Đề tài Đánh giá tình hình vay và sử dụng vốn vay của các nông hộ xã quảng phước có vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quảng điền tỉnh thừa thiên Huế

Quảng bá hình ảnh của Ngân hàng đến công chúng về những thay đổi lãi trong cách thức làm việc, hoạt động của Ngân hàng làm cho khách hàng nhìn thấy được những thay đổi tích cực của Ngân hàng từ đó khách hàng ngày càng tin tưởng và đến giao dịch với Ngân hàng nhiều hơn. Nên linh hoạt hơn trong việc xác định mức vay của các nông hộ, cần có những tính toán cụ thể để giải ngân vốn sao cho đúng thời vụ của hộ sản xuất kinh doanh của hộ. Mặt khác, NH nên đẩy mạnh công tác hướng dẫn người dân cách tiết kiệm, xây dựng các mô hình TD - tiết kiệm linh động nhằm giúp HND tăng mức tích lũy đồng thời hạn chế rủi ro trong quá trình sử dụng vốn cũng như khả năng thanh toán các món vay khi đến hạn. - Về phía HND: Cần mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp gặp rủi ro sản xuất không hoàn trả được nợ đúng hạn cần trình bày với chính quyền địa phương và NH để xin gia hạn nợ. Tích cực tham gia vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức sản xuất do địa phương tổ chức cũng như các buổi họp tổ vay vốn định kì để gắn các HND vào tập thể cùng trao đổi, giúp đỡ nhau về các kinh nghiệm sản xuất. Tóm lại, để việc vay vốn và sử dụng vốn vay của các HND có hiệu quả thì không chỉ xuất phát từ phía HND, mà đòi hỏi phải có sự quan tâm giúp đỡ từ phía chính quyền địa phương, Ngân hàng. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên thì việc mang TD đến với người dân mới thực sự có hiệu quả và là một trong những giải pháp then chốt, chìa khóa bảo đảm cho quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn Đại học Ki

pdf63 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình vay và sử dụng vốn vay của các nông hộ xã quảng phước có vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quảng điền tỉnh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.02 - Ngoại tệ ( quy đổi VNĐ ) 2.853 3.16 4.906 3.75 2.053 71.96 ( Nguồn Phòng kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Quảng điền ) Tiền gửi có kì hạn: Đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền vì mục đích hướng lãi, còn đối với NH đây là khoản tiền được xác định thời gian trả lại cho khách hàng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với NH, tạo nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng cho phép NH có thể chủ động trong vốn để đầu tư. Cụ thể, năm 2009 tiền gửi có kì hạn huy động được tại NH là 76.349 triệu đồng chiếm 84.67% tổng tiền gửi huy động theo thời gian. Đến năm 2010 là 105.868 triệu đồng tăng 38.66% so với năm 2009. Có thể nói trong 2 năm qua, công tác huy động vốn ở NH đã đạt được thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng hàng năm. Chính sự tăng trưởng vốn này đã Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 37 góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh, phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương. 2.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quảng Điền qua 2 năm 2009 - 2010. Nếu như công tác huy động vốn tạo lập nên nguồn vốn vững mạnh là quan trọng thì việc sử dụng nguồn vốn đó sao cho có hiệu quả lại càng quan trọng hơn. Cùng với xu hướng chuyển đổi của nền kinh tế, hoạt động cho vay ở NH cũng có dự thay đổi rất lớn trong việc cho vay đến các thành phần kinh tế khác nhau.Trong đó NH đặc biệt chú trọng tới khâu đầu tư kinh tế cho hộ gia đình là chủ yếu. Đây là hướng đi đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Cho nên những năm qua NHNo Quảng Điền đã đầu tư một khối lượng vốn tương đối lớn, đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn của người dân để phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ tốt mục tiêu phát triển KTXH của huyện nhà. Để hiểu rõ hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ta đi vào bảng 2. Các khoản thu nhập là một phần không thể thiếu mà còn rất quan trọng trong công việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì thu nhập là một chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận hay đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhìn vào bảng 2 ta thấy: Các khoản thu nhập của Ngân hàng trong năm 2009 là 13.928 triệu đồng, cho đến năm 2010 là 19.217 triệu đồng tăng 5.289 triệu đồng so với năm 2009. Cũng như các Ngân hàng khác thì khoản thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Ngân hàng là thu phí từ hoạt động dịch vụ. Cụ thể trong năm 2009 là 180 triệu đồng và tăng lên 261 triệu đồng trong năm 2010. Bên cạnh thu nhập từ các hoạt động dịch vụ thì thu nhập từ các khoản tiền gửi và lãi suất cho vay cũng chiếm tỷ trọng lớn . Cụ thể: Năm 2009 tổng các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi và lãi suất cho vay là 12.305 triệu đồng và đến năm 2010 tổng thu từ lãi suất là 18.176 triệu đồng tăng 5.871 triệu đồng so với tổng thu của năm 2009. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 38 Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Quảng Điền Đơn vị tính : Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 So sánh Tiền Tiền +/- % A/ Các khoản thu nhập 13,928 19,217 5,289 37.97 1. Thu từ lãi 12,305 18,176 5,871 47.71 - Thu lãi tiền gửi 139 186 47 33.81 - Thu lãi cho vay 12,166 17,990 5,824 47.87 2. Thu nhập từ phí hoạt động dịch vụ 180 261 81 45.00 3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 5 6 1 20.00 4. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác 18 18 5. Thu nhập khác 1,438 756 (682) (47.43) B/ Các khoản chi phí 14,059 21,575 7,516 53.46 1. Chi phí hoạt động tín dụng 8,356 12,223 3,867 46.28 - Trả lãi tiền gửi 6,976 10,077 3,101 44.45 - Trả lãi tiền vay 1,380 2,146 766 55.51 2. Chi phí hoạt động dịch vụ 57 121 64 112.28 3. Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 12 1 (11) (91.67) 4. Chi phí nộp thuế và các khoản khác 8 9 1 12.50 5. Chi phí cho nhân viên 2,055 3,310 1,255 61.07 6. Chi phí cho hoạt động và quản lý công cụ 771 999 228 29.57 7. Chi phí về tài sản 761 892 131 17.21 8. Chi phí dự phòng bảo toàn 2,039 4,020 1,981 97.16 9. Chi phí khác - Lợi nhuận trước thuế (131) (2,358) (2,227) 1,700.00 Thuế thu nhập doanh nghiệp - - - Lợi nhuận sau thuế (131) (2,358) (2,227) 1,700.00 (Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quảng điền) Song song với việc thu nhập thì phân tích chi phí cũng là một khâu không kém phần quan trọng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Vì chi phí sẽ giúp chúng ta biết được kết cấu các khoản mục chi phí để có thể hạn chế các khoản chi phí bất hợp lý góp phần nâng cao lợi nhuận, mạnh dạn tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược mà Ngân hàng đề ra. Cụ thể tổng các khoản chi phí trong năm 2009 là 14.059 triệu đồng, cho đến năm 2010 tổng chi phí là 21.575 triệu đồng. