Qua công tác đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của cây chè trên địa bàn
huyện Anh Sơn ta thấy: huyện Anh Sơn có điều kiện thuận lợi kể cả mặt tự
nhiên và mặt xã hội để phát triển cây công nghiệp dài ngày là cây chè. Với diện
tích 34097 ha chiếm 56,55% tổng diện tích thổ nhữơng của huyện rất thích nghi
để trồng cây chè. Cho chúng ta thấy rằng Anh Sơn là một vùng rất thuật lợi để
trồng cây chè và phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến chè.
47 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5754 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh mức độ thích nghi của cây chè trên địa bàn huyện Anh Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Đất có phản ứng chua, tỷ lệ mùn cao.
tốc độ phân giải chậm... Hiện đang là rừng tự nhiên. Với loại đất này cần có kế
hoạch bảo vệ, tu bổ và khai thác hợp lý. Đất này chỉ dùng cho phát triển nông
nghiệp không chặt phá làm rẫy là cho đất bị suy thoái.
- Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá Mácma axit
Có ở Vĩnh Sơn diện tích 100ha loại đất này lý tính và hóa tính đều kém chỉ dùng
cho trồng cây lâm nghiệp.
- Đất feralit xói mòn trơ sỏi đá
Diện tích 1278ha chiếm 2.10% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác ở
đồi núi một số xã. Do quá trình sử dụng đất trước đây không hợp lý, đất bị xói
mòn mạnh,bề mặt trơ xỏi đá nay cần nhanh chóng trồng cây lâm nghiệp bảo vệ
đất không để không để thoái hóa tiếp.
- Đất feralit trên núi (độ cao 200 - 700m)
Đất feralit trên núi phát triển trên đá phiến thạch sét và đá biến chất. Diện tích
12082ha bằng 20.22% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở vùng núi Cao Sơn, Phúc
Sơn. Đất có phản ứng chua, tỷ lệ mùn tăng dần theo độ cao, thành phần cơ giới
nhẹ hoặc trung bình. Đất giàu đạm, nghèo lân, kali trung bình. Là loại đất tương
đối tốt, nhưng do ảnh hưởng của độ cao và độ dốc nên loại đất này chỉ dùng cho
ngành lâm nghiệp. Hiện tại phần lớn đang là rừng tự nhiên.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 18 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
- Đất feralit trên núi (độ cao 800 - 1500m)
Đất feralit trên núi phát triển trên đá phiến thạch sét và đá biến chất. Diện tích
2193ha chiếm 3.63% diện tích đất tự nhiên của huyện, có ở Phúc Sơn. Đất có
phản ứng chua, tốc độ phân giải chậm, tỷ lệ mùn cao, hiện đang là vùng tự nhiên
cần có các biện pháp tu bổ và khai thác hợp lý. Đất này chỉ dùng cho lâm
nghiệp.
* Hệ đất phù sa
Loại đất này phân bố chủ yếu ở các thung lũng sông. Đất này là kết quả của
quá trình bồi đắp của sông Lam, sông Con, sông Giăng. Đất ngày màu mỡ chủ
yếu trồng hoa màu và cây lương thực
- Đất bãi bồi ven sông
Phân bố rải rác ở 2 bên dọc sông Lam, có diện tích khoảng 60 ha, địa hình
tương đối bằng phẳng, thường bị ngập lụt hằng năm. Thành phần cơ giới chủ
yếu là cát có nơi lẫn sỏi, không sử dụng trong trồng trọt, nhưng là nguồn cung
cấp vật liệu xây dựng cho người dân.
- Đất phù sa được bồi tụ hằng năm (Pb)
Diện tích 2579ha chiếm 4.25 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, chiếm
4.69% tổng diện tích thổ nhưỡng, có ở các xã dọc sông Lam. Loại đất này hằng
năm bị ngập lụt vào mùa mưa và được bồi tụ thêm một lớp phù sa, nơi thấp lụt
tiểu mãn cũng ngập. Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, pH 6.7 -
7.2, đạm tổng số 0.126%, lân tổng số 0.069%, kali tổng số 0.254%.
Đây là loại đất có nhiều thính chất tốt: có cấu tượng tốt, các chất đạm, lân, kali
tổng số cũng như các chất dễ tiêu đều khá, khả năng trao đổi cao, loại đất này
phù hợp với các loại cây như lạc, ngô, đậu, rau... Nơi có điều kiện thủy lợi tốt có
thể trồng lúa.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 19 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
Là loại đất có giá trị trong sản xuất nông nghiệp (đất đã được sử dụng gần hết)
Yêu cầu sử dụng là cần có các biện pháp bảo vệ cho đất không bị xói lở, bào
mòn, bồi lấp, như trồng và dảo vệ trừng đầu nguồn, trồng rừng ven sông.
- Đất phù sa không được bồi (P)
Diện tích 5728 ha chiếm 9.45% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, chiếm
10.3% tổng diện tích các loại đất thổ nhưỡng. Phân bố ở các xã Hùng Sơn, Hội
Sơn, Tường Sơn,... ở những nơi có địa hình cao, nguồn gốc là đất phù sa của hệ
thống sông Cả, do quá trình canh tác lâu đời, nguồn nước cung cấp không ổn
định và hợp lý nên đất màu kém dần. Hầu hết đất có sản phẩm của quá trình
feralit, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, tùy từng vùng. Đất có phản
ứng chua (pH = 5), ít mùn, lân tổng số dễ tiêu đều nghèo(lân tổng số 0.02 -
0.04%, kali trung bình 0.12 -1%)
Đất trồng lúa của huyện hầu hết là loại đất này. Ở nơi cao không có nước tưới
thì trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đối với loại đất này cần tập
trung cải tạo như thủy lợi, xây dựng hệ thống đồng ruộng, ổn định đất 2 vụ lúa
nâng cao năng suất. Đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày nên chọn cây
trồng thích hợp, canh tác hợp lý, tăng chất hữu cơ chống rửa trôi co đất không bị
thoái hóa.
- Đất phù sa ngòi suối (Py)
Đất phù sa ngòi suối có diện tích 200ha có ở Thọ Sơn, Phúc Sơn, Lĩnh Sơn
- Đất dốc tụ (D)
Đất dốc có khoảng 440 ha. Ở các xã Phúc Sơn, Lĩnh Sơn và nằm rải rác ở một
số xã khác Tùy địa hình và điều kiện tưới tiêu có nơi trồng màu có nơi trồng lúa.
- Sinh vật.
Tiềm năng về lâm nghiệp của huyện Anh Sơn khá lớn và đa dạng, diện tích đất
nông nghiệp chiếm khoảng 58.32% diện tích đất tự nhiên của huyện, độ che phủ
rừng là 49.1%
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 20 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
Anh Sơn thuộc vùng núi phía Tây Nam Nghệ An nằm ở khu vực Bắc Trường
Sơn. Thực vật có tính chất chuyển tiếp, nơi gặp nhau của 3 luồng di cư lớn từ
Trung Quốc xuống, Indonesia lên, từ Hymalaya sang. Luồng thực vật từ
Indonesia lên chủ yếu là cây họ dầu điển hình như họ Săng lẻ. Từ Hymalaya
sang có các loại khóa tử, họ dẻ... Do vậy thực vật rất phong phú và đa dạng có
các kiểu rừng.
