Xuất phát từ những tồn tại trên, trong các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Cần tiếp tục nghiên cứu thêm một số tiêu chuẩn khác như: khả năng chống chịu hoá chất, khí độc, sở thích gây trồng của người dân đối với mỗi loài cây và có thời gian đủ để theo dõi được những biến động về giá trị của các loài cây trong những khoảng thời gian khác nhau.
- Cần tiến hành nghiên cứu trên một phạm vi rộng hơn hoặc nghiên cứu cho từng khu vực để có kết luận xác đáng hơn.
- Trong phương pháp đa tiêu chuẩn tôi thấy rằng cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa về các phương pháp cho trọng số vì phương pháp này cho kết quả có độ chính xác và tính khách quan cao.Đặc biệt nếu làm việc với chuyên gia có kinh nghiệm tốt thì nên dùng phương pháp cho trọng số theo phương pháp chuyên gia, phương pháp này giúp tính toán đơn giản và kết quả vẫn chính xác.
63 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2525 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá và xếp loại một số loài cây trồng thường gặp trên đường phố tại thành phố Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
700mm. Cây chịu được đất nghèo dinh dưỡng có thể sống trên đất thiếu ôxy đất thịt nặng và cả đất cát.
- Khả năng tái sinh hạt và chồi đều tốt, thích hợp trồng rừng phòng hộ chống xói mòn.
Chương 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1 Điệu kiện hoàn cảnh đô thị
Các hoạt động công nghiệp cùng với sự phát triển của giao thông vận tải và sinh hoạt của con người đang làm cho môi trường sống của đô thị ngày càng bị suy thoái, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, gây ô nhiễm đất, nước, không khí, ô nhiễm tiếng ồn. Sức ép dân số lên các đô thị gây ra tình trạng “thiếu nước ăn, thừa nước cống” nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa được xử lý làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, đồng thời đất cũng bị ô nhiễm. Mật độ xây dựng cao gây ra hiện tượng “bê tông hoá”, cảnh quan khô cứng, tách rời cuộc sống của con người với thiên nhiên. Đặc biệt là ô nhiễm không khí, hàm lượng bụi và các loại khí độc như: CO2, SO2, NO2, CF, H2S, CH4,... ngày càng tăng do sản xuất công nghiệp và sự gia tăng của các phương tiện giao thông vận tải, làm cho bầu không khí ở các đô thị ngột ngạt, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người.
Hạ Long là một đô thị lớn tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp tính đến năm 2000 trên địa bàn đã có tới 1466 cơ sở sản xuất công nghiệp. Các hoạt động công nghiệp như khai thác than, cơ khí và sự tham gia hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đang làm cho môi trường không khí của thành phố Hạ Long bị ô nhiễm ở mức báo động, lượng khí bụi trong không khí ở mức cao từ 3 - 4 lần so với giới hạn cho phép (TCVN- 1995). Theo số liệu của trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh cho thấy tại khu vực nội thị Hòn Gai lượng bụi trong không khí 50g/m2/ tháng cao gấp 6 - 8 lần giới hạn cho phép (8g/m2/ tháng). Đó là hậu quả do khói, bụi trong khai thác vận chuyển than; đồng thời các vật liệu xây dựng như xi măng gạch ngói... làm cho môi trường ô nhiễm càng ô nhiêm trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng dân cư và khách thăm quan du lịch.
Nghiêm trọng hơn đó là sự ô nhiễm môi trường nước ở Hạ Long theo kết quả điều tra khảo sát của Sở khoa học công nghệ - môi trường tỉnh Quảng Ninh giá trị BOD, COD, SS trong nước ở khu vực biển Bãi Cháy và Hòn Gai tương đối cao, ở một số điểm bị ô nhiễm của nước thải như cảng Đông Bắc, cảng than Hòn Gai cao hơn giới hạn cho phép từ 2.8 – 3.7 lần.
Hệ thống thải nước còn nhiều bất cập, nước thải sinh hoạt nước mưa cùng đi qua một đường cống không qua xử lý đổ trực tiếp xuống Vịnh Hạ Long. Hiện nay tỷ lệ hộ dân nội thị được cấp nước có 60 - 70% người dân được dùng nước sạch. Ngay cả rác thải và các chất thải của khách du lịch cũng được đưa trực tiếp ra môi trường, đây cũng là nguồn ô nhiễm đáng kể. Vì vậy, trong tương lai khi khách du lịch tăng thì lượng chất thải cũng tăng, việc ra tăng chất thải, bụi và sự lấn chiếm biển không những làm môi trường đô thị Hạ Long ngày càng bị ô nhiễm mà còn làm mất đi những vẻ đẹp của thành phố mà thiên nhiên tạo hoá đã ban tặng cho thành phố du lịch này. Chính vì vậy con người muốn tồn tại được, muốn giữ gìn được những vẻ đẹp của thiên nhiên thì phải cải tạo môi trường sống một cách tốt hơn, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra. Cải tạo một cách đồng bộ bằng các phương pháp khác nhau như: Công nghệ nước sạch chống bụi ồn, cấm lấn biển để xây dựng nhà cửa, khai thác tài nguyên hợp lý. Đặc biệt cần trồng cây xanh quanh các khu công nghiệp (trọng tâm khu khai thác than) và trồng, chăm sóc tốt các dải cây bên đường để giảm lượng bụi, cây xanh có tác dụng chống ồn rất cao các vòm tán cây trung bình thu nhận được 25% tiếng ồn và phản xạ lại 75% cây lá nhỏ có hiệu quả giảm tiếng ồn tốt. Cây xanh còn có tác dụng giảm nhiệt đáng kể và làm tăng được độ ẩm không khí, độ ẩm trong công viên nhiều cây tăng 20% so với đất trống, độ ẩm tăng 15% thì nhiệt độ giảm 3.5oC (Theo tài liệu tổ chức và quản lý môi trường cảnh quan môi trường của Nguyễn Thanh Thuỷ). Xây dựng vườn hoa công viên tăng diện tích đất xanh mặt nước cho đô thị. Vì cây xanh không chỉ có tác dụng cải tạo môi trường mà nó còn tạo ra hương thơm, màu sắc và cảnh đẹp mỹ lệ của cảnh quan cũng như nhiều lợi ích về sinh thái khác. Cây xanh lúc này đã trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong quy hoạch phát triển đô thị. Vì vậy việc chọn lựa những loài cây tối ưu phù hợp với điều kiện môi trường lập địa cho đường phố Hạ Long là việc làm rất cần thiết.
5.2 Tiêu chuẩn cây trồng đường phố
Để thuận lợi cho việc lựa chọn cây trồng đường phố ta cần đưa rõ ra những tiêu chuẩn cụ thể về cây xanh đường phố. Hiện nay chưa có tài liệu hướng dẫn về tiêu chuẩn cây trồng đường phố nhưng qua thực tiễn cùng với sự gợi ý của các thầy cô và cán bộ cây xanh tôi đưa ra một số ý kiến sau:
+ Cây gỗ sống lâu năm, cây có độ tăng trưởng trung bình, khi nhỏ sinh trưởng nhanh.
+ Cây phải có sức sống cao chịu được tác động bất lợi trong thành phố.
+ Tán đẹp và có hình khối rõ ràng. Cây có hoa và hương thơm.
+ Cây ít sâu bệnh hại, không là ký chủ trung gian cho các loại bệnh hại người hay gia súc, chịu cắt tỉa
+ Cây phải dẻo dai, ít bị gió bão đổ gẫy.
+ Bộ rễ và cành không phá hoại các công trình kỹ thuật hạ tầng như: Cấp nước cấp điện, thoát nước thải và hệ thống kỹ thuật khác.
+ Hoa, quả, nhựa lá cây không gây ô nhiễm, độc hại và cản trở giao thông.
Từ những ý kiến trên cùng với sự góp ý của các chuyên gia có kinh nghiệm và của người dân tôi đã xây dựng được một số tiêu chuẩn chính về cây xanh đường phố như sau:
Tiêu chuẩn hình dáng.
Tiêu chuẩn hương sắc hoa.
Tiêu chuẩn hoa, quả, nhựa không gây ô nhiễm, độc hại
Tiêu chuẩn khả năng thích ứng
Tiêu chuẩn khả năng chống chịu gió bão
Tiêu chuẩn chống bụi chống ồn.
Trong các tiêu chuẩn chính này còn chứa đựng các tiêu chuẩn phụ khác nhằm khai thác các tiêu chí cần thiết để xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn cây xanh đường phố. Giúp cho việc thiết kế, quy hoạch cây xanh đô thị đáp ứng được các mục tiêu ngày càng hoàn thiện.
5.3 Lượng hoá tiêu chuẩn
Muốn đánh giá được các tiêu chuẩn trên cần lượng hoá một cách hợp lý. Lượng hoá tiêu chuẩn có nghĩa là định lượng các tiêu chuẩn bằng những con số. Với các tiêu chuẩn về lượng thì những con số này được thông qua việc quan sát, đo lường tính toán bằng các công cụ đo lường hoặc các công thức thực nghiệm. Còn những tiêu chuẩn về chất lượng thường được lượng hoá bằng cho điểm. Những tiêu chuẩn lựa chọn cây trồng đường phố được đưa ra đều là tiêu chuẩn chất lượng nên được lượng hoá bằng việc cho điểm. Khi đánh giá xếp loại cây trồng đường phố thì độ chính xác phụ thuộc lớn vào việc lượng hóa tiêu chuẩn. Lượng hoá tiêu chuẩn khi mà các đối tượng có sự tương đồng với nhau, cùng trong điều kiện ngoại cảnh tương tự nhau.
