Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc : Thực trạng và giải pháp
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tế cho thấy, sự phát triển nhiều quốc gia đã cho thấy không một nền kinh tế nào có thể phát triển toàn diện khi không có một nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc. Bên cạnh đó cũng không ai phủ nhận rằng đầu tư XDCB là tác nhân chính quyết định tới chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng cho một nền kinh tế. Chính bởi lý do đó mà việc nghiên cứu và phân tích công tác thực hiện đầu tư XDCB nhằm đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả và kết quả đầu tư luôn là vấn đề đáng được quan tâm đối với mọi quốc gia. May mắn được thực tập ở Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, nên em xin chọn viết đề tài : Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc : Thực trạng và giải pháp.
Do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn các thày cô khoa Đầu tư đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, các anh chị đang làm việc tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc và giúp em trong việc tìm các tài liệu liên quan đến tình hình đầu tư Xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
* Vị trí địa lý
Vĩnh phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, dân số xấp xỉ 1,2 triệu người, diện tích trên 1.371km2 Tỉnh có 9 đơn vị hành chính, 7 huyện và 1 thị xã, 1 thành phố, thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của Tỉnh. Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km.
* Địa hình : tựa lưng vào dãy núi Tam Đảo ở phía Bắc với đỉnh núi Dao Trù cao 1.435m, phía Tây và Nam bao bọc bởi sông Lô và sông Hồng, Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, độ dốc nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam và chia thành 3 vùng sinh thái đặc trưng rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi. Nếu xét theo địa hình thì Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du, miền núi.
* Khí hậu thời tiết
Vĩnh Phúc nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với khí hậu trong năm chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình của tỉnh trong năm khoảng 23,20C, riêng vùng núi Tam Đảo nhiệt độ trung bình khoảng 18,20C. Độ ẩm trung bình và lượng mưa trung bình đều ở mức cao. Độ ẩm tương đối trung bình các năm dao động từ 84 – 86%; lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.500 – 1.700 mm. Vùng tiểu khí hậu Tam Đảo là nơi khí hậu mát mẻ ôn hoà, núi rừng hoang sơ, nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
* Thuỷ Văn
Hệ thống sông suối ao hồ trên địa bàn tỉnh khá phong phú. Một số con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh đó là sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ và một số hệ thống sông phụ khác tạo nên nguồn cung cấp nước dồi dào ở diện rộng và tương đối đồng đều. Một số hồ đầm lớn vừa có giá trị về mặt thuỷ lợi vừa có giá trị du lịch như: hồ Đại Lải, Hồ Xạ hương, Đầm Vạc, hồ Vân Trục Dung tích tổng cộng lên đến hàng triệu m3, có tác dụng điều tiết nguồn nước rất lớn.
* Tài nguyên
Vĩnh Phúc là tỉnh có diện tích nhỏ, lại ít khoáng sản, chỉ có một số lượng quý hiếm nhưng trữ lượng nhỏ và phân tán nên chưa đạt tiêu chuẩn để khai thác. một số loại khoáng sản có khả năng khai thác lâu dài là các mỏ cao lanh giàu nhôm, cát sỏi, đá xây dựng Riêng đất sét làm gạch có trữ lượng lớn nhưng việc khai thác bị hạn chế vì nằm trong vùng đất canh tác. Hiện tại mới đầu tư khai thác đá vôi, đá xây dựng ở Lập Thạch, Bình Xuyên, Mê Linh; cát sỏi ở ven sông Hồng, sông Lô; Mica ở Lập Thạch.
