Đề tài Đạo đức kinh doanh đối với môi trường tự nhiên

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU . NỘI DUNG TIỂU LUẬN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Đạo đức kinh doanh là gì? 1.2. Lý do vì sao kinh doanh cần phải có đạo đức? 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở việt nam hiện nay 2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 2.3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường 2.3.1. Tác động tới sức khoe của con người 2.3.2. Tác hại dối với phát triển kinh tế 2.4. Các giải pháp cơ bản cho vấn đề ô nhiễm môi trường KẾT LUẬN

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3039 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đạo đức kinh doanh đối với môi trường tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Dự kiến, đến năm 2020, dân số Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 100 triệu người, nghĩa là cuộc sống của 20 triệu người nữa cần được đảm bảo. Dân số quá đông đòi hỏi rất nhiều lương thực, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Muốn đẩy mạnh việc sản xuất lương thực đòi hỏi phải có nhiều ruộng đất. Muốn có nhiều ruộng đất thì phải khai khẩn thêm. Việc khai hoang bừa bãi sẽ khiến một số nơi bị sa mạc hóa và đất trồng bị xói mòn, việc tưới tiêu không thích hợp sẽ khiến cho đất trồng bị chua mặn, việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học không chỉ khiến cho nông sản mà cả môi trường chung cũng bị ô nhiễm. Tốc độ tăng dân số cũng kéo theo sự gia tăng về nước thải, rác công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến cho các đô thị xuất hiện ngày càng nhiều, nhà máy, xí nghiệp mọc lên khắp nơi mà chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải, không gian xanh ngày càng bị thu hẹp, còn khói bụi và rác thì thải vô tội vạ vào môi trường mà không có những biện pháp xử lý thích hợp. Tất cả những điều đó trở thành một sức ép rất lớn đối với môi trường, khiến cho môi trường sống của con người ngày càng bị ô nhiễm. Anhxtanh từng phát biểu trong thuyết tương đối: “Không có cái gì trên Trái Đất này tự nhiên sinh ra, cũng như sẽ tự nhiên mất đi mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác”. Và môi trường cũng thế, khi con người, mà ở đây chính là chủ các Doanh nghiệp sản xuất có những tác động tiêu cực tới nó thì nó cũng bắt đầu gây ra những tác hại ảnh hưởng tới đời sống con người. Thiên tai lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, xảy ra thất thường và với cường độ ngày càng nhiều. Dịch bệnh, sự gia tăng nhiệt độ, hiện tượng băng tan, hiệu ứng nhà kính, khói bụi, khí độc. Tất cả những điều đó đang đe dọa mạng sống của con người và ảnh hưởng năng suất lao động. Từ những phân tích trên, nhóm đã nghiên cứu đề tài “ Đạo đức kinh doanh đối với môi trường tự nhiên” với mong muốn nêu rõ thực trạng của môi trường hiện nay nhằm gióng lên một hồi chuông cảnh báo để con người có những biện pháp ngăn chặn những hậu quả xấu của môi trường bị ô nhiễm và đồng thời đề ra những phương pháp làm giảm thiểu tối đa sự tác động của con người tới môi trường, nhằm khôi phục lại một môi trường xanh, sạch, đẹp. NỘI DUNG TIỂU LUẬN 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH LÀ GÌ? Định nghĩa hiện nay: “Đạo đức là toàn bộ quy tắc, chuẩn mực xã hội nhờ con người tự giác điều chỉnh và đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với bản thân, xã hội và tự nhiên. Kinh doanh được định nghĩa trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là: “Kinh doanh là toàn bộ hay một phần quá trình đầu tư từ sản xuất, tiêu thụ đến dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”. Tóm lại: “Đạo đức kinh doanh là tài sản quý giá góp phần quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi Doanh nghiệp. Đó là hệ thống các giá