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 39 Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà bất kỳ các tổ chức kinh doanh nào cũng quan tâm đến trong quá trình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong những năm qua thì tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn chưa đem lại lợi nhuận. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng vay vốn để đầu tư NTTS nhưng bị thua lỗ dẫn đến không có tiền để thanh toán lãi và trả nợ gốc cho Ngân hàng. Trong tình hình có nhiều Ngân hàng hoạt động cạnh tranh cũng như tình hình kinh tế khó khăn trong giai đoạn qua. Nhất là trong năm 2009 hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là 131 triệu đồng , và đến năm 2010 thì con con số đó được cải thiện đáng kể, chỉ còn 2.358 triệu đồng. Điều này cho ta thấy được sự nổ lực rất lớn của tập thể cán bộ NHNo & PTNT chi nhánh huyện Quảng Điền trong việc duy trì doanh số lợi nhuận của Ngân hàng. 2.3. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra 2.3.1. Tình hình lao động và nhân khẩu của các hộ điều tra Lao động là hoạt động có mục đích nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của cá nhân và xã hội.Đây cũng là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.Không một quá trình sản xuất nào diễn ra mà không có sự tham gia của lao động. Nó là yếu tố kết hợp các yếu tố như: Đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất để tạo nên sản phẩm, của cải vật chất phục vụ cho toàn xã hội. Giả định rằng, nếu không có lao động thì dù vốn có lớn bao nhiêu, đất đai có rộng đến đâu, tư liệu sản xuất đắt tiền như thế nào đi nữa thì tự bản thân chúng không thể tạo ra sản phẩm được, chỉ khi có lao động kết hợp các yếu tố đó thì mới đem lại kết quả thực sự như mong muốn của con người. Do đó, lao động là yếu tố đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất.Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 40 Bảng 3:Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra. ( Nguồn số liệu điều tra 2011) Qua số liệu điều tra 46 hộ sản xuất ở xã Quảng Phước được tổng hợp ở bảng trên cho thấy, số nhân khẩu bình quân mỗi hộ là 5.17 nhân khẩu, con số này khẳng định qui mô gia đình ở đây không lớn lắm. Trong đó, nhóm kiêm nông số khẩu bình quân trên hộ là 5.00. và nhóm hộ thuần nông là 5.18 khẩu/hộ. Và lao động bình quân trên hộ là 2.48. Đây là số lao động tương đối nhiều so với mỗi hộ, tạo điều kiện cho việc khai thác thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế. Nhóm hộ thuần nông có quy mô lớn hơn 5.18 khẩu/hộ và 2.5 lao động. Điều này chứng tỏ số người lao động ít hơn số người ăn theo trong gia đình gây khó khăn trong việc phát triển kinh tế gia đình và sẽ có nhiều khoản phát sinh mới. Còn đối với hộ kiêm nông bình quân nhân khẩu 5.00 số lao động 2.00, cuộc sống đã khó khăn lại khó khăn hơn nữa. Có thể nói, tình hình dân số và lao động ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập cũng như đời sống của người dân Chỉ tiên bình quân khẩu/LĐ có nghĩa là cứ 1 người lao động sẽ nuôi được bao nhiêu người ăn theo. Nhìn vào bảng trên ta thấy, bình quân chung nhân khẩu trên lao động của các hộ điều tra là 2.09. Số người ăn theo cao trong khi thu nhập chính của các hộ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, vì vậy nghèo đói không thể tránh khỏi đối Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ BQCHộ kiêm nông Hộ thuần nông 1. Số nhân khẩu bình quân/hộ Khẩu/hộ 5.00 5.18 5.17 2. Số lao động bình quân/hộ LĐ/hộ 2.00 2.50 2.48 3. Số nhân khẩu bình quân/lao động Khẩu/LĐ 2.50 2.07 2.09 4. Trình hộ văn hóa chủ hộ Lớp 5 6.5 6.76 Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 41 với các hộ khi mùa màng thất bát. Với chỉ tiêu này thì binh quân khẩu/LĐ của hộ thuần nông 2.07 thấp hơn hộ kiêm nông là 2.5. Bình quân khẩu/LĐ cao cũng chính là nguyên nhân gây ra đói nghèo. Vì thế đòi hỏi các cấp chính quyền xã Quảng Phước cần có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn trên cơ sổ khuyên khích sản xuất, đồng thời cần bố trí sắp xếp lao động trong nông nghiệp hợp lý hơn để sử dụng lao động có hiệu quả hơn góp phần cải thiên cuộc sống gia đình. Tóm lại, để có thể sử dụng vốn vay có hiệu quả vào SXKD phụ thuộc một phần vào số lượng và chất lượng lao động. Do đó nâng cao trình độ và chất lượng lao động là yêu cầu cần thiết. Cần mở các lớp tập huấn về kỹ thuật cũng như tăng cường công tác khuyến nông để giúp bà con nắm bắt được nhu cầu thị trường, các kỹ thuật, giống mớiđể từ đó xác định cơ cấu cây trồng - vật nuôi, thay đổi phương thức sản xuất cho phù hợp nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả SXKD. 2.3.2. Tình hình đất đai của các hộ điều tra Trong tất cả các ngành sản xuất, đất đai là yếu tố không thể thiếu được. Nó là tiền đề đầu tiên của các quá trình sản xuất. Nếu trong công nghiệp, thương mại, giao thông đất đai là cơ sở, là nền móng để trên đó xây dựng nhà xưởng, cửa hàng, mạng lưới giao thông thì ngược lại trong nông nghiệp đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất chủ yếu.Vì vậy trong quá trình sản xuất nông nghiệp, khai thác và sử dụng đất sao cho đất không những tạo ra được của cải vật chất mà còn có khả năng sinh lời cao. Để làm được điều đó, đòi hỏi người nông dân bên cạnh việc khai thác còn phải đầu tư thâm canh để tăng độ phì nhiêu cho đất. Để tìm hiểu tình hình đất đai của các hộ vay vốn ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền ta tiến hành đi vào xem xét số liệu điều tra ở bảng 4.Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 42 Bảng 4.Tình hình đất đai của các hộ điều tra (tính bình quân trên hộ) Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ BQC Hộ thuần nông Hộ kiêm nông 1. Đất trồng lúa Sào 4.85 4.25 4.82 2. Đất vườn và nhà ở Sào 0.63 0.9 0.64 3. Đất mặt nước NTTS Sào 0.68 - 0.65 4. Đất trồng lúa/khẩu sào/khẩu 0.02 0.39 0.02 5. Đất trồng lúa/LĐ sào/LĐ 0.04 1.06 0.04 ( Nguồn số liệu điều tra 2011) Từ bảng số liệu ta thấy, diên tích đất nông nghiệp của các hộ khá lớn. Là một xã nắm ở vùng trũng nên Quảng Phước không có diện tích đất lâm nghiệp mà chỉ thích hợp cho chuyên canh sản xuất lúa, còn các cây ngắn ngày khác có diện tích nhỏ được các hộ trồng trong đất vườn. Diện tích đất trồng lúa bình quân/hộ là 4.82 sào. Diện tích đất ở và đất vườn tương đối thấp, bình quân/hộ là 0.64 sào, đất vườn nhà chủ yếu là đất vườn tạp, chưa được khai thác và sử dụng hợp lý. Diện tích đất nuôi trông thủy sản thấp, phần lớn các hộ điều tra đều không tham gia nuôi trồng thủy sản. Nhân khẩu lao động cao nhưng diện tích đất trông lúa thấp nên diện tích đất trồng lúa/khẩu là rất thấp, đây là một vấn đề khó khăn đối với người dân khi mà thu nhập chính của họ chủ yếu là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. 