Đề tài “Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong
hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên” được thực hiện từ tháng
1/2010 đến tháng 6/2010 với các nội dung:
- Khảo sát thực địa nhằm xác định hiện trạng môi trường và công tác bảo tồn của
VQG Cát Tiên.
- Phát phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn nhằm xác định nhận thức, nhu cầu, động
cơ và mức đánh giá của du khách về hoạt động du lịch sinh thái VQG Cát Tiên.
- Phân tích các tác động và đề xuất các tiêu chí, biện pháp hạn chế tác động của du
khách dựa trên các biện pháp về ma trận tác động, phân tích khía cạnh các tác động.
Kết quả thu được:
- Nắm bắt được các đặc điểm khách du lịch của VQG Cát Tiên: đa dạng về loại khách,
có nhận thức cơ bản về vấn đề bảo tồn và môi trường.
- Về các tác động của du khách: có tác động mạnh đến công tác bảo tồn, phát sinh
nhiều rác thải và tác động lớn về nước thải.
- Về biện pháp quản lý tác động: đưa ra được các biện pháp quản lý về môi trường và
bảo tồn trên cơ sở các tiêu chí giới hạn cho phép đề ra và chỉ tiêu chịu tải.
- Về biện pháp phát triển du lịch sinh thái: đề xuất giải pháp quản lý tác động của du
khách đến môi trường và tài nguyên, và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại
VQG Cát Tiên tốt hơn.
MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA . i
CẢM TẠ . ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG . vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH . viii
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài . 1
1.2 Tổng quan tài liệu 2
1.3 Mục tiêu và giới hạn - phạm vi nghiên cứu . 5
1.3.1 Mục tiêu của đề tài 5
1.3.2 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 5
Chương 2. TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU . 6
2.1 Điều kiện tự nhiên của vườn quốc gia Cát Tiên 6
2.1.1 Lịch sử hình thành . 6
2.1.2 Vị trí địa lý 6
2.1.3 Diện tích tự nhiên 7
2.1.4 Địa hình 7
2.1.5 Khí hậu . 7
2.1.6 Địa chất . 7
2.2 Tài nguyên động thực vật . 8
2.2.1 Thực vật 8
2.2.2 Hệ động vật . 9
2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 10
2.3.1 Kinh tế 10
2.3.2 Xã hội . 10
2.4 Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại vươn quốc gia Cát Tiên 11
2.4.1 Kết quả hoạt động du lịch sinh thái năm 2009 . 11
2.4.2 Nguồn nhân lực . 13
2.4.3 Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật . 14
2.4.4 Hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên . 14
2.4.5 Công tác quản lý du khách 14
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Nội dung nghiên cứu 16
3.2 Phương pháp nghiên cứu . 16
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 16
3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa 17
3.2.3 Phương pháp phỏng vấn - bảng câu hỏi . 17
3.2.4 Phương pháp tính sức chịu tải (Carring capacity) 17
3.2.5 Phương pháp phân tích các khía cạnh các tác động (AIA) 18
3.2.6 Phương pháp ma trận hoạt động tác động (AIM) . 18
3.2.7 Phương pháp những thay đổi có thể chấp nhận được (LAC) 19
3.2.8 Phương pháp phân tích xử lý số liệu 19
3.2.9 Thiết kế tiến độ thực hiện đề tài . 20
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 21
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
GVHD: TS. Chế Đình Lý
iv
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
4.1 Đặc điểm khách du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên . 21
4.1.1 Loại khách 21
4.1.2 Thị trường khách . 23
4.1.3 Thời gian lưu trú – dự báo lượng khách . 24
4.2 Đánh giá các tác động của khách du lịch đến công tác bảo tồn thiên nhiên . 25
4.2.1 Xác định các tác động của hoạt động du lịch đến công tác BTTN VQG Cát Tiên 26
4.2.2 Xác định các tác động của công tác bảo tồn đến hoạt động du lịch VQG Cát Tiên . 27
4.2.3 Đánh giá tác động các hoạt động của du lịch ảnh hưởng đến công tác BTTN . 28
4.2.3.1 Hoạt động đi bộ trong rừng . 28
4.2.3.2 Hoạt động phục vụ ăn uống cho du khách . 28
4.2.3.3 Hoạt động phát tuyến tham quan 29
4.2.3.4 Hoạt động tham quan thú ban đêm 30
4.2.3.5 Hoạt động tham quan làng dân tộc 30
4.2.3.6 Tham quan trung tâm cứu hộ động vật Gấu, linh trưởng . 31
4.2.3.7 Trồng cây lưu niệm – Bộ sưu tập thực vật 32
4.3.2.8 Các tác động khác từ cộng đồng đến công tác bảo tồn 33
4.3 Phân tích các khía cạnh môi trường và tài nguyên từ các hoạt động DL của du khách 34
4.3.1 Danh mục các hoạt động – khía cạnh – tác động 34
4.3.2 Đánh giá tác động của khía cạnh môi trường trên các đối tượng bị tác động 36
4.3.2.1 Chất thải lỏng . 36
4.3.2.2 Chất thải rắn . 38
4.3.2.3 Chất thải khí . 40
4.3.2.4 Tiếng ồn . 41
4.4 Đề xuất các tiêu chí giới hạn của các tác động môi trường - tài nguyên và kế họach quan
trắc tác động, sức chịu tải . 43
4.4.1 Đề xuất các tiêu chí giới hạn của các tác động môi trường . 43
4.4.2 Kế hoạch quan trắc 44
4.4.3 Sức chịu tải . 46
4.5 Giải pháp để quản lý các tác động của du khách và phát triển hoạt động DLST 47
4.5.1 Giải pháp để quản lý và hạn chế các tác động của du khách . 47
4.5.1.1 Chất thải rắn . 47
4.5.1.2 Chất thải lỏng . 48
4.5.1.3 Chất thải khí . 49
4.5.1.4 Tiếng ồn . 49
4.5.1.5 Biện pháp quản lý tác động đến động thực vật 49
4.5.1.6 Biện pháp quản lý năng lượng 50
4.5.2 Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên 50
4.5.2.1 Thu hút cộng đồng địa phương tham gia phát triển DLST VQG Cát Tiên . 50
4.5.2.2 Hoạt động hướng dẫn trước cho khách tham quan 52
4.5.2.3 Cơ sở hạ tầng . 52
4.5.2.4 Nguồn nhân lực 53
4.5.2.5 Sản phẩm du lịch 54
4.5.2.6 Quảng bá 56
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 57
5.1 Kết luận . 57
5.2 Kiến nghị . 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 59
PHỤ LỤC . 60
87 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3852 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan sát, phỏng vấn 1 tháng/lần
Phó giám đốc trung tâm du
lịch sinh thái
Tiêu thụ nước Định lượng 1 tháng/lần Tổ điện, nước
Bảo trì cơ sở hạ tầng Quan sát 1 tháng/lần Tổ điện nước, xuồng phà
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
46GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
4.4.3 Sức chịu tải
Hiện tại VQG Cát Tiên chưa thực hiện đúng nguyên tắc liên quan đến sức chịu
tải mặc dù Vườn đã đề cập đến vấn đề này trong “Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái
từ năm 2003 – 2008”. Đây một trong những biện pháp hạn chế tác động của du khách
hiệu quả do đó VQG Cát Tiên nên thực hiện đúng nguyên tắc sức chịu tải đã đề ra:
- Tại nhà khách: 80- 100 người.
- Khu cắm trại: 20 người.
- Khu Bến Cự: 20 người.
- Khu Đảo Tiên: 20 người.
- Tại Bàu Sấu: 5 – 7 người.
- Khu văn phòng Cát Lộc: 10- 15 người.
- Bù Sa – Đồng Nai Thượng: 5 – 7.
- Đăk Lua: 5 – 7 người.
- Số lượng khách đi tập thể tham quan trong ngày với số lượng hạn chế 50
người/đoàn.
- Số lượng khách tối đa vào tham quan trong ngày là 200 người.
Đề xuất sức chứa kiến nghị thêm một số tuyến điểm tham quan:
Tại nhà hàng:
+ Sức chứa thường xuyên: CPI = 200/3 = 67 (người).
+ Sức chứa hàng ngày: CPD = (200/3) x 3 = 200 (người/ngày).
Tuyến Bằng Lăng:
+ Tiêu chuẩn 10 người/km (theo phụ lục IX quyết định 02/2003 do Bộ Tài nguyên
Môi trường ban hành).
