Đề tài Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh dựa vào bảng chấm điểm thi đua

Thành tựu văn hóa thời cổ đại được đề cập trong sách giáo khoa có rất nhiều và đa dạng. Trong quá trình giảng dạy lịch sử, ở phần này mỗi một giáo viên đều có những cách thức và phương pháp khác nhau để chuyển tải những thông tin, dung lượng kiến thức từ sách giáo khoa đến cho học sinh, qua đó hình thành kĩ năng tư duy sáng tạo cũng như thái độ tư tưởng cho các em.Việc vận dụng tri thức thức lịch sửvà văn học là một trong những cách thức nhằm giúp cho giáo viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ đó. Việc vận dụng linh hoạt các tri thức lịch sử và văn học kết hợp với sự hỗ trợ của công nghệ tin học trong quá trình giảng dạy sẽ làm cho bài giảng lịch sử văn hóa cổ đại trở nên phong phú sinh động và có sức hấp dẫn đối với người học.

pdf36 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh dựa vào bảng chấm điểm thi đua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực ngày càng tăng của giai cấp tư sản đang lên đối với xã hội quí tộc...Ban-dắc đã xây dựng câu chuyện về xã hội Pháp thành một bức tranh đồ sộ và nhờ đó mà ngay về phương diện chi tiết, tôi cũng biết được nhiều hơn là qua công trình nghiên cứu của tất cả các nhà chuyên môn- sử gia, nhà triết học, nhà thống kê-của thời ấy cộng lại". Trong lịch sử Việt Nam cũng có nhiều tác phẩm văn học có giá trị như một tư liệu lịch sử, điển hình như bài " Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt, "Hịch tướng sĩ" của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi, "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chủ Tịch vv.Các tác phẩm văn học đó góp phần làm sáng tỏ các sự kiện lịch sử, giúp cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn bản chất của từng thời kì lịch sử đã qua. Lịch sử là những gì thuộc về quá khứ. Văn thơ của các thời đại đã qua là tư tưởng, là tình cảm, là niềm vui,là nỗi buồn,là sự yêu thương, là sự căm hận... là những gì thuộc về con người trong quá khứ. Thơ văn để lại cho chúng ta cách nhìn,cách nghĩ, tiếng nói của quá khứ. Vì vậy trong quá trình giảng dạy lịch sử nhất là phần lịch sử dân tộc, giáo viên không thể không cần đến các tri thức của văn học. Việc sử dụng có hiệu quả nguồn tri thức này không những góp phần làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả giáo dục về nhận thức ,tình cảm tư tưởng cho học sinh. Trong khuôn khổ của đề tài, tôi xin được trình bày một khía cạnh nhỏ của việc vận dụng tư liệu văn học vào bài Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... giảng lịch sử ở trường Trung học phổ thông đó là: Vận dụng thơ ca cách mạng để làm phong phú thêm một số bài giảng lịch sử dân tộc giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1946. III.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Tư liệu văn học nói chung và thơ ca cách mạng nói riêng rất cần thiết cho các bài giảng lịch sử dân tộc, bởi nhận thức lịch sử phải là sự kết hợp bổ sung sâu sắc giữa cảm thụ và tư duy lí trí, giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. Nhiều khi chỉ bằng sự giảng giải phân tích có tính chất lí luận, giáo viên khó có thể giúp học sinh hiểu được đầy đủ một vấn đề hay một sự kiện lịch sử, trong trường hợp này rất cần sự hỗ trợ của tư liệu văn học. Giai đoạn lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến năm 1946 là giai đoạn đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai để giành lại nền độc lập dân tộc và quyền tự do dân chủ cho nhân dân do Đảng cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo. Phần lớn các nhà văn nhà thơ yêu nước trong giai đoạn này là những chiến sĩ cách mạng tiên phong, là những nhân chứng của lịch sử.Vì vậy những tác phẩm thơ văn do họ sáng tạo ra là tấm gương phản chiếu trung thành cuộc đấu tranh sinh tử của nhân dân Việt Nam trên chặng đường đấu tranh đầy gian khổ chông gai để đi tới chiến thắng. Do đó việc vận dụng các tác phẩm hoặc đoạn trích thơ ca cách mạng trong giai đoạn này vào bài giảng lịch sử chẳng những làm phong phú sinh động cho bài giảng mà còn giúp cho học sinh nhận thức đúng bản chất của các sự kiện lịch sử, cảm thụ được cái hay cái đẹp của lịch sử,từ đó mang lại hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn cao hơn. IV.CƠ SỞ THỰC TIỄN: Là một giáo viên lịch sử, trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc nhất là giai đoạn lịch sử đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, bản thân tôi nhận thấy dung lượng kiến thức cần truyền đạt cho người học rất lớn, trong đó có nhiều sự kiện, hiện tượng lịch sử mà học sinh cần phải biết, phải hiểu, phải nhớ. Tuy nhiên nếu chỉ bằng cách trình bày lí giải một cách đơn thuần thì bài giảng dễ bị khô cứng và học sinh cũng khó nắm bắt được các vấn đề lịch sử. Ngược lại nếu giáo viên biết lồng ghép các tư liệu thơ ca phản ánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử nói trên với việc trình bày phân tích thì bài giảng sẽ phong phú sinh động hơn, đồng thời giúp cho học sinh có thái độ nhìn nhận và đánh giá đúng hơn những vấn đề lịch sử trong bài học. V.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... Trong giai đoạn lịch sử dân tộc từ năm 1919 đế năm 1946, có nhiều sự kiện, hiện tượng lịch sử mà giáo viên có thể dùng thơ ca cách mạng minh họa để cho học sinh có thể hiểu sâu sắc thêm . Sau đây tôi xin bày một số trường hợp tiêu biểu: Trong bài 12 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925: Ở mục " Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam" khi giảng về tình cảnh của giai cấp nông dân Việt Nam, để học sinh hiểu rõ hơn nông dân chính là nạn nhân trong cuộc khai thác lần hai của thực dân Pháp như: bị tước đoạt ruộng đất, chịu sưu cao thuế nặng và chế độ lao dịch nặng nề, đời sống bị bần cùng không có lối thoát, giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe đoạn thơ sau: Rày sưu, mai thuế trưng cầu Cầm con, cầm vợ, bán trâu, bán bò Rượu ta nấu nó cho rượu lậu Muối ta làm nó bảo muối gian Ngày thêm những kẻ tham tàn Cảnh binh hiếp chúng, phu đàng hiếp dân. ( Bài ca cách mạng ) Khi giảng về giai cấp công nhân Việt Nam, để