2.4. Tình hình vay vốn từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Quảng Điền 2.4.1. Quy mô vốn vay của các hộ điều tra Muốn biết xem tình hình vay vốn của HND và mức độ đầu tư vốn của họ vào SXKD như thế nào chúng ta có thể xem xét, đánh giá thông qua tiêu chí mức vay vốn. Mức vay vốn là một trong những yếu tố có tác động lớn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của hộ. Đại họ Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 43 Đối với những hình thức vay trực tiếp, vay có tài sản đảm bảo thì món vay sẽ được xác định dựa trên cơ sở giá trị của tài sản thế chấp (lớn hơn hoặc bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo). Đối với hình thức vay tín chấp, vay qua tổ vay vốn, do người vay không cần thế chấp tài sản nên NH sẽ ấn định một mức cho vay tối đa nào đó tương ứng với thực tế nhằm giảm bớt rủi ro về TD có thể xảy ra, mức vay này thường nhỏ không lớn. Để hiểu rõ hơn về mức vay vốn của các hộ điều tra chúng ta đi vào phân tích bảng 5. Ở đây tôi tiến hành chia 46 hộ điều tra ra làm 3 tổ theo quy mô vốn vay khác nhau. Bảng 5: Mức vay vốn của hộ điều tra Quy mô vốn vay (tr.đ) Tổng số hộ Hộ thuần nông Hộ kiêm nông Số hộ % Số hộ % Số hộ % < 50 34 73.91 26 92.86 8 44.44 50 - 90 9 19.57 2 7.14 7 38.89 > 90 3 6.52 - 0.00 3 16.67 Tổng 46 100.00 28 100.00 18 100.00 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ 2011) Ở tổ dưới 50 tr.đ chiếm đa số với 34 hộ vay tương ứng với 73.91%, trong đó nhóm hộ thuần nông có tới 26 hộ vay chiếm 92.87% còn nhóm hộ kiêm nông có 8 hộ chiếm 44.44%. Phần lớn mức vay phổ biến trong tổ này dao động từ 20 - 30 triệu đồng. Chỉ có những hộ có thu nhập thấp không ổn định, không dám đầu tư sản xuất với quy mô vốn lớn vì sợ không trả được mới vay ở mức 10 - 15 triệu đồng. Đối với những món vay nhỏ thấp hơn hoặc bằng 20 triệu đồng do vay không cần tài sản bảo đảm cho nên ở tổ này có nhiều hộ vay nhất. Ở tổ từ 50 - 90 triệu đồng có 9 hộ vay chiếm 19.57% trong đó có 2 hộ thuần nông và 7 hộ kiêm nông. Hộ thuần nông có 1 hộ NTTS và 1 hộ chăn nuôi có quy mô lớn theo kiểu trang trại nên phải cần nhiều vốn để đầu tư. Mức vay trung bình dao động từ 50 - 60 triệu đồng. Các hộ vay ở mức này đều có phương án sản xuất kinh Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 44 doanh khả thi có mong muốn tăng quy mô sản xuất kinh doanh hơn nữa, đầu tư nhiều hơn cho chiều sâu nhằm nâng cao thu nhập và hiệu quả sản xuất. Còn ở tổ trên 90 triệu đồng chỉ có 3 hộ vay chiếm 16.67% trong đó không có hộ thuần nông nào mà là 3 hộ đều kiêm nông. Ba hộ vay ở mức này có quy mô sản xuất lớn ở lĩnh vực kinh doanh dịch vụ là cung cấp vật tư nông nghiệp và thức ăn gia súc, làm ăn có hiệu quả kinh tế cao và là 3 hộ khá giàu trên địa bàn xã. 2.4.2. Nguyên nhân cản trở việc vay vốn của các hộ điều tra Trong thời gian qua, các TCTD cũng như NH đã nổ lực rất nhiều trong việc tọ điều kiện cho người dân tiếp cận được vốn vay. Song không phải HND nào có nhu cầu vay vốn là NH cũng có thể đáp ứng được. Điều đó đã gây ra không ít khó khăn cho các hộ trong quá trình vay. Bảng 6 sẽ được tổng hợp một số khó khăn chính của hộ điều tra như sau: Bảng 6: Những khó khăn trong vay vốn của hộ điều tra (Nguồn: Số liệu điều tra hộ 2011) Khó khăn lớn nhất của các hộ hiện nay vẫn là lãi suất cho vay. Có tới 21 hộ trong tổng số 46 hộ điều tra chiếm 45.65% cho rằng mức lãi suất cho vay hiện còn khá cao (từ 1.03% - 1.5%/ tháng, chỉ riêng các hộ được hỗ trợ lãi suất thì còn 0.875%/ tháng) so với NHCSXH (từ 0.3% - 0.9%/ tháng). Nhưng mức vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp ở NHCSXH chỉ cho vay đối với những hộ nghèo - khó khăn trong huyện, hơn nữa mức cho vay còn nhỏ nên cũng khó để đầu tư vào SXKD lớn nên mặc dù lãi suất cho vay Nguyên nhân Tổng số hộ Hộ thuần nông Hộ kiêm nông Số hộ % Số hộ % Số hộ % 1. Lãi suất cho vay cao 21 45.65 13 46.43 7 38.89 2. Thiếu LĐ 14 30.43 10 35.71 8 44.44 3. Không đảm bảo trả được nợ 11 23.91 9 32.14 3 16.67 4. Không đảm bảo thủ tục vay 4 8.70 2 7.14 - - 5. Nợ quá hạn chưa trả 3 6.52 1 3.57 - -Đại ọc Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 45 có tăng cũng không ảnh hưởng nhiều đến mong muốn vay của các hộ ở NHNo & PTNT. Nguyên nhân thứ 2: cản trở việc vay vốn của hộ là thiếu LĐ với 14 hộ chiếm 30.43%. Hiện tại, ở các vùng nông thôn vì nhiều lí do trong đó có nguyên nhân bị thu hồi đất cộng với tình trạng di cư nông thôn ra thành thị đã kéo theo một lực lượng LĐ chính là những người trẻ bỏ đi học hoặc đi làm ăn xa. Làng xóm chỉ còn lại người lớn tuổi và trẻ con. Trong khi đó tâm lí của bà con thường không muốn thuê LĐ ngoài, một phần do tốn kém vì thu nhập từ nông nghiệp đã không cao, người dân thường phải lấy công làm lãi nay thuê nhân công ngoài thì thu nhập của hộ sẽ giảm đáng kể, một phần họ không an tâm khi LĐ ngoài gia đình tham gia vào SXKD. Tuy nhiên đối với các hộ có điều kiện thì họ vẫn thuê LĐ theo thời vụ. Tâm lý sợ rủi ro không trả được nợ cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho hộ vay vốn với 11 hộ chiếm 23.91%. Chính đặc điểm cả sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên dễ gặp tổn thất ngoài ý muốn. Do đó, các hộ ngại không giám mạo hiểm vay nhiều để đầu tư phát triển sản xuất, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả SXKD của hộ. Vì thế, sự phát triển của thị trường bảo hiểm nông nghiệp càng có vị trí quan trọng. Có 4 hộ trả lời có khó khăn về thủ tục vay chiếm 8.7%. Chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ tưởng như sẽ “cứu nguy” cho nông dân trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng trên thực tế, để đến được với chương trình này, không ít nông dân còn nữa mừng, nữa khócThực tế, không phải bất cứ nông dân nào muốn vay hỗ trợ lãi suất đều có thể được đáp ứng bởi điều kiện vay quá chặt chẽ. Ví dụ, một nông dân có tài sản đủ thế chấp vay vốn sản xuất và mua máy nông cụ. Thế nhưng, mua máy nông cụ không thuộc diện được hỗ trợ lãi suất