+ Chiều dài tuyến: 3 km.
+ Sức chứa: 30 người.
+ Hệ số luân chuyển: 9/3 = 3 (thời gian cho khách tham quan 9h, thời gian cho 1
lần tham quan 3h).
+ Tổng lượng khách tham quan 1 ngày: KMN = 30 x 3 = 90 (người/ngày).
Trung tâm cứu hộ gấu:
+ CPI = 500/100 = 5 người (AR = 500 m2, A = 100 m2/người lấy theo tiêu chuẩn
vui chơi giải trí của du lịch nghỉ dưởng theo theo phụ lục IX quyết định 02/2003
do Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành).
+ Hệ số luân chuyển: 9/0.5 = 18
+ Tổng lượng khách tham quan 1 ngày: KMN = 5 x18 = 90 (người/ngày).
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
47GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
Xem thú đêm:
+ Sức chứa: 20 người.
+ Hệ số luân chuyển: 3/1.5 = 2.
+ Tổng lượng khách tham quan một đêm: KMN = 20 x 2 = 40 (người/đêm).
4.5 Giải pháp để quản lý các tác động của du khách và phát triển hoạt động du
lịch sinh thái
4.5.1 Giải pháp để quản lý và hạn chế các tác động của du khách
Bên cạnh việc thực hiện các tiêu chí hạn chế có thể chấp nhận của các tác động
và thực hiện công tác quan trắc đã được trình bày thì VQG Cát Tiên cần thực hiện
thêm các biện pháp:
4.5.1.1 Chất thải rắn
Rác thải đang gây ra nhiều khó khăn và tác động lớn nhất đến cảnh quan, môi
trường tại VQG Cát Tiên. Do đó, rác thải phải được thực hiện theo nguyên tắc 3R
(reduce, reuse, recycle).
Giảm thiểu (reduce)
Giám sát thường xuyên lượng rác được thải ra trong nhà nghỉ, điểm tham quan và
điều chỉnh lượng sản phẩm mua vào cũng như phục vụ trong nhà hàng. Cách này sẽ
giảm được lượng rác thải.
- Bán các chai nước suối có thể tích lớn thay vì những chai nhỏ.
- Hạn chế sử dụng giấy tại các văn phòng, chỉ sử dụng giấy khi cần thiết.
- Đựng các gia vị, đường... trong bình đựng có thể sử dụng nhiều lần tại các nhà
hàng.
Tái sử dụng (reuse)
- Thay thế các sản phẩm chỉ sử dụng một lần bằng các loại có thể tái sử dụng được
như các loại pin sạc, các bình chứa xà phòng và dầu gội đầu có thể đổ đầy lại và
dùng các túi đựng đồ giặt bằng vải.
- Tại các nhà hàng nên bán các loại nước uống đựng bằng các ly, cốc có thể sử
dụng lại nhiều lần thay vì bán các loại nước uống bằng chai nhựa, lon.
- Mua hàng từ người bán buôn để hạn chế rác thải.
- Dùng khăn lau tay tại các nhà hàng thay cho giấy để có thể tái sử dụng được,
đảm bảo các đồ vật có thể phân hủy trong tự nhiên.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
48GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
Tái chế (recycle)
- Cung cấp thêm các thùng chứa chất thải có thể tái chế tại những phòng khách,
điểm tham quan và các thùng đựng rác hữu cơ có thể phân huỷ ở các khu vực bếp
núc.
- Tổ chức thu gom các sản phẩm có thể tái chế bán cho các cơ sở mua phế liệu.
- Xây dựng hầm ủ phân compost để xử lý rác thải hữu cơ (rau quả, thực phẩm
thừa, rác). Dùng phân này để bón cho các thửa rau của các nhân viên, kiểm lâm
sống tại Vườn.
Thực hiện công tác tuyên truyền cho du khách lúc hướng dẫn tham quan, bằng
các băng rôn tuyên truyền. Đề nghị du khách mang rác về nhà hay để đúng nơi quy
định. Dán thông báo trong các phòng nghỉ đề nghị khách giảm lượng rác, nhắc nhở họ
không đổ rác ở các đường mòn và khu vực xung quanh. Rác thải vô cơ nên chôn lấp
thay vì đổ vào hố và đốt.
4.5.1.2 Chất thải lỏng
Để hạn chế khai thác nguồn nước ngầm quá mức, gây ô nhiễm nước, đất và tránh
sự lãng phí từ việc sử dụng nước, VQG Cát Tiên cần thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng hệ thống chảy nước tự động tại các khu vệ sinh công cộng. Tiết kiệm
nước khi thực hiện vệ sinh các trang thiết bị, máy móc, nhà vệ sinh.
- Dán thông báo tiết kiệm nước tại mỗi phòng nghỉ,chỉ giặt thay khăn tắm và khăn
trải giường khi cần thiết.
- Phải thường xuyên kiểm tra hệ thống dẫn nước để tránh rò rỉ lãng phí nước, sửa
chữa ngay nếu đường ống bị hư hỏng.
- Trồng các loài cây bản địa tại các khu vực nhà nghỉ, khu vực tạo cảnh quan cần ít
nước.
- Chất lượng nước mưa tại VQG Cát Tiên khá sạch, cần có hệ thống thu nước mưa
tại các mái nhà nghỉ và dẫn vào bểchứa trong mùa mưa. Phải có biện pháp diệt
muỗi và các loại vi khuẩn trong bể chứa(theo IUCN).
- Hiện tại VQG Cát Tiên chưa có hệ thống xử lý nước thải. Vườn nên xây dựng hệ
thống xử lý nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật. Nước thải sau xử lý
có thể sử dụng để tưới cây, chất bùn hữu cơ có thể dùng làm phân bón.
- Xây dựng bể tự hoại 3 ngăn cho các nhà vệ sinh.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
49GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
4.5.1.3 Chất thải khí
- Tận dụng ánh sáng ban ngày hạn chế sử dụng đèn điện.
- Mở cửa sổ, cửa ra vào làm cho phòng nghỉ, nhà hàng, văn phòng thoáng mát, sử
dụng các thiết bị chống nóng, hay lợp các mái nhà nghỉ bằng lá, hạn chế sử dụng
quạt, máy lạnh.
- Chạy chậm tại các tuyến đường đất nhằm hạn chế bụi.
- Thường xuyên bảo trì các phương tiện giao thông.
- Tại các tuyến tham quan gần nên sử dụng các phương tiện chạy bằng điện thay vì
bằng xăng, dầu diezel.
- Thực hiện ghép các tour tham quan, tổ chức vận chuyển 1 lần thay vì phải đi
nhiều đợt đối với các tuyến xem thú đêm, Bàu Sấu... Vì các tuyến này thường đi
vào các thời điểm như nhau.
4.5.1.4 Tiếng ồn
- Chạy xe chậm khi vận chuyển khách tham quan.
- Không được bóp còi khi chạy trong các tuyến trong vườn.
- Nhắc nhở khách giữ im lặng khi đi bộ trong rừng, tại các điểm tham quan.
- Không sử dụng dàn nhạc khi sinh hoạt lửa trại.
- Không cho du khách mang rượu, bia trong khu vực tham quan.
- Khuyến khích du khách sử dụng xe đạp thay vì xe pick up (thực hiện bằng
phương thức giá cả dịch vụ).
4.5.1.5 Biện pháp quản lý tác động đến động thực vật
Nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn, nâng cao nhận thức và hạn chế tác động
củakhách du lịch. Trung tâm du lịch sinh thái VQG Cát Tiên cần thực hiện đúng nội
quy và yêu cầu đối với khách tham quan (xem phụ lục VI ).
Để các biện pháp được thực hiện tốt thì hướng dẫn viên cần phổ biến các nội quy
khi tham quan và cóchế tài về mức phạt đối với trường hợp vi phạm của khách. Song
song đó Vườn cần quán triệt các biện pháp:
- Tại các điểm tham quan cần có người giám sát vào những tháng cao điểm.
- VQG Cát Tiên nên cấm đánh bắt cá tại Bàu Sấu phục vụ khách.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
50GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
- Tại các nhà hàng nên cắt giữ thực phẩm trong các tủ và không được vứt bỏ thực
phẩm ra xung quanh để tránh các loài khỉ vàng vào nhà hàng lấy trộm thức ăn,
hạn chế thay đổi tập tính kiếm ăn của chúng.
