LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua với điều kiện nền kinh tế ổn định,GĐP tăng cao,đời sống của nhân dân có nhiều khởi sắc và ngày càng được cải thiện,vị trí của đất nước càng được khẳng định trên trường quốc tế.Sự ổn định đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Sông Đà nói riêng.Với ngành nghề chính của công là sản xuất bê tông thương phẩm công ty đã mở rộng sản xuất ra nhiều ngành nghề như:sản xuất que hàn,sản xuất kinh doanh điện,xây dựng nhà dân dụng và nhà cao tầng,tư vấn xây dựng Dưới sự làm việc hiệu quả của tập thể cán bộ công ty thì hàng năm công ty thu được lợi nhuận hàng tỷ đồng,tạo điều kiện cho công ty phát triển mạnh nguồn vốn và gia tăng các khoản nộp ngân sách nhà nước góp phần tham gia tạo nên bộ mặt nền kinh tế Việt Nam.
Đạt được những thành quả này là do sự nỗ lực không biết mệt mỏi của cán bộ công nhân viên công ty cùng với sự quan tâm của tổng công ty công ty đã có những bước phát triển vượt bậc.Trong điều kiện còn non kém ban đầu công ty chú trọng đến việc huy động vốn tự có cũng như các nguồn vốn khác để đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ,trình độ cho lao động tập trung vào lĩnh vực công ty có nhiều lợi thế.Tuy nhiên trong quá trình phát triển của mình thì công ty cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức đòi hỏi công ty phải nỗ lực giảỉ quyết để tiếp tục phát triển lâu dài.
Do đó em chọn đề tài “Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xây dựng Sông Đà.Thực trạng và giải pháp” để tìm hiểu một số vấn đề tồn tại thuận lợi cũng như khó khăn của công ty cổ phần trong điều kiện nền kinh tế hiện nay.Qua đó tìm ra giải pháp để thúc đẩy nền sản xuất của công ty có hiệu quả hơn.
Em chân thành cám ơn Thạc sỹ. Hoàng Thị Thu Hà đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này.MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HẠ TẦNG SÔNG ĐÀ 2
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HẠ TẦNG SÔNG ĐÀ 2
1.Tên giao dịch trụ sở, ngành nghề kinh doanh chủ yếu: 2
2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 4
3.Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty và sơ đồ tỏ chức họat động: 7
II.TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY: 9
III.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY: 16
1. Nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư 16
2.Tình hình đầu tư phát triển của công ty theo các lĩnh vực đầu tư: 19
2.1.Đầu tư vào máy móc thiêt bị: 21
2.2.Đầu tư xây dựng cơ bản: 27
2.3.Đầu tư vào nguồn nhân lực 30
IV.Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển của công ty: 32
1.Kết quả: 32
1.1. Một số kết quat hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 32
1.2. Tình hình cán bộ công nhân viên công ty 35
2.Hạn chế: 38
2.1.Nguồn vốn và cơ cấu vốn 38
2.2.Một số hạn chế khác : 38
3.Nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục: 39
CHƯƠNG II: MỤC TIÊU,GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY 40
I.Mục tiêu của công ty trong giai đoạn tới: 40
1.Đại hội đồng cổ đông thống nhất thông qua sửa đổi định hướng phát triển công ty năm 2009 và năm 2010 theo tỷ trọng: 40
2.Kế hoạch chào bán và niêm yết cổ phiếu 40
3.Thông qua báo cáo hoạt động năm 2008 và chương trình hoại động năm 2009 của ban kiểm soát: 41
3.1.Kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2008: 41
3.2.Chỉ tiêu kế hoạch năm 2009: 41
4.Kế hoạch chào bán và niêm yết cổ phiếu 41
5.Thông qua Báo cáo tiền lương và trả thù lao cho Hội đồng quả trị,Ban kiểm sóa năm 2008 và đề xuất thù lao cho Hội đồng quả trị,Ban kiểm soát năm 2009 với nội dung chủ yếu sau: 41
6.Thông qua phương án trích lập các quỹ và mức trả cổ tức năm 2008: 42
7.Chi trả cổ tức năm2008 42
II.Các giải pháp: 43
1.Giải pháp về vốn : 43
1.1.Đối với vốn chủ sở hữu: 44
1.2.Vốn tín dụng: 44
1.3.Vốn khác: 45
1.4.Sử dụng vốn 45
2.Các giải pháp khác tăng cường hoạt động đầu tư phát triển ở công ty cổ phần xây dựng Sông Đà: 45
2.1.Giải pháp về thị trường: 45
2.2.Giải pháp về nhân lực: 47
2.3.Nâng cao năng lực xe máy,thiết bị và công nghệ: 48
2.4.Đấu thầu khi mua sắm thiết bị và đấu thầu các gói thầu 49
2.5.Giải pháp về lập, thẩm định và quản lý thực hiện dự án 51
2.6.Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý: 53
2.7.Xây dựng kế hoạch đầu tư theo phương hướng hoạt động cho công ty 53
3.Một số kiến nghị đối với nhà nước 54
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
60 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2925 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần xây dựng Sông Đà: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các đơn vị khác.Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vì phần trả lãi sẽ nhiều hơn so với việc công ty mua bằng chính nguồn vốn của mình. Nguyên nhân chính của việc công ty phải đi thuê mua tài chính nhiều như vậy là vì vốn chủ sở hữu của công ty còn bị hạn chế,vốn chủ sở hữu của công ty vào cuối năm 2002 mới có 2.000.000.000VNĐ và vào ngày 31/12/2003 tăng lên 3.269.348.913 VNĐ.So với nhu cầu đầu tư thì công tu còn thiếu nhiều vốn .
Năm 2004: Công ty đã nhân được nhiều công trình mới , đặc biệt là được sự giúp đỡ cỉa TCT và các đơn vị thành viên, công ty đã tiếp xúc được với dự án cụm công trình:
Khách sạn trung tâm hội nghị quốc tế ,Siêu trị và cao ốc văn phòng số 2 Nguyễn Tri Phương thành phố Huế và rất nhiều dự án khác do công ty tự tham gia dự thầu và trúng thầu.Do đó trong năm 2004 công ty đã đầu tư rất nhiều vào vào máy móc thiết bị với tổng trị giá là 6.048.430.470 VNĐ.Trong phần giá trị tài sản thuê mua tài chính là 4.842.337.841 VNĐ, công ty đá đầu tư nhiều loại mát móc như: Mát xúclật, máy đảo đất, máy cẩu…và đầu tư vào trạm nghiền đáo tại Bản Lả,trạm trộn bê tông …Phần còn lài có giá trị là 1.206.092.629VNĐ do công ty sử dụng nguồn vốn tự có từ vốn chủ sở hữu và vốn khác như: nguồn khấu hao cơ bản năm 2004 để đầu tư vào hai thiết bị là máy bơm bê tông cố định cho xí nghiệp xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng số 1 và cần trục KKC 10 cho xí nghiệp xây lắp và hạ tầng số 2.
Bảng1.8:Máy móc thiết bị trong năm 2004:
Đơn vị: Đồng
TT
Tên máy móc thiết bị
Giá trị đầu tư
Đơn vị được đầu tư
1
Mua mới
1.206.092.629
Máy bơm bê tông cố định
Xí nghiệp XL và sản xuất VLXD số1
Cần trục KKC 10
Xí nghiệp XL và HT số 2
2
Thuê mua tài chính
4.842.337.841
Máy cẩu KOBELCO7065
653.875.000
Đội thi công xây lắp 1-6
Trạm nghiền sàng đá tại Bản Lả
516.436.000
Xí nghiệp XL và sản xuất VLXD số1
Trạm bê tông ORU Oneday2250
459.696.800
Xí nghiệp XL và HT số 2
Trạm bê tông TP Dạ Lê -Huế
845.000.000
Xí nghiệp vật liệu và sản xuất VLXD số1
Trạm bê tông 100m3/h Bản Vẽ
680.000.000
Xí nghiệp XL và HT số 2
Máy cẩu đảo KH180-3
230.000.000
Xí nghiệp XL và HT số 2
Cẩu NISSAN TADANO 25T
257.330.041
Đội thi công xây lắp1-6
Máy đảo đất MASAGO
540.000.000
Xí nghiệp XL và sản xuất VLXD số 1
Máy xúc lật bánh lốpL20-2
250.000.000
Xí nghiệp XL và HT số 2
Máy xúc lậtTCM 29LA-0359
410.000.000
Đội thi công xây lắp1-6
Tổng
6.048.430.470
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2004)
Năm 2004 trong toàn bộ giá trị tài sản máy móc thiết bị tăng lên thì vốn mà công ty tự bỏ ra mua sắm mới cũng chỉ chiếm một trỉ lệ nhỏ là 20% còn phầm lớn là đi thuê mua tài chính chiếm 80%
Năm 2005:Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các công trình mà công ty đang thực hiện từ các năm trước cũng như những công trình mà công ty mới nhận được thì công ty tiếp tục đầu tư vào máy móc ,thiết bị vói giá trị là 1.489.992.969 VNĐ.Với giá trị thuê mua tài chính là 570.000.000VNĐ,công ty tiếp tục thuê mua hai máy khoan cọc nhồi là máy KH25 cho đội thi công xây lắp 1-6 công ty tiếp tục thuê mua tào chính để phục vụ việc thi công cụm công trình: Khách sạn-Trung tâm hội nghị quốc tế, siêu thị và cao ốc văn phòng…Phần máy móc thiết bị do chính công ty tự đầu tư là 919.992.969 VNĐ đã được đầu tư vào hai máy moc thiết bị là máy tách cắt cho xí nghiệp sản xuất bê tông và vật liệu xây dựng, máy đào tường MASAGO của Trung Quốc cho xí nghiệp xây lắp và hạ tầng số 2.