54 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2743 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạch đầu tư hàng năm chậm, điều đó dẫn tới hiện tượng giải ngân vốn đầu tư vẫn còn .chậm
Tình hình trên dẫn đến nợ đọng gây khó khăn cho ngân sách nhà nước và làm cho các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây dựng khó khăn về vốn vì không thể thanh quyết toán được
Công tác quản lý của chủ đầu tư : Ban quản lý dự án là người đại diện cho chủ đầu tư, nhưng không phải là chủ đầu tư đích thực nên thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm quản lý tài sản, kể cả trách nhiệm bảo toàn vốn đầu tư khi dự án đi vào hoạt động bởi họ thiếu ý thức tiết kiệm trong tính toán, chi tiêu mà thiên về chủ nghĩa “cá nhân”, điều này cũng là một nguyên nhân dẫn đến thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Chất lượng lập dự án đầu tư: Nhìn chung còn thấp, một số dự án thiếu các cơ sở, luận cứ khoa học khách quan, thiếu các số liệu điều tra khảo sát cập nhật, thiếu các số liệu báo cáo chính xác, do đó tính khả thi của dự án chưa cao, do đó không xác định được chính xác tổng mức vốn đầu tư. Một số ít dự án lập còn theo ý chủ quan của chủ đầu tư.
+ Chất lượng thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán còn sai sót: Chất lượng thiết kế còn nhiều sai sót như : Chi tiết kiến trúc còn sơ sài, phương án kết cấu còn thiên về an toàn làm cho hiệu quả đầu tư thấp, công trình xấu và lãng phí. Chất lượng lập dự án còn nhiều sai sót, hiện tượng bỏ sót khối lượng là phổ biến, một số công trình đấu thầu không có điều chỉnh giá, nhà thầu phải bù phần thiếu hụt đó dẫn đến chất lượng thi công công trình đạt thấp, như thiết kế và dự toán đầu tư xây dựng hệ thống kiên cố hoá kênh mương loại 2 và loại 3 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong năm 2004-2005.
+ Trình tự đầu tư xây dựng còn vi phạm : Một số dự án do yêu cầu cấp bách phải đầu tư bố trí vốn khi chưa có dự án. Thực hiện công tác đấu thầu và chỉ định thầu chưa nghiêm. Hàng năm ít các gói thầu tổ chức đấu thầu rộng rãi, chủ yếu tổ chức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu. Nhà thầu thiếu tính cạnh tranh, hiệu quả về giá thành công trình đạt thấp ( bình quân giảm 1,5%).
* Công tác quản lý
Hiện tượng vi phạm các quy định về quản lý chất lượng, quy trình xây dựng của các chủ đầu tư, các nhà thầu còn khá phổ biến như :
- Các chủ đầu tư còn thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên, liên tục nhằm ngăn ngừa những sai phạm kỹ thuật, đảm bảo nghiệm thu khối lượng, chất lượng của công tác xây lắp của các nhà thầu thực hiện theo thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn xây dựng.
- Các quy trình nghiệm thu chưa được tuân thủ một cách chặt chẽ, cập nhật hồ sơ nghiệm thu còn thiếu và chậm.
- Đối với các nhà thầu thiếu các biện pháp tự kiểm tra chất lượng về vật liệu, cấu kiện sản phẩm đưa vào xây lắp công trình. Thiếu chứng chỉ về chất lượng vật tư, vật liệu xây dựng.
Theo số liệu thông báo của Sở Xây dựng qua kiểm tra một số công trình sử dụng vật liệu không đúng phẩm cấp quy định như : gạch không đảm bảo mác, sỏi và cát không đúng chủng loại yêu cầu.
Trong thực tế phương thức đấu thầu chưa được áp dụng rộng rãi, nguyên nhân có nhiều song chủ yếu là việc xác định dự toán làm giá chuẩn, giá trần để xem xét giá trúng thầu còn chậm, thiếu chính xác Việc bố trí kế hoạch đấu thầu không theo tiến độ dự án là một trở ngại phổ biến làm cho việc triển khai diễn ra khó khăn. Hơn nữa, thủ tục đấu thầu còn phải trải qua nhiều khâu, trình tự đấu thầu chưa hợp lý, gây ách tắc, trì trệ trong việc triển khai dự án cũng như kế hoạch đấu thầu hàng năm, gây phiền hà cho chủ đầu tư cũng như các đơn vị tham gia đấu thầu.
7.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân của tình trạng thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ bản một phần là do các cơ quan lập kế hoạch, quy hoạch trong đầu tư còn nóng vội vào đầu tư, đầu tư ồ ạt, có nhu cầu đầu tư cao mà không có những kế hoạch khả thi, hợp lý dẫn tới số dự án thì nhiều mà lượng vốn thì không đáp ứng được hết .
Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý đầu tư XDCB. Do trình độ quản lý của cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản còn yếu, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Một số cơ quan được giao chủ đầu tư lại không có chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đầu tư xây dựng. Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc các lĩnh vực vừa yếu về năng lực lại vừa yếu về số lượng. Các phòng giao thông – xây dựng, phòng quản lý đô thị các huyện, thị xã cán bộ chưa ngang tầm với nhiệm vụ đầu tư xây dựng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời kỳ công nghệ tiên tiến.
Một số nguyên nhân của tình trạng giải ngân vốn đầu tư chậm, làm ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành dự án theo kế hoạch. Chủ đầu tư năng lực quá yếu kém, một số dự án do chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án nhưng không có chuyên môn về xây dựng cơ bản, do vậy việc thực hiện các thủ tục mất rất nhiều thời gian, thậm trí phó mặc cho đơn vị thi công lo từ đầu đến cuối. Hiện nay có 272/358 (76%) đơn vị chủ đầu tư kiêm nhiệm năng lực yếu kém.
Đội ngũ tư vấn xây dựng vừa yếu về chất lượng, số lượng không đảm bảo để thực hiện, trong khi số lượng công việc quá lớn. Chất lượng hồ sơ thấp, phải chỉnh sửa nhiều lần nên mất rất nhiều thời gian thực hiện.
Cơ chế, chính sách của nhà nước thay đổi, vật tư, vật liệu, nhân công tăng do vậy phải điều chỉnh, bổ sung toàn bộ các dự án đã duyệt. Mất thời gian chuẩn bị thủ tục phải đi lại một vòng nữa như một dự án mới. Thực hiện Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 hướng dẫn thi hành Luật đầu thầu , thời gian thực hiện các bước bắt buộc tuân theo quy định, không đốt cháy giai đoạn được do vậy công tác đấu thầu cũng mất khá nhiều thời gian so với thực hiện theo quy định cũ.
Nhiều công trình không giải phóng mặt bằng để thi công, là nguyên nhân gây nên chậm chễ trong việc giải ngân vốn đầu tư như : Chợ Phúc Yên ; Chợ Hợp Hoà ; Dự án di dân Tam Đảo núi ; Chợ Hương Canh ; San nền khu danh thắng Tây Thiên ; Khu văn hoá thể thao Phúc Yên ; Sân vận động Bình Xuyên ; ..... một số dự án vướng quy hoạch cũng không thực hiện được.
Do việc phân cấp cho huyện chủ động ngân sách, bố trí cho quá nhiều công trình một cách nhỏ lẻ, có những công trình chỉ bố trí 0,1 – 0,2 tỷ đồng. Chủ đầu tư gom khối lượng đến cuối năm thanh toán một đợt.
Vốn đầu tư quá lớn, số công trình quá nhiều gây quá tải đối với các cơ quan thẩm định, cả cấp tỉnh và cấp huyện cán bộ ít, có những thời điểm ứ đọng hồ sơ không kịp thời gian, cũng là yếu tố gây chậm trễ trong việc hoàn thành thủ tục triển khai thực hiện.
Nguyên nhân trong phân bổ và sử dụng vốn. Một số đơn vị thi công năng lực yếu kém về nhân lực, thiết bị và tài chính cũng được chỉ thầu hoặc trúng thầu các công trình. Một số doanh nghiệp lớn làm nhiều công trình trở nên quá tải với năng lực của chính mình cũng là một trong số những nguyên nhân làm chậm tiến độ và giải ngân chậm.