- Không mua hay phục vụ thức ăn là thịt các loại động vật hoang dã đang bị đe
dọa. Trích một phần doanh thu từ du lịch đầu tư cho công tác bảo tồn.
4.5.1.6 Biện pháp quản lý năng lượng
- Sử dụng năng lượng mặt trời cho các thiết bị tiêu thụ điện.
- Sử dụng bóng đèn compact. Hạnc hế sử dụng đèn huỳnh quang.
- Niêm yết những điều du khách nên làm để tiết kiệm điện tại mỗi phòng trong nhà
nghỉ, trong đó đề nghị người sử dụng tắt điện của các thiết bị và kéo rèm khi ra
khỏi phòng.
- Duy trì và gìn giữ các thiết bị, tắt chúng đi khi không sử dụng.
- Tiết kiệm điện thắpsáng mỗi buổi tối.
- Khuyến khích các nhân viên có ý thức tiết kiệm điện.
- Thực hiện bảo dưỡng các thiết bị 3 tháng một lần để kiểm tra sự tiêu thụ điện và
thông báo cho nhân viên biết điều đó.
- Sử dụng các thiết bị tách rời trong nhà nghỉ.
4.5.2 Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
4.5.2.1 Thu hút cộng đồng địa phương tham gia phát triển DLSTVQG Cát Tiên
Cộng đồng địa phương là yếu tố quan trọng không thể tách rời trong hoạt động
du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên. Để thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương
và cải thiện đời sống, VQG Cát Tiên cần thực hiện các biện pháp:
- Thu mua các nông sản từ người dân lân cận để phục vụ trong các nhà hàng.
- Thu mua các sản phẩm dệt thổ cẩm, rượu cần để làm quà lưu niệm bán tại trụ sở
VQG Cát Tiên.
- Thuê các nhân viên phục vụ nhà hàng, bán hàng lưu niệm và nhân viên lao công
từ cộng đồng đặc biệt là dân tộc thiểu số Tà Lài tại khu vực Nam Cát Tiên.
- Xây dựng một số cửa hàng bán quà lưu niệm tại làng dân tộc tại xã Tà Lài.
- Liên kết với một số chủ vườn cây ăn trái tại địa phương để dẫn khách tham quan.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
51GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
- Thu hút vốn từ cộng đồng trong việc xây dựng nhà nghỉ sinh thái và chia lợi
nhuận cho cho người dân, tránh sự “rò rỉ” về lợi nhuận. Chăm lo cải thiện đời
sống cộng đồng từ các nguồn doanh thu của hoạt động DLST.
- Ký hợp đồng với các người dân có khả năng múa hát, biểu diễn nghệ thuật, sử
dụng các nhạc cụ dân tộc truyền thống. Họ có thể làm việc theo phương thức“bán
thời gian” hay “cộng tác viên” với Vườn vì các loại hình này thường được biểu
diễn vào ban đêm, không mang tính chất thường xuyên.
- Khảo sát trong cộng đồng địa phương để tìm ra loại nhà đủ điều kiện có thể sử
dụng cho loại hình du lịch “homestay”, kết hợp với chủ nhà trong việc cho khách
thuê vào những mùa cao điểm, khi nhà nghỉ của VQG Cát Tiên không đáp ứng
đủ nhu cầu và vào những mùa lễ hội.
- Đào tạo cho một số người dân tộc Stiêng , Châu Mạ biết kỹ năng hướng dẫn,
giao tiếp khách để tuyến tham quan làng dân tộc Tà Làicó người hướng dẫnđịa
phương có thể truyền đạt các giá trị văn hóa bản địa của chính mình. Đặc biệt là
nâng cao và khôi phục các loại hình nghệ thuật truyền thống: múa cồng chiêng,
tổ chức các lễ hội “đâm trâu, cúng thần rừng”...
Để đảm bảo hiệu quả sự tham gia của cộng đồng cần có chương trình giám sát
hàng năm hiệu quả nhằm đánh giá và rà soát lại kết quả đạt được. Việc giám sát cần
thực hiện theo quy trình sau:
Nguồn: SNV Việt Nam và Đại học Tổng hợp Hawaii, 2005.
Bước 6
Lập kế hoạch
đối phó
Bước 7
Thông tin liên
lạc về kết quả
Bước 5
Đánh giá kết
quả
Bước 4
Thu thập số
liệu
Bước 3
Xây dựng
tiêu chí
Bước 2
Xác định các
vấn đề chính
Bước 1
Lập kế hoạch
giám sát
Bước 8
Kiểm tra và
điều chỉnh
Chu trình
giám sát
Hình 4.10: Các bước xây dựng chương trình giám sát
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
52GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
4.5.2.2 Hoạt động hướng dẫn trước cho khách tham quan
Hoạt động hướng dẫn trước cho du khách tại VQG Cát Tiên còn rất hạn chế, chỉ
có những du khách vào trung tâm du lịch sinh thái mới được hướng dẫn và cũng không
được rõ ràng. Công tác tuyên truyền và cung cấp thông tin cho khách trước còn hạn
hẹp. Chính vì vậy cần phải nâng cao hoạt động này và phải diễn ra thường xuyên. Hoạt
động này có thể thực hiện tại trung tâm du lịch sinh thái. Biện pháp:
- Sử dụng máy chiếu, hình ảnh, bài thuyết trình (khách có số lượng lớn).
- Sử dụng sách, tập quảng cáo.
- Xây dựng trạm hướng dẫn ngay tại đầu cổng trụ sở Vườn để phổ biến thông tin
và hướng dẫn, tư vấn chọn tuyến, điểm tham quan.
Nội dung cần phổ biến:
- Thông tin về các tuyến tham quan với hệ sinh thái điển hình và giá trị văn hóa
địa phương của VQG Cát Tiên .
- Cung cấp thông tin đồ dùng cá nhân, cần trang thiết bị, quần áo, thực phẩm
mang theo khi vào rừng, bao gồm cả thuốc.
- Cung cấp những quy định của VQG Cát Tiên và yêu cầu đối với khách tham
quan.
- Giá cả về dịch vụ, thời gian thực hiện chương trình tour.
Đồng thời cần kết hợp với công tác diễn giải khi hướng dẫn khách tham quan,
tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn đối với du khách. Nội dung diễn giải cần có sự đầu tư
nghiên cứu, mang tính khoa học và tùy từng loại khác mà có cách diễn giải thích hợp.
4.5.2.3 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng VQG Cát Tiên cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của du khách.
Tuy nhiên, cần đầu tư thêm một số cơ sở hạ tầng để phục vụ du khách tốt hơn, như:
- Mở rộng hệ thống mạng không dây (Wifi) tại các khu vực nhà hàng để du
khách có thể sử dụng máy vi tính sách tay của mình và thông báo cho du khách
biết tại đây có hệ thống mạng này.
- Trang bị thêm các một số máy vi tính bàn tại Trung tâm du lịch để du khách có
thể cập nhật thông tin và liên lạc với người thân.
- Xây dựng thêm các nhà vệ sinh công cộng và có biển báo hướng dẫn đến khu
vực này. Hiện tại Vườn chưa có nhà vệ sinh công cộng dành riêng cho khách,
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
53GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
đang sử dụng khu vực vệ sinh công cộng của công nhân viên chức. Theo khảo
sát và điều tra thì vấn đề vệ sinh môi trường tại nhiều khu vệ sinh công cộng rất
dơ bẩn không sử dụng được. Nếu so sánh các khu du lịch lân cận (khu du lịch
Madagui) thì hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại những nơi này rất sạch, xây
dựng và thiết kế rất hợp sinh cảnh xung quanh hơn VQG Cát Tiên.
- Thường xuyên bảo dưỡng các trang thiết bị như: lều, phương tiện vận chuyển,
các trong thiết bị dùng trong các nhà nghỉ...đặc biệt là xe đạp. Hiện tại xe đạp
của Vườn là 16 chiếc nhưng 60% đã hư hỏng cần được sửa chữa.
Theo khảo sát thì 51% du khách thích các nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn với đầy đủ
trang thiết bị và 27% là nhà nghỉ đơn giản chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống,
21% là nhà nghỉ sang trọng trang bị hiện đại. Do vậy VQG Cát Tiên không cần phải
đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại thay vào đó là sử dụng các trang thiết bị thân
thiện môi trường, sử dụng nguyên vật liệu, kiểu cách xây dựng của địa phương...tạo sự
gần gũi với thiên nhiên.