Bảng1.9: Máy móc thiết bị đầu tư năm 2005
Đơn vị: Đồng
TT
Tên máy móc thiết bị
Giá trị đầu tư
Đơn vị được đầu tư
1
Mua mới
Máy tách cát
288.632.969
Xí nghiệp sản xuất bê tông và vật liệu xây dựng
Máy đào tường trong đầt MASAGO
631.360.000
Xí nghiệp XL và HT số 2
2
Thuê mua tài chính
631.632.969
Máy khoan cọc nhồi KH25
570.000.000
Đội thi công xây lắp1-6
Náy khoan cọc nhồi ED4000
360.000.000
Xí nghiệp XL và xản xuất VLXD số 1
Tổng
1.489.992.969
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2005)
Trong năm 2005 mặc dù đầu tư vào máy móc thiết bị ít hơn so với hai năm trước đây điều này cho thấy công ty đã tích lũy tương đối đủ máy móc cho quy mô sản xuất của các doanh nghiệp thành viên.Tỉ lệ vốn đầu tư mua sắm mới của công ty đã cao hơn so vơi phần máy móc thiết bị đi thuê mua tài chính.Trong tổn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị của năm 2005 thì phần thuê mua tài chính chỉ chiếm 39%còn lạicông ty tự đầu tư chiếm 61%
Năm 2006 :Công ty tiếp tục đầu tư vào sản xuất nguyên vật liệu xây dựng và máy móc đầu tư xây dựng nhà cao tầng;cụ thể như sau:
Bảng1.10:Máy móc thiết bị đầu tư năm 2006
Đơn vị: Đồng
TT
Tên máy móc thiết bị
Giá trị đầu tư
Đơn vị được đầu tư
1
Mua mới
Máy ủi D6R165CV
456.231.245
Xí nghiệp XL và HT số 2
Trạm trôn bê tông New2000
693.676.412
Xí nghiệp sản xuất bê tông và vật liệu xây dựng
2
Thuê mua tài chính
Máy hàn điện
354.214.258
Đội thi công xây lắp1-6
Máy đầm DYNAPAC
253.214.254
Xí nghiệp XL và HT số 2
Tổng
1.757.336.169
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2006)
Bảng1.11:Máy móc thiết bị đầu tư năm2007(Đơn vị: Đồng)
TT
Tên máy móc thiết bị
Giá trị đầu tư
Đơn vị được đầu tư
1
Mua mới
Máy phát điên 550KVA
478.254.123
Trạm biến áp và đường dây cáp ngầm số 2 Nguyễn Tri Phương và Dạ Lễ
2
Thuê mua tài chính
Máy trộn bê tông
387.376.829
Xí nghiệp sản xuất bê tông và vật liệu xây dựng
Tổng
874.630.952
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2007)
Trong 2 năm 2006 và 2007 công ty đã đầu tư thiết bị hạn chế cho các doanh nghiệp vì nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp đã bão hòa và đang trong giai đoạn khấu hao máy móc.Công ty chỉ đầu tư vào một só máy móc đã bị khấu hao hết và có nhu cầu đầu tư mới
2.2.Đầu tư xây dựng cơ bản:
Đâu tư xây dựng là một trong những hoạt động nhằm đảm bảo cho khả năng cung ứng các sản phẩm cho chính hoạt động của công ty cũng như của các đơn vị thành viên của tổng công ty,các sản phẩm như:que hàn,các sản phẩm bê tông thương phẩm,đá dăm…nhằm tránh được sự phụ thuộc vào sự cung ứng của các đơn vị khác trên thị trường.Chính vì vậy mà công ty không ngừng đầu tư các dự án xây dựng các trạm bê tông ở Mỹ Đình-Mễ Trì-Từ Liêm, xây dựng nhà máy que hàn ở Quốc Oai-Hà Tây ,xây dựng trạm nghiền sàng đấ ở Bản Lả-Ngiệ An.Trong các năm 2003-2007,bên cạnh việc mua mới hay thuê mua tài chính các loại máy móc phục vụ cho các dự án này cũng như các hoạt động xây lắp của công ty như đã trình bày ở phần 1 thì công ty cũng đã tiến hành xây dựng cơ bản như sau:
Năm 2003:Công ty đã tiến hành xây dựng cơ bản với tổng số vốn là 608.605.824 vnđ, cho hai công trình chính là :công trình xây dựng nhà điều hành tại trạm bê tông Quốc Oai-Hà Tây,đây là công trình xây dựng khu vực làm việc và nghỉ trưa cho cán bộ công nhân viên của xí nghiệp sản xuất bê tông và vật liệu xây dựng,và xây dựng hệ thống thoát nước thải cho nhà máy que hàn.
Bảng1.12:Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2003
Tên công trình
Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản
Đơn vị được đầu tư
Công trình xây dựng nhà điều hành trạm bê tông Quốc Oai-Hà Tây
430.142.172
Xí nghiệp sản cuấy bê tông và vật liệu xây dựng
Nhà máy que hàn
178.463.352
Nhà mấy que hàn
Tổng
608.605.524
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2003)
Năm 2004:Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công ty là 4.209.011.139vnđ,toàn bộ số vốn này đều được thực hiện cho nhà máy que hàn với các nội dung cụ thể sau:
Bảng1.13:Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho nhà máy que hàn năm 2004
Đơn vị: Đồng
Đầu tư xây dựng cơ bản cho nhà máy que hàn
Giá trị đầu tư
Dây truyền thiết bị
3.500.000.000
Phần cây dựng của đội xây dựng số 1
304.866.395
Phần gia công lắp đặt khung nhà thép của nhà máy chế tạo cơ khí Đông Anh
230.449.257
Nhà xưởng nhận bàn giao của xí nghiệp
254.695.478
Tổng
4.290.011.139
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2004)
Năm 2005: Số vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ là 164.203.998 vnđ và toàn bộ số vốn này được chi co phần xây dựng của đội xây dựng số 1 thực hiện cho dự án nhà máy que hàn.
Năm 2006
Bảng1.14:Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2006
Đơn vị: Đồng
Đầu tư xây dựng cơ bản
Giá trị đầu tư
Nhà xưởng que hàn tại Quốc Oai
1.208.990.265
Lắp đặt tại xí nghiệp bê tông
253.490.005
Trạm bê tông di động Mỹ Đình
55.618.000
Trạm bê tông 85m3 tại Huế
2.340.913.156
Tổng
3.859.041.426
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2006)
Tổng số vốn của công ty đầu tư xây dựng cơ bản được san đều cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm xây dựng.Điều này cho thấy công ty đã rất chú trọng nâng cao năng lực công nghệ cho các cơ sở này trong điệu kiện cạnh tranh.
Năm 2007
Bảng1.15:Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 2007
Đơn vị: Đồng
Đầu tư xây dựng cơ bản
Giá trị đầu tư
Trạm nghiền sàng,trạm trộn
395.966.752
Trạm biến áp và đường dây cáp ngầm số 2 Nguyễn Tri Phương và Dạ Lễ
274.201.350
Nhà xưởng trạm bê tông Mỹ Đình
209.111.580
Tổng
852.279.682
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2007)
Công ty tiếp tục đầu tư vào các ngành sản xuất và đầu tư mới cho ngành điện mà công ty mới bước sang kinh doanh.
