Đề tài Đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở Hậu Giang

CHƯƠNG 1: GiỚI THIỆU CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH HẬU GIANG VỀ DU LỊCH SINH THÁI VĂN HÓA Ở HẬU GIANG VÀ TÌM HIỂU NHU CẦU CỦA DU KHÁCH HẬU GIANG, DU KHÁCH NỘI ĐỊA CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI THAM QUAN, HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU Ở HẬU GIANG CHƯƠNG 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VĂN HOÁ CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI THAM QUAN, HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU Ở HẬU GIANG

pdf101 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3445 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn Khá hấp dẫn Rất hấp dẫn số mẫu % số mẫu % số mẫu % số mẫu % Hái trái cây tại vườn 10 16,7 16 26,7 22 36,7 12 20,0 Bơi xuồng, ngắm cảnh, câu cá 11 18,7 10 16,9 25 42,4 13 22,0 Bắt cá, hái rau 21 35,6 16 27,1 10 16,9 12 20,3 Bơi xuồng ngắm trăng, nghe đàn ca tài tử 17 28,3 18 30,0 17 28,3 8 13,3 Thăm quan làng nghề truyền thống 12 20,0 17 28,3 20 33,3 11 18,3 Về nguồn, ôn lại truyền thống 16 26,6 15 25,0 15 25,0 14 23,3 Thi bắt đom, soi ếch, đi trên đường đất sau cơn mưa 28 46,6 10 16,7 14 23,3 8 13,3 Tổng cộng 115 192,5 102 170,7 123 205,9 78 130,5 Nguồn: Từ 60 mẫu phỏng vấn trực tiếp khách Hậu Giang Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 66 Qua bảng kết quả trên ta thấy, các hoạt động vui chơi mà khách đánh giá chỉ ở mức độ khá hấp dẫn chiếm 205,9%, trong đó hoạt động bơi xuồng, ngắm cảnh, câu cá được khách quan tâm nhất chiếm 42,4%, kế đó là hoạt động hái trái cây tại vườn chiếm 36,7%, thăm làng nghề truyền thống chiếm 33,3%...Còn khách đánh giá ở mức độ hấp dẫn chiếm 170,7%, rất hấp dẫn chiếm 130,5% và mức độ ít hấp dẫn là 192,5%. Sở dĩ khách nhận xét ở mức độ ít hấp dẫn là vì các hoạt động ở điểm du lịch mang tính trùng lắp với các tỉnh lân cận, không có gì đổi mới, hơn nữa họ đã đi du lịch ở các tỉnh lân cận rồi, đã tham gia các hoạt động vui chơi ở các tỉnh đó nên họ nhận xét không cao so với khách lần đầu tiên đến HậuGiang. 4.2.2. Phân tích nhu cầu của khách du lịch ở các tỉnh khác (khách du lịch ở Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và Tiền Giang) 4.2.2.1. Nhận định của khách về các yếu tố khi đi du lịch Bảng 4.32. Ý kiến của khách về các yếu tố du lịch Các yếu tố du lịch Ít quan trọng Kháquan trọng Quan trọng Rất quan trọng Số mẫu % số mẫu % số mẫu % số mẫu % Món ăn 22 33,9 14 21,5 17 26,2 12 18,5 Nhà nghỉ, khách sạn 42 64,7 11 16,9 9 13,8 3 4,6 Nhànghỉ trongvườn sinh thái 45 69,2 9 13,8 7 10,8 4 6,2 Nhà dân 46 56,9 5 7,7 9 13,8 5 7,7 Cảnh quan kiến trúc 2 3,1 10 15,4 20 30,8 33 50,8 Môi trường, khí hậu 9 13,8 8 12,3 16 24,6 32 49,2 Hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ 17 26,2 10 15,4 19 29,2 19 29,2 Phương tiện 20 30,7 20 30,8 14 21,5 11 16,9 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 67 vận chuyển Gía cả 27 41,5 9 13,8 21 32,3 8 12,3 Hoạt động vui chơi giải trí 26 40,0 8 12,3 17 26,2 14 21,5 An toàn 1 1,5 2 3,1 8 12,3 54 83,1 Lễ hội, các gía trị văn hóa 11 16,9 9 13,8 17 26,2 28 43,1 Cơ sở chăm sóc sức khoẻ 28 43,0 12 18,5 9 13,8 16 24,6 Tổng cộng 296 441,4 127 195,3 183 281,5 239 367,7 Nguồn: Từ 65 mẫu phỏng vấn trực tiếp khách nội địa Nhìn vào bảng kết quả trên ta thấy ý kiến của du khách về các các yếu tố du lịch ở mức độ rất quan trọng chiếm 367,7%, trong đó yếu tố an toàn về tính mạng là quan trọng nhất đối với du khách chiếm 83,1%, kế đó là yếu tố cảnh quan kiến trúc chiếm 50,8%, môi trường khí hậu chiếm 49,2%...Sở dĩ khách coi trọng các yếu tố này bởi vì họ đến đây chủ yếu là để tham quan, thư giãn, vui chơi, thưởng thức không khí trọng lành chứ họ không quan tâm về tìm hiểu văn hoá, lịch sử con người nơi đây. Còn khách đánh giá về mức độ ít quan trọng chiếm tới 441,4%, mức độ quan trọng có 281,5% và mức độ khá quan trọng chiếm 195,3%. Trong đó yếu tố ít quan trọng nhất là nhà nghỉ trong vườn sinh thái (chiếm 69,2%), nhà nghỉ, khách sạn (chiếm 64,7%), nhà dân (chiếm 56,9%)…Khách đánh giá thấp các yếu tố này là do đa số khách đi du lịch trong ngày, không ở lại qua đêm; thêm vào đó họ là những khách địa phương hoặc ở các tỉnh lân cận nên họ hiểu phần nào về phong tục, cảnh quan, lịch sử văn hóa nơi họ đến. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 68 4.2.2.2. Các loại hình du lịch mà du khách thích nhất Bảng 4.33. Loại hình du lịch khách yêu thích Loại hình du lịch Số mẫu Tỷ lệ (%) Du lịch sinh thái 15 23,1 Du lịch văn hóa 14 21,5 Du lịch nghỉ dưỡng 1 1,5 Du lịch biển 32 49,2 Du lịch núi 3 4,6 Tổng cộng 65 100,0 Nguồn: Từ 65 mẫu phỏng vấn trực tiếp khách nội địa Qua bảng phân tích trên, loại hình du lịch biển được khách ưa thích nhất chiếm 49.2%, kế đó là loại hình du lịch sinh thái chiếm 23.1%, du lịch văn hoá chiếm 21.5%. Do đâu mà du khách thích loại hình du lịch này, điều này cũng dễ hiểu, đặc trưng của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng sông nước miệt vườn, biển núi. Do đó loại hình du lịch sinh thái, du lịch biển núi được đầu tư phát triển nhiều, còn giữ được nét hoang sơ, không khí còn trong lành, mát mẻ hấp dẫn khách tham quan. 4.2.2.3. Các hoạt động mà du khách đã từng tham gia khi đi du lịch Bảng 4.34. Mức độ thú vị của các hoạt động vui chơi giải trí Các hoạt động Ít thú vị Bình thường Thú vị Rất thú vị số mẫu % số mẫu % số mẫu % số mẫu % Hái trái cây 9 13,8 20 30,8 22 33,8 14 21,5 Câu cá 10 15,4 18 27,7 15 23,1 22 33,8 Bắt cá, hái rau 24 36,9 16 24,6 17 26,2 8 12,3 Nghe đờn catài tử 19 29,3 17 26,2 12 18,5 17 26,2 Tham quan làng nghề 12 18,5 15 23,1 22 33,8 16 24,6 Tham dự lễ hội, di tích lịch sử, 5 7,7 6 9,2 29 44,6 25 38,5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 69 văn hóa Bắt đom đóm 42 64,6 17 26,2 3 4,6 3 4,6 Trồng lúa nước 41 63,1 11 16,9 11 16,9 2 3,1 Đi trên đường đất sau cơn mưa 42 64,6 15 23,1 6 9,2 2 3,1 Soi ếch 42 64,6 17 26,2 5 7,7 1 1,5 Khám phá khu bảo tồn thiên nhiên 2 3,1 14 21,5 32 49,2 17 26,2 Về nguồn, ôn lại truyền thống 6 9,2 18 27,7 23 35,4 18 27,7 Tổng cộng 254 390,8 184 283,2 197 303 145 223,1 Nguồn: Từ 65 mẫu phỏng vấn trực tiếp khách nội địa Qua bảng phân tích trên ta thấy, mức độ đánh giá của du khách về những hoạt động vui chơi giải trí ở