MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU THỦY 3
I - Sự cần thiết của bảo hiểm thân tàu 3
II. Rủi ro và tổn thất trong hoạt động hàng hải. 4
1. Rủi ro hàng hải 4
2. Tổn thất 6
2.1. Tổn thất toàn bộ thực tế 6
2.2. Tổn thất toàn bộ ước tính 6
2.3. Tổn thất riêng 7
2.4. Tổn thất chung 7
2.5. Tổn thất riêng, hư hỏng chưa sửa chữa 8
2.6. Các chi phí cần thiết khác 8
III. Nội dung của bảo hiểm thân tàu 8
1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 8
1.1. Đối tượng 8
1.2. Phạm vi bảo hiểm 9
2. Các điều kiện bảo hiểm thân tàu. 10
2.1. Điều kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ (TLO) 10
2.2. Điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất bộ phận (FOD) 10
2.3. Điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất riêng về thân tàu (FPA) 11
2.4. Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (ITC) 11
3. Số tiền bảo hiểm 12
4. Phí bảo hiểm thân tàu thuỷ 13
5. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong bảo hiểm thân tàu thuỷ 16
5.1. Người bảo hiểm 16
5.2. Người được bảo hiểm- người tham gia bảo hiểm 16
IV. Quy trình khai thác bảo hiểm thân tàu 16
1. Công tác khai thác 16
1.1. Các loại hệ thống phân phối sản phẩm bảo hiểm 17
1.1.1. Hệ thống đại lý chuyên nghiệp 17
1.1.2. Các mạng lưới phân phối kết hợp (hệ thống phân phối bán hàng tại điểm) 17
1.1.3. Các văn phòng bán bảo hiểm 17
1.1.5. Các hệ thống phân phối khác 18
1.2. Lựa chọn hệ thống phân phối sản phẩm bảo hiểm 18
2. Công tác giám định 19
2.2. Quy trình giám định tổn thất 21
3. Công tác bồi thường 22
4. Công tác tuyên truyền quảng cáo 26
4.1. Theo nội dung 26
4.2. Theo phạm vi 28
V. Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu 29
1. Chỉ tiêu kết quả 29
2. Phân tích hiệu quả kinh doanh bảo hiểm 31
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU BIỂN TẠI PJICO 33
I. Một vài nét về PJICO 33
II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển ở PJICO 34
1. Công tác khai thác 34
2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. 48
3. Công tác giám định 50
4. Công tác bồi thường. 55
III. Hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại PJICO giai đoạn 2000- 2004 69
1. Phân tích hiệu quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển của PJICO 69
2. Tỷ trọng và thị phần của nghiệp vụ 72
CHƯƠNG III 75
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU BIỂN CỦA PJICO 75
I. Thuận lợi và khó khăn của PJICO trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển 75
1. Phương hướng hoạt động của PJICO trong năm 2005 75
2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển ở PJICO. 76
2.1.Thuận lợi 76
2.2. Khó khăn 78
3. Mục tiêu của PJICO trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển trong những năm tới 81
II. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển 83
1. Phát triển và mở rộng khai thác 83
2. Hoàn thiện công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 85
3. Nâng cao chất lượng công tác giám định 85
4. Nâng cao chất lượng công tác bồi thường 86
III. Một vài kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển cho PJICO 87
1. Kiến nghị đối với nhà nước 87
2. Kiến nghị đối với ngành Hàng hải 93
3. Kiến nghị đối với PJICO 93
KẾT LUẬN: 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
106 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3455 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo Hiểm thân tàu biển tại công ty cổ phần Bảo Hiểm PETROLIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tàu: PETROLIMEX 01
- Đơn bảo hiểm số:
-Trị giá bảo hiểm :Thân tàu : ITC Hull 1995
- Mức khấu trừ thân tàu: 15.000USD
- Điều kiện bảo hiểm : Thân tàu : ITC Hull 1995
- Thời hạn bảo hiểm : Vũng tàu
- Nơi xảy ra tổn thất : Vũng tàu
- Ngày xảy ra tổn thất : 07/09/2001
- Số tiền thiệt hại do tai nạn : 2,700,451,248đ
Công ty vận tải xăng dầu – Vitaco- đã tham gia bảo hiểm cho tàu Petrolimex 01 tại PJICO Sài Gòn gồm bảo hiểm thân tàu theo đơn 01/BHHH/TT/SG/2001. Ngày 07/09/2001 chủ tàu đã cho biết tàu Petrolimex01, chở 20.231,047 MT FO, trong lúc đang neo đậu tại Vũng tàu đã bị tàu Formosa One trên đường vào cảng Vũng Tàu đâm phải. Hởu quả tàu Petrolimex 01 bị thủng mạn phải khu vực hầm số 1 tại sườn số 77, vết lõm cao khoảng 5m, dài 2m cánh đáy tàu 3m.
Ngày 27/09/2001 Cảng vụ Vũng Tàu đã lập biên bản Kết Luận điều tra vụ đâm va giữa tàu Petrolimex và tàu Formosa One trong đó quy toàn bộ trách nhiệm thuộc tàu Formosa One.
Nguyên nhân của Tổn thất xảy ra đối với tàu Petrolimex 01 là do bị tàu Formosa One đâm trong khi đang neo đậu.
Tổn thất xảy ra đối với tàu Petrolimex 01 bao gồm:
Tổn thất xảy ra đối với thân tàu: chi phí hợp lý sửa chữa thân tàu + chi phí hạn chế tổn thất (cứu hộ, cứu nạn), chi phí giám định kiểm tra tổn thất v.v.
Tổn thất về TNDS chủ tàu: chi phí đề phòng hạn chế tổn thất do ô nhiễm dầu, Như vậy , các rủi ro này thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo điều 6,điều khoản bảo hiểm thân tàu thời hạn 1995(ITC Hull 01/11/1995) theo đơn 01/BHHH/TT/SG/2001.
Tổn thất turbine tăng áp máy chính tàu Sông Ngân 29/11/2002
- Chủ tàu: Công ty vận tải Biển Việt Nam
- Tên tàu: Sông Ngân
- Đơn số: 96/TT/2002
- Điều kiện bảo hiểm: ITC Hull 1983
- Thời hạn bảo hiểm: 01/01/2002- 31/12/2002
- Trị giá thân tàu tham gia bảo hiểm: 4.155.109 USD
- Mức khấu trừ: 10.000 USD/vụ
- Nơi xảy ra tổn thất: Vũng tàu, Việt Nam
- Ngày xảy ra tổn thất: 29/11/2002
- Nguyên nhân tổn thất: do sự bất cẩn của thợ sửa chữa trong quá trình kiểm tra bảo dưỡng và lắp ráp cụm chi tiết kín khí ngày 28/11/02.
- Số tiền thiệt hại do tai nạn: 75,000 USD
Công ty vận tải Biển Việt Nam đã tham gia bảo hiểm cho tàu Sông Ngân tại PJICO từ ngày 01/01/2002- 31/12/2002 theo điều khoản bảo hiểm ITC Hull 1983 theo đơn 96/TT/2002.
- Ngày 30/11/2002 chủ tàu đã có công văn số 30.11/02/BH.HH thông báo cho biết tàu Sông Ngân trên hành trình từ Sài Gòn đi Balikpâpn- Indonesia để trả 6,000 MT gạo, tua bin phát ra tiếng rít mạnh, tàu đã cho giảm máy và thuyền trưởng xin phép cho tàu quay lại Vũng tàu để kiểm tra khắc phục.
Mức độ tổn thất:
- Mức độ tổn thất của các chi tiết còn lại trên tàu được ghi nhận:
Vỏ tuabin phần khí xả (danh điểm số 20) vị mài mòn, trầy xước nạng toàn bộ bề mặt làm việc khu vực cửa thoát khí xả do ma sát.
