Đề tài Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất, thực trạng và giải pháp

LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, kể từ khi Khu chế xuất Tân Thuận – Khu chế xuất đầu tiên ở nước ta được thành lập và phát triển vào cuối năm 1991 tại thành phố Hồ Chí Minh, đến nay cả nước đã có 219 Khu công nghiệp; 13 KKT được thành lập (chưa kể những khu công nghệ cao) phân bố trên khắp 42 tỉnh thành. Thực tiễn phát triển Khu công nghiệp, Khu kinh tế (KKT) đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chứng tỏ tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong việc phát huy lợi thế, lựa chọn khâu trọng điểm, đột phá phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Khu kinh tế là mô hình mới có tính đột phá cho phát triển kinh tế vùng nhằm khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, về vị trí địa kinh tế, thí điểm áp dụng những thể chế và chính sách kinh tế mới để huy động tối đa nguồn nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng. Phát triển có hiệu quả các Khu kinh tế gắn liền với việc thực thi cơ chế chính sách mới đã góp phần ngày càng hoàn thiện môi trường đầu tư của Việt Nam . Đây là giải pháp hữu hiệu nhất để thu hút mạnh vốn đầu tư và công nghệ, nhất là nguồn vốn nước ngoài và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Thật vậy, các Khu kinh tế ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình. Đến nay, các Khu kinh tế đã thu hút được 238 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký hiện đạt khoảng 9,9 tỷ USD (kể cả các dự án đã được cấp giấy phép từ trước khi thành lập KKT), trong đó có 62 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 3,1 tỷ USD. Riêng Khu kinh tế Dung Quất đã có 90 dự án đầu tư được cấp phép với tổng vốn đăng ký khoảng 4,4 tỷ USD (kể cả nhà máy lọc dầu). Như vậy, tổng số vốn đầu tư đăng ký tại Khu kinh tế Dung Quất chiếm tới 45% tổng vốn đầu tư đăng ký vào các Khu kinh tế. Không chỉ vậy, Khu kinh tế Dung Quất còn là khu lọc và hóa dầu đầu tiên cả nước, khu tập trung nhiều ngành công nghiệp quy mô lớn, gắn với cảng biển Dung Quất và sân bay quốc tế Chu Lai, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, với kết quả phát triển ban đầu như hiện nay, trong thời gian tới Dung Quất sẽ phát triển nhanh chóng về kinh tế và trở thành vùng động lực có sửc lan toả và thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung. Do đó, em đã lựa chọn đề tài chuyên đề “Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Thực trạng và giải pháp ” với mục tiêu là nhằm tìm hiểu sâu hơn thực trạng đầu tư phát triển cũng như đánh giá kết quả trong công tác quản lý, thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất. Qua đó phân tích một số tồn tại hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất trong thời gian tới. CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂNKHU KINH TẾ DUNG QUẤT CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ DUNG QUẤT

doc90 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4072 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biểu 1.20: Các chỉ tiêu của Khu kinh tế Dung Quất qua các năm TT           Chỉ tiêu ĐVT 2005-2006 2007 2008 1 Giá trị sản lượng công nghiệp và dịch vụ tỷ VNĐ 1.000 650 2.600 2 kim ngạch xuất khẩu triệuUSD. 30 30 59 3 Giải quyết việc làm lao động 6.000 4.000 17.000 4 Hàng hóa qua Cảng Dung Quất  triệu tấn 1.3 0.6 4.5 5 Thu ngân sách tỷ VNĐ 470 550 700          Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất,2009. Như vậy, ta thấy các chỉ tiêu về giá trị sản lượng công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm của KKT Dung Quất qua các năm đều tăng lên. Điều này thể hiện rất rõ vai trò của KKT Dung Quất trong việc  đóng góp vào sự tăng trưởng,phát triển của tỉnh Quảng Ngãi. 1.5.2 Hạn chế và nguyên nhân.            Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển KKT Dung Quất còn có những khó khăn sau:             Những năm đầu của Khu kinh tế Dung Quất, nguồn thu trên địa bàn còn rất hạn chế, nguồn huy động khác còn nhiều khó khăn; vì vậy, việc tổ chức thực hiện các mục tiêu về xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư là rất khó khăn trong giai đoạn 2006 – 2010. Việc triển khai thực hiện Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 72/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn nhiều vấn đề vướng mắc và chưa đồng bộ; đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý đất đai, cơ chế phối hợp, ủy quyền của Bộ - Ngành TW, UBND tỉnh Quảng Ngãi, cơ chế tài chính … chưa được hướng dẫn kịp thời.            Công tác triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm ở nhiều khâu, nhất là công tác chuẩn bị đầu tư và giao mặt bằng thi công. Các nhà thầu gặp khó khăn trong tài chính (do biến động giá) làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình. Chất lượng công tác tư vấn (thiết kế, giám sát) vẫn còn nhiều sai sót, chất lượng chưa cao, một số hạng mục cần phải thay đổi, điều chỉnh nhiệm vụ thiết kế để phù hợp thực tế và hiệu quả sử dụng, làm phát sinh khối lượng.            Công tác quản lý đất đai, qui hoạch, xây dựng còn nhiều tồn tại trong quá trình tổ chức quản lý và thực hiện xây dựng tại công trình, môi trường ngày càng bị gây ô nhiễm, nhiều trường hợp lấn chiếm đất đai bất hợp pháp, tai nạn giao thông ngày càng tăng.          Vốn ngân sách Nhà nước bố trì còn hạn chế so với yêu cầu và kế hoạch phát triển của Khu kinh tế Dung Quất.  Việc xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án Doosan, Tycoons đã kéo theo nhiều nhà máy có qui mô lớn đăng ký đầu tư, số lượng chuyên gia và công nhân làm việc tại Khu kinh tế Dung Quất cũng tăng rất nhanh; vì vậy, có nhiều vấn đề đặt ra hết sức cấp bách cần phải giải quyết như: nhu cầu về hạ tầng, dịch vụ tiện ích (ăn ở, chữa bệnh, đi lại, nghỉ ngơi, giải trí …), nguồn nhân lực có kiến thức, tay nghề cao, yêu cầu về an ninh trật tự, môi trường trong Khu kinh tế Dung Quất… nhiều lĩnh vực mà Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cần được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và sự hỗ trợ đắc lực, có hiệu quả của các Bộ - Ngành TW. Công tác thu hút đầu tư và triển khai các dự án đã cấp phép tại Khu kinh tế Dung Quất đạt những kết quả khả quan; tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: số lượng dự án đã cấp phép đi vào sản xuất – kinh doanh còn chậm, năng lực một số Nhà đầu tư còn hạn chế.            Nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề nêu trên gồm: Một là, kinh nghiệm trong công tác xây dựng quy hoạch tổng thể Khu kinh tế còn hạn chế, nhiều đồ án quy hoạch chung và chi tiết mới được phê duyệt song do chưa có tầm nhìn dài hạn nên đã sớm bị lạc hậu dẫn tới phải điều chỉnh. Do vậy, điều này cũng làm ảnh hưởng tới việc huy động các nguồn vốn đầu tư dài hạn cho đầu tư xây dựng và phát triển các công trình kết cấu hạ tầng của Khu kinh tế. Hai là, các công trình trọng điểm là động lực chính của Khu kinh tế thường chậm triển khai so với tiến độ đề ra hoặc chưa thu hút được làm ảnh hướng rất lớn đến tốc độ phát triển của KKT. Ba là, Nhà nước chưa có chính sách để điều chỉnh giá vật tư, vật liệu cho phù hợp với biến động thị trường. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công hoàn thành các công trình theo tiến độ dự án. Bốn là, việc xây dựng các Khu kinh tế là một công việc mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam nên phải vừa học, vừa làm và đặc biệt là việc huy động nguồn vốn ngoài vốn ngân sách cho đầu tư phát triển hạ tầng còn gặp nhiều hạn chế. Năm là, đội ngũ cán bộ công chức của Ban quản lý Khu kinh tế còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu về môi trường luật pháp quốc tế. CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ DUNG QUẤT 2.1 Định hướng đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất đến năm 2020. 2.1.1 Quan điểm phát triển.            Việc xây dựng quy hoạch khu kinh tế tổng hợp Dung Quất cần quán triệt các quan điểm cụ thể sau: Ø Khai thác và phát huy triệt để những lợi thế hiện có mà trước hết là lợi thế về cảng biển nước sây, sân bay quốc tế, công nghiệp lọc hoá dầu và các ngành công nghiệp mũi nhọn khác để đẩy nhanh sự hình thành và phát triển khu kinh tế làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá miền Trung và cả nước, là hành lang để Quảng Ngãi bước vào thế kỷ XXI Ø Phát triển khu kinh tế Dung Quất trên quan điểm mở rộng và hội nhập thị trường các nước trong khu vực và thế giới, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thích ứng với môi trường cạnh tranh quốc tế, giữ vững an ninh quốc phòng dải hành lang ven biển. Ø Gắn kết bằng các quy hoạch cụ thể giữa việc xây dựng phát triển khu Dung Quất với vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cả Tây Nguyên, với các nước láng giềng phía Tây (Campuchia – Lào –Thái Lan) nhằm xây dựng Dung Quất thành cửa ngõ của đất nước lên phía Tây và ra phía Đông. Ø Tập trung xây dựng cơ sở vật chất toàn diện, vững chắc, đồng bộ, xây dựng đô thị mới hiện đại, văn minh. Thực hiện cơ chế năng động để phát triển tất cả các loại hình sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng … đặc biệt chú ý tới phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu và phát triển du lịch để phát huy tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước. Ø Phát triển khu kinh tế Dung Quất phải đảm bảo hiệu quả tổng hợp, cả kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, mở rộng quan hệ đối ngoại khu vực và quốc tế. Ø Cơ chế chính sách được áp dụng tại khu kinh tế Dung Quất phải thực sự ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm bỏ vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh trong khung khổ pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện. Ø Thực hiện quả lý tập trung thống nhất, thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn, thuận lợi, một đầu mối, tạo môi trường thông thoáng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại khu kinh tế tổng hợp thông qua thương cảng lớn Dung Quất và không cảng Chu Lai. 2.1.2 Mục tiêu phát triển. 2.1.2.1 Mục tiêu chung.            Tập trung đẩy mạnh việc đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất, trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, hóa chất, các ngành công nghiệp nặng, cảng biển nước sâu có quy mô lớn, theo hướng phát triển tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực.            Đầu tư xây dựng và phát triển Khu kinh tế Dung Quất để cùng với khu kinh tế mở Chu Lai, sau năm 2010, các khu kinh tế này từng bước trở thành hạt nhân tăng trưởng, trung tâm công nghiệp – đô thị - dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực miền Trung và cả nước.            Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 2.1.2.2 Mục tiêu phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020.            Thứ nhất:Những ngành lĩnh vực được tập trung đầu tư phát triển tại Dung Quất Ø Triển khai xây dựng một số nhà máy hóa dầu, hóa chất, hình thành cụm liên hợp lọc – hóa dầu, hóa chất khoảng 600 ha. Ø Xây dựng một số nhà máy công nghiệp nặng có quy mô lớn, gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất như nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển giai đoạn II, nhà máy luyện cán thép … Hình thành cụm liên hợp công nghiệp tàu thủy, cụm công nghiệp luyện cán thép. Ø Ưu tiên thu hút mạnh các dự án đầu tư sản xuất hàng tiêu dung, chế biến xuất khẩu, tạo ra kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân trên 200 triệu USD / năm. Ø Đầu tư xây dựng cảng nước sâu Dung Quất, gắn với ngành công nghiệp và dịch vụ hậu cần. Ø Từng bước đầu tư phát triển và hình thành Khu đô thị Vạn Tường và khu đô thị Dốc Sỏi. Ø Hoàn thành đầu tư và khai thác khu du lịch Thiên Đàng, đầu tư phát triển một bước khu du lịch sinh thái Vạn Tường. Ø Khuyến khích thu hút đầu tư phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, viễn thông, dịch vụ cảng …            Thứ hai: Tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng và dịch vụ tiện ích: Ø Hạ tầng kỹ thuật: xây dựng kè chắn cát và đê chắn song cảng Dung Quất; các tuyến giao thông trục chính, quan trọng; hệ thống cầu cảng cá và kè sông Trà Bồng; hệ thống cấp thoát nước khu công nghiệp phía Tây, khu công nghiệp phía Đông Ø Hạ tầng khu công nghiệp, dịch vụ, nhà ở: Phân khu công nghiệp Sài Gòn – Dung Quất, phân khu công nghiệp Sài Gòn – Quảng Ngãi và phân khu công nghiệp nhẹ, cụm công gnhiệp điện tử; Khu đô thị Dốc Sỏi, các khu chung cư cho cán bộ và công nhân, đô thị Khu trung tâm phía Bắc Vạn Tường và Khu dân cư – chuyên gia, các khu du lịch sinh thái. Ø Hạ tầng xã hội và môi trường: xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao; Trường phổ thông quốc tế; các công viên, lâm viên; Trung tâm phòng cháy, chữa cháy; các khu tái định cư; trụ sở ban làm việc của ban quản lý KKT Dung Quất; trung tâm hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp; khu xử lý chất thải rắn, hệ thống thoát nước mưa và xử lý chất thải; trồng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện phát triển bền vững. Ø Tập trung phát triển và đáp ứng nguồn nhân lực: tiếp tục xây dựng, nâng quy mô và chất lượng đào tạo của Trường đào tạo nghề Dung Quất 2.1.3 Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 2.1.3.1 Phát triển công nghiệp.   Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu sau:            Thứ nhất: Công nghiệp lọc dầu và hóa dầu – hóa chất: phát triển công nghiệp hóa dầu, hóa chất, bao gồm: nhà máy Polypropylene, nhà máy Cacbon Black, nhà máy sản xuất chất tẩy rửa, nhà máy sản xuất gas hóa lỏng, nhà máy sợi tổng hợp Polystyren, nhà máy sản xuất sôđa, nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản, nhà máy sản xuất lốp cao su, nhà máy Methyl Tetiary Butyl Etther, nhà máy sản xuất sợi tổng hợp, nhà máy sản xuất khí công nghiệp, tổng kho xăng dầu. Tổng diện tích khoảng 350 – 400 ha; dự kiến vốn đầu tư khoảng 850- 2,0 tỷ USD            Thứ hai: Công nghiệp cơ khí luyện kim: hình thành cụm công nghiệp thép sản xuất phôi thép và các sản phẩm từ thép; sản xuất linh kiện và lắp ráp ô tô; sản xuất động cơ xăng đa dụng, động cơ diesel, bồn chứa khí; sản xuất container và các loại thiết bị nặng …; phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy loại lớn, cùng các nhà máy phụ trợ để hình thành cụm công nghiệp liên hợp tàu thủy.            Thứ ba: Công nghiệp vật liệu xây dựng: phát triển sản xuất xi măng và bê tông, gốm sứ vệ sinh, tấm lợp trần và đồ nội thất bằng nhựa, ống nhựa PVC, các sản phẩm kết cấu thép xây dựng và trang trí nội thất.            Thứ tư: Công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến thực phẩm: phát triển các ngành công nghiệp dệt may, da giày, điện – điện tử và các ngành nghề chế biến sản phẩm từ nông, lâm, thủy sản, đồ gỗ xuất khẩu … 2.1.3.2 Phát triển dịch vụ hậu cần cảng biển, thương mại và dịch vụ, du lịch.            Thứ nhất: phát triển dịch vụ cảng biển. Tập trung phát triển dịch vụ hậu cần cảng biển như hệ thống kho bãi, các cảng cạn, công nghiệp bốc xếp vận tải biển, vận tải biển gắn với cảng            Thứ hai: phát triển thương mại và dịch vụ: xây dựng một trung tâm thương mại tại Khu đô thị Vạn Tường và Khu thương mại tại khu đô thị Dốc Sỏi. Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ tổng hợp như; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm dịch vụ …            Thứ ba: phát triển du lịch Ø Phát triển các tuyến du lịch giữa khu kinh tế Dung Quất với các khu vực khác; tạo ra nhiều loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, thăm quan di tích lịch sử cách mạng. Ø Xây dựng các khu vui chơi giải trí, điểm thăm quan du lịch; tăng cường xây dựng cơ sở vật chất của ngành du lịch. 2.1.3.3 Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản.            Thứ nhất: phát triển nông nghiệp với các ngành sản xuất hướng vào cung cấp nguyên liệu, rau quả, thực phẩm chất lượng cao cho Khu kinh tế Dung Quất. Đầu tư khai hoang, tạo quỹ đất sản xuất; xây dựng trung tâm hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp để hỗ trợ kỹ thuật, giống cho các hộ dân tái định cư và nhân dân trong vùng            Thứ hai: đẩy nhanh công tác trồng rừng phòng hộ và rừng chắn cát ven biển            Thứ ba: phát triển ngành thủy sản theo hướng áp dụng giống mới và công nghệ tiên tiến; đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ thành ngành sản xuất hàng hóa với quy mô phù hợp. Chú trọng tới giải pháp quy hoạch và có biện pháp bảo vệ tài nguyên biển trong khu vực.            Tạo điều kiện giải quyết việc làm và nâng cao đời sống dân cư, nhất là các hộ dân tái định cư trong khu kinh tế Dung Quất; từng bước mở rộng và phát triển các ngành, các lĩnh vực dịch vụ để góp phần chuyển đổi ngành nghề, cơ cấu kinh tế cho dân cư trong vùng 2.1.3.4 Phát triển một số lĩnh vực xã hội.            Đến năm 2015, tỷ lệ lao động có trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 60%-65% so với tổng số lao động của Khu kinh tế Dung Quất            Phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực: đa dạng hóa các loại hình đào tạo; từng bước thành lập một số trường chuyên nghiệp và dạy nghề. Mở rộng, nâng cấp Trường đào tạo nghề Dung Quất thành trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực tại chỗ. Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các chuyên gia, cán bộ quản lý và lao động kỹ thuật giỏi đến làm việc tai Khu kinh tế Dung Quất; cho phép nước ngoài mở trường phổ thông quốc tế …            Tập trung xây dựng Bện viện quy mô 300 giường (giai đoạn I là 100 giường đã hoàn thành)             Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh Trung tâm văn hóa – thể thao đa năng; khuyến khích và cho phép các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí theo quy định của pháp luật            Xây dựng các công trình tiện ích xã hội như: trường phổ thông quốc tế, trung tâm phòng cháy chữa cháy, trung tâm hỗ trợ và phát triển nông nghiệp, Lâm viên Vạn Tường, công viên văn hóa Vạn Tường và các công trình xã hội văn hóa khác 2.1.3.5 Xây dựng, phát triển điểm dân cư và đô thị.            Khu đô thị Vạn Tường: xây dựng khu đô thị Vạn Tường trở thành thành phố công nghiệp và dịch vụ; được quy hoạch theo tiêu chuẩn hiện đại. Quy mô thành phố khoảng 3.828ha, bao gồm: các phân khu chức năng sau: khu dân cư chuyên gia 178 ha, khu trung tâm phía Bắc 180 ha, khu trung tâm phía Nam 817 ha, khu du lịch sinh thái 432 ha … Tại đây sẽ từng bước đầu tư phát triển các lĩnh vực như hạ tầng đô thị, nhà ở, các dịch vụ về y tế, giáo dục. thương mại …            Khu đô thị Dốc Sỏi: lập quy hoạch chi tiết và từng bước xây dựng hạ tầng đô thị Dốc Sỏi trở thành đô thị phụ trợ phía Tây Khu kinh tế Dung Quất, gắn với thị trấn Châu Ô (huyện Bình Sơn)            Hệ thống các khu dân cư: tiến hành triển khai đầu tư và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng cho các khu dân cư. 2.1.3.6 Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.            Thứ nhất: Phát triển Cảng nước sâu Dung Quất     Hệ thống Cảng Dung Quất bao gồm Khu cảng dầu khí, khu cảng tổng hợp, khu cảng chuyên dùng, khu cảng thương mại phục vụ cho khu bảo thuế và cảng trung chuyển container quốc tế; các hạng mục khác như đê chắn sóng dài 1.600 m, kè chắn cát dài 1.700 m, kè sông Cửa Đầm và sông Trà Bồng, nạo vét khu quay tàu và các dịch vụ phụ trợ, hậu cần cảng.     Cảng Dung Quất được đầu tư xây dựng để đảm bảo khối lượng hàng hóa thông qua khoảng 34 triệu tấn / năm và năm 2020.            Khu cảng dầu khí: lượng hàng hóa thông qua là 6,1 triệu tấn dầu sản phẩm / năm và xây dựng 01 bến phao để nhập dầu thô cho tàu dầu có trọng tải từ 80.000 tấn – 110.000 tấn tại vịnh Việt Thanh.            Khu cảng tổng hợp được chia thành 2 phân khu cảng: phân khu cảng tổng hợp 1 ở ngay sau khu cảng dầu khí; đảm bảo cho các tàu có trọng tải từ 5.000 tấn-50.000 tấn ra vào. Phân khu cảng tổng hợp 2 ở phía nam vịnh Dung Quất, bên tả sông Đập.            Khu cảng chuyên dùng: gắn với khu công nghiệp liên hợp tàu thủy, khu xây dựng nhà máy luyện cán thép và các nhà máy công nghiệp nặng.            Khu cảng thương mại: phục vụ cho khu bảo thuế và 01 cảng trung chuyển container quốc tế nằm tại vị trí giữa khu cảng chuyên dùng và khu cảng tổng hợp 2.            Thứ hai: Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt     Đường bộ: tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thành các tuyến đường trục chính trong KKT Dung Quất.      Đường sắt: xây dựng tuyến đường sắt nhánh nối cản Dung Quất với tuyến đường sắt Bắc Nam và Ga hàng hóa Trị Bình.            