2.3.Đầu tư vào nguồn nhân lực
Trong quá trình phát triển công ty đã xác định:Xây dựng và phát triển nguồn lực về con người là mục tiêu quan trọng hàng đầu cần phải được thường xuyên quan tâm chỉ đạo .Trong quá trình thực hiên công ty đã bám sát vào nghị quyết TW3 và 7 khóa VII và các quy định của TCT về công tác quản lý cán bộ và tiền lương để xây dựng đội ngũ đủ về số lượng,mạnh về chấy lượng,đảm bảo cho việc mở rộng quy mô về sản xuất,phát triển ngành nghề đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bước sang năm 2007 để đáp ứng nhu cầu hoạt độngcũng như sản xuất,công ty đã không ngừng tuyển dụng cũng như đào tạo mới để phục vụ cho hoạt động của các xí nghiệp và hoạt động của công ty là 470 người.Với số lượng cán bộ và công nhân đã có đến cuối năm 2006 là 365 người,công ty đã tiến hành đào tạo mới là 55 người,nội dung đào tạo chủ yếu vói lực lượng đào tạo mới này là đào tạo công nhân học nghề,hình thức đào tạo chính là cho làm trực tiếp tại xưởng dưới sự giám sát và hướng dẫn của cán bộ quản lý với tổng kinh phí là 18.000.000 vnđ,tiến hành tuyển dụng mới tại các trường đại học và cao đẳng là 50 người.
Bảng1.16:Đào tạo nhân lực năm 2007
Tên đơn vị
Số lượng (người)
Thời gian(tuần)
Kinh phí (triệu đồng)
Văn phòng công ty
10
2
5
Xí nghiệp XL số 1
10
2
3
Xí nghiệp số 2
20
2
3
Xí nghiệp bê tông
5
2
3
Nhà máy que hàn
10
2
3
Tổng
55
18
(Cân đối nhân lưc 2007,phòng TC-HC)
Qua phân tích tình hình nguồn nhân lực trong công ty trong hai năm 2006 và 2007 chúng ta có thể thấy trong công ty cơ cấu nguồn lực tương đối hợp lý,trong năm 2007 cơ cấu cụ thể là: công nhân là 63%,đại học và trên đại học là 22%,cao đẳng và các loại là 15%.Tuy nhên chi phí cho hợi động này trong công ty còn bị hạn chế,tổng số tiền chi cho hoại độngđào tạo của công ty chỉ là 18.000.000vnđ.Số nhân lực được đào tạo chủ yếu là công nhân tham gia sản xuất tại các xí nghiệp với thời gian đào tạo rất ngắn(chỉ có 2 tuần),phầncòn lại là cán bộ quản lý kỹ thuậtthìcông rt hoàn toàn đi đăng ký tuyển dụng với ca s trường đại học và cao đẳng trong nước,kế hoạch đào tạo lại các nghề đẻ nâmg cao trình độ chuyên môn của công ty cũng gần như là không có.
IV.Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển của công ty:
1.Kết quả:
1.1. Một số kết quat hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua
Trong 4 năm hoạt động từ năm 2004 đến 2007 với sự nỗ lực phát triển không ngừng nghỉ thì quy mô của công ty ngày càng phát triển và làm ăn ngày càng đạt được những hiệu quả cao, lợi nhuận không ngừng gia tăng,doanh thu cũng có những bước phát triển đáng khích lệ.
Bảng1.17:Một số kết quả hoạt động của công ty giai đoạn
2004-2007
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Doanh thu thuần
82.173.007.437
75.477.036.946
147.587.706.984
143.608.940.039
Giá vốn hang bán
72.550.496.118
65.774.287.635
130.115.326.158
128.354.447.704
Chi phí quản lý kinh doanh
4.787.879.387
6.233.791.145
11.708.953.307
9.449.560.782
Chi phí tài chính
1.480.836.382
4.194.900.874
6.607.591.460
5.182.984.478
Lợi nhuận thuần
2.255.979.387
39.689.936
251.181.619
2.581.819.735
Lãi khác
29.047.619
581.586.529
2.881.639.521
2.382.042.840
Lỗ khác
Tổng lợi nhuận kế toán
2.285.027.006
621.276.365
3.132.821.140
4.963.862.575
Thuế TNDN
-
86.978.691
438.594.960
1.465.509.521
Lợi nhuận sau thuế
2.285.027.006
534.297.674
2.694.226.180
3.498.353.054
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2003-2007)
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy doanh thu thuần của công ty không ngừng tăng lên tuy có một số năm doanh thu có thể giảm hơn so với năm trước nhưng là do điều kiên khách quan của nền kinh tế cho nên nhìn chung công ty vẫn có lãi và có bước phát triển có triển vọng trong tương lai.
Ta có thể thấy các chỉ tiêu về Giá vốn hàng bán,chi phí quản lý kinh doanh,chi phí tài chính đều tăng.Điều đó cho thấy quy mô của công ty ngày càng phát triển và sẽ cần nhiều vốn hơn nữa để phát triển.
Trừ năm 2005 do tác động của khủng hoảng kinh tế nên lợi nhuân sau thuế của công ty đạt được có hơn 500 triệu đồng,nó cũng thể hiện sự nỗ lực rất lớn của công ty quyết tâm vượt qua khó khăn để hoàn thành chỉ tiêu của mình.Còn lại các năm 2004,2006,2007 doanh thu của công ty đều đạt hàng tỷ đồng,điều đó cho thấy công ty là một doanh nghiệp có năng lực trên thị trường kinh doanh xây dựng.
Trong 5 năm công ty đã thực hiện đầu tư nhiều máy móc thiết bị cũng như xây dựng các nhà xưởng phục vụ thi công và kết quả của việc đầu tư này là năm 2003 đến năm 2007 doanh thu của công ty liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng khá cao,lợi nhuận cũng không ngừng gia tăng,thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên đáng kể.Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng1.18:Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2003-2007
Năm
Vốn đầu tư
Kết quả sản xuất kinh doanh
Doanh thu
LNST
Thu nhập bình quân đầu người
2002
16.200.000.000
684.000.000
1.000.000
2003
5.259.124.228
26.528.000.000
1.027.000.000
1.532.000
2004
14.426.268.198
60.173.007.000
2.285.026.000
2.200.000
2005
1.653.196.967
85.718.000.000
3.073.000.000
2.762.000
2006
134.740.791.591
156.017.029.700
3.224.023.854
3.302.000
2007
148.667.058.465
154.566.501.160
3.474.294.134
3.945.000
(Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2003-2007)
Chúng ta có thể thấy rằng cung với sự gia tăng lượng vốn đầu tư trong các năm thì tổng doanh thu,lợi nhuân sau thuế,thu nhập bình quâncủa cán bộ công nhân viên của công ty cũng tăng theo.
Về doanh thu:Doanh thu của năm sau luôn cao hơn năm trước.Năm 2003 doanh thu tăng 10.328.000.000 vnđ(tăng 63.75%)so với năm 2002.năm 2004 doanh thu là 35.645.007.000 vnđ ( tăng 134.4%) so với năm 2003.Đây là năm có mức độ tăng trưởng khá cao của công ty kể từ ngày thành lập.Đến năm 2005 mặc dù là năm mà công ty đầu tư ít do tình hình kinh tế không ổn định nhưng doanh thu của công ty cũng tăng cao và đảm bảo có lãi.Doanh thu của công ty trong năm 2005 là 25.544.993.000 vnđ(Tăng 42.45%)so với năm 2004.Năm 2006 doanh thu của công ty tăng lên là 70.299.029.700vnđ(tăng 82%)so với năm 2005.Sang năm 2007 doanh thu của công ty giảm 1.450.528.600vnđ ( giảm 0.9%) so với năm 2006.