Do nhận thức của các cấp, các ngành ở địa phương chưa đầy đủ và thấy rõ tầm quan trọng của lĩnh vực đầu tư xây dựng, việc thực hiện quy chế quản lý đầu tư xây dựng chưa nghiêm túc và còn vi phạm như : bố trí vốn đầu tư xây dựng chưa nghiêm túc và còn vi phạm như : bố trí vốn đầu tư các dự án không tuân theo quy định, chất lượng các dự án thấp, quản lý chất lượng thi công các công trình chưa chặt chẽ, thực hiện quy chế đấu thầu và chỉ định thầu chưa nghiêm túc, thiếu cạnh tranh gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Thực hiện giao vốn kế hoạch hàng năm còn dàn trải, thiếu tập trung, nhiều công trình kéo dài 3 – 4 năm ( dự án nhóm C) công trình chậm đưa vào khai thác sử dụng, do vậy phát huy hiệu quả thấp.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư không thường xuyên liên tục và thực hiện chưa nghiêm, thiếu các chế tài xử lý các vi phạm. Việc xử lý các vi phạm về đầu tư và xây dựng chưa kiên quyết như: xây dựng không đúng quy hoạch, chất lượng cấu kiện công trình kém, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng không lập quyết toán theo quy định. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa tổ chức tốt công tác giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm trong quản lý đầu tư và xây dựng.
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân không kém phần quan trọng tạo nên chất lượng công trình kém, hiệu quả thấp là do một số nhà thầu năng lực hạn chế, thiết bị thi công thiếu. Còn có nguyên nhân khách quan của các nhà thầu thường xuyên phải đối mặt với một khó khăn là thiếu vốn và chậm thanh toán, lại còn phải chịu nhiều chi phí khác trong quá trình thi công công trình.
Cơ chế chính sách quản lý đầu tư xây dựng ban hành không đồng bộ, nhiều định mức, một số cơ chế chính sách không còn phù hợp chậm được sửa đổi, bổ sung gây nên tâm lý chờ đợi kéo dài, mất thời gian.
Sự yếu kém, bất cập trong công tác quản lý đầu tư của các ngành, các cấp là do tinh thần trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, cơ chế chính sách về quản lý đầu tư và xây dựng chưa cao. Sự buông lỏng quản lý, thiếu kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực đầu tư đã dẫn đến những sai sót trong quản lý kế hoạch đầu tư và quá trình đầu tư xây dựng. Các khâu, từ xác định chủ trương, xây dựng dự án, thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán đến triển khai thực hiện, giám sát thi công, theo dõi cấp phát vốn, thanh quyết toán chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở để một số cán bộ có chức, có quyền hoặc quản lý đầu tư và xây dựng mất phẩm chất đạo đức lợi dụng chiếm đoạt, tham nhũng, gây thất thoát. Cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư và xây dựng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và thường xuyên thay đổi khiến cho các ngành, các cấp bị động, lúng túng trong quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch đầu tư. Năng lực các tổ chức tư vấn lập dự án và thiết kế kỹ thuật còn thấp, năng lực quản lý của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, công tác giám sát chưa chặt chẽ, chưa trung thực, việc kiểm tra và nghiệm thu còn dễ dãi làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
CHƯƠNG II
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH VĨNH PHÚC.
1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KT-XH TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
1.1. Định hướng phát triển ngành
1.1.1. Nông, lâm nghiệp
Tích cực chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông nghiệp giảm so với công nghiệp, dịch vụ nhưng vẫn phải tăng về giá trị tuyệt đối, về sản lượng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu lương thực tại địa phương. Muốn vậy cần áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hoá vào nông nghiệp. Những vùng đất không cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp cao cần có chính sách chuyển mục đích sử dụng nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế xã hội của sử dụng đất. Khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động, vốn để đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp, chuyển mạnh nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Cần giảm tỷ trọng trồng trọt đặc biệt là những nông sản có hiệu quả kinh tế chất lượng thấp, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản, những nông sản có hiệu quả kinh tế cao, có thể chế biến, xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp gắn với việc xây dựng nông thôn mới, kinh tế phát triển, văn hoá văn minh, lành mạnh nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống .
Đẩy mạnh sảnh xuất lương thực nhằm đảm bảo an toàn vững chắc lương thực, phấn đấu năm 2015 đạt 860.000tấn, lương thực bình quân đầu người là 500kg, diện tích lúa 97.000ha, năng suất lúa 70tạ/ha/vụ, cây công nghiệp ngắn ngày 8500 ha, rau đậu các loại 35.000 ha.