Thứ ba: Phát triển hệ thống cấp điện      Nguồn cung cấp điện cho KKT Dung Quất lấy từ lưới điện quốc gia 550 /220 KV từ Pleiku (Gia Lai) và Cầu Đỏ (Đà Nẵng) dẫn đến trạm giảm áp chính trong khu vực 220 /110 KV; từ các trạm này, điện 110 KV được dẫn đến các trạm 110 /22 KV để cấp điện cho KKT Dung Quất.            Thứ tư: Phát triển hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải và chất thải rắn:      Cấp nước: nguồn nước lấy từ Nhà máy nước Dung Quất; giai đoạn đầu công suất 15.000 m3 / ngày đêm; tiếp tục triển khai đầu tư mở rộng, nâng công suất để đáp ứng nhu cầu cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Khu kinh tế Dung Quất.      Hoàn thành việc xây dựng hồ chứa Nước Trong và nghiên cứu xây dựng them các hồ chứa nước trên sông Trà Khúc để bổ sun nước cho Thạch Nham và cấp nước cho KKT Dung Quất; phấn đấu công suất cấp nước đạt 115.000 m3 / ngày đêm. Bảo đảm cấp nước sinh hoạt là 150 lít / người / ngày đêm, với tỷ lệ hộ được cấp nước sạch đạt 85 %, Cấp nước cho công nghiệp khoảng từ 50- 60 m3/ha/ngày.      Thoát nước, xử lý nước thải và chất thải rắn: xây dựng hệ thống thoát nước thải được dẫn theo các trục đường phía Bắc, phía Đông, phía Nam thuộc các khu công nghiệp phía Đông, phía Tây, khu lọc hóa dầu và hệ thống thoát nước của đô thị Vạn Tường. Nước thải được quy hoạch tách riêng nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp để xử lý. Các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A trước khi xả ra sông, biển. Quản lý và xử lý nước thải, chất thải rắn phải bảo đảm tiêu chuẩn về giữ gìn vệ sinh môi trường.            Thứ năm: Xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp      Tập trung hoàn thành việc đầu tư xây dựng và mở rộng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phân khu công nghiệp Sài Gòn – Dung Quất từ 118 ha lên 170 ha; hạ tầng kỹ thuật Cụm liên hợp lọc, hóa dầu, hóa chất 600 ha; phân khu công nhiệp nặng 600 ha; phân khu công nghiệp Sài Gòn –Quảng Ngãi 133 ha; phân khu công nghiệp nhẹ 200 ha; cụm công nghiệp công nghệ cao khoảng 100 ha đến năm 2010.      Phát triển hệ thống giao thông công cộng như xe buýt, xe điện,,,            Thứ sáu: Bảo vệ môi trường và phát triển công nghệ      Quy hoạch và xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn, nước thải cho từng cơ sở sản xuất và toàn Khu kinh tế Dung Quất. Hoàn thành việc xây dựng trung tâm quan trắc – giám sát môi trường. Đầu tư trồng mới khoảng 4.000 ha rừng phòng hộ và tạo cảnh quan môi trường. Xây dựng quy chế và kiểm tra nghiêm ngặt việc bảo vệ môi trường. Xây dựng, tổ chức hệ thống quản lý môi trường gắn với hệ thống quan trắc môi trường quốc gia. Tăng cường năng lực quản lý môi trường; giám sát, quan trắc môi trường trong giai đoạn xây dựng và trong hoạt động sản xuất kinh doanh.      Hỗ trợ cácdoanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn quốc tế. Thực hiện tốt việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Phát triển các dịch vụ kỹ thuật, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đăng ký chất lượng sản phẩm. 2.1.4. Định hướng đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất đến năm 2020.            Theo diện tích quy hoạch khu kinh tế Dung Quất có 10.300 ha; trong đó diện tích đất giành cho đầu tư phát triển chỉ có 5740,4 ha, theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đến 2010 thì dự kiến đã sử dụng 3975,35 ha đạt 69,3 %. Vì vậy, cần thiết phải quy hoạch mở rộng khu kinh tế Dung Quất để đảm bảo không gian phát triển, quy hoạch kết nối hệ thống hạ tầng và định hướng phát triển các ngành – lĩnh vực của khu kinh tế nhằm tránh sự bị động và hạn chế đến tính chất và hiệu quả đầu tư phát triển của khu kinh tế tổng hợp 2.1.4.1 Định hướng quy hoạch mở rộng về không gian.            Phạm vi quy hoạch mở rộng khu kinh tế Dung Quất là về phía tây giáp với tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; về phía nam giáp với bờ bắc sông Trà Khúc và về phía đông bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn. 2.1.4.2 Định hướng phát triển không gian.                 Dự kiến chia làm 2 khu vực chủ yếu            Khu vực 1 (phía Bắc): bao gồm khu kinh tế Dung Quất đã được thủ tướng chính phủ quyết định tại Quyết định số 50 / 2005 / QĐ-TTg là 10.300 ha, phát triển mở rộng về phía Tây và Tây Nam giáp đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, gồm các xã của huyện Bình Sơn như: Bình Thạnh, Bình Chánh, Bình Nguyên, Bình Dương, Bình Long, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Phước, Bình Thới, Bình Hoà, Bình Trung, Bình Hải, thị trấn Châu Ô và huyện đảo Lý Sơn  (gồm 3 xã An Vĩnh, An Hải và An Bình)            Khu vực 2 (phía Nam): phát triển mở rộng về phía Nam và Tây Nam giáp bờ bắc song Trà Khúc và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, bao gồm: khu đô thị mới Đông Bắc sông Trà Khúc, khu du lịch Mỹ Khê, thành cổ Châu Sa, đền thờ Trương Định, khu chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Đám Toái, khu du lịch Ba Làng An (xã Bình Châu), núi Thiên ấn gắn với mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, vũng neo đậu tàu thuyền Tịnh Hoà, cảng Sa Kỳ và khu công nghiệp Tịnh Phong; gồm các xã Bình Thanh Đông, Bình Thanh Tây, Bình Hiệp, Bình Phú, Bình Tân, Bình Châu thuộc huyện Bình Sơn và các xã Tịnh Thọ, Tịnh Hà, Tịnh Phong, Tịnh ấn Tây, Tịnh ấn Đông, Tịnh thiện, Tịnh Châu, Tịnh Hoà, Tịnh Kỳ, Tịnh Khê, Tịnh Long, Tịnh An và thị trấn Sơn Tịnh thuộc huyện Sơn Tịnh. 2.1.4.3 Quy mô phát triển khu kinh tế Dung Quất đến năm 2020.            Tổng diện tích quy hoạch mở rộng và phát triển dự kiến đến năm 2020 khoảng 50.000 ha; trong đó mặt nước khoảng 10.000 ha, đất sử dụng cho xây dựng và phát triển khoảng 10.000 ha. Tổng diện tích của giai đoạn I là 10.300 ha(theo quy hoạch hiện nay), giai đoạn II mở rộng khoảng 40.000 ha            Quy mô dân số (toàn khu vực quy hoạch mở rộng) phát triển dự kiến đến năm 2020 khoảng 400.000 người; trong đó dân số đô thị khoảng 250.000 người. 2.1.4.4 Tính chất phát triển của khu kinh tế Dung Quất theo quy hoạch mở rộng phát triển đến năm 2020.            Thứ nhất: Trọng tâm của việc xây dựng và đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất vẫn được xác định theo nội dung Quyết định số 50/2005/ QĐ –TTg ngày 11/3/2005 của thủ tướng chính phủ: là khu kinh tế tổng hợp, phát triển đa ngành, đa lĩnh vực mà trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc – hoá dầu và hoá chất (trong đó, nhà máy lọc dầu Dung Quất giữ vai trò chủ đạo); các ngành công nghiệp có quy mô lớn gồm: công nghiệp cơ khí, đóng tàu và sửa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, container, các ngành sản xuất công nghiệp hàng tiêu dung, chế biến và xuất khẩu; gắn với việc phát triển và khai thác có hiệu quả cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai.            