Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu, trong giai đoạn 2011- 2013, nhiều mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được tỉnh triển khai thành công như: Kỹ thuật chăm sóc và cạo mủ cao su; trồng cà tím theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc); trồng lúa chất lượng cao tại xã Tam Phước (huyện Long Điền); kỹ thuật quấn dây máy biến áp công suất nhỏ và đan lát ở xã Quảng Thành (huyện Châu Đức); kỹ thuật phục vụ buồng, bàn (huyện Côn Đảo).
Tuy nhiên sau 3 năm triển khai thực hiện đề án, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại một số địa phương vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Tại tỉnh Tây Ninh, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đầ án 1956 được nâng lên rõ rệt, công tác đào tạo cho lao động nông thôn đã có nhiều hình thức linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu về nguyện vọng học nghề của người lao động nông thôn. Song, tại Bà Rịa Vũng Tàu, tình trạng đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu thực tế, đào tạo dồn dập, cấp tốc để đạt chỉ tiêu dẫn đến chất lượng không bảo đảm, hoặc mở lớp dạy nghề nhưng không tính đến đầu ra nên lao động nông thôn học xong thì không có việc làm, mức hỗ trợ cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách còn hạn chế, tỷ lệ giữa lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp vẫn chưa được cân đối
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tình Bà Rịa Vũng Tàu - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay
tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 1
Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay tại tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu 1
1.2 Đánh giá thực trạng 5
1.2.1 Ưu điểm 5
1.2.2 Nhược điểm 7
Chương 2. Giải pháp cho đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu 10
Chương 3. Kiến nghị 11
PHẦN KẾT LUẬN 13
DANH MỤC THAM KHẢO 14
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với đô thị hóa một diện tích đáng kể đất nông nghiệp đã và sẽ được chuyển thành đất xây dựng nhà ở, khu công nghiệp. Từ đó, những người nông dân không còn làm nông mà chuyển sang làm các công việc phi nông nghiệp. Một lượng lớn số lao dộng này dịch chuyển đến các thành phố lớn để mưu sinh. Tuy nhiên, dưới sức ép của khủng hoảng kinh tế, các nhà máy xí nghiệp đã sai thải số lượng lớn công nhân. Người lao động thất nghiệp, trong số họ, có nhiều người chuyển về nông thôn sinh sống. Từ đó làm chậm lại quá trình chuyển dịch lao động, đồng thời tạo thêm sức ép cho khu vực nông thôn vốn thiếu việc làm. Trong khi đó, nhiều làng nghề thủ công ở nông thôn đã mai một, mất dần khiến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng cao. Vì vậy đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vấn đề cấp thiết
Theo Quyết định về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” do Thủ tướng chính phủ kí ngày 27 tháng 11 năm 2009, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Đào tạo nghề là sự nghiệp quan trọng của Nhà nước và toàn thể nhân dân.
Là một tỉnh thành phát triển nhanh chóng về kinh tế, Bà Rịa Vũng Tàu đang thực thi quyết định theo đề án 1956 của Nhà nước thông qua các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn kể từ năm 2010 đến nay. Dân số đang sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn của tỉnh chiếm khoảng 50%. Khu vực nông thôn nói riêng được đánh giá mang nhiều tiềm năng và thế mạnh, do đó tỉnh ủy đã hoạch định nhiều chính sách, chiến lược dài hạn nhằm phát triển đúng hướng và hiệu quả nhất đối với khu vực này. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thực sự là cấp thiết và quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Vì lý do đó, em chọn đề tài “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tình Bà Rịa Vũng Tàu. Thực trạng và giải pháp” cho bài tiểu luận của mình. Đây chính là đề tài bài tiểu luận của em nhằm phục vụ cho lợi ích học tập của sinh viên. Nghiên cứu về đề tài sẽ làm rõ thực trạng của vấn đề nhằm đưa ra những giái pháp hợp lý hoàn thiện việc thực hiện theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh nhà.
Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lao động nông thôn
Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Qua đề tài em đặt ra những mục tiêu cụ thể:
- Làm rõ được thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Phân tích, rút ra được những ưu, nhược điểm của việc đào tạo nghề cho lao động tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Đưa ra một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HIỆN NAY TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HIỆN NAY TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Trong quá trình hội nhập về kinh tế, tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm là những ghánh nặng lớn đối với nền kinh tế của các tỉnh.
Đông Nam Bộ là khu vực phát triển mạnh của cả nước, là tứ giác kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tại nông thôn ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ có xu hướng giảm từ năm 2010-2014. Từ năm 2010-2014 tỷ lệ thất nghiệp giảm 1.3%, tỉ lệ thiếu việc làm giảm nhẹ 0.31% (2010-2013) và 0.57% (2013-2014). Những chính sách phát triển dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn tại các tỉnh trong khu vực được các cấp, ban ngành đặc biệt chú trọng.
Bảng 1.1.1: Tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm khu vực Đông Nam Bộ từ năm 2010-2014;
Đơn vị: %
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thiếu việc làm
2010
2.90
1.99
2011
1.81
1.41
2012
1.73
1.51
2013
1.69
1,68
2014
1.60
1.11
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Là một tỉnh nằm trong khu vực Đông Nam Bộ,trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh nhà,bên cạnh tạo việc làm cho người đi xuất khẩu lao động, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm giúp thanh niên nông thôn giảm bớt khó khăn, có cuộc sống ổn định nhờ được làm việc ở các doanh nghiệp trên địa bàn. Năm 2006, có 4.000 học viên đang được đào tạo nghề theo đề án, ngành Lao động- Thương binh và Xã hội đã xét duyệt cho 190 dự án vay tổng vốn gần 11,5 tỉ đồng, tạo ra hơn 2.200 việc làm.
Ngày 31/12/2010, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ký Quyết định số 3576/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đối tượng của đề án là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người thị thu hồi đất canh tác. Đồng thời cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020 cũng thuộc đối tượng được đào tạo trong đề án.
Tại tỉnh, đề án 1965 được thực hiện đến năm 2020, với mục tiêu dạy nghề cho khoảng 10,6 triệu lao động nông thôn, trong đó hỗ trợ dạy nghề cho 6,54 triệu người, đào tạo bồi dưỡng 1,1 triệu lượt cán bộ công chức cấp xã.
Các hoạt động đào tạo nghề cho nông dân ở Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung vào việc nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng giúp nông dân tự tạo việc làm ổn định, góp phần nâng cao thu nhập. Trong đó, chú trọng tổ chức đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho người lao động nông thôn; xây dựng nhiều mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất như nuôi dê, nuôi vịt siêu trứng, trồng lúa chất lượng cao... Đồng thời, các cấp, ngành chức năng cũng chú trọng hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất
- Giai đoạn 2009 – 2010
Từ tháng 4-2010, Trung ương mới phân bổ cho Bà Rịa – Vũng Tàu 14 tỷ đồng để mua thiết bị dạy nghề cho lao động nông thôn. Thực tế, sau 1 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo cho 4114 lao động nông thôn, đạt 137% kế hoạch/năm, chuyển dịch hơn 2.000 lao động nông nghiệp sang nghề phi nông nghiệp. Đề án cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp xuống còn 20% tại các xã nông thôn mới; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn còn 10,51%.
Bảng 1.1.2: Số lao động nông thôn được đào tạo nghề qua các năm của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu;
Đơn vị: Người
2009-2010
2011-2012
2013
Tổng số lao động
4114
7500
4018
Số lao động phi nông nghiệp
2000
5700
2741
(Nguồn: Tổng cục thống kê )
- Giai đoạn 2011 – 2015
Năm 2011, Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu) đã mở 18 lớp dạy nghề tại chỗ cho 620 học viên. Các ngành nghề đào tạo gắn với thực tế địa phương và đáp ứng nhu cầu người học. Năm 2012, Trung tâm triển khai 10 mô hình dạy nghề nông nghiệp. Cán bộ, công chức xã được bồi dưỡng theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2012 – 2015. Từ năm 2013 đến 2014 Sở Nội vụ tỉnh đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh, tổ chức 27/50 lớp bồi dưỡng cho các cán bộ, công chức 51 xã trong toàn tỉnh, đạt hơn 50 % kế hoạch đề ra . Mỗi lớp được tổ chức đều thu hút sự quan tâm, tham gia nhiệt tình của cán bộ, công chức cấp xã.