+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
Phần lớn tập trung ở những vùng thấp dọc theo thung lũng sông Cả, chủ yếu là
rừng cây thứ sinh. Nơi ít bị tàn phá còn có Lát Hoa, Sến, Táu, Lim, Vàng tâm,
Dối. Đa số có bạnh, cây ưu thế thường cao trên 30m
+ Rừng kín nửa mùa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới
Đây là loại rừng phổ biến ở phía Tây Nam Nghệ An (trong đó có Anh Sơn),
chiếm hầu hết các khu rừng có độ cao dưới 900m. Cây nhỏ hơn, thấp hơn (20 -
30m) bạnh cây nhỏ. Số lượng cây rụng là vào mùa đông tăng lên và chiếm đến
một nửa số lượng cây trong rừng. Thường thấy: Lim, Sến, Táu... cây xanh quanh
năm và rụng là như: Sau Sau, Hoàng Linh... đặc biệt có cây Săng lẻ là cây rụng
lá phát triển rất tốt. Tầng 2 phần lớn là gỗ tạp như Ngát, Lạnh Ngạnh... Tầng 3 là
Tre, Nứa, Song Mây...
Hiện nay dải rừng gần khu dân cư, nằm gần các tuyến giao thông, dễ khai thác,
rừng đã bị tàn phá nhiều do khai thác không hợp lý hoặc do làm nương rẫy nên
trở thành rừng thứ sinh. Rừng này rất khó định tầng, nhưng cũng rậm rạp, độ che
phủ lớn. tuy nhiên loại cây gỗ tốt rất thưa thớt, phần lớn chỉ còn lại cây gỗ tạp và
tre nứa, nếu không bảo vệ hợp lý thì loại rừng này rất dễ thoái hóa thành các
Savan, đồi trọc.
+ Rừng nhiệt đới trên núi đá vôi
Loại rừng này phát triển trên các dãy núi đá vôi trên địa bàn huyện Anh Sơn.
Những loại cây to thường mọc trên lớp đất phong hóa từ đá vôi có: Nghiến, Trai,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 21 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
Hoàng Đàn. Rừng trên núi đá vôi sinh trưởng chậm, tái sinh chậm hơn, rừng ít
tầng hơn, cây ít tầng hơn, những nơi khai thác thì chỉ còn lại cây bụi.
+ Rừng kín thường xanh á nhiệt đới
Phân bố độ cao trên 900m với các loại hạt trần, đáng chú ý là pơmu, Sa mộc,
Hoàng đàn. Kiểu rừng này ở Anh Sơn chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ chỉ có ở
dãy Trường Sơn.
Đất lâm nghiệp của huyện chủ yếu ở vùng đồi thấp, độ dốc nhỏ, thổ nhưỡng tốt
(chủ yếu là đất phát triển trên đá phiến sét và đá biến chất). Vì vậy không cần
đầu tư nhiều về tu bổ, chăm sóc, nhiều nơi chỉ cần bảo vệ tốt là rừng có thể tự tái
sinh rất nhanh. Điều kiện kết hợp nông lâm cũng rất thuận lợi. Ngoài ra còn có
các loại lâm đặc sản khác như song mây, dược liệu, động vật quý hiếm, đây là
điều kiện thuận lợi cho Anh Sơn phát triển lâm nghiệp đa dạng
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.2.1. Dân cư và nguồn lao động
- Dân cư
Dân số huyện Anh Sơn năm 2009 là 102.458 đứng thứ 12 trong 20 huyện,
thị, thành của tỉnh Nghệ An.
- Mật độ dân số là 169 nghìn người/km2
- Dân số chủ yếu là dân tộc kinh, đồng bào dân tộc là 7.910 người với
1.665 hộ, Giáo dân là 8.490 người, với 1.540 hộ.
- Công tác kế hoạch hóa gia đình được chú trọng và thu được kết quả khá
tốt, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2009 là 0,87%.
- Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quan tâm đúng mức,
100% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tàn tật được giúp đỡ.
- Tỷ lệ hộ nghèo: Năm 2005: 30,6%; Năm 2009: 15,06%
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 22 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
- Về phân bố dân cư: Dân số chủ yếu sống ở khu vực nông thôn (Năm
2009 dân số đô thị là 4.678 người); có 3 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (Bình
Sơn, Thành Sơn, Tam Sơn).
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tạo nên bản tính con người Anh Sơn
dẻo dai, bền bỉ, chịu đựng mọi gian khổ khó khăn, thương yêu, đùm bọc, tương
thân tương ái và kiên trì lao động, sáng tạo trong lao động sản xuất. Họ đã và
đang góp bàn tay, trí óc của mình vào công cuộc xây dựng quê hương Anh Sơn
ngày càng giàu đẹp.
- Nguồn lao động
Là huyện có kết cấu dân số trẻ, Anh Sơn có lực lượng lao động khá đông
đảo đến ngày 31/12/2005 số người trong độ tuổi lao động là 59.423 người chiếm
53% tổng dân số.
Lao động có việc làm ổn định 51.822 người chiếm tỷ lệ 96,41%, lao động
chưa có việc làm ổn định 1.650 chiếm tỷ lệ 3,06% lao động chưa có việc làm
Lao động đã được đào tạo nghề là 5.960 người chiếm tỷ lệ 11,08% lao
động chưa được đào tạo nghề 47.788 người chiếm tỷ lệ 88.91%
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của huyện Anh Sơn năm 2005
Cơ cấu lao động theo ngành Tỉ lệ (%)
Nông - lâm - ngư 47,8%
Công nghiệp - xây dựng 31,2%
Dịch vụ 21%
Lực lượng lao động của huyện tập trung trong khu vực I (47,8%), còn khu
vực II và III còn thấp, chứng tỏ nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của
huyện.
Tuy nhiên lao động trẻ, khỏe, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông -
lâm - ngư là tiền đề tốt cho sự phát triển kinh tế. Trong thời kỳ hội nhập, mở
rộng giao lưu buôn bán thì đây là một lợi thế rất lớn giúp huyện nhanh chóng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 23 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
nắm bắt cơ hội, tiếp thu khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế
- xã hội.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật
- Hệ thống giao thông vận tải
Giao thông huyện Anh Sơn gồm: Giao thông đường bộ và giao thông đường
thủy.
Giao thông đường bộ
Đến năm 2009 toàn huyện có:
- Tổng chiều dài đường giao thông trên địa bàn huyện là 789,30 km trong đó:
+ Quốc lộ 7A: 46 km
+ Đường Hồ Chí Minh: 13 km
+ Huyện xã quản lí: 730,3 km (trong đó huyện quản lí 211,3 km; xã quản lí 519
km).
- Toàn huyện có 101 cầu và 863 cống các loại.
Nhìn chung hệ thống giao thông phủ kín địa bàn 21 xã, thị, ô tô đi được đến các
trung tâm xã, các đường nguyện liệu mía, chè. Trong những năm qua hệ thống
giao thông trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư lớn. Ngoài ra hàng năm còn
huy động sức dân tu sửa phát quang các tuyến đường giao thông liên xã, liên
thôn.
Giao thông đường thủy
- Huyện có 67 km đường giao thông đường thủy (47 km trên sông Lam và 20
km trên sông Con).