Với gợi ý của nhà giáo ưu tú, GS - TS Ngô Quang Đê, tôi tiến hành lượng hoá như sau:
* Tiêu chuẩn hình dáng bao gồm 3 yếu tố.
Thân thẳng đẹp :Cho 3 điểm
Tán có hình khối đẹp : Cho 4 điểm
Thân không có bạnh vè và không có rễ nổi : Cho 3 điểm
*Tiêu chuẩn hương sắc hoa:
Có hương, có sắc : Cho 3 điểm
Có hương, không sắc : Cho 2 điểm
Không hương, có sắc : Cho 2 điểm
Không hương, không sắc : Cho 1 điểm
*Tiêu chuẩn Hoa - Quả - Nhựa không gây ô nhiễm và độc hại.
Hoa - Quả - Nhựa không gây ô nhiễm, độc hại : Cho 3 điểm
Hoa - Quả - Nhựa gây ô nhiễm, độc hại vừa phải : Cho 2 điểm
Hoa - Quả - Nhựa gây ô nhiễm, độc hại nhiều : Cho 1 điểm
* Tiêu chuẩn khả năng thích ứng:
Sinh trưởng tốt : Cho 2 điểm
Chịu được hoàn cảnh khắc nghiệt của đô thị : Cho 2 điểm
Tuổi thọ dài : Cho 2 điểm
Chịu cắt tỉa : Cho 2 điểm
Không sâu bệnh : Cho 2 điểm
* Tiêu chuẩn chống chịu gió bão:
Thân cành dẻo dai, khó đổ gẫy : Cho 4 điểm
Tán nhỏ nhẹ : Cho 3 điểm
Rễ cọc ăn sâu, bộ rễ khoẻ : Cho 3 điểm
* Tiêu chuẩn chống bụi, chống ồn:
Thường xanh : Cho 4 điểm
Tán kín, dày : Cho 2 điểm
Lá to, dày, nhám : Cho 2 điểm
Khả năng tái sinh chồi mạnh : Cho 2 điểm
Trên đây là những thang điểm tối đa, còn loài nào vi phạm một trong các tiêu chuẩn thì phụ thuộc vào mức độ mà giảm dần điểm: Ví dụ trong tiêu chuẩn hình dáng: Thân thẳng đẹp tròn thì cho 3 điểm; thân không được thẳng lắm 2 điểm; thân cong xù xì thì cho 1 điểm.
Tập hợp các số liệu điều tra thực tế gắn với điều kiện lập địa ở thành phố Hạ Long và những dữ kiện đã được nghiên cứu xác định trong tài liệu của các chuyên gia cùng với việc tiến hành chỉnh lý số liệu ta thu được bảng lượng hoá sau:
Biểu 01: Bảng lượng hoá 6 tiêu chuẩn của 14 loài cây
(m = 14, n = 6)
STT
Tên loài
Hình dáng
Hương sắc hoa
Hoa, quả, nhựa không gây ô nhiễm độc hại
Khả năng thích ứng
Chống chịu gió bão
Chống bụi, chống ồn
Tổng điểm
1
Xà cừ
9
1
3
9
6
9
37
2
Bằng lăng nước
8
2
3
9
9
7
38
3
Sấu
9
1
3
10
10
9
42
4
Bàng
9
1
2
8
10
8
38
5
Keo tai tượng
7
1
3
7
6
8
32
6
Keo lá tràm
8
1
3
8
7
8
35
7
Phượng vĩ
8
2
3
8
7
7
35
8
Liễu
8
2
3
6
8
6
33
9
Phi lao
9
1
3
10
10
8
41
10
Sao đen
9
1
3
10
10
9
42
11
Trứng cá
9
1
3
9
9
10
41
12
Sữa
9
2
2
10
8
8
39
13
Vông đồng
8
2
2
8
5
8
33
14
Muồng đen
8
2
3
9
9
8
39
Chú thích: Thang điểm của 6 tiêu chuẩn trên được cho như sau.
+ Tiêu chuẩn 1: Cho 10 điểm
+ Tiêu chuẩn 2: Cho 3 điểm
+ Tiêu chuẩn 3: Cho 3 điểm
+ Tiêu chuẩn 4: Cho 10 điểm
+ Tiêu chuẩn 5: Cho 10 điểm
+ Tiêu chuẩn 6: Cho 10 điểm
5.4. Phân tích tiêu chuẩn.
Sau khi hoàn thành việc lượng hoá tiêu chuẩn thì bước tiếp theo là phân tích tiêu chuẩn. Nội dung này gồm hai vấn dề chính:
5.4.1 Phân tích vai trò và vị trí của từng tiêu chuẩn với mục tiêu đề ra
5.4.1.1 Tiêu chuẩn hình dáng
Khi nói tới cây xanh cảnh quan thì điều kiện đầu tiên chúng ta phải kể đến là hình dáng của cây, đặc biệt đối với cây xanh đường phố. Hình dáng của cây là phần nổi, là hình ảnh đầu tiên chúng ta cảm nhận được cái đẹp, nét đẹp thẩm mỹ tính khoa học nghệ thuật qua đó. Nó được cấu thành bởi 3 yếu tố thân thẳng đẹp, tán có hình khối đẹp, thân không có bạnh vè, rễ nổi. Thân thẳng đẹp thế vóc dáng của cây nó mang vẻ đẹp tự nhiên nhưng chứa đựng những nét nghệ thuật mặt khác cây trồng đường phố không được che tầm nhìn và không ảnh hưởng tới giao thông nên cần có thân trụ thẳng.
Cây trồng đường phố cần phải đảm bảo không được phá vỡ các công trình xây dựng, không làm ảnh hưởng đến giao thông vì vậy mà cây phải không có bạnh vè, rễ nổi hoặc nếu có thì phải ít. Phần tán cây có hình khối đẹp sẽ tạo cảnh quan sinh động hơn. Các kiểu hình tán khác nhau (tán tròn, trứng, thuỗn...) màu sắc tán lá thay đổi theo mùa theo thời tiết các cây khác nhau hình khối tán khác nhau hình dạng lá khác nhau tạo cảnh quan sống động.
Sự phong phú, đa dạng về hình dáng của cây xanh có khả năng phù hợp với nhiều kiểu kiến trúc sẽ tăng thêm giá trị nghệ thuật, che được các nét cứng nhắc, góc chết của công trình. Qua bảng lượng hoá ta đã đưa ra số cây ở thành phố Hạ Long có hình dáng đẹp như: Sao đen, Sấu, Trứng cá...
5.4.1.2 Tiêu chuẩn hương sắc hoa
Hương sắc hoa cũng là một tiêu chuẩn quan trọng với mục tiêu cây xanh cảnh quan. Nó bao gồm 2 yếu tố chính: Hương hoa và sắc hoa. Cái đẹp của sắc hoa gây ấn tượng đậm nét vào thị giác. Hoa có màu sắc làm tăng giá trị trang trí ở tầng cây cao. Cách sắp xếp tự nhiên của hoa trên cành trên tán, sự phối hợp màu xanh của lá với màu sắc của hoa tạo nên cảnh quan rực rỡ, đó là sự tinh tế mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Hương thơm của hoa có kích thích khứu giác, gây cảm xúc dễ chịu của con người hương thơm có tác dụng hấp dẫn côn trùng làm cảnh quan đô thị thêm phần sinh động mang vẻ đẹp tự nhiên.
Khi đã có phong cảnh đẹp do có sự phối kết giữa yếu tố hình dáng và màu sắc cộng thêm yếu tố hương hoa thì vẻ đẹp của cảnh quan sẽ trở lên toàn mỹ hơn. Nhưng các loài cây trồng đường phố có rất ít loài mang cả hương lẫn sắc, thường nhiều loài có sắc nhưng không có hương hoặc có hương nhưng không sắc. Các loài cây có hoa đẹp: Muồng đen, Phượng vĩ, Bằng lăng... cây có hương thơm như: Sữa.
5.4.1.3 Tiêu chuẩn Hoa - Quả - Nhựa không gây ô nhiễm và độc hại
Cây đô thị nói chung và cây đường phố nói riêng thường được trồng nơi đông người sống và đi lại vì vậy các cây được lựa chọn đều phải giảm tối đa mức ô nhiễm, độc hại. Nếu hoa quả, nhựa và các chất tiết phytonxit của chúng gây ô nhiễm độc hại sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường, cản trở giao thông và làm giảm mỹ quan. Vì vậy khi quy hoạch hệ thống cây xanh cần chú ý vấn đề này. Đối với cây hoa to, quả thịt yêu cầu phải chín rụng đồng loạt. Những cây ô nhiễm độc hại cần loại bỏ, còn nếu mức độ ô nhiễm bình thường thì vẫn có thể xem xét các tiêu chuẩn khác, chẳng hạn cây Bàng có quả chín rụng gây bẩn đường phố hấp dẫn ruồi nhặng, cản trở giao thông nhưng lại có dáng đẹp và có khả năng chống chịu gió bão tốt vì thế người ta vẫn dùng bàng ở đường phố.