Vỏ tuabin phần cung cấp khí (danh điểm số 48) bị mài mòn và trầy xước nặng trên toàn bộ bề mặt làm việc tại khu vực cửa hút khí nạp do ma sát.
02 bạc đỡ trục tuabin (danh điểm số 70) bị trầy xước nặng, cháy đen, toàn bộ lớp bạc babit bị cháy hỏng.
Cụm chi tiết kín dầu (oil thrower), rãnh segment GAS SEAL RING(605) bị trầy xước, biến dạng; vùng lân cận chung quanh có nhiều mạt sắt trộn lẫn hỗn hợp dầu nhờn và muội than khí xả.
Cụm chi tiết 605 (GAS SEAL) bị gẫy.
- Mức độ tổn thất của các chi tiết mang về từ tàu Sông Ngân tại Bộ phận kỹ thuật của VOSCO tại 66 Hàm Nghi, thành phố Hồ Chí Minh:
Cánh quạt tuabin (danh điểm số 69) bị mài mòn do ma sát chiều dài khoảng 1/2 chiều dài cánh phía miệng thoát khí xả. các rãnh chặn khí trên mựt đĩa cánh bị trầy xước, biến dạng, bị mài mòn nặng.
Cánh nén khí (danh điểm số 66): bị mài mòn do ma sát chiều dài khoảng 1/2 chiều dài cánh; phía miệng hút khí nạp, các rãnh chặt khí trên mặt đĩa của cánh bị trầy xước, biến dạng, bị mài mòn nặng và đường bao cánh bị mài mòn và bể nhiều vị trí.
Đĩa chặn kín khí (danh điểm số 351): 2 đầu kín bị mài mòn, biến dạng, xước mẻ tại vị trí đường kín trong ổ chặn.
Trục tuabin: 1/2 chiều dài trục phía cánh tuabin khí xả bị cháy đen. Ổ trục tại vị trí này bị mài mòn nặng và cháy đen, độ sâu tối đa vào khoảng 2,5mm của lớp kim laọi tại vị trí này và do ma sát nặng hình thành gờ bavia có chiều cao gờ khoảng 1mm.
Nguyên nhân tổn thất: Nguyên nhân của việc hỏng tuabin là do sự bất cẩn của thợ sửa chữa trong quá trình kiểm tra bảo dưỡng và lắp ráp cụm chi tiết kín khí ngày 28/11/02 dẫn đến việc chi tiết 605 bị gãy, gây ra việc khí xả lọt vào ổ trục làm cháy dầu bôi trơn, tạo muội than trọn với mạt sắt thành hỗn hợp gây bó kẹt bạc trục, dẫn đến bạc đỡ trục bị xoay, dầu bôi trơn không có nên tuabin bị cháy và bị mài khuyết và hỏng các chi tiết liên quan.
III. HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU BIỂN TẠI PJICO GIAI ĐOẠN 2000- 2004
1. Phân tích hiệu quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển của PJICO
Các chi phí nghiệp vụ của PJICO trong thời gian qua như sau:
Bảng 11: Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu của PJICO giai đoạn 2000-2004
Chỉ tiêu
Năm
chi hoa hồng ($)
chi đề phòng và hạn chế tổn thất ($)
chi giám định
($)
chi bồi
thường ($)
chi khác
($)
tổng chi
($)
phí bảo hiểm
($)
2000
36,190.12
36,190.12
14,476.05
696,659.74
3,619.01
787,135.04
1,809,505.81
2001
37,755.34
37,755.34
15,102.14
764,545.61
3,775.33
788,700.26
1,887,766.93
2002
47,775.02
47,775.02
19,110.01
1,074,938.06
4,777.50
798,719.94
2,388,751.24
2003
85,858.54
85,858.54
34,343.42
2,361,109.97
8,585.85
836,803.46
4,292,927.22
2004
253,862.49
36,190.12
14,476.05
2,944,804.88
3,619.01
3,252,952.55
5,077,249.80
Tổng
461,441.51
243,769.14
97,507.67
7,842,058.28
24,376.70
8,669,153.28
15,456,201.00
Nguồn: Phòng bảo hiểm Hàng hải- PJICO
Trong bảo hiểm thân tàu biển cũng như trong các nghiệp vụ bảo hiểm khác bao gồm rất nhiều khoản chi trong đó lớn nhất là chi bồi thường nghiệp vụ ngoài ra còn có chi hoa hồng, chi đề phòng và hạn chế tổn thất, chi giám định, và các khoản chi khác.
Chi hoa hồng, chi đề phòng và hạn chế tổn thất được trích ra trong phí bảo hiểm gốc theo quy định của pháp luật. Chi hoa hồng bảo hiểm của nghiệp vụ được tính là 2% từ năm 2000-2003, năm 2004 tỷ lệ này được tính là 5% trong tổng phí gốc. Chi đề phòng và hạn chế tổn thất là 2% trong tổng phí bảo hiểm gốc.
Tổng chi nghiệp vụ của Công ty tăng qua các năm 2000-2004 là 217,672.37$ từ 787,135.04$ lên 1,004,807.41$, song mạnh nhất là từ năm 2003-2004 tăng168,003.95$ từ 836,803.46$ lên 1,004,807.41$. Sự tăng lên này là do việc trích tỷ lệ chi hoa hồng phí bảo hiểm tăng, do chi bồi thường tăng.
Sau đây là lợi nhuận thu được của Công ty qua các năm
Bảng 12: Hiệu quả kinh doanh của PJICO giai đoạn 2000-2004
Chỉ tiêu
Năm
Tổng chi
($)
Phí bảo hiểm
($)
Lợi nhuận
($)
Hiệu quả theo doanh thu (lần)
Hiệu quả theo lợi nhuận (lần)
2000
787,135.04
1,809,505.81
1,022,370.77
2.3
1.3
2001
788,700.26
1,887,766.93
1,099,066.67
2.39
1.39
2002
798,719.94
2,388,751.24
1,590,031.30
2.99
1.99
2003
836,803.46
4,292,927.22
3,456,123.76
5.13
4.13
2004
3,252,952.55
5,077,249.80
4,072,442.39
1.56
056
Tổng
8,669,153.28
15,456,201.00
14,243,814.57
1.78
0.78
(Nguồn: Phòng bảo hiểm Hàng hải- PJICO)
Chỉ tiêu hiệu quả theo doanh thu phản ánh: cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Theo bảng trên ta thấy ở năm 2000 Công ty làm ăn có hiệu quả hơn cả. Trong năm này, cứ 1$ chi phí bỏ ra thì Công ty thu về được cho mình 2.30$ doanh thu. Đến năm 2001 thì hiệu quả có giảm đi xuống còn 2.39 lần. Năm 2002 Công ty bỏ ra 1$ thì thu về được 2.99$ doanh thu. Năm 2003 cứ 1$ bỏ ra thì Công ty thu về được 5.13$ doanh thu. Hiệu quả năm 2004 cứ 1$ chi phí bỏ ra thì Công ty thu được 1.56$ doanh thu.
Tính chung bình hiệu quả theo doanh thu các năm vừa qua thì Công ty đạt được là 1.78, tức là cứ 1$ chi phí bỏ ra thì trung bình hàng năm Công ty thu được 1.78$ doanh thu.
Chỉ tiêu hiệu quả theo lợi nhuận phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì Công ty sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Theo bảng trên thì năm 2000 Công ty bỏ ra 1$ thì thu được 1.30$ lợi nhuận. Đây cũng là năm mà Công ty thu được hiệu quả theo lợi nhuận cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Năm 2001 Công ty bỏ ra 1$ thì thu được 1.39$ lợi nhuận. Trong năm này hiệu quả theo lợi nhuận bắt đầu tăng lên. Năm 2002 Công ty bỏ ra 1$ thì thu được 1.99$ lợi nhuận, và lại tiếp tục tăng đến năm 2003 Công ty thu được 4.13$ khi bỏ ra 1$ chi phí.
