) và sử dụng (người đi phun hóa chất...), hóa chất BVTV dễ xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiếp xúc, vị độc, xông hơi, gây nhiễm độc và ngộ độc hóa chất BVTV. Những người ít hay không tiếp xúc với hóa chất BVTV cũng có thể bị nhiễm độc do ăn, uống những nông sản, nước nguồn, nước mưa có dư lượng hóa chất BVTV. Nhiễm độc: là khả năng nhiễm bẩn chất độc (hóa chất BVTV, chất độc do các sinh vật tiết ra, hoặc do các nguồn khác) khi chúng xâm nhập và lưu lại trong cơ thể sinh vật, môi trường có thể gây ra những tác hại trước mắt và lâu dài cho cơ thể sinh vật đó (kể cả thế hệ sau) và môi trường. Ví dụ: Nhiễm độc chất độc màu da cam; nguồn nước bị nhiễm độc bởi hóa chất BVTV; đất bị nhiễm kim loại nặng. Ngộ độc – Trúng độc (poison): Là kết quả của sự tương tác giữa chất độc và sinh vật. Hiện tượng sinh vật bị trúng độc hóa chất BVTV hay chất độc, khi chúng xâm nhập vào cơ thể sinh vật qua ăn uống, hít thở hoặc bằng các con đường khác, làm cho sinh vật bị ốm, chết thậm chí làm chậm sự phát triển hay rút ngắn thời gian sống của sinh vật. Tuỳ theo mức độ ngộ độc, chúng có thể gây: Ngộ độc cấp tính (acute poisoning): Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng lớn, phá huỷ mạnh các chức năng sống, được thể hiện bằng các triệu chứng rõ ràng, quyết liệt, đặc trưng của mỗi loại chất độc, thậm chí gây chết sinh vật. Ngộ độc mãn tính (chronic poisoning): Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều lần, trong thời gian dài, được tích luỹ lại trong cơ thể sinh vật (tích luỹ hoá học hay chức năng), những triệu chứng thể hiện chậm, lâu dài, gây tổn thương cho các cơ quan của cơ thể, làm cho sinh vật bị ốm, yếu (ảnh hưởng đến sức khoẻ của sinh vật, gây đột biến, ung thư, quái thai, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ sau) và có thể dẫn đến tử vong. Nghiên cứu khả năng tích luỹ, sự trúng độc cấp tính có ý nghĩa rất lớn đến việc phòng chống độc hại cho người tiếp xúc trực tiếp với chất độc khi sản xuất, gia công, phân phối, bảo quản và sử dụng hóa chất BVTV. Còn khả năng trúng độc mãn tính lại có ý nghĩa rất lớn đối với người sử dụng các nông sản. Dư lượng hóa chất BVTV trên nông sản cao hơn MRL là điều hết sức nguy hiểm, dễ gây ngộ độc cho người sử dụng sau thời gian dài tiếp xúc và biểu hiện thường gặp như ăn ngủ kém, thiếu máu, ảnh hưởng thần kinh, giảm sức chống chịu, nặng hơn sẽ bị xơ gan, ung thư v.v... Ngoài ra, dư lượng hóa chất tồn tại lâu trên môi trường, sẽ làm ảnh hưởng đến tính đa dạng quần thể, gây tính chống hóa chất, gây tái phát, tạo dịch hại mới... Để hạn chế tác hại của hóa chất BVTV tích luỹ trong cơ thể người công nhân tiếp xúc trực tiếp với hóa chất (trong nhà máy sản xuất, gia công và trong các kho hóa chất) người ta dùng trị số Ngưỡng giới hạn. Trị số Ngưỡng giới hạn (Threshold Limit Value –TLV): Lượng hoạt chất tối đa người công nhân có thể bị nhiễm trong 8 giờ làm việc suốt cả cuộc đời mà không bị ngộ độc. Ở những khu vực xử lý hóa chất BVTV, người ta thường cắm những biển báo, cấm người và gia súc đi vào đó trong một thời gian nhất định, để tránh cho người và gia súc bị nhiễm hóa chất. Thời gian này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào loại hóa chất. Trường hợp cần vào khu vực đó, phải đợi cho hóa chất khô và lắng hết; phải mặc quần áo bảo hộ lao động. Trong 24 - 48 giờ đầu sau xử lý, cấm tuyệt đối gia súc vào vùng xử lý để tránh ngộ độc. Trường hợp khử trùng đất và kho tàng, bằng hơi, khí hay khói độc, phải thông báo trước thời gian xử lý và thời gian cách ly. Chỉ có những kỹ thuật viên và công nhân được huấn luyện kỹ mới được phép thao tác và khi xử lý nhất thiết phải đeo mặt nạ. Để ngăn ngừa tác hại của hóa chất đối với con người, môi sinh và môi trường, các hóa chất BVTV muốn được đăng ký, bên cạnh các thông tin về đặc tính lý hoá của hóa chất, các kết quả thử hiệu lực sinh học, còn cần có đầy đủ các thông tin về: Độ độc cấp tính qua miệng, qua da, qua đường hô hấp; khả năng ngộ độc mắt, da và độ mẫn cảm của da; độ độc mãn tính và dưới liều mãn tính ở các dạng khác nhau trong 2 năm; những thông tin đánh giá khả năng gây đột biến, di truyền, ung thư, quái thai, ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật, những biến đổi về cấu trúc và chức năng của ADN và chromosom; tác động của hóa chất đến chim, động vật hoang dã; cá, động vật thuỷ sinh; ong và các sinh vật có ích khác; con đường biến đổi của hóa chất trong cơ thể động vật máu nóng, cây trồng và môi trường. 3.2.1.3. Tác động của hóa chất BVTV đến thực vật Hóa chất BVTV xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại trên các bộ phận của cây, tác động đến sinh trưởng và phát triển của cây. Những tác động tốt của hóa chất đến cây như: Rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm cây ra hoa sớm, làm quả chín sớm. Tăng chất lượng nông sản. Làm tăng năng suất và các chỉ tiêu cấu thành năng suất. Làm tăng sức chống chịu của cây với những điều kiện bất lợi: như chống rét, chống hạn, chống lốp đổ, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng và tăng khả năng chống sâu bệnh. Hóa chất trừ nấm Edifenphos (Hinosan) ngoài tác dụng trừ đạo ôn trên lúa, còn làm cho các đốt gốc lúa ngắn lại, cây chống được lốp đổ. Hóa chất trừ bệnh oxolinic acid (Starner) trừ được bệnh vi khuẩn do hóa chất làm tăng sức chống chịu của cây đối với sự gây hại của các loài vi khuẩn. Hóa chất kháng sinh trừ bệnh Ningnanmycin cũng