5.4.1.4 Tiêu chuẩn khả năng thích ứng
Cây trồng muốn sinh trưởng tốt thì phải được sống ở nơi có điều kiện lập địa phù hợp. Cây xanh đô thị cũng vậy muốn sống được thì phải thích ứng với điều kiện hoàn cảnh môi trường đô thị như: chịu được hoàn cảnh khắc nghiệt của đô thị nghĩa là cây xanh phải chịu được khói, bụi, tiếng ồn, chịu được không gian sống chật hẹp, đất xấu, chịu được môi trường ô nhiễm, chịu được những tác động của con người thường xuyên. Giai đoạn nhỏ còn sinh trưởng nhanh để thoát khỏi sự phá huỷ của con người. Cây đường phố còn chịu sự cắt tỉa để tạo nên cảnh quan phù hợp với kiến trúc, không gây cản trở giao thông và các công trình khác (đường, dây điện, nhà ở....) khi cắt tỉa xong thì mọc chồi mới ngay để giữ được vẻ đẹp tự nhiên và duy trì cảnh quan. Đường phố là nơi đông người qua lại khó dùng được thuốc trừ sâu vì vậy cây xanh đường phố phải ít sâu bệnh hại. Nếu cây bị bệnh gây ra sự sợ hãi nguy hiểm đến con người và làm giảm vẻ đẹp cảnh quan của đường phố. Để xây dựng một cảnh quan đẹp là rất khó nó đòi hỏi phải tốn nhiều công sức trong thời gian rất dài vì vậy muốn giữ được cảnh quan môi trường ổn định thì phải chọn những cây lâu năm.
Mỗi đô thị khác nhau có điều kiện lập địa khác nhau nên khi lựa chọn cây cần xem xét đến tiêu chí điều kiện lập địa xem loài cây đó có sinh trưởng tốt ở hoàn cảnh đô thị đó không. Chẳng hạn ở Hạ Long đất ven biển chủ yếu là đất mặn, đất cát biển thì cây phải chịu được mặn thích nghi với đất cát có như vậy cây mới sinh trưởng tốt và khoẻ mạnh đáp ứng tốt mục tiêu cảnh quan cũng như những mục tiêu khác đấy là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong những tiêu chuẩn được đưa ra.
5.4.1.5 Tiêu chuẩn chống chịu gió bão
Cây xanh đường phố trồng nơi có nhiều công trình xây dựng, đường dây điện, người qua lại, cho nên một yêu cầu với cây xanh đường phố là ít đổ gãy, cành cây dẻo, mềm không gãy, tán nhỏ nhẹ, rễ cọc ăn sâu, bộ rễ khoẻ. Nhưng cho đến nay vấn đề này chưa được nghiên cứu hoàn chỉnh thành hệ thống do đó rất khó khăn trong việc tìm và nghiên cứu tài liệu. Số liệu này được lấy từ kinh nghiệm của người dân và các chuyên gia và qua tìm đọc nghiên cứu một số tài liệu có liên quan. Người ta thấy những cây có thân cành dẻo dai, tán thưa nhẹ, rễ cọc ăn sâu, bộ rễ khoẻ thì khả năng chống chịu gió bão tốt.
5.4.1.6 Tiêu chuẩn chống bụi chống ồn
Cây xanh đường phố bên cạnh việc tạo cảnh quan còn đóng vai trò rất lớn trong việc cải tạo môi trường môi sinh. Một trong những vai trò đó chính là góp phần vào việc chống bụi, chống ồn, làm xanh sạch đẹp đường phố. Tiêu chuẩn này gồm ba yếu tố: cây thường xanh, tán lá kín dày, to và nhám. Đây là một trong những yếu tố chính trong nghiên cứu khoa học cây trồng vệ sinh chất lượng (Giáo trình lâm viên-1995 - Giáo sư Dương Diên Lệ). Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như: loài cây có lá chét thẳng đứng có nhiều tác dụng về ngăn chặn bụi ồn hơn loài cây có lá chét ngang, loài cây có sức sinh trưởng mạnh tốt hơn loài cây có sinh trưởng chậm. Nhưng nhìn chung thực vật đều có khả năng này, nó ở các mức độ khác nhau và đây chính là tiêu chuẩn để phân định sự hơn kém đó. Đây là tiêu chuẩn quan trọng đối với các nhà thiết kế cảnh quan nói chung và thiết kế cây xanh đường phố Hạ Long nói riêng. Do lượng bụi ở thành phố Hạ Long trong không khí (50g/m2/tháng) rất nguy hại cho sức khoẻ con người, làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan của đường phố. Vì vậy các nhà thiết kế quy hoạch cây xanh thành phố Hạ Long cần chú trọng tiêu chuẩn này.
5.4.2 Tìm ra những tiêu chuẩn mang tính chất chủ đạo và những tiêu chuẩn không ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn khác
Để làm được việc này ta tiến hành lập ma trận về hệ số tương quan giữa các tiêu chuẩn với sự trợ giúp của phần mềm Excel: Tool - Data Analysis - Correlation.
Biểu 02: Bảng tương quan giữa các tiêu chuẩn
STT
1
2
3
4
5
6
1
1
2
- 0.36425
1
3
- 0.19968
- 0.251259
1
4
0.699386
- 0.228811
- 0.0106
1
5
0.56909
- 0.251259
0.1515
0.50946
1
6
0.545675
- 0.665169
0.0388
0.59368
0.175
1
Từ kết quả trên, ta thấy tiêu chuẩn hình dáng (1), khả năng thích ứng (4), khả năng chống bụi chống ồn (6), khả năng chống chịu gió bão (5) có liên quan tương đối chặt (vì có tương quan với một số tiêu chuẩn khác với hệ số lớn hơn 0.5) đó là các tiêu chuẩn có tác dụng chi phối các tiêu chuẩn khác. Còn tiêu chuẩn hương sắc hoa và hoa quả nhựa không gây mủ, ô nhiễm độc hại có tương quan vừa phải. Tuy nhiên chúng không kém phần quan trọng cho mục tiêu đã xác định nhưng nó không liên hệ nhiều với các tiêu chuẩn khác.
5.5 Chuẩn hoá các tiêu chuẩn
Mục đích của phương pháp này là để so sánh các loài cây với nhau để lựa chọn các loài cây tối ưu. Dựa vào việc chuẩn hoá các số liệu theo thứ hạng.
Nội dung của phương pháp là mỗi tiêu chuẩn đem sắp xếp các chỉ số đo được của các loài cây theo nguyên tắc sau: các tiêu chuẩn tăng có lợi thì đánh số thứ hạng từ tốt đến xấu, còn các tiêu chuẩn giảm có lợi thì sắp xếp từ trị số nhỏ nhất đến trị số lớn nhất. Ta kí hiệu các trị số này là Xij. Sau đây là bảng xếp hạng các tiêu chuẩn:
Biểu 03: Bảng xếp hạng các tiêu chuẩn của loài cây theo
phương pháp thứ hạng
STT
Tên loài
Hình dáng
Hương sắc hoa
Hoa, quả, nhựa không gây ô nhiễm độc hại
Khả năng thích ứng
Chống chịu gió bão
Chống bụi, chống ồn
1
Xà cừ
1
7
1
5
12
2
2
Bằng lăng nước
8
1
1
5
5
12
3
Sấu
1
7
1
1
1
2
4
Bàng
1
7
12
9
1
5
5
Keo tai tượng
14
7
1
13
12
5
6
Keo lá tràm
8
7
1
9
10
5
7
Phượng vĩ
8
1
1
9
10
12
8
Liễu
8
1
1
14
8
14
9
Phi lao
1
7
1
1
1
5
10
Sao đen
1
7
1
1
1
2
11
Trứng cá
1
7
1
5
14
1
12
Sữa
1
1
12
1
8
5
13
Vông đồng
8
1
12
9
5
5
14
Muồng đen
8
1
1
5
5
5
Tiếp theo ta tính Yij = m +1 - Xij
Với m là số lượng mô hình (m =14)
Yij là giá trị của các tiêu chuẩn đã được chuẩn hoá theo phương pháp thứ hạng.