Năm 2004 thì hiệu quả theo lợi nhuận giảm xuống mức thấp nhất, 1$ Công ty bỏ ra thì chỉ còn thu lại được 0.56$ lợi nhuận.
Tính trung bình qua các năm thì hiệu quả theo lợi nhuận của Công ty là: 0.78 khi Công ty bỏ ra 1$ thì trung bình hàng năm thu được $ lợi nhuận.
2. Tỷ trọng và thị phần của nghiệp vụ
Tỷ trọng của nghiệp vụ trong công ty
Tỷ trọng của nghiệp vụ là 23.87% trong toàn Công ty. Đây là tỷ khá cao với doanh thu phí gốc của nghiệp vụ là 5077249.8$, trong khi phí bảo hiểm gốc của toàn Công ty là 21270169.3$.
Tỷ lệ này thể hiện bảo hiểm thân tàu biển là một trong số các nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu của công ty.
Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển của PJICO trên thị trường năm 2004
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy:
Năm 2004 doanh thu bảo hiểm gốc của nghiệp vụ là 5,077,249.80$ chiếm 40.06% doanh thu bảo hiểm gốc của toàn thị trường.
Mặc dù trên thị trường hiện đang có một số công ty bảo hiểm triển khai nghiệp vụ này như: Bảo Việt, Bảo Minh, Công ty bảo hiểm liên hiệp UIC, PTI v.v. nhưng thị phần của Công ty vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của nghiệp vụ trên toàn thị trường cũng như sự phát triển của Công ty trong những năm tiếp theo 2.2. Tỷ trọng của nghiệp vụ trong Công ty.
Những mặt đã làm được
Thực hiện tốt công tác đề phòng và hạn chế tổn thất do đó giảm mức khấu trừ mà vẫn giữ nguyên phí hoặc tăng mức khấu trừ và giảm phí cho các chủ tàu.
Liên hệ tốt với khách hàng giải quyết các sự cố bảo hiểm, do đó hạn chế tổn thất, giảm các khoản chi bảo hiểm tăng cường sức cạnh tranh cho Công ty.
Các khoản chi cho quản lý, cộng tác viên được áp dụng đúng theo quy định của Bộ Tài chính
Việc giám định bồi thường tổn thất được phân cấp giải quyết do đó việc giải quyết khiếu nại, bồi thường được thấu đáo hơn, đồng thời giảm được việc trục lợi bảo hiểm.
Thời gian xử lý khiếu nại nói chung là khá nhanh chóng, tạo được niềm tin cho khách hàng của Công ty.
Công tác ưu đãi khách hàng lớn, công tác quan hệ với khách hàng cũng được hết sức chú ý. Chính điều này đã giữ chân được khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách hàng mới.
Việc lưu trữ hồ sơ được quản lý một cách có khoa học tạo sự thuận lợi cho việc tra cứu, thống kê và quản lý đồng thời trợ giúp đắc lực cho việc giải quyết khiếu nại, bồi thường.
Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, giỏi kỹ năng nghiệp vụ, có mối quan hệ rộng v.v. do đó rất thuận lợi trong việc khai thác.
Những hạn chế còn tồn tại trong kinh doanh bảo hiểm thân tàu tại PJICO.
Mạng lưới khai thác nói chung còn hạn chế và chưa thực sự được đào tạo bài bản.
Đội ngũ giám định viên chủ yếu là tự học hỏi và trau dồi kinh nghiệm chứ chưa được đào tạo chuyên nghiệp và rộng rãi. Giám định viên giỏi và chuyên sâu chủ yếu tập trung ở các cảng và thành phố lớn. Khi gặp trường hợp phức tạp phải kêu gọi sự trợ giúp, do đó thời gian giám định kéo dài và không chủ động. Thuê giám định viên nước ngoài dẫn đến chi phí giám định lớn, thời gian kéo dài.
Công tác kiểm tra và thanh tra giám sát hoạt động chưa thường xuyên và kiên quyết nên có thể dẫn đến trục lợi bảo hiểm.
Công tác cứu nạn còn hạn chế, thiếu phương tiện, trình độ non yếu.
CHƯƠNG III
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU BIỂN CỦA PJICO
I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA PJICO TRONG VIỆC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU BIỂN
1. Phương hướng hoạt động của PJICO trong năm 2005
Tiếp tục giữ vững, duy trì thị phần, thị trường đã có thông qua việc quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn với các đại lý, quan tâm nhiều đến nhu cầu , nguyện vọng của khách hàng để giữ khách đặc biệt là nguồn khách hàng tiềm năng. Duy trì và phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống vốn là thế mạnh của công ty như bảo hiểm cháy, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm xây dựng lắp đặt v.v.
Mở rộng địa bàn bảo hiểm thông qua việc xây dựng thêm các mạng lưới đại lý trên tất cả các tỉnh, thành phố mà công ty đã đặt chi nhánh. Mở rộng kênh phân phối thông qua việc xây dựng một mạng lưới thông tin kết nối các chi nhánh ở tất cả các địa bàn cũng như kết nối các đơn vị trực thuộc công ty, nhằm thực hiện chiến lược phát triển mà công ty đã đề ra : “trở thành một tập đoàn PJICO vững mạnh về kinh doanh bảo hiểm và tài chính”.
Hoàn thiện nâng cao tính ưu việt của các sản phẩm hiện công ty đang triển khai. Đồng thời tìm kiếm, phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Đảm bảo doanh thu hàng năm của công ty cao hơn hoặc bằng với định mức được giao. Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý để tiết kiệm chi phí ở mức cao nhất có thể, đặc biệt giảm thiểu khoản chi bồi thường – khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất .
Không ngừng hoàn thiện quy chế quản lý tài chính của công ty. Thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động của các phòng ban về công tác thu chi và có những xử lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm tài chính.
Phát triển một số nghiệp vụ bảo hiểm mũi nhọn: nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải (bao gồm bảo hiểm hàng hóa vận chuyển và tàu), bảo hiểm xây dựng lắp đặt công trình, bảo hiểm tài sản hỏa hoạn, và bảo hiểm xe cơ giới. Ngoài ra nghiệp vụ bảo hiểm không sinh lời nhằm phục vụ cộng đồng dân sinh như bảo hiểm con người, học sinh, giáo viên v.v. cũng được chú trọng phát triển.
2. Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển ở PJICO.
2.1. Thuận lợi
Có thể nói, sau gần 10 năm mở cửa thị trường, hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung tại Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh, đóng góp đáng kể cho việc giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội; cải thiện môi trường đầu tư; giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội.
Phạm vi, quy mô của thị trường bảo hiểm phát triển đáng kể, từng bước đáp ứng được sự phát triển và ổn định nền kinh tế xã hội. Hình thành thị trường bảo hiểm với đầy đủ các yếu tố của thị trường. Từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.
Quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm đã từng bước được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường. Hệ thống pháp luật đang dần được hoàn thiện. Đặc biệt đối với ngành Hàng Hải và bảo hiểm đã có luật riêng và đến năm 2005 sẽ được sửa đổi đáp ứng kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế.
Về phía Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX có nhiều thuận lợi trong việc triển khai nghiệp vụ này:
- Năng lực tài chính của Công ty nâng cao. Năng lực tài chính được nâng cao là nhờ vào việc trích lập các quỹ dự phòng và bổ sung vốn cổ đông tăng hơn 150%. Tổng vốn và tài sản tăng gần 2 lần của năm 2003 so với năm 2002 và cho đến nay Công ty đã có số vốn tích lũy tăng gần 10 lần so với vốn góp ban đầu. Bên cạnh đó năng lực đầu tư cũng tăng lên. Điều này đã giúp công ty tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm cũng như mở rộng khả năng bảo hiểm của mình, thu hút nhiềukhách hàng.