- Có 3 cây cầu trên sông: Cầu Cứng Tri Lễ (trên đường Hồ Chí Minh), cầu treo
(nối quốc lộ 7A và 7B - Thạch Sơn) trên sông Lam và cầu trên sông Con.
Nhìn chung giao thông đường thủy huyện Anh Sơn thuận lợi nhất trong 10
huyện miền núi của tỉnh Nghệ An. Nhưng thời gian qua phương tiện này chưa
được chú ý và phát triển, lượng hàng hóa vận chuyển không nhiều.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 24 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
- Toàn huyện có 12 bến đò ngang, đảm bảo vận chuyển nhân dân qua lại sản
xuất và sinh hoạt thuận lợi.
Tuy là huyện miền núi nhưng giao thông ngày càng được xây dựng và mở rộng,
hoàn thiện tạo điều kiện đi lại cũng như phục vụ cho sản xuất trên địa bàn của
huyện.
-Thông tin liên lạc
Mạng lưới thông tin liên lạc của huyện ngày một hoàn thiện hơn: Toàn huyện có
một trung tâm phát thanh truyền hình chính, 100% số xã có điện thoại, với tổng
số máy là 805 máy (năm 2000), tăng lên 6.152 máy (năm 2005) và 13.300 máy
(năm 2009).
* Đánh giá chung về điều kiện phát triển nông nghiệp
Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như vậy đã tạo ra những thuận lợi và khó
khăn nhất định cho phát triển nông nghiệp nói chung và cây Chè nói riêng trên
địa bàn huyện Anh Sơn.
- Thuận lợi
+ Tự nhiên
Anh Sơn có vị trí địa lý khá thuận lợi, đã tạo điều kiện cơ bản cho huyện trong
việc mở rộng giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong
và ngoài tỉnh; cho nên quá trình vận chuyển, trao đổi hàng hóa mà đặc biệt là
các sản phẩm nông nghiệp tới các địa phương khác rất dễ dàng.
Điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước dồi dào, phù hợp với nhiều loại cây
trồng, vật nuôi trong đó có cây chè. Cho phép phát triển một nền sản xuất nông -
lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng đa dạng để phát triển mạnh công nghiệp chế
biến, làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
+ Kinh tế - xã hội
Anh Sơn có nguồn lao động khá dồi dào, chăm chỉ, chịu khó, đây là nguồn lao
động cơ bản phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Riêng đối với cây chè việc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 25 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
trồng, chăm sóc, thu hoạch cũng cần nhiều nhân công, cho nên điều đáng quan
tâm hiện nay trong phát triển cây chè trên địa bàn huyện là việc nâng cao chất
lượng, trình độ canh tác cho người nông dân.
Hiện nay chính quyền các cấp có nhiều chính sách để phát triển nông nghiệp.
Đặc biệt là những năm gần đây trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng huyện
rất quan tâm việc đầu tư mở rộng diện tích chè, kêu gọi bà con chuyển đổi cây
trồng phù hợp với diện tích đất trồng hiện có, triển khai xây dựng đường giao
thông liên thôn, liên xã để tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển cây
chè.
- Khó khăn
Với 3/4 diện tích là đồi núi, địa hình của huyện bị chia cắt nhiều, gây khó khăn
cho sản xuất, sinh hoạt của người dân, đầu tư để xây dựng cơ sở hà tầng cũng
tốn kém hơn. Hiện nay hệ thống các đường giao thông nối liền các vùng nguyên
liệu chè, mía... vẫn chưa đồng bộ, ảnh hưởng không nhỏ tới việc chuyên chở
giống, sản phẩm sau khi thu hoạch tới các nhà máy chế biến.
Điều kiện khí hậu, thời tiết hàng năm có nhiều bất lợi (gió Lào khô, nóng, lũ lụt
gây sạt lở đất...) tác động xấu đến sản xuất, sinh hoạt của người dân, đặc biệt là
trong nông nghiệp.
Chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu trong
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cho nền sản xuất nông nghiệp hiệu quả
mang lại chưa cao, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường
2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế
-Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Trong những năm qua, kinh tế huyện Anh Sơn liên tiếp tăng trưởng:
+ Giá trị sản xuất (giá cố định 1994) không ngừng tăng lên: năm 2000 đạt
454.891 triệu đồng; năm 2005 đạt866.892 triệu đồng; năm 2009 đạt 1.542.715
triệu đồng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 26 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
+ Tăng trưởng bình quân hàng năm tăng nhanh: giai đoạn 2001 - 2005 là
13,23% giai đoạn 2006 - 2009 là 19,36%.
Thu nhập bình quân trên đầu người tăng từ 3,209 triệu năm 2000 lên 6,814 triệu
năm 2005 và năm 2009 là 11,208 triệu đồng chứng tỏ kinh tế của huyện ngày
càng phát triển đi lên, chính vì vậy đời sống của người dân đang ngày càng được
cải thiện rõ nét.
- Cơ cấu các ngành kinh tế:
Bảng 3: Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Anh Sơn năm 2009
(Đơn vị %)
Cơ cấu ngành Tỉ lệ
Nông - lâm - ngư nghiệp 39,7
Công nghiệp - xây dựng 30,7
Dịch vụ 29,6
Nhìn chung Nông - lâm - ngư vẫn là ngành sản xuất chính của huyện (chiếm gần
40%) Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng vừa và đang có xu
hướng tăng lên
Bảng 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở huyện Anh Sơn
(giá trị gia tăng theo thực tế)
(Đơn vị %)
Năm 2000 2005 2009
Nông - lâm - ngư 53,8 42,9 39,7
Công nghiệp - xây dựng 27,8 29,1 30,7
Dịch vụ 18,4 28,0 29,6
Cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng
ngành nông - lâm - ngư; tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 27 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
Sự chuyển dịch này phù hợp với xu thế chung của đất nước ta và thế giới, trong
thời gian tới huyện phấn đấu phát triển nhanh công nghiệp - xây dựng và dịch
vụ, tăng tỉ trọng đóng góp của hai khu vực này trong cơ cấu kinh tế.
Có thể nói kinh tế Anh Sơn đang trên đà khởi sắc với nhiều thành tựu đáng ghi
nhận. Trong những năm tiếp theo hứa hẹn nhiều cơ hội để đẩy nhanh hơn nữa
tốc độ phát triển kinh tế, nân
2.3 Nhu cầu sinh thái của đối tƣợng cây chè
Cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của các điều kiện sinh thái trong
quá trình sống của nó. Nguyên sản của cây chè ở vùng khí hậu rừng á nhiệt đới.
Tuy vậy cây chè cho đến nay đã được phân bố khá rộng rãi, từ 30 vĩ tuyến nam
đến 45 vĩ tuyến bắc, là những nơi có điều kiện tự nhiên khác xa với nơi nguyên
sản. Trong những điều kiện như vậy, muốn cho cây chè sinh trưởng bình thường
và có năng suất phẩm chất tốt phải có trình độ khoa học cao trong canh tác.
Những công trình nghiên cứu nhiều năm của Liên Xô cho thấy: sự tạo thành và
tích lũy các vật chất khác nhau trong cây, phần lớn phụ thuộc vào điều kiện khí
hậu và phân bố theo từng vùng. Tổng hợp các điều kiện ngoại cảnh là yếu tố chủ
yếu ảnh hưởng đến phẩm chất chè.
