Cùng với sự phát triển nhiều mặt của đất nước, các hoạt động kinh tế nói chung và
hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng đã góp phần không nhỏ vào mục tiêu chung
của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Trong những năm
gần đây, tuy còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm chú trọng của Đảng và
Nhà nước, hoạt động gia công xuất khẩu phát triển nhanh chóng, đa dạng và mang
lại hiệu quả kinh tế- xã hội ngày càng cao cho đất nước. Tuy nhiên do bản chất phức
tạp của phương này nên đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan chức năng cụ thể là
chi cục Hải quan quản lý các doanh nghiệp.
48 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3126 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình thực hiện thủ tục hải quan hàng gia công tại chi cục hải quan khu chế xuất Tân Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trị giá
(VND)
148,204,566,586 81,513,946,800 86,256,967,775
10
Thuế thu 92,557,484,396 63,164,000,000 75,519,000,000
Bảng 1.2.1. a. Số liệu thủ tục hải quan và thuế thu tại chi cục Hải quan Khu chế
xuất Tân Thuận qua các năm 2013-2015
Nhận xét - Đánh giá
- Về tình hình chung: Giai đoạn 2013-2015, ngành Hải quan tiếp tục triển khai kế
hoạch cải cách, hiện đại hoá giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 1514/QĐ-
BTC tiếp tục triển khai cơ chế một cửa quốc gia trong thong quan hang hoá
Tổng số doanh nghiệp đã tham gia làm thủ tục tại chi cục tính đến năm 2015 là
1982 doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp đăng kí làm thủ tục tại Chi cục gồm
cả doanh nghiệp chế xuất (DNCX) và doanh nghiệp nội địa, thực hiện hoạt động gia
công, sản xuất xuất khẩu cũng như có quan hệ mua bán với các DNCX.
- Mặt hang nhập khẩu chủ yếu: Nguyên liệu may mặc sắt thép, phụ tùng, bông xơ,
hoá chất, nguyên phụ liệu sản xuất phụ tùng xe ô tô, motor quạt vi tính, cảm biến ô
tô và giấy bìa cartoon.
- Mặt hang xuất khẩu chủ yếu: Bộ dây điện xe hơi, Ống thép, Hàng may mặc, quạt
điện, xe đạp, mỹ phẩm, phụ kiện điện thoại di động.
- Về số lƣợng tờ khai và trị giá:
Số lượng tờ khai năm 2014 giảm so với cùng kì năm 2013 kéo theo sự sụt giảm
58% về trị giá tương đương với 61,947,598,811 VND. Sau đó có sự gia tang lại ở
năm 2015 và có số trị giá tương đương là 75,519,000,000 VND.Việc đơn giản hoá
các thủ tục được thay đổi qui trình thực hiện từ thong tư 22-2014 sang thong tư 38-
2015 đã góp phần làm gia tang trị giá và số lượng tờ khai.
- Về thuế và thu nộp ngân sách:
Thực hiện thu nộp ngân sách điều chỉnh các chứng từ phát sinh đúng qui định. Công
tác thuế thu đạt được đầy đủ các chỉ tiêu do Cục Hải quan đề ra. Cụ thể cho các
năm: 2013 đạt được 92,557,484,396 đồng vượt 14.27% so với chỉ tiêu được giao từ
11
Cục hải quan TP HCM; 2014 đạt 63,164,000,000 đồng vượt mốc 60 tỷ đồng do Cục
giao cho. Chi cục cũng đã hết sức nỗ lực trong việc đôn đốc nộp thuế không để phát
sinh nợ khó đòi, nợ cưỡng chế.
- Về tình hình riêng năm 2015
Tổng số tờ khai đã hoàn tất thủ tục trong kì là 198,253 tờ khai, tang 1.43% so với
cùng kì năm 2014. Công tác giám sát hang hoá chuyển cửa khẩu cho hang nhập
khẩu: 43.165 tờ khai, hang xuất: 52,046 tờ khai.
Về thu thuế năm 2015, chi cục được giao chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước là 70 tỷ
đồng thực thu đạt 107.8%
Tờ khai
luồng xanh
Tờ khai
luồng vàng
Tờ khai
luồng đỏ
Loại
hình
XNK
SL Trị giá SL Trị giá SL Trị giá
Tờ
khai
XK
81,548 1,817,878,070 18,693 229,856,022 4,922 79,681,734
Tờ
khai
NK
38,414 564,243,293 49,984 923,783,331 4,692 89,736,491
Bảng 1.2.1.b. Bảng số lượng và trị giá hải quan theo phân luồng và loại hình XNK
12
CHƢƠNG 2 : THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HANG GIA CÔNG
2.1 Một số quy trình, thủ tục chung cho hàng gia công
Về tổng quan, Quy trình thủ tục cho hàng gia công áp dụng tại chi cục HQ khu chế
xuất Tân Thuận nói riêng và các chi cục thuộc cục Hải quan TPHCM nói chung bao
gồm các bước như sau:
13
2.2 Phân tích quy trình thủ tục Hải quan hàng gia công:
2.2.1 Thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công
- Doanh nghiệp chủ động trong việc kí kết hợp đồng gia công giữa các bên và thực
hiện thong báo cơ sở sản xuất nơi lưu giữ nguyên vật liệu đến chi cục hải quan theo
mẫu 17 phụ lục thông tư 38.
- Doanh nghiệp kê khai tất cả các nội dung lien quan đến việc thong báo nơi lưu giữ
nguyên vật liệu gồm (phụ lục 05 báo cáo):
+ Thông tin đơn vị
+ Nội dung thong báo (số cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất, ngành sản xuất, tình
hình nhân lực, mối quan hệ với bên thuê gia công)
+ Về sự tuân thủ pháp luật.
- Kiểm soát viên đội tổng hợp sẽ thực hiện tiếp nhận hợp đồng, rà soát các thong tin
thực tế trên hệ thống các doanh nghiệp đã thực hiện gia công. Ngoài ra sẽ thực hiện
kiểm tra đối với một số trường hợp:
- Tổ chức cá nhân thực hiện hợp đồng gia công lần đầu
- Tổ chức cá nhân lần đầu được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng
hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
2.2.2 Thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động gia công
a. Địa điểm làm thủ tục hải quan
- Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công;
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân
được lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu tại 01 Chi cục Hải quan sau đây:
+ Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc
cơ sở sản xuất;
+ Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa được thành lập trong nội địa;
+ Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ
sở sản xuất hoặc nơi tiếp nhận hợp đồng gia công
- Đối với doanh nghiệp chế xuất (DNCX):
14
+ Hàng hóa nhập khẩu của DNCX; hàng hóa là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục
vụ sản xuất, xây dựng nhà xưởng (kể cả trường hợp nhà thầu trực tiếp nhập khẩu);
hàng hóa bảo hành, sửa chữa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý
DNCX
b. Thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư gia công nhập khẩu theo hợp
đồng gia công:
1) Thông báo mã nguyên liệu, vật tư
- Người khai hải quan có trách nhiệm thong báo mã nguyên liệu, vật tư trước hoặc
cùng thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư. Tạo thong tin danh mục
nguyên liệu, vật tư gia công theo đúng các tiêu chí, định dạng chuẩn theo qui định
và gửi đến cơ quan Hải quan qua hệ thống. Thực hiện theo phản hồi và hướng dẫn
của cơ quan Hải quan.