Trong trồng trọt chú trọng đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, có kế hoạch sử dụng đất hợp lý để phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, mở rộng diện tích lúa mùa sớm. Điều chỉnh cơ cấu cây trồng vụ đông theo hướng phát triển cây lạc thu đông, ngô và các loại rau quả cao cấp. Tiếp tục phát triển lúa xuân muộn và gieo cấy các giống lúa mới có chất lượng, năng suất cao. Có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để nhanh chóng hình thành vùng hàng hoá, vùng cây trồng có giá trị và xuất khẩu như dưa chuột, ớt, tỏi, lạc...Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các đơn vị dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng năng suất chăn nuôi trên cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm: mở rộng và nâng cao chất lượng đàn bò lấy thịt và sữa, phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc; nuôi cá giống mới có năng suất, có sản lượng và chất lượng cao, phát triển nuôi cá đồng trũng và các con đặc sản theo kiểu trang trại chăn nuôi công nghiệp; phát triển trồng dâu để sản xuất tơ tằm xuất khẩu. Nông nghiệp tỉnh phấn đấu đến năm 2015: sản lượng đàn bò đạt 87.000con, tăng 23%; đàn lợn 670.000con, tăng 34%; gia cầm : 5,5triệu con, tăng 28,5%, sản lượng cá : 21.000 tấn, tăng 47,6% so với năm 2000.
1.1.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Hệ thống các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang hình thành và phát triển mạnh mẽ. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp Bá Thiện, Khai Quang,Chấn Hưng, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp của trong nước và nước ngoài vào địa bàn tỉnh. Tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
Bên cạnh đầu tư mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất hiện có nhằm giải quyết nhu cầu việc làm của người dân trên địa bàn, cũng cần cải tạo và đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, khai thác một cách có hiệu quả các cơ sở công nghiệp hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm .
Phát triển công nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp nông thôn. Hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp và làng nghề và đa nghề. Có cơ chế hỗ trợ để phát triển các làng nghề truyền thống, ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu và phát triển sản xuất các mặt hàng có lợi thế của địa phương như giày da, vật liệu xây dựng, hàng linh kiện điện tử, phụ tùng ôtô, chế tạo phụ tùng, lắp ráp xe máy, gạch ốp lát, đồ may mặc, chế biến tinh bột nông sản thực phẩm, hoa quả đóng hộp, dược liệu, nước giải khát, thức ăn gia súc, bao bì nhựa, bao bì nhựa....
1.1.3. Các ngành dịch vụ
Phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, mở thêm các loại hình mới bao gồm cả dịch vụ cho sản xuất và tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của nhân dân.
Tranh thủ mọi nguồn vốn,tiềm năng sẵn có để từng bước nâng cao chất lượng của các khu du lịch, nghỉ cuối tuần như Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên nhằm thu hút du khách tới tham quan. Thực hiện dịch vụ hoá và xã hội hoá các dịch vụ văn hoá, thể dục thể thao, vui chơi giải trí nhằm từng bước tăng trưởng kinh tế dịch vụ, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp không khói trong cơ cấu GDP cho tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
Tăng khối lượng, nâng cao chất lượng và an toàn trong vận tải hành khách, hàng hoá trên cả đường bộ, đường sông. Tiếp tục hiện đại hoá thông tin liên lạc, mở rộng dịch vụ điện thoại thuê bao.
Phát triển các dịch vụ đa dạng có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới như : tài chính, ngân hàng, pháp luật, dịch vụ thông tin, tư vấn kỹ thuật công nghệ, tư vấn tìm kiếm mở rộng thị trường, tư vấn đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.
1.1.4.Văn hoá - xã hội :
*Sự nghiệp y tế, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, lấy chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng bệnh làm trọng tâm, xã hội hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nhằm nâng cao thể lực và tuổi thọ trung bình cho nhân dân. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế. Bảo vệ, chăm sóc và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, phòng chống AIDS và các bệnh xã hội khác.