Về lợi nhuận sau thuế: Cùng với sự gia tăng của doanh thu thì lợi nhuận sàu thuế của công ty cũng không ngừng gia tăng.Năm 2003 lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 379.000.000 vnđ (tăng 58.4%) so với năm 2002. Năm 2004 lợi nhuận sau thuế tang 1.258.026.000 vnđ (tăng 122.5%) so với năm 2003. Sang năm 2005 lợi nhuận sau thuế là787.974.000vnđ (tăng 34.4%) so với năm 2004.Năm 2006 lợi nhuận sau thuế tăng lên 151.023.854vnđ (tăng 4.9%) so với năm 2005.Năm 2007 lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên 250.270.280vnđ.Tuy lợi nhuận sau thuế của công ty luôn tăng với tỷ lệ tương đối cao nhưng mức tăng còn bị hạn chế
Về thu nhập bình quân đầu người:Trong những năm qua thu nhập bình quân đầu người của công ty không ngừng gia tăng,đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.Điều này chứng tỏ công ty làm ăn có lãi và phát triển bền vững.Năm 2003 thu nhập bình quân đầu người của công ty tăng 532.000vnđ so với năm 2002,năm 2004 tăng 668.000 vnđ so với năm 2003 năm 2005 tăng 562.000vnđ so với năm 2004 năm 2006 tăng 540.000vnđ so với năm 2005và năm 2007tăng 643.000vnđ so với năm 2006 là mức tăng cao nhất của công ty.
1.2. Tình hình cán bộ công nhân viên công ty
Tính đến 31/12/2007 trong toàn công ty, tổng số cán bộ của công ty là 680 ngưòi trong số đó cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 70 người,cao đẳng các loại là 22 người trung cấp là 27 người còn 1 văn thư.
Trong tổng số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên thì bao gồm rất nhiều cán bộ thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:kỹ sư xây dựng,kỹ sư thủy lợi,kiến trúc sư,kỹ sư cơ khí,ký sư điện,cử nhân luật,cử nhân kinh tế và quản trị kinh doanh,cử nhân tài chính kế toán…Cụ thể được thể hiện bằng bảng:
Bảng1.19:Tổng số cán bộ quản lý có trình độ từ đại học trở lên tính đến hết 31/12/2007
Đon vị: người
Tổng số
81
Kỹ sư xây dựng
22
Kỹ sư thủy lợi
5
Kỹ sư kinh tế thủy lợi
1
Kiến trúc sư
2
Kỹ sư giao thông
2
Kỹ sư máy xây dựng,máy mỏ
2
Kỹ sư cơ khí
2
Kỹ sư điện
1
Kỹ sư KDNN
1
Kỹ sư công nghệ thông tin
1
Kỹ sư kinh tế vân tải sông
1
Kỹ sư vật lý kỹ thuật
1
Cử nhân luật
1
Cử nhân kinh tế,QTKD
14
Cử nhân tài chính kế toán
21
Cử nhân tài chính ngân hàng
1
Cử nhân kinh tế nông nghiệp
1
Cử nhân quản trị du lịch
1
Cử nhân hành chính
1
(Cân đối nhân lưc 2007,phòng TC-HC)
Qua bảng này chúng ta có thể thấy rằng mặc dù số cán bộ quản lý có trình độ từ đại học trở nên của công ty tương đối lớn,có tới 81 người,chiếm tới 60% và đa dạng ở các ngành nghề khác nhau nhưng số lượng kỹ sư ở một số ngành nghề còn thiếu như :kỹ sư điện,kỹ sư cơ khí,kỹ sư máy xây dựng,máy mỏ…công ty cần phải đào tạo hay tuyển dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại máy móc,phương tiện phức tạp hay kịp thời sửa chữa các loại máy móc khi có sự cố xẩy ra,đảm bảo cho máy móc họa động sản xuất kinh doanh.
Bảng1.20:Tổng số công nhân của công ty tính đến ngày 31/12/2006
Tổng số công nhân
231
Công nhân xây dựng
7
Công nhân cơ khí
130
Công nhân cơ giới
45
Lao động phổ thông
49
(Cân đối nhân lưc 2007,phòng TC-HC)
Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy rằng cơ cấu công nhân của công ty vẫn còn chưa hợp lý,công nhân xây dựng còn rất ít chỉ chiếm 3%,số lượng lao động phổ thông còn nhiều chiếm tơi 21% do đó đòi hỏi công ty phải tiến hành đào tạo số lượng lao động phổ thông này và tuyển dụng thêm số lương công nhân xây dựng mới để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của công ty.
Như vậy tính đến hết năm 2006 tổng số cán bộ,côngnhân viên của công ty là 365 người trong đó :cán bộ quản lý,kỹ thuậtcó trình độ từ đạu học trở lên là 81 người,cao đẳng và các loại là 53 người,công nhân các loại là 231 người
2.Hạn chế:
2.1.Nguồn vốn và cơ cấu vốn
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty vẫn còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư mua sắm và đầu tư xây dựng các công trình nhà cao tầng,khu công nghiệp.Do đó khi tiến hành đầu tư,công ty vẫn phải đi thuê mua tài chính và tổn thất lợi nhuận là rất lớn.
Cơ cấu vốn của công ty tuy ngày càng được cải thiện nhưng vẫn chưa hợp lý.Tỷ trọng vốn chủ sở hữu vẫn còn quá nhỏ bé so với tổng số vốn công ty huy động để thực hiện các hoạt động đầu tư.Mặt khác,tỷ lệ vốn vay của công ty chiếm tỷ trọng còn lớn cho nên lợi nhuận của công ty kiếm được tuy khá cao nhưng lại mất nhiều chi phí để trả lợi tức cho các tổ chức tài chính cũng rất lớn,do vậy tổng số vốn của công ty còn thấp và được nâng lên chậm.
Quá trình quản lý vốn của công ty còn nhiều bất cập,do công ty thành lập chưa lâu cộng với sự điều hành của cán bộ công ty chưa thích ứng được với thị trường cho nên có lúc còn thất thoát vốn,đầu tư chưa hiệu quả.
2.2.Một số hạn chế khác :
Tình trạng yếu kém trong sản xuất vẫn còn tồn tại, sặ quản lý thiếu chặt chẽ của cấp quản lý gây ta tình trạng lãng phí trong sản xuất dẫn đến chi phí cho sản xuất vượt quá định mức,hơn thế nữa cơ chế quản lý chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị.
Công tác thị trường vẫn chưa dược công ty chú trọng và vẫn còn bị coi nhẹ như công tác tiếp thị sản phẩm ,công tác phát triển thương hiệu của các sản phẩm của công ty.Chính vì vậy mà các sản phẩm bị tồn kho còn nhiều và đang chờ hướng giải quyết.
Nguồn lực con người của công ty vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh,quản lý lỏng lẻo dẫn đến mất mát nguyên vật liệu,nhiều loại máy móc chưa phát huy được hết tiềm năng trong quá trình khai thác do không có công nhân đủ tay nghề và trình độ để sử dụng hoặc chuyển giao công nghệ.
Việc cập nhật các thông tin về thị trường khoa học công nghệ trong nước và trên thế giắi vẫn chưa được công ty chú ý dẫn đến tình trạng khi mua sắm máy móc thiết bị đã quá cũ so với trình độ của thế giới.cho nên công ty cần nghiên cứu kỹ trước khi quyết định đầu tư.
3.Nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục:
Sự quản lý thiếu chặt chẽ và thiếu tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý,cơ chế quản lý vẫn chưa phát huy được sự sáng tạo và chủ động của các đơn vị thành viên trong công ty.
Công ty đã có phòng thị trường nhưng nhiệm vụ chủ yếu của phòng này là khai thác thị trường trong TCT,việc khai thác thị trường ở ngoài công ty vẫn chưa được chú ý nhiều.
Sự gia tăng của vốn chủ sở hữu còn chậm so với sự gia tăng về nhu cầu đầu tư của công ty.
Công ty vẫn đầu tư rất nhiều vào máy móc thiết bị nhưng vẫn chưa có hệ thống thu thập và xử lý các thông tin về khoa học công nghệ để làm cơ sở cho việc quyết đình và lựa chọn các loại máy móc thiết bị.
Công ty đã chú ý nhiều đến đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực nhưng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng yêu cầu so với sự phát triển của công ty trong điều kiện hiện tại.