cho học sinh thấy được giai cấp công nhân Việt Nam có nguồn gốc xuất thân từ nông dân và khi trở thành công nhân họ lại bị đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, giáo viên có thể minh họa cho học sinh hiểu qua một số câu thơ sau: Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ Anh chạy vào đất đỏ làm phu Bán thân đổi lấy đồng xu Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng... ( Tố Hữu-" Ba mươi năm đời ta có Đảng") Trong mục" Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài , khi giảng về tiếng bom Sa Diện, sau khi trình bày ngắn gọn diễn biến của sự kiện này, để giáo dục cho học sinh về sự hi sinh anh dũng quên mình của liệt sĩ Phạm Hồng Thái, giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe những câu thơ của Tố Hữu ca ngợi về cái chết của anh: Sống chết được như anh Thù giặc thương nước mình Sống làm quả bom nổ Chết như dòng nước xanh Trong mục " Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 ", để lí giải cho học sinh hiểu sâu sắc hơn sự kiện Người đọc được bản Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lê nin vào tháng 6 năm 1920 và tác động của bản Sơ khảo này đối với Người trong việc quyết định lựa chọn con đường cứu nước theo đường lối Cách mạng vô sản, giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe một đoạn thơ trích trong bài" Người đi tìm hình của nước " của nhà thơ Chế Lan Viên: Luận cương đến với Bác Hồ và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê nin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc Hạnh phúc là đây! Cơm áo đây rồi! Hình của Đảng lồng trong hình của nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười Sau khi đọc đoạn thơ trên, giáo viên lí giải thêm: Chính bản Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lê nin đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc nhận ra được chân lí cứu nước đúng đắn mà mình đã bôn ba tìm kiếm, đó là con đường cứu nước theo khuynh hướng Cách mạng vô sản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản- một chính đảng tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Chính vì lẽ đó mà tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua vào tháng 12 năm 1920 Người đã nhanh chóng bỏ phiếu gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp. Trong bài 14 - Phong trào cách mạng 1930-1935: Ở mục " Việt Nam trong những năm 1929-1933 ", để cho học sinh hình dung được bức tranh của làng quê Việt Nam tiêu điều, xơ xác bởi hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân vô cùng khổ cực điêu đứng bởi chính sách sưu cao thuế nặng và chính sách khủng bố trắng của đế quốc Pháp, giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe một số câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: Ôi ! Nhớ những năm nào thuở trước Xóm làng ta xơ xác héo hon Nửa đêm thuế thúc trống dồn Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy. Ở mục " Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao xô viết Nghệ - Tĩnh ", để học sinh hiểu rõ hơn tính chất quyết liệt trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, giáo viên có thể kết hợp việc dùng lược đồ trình bày với việc lồng ghép đoạn thơ phản ánh diễn biến của phong trào cách mạng như sau: Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi Không có lẽ ta ngồi chịu chết Hãy cùng nhau cương quyết một phen Tổng này, xã nọ kết liên Ta hò, ta hét, thét lên thử nào Trên gió cả cờ đào phất thẳng Dưới đất bằng giấy trắng tung ra Giữa thành một trận xông pha Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng. ( Bài ca cách mạng ) Trong bài 16 - Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám ( 1939 - 1945 ): Ở mục " Nguyễn Aí Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ", để học sinh nhớ được thời gian về nước của Bác sau 30 năm hoạt động cứu nước ở nước ngoài và niềm vui khôn xiết của cán bộ, nhân dân ta khi hay tin Người về nước, giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe các câu thơ đầy xúc động của nhà thơ Tố Hữu: Ôi ! Sáng xuân nay xuân bốn mốt Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về im lặng con chim hót Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ Bác đã về đây tổ quốc ơi! Nhớ thương hòn đất ấm hơi người Ba mươi năm ấy chân không nghỉ Mà đến bây giờ mới tới nơi. Trong mục " Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam dưới hai tầng áp bức bóc lột Pháp - Nhật ", để cho học sinh hiểu sâu sắc hơn nạn đói khủng khiếp mà bọn thực dân, phát xít Pháp - Nhật đã gây ra cho nhân dân ta vào cuối năm 1944 đầu 1945, giáo viên có thể lồng ghép việc cho học sinh xem bức tranh miêu tả về nạn đói với việc trích đọc các câu thơ sau: Con đói lả ôm lưng mẹ khóc Mẹ địu con đấu thóc cầm hơi Kiếp đời cơm vãi cơm vơi Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi... Những câu thơ trên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được nạn đói khủng khiếp mà nhân dân ta phải hứng chịu mà còn lí giải được phần nào Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... về nguyên nhân dẫn đến phong trào " Phá kho thóc của Nhật " diễn ra rầm rộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ vào các tháng đầu năm 1945. Trong bài 17 - Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 : Ở mục " Xây dựng chính quyền cách mạng ", trong quá trình trình bày diễn biến và ý nghĩa của cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 6-1-1946, để cho học sinh thấy rõ cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên thật sự là ngày hội lớn của toàn thể dân tộc đã để lại kỉ niệm đẹp trong kí ức của nhiều người dân khi lần đầu tiên trong cuộc đời được thể hiện quyền công dân của mình, giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe hai câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu: Nhớ buổi ban đầu dân quốc ấy Ngàn năm chưa dễ mấy ai quên Ở mục " Giải quyết nạn đói", khi trình bày về phong trào thi đua sản xuất nhằm đẩy lùi nạn đói, để cho học sinh thấy được hưởng ứng lời kêu gọi " Tăng gia sản xuất " của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một phong trào thi đua tăng gia sản xuất dấy lên sôi nổi khắp cả nước dưới khẩu hiệu " Tấc đất tấc vàng ! ", " Không một tấc đất bỏ hoang ! ", giáo viên có thể đọc minh họa cho học sinh nghe những câu ca sau: Rủ nhau đi cấy đi cày Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu Ở mục " Giải quyết nạn dốt ", khi giảng về kết quả của phong trào " Bình dân học vụ ": Trong vòng một năm, từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 9 năm 1946, trên toàn quốc đã tổ chức gần 76.000 lớp học, xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người. Để giúp cho học sinh lí giải được nguyên nhân của kết quả đạt được là bên cạnh truyền thống hiếu học của nhân dân ta còn một nhân tố quan trọng khác góp phần mang lại kết quả cao cho phong trào xóa nạn mù chữ đó là biện pháp tuyên truyền, vận động có hiệu quả của chính quyền cách mạng các cấp. Họ sáng tác ra các câu vè để động viên khích lệ người đi học hoặc dùng những câu thơ để giúp cho người học nhớ và viết được các con chữ. Giáo viên có thể minh họa cho học sinh bằng những câu ca sau: " Lấy chồng biết chữ là tiên Lấy chồng không chữ là duyên con bò " Hoặc " O tròn như quả trứng gà Ô thì đội mũ, ơ thì mang râu " Hay như " i, t giống móc cả hai i có dấu chấm, t thì có ngang " Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Việc vận dụng thơ ca cách mạng vào trong bài giảng lịch sử dân tộc giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1946, sau nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy rằng: Thơ ca cách mạng góp phần làm phong phú sinh động cho bài giảng làm giảm bớt tính khô cứng của bộ môn do có quá nhiều sự kiện hiện tượng lịch sử, nhờ vậy mà tạo ra được sự hứng thú cho học sinh trong giờ học. Đồng thời thơ ca cách mạng góp phần làm tái hiện bức tranh lịch sử, làm sáng tỏ thêm bản chất, ý nghĩa của các sự kiện, hiện tượng và nhân vật lịch sử mà nếu giáo viên chỉ dùng cách trình bày lí giải đơn thuần thì khó có thể diễn tả hết được. Nhờ vậy mà qua bài giảng giáo viên có thể khắc sâu cho học sinh về diễn biến của một thời đấu tranh cách mạng đã qua ; giúp cho các em không những hiểu đúng và nhớ lâu hơn về các sự kiện, hiện tượng và nhân vật lịch sử trong bài học mà còn lí giải được nguyên nhân, kết quả của một số phong trào đấu tranh cách mạng. Chất lượng học tập của bộ môn nhờ thế mà được nâng cao. Kết quả kiểm tra đánh giá hằng năm của bộ môn, số học sinh đạt điểm trung bình trở lên luôn đạt tỉ lệ vào khoảng 80% đến 90%. Mặt khác việc lồng ghép thơ ca cách mạng vào bài giảng lịch sử dân tộc trong giai đoạn này còn góp phần mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn của bộ môn về tư tưởng tình cảm cho học sinh. Những biểu tượng về các sự kiện, nhân vật lịch sử được tái hiện thông qua sự phản ánh sinh động của thơ ca dễ rung động trái tim người học góp phần bồi dưỡng cho các em về ước mơ lí tưởng sống cao đẹp, ít nhiều tạo ra sự suy nghĩ trong các em về trách nhiệm của thế hệ đi sau đối với quá khứ của dân tộc; đối với các thế hệ cha anh đã ngã xuống vì tương lai tươi sáng của đất nước trong ngày hôm nay,từ đó có những việc làm thiết thực trong cuộc sống hiện tại. VII.KẾT LUẬN: Việc vận dụng thơ ca cách mạng vào các bài giảng lịch sử dân tộc giai đoạn 1919 đến 1946, không những mang lại sự phong phú cho bài giảng mà còn tạo ra được biểu tượng sinh động về các sự kiện, hiện tượng và nhân vật lịch sử giúp cho học sinh có thể hiểu và nắm vững được những kiến thức cơ bản trong bài học. Mặt khác việc sử dụng thơ ca cách mạng vào bài giảng lịch sử dân tộc trong giai đoạn này còn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của bộ môn cho các em về truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường bất khuất của nhân dân ta; về lòng biết ơn với Đảng, với Bác Hồ cũng như các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cuộc đời mình cho nền độc lập tự do của dân tộc v v. Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi giàu ước mơ lí tưởng. Những lời thơ, câu ca phản ảnh trung thực sinh động các sự kiện, nhân vật Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... lịch sử đấu tranh cách mạng trong bài học có tác dụng thôi thúc các em noi gương các thế hệ cha anh đi trước để trở thành những người có ích cho cuộc sống hôm nay. Tuy nhiên khi vận dụng thơ ca cách mạng vào bài giảng lịch sử dân tộc, giáo viên cần lưu ý: - Tùy theo mục đích,yêu cầu của mỗi bài giảng lịch sử cũng như từng đối tượng học sinh mà giáo viên cần có sự chọn lọc và vận dụng thơ ca cho phù hợp. Và khi sử dụng thơ ca cách mạng thì chỉ xem đây là một phần tri thức để hỗ trợ cho bài giảng lịch sử để từ đó không biến giờ học sử thành giờ học văn. - Nên có sự kết hợp nhuần nhuyễn việc lồng ghép thơ ca cách mạng với việc sử dụng các phương pháp khác như sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh trực quan, tường thuật, miêu tả thì hiệu quả của bài giảng mới được cao hơn. - Cuối cùng nếu người giáo viên lịch sử có chất giọng tốt truyền cảm thì việc vận dụng thơ ca cách mạng vào bài giảng lịch sử rất dễ dàng và sẽ mang lại hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng rất lớn cho học sinh. Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... VIII.ĐỀ NGHỊ: Việc vận dụng tri thức lịch sử để giúp học sinh hiểu rõ hơn một số thành tựu văn hóa và nhân vật lịch sử thời cổ đại trong chương trình sách giáo khoa lịch sử 10 là đúc kết kinh nghiệm của bản thân tôi qua mười mấy năm giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT. Tôi thấy nó không những làm cho bài giảng được thêm phong phú sinh động mà còn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn cho học sinh.Vì vậy,kính mong sự góp ý bổ sung của Hội đồng khoa học và các anh chị đồng nghiệp trong Nhà trường để việc thực thi đề tài này mang lại kết quả thiết thực. Xin trân trọng cảm ơn ! Quế Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2012 Người viết Hoàng Xuân Tiến Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Phương pháp dạy-học lịch sử ở trường phổ thông- G.s Phan Ngọc Liên - nxb Giáo dục 1976. 2. Một số vấn đề về phương pháp dạy học lịch sử và lịch sử thế giới- Pts Trần Vĩnh Tường - ĐHSP Huế. 3. Một số vấn đề văn hóa thế giới cổ đại- Phạm Hồng Việt- nxb Thuận Hóa và ĐHSP Huế 1993. Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... X.MỤC LỤC: Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... I. ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG TRI THỨC LỊCH SỬ ĐỂ GIÚP HỌC SINH HIỂU RÕ HƠN MỘT SỐ THÀNH TỰU VĂN HÓA VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH KHOA LỊCH SỬ 10 II.ĐẶT VẤN ĐỀ: Kể từ khi xã hội xuất hiện giai cấp và nhà nước cho đến nay, loài người đã trải qua bốn thời kỳ lịch sử: Thời cổ đại, thời trung đại, thời cận đại và thời hiện đại. Mỗi thời kỳ lịch sử đi qua đều mang đậm dấu ấn về sự lao động sáng tạo của con người trong thời kỳ đó. Những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong các thời kỳ lịch sử trước không bao giờ mất đi mà luôn được các lớp người của thời đại sau kế thừa bảo tồn và phát triển. Lịch sử thế giới cổ đại là chặng đường đầu tiên của loài người khi bước vào thời đại văn minh. Ở thời kì này, thông qua bàn tay lao động và khối óc sáng tạo của mình, con người đã tạo ra được những thành tựu văn hóa rất có giá trị mà cho đến ngày nay nó vẫn còn có tác dụng đối với đời sống sinh hoạt của con người như chữ viết, lịch, toán học, triết học, lịch sử, văn học-nghệ thuật, kiến trúc vv. Chính vì lẽ này mà trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử tại trường trung học phổ thông, giáo viên không thể không cho học sinh nhận thức sâu sắc hơn về những thành tựu văn hóa đó. Thông qua các bài giảng lịch sử, bằng việc kết hợp giữa tri thức của bộ môn và các môn học xã hội khác, giáo viên sẽ giúp các em nhận thức được sự sáng tạo phi thường và những đóng góp lớn lao của cư dân cổ đại trong sự hình thành và phát triển của nền văn hóa nhân loại; giúp các em cảm nhận được mối liên hệ tác động giữa những thành tựu văn hóa ấy đối với đời sống sinh hoạt của con người trong xã hội hiện tại. Trên cơ sở những kiến thức khoa học lịch sử về quá khứ, học sinh sẽ được khơi dậy những cảm xúc lành mạnh, những tình cảm đẹp đẽ đối với các giá trị văn hóa cổ đại, tạo cho các em thái độ ngưỡng mộ và trân trọng đối với những thành quả lao động sáng tạo của con người trong qúa khứ cũng như những suy nghĩ và hành động thiết thực trong việc bảo vệ gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của con người trong thời đại trước để lại. Để góp phần giúp học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về một số thành tựu văn hóa và nhân vật lịch sử trong thời cổ đại, tôi xin trình bày đề tài: “ Vận dụng tri thức lịch sử để giúp học sinh hiểu rõ hơn một số thành tựu văn hóa và Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... nhân vật lịch sử thế giới cổ đại trong chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10”. III.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử cũng như các bộ môn khoa học xã hội khác trong trường trung học phổ thông, nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên là phải đáp ứng được hai yêu cầu, đó là giáo dục và giáo dưỡng. Để thực hiện tốt mục tiêu của bài học, thì việc sử dụng kiến thức trong sách giáo khoa không thôi là chưa đủ mà giáo viên cần phải biết vận dụng tri thức của bộ môn cũng như tri thức của các môn học khác để giải quyết vấn đề. Mặt khác trong qúa trình dạy-học hiện nay, việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong quá trình giảng dạy ngày càng trở nên phổ biến. Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy khả năng của mình trong việc vận dụng tri thức của môn học và các bộ môn có liên quan để nâng cao tính hiệu quả của bài giảng lịch sử. Lịch sử thế giới cổ đại là phần đầu tiên mà học sinh được học trong chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10. Trong phần này học sinh được tìm hiểu về sự hình thành nhà nước, đời sống kinh tế, xã hội của một số quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Đồng thời các em cũng được tìm hiểu những thành tựu văn hóa do con người cổ đại sáng tạo nên. Tuy nhiên do hạn chế về thời lượng chương trình nên sách giáo khoa phần lớn chỉ trình bày tóm lược và cô đọng. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải biết vận dụng tri thức của các bộ môn lịch sử mà mình có được, để giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn và đầy đủ về những giá trị của các thành tựu văn hóa thời cổ đại cũng như vị trí của nó trong đời sống sinh hoạt của con người trong xã hội hiện nay. Trên cơ sở đó học sinh sẽ thấy được giá trị đích thực của việc học tập bộ môn lịch sử. Động cơ thái độ học tập của các em đối với bộ môn nhờ thế mà có sự chuyển biến tốt hơn. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Thông qua quá trình giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 10 trong nhiều năm, đối với phần lịch sử thế giới cổ đại, tôi nhận thấy rằng: Có những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần được hình thành trong thời cổ đại nhưng cho đến ngày nay nó vẫn còn tồn tại và có tác dụng thiết thực đối với con người trong cuộc sống . Nhưng trong bài giảng lịch sử nếu giáo viên chỉ dừng lại các kiến thức trong sách giáo khoa thì học sinh khó có thể hiểu biết một cách toàn diện về các giá trị văn hóa đó. Ngược lại nếu giáo viên biết vận dụng linh hoạt các tri thức của bộ môn và các môn học khác vào bài giảng thì không những làm cho bài giảng sinh động hơn mà còn giúp cho học sinh nhận thức sâu sắc giá trị của các thành tựu văn hóa của thời cổ đại đối với cuộc sống hiện tại, giúp Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... cho các em có thể lí giải được một số vấn đè lịch sử. Vì vậy các bài giảng về lịch sử không còn xa lạ mà trở nên rất gần gũi với các em, làm cho các em yêu thích bộ môn hơn. Nhờ đó mà tác dụng giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn đối với học sinh cũng được nâng lên. V.