mức ít thú vị là lớn nhất chiếm 390,8%, trong đó hoạt động ít thú vị nhất là thi bắt đom đóm (chiếm 64,6%), đi trên đường đất sau cơn mưa (chiếm 64,6%), trồng lúa nước (chiếm 63,1%). Điều này được giải thích, đây là những hoạt động mới lạ tại các điểm du lịch nên chưa được nhiều du khách tham gia, cách thức chơi chưa rõ lắm nên có nhiều du khách còn e ngại không giám tham gia, một phần là do du khách là người sống ở địa phương nên hoạt động trồng lúa nước, bắt đom đóm, soi ếch... đã quá quen thuộc đối với họ nên họ không ưu thích lắm. Còn đánh giá ở mức độ thú vị chiếm 303%, trong đó hoạt động thú vị nhất là khám phá khu bảo tồn thiên nhiên chiếm 49,2%, tham dự lễ hội văn hoá chiếm 44,6%, hái trái cây tại vườn chiếm 33,8%...Du khách đánh giá cao các hoạt động này là do họ là những khác phương xa tới nên họ thấy các hoạt động vui chơi còn mới lạ hấp dẫn, lý do tiếp theo là những hoạt động này còn mang ý nghĩa về tâm linh (như hoạt động tham dự lễ hội văn hoá), đem lại lại ích cho lĩnh vực chuyên môn (như hoạt động khám phá khu bảo tồn thiên nhiên)... Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 70 4.2.2.4. Mức độ hấp dẫn của các phương tiện vận chuyển tại điểm Bảng 4.35. Mức độ hấp dẫn của các phương tiện vận chuyển Các phương tiện vận chuyển khách Ít hấp dẫn Bình thường Hấp dẫn Rất hấp dẫn số mẫu % số mẫu % số mẫu % số mẫu % Xe lôi 21 32,3 22 33,8 14 21,5 8 12,3 Xe bò 25 38,4 17 26,2 17 26,2 6 9,2 Ca nô 23 35,4 10 15,4 17 26,2 15 23,1 Thuyền ba l á 16 24,6 11 16,9 22 33,8 16 24,6 Ghe, tàu 10 15,4 16 24,6 24 36,9 15 23,1 Khác 0 0 3 42,9 2 28,6 2 28,6 Tổng cộng 95 146,1 79 159,8 96 173,2 62 120,9 Nguồn: Từ 65 mẫu phỏng vấn trực tiếp khách nội địa Về các phương tiện vận chuyển trong khu du lịch, nhìn chung khách nhận xét ở mức độ hấp dẫn chiếm 173,2%, trong đó phương tiện được khách thấy hấp dẫn nhất là ghe, tàu (chiếm 36,9%), xuồng ba lá (chiếm 33,8%). Vì đây là những phương tiện mang nét đặc trưng của vùng sông nước, thể hiện được cuộc sống của người dân Nam Bộ. Do đó các điểm du lịch phải tận dụng khai thác điểm mạnh của loại phương tiện này, phải đảm bảo an toàn cho du khách khu vận chuyển khách bằng phương tiện này. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 71 CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI THAM QUAN, HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU Ở HẬU GIANG 5.1. Những căn cứ để xây dựng mô hình Để đưa ra và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hoá cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở Hậu Giang, em đã dựa vào một số căn cứ sau: - Mặc dù là tỉnh mới được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ nhưng Hậu Giang có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, đó là lợi thế về tiềm năng du lịch tự nhiên (có chợ Nổi Ngã Bảy, khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, vườn cò Long Mỹ, rừng Tràm Vị Thuỷ…) và du lịch nhân văn (khu di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn, Đền thờ Bác Hồ, khu Di tích Tầm Vu, Cái Sình, Nam Kỳ khởi nghĩa…). Đây là những điểm tham quan thú vị cho du khách, thích hợp cho việc học tập nghiên cứu, khám phá về sinh thái tự nhiên cũng như lịch sử của Hậu Giang nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Bên cạnh đó, Hậu Giang có vị trí thuận lợi về giao thông giữa các tỉnh trong khu vực cũng như gần với Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ – là hai trung tâm kinh tế xã hội lớn ở khu vực phía Nam, thuận lợi trong việc đón khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ cũng như khách ở các tỉnh lận cận. - Qua 60 mẫu phân tích về mục đích khách du lịch đến Hậu Giang thì có tới 42 người đến Hậu Giang với mục đích du lịch thuần túy (chiếm 70%), 7 người trả lời là học tập, nghiên cứu (chiếm 11,7%). Điều này cho thấy khách đến Hậu Giang chỉ đơn thuần là thư giãn, giải trí, họ chưa quan tâm đến việc tìm hiểu về cảnh quan, kiến trúc, các di tích lịch sử nơi đây. Với lượng khách đến du lịch thuần túy chiếm tỷ lệ cao đó thì việc xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập nghiên cứu là điều có thể thực hiện được. - Một yếu tố khác không kém phần quan trọng để xây dựng mô hình là đối tượng khách được phỏng vấn chủ yếu là nhóm khách công nhân viên (chiếm 43,3%), viên chức nhà nước (chiếm 18,3%), học sinh, sinh viên (chiếm 16,7%). Đây là những người có trình độ hiểu biết, có nhu cầu học hỏi, nghiên cứu để phục vụ cho Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 72 công việc của họ cũng như để hiểu biết thêm về thiên nhiên, môi trường du lịch,lịch sử văn hóa của người Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng. Vì thế các tour du lịch, các chuyến tham quan phải có sự kết hợp với việc học tập, nghiên cứu. Qua đó cũng góp phần giáo dục tư tưởng cho mọi người phải biết bảo vệ môi trường du lịch cũng như tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên. - Qua 65 mẫu phỏng vấn trực tiếp khách ở Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và Tiền Giang thì có tới 49,2% khách thú vị với hoạt động khám phá khu bảo tồn thiên nhiên, có 35,4% khách thấy thú vị với hoạt động về nguồn ôn lại truyền thống xưa và 44,6% thấy hứng thú với hoạt động tham dự lễ hội, lịch sử văn hoá…Đây là cơ hội thuận lợi để phát triển mô hình du lịch sinh thái văn hoá cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập nghiên cứu. 5.2. Mô hình du lịch sinh thái -văn hoá cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở Hậu Giang - Đến với mô hình này, khách du lịch được tham quan các chợ Nổi, các khu sinh thái ao, vườn, các khu di tích lịch sử, văn hoá, các làng nghề truyền thống ở Hậu Giang, thưởng thức các món ăn đặc sản ở địa phương. Qua đó sẽ tìm hiểu, học tập, nghiên cứu về hệ sinh thái động thực vật ở đây ; tìm hiểu nét văn hoá miệt vườn, văn hoá dân tộc Khmer cũng như những chiến công lịch sử mà tỉnh đạt được. - Phương tiện vận chuyển bao gồm : xuồng ba lá, ca nô, xe lôi, xe ngựa, xe đạp - Đối tượng tham gia là khách du lịch và cộng đồng địa phương làm du lịch. Trong đó khách du lịch bao gồm khách quốc tế và khách nội địa (người trẻ và những người đã đi làm, đặc biệt là những học sinh, sinh viên, giáo viên và những người làm công tác nghiên cứu). Cộng đồng địa phương là những người làm nghề buôn bán, sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, những người buôn bán ở khu vực chợ Nổi, ở các khu du lịch sinh thái – văn hoá, lịch sử; những người có đất có vườn làm du lịch sinh thái, những nhân chứng lịch sử đã từng tham gia chiến tranh, những cựu chiến binh... - Mùa du lịch : quanh năm - Cơ sở lưu trú : khách sạn, nhà nghỉ, nhà nghỉ trong vườn sinh thái, các chòi ăn, uống trong vườn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 73 - Các hoạt động chính : tham quan làng nghề truyền thống, tham quan chợ Nổi, các khu du lịch sinh thái, các di tích lịch sử văn hoá ; tìm hiểu về nếp sống, sinh hoạt của người dân và nghiên cứu hệ sinh thái vùng đồng bằng qua việc tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên như khu sinh thái Lung Ngọc Hoàng, khu rừng Tràm Vị Thủy, vườn cò Long Mỹ…. 