Tranh thủ mọi nguồn lực tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp các bệnh viện trên địa bàn Tỉnh, huyện và trạm y tế xã. Tránh hiện tượng quá tải thiếu giường bệnh ở các bệnh viện. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu, tiếp tục thực hiện mua bảo hiểm y tế cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.
*Sự nghiệp giáo dục - đào tạo
Phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương; tích cực khuyến khích các hoạt động đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng, trình độ tay nghề của lao động trên địa bàn tỉnh. Có chính sách và cơ chế khuyến khích để tạo nguồn lực góp phần đắc lực vào công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và đất nước.
Quan tâm hơn nữa vào phát triển giáo dục mầm non, tăng tỷ lệ trẻ em được chăm sóc ở các nhà trẻ, mẫu giáo. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện. Đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia trong các ngành học, cấp học. Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, tin học, dạy nghề.
Tăng cường cơ sở vật chất trường học, phấn đấu đến năm 2015 có 100% số phòng học phổ thông được xây dựng kiên cố, đầy đủ phương tiện phục vụ công tác dạy và học. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về mọi mặt đối với đội ngũ giáo viên các cấp. Có chính sách hỗ trợ đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách trên địa bàn.
* Văn hoá thông tin - Thể dục thể thao
Từng bước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thông tin, thể dục thể thao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về đời sống tinh thần của nhân dân.
Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động phong trào văn hoá cơ sở, nhất là việc xây dựng gia đình, khu phố và làng văn hoá mới. Đẩy mạnh phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng, giữ gìn các phong tục văn hoá cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc, hướng dẫn hoạt động lễ hội truyền thống ở các địa phương. Xây dựng và đổi mới hoạt động : phát hành sách, bảo tàng, thư viện, nhà văn hoá, thông tin lưu động phục vụ cho các vùng sâu vùng xa.
Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ những người làm công tác văn hoá, văn nghệ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tài năng văn hoá, văn nghệ.
Thường xuyên trùng tu, bảo tồn các di tích văn hoá, di tích lịch sử và cách mạng trên địa bàn tỉnh. Từng bước nâng cao chất lượng các lĩnh vực : Phát thanh, truyền hình, báo chí theo hướng thông tin rộng rãi, đa dạng có tác dụng sâu sắc về nhiệm vụ chính trị và nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.
* Giải quyết việc làm và chính sách xã hội
Thực hiện được mục tiêu phát triển và chuyển dịch kinh tế nêu trên sẽ là phương hướng cơ bản để giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Vì vậy phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển và mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm mới. Quan tâm đầu tư và xã hội hoá các loại hình đào tạo nghề cho người lao động nhằm tăng cường đội ngũ lao động có tay nghề, kỹ thuật. Phấn đấu đến 2015 có 60% số lao động được đào tạo nghề cơ bản, chủ động đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Thực hiện tốt chương trình quốc gia về giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo, Tỉnh phấn đấu đến năm 2015, giảm số hộ nghèo xuống còn 3,5% .
1.2. Định hướng đầu tư và phát triển đô thị
1.2.1. Đầu tư xây dựng các đô thị
Ngân sách tỉnh đã giành 90 tỷ đồng đầu tư cho hệ thống hạ tầng thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên. Do vậy, các tuyến đường nội thị được cải tạo, nâng cấp, dải thảm, hệ thống cây xanh, vỉa hè được đầu tư khang trang, sạch sẽ. Các nút giao thông quan trọng được đầu tư đảm bảo mỹ quan đô thị và giảm thiểu tai nạn giao thông và giành ra 10 tỷ đồng để nâng cấp, bảo trì các tuyến đường tỉnh lộ. Khu đô thị mới Chùa Hà đang được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, một số khu dân cư đang được quy hoạch nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân và nâng cao mỹ quan đô thị của tỉnh.