Các đường mòn không cần thiết nên bỏ, các đường mòn cần có tên tuyến cụ thể
để du khách lựa chọn và đi lại dễ dàng hơn. Bố trí các bản chỉ dẫn đường tại mỗi tuyến
tham quan.
Bản đồ hướng dẫn cho khách tham quan của VQG Cát Tiên hiện tại còn quá
chung chung chưa chi tiết, rất khó có thể sử dụng nó khi tham quan cho nên Vườn cần
xây dựng lại bản đồ dành cho du khách chi tiết hơn, rõ ràng hơn
4.5.2.4 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái VQG Cát Tiên hiện còn rất yếu (90%
dưới đại học), các kiến thức về động thực vật và kỹ năng ngoại ngữ còn rất yếu. Theo
đánh giá của du khách thì năng lực của tiếp tân và hướng dẫn chỉ tạm được (xem phụ
lục X). Do vậy cần thực hiện các biện pháp sau nhằm nâng cao hơn nữa nguồn nhân
lực:
- Tuyển thêm nhân viên có chuyên môn về lĩnh vực sinh thái và kỹ năng ngoại
ngữ.
- Tăng cường thêm các lớp bồi dưỡng kỹ năng nhận dạng động thực vật.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
54GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
Cần phối hợp giữa các bên liên quan trong việc đào tạo và nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của công nhân viên như: hiệp hội du lịch, các tổ chức phi chính
phủ, các công ty lữ hành...
Hướng dẫn viên cần phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ của khách, phải nói
thành thạo, hơn nữa phải biết đọc và viết chữ la tinh. Cần phải có tính cách nhã nhặn,
kiên trì để trình bày, giải thích nhưng kiên quyết với khách có hành vi gây hại sinh thái
môi trường.
4.5.2.5 Sản phẩm du lịch
Điểm tham quan
Hiện tại điểm hấp dẫn du khách đến VQG Cát Tiên nhất là cảnh quan thiên.
Cảnh quan tại đây rất đẹp với nhiều hệ sinh thái, động thực vật phong phú đa dạng.
VQG Cát Tiên nên mở thêm các loại hình du lịch mới như:
- Du lịch cộng đồng
- Du lịch leo núi
- Du lịch miệt vườn (kết hợp với các chủ vườn)
Cần xây dựng loại hình cắm trại kết hợp các hình thức như: đốt lửa trại kết hợp
với ẩm thực. Đây cũng chính là sở thích cắm trại của nhiều du khách đến với VQG Cát
Tiên (38% thích đốt lửa trại, 22% thích nấu ăn, còn lại là hình thức khác).
Cần có sự kết hợp với các điểm du lịch lân cận: khu du lịch Madagui, khu tồn
thiên nhiên Vĩnh Cửu, làng Bưởi tại Vĩnh Cửu, khu di tích đá ba chồng Định Quán,
khu du lịch suối mơ (Tân Phú), khu du lịch thác Mai (Định Quán), thác Ba Giọt (Định
Quán)...để liên kết tạo ra các tour du lịch hấp dẫn.
Nhược điểm lớn nhất của VQG Cát Tiên là chưa có bộ sưu tập với các tiêu bản,
tranh ảnh động thực vật hiện hữu trong Vườn cho du khách tham quan, học tập, nghiên
cứu như nhiều vườn quốc gia khác trong nước: KBTTN Bình Châu – Phước Bửu,
VQG Núi Chúa, VQG Côn Đảo...Do vậy Vườn cần có phòng trưng bày các tiêu bản,
mẫu vật về động thực vật của Vườn phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu.
Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ và giá cả dịch vụ du lịch của VQG Cát Tiên được du khách
đánh giá không cao vì trong một số hoạt động dịch vụ còn rất yếu, chưa thỏa mãn
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
55GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
được nhu cầu mong muốn của khách như chương trình tour đã đưa ra. Do vậy Vườn
cần nâng cao hơn nữa về chất lượng của mình, cần thực hiện một số biện pháp:
- Giải thích cho khách rõ những gì sẽ làm được, thấy được trong chương trình
tour của mình nhằm hạn chế sự thất vọng của khách.
- Thái độ phục vụ phải nhiệt tình, cởi mở với khách.
- Cần điều chỉnh lại giá cả tham quan giữa du khách nước ngoài và khách Việt
Nam. Vì giữa họ có sự chênh lệch quá lớn, gây bức xúc cho nhiều du khách
nước ngoài. Như:
+ Giá tham quan Đảo Tiên 100.000 VNĐ/khách đối với khách quốc tế thay vì
150.000 VNĐ/khách.
+ Giá thuê xe đạp cần giảm bớt để khuyến khích du khách sử dụng các phương
tiện thân thiện môi trường: 10.000 VNĐ/h/chiếc.
+ Tuyến tham quan làng Tà Lài cần giảm giá phương tiện vận chuyển nhằm thu
hút sự khách tham gia tour này nhiều hơn 500.000 VNĐ/lượt.
+ Nâng giá vận chuyển xe pickup tuyến Cây Si, Bàu Sấu.
- Cần treo bảng giá dịch vụ cho du khách tham khảo và tỷ giá đổi ngoại tệ để hạn
chế tình trạng “chém khách”.
- Tại các nhà hàng cần có thực đơn và phải có giá cả cho từng loại. Các nhà hàng
hiện tại chưa có bảng giá cho từng món ăn, giá cả còn cao mà chất lượng thì
thấp. Tại các nhà hàng nên bán các món ăn địa phương và cần bày bán các loại
nước ép, sinh tố từ các loại rau quả trái cây thay vì nước giải khát đóng chai.
Quà lưu niệm
Phần lớn du khách sau khi tham quan VQG Cát Tiên không thích mua quà lưu
niệm chiếm 54%. Bởi vì các sản phẩm lưu niệm tại VQG Cát Tiên còn quá đơn điệu
chỉ bán áo và nón. Sản phẩm quà lưu niệm này chưa thật sự hấp dẫn du khách chính vì
thế VQG Cát Tiên cần thêm một số sản phẩm từ địa phương và gắn liền với bảo tồn:
+ Các loại sản phẩm dệt thổ cẩm, đan lát từ tre nứa, cây lục bình.
+ Trái cây của vùng: bưởi, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, xoài, mãng cầu (na)...
+ Rượu cần, rượu bưởi, sách về động thực vật.
+ Một số sản phẩm như: hình ảnh loài động thực vật quý hiếm của Vườn, móc
khóa làm từ các loại gỗ được khắc với hình dáng một số động vật.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
56GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
4.5.2.6 Quảng bá
Trong thời gian qua, VQG Cát Tiên được đông đảo khách nội địa cũng như
quốc tế biết đến với tổng lượng khách hàng năm khoảng 15 ngàn lượt. Song, con số
này rõ là quá ít so với nhiều VQG khác (Phong Nha Kẻ Bàng, Phú Quốc, Cát Bà...),
chưa tương xứng với tiềm năng của Vườn. Để được du khách biết đến, nắm rõ thông
tin và đến với Vườn thì việc quảng bá hình ảnh là cần thiết.
Qua khảo sát, du khách đến Vườn nhờ sự giới thiệu của gia đình và bạn bè,
internet là chính. Phần lớn du khách sẽ giới thiệu với người thân về du lịch sinh thái
VQG Cát Tiên và họ không hối tiếc khi chọn du lịch tại Vườn (xem phụ lục X). Do
vậy, Vườn cần hướng vào thị trường mục tiêu và có chính sách chiêu thị cổ động phù
hợp.Hiện tại VQG Cát Tiên đang thực hiện một số biện pháp marketing khá tốt:
- In danh thiếp và tờ rơi giới thiệu về các tuyến du lịch.
- Có nhiều dự án đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước: Quỹ quốc tế về bảo
vệ thiên nhiên (WWF), Tổ chức Bảo vệ động vật nguy cấp (WAR).
- Phương tiện truyền thông từ các chương trình truyền hình trong nước như:
HTV, BTV, VTV, Đồng Nai, ...và một số hãng truyền hình từ nước ngoài
(Anh, Đức) làm các cuộc phóng sự về Vườn. Hiện nay trên các trang báo, tạp
chí đều có truyền tải thông tin về hoạt động DLST tại vườn quốc gia Cát Tiên.
- Trong một số sách vở, các chương trình tour của các công ty du lịch trong nước
cũng đăng tải các thông tin về DLST tại đây.