5.3. Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở Hậu Giang 5.3.1. Về các điểm tham quan tự nhiên Cảnh quan tự nhiên là yếu tố quan trọng trong du lịch nhằm giúp du khách khám phá những điều mới lạ, thưởng thức không khí trong lành, thơ mộng. Điểm hấp dẫn và thu hút khách du lịch là các cảnh quan sinh thái ở đây còn giữ được nét hoang sơ, môi trường không khí trong lành, thoáng mát, có nhiều ao, vườn trái cây sinh thái…là những yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch Hậu Giang. Với các yếu tố về tự nhiên đó, đề tài xin đưa ra mô hình du lịch sinh thái tự nhiên miệt vườn sông nước như sau: ? Mục đích của mô hình là tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên, chợ Nổi, các ao vườn sinh thái, chứng kiến cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây, cũng như thưởng các món ăn đặc sản vùng sông nước. ? Địa điểm tham quan: khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, vườn cò Long Mỹ, rừng Tràm Vị Thuỷ, khu du lịch sinh thái Tây Đô, làng du lịch sinh thái Tầm Vu, chợ Nổi Ngã Bảy, vườn bưởi Năm Roi và một số điểm vườn và trại nuôi cá của người trong vùng. ? Đối tương tham gia: bao gồm những người có nhu cầu khám phá, học hỏi và thích thú với mô hình đều có thể tham gia, cụ thể là những đối tượng sau: - Khách du lịch quốc tế là những người ở phương xa tới, bên cạnh mục đích tham quan, thư giãn, vui chơi, họ còn muốn tìm hiểu về tự nhiên sinh thái động thực vật, nét sinh hoạt của người dân trong vùng. Chính vì vậy mà mô hình rất phù hợp cho du khách, không những đem lại sự mới lạ, vui thích mà còn giúp du khách Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 74 có sự hiểu biết sâu hơn về môi trường tự nhiên và cuộc sống của người dân địa phương. - Khách du lịch trong nước bao gồm công nhân viên chức nhà nước, học sinh, sinh viên, nội trợ, người buôn bán...(bảng 4.2. Nghề nghiệp của khách du lịch). Đây là những đối tượng rất thích hợp cho mô hình vì họ có trình độ hiểu biết, thời gian rỗi và thu nhập ổn định. Trong đó học sinh, sinh viên là người có khả năng tiếp thu, học hỏi, khám phá về thiên nhiên cũng như về sinh hoạt của người dân miệt vườn sông nước; công nhân viên chức cũng được thu giãn giải trí, hiểu biết thêm về du lịch Hậu Giang và giúp ích phần nào cho công việc của họ. - Những người buôn bán, người có đất có vườn làm du lịch sinh thái. Họ tham gia làm du lịch qua việc tiếp đón, thuyết minh cho khách hiểu về cuộc sống sinh hoạt của người dân; bán các sản phẩm truyền thống của làng nghề; vận chuyển khách bằng xe, tàu thuyền, … đi tham quan chợ Nổi trên sông, các vườn trái cây, ao cá, các khu du lịch sinh thái tự nhiên như khu sinh thái Tây Đô, khu bảo tồn thiên nhiên Ung Ngọc Hoàng, vườn cò Long Mỹ… ? Phương tiện vận chuyển: Đa số các điểm du lịch này nằm ở vùng nông thôn, hệ thống giao thông đường bộ chưa thuận tiện cho việc đi lại, đặc biệt là những phương tiện lớn. Còn hệ thống giao thông đường thuỷ có phần thuận tiện hơn vì có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt dẫn đến tận điểm du lịch nhưng cũng có điểm hạn chế là dòng sông cạn vào mùa khô, khó khăn cho việc lưu thông những phương tiện lớn. Để vận chuyển khách đi tham quan trong điểm du lịch thì đề tài xin đưa ra một số phương tiện vận chuyển sau: - Lưu thông trên đường bộ có xe lôi, xe bò, xe ngựa, xe đạp. Du khách có thể tự sử dụng phương tiện để đến điểm tham quan nhằm tạo sự thỏa mái, tự do hoặc được nhân viên đưa đi tham quan. - Lưu thông trên đường thuỷ có xuồng bá lá, ghe, tàu, ca nô có gắn máy hoặc mái chèo. Số lượng mỗi phương tiện khoảng 2 – 3 khách để đảm bảo an toàn khi đi Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 75 trên sông, kênh rạch cạn vào mùa khô hoặc khi có sóng gió; để khách có cơ hội tham gia vào cuộc sống sinh hoạt của người dân. ? Các hoạt động mà du khách có thể tham gia: Đến với mô hình này, khách du lịch sẽ chứng kiến tận mắt cảnh sinh hoạt buôn bán trên chợ Nổi của người dân, tham gia vào hoạt động mua bán trên sông; tham quan các vườn cây, ao ca ở khu du lịch sinh thái Tây Đô, làng sinh thái Tầm Vu, vườn Bưởi Năm Roi, các trại nuôi cá của người dân ở Long Mỹ, Phụng Hiệp…; khám phá khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, vườn cò Lòng Mỹ, rừng Tràm Vị Thuỷ để thấy được nét đa dạng sinh học nơi đây. Ngoài ra du khách cũng có thể tự tay hái trái cây tại vườn để thưởng thức hoặc làm những món ăn đặc sản khi lưu lại nhà dân như món chả cá thác lác, món canh chua, cá kho, chế biến nước uống từ các loại trái cây, chèo xuồng, nghe đờn ca tài tử vào những đêm trăng… ? Các dịch vụ bổ sung: Ngoài những hoạt động vui chơi giải trí ở các điểm du lịch, còn có một số dịch vụ khác như giữ tư trang, đồ dùng cho khách trong quá trình đi tham quan; cho thuê lều, võng khi khách muốn nghỉ ngơi tại điểm tham quan; cho thuê xuồng, ghe, ca nô khi khách muốn tự mình đi khám phá cảnh đẹp…. ? Cơ sở lưu trú: Tại nhà dân có vườn sinh thái và trại nuôi cá để tạo được cảm giác thân thiện, gần gũ và tự nhiên cho du khách ? Mùa vụ: Đối với mô hình này thì có thể áp dụng quanh năm vì các điểm sinh thái tự nhiên, các khu chợ Nổi lúc nào cũng nhộn nhịp của cuộc sống người dân và các vườn cây ăn trái cũng có trái quanh năm do sự tiến bộ của khoa học và kinh nghiệm của người dân làm vườn để lại. => Tóm lại, điểm đặc sắc của mô hình này là giúp cho khách du lịch có thể tham gia sinh hoạt với người dân như: chài lưới, bắt cá, tham gia mua bán hàng hóa trên chợ nổi, tham gia trồng lúa, hái trái cây tại vườn, thu hoạch trái cây, tắm sông, kéo lưới, đi xe đạp trên làng quê, ngủ võng nhà sàn, thả diều, câu cá, nghe đàn ca tài tử, khá phá sự đa dạng sinh học tự nhiên của vùng đồng bằng châu thổ...Bên cạnh Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 76 đó, khi phát triển mô hình này còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, thể thao, tham quan, học tập nhằm hướng đến đối tượng du khách trong nước có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới, góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương, xoá đói giảm nghèo cho người dân Hậu Giang. 