1.2.2. Đầu tư xây dựng các khu vực khác
Đầu tư xây dựng đến năm 2015 cơ bản hoàn thành kiên cố hoá kênh mương kênh loại III và 70% kênh loại II, hoàn thành nhựa hoá các tuyến đường tỉnh lộ, tập trung xây dựng các tuyến đường huyện, đảm bảo 75-85% đường giao thông liên thôn, liên xã được bê tông hoá, đầu tư cải tạo nâng cấp các trạm bơm hiện có, xây dựng một số trạm bơm đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Đầu tư xây dựng trung tâm y tế huyện, các bệnh viện chuyên khoa đảm bảo đủ điều kiện phục vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Đảm bảo xây dựng các trạm y tế xã kiên cố đủ điều kiện chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
Đầu tư xây dựng trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trường tiểu học đảm bảo kiên cố 100%. Xây dựng mỗi cấp học sẽ tăng số trường đạt chuẩn quốc gia.
Đầu tư xây dựng các công trình văn hoá, phát thanh truyền hình, bưu điện, đảm bảo 100% nhân dân trong tỉnh được phủ sóng truyền hình của Tỉnh, mỗi thôn có một nhà văn hoá, câu lạc bộ vui chơi, cứ 10 người dân có 6 người có điện thoại.
Phấn đấu đến năm 2015 Vĩnh Phúc có hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở trình độ cao trong giai đoạn tiếp theo. Xây dựng Vĩnh Yên trở thành một trong những thành phố vệ tinh quan trọng của Hà Nội.
Ước tính nguồn vốn đầu tư xã hội bình quân mỗi năm khoảng 2.200 – 2.700tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn đầu tư tập trung từ ngân sách nhà nước khoảng 200-220 tỷ đồng.
Để có thể thực hiện mục tiêu phương hướng trên cần huy động mọi nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Một yếu tố quan trọng là sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các Bộ, Ngành TW và bằng nỗ lực của địa phương để huy động từ các nguồn cho đầu tư phát triển.
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB thì cần nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế- xã hội của đầu tư, một vấn đề quan trọng trong nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản là hoàn thành công trình đúng kế hoạch, tránh kéo dài thời gian đầu tư, tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Muốn nâng cao các chỉ tiêu đó, cần tiết kiệm vốn đầu tư và phát huy được tác dụng của vốn đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh. Ta xét các nhóm giải pháp sau
2.1. Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1.Giải pháp trong huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản :
Do lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là có hạn mà nhu cầu đầu tư , đặc biệt là đầu tư XDCB luôn cần một lượng vốn lớn, do đó các cơ quan làm công tác kế hoạch, quy hoạch đầu tư trên địa bàn tỉnh cần có những kế hoạch hợp lý, lựa chọn những dự án đầu tư theo tầm quan trọng, tính cấp thiết của dự án đó đối với chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Tập trung vốn vào đầu tư những dự án có tầm quan trọng trước mắt, nhằm tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, không hiệu quả gây lãng phí vốn đầu tư vốn đã thiếu so với nhu cầu đầu tư.
Huy động vốn trong nước có rất nhiều kênh , nhưng kênh có tính chất định hướng, quyết định tới khối lượng vốn đầu tư để phát triển KT-XH chính là kênh ngân sách nhà nước. Việc huy động vốn qua kênh ngân sách nhà nước phải dựa chủ yếu vào : thuế , phí và lệ phí , phát huy tiềm năng vốn từ các nguồn tài nguyên quốc gia , từ nguồn tài sản công, từ vay nợ …Trong đó thu thuế và phí vẫn là nguồn quan trọng nhất .
- Tỉnh cần tiến hành rà soát lại số lượng các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các tổ sản xuất, các hộ kinh tế gia đình …đã ra kinh doanh nhưng chưa kê khai nộp thuế để đưa vào diện quản lý thu thuế, chống thất thu về đối tượng nộp thuế. Đồng thời, điều tra xem xét các loại hình kinh doanh : hoa hồng buôn bán môi giới nhà đất, môi giới kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn … để đưa vào diện quản lý thu thuế. Điều chỉnh kịp thời mức thuế cho sát với khả năng và nghĩa vụ trả thuế của các đối tượng nộp thuế. Tăng cường chống thất thu thông qua các biện pháp kiểm tra nắm chắc các nguồn thu, đối tượng phải thu có liên quan đến nhà đất tài sản. Cần quản lý chặt chẽ quỹ đất.