Thứ hai: Về không gian kinh tế trên quy mô mở rộng, được xác định hướng đầu tư chủ yếu sau:            Phát triển các ngành dịch vụ, du lịch gắn với việc hình thành các đô thị mới: thành phố công nghiệp dịch vụ Vạn Tường, đô thị Dốc Sỏi, đô thị mới Đông Bắc song Trà Khúc, gắn với thị trấn Sơn Tịnh, nâng cấp thị trấn Châu Ô hình thành đô thị thị xã ; hình thành các khu đô thị tập trung, du lịch sinh thái gắn với các di tích lịch sử văn hoá như Vạn Tường, Khe Hai (Thiên Đàng), núi Thiên  ấn, khu du lịch Mỹ Khê, dọc hai bờ sông Kinh Giang, khu du lịch mới ở Ba Làng An; quần thể khu dịch vụ thương mại và du lịch đảo Lý Sơn gắn với an ninh và quốc phòng bảo vệ Đảo, khu thành cổ Châu Sa, đền thờ Trương Định, tượng đài chiến thắng Vạn Tường  chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Đám Toái.            Phát triển các khu công nghiệp phụ trợ và các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên hai địa bàn 2 huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh; cảng neo đậu tàu thuyền trú bão và dịch vụ hậu cần nghề cá Tịnh Hoà, cảng cá Tịnh Kỳ.            Phát triển các công trình kết cấu hạ tầng. Xây dựng các tuyến giao thông nội vùng và liên vùng như đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường sắt cao tốc Đà Nẵng – Dung Quất, đường Trà Bồng - Dốc Sỏi - cảng Dung Quất, đường ven bỉên Dung Quất – Sa Huỳnh, đường du lịch sinh thái Mỹ Trà - Mỹ Khê, nâng cấp đường quốc lộ 24B, cảng Sa Kỳ và xây dựng hệ thống cáp quang đại dương gắn trạm bờ Tịnh Khê … 2.1.4.5 Dự báo mục tiêu xây dựng và đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất đến năm 2020.            Thu hút vốn đầu tư đạt khoảng trên 10 tỷ USD.            Gía trị sản xuất công nghiệp đạt gấp hơn 2 lần năm 2010.            Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 400 triệu USD.            Giải quyết việc làm trên 40.000 lao động.            Hàng hoá qua cảng Dung Quất đạt 34 triệu tấn (theo quy hoạch của bộ giao thông vận tải). 2.2 Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất. 2.2.1. Giải pháp huy động vốn.              Thứ nhất: Khuyến khích các thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước bỏ vốn ra đầu tư tại khu kinh tế Dung Quất trong các lĩnh vực: đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển công nghiệp, kinh doanh thương mại, tài chính, ngân hàng, dịch vụ, du lịch, vận tải, bảo hiểm, vui chơi giải trí, đào tạo, y tế, nhà ở, cảng biển, xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết gia nhập. Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư và ưu tiên vốn cho những công trình có hiệu quả cao, nhanh chóng thu hồi vốn. Tuyệt đối không đầu tư tràn lan, không đầu tư cho những dự án kém hiệu quả, không thu hồi được vốn hoặc thời gian thu hồi vốn quá dài và khó trả nợ.            Thứ hai: Khai thác và triệt để thực hiện các cơ chế quản lý và chính sách ưu đãi của khu kinh tế Dung Quất đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt và các cơ chế khác đảm bảo cải thiện rõ rệt và có một bước chuyển biến có tính chất đột phá về môi trường đầu tư tại khu kinh tế theo yêu cầu thông thoáng, đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả; thực hiện cho được cơ chế “một cửa và tại chỗ ”.            Thứ ba: Khai thác và cho phép huy động mọi nguồn vốn đầu tư để đồng bộ và sớm hoàn thiện hạ tầng, tiện ích của khu kinh tế Dung Quất với tốc độ cao và mang lại hiệu quả thiết thực: Ø Nguồn vốn ngân sách tập trung và nguồn vốn trái phiếu chính phủ đầu tư các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ tiện ích có tính chất cấp bách và thiết yếu cho yêu cầu phát triển của khu kinh tế Dung Quất đặc biệt là yêu cầu triển khai thi công xây dựng và vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ø Nguồn thu trên địa bàn cân đối cho yêu cầu đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất theo chương trình mục tiêu. Ø Huy động các nguồn vốn:ODA; các hình thức huy động vốn từ quỹ đất, chủ yếu là thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng; các nguồn vốn tín dụng ưu đãi hoặc vay tín dụng có lãi suất ưu đãi, trong đó cho phép hỗ trợ bù lãi suất để đầu tư phát triển; vốn đầu tư huy động dưới các hình thức BOT, BT, BTO và các nguồn vốn huy động khác cho đầu tư phát triển …                      Nguồn vốn ODA được sử dụng theo hướng: o   Vốn hỗ trợ kỹ thuật được các nhà tài trợ cho không hoàn lại dùng để hỗ trợ việc đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ và nhất là nghiên cứu chuẩn bị đầu tư; triển khai các nghiên cứu khả thi … o   Vốn vay với điều kiện ưu đãi sẽ sử dụng cho những dự án quan trọng, đem lại hiệu quả cao o   Vốn vay với lãi suất thương mại cần có sự lựa chọn rất chặt chẽ cho những dự án thật cần thiết để tránh gánh nợ cho nhà nước và phát huy hiệu quả nguồn vốn này. Ø Về huy động và sử dụng vốn của các doanh nghiệp. Nguồn vốn từ các doanh nghiệp có thể huy động cho phát triển sản xuất kinh doanh, một phần để phát triển kết cấu hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực 2.2.2. Giải pháp về quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế Dung Quất.            Quan trọng nhất và có tính chất quyết định là cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư trên 2 mặt: sự hấp dẫn đầu tư và cơ chế thủ tục một cửa trong việc đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Cụ thể như sau:            Thứ nhất, Ban hành áp dụng các cơ chế - chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư: Ø Gía đất và cơ chế miễn giảm cho các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất theo hướng ưu đãi và thực sự hấp dẫn so với các khu công nghiệp, khu kinh tế khác. Ø Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài; đặc biệt là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, Ø Hỗ trợ đào tạo nghề, tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cho khu kinh tế Dung Quất. Ø Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, quảng bá khu kinh tế Dung Quất đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ø Chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở cho cán bộ, chuyên gia đến công tác, làm việc và lao động tại Khu kinh tế Dung Quất. Ø Ban hành cơ chế phối hợp giữa UBND tỉnh và Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất trong việc quản lý đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất. Đặc biệt, xem xét và ban hành cơ chế xử lý công việc chỉ đạo thẩm quyền của tỉnh đối với yêu cầu phát triển Khu kinh tế Dung Quất theo cơ chế trực tiếp và “một cửa”; giảm các thủ tục và các khâu không cần thiết.            Thứ hai, các Bộ, ngành hướng dẫn, uỷ quyền cho Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực cho yêu cầu đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất như: phê duyệt đánh giá tác động môi trường, cấp phép lao động… đồng thời, xem xét điều chỉnh quy hoạch ngành đến năm 2020, phù hợp với các ngành, lĩnh vực cần ưu tiên và đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất theo quyết định số 50/2005/QĐ –TTg của thủ tướng chính phủ.          