5.3.2. Về các khu di tích lịch sử, văn hóa và các làng nghề truyền thống Các điểm tham quan di tích, lịch sử văn hoá cũng không kém phần quan trọng trong chuyến du lịch của du khách, bởi vì qua chuyến tham quan du khách sẽ biết nhiều về lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Hậu Giang nói riêng, biết được truyền thống đấu tranh hào hùng của người dân Nam Bộ và những giá trị văn hóa truyền thống qua các sản phẩm làng nghề. Vì vậy đề tài sẽ đưa ra mô hình du lịch sinh thái lịch sử, văn hóa – làng nghề như sau: ? Mục đích của mô hình: Du khách sẽ được tham quan các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh để biết về truyền thống đấu tranh hào hùng của con người Hậu Giang nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Qua đó du khách cũng được ngắm nhìn các thợ thủ công làng nghề làm các sản phẩm truyền thống từ lục bình, đay, tre, lứa…và có thể tự tay làm những sản phẩm mà mình yêu thích do sự hướng dẫn tận tận của người thợ thân thiện. ? Địa điểm tham quan: Khu di tích Tầm Vu, khu căn cứ chiến thắng 75 của tiểu đoàn, khu đền thờ Bác Hồ, khu căn cứ Tỉnh Uỷ Cần Thơ và một số làng nghề truyền thống như làng nghề đan lục bình ở ấp 6, xã An Hoà, Phụng Hiệp, Hậu Giang; làng nghề đóng ghe xuồng ở phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang; làng nghề đan cần xế ở xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang…. ? Đối tượng tham gia: Các nhân chứng lịch sử, các cựu chiến binh, những người làm công tác khảo cổ học, du khách, học sinh, sinh viên và tất cả những ai muốn tìm hiểu về lịch sử văn hóa và các giá trị làng nghề ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. ? Phương tiện vận chuyển: Các điểm di tích lịch sử, văn hóa thường nằm ở trung tâm thành phố hoặc ở các thị trấn, thị xã; hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư nhiều nên việc đi lại dễ dàng hơn. Do đó các phương tiện để đưa du khách đến tham quan là xe ngựa, xe bò, xe lôi… cho những du khách muốn ngắm cảnh, Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 77 chụp hình trên đường đi, hoặc xe buýt, xe đò cho những người đi theo đoàn. Còn đối với các làng nghề thì bên cạnh những phương tiện trên còn trang bị thêm xuồng ba lá, ghe tàu có gắn máy, ca nô…bởi vì các làng nghề hầu như nằm ở khu vực ven sông để tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và việc buôn bán. ? Các hoạt động chính: Du khách sẽ được chiêm ngắm các di tích lịch sử, văn hóa, các dấu tích chiến tranh; được gặp lại các nhân chứng lịch sử để biết thêm cuộc kháng chiến gian khổ, khó khăn của người dân Nam Bộ; tham các làng nghề truyền thống và tìm hiểu ý nghĩa của các sản phẩm về mặt kinh tế cũng như mặt giá trị văn hóa. ? Các dịch vụ bổ sung: Cho thuê nhà trọ, phòng ngủ; dịch vụ đổi tiền, rút tiền từ thẻ ATM, thẻ tín dụng; cho thuê xuồng, ghe, xe máy theo yêu cầu của khách.. ? Cơ sở lưu trú: Khách du lịch có thể nghỉ ở nhà nghỉ, khách sạn gần các điểm tham quan hoặc nghỉ taị nhà dân khi tham quan làng nghề, các gia đình cách mạng… ? Mùa vụ: Đối với các làng nghề thì việc sản xuất các sản phẩm là quanh năm, còn đối với các di tích lịch sử, văn hóa thường tập trung đông vào các ngày lễ, tết,… => Tóm lại, mô hình du lịch sinh thái văn hóa - làng nghề sẽ giúp du khách có được sự hiểu biết về lịch sử văn hóa, lịch sử Hậu Giang, các giá trị của các làng nghề truyền thống. Qua đó cũng góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống vẻ vang của người dân Nam Bộ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh Hậu Gang. Ngoài ra, mô hình cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân trong các làng nghề, nâng cao mức sống của họ. 5.3.3. Về các hoạt động vui chơi giải trí Toàn tỉnh hiện nay chưa đơn vị nào có các dịch vụ vui chơi giải trí với qui mô lớn để thu hút khách du lịch lưu trú qua đêm, nhằm tăng nguồn thu cho hoạt động kinh doanh du lịch. Do đó, việc đầu tư phát triển các khu vui chơi giải trí tổng hợp là điều cần thiết cho việc phát triển mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng. Trong đó xây dựng thiết kế nhiều hạng mục vui chơi, giải trí với những mô hình có Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 78 tính hiện đại và có tính truyền thống, để có sức lôi cuốn cao đối với khách du lịch, không chỉ khách nội địa mà cả khách du lịch quốc tế. Vì vậy mô hình sẽ đưa ra một số hoạt động vui chơi giải trí vào các khu du lịch, các cơ sở lưu trú đủ điều kiện phục vụ khách du lịch các dịch vụ như: ca nhạc, massage, karaoke, dịch vụ internet,…Còn ở các điểm tham quan thì có hoạt động hái trái cây tại vườn, nghe đàn ca tài tử, câu cá, hái rau, bơi xuồng; tham quan các làng nghề truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa, tham gia hoạt động trồng lúa nước…Những hoạt động sẽ góp phần đem lại niềm vui cho du khách sau những ngày làm việc căng thẳng, tạo nguồn sống mới và động lực để làm việc tốt hơn. 5.3.4. Về các dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng Dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng tốt hay xấu cơ bản đều do hai yếu tố sau quyết định: cở sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ) và phong cách phục vụ của nhân viên. Do đó cở sở lưu trú nghỉ dưỡng mà mô hình đưa ra là những nhà nghỉ thiết kế theo kiểu Nam Bộ, được làm bằng tre, gỗ, được trang trí đơn giản, phù hợp với phong cách người Miền Tây. Các nhà nghỉ, khách sạn trong khu du lịch được đặt gần mé sông, không gian thoáng, mát mẻ, yên tĩnh, thích hợp cho khách nghỉ dưỡng. Ở đây du khách có thể tự do ngắm cảnh, chụp hình, quay phim cảnh sông nước, ao hồ, sinh hoạt buôn bán của người dân. Về nhân viên