- Cơ quan Hải quan tiếp nhận, kiểm tra Danh mục nguyên liệu, vật tư và phản hồi
thong tin cho người khai hải quan.
- Cụ thể như trong phụ lục 03 báo cáo về trường hợp bảng thong báo nguyên phụ liệu
vật tư cho hợp đồng/ phụ kiện hợp đồng.
- Bao gồm các mục kê khai rõ:
+ Tên nguyên vật liệu
+ Mã nguyên liệu, vật tư
+ Đơn vị tính
+ Loại nguyên liệu vật tư: là nguyên liệu chính hay phụ liệu
+Hình thức cung cấp: là nguyên liệu từ nội địa hay nhập khẩu.
1) Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công:
a. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công do bên thuê gia công cung cấp từ
nước ngoài:
+ Sau khi đăng ký trước thong tin hàng hoá nhập khẩu, người khai hải quan tiếp
nhận thông tin phản hồi từ hệ thống và thực hiện khai hải quan.
+Nhận các thong tin phản hồi hang hoá được phân theo luồng xanh- thực hiện thông
quan hàng hoá theo qui định. Đối với hàng hoá phân luồng vàng- người khai hải
15
quan xuất trình, nộp lại cho cơ quan Hải quan tất cả các bộ chứng từ theo quy định.
Và sửa đổi theo yêu cầu của cơ quan Hải quan. Đối với hàng hoá phân luồng đỏ,
người khai hải quan nộp toàn bộ các chứng từ và xuất trình hàng hoá để cơ quan
Hải quan kiểm tra
- Mẫu tờ khai thực hiện nhập nguyên liệu theo mã loại hình E21: Nhập nguyên liệu
để gia công cho thương nhân nước ngoài (Phụ lục gồm Tờ khai hang hoá nhập
khẩu; Invoice; Packinglist).
b. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công do bên thuê gia công cung cấp theo
hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ:
+ Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ đã hoàn tất thủ tục hải quan và giao hàng
hoá.
+ Về phía Doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ: làm thủ tục khai báo thong tin trên tờ
khai xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp và giao hàng.
+Về phía Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ: khai báo thong tin theo đúng thời hạn
qui định trong đó có dẫn chiếu tờ khai xuất khẩu tại chỗ. Xuất trình, nộp hồ sơ hải
quan khi được yêu cầu. Làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo qui định.
+ Về phía cơ quan hải quan: Tiếp nhận , kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra hang hoá
theo kết quả phân luồng của hệ thống.
c. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu do bên nhận gia công tự cung ứng:
Theo trường hợp tự sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam:
+ Người khai hải quan không cần phải làm thủ tục hải quan nhưng hai bên phải thoả
thuận về tên gọi, quy cách, số lượng trong hợp đồng/ phụ lục hợp đồng gia công và
khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công. Trong trường hợp có thuế xuất khẩu
đối với nguyên phụ liệu thì cần thực hiện khai và tính thuế (nếu có) khi làm thủ tục
xuất khẩu sản phẩm gia công
Đối với nguyên liệu vật tư do bên nhận gia công trực tiếp mua từ nước ngoài để
cung ứng cho hợp đồng gia công. Thủ tục nhập khẩu thực hiện theo thủ tục hải quan
nhập khẩu hàng hoá. Bao gồm các bước thực hiện:
16
+ Đăng kí thông tin hàng hoá nhập khẩu: trước khi tiến hành khai hải quan người
khai hải quan phải thực hiện đăng kí với cơ quan hải quan tất cả các thông tin liên
quan đến hàng hoá. Thông tin được lưu trữ tối đa là 7 ngày từ thời điểm đăng kí
hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng.
+ Thực hiện khai hải quan, kiểm tra các thông tin phản hồi từ hệ thống.
+Sau khi nhận được phân loại từ hệ thống theo luồng: xanh - thực hiện thông quan
hàng hoá theo quy định; luồng vàng- thực hiện đầy đủ các chứng từ theo quy định
cho cơ quan hải quan; luồng đỏ- xuất trình chứng từ và hàng hoá để được kiểm tra
và thực hiện các thủ tục.
Ngoài ra thương nhân phải khai báo rõ chỉ tiêu thông tin về số tiếp nhận hợp đồng
gia công, mã nguyên liệu vật tư trên từng dòng hàng trên tờ khai hải quan điện tử.
2) Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia
công:
+ Máy móc thiết bị thuê, mượn để trực tiếp phục vụ gia công theo loại hình tạm
nhập- tái xuất thì làm thủ tục hải quan tại cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập
khẩu hang hoá phục vụ gia công.
+ Thời hạn tạm nhập-tái xuất hoặc tạm xuất- tái nhập được thoả thuận trong hợp
đồng giữa các bên và đăng kí tại cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời hạn
thì cần có văn bản thong báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tạm
xuất.
+ Trường hợp quá hạn tạm nhập hoặc tạm xuất mà người khai hải quan chưa tái
xuất, tái nhập thì bị xử lý theo qui định của pháp luật.
2.2.3 Thủ tục hải quan đối với hang hoá gia công xuất khẩu tại chi cục Hải
quan Khu chế xuất Tân Thuận
a. Hồ sơ Hải quan
STT Tên chứng từ
1 Tờ khai hải quan điện tử đối với hàng nhập khẩu
2 Tờ khai hải quan điện tử đối với hàng xuất khẩu
3 Hợp đồng gia công
17
4 Phụ lục hợp đồng
5 Bảng thông báo danh mục nguyên liệu, vật tư, phụ kiện gia công
6 Danh mục sản phẩm gia công
7 Danh mục thiết bị gia công
8 Danh mục hàng mẫu
9 Định mức thực tế của sản phẩm gia công
10 Thông báo cơ sở sản xuất, nơi lưu giữ nguyên vật liệu
11 Nguyên liệu gia công tự cung ứng (mua trong nước hoặc nhập khẩu)
12
Đề nghị giám sát tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm gia công hoặc sản phẩm,
bán thành phẩm gia công
13 Bảng thanh khoản gia công
14
Thông báo phương án xử lý nguyên liệu vật tư dư thừa; máy móc,
thiết bị thuê mượn; phế liệu.