- Năng lực kinh doanh và trình độ cán bộ kinh doanh bảo hiểm được nâng cao. Trong bối cảnh hoạt động trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm đã nhanh chóng có chính sách đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ kinh doanh, trong đó chú trọng đào tạo về quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính, các chương trình đào tạo nghiệp vụ. Công ty đã triển khai ứng dụng thành công hệ thống thử nghiệm cơ sở dữ liệu quản lý hợp đồng bảo hiểm, hệ thóng phần mềm kế toán. Công ty cũng đã công bố và sử dụng Website, kịp thời quảng bá các loại hình dịch vụ, xây dựng hệ thống bảo hiểm điện tử Internet kết nối qua mạng phục vụ rộng rãi mọi đối tượng khách hàng.
- Chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được cải thiện một bước rõ rệt:
+ Chất lượng sản phẩm được nâng cao: Công ty bổ sung thêm quyền lợi cho khách hàng tham gia bảo hiểm. Phí bảo hiểm tương ứng với mức trách nhiệm, phạm vi bảo hiểm rộng hơn. Quy tắc điều khoản bảo hiểm được quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi của Công ty, bảo vệ được quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.
+ Chất lượng phục vụ cũng có bước cải tiến đáng kể: Công ty quan tâm tới phương thức phục vụ, chăm sóc khách hàng, giải quyết bồi thường nhanh chóng, đầy đủ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm giữa Công ty và người tham gia bảo hiểm. Trong bối cảnh thị trường đang phát triển, khách hàng có nhiều thông tin và cơ sở lựa chọn cho mình sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất, có mức phí bảo hiểm hợp lý, với doanh nghiệp bảo hiểm phục vụ tốt nhất. Do đó Công ty không chỉ chú trọng đến khâu phục vụ mà còn chú trọng đến khâu nghiên cứu thiết kế sản phẩm bảo hiểm với giá phí phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Vì vậy, quyền lợi khách hàng cũng được đảm bảo hơn. Do phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, doanh thu phí bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm thân tàu biển tăng trưởng bình quân là 21.23%/năm trong vòng 4 năm vừa qua.
- Có quan hệ tốt với các nhà môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng đầu: MunichRe, CologneRe, SwissRe, HartfortRe, West of England, The London Steam- Ship, HannoverRe, ERC…có quan hệ chặt chẽ với các đại lý giám định. Do đó tạo sự tin cậy của khách hàng.
- Công tác quản lý được tiến hành một cách khoa học, gọn nhẹ, hiệu quả. Cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý đã giúp Công ty hoạt động hiệu quả, nhanh chóng.
- Nhưng trên hết vẫn là đội ngũ nhân viên trẻ, giàu năng lực chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ và vi tính. Yếu tố con người đã làm nên thắng lợi của Công ty trong thời gian qua. Với hơn 500 nhân viên được huấn luyện, đào tạo trong nước và nước ngoài đã giúp PJICO tăng cường sức cạnh tranh với các nhà bảo hiểm khác trong nước.
- Nghiệp vụ bảo hiểm Hàng Hải rất được Công ty chú trọng, coi là nhóm nghiệp vụ chiến lược của Công ty.
2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển ở PJICO cũng gặp không ít khó khăn.
Đầu tiền có thể nhắc đến đó là xu hướng phát triển không ổn định của thị trường bảo hiểm hàng hải. Trái ngược với năm 2002, năm 2003 có vẻ là một năm tương đối tốt đẹp đối với thị trường bảo hiểm hàng hải, mặc dầu vẫn còn những dấu hiệu bất ổn. Thị trường năm 2003 không bị ảnh hưởng nhiều của các dạng tổn thất và mức độ tổn thất lớn như nửa cuối năm 2002, khi một chuỗi các thảm họa xảy ra bao gồm cả Tricolour, Prestige, Điamon Princess, Hanin Pensylvania, Hual europe, Alva Star và Limburg. Chỉ có một vụ tai nạn lớn trong năm 2003 là vụ Typhoon Maemi đã gây ra những tổn thất nặng nề ở Nam Triều Tiên vào tháng 9/2003. Theo danh sách của Lloyd, thiệt hại đối với hàng hóa trở bằng container ở Pusan ước tính khoảng 100 triệu $, và một con số tương tự cho các xưởng đóng tàu trong khu vực.
Thị trường hàng hải nói chung đang trong giai đoạn phục hồi, trong đó nhu cầu rất lớn về chuyên chở hàng hóa thể hiện ở sự tăng lên trên phạm vi rộng của tỷ lệ cước phí vận chuyển. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nhận thấy rõ ràng sự thất vọng và bi quan của các nhà bảo hiểm hàng hải, đặc biệt là các nhà bảo hiểm thân tàu tại IUMI 2003 (Hội nghị các nhà Hàng hải quốc tế) ở Seville vào tháng 9. Tỷ lệ phí nói chung vẫn được duy trì ở mức thấp khó có thể chấp nhận được. Hơn nữa, người ta lo ngại rằng sẽ có một chuỗi các tổn thất lớn khác xảy ra đe dọa sự an toàn của toàn bộ thị trường. bức thông điệp đến từ những con số của thị trường bảo hiểm phát triển tại hội nghị Seville là rất rõ ràng: thị trường bảo hiểm thân tàu biển đang đứng trước nguy cơ suy yếu trừ khi có các hành động kiên quyết hơn để đạt được mọt mức phí hợp lý.
Ở thị trường Pháp, các nhà bảo hiểm đang cố gắng để tăng tỷ lệ phí thân tàu lên khoảng 15- 20%. Các nhà bảo hiểm Na Uy cũng cho thấy họ có ý định đạt được mức phí cao hơn. Tỷ lệ tổn thất của năm 2003 là 160%, một con số không đáng ngạc nhiên chút nào. Theo CEFOR, Hiệp hội các nhà bảo hiểm hàng hải Na Uy, đây là năm thứ 5 liên tiếp có kết quả lỗ.
Ở thị trường Lloyd, kết quả bảo hiểm thân tàu giai đoạn 1997- 2002 đang ở mức báo động. Một số nhà bảo hiểm của thị trường London vẫn chưa sẵn sàng thực hiện việc tăng giá phí dù điều này hoàn toàn cần thiết. Thay vào đó, họ lại tập trung vào việc chiếm lĩnh thị phần. Cạnh tranh để giành được dịch vụ đối với các dội tùa uy tín hoặc tùa mới lại càng mạnh hơn. Tổng phí thị trường hàng hải tăng rất chậm, từ 11.7 tỷ $ năm 2001 lên 13.6 tỷ $ năm 2002.
Ông Tore Formo của CEFOR phát biểu tại Seville: “Thị trường hàng hải, có thể thực sự cần phải trải qua sự suy sụp. Có lẽ đã có quá nhiều nhà bảo hiểm cùng chia phần trong một dịch vụ quá bé”. ông còn gợi ý rằng việc giới thiệu lại bảng ỷ lệ phí cơ bản cho khai thác là cần tiết nếu thị trường t ỏ ra không thể duy trì được xu hướng phát triển. Thị trường Lloyd cũng đưa ra quan điểm rằng các nguyên tắc và sự kiểm soát chặt chẽ hơn trong khai thác rủi ro thân tàu là cần thiết. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu các nhà bảo hiểm không thể thực thi các nguyên tắc một cách tự nguyện, rõ ràng cần phải có các biện pháp nghiêm khắc để đảm bảo khả năng tồn tại của thị trường. Chìa khóa của vấn đề nằm ngay trong tay của các nhà tái bảo hiểm, ảnh hưổng của họ đối với thị trường có thể buộc các nhà khai thác phải thực hiện những nguyên tắc bắt buộc để đảm bảo sự tồn tịa và phát triển của thị trường bảo hiểm hàng hải.