phục vụ: Thiết kế trang phục nhân viên phù hợp với bộ phận và thời gian. Ấn tượng nhất vẫn là áo bà ba, hoặc bộ phận tiếp tân là áo dài. Do đặc điểm ở đây là vườn du lịch sinh thái nên hạn chế các bộ đồng phục là váy và quần jean. Trong mùa mưa, có thể mặc áo sơ mi quần tây nhưng cũng không quá kiểu cách. Những màu xanh, tím, hồng nhạt, vàng nhạt là các màu dễ gây thiên cảm nhất; tránh đồng phục bằng màu đỏ, đen, hoặc các màu đậm sẽ làm cho du khách khó chịu trong các ngày nắng nóng. Đồng thời đưa nhân viên chưa qua đào tạo hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp và một số nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 79 5.4. Phân tích lợi ích của mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng 5.4.1. Đối với người dân Họ là những người dân nghèo, thu nhập thấp và có tính lao động cần cù, thân thiện mặc dù phải tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hoá...nhưng với bản chất hiếu khách, hòa đồng của người dân quê chất phác thì đó không phải là những công việc khó khăn để thực hiện tốt. Khi ở trong khu quy hoạch du lịch, họ thật sự không bị gò ép vào một khuôn khổ nào mà họ chỉ cần sống một cách tự nhiên, thỏa mái như cuộc sống thường nhật của họ - đây mới là điều quan trọng mà nhà đầu tư, công ty du lịch cũng như chính quyền địa phương cần có. Những lợi ích mà người dân nhận được là sự an cư lạc nghiệp, có thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống. Tại đây, vấn đề về an ninh, an toàn, y tế, vệ sinh hoàn toàn được đảm bảo vì thế, chất lượng cuộc sống của người dân sẽ được nâng lên. Các con em trong gia đình cũng được đào tạo, nâng cao trí thức và có thể trở thành nhân viên của công ty, và đây là định hướng để hoàn thiện mô hình này. 5.4.2. Đối với du lịch Hậu Giang Khi có sự tham gia của cộng đồng địa phương làm du lịch thì làm cho lượng khách đến Hậu Giang ngày càng tăng bởi đây thực sự là một mô hình hấp dẫn không chỉ khách nội địa mà cả cho khách quốc tế. Giúp du lịch Hậu Giang bảo tồn được các giá trị tự nhiên ở khu sinh thái Lung Ngọc Hoàng, các di tích lịch sử văn hóa và khôi phục một số nghề thủ công truyền thống như: nghề làm lục bình, làm bánh tráng, làm nem, trầm nón lá, … 5.4.3. Đối với nhà đầu tư Doanh thu từ các đoàn khách là nguồn lợi chủ yếu của công ty và các nhà đầu tư; phục vụ tốt càng nhiều du khách thì lợi nhuận công ty càng cao; vì thế tính cộng đồng của mô hình này rất lớn. Do đó cần có sự phối hợp giữa các nhà đầu tư, các công ty và cộng đồng địa phương, điều này không chỉ có lợi cho chính nhà đầu tư, các công ty, cộng đồng dân cư mà còn làm cho các điểm du lịch ở Hậu Giang phát triển hơn về mọi phương diện. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 80 CHƯƠNG 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VĂN HOÁ CỘNG ĐỒNG KẾT HỢP VỚI THAM QUAN, HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU Ở HẬU GIANG 6.1. Định hướng phát triển du lịch Hậu Giang + Phát triển ngành du lịch Hậu Giang trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài phải dựa trên những định hướng phát triển chính: - Đa dạng hóa các loại hình du lịch, phát triển du lịch bền vững gắn với việc xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương nhằm nâng cao cuộc sống người dân,phát huy thế mạnh của trung tâm vùng, du lịch tham quan, nghiên cứu sông nước đồng bằng sông Cửu Long, du lịch văn hóa, du lịch nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch mua sắm, du lịch sinh thái, du lịch cuối tuần. Trong đó, thị trường khách quốc tế trọng điểm của loại hình du lịch sinh thái là khách ASEAN, Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật, Úc và Canada. Hoạt động du lịch sinh thái sẽ được diễn ra ở các khu du lịch sinh thái Tây Đô, khu sinh thái Lung Ngọc Hoàng, ở khu vực chợ Nổi, khu di tích Tầm Vu, khu đền thờ Bác Hồ, khu căn cứ Phương Bình,… - Phát triển du lịch sinh thái Hậu Giang trên cơ sở bảo vệ cảnh quan, sinh thái, môi trường bền vững, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội kết hợp với bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại,… - Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ tương hỗ khắng khít, chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác cùng phát triển. 6.2. Giải pháp phát triển mô hình du lịch sinh thái văn hoá cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở Hậu Giang 6.2.1. Giải pháp đối với mô hình du lịch sinh thái văn hoá kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu Từ nội dung phân tích ở trên, em xin đưa ra một số giải pháp để phát triển loại hình du lịch sinh thái văn hóa có sự tham gia của cộng đồng làm du lịch ở Hậu Giang như sau: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 81 - Về các điểm tham quan tự nhiên Cần được trang hoàng, tạo nhiều điểm tham quan hấp dẫn hơn. Qua 60 mẫu phân tích về khách du lịch Hậu Giang có tới 41,7% khách đánh giá điểm tham quan du lịch Hậu Giang chỉ ở mức trung bình, 35% đánh giá ở mức tạm được. Do đó phải không ngừng khai thác nét mới lạ của cảnh quan tự nhiên, trồng thêm nhiều cây lấy bóng mát, nạo vét các ao cá, trồng sen, súng ở dưới ao để tạo nét sinh thái tự nhiên, hoang dã…. - Về các khu di tích lịch sử, văn hóa và các làng nghề truyền thống Để các khu di tích lịch sử văn hoá được đông đảo khách đến tham quan thì chính quyền, cộng đồng địa phương cũng như các ban ngành có liên quan và các công ty du lịch, công ty lữ hành phải có sự hợp tác, liên kết trong việc bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá của tỉnh. Đó là chính quyền địa phương và các hãng du lịch phải giáo dục tuyên truyền cho cộng đồng dân cư hiểu được giá trị to lớn của các di sản đó, kêu gọi cộng đồng cùng nhau làm du lịch, bảo vệ môi trường du lịch sinh thái, di tích lịch sử nhưng phải đảm bảo được việc chia sẻ lợi nhuận giữa các công ty du lịch và cồng đồng dân cư. Còn cồng đồng địa phương phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định về kinh doanh du lịch, bảo vệ môi trường tự nhiên, các di tích lịch sử văn hóa, phải tự giác trong việc đấu tranh chống các hoạt động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường như xả rác xuống sông, khác thác, săn băn các động vật quý hiếm ở các khu bảo tồn thiên nhiên như khu Lung Ngọc Hoàng, vườn chim Vị