Ta lập được bảng chuẩn hoá:
Biểu 04: Bảng chuẩn hoá theo phương pháp thứ hạng
STT
Tên loài
Hìnhdáng
Hương sắc hoa
Hoa, quả, nhựa không gây ô nhiễm độc hại
Khả năng thích ứng
Chống chịu gió bão
Chống bụi, chống ồn
Tổng điểm
1
Xà cừ
14
8
14
10
3
13
62
2
Bằnglăng nước
7
14
14
10
10
3
58
3
Sấu
14
8
14
14
14
13
77
4
Bàng
14
8
3
6
14
10
55
5
Keo tai tượng
1
8
14
2
3
10
38
6
Keo lá tràm
7
8
14
6
5
10
50
7
Phượng vĩ
7
14
14
6
5
3
49
8
Liễu
7
14
14
1
7
1
44
9
Phi lao
14
8
14
14
14
10
74
10
Sao đen
14
8
14
14
14
13
77
11
Trứng cá
14
8
14
10
10
14
70
12
Sữa
14
14
3
14
7
10
62
13
Vông đồng
7
14
3
6
1
10
41
14
Muồng đen
7
14
14
10
10
10
65
Qua biểu 04 cho ta kết quả đã được chuẩn hoá theo hướng càng lớn thì càng tốt cho các tiêu chuẩn. Qua phương pháp trên, các loài cây trồng đường phố Hạ Long được đánh giá và xếp hạng như sau: Sấu, Sao đen là loài cây tối ưu nhất; tiếp đến là phi lao xếp thứ 2; sau đó lần lượt là Trứng cá, Muồng, Xà cừ....Vị trí cuối cùng là Keo tai tượng. Tuy nhiên với vị trí được xếp hạng như trên chỉ là tương đối chính xác vì đặc điểm của phương pháp này là đơn giản, vận dụng linh hoạt trong thực tế nhưng chưa khai thác hết được lượng thông tin của số liệu và phương pháp mới chỉ chú ý đến vị trí của từng tiêu chuẩn mà chưa chú ý đến giá trị thực (Xij). Chỉ tiêu nào có điểm cao hơn thì ở vị trí cao hơn nhưng lại không rõ là cao hơn bao nhiêu vì vậy giữa hai số chỉ khác nhau một số lẻ là có thể nhận hai số hạng khác nhau.
5.5.2 Phương pháp chỉ số canh tác Ect
Đây là phương pháp đơn giản dễ thực hiện và khai thác tỷ mỷ hơn lượng thông tin của số liệu. Những mô hình nào có tổng càng bé thì mô hình đó càng tốt. Do vậy sẽ khó khăn khi phải dùng trọng số để so sánh các mô hình với nhau.
ở phương pháp này việc chuẩn hoá được thực hiện như sau:
Với tiêu chuẩn tăng có lợi: Yij =
Với các tiêu chuẩn giảm có lợi Yij =
Trong đó: Xij là chỉ số quan sát chưa được chuẩn hoá.
Các tiêu chuẩn để lựa chọn cây trồng đường phố được đưa ra ở trên đều là chỉ tiêu tăng có lợi.
Sau khi tính toán ta được biểu sau:
Biểu 05: Bảng chuẩn hoá theo phương pháp chỉ số canh tác Ect
STT
Tên loài
Hình dáng
Hương sắc
hoa
Hoa, quả, nhựa không gây ô nhiễm độc hại
Khả năng thích ứng
Chống chịu gío bão
Chống bụi, chống ồn
Tổng điểm
1
Xà cừ
1
2
1
1.111
1.67
1.111
7.889
2
Bằng lăng nước
1.125
1
1
1.111
1.11
1.429
6.776
3
Sấu
1
2
1
1
1.00
1.111
7.111
4
Bàng
1
2
1.5
1.25
1.00
1.25
8
5
Keo tai tượng
1.286
2
1
1.429
1.67
1.25
8.631
6
Keo lá tràm
1.125
2
1
1.25
1.43
1.25
8.054
7
Phượng vĩ
1.125
1
1
1.25
1.43
1.429
7.232
8
Liễu
1.125
1
1
1.667
1.25
1.667
7.708
9
Phi lao
1
2
1
1
1.00
1.25
7.25
10
Sao đen
1
2
1
1
1.00
1.111
7.111
11
Trứng cá
1
2
1
1.111
1.11
1
7.222
12
Sữa
1
1
1.5
1
1.25
1.25
7
13
Vông đồng
1.125
1
1.5
1.25
2.00
1.25
8.125
14
Muồng đen
1.125
1
1
1.111
1.11
1.25
6.597
Kết quả xếp loại một số cây xanh đường phố Hạ Long theo phương pháp này: Loài cây xếp vị trí thứ nhất là Muồng đen; tiếp theo lần lượt là Bằng lăng, Sữa, Sấu, Sao đen, .... Cuối cùng là Keo tai tượng
5.5.3 Phương pháp chỉ số canh tác cải tiến
Việc chuẩn hoá được thực hiện như sau;
Với chỉ tiêu tăng có lợi Yij =
Với chỉ tiêu giảm có lợi Yij =
Xịj là trị số quan sát chưa được chuẩn hoá
Yij là giá trị quan sát chưa được chuẩn hoá
Tính toán ta được biểu kết quả như sau
Biểu 06: Bảng chuẩn hoá theo phương pháp canh tác cải tiến
STT
Tên loài
Hình dáng
Hương sắc hoa
Hoa, quả, nhựa không gây ô nhiễm độc hại
Khả năng thích ứng
Chống chịu gíó bão
Chống bụi, chống ồn
Tổng điểm
1
Xà cừ
1
0.5
1
0.9
0.6
0.9
4.900
2
Bằng lăng nước
0.889
1.0
1
0.9
0.9
0.7
5.389
3
Sấu
1
0.5
1
1
1
0.9
5.400
4
Bàng
1
0.5
0.667
0.8
1.0
0.8
4.767
5
Keo tai tượng
0.778
0.5
1
0.7
0.6
0.8
4.378
6
Keo lá tràm
0.889
0.5
1
0.8
0.7
0.8
4.689
7
Phượng vĩ
0.889
1.0
1
0.8
0.7
0.7
5.089
8
Liễu
0.889
1.0
1
0.6
0.8
0.6
4.889
9
Phi lao
1
0.5
1
1
1
0.8
5.300
10
Sao đen
1
0.5
1
1
1
0.9
5.400
11
Trứng cá
1
0.5
1
0.9
0.9
1
5.300
12
Sữa
1
1.0
0.667
1
0.8
0.8
5.267
13
Vông đồng
0.889
1.0
0.667
0.8
0.5
0.8
4.656
14
Muồng đen
0.889
1.0
1
0.9
0.9
0.8
5.489
Đây là một phương pháp cho kết quả tương đối chính xác, nó kết hợp ưu điểm cả hai phương pháp trên. Theo phương pháp này các trị số càng tiệm cận đến 1 thì càng tốt. Vì vậy ta dễ dàng so sánh các mô hình nếu phải nhân thêm trọng số.
Theo phương pháp này Muồng đen vẫn xếp vị trí 1, Sấu và Sao đen vị trí 2, vị trí cuối vẫn là Keo tai tượng.
5.6 So sánh, xếp loại, lựa chọn mô hình tối ưu
Mục tiêu cuối cùng của phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn là tiến đến so sánh và lựa chọn mô hình tối ưu, ở đây có hai phương pháp.
5.6.1 So sánh trên cơ sở trung bình hoặc tổng số số tiêu chuẩn cho mỗi mô hình trên cơ sở các bảng số liệu đã được chuẩn hoá
Ta tính tổng các giá trị các tiêu chuẩn ở mỗi mô hình
Ei = åYi
Ta có biểu kết quả so sánh như sau
Biểu 07: Kết quả tổng hợp so sánh của ba phương pháp chuẩn hoá
Phương pháp
Loài cây
Thứ hạng
Chỉ số canh tác Ect
Chỉ số canh tác cải tiến
Điểm
Vị thứ
Điểm
Vị thứ
Điểm
Vị thứ
Xà cừ
62
6
7.889
10
4.900
10
Bằng lăng
58
8
6.776
2
5.389
4
Sấu
77
1
7.111
4
5.400
2
Bàng
55
9
8
11
4.767
12
Keo tai tượng
38
14
8.631
14
4.378
5
Keo lá tràm
50
10
8.054
12
4.689
13
Phượng vĩ
49
11
7.232
7
5.089
9
Liễu
44
12
7.708
9
4.889
11
Phi lao
74
3
7.25
8
5.300
6
Sao den
77
1
7.111
4
5.400
2
Trứng cá
70
4
7.222
6
5.300
6
Sữa
62
6
7
3
5.267
8
Vông đồng
41
13
8.125
13
4.656
14
Muồng đen
65
5
6.597
1
5.489
1
Qua biểu 07 cho thấy Muồng đen có hai lần đứng ở vị trí thứ nhất trong 3 phương pháp chuẩn hoá: Sấu và Sao đen ở phương pháp thứ hạng cả hai đều đứng ở vị trí thứ nhất và ở phương pháp chỉ số canh tác cải tiến chúng cùng đứng ở vị trí thứ 2; Bằng lăng đứng thứ 2 trong phương pháp chỉ số Ect; Phi lao, Sữa lần lượt đứng vị trí thứ 3 trong phương pháp cải tiến, phương pháp cải tiến Ect. Có thể thấy một số loài có tác dụng lớn về nhiều mặt hiện đang được trồng phổ biến ở đường phố Hạ long như: Muồng đen, Sấu, Sao đen, Bằng lăng, Sữa, Phi lao, đây là loài cây trồng đường phố đạt hiệu quả cao nhất và thích nghi tốt với điều kiện thành phố Hạ Long. Keo lá tràm, Vông đồng là những loài cây thường đứng gần và cuối bảng xếp hạng, còn những loài cây còn lại có những ưu điểm nhất định. Nhược điểm của phương pháp này là chưa có sự ưu tiên với những tiêu chuẩn quan trọng.