làm tăng sức chống bệnh của cây thông qua việc giảm thời gian tồn tại của các tinh thể virus có trong cây, nên giảm sự lây lan của virus. Làm tăng hoạt động của vi sinh vật và có tác động cải tạo đất tốt. Ngược lại, khi sử dụng không đúng hóa chất BVTV, có thể gây hại cho cây trồng. Giảm tỷ lệ nảy mầm, sức nảy mầm, rễ không phát triển, màu sắc lá biến đổi, cây chết. Lá bị cháy, thủng, biến dạng, hoa quả bị rụng, quả nhỏ, chín muộn. Phun hóa chất vào thời kỳ cây ra hoa dễ ảnh hưởng đến khả năng đậu quả của cây trồng. Những hiện tượng này thể hiện nhanh chậm tuỳ vào loại hóa chất, dạng hóa chất, liều lượng và nồng độ hóa chất cũng như thời điểm và phương pháp sử dụng hóa chất. Thậm chí trong một số trường hợp, tác hại của hóa chất còn gây hại cho cây trồng vụ sau. Các nguyên tắc sử dụng hóa chất BVTV Đúng hóa chất Khi chọn mua hóa chất BVTV nông dân cần biết rõ loại dịch hại cần phòng trừ. Nếu không xác định được dịch hại nên nhờ cán bộ kỹ thuật BVTV nhận diện giúp để có cơ sở chọn hóa chất đúng và có hiệu lực cao để trừ loại dịch hại. Khi mua hóa chất nên ưu tiên chọn hóa chất ít độc với người và động vật máu nóng. Cần mua những loại hóa chất có tác động chọn lọc (có tác dụng trừ sâu bệnh cao nhưng tương đối ít độc đối với sinh vật có ích như ong mật, cá tôm, ký sinh và thiên địch). Chọn hóa chất an toàn đối với cây trồng, ít nguy hại đến người tiêu thụ sản phẩm. Chọn hóa chất có thời gian cách ly ngắn, không lưu tồn lâu dài trong nguồn nước và trong đất. Không sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, không có trong danh mục hóa chất được phép sử dụng. Không sử dụng hóa chất cấm [7]. Đúng liều lượng và nồng độ Liều lượng là lượng hóa chất cần dùng cho một đơn vị diện tích và nồng độ là độ pha loãng của hóa chất trong nước để phun. Pha đúng nồng độ và phun đủ lượng nước quy định để đảm bảo hóa chất trãi đều và tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất. Khi dùng hóa chất BVTV, cần đọc kỹ hướng dẫn khi dùng hóa chất, phải có dụng cụ cân, đong hóa chất, không ước lượng bằng mắt, không bốc hóa chất bột bằng tay. Phun hết lượng hóa chất đã tính toán trên thửa ruộng định phun. Nếu dùng liều lượng hóa chất cao hơn khuyến cáo dễ gây nguy cơ tái phát dịch hại, càng làm gia tăng nguy cơ ngộ độc của người đi phun hóa chất, người sống gần vùng phun hóa chất và người tiêu thụ sản phẩm có phun hóa chất [7]. Đúng lúc Phun hóa chất đúng lúc kịp thời vào thời điểm dịch hại trên đồng ruộng dễ bị tiêu diệt và theo dự tính, dự báo, điều tra của cơ quan chuyên môn BVTV. Phun hóa chất đúng lúc là tác động vào lúc mật độ sâu hại đạt tới ngưỡng kinh tế. Nên phun hóa chất vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Không phun hóa chất vào những ngày thời tiết quá nóng, trời nắng gắt, trời sắp mưa, có gió to. Hạn chế phun khi cây đang ra hoa. Không phun hóa chất gần ngày thu hoạch nông sản. Phải đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo của từng loại hóa chất trên từng loại nông sản. Phun hóa chất đúng lúc nhằm hạn chế một phần tác hại của hóa chất đối với sinh vật có ích. Ở những vùng nuôi ong mật, chỉ được phun hóa chất vào xế chiều, khi ong đã về tổ [7]. Đúng cách Pha hóa chất đúng cách, làm thế nào để chế phẩm hóa chất được hòa tan thật đồng đều vào nước. Phun hóa chất đúng cách là phun rãi đều làm cho hóa chất tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất, tập trung vào nơi sinh vật gây hại. Trên cùng thửa ruộng chuyên canh không dùng một loại hóa chất liên tục trong một vụ, nhiều năm liền nhằm ngăn ngừa hiện tượng kháng hóa chất của dịch hại. Không tự ý hỗn hợp nhiều loại hóa chất với nhau để phun trên đồng ruộng. Khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại hóa chất, có trường hợp gia tăng hiệu lực trừ dịch hại nhưng cũng có trường hợp bị phản ứng do hỗn hợp làm giảm hiệu lực trừ dịch hại hoặc dễ gây cháy lá cây trồng và gây ngộ độc cho người sử dụng. Sử dụng hóa chất đúng cách để đảm bảo an toàn cho người phun xịt hóa chất và môi trường xung quanh, cần lưu ý: Trước khi phun hóa chất BVTV cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho người phun hóa chất như quần áo lao động, mũ, kính, khẩu trang, bao tay, ủng; dụng cụ pha hóa chất như ống đong, cân, xô pha hóa chất, que khuấy và bình phun hóa chất đã được kiểm tra không bị rò rỉ. Sử dụng hóa chất có bao bì an toàn. Nơi pha hóa chất phải gần ruộng cần phun, xa nguồn nước sinh hoạt, xa chuồng trại và gia súc. Khi đang phun hóa chất không nên ăn uống, hút hóa chất, tránh không dùng tay sờ vào bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhất là đối với mắt sẽ rất nguy hiểm. Sau khi phun hóa chất xong quần áo và các dụng cụ lao động, bình bơm phải được rửa sạch sẽ và phải được cất giữ trong kho riêng. Không trút đổ hóa chất dư thừa, nước rửa bình bơm ra nguồn nước sinh hoạt. Tuyệt đối không được dùng vỏ chai, bao bì hóa chất BVTV đã dùng hết vào bất kỳ mục đích nào khác, phải hủy và chôn những bao bì này ở xa nguồn nước sinh hoạt và khu dân cư. [7] Tình hình buôn bán và sử dụng hóa chất BVTV tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Thanh Chương là một huyện miền núi những người dân ở nơi đây chủ yếu đi lên từ nông nghiệp. Diện tích gieo trồng rộng lớn. Diện tích đất nông nghiệp của 4 xã nằm trong diện điều tra thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.1: Diện tích đất nông nghiệp của 4 xã: Thanh Thịnh, Thanh Hương, Hạnh