trị, chẩn mực, phương pháp tư duy ảnh hưởng rất lớn tới hành động của các thành viên trong Doanh nghiệp, nó thể hiện ở cách Doanh nghiệp ứng xử với khách hàng, với môi trường, với xã hội- cộng đồng và cách ứng xử của chính các thành viên trong Doanh nghiệp với nhau”. LÍ DO VÌ SAO KINH DOANH CẦN PHẢI CÓ ĐẠO ĐỨC ? Chẳng phải vô cớ mà khoảng 15 năm nay một ngạn ngữ được lưu truyền trong giới Doanh nghiệp ở các nước: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt số phận”. Điều này hàm ý: Sự tồn vong của Doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong cách kinh doanh của các Doanh nghiệp. Tóm gọn: Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của Doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến thành bại của tổ chức! Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố trong việc phát triển Doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh tạo ra lời, lỗ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi công dân và an sinh xã hội, Sản xuất về mặt xã hội ngày nay cũng nảy sinh vấn đề: ô nhiễm môi trường vì loài người ngày càng đông, đô thị hóa, trong khi nhà máy ngày càng dùng nhiều hóa chất để làm các hàng hóa tinh xảo... Ngoài ra còn nạn khai thác cạn kiệt tài nguyên như nạn phá rừng, đánh bắt cá bừa bãi làm mất cân bằng sinh thái, nạn hủy hoại tầng ôzôn, hiện tượng nhà kính đe dọa khí hậu toàn cầu. Vì vậy, cần đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh tế ngày nay. 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN: 2.1 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo tốc độ đô thị hoá cũng diễn ra khá nhanh. Nếu như năm 1990, cả nước có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, thì nay đã tăng lên 650 đô thị. Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng chủ yếu do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông. Rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương) gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày nhưng chỉ 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải, chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép. Báo cáo hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng không chỉ nước sông mà cả nước biển cũng bị ô nhiễm trầm trọng, thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng ở các vùng này. Một số vùng ven bờ bị đục hoá, lượng phù sa lơ lửng tăng đã ảnh hưởng đến du lịch, giảm khả năng quang hợp của một số sinh vật biển và làm suy giảm nguồn giống hải sản tự nhiên. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm (Zn), một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá huỷ gây tổn thất lớn về đa dạng sinh học vùng bờ. Có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Hiện nay đất cũng đang dần bị thu hẹp nhất là diện tích đất rừng và đây là hiện trạng đất của nước ta hiện nay: Hơn 50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích đất đồi núi là đất có vấn đề, đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất dốc trên 25 độ gần 12,4 triệu ha. Đất tiềm năng nông nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu ha. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian, năm 1940 có 0,2 ha, năm 1995 là 0,095 ha. Hiệu quả dùng đất ngày càng thấp, chỉ đạt 1,6vụ/năm, năng suất cây trồng thấp. Về ô nhiễm không khí, chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO2, 13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn HCOOH. Chính vì thế, tại nhiều khu vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao. Tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày tức là gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại... Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời. 2.2 NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG : Phân tích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường ngày càng ô nhiễm hiện nay, ông Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường cho biết, đó là do các loại hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công  nghiệp, thương mại, nông nghiệp, giao thông gây ra. Cụ thể, đối với công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là do sản xuất hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim loại, nhà máy nhiệt điện… ; hoạt động nông nghiệp sử dụng phân bón, phun thuốc trừ sâu diệt cỏ; hoạt động dịch vụ thương mại là buôn bán tại các chợ. Do nước thải: Tại các khu đô thị, việc chọn vị trí đổ chất thải hoặc bể phốt làm không tốt cộng với các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa từ các nhà máy hoặc thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học dùng trong nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước. Nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh không được xử lý đã và đang thải trực tiếp ra các dòng sông, làm cho chất lượng nước suy giảm mạnh. Nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Đây chính là nguyên nhân vì sao ở các thành phố nước bị ô nhiễm nặng nề bởi chất bài tiết của con người. Chất thải rắn: Nguồn chất thải rắn có rất nhiều: chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn của ngành khai thác mỏ, rác ở đô thị, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn phóng xạ. Chủng loại của chúng rất nhiều, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng không giống nhau; tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công nghiệp thường cao hơn; rác thành thị chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng; chất thải rắn nông nghiệp chứa các chất hữu cơ thối rữa và thuốc nông nghiệp còn lưu lại. Những chất thải rắn này bị vứt bừa bãi, ngấm nước mưa, và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất, sông ngòi, ao hồ và nguồn nước ngầm. Nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để tưới đồng ruộng sẽ làm thay đổi chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật trong đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng. Khói khí thải: Các nhà máy, khu công nghiệp thải nhiều hợp chất độc hại và bụi mịn (chiếm 70%). Các chất khí độc hại trong không khí như oxit lưu huỳnh,CO2, các hợp chất nitơ... kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất. Bụi mịn cũng gây hại nặng nề và ảnh hưởng tới nguồn nước. Do nông dược và phân hóa học: Đây là 2 loại hoá chất quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, sử dụng không đúng sẽ lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn trùng gây hại, cũng gây độc đối với các vi sinh vật và côn trùng có ích, các loại chim, cá... và ngược lại một số loại sâu bệnh thì lại sinh ra tính kháng thuốc. 2.3 HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG: Lấy vụ Vedan làm ví dụ điển hình cho việc kinh doanh mà không có đạo đức. Công ty Vedan được biết đến là một thương hiệu sản xuất bột ngọt của Nhật Bản, được Việt Nam cấp giấy phép đầu tư và sản xuất kinh doanh từ năm 1997 với nhà máy sản xuất được xây dựng tại tỉnh Đồng Nai. Trong thời gian qua, dư luận cả nước xôn xao về vụ công ty Vedan Việt Nam đã có những tác động mang tính tiêu cực xâm hại nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể đó là việc công ty này đã cố ý xả nước thải sản xuất công nghiệp chưa qua xử lý ra dòng sông Thị Vải, tỉnh Đồng Nai. Theo báo cáo của GS.TS Lê Quốc Hùng (Viện Hoá học - Viện Khoa học và Công nghệ VN), từ năm 1996, Viện đã tiến hành đánh giá chất lượng nước trên sông Thị Vải và các sông phụ cận bằng kỹ thuật đo liên tục tự động vào các thời điểm nhất định. Kết quả đo cho thấy, khoảng 3 năm sau khi Vedan bắt đầu hoạt động, nước sông Thị Vải và các sông phụ cận đã bị ô nhiễm đáng kể. Mức độ ô nhiễm