5.6.2 Phương pháp có trọng số
Tiêu chuẩn cây trồng đường phố bao gồm nhiều tiêu chuẩn có mức độ quan trọng khác nhau. Khi so sánh và lựa chọn các loài cây khác nhau ta cần phải ưu tiên các tiêu chuẩn quan trọng của cây. Phương pháp có trọng số sẽ giúp chúng ta có sự ưu tiên cho các chỉ tiêu quan trọng.
Nếu gọi Y1,Y2,...,Yn là các trị số và P1, P2,...Pn là các trị số ứng với n tiêu chuẩn cho một mô hình thứ i thì mỗi mô hình được tính điểm là:
Ei =
Việc cho trọng số cũng được thực hiện theo các cách khác nhau
5.6.2.1 Trọng số theo phương pháp chuyên gia
Theo ý kiến của GS.TS. Ngô Quang Đê, trọng số các tiêu chuẩn được xác định như sau:
Tiêu chuẩn hình dáng: P1 = 0.2
Tiêu chuẩn hương sắc hoa: P2 = 0.1
Tiêu chuẩn hoa - quả - nhựa không gây ô nhiễm độc hại: P3 = 0.1
Tiêu chuẩn khả năng thích ứng: P4 = 0.3
Tiêu chuẩn chống chịu gió bão : P5 = 0.2
Tiêu chuẩn chống bụi chống ồn: P6 = 0.1
Đem các trọng số P đã được chọn này nhân với các tiêu chuẩn tương ứng rồi tính tổng điểm đối với từng phương pháp chuẩn hoá ta có biểu tổng hợp kết quả sau:
Biểu 08: Kết quả so sánh 2 phương pháp so sánh cho
14 loài cây với trọng số theo phương pháp chuyên gia
Phương pháp
Tên loài
Thứ hạng
Chỉ số canh tác cải tiến
Điểm
Vị trí
Điểm
Vị trí
Xà cừ
9.9
7
0.83
9
Bằng Lăng
9.5
8
0.898
7
Sấu
13.3
1
0.94
1
Bàng
9.5
9
0.837
8
Keo tai tượng
4.6
14
0.716
14
Keo lá tràm
7.4
10
0.788
11
Phượng vĩ
7.3
11
0.828
10
Liễu
6
13
0.778
12
Phi lao
13
3
0.93
3
Sao đen
13.3
1
0.94
1
Trứng cá
11.4
4
0.9
6
Sữa
11.1
5
0.907
5
Vông đồng
6.1
12
0.764
13
Muồng đen
10.2
6
0.908
4
Theo phương pháp cho trọng số như trên thì cây Sao đen và cây Sấu đều đứng vị trí thứ nhất ở cả 2 phương pháp, Phi lao luôn đứng vị trí thứ 3 trong cả 2 phương pháp, cây Trứng cá và cây Muồng đen thay nhau đứng vị trí thứ 4, đứng cuối bảng vẫn là cây Keo tai tượng. Những loài cây còn lại thay đổi ít nhiều thứ tự xếp hạng, nguyên nhân có thể do phản ứng của mỗi cây đối với điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, mực nước ngầm ở thành phố Hạ Long là khác nhau và những tác động cắt tỉa, chăm sóc của con người lên từng cây cũng khác nhau.
5.6.2.2 Phương pháp phân nhóm dựa vào quan hệ tiêu chuẩn
Căn cứ vào mức độ quan hệ giữa các tiêu chuẩn ở bảng 02 ta lập thành từng nhóm các tiêu chuẩn có hệ số tương quan từ cao xuống thấp như sau:
Biểu 09: Bảng phân nhóm tiêu chuẩn
R
Các chỉ tiêu tham gia đánh giá
Nhóm tiêu chuẩn quan hệ tương đối chặt
Hình dáng
Khả năng thích ứng
Chống bụi, chống ồn
Nhóm tiêu chuẩn quan hệ vừa
Chống chịu gió bão
Nhóm tiêu chuẩn quan hệ lỏng
Hoa, quả, nhựa không gây ô nhiễm
Hương sắc hoa
Tiến hành tính điểm cho từng mô hình theo công thức
Ta được: kết quả của phương pháp thứ hạng với trọng số theo phương pháp phân nhóm phụ biểu 03
Kết quả của phương pháp chỉ số canh tác cải tiến theo phương pháp phân nhóm phụ biểu 04.
Từ đó ta lập biểu tổng hợp kết quả của 2 phương pháp như sau:
Biểu10: Kết quả sếp hạng 14 loài cây theo phương pháp phân nhóm
STT
Tên loài
Thứ hạng
Chỉ số canh tác cải tiến
Điểm
Vị trí
Điểm
Vị trí
1
Xà cừ
8.8
9
0.780
11
2
Bằng lăng
9.3
8
0.888
6
3
Sấu
13.25
1
0.935
1
4
Bàng
10.5
5
0.857
8
5
Keo tai tượng
5.2
14
0.702
14
6
Keo lá tràm
7.4
10
0.768
12
7
Phượng vĩ
6.95
11
0.803
9
8
Liễu
6.6
12
0.793
10
9
Phi lao
12.8
3
0.920
3
10
Sao đen
13.25
1
0.935
1
11
Trứng cá
11.4
4
0.900
5
12
Sữa
9.85
7
0.867
7
13
Vông đồng
5.5
13
0.715
13
14
Muồng đen
10.35
6
0.903
4
Ở phương pháp này kết quả vẫn không có sự thay đổi là mấy: Sấu và Sao đen vẫn là 2 loài cùng đứng ở vị trí thứ nhất và Phi lao vẫn đứng vị trí thứ 3 trong cả 2 trường hợp, Trứng cá và Muồng thay nhau đứng vị trí thứ 4. Đứng cuối cùng của bảng xếp hạng là Keo tai tượng và có thêm loài Vông đồng (đứng thứ 13 trong cả 2 phương pháp). Còn loài khác đều ít nhiều có sự thay đổi.
Phương pháp này có ưu điểm là trọng số có thể ưu tiên ở những nhóm tiêu chuẩn có hệ số tương quan cao hơn so với những nhóm có hệ số tương quan thấp. Nhưng không thể tránh khỏi chủ quan vì trọng số cũng do người đánh giá quyết định và có thể có những tiêu chuẩn ít có quan hệ với tiêu chuẩn khác nhưng cũng rất quan trọng như tiêu chuẩn hoa, quả, nhựa không gây ô nhiễm.
5.6.2.3. Tính trọng số bằng phương pháp tương quan
Trước hết ta lập ma trận tương quan giữa các tiêu chuẩn:
1
-0.364246
-0.1997
0.69939
0.569
0.546
-0.36425
1
-0.2513
-0.2288
-0.251
-0.665
-0.19968
-0.251259
1
-0.0106
0.152
0.039
0.699386
-0.228811
-0.0106
1
0.509
0.594
0.56909
-0.251259
0.1515
0.50946
1
0.175
0.545675
-0.665169
0.0388
0.59368
0.175
1
R(0) =
Trong đó : rij = rji
Sau đó tính Max
Qua tính toán, giá trị của hàng số 4 là lớn nhất S 4=2.563104. Như vậy hàng 4 và cột 4 bị loại.
+Tính ma trận R(1) và các thành phần rij(1) (i,j = 1- 6)
R(1)= rij(1) = rij(0) -
0.51085893
-0.204
-0.192
0
0.213
0.13
-0.2042193
0.948
-0.254
0
-0.135
-0.529
-0.1922577
-0.254
1.000
0
0.157
0.045
0
0
0
0
0
0
-0.130296
-0.135
-0.358
0
0.74
-0.128
0.13045989
-0.529
0.0451
0
-0.128
0.648
R(1)=
Tính Max
Ta được giá trị ở hàng 3 là lớn nhất: S3 = 0.57151. Như vậy hàng 3 và cột 3 tiếp tục bị loại
+Tính ma trận R(2) và các thành phần rij(2)
R(2)= rij(2) = rij(1) -
0.474
-0.3
0
0
0.24
0.139
-0.253
0.88
0
0
-0.09
-0.518
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
-0.199
-0.2
0
0
0.8
-0.112
0.13
-0.5
0
0
-0.13
0.646
R(2) =
Ta tính được giá trị ở hàng 1 là lớn nhất S1 = 0.603023. Như vậy hàng 1 và cột 1 tiếp tục bị loại, tiếp tục tính toán như vậy cho từng ma trận R(3), R(4), R(5) ta sẽ nhận được các giá trị tương ứng:
S5 = 0.513753, S 2 = 0.319644, S 6 = 0.072544
Như vậy, các trọng số sẽ được tính như sau:
P1 = S1/6 = 0.101
P2 = S2/6 = 0.053
P3 = S3/6 = 0.095
P4 = S4/6 = 0.427
P5 = S5/6 = 0.086
P6 = S6/6 = 0.012
Đem các trọng số nhân với giá trị của các tiêu chuẩn tương ứng ta được
- Kết quả của phương pháp thứ hạng theo phương pháp có trọng số tính bằng phương pháp tương quan phụ biểu 05
- Kết quả của phương pháp chỉ số canh tác cải tiến theo phương pháp có trọng số tính bằng phương pháp tương quan phụ biểu 06.