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Sách giáo khoa lịch sử 10 có đề cập khá đầy đủ các thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông và phương Tây cổ đại. Trong khuôn khổ đề tài, người viết không có tham vọng trình bày tất cả các thành tựu văn hóa đó mà chỉ đi sâu vấn đề vận dụng tri thức lịch sử để giúp cho học sinh hiểu rõ hơn một số thành tựu văn hóa cổ đại trên các lĩnh vực như: Chữ viết, lịch pháp, toán học, văn học, kiến trúc và nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học. 1.Chữ viết: Sách giáo khoa viết: “Chữ viết là một phát minh lớn của loài người”, đồng thời nêu rõ cư dân phương Đông cổ đại như cư dân Ai Cập, Trung Quốc là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Và chữ viết đầu tiên đó được gọi là chữ tượng hình và tượng ý. Khi giảng về mục này, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ hơn: Thế nào là chữ tượng hình, tượng ý? Vị trí của chữ viết này trong đời sống văn hóa của nhân loại? Chữ tượng hình là hình vẽ về các sự vật, hiện tượng cụ thể để diễn đạt những điều muốn nói của con người, ví dụ như: Khi nói về mặt trời, người ta vẽ một vòng tròn nhỏ, giữa thêm một dấu chấm( ); nói về con mắt, người ta vẽ hình con mắt( ); nói về núi, người ta vẽ hình hai ngọn núi( ); nói về cửa, người ta vẽ hình hai cánh cửa( ) vv. Tuy nhiên trong đời sống giao tiếp hàng ngày, bản thân phương pháp tượng hình không thể diễn đạt hết các vấn đề liên quan đến cuộc sống mà con người muốn đề cập đến. Để khắc phục nhược điểm này, cư dân cổ đại đã kết hợp phương pháp tượng hình với phương pháp tượng trưng. Hình vẽ trong phương pháp tượng trưng không diễn đạt rõ sự vật hiện tượng cụ thể. Hình vẽ ở đây có ý nghĩa tượng trưng nhằm diễn đạt nội dung của các từ, các khái niệm trừu tượng và phức tạp. Chữ viết theo kiểu này được gọi là chữ tượng ý. Ví dụ: Để diễn đạt từ “khát nước”, người ta vẽ đầu trâu trên ba làn sóng nước; để biểu thị sự “ngược dòng”, người ta vẽ hình chiếc thuyền căng buồm; để diễn đạt khái niệm “công bằng”, người ta vẽ một chiếc lông cánh chim đà điểu( vì tất cả những lông cánh của loại chim này đều dài bằng nhau); hay như muốn diễn đạt sự “nhàn nhã”, người ta vẽ hình ánh trăng lọt qua cửa sổ vv. Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... Chữ viết ra đời là sự sáng tạo lớn lao của nhân loại trong buổi đầu thời đại văn minh. Nhờ nó mà lớp người thuộc thời đại sau có thể hiểu biết được ít nhiều về đời sống sinh hoạt của con người thời cổ đại. Tuy nhiên do loại chữ này quá cầu kỳ phức tạp ( chỉ có các nhà bác học mới đọc và hiểu được), cho nên sau này nó trở thành thứ chữ chết, không còn được lưu truyền và phổ biến rộng rãi ở các quốc gia. Mặc dù vậy vẫn có một nước tiếp thu loại chữ này,cải tiến và phát triển thành hệ chữ viết mới cho dân tộc mình, chẳng hạn như chữ viết của người Trung Quốc và Triều Tiên hiện nay. 2. Lịch pháp Trong mục “ Văn hóa cổ đại phương Đông”, ở phần lịch pháp và thiên văn, Sách giáo khoa viết: “ Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp… và lịch của họ được gọi là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng”. Tuy nhiên loại lịch này do chưa đảm bảo tính chính xác về thời gian nên về sau nó không còn được lưu truyền ở các quốc gia trên thế giới. Trong khi đó có một loại lịch cũng được ra đời tại một quốc gia cổ đại phương Đông và cho đến tận ngày nay nó vẫn còn tồn tại và được sử dụng trong đời sống sinh hoạt của cư dân một số nước nhưng sách giáo khoa không có điều kiện đề cập đến, đó chính là âm lịch của người Trung Quốc. Do vậy khi giảng phần này giáo viên cần cho học sinh hiểu biết thêm về lịch này. Lịch của người Trung Quốc thời cổ đại được xây dựng trên cơ sở quan sát sự vận động của mặt trăng nên được gọi là âm lịch. Lịch này thường được người Trung Quốc gọi là lịch can chi. Can có nghĩa là thân cây mọc thẳng, cốt cán của trời. Có tất cả 10 can, đó là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí. Chi có nghĩa là những cành trên cây trúc, rời khỏi thân, có quan hệ với đất. Có tất cả 12 chi tương ứng với 12 con vật, đó là: Tý(Chuột), Sửu(Trâu), Dần(Hổ), Mão(Mèo), Thìn(Rồng), Tỵ(Rắn), Ngọ(Ngựa), Mùi(Dê), Thân(Khỉ), Dậu(Gà), Tuất(Chó), Hợi(Lợn). Theo hệ thống lịch này, mỗi năm có 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày, sau 3 năm thì có một tháng nhuận. Mỗi chu kỳ của lịch này là 60 năm. Bắt đầu chu kỳ là năm Giáp Tý và cuối chu kỳ bao giờ cũng là năm Quí Hợi. Lịch này cho đến tận ngày nay vẫn được cư dân một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam sử dụng để coi ngày giờ phục vụ cho đời sống sinh hoạt như lễ tết, ma chay, cưới hỏi, làm nhà, mở quán vv. Trong mục “ Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma”, ở phần Lịch và chữ viết, Sách giáo khoa viết: “ Người Rô-ma đã tính được 1 năm có 365 ngày và ¼ nên họ định một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... ngày”. Một số học sinh thắc mắc rằng: Tại sao tháng hai chỉ có 28 ngày, trong khi đó có một số tháng trong năm lại lên tới 31 ngày? Vấn đề này giáo viên cần phải lí giải cho học sinh hiểu như sau: Trong thời cổ đại, ở thời kỳ đầu, cư dân Hy Lạp và La-mã vẫn sử dụng âm lịch. Cho đến năm 476 trước công nguyên, hoàng đế Xê-da của đế quốc La-mã mới quyết định bãi bỏ âm lịch và thay thế vào đó là dương lịch. Lịch mới này do nhà toán học và thiên văn học có tên là Xô-xi-ghen xây dựng. Theo lịch này thì một năm có 365 ngày và ¼. Cứ bốn năm thì có một ngày nhuận. Lịch này cũng chia năm ra làm 12 tháng. Các tháng Một, Ba, Năm, Mười, Mười Hai có 31 ngày. Các tháng còn lại có 30 ngày. Nhưng do Xê-da sinh vào tháng Bảy nên ông buộc nhà làm lịch phải thêm vào tháng đó một ngày . Vì lệnh của hoàng đế nên không ai dám làm trái, cho nên nhà làm lịch buộc phải cắt bớt tháng Hai một ngày để thêm vào tháng Bảy với lời ngụy biện rằng: “ Tháng Hai là tháng Diêm vương ngự trị, nên cắt bớt đi để đỡ những giờ đen đủi !”. Vì thế tháng Hai chỉ còn 29 ngày và tháng Bảy trở nên 31 ngày. Về sau Xê-da bị ám sát, một bộ tướng đồng thời là cháu ông ta là Ốc-ta-vi-u-xơ lên cầm quyền. Ông này sinh vào tháng Tám và theo gương người tiền nhiệm, ông ta yêu cầu nhà làm lịch phải thêm vào tháng sinh của mình một ngày. Tuân lệnh vua, nhà làm lịch đành phải cắt bớt tháng Hai một ngày nữa. Như vậy tháng Tám từ 30 lên 31 ngày còn tháng Hai chỉ còn lại 28 ngày. Sau 4 năm, nhờ ngày nhuận tháng hai mới được 29 ngày. Lịch này được áp dụng rộng rãi ở các nước châu Âu mãi cho đến năm 1582 mới được cải cách lại. Dương lịch mà chúng ta sử dụng ngày nay được xây dựng trên cơ sở kế thừa của lịch này, cho nên chúng ta thấy trong dương lịch ngày nay tháng Hai vẫn có 28 ngày và có hai tháng liên tiếp trong năm có 31 ngày là tháng Bảy và tháng Tám. 3.Toán học: Trong thời cổ đại, ở các quốc gia phương Đông cũng như ở Hy Lạp và Rô-ma, toán học đều đạt được nhiều thành tựu. Đối với toán học ở các quốc gia phương Đông, sách giáo khoa lịch sử 10 có đoạn viết: “ Nền toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông. Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu vv Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học”. Để giúp học sinh hiểu được tại sao người Ai cập giỏi về hình học còn người Lưỡng Hà lại giỏi về số học, giáo viên có thể vận dụng tri thức lịch sử để giải thích cho các em hiểu được như sau: Trong thời cổ đại, người Ai Cập quần cư trên lưu vực sông Nin. Họ sống chủ yếu dựa vào nền sản xuất nông nghiệp. Vào mùa lũ nước sông Nin dâng cao mang theo một khối lượng lớn phù sa màu mỡ bồi đắp các cánh Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... đồng ven sông. Khi nước sông rút đi, các thửa ruộng đất được chia cho người lao động trước đây đã bị biến dạng. Việc phân chia lại ruộng đất cho đúng với diện tích trước đó quả gặp nhiều khó khăn. Trong cộng đồng lại nảy sinh ra mâu thuẫn giữa những người dân do tranh chấp ruộng đất với nhau. Từ thực tế đời sống sản xuất đó buộc những người có trách nhiệm trong xã hội phải suy nghĩ nghiên cứu để tìm cách khắc phục. Và cuối cùng họ đã tìm được cách tính diện tích thửa đất theo từng hình dạng như: hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác vv. Do vậy người Ai Cập cổ đại trở thành những người giỏi về hình học. Và cũng chính nhờ giỏi về hình học mà người Ai Cập cổ đại đã xây dựng được các Kim tự tháp đồ sộ mà cho đến tận ngày nay, mặc dù trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử cũng như sự tàn phá của thời thời gian, nó vẫn còn nguyên vẹn và đồng hành với sự sống của nhân loại. Khác với người Ai Cập cổ đại, cuộc sống của người Lưỡng Hà lại thiên về việc trao đổi buôn bán, cho nên việc tính toán cộng trừ nhân chia lại rất cần thiết đối với họ. chính vì điều kiện này mà làm cho cư dân khu vực này lại giỏi về số học. Qua việc lí giải các vấn đề trên, học sinh có thể nhận thức sâu sắc hơn nguồn gốc dẫn đến sự ra đời sớm của nền toán học phương Đông cổ đại. Đồng thời các em cũng thấy rõ được những thành quả về văn hóa khoa học đều xuất phát từ thực tiễn lao động sản xuất của con người. 4.Văn học: Theo sách giáo khoa sử 10, ở phương Đông cổ đại văn học mới dừng lại chỗ văn học dân gian, còn ở Hi Lạp và Rô-ma cổ đại, văn học phát triển rực rỡ hơn. Bên cạnh văn học dân gian, cư dân ở đây còn có văn học viết. Sách giáo khoa có nêu tên hai tác phẩm tiêu biểu là anh hùng ca nổi tiếng I-li- át và Ô-đi-xê của tác giả Hô-me-rơ. Đối với hai tác phẩm này thì Ô-đi-xê đã được học sinh tìm hiểu trong chương trình văn học 10, còn I-li-át không thấy sách giáo khoa đề cập. Vì vậy trong quá trình giảng dạy lịch sử, nếu có thời gian, giáo viên có thể tóm tắt ngắn gọn nội dung của tác phẩm này cho học sinh hiểu biết thêm. Tập I-li-át là một bản anh hùng ca chiến trận gồm khoảng trên 15.000 câu thơ, thuật lại cuộc chiến tranh giữa người Hy-lạp và người ở thành Tơ-roa thuộc khu vực Tiểu Á. Nguyên nhân của cuộc chiến là do hoàng hậu Hê-len, người vợ đẹp nhất của vua nước Xpác là Mê-nê-lát bị người thành Tơ-roa cướp về làm vợ. Do đó Mê-nê-lát quyết định báo thù. Chỉ huy liên quân Hy Lạp là Aga-men-nom, anh ruột của Mê-nê-lát. Asin, người anh hùng nổi tiếng đã tham chiến về phía quân Hy Lạp. Tục truyền rằng, khi mới ra đời, Asin đã được mẹ tắm trong nước sông Xtik, thành ra xương đồng da sắt, không vũ khí nào làm thương tổn được, trừ gót chân là chỗ người mẹ nắm để nhúng Asin vào nước sông Xtik. Chàng có biệt tài đi nhanh như gió. Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... Quân Hy Lạp vây chặt thành Tơ-roa khiến người Tơ-roa không dám ra khỏi thành. Nhưng do sự bất hòa với Aga-nem-nom, Asin cự tuyệt không tham gia chiến đấu nữa. Thừa cơ, người Tơ-roa phản công. Bạn thân nhất của Asin là Pa-tơ-rốc, không thuyết phục nổi Asin bèn mượn mũ, áo giáp bằng kim loại của bạn để ra trận cứu nguy cho người Hy Lạp. Mới thấy Pa-tơ-rốc, người Tơ-roa tưởng lầm là Asin, sợ hãi bỏ chạy. Pa-tơ-rốc đuổi theo. Nhưng khi đến gần cửa thành Tơ-roa, Héc-to-dũng sĩ thành Tơ-roa đã chạy ra chặn quân Hy Lạp lại, giết chết Pa-tơ-rốc, lột lấy mũ, áo giáp trên người Pa-tơ-rốc mặc lên người mình. Hay tin bạn tử trận, Asin tự thấy lầm lỗi, vô cùng hối hận. Chàng nhanh chóng hòa hoãn với chủ tướng Aga-men-nom, gạt bỏ xích mích trở lại ra trận. Trước sức mạnh của Asin, Héc-to không chịu bỏ chạy nhục nhã, một mình ở lại chiến đấu đến cùng. Đứng trên thành, cha mẹ Héc-to kêu van con mình rút lui, nhưng rồi Héc-to đã tử trận. Trước khi chết, Héc-to cầu xin Asin không làm nhục thi thể của mình. Nhưng rất tàn nhẫn, Asin đã buộc xác Héc-to vào xe ngựa, kéo lê chạy về doanh trại. Đứng trên thành, chứng kiến cảnh đau lòng nói trên, cha mẹ Héc-to và người Tơ-roa, khóc lóc kêu la thảm thiết. Đám tang Pa-tơ-rốc được Asin tổ chức trọng thể. Và đêm hôm sau, bất chấp sự nguy hiểm, cha của Héc-to là Priam xuất hiện ở doanh trại Asin, xin Asin giao lại thây con cho mình. Cảm kích trước tình thương con của một người bố, Asin đã giao lại thi hài Héc-to cho Priam. Thể theo nguyện vọng của người Tơ-roa, Asin cho đình chiến 12 ngày để quân Tơ-roa tổ chức tang lễ cho Héc-to. Trường ca I-li-át kết thúc bằng cảnh quân Tơ-roa tổ chức lễ tang cho dũng tướng Héc-to. Về sau, các truyện thơ khác kể tiếp rằng, em Héc-to là Pa-ri tìm trúng nhược điểm của Asin và đã bắt phát tên trúng gót chân người anh hùng Hy Lạp để trả thù cho anh. Asin chết rồi. Chiến tranh hai bên vẫn tiếp tục kéo dài không phân thắng bại. Cuối cùng người Hy Lạp bèn dùng mưu, làm một con ngựa gỗ khổng lồ và cho một số binh lính cảm tử chui vào lòng ngựa gỗ. Binh lính Hy Lạp giả lên thuyền rút về, bỏ lại con ngựa gỗ ngoài thành Tơ-roa. Tưởng đã được giải vây, người Tơ-roa vui mừng, hớn hở mở cửa thành và đưa