Bộ Điều khoản Thân Tàu Quốc tế vừa được ban hành (01/11/03) được thiết kế nhằm mục đích tạo ra sự linh hoạt và rõ ràng hơn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải quyết khiếu nại, nhờ vậy sẽ cải thiện các dịch vụ cung cấp cho các chủ tàu cũng như các nhà bảo hiểm. Tuy vậy người ta cũng có thể cho rằng thị trường hàng hải có thể cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho khách hàng bàng cách chấp nhận thử thách khi tuân thủ các nguyên tắc khai thác, nhờ vậy sẽ đảm bảo cho một thị trường ổn định và phát triển trong những năm tới.
Tình hình an ninh thế giới có ảnh hưởng đặc biệt tới ngành Hàng hải. Bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang trải qua giai đoạn hết sức khó khăn. Ngành Hàng hải chịu tác động của hậu quả 11/9, chiến tranh Irắc cũng chưa được cải thiện cùng cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động, cũng như củ vụ tàu Limburg bị đánh bom ngoài khơi biển Yemen ngày 08/10/2002 và vụ nổ bom tại Bali ngày 12/10/2002. Ở khu vực ASEAN, tỷ lệ gia tăng ngày càng cao các vụ tấn công tại hải phận của khu vực dù các cơ quan hành pháp và giám sát của các quốc gia ven biển đã tiến hành các cuộc tuần tra phối hợp chung.
Thị trường bổ sung thêm nhiều công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm trong và ngoài nước, làm cho tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thị trường tái bảo hiểm bị thu hẹp, các nhà tái bảo hiểm tăng phí.
Tình trạng đua nhau giảm phí của các công ty. Chưa bao giờ các công ty bảo hiểm phi nhân thọ lại cạnh tranh căng thẳng như vậy. Tình trạng hạ phí bảo hiểm tới mức thấp hơn phí tái bảo hiểm liên tục xẩy ra. Đi cùng với việc hạ phí là việc tăng hoa hồng cho khách hàng trái với quy định của Nhà nước. Ngoài ra, còn không ít công ty lợi dụng quyền lực của chính quyền địa phương bắt ép khách hàng mua bảo hiểm. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ bắt đầu lan ra diện rộng từ khi các công ty thực hiện chế độ khoán doanh thu phí bảo hiểm cho chi nhánh. Mặt khác, hoa hồng bảo hiểm vẫn còn khá thấp, chưa đủ sức tạo ra sức hấp dẫn cho đại lý.
3. Mục tiêu của PJICO trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển trong những năm tới
Theo chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc cơ cấu lại đội tàu biển Việt Nam ưu tiên đầu tư hiện đại hóa, nâng cao năng lực vận chuyển và khả năng cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu về vận chuyển trong nước và dần dần từng bước vươn ra thị trường trong khu vực. Chiến lược phát triển của ngành Hàng Hải Việt Nam được cụ thể hóa bằng các mục tiêu sau:
- Mục tiêu từ năm 2001 đến năm 2005: Đảm bảo năng lực vận chuyển 80% đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nội địa và 25% hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. Để đạt được mục tiêu này ngành Hàng Hải Việt Nam đang từng bước thay thế dần tàu cũ có trọng tải nhỏ bằng các tàu mua mới và đóng mới với trọng tải ước tính cho giai đoạn này gần 500,000 DWT (trong đó đóng mới trong nước khoảng 15 tàu và mua mới của nước ngoài khoảng 20 tàu).
- Mục tiêu từ năm 2006 đến năm 2010: Phấn đấu năng lực vận tải bằng đường biển đạt mức trung bình trong khu vực. Dự tính cho giai đoạn này ngành Hàng Hải Việt Nam sẽ tăng số trọng tải thêm khoảng hơn 600,000 DWT (trong đó đóng mới trong nước khoảng 17 tàu và mua mới của nước ngoài khoảng 23 tàu ).
Với việc phát triển tàu của ngành Hàng Hải Việt Nam là điều kiện rất tốt cho ngành bảo hiểm trong nước, vì hầu hết các tàu đều được đóng mới tại các Nhà máy đóng tàu của Việt Nam. Chính phủ đã giao cho VINASHIN (Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam) thực hiện việc đóng mới 32 chiếc thông qua các đơn vị thành viên như: Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Nhà máy đóng tàu Bến Kiền, Sài Gòn shipyard v.v. Đối với các tàu mua mới của nước ngoài sẽ giao cho một số các Công ty vận tải biển như : VOSCO, VINALINES, VIETFRACHT, BISCO, VITRANSCHAT, FALCON v.v. Tất cả các tàu đóng mới và mua mới của nước ngoài đều được các chủ tàu tham gia bảo hiểm thân tàu và P&I tại các Công ty bảo hiểm của Việt Nam.
Từ năm 2001 đến nay hều hết các chủ tàu đều đầu tư chủ yếu vào các tù chuyên dụng như: Tàu dầu thô, tàu chở dầu thành phẩm loại 2 vỏ, tàu Container, tàu hàng khô có trọng tải lớn v.v. ). Trong hai năm qua số lượng tàu mỗi năm tăng trung bình khoảng 12 tàu và tính đến thời điểm hiện nay số lượng tàu biển của Việt Nam đã lên đến trên 900 tàu, với tổng dung tích lên đến 2,2 triệu GT, độ tuổi trung bình là 15 tuổi (tham khảo nguồn dữ liệu của Vinare).
Cho đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 7 Công ty đang trực tiếp cung cấp dịch vụ bảo hiểm tàu (bảo hiểm gốc) và cũng có 7 Công ty nhận tái bảo hiểm dịch vụ này thông qua Vinare. Thị trường được mở rộng và khai thác triệt để, thông qua quan hệ giữa Người bảo hiểm và các chủ tàu ngày càng gắn bó. Các Công ty bảo hiểm đều nhắm đến mục tiêu chất lượng và hiệu quả.
Dự kiến trong thời gian tới xu hướng phát triển tàu của thị trường sẽ tập trung chủ yếu vào các loại tàu biển như: Tàu chở dầu thành phẩm (loại 02 vỏ), tàu Container, tàu hàng khô có trọng tải lớn. Phần lớn các tàu này sẽ được đóng mới ở trong nước tại các Nhà máy đóng tàu, nguồn vốn phần lớn là vốn vay củ nước ngoài (chiếm khoảng 70%), nguồn vốn còn lại được vay tại các Quỹ hỗ trợ phát triển và một phần vốn tự có của chủ tàu. Những tàu đóng mới này sẽ tập trung vào một số chủ tàu như: VINASHINSHIP, BISCO, VINALINES, VOSCO, VIETFRACHT v.v. và một số chủ tàu ở phía Nam.
Nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển được Công ty coi là một trong 4 nghiệp vụ chiến lược (bảo hiểm hàng hải bao gồm Tàu và hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm xây dựng lắp đặt công trình, bảo hiểm tài sản hỏa hoạn, và bảo hiểm xe cơ giới.
Mở rộng mạng lưới đại lý cũng như cộng tác viên cho Phòng nhằm mở rộng phạm vi khai thác.
II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU BIỂN
1. Phát triển và mở rộng khai thác
Nhận định xu hướng phát triển tàu của thị trường ở PJICO:
Hiện nay đã hình thành thêm một thị trường mới về bảo hiểm tàu (nhất là đối với các tàu có trọng tải dưới 3,000 MT với giá trị trung bình từ 2 tỷ VND) đó là các tổ chức cho thuê tài chính của các Ngân hàng, họ cho các chủ tàu thuê tàu trong nhiều năm đồng thời để đảm bảo tài sản cho thuê này họ đã bắt buộc các chủ tàu phải bảo hiểm mọi rủi ro thân tàu cho thời hạn cho thuê. Tuy nhiên không phải các tùa cho thuê này đều là tầu đóng mới mà có cả các tàu cũ được hoán cải.