Thứ ba, Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển bao gồm:            Một là: Cần tập trung cụ thể hoá các cơ chế chính sách ưu đãi áp dụng cho Khu kinh tế Dung Quất đã được thủ tướng chính phủ quy định tại các Quyết định số 50/2005/QĐ –TTg và số 71/2005 QĐ –TTg bằng các thông tư, hướng dẫn, phân cấp, uỷ uyền của UBND tỉnh Quảng Ngãi và các Bộ - Ngành TW. Đặc biệt là có cơ chế huy động và cân đối các nguồn vốn đầu tư nhằm sớm phát huy trong thực tế với mục tiêu đẩy nhanh việc xúc tiến thu hút đầu tư và phát triển hạ tầng tiện ích để tăng tính hấp dẫn đầu tư của Khu kinh tế Dung Quất            Hai là: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất xây dựng và thông qua các Bộ - Ngành, UBND tỉnh Quảng Ngãi để trình thủ tướng chính phủ về một số cơ chế - chính sách thí điểm và điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phát triển Khu kinh tế Dung Quất trong từng giai đoạn; nhất là về quản lý đầu tư phát triển hệ thống Cảng Dung Quất, các dự án cần áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt; cơ chế chính sách thu hút nhân tài và huy động các nguồn nhân lực cho phát triển Khu kinh tế Dung Quất …            Ba là: Cho phép nhà đầu tư triển khai xây dựng cảng chuyên dùng gắn với các dự án đầu tư công nghiệp nặng có 100% vốn nước ngoài, để phục vụ mục tiêu dự án.Việc xây dựng cảng chuyên dùng, các nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ trình tự, thủ tục và các điều kiện do pháp luật Việt Nam quy định            Bốn là: Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà ở đối với chuyên gia và người lao động làm việc tại Khu kinh tế Dung Quất. Cần triển khai đầu tư và hoàn chỉnh các quy hoạch chi tiết các khu chức năng và tiến hành quy hoạch phát triển các lĩnh vực, các ngành để đảm bảo sự phát triển tổng thể và đồng bộ Khu kinh tế Dung Quất. 2.2.3. Giải pháp tạo lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất bằng nguồn nhân lực.           Các Khu kinh tế ở nước ta hiện nay đều có những chính sách thu hút đầu tư tương tự nhau và cùng có khó khăn chung là nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chính là một giải pháp để tạo ra lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư. Để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2015 thì những giải pháp nhằm cân đối cung - cầu lao động như nghiên cứu nhu cầu về lao động để lập kế hoạch đào tạo và thiết kế chương trình đào tạo phù hợp, tư vấn cho người học lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu và năng lực cá nhân, tổ chức đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp và mở ra nhiều loại hình đào tạo đa dạng và nâng cao vai trò cầu nối của Trung tâm hỗ trợ và giới thiệu việc làm của Khu kinh tế là khả thi và ít tốn kém.           Về nguồn nhân lực – một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh trạnh thì hầu như các Khu công nghiệp hay các khu kinh tế ở nước ta chỉ mới khai thác ở góc độ giá lao động rẻ mà chưa chú ý đến chất lượng lao động. Vì vậy, khi các doanh nghiệp đầu tư vào, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghệ cao đều gặp phải trở ngại là rất khó tuyển dụng đủ lao động theo nhu cầu sử dụng của họ. Khu kinh tế Dung Quất cũng không tránh khỏi tình trạng đó.           Như vậy, để tạo lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất bằng nguồn nhân lực thì cần thực hiện giải pháp để cân đối cung cầu lao động như sau:           Dung Quất nằm giữa 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Dân số của 2 tỉnh này hơn 3 triệu người, trong đó hơn 50% trong độ tuổi lao động. Thế nhưng nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp đầu tư vào Khu kinh tế trong 2 năm tới chỉ có 31.000 người nhưng vẫn có nguy cơ không thể đủ nguồn cung ứng vì phần lớn trong số người lao động này hoặc chưa qua đào tạo hoặc đã học những ngành nghề không có nhu cầu, thậm chí đã học đúng ngành có nhu cầu nhưng không đạt tiêu chuẩn tuyển dụng. Do vậy, làm cho cung tương thích với cầu có thể được coi như là một giải pháp phát triển nguồn nhân lực hữu hiệu trong 2 năm tới. Việc này đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường và Ban lao động văn xã của Khu kinh tế - đơn vị chịu trách nhiệm quản lý lao động, việc làm.           Thứ nhất: Tăng cường năng lực các trường dạy nghề trong tỉnh.           Một là: Xây dựng kế hoạch đào tạo và thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế.           Đào tạo là loại dịch vụ mà người học thường thiếu thông tin khi ra quyết định chọn ngành học, bậc học, nơi học. Bởi vì cá nhân người học khó có thể có điều kiện nghiên cứu thị trường lao động. Như vậy, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cần phải tổ chức nghiên cứu nhu cầu của các nhà đầu tư, xây dựng phương án đào tạo và cung ứng lao động qua các năm cho phù hợp. Phương án này có giá trị định hướng cho các trường trong tỉnh lập kế hoạch đào tạo vì có dự kiến cụ thể số lượng lao động của từng ngành nghề.           Tuy nhiên, để cung tương thích với cầu không đơn giản là phân chia số lượng lao động cần đào tạo cho các cơ sở đào tạo trong tỉnh. Điều quan trọng hơn và khó khăn hơn là làm sao để các doanh nghiệp tiếp nhận những người được đào tạo. Bởi vì có thể có sự tách biệt về trình độ của người tốt nghiệp bậc thợ 3/7 theo tiêu chuẩn Việt Nam và theo tiêu chuẩn của Hàn Quốc hay Đài Loan… Ngay cả với các doanh nghiệp Việt Nam thì vẫn có thể tiêu chuẩn về bậc thợ của họ cũng có khác biệt với tiêu chuẩn của nhà trường. Vì vậy, các trường nên có những nghiên cứu để tìm hiểu yêu cầu của các nhà đầu tư đối với từng bậc học hoặc bậc thợ về kiến thức, kỹ năng, tay nghề…, đồng thời nhà trường cũng cần thu thập những ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về những người do trường đào tạo để thiết kế và hiệu chỉnh chương trình cho phù hợp nhằm giảm được sự cách biệt giữa tiêu chuẩn của nhà trường và tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, giữa lý thuyết và thực tiễn. Ngoài ra, nhà trường nên thường xuyên giữ mối quan hệ với các doanh nghiệp và Ban lao động văn xã để kịp thời nắm bắt nhu cầu của họ và giới thiệu khả năng đào tạo và cung ứng lao động của mình. Nhu cầu về lao động của các nhà đầu tư rất đa dạng về ngành nghề nên các trường khó có thể tự đào tạo đủ. Những ngành có nhu cầu ít hoặc đòi hỏi phải có đầu tư lớn thì liên kết đào tạo là một giải pháp khả thi và hiệu quả hoặc không đào tạo mà thu hút ở nơi khác đến. Ngoài ra, đào tạo từ xa là phương thức đào tạo thích hợp cho những người làm việc ở các vùng xa, làm việc theo ca vì có thể học bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào.           