15 Báo cáo quyết toán
16 Công văn xin huỷ hợp đồng gia công
MỘT SỐ CHỨNG TỪ RIÊNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT
18 Bảng danh mục hàng hoá nhập khẩu vào DNCX
19 Bảng danh mục hàng hoá xuất khẩu ra khỏi DNCX
20
Thông tin định về định mức thực tế đối với sản phẩm xuất khẩu ra
khỏi doanh nghiệp chế xuất
21 Thông tin đề nghị thanh khoản của DNCX
22
Thông tin bảng kê hàng hoá đã ra xuất ra khỏi DNCX mà không phải
mở tờ khai xuất khẩu, bao gồm: Hàng hoá mua bán giữa các DNCX
trong cùng một khu chế xuất; hàng tiêu huỷ; hang biếu tặng; hang hoá
đang thực hiện hợp đồng gia công với nội địa
23 Thông tin báo cáo nhập- xuất- tồn nguyên liệu, vật tư của DNCX
24 Thông tin đăng kí Danh mục miễn thuế.
Bảng 2.2.3 - Danh sách các loại hồ sơ hải quan
18
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương theo quy định của Luật Thương mại và phải tối thiểu bao gồm
các điều khoản sau:
Hợp đồng gia công gồm có:
1. Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
2. Tên, số lượng sản phẩm gia công.
3. Giá gia công.
4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên
liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng
nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu
trong gia công.
6. Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục
vụ gia công (nếu có).
7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết
bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia
công.
8. Địa điểm và thời gian giao hàng.
9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
2.3 Tình hình thực hiện công tác quản lý hang gia công xuất khẩu tại chi cục
hải quan khu chế xuất Tân Thuận
2.3.1. Kiểm tra năng lực cơ sở gia công
Các trường hợp kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
năng lực gia công, sản xuất:
- Tổ chức cá nhân thực hiện hợp đồng gia công lần đầu;
- Tổ chức cá nhân lần đầu được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng
hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;
19
- Khi phát hiện có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân không có cơ sở sản xuất hoặc
nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất.
Thủ tục và nội dung kiểm tra
- Quyết định kiểm tra theo mẫu số 13/KTCSSX/GSQL (phụ lục) ban hành kèm
Thông tư 38 được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người khai hải quan
trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc
trước khi tiến hành kiểm tra. Việc kiểm tra được thực hiện sau 05 ngày làm việc kể
từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Thời hạn kiểm tra không quá 05 ngày làm
việc.
Nội dung kiểm tra bao gồm:
Kiểm tra địa chỉ cơ sở sản xuất, gia công: địa điểm được ghi trong văn bản thong
báo cơ sở gia công, sản xuất.
Kiểm tra nhà xưởng máy móc thiết bị: kiểm tra chứng từ chứng minh quyền sử dụng
hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất; kho, bãi chứa nguyên liệu, vật tư, máy
móc, thiết bị;
Kiểm tra quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với máy móc thiết bị, số
lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có tại cơ sở gia công, sản xuất;
kiểm tra tình trạng hoạt động, công suất của máy móc, thiết bị.
Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan hải quan kiểm tra các tờ khai hải quan hàng hóa
nhập khẩu (trường hợp nhập khẩu); hoá đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị hoặc
đối chiếu sổ kế toán để xác định (trường hợp mua trong nước); hợp đồng thuê tài
chính (trường hợp thuê tài chính); hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng (trường hợp đi
thuê). Đối với hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng thì thời
hạn hiệu lực của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp
đồng xuất khẩu sản phẩm;
Kiểm tra tình trạng nhân lực: tham gia dây chuyền sản xuất thông qua hợp đồng ký
với người lao động hoặc bảng lương trả cho người lao động;
Kiểm tra thông qua hệ thống: sổ sách kế toán theo dõi kho hoặc phần mềm quản lý
hàng hóa nhập, xuất, tồn kho lượng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị.
20
Sau khi kết thúc kiểm tra công chức hải quan tiến hành lập biên bản về việc kiểm
tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất:
Kết thúc kiểm tra, công chức hải quan lập Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở
gia công, sản xuất theo mẫu số 14/BBKT-CSSX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm
Thông tư 38. Nội dung Biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất
phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra và xác định rõ:
- Tổ chức, cá nhân có hoặc không có quyền sử dụng hợp pháp về mặt bằng nhà
xưởng, mặt bằng sản xuất;
- Tổ chức, cá nhân có hoặc không có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp
đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất tại cơ sở gia công, sản xuất (máy
móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất do tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư) và phù hợp
với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu;
- Số lượng máy móc, thiết bị, số lượng nhân công.
Biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra
và người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân được kiểm tra.
2.3.2 Quản lý nguyên phụ liệu
a. Về định mức nguyên phụ liệu
- Định mức thực tế để gia công, sản xuất xuất khẩu gồm: định mức sử dụng nguyên
liệu (nguyên liệu thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm); định mức vật
tư tiêu hao (vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm; tỷ lệ hao hụt).
- Định mức sử dụng nguyên liệu vật tư tiêu hao và hao hụt nguyên liệu, vật tư được
lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu
cách tính đinh mức, tỷ lệ hao hụt tỷ lệ nguyên liệu, vật tư.
- Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và
tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có
thay đổi thì phải xây dựng định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu lien quan
đến việc thay đổi định mức.
- Người đại diện theo pháp luật tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác
của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào
21
đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hoá xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử
lý theo quy định của pháp luật.
b. Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị và hàng
hoá xuất khẩu
- Các trường hợp kiểm tra
+ Khi xác định tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng có dấu hiệu rủi ro đã nhập khẩu
máy móc, thiết bị, nguyên liệu nhưng quá chu kỳ sản xuất không có sản phẩm xuất
khẩu;
+ Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy
móc, thiết bị hoặc xuất khẩu sản phẩm tăng, giảm bất thường so với năng lực sản
xuất;
+ Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết
bị, sản phẩm vào nội địa nhưng không khai hải quan;
+ Khi phát hiện tổ chức, cá nhân kê khai sản phẩm xuất khẩu không đúng quy định
và không đúng thực tế.
Nội dung kiểm tra
+ Kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (đối với trường hợp kết
hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế), báo cáo quyết toán, chứng từ kế
toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho,
xuất kho và các chứng từ khác người khai hải quan phải lưu
+ Kiểm tra định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ liên quan đến việc
xây dựng định mức;
+Kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm xuất khẩu với nguyên liệu, vật tư đã nhập
khẩu
+ Ngoài ra, khi cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ
sở kết luận còn thực hiện kiểm tra đối với : Kiểm tra nguyên liệu, vật tư, máy móc,
thiết bị trên dây chuyền sản xuất; kiểm tra số lượng hàng hóa còn tồn trong kho;
Kiểm tra số lượng thành phẩm chưa xuất khẩu.