Lâm, Ngọc Lâm. Stt Xã Diện tích (ha) 1 Ngọc Lâm 30069.89 2 Thanh Hương 35521.2 3 Thanh Thịnh 33157.81 4 Hạnh Lâm 26753.3 5 Tổng 39502.2 Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Thanh Chương Sự biến động diện tích đất nông nghiệp trên là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất: diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm do chuyển sang đất ở nông thôn và đất sông suối mặt nước chuyên dùng; đất lâm nghiệp tăng do lấy từ đất đồi núi chưa được sử dụng. Diện tích đất nông nghiệp tăng và giảm qua các năm. Vì vậy diện tích đất nông nghiệp thường xuyên thay đổi qua các năm. Tình hình kinh doanh buôn bán hóa chất BVTV tại một số của hàng Sử dụng hóa chất BVTV là biện pháp tốt nhất trong việc kiểm soát cỏ dại, các sinh vật gây hại và dịch hại. Trong những năm gần đây, do điều kiện thời tiết, cơ cấu cây trồng không hợp lý dẫn đến tình hình sâu bệnh hại thường xuyên xảy ra và ngày càng trở nên phức tạp hơn vì vậy việc kinh doanh hóa chất BVTV trên địa bàn xã ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều các điểm buôn bán hóa chất BVTV nhỏ, lẻ. Trên địa bàn có nhiều cơ sở kinh doanh, không giấy phép thường kinh doanh nhỏ lẻ theo mùa vụ không qua một lớp đào tạo nào về hóa chất BVTV vẫn ngang nhiên bán tràn lan cho người dân: Bảng 3.2: Tình hình buôn bán hóa chất BVTV trên địa bàn huyện Thanh Chương Có giấy phép Không giấy phép TT Các xã Địa điểm SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Xã Thanh Thịnh 4 1 25% 3 75% 2 Xã Thanh Hương 5 1 20% 4 80% 3 Xã Ngọc Lâm 4 0 0% 4 100% 4 Xã Hạnh Lâm 5 2 40% 3 60% Tổng 18 4 22% 14 78% Hình 3.2: Biểu đồ kinh doanh buôn bán hóa chất BVTV tại 4 xã thuộc diện điều tra. Trên địa bàn 4 xã trong diện điều tra của Thanh Chương hiện có 18 cửa hàng hoạt động kinh doanh trong đó không có giấy phép kinh doanh lên đến 14 cửa hàng, buôn bán hóa chất BVTV với quy mô khác nhau, nằm rải rác trong các thôn, xóm; thường bán tại nhà kết hợp với bán hàng tạp hóa. Các chủ cửa hàng hầu như không chưa qua trường lớp đào tạo chính thức, nơi đựng các loại hóa chất BVTV trên các kệ gần với khu vực hàng tạp hóa hoặc để trong những nơi khuất để tránh các cơ quan chức năng hỏi đến không đảm bảo cách ly, không có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Theo điều tra, do công tác kiểm tra giám sát vẫn còn lỏng lẻo nên hiện tượng nhập, buôn bán và sử dụng các loại hóa chất nhập lậu vẫn còn diễn ra trên địa bàn. Lượng hóa chất BVTV trên địa bàn ở các cửa hàng chủ yếu được nhập từ các đại lý, các công ty hóa chất BVTV trên thị trường, một số người dân cho rằng sử dụng những loại hóa chất này để trừ sâu bệnh hại nhanh hơn, tốt hơn, triệt để hơn, và ham giá rẻ nên những loại hóa chất này vẫn được tiêu thụ với lượng không nhỏ, ngoài ra vì thuận tiện cho việc đi lại nên người dân đa phần mua tại các cửa hàng này hơn là đến Trạm hóa chất BVTV để mua. Tần suất sử dụng hóa chất BVTV của người dân. Dựa theo kết quả điều tra của phiếu điều tra thì sẽ có bảng thể hiện tần suất sử dụng hóa chất BVTV của người dân trên địa bàn huyện Thanh Chương theo bảng sau: Bảng 3.3: Tần suất sử dụng hóa chất BVTV của người dân trên địa bàn dựa trên phiếu khảo sát thiết kế sẵn. STT Tần suất sử dụng SL Tỷ lệ % 1 Thường xuyên sử dụng trong tất cả các mùa vụ 46 46% 2 Chỉ sử dụng khi cần thiết 51 51% 3 Không sử dụng hóa chất BVTV 3 3% Tổng 100 100% Từ bảng trên ta có biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng hóa chất BVTV như sau: Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng hóa chất BVTV tại 4 xã thuộc diện điều tra Nhận xét: Qua bảng 3.3.3 ta thấy rằng trên địa bàn 4 xã: Thanh Thịnh, Thanh Hương, Hạnh Lâm, Ngọc Lâm thì 46% người dân trên địa bàn sử dụng hóa chất BVTV thường xuyên trong tất cả các mùa vụ. Người dân chỉ sử dụng khi cần thiết chiếm tới 51%. Không sử dụng hóa chất BVTV là rất thấp chỉ chiếm 3%. Như vậy tỉ lệ người dân lạm dụng hóa chất BVTV là khá cao. Một số hộ dân nhận thức được ảnh hưởng của hóa chất BVTV có thể gây ra trong tương lai nên theo khảo sát họ dần hạn chế sử dụng các loại hóa chất BVTV. Nhưng do không sử dụng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất của các loại cây trồng, nông sản có khi còn đối diện với nguy cơ mất trắng mùa màng. Những hóa chất BVTV được sử dụng phổ biến Theo điều tra từ các cơ sở buôn bán kinh doanh hóa chất BVTV những cơ sở mà những người dân sản xuất nông nghiệp thường xuyên mua trên địa bàn huyện Thanh Chương đặc biệt là 4 xã nằm trong diện điều tra thì các hóa chất được người dân quan tâm chủ yếu là các loại hóa chất diệt cỏ, hóa chất trừ bệnh, hóa chất trừ sâu, Ngoài ra người dân còn sử dụng một số loại khác như: hóa chất diệt chuột, kiến và các loại hóa chất kích thích sinh trưởng. Các loại hóa chất này đều phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân và diệt trừ các loại côn trùng phá hoại mùa màng, phá hoại trong gia đình (chuột, gián) Bảng 3.4: Các loại hóa chất BVTV sử dụng phổ biến trên địa bàn TT Các loại hóa chất BVTV Số loại Tên hóa chất thường sử dụng 1 Hóa chất trừ cỏ 5 Sunrice; Fenrim; Atamex 800 Wp; Ally 20WG; Antaco 2 Hóa chất trừ sâu 10 Virtako 40WG; Clever 150SC; Regent 800WG; Ammate 150SC; Tacumi 20WG; Prevathon 5SC; Voliamtargo 63SC; Opulent 150 SC; FM-TOX; Dibadan 95WP-18SL 3 Hóa chất kích thích sinh trưởng 8 Profarm-n2; Tony 920 40EC Helpak; Basfoliar-k; Danda; Con én; Siêu kali; Siêu lân 4 Hóa chất trừ bệnh 10 Fungicide.; Aliette; Anvil; Kitazin; Validacin; Metalaxyl; Carbendazim; Boóc đô; Đồng oxyclorua; Benlat – Copper Sulfate Qua bảng 3.4 có thể thấy chủng loại hóa chất BVTV mà người nông dân trong 4 xã thuộc diện điều tra sử dụng là rất đa dạng, đây chỉ là những loại thuốc được sử dụng phổ biến, ngoài ra còn rất nhiều loại khác nữa. Do mỗi loại sâu, bệnh hại thì lại có rất nhiều loại thuốc diệt trừ và mỗi loại thuốc cũng có thể diệt trừ được nhiều loại, sâu bệnh hại. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các cơ sở sản xuất hóa chất BVTV cho nên người nông dân được tiếp cận và sử dụng đa dạng các loại hóa chất BVTV không những trong nước mà còn cả ở nước ngoài (Trung Quốc). Những cây trồng thường xuyên sử dụng hóa chất BVTV Huyện Thanh Chương có địa hình khá đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp và các loại rau màu. Người dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu trồng các loại lúa, ngô, sắn, khoai, lạc, rau xanh và các loại cây công nghiệp như: mía, chè... Theo khảo sát người nông dân đều sử dụng hóa chất BVTV cho tất cả các loại cây trồng, chỉ trừ rau trồng cho nhà ăn. Theo kết quả từ các phiếu điều tra 4 xã: Ngọc Lâm, Thanh Hương, Thanh Thịnh, Hạnh Lâm thuộc huyện Thanh Chương phần lớn nhân dân đều sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp do dân số tăng nhanh dẫn đến việc xây dựng các khu dân cư, nhà máy, xí nghiệp... Mặt khác, do việc sản xuất nông nghiệp vất vả, tốn nhiều thời gian, công sức, lợi nhuận không cao do chưa ứng dụng được công nghệ vào sản xuất nên khó đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của xã hội hiện đại như ngày nay nên nhiều người đã chuyển từ việc sản xuất nông nghiệp sang các nghành nghề khác đtôi lại thu nhập cao hơn. Những cách thức xử lý lượng dư thừa hóa chất BVTV của người dân. Việc sử dụng dư thừa hóa chất BVTV trong bao bì, chai lọ luôn có trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì 1 lượng hóa chất nhất định sẽ phun vào một diện tích nhất định vậy nên khó có thể hoàn hảo để có thể mua và sử dụng hết vào diện tích nông nghiệp sẵn có của mình. Vậy nên việc xử lý lượng hóa chất dư thừa đó luôn được quan tâm. Bảng 3.5: Những cách xử lý lượng dư thừa hóa chất BVTV của người dân Stt Làm gì khi hóa chất bị dư thừa Xã Tổng Tỉ lệ Ngọc Lâm Hạnh Lâm Thanh Thịnh Thanh Hương 1 Sử dụng cho hết không để dư thừa 9 6 4 1 20 20% 2 Vứt như những thứ đã sử dụng hết 4 4 15 20 43 43% 3 Cất để lần sau khi cần sử dụng tiếp 8 5 6 2 21 21% 4 Tùy vào giá thành của loại hóa chất đó: đắt thì giữ, rẻ thì vứt. 4 10 0 2 16 16% Số phiếu 25 25 25 25 100 100% Từ bảng trên ta có biểu đồ sau: Hình 3.4: Cách Thức xử lý hóa chất BVTV dư thừa của người dân. Nhận xét: Từ bảng và sơ đồ trên cho ta thấy lượng hóa chất dư thừa sẽ có các cách xử lý khác nhau tùy vào từng đối tượng và địa điểm. Nhưng mục 2 (Vứt như những bao bì chai lọ khác đã sử dụng hết) là chiếm nhiều nhất. Chiếm đến 43% trong tổng số 100%. Sử dụng cho hết không để dư thừa chiếm 20/100%.Cất giữ để lần sau sử dụng tiếp chiếm đến 21%. Tùy vào giá thành chiếm thấp nhất là 16%. Như vậy chúng ta thấy việc lưu giữ hóa chất BVTV đã sử dụng là cực kỳ nguy hiểm, nếu để quá hạn hoặc bảo quản không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu qua có thể gây ra, ví dụ như: làm biến đổi gen các sinh vật gây hại. Nhiều người dân vẫn ý thức đc như thế nhưng 1 phần vì xót của, một phần vì tính chủ quan. Còn phần vứt như những loại hóa chất đã sử dụng khác thì sẽ rất nguy hiểm nếu vứt trực tiếp ra môi trường. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và hiệu quả sử dụng hóa chất BVTV tại Huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An. Giải pháp quản lý Nhà nước cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho các chương trình sản xuất và ứng dụng các sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào công tác phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật. Cần có các chính sách giá cả hợp lý đối với các sản phẩm hóa chất BVTV có nguồn gốc thảo mộc hoặc các loại hóa chất từ chế phẩm sinh học để khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm đó. Xây dựng các mô hình giảm thiểu nguy cơ của hóa chất BVTV đối với sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái như: áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Xây dựng các mô hình trồng rau an toàn, dưa an toàn Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong công tác kinh doanh hóa chất BVTV. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về hóa chất giả, hóa chất kém chất lượng, các loại hóa chất ngoài danh mục Nhà nước cho phép và vi phạm các quy định về kinh doanh đã được pháp luật quy định, xử lý kiên quyết và công khai các đơn vị vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. UBND thị xã chủ trì chỉ đạo các cơ quan chức năng của thị xã và các xã phường kiểm tra và xử lý các trường hợp kinh doanh không đảm bảo đầy đủ các điều kiện về kinh doanh hóa chất BVTV như không có giấy phép kinh doanh, địa điểm bán không phù hợp, bán lẫn lộn hóa chất BVTV với thức ăn chăn nuôi, hàng hóa thực phẩm nông sản khác... đặc biệt xử lý và đình chỉ các trường hợp bán hóa chất không đúng giá mà nhà cung ứng thông báo công khai, bán hóa chất kèm theo nhiều loại hóa chất và phân hấp thụ qua lá. Tăng cường công tác giám sát cộng đồng, mở đường dây nóng, công khai số điện thoại để nhân dân phát hiện các trường hợp cố tình