con ngựa gỗ vào thành như một chiến lợi phẩm. Nhưng đến đêm, khi trong thành mọi người đã ngủ say, từ trong bụng ngựa gỗ, lính Hy Lạp chui ra, mở cửa thành. Quân Hy Lạp đã kịp đến lại, xông vào. Thành Tơ-roa thất thủ. Cuộc chiến tranh kéo dài mười năm đến đây kết thúc. Thành Tơ-roa bị phá hủy, của cải bị cướp đi. Người dân thành Tơ-roa bị bắt làm nô lệ hoặc bị giết hại. Với anh hùng ca I-li-át và một số truyện thơ nói trên cho thấy nền văn học viết trong thời kỳ Hy Lạp và Rô-ma cổ đại khá phát triển. các tác phẩm Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... văn học đã đạt đến độ hoàn mỹ về nghệ thuật ngôn ngữ, về việc khắc họa hình tượng và tính cách nhân vật vv. Mặt khác những tác phẩm văn học trong thời đại này lại chứa đựng các yếu tố lịch sử. Qua việc trình bày của giáo viên phần nào đã giúp cho học sinh hình dung được, ngay trong thời cổ đại, một số cuộc chiến tranh lớn giữa các nước đã diễn ra mà tiêu biểu là cuộc chiến tranh giữa người Hy Lạp và người Ba Tư ở vùng Tiểu Á. Từ những cuộc chiến tranh đó, các đội quân chiến bại phần lớn đều bị biến thành nô lệ của những kẻ thắng trận. Điều này giúp cho học sinh lí giải được rằng tại sao các thành bang của Hy Lạp thời cổ đại có diện tích nhỏ, dân tự do không đông nhưng lại sở hữu trong tay số lượng nô lệ nhiều vô kể, điển hình như thành bang A ten chỉ có hơn 30.000 người công dân A-ten trong khi đó nô lệ lại chiếm tới hơn 300.000 người. 5.Kiến trúc: Cư dân cổ đại để lại cho hậu thế nhiều công trình kiến trúc rất giá trị. Sách giáo khoa sử 10 có nêu tên một số kiến trúc như: Kim tự tháp ở Ai cập, Những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, đền Pác-tê-nông ở Hy Lạp vv. Trong số các công trình kiến trúc đó, chỉ có Kim tự tháp còn giữ được hình dáng nguyên vẹn cho đến tận ngày nay và từng được vinh danh là một trong những kỳ quan của nhân loại. Vì vậy khi giảng về mục này, bên cạnh cho học sinh xem ảnh Kim tư tháp, giáo viên cho thể dùng tri thức lịch sử để cho các em hiểu rõ hơn về hình dáng, cấu trúc và những điều bí ẩn của kiến trúc này. Kim tự tháp là nơi lưu giữ các thi hài của Pha-ra-ông khi những ông vua này đã giã từ trần thế. Người Ai cập đã để lại nhiều Kim tự tháp trên lưu vực sông Nin, tiêu biểu nhất là Kim tự tháp Kê-ốp. Kim tự tháp này có cấu tạo hình chóp, được xây dựng bằng những tảng đá lớn nặng khoảng 2,5 đến 3 tấn được xếp chồng khít lên nhau. Chiều cao của nó khoảng trên 130m. Bốn mặt của nó tương ứng một cách chính xác với bốn hướng đông, tây, nam, bắc của la bàn. Mỗi mặt của Kim tự tháp là một tam giác cân hoàn chỉnh. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều điều kỳ bí của Kim tự tháp: Nếu đem những đồng tiền bằng kim loại đã bị hoen rỉ vào trong tháp, sau hơn một tháng, những đồng tiền đó lại trở nên sáng loáng. Nếu lấy hai cốc sữa tươi, một cốc để ở ngoài, cốc còn lại đem vào để trong tháp, sau một thời gian cốc sữa ở ngoài bị biến chất, còn cốc sữa trong tháp vẫn không thay đổi mùi vị, màu sắc. Những hoa quả và rau tươi đem vào để trong tháp độ nửa tháng vẫn còn tươi, không bị mất nước và khô héo. Đem trồng hai cây cà chua giống, một cây ở ngoài, một cây ở trong tháp. Trong khi cây cà chua ở ngoài vẫn mọc bình thường thì cây ở trong tháp đã cho ra hoa và quả trước. Đối với con người chúng ta, đang bị nhức đầu hoặc đau răng nếu Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... vào trong tháp ngồi độ một giờ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, khoan khoái, dễ chịu vv. Những hiện tượng kỳ lạ trên cho đến nay khoa học vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Ngày nay, Kim tự tháp trở thành một trong những kỳ quan của nhân loại. Hàng năm, công trình kiến trúc này đã thu hút hàng triệu lượt khách từ các nước trên thế giới về đây chiêm ngưỡng. Giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe một đoạn trích về cảm nhận của một du khách sau khi tham quan Kim tự tháp: “ Khi bóng đêm đã phủ xuống trên cao nguyên Ghi-dê, những đường nét của Kim tự tháp và con “ Xphanh”đã nhòa đi trong bóng tối. Trên nền trời le lói những vì sao và gió lành lạnh về đêm từ sa mạc thổi về, tạo nên một không khí tương đối huyền bí… Bỗng đèn pha bật sáng rọi vào những khối hình của Kim tự tháp và tượng “ Xphanh”, làm cho chúng như cao lớn hơn trên nền trời đen sẫm. Và từ hệ thống loa vang lên dõng dạc: “ Các bạn đang đứng trước một quang cảnh hùng vĩ và kỳ ảo nhất của thế giới”. Kết hợp với ánh sáng và tiếng động, lời thuyết minh hùng hồn và bay bướm muốn làm sống lại trong trí tưởng tượng của người xem về quá trình xây dựng Kim tự tháp và thời đại vàng son trong cung đình của những Pha-ra- ông thưở trước. Một cuộc thi bắn súng trong hoàng cung, một chuyến tuần du của đức vua khi trở về được quân thần hoan hô trên bến sông Nin, sắc đẹp của hoàng hậu Cơ-lê-ô-pát, mối tình dang dở của nàng công chúa Nê-pu-ti-ti, nổi danh tài sắc một thì…Những câu chuyện đó chắc đã mất đi trong cái sâu thẳm của thời gian nếu chúng không được ghi vào những tảng đá của kim tự tháp. Lịch sử sợ thời gian, nhưng thời gian lại sợ Kim tự tháp…”. Qua việc trình bày của giáo viên ở trên, sẽ giúp cho học sinh hình dung được phần nào về hình dạng, kích thước và đặc điểm độc đáo của Kim tự tháp, đồng thời bồi dưỡng cho các em thái độ trân trọng và thán phục trước sức sáng tạo vĩ đại của con người trong thời cổ đại. 6. Nhân vật lịch sử cổ đại: Trong thời cổ đại có nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng. Họ là những nhà chính trị uyên thâm, là những nhà quân sự tài ba, là những nhà tư tưởng văn hóa nổi tiếng. Những hoạt động của họ đã góp phần làm thay đổi đời sống chính trị, văn hóa, xã hội ở các quốc gia cổ đại và có ảnh hưởng sâu sắc đến các thời đại sau. Tuy nhiên do giới hạn của chương trình, sách giáo khoa sử 10 chỉ đề cập đến chân dung của một nhân vật lịch sử trong mục “ Thị quốc Địa Trung Hải” ở bài “Các quốc gia cổ đại phương Tây- Hi Lạp và Rô-ma ”, đó là Pê-ri-clét nhưng không có lời giải thích. Vì vậy khi học phần này, học sinh thường thắc mắc Pê-ri-clét là ai, làm gì mà sách giáo khoa lại để chân dung ông bên cạnh nội dung nói về chế độ chính trị ở thành bang A-ten. Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về nhân vật lịch sử này, khi giảng về chế độ chính trị ở A-ten, kết hợp với việc cho học sinh xem chân dung của Pê-ri- clét, giáo viên có thể giải thích : Pê-ri-clét sinh năm 495TCN(có sách ghi năm 499 TCN) và mất năm 429 TCN. Ông vừa là một nhà chính trị lỗi lạc của giai cấp chủ nô, vừa là nhà quân sự tài ba, vừa là nhà hùng biện tài năng. Ông là người có công chỉ huy quân đội A-ten đánh bại quân xâm lược Ba Tư, đồng thời là ngưới có công đưa A-ten trở thành thành bang thịnh vượng nhất ở Hi-Lạp thời cổ đại. Trong hơn 30 năm tham gia quản lí bộ máy nhà nước, nhà chính khách cổ Hy-Lạp này trở thành nhân vật hàng đầu của A-ten. Dưới thời ông, không những nền kinh tế công thương nghiệp của A-ten phát triển hưng thịnh mà nền văn hóa nghệ thuật của Hy lạp cũng đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Pê-ri-clét đã chỉ đạo xây dựng nhiều công trình kiến trúc công cộng ở A-ten, trong đó nổi bật là đền Páctênông ở đồi Acrôpôl làm cho thành bang này trở thành đô thị đẹp nhất thế giới thời bấy giờ. Pê-ri-clét cũng là người tích cực vận động để hoàn thiện thể chế dân chủ ở A-ten. Ông đã đem lại sự dân chủ hóa toàn bộ nhà nước và là người coi trọng và bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Dưới ảnh hưởng của ông, ngay các quan chức cao cấp nhất cũng trở nên gần gũi với mọi người. Pê-ri- clét còn là người bảo trợ cho các tài năng khoa học, nghệ thuật. Ông có mối liên hệ chặt chẽ và thường xuyên với các nhà văn hóa khoa học như Pitago, Hêrôđốt, Phidias, Sôphốc vv. Mặt khác Pi-ri-clét còn là một nhà hùng biện tài năng. Những bài diễn thuyết của ông luôn luôn lôi cuốn được sự chăm chú theo dõi của mọi người, bởi người ta nhận thấy rằng trong mỗi bài nói của ông đều có tính trang trọng, trong đó sự thông minh, tính trong sáng, trình độ văn hóa cao, sự tin tưởng vững chắc vào công việc, lòng yêu nước sâu xa, tình cảm thiết tha, sự say mê cái đẹp được bổ sung hỗ trợ cho nhau. Lúc còn sống, ông luôn luôn được mọi người tôn trọng và tín nhiệm. Khi mất đi ông được mọi người tôn vinh và tạc tượng để tỏ lòng ngưỡng mộ. Tượng của ông được đặt trang trọng tại những nơi công cộng. Ngày nay mỗi khi nhìn chân dung của Pê-ri-clét, người ta lại nhớ về thời kỳ vàng son của thành bang A-ten thời Hy-Lạp cổ đại. VI.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Những thành tựu văn hóa cổ đại nói trên phần lớn đồng hành với đời sống sinh hoạt của con người trong thế giới hiện tại. Việc vận dụng tri thức lịch sử, văn học để đi sâu tìm hiểu lí giải những vấn đề văn hóa trên làm cho việc học tập bộ môn lịch sử có sự gắn kết với thực tiễn cuộc sống hiện tại, giờ học trở nên sôi động hấp dẫn hơn với học sinh, tạo cho các em cảm giác thích thú đối với môn học. Mặt khác nó giúp các em nhận thức đúng hơn bản chất của từng vấn đề văn hóa, cảm nhận được mặc dù thời cổ đại ở cách xa chúng ta hàng ngàn năm, nhưng những giá trị văn hóa thời đó vẫn luôn gần gũi với Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học 2012-2013 ...................Hoàng Xuân Tiến - Trường THPT Quế Sơn....................... đời sống của con người hôm nay. Và các tri thức lịch sử về thời cổ đại không còn trở nên xa lạ mà ngược lại rất gần gũi và rất thiết thực với các em trong cuộc sống. Từ đó động cơ, thái độ học tập của các em đối với bộ môn được tốt hơn. Qua kiểm tra,đánh giá chất lượng học tập của bộ môn hàng năm, số học sinh đạt điểm trung bình trở lên luôn đạt trên 80%. Bên cạnh đó việc vận dụng tri thức lịch sử và văn học để làm sáng tỏ những thành tựu văn hóa cổ đại nói trên còn cho học sinh nhận thức được sức sáng tạo vĩ đại của con người trong thời cổ đại, thấy được vai trò của lao động sản xuất đối với sự phát triển của văn hóa, thấy được giá trị vĩnh hằng của một số thành tựu văn hóa cổ đại trong đời sống văn hóa của nhân loại. Trên cơ sở này các em có thái độ trân trọng và yêu quí đối với những giá trị văn hóa trong thời kỳ xa xưa và có những việc làm thiết thực để bảo vệ, gìn giữ và phát huy những giá trị của văn hóa cổ đại trong cuộc sống hôm nay. VII.KẾT LUẬN: Thành tựu văn hóa thời cổ đại được đề cập trong sách giáo khoa có rất nhiều và đa dạng. Trong quá trình giảng dạy lịch sử, ở phần này mỗi một giáo viên đều có những cách thức và phương pháp khác nhau để chuyển tải những thông tin, dung lượng kiến thức từ sách giáo khoa đến cho học sinh, qua đó hình thành kĩ năng tư duy sáng tạo cũng như thái độ tư tưởng cho các em.Việc vận dụng tri thức thức lịch sử và văn học là một trong những cách thức nhằm giúp cho giáo viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ đó. Việc vận dụng linh hoạt các tri thức lịch sử và văn học kết hợp với sự hỗ trợ của công nghệ tin học trong quá trình giảng dạy sẽ làm cho bài giảng lịch sử văn hóa cổ đại trở nên phong phú sinh động và có sức hấp dẫn đối với người học. Mặt khác nó còn giúp cho học sinh cảm nhận được sức sáng tạo vĩ đại và những cống hiến lớn lao của cư dân cổ đại đối với sự phát triển của nên văn hóa nhân loại; nhận thức được nguồn gốc và giá trị đích thực của một số thành tựu văn hóa cổ đại mà chúng ta đã tiếp thu sử dụng trong cuộc sống hôm nay. Vì vậy,qua các bài giảng này, giáo viên có điều kiện giáo dục cho các em tình cảm trân trọng và yêu quí hơn đối với những thành tựu văn hóa cổ đại và có những hành động cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa này. Tuy nhiên, khi vận dụng đề tài này trong bài giảng, giáo viên cần lưu ý rằng đây chỉ là một phần để hỗ trợ bài giảng, giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn đối với một số thành tựu văn hóa có liên quan đến đời sống hiện tại. Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên không nên quá say sưa với một vài thành tựu văn hóa mà thoát li nội dung yêu cầu bố cục của bài giảng. Mặt khác tùy theo từng đối tượng học sinh mà giáo viên có sự lồng ghép nội dung này vào bài giảng một cách linh hoạt hợp lý để đảm bảo cho tiết học không trở nên quá tải đối với học sinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsang_ki_n_kinh_nghi_m_531.pdf
Luận văn liên quan