Một mảng thị trường nữa hiện nay đang phát triển rất nhanh đó là các Công ty TNHH. Một số Công ty TNHH có khả năng tài chính tốt thì họ đóng mới các phương tiện, nhưng phần lớn các Công ty TNHH là họ mua tàu cũ của các Công ty VTB của Nhà nước (khi các Công ty này đang trong quá trình trẻ hóa đội tàu để đáp ứng năng lực vận tải và đảm bảo các tàu hoạt động tuyến Quốc tế), cho nên hầu hết là các tàu đã trên 20 tuổi. Sau khi mua về các Công ty này phần lớn là hoán cải nâng tải trọng để tăng năng lực vận chuyển mà không trú trọng đến việc sửa chữa để nâng cao chất lượng tàu trong việc hành hải.
Nhận định về sự cạnh tranh của các Công ty:
Trước tình hình phát triển mạnh của Ngành Hàng hải Việt Nam về tàu biển thì vấn đề cạnh tranh giữa các Công ty bảo hiểm sẽ ngày càng quyết liệt hơn. Ngoài việc các Công ty phải nâng cao chất lượng dịch vụ ra thì việc hạ phí bảo hiểm và hạ mức khấu trừ để giành dịch vụ là điều khó tránh khỏi. Chính sách đối với khách hàng cũng sẽ được các Công ty trú trọng hơn. Do đó việc tính toán để đưa ra mức phí và mức khấu trừ áp dụng đối với từng tàu sao cho có hiệu quả và giành được dịch vụ thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng gốc và Phòng Tái bảo hiểm.
Một số biện pháp cho việc triển khai nghiệp vụ:
- Tổ chức phân công cụ thể cho các cán bộ chuyên trách tại các Tỉnh như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh để nắm bắt kế hoạch phát triển tàu của từng khách hàng và các tổ chức cho thuê tài chính. Từ đó đề xuất phương án bảo hiểm cho từng tàu và đề xuất với Lãnh đạo đơn vị để xin ý kiến chỉ đạo và/hoặc Công ty để phối hợp giải quyết. Mục tiêu sẽ nhằm vào các tàu đóng mới và các tàu mua mới ở nước ngoài. Hạn chế việc nhận bảo hiểm các tàu hoán cải của các Công ty TNHH, đối với các loại tàu được hoán cải thì cần phải chú trọng đến việc tìm hiểu lịch sử tàu, lịch sử tổn thất và kiểm tra tình trạng tàu trước khi nhận bảo hiểm. Đối với các tàu xét thấy không đảm bảo thì chủ động chào khách hàng theo điều kiện “tổn thất toàn bộ” mà không nhận bảo hiểm “mọi rủi ro”. Đối với các tàu trên 20 tuổi (tính theo năm đóng, không tính theo năm hoán cải), các đơn vị khi khai thác các tàu này phải báo cáo Công ty để quyết định điều kiện bảo hiểm, tỷ lệ phí, mức khấu trừ áp dụng. Chỉ khi Công ty đồng ý các đơn vị mới được nhận bảo hiểm.
- Quan hệ chặt chẽ với khách hàng để nắm bắt số lượng tàu hiện có (về thông số kỹ thuật, giá trị bảo hiểm, hiện đang bảo hiểm tại Công ty nào, điều khoản áp dụng, phí, cơ chế chính sách v.v. ) và dự kiến phát triển đội tàu, để từ đó đưa ra các phương án nhận bảo hiểm hoặc tư vấn cho khách hàng về các điều kiện, điều khoản v.v.
- Đối với các tàu đang được đóng mới, ngoài việc bám sát khách hàng thì cần có thỏa thuận với khách hàng bằng các bản “ghi nhớ” cam kết tham gia bảo hiểm và/hoặc ký kết Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm cho tàu đó.
- Thường xuyên cập nhật thông tin của các đối thủ cạnh tranh về điều khoản, chính sách, cơ chế v.v. để từ đó đưa ra chính sách cụ thể áp dụng đối với từng khách hàng.
2. Hoàn thiện công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Việc chi đề phòng và hạn chế tổn thất được PJICO thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để sử dụng chi phí này một cách có hiệu quả hơn nữa PJICO cần thực hiện một số biện pháp sau:
Cung cấp tài liệu, kiến thức về công tác đề phòng và hạn chế tổn thất cho các khách hàng tham gia bảo hiểm
Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra giám sát thực hiện hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất của khách hàng như đã được nêu khi kí kết hợp đồng bảo hiểm.
Tăng cường mối quan hệ với các cơ quan liên quan để tiến hành công tác này được thuận lợi.
Kết hợp với các đơn vị liên quan để cùng thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất, để tiết kiệm việc chi mua các phương tiện công cụ phục vụ cho công tác này.
Công tác đánh giá rủi ro cần được quan tâm hơn nữa. Vấn đề này đã được Công ty chú trọng thực hiện, Công ty tiến hành phân cấp đánh giá rủi ro cho đối tượng được bảo hiểm. Tuy nhiên, Công ty cần tiến hành sát xao hơn nữa để giảm tối thiểu hiện tượng trục lợi bảo hiểm từ đó giúp giảm chi cho Công ty.
3. Nâng cao chất lượng công tác giám định
Để hoàn thiện công tác giám định PJICO cần thực hiện một số biện pháp sau:
Có mối quan hệ tốt với các cơ quan giám định để học hỏi kinh nghiệm, học hỏi thêm kiến thức để từ đó hoàn thiện kỹ cũng như trau dồi kinh nghiệm cho đội ngũ giám định viên của Công ty. Đồng thời có thể nhờ họ giám định cho các rủi ro xẩy ra ở xa nhằm tiết kiệm chi phí giám định, hoặc cũng có thể thuê họ giám định cho những trường hợp khó phức tạp.
Xây dựng đội ngũ giám định viên có mặt ở nhiều nơi để tiện lợi cho việc giám định, giải quyết khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng tăng uy tín cho công ty.
Cung cấp đầy đủ tài liệu trong và ngoài nước, thị trường quốc tế, các tài liệu về trục lợi bảo hiểm. Để từ đó bổ sung kiến thức thực tế cho các giám định viên của Công ty.
4. Nâng cao chất lượng công tác bồi thường
Bồi thường chính là công việc mà công ty thực hiện nghĩa vụ của mình đối với khách hàng khi xẩy ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm đã được quy định trong hợp đồng.
để hoàn thiện công tác bồi thường Công ty nên thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau:
Đơn giản hoá các thủ tục hành chính để sao cho việc bồi thường được tiến hành nhanh chóng, giúp cho khách hàng bảo hiểm nhanh chóng khôi phục lại tình trạng kinh tế. Đây cũng là một trong những yếu tố cơ bản giúp khách hàng tăng niềm tin đối với Công ty.
Mở rộng hơn nữa các mối quan hệ: ký kết các hợp đồng sửa chữa định kỳ với các xí nghiệp sửa chữa, đóng tàu đáp ứng việc tìm kiếm sửa chữa hay thay mới cho các tàu bị tổn thất.
Đẩy mạnh việc tư vấn khách hàng: tiến hành các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất; cập nhật các kiến thức, thông tin và báo cho khách hàng những thay đổi bất thường.
Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa việc trục lợi bảo hiểm.
III. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU BIỂN CHO PJICO
1. Kiến nghị đối với nhà nước
Bảo hiểm thân tàu biển góp phần ổn định kinh tế và xã hội, khôi phục tình trạng tài chính của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm sau khi xảy ra tổn thất hoặc thiệt hại tài chính, để doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động. Do đó, các giải pháp cần phải thực hiện là:
a. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Trong quá trình đàm phán và thực hiện các hiệp định thương mại song phương và đa phương của Việt Nam, bảo hiểm là điều kiện quan trọng nhằm thúc đẩy việc trao đổi và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài. Bảo hiểm còn là ngành dịch vụ mang tính liên kết toàn cầu, giảm thiểu rủi ro cho các ngành kinh tế - xã hội. Hơn nữa, thị trường bảo hiểm hội nhập với quốc tế cũng môi trường đầu tư tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, việc hội nhập là nhu cầu thiết yếu và cần được đẩy nhanh hơn nữa trong thời gian tới. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác hội nhập quốc tế, cần được thực hiện nhóm giải pháp cụ thể sau đây:
Thứ nhất: Tiếp tục mở cửa thị trường bảo hiểm phù hợp với tiến trình hội nhập.