Trong năm 2013, đào tạo cho 3.686 người, trong đó phi nông nghiệp là 1.481 người và nông nghiệp là 1.025 người. Kết quả thực hiện của năm 2013 vượt kế hoạch đề ra khi toàn tỉnh đã đào tạo được 4.018 người, trong đó phi nông nghiệp 2.741 người và nông nghiệp là 1.277 người.
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu, trong giai đoạn 2011- 2013, nhiều mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được tỉnh triển khai thành công như: Kỹ thuật chăm sóc và cạo mủ cao su; trồng cà tím theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc); trồng lúa chất lượng cao tại xã Tam Phước (huyện Long Điền); kỹ thuật quấn dây máy biến áp công suất nhỏ và đan lát ở xã Quảng Thành (huyện Châu Đức); kỹ thuật phục vụ buồng, bàn (huyện Côn Đảo).
Tuy nhiên sau 3 năm triển khai thực hiện đề án, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại một số địa phương vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Tại tỉnh Tây Ninh, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đầ án 1956 được nâng lên rõ rệt, công tác đào tạo cho lao động nông thôn đã có nhiều hình thức linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu về nguyện vọng học nghề của người lao động nông thôn. Song, tại Bà Rịa Vũng Tàu, tình trạng đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu thực tế, đào tạo dồn dập, cấp tốc để đạt chỉ tiêu dẫn đến chất lượng không bảo đảm, hoặc mở lớp dạy nghề nhưng không tính đến đầu ra nên lao động nông thôn học xong thì không có việc làm, mức hỗ trợ cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách còn hạn chế, tỷ lệ giữa lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp vẫn chưa được cân đối Do đó, sức thu hút đối với lao động nông thôn tham gia học nghề chưa cao. Đặc biệt tại Bà Rịa Vũng Tàu không có cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện. Thêm một thực trạng nữa đó là nhiều nông dân ở các vùng nông thôn sau khi được học nghề vì lý do nào đó đã không theo nổi nghề, khiến việc dạy nghề cho lao động nông thôn rơi vào cảnh lãng phí tài lực, tốn kém tiền của của nhà nước mà không hiệu quả. Điển hình như tại nhà máy dầu Long Sơn, sân bay Vũng Tàu, mỗi năm Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mở theo chương trình khuyến công địa phương từ năm 2010 đã mở ra nhiều lớp học nghề như vi tính, điện tử, sửa chữa xe máy, mây tre đan... nhưng sau khi học nhiều học viên còn chưa mạnh dạn, tự tin với nghề mà họ đã học, cộng với không có vốn, đầu ra sản phẩm không ổn định nên nhiều học viên đã không theo nổi nghề đã học.
- Giai đoạn 2016
Trong năm 2016, trên cơ sở tiếp thu những khuyết điểm những giai đoạn trước, Trung tâm khuyến nông-khuyến ngư tỉnh, Hội nông dân tổ chức đã dựa trên nhu cầu của nông dân muốn học tập, nghiên cứu về lĩnh vực của người dân, trên cơ sở đó sẽ phối hợp cùng các ngành để tổ chức các lớp học sao cho hiệu quả nhất. Lãnh đạo Sở cũng chủ trương không chạy theo chỉ tiêu đào tạo mà chú trọng vào nhu cầu và hiệu quả của học viên sau đào tạo để có hướng đi phù hợp nhất cho đề án trong giai đoạn tiếp theo. Người dân đã thành thạo việc khi được học nghề.