VQG Cát Tiên cần thực hiện thêm một số biện pháp:
- Thiết kế webiste cung cấp đầy đủ các thông tin tuyến điểm, giá cả dịch vụ, các
đặc điểm tài nguyên văn hóa... của VQG Cát Tiên với ngôn ngữ Việt, Anh.
- Tiếp tục dựa vào phương tiện truyền thông qua việc cho phép các nhà làm phim
quốc tế, các tổ chức phi chính phủ thực hiện các dự án về VQG Cát Tiên.Đăng
tải các thông tin về hoạt động du lịch sinh thái trên các trang web, báo, tạp chí
trong và ngoài nước.
- Xuất bản một số tập quảng cáo nhỏ đăng tải các thông tin về độ đa dạng sinh
học, các điểm tham quan hấp dẫn, giá cá dịch vụ, cách thức đến và đi, địa chỉ
liên hệ...tặng miễn phí cho du khách sau khi tham quan và sử dụng dịch vụ tại
Vườn.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
57GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
VQG Cát Tiên là một trong các khu dự trữ sinh quyển của nước ta, để tạo nguồn
kinh phí cho công tác bảo tồn, nâng cao đời sống cộng đồng nơi đây đã tổ chức hoạt
động du lịch sinh thái, hoạt động du lịch này đã phát sinh các tác động của du khách
đến công tác bảo tồn, môi trường và tài nguyên. Việc đánh giá, quản lý các tác động
của du khách là một vấn đề cần thiết cho việc phát triển du lịch sinh thái bền vững tại
VQG Cát Tiên.
Luận văn với mục tiêu tìm hiểu hiện trạng, đánh giá các tác động của du khách
đến VQG Cát Tiên và đề xuất các giới hạn các tác động có thể chấp nhận được, các
giải pháp quản lý các tác động và giải pháp phát triển du lịch sinh thái hiện hữu tại đây
theo hướng bền vững.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể tóm tắt như sau:
1. Đã khảo sát được hiện trạng tài nguyên, giá trị văn hóa, tình hình hoạt động
DLST của VQG Cát Tiên, qua đó cho thấy Vườn có hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan
hấp dẫn với nhiều động thực vật phong phú cùng với bề dày của giá trị văn hóa lịch sử,
nghề thủ công truyền thống của địa phương là tiềm năng cho việc kết hợp du lịch sinh
thái với du lịch cộng đồng.
2. Khảo sát, tìm hiểu được đặc điểm khách du lịch của VQG Cát Tiên, trong đó có
sự đa dạng về loại khách, khách du lịch sinh thái thực thụ vẫn còn thấp nhưng đang có
chiều hướng gia tăng.
3. Đã đánh giá tác động của du khách đến công tác bảo tồn tại VQG Cát Tiên
trong đó tác động lớn nhất là hệ thực vật.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
58GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
4. Đã phân tích và đánh giá các khía cạnh tác động môi trường và tài nguyên từ
hoạt động du lịch đến VQG Cát Tiên qua đó phản ảnh được khía cạnh môi trường cần
quan tâm.
5. Đã đưa ra các tiêu chí giới hạn của các tác động môi trường, tài nguyên và kế
hoạch quan trắc tác động. Đây là cơ sở cho việc hạn chế các tác động của du khách và
giám sát các biến đổi từ hoạt động DLST.
6. Đã đề xuất các giải pháp quản lý tác động từ các hoạt động du lịch của du
khách. Việc quản lý và xử lý rác thải, nước thải là một trong các giải pháp cấp bách
hàng đầu của hoạt động du lịch sinh thái của VQG Cát Tiên.
7. Đã đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên ngày
càng tốt hơn với các giải pháp về công tác hướng dẫn, cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch
và quảng bá. Đặc biệt là giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.
5.2 Kiến nghị
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả quản lý các tác động từ du lịch đến môi
trường và công tác bảo tồn ở VQG Cát Tiên còn nhiều yếu kém. Vì vậy, VQG Cát
Tiên cần thực hiện các tiêu chí, giới hạn cũng như các biện pháp quản lý tác động của
du khách và biện pháp phát triển du lịch tại VQG Cát Tiên đã được trình bày trong
luận văn. Đồng thời, Vườn cần nghiên cứu và lập kế hoạch phát triển du lịch sinh thái
kết hợp du lịch cộng đồng góp phần nâng cao đời sống người dân.
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
59GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chế Đình Lý, 2009. Phân tích hệ thống môi trường. Nhà xuất bản đại học Quốc
Gia TP. HCM, trang 304.
2. Douglas H., Walter J. và Steve M., 2005. Bộ công cụ quản lý và giám sát cộng
đồng. Đại học tổng hợp Hawaii và SNV Việt Nam, 87 trang.
3. Kiểm Lâm VQG Cát Tiên, 2010. Văn kiện hội nghị đại biểu cán bộ, viên chức vườn
quốc gia Cát Tiên.
4. Lê Huy Bá, 2007. Du lịch sinh thái. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia TP. HCM,
548 trang.
5. Lê Trình, 2000. Đánh giá tác động môi trường phương pháp và ứng dụng.
NXB khoa học và kỹ thuật, HCM, 247 trang.
6. Hiệp hội du lịch sinh thái, 2000. Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản
lý . Xuất bản lần thứ nhất, Cục môi trường, Kreg L., Megan E. và David E.
7. Ngô An, 2009. Giáo trình du lịch sinh thái. ĐH Nông Lâm TP. HCM (Lưu
hành nội bộ)
8. Trần Văn Thông, 2003. Quy hoạch du lịch những vấn đề lý luận và thực tiễn.
ĐH Dân Lập Văn Lang (Lưu hành nội bộ).
9. Trần Văn Thông. Tổng quan du lịch. Khóa du lịch, ĐH Dân Lập Văn Lan (Lưu
hành nội bộ).
10. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, 2008. Hướng dẫn quản lý các khu bảo tồn.
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Yến, Hà
Nội, 120 trang.
11. VQG Cát Tiên, 2003. Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Cát Tiên
2003 – 2008.
12. Bộ tài nguyên và môi trường. Quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 7
năm 2003 V/v ban hành kèm theo quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch .
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
60GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I: BẢN ĐỒ VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
61GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
PHỤ LỤC II: BẢN ĐỒ PHÂN BỐ KHU VỰC VQG CÁT TIÊN
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
62GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
Nhà dài dân tộc Mạ, S’tiêng
Nhà văn hóa Tà Lài
Dệt thổ cẩm
Điệu múa dân tộc Người Mạ
Bộ ngẫu tượng Linga – Yoni lớn nhất
khu vực Đông Nam Á
PHỤ LỤC III: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG
ĐỊA PHƯƠNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
63GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
PHỤ LỤC IV: NGUỒN NHÂN LỰC VQG CÁT TIÊN
STT Chưc danh Số người Mô tả công việc
Ban lảnh đạo
01 Giám đốc 01 Điều hành chung
02 P. giám đốc 01 Phụ trách mại vụ
Bộ phận tiền sảnh
03 Tiếp tân 04
Nhận đang ký đặt giữ chỗ
Bố trí phòng
Cung cấp thông tin
Dịch vụ bưu chính viễn thông
Bán hàng lưu niệm
Thủ thư
04 Hướng dẫn 08
Hướng dẫn khách tham quan
Thuyết minh phòng triễn lãm
05 Vận chuyển 09 Đưa đón khách tham quan
06 Hành chính tổng hợp 01
Kế toán
Văn thư
Thủ quỹ
Thống kê, phân tích
07 Phục vụ phòng 02
Quản lý trang thiết bị và vật dụng
phòng
08 Sửa chữa bảo trì 02
Hệ thống điện nước trang thiết bị
Máy móc
09 Nhà hàng Khoán Phục vụ ăn uống
10 Dịch vụ giải trí Khoán
11 Tạp dịch 02 Chăm sóc cây vệ sinh khuôn viên
Tổng cộng 30
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
64GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
PHỤ LỤC V: MỘT SỐ CƠ SỞ HẠ TẦNG VQG CÁT TIÊN
Loại Số lượng Sức chứa
Nhà nghỉ (5 nhà lá)
Trung tâm 50 (3 nhà lá) 150
Bến Cự 7 14
Bàu Sấu 5 (2 nhà lá) 11
Hội trường 1 100
Lều trại
Lều nhỏ 6 12
Lều trung 4 12
Lều lớn 4 60
Phương tiện vận chuyển
Pick up 4 40
Izuzu 1 36
Phà 1 80
Xuồng 1 10
Cano 2 20
Xe đạp 16 16
Tác ráng 1 8
Nhà hàng 2 200
Thể thao
Sân bóng chuyền 3 30
Hồ bơi 1 20
Nhà thể thao 1 30
Thông tin liên lạc
Hệ thống mạng không dây 1 địa điểm tại trung tâm du lịch sinh thái
Máy vi tính để bàn 1 1
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
65GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
PHỤ LỤC VI: QUY ĐỊNH VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI KHÁCH THAM QUAN
Quy định vườn quốc gia Cát Tiên (Cat Tien national park rules)
− Thu thập, hái lượm những vật từ
rừng, sông hồ, đầm lầy
− Săn bắn và câu cá
− Viết lên cây, lên đá hoặc đồ dùng
− Xả rác
− Sử dụng loa phóng thanh
− Ăn thịt thú rừng
− Nhóm lửa
− Lái xe quá 40 km/h
− Bấm còi khi lái xe trong vườn
− Mở nhạc quá to
− Gather specimens from the forest,
river, lackes or swamps
− Hunt and fish
− Write on trees, rocks or furniture
− Litter
− Use a megaphone
− Feed wildlife
− Start or cause fire
− Driver faster than 40 km per hour
− Use a horn/ hooter when arriving in
the park
− Play loud music or make loud noise
Những yêu cầu đối với du khách
− Giữ yên lặng ở bất cứ nơi đâu
− Không gây xáo động động vật hoang dã do sự có mặt của bạn
− Giữ khoảng cách khi quan sát động thực vật
− Chỉ đi trên đường mòn
− Bỏ rác vào thùng và các thùng chứa rác đặt trong vườn
− Không xả rác trong rừng hoặc xuống sông suối
− Sử dụng gạt tàn khi hút thuốc, không vứt tàn thuốc ra khu vực xung quanh
− Nếu hút thuốc hãy giữ lại tàn thuốc và mang về nhà để bỏ
− Rừng không phải là nhà vệ sinh công cộng. Vì thế bạn nên sử dụng nhà vệ sinh
trong nhà nghỉ, trạm kiểm lâm hoặc căn tin
Demands with tourists
− Keep quiet wherever you are
− Never disturb any wildlife with your presence
− Keep a distance when observing flora and fauna
− Stay on the trails
− Throw your waste in the dustbins and waste container present in the park
− Never litter in the forest or in the water
− Use ashtrays when smoking. Don’t throw your cigaretters on the ground
− If possible take your rubbish with you and dispose of it at home
− The forest is not a public toilet. You are strongly
− Advised to make use of the toilets in your guesthouse, at guard stations and in
the canteen
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
66GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
PHỤ LỤC VII: BẢN ĐỒ PHÂN BỐ ĐỘNG THỰC VẬT ĐẶC HỮU – QUÝ HIẾM
VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
67GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
Bàu sấu
Hang dơi
Xem thú đêm
PHỤ LỤC VIII: CÁC ĐIỂM THAM QUAN CHÍNH TẠI VQG CÁT TIÊN
Cây Si
Thác trời
Cây Tung tuyến Bằng lăng
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
68GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
PHỤ LỤC IX: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐỂ TỔ CHỨC MỘT SỐ
LOẠI HÌNH DU LỊCH CƠ BẢN
Yếu tố môi trường
Đơn vị
Du lịch
tham
quan
Du lịch
nghỉ dưỡng
Du lịch
thể thao-
mạo hiểm
Du lịch
sinh
thái
Điều kiện môi trường
Độ mặn 0/00 >20 >20 - >20
Độ cao sóng biển M 2,0< 2,0< - 2,0<
Tốc độ dòng chảy m/giây 0,2< 0,2< - 0,2<
Nhiệt độ nước oC >20 >20 - >20
Nhiệt độ không khí oC >25 >25 - >25
Tầm nhìn xa Km >10 - >10 >10
Đặc điểm sinh thái
Các loại động vật gây
hại
Không
có mặt
Không có
mặt
Không có
mặt
Không
có mặt
Tảo, nấm có độc tố
(Dinoflagellate,....)
Không
có mặt
Không có
mặt
Không có
mặt
Không
có mặt
Điều kiện khác (Sức
chứa)
Diện tích mặt nước cho
một du khách m
2/người - 15 - 20 - -
Diện tích bãi cát cho
một du khách m
2/người - 10 - 15 - -
Mật độ TB người tắm
biển trong thời gian cao
điểm
người/m
dài bờ
biển
- 4 - -
Thuyền buồm chiếc/ha 2 - 4 2 - 4 2 – 4 -
Lướt ván người/ha - 1 - 2 1 – 2 -
Picnic người/ha 40 - 100 - - 40- 100
Vui chơi giải trí ngoài
trời m
2/người 100 100 - -
Đi bộ trong rừng người/km 10 - 10 10
Đi săn người/ha - - 2 -
Nguồn: Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm
2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
69GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
PHỤ LỤC X: KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN DU KHÁCH
Câu
hỏi Nội dung
Nội
địa
Quốc
Tế Tổng Tỷ lệ(%)
1
The Internet 10 9 19 21
Friends and relatives 21 15 36 40
Media (TV, radio, etc.). 3 0 3 3
Books and guides. 11 14 25 28
Travel agency 1 1 2 2
Fairs or exhibitions 1 0 1 1
It was part of the travel package. 0 0 0 0
Other 2 2 4 4
2
I’m interested in animals and ecosystems 8 21 29 32
I want to learn more about national culture and
landscape 7 7 14 15
I want unusual holidays 6 6 12 13
Curiousness, experience life very close to nature,
effects of climate change. 21 10 31 34
Others 2 4 6 7
3
Start fires. 22 16 38 42
Do the cooking 7 15 22 24
Cultural exchanges with orchestra 7 5 12 13
Other, 11 7 18 20
4
Make loud noise. 11 4 15 21
Keep silent 24 31 55 79
5
Yes 29 31 60 86
No 6 4 10 14
Keep and bring them out of the sightseeing places 29 30 59 98
Leave it in the sightseeing places 0 1 1 2
6
Luxurious, modern conveniences 10 5 15 21
Standard, all conveniences 14 22 36 51
Simple, only provide basic demand of life 11 8 19 27
7
Yes 13 5 18 26
Some products from the forest 5 1 6 29
Some arts and craft products 3 3 6 29
Other 5 4 9 42
No 22 30 52 74
8
Yes 5 10 15 21
No 30 25 55 79
9
Yes 26 21 47 67
No 9 14 23 33
10
Yes 25 24 49 70
No 10 11 21 30
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
70GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH
Đối tượng Điểm số Số lượng(người)
Trọng
số
Tổng
điểm Đánh giá
1. Tour guide and receptionist are
good and enthusiasic
1 12 0.18
2.97 Bìnhthường
2 14 0.21
3 16 0.24
4 13 0.20
5 11 0.17
2. The quality and service is very good
1 8 0.12
2.75 Tạm được
2 17 0.25
3 31 0.45
4 8 0.12
5 4 0.06
3. The service price is reasonable
1 10 0.14
2.81 Hợp lý
2 15 0.22
3 28 0.40
4 12 0.17
5 5 0.07
4. The environmental sanitation is very
clean
1 5 0.08
3.05 Sạch
2 17 0.25
3 20 0.30
4 19 0.28
5 6 0.09
5. The natural landscape is beautiful
and interesting
1 4 0.06
3.9 Đẹp
2 6 0.09
3 10 0.14
4 22 0.31
5 28 0.40
6. You have gained a lot of new
knowledge and experiences
1 9 0.13
3.16
Có một ít
2 13 0.19
3 20 0.29
4 12 0.17
5 15 0.22
7. You will recommend this tourist
destination to your friends and
relatives
1 12 0.19
3.42 Sẽ giớithiệu
2 8 0.12
3 10 0.16
4 9 0.14
5 25 0.39
8. If you had to decide again you
would choose this tourist
destination again.
1 16 0.25
3.4
Vẫn chọn
đi du lịch
ở đây
2 3 0.05
3 8 0.13
4 12 0.19
5 24 0.38
Nguyễn Hiền Thân
ĐH Nông Lâm TP.HCM
71
PHỤ LỤC XI: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN DU KHÁCH
Xin chào anh/chị.
Tôi là sinh viên trường ĐH Nông Lâm TPHCM, trong kế hoạch thực tập tốt nghiệp
nghiên cứu về hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên. Tôi rất mong sự
giúp đỡ của anh/chị, sự giúp đỡ của anh/chị rất quí giá cho sự thành công của đề tài.