như vay vốn sản xuất. Vì vậy, phải tách ra hai hồ sơ vay trong khi tái sản thế chấp chỉ có một. Nông dân giải quyết khó khăn này như thế nào? Vì tiền hổ trợ lãi suất 4% là từ Ngân sách nhà nước, nếu hộ nào có phương án sản xuất đủ điều kiện, Ngân hàng mới đồng ý cho vay và được hưởng lãi suất ưu đãi. Với nông dân, trong phương án sản xuất phải thể hiện rõ ràng ví dụ như thủy sản làm ra bán cho ai, bán ở đâu và phải thể hiện bằng hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp. Một khó khăn khác là nông dân phải có hóa Đại học Kin h tế H ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 46 đơn đầu vào trong quá trình mua vật tư, nguyên liệu con giống cho sản xuất, trong khi tập quán của nông dân lại mua bán không hề lấy hóa đơn, có những hộ nuôi cá bằng thức ăn tự chế, con giống thì mua trong dân, nên không có hóa đơn. Những tình huống trớ trêu này càng khiến nhiều nông dân gặp khó, kể cả phải bán lúa ở thời điểm chưa thích hợp để có vốn trả nợ (để được vay lại). Chưa kể cả hai bên là nông dân và NH đều tốn thời gian do khối lượng công việc sẽ tăng lên. Về nợ quá hạn có 3 hộ chiếm 6.52%. Do làm ăn không hiệu quả dẫn đến thua lỗ mất khả năng trả nợ gốc và lãi nên muốn vay tiếp thì phải trả hết nợ rồi làm hồ sơ vay lại, nhưng để trả nợ nông dân chỉ biết vay nóng bên ngoài với lãi suất cao. Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu cản trở việc vay vốn của hộ. Thiết nghĩ cấp chính quyền cần tạo điều kiện hơn nữa cho các hộ vay phục vụ sản xuất. Đồng thời, để ngày càng thực hiện tốt vai trò của mình Ngân hàng cũng cần có những khắc phục nhằm phát huy hơn nữa mối quan hệ giữa người dân và Ngân hàng. 2.5. Tình hình sử dụng vốn vay từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn của các hộ điều tra 2.5.1. Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra Mục đích vay vốn là một trong những tiêu chí quan trọng bắt buộc kê khai trong khế ước vay và HND phải cam kết sử dụng vốn vào mục đích đã ghi trong khế ước trước khi hồ sơ cho vay được xét duyệt và chấp thuận.. Song, trên thực tế để đánh giá xem hộ vay vốn có sử dụng đúng mục đích xin vay hay không là rất khó bời vì trong khế ước vay các hộ thường xin vay 100% số vốn để dành cho một mục đích ví dụ NTTS hay kinh doanh dịch vụ. Nhưng thực tế khi sử dụng thì số tiền vay này thường được đầu tư phân tán nhiều lĩnh vực khác nhau. Sở dĩ như vậy là do sản xuất nông nghiệp có đặc điểm là chu kì dài và không phải chỉ đầu tư một lần duy nhất mà đòi hỏi phải đầu tư suốt cả quá trình. Vì thế để linh động hơn trong việc sử dụng vốn vay các hộ đã dùng nguồn vốn chưa sử dụng đem đầu tư vào các lĩnh vực khác nhằm mục đích tăng thu nhập. Điều này có thể đem lại những lợi ích nhưng khả năng xảy ra rủi ro cũng rất lớn. Để tiện cho việc nghiên cứu, tôi xin quy ước rằng nếu hộ sử dụng 50% số vốn trở lên vào mục đích xin vay ghi trong khế ước thì coi là sử dụng đúng mục đích. Đại ọ Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 47 Bảng 7: Mục đích sử dụng vốn vay thực tế của hộ so với khế ước Loại hộ Số hộ vay Sử dụng đúng mục đích Sử dụng sai mục đích Sửa nhà Mua sắm Mục đích khác Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Hộ kiêm nông 18 14 77.78 2 11.11 2 11.11 - - Hộ thuần nông 28 23 82.14 - - 3 10.71 2 7.14 Tổng 46 37 80.43 2 4.35 5 10.87 2 4.35 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011) Qua bảng số liệu ta thấy trong 46 hộ điều tra thì chỉ có 9 hộ sử dụng sai mục đích chiếm 19.57% còn lại 37 hộ đều sử dụng đúng mục đích chiếm 80.43%. Trong 9 hộ sử dụng sai mục đích thì hộ kiêm nông có 4 hộ chiếm 22.22% và hộ thuần nông có 5 hộ chiếm 17.85%. Trong đó có 2 hộ sử dụng vốn vào mục đích sửa nhà chiếm 4.35%, 5 hộ sử dụng vào mục đích mua sắm phương tiện và đồ dùng sinh hoạt chiếm 10.87%, 2 hộ còn lại sử dụng vào mục đích khác gồm: chữa bệnh, cưới hỏi, trả nợ chiếm 4.35%. Hiện nay khi đời sống ngày một phát triển thì việc đáp ứng tốt hơn nữa cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày là một tất yếu. Thế nên ngoài nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất thì cũng có những nhu cầu vốn dành cho gia đình như sửa nhà, mua sắm, cho con ăn họcDo đó, khi nhận được số tiền vay thì số tiền này sẽ được tính toán để trang trải cho nhiều nhu cầu khác nhau. Phần lớn các hộ có quy mô sản xuất vừa và lớn, các hộ khá giả trong xã cuộc sống đầy đủ ít phải bận tâm vào những nhu cầu khác nên thường sử dụng vốn vào đúng mục đích SXKD nên hiệu quả đem lại cao. Số hộ sử dụng sai mục đích không chỉ rơi vào những hộ nghèo quy mô sản xuất nhỏ mà còn ở những hộ bình thường ít gặp khó khăn. Họ vay số tiền tương đối lớn đầu tư một ít vào sản xuất con lại để mua sắm phương tiệnMột, hai hộ sử dụng sai mục đích khác khi được phỏng vấn họ trả lời Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 48 cũng không có ý định sử dụng vốn sai mục đích nhưng do rủi ro xảy ra đột ngột (ốm đau, tai nạn) vì không có tiền nên buộc phải sử dụng vốn vay vào mục đích khác. Tóm lại, sử dụng vốn sai mục đích làm cho hiệu quả kinh tế không cao mà còn dẫn đến khả năng rủi ro không trả được nợ khi đến hạn là rất lớn. 2.5.2. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra Sau khi nhận được số tiền vay từ NH, vấn đề đặt ra cho các hộ vay vốn là phải làm sao để sử dụng đồng vốn vay cho hiệu quả. Quả thật, đây là một vấn đề rất khó khăn đối với các hộ bởi lẽ sản xuất nông nghiệp không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc rất nhiều vào biến động giá cả thị trường. Những năm được mùa thì không nói làm gì, những năm mất mùa, giá cả thị trường rớt thảm hại thì nông dân sẽ làm ăn thua lỗ dẫn đến không đủ tiền trang trải cuộc sống nói gì đến trả tiền vay NH. Vì thế, tính hiệu quả mà đồng vốn vay mang lại có ý nghĩa trọng cả về phía người nông dân và về phía NH. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn trả vốn vay của hộ cũng như doanh số thu nợ từ phía NH. Do đó, để đảm bảo được tính hiệu quả của đồng vốn vay các hộ cần phải có một kế hoạch SXKD thật cụ thể, phải biết tính toán hạch toán kinh doanh sao cho phù hợp. Đồng thời không ngừng tìm hiểu, nắm bắt thông tin thị trường để có thể chủ động hơn trong sản xuất. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra được tổng hợp ở bảng sau: Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 49 Bảng 8: Thực trạng sử dụng vốn vay của các hộ điều tra Chỉ tiêu Hộ thuần nông Hộ kiêm nông Tổng giá trị (tr.đ) BQC (tr.đ) Số hộ Giá trị (tr.đ) % BQ hộ vay (tr.đ) Số hộ Giá trị (tr.đ) % BQ hộ vay (tr.