22
Thời gian kiểm tra : việc kiểm tra được thực hiện không quá 05 ngày làm việc tại cơ
sở sản xuất, trụ sở của tổ chức, cá nhân. Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng
Cục Hải quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05
ngày làm việc.
Trình tự kiểm tra:
+ Việc kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư hoặc kiểm tra tồn kho nguyên
liệu, vật tư tại trụ sở người khai hải quan thực hiện theo Quyết định của Cục trưởng
Cục Hải quan giao Chi cục Hải quan quản lý kiểm tra và gửi cho tổ chức, cá nhân
biết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và thực hiện kiểm tra chậm nhất
trước 05 ngày làm việc kể từ ngày gửi quyết định;
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhiều cơ sở sản xuất hoặc thuê gia công lại tại
một hoặc nhiều cơ sở sản xuất thì thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho
nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu tại tất cả các cơ sở sản
xuất để xác định số lượng hàng hóa tồn kho;
+ Việc kiểm tra được thực hiện đúng đối tượng, đúng thời gian theo qui định, không
làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
Thời hạn ban hành kết quả kiểm tra : Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết
thúc kiểm tra tại trụ sở của tổ chức, cá nhân, Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra
gửi dự thảo kết luận kiểm tra cho tổ chức, cá nhân (bằng fax hoặc thư đảm bảo).
Xử lý kết quả kiểm tra:
+ Trường hợp kiểm tra xác định việc sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc,
thiết bị nhập khẩu phù hợp với sản phẩm sản xuất xuất khẩu, phù hợp với thông tin
thông báo cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất; kiểm tra xác định thông tin, chứng từ,
tài liệu phù hợp với chứng từ kế toán, sổ kế toán, phù hợp với hồ sơ hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thì chấp nhận số liệu cung cấp, ban hành kết
luận kiểm tra và cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống;
+ Trường hợp kiểm tra xác định không phù hợp thì yêu cầu tổ chức, cá nhân
giải trình.
23
2.3.3. Quản lý về thuế và thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công
a. Quản lý về thuế:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công theo hợp đồng được miễn thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Ðiều 12 Nghị định số
87/2010/NÐ-CP, gồm:
- Hàng hóa được miễn thuế theo hợp đồng gia công bao gồm:
+ Nguyên liệu nhập khẩu, xuất khẩu để gia công;
+ Vật tư nhập khẩu, xuất khẩu tham gia vào quá trình sản xuất, gia công
(giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải quét keo,
khung in luới, kết tẩy, dầu đánh bóng);
+ Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu làm mẫu phục vụ cho gia công;
+ Máy móc, thiết bị nhập khẩu, xuất khẩu để trực tiếp phục vụ gia công được
thoả thuận trong hợp đồng gia công. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công phải
tái xuất hoặc tái nhập. Nếu không tái xuất hoặc tái nhập phải kê khai nộp thuế theo
quy định. Trường hợp để lại làm quà biếu, quà tặng thì xử lý miễn thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 107 Thông tư này;
+ Sản phẩm gia công xuất trả (nếu có thuế xuất khẩu);
+ Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng
chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài;
linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm gia công xuất khẩu được
miễn thuế như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công nếu đáp ứng đầy đủ các
điều kiện:
+ Ðược thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công;
+ Ðược quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công.
+ Hàng hoá nhập khẩu để gia công được phép tiêu hủy tại Việt Nam theo quy
định của pháp luật và thực hiện đầy đủ thủ tục theo qui định tại Thông tư này.
Đối với nguyên liệu, vật tư tự cung ứng từ nguồn do bên nhận gia công tự
sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam có thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục
xuất khẩu sản phẩm gia công (bao gồm cả sản phẩm xuất khẩu theo loại hình xuất
24
nhập khẩu tại chỗ), người khai hải quan thực hiện khai, tính thuế xuất khẩu nguyên
liệu, vật tư tự cung ứng trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu sản phẩm gia công;
b. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công:
Sau khi tiếp nhận khai báo đầy đủ, chính xác chỉ tiêu thông tin về số tiếp
nhận hợp đồng gia công, mã sản phẩm gia công trên tờ khai hải quan điện tử.
Công chức Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá phải đối chiếu bản chính định
mức với sản phẩm thực tế xuất khẩu. Thực hiện tờ khai xuất khẩu theo
Đối với sản phẩm gia công theo hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thì
thủ tục hải quan thực hiện theo quy định hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ.
2.3.4 Báo cáo quyết toán của Doanh nghiệp và thủ tục thanh khoản hợp đồng
gia công
a) Báo cáo quyết toán của Doanh nghiệp:
- Thời hạn nộp báo cáo quyết toán
+ Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài
chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu,
vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải
quan.
- Địa điểm nộp báo cáo quyết toán
+ Tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định hoặc Chi
cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất
Nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập - xuất - tồn kho nguyên
liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu số 15/BCQT-
NVL/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38 cho cơ quan hải quan thông qua
Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của tổ
chức, cá nhân.
Trường hợp tổ chức, cá nhân theo dõi nguyên liệu, vật tư nhập khẩu do bên
đặt gia công cung cấp, máy móc, thiết bị thuê mượn để thực hiện hợp đồng gia
công, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh tại tài khoản ngoài bảng hoặc trên Hệ
thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân thì nộp báo cáo quyết toán theo mẫu số
25
15/BCQT-NVL/GSQL đối với nguyên liệu, vật tư và mẫu số 16/BCQT-
MMTB/GSQL đối với máy móc, thiết bị ban hành kèm theo Phụ lục V Thông tư
này. Trường hợp Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân theo dõi chi tiết
lượng hàng hóa, không theo trị giá thì được sử dụng kết quả kết xuất từ Hệ thống
của tổ chức, cá nhân để lập báo cáo quyết toán đối với phần hàng hóa không quản lý
theo trị giá này;
Doanh nghiệp xuất trình toàn bộ hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến
nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu khi cơ quan
hải quan kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
Cơ quan Hải quan tiếp nhận báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên
liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu do người khai hải quan nộp.Thực hiện Báo
cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân nộp lần đầu; báo cáo quyết toán có sự chênh
lệch bất thường về số liệu so với Hệ thống của cơ quan hải quan.
a) Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công:
- Sau khi hoàn thành giải quyết số nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc thiết bị tạm
nhập, phế liệu, phế phẩm người khai hải quan khai và gửi thông báo kèm các chứng
từ lien quan đến cơ quan Hải quan trong thời hạn 30 ngày qua Hệ thống eCustom
đúng qui định. Nộp bản giấy có yêu cầu từ cơ quan Hải quan gồm: công văn yêu
cầu thanh khoản ,bảng biểu thanh khoản (Bảng kê tờ khai nhập, tờ khai xuất, báo
cáo quyết toán doanh nghiệp, tờ khai xuất khẩu sản phẩm gia công)
- Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra đối chiếu thông tin liên quan đến yêu cầu
thanh khoản trên Hệ thống
- Đối với người khai hải quan tuân thủ pháp luật hải quan: nếu kết quả kiểm tra phù
hợp thì phản hồi thông báo chấp nhận kết quả thanh khoản theo mẫu Thông báo gia
công cho người khai hải quan. Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp hoặc có dấu
hiệu nghi vấn (về nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, về định mức, về xuất khẩu sản
phẩm, các nghi vấn qua đối chiếu trên Hệ thống) thì yêu cầu người khai hải quan
nộp hồ sơ thanh khoản bản giấy theo quy định để kiểm tra chi tiết; phản hồi thông
tin, nêu rõ lý do cho người khai hải quan theo mẫu Thông báo gia công;
26
- Đối với người khai hải quan không tuân thủ pháp luật hải quan: yêu cầu người khai
hải quan nộp hồ sơ thanh khoản bản giấy theo quy định để kiểm tra chi tiết, nêu rõ
lý do cho người khai hải quan theo mẫu Thông báo gia công;
- Kiểm tra xác suất 5% hợp đồng gia công người khai hải quan tuân thủ pháp luật về
hải quan để đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan:
- Sau khi kiểm tra, đối chiếu thông tin yêu cầu thanh khoản trên Hệ thống, yêu cầu
người khai hải quan nộp hồ sơ thanh khoản theo quy định để kiểm tra chi tiết hồ sơ
và phản hồi thông tin, nêu rõ lý do cho người khai hải quan theo mẫu Thông báo gia
công.
Cách tính 5% lấy theo tổng số hợp đồng gia công đã thanh khoản của người khai hải
quan chấp hành tốt pháp luật hải quan của năm trước liền kề, nếu kết quả nhỏ hơn
01 hợp đồng thì lấy 01 hợp đồng.
Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn, cần thiết phải kiểm tra để phát hiện vi phạm thì
chuyển hồ sơ cho Chi cục kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra sau thông
quan theo quy định.
2.3.5. Quản lý nguyên phụ liệu dƣ thừa và xử lý phế phẩm, xử lý quá hạn báo
cáo quyết toán.
a) Quản lý nguyên phụ liệu dƣ thừa và xử lý phế phẩm:
- Thời hạn xử lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị khi hợp đồng gia công kết
thúc hoặc hết hiệu lực.
+ Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực
hiện, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan.
+ Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư
dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm, tổ chức, cá nhân phải
thực hiện xong thủ tục hải quan để giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc,
thiết bị thuê, mượn, phế liệu, phế phẩm (nếu có).
- Các hình thức xử lý, căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung
thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu,
phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công được thực hiện như sau:
27
Bán tại thị trường Việt Nam: Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập
khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu thì
khi bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích sử
dụng nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp
luật về thuế
- Mẫu tờ khai cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ áp dụng mẫu tờ khai
loại hình A42
Xuất khẩu trả ra nước ngoài: Thủ tục xuất trả nguyên liệu, vật tư, máy móc,
thiết bị tạm nhập gia công ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia
công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc, hết hiệu lực thực hiện như thủ tục xuất
trả ra nước ngoài theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 50 Nghị định số
08/2015/NĐ-CP.
- Mẫu tờ khai cho xuất khẩu trả ra nước ngoài theo mã loại hình B13
Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam: Thủ tục
chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt
gia công sang hợp đồng gia công khác cùng hoặc khác đối tác nhận, đặt gia công
trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hoặc khi hợp đồng gia công kết thúc,
hết hiệu lực, thực hiện theo thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều
86 Thông tư này
- Mẫu tờ khai chuyển sang hợp đồng gia công khác tại Việt Nam thực hiện
theo mẫu E23.
d) Biếu, tặng tại Việt Nam:
Thủ tục hải quan bán, biếu tặng nguyên liệu, vật tư dư thừa ngoài định mức,
máy móc, thiết bị thuê, mượn tại thị trường Việt Nam:
+Trường hợp người mua, người được biếu tặng là bên nhận gia công thì làm
thủ tục thay đổi mục đích sử dụng theo quy định tại Điều 21 Thông tư 38.
+Trường hợp người mua, người được biếu tặng là tổ chức, cá nhận khác tại
Việt Nam thì làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86
Thông tư 38.
28
đ) Tiêu huỷ tại Việt Nam:
- Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên
liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm,
trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu huỷ. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm
thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế
phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ
chức, cá nhân.
b) Xử lý quá hạn báo cáo quyết toán:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp báo cáo quyết toán, Chi cục Hải
quan thực hiện các công việc sau:
- Có văn bản mời tổ chức, cá nhân đến cơ quan hải quan lập biên bản vi
phạm để xử lý theo quy định;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày gửi văn bản, tổ chức, cá nhân không
đến làm việc thì cơ quan hải quan thực hiện điều tra xác minh tại địa chỉ đăng ký
kinh doanh;
- Thực hiện kiểm tra hồ sơ, thực tế hàng hóa đối với các lô hàng xuất khẩu,
nhập khẩu tiếp theo của tổ chức, cá nhân;
- Phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, xác minh, truy tìm đối với tổ
chức, cá nhân có dấu hiệu bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Biện pháp xử lý sau khi đã thực hiện đôn đốc, điều tra, xác minh, truy tìm:
- Đối với tổ chức, cá nhân không báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu,
vật tư, máy móc, thiết bị nhưng vẫn còn hoạt động, cơ quan hải quan đã áp dụng các
biện pháp quy định tại điểm trên nhưng không có kết quả thì thực hiện kiểm tra tình
hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tại trụ sở người khai hải quan
theo quy định;
- Đối với tổ chức, cá nhân bỏ trốn, mất tích thì hoàn chỉnh và chuyển toàn bộ hồ sơ
hải quan cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra về tội buôn lậu, trốn thuế theo quy
định của Bộ Luật hình sự.
29
Xử lý quá hạn thời hạn làm thủ tục hải quan đối
với nguyên liệu, vật tư dư thừa và máy móc, thiết bị thuê, mượn theo qui định tại
Điều 64 Thông tư 38 thi Chi cục Hải quan thực hiện:
- Lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định;
- Báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan để quyết định kiểm tra tình hình sử
dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tại trụ sở tổ chức, cá nhân theo quy
định.
2.2 . Tình hình thực hiện thủ tục hải quan cho loại hình gia công xuất khẩu tại
chi cục từ năm 2013-2015
2.2.1. Kết quả đánh giá dựa trên hợp đồng tiếp nhận và tờ khai
Biểu đồ 2.2.1.a. Thống kê số lượng hợp đồng gia công xuất khẩu và số tờ khai liên
quan đến gia công xuất khẩu giai đoạn 2013-2015
Để góp phần thực hiện kế hoạch cải cách hiện đại hoá của Cục Hải quan Thành phố
giai đoạn 2012-2015 (theo quyết định số 2608/QĐ-TCHQ ngày 14/12/2011) Chi
cục đã nổ lực trong cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá hải quan theo hướng
đơn giản hoá và nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử nhằm tạo thuận lợi
hơn cho doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá.