vi phạm về địa điểm, điều kiện kinh doanh hóa chất BVTV; báo cáo cơ quan chức năng để kịp xử lý ngay và triệt để tình trạng vi phạm. Đề nghị UBND phường, xã tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ các cơ sở bán lẻ trên địa bàn hành chính của mình, đình chỉ ngay việc kinh doanh của tất cả các cơ sở không có giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề. Đồng thời có các biện pháp xử lý, chế tài phù hợp đối với người dân vi phạm (vứt rác thải có nguồn gốc hóa chất BVTV, mua tại các cơ sở không có giấy phép kinh doanh) trong sử dụng hóa chất BVTV. Sử dụng tổng hợp các kênh thông tin tuyên truyền: Báo Đài phát thanh truyền hình địa phương, hệ thống phát thanh truyền thanh của xã, thôn nhằm tuyên truyền sâu rộng đến mọi đối tượng, để mọi người hiểu rõ và làm đúng các quy định của Nhà nước về công tác quản lý, cung ứng hóa chất BVTV. 3.4.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hóa chất BVTV 3.4.2.1. Biện pháp tuyên truyền Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đóng vai trò rất quan trọng, quyết định tính khả thi của hoạt động quản lý, sử dụng hóa chất BVTV của người dân. Các cơ quan ban ngành chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến nông lồng ghép vào các hoạt động thường kỳ để tuyên truyền cho mọi người dân cách sử dụng hóa chất BVTV, tác hại của hóa chất BVTV. Sử dụng các hình ảnh minh họa để mọi người dân hiểu, làm theo cũng như nắm được các tác hại của hóa chất BVTV. Sử dụng báo đài phát thanh truyền hình thị xã, hệ thống phát thanh của truyền thanh của phường, khối xóm nhằm tuyên truyền sâu rộng đến mọi đối tượng. Để từ đó người dân có thể nắm rõ được các địa chỉ kinh doanh hóa chất BVTV đáng tin cậy trong hệ thống có uy tín để mua hóa chất, biết lựa chọn đúng chủng loại hóa chất với từng đối tượng sâu bệnh hại, cách phòng trừ theo nguyên tắc bốn đúng. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về sử dụng hóa chất BVTV hơn nữa. Mở rộng đối tượng tham gia để công tác tập huấn tuyên truyền được phổ biến sâu rộng đến nhiều người dân hơn nữa. Hiện nay, trong các chiến dịch phòng trừ sâu bệnh, Trạm bảo vệ thực vật huyện tuyên truyền trên các đài phát thanh thôn xã về các dịch bệnh xảy ra, thời gian phòng trừ và hóa chất sử dụng cho người nông dân nắm được để có thể sử dụng hóa chất BVTV đồng bộ và hiệu quả. 3.4.2.2. Biện pháp ngăn ngừa hạn chế sử dụng hóa chất BVTV Đa dạng hoá cây trồng: Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc đa dạng hoá các loại cây trồng – luân phiên thay đổi giống cây trồng trong các năm, là một trong những biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là hạn chế được việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật. Vì kẻ thù của cây trồng (sâu, động vật ký sinh) sẽ biến mất trước khi loài cây yêu thích được gieo trở lại, bởi loài cây ấy không được gieo trồng quá lâu nên sâu bọ không có điều kiện sinh sôi. Lợi dụng thiên địch và ký sinh: Thiên địch thường là nhóm phòng trừ sinh học quan trọng nhất ở lúa, trong cả một vòng đời, mỗi một thiên địch tiêu thụ rất nhiều mồi. Thiên địch thường dễ nhìn thấy nhất nhưng đôi khi chúng bị nhầm lẫn với sâu hại. Thiên địch xuất hiện ở hầu hết các môi trường trồng lúa. Một số thiên địch như một vài loại nhện, bọ rùa, bọ cánh cứng tìm các cây có mồi như: bọ rầy xanh hút lá, bọ rầy hút thân cây, bướm và sâu non của sâu đục thân và sâu xanh để diệt. Nhện thích mồi di động, nhưng một số lại tấn công trứng sâu. Nhiều loại nhện chỉ săn mồi ban đêm. Một số khác lại kéo màng và ăn tất cả những gì mắc vào màng nhện, bất kể ngày hay đêm. Nhiều loại bọ cánh cứng, một số loài châu chấu ăn thịt và dễ thích ăn trứng sâu. Do đó, một điều không phải là bất thường, nếu như ta thấy trứng của một loài sâu hại nào đó bị ăn mất 80-90%. Một con nhện Lycosa trưởng thành có thể ăn 5-15 rầy nâu trưởng thành mỗi ngày. Giai đoạn sâu non và trưởng thành của hầu hết các loại thiên địch tấn công sâu hại cây trồng và trong quá trình phát triển của mỗi thiên địch cần rất nhiều mồi. Các loại thiên địch khác như bọ niễng, sống trên mặt nước của ruộng lúa, khi các loài sâu hại như: bọ rầy, sâu non của sâu đục thân, sâu cuốn lá bò từ lá này sang lá khác bị rơi xuống mặt nước và sẽ bị bọ niễng và các loài thiên địch tương tự tấn công ngay. Các thiên địch thường rất phàm ăn và khi nguồn thức ăn chính của chúng hiếm, chúng sẽ tấn công các loài có ích khác. Tuy nhiên, nói chung các thiên địch ăn các loài mà khi chúng xuất hiện rất nhiều như những dịch. Một điều rất quan trọng là một số loài sâu hại xuất hiện ở mức độ không gây hại về mặt kinh tế là có ích, vì chúng cung cấp thức ăn để duy trì các loài có ích ở mức độ có thể ngăn chặn được dịch sâu, bệnh. Nuôi thiên địch hàng loạt để thả ra đồng ruộng là một điều hết sức tốn kém. Trên mỗi mảnh ruộng của người nông dân đã có sẵn những thiên địch. Các thiên địch cần được bảo vệ bằng cách sử dụng một cách khoa học hóa chất trừ sâu phổ rộng giết được nhiều loại sâu một cách đúng mức hoặc bằng cách dùng hóa chất trừ sâu chỉ độc hại đối với sâu mà không độc hại đối với thiên địch. Thành phần thiên địch trên cây lúa đã được các nhà khoa học bảo vệ thực vật Việt Nam xác nhận: có 415 loài thuộc 14 bộ, 58 họ, 241 giống của các lớp nhện, nấm, tuyến trùng. Bộ cánh màng có số lượng loài nhiều nhất 165 loài, bộ cánh cứng 95 loài, bộ cánh nửa 70 loài, có khoảng hơn 80 loài thường xuyên có mặt trên đồng lúa [8]. Định