đ) Sản xuất nông nghiệp 23 244.5 47.06 10.63 2 65 2.95 32.50 309.5 12.38 Kinh doanh dịch vụ - - - - 13 2030 92.19 156.15 2030 156.15 NTTS 2 225 43.31 112.50 - - - - 225 112.50 Mục đích khác 3 50 9.62 16.67 3 107 4.86 35.67 157 26.17 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2011) Qua bảng số liệu có thể thấy được lĩnh vực sản xuất mà các hộ có sự đầu tư nhiều nhất là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ với tổng số vốn lên đến 2030 triệu đồng, tiếp theo là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với tổng số tiền sử dụng là 309.5 triệu đồng. Lĩnh vực kinh doanh DV nông nghiệp và kinh doanh vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc thực tế đem lại doanh thu và hiệu quả rất cao, nên số tiền đầu tư vào cũng cao hơn so với các lĩnh vực khác. Các hộ kinh doanh lĩnh vực này thường là những hộ khá giàu, có kinh nghiệm, có đầu óc kinh doanh, biết cách đầu tư và sử dụng vốn thích hợp. Xét từng nhóm hộ thì tất nhiên sẽ có sự khác biệt trong việc sử dụng vốn vay. Nhóm hộ kiêm nông vốn vay chủ yếu được sử dụng cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chiếm 92.19% vì đây là hoạt động chính của hộ, còn lại sản xuất nông nghiệp chiếm 2.95% và sử dụng cho mục đích khác là 4.86% vì ở hai lĩnh vực này quy mô sản xuất của hộ cũng không lớn lắm nên các hộ tự có khả năng đầu tư vốn vào. Nhóm hộ thuần nông thì vốn vay sử Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 50 dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và NTTS gần như là ngang nhau, hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 47.06% còn hộ NTTS là 43.31%. Tóm lại, nguồn vốn vay được sử dụng đúng vào mục đích SXKD chiếm tỉ lệ lớn, tuy nhiên khoản đầu tư vào mục đích khác không phải là nhỏ. Điều này có thể gây rủi ro cho hoạt động TD của Ngân hàng. 2.5.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra. Hiệu quả sản xuất là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá thực trạng SXKD của hộ. Tuy nhiên để có thể đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng vốn là rất khóa vì nó phụ thuộc vào từng bối cảnh và nhiều yếu tố khác nhau tác độn. Bởi vậy, trong phạm vi đề tài của mình tôi xin phép không đánh giá hiệu quả sử dụng vốn mà chỉ thông qua việc xem xét một số chỉ tiêu về kế quả SXKD của hộ để đánh giá quá trình sử dụng vốn vay của hộ. Kết quả SXKD của các nông hộ có sự khác nhau giữa các lĩnh vực. Nhìn chung, giá trị sản xuất (GO) của các nông hộ điều tra tương đối lớn. Trong đó, GO từ lĩnh vực kinh doanh DV là cao nhất với giá trị sản xuất BQ mỗi hộ đạt 118.57 triệu đồng, thấp nhất là GO của lĩnh vực trồng trọt với giá trị sản xuất BQ mỗi hộ đạt 6.75 triệu đồng một con số rất khiêm tốn. Xét ở từng nhóm hộ thì nhóm kiêm nông GO từ lĩnh vực DV vẫn lớn nhất, tiếp theo là chăn nuôi với giá trị sản xuất BQ mỗi hộ đạt 121.23 triệu đồng, đối với các hộ nông nghiệp thì GO từ lĩnh vực trồng trọt BQ mỗi hộ chủ đạt 6.62 triệu đồng Để tiến hành SXKD các hộ cần phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định ngoài chi phí tự có của gia đình, chi phí này sẽ được các hộ trang trải trực tiếp cho quả trình SXKD gọi là chi phí trung gian (IC). IC trong sản xuất nông nghiệp khá đa dạng và phụ thuộc vào các yếu tố khác như giá cả thị trường, thời tiết, môi trườngTrong 2 năm trở lại đây biến động giá cả thị trường nhất là từ giá phân bón và thức ăn gia súc liên tục tăng cao đã làm cho IC của các hộ cũng tăng đáng kể. Trong các lĩnh vực thì IC bỏ ra cho lĩnh vực NTTS luôn luôn đòi hỏi chi phí bỏ ra lớn, thấp nhất là IC của lĩnh vực trồng trọt với BQ 3.75 triệu đồng/ hộ chủ yếu là để mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu - bảo vệ thực vật, phí DVỞ nhóm kiêm nông thì IC bỏ ra cho lĩnh vực dịch vụ cũng tương đối cao bình quân 60.05 triệu đồng/ hộ trong khi IC của lĩnh vực Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 51 chăn nuôi bình quân là 33.27 triệu đồng/ hộ và lĩnh vực trồng trọt bình quân 3.85triệu đồng/ hộ. Ở nhóm thuần nông với các hộ nông nghiệp thì IC cho chăn nuôi bỏ ra bình quân 23.51 triệu đồng/ hộ Bảng 9: Kết quả - Hiệu quả SXKD của hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT (tr.đ) BQC Hộ thuần nông Hộ kiêm nông 1.Chăn nuôi GO tr.đ 44.35 40.84 56.08 IC tr.đ 25.76 23.51 33.27 VA tr.đ 18.59 17.33 22.81 VA/IC lần 0.71 0.73 0.68 2 Trồng trọt GO tr.đ 6.75 6.62 6.92 IC tr.đ 3.75 3.67 3.85 VA tr.đ 3 2.95 3.07 VA/IC lần 0.8 0.8 0.79 3. NTTS GO tr.đ 113.232 121.23 21.2 IC tr.đ 70.71 75.7 13.36 VA tr.đ 42.52 45.53 7.84 VA/IC lần 0.59 0.6 0.58 4. Dịch vụ GO tr.đ 118.57 - 118.57 IC tr.đ 60.05 - 60.05 VA tr.đ 58.52 - 58.52 VA/IC lần 0.97 - 0.97 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ) Giá trị gia tăng (VA) là kết quả của giá trị sản xuất (GO) sau khi đã trừ đi các khoản chi phí trung gian (IC) không tính các khoản chi phí tự có của hộ. Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả SXKD của hộ. Với mức đầu tư khác nhau thì nó sẽ Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 52 cho những hiệu quả khác nhau. VA càng cao thì khả năng tích lũy để tái sản xuất càng cao và khả năng hoàn trả vốn vay càng lớn. Cụ thể, lĩnh vực dịch vụ có VA lớn nhất bình quân 58.52 triệu đồng/ hộ, NTTS có VA bình quân đạt 42.52 triệu đồng/ hộ tiếp đến là chăn nuôi với VA bình quân là 18.59triệu đồng/ hộ, thấp nhất vẫn là trồng trọt với bình quân 3 triệu đồng/ hộ. Chỉ tiêu VA/IC phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Lĩnh vực DV vẫn là lĩnh vực có hiệu quả nhất với 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 0.97 xấp xỉ 1 đồng giá trị gia tăng. Trồng trọt là lĩnh vực có GO tạo ra thấp tuy nhiên VA/IC lại tương đối cao với 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 0.8 đồng giá trị gia tăng. Về chăn nuôi, BQ 1 đồng cho phí bỏ ra thu được 0.71 đồng giá trị gia tăng. Sở dĩ hiệu quả của chăn nuôi đem lại chưa cao là do năm vừa rồi dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi trên địa bàn (heo tai xanh, lở mồm long móng) làm cho heo chết nhiều bà con bị thiệt hại. Thấp nhất là lĩnh vực NTTS với 1 đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 0.59 đồng giá trị gia tăng tron khi sản xuất tạo ra là rất lớn. Năm qua bên cạnh nhiều hộ làm ăn có hiệu quả lại được một số tiền khá thì cũng không ít hộ làm ăn không hiệu quả dẫn đến tình trạng nợ quá hạn từ NH. Công tác cải tạo xử lý đáy ao trước khi bước vào vụ nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó các hồ nuôi chuyên tôm do nguồn tôm giống không đảm bảo chất lượng, tỷ lệ còi cọc cao, trong lúc đó ý thức về chất lượng giống không được người nuôi tôm chú trọng, một bộ phận người dân vẫn xem tôm sú là đối tượng chủ đạo, chưa thấy được lợi ích của việc nuôi xen ghép. Đặc biệt do điều kiện khí hậu trong quá trình nuôi tôm diễn biến khá thất thường, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều diện tích nuôi tôm bị dịch bệnh. Qua kết quả SXKD của hộ cho thấy vai trò của vốn tín dụng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo điều kiện đa dạng hóa thị trường nông thôn, hạn chế được tình trạng cho vay nặng lãi “TD đen”. Bên cạnh đó để nâng cao hơn nữa hiệu quả SXKD cho hộ, cần tổ chức các chương trình tập huấn ngắn hạn để phổ biến, hỗ trợ thêm về kiến thức sản xuất cho bà con đặc biệt là phương pháp kĩ thuật và mô hình nuôi mới. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 53 2.5.4. Một số ý kiến của các hộ vay vốn Đối tượng vay vốn chủ yếu của NHNo & PTNT huyện Quảng Điền là các nông hộ trên địa bàn huyện nên ý kiến đánh giá của các hộ vay vốn có ý nghĩa quan trọng đối với NH. Qua thực tế tại địa phương tôi đã thu thập được một số ý kiến đánh giá của người dân được tổng hợp trong bảng sau: Đánh giá về thủ tục cho vay thì 20 hộ chiếm 34.48% cho là bình thường, 10 hộ chiếm 21.74% cho là đơn giản, 16 hộ chiếm 34.78% cho là rườm rà phức tạp. Thực tế trong những năm gần đây được sự quan tâm của các ban ngành, thủ tục vay vốn đã được đơn giản hóa đi rất nhiều. Tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc. Một khách hàng đang làm thủ tục vay vốn hỗ trợ lãi suất cho biết: “Nhà tôi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bố mẹ ruột. Do ông bà tuổi già sức yếu, nên tôi phải đứng ra thế chấp vay. Nhưng NH đòi hỏi phải làm thủ tục công chứng ủy quyền tất cả 6 anh chị em tôi, kể cả bà nội tôi còn sống. Khổ là, một số anh chị em tôi sinh sống ở xa, làm sao lấy chữ ký của họ. Nếu vào tận trong Nam lấy chữ kí của họ để chứng thực thì tốn kém khôn phải ít. Vì sự đòi hỏi khắt khe này mà gia đình tôi không được vay vốn ưu đãi”. Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, để được vay vốn ưu đãi, ngoài việc thế chấp tài sản theo quy định, người vay còn phải có đầy đủ chứng từ, hóa đơn xác nhận nguồn gốc. Thực tế, người nông dân khi mua sắm dụng cụ, phương tiện sản xuất, hay gia công phương tiện sản xuất, đều ít để lấy hóa đơn, chứng từ. Không ít trường hợp để vay vốn ưu đãi nhanh, đã sẵn sàng bỏ tiền túi ra mua hóa đơn, chứng từ để hợp thức hóa.Một người nông dân đang làm thủ tục vay vốn tỏ ra không mấy hài lòng khi cho rằng, ngư dân muốn mua sắm, sữa chữa, gia công một chiếc thì chỉ là thỏa thuận miệng qua lại, chứ làm gì có hợp đồng giữa các bên. Hay mỗi khi đánh bắt gần bờ chỉ mua vài chục lít dầu, ai mà nghĩ đến hóa đơn đỏ làm gì. Còn để vay vốn thông qua các tổ vay vốn thì phải là hội viên trong hội Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 54 Bảng 10: Một số ý kiến của hộ điều tra Một số ý kiến của hộ điều tra Chỉ tiêu Tổng số hộ Hộ thuần nông Hộ kiêm nông Số hộ % Số hộ % Số hộ % Đánh giá về thủ tục vay Rườm rà 16 34.78 11 39.29 5 27.78 Đơn giản 10 21.74 7 25.00 3 16.67 Bình thường 20 43.48 11 39.29 9 50.00 Đánh giá về lãi suất cho vay Cao 23 50 15 53.57 8 44.44 Vừa 23 50 13 46.43 10 55.56 Đánh giá về thái độ cơ bản của CBTD Nhiệt tình 16 34.78 10 35.71 6 33.33 Bình thường 30 65.22 18 64.29 12 66.67 Cách trả vốn và lãi Thuận lợi 12 26.09 9 32.14 3 16.67 Bình thường 25 54.35 13 46.43 12 66.67 Chưa thuận lợi 9 19.57 6 21.43 3 16.67 Đánh giá về thời hạn vay Ngắn 25 54.35 15 53.57 10 55.56 Dài 8 17.39 5 17.86 3 16.67 Chấp nhận được 13 28.26 8 28.57 5 27.78 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ 2011) Đánh giá về lãi suất cho vay thì 50% cho là vừa và 50% cho là cao. Mức lãi suất mà NHNo áp dụng là phù hợp với quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn khá cao so với mặt bằng nông thôn. Sở dĩ thế là do các món vay nhỏ, chi phí cho các giao dịch lại lớn vì vậy NH buộc phải nâng lãi suất để trang trải cho các khoản chi phí này. Những hộ vay món tiền lớn thường quan tâm đến lãi suất, vì lãi suất cao, thời hạn vay dài thì số tiền sẽ tăng nhanh cộng với số tiền gốc ban đầu thì khoản phải trả cho NH sẽ tăng lên rất lớn. Đánh giá về cán bộ tín dụng thì 34.78% cho là nhiệt tình, 65.22% đánh giá bình thường. Việc khách hàng có trả nợ đúng hạn hay không, số lượng khách hàng có gia tăng hay không cũng có phụ thuộc một phần vào thái độ và cách thức làm việc của cán Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 55 bộ TD. Bởi họ chính là người thay mặt cho NH trực tiếp đưa vốn đến cho khách hàng và là chất “kết dính” giữa NH và khách hàng. Do đó, cán bộ TD phải thực sự có tâm huyết nhiệt tình với công việc thì sẽ giúp đỡ cho bà con sử dụng vốn có hiệu quả thiết thực hơn, đồng thời hoạt động của NH càng ngày càng có hiệu quả hơn. Đánh giá về cách trả vốn và lãi thì có 12 hộ chiếm 26.09% cho là thuận lợi, 25 hộ chiếm 54.35% cho là bình thường và 9 hộ chiếm 19.56% cho là chưa thuận lợi. Đánh giá về thời hạn vay thì có 25 hộ chiếm 54.35% cho là thời hạn vay còn ngắn và mong muốn được kéo dài thời hạn vay, 8 hộ chiếm 17.39% cho là thời hạn vay dài và 13 hộ chiếm 28.26% cho là chấp nhận được. Trên đây là một số ý kiến của các hộ vay vốn tại NH mà tôi đã thu nhận được qua thực tế, thiết nghĩ đây là những ý kiến đóng góp rất thiết thực để NH có thể nâng cao hoạt động kinh doanh cũng như vị thế và tầm quan trọng của mình trong lòng dân chúng. Đại học Kin h tế uế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 56 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN 3.1. Những giải pháp giúp hộ nông dân được vay vốn Trong những năm qua nhờ có chính sách cho vay vốn đến từng hộ nông dân của NHNo & PTNT huyện Quảng Điền mà các hộ gia đình ở xã Quảng Phước đã có vốn để đầu tư SXKD, đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể về nhiều mặt, tình hình KTXH của xã đã có nhiều sự thay đổi mới. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu về vốn để phát triển SXKD của các hộ là rất lớn, song chỉ một phần nhỏ các hộ được vay vốn vẫn còn nhiều hộ chưa được vay vốn, mức đáp ứng chưa cao. Thực trạng trên không riêng gì địa bàn xã Quảng Phước mà là thực trạng chung đang diễn ra ở nhiều nơi. Thiếu vốn sản xuất là một trong những hạn chế lớn nhất để phát triển kinh tế hộ nông dân. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận vốn vay sau đây tôi xin đề ra một số đề xuất nhỏ: * Đối với chính quyền địa phương - Các cơ quan có thẩm quyền cần tích cực đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, đặc biệt là HND hoặc xác nhận cho người dân giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định và không có tranh chấp cơ sở pháp lí để người dân có thể vay vốn. - Cần có sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể trong công tác truyền bá thông tin TD đến với người dân một cách chính xác, nhanh nhất và rộng rãi dưới nhiều hình thức khác nhau để người dân có thể nắm bắt được các thông tin TD từ phía các TCTD dễ dàng hơn. - Tranh thủ, khuyến khích các tổ chức phi chính phủ, các thương nhân có khả năng đầu tư vào các dự án TD trên địa bàn. * Đối với Ngân hàng nông nghiệp huyện Quảng Điền: - Cần phải mở rộng mạng lưới cho vay, đa dạng hóa các hình thức cho vay đến HND, nên thay đổi phương thức cho vay từng lần sang hình thức cho vay theo hạn mức TD, cải tiến đơn giản hóa thủ tục vay. Đồng thời không ngừng bám sát các Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 57 chương trình, mục tiêu kinh tế để có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa NH và chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận với nguồn vốn. - Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin NH để mở rộng giao dịch TD, cắt giảm biên chế hành chính để đầu tư cho mạng lưới cán bộ chuyên quản lí trực tiếp từng địa bàn. Đồng thời không ngừng thực hiện chính sách bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng để tạo ra mối quan hệ gần gũi hiểu biết lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay. - Áp dụng các hình thức thế chấp phù hợp, dễ chấp nhận, dễ thực hiện đối với các HNĐ trung bình khá nhưng có phương án SXKD tương đối lớn. - Để làm tăng khả năng tiếp cận các TCTD cho các đối tượng vay vốn thì NH nên đưa cán bộ TD về tận xã, như vậy sẽ rút ngắn được khoảng cách về thời gian và không gian trong việc thực hiện các thủ tục giao dịch vốn. - Khuyến khích và phát huy hơn nữa phương thức cho vay thông qua các tổ vay vốn để tạo lập được thị trường vốn đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho người dân, giúp người dân không phải đi lại nhiều mà lại thuận lợi hơn trong việc vay vốn. 3.2.Những giải pháp giúp hộ nông dân sử dụng vốn vay có hiệu quả Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một yếu tố hết sức cần thiết và quan trọng. Nếu người sử dụng vốn có phương pháp sử dụng hợp lí, có hiệu quả thì sẽ đem lại cho họ mức thu nhập cao, đời sống ổn định, vốn quay vòng nhanh nhờ đó mà hộ có thể trả nợ đúng hạn tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thuận lợi. Sau đây tôi xin nêu ra một số giải pháp: * Đối với chính quyền địa phương: - Tìm hiểu, nắm bắt thông tin thị trường để kịp thời có những định hướng, chiến lược đúng đắn trong phát triển SXKD của địa phương. Khuyến khích và ưu tiên cho những hộ gia đình có điều kiện mạnh dạn phát triển sản xuất quy mô lớn. Hỗ trợ cho những hộ gia đình khó khăn làm ăn vượt khó. - Công tác phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng - vật nuôi cần thực hiện tích cực và đồng đều hơn nữa. Khi có dịch bệnh xảy ra phải tiến hành dập dịch triệt để, không được chủ quan để dịch tái búng phát. Đồng thời hỗ trợ và giúp đỡ cho các HND khắc phục hậu quả dịch bệnh để người dân yên tâm tiếp tục sản xuất. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 58 - Kết hợp với các trung tâm khuyến nông - khuyến ngư thường xuyên mở các lớp tập huấn ngắn hạn về giống và kĩ thuật để nâng cao kiến thức sản xuất cho người dân. * Đối với Ngân hàng nông nghiệp: - Cần thiết phải có sự lồng ghép việc cho vay với những hoạt động hỗ trợ và biện pháp đi kèm như: tập huấn kĩ thuật sản xuất, kỹ năng quản lí vốn, tổ chức các buổi sinh hoạt thường niên để phổ biến và hướng dẫn công nghệ sản xuất mớiQua đó có thể giúp hộ quản lí và sử dụng vốn một cách hợp lí, có hiệu quả hơn.Tuy nhiên hiện nay những điều này vẫn chưa được thực hiện vì công tác này do xã chịu trách nhiệm nên giữa NH và chính quyền xã cần có sự phối hợp. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay, phải tiến hành cẩn trọng trong 3 giai đoạn: trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay nhằm đảm bảo cho vay đúng đối tượng, cần quan tâm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất khá giỏi có triển vọng. Ưu tiên cho vay các khoản vay lớn đối với những dự án sản xuất lớn, có nhiều hộ tham gia nhằm khuyến khích các hộ vay hợp tác đầu tư sản xuất đem lại hiệu quả cao, hạn chế được tình trạng vay vốn nhỏ lẽ, sản xuất manh mún, hiệu quả thấp. - Mở rộng các hình thức và điều kiện vay vốn phù hợp với thị trường nông thôn. Cần xác định thời hạn vay linh hoạt hơn khớp đúng với chu kì thu hoạch của cây - con. Đồng thời giải ngân vốn đúng thời vụ sản xuất của người nông dân. - Mở rộng các dịch vụ bảo hiểm cây trồng - vật nuôi cho HND phòng khi có thiên tai dịch bệnh. * Đối với hộ nông dân: - Hộ vay vốn cần phải đánh giá đúng năng lực sản xuất của mình, nhận biết được những lợi thế và hạn chế của mình để lựa chọn loại hình SXKD sao cho phù hợp. Phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh thật cụ thể vạch rõ mục đích sản xuất để từ đó có thể tính toán được các khoản chi phí cần thiết đầu tư, xác định đúng số tiền cần vay. - Phải luôn nắm bắt thông tin thị trường về giá cả, xu hướng tiêu dùng hiện nay để điều chỉnh sản xuất cho phù hợp. Đại học Kin h tế Huế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 59 - Trong quá trình sản xuất các HND cần phải ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm. Thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt, các lớp tập huấn do địa phương tổ chức để nâng cao trình độ sản xuất. - Sau một chu kì sản xuất các hộ cần hạch toán để xác định lỗ lãi và rút kinh nghiệm cho chu kì sản xuất sau, các hộ nên có thói quen tiết kiệm để nâng cao mức vốn tự có của mình. - Khi nhận thấy được vốn vay cần sử dụng vào đúng mục đích, đầu tư có trọng điểm tránh phân tán nhỏ lẽ vào nhiều mục đích khác làm cho vốn vay bị tổn thất không đem lại hiệu quả mong muốn. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 60 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Đồng vốn tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Nông thôn VN không chỉ là thị trường giàu tiềm năng phát triển kinh tế mà còn giàu tiềm năng huy động vốn ( tài nguyên lao động, đất đai..) nhưng lại luôn “khát vốn”. Nhận thức được tầm quan trọng của khu vực kinh tế nông thôn, NHNo & PTNT huyện Quảng Điền đã chủ trương tạo điều kiện mở rộng cho vay đến kinh tế HND, luôn quan tâm đến chất lượng và hiệu quả TD hộ theo nguyên tắc: “ hợp tác hiệu quả, cùng phát triển”, xem đây là một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mình. Mặc dù trong quá trình hoạt động cũng gặp không ít khó khăn nhưng NHNo huyện Quảng Điền vẫn luôn thu hút được khách hàng và được khách hàng tín nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế HND nói riêng cũng như kinh tế chung của toàn huyện, xứng đáng là “người bạn của nhà nông”. Trong quá trình thực hiện đề tài “Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các nông hộ xã Quảng Phước có vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế”, tôi rút ra một số kết luận sau: - Mặc dù nhu cầu TD rất lớn nhưng chi nhánh đã chủ động được nguồn vốn để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các HND. Hoạt động vay vốn SXKD của các hộ ngày càng được mở rộng, bước đầu đồng vốn đi vay đã đem lại hiệu quả cho nền kinh tế huyện nhà, nâng cao mức sống của người dân. - Mục đích vay vốn của HND chủ yếu là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và NTTS.Đã có nhiều hộ có xu hướng đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ với số vốn lớn. - Bên cạnh phần lớn các hộ sử dụng vốn vào đúng mục đích SXKD đem lại hiệu quả tương đối cao thì cũng có một số hộ sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khả năng trả nợ NH. Năm qua tuy thời tiết diễn biến thất thường đã gây không ít khó khăn trong quá trình sản xuất của hộ nhưng nhìn chung hầu hết các hộ vay vốn đều có ý thức trả nợ tốt, ngoại trừ một số hộ gặp rủi ro, làm ăn thua lỗ nên mất khả năng trả nợ. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 61 - Giữa các nhóm hộ có mức vay vốn BQ khác nhau, điều này phụ thuộc vào năng lực sản xuất, quy mô sản xuất và trình độ của cá nhóm hộ quyết định. - Phần lớn các hộ đều vay ngắn hạn và trung hạn.Vốn vay dài hạn còn hạn chế. Tóm lại, thông qua việc nghiên cứu tình hình vay và sử dụng vốn vay của các nông hộ trên địa bàn xã chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng TD nông thôn hiện nay. Vốn vay đóng vai trò quan trọng trong suốt đời sống KTXH của hộ nông dân, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất góp phần làm tăng thu nhập, ổn định đời sống, giải quyết khó khăn cho các hộ nông dân. 2. KIẾN NGHỊ Nhằm phát huy những thành tựu đạt được và khắc phục những hạn chế tồn tại tôi xin có một số kiến nghị sau: - Về phía Nhà nước: Cần khuyến khích, giúp đỡ việc mở rộng các hình thức tín dụng nhân dân ở nông thôn có sự quản lí của Nhà nước thông qua việc đăng kí hoạt động, chịu sự kiểm soát của tài chính tín dụng theo luật định. Mở rộng hoạt động đại lí tín dụng ở nông thôn. Nhà nước cần tổ chức ra các quỹ dự trữ mua nông, sản phẩm của nông dân với giá bảo trợ cho người sản xuất khi có biến động về thời tiết, thị trường. - Về chính quyền địa phương: Phải có trách nhiệm kết hợp với cán bộ tín dụng của NH trong công tác thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay, giúp NH xử lí nợ quá hạn khó đòi hoặc trốn nợ. Tuyên truyền động viên bà con vay vốn và hoàn trả vốn vay đúng kì hạn cho NH. Phải đảm bảo tốt vai trò là cầu nối trung gian giữa NH và HND. Đồng thời, cần quan tâm hơn nữa đến tình hình sản xuất của các hộ và giúp đỡ hỗ trợ cho các hộ trong việc sử dụng vốn sản xuất có hiệu quả. Quan tâm chỉ đạo việc phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn và nạn thiên tai, bệnh rầy nâu ở một số cây trồng để người dân yên tâm sản xuất, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao. - Về phía Ngân hàng:: Quản lý an toàn vốn huy động để khách hàng an tâm gửi tiền vào Ngân hàng. Quy định, điều chỉnh lãi suất phù hợp để cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 62 Quảng bá hình ảnh của Ngân hàng đến công chúng về những thay đổi lãi trong cách thức làm việc, hoạt động của Ngân hàng làm cho khách hàng nhìn thấy được những thay đổi tích cực của Ngân hàng từ đó khách hàng ngày càng tin tưởng và đến giao dịch với Ngân hàng nhiều hơn. Nên linh hoạt hơn trong việc xác định mức vay của các nông hộ, cần có những tính toán cụ thể để giải ngân vốn sao cho đúng thời vụ của hộ sản xuất kinh doanh của hộ. Mặt khác, NH nên đẩy mạnh công tác hướng dẫn người dân cách tiết kiệm, xây dựng các mô hình TD - tiết kiệm linh động nhằm giúp HND tăng mức tích lũy đồng thời hạn chế rủi ro trong quá trình sử dụng vốn cũng như khả năng thanh toán các món vay khi đến hạn. - Về phía HND: Cần mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp gặp rủi ro sản xuất không hoàn trả được nợ đúng hạn cần trình bày với chính quyền địa phương và NH để xin gia hạn nợ. Tích cực tham gia vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức sản xuất do địa phương tổ chức cũng như các buổi họp tổ vay vốn định kì để gắn các HND vào tập thể cùng trao đổi, giúp đỡ nhau về các kinh nghiệm sản xuất. Tóm lại, để việc vay vốn và sử dụng vốn vay của các HND có hiệu quả thì không chỉ xuất phát từ phía HND, mà đòi hỏi phải có sự quan tâm giúp đỡ từ phía chính quyền địa phương, Ngân hàng. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên thì việc mang TD đến với người dân mới thực sự có hiệu quả và là một trong những giải pháp then chốt, chìa khóa bảo đảm cho quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn Đại ọc Kin h tế Huế Chuyên đề tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Cửu Bình, Thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế các hộ gia đình nông dân huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Huế, 7/2004. [2]. Viện nghiên cứu Ngân hàng, Cẩm nang quản lý tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002. [3]. Hồ Ngọc Cẩn, Tìm hiểu thể lệ tín dụng mới, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1988. [4]. Trương Thị Mỹ Diệu, Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ dân tại xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Kinh tế Huế, KTNN K38, 2008. [5]. Ngân hàng Chính sách Xã hội, Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội, Hà Nội, 08/2003. [6]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Điều lệ NHNN & PTNT Việt Nam, Hà Nội, 10/2007. [7]. Nguyễn Thị Minh Hạnh, Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Kinh tế Huế, KTNN K39, 2009. [8]. Đặng Thị Diệu Thùy, Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng NN & PTNT huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Kinh tế Huế, KTNN K36, 2006.Đại học Ki h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4302.pdf