Từ đó, ta lập biểu tổng hợp kết quả của hai phương pháp như sau:
Biểu 11: Kết quả so sánh 14 loài cây theo phương pháp có trọng số tính bằng phương pháp tương quan
TT
Phương pháp
Tên loài
Thứ hạng
Chỉ số canh tác cải tiến
Điểm
Vị trí
Điểm
Vị trí
1
Xà cừ
7.852
8
0.669
8
2
Bằng lăng
7.945
7
0.708
6
3
Sấu
10.506
1
0.746
1
4
Bàng
6.009
9
0.628
10
5
Keo tai tượng
3.087
14
0.560
14
6
Keo lá tràm
5.573
11
0.623
11
7
Phượng vĩ
5.807
10
0.648
9
8
Liễu
3.82
13
0.570
13
9
Phi lao
10.47
3
0.745
3
10
Sao đen
10.506
1
0.746
1
11
Trứng cá
8.466
5
0.696
7
12 1212
Sữa
9.141
4
0.723
4
13
Vông đồng
4.502
12
0.600
12
14
Muồng đen
8.029
6
0.709
5
Theo phương pháp này hai loài Sấu và Sao đen vẫn luôn đứng vị trí thứ nhất, Phi lao không thay đổi vị trí thứ 3, tiếp đến là Sữa đứng thứ 4, xếp cuối cùng vẫn là Keo tai tượng và Liễu đều đứng ở vị trí thứ 13 trong cả hai phương pháp.
Vậy qua kết quả của các phương pháp có trọng số tính theo theo chuyên gia, trọng số tính theo tương quan, trọng số tính theo phương pháp phân nhóm ta thấy kết quả gần tương tự nhau. Nên nếu chuyên gia có kinh nghiệm thì nên áp dụng phương pháp trọng số tính theo chuyên gia. Vì phương pháp này đơn giản, nhanh, dễ tính toán hơn 2 phương pháp có trọng số trên.
Sau khi tính toán kết quả ta có 3 phương pháp chuẩn hoá với ba cách cho trọng số thì vị thứ của 14 loài cây sẽ như sau trong 9 lần xếp hạng.
Biểu 12: Bảng xếp thứ hạng của 14 loài cây qua 9 lần xếp hạng
Thứ hạng
Tên loài
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Xà cừ
1
2
2
2
1
1
Bằng lăng nước
1
1
2
2
3
Sấu
7
1
1
Bàng
1
2
3
1
1
1
Keo tai tượng
1
8
Keo lá tràm
3
2
3
1
Phượng vĩ
1
3
2
3
Liễu
1
1
1
3
3
Phi lao
7
1
1
Sao đen
7
1
1
Trứng cá
3
2
3
1
Sữa
1
2
2
1
2
1
Vông đồng
3
5
1
Muồng đen
2
2
2
3
Qua bảng trên cho thấy Sấu và Sao đen là hai loài đều có thứ hạng rất giống nhau có tới 7 lần đứng thứ 1, một lần đứng thứ 2, một lần đứng thứ 3 trong tất cả 9 lần xếp thứ hạng. Còn Muồng đen hai lần đứng thứ 1, hai lần đứng thứ 4, hai lần đứng thứ 5, ba lần đứng thứ 6, tiếp theo là Phi lao có tới 7 lần đứng thứ 3, một lần thứ 6, một lần thứ 8. Đây là loài cây luôn dẫn đầu trong các bảng xếp thứ hạng và thực tế cho thấy chúng có nhiều ưu điểm như: Hình dáng đẹp, khả năng thích ứng cao. Đặc biệt hai loài Sấu và Sao đen đều có hình dáng đẹp lá xanh quanh năm, khả năng chịu được những tác động bất lợi của môi trường và thiên nhiên tốt. Muồng đen dáng không đẹp bằng hai loài trên nhưng loài này lại có hoa màu vàng đẹp tô điểm cho cảnh quan đường phố. Bằng lăng cũng là loài cây cho hoa màu tím tô điểm đường phố và có khả năng thích ứng cao, trong các lần xếp hạng Bằng lăng đứng ở các vị trí từ thứ 2, 4 đến 7, 8; loài này thường thấp hay gây cản trở tầm nhìn giao thông nguy hiểm cho người và phương tiện chỉ thích hợp với loại đường không cho phép xe ô tô tải trọng lớn đi qua như ở Hạ Long với đường phố hẹp họ rất thích trồng loại cây này. Tiếp theo là loài Sữa và Trứng cá có thứ hạng từ 3, 4 đến 7, 8 hai loài là cây trồng đường phố rất thích hợp, tán và dáng đều đẹp, lá xanh quanh năm, lá trứng cá có khả năng chống bụi chống ồn rất tốt, mùa hoa Sữa kéo dài có mùi thơm, có khả năng diệt khuẩn nhưng đối với con người nếu hương quá nồng sẽ gây tổn hại đến sức khoẻ con người. Do đó, chỉ nên trồng nơi có không gian rộng, ven hồ, nơi mà đường phố ít dân cư sinh sống.
Xà cừ, Phượng vĩ, Bàng đều là loài cây đường phố tốt. Đây là những loài cây dễ gây trồng, sinh trưởng tốt tạo cảnh quan đường phố, như cây Bàng tán đẹp tạo bóng mát nhanh chỉ sau hai ba năm đã cho bóng mát và tạo cảnh quan cho đường phố, Phượng vĩ sau khi đổ gãy, cây có khả năng đâm chồi, nảy lộc ngay vì vậy cảnh quan vẫn luôn xanh tươi không bị gián đoạn. Đặc biệt Phượng vĩ ngoài màu xanh của lá cây còn có mùa hoa màu đỏ kéo dài và đã được đi vào thơ ca hội họa rất nhiều. Vị thứ của các loài này thường đứng vị thứ 5 đến vị thứ 12; sở dĩ những loài này ít được xếp các thứ hạng đầu là do bên cạnh những ưu điểm chúng còn mang những nhược điểm lớn so với tiêu chuẩn cây xanh đường phố, nên khi chuẩn hoá chúng không được cho điểm cao ở những nhược điểm như: phượng vĩ thân cành cong queo dễ đổ gãy, tán thưa rời rạc; Bàng loài cây hay sâu bệnh, quả thịt rụng làm ô nhiễm môi trường cản trở giao thông; Xà cừ là cây có bộ rễ khoẻ nhưng tán nặng nề, nên chống chịu gió bão không như những cây khác nhưng trồng cây bóng mát, chống bụi, chống ồn, cách ly, chống hoá chất khí độc nó lại là cây ưu việt hơn cả nên nó vẫn được trồng rất nhiều ở đường phố Hạ Long. Những loài cây Liễu, Vông đồng, Keo tai tượng, Keo lá tràm là những loài cây thường đứng gần và cuối bảng, do Vông đồng hình dáng đẹp thích hợp với điều kiện đất phèn mặn nhưng nó rất dễ đổ gẫy, Liễu cành nhánh mềm, rủ đẹp thích hợp với ven hồ công viên… còn Keo tai tượng và Keo lá tràm vừa phân cành thấp lại hay đổ gẫy theo tôi không nên trồng hai loài cây này ở đường phố, chỉ nên trồng ở nơi cải tạo đất.
Thực tế những loài cây trên được trồng rất phổ biến ở đường phố Hạ Long, bởi mỗi loài cây có một ưu điểm riêng và đi đôi với ưu điểm là nhược điểm. Do đó, khi trồng ở đường phố nhà thiết kế cây xanh phải chọn những loài cây đạt những tiêu chuẩn chính và có tham khảo tới sở thích của người dân đô thị.
Chương 6
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu môi trường đô thị, điều kiện hoàn cảnh sống của cây xanh đô thị và những đặc điểm sinh thái học của các loài cây. Ta thấy, cây xanh có vai trò to lớn đối với môi trường và con người đô thị, mỗi loài cây thích hợp với từng điều kiện hoàn cảnh lập địa nhất định. Vì vậy, việc đưa ra những tiêu chuẩn về cây xanh đường phố và đánh giá, xếp loại cây xanh đường phố là vấn đề cấp thiết.
Với mục tiêu của đề tài là đánh giá và xếp loại một số loài cây xanh thường gặp trên đường phố tại thành phố Hạ Long bằng cách áp dụng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn. Tôi đã tìm hiểu được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của thành phố Hạ Long. Tìm hiểu rõ được đặc điểm sinh học, tình hình sinh trưởng phát triển của một số loài cây xanh thường gặp trên đường phố Hạ Long, và đã sử dụng phương pháp đa tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại cho 14 loài cây xanh thường gặp trên đường phố Hạ Long.
Nhưng việc cho điểm và xếp thứ hạng của đề tài không phải nhằm mục đích loại trừ mà là sự gợi ý có căn cứ khoa học, là cơ sở để các nhà thiết kế cây xanh cảnh quan căn cứ vào đó mà lựa chọn loài cây phù hợp với điều kiện lập địa, khí hậu, địa hình, không gian, kiến trúc và thị hiếu của con người ... ở từng khu vực cụ thể.