Cuộc trao đổi lấy ý kiến này là hoàn toàn tự nguyện, việc lựa chọn du khách là hoàn
toàn ngẫu nhiên. Những thông tin thu thập hôm nay chỉ phục vụ cho mục đích nghiên
cứu. Trước hết xin anh/chị vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây.
I. Thông tin chung
Giới tính: ữ
Nghề nghiệp: ……………………..
Tỉnh/Thành phố: …………………
Ngày phỏng vấn: …………………
II. Câu hỏi
Câu 1. Anh/chị biết về du lịch sinh thái tại VQG Cát tiên từ đâu? (có thể chọn nhiều
lựa chọn)
□ Internet
□ Bạn bè, người thân
□ Phương tiện truyền thông
□ Sách, vở
□ Công ty du lịch
□ Hội trợ/ cuộc triển lãm
□ Chương trình du lịch
□ Khác. Từ………………………
Câu 2. Lý do anh/chị chọn du lịch tại vườn quốc gia Cát Tiên? (chọn câu phù hợp
nhất)
□ Quan tâm đặc biệt về động thực vật, hệ sinh thái
□ Thu thập kinh nghiệm về khu thiên nhiên và văn hóa bản địa
□ Muốn có những ngày nghỉ khác thường
□ Tò mò, thưởng thức cảm giác gần gủi thiên nhiên, thay đổi không khí
□ Sự tình cờ
□ Lý do khác
Câu 3. Anh/ chị thích loại hình cắm trại với các hình thức? (có thể chọn nhiều lựa
chọn)
□ Đốt lửa trại
□ Nấu nướng
□ Giao lưu văn nghệ với dàn nhạc
□ Khác.Hình thức: ……………….
Câu 4. Biểu hiện của anh/chị như thế nào khi gặp các loại chim, thú?
□ Reo ồ lên □ Im lặng quan sát
Câu 5. Anh/chị có mang theo thức ăn, nước uống vào các điểm tham quan trong vườn
quốc gia không?
Nguyễn Hiền Thân
ĐH Nông Lâm TP.HCM
72
□ Có □ Không
Nếu có sau khi dùng xong các sản phẩm đó thì anh/chị xử lý như thế nào nếu không
có thùng rác?
□ Giữ lại và mang ra □ Vứt tại chỗ
Câu 6. Loại nhà nghỉ tại vườn quốc gia mà anh/chị thích?
□ Sang trọng, đầy đủ tiện nghi hiện đại,
□ Bình thường, đầy đủ tiện nghi,
□ Đơn giãn,chỉ cung cấp các nhu cầu sinh hoạt cơ bản.
Câu 7. Anh/chị có thích mua quà lưu niệm tại vườn quốc gia không?
□ Có □ Không
Loại quà lưu niệm mà anh chị muốn mua?(nếu chọn có)
□ Các sản phẩm liên quan đến rừng
□ Các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ
□ Các loại khác
Câu 8. Có phải anh/chị đi du lịch tại đây được tổ chức bởi công ty du lịch?
□ Phải □ Không. Do ai tổ chức:………
Câu 9. Anh/chị có sẵn sàng trả thêm tiền cho công tác bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch không?
□ Có □ Không
Câu 10. Anh/chị có thích tham quan các giá trị văn hóa của làng dân tộc thiểu số
không?
□ Có □ Không
Câu 11. Anh/ chị hãy đánh giá mức hài lòng của mình về hoạt động du lịch sinh thái tại
vườn quốc gia Cát Tiên, theo mẫu sau: ( 1 thấp nhất -5 cao nhất)
Thang điểm Không
biết1 2 3 4 5
1. Hướng dẫn viên, tiếp tân thì tốt và thân thiện
2. Chất lượng dịch vụ thì rất tốt
3. Giá cả dịch vụ là hợp lý
4. Vệ sinh môi trường tại đây thì rất sạch
5. Cảnh quan thiên nhiên thì đẹp và hấp dẫn
6. Anh/chị có thêm hiểu biết và kinh nghiệm mới
7. Anh/chị sẽ giới thiệu với bạn bè và người thân đi
du lịch ở vườn quốc gia Cát Tiên
8. Nếu anh/chị có quyết định lại anh/chị vẫn chọn đi
du lịch tại đây
Câu 12. Ý kiến đóng góp của anh/chị để tổ chức hoạt động du lịch tại đây phát triển tốt
hơn?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đở nhiệt tình của anh/chị.
Nguyen Hien Than
Agriculture and forestry university
73
QUESTIONNAIRE ABOUT ECOTOURISM IN CAT TIEN NATIONAL PARK
Dear ladies and gentlemen!
I’m a student in the university of agriculture and forestry. The following is a
questionnaire survey I have prepared for my graduation topic, which is a study of
“activities of ecotourism and environmental education in Cat tien national park”.
I would appreciate your valuable time to complete this questionnaire and to support my
study. I ensure that all information in this survey results will only be used for the purpose
of my studies and your personal details will be kept confidential.
I. General information
Gender: male female
Your occupation: ……………………………
Your nationality:………………………………..
Date of interview:……………………………
II. Question
1. Where did you hear about Cat Tien national park? (please mark the appropriate
answer, more answers possible)
□ The Internet.
□ Friends and relatives.
□ Media (TV, radio, etc.).
□ Books and guides.
□ Travel agency.
□ Fairs or exhibitions.
□ It was part of the travel package.
□ Other, what:…………………..
2. What are the main reason for your visit to Cat Tien national park? (please mark the
appropriate answer)
□ I’m interested in animals and ecosystems.
□ I want to learn more about national culture and landscape.
□ I want unusual holidays.
□ Curiousness, experience life very close to nature, effects of climate change.
□ By chance.
□ Other, what:................................................................................................
3. What types of the following camping activities would you prefer? (please mark the
appropriate answer, more answers possible)
□ Start fires.
□ Do the cooking.
□ Cultural exchanges with orchestra
□ Other,what:…………………….
4. How do you behave when you observe the flora and fauna?
□ Make loud noise. □ Keep silent.
5. Do you bring food and drinks with you when you go to sightseeing places?
□ Yes □ No
What do you do with the garbage after you ate at sightseeing places? If yes
□ Keep and bring them out of the sightseeing places
□ Leave it in the sightseeing places
6. What kind of accommodation do you like? (please mark the appropriate answer)
□ Luxurious, modern conveniences
□ Standard, all conveniences
Nguyen Hien Than
Agriculture and forestry university
74
□ Simple, only provide basic demand of life
7. Do you want to get some souvenirs at Cat Tien national park?
□ Yes □ No
If yes: What kind of the souvenirs do you want to buy? (please mark the appropriate
answer)
□ Some products from the forest
□ Some arts and craft products
□ Other, what:…………………..
8. Was your trip to Cat Tien organized by a travel agency?
□ Yes
□ No, who organized it :………………
9. Are you willing to pay extra some money for the environmental protection in tourist
activities?
□ Yes □ No
10. Would you like to visit a local minority people village to experience the cultural
character and traditions?
□ Yes □ No
11. Now I would like to ask you in what extent you agree with the following
statements (»1« I absolutely disagree and »5« I completely agree):
Marking scheme I don’t
know1 2 3 4 5
1. Tour guide and receptionist are good and
enthusiasic
2. The quality and service is very good
3. The service price is reasonable
4. The environmental sanitation is very clean
5. The natural landscape is beautiful and interesting
6. You have gained a lot of new knowledge and
experiences
7. You will recommend this tourist destination to
your friends and relatives
8. If you had to decide again you would choose this
tourist destination again.
12. . Do you have any suggestions what the ecotourism center of executive committee
can organize for the tourists? If yes, what are they?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
Thank you very much for your time and answers!