Đối với nhu cầu đào tạo liên tục như đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ quản lý thì các trường hợp ký hợp đồng đào tạo theo yêu cầu của các doanh nghiệp là cách tốt nhất.           Hai là: Đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo hiện có và xây dựng các cơ sở đào tạo mới phù hợp với định hướng phát triển của khu kinh tế           Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước trung ương và địa phương kết hợp với các nguồn khác (kể cả xã hội hoá) để đầu tư mới, nâng cấp , trang bị thiết bị dạy nghề. Ba là: Tư vấn cho người học lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu và năng lực cá nhân.           Do trình độ phát triển kinh tế ở nước ta còn thấp, đời sống của người lao động còn khó khăn nên hình thành xu hướng muốn theo học những ngành hiện có thu nhập cao. Những ngành có thu nhập cao phản ánh nhu cầu của xã hội chưa đáp ứng đủ, việc chọn những ngành học này cũng theo đúng nhu cầu nhưng để theo học cần phải có một thời gian nhất định, trong thời gian đó thị trường lao động có thể thay đổi. Điều này người học ít tính đến do thiếu thông tin vì từ trước đến nay thường các trường chỉ thông báo chỉ tiêu tuyển sinh mà không cung cấp những thông tin về nhu cầu tuyển dụng. Mặt khác, khả năng của người học có thể không thích hợp với ngành học đã chọn nên học không đạt yêu cầu hoặc không thể phát triển được khi hành nghề. Nếu các trường đã lập kế hoạch đào tạo và thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thì việc tổ chức tư vấn tốt sẽ góp phần cân đối được cung cầu lao động và giảm lãng phí tài nguyên của xã hội. Thứ hai: Đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả đối với Ban lao động văn xã, Trung tâm hỗ trợ việc làm.           Với chức năng quản lý lao động, việc làm trong Khu kinh tế, Ban lao động văn xã có trung tâm hỗ trợ và giới thiệu việc làm. Trung tâm này là đơn vị sự nghiệp có thu, nhằm thực hiện chức năng hỗ trợ và giới thiệu việc làm cho người lao động trong Khu kinh tế Dung Quất. Vì vậy, trung tâm phải thực sự là cầu nối giữa các trường và các doanh nghiệp. Để có đủ nguồn cung ứng cho các doanh nghiệp, Trung tâm nên tích cực chủ động tạo nguồn bằng cách nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp, tư vấn hoặc đặt hàng cho các trường đào tạo. Thường xuyên giữ liên lạc với người lao động đã cung ứng để kịp thời nhận thông tin phản hồi. Hỗ trợ các trường ký kết những hợp đồng đào tạo theo yêu cầu của các doanh nghiệp. Trung tâm có thể phối hợp với các trường tổ chức những chương trình quảng bá, giới thiệu nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất. Thứ ba: Xây dựng chính sách khuyến khích thu hút lao động có chất lượng cao vể làm việc tại khu kinh tế Các chính sách khuyến khích bao gồm chế độ lương ưu đãi, chế dộ học hành nâng cao, một số chế độ khác như phúc lợi về nhà ở, đất đai, đảm bảo cuộc sống gia đình… 2.2.4 Nhóm giải pháp về quản lý quá trình đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất. 2.2.4.1 Giải pháp đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng.            Thứ nhất: Khẩn trương điều chỉnh, bổ sung chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh.            Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các quy định tại Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh, thể chế hoá các vấn đề liên quan đến đất đai, tài sản phát sinh ngoài quy định mang tính phổ biến vào cơ chế chính sách chung của tỉnh phù hợp với các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Trung ương quy định, nhất là Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của chính phủ            Thứ hai: Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện về cơ chế bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì việc xác định đơn giá bồi thường trên 01 đơn vị tài sản bị thu hồi hoặc tài sản bị thiệt hại là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ GPMB. Vì vậy, cần phải tập trung xác định lại đơn giá các loại đất trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định; đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu và quy định mật độ cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác của người dân tại KKT Dung Quất.            Thứ ba: Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư cùng với hệ thống chính trị ở cấp xã nơi có đất bị thu hồi phải thực hiện đầy đủ các quyết định công khai hoá trong công tác bồi thường, phối hợp cùng chủ đầu tư, UBND huyện Bình Sơn và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thu hồi đất trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường và GPMB.            Thứ tư: Đối với các trường hợp bị thu hồi trên 30 % diện tích đất nông nghiệp được giao phải ưu tiên chọn hình thức đào tạo chuyển đổi ngành nghề; các tổ chức sử dụng đất phải thông báo cụ thể ngành nghề cần tuyển dụng, điều kiện tuyển dụng và ưu tiên tiếp nhận các đối tượng lao động thuộc trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp phải chuyển đổi ngành nghề vào làm việc tại nhà máy (tối thiểu là 60 % lao động phổ thông của một dự án)            Thứ năm: Giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho các hộ dân di dời theo các hướng chủ yếu sau: Ø Đối với con em các hộ di dời nếu đủ điều kiện (tuổi đời và trình độ văn hoá) thì ưu tiên tuyển thẳng vào đào tạo ở các Trường đào tạo nghề trong Tỉnh và sẽ giải quyết việc làm sau khi ra trường thông qua hợp đồng đào tạo, cung ứng lao động với từng doanh nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện thì yêu cầu các chủ đầu tư dự án có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí ngành nghề phù hợp (lao động phổ thông), tạo điều kiện giải quyết việc làm. Ø Trên cơ sở quy hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi & chế biến tiêu thụ sản phẩm được phê duyệt; nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng, đào tạo, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật, sản xuất cây – con giống … có giá trị kinh tế để người dân có thể phát triển sản xuất, tăng thu nhập trên quỹ đất hạn hẹp do bị thu hồi. Ø Hướng dẫn các hộ dân được cấp đất tái định cư bố trí quỹ đất thích hợp của mình để xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, góp phần tăng thu nhập. Ø Khuyến khích các hộ dân trong khu tái định cư phát triển các loại hình dịch vụ, thương mại nhỏ, gắn với các khu nhà ở công nhân để cải thiện được cuộc sống và từng bước chuyển đổi ngành nghề. Ø Đối với những vùng chưa có đất triển khai từ nay đến 2015, tạm thời cho nhân dân được làm dịch vụ trong thời hạn 2-3 năm, khi có dự án thì phải thực hiện bàn giao mặt bằng và không được đền bù (giao cho UBND xã sở tại quản lý, sử dụng đúng mục đích quỹ đất này), 2.2.4.2 Tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất. Để có cơ cấu hài hoà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KKT Dung Quất, những