tăng dần và đạt tới cực điểm vào cuối năm 2008. Báo cáo kỹ thuật của Viện Môi trường và Tài nguyên (MTTN) - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh cho thấy, phạm vi gây ô nhiễm nặng của Vedan từ 4,5km thượng lưu tới 5,5 km hạ lưu, Vedan “đóng góp” 89% tải lượng ô nhiễm. Thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, vừa qua, Cục Cảnh sát bảo vệ Môi trường đã kiểm tra và phát hiện hành vi vi phạm các quy định tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của công ty Vedan, đó là việc công ty này đã xây dựng một hệ thống bể chứa và đường ống dẫn nước thải chưa qua xử lý các chất độc hại ra môi trường với những van đóng mở liên hoàn nhằm mục đích ban ngày sẽ đóng kín để che mắt cơ quan chức năng và quần chúng, nhưng ban đêm thì công ty này đã xả nước thải độc hại chưa qua xử lý ra sông Thị Vải với lưu lượng xả thải đến 15.000m3/lần, mỗi tuần công ty này tiến hành xả bốn lần. Đây thực sự là một việc làm hết sức nguy hiểm và xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Điều đáng nói ở đây chính là việc sau khi bị bại lộ “trận đồ bát quái” xả thải tinh vi nói trên thì có những sai phạm của Vedan từ trước đến nay cũng đã được làm sáng tỏ mà nổi cộm đó là hành vi trốn tránh nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường từ năm 2004 đến nay với tổng mức phí được cộng dồn cho đến nay lên đến trên 127 tỷ đồng. Qua những báo cáo ban đầu của các cơ quan chức năng kết luận đã có đến khoảng 10 km sông Thị Vải bị ảnh hưởng và ô nhiễm bởi tác động từ nguồn nước thải của công ty Vedan thải ra, tuy nhiên đó mới chỉ là những báo cáo sơ bộ và những ảnh hưởng trên cũng mới chỉ mang tính trực tiếp đến môi trường, nếu không nói thì ai cũng có thể nhận định đựợc với một khoảng thời gian gian lận thải chui nước thải công nghiệp như công ty Vedan đã thực hiện, với một nguồn nước thải lớn như thế (xấp xỉ 10.000m3/ngày), thì những ảnh hưởng trực tiếp và trước mắt chỉ là bề nổi của sự việc, còn phía sau nó là những hậu quả gián tiếp và lâu dài đối với môi sinh, môi trường của khu vực sông Thị Vải và đông đảo nhân dân sinh sống chung quanh chắc chắn là không hề nhỏ. Đề cập đến diễn biến vụ việc, cho đến nay, bên cạnh việc đưa ra những kết luận sơ bộ về hành vị vi phạm và chế tài đối với Vedan đó là việc phạt hành chính 216,5 triệu đồng và truy thu hơn 127 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường mà công ty này dây dưa từ năm 2004 cho đến nay, Bộ Tài nguyên – Môi trường, Cục Cảnh sát Bảo vệ Môi trường đang tiến hành một số biện pháp khảo sát đánh giá về thiệt hại sinh kế đối với người dân, tác động của các thành phần hóa chất có trong chất thải của công ty Vedan đối với đời sống của người dân quanh khu vực này thực tế ra sao, mức độ đến đâu, hệ quả, di chứng của nó trong tương lai lâu dài sẽ như thế nào…? Qua đó để có biện pháp và hướng xử lý thích đáng. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã đề xuất quan điểm là cần thiết phải “đóng cửa Vedan” bởi lẽ công ty này đã vi phạm một cách nghiêm trọng với thời gian vi phạm kéo dài, có chủ ý từ năm 1997 đến nay, đương nhiên với những việc làm như thế thì không thể đựợc phép nhân nhượng và có cơ hội để “sửa chữa”. Vẫn biết nếu đóng cửa Vedan tức là đánh mất cơ hội về việc làm và thu nhập của hơn 3000 lao động tại tỉnh Đồng Nai, đồng thời làm ảnh hưởng đến điều kiện tiêu thụ nông, lâm sản của nông dân khu vực này. Từ thực tế của những sự việc nêu trên, chúng ta có thể đánh giá Vedan là một doanh nghiệp làm ăn thiếu nghiêm túc và không minh bạch, họ đã không chỉ vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mà đáng nói là họ dã có những hành vi vi phạm pháp luật, vì lợi nhuận có được, công ty này đã bất chấp tất cả mọi thủ đoạn, kể cả việc vi phạm pháp luật, xâm phạm về tiêu chuẩn an