Đảm bảo sự phát triển năng động của thị trường Việt Nam, tạo sự cạnh tranh lành mạnh theo quy định của pháp luật giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối tác nước ngoài trong số những công ty có khả năng tài chính lớn, có trình độ công nghệ và quá trình hoạt động lành mạnh, lâu năm, có uy tín và kinh nghiệm hoạt động tại những nước có điều kiện tương tự Việt Nam.
Thứ hai: Thực hiện các cam kết quốc tế và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết trong khuôn khổ song phương và đa phương, khu vực (ASEAN) và toàn cầu (IAIS - Hiệp hội các cơ quan quản lý bảo hiểm quốc tế), dưới nhiều hình thức trao đổi thông tin, kinh nghiệm và trợ giúp kỹ thuật giữa các cơ quan quản lý bảo hiểm, hiệp hội bảo hiểm, thực hiện nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về kinh doanh bảo hiểm.
Thứ ba: Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mở rộng hoạt động ra nước ngoài.
Xúc tiến việc mở rộng văn phòng đại diện và chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam tại nước ngoài đồng thời nghiên cứu khả năng tham gia góp vốn vào các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm đang hoạt động thành công ở nước ngoài.
Mở rộng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam với các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các thị trường tây Âu, Nhật Bản, Mỹ và các nước thuộc khối ASEAN về chuyển nhượng dịch vụ tái bảo hiểm, về đào tạo, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin.
b. Đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
Với mục tiêu:
Hoàn thiện khuôn khổ cơ chế, chính sách trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tạo môi trường pháp lý bình đẳng đối với mọi thành phần doanh nghiệp, huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, ổn định.
Công tác quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm kịp thời, hiệu quả. Bản chất thị trường bảo hiểm là rất nhạy cảm, đòi hỏi phải xử lý ngay các trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Vì vậy, phải đơn giản hóa thủ tục hành chính, ngăn chạn tính quan liêu trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp boả hiểm; việc quảm lý bảo hiểm được thực hiện chủ động sẽ có ảnh hưởng và tác động tích cực to lớn đối với thị trường và đối với hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.
Thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước. Cơ quan quản lý bảo hiểm thay mặt nhà nước trực tiếp thực hiện cả hai chức năng quản lý ngành kinh tế kỹ thuật và chức năng quản lý tài chính. Hơn nữa, còn thực hiện chức năng cơ quan chủ quản đối với doanh nghiệp trực thuộc Bộ tài chính.
Các nhóm giải pháp cần thực hiện là:
Thứ nhất: Hoàn thiện cơ chế chính sách
Hiện nay, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn đã ban hành tạo khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hotạ động kinh doanh bảo hiểm và tiến trình hội nhập còn nhiều vấn đề nẩy sinh chưa được thể chế hoá. Trong thời gian tới cần thiết hoàn thiện.
Thứ hai: Đổi mới phương thức quản lý
Tăng quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm cho các doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến nội dung báo cáo, kết quả hoạt động và trong việc thực hiện các quy định của pháp luật.
Việc kiểm tra, giám sát thực hiện theo các chỉ tiêu giám sát quản lý mang tính chất khách quan và được công khai hoá.
Hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động quản lý mang tính chuyên nghiệp. Quan hệ giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp dựa trên tinh thần hợp tác, xây dựng.
Đơn giản hoá thủ tục hành chính trong các khâu cấp giấy phép, thẩm định hồ sơ phê chuẩn, đăng ký sản phẩm, các thủ rục khác như thay đổi vốn, mở rộng nội dung và phạm vi hoạt động.
Thứ ba: Thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế
Hoạt động quản lý sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, cụ thể:
- Xem xét, phê chuẩn các thay đổi trong quá trình hoạt động như thay đổi chủ đầu tư, người quản trị điều hành, thay đổi phương án kinh doanh, vốn điều lệ, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp.
- Giám sát doanh nghiệp bảo hiểm tựhc hiện các quy định của Nhà nước và các quy định của bản thân doanh nghiệp về quản lý tài chính, kế toán, đánh giá rủi ro, quản lý tài sản.
- Giám sát việc trích lập các nguồn dự phòng nghiệp vụ, biên khả năng thanh toán bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Giám sát việc sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo vốn chủ sở hữu phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
- Quản lý hoạt động đầu tư bảo đảm đầu tư của doanh nghiệp được đa dạng, trong hạn mức theo quy định của pháp luật, định giá tài sản đầu tư thận trọng, cân đối giữa tài sản nợ và nguồn vốn của doanh nghiệp, bảo quản tài sản có của doanh nghiệp.
- Theo dõi, kiểm tra phương án tái bảo hiểm, các nhà nhận tái bảo hiểm quốc tế.
- Đánh giá các chỉ tiêu tài chính, kinh tế của doanh nghiệp một cách thường xuyên, xây dựng chỉ tiêu cảnh báo sớm, đánh giá kịp thời tình hình tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Nghiêm cấm cạnh tranh bất hợp pháp, gây bất ổn định thị trường. Giám sát hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ các quy định về công khai hoá thông tin, cung cấp thông tin trung thực cho khách hàng, bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm nhanh chóng đầy đủ.
- Thực hiện thanh tra định kỳ, đột xuất trên hồ sơ và thanh tra tại hiện trường của doanh nghiệp bảo hiểm, phân tích đánh giá hệ thống quản lý và giám sát của doanh nghiệp để từ đó có thể ngăn ngừa các hành vi vi phạm.
- Quan hệ với các cơ quan quản lý bảo hiểm nước ngoài để nghiên cứu các chuẩn mực quản lý quốc tế để từng bước áp dụng phù họưp với trình độ phát triển của thị trường, học hỏi kinh nghiệm quản lý, trao đổi thông tin, nắm bắt diễn biến thị trường bảo hiểm quốc tế, đặc biệt là các thông tin có liên quan đến các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Thứ tư: Nâng cao năng lực cán bộ
Kinh doanh bảo hiểm là một chuyên ngành tài chính, đòi hỏi cán bộ phải có kiến thức nghiệp vụ sâu sắc, có tầm nhìn bao quát, biết phân tích dự báo tình hình, am hiểu thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp. Ngoài ra, cán bộ phải xây dưạng định hướng, các giải pháp phát triển và là những người trực tiếp thực thi các giải pháp đó trong bối cảnh thị trường mở, hội nhập với thị trường quốc tế và khu vực. Vì vậy, việc nâng cao năng lực quản lý gắn liền với nâng cao năng lực cán bộ. Các giải pháp chủ yếu cho công tác này là:
- Đánh giá đội ngũ cán bộ nhằm xác định số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ. Trên cơ sở đó quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện dưới nhiều hình thức như đào tạo dài hạn, ngắn hạn, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát trong ngoài nước và tự nghiên cứu. Nội dung đào tạo tập trung vào các chủ đề như phân tích tài chính, đánh giá rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, định phí và trích lập dự phòng, quản lý nhà nước, quản trị kinh doanh, nghiệp vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, các kiến thức về hội nhập quốc tế.
- Xác định cơ cấu cán bộ gắn với việc thực hiện các chức năng quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, quản lý tài chính và quản lý doanh nghiệp với tư cách chủ sở hữu vốn.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ như tăng cường giáo dục đào tạo cán bộ về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm với công việc, xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu tham nhũng.
Thứ năm: Củng cố kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
Cơ quan quản lý, giám sát nhà nước về kinh doanh bảo hiểm trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện cả hai nhiệm vụ vừa tham mưu giúp Bộ xây dựng cơ chế, chính sách, vừa thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính và hoạt động nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Thứ sáu: Nâng cao vai trò tự quản của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
Mở rộng phạm vi hợp tác giữa doanh nghiệp bảo hiểm về đào tạo, trao đổi thông tin, hợp tác kinh doanh, đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm, đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm, đề phòng và hạn chế tổn thất.