Vì vậy, xét đến điều kiện sinh thái của cây chè là đề cập đến những điều kiện
sống thích hợp nhất về các mặt. Nắm vững những yêu cầu cụ thể về sinh thái
cũng như khả năng thích ứng của cây chè với điều kiện tự nhiên, là một trong
những cơ sở khoa học để xác định những biện pháp kỹ thuật trồng trọt thích
hợp.
Yêu cầu tổng hợp các điều kiện sinh thái thích hợp cho cây chè là: đất tốt, sâu,
chua, thoát nước, khí hậu ẩm và ấm.
Dưới đây, chúng ta xét một số điều kiện sinh thái chủ yếu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 28 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
2.3.1 Điều kiện đất đai và địa hình:
So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm. Song
để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt
những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp
cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực
nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường.
- Đất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ được phát
triển trên đá granit, nai, phiến thạch sét và mica. ở vùng núi phần lớn là đất
feralit vàng đỏ được phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ bản những loại
đất này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của chè như có độ pH từ 4 đến 5 có lớp
đất sâu hơn 1 mét và thoát nước. Những đất này thường nghèo chất hữu cơ nhất
là ở các vùng trồng chè cũ.. Vì thế vấn đề bón phân hữu cơ để bổ sung dinh
dưỡng cho chè và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất cần thiết. Bên cạnh đó, phải
coi trọng việc bón đủ và hợp lý phân hóa học hàng năm cho chè. Chè là loại cây
kỵ vôi, nhiều tài liệu cho biết trong đất trồng chè chỉ có một lượng vôi rất ít,
khoảng 0,2% CaCO3 đã làm cây chè bị hại. Bởi thế không bao giờ người ta dùng
vôi để bón vào đất trồng chè, trừ trường hợp đất có độ pH quá thấp, dưới 4.
- Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều yếu tố
quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Song trong những điều kiện nhất
định thì điều kiện dinh dưỡng của đất có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất. Kinh
nghiệm của Trung Quốc cho thấy: chè sinh trưởng trên loại đất pha cát, nhiều
mùn, thích hợp cho việc chế biến chè xanh: mùi vị hương của chè thành phẩm
đều tốt. Chè trồng trên đất nặng màu vàng thì có vị đắng và nước có màu vàng.
Chè trồng trên đất xấu hương không thơm, vị nhạt và chất hòa tan ít.
- Địa hình và địa thế có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng chè.
Thực tiễn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy: chè không trồng trên núi
cao có hương thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng bằng. Kinh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 29 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
nghiệm nhận thấy chè được chế biến từ nguyên liệu ở núi cao Xrilanca có mùi
thơm của hoa mà hương vị đó không thể có được trong chè trồng ở khu vực
thấp. Nhiều tác giả ở Liên Xô Kharabava, Đjêmukhatze đã xác định chè trồng ở
nơi có địa thế càng cao hơn mặt biển (trong một chừng mực nhất định) thì
khuynh hướng tạo thành và tích lũy tanin càng lớn.
Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trên thế giới thường
có độ cao cách mặt biển từ 500 đến 800 mét. Vùng chè ngon có tiếng ở Ấn Độ
trồng ở độ cao cách mặt biển 2.000 mét. Nghiên cứu của Viện nông học Hồ
Nam (1957) cho thấy ảnh hưởng của độ cao so với mặt biển tới hàm lượng tanin
trong búp chè như sau:
Bảng 5: Ảnh hưởng của độ cao đến hàm lượng tanin
Độ cao so với
mặt biển
(m) 3 75 113 130 150 260
Hàm lượng tanin % 23,28 23,28 24,96 25,20 25,66 26,06
Chất lượng chè ở vùng cao tốt nhưng về sinh trưởng thường kém hơn ở vùng
thấp. Hướng dốc có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy vật chất trong chè.
Dogonatze (1969) nhận thấy rằng cường độ tích lũy tanin và vật chất hòa tan
phụ thuộc nhiều vào chế độ nhiệt. Ở hướng dốc phía nam hàm lượng tanin và
chất hòa tan trong búp chè cao hơn ở hướng dốc phía bắc.
Ở độ vĩ càng cao phẩm chất và sản lượng chè càng có xu hướng giảm thấp. Do
độ nhiệt thấp, độ ẩm thấp và ngày dài đã ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng
và tích lũy vật chất trong cây chè.
2.3.2 Điều kiện độ ẩm và lượng mưa:
Thực vật nói chung muốn hình thành nên một phần vật chất hữu cơ để cấu tạo
thành cơ thể của chúng thì chúng phải cần tới 400 phần nước. Chè là loại cây ưa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 30 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều nước và vấn đề cung cấp
nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng quan trọng hơn.
Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè khoảng
1.500 mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân lượng mưa của các
tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm, nếu nhỏ
hơn 100 mm chè sinh trưởng không tốt. Chè yêu cầu độ ẩm không khí cao, trong
suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp là vào khoảng 85%.
Lượng mưa và phân bố lượng mưa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới thời gian
sinh trưởng và mùa thu hoạch chè dài hay ngắn, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến
sản lượng cao hay thấp. Vùng chè Doomđome ở Bắc Ấn Độ lượng mưa phân bố
nhiều vào tháng 5 tới tháng 8 cho nên sản lượng chè thu hoạch được trong năm
cũng tập trung vào thời kỳ đó. Vùng chè Mlanji (Nam Phi) lượng mưa tập trung
vào tháng 11 đến tháng 4 nên sản lượng chè cao nhất trong năm cũng tập trung
vào thời kỳ này. Ở ta phân bố sản lượng chè trong năm cũng có quan hệ rõ rệt
với tình hình phân bố lượng mưa trong các tháng.
Bảng 6: Quan hệ giữa lượng mưa và sự phân bố sản lượng búp chè
(Tài liệu của trại thí nghiệm chè Phú Hộ)
Tháng 1-2 3-4 5 6 7 8 9 10
11-
12
Sản
lượng
chè trong
năm (%)
0,39
7,2 -
5,34
10,35 14,74 16,66 13,22 16,50 10,60 4,06
Lượng
mưa
tháng
(mm)
50
50 -
100
> 100
vụ thu hoạch chè chủ yếu
50
Tổng lượng mưa bình quân hàng năm ở các vùng trồng chè của nước ta tương
đối thỏa mãn cho nhu cầu về nước của cây chè.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 31 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
(Phú Thọ: 1.747 mm, Hà Giang: 2.156 mm, Plâyku: 2.072 mm, Buôn Mê Thuột:
1.954 mm, Bảo Lộc: 2.084 mm).
Nhưng ở các vùng chè lượng mưa trong năm lại thường tập trung từ tháng
5 đến tháng 10, cây chè gặp hạn từ tháng 11 đến tháng 3. Thời gian này hạn kết
hợp với độ nhiệt không khí thấp là những điều kiện bất thuận cho sự sinh trưởng
của cây. Vì vậy, bên cạnh biện pháp chống xói mòn cho chè vào mùa mưa còn
cần chú ý đến việc chống hạn giữ ẩm cho chè vào mùa khô. Nghiên cứu về yêu
cầu của cây chè đối với độ ẩm, Urusatze, Khamzaep xác định rằng độ ẩm đất
thích hợp cho cây chè phát triển là 80 - 85% sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng và
độ ẩm không khí thích hợp là 75 - 80% hoặc trên 80%. Thiếu nước, độ ẩm
không khí và độ ẩm của đất không đủ thì sức sinh trưởng của búp sẽ yếu, lá trở
nên dày và cứng, hình thành nhiều búp mù, phẩm chất kém.
Nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè. Khi cung cấp
đủ nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu hướng
tăng lên. Những thí nghiệm về tưới nước cho chè ở Liên Xô cho thấy, tùy điều
kiện đất đai khí hậu khác nhau mà hiệu quả tăng sản của biện pháp tưới nước
cũng khác nhau. Vùng chè Gruzia tưới nước làm tăng sản bình quân 25 - 30%,
vùng chè Kraxnoda 60 - 65%, vùng chè Lencôran thuộc Azecbaizan trên 200%.
Hiệu quả tăng sản của việc tưới nước cũng rất rõ rệt ở một số nước trồng chè
khác như: Trung Quốc (vùng Chiết Giang và Vân Nam) tưới nước làm tăng sản
6,1%. Ấn Độ (vùng Atxam) 60% và ở Tây Phi 217 - 293%. Ở Việt Nam thí
nghiệm tưới nước tại Phú Hộ (1958 - 1960) cũng cho năng xuất búp tăng bình
quân 41,5%. Phẩm chất búp chè được tưới nước đều tăng lên rõ rệt so với không
tưới.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 32 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
Bảng 7: So sánh một vài chỉ tiêu sinh hóa chủ yếu của búp chè có tưới
và không tưới nước trên các nền đốn khác nhau
(Nguyễn Ngọc Kính 1970 -1973)
Loại hình đốn
Có tƣới nƣớc Không tƣới nƣớc
Tanin (%) Hòa tan (96) Tanin
(%)
Hòa tan
(%)
Đốn phớt nhẹ
Đốn phớt
Đốn đau
24,58
23,61
21,23
40.0
38,75
36,98
23,36
22,13
19,41
36,87
36,08
34,43
Tưới nước là một biện pháp tăng sản lượng và phẩm chất rất quan trọng
đối với chè. Ngoài biện pháp tưới nước, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật
trồng trọt tổng hợp khác như cày đất, làm đất, xới đào, làm cỏ, mật độ và
phương thức trồng hợp lý, phủ đất, tủ gốc, chọn giống chịu hạn v.v... để giải
quyết tốt nhu cầu nước trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây chè nhằm
đạt sản lượng cao, phẩm chất tốt. Kết quả thí nghiệm của trường trung cấp Sông
Lô tại Nông trường Tân Trào và Tháng Mười cho thấy tủ gốc làm cho độ ẩm của
lớp đất mặt (0 - 20 cm) và ở các lớp đất dưới nhiều hơn 5 - 6% và 3 - 4% so với
đối chứng (không tủ gốc), năng suất búp chè tăng từ 15,6 đến 19,6%.
2.3.3 Điều kiện độ nhiệt không khí:
Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi độ nhiệt nhất
định. Theo nghiên cứu của Kvaraxkhêlia (1950) và Trang Vãn Phương (1956)
thì cây chè bắt đầu sinh trưởng khi độ nhiệt trên 10oC. Độ nhiệt bình quân hàng
năm để cây chè sinh trưởng phát triển bình thường là 12,5oC và sinh trưởng tốt
trong phạm vi 15 - 23oC. Giới hạn độ nhiệt thấp đối với sinh trưởng của chè biểu
hiện rõ rệt qua thời kỳ ngừng sinh trưởng trong mùa đông và sinh trưởng trở lại
khi có độ nhiệt ấm áp của mùa xuân trong những vùng khí hậu á nhiệt đới. Đối
với sinh trưởng của cây trong thời kỳ này thì độ nhiệt không khí trở thành nhân
tố sinh thái chủ yếu. Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3.500 -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 33 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
4.000
oC. Độ nhiệt tối thấp tuyệt đối mà cây có thể chịu đựng được thay đổi tùy
theo giống, có thể từ -5oC đến -25oC hoặc thấp hơn.
Nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp Chiết Giang cho thấy độ
nhiệt thích hợp đối với cây chè là 20 - 30oC, nếu độ nhiệt tăng dần, thì tác dụng
xúc tiến việc hình thành và tích lũy tanin trong lá chè biểu hiện rất rõ rệt. Độ
nhiệt quá thấp hoặc quá cao đều giảm thấp việc tích lũy tanin. Độ nhiệt cao quá
35
oC thì quá trình tích lũy tanin bị ức chế và nếu độ nhiệt trên 35oC kéo dài liên
tục, chè sẽ bị cháy lá. Ngược lại khi độ nhiệt giảm thấp sẽ dẫn đến một loạt biến
đổi về cơ năng sinh lý thành phần hóa học của búp chè, ảnh hưởng không tốt
đến sinh trưởng của cây và phẩm chất búp. Độ nhiệt thấp và khô hạn là nguyên
nhân hình thành nhiều búp mù.
Độ nhiệt là một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh trưởng của
búp và quyết định thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm. Từ 16 độ vĩ
nam đến 19 độ vĩ bắc, không có hai mùa nóng lạnh rõ rệt, cây chè sinh trưởng
quanh năm do đó búp cũng được thu hoạch quanh năm. Từ 20 độ vĩ bắc đến 45
độ vĩ bắc, độ nhiệt mùa đông xuống thấp, sinh trưởng và thu hoạch chè đã có
mùa rõ rệt. Trong những vùng này nơi nào độ nhiệt bình quân mùa đông càng
thấp càng kéo dài thì thời gian sinh trưởng và thu hoạch búp chè ở đó càng ngắn.
Bảng 8: Ảnh hưởng của độ nhiệt đến thời gian thu hoạch búp
Vùng
Độ cao so với
mặt biển (m)
Vĩ
tuyến
bắc
Nhiệt độ trung bình
(
o
C)
Thời gian
thu
hoạch búp
(tháng) Tháng 1 Tháng 6
Pô chi (Liên Xô)
Tocklai (Ấn Độ)
Phú Hộ (Vĩnh
Phú)
Karicho (Kênia)
0
87
30
1800
42
31
22
0
8
16
18
17
23
28
28
17
5 - 6
8 - 9
10
12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 34 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
2.3.4 Điều kiện ánh sáng:
Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy có tính
chịu bóng rất lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán
xạ. ánh sáng trực xạ trong điều kiện độ nhiệt không khí cao, không có lợi cho
quang hợp và sinh trưởng của chè. Trong thực tế sản xuất, ở một số nước như
Ấn Độ, Xrilanca thường áp dụng biện pháp trồng cây bóng mát cho chè để hạn
chế độ nhiệt cao và ánh sáng quá mạnh.
Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng cũng thay đổi tùy theo tuổi cây và
giống. Chè ở thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vườn ươm,
người ta thường che râm để đạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng nhanh. Giống
chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè nhỏ.
Các điều kiện chiếu sáng khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo của lá và thành
phần hóa học của chúng.