CHƯƠNG II
MỤC TIÊU,GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY
I.Mục tiêu của công ty trong giai đoạn tới:
Dựa trên cơ sở định hướng phát triển chung của tổng công ty xây dựng Sông Đà,nhận thức rõ được những thuận lợi và khó khăm trong thời gian tới. Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Sông Đà đã đưa ra định hướng phát triển chung trong giai đoạn tới như sau:
1.Đại hội đồng cổ đông thống nhất thông qua sửa đổi định hướng phát triển công ty năm 2009 và năm 2010 theo tỷ trọng:
Đầu tư KD Bất động sản, hạ tầng, KCN: 30%
Sản xuất công nghiệp: 30%
Xây lắp và dịch vụ: 40%
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2009 thông qua việc giao Hội đồng quả trị và Ban giám đốc Công ty tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyếu Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 6 năm 2008
2.Kế hoạch chào bán và niêm yết cổ phiếu
Bổ sung hồ sơ kiểm toán 2008 cho trung tâm ghao dịch chứng khoán Hà Nội để niêm yết và ghao dịch cổ phiếu của công ty vào Quý II/2009
Ủy quyền cho HĐQT tiếp tục triển khai kế hoạch tăng vốn giai đoạn 2từ 51,75 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng vào thời điểm thích hợp mang lại hiệu quả cao kinh tế cao nhất cho công ty.
3.Thông qua báo cáo hoạt động năm 2008 và chương trình hoại động năm 2009 của ban kiểm soát:
3.1.Kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2008:
Giá trị sản lượng : 103,3 tỷ đồng đạt 103,3% kế hoạch
Doanh thu: 73,35 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuếTNDN: 4,83 tỷ đồng
Lợị nhuận sau thuế TNDN: 3,11 tỷ đồng
Nộp ngân sách nhà nước : 2,98 tỷ đồng
Thu nhập bình quân của CBCNV:2,5 triệu đồng/người/tháng.
3.2.Chỉ tiêu kế hoạch năm 2009:
Giá trị sản lượng: 170 tỷ đồng
Doanh thu 164 tỷ đồng
Nộp ngân sách nhà nước: 4,95 tỷ đồng
Lợi nhuận: 11,82 tỷ đồng
Thu nhập bình quânCBCNV: 2,8 triệu đồng/người/tháng
Trả cổ tức(dự kiến): 14 đến16% vốn điều lệ
4.Kế hoạch chào bán và niêm yết cổ phiếu
Bổ sung hồ sơ kiểm toán 2008 cho trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội để niêm yết và giao dịch cổ phiếu của công ty vào Quý II/2009.
Ủy quyền cho HĐQT tiếp tục triển khai kế hoạch tăng vốn giai đoạn 2 từ 51.75 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng vào thời kđiểm thích hợp mang lại hiệu quả cao kinh tế cao nhất cho công ty.
5.Thông qua Báo cáo tiền lương và trả thù lao cho Hội đồng quả trị,Ban kiểm sóa năm 2008 và đề xuất thù lao cho Hội đồng quả trị,Ban kiểm soát năm 2009 với nội dung chủ yếu sau:
Tiền thù lao cho Hội đồng quẩn trị, Ban kiểm soát năm 2008:
Thù lao cho Hội đồng quẩn trị:
Thù lao cho ban kiểm soát ,thư ký
Tiền lương và thù lao cho Hội đồng quản trị,BKS năm 2009:
6.Thông qua phương án trích lập các quỹ và mức trả cổ tức năm 2008:
Trích lập các quỹ:
Trích quỹ đầu tư phát triển: 5% Lợi nhuận sau thuế TNDN,tương đương 155.824.237 đồng
Trích quỹ dự phàng tài chính: 10% Lợi nhuận sau thuế TNDN,tương đương 310.541.732 đồng
Quỹ khen thưởng : 4% Lợi nhuận sau thuế TNDN,tương đương 124.659390đồng
Quỹ phúc lợi: 4% Lợi nhuận sau thuế TNDN,tương đương 124.659.390đồng
7.Chi trả cổ tức năm2008
Tỷ lệ chi trả cổ tức:10% vốn điều lệ, tương đương 2.300.000.000đ
Thông qua và ủy quyền cho HĐQT,Ban Giám đốc công ty thực hiện việc đầu tư,hợp tác đầu tư và tìm kiếm cơ hội đầt tư, thành lập công ty con,liên kết ,xí nghiệp liên koanh đúng pháp luật,có hiệu quả, cụ thể như sau:
-Dự án đầt tư xây dựng tổ họp dịch vụ 24h “Non-Stop City” tại Quốc Oai-Hà Nội (Trạm xăng dầu, khu bảo dưỡng, giới thiệu sản phẩm,nhà nghỉ) với tổng mức đầu tư dự kiến 24 tỷ đồng, năm2009 dự kiến đầu tư tràm xăng dầu khoảng 205 tỷ đồng.Giai đoạn 2 sẽ thực hiện đầu tư vào thời điểm thích họp đảm bảo mang lại hiệu quả cao.
-Các dự án khai thác khoáng sản tại Kontum, khai thác đá tại Hòa Bình trên cơ sở di chuyển dây truyền nghiền sàng đá tại công trình thủy điện Bản Vẽ ra
-Các dự án đầu tư xây dừng khu đô thị,nhà ở và văm phòng.
-Thành lập công ty TNHH sản xuất bao bì trên cơ sở mua lại công ty TNHH sản xuất bao bì Gânpck tại Km36+500 Quốc lộ 5 chiều Hà Nội đi Hải Phòng,sản phẩm tiêu thụ tại thị trường làcung cấp cho các nhà máy xi măng Hạ Long,xi măng Sông Đà,xi măng Tam Điệp…và thị trường tiêu dùng, trường học văói doanh tu từ 70 đến 80 tỷ trên năm.
-Thành lập xí nghiệp liên doanh in bao bì phức hợp, văm phòng phẩm và đồ dùng học sinh tại Quốc Oai trên cơ sở di chuyển dây truyền sản xuất que hàn từ Quốc Oai sang khu công nghiệp Yên Phong II do công ty làm chủ đầu tư hoặc bán khi sản xuất không có hiệu quả để lấy nhà xưởng tham gia liên doanh góp vốn thành lập xí nghiệp
-Thành lập xí nghiệp xây lắp đảm đương nhiệm vụ thi công các công trình xây dựng tại địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận với giá trị sản lượng hàng năm 60 đến 70 tỷ đồng
II.Các giải pháp:
1.Giải pháp về vốn :
Hạn chế lớn nhất mà công ty gặp phải trong hoạt động sản suất kinh doanh là nguồn vốn chủ sở hữu của công ty còn bị hạn chế,còn thiếu nhiều so với số vốn công ty cần có cho hoạt động sản xuât kinh doanh.Do đó công ty phải đi phải mất một nguồn lợi nhuận không nhỏ cho các hoạt động thuê mua tài chính để tiến hành sản xuất kinh doanh.Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tích lũy của công ty để mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng công nhân,máy móc cũng như đầu tư cho các ngành nghề còn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu của công ty.
Biểu đồ 2.1.Lãi vay công ty phải trả trong giai đoạn 2004 đến2007
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Lãi phải trả
1.475.269.212
2.488.434.602
3.407.286.874
5.182.984.478
6.249.907.469
Với định hướng phát triển trong những năm tới là không ngừng mở rộng các ngành nghề thế mạnh là đầu tư xây dựng,sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và phát triển ngành dịch vụ thì nhu cầu vốn đầu tư cần thiết là rất lớn.Để đáp ứng đủ nhu cầu thì công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:
1.1.Đối với vốn chủ sở hữu:
Muốn tăng vốn chủ sở hữu của công ty thì tất cả các đơn vị thành viên của công ty cần thực hiện tốt kế hoạch mà công ty đạt ra cho mỗi thành viên,mặt khác đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn các công trình mà công ty đã và đang thi công để tiếp tục quay vòng vốn.Có như vậy công ty sẽ nhanh chóng làm tăng lượng vốn chủ sở hữu cũng như giảm bớt được chi phí thuê mua tài chính.
Công ty nên nhanh chóng hoàn thành việc bán cổ phiếu của công ty ra thị trường để có thể tăng vốn điều lệ thực hiện các công trình có quy mô vốn lớn mà công ty đang thực hiện và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh dịch vụ.Đây là một kênh thu hút vốn an toàn và hiệu quả cho công ty.Tuy thị trường chứng khoán của nước ta đang trong giai đoạn mất ổn định do hậu quả của việc phát triển quá nóng nhưng trong giai đoan gần đây đã ổn định ít nhiều và đi đúng quỹ đạo của nó.Hi vọng công ty sẽ sử dụng tốt nguồn vốn nay để tăng cường thêm sức mạnh của mình để phát triển tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo.