Cụ thể là tất cả các tờ khai, mẫu biểu, quy định được ban hành cụ thể trên website
và hệ thống điện tử giúp cho doanh nghiệp dễ dàng cập nhật.
75000
80000
85000
0
200
400
600
2013 2014 2015
THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG HỢP ĐỒNG GIA
CÔNG VÀ TỜ KHAI GIAI ĐOẠN 2013-2015
Số hđ tiếp nhận Số tờ khai đã xử lý
30
Trong năm 2013 số lượng hợp đồng gia công tiếp nhận tại chi cục là 379 hồ sơ thì
đến năm 2015 số lượng này đã tăng lên 550 hồ sơ. Số lượng tờ khai đã xử lý cũng
tăng 5.07% ở năm 2014 và 2015.
Biểu đồ 2.2.1.b .Thống kê tờ khai cho loại hình gia công xuất khẩu theo từng tháng
năm 2015
Trong năm 2015 Chi cục đã làm thủ tục cho 84289 tờ khai liên quan đến loại hình
gia công trong đó tờ khai nhập khẩu nguyên liệu là 48970 tờ khai và xuất khẩu
thành phẩm là 35319 tờ khai. Việc mở rộng liên kết giữa doanh nghiệp trong và
ngoài khu chế xuất đã đẩy mạnh sản xuất, ngoài nhận gia công cho thương nhân từ
nước ngoài các doanh nghiệp nội địa cũng nhận gia công từ các doanh nghiệp FDI
trong khu chế xuất. Tờ khai nhập chủ yếu là máy móc, các loại sợi và linh kiện điện
tử công nghệ cao từ nước ngoài và xuất thành phẩm gia công may mặc, phụ tùng
linh kiện sau lắp ráp.
Việc cải cách thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp từ xu hướng doanh nghiệp
thực hiện đăng kí tại Chi cục theo hệ thống biểu mẫu có sẵn; cơ quan hải quan xét
duyệt, quản lý, kiểm tra theo quy trình thực hiện thủ tục hải quan thong tư
22/2014TT-BTC sang doanh nghiệp chủ động quản lý, xây dựng định mức cơ quan
2987
3365
1907
5478
6485
4903
1804 2086 2056
5309
4827
7763
1535
2476
1025
4058
3059
3382
2607
1306
792
3498
6255
5326
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 9 tháng 10tháng 11tháng 12
Biểu đồ thống kê tờ khai cho loại hình gia công xuất khẩu
tại chi cục Hải quan KCX Tân Thuận năm 2015
số lượng tờ khai nhập nguyên liệu số lượng tờ khai xuất thành phẩm
31
hải quan là đơn vị tiếp nhận, rà soát, kiểm tra sau với chiều hướng thong thoáng, mở
rộng hơn cho Doanh nghiệp biểu hiện qua sự gia tang chỉ số đồng đều qua các năm.
2.2.2 Kết quả đánh giá dựa trên các chỉ tiêu khác:
a. Rút ngắn thời gian làm thủ tục và quy chuẩn hoá các thủ tục hành chính:
- Thời gian làm thủ tục tiếp nhận cho hợp đồng gia công ngày càng được rút ngắn,
thủ tục đơn giản hoá, nhanh chóng và tiện lợi hơn.
- Quy trình đăng kí cho hợp đồng gia công theo quy trình cũ được thực hiện như
sau:
Doanh nghiệp sau khi thực hiện kí kết hợp
đồng gia công phải thực hiện đăng kí trên
hệ thống e- custom và chờ đợi sự xét
duyệt từ cơ quan hải quan là có thể thực hiện hợp đồng gia công hay không thì ở
quy trình thực hiện mới. Doanh nghiệp chủ động ký kết và thong báo cơ quan Hải
Quan. Chi cục hải quan chỉ thực hiện tiếp nhận thong báo của doanh nghiệp và
thông báo nơi lưu giữ nguyên phụ liệu để thực hiện gia công.
32
Thời gian tiếp nhận và lưu hồ sơ tại chi cục thực hiện giải quyết trong cùng ngày
tiếp nhận thay vì tối thiểu trả kết quả sau thời gian chờ xét duyệt từ hệ thống và rà
soát như quy trình cũ.
Thời gian làm thủ tục trung bình cho các loại nguyên liệu vật tư nhập khẩu nhờ hệ
thống e-custom phân luồng chính xác, nhanh chóng cụ thể là: luồng xanh: 5-10
phút, luồng vàng: 20-30 phút, luồng đỏ: 1-2 giờ.
b. Linh động và đơn giản hoá các loại hồ sơ thủ tục cần thiết cho quá trình
thực hiện hợp đồng gia công
- Tuỳ theo loại hình và sản phẩm gia công, mức độ cấu thành của các loại nguyên
vật liệu cũng như các qui ước riêng trong hợp đồng gia công giữa các bên. Doanh
nghiệp tự xây dựng định mức cho hợp đồng gia công và đăng kí theo mẫu biểu phù
hợp.
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HÀNG GIA CỌNG
XUẤT KHẪU TẠI CHI CỤC. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH, THỦ TỤC.
3.1. Những thành công đạt đƣợc:
Công tác ứng dụng công nghệ thông tin
- Chi cục đã triển khai và thực hiện thành công thủ tục Hải quan điện tử theo
chương trình VNACCS/VCICS chiếm 100% số lượng tờ khai tại đơn vị trong đó có
tờ khai hang gia công.
- Thực hiện thủ tục hải quan điện tử để thanh khoản hợp đồng gia công. Rà soát
kiểm tra báo cáo quyết toán, định mức của doanh nghiệp.
Công tác cải cách hành chính hiện đại hoá hải quan
- Đơn vị tiếp tục chủ động nghiên cứu đề xuất, bãi bỏ, cắt giảm những giấy tờ thủ
tục không cần thiết cho thủ tục hải quan hàng gia công xuất khẩu, đề xuất giao
quyền chủ động cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục.
- Áp dụng những sáng kiến, cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác như: giao hồ
sơ cụ thể từng trường hợp cho từng cán bộ, đơn vị phụ trách, dễ dàng theo dõi và
giải quyết các rủi ro phát sinh.
33
- Thường xuyên thực hiện công khai hoá, minh bạch hoá các quy trình, các văn bản
hướng dẫn công tác quản lý nhà nước về Hải quan đến các doanh nghiêp có hoạt
động xuất nhập khẩu thông qua hình thức công khai niêm yết tại các bảng thông báo
trong Chi cục; thông qua các buổi đối thoại giữa doanh nghiệp và Cơ quan Hải
quan, và gửi thông báo đến từng doanh nghiệp.