giải pháp thực hiện như sau: - Tính toán hợp lý để giảm phí sử dụng hạ tầng KKT: Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà nước, địa phương, nhà đầu tư, đơn vị phát triển hạ tầng...bằng các chính sách ưu đãi ở mức cao nhất, các khoản hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển, miễn giảm tiền thuê đất...nhằm giảm tối đa các chi phí đầu tư vào KKT, nhất là mức phí sử dụng hạ tầng mà nhà đầu tư phải trả cho các đơn vị đầu tư hạ tầng KKT. Phí sử dụng hạ tầng có thể xây dựng phù hợp với từng giai đoạn, phù hợp với mức độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng KKT, điều kiện phát triển hạ tầng bên ngoài, trình độ phát triển kính tế xã hội của địa phương. Giai đoạn đầu có thể lấy việc thu hút dự án đầu tư vào KKT là chính, nên mức phí hạ tầng thấp, và tăng dần trong những năm sau. Việc xây dựng khung giá thay đổi phải hợp lý và có quy định rõ khoảng thời gian nhất định để các nhà đầu tư chủ động trong kế hoạch đầu tư. Khung giá tăng dần nhưng không vượt quá khoảng khung giá quy định, tính toán trên cơ sở vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, khả năng cho thuê đất và các chi phí khác... 2.2.4.3 Thực hiện thu hút đầu tư có lựa chọn. Các công ty phát triển hạ tầng, tùy theo điều kiện qui mô, vị trí, điều kiện hạ tầng, khi lập dự án đầu tư trình duyệt phải lập danh mục dự án ưu tiên đầu tư vào KKT của mình theo hướng hạn chế đầu tư các dự án có công nghệ gây ô nhiễm; nhỏ, lẻ, có công nghệ lạc hậu; sử dụng quá nhiều lao động phổ thông. Tăng tỷ trọng đầu tư vào các ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất và giảm tỷ trọng đầu tư vào các ngành mang tính tiêu dùng thông thường. Thu hút những dự án công nghiệp hỗ trợ để phát triển nhanh các ngành công nghiệp mũi nhọn và các ngành công nghiệp chủ lực khác. Những doanh nghiệp thuê đất trong KKT cần cam kết rõ tiến độ thực hiện. Quá trình thực hiện, nếu có phần diện tích đất dôi dư không sử dụng hết theo đúng tiến độ, dù đã nộp tiền thuê đất vẫn kiên quyết thu hồi lại phần đất dôi dư để bố trí dự án cho các nhà đầu tư khác.  Có chính sách hợp lý khuyến khích các doanh nghiệp KKT đầu tư đổi mới công nghệ hoặc chuyển đổi lĩnh vực sản xuất nhằm đứng vững trong cạnh tranh và cải thiện môi trường. 2.2.4.4  Đẩy mạnh vận động xúc tiến thương mại và đầu tư. - Nghiên cứu thành lập Tổ chức xúc tiến đầu tư và thương mại chuyên nghiệp thuộc UBND tỉnh. Việc thành lập tổ chức này cho phép chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Quảng Ngãi. Kinh phí cho hoạt động của Trung tâm sẽ bao gồm: Ngân sách của địa phương; Phí và lệ phí tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại; Hợp đồng nghiên cứu và tư vấn đầu tư và thương mại. - Tiếp cận với nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp trong nước và quốc tế. Việc sử dụng các nhà tư vấn chuyên nghiệp không chỉ giúp cho nâng cao chất lượng của các dự án gọi đầu tư, gây được lòng tin của các nhà đầu tư mà còn là cơ hội tốt để đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. -Tăng cường tiếp cận và liên kết với các Hiệp Hội, phòng Thuơng mại và Công nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Việt Nam vì các nhà đầu tư nước ngoài thường thông qua đại diện các Hiệp Hội, phòng Thương mại và Công nghiệp để tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Việt Nam. - Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các cơ quan trung ương trong thu hút đầu tư vì hiện nay, tuy Chính phủ  thực hiện chủ trương phân cấp mạnh cho các địa phương nhưng đối với nhiều nhà đầu tư lớn, khi có ý định đầu tư họ thường tiếp cận với các cơ quan của Chính phủ. - Hoàn thiện các trang Web (Website) theo hướng tập trung vào xúc tiến đầu tư và thương mại. Ngoài tiếng Việt và tiếng Anh nên sử dụng một số ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc. - Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại tại chỗ.  Đó là bước tiếp theo trong quá trình xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh. Các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại cần được gắn kết và lồng ghép với nhau. KẾT LUẬN            Đầu tư phát triển các Khu kinh tế ở Việt Nam là chủ trương đúng đắn của Nhà nước nhằm thực hiện chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ và công nghiệp hóa, hiên đại hóa. Đến nay, ở Việt nam đã có 13 khu kinh tế ven biển được thành lập, ngoài ra còn có một số khu kinh tế cửa khẩu cũng đã được thành lập. Trong số các khu kinh tế ven biển đã thành lập, Dung quất được đánh giá là khu kinh tế bước đầu đạt được những thành công khả quan và có tiềm năng phát triển nhanh. Khu kinh tế Dung Quất bước đầu đã thực sự góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp dịch vụ, tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời cũng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách…Sự thành công này là minh chứng khẳng định chủ trương đúng đắn về phát triển Khu kinh tế Dung Quất và lợi thế so sánh của Quảng Ngãi trong xây dựng và phát triển Khu kinh tế và thu hút đầu tư.           Bên cạnh đó, qua quá trình phát trình của Dung Quất trong thời gian qua cũng đặt nhiều vấn đề cần giải quyết để thúc đẩy Dung quất phát triển nhanh chóng và có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra như huy động vốn, cơ chế chính sách, quản lý nhà nước … DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1997), 15 năm xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (1991- 2006), Long An. 2. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), “Giáo trình lập dự án đầu tư”, nhà xuất bản thống kê.  3. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2005), Những giải pháp và kiến nghị để thực hiện mục tiêu đầu tư và phát triển Khu kinh tế Dung Quất giai đoạn 2006 – 2010. 4.Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2006), Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2005. 5. Quyết định số 139/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.  6.Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2007), Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2006. 7. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2007), “Giáo trình Kinh tế đầu tư”, nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân. 8. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2008), Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2007. 9. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2009), Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2008. 10. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2008), Nguồn nhân lực cho sự phát triển Khu kinh tế Dung Quất trong thời kỳ hội nhập, nhà xuất bản Lao động – xã hội. 11. Các trang web: www.dungquat.com.vn vietnamnet.vn vietbao.vn dantri.com.vn www.quangngai.gov.vn www.mientrung.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất Thực trạng và giải pháp.doc
Luận văn liên quan