1.2.Vốn tín dụng:
Trong giai đoạn hiện nay tuy công ty có thể huy động một lượng lớn vốn đầu tư từ thị trường chứng khoán nhưng để thực hiện các dự án lớn của mình như việc đầu tư vào khu công nghiệp Yên Phong II cần 1.900 tỷ đồng…cho nên việc vay tin dụng trong điều kiện hiện nay của công ty vẫn còn rất lớn.Cho nên công ty cần tuân thủ các điều kiện sau:
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của ngân hàng khi vay vốn,đặc biệt là các quy định về thời hạn thanh toán vốn và lãi, tạo uy tín đối với các ngân hàng,duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài.Việc thực hiên tốt cam kết này sẽ tạo điều kiện cho công ty vay vốn với số lượng lớn và thời hạn lâu dài.
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty mới tạo được uy tín của mình trên thị trường.Đó chính là điều kiện tiên quyết để các ngân hàng xem xét cho vay vốn.
1.3.Vốn khác:
Ngoài việc huy động vốn chủ sở hữu và vốn tín dụng ra thì công ty còn có thể huy động vốn trong nội bộ cán bộ công nhân viên chức của công ty, qua đó sẽ nâng cao được tinh thần trách nhiêm của cán bộ công nhân viên với công ty, tạo sự gắn bó của cán bộ với công ty.
Ngoài ra có thể xem xét liên doanh liên kết với các đối tác,đặc biệt là các đối tác nước ngoài để vừa khai thác vốn, vừa tận dụng công nghệ và trình độ quản lý hiện đại.
1.4.Sử dụng vốn
Hiện tại cơ cầu vốn của công ty cũng tương đối hợp lý nhưng trong quá trình đầu tư công ty vẫn cần sử dụng vốn tiết kiệm tránh tham nhũng lãng phí vốn.Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn cũng là một cách tạo thêm nguồn vốn cho công ty,công ty nên có kế hoạch về nguyên nhiên vật liệu cho thi công một cách chính xác, lựa chọn những nhà cung cấp ở gần, có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu khi cần thiết để tránh tình trạng dự trữ quá nhiều trong kho dẫn đến vốn bị ứ đọng.
2.Các giải pháp khác tăng cường hoạt động đầu tư phát triển ở công ty cổ phần xây dựng Sông Đà:
2.1.Giải pháp về thị trường:
Thoát khỏi nền kinh tế tập trung quan liêu,bao cấp,các doanh nghiệp nhà nước được tự do phát triển,tự do tìm kiếm khách hàng và thị trường phát triển cho riêng mình,tự hạch toán kinh doanh miịt cachs độc lập, không còn phụ thuộc nhiều vào sự phân phối của nhà nước.Tuy nhiên, bên cành đó các doanh nghiệp nhà nước cũng gặp phải không ít khó khăn trong việc cành tranh với các doanh nghiệp ngoài quô chính sách doanhm khi mà thị trường và khách hàng không còn được nhà nước bao cấp,phân phối,không còn được nhà nước hỗ trợ vốn khi làm ăn thua lỗ nữa…Do đó, khi chế độ bao cấp bị xóa bỏ đã có không tý các doanh nghiệp nhà nước bị phá sản doặc rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất do không tìmđược khách hàng,không thể cành tranh với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc mở rộng thị trường hoạt động của mình.Nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của công tác thị trường đó, trong thời gian qua, công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Sông Đà đã không ngừng đầu tư cho công tác mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng,đồng thời thắt chặt hơn nữa mối quan hệ làm ăn lầu dài với các khách hàng truyền thốngcủa công ty từ trước tới nay.Trong thời gian tới, công ty cũng đã đề ra kế hoạch cụ thể cho công tác thị trường, coi đây là vấn đề then chốt,trọng tếu trong chiến lược phát triển của mình bên cạnh việc nâng cao năng lực,công nghệ máy móc xây dựng,kỹ thuật tiến của các nước có nền xây dựng mạnh trên thế giới.Ngoài việc nghiên cứu thị trương trong nước để tiếp thị, nhận thầu xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi và hạ tầng cơ sở khác, công tác thị trường cũng được nâng cao thêm một bước nữa, cụ thể là phải tiến hành liên danh,kiên kết với một số đơn vị trong nước và nước ngoài để tăng sức mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực thầu xây dựng,sản xuất vật liệu xây dựng và tiến sang các ngành nghề mà công ty đang có dự tính.
Trong mỗi lĩnh vực cụ thể, mỗi ngành nghề hoạt động cụ thể khác nhau,công ty cũng đề ra các chiến lược thị trường khác nhau.Trong lĩnh vực tư vấn thiết kế,ngoài việc tư vấn thiết kế các công trình do tổng công ty đầu tư và tổng công ty được giao thầu thi công,công ty tiếp xúc và giới thiệu nămg lực công ty với các cơ quan chức năng để được chỉ định thầu,hoặc có cơ hội cao trong đấu thầu các dự án.
Trong lĩnh vực sản xuất dịch vụ,công ty chú trọng phát triển những ngành sản xuất phục vụ cho xây dựng,mở rộng thị trường và đầu tư vào công nghệ sản xuất để năng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.Sang lĩnh vực dịch vụ thi công ty cần đầu tư vào các lĩnh vực mà công ty có lợi thế như:xây dựng các khu nhà chất lượng cao phù hợp với cuộc sống sinh hoạt của dân cư sống trong tòa nhà,xây dựng các khu nghỉ mát khu du lịch sinh thái,khu nghỉ dưỡng,…vì như thế công ty có thể vừa có công trình để xây dựng vừa có cơ sở để tiến hành kinh doanh dịch vụ.Mặt khác do các công trình do công ty làm chủ đầu tư cho nên công ty có thể chủ động trong việc sắp xếp công việc phù hợp với tiến trình công việc cũng như kế hoạch phát triển của công ty.Nhưng trươc khi quyết định đầu tư công ty cần nghiên cứu kỹ thị trường của sản phẩm dịch vụ,tình hình đầu tư xây dựng với quy mô như thế nào là hợp lý và nghiên cứu những đối thủ cạnh tranh để tạo sự tự tin chắc chắn khi tiến hành đầu tư.
2.2.Giải pháp về nhân lực:
Hoạt động đầu tư nói riên và hoạt động SXKD vói chung trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề có khả năng đưa công ty tiến bước vững chắc và tạo lập được vị trí ngày càng cao trên thị trường.Đối với công ty, để xây dựng được đội ngũ nhân lực tốt thì công ty cần chú ý:
Tiếp tục chú trọng đến công tác tuyển dụng trên cơ sở đánh gia chính xác năng lực và trình độ của người lao động để vừa nâng cao mặt bằng chung về tay nghề,vừa tiết kiệm chi phí đào tạo và đào tạo lại sau này.Công ty nên làm việc với các trường đại học, trường dạy nghìi để cụ thể hóa kế hoạch tuyển dụng và đảm bảo yêu cầu tuyển dụng đề ra.
Đầu tư kinh phí cho phép các đơn vị của công ty tham gia các chương trình tuyển dụng và đào tạo .
Cạnh tranh, thu hút nhân tài với mục tiêu bổ sung thêm người đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới của doanh nghiệp.
Xây dựng quy chế, định mức, đơn giá tiền lương, tiền thưởng làm đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động nhiệt tình làm việc sáng tạo , có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để đảm bảo cho người lao động yên tâm làm việc,cống hiến và phục vụ lâu dài trong công ty
Đào tạo mới:với những người chưa có tay nghề hay những lao động phổ thông đang làm việc trong các xí nghiệp của công ty.
Đào tạo lại với những người đã có nghề ngưng vì một lý do nào đó nghề của họ không còn phù hợp nữa.
Đào tạo nâng cao trình độ ngành nghề:Nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động đảm nhận những công việc phức tạp hơn.
2.3.Nâng cao năng lực xe máy,thiết bị và công nghệ:
Được thừa hưởng giàn công nghệ từ tổng công ty và có đội ngũ cán bộ lành nghề về điều khiển máy móc.Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Sông Đà là công ty con có năng lực công nghệ khá hiện đại, song do yêu cầu ngày càng cao về khối lượng công việc và chất lượng hạng mục công trình, cũng như chất lượng càc sản phẩm khác, công ty phải thường xuyên nâng cấp và hiện đại hóa máy móc thiết bị hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thị trường.Công ty cần thực hiên một số biên pháp sau:
Ưu tiên máy móc thiết bị sản xuất trong nước đạt yêu cầu dự án để tiết kiệm thời gian, ngoại tệ và dễ dàng sửa chữa khi hỏng hóc thay thế phụ tùng.