Công tác điều tra chống buôn lậu và xử lý vi phạm
Với địa bàn quản lý rộng, đối tượng làm thủ tục thuộc diện miễn thuế; có thể xảy ra
rủi ro nhập lậu hàng hoá có thể nhập lậu vào nội địa. Trước tình hình trên, Chi cục
đã xây dựng đầy đủ các Kế hoạch đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận
thương mại nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm
Trong năm Chi cục đã lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính về Hải quan: 20 vụ
với số tiền phạt 35.130.000 đồng chủ yếu là hành vi nợ chứng từ, quá hạn nộp báo
cáo, quá hạn làm thủ tục. Xử lý vi phạm xuất bán nguyên vật liệu dư thừa hàng gia
công vào nội địa không làm thủ tục với số tiền phạt 14.130.000 đồng.
3.2. Những vƣớng mắc trong công tác quản lý cần khắc phục
Về việc chưa có hướng dẫn cụ thể đối với việc quản lý gia hạn hợp đồng gia công
Trường hợp khi doanh nghiệp gửi thông báo xử lý nguyên phụ liệu dư thừa sau khi
kết thúc hợp đồng gia công, doanh nghiệp xuất trình gia hạn hợp đồng gia công
nhưng khi rà soát lại, trong khoảng thời gian kết thúc hợp đồng chính đến thời điểm
kết thúc hợp đồng gia hạn, doanh nghiệp không có hoạt động xuất nhập khẩu. Như
vậy, việc gia hạn của doanh nghiệp có thể hợp thức hóa để không bị phạt vi phạm
hành chính về thời điểm thông báo xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa.
Về việc tổ chức, cá nhân không có cơ sở sản xuất thực hiện hoạt động gia công
cho thương nhân nước ngoài theo phương thức thuê gia công lại trong nội địa.
Theo quy định thì những trường hợp này có thông báo thông tin về cơ sở sản xuất
của đơn vị thực hiện gia công lại. Tuy nhiên, quy định về kiểm tra cơ sở sản xuất
thuê gia công lại, việc quản lý năng lực sản xuất và kiểm tra tại trụ sở tổ chức, cá
nhân chưa được quy định cụ thể.
Về việc chưa có quy định cụ thể đối với vật tư dư thừa
34
Theo quy định tại khoản 5 Điều 64 Thông tư số38/2015/TT-BTC thì “Đối với
nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng
nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu thì khi bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ
tục hải quan chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan
thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế.” Tuy nhiên lại chưa có quy định
cụ thể là 3% của toàn bộ nguyên liệu vật tư nhập khẩu hay là 3% của từng loại
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
Về việc tiếp nhận, xử lý báo cáo quyết toán từ doanh nghiệp chế xuất:
Đối với các doanh nghiệp chế xuất vừa thực hiện loại hình gia công, vừa thực hiện
loại hình sản xuất khẩu rất khó theo dõi và quản lý kiểm soát nếu áp dụng cùng loại
báo cáo quyết toán cho các loại hình.
Nguyên nhân tồn đọng các khó khăn, vướng mắc:
Về khách quan: Văn bản quy định, hướng dẫn quy trình thủ tục mới của các cấp
còn chung chung, thiếu cụ thể dẫn đến sự không đồng bộ trong cách giải quyết của
từng công chức thực hiện nói riêng và các Chi cục nói chung.
Hệ thống e-custom xử lý còn chậm, hay bị lỗi và chưa có quy chuẩn cụ thể cho từng
trường hợp, thiếu sự linh động trong quá trình giải quyết.
Về chủ quan: Hệ thống xử lý thông tin nội bộ chưa tốt, một số cán bộ công chức
cao tuổi cập nhật chậm hệ thống điện tử và các nghiệp vụ mới.
3.3 Một số đề xuất, giải pháp khắc phục những khó khăn tồn đọng trong quy
trình thủ tục Hải quan và hạn chế các thách thức của công tác quản lý Hải
quan đối với hàng gia công xuất khẩu trong giai đoạn sắp tới.
Dựa trên mục đích và các căn cứ những khó khăn, vướng mắc còn tồn đọng để hoàn
thiện và phát triển thủ tụchải quan cho hàng gia công xuất khẩu tại chi cục Hải quan
khu chế xuất Tân Thuận nói riêng và tại Việt Nam nói chung, người viết xin đề xuất
thực hiện một số giải pháp sau đây:
3.3.1 Về phía cơ quan quản lý
Về hệ thống xử lý dữ liệu:
35
Nhằm hỗ trợ cho Cục Hải quan TPHCM nói chung và chi cục hải quan khu chế xuất
Tân Thuận nói riêng thực hiện tốt thủ tục hải quan tại đơn vị, Hoàn thiện các hệ
thống quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT:
Xuất phát từ các hệ thống quản lý và cơ sở hạ tầng thông tin hiện tại của đơn vị
chưa đảm bảo yêu cầu thực hiện và phát triển thủ tục hải quan trong hiện tại và
tương lai, người viết đề xuất giải pháp hoàn thiện các hệ thống quản lý và phát triển
cơ sở hạ tầng CNTT, cần phân loại rõ và có phương pháp quản lý cụ thể thủ tuc cho
các loại hình, cập nhật nhanh chóng các phát sinh mới trong ngành như: thông báo
nhập dữ liệu tiếp nhận hợp đồng, lưu trữ định mức và báo cáo quyết toán. Đặc biệt,
cần chia rõ các mục dành cho các doanh nghiệp chế xuất.
Về hệ thống các quy trình thực hiện thủ tục:
Về hệ thống các quy trình thực hiện thủ tục:
Đồng bộ hoá các quy tắc xử lý thủ tục , thực hiện cập nhật thường xuyên để phù
hợp hơn với quá trình hội nhập cùng hải quan các nước trong khu vực và thế giới
Có quy định rõ ràng cụ thể hơn đối với những số liệu đăng kí từ doanh nghiệp
như định mức và phế phẩm dư thừa. Phần nguyên liệu vật tư dư thừa sau khi kết
thúc hợp đồng không vượt quá 3% tổng nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu của hợp
đồng gia công đó tính theo từng chủng loại nguyên liệu, vật tư của hợp đồng gia
công thì khi bán tiêu thụ nội địa phải làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích sử
dụng nhưng không phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa. Nếu số lượng
nguyên vật liệu dư thừa là 3% trong tổng lượng nguyên vật liệu nhập khẩu theo
hợp đồng thì khi bán và tiêu thụ nội địa không cần phải làm thủ tục hải quan
chuyển đổi mục đích sử dụng.