Bảng 9: Sự biến đổi thành phần hóa học của búp chè trong điều kiện có che râm
(% chất khô) (% chất khô)
Thời gian
Ngày 30 - 4 Ngày 26 - 5
Công thức thí nghiệm Công thức thí nghiệm
Thành phần sinh hóa Che râm
Không che
râm
Che râm
Không che
râm
Tanin
Cafein
N tổng số
10,03
4,62
7,05
12,75
3,76
6,03
8,11
3,43
5,84
8,28
2,78
4,22
Cây chè được che bóng râm, hàm lượng các vật chất có đạm (cafein, N
tổng số, protein...) trong búp và lá tăng lên và tích lũy nhiều hơn; các chất không
có N (tanin, gluxit...) lại có chiều hướng giảm xuống. Sự giảm thấp tanin,
gluxit... và tăng hàm lượng các vật chất có đạm trong lá chè ở một mức độ nhất
định thường có lợi cho phẩm chất chè xanh và không có lợi cho phẩm chất chè
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 35 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
đen. Vì vậy, trồng cây bóng mát cho chè thường áp dụng cho những vùng trồng
chè sản xuất nguyên liệu để chế biến chè xanh.
Do cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phẩm chất chè
cho nên điều tiết cường độ ánh sáng có thể làm cho năng suất chè tăng lên rõ rệt.
Những kết quả nghiên cứu tại Trại thí nghiệm chè Tocklai (Ấn Độ) cho thấy:
giảm độ chiếu sáng xuống 30% thì sản lượng búp tươi trong năm đầu tăng 34%
so với xử lý cường độ chiếu sáng hoàn toàn và giảm độ chiếu sáng xuống 50%
thì năng suất đạt cao nhất. Song nếu tiếp tục giảm cường độ chiếu sáng xuống
dưới 50% thì năng suất bắt đầu giảm thấp.
Ánh sáng còn có quan hệ đến giai đoạn phát dục của cây chè: theo các tài
liệu nghiên cứu của Liên Xô thì giống chè Ấn Độ và giống lai Trung - Ấn
nguyên sản ở vùng ngày ngắn, sinh trưởng trong điều kiện Gruzia (Liên Xô)
ngày dài, không thể hoàn thành giai đoạn ánh sáng cho nên không ra hoa kết
quả. Song giống Trung Quốc lá nhỏ đã thích ứng với điều kiện ngày dài, cho nên
trồng ở Gruzia vẫn ra hoa kết quả.
2.3.5 Không khí:
Không khí rất cần cho sự sống của thực vật. Hàm lượng CO2 trong không
khí khoảng 0,03%, song chỉ cần có một biến động nhỏ cũng ảnh hưởng rất lớn
đến quang hợp. Chè là một cây ưa bóng râm, cường độ quang hợp cũng thay đổi
theo hàn lượng CO2 có trong không khí. Nói chung hàm lượng CO2 trong không
khí tăng lên đến 0,1 - 0,2% thì cường độ quang hợp tăng lên rất rõ rệt.
Không khí lưu thông tạo thành gió. Gió nhẹ và có mưa có lợi cho sự sinh
trưởng của chè vì nó có tác dụng điều hòa cân bằng nước của cây. Những nơi độ
ẩm không khí quá cao, phát tán khó; gió nhẹ sẽ làm cho nước dễ thoát hơi, nước
và chất dinh dưỡng trong đất tiếp tục vận chuyển lên trên. Mặt khác gió nhẹ có
tác dụng làm cho lượng CO2 phân bố đều, có lợi cho quang hợp.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 36 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
Gió to không những làm cho cây bị tổn thương cơ giới, mà còn phá vỡ
cân bằng nước của cây. Cường độ thoát hơi nước lớn, nước trong đất cung cấp
không đủ, cây bị héo. Mặt khác gió to khí khổng sẽ đóng lại, không thể tiến
hành quá trình quang hợp. Mùa đông độ nhiệt thấp nếu có gió to thì chè bị hại
nhiều vì rét. Gió to khi chè ra hoa còn ảnh hưởng đến hoạt động thụ phấn của
côn trùng.
Để giảm tác hại của gió, người ta áp dụng các biện pháp như chọn đất nơi
kín gió, trồng rừng hoặc vành đai phòng hộ. Chọn giống chè thấp cây và trồng
dày hợp lý...
Ở Việt Nam tác hại của gió không lớn, song nói chung ở các vùng có gió
Lào cần tùy điều kiện cụ thể mà xét đến việc áp dụng các biện pháp trồng rừng
hoặc trồng vành đai phòng chắn gió.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 37 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
CHƢƠNG III: ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI CÂY CHÈ ĐỐI
VỚI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN ANH SƠN
Sau khi có kết quả nghiên cứu của các yếu tố tự nhiên có liên quan mạt
thiết đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè ở huyện Anh Sơn và
yêu cầu sinh thái của cây chè. Bắt đầu đánh giá thích nghi sinh thái của cây chè
đối với đặc điểm tự nhiên của huyện
3.1 Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày được trồng nhiều trên địa bàn huyện Anh
Sơn tỉnh Nghệ An. Đây là cây mà sự phát triển của nó có quan hệ mật thiết điều
kiện nhân tố tự nhiên. Để đánh giá thích nghi sinh thái của cây chè trên vùng
lãnh thổ cụ thể là huyện Anh Sơn, tôi đã lựa chọn các chỉ tiêu để đánh giá như
sau:
- Nhiệt độ trung bình
- Lượng mưa trung bình năm
- Độ dốc địa hình
- Độ dày tầng đất mặt
- Độ pH
Về mức độ thích nghi của cây chè thông qua các yếu tố đánh giá đối với môi
trường tự nhiên ở huyện Anh Sơn tôi chia thành 4 cấp
- Rất thích nghi (S1): Đây là diện tích đất đai không có hạn chế hoặc hạn chế
rất nhẹ, sản xuất trên loại đất này dễ dàng cho năng suất và hiệu quả cao.
- Thích nghi (S2): Đất đai có những hạn chế ở mức độ nhẹ, sản xuất trên đất
này khó khăn hơn và cần đầu tư nhiều hơn để đạt được năng suất như S1
- Ít thích nghi (S3): Đây là những vùng đất có nhiều hạn chế khó khắc phục
như độ dốc, độ cao lớn, vì vậy khả năng đầu tư cho hiệu quả kinh tế cao rất thấp.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 38 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
- Không thích nghi (N): Loại đất này có những hạn chế nghiêm ngặt (chẳng
hạn độ dốc >350, độ cao >1.000m). Nếu canh tác trên diện tích này vừa đạt hiệu
quả kinh tế thấp vừa tác động xấu đến môi trường sinh thái.
3.1.1 Chỉ tiêu về nhiệt độ trung bình.
Chè là loại cây có nguồn gốc cận nhiệt đới được trồng từ lâu ở nước ta nên có
giới hạn nhiệt độ lớn từ -25 - 35 oC và đã thích nghi với nhiệt độ trung bình của
nhiều vùng cả nước, nhiệt độ thích hợp nhất là 20 - 30 oC
3.1.2 Chỉ tiêu lượng mưa
Tuy có khả năng chịu hạn tốt, nhưng cây chè cũng cần 1 lượng mưa trong năm
khoảng 1500 - 1600mm. Độ ẩm thích hợp là 80 - 85%
3.1.3 Chỉ tiêu độ dốc
Là yếu tố đặc trưng cho địa hình đồi núi, tác động đến xói mòn, phá hủy môi
trường đất, thể hiện diễn biến của đất trong điều kiện không có lớp phủ thực vật,
có vai trò quan trọng nhất ảnh hưởng tới định hướng sử dụng đất. Độ dốc không
chỉ được xem xét tới giới hạn đối với các loại cây trồng mà còn liên quan đến
vấn đề bảo vệ đất và môi trường.