Đề án được sự hưởng ứng từ nhiều trường đại học, cao đẳng nghề, trường đào tạo nghề như trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, trường cao đẳng nghề Bà Rịa Vũng Tàu, trung cấp nghề Bà Rịa Vũng Tàu. Trường cao đẳng nghề quốc tế Vabis Hồng Lam là một điển hình. Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam tuyển sinh chương trình dạy nghề miễn phí cho lao động nông thôn.
Biểu đồ 1.1: Tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Tây Ninh và Bà Rịa Vũng Tàu năm 2011-2014;
Đơn vị: Người
( Nguồn: Tổng cục thống kê)
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
Ưu điểm
Sau 5 năm ( năm 2010 – 2015) thực hiện đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cả nước nói chung và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực, nổi bật một số ưu điểm như sau:
- Các cấp, ban ngành có sự phối hợp nhịp nhàng với người lao động trong quá trình triển khai, thông báo và tổ chức các khóa, các lớp dạy nghề phù hợp với yêu cầu lao động.
Như Trung tâm Hỗ trợ nông dân đã phối hợp với các ngành chuyên môn tiếp tục triển khai thực hiện đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới với mục tiêu: “Dạy nghề gắn với việc làm cho nông dân”. Trung tâm đã tuyên tuyền, khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Đa dạng các hình thức dạy nghề, linh hoạt gắn với tạo việc làm cho nông dân nhất là nông dân nghèo, dân tộc thiểu số tại địa bàn nông thôn. Đó cũng là những hoạt động đáng được biểu dương và khen thưởng của một số cơ quan, ban ngành khi thực hiện đề án.
- Gắn đào tạo nghề với chiến lược quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh, với chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
- Hiệu quả đào tạo nghề nói chung được nâng cao.
- Đào tạo nghề phù hợp đặc điểm lao động của từng khu vực
- Phần lớn người lao động nông thôn nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm trong việc học nghề, cơ hội học được tìm việc làm tốt
- Công tác dạy nghề tạo việc làm cho người lao động gắn kết làng nghề với doanh nghiệp đạt nhiều hiệu quả, làm tăng thu nhập của người lao động, tạo sự thuận lợi cho công tác xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt công tác tổ chức đào tạo nghề tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp cho nhiều hộ gia đình thoát khỏi tình trạng khó khăn.
- Nhờ đào tạo nghề, giá trị sản phẩm người lao động tạo ra được tăng cao, góp phần tăng giá trị xuất khẩu các sản phẩm của tỉnh.
- Mức sống người lao động sau đào tạo tăng khi áp dụng kiến thức đào tạo vào sản xuất nâng cao đời sống, góp phần nâng cao mức sông người dân trong tỉnh nói chung.
- Các cán bộ ban ngành triển khai đào tạo được hướng dẫn rõ về chính sách và nội dung đào tạo qua những buổi tập huấn cán bộ, đi theo đúng đề án của Chính Phủ và của tỉnh. Góp phần đưa nội dung đào tạo một cách đúng đắn và tiếp cận vào nhu cầu của người lao động ở nông thôn.