hướng chọn giống cây trồng: Trong tự nhiên, một số loài cây có khả năng chống chịu tốt với sâu, bệnh. Đặc tính này có thể được bảo tồn bằng cách lai tạp khi chọn giống. Giải pháp này tỏ ra rất hiệu quả trong trường hợp muốn hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và không quá đặt nặng mục tiêu đạt sản lượng cao. Diệt cỏ dại tận gốc: Thường chúng ta diệt cỏ chỉ xới trên mặt hoặc phun hóa chất, nhổ bằng tay Tuy nhiên, cỏ có hệ rễ rất phát triển, có khả năng tái sinh rất nhanh, với phần rễ củ còn lại, dù là ít hoặc bị tổn thương. Chính vì vậy, trước khi trồng, phải diệt cỏ tận gốc, moi cả rễ. Các biện pháp đều nhằm ngăn cỏ dại hút chất dinh dưỡng của cây trồng Biện pháp thâm canh: Căn cứ vào đặc tính cây trồng, đất đai thổ nhưỡng, những tiến bộ về phân bón, quy trình thâm canh phù hợp tạo ra cây trồng khoẻ chống chịu sâu, bệnh tốt như: quy trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm Tăng cường công tác dự tính dự báo Một số bệnh phát sinh, phát triển và nhanh chóng phá hoại cây trồng ngay khi vừa xuất hiện. Do đó, cần phun hóa chất kịp thời khi thời tiết có dấu hiệu thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh như bệnh đạo ôn. Tiến tới dự báo tình hình sâu, bệnh thông qua hệ thống mô hình hoá rủi ro có tính đến những dữ liệu cụ thể (giống cây, đặc điểm thời tiết của địa phương, thời điểm gieo trồng và nảy mầm, tưới tiêu) cho phép giảm đáng kể lượng hóa chất trừ sâu sử dụng. Nguyên tắc 4 đúng: Khi sâu, bệnh đã đến ngưỡng phun trừ, bà con nông dân phải tuân thủ theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, sử dụng hóa chất theo nguyên tắc 4 đúng: đúng hóa chất, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách 3.4.2.3. Biện pháp sử dụng an toàn và hiệu quả Các quy tắc nên tránh khi sử dụng hóa chất BVTV: Đừng tiếp xúc với hóa chất BVTV bằng tay không. Đừng hút hóa chất khi đang sử dụng với hóa chất. Đừng đi ngược hướng gió khi phun hóa chất. Đừng ăn uống khi tiếp xúc với hóa chất. Đừng ăn khi chưa rửa tay bằng nước sạch. Đừng trữ hóa chất trong nhà, đặc biệt là không trữ hóa chất gần nơi dự trữ thực phẩm. Đừng sử dụng hóa chất BVTV lên cơ thể cho các mục đích khác, ví dụ như: diệt chấy, rận Trang bị đồ bảo hộ lao động. Người đi phun hóa chất cần chuẩn bị các vật dụng tối thiểu như sau: Áo dài tay và quần dài. Nón che nắng. Khẩu trang che miệng và mũi. Kính bảo hộ mắt. Bao tay. Ủng, giày cao su. Để đảm bảo sử dụng hóa chất BVTV có hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau: Trước hết là nên sử dụng hóa chất khi thực sự cần thiết. Cần thường xuyên kiểm tra tình hình dịch hại trên đồng ruộng để quyết định có cần dùng hóa chất hay không. Không nên phun hóa chất định kỳ nhiều lần mà không dựa vào tình hình dịch hại. Điều này gây nên sự lãng phí và cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng “kháng hóa chất” của dịch hại. Việc sử dụng hóa chất chỉ thực sự đạt hiệu quả về mặt kinh tế và kỹ thuật khi sinh vật hại đã phát triển đến ngưỡng gây hại hoặc ngưỡng kinh tế. Ngưỡng gây hại là mức độ của dịch hại bắt đầu làm tổn thương đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Ngưỡng kinh tế là mức độ dịch hại mà khi đó nếu tiến hành các biện pháp phòng trừ thì chi phí bỏ ra phải ít hơn hoặc bằng với giá trị sản phẩm thu lại được do kết quả của việc phòng trừ. Áp dụng kỹ thuật sử dụng hóa chất theo nguyên tắc “4 đúng: Một là “đúng hóa chất”: nên chọn sử dụng loại hóa chất có hiệu quả cao với loại dịch hại cần trừ, ít độc hại với người, môi trường và thiên địch. Tuyệt đối không sử dụng những loại hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ, hóa chất không có tên trong danh mục hóa chất được phép sử dụng, hóa chất đã bị cấm sử dụng, thực hiện đúng các quy định đối với hóa chất hạn chế sử dụng. Hai là “đúng lúc”: nên sử dụng hóa chất khi dịch hại phát triển tới ngưỡng gây hại, khi sâu đang còn nhỏ (tuổi 2, 3). Khi thiên địch đang tích lũy và phát triển, cần thận trọng trong việc dùng hóa chất. Không phun hóa chất khi trời đang nắng nóng, khi đang có gió lớn, sắp mưa, khi cây đang nở hoa thụ phấn. Ba là “đúng liều lượng và nồng độ”: lượng hóa chất cần dùng cho một đơn vị diện tích và độ pha loãng của hóa chất cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn trên nhãn hóa chất. Việc tăng, giảm liều lượng và nồng độ không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng “kháng hóa chất” của dịch hại. Bốn là “đúng cách”: cần phun rải đều và chú ý những nơi sâu, bệnh tập trung nhiều. Hóa chất dùng để rải xuống đất không hòa nước để phun. Với hóa chất trừ cỏ không nên phun trùng lặp. Dùng hỗn hợp hóa chất Là pha chung 2 hoặc nhiều loại hóa chất trong một bình phun nhằm tăng hiệu lực phòng trừ do hiệu quả bổ sung cho nhau, để có một hỗn hợp hóa chất mang nhiều ưu điểm hơn, phòng trừ cao hơn khi dùng riêng lẻ. Ngoài ra, việc hỗn hợp hóa chất còn có thể mở rộng phổ tác dụng và giảm số lần phun hóa chất. Tuy nhiên, việc hỗn hợp hóa chất cần yêu cầu kỹ thuật rất nghiêm ngặt. Nếu chưa rõ tính năng tác dụng thì không nên hỗn hợp. Sử dụng luân phiên hóa chất Là thay đổi loại hóa chất giữa các lần phun khi phòng trừ cùng một một đối tượng dịch hại. Mục đích chính là ngăn ngừa sự hình thành tính chống hóa chất của dịch hại, giữ được hiệu quả lâu dài của hóa chất. Kết hợp dùng hóa chất với các biện pháp khác trong hệ thống biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp: Gieo trồng