Độ dốc thích hợp với cây chè là 10 - 30o độ dốc nhỏ khó thoát nước chè dễ bị
úng nước, vàng lá, thậm chí chết. Độ dốc trên 30o chè dễ bị thiếu nước vào mùa
khô.
3.1.4 Chỉ tiêu độ dày tầng đất mặt
Độ dày tầng đất mặt là môi trường dự trữ chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất,
thể hiện khả năng phát triển sản xuất của đất đai, tạo không gian hoạt động của
rễ cây, được giới hạn cho đến khi gặp vật cản trở mức độ ăn sâu của rễ như: kết
von cứng, độ lẫn đá trên 75% trọng lượng đất, mặt đá dốc... tầng đất dày không
những tạo điều kiện cho rễ cây phát triển sâu, hút được nhiều chất dinh dưỡng
và nước, giúp cây đứng vững mà còn đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 39 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
lâu bền. Độ dày tầng đất mặt thích hợp với cây chè là trên 100cm với độ dày
mỏng hơn, chè kém phát triển.
3.1.5 Chỉ tiêu độ pH.
Đất trồng có vai trò rất lớn đối với sinh trưởng và phát triển cũng như năng
suất của cây chè. trong các đặc tính lý học của đất thì độ pH và độ dày của tầng
đất là 2 mặt quan trọng nhất đối với sự phát triển và năng suất của cây chè.
Muốn phát triển tốt, chè cần được trồng trên đất có tầng đất mặt phủ dày, tơi xốp
thoáng khí, khả năng giữ nước tốt và thoát nước cao. Rễ chè cần nhiều oxy nên
đất bị úng cây chè kém phát triển và chất lượng thấp.
Độ pH ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cây chè. Độ pH thích hợp với cây chè là
4.5 - 6
3.2 Phƣơng pháp đánh giá.
Trên cơ sở đặc điểm sinh lý của cây chè và điều kiện tự nhiên của huyện Anh
Sơn. Sử dụng phương pháp so sánh chỉ tiêu của các yếu tố được chọn để đánh
giá mức độ thích nghi sinh thái của cây chè đối với điều kiện tự nhiên của lãnh
thổ nghiên cứu.
3.2.1 Mức độ thích nghi của cây chè đối với nhiệt độ trung bình
Nếu so sánh nhiệt độ trung bình năm của huyện Anh Sơn với yêu cầu sinh thái
về nhiệt độ trung bình của cây chè, chênh lệc ở mức:
- Trong giới hạn hoặc <5 oC được đánh giá là rất thích nghi S1
- Chênh lêch 5 - 10 oC được đánh giá là thích nghi S2
- Chênh lệch 10- 15 oC được đánh giá là ít thích nghi S3
- Chênh lệch > 15 oC được đánh giá không thích nghi N
3.2.2 Mức độ thích nghi của cây chè đối với lượng mưa trung bình năm
Nếu so sánh lượng mưa trung bình năm của huyện Anh Sơn với yêu cầu sinh
thái về lượng mưa trung bình của cây chè, chênh lệch ở mức:
- Trong giới hạn hoặc <100mm được đánh giá là rất thích nghi S1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 40 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
- Chênh lêch 100 - 150mm được đánh giá là thích nghi S2
- Chênh lệch 150 - 200mm được đánh giá là ít thích nghi S3
- Chênh lệch > 200mm được đánh giá không thích nghi N
3.2.3 Mức độ thích nghi của cây chè đối với độ dốc địa hình
Nếu so sánh độ dốc trung bình của huyện Anh Sơn với yêu cầu sinh thái về độ
dốc trung bình của cây chè, chênh lệch ở mức:
- Trong giới hạn hoặc <0 o được đánh giá là rất thích nghi S1
- Chênh lêch 1-5 o được đánh giá là thích nghi S2
- Chênh lệch 6 - 10 o được đánh giá là ít thích nghi S3
- Chênh lệch > 10 o được đánh giá không thích nghi N
3.2.4 Mức độ thích nghi của cây chè đối với độ dày tầng đất mặt
Nếu so sánh độ dày tầng đất mặt của huyện Anh Sơn với yêu cầu sinh thái về độ
tầng đất mặt của cây chè, chênh lệch ở mức:
- Trong giới hạn hoặc <0.2m được đánh giá là rất thích nghi S1
- Chênh lêch 0.2 - 0.5m được đánh giá là thích nghi S2
- Chênh lệch 0.6 - 0.8m được đánh giá là ít thích nghi S3
- Chênh lệch > 0.8m được đánh giá không thích nghi N
3.2.5 Mức độ thích nghi của cây chè đối với độ pH
Nếu so sánh độ pH của huyện Anh Sơn với yêu cầu sinh thái về độ pH của cây
chè, chênh lệch ở mức:
- Trong giới hạn hoặc <0.3 được đánh giá là rất thích nghi S1
- Chênh lêch 0.3 - 0.5 được đánh giá là thích nghi S2
- Chênh lệch 0.6 - 0.8 được đánh giá là ít thích nghi S3
- Chênh lệch > 0.8 được đánh giá không thích nghi N
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 41 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
Bảng 10: Chỉ tiêu đánh giá điều kiện tự nhiên đối với cây chè
Yếu tố
Mức độ thích hợp
Rất thích hợp
(S1)
Thích hợp
(S2)
Ít thích hợp
(S3)
Không thích
hợp (N)
Nhiệt độ trung bình 20 - 30 oC 31- 35 oC
15 - 19
o
C
36 - 40
o
C
10- 14
o
C
>40
o
C
<10
o
C
Lượng mưa trung bình 1500 - 1600 1600 - 1750
1350 - 1500
1750 - 1800
1300 - 1350
>1800
<1300
Độ dốc trung bình 10 - 15o 16 - 20o
5 -9
o
20 - 25
o
0 - 5
o
>25
o
<0
o
Độ dày tầng đất mặt > 100cm 60cm 40cm 20cm
Độ pH 4.5 - 6 6 - 6.3
4.2 - 4.5
6.3 - 6.8
3.8 - 4.2
>6.8
<3.8
3.3 Xây dựng hệ thống cho điểm và trọng số bằng phƣơng pháp ma trận
Để đánh giá thích nghi sinh thái, tôi sử dụng phương pháp ma trận và cho điểm
các mức độ thích nghi của cây chè theo các mức sau:
- Thích nghi nhất 4 điểm
- Thích nghi 3 điểm
- Ít thích nghi 2 điểm
- Không thích nghi 1điểm
Bảng 11: Đánh giá thành phần
Yếu tố
Mức độ thích hợp
Rất thích hợp Thích hợp
Ít thích hợp
Không thích
hợp
Điểm Tr.số Điểm Tr.số Điểm Tr.số Điểm Tr.số
Nhiệt độ trung bình 4 5 3 5 2 5 1 5
Lượng mưa trung bình 4 4 3 4 2 4 1 4
Độ dốc trung bình 4 3 3 3 2 3 1 3
Độ dày tầng đất mặt 4 2 3 2 2 2 1 2
Độ pH 4 1 3 1 2 1 1 1
Tổng 60 45 30 16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 42 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
Để tính khoảng cách điểm giữa các hạng, ta vận dụng công thức tính khoảng
cách điểm:
N
DD
M
minmax
Trong đó: M : Khoảng cách điểm giữa các hạng
Dmax : Điểm đánh giá chung cao nhất
Dmin : Điểm đánh giá chung thấp nhất.