Thuỷ... - Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ? Đối với cơ sở lưu trú, nhà hàng phục vụ du lịch Việc xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch cho mô hình luôn luôn gắn liền và cộng hưởng với cảnh quan thiên nhiên, các cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ du lịch có tính đặc thù riêng, để hấp dẫn khách đến và lưu lại. Theo ý kiến của du khách, bên cạnh những khách sạn đạt hạng sao hiện đại phục vụ khách sang trọng, thì cũng phải có những cơ sở lưu trú theo kiểu nhà nông thôn Nam bộ trong các khu du lịch, gắn liền với quan cảnh thiên nhiên. Cùng với việc đầu tư cơ sở lưu trú du lịch thì đầu tư phát triển nhà hàng, cửa hàng, quán ăn, nhà trọ phục vụ khách du lịch. Việc đầu tư nhà hàng cần tính toán Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 82 cho phù hợp với cảnh quan du lịch, không nhất thiết đầu tư các nhà hàng sang trọng, chi phí cao khai thác sẽ kém hiệu quả. ? Đầu tư hệ thống giao thông Vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch là bước đầu hết sức quan trọng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư tham gia các dự án phát triển du lịch. Hiện nay mạng lưới giao thông đường bộ đến các điểm tham quan du lịch nhiều nơi còn chưa tốt, vì vậy sẽ ưu tiên đầu tư, nâng cấp ban đầu và từ hiệu quả kinh tế du lịch sẽ tiếp tục tái đầu tư mở rộng như các tuyến đường đến khu sinh thái Lung Ngọc Hoàng, khu vườn cò Long Mỹ, Khu đền thờ Bác Hồ, Khu căn Cứ Phương Bình… ? Đầu tư phát triển phương tiện phục vụ du lịch Phát triển phương tiện phục vụ du lịch phải gắn liền nhu cầu phát triển khách du lịch. Tỉnh Hậu Giang trải dài trên dòng sông Hậu với vườn cây trái quanh năm bốn mùa, các di tích lịch sử, văn hóa, do đó cần khai thác tiềm năng này. Ngoài các loại hình du lịch sinh thái văn hóa, mô hình cần quan tâm khai thác cảnh quan bằng “tham quan trên sông” tham quan cảnh sông nước kết hợp các dịch vụ phục vụ trên thuyền. Khai thác loại hình này bên cạnh việc đầu tư các loại đò máy, đò chèo thì cần đầu tư, đóng những chiếc tàu du lịch với đầy đủ tiện nghi, các dịch vụ ăn uống, ca nhạc tài tử, dân ca v.v... phục vụ khách. Để có được các phương tiện vận chuyển này thì cần phải liên kết với các làng nghề truyền thống ở Hậu Giang như: làng nghề đan lục bình ở ấp 6, xã An Hoà, Phụng Hiệp, Hậu Giang; làng nghề đóng ghe xuồng ở phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang; làng nghề đan cần xế ở xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang….Loại hình này sẽ rất hấp dẫn khi được tổ chức chu đáo, chuyên nghiệp; là loại dịch vụ sẽ góp phần kéo dài được ngày khách. Riêng các phương tiện vận chuyển đường bộ thì cần khuyến khích đầu tư các loại xe có trọng tải lớn từ 30 – 50 chỗ ngồi, với trang bị cần thiết phục vụ khách du lịch đi đường dài, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Đầu tư phương tiện phục vụ du lịch cần thực hiện theo hình thức, doanh nghiệp du lịch kết hợp nhân dân sẽ phát huy hiệu quả cao hơn. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 83 - Về chiến lược marketing Ngày nay, truyền thông là một ngành không thể thiếu đối với bất kỳ một ngành nghề nào. Và ngành du lịch cũng không ngoại lệ, cũng cần phải được quảng cáo và truyền thông tin đến cho khách du lịch. Qua số liệu phỏng vấn cho thấy thông tin về du lịch Hậu Giang được truyền đến khách du lịch qua bạn bè, đồng nghiệp và người thân của họ là nhiều nhất (85%), trong khi đó phương tiện đứng thứ hai là báo, tạp chí, đài, tivi cũng chỉ được 16,7% khách du lịch biết đến và thấp nhất là thông qua cẩm lang du lịch, hội chợ triễn lãm (0%). Qua đó, ta cũng thấy được phần nào danh tiếng của du lịch Hậu Giang chiếm một vị trí quan trọng trong việc thu hút du khách đến du lịch tại địa bàn. Nhưng đối với khách quốc tế thì hầu như chưa biết nhiều về du lịch Hậu Giang, do đó cần tăng cường quảng cáo du lịch Hậu Giang thông qua đại lý, công ty du lịch và internet để thu hút khách quốc tế nhiều hơn. Qua đó ta thấy công tác quảng bá du lịch Hậu Giang còn yếu kém, cần phải khắc phục và quảng bá nhiều hơn đặc biệt là đối với khách du lịch nội địa. Còn đối với khách quốc tế thì sử dụng kênh internet, guide book và thông qua công ty du lịch để quảng bá nhiều hơn nữa. Khó khăn nhất của ngành du lịch Hậu Giang là thiếu thông tin đến du khách.Thông thường khách thường đến du lịch có những nguồn thông tin đầy đủ. Do đó cần phải xây dựng một chương trình tiếp thị thật ấn tượng và hiệu quả. + Kết hợp chặt chẽ vơi ngành như công nghệ thông tin, truyền hình để tạo nên một chương trình giới thiệu hình ảnh và thương hiệu về công ty, về những sản phẩm đặc trưng của công ty và nâng cao hình tượng của công ty trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. + Tăng cường quảng cáo trên báo chí, truyền hình, mạng internet. + Làm các ấn phẩm tuyên truyền về chương trình tour của công ty. Luôn cung cấp cho khách hàng những chương trình tour mới nhất của công ty thông qua chương trình tiếp thị, qua brochures. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 84 + Sau mỗi chuyến đi phải luôn tặng quà thường xuyên cho khách hàng và khách VIP, khách quen phải thường xuyên gửi thư cảm ơn, chương trình tour và quà tặng. => Tóm lại, để mô hình du lịch sinh thái văn hoá cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu thu hút được nhiều khách tham quan đòi hỏi phải có chiến lược quảng cáo thích hợp. Qua 60 mẫu điều tra khách Hậu Giang thì có 85% khách biết đến du lịch Hậu Giang thông qua bạn bè, người thân; thông qua tivi, báo, đài có 16,7%; qua kênh thông tin khác có 11,7%. Điều này cho thấy chiến lược quảng bá du lịch Hậu Giang còn yếu kém, cần phải mở rộng kênh thông tin cho khách du lịch như phát hành các tạp chí du lịch, các cuốn sách giới thiệu về du lịch Hậu Giang, tổ chức các buổi triển lãm du lịch, đăng nhập một số website về du lịch trên mạng Internet…. - Về đội ngũ nhân viên phục vụ, cần liên kết với các các tỉnh có du lịch phát triển như Cần Thơ, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh….để học hỏi kinh nghiệm, đào tạo nhân viên có trình độ chuyên môn, qua đó liên kết lại để có các tour xuyên tỉnh nhằm làm phong phú hơn cho chuyến tham quan. Đối với hướng dẫn viên cần được đào tạo về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức về kinh tế xã hội, …cần phối hợp với trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và trường nghiệp vụ du lịch Vũng Tàu và các trường nghiệp vụ khác để đào tạo, bồi dưỡng lại lao động ngành. Ngoài ra cũng phải đầu tư đi vào chiều sâu đối với đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch, vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có trình độ, năng lực giỏi, để làm đầu tàu, thúc đẩy sự phát triển ngành. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch tuyển dụng lao động từ các trường đại học, để có một lực lượng lao động dự bị giỏi đặc biệt quan tâm lực lượng hướng dẫn viên. - Về các dịch vụ, hoạt động vui chơi giải trí, các khu du lịch phải đa dạng các loại hình tham gia. Đa số khách được phỏng vấn đều đánh giá các hoạt động vui chơi giải trí ở mức hài lòng (chiếm 48,3%). Do đó cần đưa vào những hoạt động vui chơi như thi bắt đom đóm, soi ếch, về nguồn, ôn lại truyền thống…. để làm tăng mức độ hài lòng của du khách. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 85 6.2.2. Giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng làm du lịch - Tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng có thể tham gia vào quá trình làm du lịch tại các điểm du lịch sinh thái, ở các chợ nổi, các khu di tích, lịch sử, văn hoá…góp phần ổn định cuộc sống của người dân. - Nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, giá trị nhân văn để đảm bảo cuộc sống của họ với những thu nhập họ có được qua việc tham gia vào hoạt động phát triển du lịch trên cơ sở những giá trị về môi trường và tự nhiên do chính họ bảo vệ. Trước hết nhận thức này cần được nâng lên ở những người “già làng”, những người có ảnh hưởng rộng rãi trong cộng đồng. - Tăng cường phổ biến, giải thích các quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá đến cộng đồng địa phương, tổ chức thường xuyên các hoạt động cụ thể bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, đặc biệt là trong giới trẻ. Kinh phí dành cho những hoạt động này cần được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc một phần kinh phí từ địa phương. - Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của địa phương để đảm bảo một phần từ thu nhập du lịch sinh thái sẽ “quay lại” hỗ trợ cộng đồng và cho công tác bảo tồn, tu sửa các di tích lịch sử cũng như các điểm du lịch sinh thái ở địa phương. - Xây dựng một số mô hình và cơ chế cụ thể nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch và du lịch sinh thái ở khu du lịch, các khu chợ nổi, khu di tích lịch sử…như hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch… - Tăng cường sự hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch sinh thái văn hóa, để cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập và qua đó cũng hạn chế tác động của cộng đồng đến cảnh quan, môi trường du lịch ở Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 86 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1. Kết luận Qua những phân tích trên ta thấy rằng ở Hậu Giang có đầy đủ điều kiện và khả năng để phát triển du lịch sinh thái văn hóa, giúp du lịch Hậu Giang phát triển nhanh chóng trở thành trung tâm du lịch của cả vùng trong tương lai. Những điều kiện thuận lợi hiện nay là : Chính sách phát triển du lịch ở Hậu Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng địa phương tham gia làm du lịch cũng như phát triển du lịch sinh thái Hậu Giang. Dựa vào tài nguyên thiên nhiên đặc trưng của vùng sông nước, miệt vườn, là tỉnh trọng tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối giao thông liên tỉnh của vùng đã tạo nên cho Hậu Giang phát triển nhiều trung tâm mua sắm; cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ để đón tiếp và phục vụ khách nhiều hơn cũng như tổ chức các chuyên đề hội nghị, hội chợ triển lãm hàng năm. Mô hình du lịch sinh thái văn hóa kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở Hậu Giang sẽ thu hút được đông đảo khách tham gia, làm thoả mãn nhu cầu của những người muốn tìm hiểu về du lịch Hậu Giang cũng như những giá trị truyền thồng từ các sản phẩm của các làng nghề. Qua đó không chỉ góp phần giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ mà còn có giá trị kinh tế cho các hộ dân có vườn có đất làm du lịch, các làng nghề sản xuất cũng như những người buôn bán ở các khu du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương. Nhưng bên cạnh những kết quả đã được, phát triển của ngành du lịch Hậu Giang vẫn còn một số hạn chế : - Mặt yếu kéo dài của du lịch Hậu Giang là việc phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư vào các khu, điểm du lịch lớn còn quá chậm. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chính sách đầu tư phát triển du lịch chưa được chú ý đúng mức nên chưa tạo ra sức hấp dẫn mạnh đối với nhà đầu tư. - Công tác đầu tư vào cơ sở hạ tầng vẫn chưa tập trung dẫn đến việc chưa xác định được điểm, khu du lịch lớn mang nét đặc sắc của vùng sông nước miệt Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 87 vườn, làm phong phú thêm sản phẩm du lịch. Trong khi đó, Hậu Giang là một trong những vùng có thế mạnh và tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch sinh thái văn hoá kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu. - Công tác quảng bá xúc tiến du lịch có tầm quan trọng rất lớn. Đây là một khâu quan trọng thiết yếu nhằm giới thiệu cho du khách mọi nơi trên thế giới biết đến du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hậu Giang nói riêng. Tuy nhiên, công tác này của tỉnh và từng doanh nghiệp còn hạn chế. Các doanh nghiệp chưa tích cực và chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường, nắm bắt cơ hội để thu hút khách. - Đội ngũ lao động vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ khách, nhất là đối với khách du lịch quốc tế. Nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Trình độ cán bộ công nhân viên, người lao động trong ngành chưa đồng đều, nhất là ở khu vực tư nhân ít được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong du lịch chưa cao. 7.2. Kiến nghị Từ những giải pháp được nêu ra trong phần nội dung, em xin được nêu kiến nghị như sau: 7.2.1. Đối với chính quyền địa phương Chính quyền tỉnh cần có một chương trình phát triển du lịch đồng bộ, có quy hoạch tổng thể chi tiết. Quan tâm hơn nữa công tác nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch. Có kế hoạch trùng tu và khai thác triệt để các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, nâng cấp và mở rộng hệ thống nhà hàng khách sạn đủ tiêu chuẩn để phục vụ tốt các nhu cầu lưu trú và ăn uống của khách trong nước và quốc tế. Tuyên truyền sâu rộng những lợi ích do du lịch đem lại cho sự phát triển kinh tế của địa phương, có kế hoạch giáo dục cho nhân dân những kiến thức về cách cư xử với khách du lịch. Từ đó, du lịch Hậu Giang sẽ có thêm những tiền đề để phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn. Có kế hoạch biến khu chợ nổi Ngã Bảy và các khu vực lân cận thành khu du lịch sinh thái, cũng như trùng tu các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh để thu hút khách đến tham quan nhiều hơn. Đào tạo nhiều hơn nữa các hướng dẫn viên có năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và tinh thần trách nhiệm cao. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 88 7.2.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành Cần chủ động liên kết với nhau, tiến hành thành lập Hiệp hội du lịch , tiến tới thành lập Hiệp hội du lịch Đồng bằng sông Cửu Long để có những định hướng phát triển du lịch đồng bộ, không dẫm chân lên nhau, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh cũng như để tạo thế mạnh trong việc quảng bá du lịch cho các tỉnh trong nước cũng như các nước lân cận. Cần chủ động tìm kiếm khách hàng, tham dự các kỳ hội chợ để giới thiệu thêm cho khách trong và ngoài nước biết về Hậu Giang giúp cho lượng du khách đến ngày càng đông, lưu trú ngày càng lâu, chi tiêu ngày càng nhiều và quay lại ngày một đông hơn. Có các biện pháp Marketing hữu hiệu và đúng thời điểm giúp các sản phẩm mới dễ dàng tiếp cận với các công ty du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh Thường xuyên tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, lắng nghe ý kiến của khách hàng để luôn đổi mới và nâng cấp các sản phẩm du lịch cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng Đầu tư sản phẩm du lịch có trọng điểm để hoàn thành nên một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh dựa trên thế mạnh đặc thù của vùng: chúng ta nên phát triển chợ nổi, kết hợp với các sinh hoạt văn hóa đặc trưng của vùng sông nước. 7.2.3. Đối với các điểm du lịch, điểm phục vụ lưu trú và ăn uống Không nên quá chạy theo lợi nhuận và thị hiếu nhất thời mà biến điểm du lịch của mình “nửa Tây nửa ta”. Chúng ta nên tạo một sắc thái riêng cho điểm du lịch của chúng ta. Chẳng hạn như, đối với vườn trái cây thì không cần phải có quá nhiều loại cây, nhưng số lượng mỗi cây không nhiều, không có trái cây, cũng không nên học đòi bê tông hóa khu vườn của mình. Làm như thế du khách chỉ đến vườn của chúng ta một lần mà thôi. Chúng ta nên định hướng phát triển cụ thể cho điểm du lịch của mình, và phát triển hơn nữa nhiều loại hình thu hút khách. Ví dụ như trình diễn cách nhân giống, chiết, ghép cành, cách trồng, chăm sóc bón phân hoặc truyền kinh nghiệm cho du khách học tập. Trong tham quan sinh thái vườn, cần tạo điều bất ngờ, đưa du khách đến với những sản phẩm ngành nghề thủ công, làm nông, gặt lúa, tát đìa, nơm cá, câu cá… Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh 89 Cần chú ý về vấn đề toillet, vệ sinh các chuồng trại, các con thú để giữ được không khí trong lành khi khách đến tham quan.. Chúng ta nên nhớ rằng, du khách mang theo mình một hành trang văn hóa với những thói quen. Vì thế, vấn đề nhà vệ sinh cần được chú ý làm sao cho du khách không cảm thấy khó chịu và kém ưa thích các sản phẩm du lịch của vùng. Tránh hiện tượng chèo kéo khách, thúc đẩy khách mua hàng vì việc này sẽ làm cho du khách có ấn tượng không tốt đối với du lịch của chúng ta. 7.2.4. Đối với cộng đồng địa phương - Công đồng địa phương phải có ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch cho thành phố; bảo vệ và giữ gìn môi trường tự nhiên nơi mình cư trú, như không nên vứt rác xuống sông ở các khu chợ nổi. Không làm tổn hại đến tài sản du lịch hay chạy theo đồng tiền mà làm mất đi bản sắc văn hóa vốn có, tạo ra những điều không hay không thật nhằm kích thích tính tò mò của khách du lịch để kiếm lợi. Thực hiện kinh doanh nên lấy chất lượng làm đầu. Chất lượng thể hiện ở sản phẩm trung thực, ở giá cả hợp lý có như vậy khách du lịch mới quay lại Hậu Giang thêm nhiều lần nữa. - Còn đối với người dân không trực tiếp kinh doanh, tuy không có lợi nhuận từ du lịch nhưng cũng có ý thức, trách nhiệm về quyền lợi của địa phương cũng như của chính mình trong việc phát triển kinh tế du lịch, mọi công chức, mọi người dân đều có ý thức về nguồn lợi mà du khách mang lại cho địa phương mình, đất nước mình, nên nếu như không trực tiếp tham gia làm du lịch, thì họ nên góp phần xây dựng, bảo vệ tài nguyên du lịch cho cộng đồng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Hải Yến (2006). Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản giáo dục. 2. GS.TS.Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa (2004). Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội. 3. Tổng cục du lịch Việt Nam (2007). Non nước Việt Nam, Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 4. PTS. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (1995). Giáo trình tâm lý và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh du lịch. NXB Thống kê. 5. Sở thương mại – du lịch Hậu Giang (2007). Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020. 6. Tổng cục du lịch Việt Nam (2006). Hội thảo “Phát triển du lịch sinh thái – văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”. 7. Sở thương mại – du lịch Hậu Giang (2007). Báo cáo tổng quan đề tại khoa học và công nghệ, đề tài “phát triển mô hình du lịch sinh thái – văn hóa theo hướng liên kết vùng gắn với xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Hậu Giang. 8. Tạp chí du lịch Việt Nam (số 12/2007), trang 41 9. Tạp chí du lịch Việt Nam (số 3/2008), trang 3 10. Tham khảo từ các trang Website sau: · www.vietnamtourism.gov.vn · www.haugiang.gov.vn · www.baohaugiang.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá tiềm năng du lịch và xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng kết hợp với tham quan, học tập và nghiên cứu ở hậu giang.pdf
Luận văn liên quan