Cần nhập khẩu các thiết bị tiên tiến của nước ngoài với giá cả hợp lý để năng cao năng lực công nghệ thu hẹp khoảng cách với thế giới,không nên nhập khẩu các thiết bị cũ đã qua sử dụng vì những sản phẩm này đã qua sử dụng mà ta lại không có trình độ để kiểm nghiêm thiết bị này cho nên dễ bị mất mát không đáng có nhât là trong quá trình công ty đang cần vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
Một cách để công ty lựa chọn tốt máy móc thiết bị là thuê những nhà tư vấn có năng lực để lựa chọn công nghệ phù hợp với nhu cầu của công ty,để tránh tình trạng chọn nhầm công nghệ cũ lạc hậu trong khi giá lại cao.
Cần chú trọng đến công tác vận hành và bảo dưỡng máy móc như vậy sẽ nâng cao hiệu quả máy móc của công ty và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thường xuyên kiểm tra giám sát việc sử dụng máy móc thiết bị tránh tình trạng sử dụng máy móc vào những việc không cần thiết dẫn đến lãng phí làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Tăng cường công tác nghiên cứu ,ứng dụng các công nghệ đã được chuyển giao cũng như phát huy sáng tạo các công nghệ thiết bị mới.
Với những máy móc hiện đại có nhu cầu sử dụng ít thì công ty nên thuê mua để tránh tình trạng sử dụng không hiệu quả nguồn vốn.
Giải pháp về xe máy thiết bị thi công một mặt giúp công ty gia tăng khối lượng TSCĐ, nâng cao năng lực sản xuất và thi công các công trình,mặt khác cũng giúp công ty sử dụng có hiệu quả hơn mát móc thiết bị và tiết kiệm chi phí,nhờ đó tăng khả năng trúng thầu , có khả năng tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn,tăng khả năng cành tranh và nâng cao uy tín trên thị trường.
2.4.Đấu thầu khi mua sắm thiết bị và đấu thầu các gói thầu
Đầu thầu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty.Do đặc thù là công ty sản xuất và kinh doanh về xây dựng cho nên việc đầu thầu để tăng cương máy móc thiết bị cũng như các các dự án của nhà nước và các địa phương được công ty chú trọng.
Về đấu thầu máy móc, mặc dù công ty đã thực hiện hình thức đầu thầu nhưng trong một số các trường hợp mua sắm khác công ty chỉ mua sắm thông qua các cửa hàng sẵn có trên thị trường và đã mua phải một số mát móc không đảm bảo chất lượng như máy khoanh cọc nhồi, cần trục KKC, máy cắt tách.
Việc tham gia đầu thầu các dự án, công ty cũng đã tham gia nhiều dự án nhưng chỉ thắng được các dự án không có nhà thầu nước ngoài tham gia và đòi hỏi công nghệ cao.Do vậy công ty cần nâng cao hơn nữa năng lực máy móc thiết bị để tăng uy tín của công ty trên thị trường.
Hạn chế lớn nhất của công ty là không có phòng ban chuyên trách về đầu thầu do đó một khi công ty cần tiến hành đầu thầu máy móc thì việc lập kế hoạch sẽ do phòng kinh tế kế hoạch làm, việc lập hồ sơ sẽ do phòng quản lý kỹ thuật làm, việc chấm các hố sơ sẽ do ban quản trị cùng các thành viên đứng đầu các phòng ban làm.Vì vậy mà công tác đầu thầu ở công ty nhiều khi thực hiên chưa đươc tốt.
Để thực hiên tốt công tác đầu thầu công ty cần thực hiên tốt công tác lập hồ sơ mời thầu.Việc soạn thảo các yêu cầu ban đầu trong hồ sơ mời thầu cần được quan tâm thích đáng vì nó liên quan đến khả năng đáp ứng của các nhà thầu.Mỗi sai sót, nhầm lẫn hoặc không rõ ràng trong hồ sơ mời thầu dẫm đến những tranh cãi sau nay sẽ làm thiệt hại cho công ty cũng như những sơ hở để các nhà thầu lách luật làm thiệt hại về kinh tế cho công ty.
Trước khi đồng ý mua máy móc về công ty cần đảm bảo của nhà thầu về chuyển giao công nghệ tránh tình trạng máy móc mua về không sử dụng được cất vào kho rồi bán rẻ, điều đó sẽ gây thiệt hại lớn cho công ty.Chính vì vậy khi mua sắm máy móc công ty không những chỉ chú ý đến phần cứng của máy móc mà con phải chú ý đến phần mềm của nó, mặt khác công ty phải có chiến lược cụ thể để đào tạo cán bộ công nhân đủ năng lực để đảm nhận chuyển giao công nghệ máy móc phát huy hết năng lực sử dụng của máy móc.
2.5.Giải pháp về lập, thẩm định và quản lý thực hiện dự án
Hoạt động đầu tư của công ty cần thể hiện qua các dự án.Goạt động này có hiệu qủ khi các dự án thành công.Để đảm bảo một dự án thành công thi công ty cần phải quan tâm đến cả bo giai đoạn của quá trìnhđầu tư, đặc biệt công ty cần phát huy hơn nữa vai trò của BQLDA.
Vấn đề hiện nay là công ty cần chuyên môn hóa lực lượng cán bộ làm công tác này bởi với khôid lượng công việc như hiện nay thì BQLDA của công ty kiêm nhiệm quá nhiều công việc, BQLDA vừa là người lập dự án đầu tư, vừa là người tham gia cùng vời các thành viên trong hội đồng quản trị của công ty để thẩm định dự án, vừa là người quản lý quá trình thực hiện dự án do đó việc lập các dự án, xem xét và trình duyệt còn có những sai sót hoặc chưa đúng quy định, quy trình quản lý của nhà nước,chất lượng cự án không đạt yêu cầu.
Việc lập dự án đầu tư phải trên cơ sở đánh giá đầy đủ mục tiêu đầu tư, khảo sát khỹ thị trường, nghiên cứu dây truyền công nghệ và các yếu tố khác,để tránh khi thực hiện phải thay đổi, điều chỉnh, làm chậm trễ tiến độ.
Tăng cường vai trò của hội đồng thẩm định trong việc thẩm định các dự án nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án, làm tốt vai trò tham mưu cho lãnh đạo công ty xem xét quyết định và phê duyệt dự án của các đơn vị trực thuộc công ty.Muốn vậy công ty cần chú trọng bổ sung những chuyên gia giỏi về kĩnh vực thẩm định chuyên môn như kinh tế, tài chính,nghiên cứu các tiêu chuẩn định mức, tính chính xác của các thông tin.
Đối với giai đoạn thực hiện đầu tư, nên lập kế hoạch kề sát với tiến độ thi công các công trình,cân đối lực lượng kỹ sư thiết dế để có kế hoạch sử dụng,đảm bảo cung cấp thiết dế dịp thời với têu cầu thi công.Thông qua các phương án thiết kế tìm ra phương án tối ưu nhất cho dự án, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công,lập tiến đệ và biên pháp tổ chức thi công cho các công trình hợ lý nhất, tính toán cân đối nhu cầu thiết bị xe máy, nhân lực cũng như chuẩn bj đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho các công trường như các cơ sở sửa chữa, các xơ sở chuyên ngành nhăm đản bảo cung cấp kịp thời điện,nước, vât tư, xăng dầu…đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công trình, làm gián doạn trong quá trình thi công và tập trung lực lượng để thi công dứt điểm từng công việc hạng mục.
Nghiên cứu các văn bản pháp quy về công tác quả lý kỹ thuật chất lượng,các tiêu chuẩn, quy trinh, quy phạm còn thiếu và mới ban hành để phổ biến và hướng dẫn các đơn vị thành viên áp dụng.Tăng cường công tác kiểm tra,giám sát chất lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm.Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 trong công ty.
Tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hành và quản lý công việc theo hướng phân cấp triệt để cho BQLDA,ban điều hành các đơn vị cũng như các chi nhánh xí nghiệp nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu riến độ chất lượng, cho phép BQLDA cân đối, giao nhiệm vụ co các đơn vị khác hoặc thuê đơn vị ngoài theo quy định của công ty để đảm bảo mục tiêu tiến độ chung của công trình.Củng cố lực lượng cán bộ kỹ thuậy của các đơn vị trog việc lập hồ sơ thủ tục phục vụ công tác nghiệm thu kỹ thuật,nghiệm thu thanh toán và nghiệm thu bàn giao công trình.
Khi dự án thực hiện xong phải tiến hànhquyế toán vốn đầu tư và tìm kiếm biện pháp khai thác thích hợp(chẳng hạn với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp như que hàn, phải có chiến lược tiêu thụ sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường)cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị và nguồ lực con người, đảm bảo thành quả của công cuộc đầu tư phát huy tác dụng.
2.6.Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý:
Trong những năm tiếp theo công ty cần tiếp tục đổi mới quy mô cũng như cải tổ lại cơ cấu tổ chức cán bộ trong các phòng ban để bộ máy quản lý gọn nhẹ nhưng hiệu quả,phát huy hết nămg lực,tính chủ đống sáng tạo đáp ứng được nhiệm vụ quản lý sản xuất kinh doanh theo nền kinh tế thị trường khi công ty bước vào giai đoạn phát triển cao của tổng công ty.
Tiếp tục rà soát và xây dựng cuản cố các đơn vị thành viên thành các đơn vị mạnh về chuyên môn,tăng trưởng mạnh về vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường như: nhà máy que hàn, các xí nghiệp sản xuất bê tông thương phẩm.
Đề cao vai trò quản lý điều hành, trách nhiệm của ban giám đốc bà đội ngũ cán bộ quản lý các phòng ban và các xưởng,nâng cao tính chủ động,thực hiện đúng vai trò ,chức năng của các đoàn thể trong việc tổ chức các phong trào thi đua phát huy sán kiến kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm.Tăng cương công tác quản lý vật tư, nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng…Quy định trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh, từng vị trí công tác.Tăng cường kiểm tra việc thực hiện tốt các quy định về quản lý của công ty.
Tăng cường công tác quản lý, theo dõi bảo trì,cải tiến nâng cấp thiết bị máy móc nhanh chóng phát hiện và xử lý các sự cố về cơ điện…để đảm bảo máy móc nhà xưởng làm việc bình thường
2.7.Xây dựng kế hoạch đầu tư theo phương hướng hoạt động cho công ty
Kế hoạch đầu tư là khâu chuyển tiếp cụ thể hóa nội dung của bản phương hướng phát triển của công ty.Công ty có kế hoạch tốt thì khi đầu tư sẽ có lợi nhuận cao còn không tốt thì sẽ chịu tổn thất về vốn.Do vậy trước khi đầu tư công ty cần soạn thảo một bản kế hoạch tốt nghiên cứu kỹ về thị trường để tránh tình trạng như nhà máy que hàn và tram bê tông thương phẩm khi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn của thị trường và sản lượng vượt quá nhu cầu thị trường dẫn đến hàng không tiêu thụ hết làm tồn kho một số lượng lớn sản phẩm.
Kế hoạch đầu tư của công ty phải phù hợp vơi quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế của đất nước cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty.
Khi thực hiện đầu tư phải xuất phát từ tình hình cụ thể cung cầu thị trường và tín hiệu thị trường cho biết công ty có nên tiếp tục đầu tư nữa hay không,nên đầu tư vào cái gì, vào đâu, bao nhiêu vốn, đầu tư khi nào.Trên cơ sở đó đề ra quyết định phương hướng đầu tư mới nâng cao được hiệu quả đầu tư.Khâu kế hoạch đầu tư nếu thực hiện tốt sẽ đóng góp mội phần quan trọng để tiết kiệm được nguồn lực, bên cạng đó làm giảm đáng kể tình trạng rủi ro thất thoát lãng phí vốn.
3.Một số kiến nghị đối với nhà nước
Nhà nướccần thiết phải tạo ra môi trườngkinh tế xã hội,chính trị ổn địnhvà thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp,đảm bảo sự bình đẳng của các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thốngvăn bản pháp luật đồng bộ, thi hành pháp luật nghiêm minh và không nên có sự điều chỉnh lớn về quy hoạch trong thời gian ngắn điều đó sẽ gây khó dễ cho các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng khủng hoảng trong các doanh nghiệp.
Nhà nước cần công bố các quy hoạch phát triển vùng ngành nói chung,chiến lược phát triển thời hạn cụ thể để các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh nắm bắt được và thực hiện đúng yêu cầu của các nghị định và nghị quyết của nhà nước.
Nhà nước cần cải thiện hơn nữa năng lực cho các ngân hàng để huy động tốt nhất nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp tích lũy chưa sử dụng đến.Đảm bảo chính sách tiền tệ hợp lý để ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu của mình vừa tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất.
Ngân hàng nhà nước cần điều chỉnh tốt tỉ giá của tiền và lượng cung tiền ra thị trường để tránh tình trạng lạm phát trong nước dẫn đến làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Nhà nước cần có những chính sách hợp lý để điều tiết thị trường chứng khoán tránh tình trạng phát triển ảo như vài năm trước đây.Thiết lập cơ chế hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư cần thiết cho hoạt đông đầu tư của doanh nghiệp.
Nhà nước cần có chính sách ngoại giao tốt để có thể tranh thủ được vốn và công nghệ của các nước phát triển về công nghệ cũng như tạo điều kiện để luồng vốn nước ngoài chảy vào để các doanh nghiệp nhanh chóng phát triển nâng cao uy tín tín, tăng sức cạnh tranh.
KẾT LUẬN
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua cho thấy Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Sông Đà đã nhận thức ró ràng vai trò quan trọng của hoạt động đầu tư và luôn quan tâm đến việc tìm hướng giải quyết thích hợp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Nhờ sự điệu tiết vốn hợp lý cũng như chủ trương đa dạng ngành nghề hợp lý,đa dạng hóa sản phẩm.Cùng với sự phát triển mạnh ngành sản xuất bê tông thương phẩm,nhiều ngành nghề mới đã được công ty chú trọng phát triển và đã mang lại kết quả khả quan cho công ty:sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng,sản xuất cấu kiện thép,kinh doanh phát triển nhà,khu đô thị và khu công nghiệp,sản xuất kinh doanh que hàn, xuất kinh doanh điện,nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng,công nghiệp,bưu điện…Thông qua gia tăng về số lượng và chất lượng ,vừa đáp ứng yêu cầu hoạt động của công ty vừa tạo cho công ty uy tín ngày càn cao trên thị trường.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của mình công ty cũng có một số hạn chế như: vốn chủ sở hữu còn thiếu không đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quản lý thiếu chặt chẽ của cán bộ quản lý, chưa chú trọng nghiên cứu thị trường, các họat động lập dự án, đầu thầu …còn chưa chuyên nghiêp, tình trạng yếu kém trong sản xuất còn tồn tại…Do đó việc nghiên cứu những giải pháp cho phù hợp để công ty phát triển đúng hướng, khai thác lợi thế của công ty là rất cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình kinh tế đầu tư –Chủ biên:PGS.TS,Nguyễn Bạch Nguyệt;TS.Từ Quang Phương-NXB Đại học kinh tế quốc dân ,2007
2.Giáo trình lập dự án đầu tư -Chủ biên PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt-NXB Đại học kinh tế quốc dân,2005
3.Giáo trình quản lý dự án đầu tư -Chủ biên: PGS.TS.Từ Quang Phương –NXB Đại học kinh tế quốc dân.2008
4.Báo cáo tài chính năm 2003 của công ty CPXDHT Sông Đà
5.Báo cáo tài chính năm 2004của công ty CPXDHT Sông Đà
6.Báo cáo tài chính năm 2005 của công ty CPXDHT Sông Đà
7.Báo cáo tài chính năm 2006 của công ty CPXDHT Sông Đà
8.Báo cáo tài chính năm 2007 của công ty CPXDHT Sông Đà
9.Báo cáo thực hiên tình hình kế hoạch tài chính năm 2004-2007
10.Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoanh 2007-2010
11.Só liệu báo cáo tại một số phòng ban thuộc công ty CPXDHT Sông Đà:
-Phòng tài chính-Kế toán
-Phòng kinh tế-Kế hoạch
-Phòng tổ -Hành chính
12.Điều lệ tổ chức và họat động của công ty CPXDHT Sông Đà
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A5485.DOC