N : Số cấp thích nghi
Áp dụng công thức ta có
M= 11
Thích nghi nhất 50 - 60 điểm
Thích nghi 40 - 19 điểm
Ít thích nghi 30 - 39 điểm
Không thích nghi 16 - 29 điểm
3.4 Đánh giá tổng hợp
Bảng 12: Đánh giá tổng hợp các địa tổng thể trên địa bàn
Khoảng thích hợp
50 - 60 điểm 40 - 49 điểm 30 - 39 điểm 16 - 29 điểm
Nhóm/loại đất
Fs, đất feralit
trên núi (độ
cao 200 -
700m)
Fs +j, Fv, Py,
Đất feralit
nâu vàng
phát triển
trên đất phù
sa cổ, Đất
feralit đỏ
vàng trên đá
phiến thạch
sét và biến
chất
Đất feralit
trên núi (độ
cao 800 -
1500m), Đất
feralit vàng đỏ
phát triển trên
đá Mácma
axit, Đất phù
sa không được
bồi, Fq
Đất feralit xói
mòn trơ sỏi
đá, Đất bãi
bồi ven sông
Đất phù sa
được bồi tụ
hằng năm,
Đất dốc tụ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 43 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
Chú thích
Fs: Đất feralit đỏ vàng phát triển trên
đá phiến sét
Fv: Đất feralit nâu đỏ phát triển trên
đá vôi
Fs+j: Đất feralit đỏ vàng phát triển
trên đá phiến sét và đá biến chất
Py: Đất phù sa ngòi suối
Fq: Đất feralit vảng đỏ phát triển trên
đá sa thạch
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 44 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Qua công tác đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của cây chè trên địa bàn
huyện Anh Sơn ta thấy: huyện Anh Sơn có điều kiện thuận lợi kể cả mặt tự
nhiên và mặt xã hội để phát triển cây công nghiệp dài ngày là cây chè. Với diện
tích 34097 ha chiếm 56,55% tổng diện tích thổ nhữơng của huyện rất thích nghi
để trồng cây chè. Cho chúng ta thấy rằng Anh Sơn là một vùng rất thuật lợi để
trồng cây chè và phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến chè.
Việc phát triển kinh tế xã hội ở các vùng trung du miền núi là là một trong
những định hướng mà Đảng, Nhà nước ta đưa ra. Chính vì vậy, việc đánh giá
thích nghi sinh thái cây chè trên địa bàn huyện Anh Sơn sẽ mở ra hướng đi mới
cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tạo công ăn việc làm không chỉ
cho người dân trồng chè mà còn tạo việc làm cho các công nhân làm việc trong
các xí nghiệp chế biến các sản phẩm từ chè, thúc đẩy kinh tế của huyện nói riêng
và của toàn tỉnh nói chung.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đánh giá thích nghi sinh thái của cây chè trên địa bàn
huyện Anh Sơn không chỉ nhằm phục vụ phát triển cây chè, mà còn giúp bảo vệ
môi trường với các địa tổng thể không được khai thác, mà cần bảo vệ. Điều này
có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay tình hình khai thác sử
dụng đất chưa hiệu quả và hợp lý, các tác động của biến đổi khí hậu đang biểu
hiện ngày càng rõ nét trên cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Anh Sơn nói
riêng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 45 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình "địa phương học" trường Đại Học Vinh
2. A.G Ixatsenko Cơ sở cảnh quan học và phân vùng tự nhiên. Nhà xuất bản
khoa học
internet
3.
4.
5.
6.
7.
xuat-che-o-tinh-thai-nguyen-16349/
8.
9.
detail
10.
VN/a/book/Pages/books/GTCayche/chuong3a.htm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 46 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. ....................................................................................... 2
4. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ........................................ 2
5. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 3
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI
CẢNH QUAN ...................................................................................................... 4
1.1 . Các khái niệm ........................................................................................... 4
1.1.1.Quan niệm về cảnh quan .............................................................................. 4
1.1.2. Các nhân tố thành tạo cảnh quan ................................................................ 4
1.2 Đánh giá cảnh quan ......................................................................................... 5
1.2.1 Lý luận chung về đánh giá cảnh quan .......................................................... 5
1.2.3 Đánh giá kinh tế cảnh quan. ......................................................................... 6
1.2.4 Đánh giá bền vững môi trường .................................................................... 7
1.2.5 Đánh giá mức độ bền vững của xã hội ......................................................... 7
1.2.6 Quy trình đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan ..................................... 7
CHƢƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN
ANH SƠN. CÁC CHỈ TIÊU SINH THÁI CỦA CÂY CHÈ. .......................... 8
2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Anh Sơn ......................................................... 8
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................... 21
2.2.1. Dân cư và nguồn lao động ........................................................................ 21
2.2.2. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật .............................................................................. 23
2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế ..................................................................... 25
2.3 Nhu cầu sinh thái của đối tượng cây chè ...................................................... 27
2.3.2 Điều kiện độ ẩm và lượng mưa: ................................................................. 29
2.3.3 Điều kiện độ nhiệt không khí: .................................................................... 32
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN
LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 47 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
2.3.4 Điều kiện ánh sáng: .................................................................................... 34
2.3.5 Không khí: .................................................................................................. 35
CHƢƠNG III: ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI CÂY CHÈ ĐỐI
VỚI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN ANH SƠN.............................. 37
3.1 Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá ............................................................................ 37
3.1.1 Chỉ tiêu về nhiệt độ trung bình. .................................................................. 38
3.1.2 Chỉ tiêu lượng mưa ..................................................................................... 38
3.1.3 Chỉ tiêu độ dốc ........................................................................................... 38
3.1.4 Chỉ tiêu độ dày tầng đất mặt ...................................................................... 38
3.1.5 Chỉ tiêu độ pH. ........................................................................................... 39
3.2 Phương pháp đánh giá. .................................................................................. 39
3.2.1 Mức độ thích nghi của cây chè đối với nhiệt độ trung bình ...................... 39
3.2.2 Mức độ thích nghi của cây chè đối với lượng mưa trung bình năm .......... 39
3.2.3 Mức độ thích nghi của cây chè đối với độ dốc địa hình ............................ 40
3.2.4 Mức độ thích nghi của cây chè đối với độ dày tầng đất mặt ..................... 40
3.2.5 Mức độ thích nghi của cây chè đối với độ pH ........................................... 40
3.3 Xây dựng hệ thống cho điểm và trọng số bằng phương pháp ma trận ......... 41
3.4 Đánh giá tổng hợp ......................................................................................... 42
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ........................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 45
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_muc_do_thich_nghi_cua_cay_che_tren_dia_ban_huyen_anh_son_6659.pdf