Các phương pháp được áp dụng trong đề tài đều dựa trên cơ sở lý luận khác nhau, cách tính toán tiến hành khác nhau. Nhìn chung trong mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng và có mặt hạn chế của nó. Vì vậy, kết quả thu được của từng phương pháp có sự sai khác nhất định, nhưng để có kết quả xếp hạng thật chính xác thì việc xây dựng tiêu chuẩn và lượng hoá tiêu chuẩn là rất quan trọng, nó đòi hỏi phải có tầm hiểu biết rộng có kiến thức ở nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh khác nhau. Khi tiến hành các công việc này cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm cũng như của người dân để bảng xếp hạng đạt được độ chính xác cao nhất.
Trong tất cả các phương pháp thì các phương pháp không nhân thêm trọng số (phương pháp thứ hạng, phương pháp chỉ số canh tác Ect, phương pháp chỉ số canh tác cải tiến), đơn giản, dễ áp dụng. Trong đó chỉ số canh tác cải tiến tỏ ra ưu việt hơn hai phương pháp kia vì nó đã kết hợp được ưu điểm của hai phương pháp thứ hạng và phương pháp chỉ số canh tác Ect mà lại thu được kết quả nhanh chóng. Nhưng để có kết quả chính xác, theo tôi nên dùng phương pháp có trọng số tính bằng phương pháp tương quan, nó khắc phục được hầu hết các nhược điểm của ba phương pháp chuẩn hoá và hai phương pháp có trọng số còn lại, vì nó đã có sự ưu tiên đối với các tiêu chuẩn cần ưu tiên bằng việc cho trọng số dựa trên tương quan giữa các tiêu chuẩn với nhau nên đảm bảo tính chính xác và tính khách quan của kết quả.
Do đó, tôi đã sử dụng kết quả của phương pháp chỉ số canh tác cải tiến với trọng số tính theo phương pháp tương quan để đưa ra bảng xếp loại từ cao xuống thấp của 14 loài cây trồng thường gặp trên đường phố tại thành phố Hạ Long như sau:
Bảng xếp hạng từ cao xuống thấp của 14 loài cây
Tên loài
Điểm
Thứ hạng
Sấu
0.746
1
Sao đen
0.746
1
Phi lao
0.745
3
Sữa
0.723
4
Muồng đen
0.709
5
Bằng lăng
0.708
6
Trứng cá
0.696
7
Xà cừ
0.669
8
Phượng vĩ
0.648
9
Bàng
0.628
10
Keo lá tràm
0.623
11
Vông đồng
0.600
12
Liễu
0.569
13
Keo tai tượng
0.560
14
Tuy nhiên phương pháp trọng số theo tương quan tính toán phức tạp và lâu hơn các phương pháp trên.
6.2 Tồn tại
- Do thời gian nghiên cứu ngắn nên không có được những đánh giá chính xác của mỗi loài cây trong mỗi mùa khác nhau, đồng thời do năng lực bản thân còn hạn chế nên việc lượng hoá các tiêu chuẩn, phân tích các tiêu chuẩn còn gặp nhiều khó khăn
- Đề tài mới chỉ đi sâu nghiên cứu một số chỉ tiêu quan trọng cây xanh đường phố.
- Chúng tôi đã nghiên cứu 14 loài cây trồng thường gặp ở đường phố Hạ Long, còn một số loài khác như: Long não, Ngọc lan, Me,... thực tế cũng phát triển tốt nhưng chưa được trồng phổ biến, do vậy chưa được chọn làm loài nghiên cứu trong đề tài.
6.3 Kiến nghị
Xuất phát từ những tồn tại trên, trong các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Cần tiếp tục nghiên cứu thêm một số tiêu chuẩn khác như: khả năng chống chịu hoá chất, khí độc, sở thích gây trồng của người dân đối với mỗi loài cây và có thời gian đủ để theo dõi được những biến động về giá trị của các loài cây trong những khoảng thời gian khác nhau.
- Cần tiến hành nghiên cứu trên một phạm vi rộng hơn hoặc nghiên cứu cho từng khu vực để có kết luận xác đáng hơn.
- Trong phương pháp đa tiêu chuẩn tôi thấy rằng cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa về các phương pháp cho trọng số vì phương pháp này cho kết quả có độ chính xác và tính khách quan cao.Đặc biệt nếu làm việc với chuyên gia có kinh nghiệm tốt thì nên dùng phương pháp cho trọng số theo phương pháp chuyên gia, phương pháp này giúp tính toán đơn giản và kết quả vẫn chính xác.
Cần nghiên cứu thêm về các loài cây khác có khả năng thích ứng với điều kiện lập địa Hạ Long, từ đó đưa ra những đề xuất làm phong phú số loài cây trồng đường phố cho thành phố Hạ Long
MỤC LỤC
Lời nói đầu
5.4.1.1Tiêu chuẩn hình dáng 27
5.4.1.2 Tiêu chuẩn hướng sắc hoa 27
5.4.1.3 Tiêu chuẩn Hoa - Quả - Nhựa không gây ô nhiễm và độc hại 28
5.4.1.4 Tiêu chuẩn khả năng thích ứng 28
5.4.1.5 Tiêu chuẩn chống chịu gió bão 29
5.4.1.6 Tiêu chuẩn chống bụi chống ồn 29
5.4.2 Tìm ra những tiêu chuẩn mang tính chất chủ đạo và những tiêu chuẩn không ảnh hưởng đến các tiêu chuản khác 30
5.5 Chuẩn hoá các tiêu chuẩn 31
5.5.2 Phương pháp chỉ số canh tác Ect 33
5.5.3 Phương pháp chỉ số canh tác cải tiến 34
5.6 So sánh, xếp loại, lựa chọn mô hình tối ưu 36
5.6.1 So sánh trên cơ sở trung bình hoặc tổng số số tiêu chuẩn cho mỗi mô hình trên cơ sở các bảng số liệu đã được chuẩn hoá 36
5.6.2 Phương pháp có trọng số 37
5.6.2.1 Trọng số theo phương pháp chuyên gia 37
5.6.2.2 Phương pháp phân nhóm dựa vào quan hệ tiêu chuẩn 39
5.6.2.3. Tính trọng số bằng phương pháp tương quan 41
Chương 6: Kết luận - tồn tại - kiến nghị 47
6.1 Kết luận 47
6.2 Tồn tại 49
6.3 Kiến nghị 49
Tài liệu tham khảo
Phụ biểu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lª Méng Ch©n- Lª ThÞ Huyªn: "Thùc vËt rõng"- Gi¸o tr×nh Trêng §¹i Häc L©m NghiÖp.
Ng« Quang §ª: "Bµi gi¶ng l©m nghiÖp c¶nh quan vµ c©y xanh ®« thÞ".
NguyÔn V¨n Huy: "Bµi gi¶ng c©y xanh ®« thÞ".
D¬ng Diªn LÖ: "C©y trång vÖ sinh chÊt lîng". Gi¸o tr×nh l©m viªn 1995.
Hµn TÊt Ng¹n: "KiÕn tróc c¶nh quan ®« thÞ". NXB X©y dùng - Hµ Néi.1982.
NguyÔn ThÞ Thanh Thuû: "KiÕn tróc phong c¶nh". NXB KHKT. 1996.
+ Tæ chøc vµ qu¶n lý m«i trêng c¶nh quan ®« thÞ. NXB X©y dùng.1997.
NguyÔn H¶i TuÊt: "Ứng dông ph¬ng ph¸p ®a tiªu chuÈn ®Ó lùa chän m« h×nh tèi u trong l©m nghiÖp".1998.
Quy ho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn kinh tÕ – x· héi thµnh phè H¹ Long ®Õn n¨m 2010
C¸c luËn v¨n vµ chuyªn ®Ò nghiªn cøu khoa häc cã liªn quan.