các giống cây kháng sâu bệnh, bảo đảm yêu cầu phân bón và nước thích hợp, tận dụng các biện pháp thủ công. Chú ý bảo vệ thiên địch khi dùng hóa chất. Trong điều kiện áp lực dịch hại cây trồng ngày càng phức tạp, định hướng phát triển ngành nông nghiệp (năng suất, chất lượng, an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường) thì việc quản lý dịch hại cây trồng phải tổng hợp bằng nhiều biện pháp, trong đó sử dụng hóa chất BVTV chiếm vị trí đặc biệt. Vì vậy, hiểu biết đúng, sử dụng hóa chất an toàn hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả canh tác, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống. Hình thức thu gom rác thải có nguồn gốc hóa chất BVTV Xây dựng mô hình tổ chức thu gom rác thải có nguồn gốc hóa chất BVTV được áp dụng tại các vùng sản xuất, trước tiên cần trang bị thùng rác, bể chứa rác thải có nguồn gốc hóa chất BVTV sau sử dụng. Tiến hành thu gom: Thu gom cá nhân có giảm sát: Người dân sau khi phun hóa chất xong thì để bao bì ngay vào bể chứa đối với những vùng sản xuất có tiến hành đặt bể chứa, cắt cử cán bộ chuyên trách giám sát. Thu gom tập trung theo hộ sản xuất: Thu gom theo hộ gia đình, người dân sau khi phun hóa chất xong sẽ trực tiếp thu gom bao bì từ các diện tích sản xuất về đầu bờ ruộng. Khi phát hiện người dân nào không tiến hành thu gom bao bì hóa chất BVTV sau khi mình phun mà vứt trên đầu bờ ruộng, kênh rạch thì tiến hành xử phạt. Sau khi bể thu gom đã chứa một lượng bao bì hóa chất BVTV nhất định, lượng bao bì này sẽ được đưa về bể xử lý tập trung. Hiện nay, ở Việt Nam đã có rất nhiều mô hình thu gom rác thải có nguồn gốc hóa chất BVTV được triển khai và mang lại hiệu quả tốt. Như vậy việc xây dựng mô hình thu rác thải có nguồn gốc hóa chất BVTV sau khi sử dụng là một việc làm cần được thực hiện ngay, phổ biến tới nhiều địa phương khác nhau để cùng thay đổi thói quen vứt bao bì ngoài đồng ruộng của nông dân, cùng chung tay hành động bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của những người dân. Mô hình xử lý rác thải có nguồn gốc hóa chất BVTV Hiện nay, có rất nhiều biện pháp xử lý rác thải có nguồn gốc hóa chất BVTV được áp dụng gồm các biện pháp vật lý, hóa học, sinh học. Ở Việt Nam có hai đơn vị được cấp phép áp dụng công nghệ đống xứ lý chất thải trong lò nung xi măng để xử lý hóa chất bảo vệ thực vật POP là Công ty xi măng Holcim và Công ty xi măng Thành Công, Đối với các lò đốt chất thải chuyên dụng có khá nhiều các lò đốt chất thải thông thường và chất thải nguy hại được áp dụng và cấp phép, nhưng chưa có cơ sở nào được cấp phép để đốt hóa chất bảo vệ thực vật POP. Nhóm giải pháp không đốt hiện có nhiều phương pháp đang được áp dụng tại Việt Nam bao gồm phương pháp cô lập triệt để, công nghệ chôn lấp, công nghệ khử bằng natri, phân hủy bằng tia cực tím hay công nghệ Fenton, công nghệ vi sinh. Ở Việt Nam nói chung cũng như huyện Thanh Chương nói riêng, hoạt động sản xuất nông nghiệp phân tán rất khó khăn trong việc xây dựng các mô hình xử lý rác thải có nguồn gốc hóa chất BVTV cho mỗi địa phương. Tuy nhiên vẫn có thế áp dụng các mô hình xử lý đơn giản, hiệu quả, áp dụng ngay tại các hộ gia đinh hay áp dụng cho các mô hình sản xuất nhỏ. Dưới đây là mô hình đề xuất. Hình 3.5: Mô hình xử lý rác thải có nguồn gốc hóa chất BVTV. + Xử lý tại nhà: Dùng tro bếp hoặc vôi Dụng cụ chứa các bao bì xử lý: vại, thùng nhựa,... Pha dung dịch vôi với nồng độ (0,008g/l) được dung dịch pH = 12 Pha tro bếp với nồng độ là 133g/l sẽ được dung dịch có pH = 12. + Xử lý tại đồng ruộng Các cơ quan chức năng chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí cho Ban khuyến nông các xã xây dựng các bể chứa rác thải có nguồn gốc hóa chất BVTV tạí các cánh đồng của địa phương. Bể chứa phải có nắp, van xả. Cắt cử người quản lý, giám sát, thực hiện tại các vùng cụ thế. Vận động nguời dân thu gom rác thải có nguồn gốc hóa chất BVTV vào bể. Định kì pha dung dịch nước vôi hoặc nước tro như nồng độ áp dụng ở hộ dân để xử lý. Các rác thải có nguồn gốc hóa chất BVTV được cho vào các dụng cụ xử lý và ngâm trong một tuần rồi vớt ra phơi khô nhằm làm giảm tính độc của các phần tử trong hóa chất BVTV, hay làm phá vỡ các liên kết trong phân tử hóa chất BVTV và hình thành nên hợp chất mới kém độc hơn dưới tác dụng của tia tử ngoại. Các bao bì hóa chất BVTV sau khi được xử lý có thể dược vận chuyền đi xử lý tập trung tại các cơ quan xử lý tiêu hủy. Các chai nhựa có thể đtôi bán phế liệu. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu trên tôi rút ra được một số kết luận sau: Về thực trạng quản lý hóa chất BVTV trên địa bàn 4 xã thuộc diện điều tra tại huyện thanh chương: Công tác quản lý còn tương đối lỏng lẻo, địa bàn rộng, phức tạp và các cơ quan chức năng chưa thực sự đi sâu vào các thôn xóm để kiểm tra, kiểm soát, thường chỉ dừng lại ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người dân vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng và sử dụng các loại hóa chất BVTV của HTX. Về văn bản quản lý pháp luật: Luôn thay đổi liên tục nên phải cập nhật liên tục đến người dân thông qua các buổi tuyên truyền, tập huấn, các phương tiện truyền thông địa phương và nêu rõ về cách thức xử lý người sai phạm. Diện tích đất nông nghiệp lớn nên lượng hóa chất BVTV dùng hàng năm là rất cao. Tình hình kinh doanh hóa chất BVTV: Số điểm bán hóa chất BVTV trên địa bàn thuộc diện điều tra là 18 điểm, trong đó số điểm không có