1.2.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm , thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Bà Rịa Vũng Tàu còn nhiều hạn chế như:
- Tuy bước đầu có kết quả, song dạy nghề cho lao động nông thôn nói chung chưa hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra.Việc triển khai đặt hàng dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho một số đối tượng đạt thấp. Kết quả, hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn chưa đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Việc xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn, nhất là danh mục nghề nông nghiệp còn dàn trải, chưa xuất phát từ quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và yêu cầu làm nông nghiệp tiên tiến hiện đại gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đối tượng lao động nông thôn học nghề và lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm còn rất hạn chế
- Nhìn chung đào tạo chưa gắn với thực tế
Trình độ đào tạo nghề cho lao động nông thôn chủ yếu sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn nên sau khi học xong người lao động không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.Việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề của địa phương, cả ngắn hạn và dài hạn, chưa theo kịp yêu cầu thực tế, nhất là với những nghề phi nông nghiệp. Dẫn đến tình trạng nhiều lao động nông thôn không mặn mà với việc học tập và chuyển đổi nghề mới. Nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xác định nghề, định hướng đào tạo nghề chưa thật sự phù hợp với người học và chuyển dịch cơ cấu lao động. Việc cung cấp cho người học thông tin về khả năng làm việc, tạo việc làm sau đào tạo và thu nhập tối thiểu khi tuyển dụng, hoặc doanh nghiệp tạo việc làm gia công cho người lao động còn mang tính hình thức. Việc thẩm định nghề đào tạo và khả năng của người học của các xã chưa sâu sát. Thực tế này không chỉ xảy ra ở riêng Bà Rịa - Vũng Tàu. Bởi qua giám sát của các cơ quan chức năng, đây là những hạn chế đang diễn ra tại không ít địa phương trong quá trình triển khai thực hiện đề án. Ðó là chưa kể đến sự thiếu gắn kết giữa việc thực hiện đề án với các chính sách, chương trình, dự án, đề án khác có dạy nghề cho lao động nông thôn ở địa phương, dẫn đến chồng chéo trong thực hiện, không quản lý, theo dõi, thống kê được số lao động nông bàn, thiếu quy định cụ thể như thế nào là có việc làm và tỷ lệ có việc làm sau học nghề
Ví dụ như ở huyện Châu Đức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là vừa và nhỏ nên sức hút lao động còn thấp, chủ yếu là sử dụng lao động phổ thông nên việc phối hợp giải quyết việc làm sau đào tạo còn gặp khó khăn. Dù đơn vị chức năng đã nhiều lần làm cầu nối với các doanh nghiệp trên địa bàn và vùng lân cận nhưng nhu cầu tuyển dụng không cao. Trong khi đó nguồn kinh phí đào tạo có hạn nên chỉ đủ để học viên biết việc chứ không thể giỏi nghề, còn việc tự túc học để nâng cao tay nghề rất ít học viên thực hiện. Còn ở huyện Tân Thành, thời gian đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay quá ngắn. Trong khi, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện đòi hỏi trình độ kỹ thuật ngành nghề cao hơn chứng chỉ 6 tháng như: điện, gia công sắt thép nhưng đào tạo lao động nông thôn chỉ đào tạo 3 tháng, không phù hợp với yêu cầu của công ty. Chi phí thuê mướn các cơ sở đào tạo cao, không đủ trang thiết bị để giảng dạy, phương tiện thực hành chưa phù hợp với trình độ hiện nay để tạo điều kiện cho các học viên sau đào tạo có thể sử dụng.
- Công tác thống kê, báo cáo về thực trạng nhu cầu việc làm và số lượng cần đào tạo chưa kịp thời
- Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác dạy nghề chưa đáp ứng so với nhu cầu kế hoạch.Vốn đầu tư cho các chương trình dự án bị lãng phí do công tác đào tạo nghề cho lao động còn nhiều bất cập, hiệu quả đầu tư chưa cao. Chậm trễ và thiếu hụt trong việc đưa các trang thiết bị đầu tư cho đào tạo nghề vào sử dụng
- Các ngành nghề tuy đã xây dựng được mô hình tạo việc làm sau học nghề, nhưng quy mô còn nhỏ, chưa thật sự bền vững.
- Lao động nông thôn chủ yếu ghi danh để lấy tiền hỗ trợ, người lao động được hưởng chế độ hỗ trợ tiền ăn và đi lại theo thực tế ngày học khi đủ các điều kiện sau: Tham gia khóa học đạt 75% số tiết của nghề đào tạo, phải tham gia thi kiểm tra cuối khóa học được thông báo trước khi khai giảng khóa học
Ngoài ra, có một số lao động ở các lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp, do trình độ văn hóa thấp, ý thức chấp hành kỷ luật kém đã bỏ học giữa chừng, tham dự khóa học không đủ thời gian quy định, do đó không đủ điều kiện để được tham dự kiểm tra cuối khóa dẫn đến không được cấp chứng chỉ nghề như đại biểu có ý kiến. Điều này ảnh hưởng chung đến kế hoạch đề án 1956 đã đặt ra.
- Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước về xuất khẩu lao động sau đào tạo chưa được thường xuyên, do đó hiệu quả chưa cao và chưa có sức lan tỏa sâu rộng.
- Đội ngũ giáo viên cho đào tạo nghề tại các huyện còn thiếu
Ví dụ như ở huyện Châu Đức và Xuyên Mộc, Trung tâm Giáo dục thường xuyên dạy nghề của huyện bổ sung chức năng dạy nghề vào tháng 7-2011, nhưng đội ngũ giảng viên dạy nghề tới năm 2012 mới được bổ sung 3 người. Các vùng xa hơn thì chưa có giáo viên.
CHƯƠNG 2. GIẢI PHÁP CHO ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
So với các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ, Bà Rịa Vũng Tàu có vị trí tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế về nhiều mặt. Sau một thời gian thực hiện chương trình, kết quả đạt được chưa cao so với các tỉnh lân cận như Tây Ninh. Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Bà Rịa Vũng tàu trở nên hiệu quả và khắc phục được những mặt hạn chế hơn, phát triển đúng với mục tiêu và tinh thần của đề án 1956 thì cần có những giải pháp nhanh chóng và tối ưu. Sau đây em xin đưa ra một số giải pháp như sau:
- Cần có sự quan tâm và giám sát chặt chẽ từ các cấp lãnh đạo. Luôn theo dõi và kiểm tra thường xuyên công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhanh chóng rút kinh nghiệm những mặt chưa tốt trong quá trình đào tạo để kịp thời có những phương án hiệu quả hơn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đề án sâu rộng đến người lao động ở khắp các vùng nông thôn của tỉnh, đăc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số
- Nâng cao trình độ văn hóa và định hướng nghề cho lao động nông thôn
- Cần điều tra, thống kê số lượng lao động nông thôn cần đào tạo, số lượng nghề có thể đào tạo.
- Kiểm duyệt nội dung đào tạo sao cho phù hợp với trình độ dân trí, khả năng tiếp thu của người lao động nông thôn. Phải có những phương pháp đào tạo cụ thể, đan dạng hóa hình thức đào tạo phù hợp với nội dung, đối tượng giảng dạy.
- Điều tra, xác định rõ nhu cầu, mong muốn được đào tạo của người lao động nông thôn. Gắn kết nhu cầu với kế hoạch đào tạo giúp người lao động hiểu rõ quyền và lợi ích họ có được sau khi được đào tạo.
- Chính sách tạo việc làm cho người lao động sau đào tạo cần được tỉnh hỗ trợ hơn nữa, tăng cường triển khai thường xuyên các chương trình về đào tạo nghề cho người lao động.
CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ
Để góp phần áp dụng những giải pháp một cách hiệu quả vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Theo em nên quy hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo từng vùng, ưu tiên vùng xa.
Sau khi thí điểm thực hiện đề án tại những khu vực nông thôn có điều kiện đi lại bình thường đạt hiệu quả, cử ra cán bộ giỏi về công tác đào tạo, nắm vững về tinh thần của đề án 1956 mà tỉnh triển khai đến vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc học văn hóa của họ để biết cách thực hiện đào tạo cho họ. Vì tình trạng phân hóa giàu nghèo theo khu vực càng giãn rộng ra đặc biệt đối với vùng núi, nơi có nhiều người dân tộc sinh sống nên cần phải kéo ngắn khoảng cách, đưa họ tiếp cận được với chủ trương, chính sách nhà nước.
- Khi tình trạng thiếu việc làm sau đào tạo cao cần đẩy mạnh tạo điều kiện cho những người lao động nông thôn có nhu cầu xuất khẩu lao động được đi.