Đối với trường hợp doanh nghiệp chế xuất :
+ DNCX được lựa chọn báo cáo quyết toán theo trị giá hoặc theo số lượng
xuất, nhập, tồn. Trường hợp báo cáo quyết toán theo số lượng , cần them tiêu
chí tỷ lệ hao hụt để làm cơ sở so sánh đối chiếu số tồn đầu kì, nhập trong kì và
tồn cuối kì tại mẫu số 15/BCQT/GSQL.
36
Thường xuyên phổ biến các văn bản pháp luật, nâng cao trình độ nghiệp vụ
cán bộ công chức ngành, cập nhật cho các doanh nghiệp thực hiện gia công
qua các buổi đối thoại và hội thảo
Về phía chi cục:
Thường xuyên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức, thực
hiện tốt việc luân chuyển thông tin nội bộ và quy tắc giải quyết chung.
Bố trí cán bộ phù hợp về năng lực chuyên môn vào các vị trí tiếp nhận và cần xử lý
nhanh.
3.3.2 Về phía các doanh nghiệp.
Phương hướng phát triển trong thời gian sắp tới:
Tổng cục Hải quan định hướng phát triển các quy trình thủ tục hải quan cho hàng
gia công xuất khẩu theo hướng DN chủ động trong việc đăng kí và thực hiện hợp
đồng gia công. Cơ quan hải quan chỉ rà soát kiểm tra sau tiếp nhận. Điều này đòi
hỏi các Doanh nghiệp gia công xây dựng quy trình thực hiện, kiểm tra rà soát chủ
động hơn, có kiến thức đầy đủ hơn về loại hình và các mặt hang gia công của
Doanh nghiệp.
Trong năm 2015, hàng loạt hiệp định khác được ký kết và có hiệu lực, như: hình
thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu
vực giữa 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác (RCEP); FTA với Liên minh châu Âu;
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); FTA Việt Nam – Hàn Quốc; tiếp
tục cắt giảm thuế quan theo cam kết tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Những hiệp định trên sẽ mở ra cho Việt Nam vận hội mới để hội nhập và phát triển
với cơ hội này các doanh nghiệp sẽ được mở rộng sân chơi hơn nữa nhờ những lợi
thế có sẵn và đạt được trong nhiều năm vừa qua đối với loại hình gia công như: lao
động có tay nghề, nguyên vật liệu dồi dào và giá rẻ. Tuy nhiên
Hoạt động gia công xuất khẩu nâng tầm giá trị kim ngạch xuất khẩu lên đến 150 tỷ
USD trong năm nhưng chưa vội mừng vì sản phẩm của Việt Nam đang ở khâu cuối
của chuỗi giá trị. Nghĩa là chỉ còn công đoạn lắp ráp thành phẩm rồi xuất đi, như
vậy là xuất khẩu (XK) “hộ” các nước trong khu vực, ăn đơn giá gia công thấp. Công
37
đoạn cho giá trị gia tăng lớn lại nằm ở nước ngoài. Việc giao quyền chủ động cho
Doanh nghiệp gia công nội địa từng bước hỗ trợ Doanh nghiệp hội nhập nhanh hơn
vào sân chơi toàn cầu và vượt qua quá trình cạnh tranh gay gắt.
Đề xuất, phát triển trong giai đoạn sắp tới đối với các doanh nghiệp gia công xuất
khẩu
- Nâng cao tay nghề, nội địa hoá
- Liên tục cập nhật cách chính sách, luật, thông tư liên quan đến thủ tục Hải quan từ
các cơ quan Hải quan.
- Trình bày các thắc mắc quy trình thủ tục với cơ quan Hải quan; đề xuất kiến nghị
trong các buổi gặp gỡ trực tiếp, trao đổi giữa cơ quan và Doanh nghiệp nhằm tạo
tiếng nói chung và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hơn.
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về các quy định thủ tục Hải quan; đấu tranh
chống buôn lậu và gian lận thương mại; chống tiêu cực và tham nhũng.
KẾT LUẬN
38
Cùng với sự phát triển nhiều mặt của đất nước, các hoạt động kinh tế nói chung và
hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng đã góp phần không nhỏ vào mục tiêu chung
của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Trong những năm
gần đây, tuy còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm chú trọng của Đảng và
Nhà nước, hoạt động gia công xuất khẩu phát triển nhanh chóng, đa dạng và mang
lại hiệu quả kinh tế- xã hội ngày càng cao cho đất nước. Tuy nhiên do bản chất phức
tạp của phương này nên đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan chức năng cụ thể là
chi cục Hải quan quản lý các doanh nghiệp. Mục đích của việc quản lý hải quan
nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, thúc đẩy gia công và chống buôn lậu, gian lận
thương mại. Nhưng để thực hiện mục tiêu này đồng thời tạo điều kiện thông thoáng
cho các Doanh nghiệp gia công thực không phải là điều dễ dàng đối với cơ quan
Hải quan, nó đòi hỏi không chỉ cơ quan Hải quan mà cả các doanh nghiệp phải nỗ
lực và hợp tác.
Qua nghiên cứu tình hình thực hiện thủ tục hải quan hang gia công xuất khẩu tại chi
cục điển hình là chi cục Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận, tác giả đã có những
nhận định và đề cập những tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý. - Trên cơ
sở đó tác giá đưa ra một số đề xuất giải pháp cần thiết để hoàn thiện và nâng cấp
chất lượng thực hiện thủ tục Hải quan đối với hang gia công xuất khẩy, cũng là hy
vọng sừ hoàn thiện hơn của hệ thống quản lý Hải quan và sự phát triển hơn nữa của
hoạt động gia công trong tương lai.
39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách “Quản trị ngoại Thương”của GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân – Th.S. Kim
Ngọc Đạt.
2. Sách “ Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu” của PGS.TS Võ Thanh Thu.
3. Giáo trình “Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu” của Th.S Nguyễn Việt Tuấn.
4. Giáo trình “Nghiệp vụ hải quan” của TS. Hồ Thuỷ Tiên
5. Giáo trình: “Vận tải giao nhận hàng hóa Xuất Nhập khẩu ” của Th.S Nguyễn
Thanh Hùng.
6. Luật hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005
8. Thông tư số 22/2014/TT-BTC
9. Thông tư 38/2015/TT-BTC
10.Báo cáo tình hình hoạt động của chi cục Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận
2013-2015
11. Báo cáo thực tập của các anh chị khóa trước. Một số trang web
– www.dncustoms.gov.vn – www. haiquan.hochiminhcity.gov.vn
–
xuat-xuat-khau-doanh-nghiep-che-xuat.htm
5da0-44f0-ac32-
2a6e87319b70&ID=321&ContentTypeId=0x010070FC2DD3F29E0148B3B83E8E
6F94475C
www.luatvietnam.com.vn
post498661.html
Website:
t%C3%A2n-thu%E1%BA%ADn
40
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bctt_thutuchaiquanhanggiacong_1985.pdf