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
75
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
PHỤ LỤC XII: BẢNG GIÁ DỊCH VỤ VQG CÁT TIÊN NĂM 2010
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN KHÁCH THAM QUAN TRONG VƯỜN
Đi các tuyến tham quan
trong Vườn Quốc gia
Đơn vị Phương tiện vận chuyển
Xe ôtô
nhỏ
Xe ôtô
lớn
Canoe
lớn
Canoe
nhỏ Xe đạp
1 Tuyến Bến Cự chuyến 80,000 160,000
2 Tuyến Cây Tung,Bến Cự ,Câygõ Bác Đồng chuyến 150,000 300,000
3 Tuyến Bến Cự,Cây gõ BácĐồng -Thác Trời chuyến 250,000 500,000
4 Tuyến Núi Tượng - C3 /TuyếnE7 chuyến 250,000 500,000
5 Tuyến Bàu Chim/Cây Si/ĐắcLua chuyến 350,000 700,000
6 Tham quan làng dân tộc TàLài chuyến 350,000 700,000 1,000,000 700,000
7 Tham quan đảo Tiên, ThácMỏ Vẹt chuyến 400,000 300,000
8 Thuê phương tiện theo thờigian 1 giờ 250,000 500,000 1,000,000 700,000 20,000
1 ngày
≤8 giờ 900,000 100,000
9 Xuồng gỗ đi tham quan Tà Lài( 10 -15 người ) 700,000
10 Dịch vụ vận chuyển xem thú hoang dã ban đêm (đi bằng xe ô tô )
Nhóm 1 người Người 200,000
Nhóm 2 người Ngươi 120,000
Nhóm 3 - 5 người Người 80,000
Nhóm 6 - 8 người Người 70,000
Nhóm 9 - 10 người Người 60,000
Nhóm 11 - 20 người Người 50,000
Nhóm 21 - 36 người Người 40,000
11
Dịch vụ chở khách du lịch từ
Vườn đi Thị trấn Tân Phú và
ngược lại
chuyến 300,000
Chỉ phục vụ khách đến du lịch và có lưu
trú tại Trung tâm Du lịch
Lưu ý: Tải trọng các loại phương tiện
Đối với khách nươc ngoài 8 người 36người
8->10
người
4-> 6
người 1 người
Khách trong nước 10 người 36người
10->12
người
6-> 8
người 1 người
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
76
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ THAM QUAN VƯỜN QUỐC GIÁ CÁT TIÊN
A NỘI DUNG Khách nội địa Khách Quốc tế Ghi chú
A Vé vào Vườn (VND/người)
1 Từ 15 tuổi trở lên 20,000 50,000
2 Dưới 15 tuổi 10,000 20,000
3 Sinh viên/Học sinh do nhà trường tổ chức
tham quan tập thể (có giấy giới thiệu)
10,000
B Hướng dẫn tham quan trong Vườn ( VND/buổi/HDV )
Xe ô tô/xuồng 80,000 150,000
Xe đạp 100,000 200,000
Đi bộ 120,000 250,000
Hướng dẫn xem chim 200,000 300,000
C Tham quan Bầu Sấu
1 Phí tham quan Bầu Sấu (VND/người) : 80.000
2 Hướng dẫn viên ( VND/1 HDV) Khách nội địa Khách quốc tế
2.1 Chương trình 1 : Đi về trong ngày
Xe ô tô 150,000 250,000
Xe đạp 200,000 300,000
Đi bộ 250,000 400,000
2.2 Chương trình 2 : ngủ tại Bầu Sấu
Xe ô tô 250,000 350,000
Xe đạp 300,000 400,000
Đi bộ 350,000 500,000
3 Tiền xe đi tham quan Bầu Sấu Xe ôtô nhỏ Xe ôtô lớn Xe đạp
Đi + về ( VND/chuyến ) 250,000 500,000 80.000/người
D Phí các tour đi bộ xuyên rừng ( VND/người ) : 80.000
E Các dịch vụ khác
Loại dịch vụ ĐVT Gía dịch vụ Ghi chú
1 Phòng họp và làm việc ( 100 người) đồng/buổi 300,000
2 Ong nhòm chuyên dụng " 80,000
3 Phí sân bãi cắm trại đồng/người/ng
ày
10,000
4 Lửa trại đồng/lượt 250,000 Dịch vụ theo
yêu cầu
không có hoá
đơn GTGT
5 Am thanh ánh sáng sinh họat tập thể " 300,000
6 Giày đi rừng " 6,000
7 Vớ chống vắt " 4,000
8 Rượu cần, cơm lam theo yêu cầu đồng/bình 300,000
9 Cồng chiêng do đội V/nghệ dân tộc đồng/60 phút 1,500,000
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
77
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
T/hiện
A NỘI DUNG Khách nội địa Khách Quốc tế Ghi chú
A Vé vào Vườn (VND/người)
1 Từ 15 tuổi trở lên 20,000 50,000
2 Dưới 15 tuổi 10,000 20,000
3 Sinh viên/Học sinh do nhà trường tổ chức
tham quan tập thể (có giấy giới thiệu)
10,000
B Hướng dẫn tham quan trong Vườn ( VND/buổi/HDV )
Xe ô tô/xuồng 80,000 150,000
Xe đạp 100,000 200,000
Đi bộ 120,000 250,000
Hướng dẫn xem chim 200,000 300,000
C Tham quan Bầu Sấu
1 Phí tham quan Bàu Sấu (VND/người) : 80.000
2 Hướng dẫn viên ( VND/1 HDV) Khách nội địa Khách quốc tế
2.1 Chương trình 1 : Đi về trong ngày
Xe ô tô 150,000 250,000
Xe đạp 200,000 300,000
Đi bộ 250,000 400,000
2.2 Chương trình 2 : ngủ tại Bầu Sấu
Xe ô tô 250,000 350,000
Xe đạp 300,000 400,000
Đi bộ 350,000 500,000
3 Tiền xe đi tham quan Bầu Sấu Xe ôtô nhỏ Xe ôtô lớn Xe đạp
Đi + về ( VND/chuyến ) 250,000 500,000 80.000/người
D Phí các tour đi bộ xuyên rừng ( VND/người ) : 80.000
E Các dịch vụ khác
Loại dịch vụ ĐVT Gía dịch vụ Ghi chú
1 Phòng họp và làm việc ( 100 người) đồng/buổi 300,000
2 Ong nhòm chuyên dụng " 80,000
3 Phí sân bãi cắm trại đồng/người/ng
ày
10,000
4 Lửa trại đồng/lượt 250,000 Dịch vụ theo
yêu cầu
không có hoá
đơn GTGT
5 Am thanh ánh sáng sinh họat tập thể " 300,000
6 Giày đi rừng " 6,000
7 Vớ chống vắt " 4,000
8 Rượu cần, cơm lam theo yêu cầu đồng/bình 300,000
9 Cồng chiêng do đội V/nghệ dân tộc
T/hiện
đồng/60 phút 1,500,000
Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động DLST tại VQG Cát Tiên
78
GVHD: TS. Chế Đình Lý
SVTH : Nguyễn Hiền Thân
BẢNG GIÁ PHÒNG NGHỈ TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Loại
phòng Số hiệu phòng
Giá phòng/ngày
đêm
Số lượng
phòng
Số người /
phòng Trang thiết bị
I
C1, C2, C3,
C7, D1, D2 270,000 6 3 3 giường đơn, Tivi, máy lạnh
B1, B2 220,000 2 2 2 giường đơn, Tivi , máylạnh
A1 Ž A8
B3, B4, B5
G1, G2, G3,
G4
220,000 15 2 1 giường đôi, Tivi, máy lạnh
C4, C5, C6
D3, D4, D5,
D6
220,000 7 3 1 giường đôi, 1 giường đơnTivi, máy lạnh
E2, E3, E4, E5 220,000 4 3
3 giường đơn/ 1 giường đôi,
1 giường đơn - Tivi, máy
lạnh
H1, H2 220,000 2 4 4 giường đơn/2 giường đôiTivi, máy lạnh
II
NL1, NL2,
NL3 180,000 3 3
1 giường đôi, 1 giường đơn
( phòng quạt , không tivi )
H4, H5, H6 120,000 3 2
2 giường đơn
(máy lạnh, không tivi, WC
ngoài)
III
H3, H7 100,000 2 2
2 giường đơn / 1 giường đôi
( phòng quạt , không tivi,
WC ngoài )
Nhà tập thể 40.000 đ/người 15 Giá tối thiểu 300.000 đ/đêm
IV
Bầu sấu 1 -2
200.000 đ/người Phòng giường đôi 1 người
150.000 đ/người Phòng giường đôi 2 người
Bầu sấu 3, 4, 5 100.000 đ/người 3 phòng 3 giường đơn
Lều
trại
Lều nhỏ 80,000 6 2 Có mền, gối
Lều trung 100,000 4 3 Có mền, gối
Lều lớn 200,000 5 15 Không mền, gối
Nguồn: Trung tâm DLST VQG Cát Tiên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia cát tiên.pdf