Vì công tác đào tạo đã hoàn thành nhưng vấn đề việc làm vẫn chưa giải quyết triệt để do người lao động vẫn chưa mạnh dạn áp dụng kiến thức được đào tạo vào công việc, ít người tự tạo việc làm cho mình. Do đó, cho người lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài sẽ giải quyết được phần nào việc làm chung cho lao động nông thôn.
- Phải đào tạo đội ngũ giảng viên chuyên sâu hơn về cả nội dung, cách thức, phương pháp đào tạo. Thêm vào đó cán bộ được cử đi cần hiểu được đặc điểm lao động, văn hóa khu vực mà họ đến đào tạo.
- Nên có chương trình khuyến khích người lao động nông thôn mạnh dạn tự kinh doanh sau đào tạo như cho vay vốn lãi suất thấp.
- Cần đầu tư kinh phí tỉnh và tiếp sức vào hỗ trợ phương pháp, máy móc người lao động sau đào tạo, đặc biệt là những người mạnh dạn đi đầu. Bởi lẽ một số người lao động sau khi được dạy nghề có xu hướng dùng kiến thức đó vào kinh doanh. Tuy nhiên số vốn còn hạn hẹp, chưa đủ kinh nghiệm để có thể áp dụng tốt kiến thức và duy trì kinh doanh có hiệu quả.
- Định hướng cho người lao động kinh doanh tham gia vào các tập thể kinh doanh sản xuất như Hợp tác xã. Vì sau đào tạo, người lao động nông thôn mới tiến hành sản xuất kinh doanh đơn lẻ, còn yếu và thiếu về kinh nghiệm kinh doanh dễ bị thất bại, thua lỗ dưới sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Để tạo động lực cho họ tiếp tục cố gắng
PHẦN KẾT LUẬN
Với mong muốn làm rõ được thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, em đã nghiên cứu những văn bản pháp luật cùng những ghi nhận từ thống kê người lao động. Sau thời gian làm việc bằng các phương pháp khoa học như thu thập, xử lý phân tích thông tin, số liệu, em đã hoàn thành bài nghiên cứu của mình
Sau 5 năm thực hiện đề án 1956, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã đạt được nhiều kết quả tích cực như đào tạo cho người lao động nông thôn được học nghề, được tiếp cận với những kỹ thuật máy móc hiện đại, tạo cho họ có một nghề để kiếm sống lâu dài. Tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sống của người lao động ở nông thôn nói riêng và của tỉnh nói chung. Góp phần phát triển chính sách xóa đói giảm nghèo và các chương trình chăm lo cho đời sống người dân. Tuy nhiên kết quả đào tạo còn nhiều mặt hạn chế như thiếu đội ngũ giảng viên dạy nghề, số lượng lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo còn thấp do thiếu sự gắn kết giữa đào tạo với tạo việc làm,..Vì những hạn chế trên, bài nghiên cứu đã đề ra những giải pháp hoàn thiện, kiến nghị để quá trinh thực hiện đề án trong những năm sau đạt hiệu quả cao.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngày hội việc làm - xuất khẩu lao động. Thành Phố Hồ Chí Minh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bến Tre, 7/5/2016.
2., [truy cập ngày:15/6/2016]
3. Nguyễn Khánh. 10 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, , [truy cập ngày: 15/6/2016]
4.Theo báo Nông nghiệp. Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn <www.vca.org.vn/hop.../13000-hieu-qua-dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon.html, [tru cập ngày: 16/6/2016]
5. Lê Anh Tuấn. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn. >, [truy cập ngày:16/6/2016]
6. Công văn 1046/ LDTBXH-TCDN báo cáo 6 năm thực hiện đề án 1956. Hà Nội, 1/4/2016, , [truy cập ngày: 16/6/2016]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cao_chat_luong_dao_tao_nghe_cho_lao_dong_nong_thon_tinh_ba_ria_vung_tau_1427.docx