giấy phép kinh doanh là 14 chiếm tới 78%, còn lại có giấy phép kinh doanh là 4 chiếm 22%, việc buôn bán mang tính chất nhỏ lẻ, theo vụ mùa và kinh doanh kèm các mặt hàng khác. Theo phiếu khảo sát lượng hóa chất dư thừa trong các bao bì, chai lọ của người dân sẽ được xử lý như sau: sử dụng cho hết không để dư thừa 20%, vứt như những thứ đã sử dụng hết 43%, cất để sau khi cần sử dụng tiếp 21%, tùy vào giá thành của loại hóa chất đó “đắt thì giữ, rẻ thì vứt” 16%. Người dân chưa thực sự hiểu biết được mức độ độc và các mặt hại của hóa chất BVTV, về các bao bì chai lọ của hóa chất BVTV vẫn chưa được thu gom và xử lý đúng quy định, người dân với thói quen không ảnh hưởng đến mình thì thôi, tiện đâu vứt đó, thả xuống các con sông, suối để nó trôi đi những nơi khác. Vậy nên hậu quả của nó là rất lớn. KIẾN NGHỊ Chính quyền địa phương cần quan tâm hơn đối với công tác quản lý môi trường của xã, đi sâu vào các thôn xóm, đặc biệt là vấn đề sử dụng hóa chất BVTV trong sản xuất. Hiện nay, việc lạm dụng hóa chất BVTV không những không tốt, ảnh hưởng hiệu quả kinh tế mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân. Các cơ quan quản lý cần có biện pháp giải pháp tuyên truyền để các công văn có thể tới được người dân và để họ ý thức được những hành động vi phạm pháp luật của mình. Mở các lớp đào tạo chuyên môn buôn bán, quản lý, sử dụng hóa chất BVTV, cấp giấy phép cho những hộ kinh doanh, buôn bán khi qua các khóa đào tạo về hóa chất BVTV, các cơ quan quản lý cần quản lý chặt chẽ hơn về các hoạt động buôn bán kinh doanh hóa chất BVTV trên địa bàn, cần có các phương án, hình phạt mạnh đối với các cơ sở kinh doanh không qua đào tạo và không có giấy phép kinh doanh. Cần có các buổi tập huấn, tuyên truyền trong các phương tiện truyền thông của địa phương để người dân biết được những nhược điểm, hậu quả tiềm tàng trong tương lai, mức độ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của chính họ. Cần xây dựng các thùng bê tông ở gần các khu vực đồng ruộng, điểm tập kết các loại bao bì, chai lọ có nguồn gốc hóa chất BVTV để xử lý. Chính vì thế chính quyền địa phương cần thiết chặt cơ chế quản lý đối với việc kinh doanh, sử dụng phân bón và hóa chất BVTV; bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, tổ chức các lớp tập huấn cung cấp kiến thức cơ bản cho người dân về phương pháp chọn lựa và sử dụng phân bón hóa chất BVTV sao cho vừa mạng lại hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ môi trường. Ngoài ra nên hưỡng dẫn người dân cách bảo quản và xử lý các vỏ, bao bì có nguồn gốc hóa chất BVTV, nêu tầm ảnh hưởng lớn của việc xả thải các vỏ bao bì ra ngoài tự nhiên cho người dân biết và cách xử lý hiểu quả nhất. Do thời gian thực tập ngắn, diện tích nghiên cứu chưa đủ rộng, kiến thức còn hạn chế nên chưa thể đánh giá chính xác được: Cần thành lập nhiều tổ nghiên cứu, tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát trên diện rộng để có được các số liệu chính xác hơn và đánh giá chung cho toàn vùng từ đó đưa ra được các giải pháp khắc phục. TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2016. Luật bảo vệ môi trường 2016. Sở TN&MT Nghệ An, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh 5 năm tỉnh Nghệ An (2006 - 2010). Các tài liệu tại Phòng tài nguyên môi trường huyện Thanh Chương UBND tỉnh Nghệ An, Đề án giải quyết các vấn đề bức xúc trên địa bàn tỉnh Nghệ An 11/12/2006. Chi cục BVTV Nghệ An, Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề án Điều tra, thống kê, đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm các điểm tồn dư hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất phương án xử lý, Năm 2008. Trần Quang Hùng (1995), Hóa chất BVTV, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh (2000), Cẩm nang hóa chất BVTV, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. TS. Nguyễn Tuấn Anh, TS.Đỗ Thị Lan, TS. Nguyễn Thế Hùng (2008), Giáo trình Phân tích môi trường, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Lưu Đức Hải (2000), Giáo trình khoa học môi trường, nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000) Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. Nguyễn Trần Oánh Phạm Văn Viên, Bùi Trọng Thủy (2007),Giáo trình sử dụng hóa chất BVTV, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TẠI CẢ ĐIỂM KHẢO SÁT Xã Thanh Thịnh Hình 1: Vỏ bao bì hóa chất BVTV bên dòng suối. Hình 2: Vỏ bao bì hóa chất BVTV bị mắc kẹt trong dòng chảy. Hình 3: vỏ bao bì vứt quanh ruộng lúa đã từ rất lâu Hình 4: Vỏ hóa chất BVTV mới được sử dụng được người dân vứt quanh khu vực sử dụng. Xã Thanh Hương Hình 5: Vỏ hóa chất BVTV bị vứt lại khu vực sử dụng bị cỏ mọc che khuất. Hình 6: vỏ thốc trừ sâu với quảng cáo “DIỆT SÂU NHANH NHƯ CHỚP” Hình 7: bao ni lon gói vỏ bao bì hóa chất BVTV bị mắc cạn bên cạnh 1 dòng sông sau trận lũ Hình 8: Một lọ hóa chất BVTV không rõ nhãn mác đang trôi trên một khúc suối. Xã Hạnh Lâm Hình 9: Hai lọ hóa chất diệt cỏ bị mất nhãn mác. Hình 10: Một vạt keo của người dân mới phun hóa chất dệt cỏ non Hình 11: Một vạt chè mới trồng của người dân. Hình 12: Một góc ruộng lúa. Xã Ngọc Lâm HÌnh 13: Hóa chất diệt ốc với nhãn hiệu VT-DAX Hình 14: Một vài bao bì hóa chất BVTV vứt bên kẽ đá. Hình 15: Một góc ruộng lúa có nhiều trứng ốc bươu vàng Hình 16: Người dân đang phun hóa chất BVTV không sử dụng dụng củ bảo hộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao_cao_minh_thu_7204_2113170.docx