Xem xét, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia Hiệp hội, gắn quyền lợi và trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm với Hiệp hội.
Củng cố tổ chức bộ máy lãnh đạo và các ban chuyên trách của Hiệp hội. Tổng thư ký Hiệp hội bảo đảm có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm, làm việc chuyên trách. Xây dựng cơ chế tiền lương, tiền thưởng cho các cán bộ của Hiệp hội tạo động lực cho cán bộ lao động, cống hiến cho ngành bảo hiểm.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm và Hiệp hội để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thoả thuận giữa các hội viên, xử lý kịp thời các trường hợp không tuân thủ Quy chế hợp tác và các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Ngoài ra, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thiết kế sản phẩm bảo hiểm phù hợp với đối tượng tham gia, phối hợp giữa Nhà nước với doanh nghiệp bảo hiểm để phân tán rủi ro bảo hiểm như thực hiện chế độ tái bảo hiểm một phần đã nhận bảo hiểm cho một doanh nghiệp bảo hiểm của Nhà nước hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Nhà nước ban hành các cơ chế quản lý tài chính để tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm này, mở rộng diện khai thác bảo hiểm, mở rộng phạm vi và địa bàn phục vụ.
2. Kiến nghị đối với ngành Hàng hải
Đầu tư xây dựng các cầu cảng, đèn báo đèn hiệu, hệ thống dự báo thời tiết trên biển, các cọc tiêu chỉ dẫn v.v. giúp cho việc đi biển của các tàu trong khu vực hải phận được an toàn cũng như có nơi lánh nạn khi gặp thời tiết xấu.
Tăng cường hợp tác thỏa thuận đa phương giữa các cơ quan hành pháp để giảm thiểu nguy cơ và đe dọa cho các tàu khi đi biển. Hợp tác với các tổ chức, hiệp hội Hàng hải quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề cướp biển và cướp có vũ trang, an toàn hàng hải, nơi lánh nạn cho các tàu khi gặp nguy hiểm và Bảo hiểm rủi ro chiến tranh.
Về an toàn hàng hải, hợp tác với các tổ chức quốc tế về hàng hải nhằm tạo ra một hệ thống quy tắc điều chỉnh hoàn toàn mới giúp bảo vệ tàu và hàng hóa trên tàu tránh trở thành mục tiêu của các hành động khủng bố.
Triển khai các biện pháp làm giảm tuổi cho các tàu, mở rộng quy mô tàu cũng như tăng trọng tải cho các tàu. Có các biện pháp giúp cho việc đóng mới các tàu có trọng tải lớn cũng như mua tàu ở nước ngoài. Các chế định quy định chặt chẽ khả năng đi biển của các tàu.
Đầu tư cho việc đào tạo đội ngũ thủy thủ, thuyền trưởng, người điều hành về khả năng chuyên môn cũng như những hiểu biết về tình hình an ninh thế giới.
3. Kiến nghị đối với Công ty PJICO
Bổ sung vốn hàng năm cho Công ty nhằm nâng cao khả năng tài chính. Tập chung phát triển vào một số nghiệp vụ mang tính chiến lược, mở rộng mạng lưới khai thác. Phát hành cổ phiếu, trái phiếu rộng rãi ra công chúng để tăng vốn điều lệ, mở rộng phạm vi hoạt động của cổ phiếu phục vụ lợi ích chung của toàn nền kinh tế.
Mở rộng hoạt động đối ngoại và tái bảo hiểm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của PJICO trong những năm tới. Sự năng động và linh hoạt, sáng tạo của tái bảo hiểm là hậu phương vững chắc cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc và để mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng. Thông qua hoạt động tái bảo hiểm, các tập đoàn tái bảo hiểm lớn trên thế giới đã công nhận PJICO là Công ty bảo hiểm có năng lực chuyên môn cao và đang có những thành công lớn trong những năm gần đây.
Thực hiện công tác đề phòng và hạn chế tổn thất, đây chính là ý nghĩa xã hội to lớn mà Công ty đem lại cũng như tăng cường uy tín với khách hàng. Đồng thời làm tốt công tác này còn giúp Công ty giảm được việc trục lợi bảo hiểm từ phí khách hàng, đại lý v.v.
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các sản phẩm bảo hiểm theo các nguyên tắc gắn liền quyền lợi giữa Công ty và người tham gia bảo hiểm đó là: Phí bảo hiểm tương ứng với mức trách nhiệm bảo hiểm; cung cấp các sản phẩm bảo hiểm thỏa mãn nhu cầu khách hàng; tăng thêm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Mở rộng phạm vi bảo hiểm, bổ sung các quyền lợi bảo hiểm trong các sản phẩm bảo hiểm trọn gói với mức phí bảo hiểm hợp lý và mức trách nhiệm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm thiết yếu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Mở rộng phạm vi và địa bàn phục vụ: mở thêm chi nhánh, các văn phòng giao dịch phủ kín các tỉnh, thành phố trong cả nước. Mở rộng đối tượng khách hàng tham gia bảo hiểm bao gồm các cơ sở kinh tế, các doanh nghiệp trong cả nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài v.v. Thực hiện tốt công tác giám định trước khi ký kết hợp đồng cũng như sau khi xảy ra tổn thất. Tiếp tục đào tạo một cách có bài bản hệ thống nhân viên, đại lý, cộng tác viên cho phòng Hàng hải có thêm kiến thức nghiệp vụ, kiến thức pháp luật v.v. đáp ứng chiến lược phát triển của Công ty, tăng khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ.
Hiện đại hoá công nghệ thông tin và trình độ quản lý. Tin học hoá công tác quản lý hợp đồng từ khâu thẩm định rủi ro, quản lý hợp đồng, đến khâu bồi thường. Xây dựng chương trình phát triển hệ thống phần mềm tính phí bảo hiểm, trích lập dự phòng nghiệp vụ, hệ thống thông tin báo cáo tài chính có nối mạng với cơ quan Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
KẾT LUẬN
Cho đến nay thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 7 Công ty đang trực tiếp cung cấp dịch vụ bảo hiểm tàu và cũng có 7 Công ty nhận tái dịch vụ bảo hiểm này thông qua Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia (VINARE). Thị trường được mở rộng và khai thác triệt để thông qua quan hệ giữa người bảo hiểm và các chủ tàu ngày càng gắn bó. Các công ty bảo hiểm đều nhằm đến mục tiêu chất lượng và hiệu quả.
Trước tình hình phát triển mạnh của ngành Hàng hải Việt Nam về tàu biển thì vấn đề cạnh tranh giữa các Công ty bảo hiểm sẽ ngày càng quyết liệt hơn. Ngoài việc các Công ty phải nâng cao chất lượng dịch vụ thì chính sách đối với khách hàng cũng sẽ được các Công ty chú trọng hơn. Cùng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm, PJICO cũng đang từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Trong những năm vừa qua, công ty đã thu được những thành tựu nhất định mà đặc biệt là trong nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển. Trong thời gian tới công ty sẽ phát triển nghiệp vụ thành một trong số các nghiệp vụ mũi nhọn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị của phòng bảo hiểm Hàng Hải – PJICO, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Hải Đường đã giúp em hoàn thành đề tài này.
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình bảo hiểm
Chủ biên PGS- TS Hồ Sĩ Sà, 2000.
2. Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm
Chủ biên TS Nguyễn Văn Định, 2002.
3. Giáo trình thống kê bảo hiểm.
Chủ biên Bùi Huy Thảo, 1996.
4. Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010”.
6. Các tài liệu do Phòng bảo hiểm Hàng hải- PJICO cung cấp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo Hiểm thân tàu biển tại công ty cổ phần Bảo Hiểm PETROLIMEX.doc