toàn môi trường, vi phạm đạo đức…đó là những việc làm không thể tha thứ được. . Rõ ràng với hành vi vi phạm nghiêm trọng và ngang nhiên của công ty Vedan đối với việc gây ô nhiễm môi trường nước vừa qua đã gây nên một làn sóng bức xúc trong quần chúng nhân dân về ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, đặc biệt là với các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất. Chắc chắn Vedan không phải là trường hợp đầu tiên và cũng không phải là công ty duy nhất có những vi phạm nói trên. Và đây là những hậu quả khủng khiếp mà các Doanh nghiệp kinh doanh không có đạo đức tương tự Vedan đã gây ra thông qua việc gây ô nhiễm môi trường: 2.3.1 Tác hại đối với sức khỏe con người: Trong các loại ô nhiễm thì ô nhiễm không khí có ảnh hưởng rõ rệt, nghiêm trọng nhất đến sức khỏe con người, đặc biệt đối với đường hô hấp do quá trình lão hóa trong cơ thể bị thúc đẩy, chức năng của phổi bị suy giảm gây ra các bệnh rất nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong như: bệnh hen suyễn, viêm phế quản, bệnh tim mạch và có thể dẫn đến gây ra ung thư, làm giảm tuổi thọ của con người….thường xảy ra ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người thường xuyên làm việc ngoài trời,….Có thể thấy rằng mọi người đều có thể bị ảnh hưởng của sự ô nhiễm không khí mà mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng cá thể, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm đó. Trong những năm gần đây, các bệnh về đường hô hấp có tỉ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc. Thực tế cho thấy nhiều bệnh đường hô hấp có nguyên nhân trực tiếp gây ra bởi môi trường không khí bị ô nhiễm do bụi bẩn, SO2, NOx, CO, chì…Theo thống kê trên toàn quốc của Bộ Y tế năm 2005, tỷ lệ người dân mắc bệnh các bệnh viêm phổi là 415 người/100.000 dân chiếm 4,15%; bị bệnh viêm họng là 309 người/100 dân chiếm 3,09% và viêm amidan cấp là 305 người/100 dân chiếm 3,05 % . Đặc biệt theo nghiên cứu báo cáo về môi trường đô thị ở Việt Nam do Bộ Tài nguyên và môi trường tiến hành thì người dân sống ở thành phố hơn 10 năm có tỷ lệ bị mắc bệnh cao gần gấp đôi người dân sống ở thành phố dưới 3 năm. Theo báo cáo về môi trường đô thị đã nêu rõ, tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp của dân cư sống ở gần các KCN cao hơn nhiều so với vùng nông thôn. Ô nhiễm không khí không những gây nên các bệnh lý ở đường hô hấp mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi - nguyên nhân làm chậm phát triển hệ thần kinh, trí não ở trẻ. Ít nhất hơn 8 triệu người ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng hàng ngày đang phải hít một lượng không khí bị ô nhiễm một cách “đáng báo động”. Nước, một nguồn tài nguyên vô tận, một yếu tố không thể thiếu đối với đời sống của mọi sinh vật, trong đó có con người. Mỗi người mỗi ngày cần khoảng 20 lít nước ngọt để ăn, uống. Ngoài ra cần từ 50 đến 150 lít nước sinh hoạt. Dân số ngày một tăng, nông nghiệp ngày một phát triển vì thế tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và ngày càng bị ô nhiễm nặng nề hơn. Ở nhiều nơi, nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Chỉ tính riêng TPHCM, có tới 800 nhà máy, xí nghiệp lớn và hơn 30.000 cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ nằm xen lẫn trong các khu dân cư, trong đó có 260 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và chỉ có 2/12 KCN trên địa bàn thành phố có hệ thống xử lý nước thải… Có khu công nghiệp thải ra tới 500.000 m3 chưa qua xử lý mỗi ngày, một số ngành công nghiệp như hoá chất, phân bón, khai thác chế biến khoáng sản có lượng nước thải lớn, lượng nước thải này được đổ trực tiếp ra các con sông, ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của dân cư xung quanh. Đặc biệt là tình trạng nguồn nước ngầm dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu ngày càng bị ô nhiễm do lượng asen (thạch tín) vượt quá nồng độ cho phép. Như kết quả một khảo sát tại Hà Nội cho thấy, gần 70% mẫu nước ở tầng trên và 48% mẫu nước ở tầng dưới có nồng độ Asen cao trên mức cho phép của Việt Nam và quốc tế. Không chỉ người dân thành thị mà ở nông thôn, người dân cũng phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nước, hoá chất bảo vệ thực vật… Thuốc trừ sâu bị sử dụng bừa bãi, các loại bao, túi đựng thuốc trừ sâu vương vãi bên bờ ruộng, cạnh đường làng… nhiều nơi. Theo PGS.TS Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, có tới 80% các bệnh tật của con người có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường.  Theo ông Trần Đắc Phu, Cục Y tế dự phòng, năm 2005, các bệnh truyền nhiễm gây dịch hàng đầu tại Việt Nam có liên quan nhiều đến tình trạng nước sạch và vệ sinh môi trường như cúm, tiêu chảy, hội chứng lỵ, sốt xuất huyết, quai bị, viêm gan virus, HIV… Tình trạng nhiễm giun rất phổ biến, chiếm khoảng 80% dân số.  Còn Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Nguyễn Huy Nga thì cho rằng, trong 30 năm qua tại Việt Nam đã có hơn 40 bệnh mới xuất hiện, mà nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do môi trường bị ô nhiễm. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp dến sức khỏe con người còn gây ra các thiệt hại to lớn khác như giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái (là mối đe dọa nghiêm trọng tới đa dạng sinh học và các hệ sinh thái). Hư hỏng thiết bị, suy giảm tuổi thọ công trình và làm mất mỹ quan cơ sở hạ tầng, các thiệt hại về kinh tế có thể lượng hóa bằng tiền mức thiệt hại ước tính khoảng 200-500 tỉ đồng (12-31 triệu đô la)/một năm. 2.3.2 Tác hại đối với phát tiển kinh tế: Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến sức khỏe: Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm các khoản chi phí phát sinh như: chi phí khám và thuốc chữa bệnh, tổn thất mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người bệnh, tổn thất do chi phí bỏ ra để dập tắt dịch bệnh... Dự án “ Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng” của Cục Bảo vệ môi trường( 2007) được tiến hành tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định cho kết quả ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khỏe trung bình trên đầu người mỗi năm là 295.000đồng, khoảng 5,5% GDP trên đầu người. Nếu giả thiết, tổn thất về kinh tế này áp dụng cho người dân Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh tương tự như đối với ở Phú Thọ và Nam Định thì Hà Nội (với 3,2 triệu dân) mỗi ngày thiệt hại 2,58 tỉ đồng và Tp.Hồ Chí Minh (với 6,1 triệu dân) mỗi ngày thiệt hại 4,93 tỉ đồng. Trên thực tế môi trường ở các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… bị ô nhiễm hơn hẳn so với các tỉnh Phú Thọ và Nam Định nên thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường có thể sẽ lớn hơn con số nói trên.. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến năng suất sản xuất: Bụi trong không khí hấp thụ những tia sóng cực ngắn của mặt trời làm cho cây không lớn và khó nảy mầm. Nghề sản xuất gạch và gốm tại Vĩnh Long với khoảng 120 cơ sở sản xuất gốm và 1.100 cơ sở sản xuất gạch với trên 2.300 miệng lò ngày đêm nhả khói. Chính khói bụi này làm cho các vườn dừa vùng lân cận không phát triển, các loại cây khác như xoài, mít,..có ra hoa nhưng không đậu quả, những cây trồng khác nếu có thu hoạch thì cũng cho năng suất thấp. Ở nhiều nơi, do môi trường bị ô nhiễm nên cây cối hoa màu đều bị ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển, chậm phát triển, cho năng suất thấp, gây thiệt hại to lớn cho thu nhập của người dân cũng như cho nền nông nghiệp của đất nước. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và các dạng vật liệu: Ô nhiễm các chất SO2, NOx trong môi trường không khí gây ra hiện tượng lắng đọng và mưa axit. Chính các hiện tượng này là nguyên nhân chính làm giảm tính bền vững của các công trình xây dựng và các dạng vật liệu. Cụ thể khí SO2 có ảnh hưởng rất mạnh lên các vật liệu xây dựng, tác động đồng thời của SO2, NO2 và O3 cũng là nguyên nhân gây hao mòn công trình, nhiều loại nguyên vật liệu quan trọng có thể bị ảnh hưởng (sắt, đồng, thiếc...), hợp chất hữu cơ (sơn), các loại đá. Ô nhiễm còn làm giảm sức bền cơ khí, gây han rỉ, hỏng lớp sơn bảo vệ, mất các chi tiết trang trí, ăn mòn đường ống, rỉ sét,... Hao mòn dẫn tới giảm tuổi thọ công trình, làm tăng chi phí bảo dưỡng và thay thế. Thiệt hại đối với hoạt động du lịch: Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đã và đang là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của Việt Nam. Điều đáng lo ngại là môi trường du lịch tại nhiều khu vực đã bị ô nhiễm do tác động của nhiều ngành kinh tế, trong đó có tác động từ chính các hoạt động du lịch. Ví dụ: hoạt động xây dựng bừa bãi, không có kế hoạch, gia tăng rác và các loại phế thải, phá hủy san hô làm vật liệu xây dựng… Thiệt hại kinh tế do thiên tai : Ô nhiễm môi trường có những ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu, thay đổi tính chất bề mặt Trái Đất. Cụ thể, Trái Đất bị nóng lên, biến đổi chu kì tuần hoàn hoạt động của các hiện tượng thiên nhiên... Từ đó sẽ gây ra liên tiếp những hoạt động tự nhiên bất thường, rất khó dự đoán, có tác động rất khủng khiếp đến con người như thiên tai, hạn hán, lũ lụt, động đất, sóng thần... Cụ thể như hạn hán xảy ra gây thiếu nước tưới tiêu cũng như nước sinh hoạt cho con người làm cho hoạt động nông nghiệp bị đình trệ, nông dân bị mất mùa, năng suất bị giảm sút, gây tổn thất to lớn đến kinh tế nông nghiệp của đất nước; lũ lụt xảy ra làm thiệt hại về cơ sở vật chất, làm mất trắng hoa màu của nông dân, gây thiệt hại nặng nề cả về người và của…. Rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra và Trái đất đang nóng dần lên là do các hoạt động của con người chứ không phải thuần túy do dao động khí hậu của tự nhiên. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, NOx, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính...Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ozon tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... CFC là còn là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không còn làm tròn trách nhiệm của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ tia cực tím, làm cho lượng bức xạ tia cực tím tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất. Bên cạnh đó với việc đô thị hóa rất nhanh, không kiểm soát được luồng di dân từ nông thôn vào thành phố, các đô thị lại nằm sát biển đã làm cho các tác hại của biến đổi khí hậu toàn cầu đối với Việt Nam càng trở nên trầm trọng hơn. Nếu việc thải khí nhà kính trong thời gian tới không giảm đi thì dự báo nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng khoảng 2-30C trong thế kỉ này. Hậu quả kéo theo là băng tan làm mực nước biển dâng cao đe dọa đến các vùng duyên hải; cường độ các cơn bão cũng sẽ tăng lên và khó dự đoán hơn. 2.4 CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN CHO VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG: Việc đầu tiên cần làm ở Việt Nam là phải tham gia đầy đủ các công ước quốc tế liên quan như Marpol, Basel và các Nghị định thư, CLC 1992 và Fund 1992 vì chúng tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các kế hoạch kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm không chỉ đối với các đối tượng trong nước mà với cả những đối tượng nước ngoài tham gia hoạt động sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam. Đẩy mạnh công tác giáo dục và truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ban hành mới hoặc bổ sung và hoàn thiện các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan nhằm bảo đảm việc triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo những quy định đã được ban hành được thực thi nghiêm túc, khắc phục tình trạng thực hiện một cách đối phó hay gian dối. Bên cạnh việc di dời các xí nghiệp, phân xưởng sản xuất, khu chế xuất ra khỏi vùng trung tâm và xa khu vực dân cư cần thực hiện các biện pháp cưỡng chế hành chính theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có hành vi dây dưa, chây lì, không tự giác thực hiện phòng chống ô nhiễm môi trường. Giám sát đánh giá mức độ ô nhiễm sau sự cố để có cơ sở đòi bồi thường hợp lý do việc gây ô nhiễm và thiệt hại. Cần củng cố và cải tiến cơ cấu quản lý giữa các ban ngành để tránh tình trạng chồng chéo chức năng và quyền hạn. Phải có sự phối hợp và thống nhất chỉ đạo hành động giữa các Bộ-Ngành. Khuyến khích đổi mới và nâng cấp công nghệ, đẩy mạnh áp dụng các công nghệ sạch và thân thiện với môi trường vào sản xuất của các doanh nghiệp như: Sử dụng nhiên liệu sạch: điện, ga, hydro, năng lượng mặt trời…Sản xuất sạch hướng tới giải quyết vấn đề: xử lý chất thải, làm ổn định, bao bọc lại, khử độc…làm giảm mức gây ô nhiễm; chuyển các thành phần gây độc hại sang môi trường khác để hạn chế mức độ độc hại, như rửa khói bụi có chứa selen và sôda, sau đó thải bỏ như là nước thải; pha loãng chất thải, như pha nước lạnh với nước sản xuất của lò luyện kim để làm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm. Thay thế các thiết bị mới nhằm đạt hiệu suất cao hơn; cải tiến kết nối dây chuyền sản xuất với hệ thống kiểm soát các chất thải liên tục; thường xuyên kiểm định kĩ thuật máy móc; giáo dục công nhân thống nhất nhận thức và hành động để sản xuất sạch hơn. Giảm thiểu chất thải, thu hồi những sản phẩm phụ có giá trị, tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng hiệu suất sản xuất, giảm tiêu thụ năng lượng dẫn đến giảm thiểu chi phí sản xuất. Tăng cường kiểm soát sự phát thải như kiểm tra sự thải khói. Trồng nhiều cây xanh để hạn chế lượng khí thải ra môi trường. KẾT LUẬN Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng em đã nhận thấy rõ sự nguy hiểm một khi môi trường bị ô nhiễm. Nó không chỉ tác động riêng lẻ đến khiá cạnh nào trong một thời gian nhất thời mà bao trùm lên toàn bộ cuộc sống của con người, và không chỉ ở hiện tại mà có thể kéo dài mãi tới tương lai, nếu con người không có những biện pháp ngăn chặn ngay từ bây giờ. Mà tác hại của ô nhiễm môi trường thì không hề nhỏ tí nào. Những hậu quả xấu như thế có thể kéo dài cả đến các thế hệ mai sau. Có ai từng nghĩ rằng mình sẽ sống như thế nào nếu không có gì để ăn, không có nước để uống và không có cả không khí để thở đơn giản chỉ vì tất cả chúng đều đã bị ô nhiễm, không thể sử dụng được? Tuy nhiên, môi trường không thể được cải thiện bởi một ước muốn chủ quan của bất cứ người nào mà nó đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Vì vậy, chỉ cần mỗi người ý thức một chút về những hành động của mình đối với môi trường thì đã phần nào cải thiện được tình trạng ô nhiễm này rồi. Ngoài ra, Nhà Nước và Chính Phủ cần đề ra những chính sách và qui định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt, cần xử lý thật nghiêm khắc những Doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, vì mục đích lợi nhuận mà thờ ơ với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Giáo dục tuyên truyền cho người dân biết những hành động của họ đang ngày càng hủy hoại môi trường, để họ ngưng ngay những hành vi đó và từng bước có những tác động tích cực tới môi trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐạo đức kinh doanh đối với môi trường tự nhiên.doc
Luận văn liên quan