Phô biÓu 07: KÕt qu¶ ®iÒu tra t×nh h×nh sinh trëng c©y xanh ë
thµnh phè H¹ Long
Tªn loµi
CÊp tuæi
Xµ cõ
CÊp tuæi VI
60.8
12.716
14.53
4.916
B»ng l¨ng níc
CÊp tuæi III
22.78
4.53
5.78
2.396
SÊu
CÊp tuæi II
18.96
4.3
6.43
2.12
Bµng
CÊp tuæi II
19.7
4.75
7.66
3.783
Keo tai tîng
CÊp tuæi II
20.866
4.01
8.533
4.383
Keo l¸ trµm
CÊp tuæi II
23.7
4.67
9.866
3.556
Phîng vÜ
CÊp tuæi III
41.1
7.65
9.616
3.783
LiÔu
CÊp tuæi II
18.3
3.4
4.86
1.83
Phi lao
CÊp tuæi VI
48.66
7.716
13.866
3.216
Sao ®en
CÊp tuæi II
17.066
3.766
5.45
1.99
Trøng c¸
CÊp tuæi II
21.43
6.88
5.85
2.293
S÷a
CÊp tuæi II
27.33
4.15
5.953
2.443
V«ng ®ång
CÊp tuæi V
59.066
9.183
10.75
3.316
Muång ®en
CÊp tuæi IV
26.516
7.183
9.966
3.6
Chó thÝch:
CÊp tuæi I: 1 – 5 tuæi
CÊp tuæi II: 6 - 10 tuæi
CÊp tuæi III: 11 - 15 tuæi
CÊp tuæi IV: 16 - 20 tuæi
CÊp tuæi V: 21 - 25 tuæi
CÊp tuæi VI: 26 - 30 tuæi Phô biÓu 03: KÕt qu¶ cña ph¬ng ph¸p thø h¹ng theo ph¬ng ph¸p ph©n nhãm dùa vµo quan hÖ c¸c tiªu chuÈn
STT
Nhãm TC
Tªn loµi
Nhãm quan hÖ chÆt
Nhãm quan hÖ võa
Nhãm quan
hÖ láng
Tæng
®iÓm
1
Xµ cõ
5.55
1.05
2.2
8.8
2
B»ng l¨ng
3
3.5
2.8
9.3
3
SÊu
6.15
4.9
2.2
13.25
4
Bµng
4.5
4.9
1.1
10.5
5
Keo tai tîng
1.95
1.05
2.2
5.2
6
Keo l¸ trµm
3.45
1.75
2.2
7.4
7
Phîng vÜ
2.4
1.75
2.8
6.95
8
LiÔu
1.35
2.45
2.8
6.6
9
Phi lao
5.7
4.9
2.2
12.8
10
Sao ®en
6.15
4.9
2.2
13.25
11
Trøng c¸
5.7
3.5
2.2
11.4
12
S÷a
5.7
2.45
1.7
9.85
13
V«ng ®ång
3.45
0.35
1.7
5.5
14
Muång ®en
4.05
3.5
2.8
10.35
Phô biÓu 05: KÕt qu¶ cña ph¬ng ph¸p thø h¹ng víi träng sè theo
ph¬ng ph¸p t¬ng quan
STT
Nhãm TC
Tªn loµi
1
2
3
4
5
6
Tæng ®iÓm
1
Xµ cõ
1.414
0.424
1.33
4.27
0.258
0.156
7.852
2
B»ng l¨ng
0.707
0.742
1.33
4.27
0.86
0.036
7.945
3
SÊu
1.414
0.424
1.33
5.978
1.204
0.156
10.51
4
Bµng
1.414
0.424
0.285
2.562
1.204
0.12
6.009
5
Keo tai tîng
0.101
0.424
1.33
0.854
0.258
0.12
3.087
6
Keo l¸ trµm
0.707
0.424
1.33
2.562
0.43
0.12
5.573
7
Phîng vÜ
0.707
0.742
1.33
2.562
0.43
0.036
5.807
8
LiÔu
0.707
0.742
1.33
0.427
0.602
0.012
3.82
9
Phi lao
1.414
0.424
1.33
5.978
1.204
0.12
10.47
10
Sao ®en
1.414
0.424
1.33
5.978
1.204
0.156
10.51
11
Trøng c¸
1.414
0.424
1.33
4.27
0.86
0.168
8.466
12
S÷a
1.414
0.742
0.285
5.978
0.602
0.12
9.141
13
V«ng ®ång
0.707
0.742
0.285
2.562
0.086
0.12
4.502
14
Muång ®en
0.707
0.742
1.33
4.27
0.86
0.12
8.029
Phu biÓu 01: KÕt qu¶ cña ph¬ng ph¸p thø h¹ng theo
ph¬ng ph¸p chuyªn gia
STT
Tiªu chuÈn
Tªn loµi
1
2
3
4
5
6
Tæng ®iÓm
1
Xµ cõ
2.8
0.8
1.4
3
0.6
1.3
9.9
2
B»ng l¨ng
1.4
1.4
1.4
3
2
0.3
9.5
3
S©ó
2.8
0.8
1.4
4.2
2.8
1.3
13.3
4
Bµng
2.8
0.8
0.3
1.8
2.8
1
9.5
5
Keo tai tîng
0.2
0.8
1.4
0.6
0.6
1
4.6
6
Keo l¸ trµm
1.4
0.8
1.4
1.8
1
1
7.4
7
Phîng vÜ
1.4
1.4
1.4
1.8
1
0.3
7.3
8
LiÔu
1.4
1.4
1.4
0.3
1.4
0.1
6
9
Phi lao
2.8
0.8
1.4
4.2
2.8
1
13
10
Sao ®en
2.8
0.8
1.4
4.2
2.8
1.3
13.3
11
Trøng c¸
2.8
0.8
1.4
3
2
1.4
11.4
12
S÷a
2.8
1.4
0.3
4.2
1.4
1
11.1
13
V«ng ®ång
1.4
1.4
0.3
1.8
0.2
1
6.1
14
Muång ®en
1.4
1.4
1.4
3
2
1
10.2
Phô biÓu 02: KÕt qu¶ cña ph¬ng ph¸p chØ sè canh t¸c c¶i tiÕn theo
ph¬ng ph¸p chuyªn gia
STT
Tiªu chuÈn
Tªn loµi
1
2
3
4
5
6
Tæng ®iÓm
1
Xµ cõ
0.2
0.05
0.1
0.27
0.12
0.09
0.83
2
B»ng l¨ng
0.178
0.1
0.1
0.27
0.18
0.07
0.898
3
SÊu
0.2
0.05
0.1
0.3
0.2
0.09
0.94
4
Bµng
0.2
0.05
0.07
0.24
0.2
0.08
0.837
5
Keo tai tîng
0.156
0.05
0.1
0.21
0.12
0.08
0.716
6
Keo l¸ trµm
0.178
0.05
0.1
0.24
0.14
0.08
0.788
7
Phîng vÜ
0.178
0.1
0.1
0.24
0.14
0.07
0.828
8
LiÔu
0.178
0.1
0.1
0.18
0.16
0.06
0.778
9
Phi lao
0.2
0.05
0.1
0.3
0.2
0.08
0.93
10
Sao ®en
0.2
0.05
0.1
0.3
0.2
0.09
0.94
11
Trøng c¸
0.2
0.05
0.1
0.27
0.18
0.1
0.9
12
S÷a
0.2
0.1
0.07
0.3
0.16
0.08
0.907
13
V«ng ®ång
0.178
0.1
0.07
0.24
0.1
0.08
0.764
14
Muång
0.178
0.1
0.1
0.27
0.18
0.08
0.908
Phô biÓu 04: KÕt qu¶ cña ph¬ng ph¸p chØ sè canh t¸c c¶i tiÕn theo ph¬ng ph¸p ph©n nhãm dùa vµo quan hÖ c¸c tiªu chuÈn
STT
Nhãm TC
Tªn loµi
Nhãm tiªu chuÈn quan hÖ chÆt
Nhãm tiªu chuÈn quan hÖ võa
Nhãm tiªu chuÈn quan hÖ láng
Tæng ®iÓm
1
Xµ cõ
0.420
0.210
0.150
0.780
2
B»ng l¨ng
0.373
0.315
0.200
0.888
3
SÊu
0.435
0.350
0.150
0.935
4
Bµng
0.390
0.350
0.117
0.857
5
Keo tai tîng
0.342
0.210
0.150
0.702
6
Keo l¸ trµm
0.373
0.245
0.150
0.768
7
Phîng vÜ
0.358
0.245
0.200
0.803
8
LiÔu
0.313
0.280
0.200
0.793
9
Phi lao
0.420
0.350
0.150
0.920
10
Sao ®en
0.435
0.350
0.150
0.935
11
Trøng c¸
0.435
0.315
0.150
0.900
12
S÷a
0.420
0.280
0.167
0.867
13
V«ng ®ång
0.373
0.175
0.167
0.715
14
Muång ®en
0.388
0.315
0.200
0.903
Phô biÓu 06: KÕt qu¶ ph¬ng ph¸p chØ sè canh t¸c c¶i tiÕn víi träng sè
theo ph¬ng ph¸p t¬ng quan
STT
Tiªu chuÈn
Tªn loµi
1
2
3
4
5
6
Tæng ®iÓm
1
Xµ cõ
0.101
0.0265
0.095
0.384
0.052
0.011
0.669
2
B»ng l¨ng
0.09
0.053
0.095
0.384
0.077
0.008
0.708
3
SÊu
0.101
0.0265
0.095
0.427
0.086
0.011
0.746
4
Bµng
0.101
0.0265
0.063
0.342
0.086
0.01
0.628
5
Keo tai tîng
0.079
0.0265
0.095
0.299
0.052
0.01
0.56
6
Keo l¸ trµm
0.09
0.0265
0.095
0.342
0.06
0.01
0.623
7
Phîng vÜ
0.09
0.053
0.095
0.342
0.06
0.008
0.648
8
LiÔu
0.09
0.053
0.095
0.256
0.069
0.007
0.57
9
Phi lao
0.101
0.0265
0.095
0.427
0.086
0.01
0.745
10
Sao ®en
0.101
0.0265
0.095
0.427
0.086
0.011
0.746
11
Trøng c¸
0.101
0.0265
0.095
0.384
0.077
0.012
0.696
12
S÷a
0.101
0.053
0.063
0.427
0.069
0.01
0.723
13
V«ng ®ång
0.09
0.053
0.063
0.342
0.043
0.01
0.6
14
Muång ®en
0.09
0.053
0.095
0.384
0.077
0.01
0.709
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá và xếp loại một số loài cây trồng thường gặp trên đường phố tại thành phố Hạ Long.docx