- Về cơ chế quản lý thu, chuyển mạnh sang cơ chế đối tượng nộp thuế tự khai và trực tiếp nộp thuế vào kho bạc Nhà nước. Thực hiện triệt để công tác đôn đốc chống dây dưa nợ đọng thuế nhằm đảm bảo tiền thuế phải được thu về cho ngân sách kịp thời và đầy đủ nhất .
* Huy động vốn qua dân cư
Nguồn vốn trong dân cư luôn là nguồn tiềm năng tốt nếu tỉnh biết cách tận dụng, huy động tốt nguồn vốn trong dân cư .
UBND tỉnh cần có chính sách ưu đãi, bảo hộ khuyến khích người dân trong tỉnh bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là khuyến khích bỏ vốn đầu tư tận thôn, xã để lập các xí nghiệp,các hợp tác xã, làng nghề .
Để làm việc này, UBND tỉnh cần tạo những điều kiện tối thiểu về điện, nước, giao thông, cung cấp tốt các dịch vụ đầu tư như điều tra thị trường, tư vấn đầu tư, giới thiệu đối tác, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp … Để thuận tiện cho việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các hộ gia đình phát triển các ngành nghề phụ, đặc biệt là những nơi có ngành nghề truyền thống .
Cần đa dạng hoá các hình thức, công cụ phương tiện tích tụ và tập trung vốn sao cho mọi người dân ở mọi chỗ, mọi nơi đều có cơ hội thuận tiện để đưa những đồng vốn tiết kiệm của mình vào dòng chảy đầu tư .
* Các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn qua các doanh nghiệp
- Đảm bảo sự bình đẳng và nghĩa vụ nộp thuế giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .
- Thực hiện ưu đãi hơn nữa về thuế thu nhập cho các doanh nghiệp mới đầu tư với thời gian miễn giảm dài hơn như các nước trong khu vực ASEAN.
- Ưu đãi khuyến khích hơn nữa về thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp sử dụng thu nhập sau thuế , huy động lợi tức của cổ đông để tái đầu tư.
- Sửa đổi chế độ khấu hao cơ bản theo hướng cho phép các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao và đã đảm bảo nghĩa vụ đối với ngân sách , được trích khấu hao gắn với các điều khoản của chính sách vay và trả nợ vốn .
- Có quy chế bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước sử dụng phần lợi nhuận sau thuế, đặc biệt là quỹ đầu tư phát triển để thực hiện tái đầu tư cho sản xuất cũng như xây dựng cơ bản cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất.
2.1.2. Cải tiến phương pháp giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hàng năm
Công tác lập kế hoạch luôn có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý kinh tế nói chung và trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng, nó có vai trò quyết định trong sự thành công hay thất bại và tính hiệu quả của công tác đầu tư. Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư thường được xác định vào cuối các năm để phân bổ vốn cho năm sau, qua đó vốn đầu tư sẽ tập trung vào những ngành, công trình nào có vai trò quan trọng trước mắt, mang tính cấp thiết hơn, cần phải đầu tư làm ngay, để làm động lực thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Việc phân bổ khối lượng vốn đầu tư bao nhiêu cho một ngành được tính toán dựa trên nhu cầu thực tế của ngành đó, định hướng phát triển kinh tế. Để nâng cao hiệu quả trong việc phân bổ, cấp phát vốn đầu tư có thể tập trung vào một số biện pháp sau :
- Cần giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng ngay từ đầu năm kế hoạch. Việc giao kế hoạch vốn đầu tư ngay từ đầu năm giúp cho các chủ đầu tư, cơ quan quản lý vốn đầu tư thuộc các Sở, Ban, Ngành chủ động và có kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng vốn đầu tư cho các dự án của mình, qua đó chủ động trong việc phân bổ vốn cho từng công trình, đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công công trình đã được phê duyệt. Góp phần thực hiện đầu tư hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch thi công xây dựng công trình.
- Tập trung vốn ưu tiên cho các dự án trọng điểm trước, tránh bố trí vốn đầu tư dàn trải cho các công trình. Bố trí đủ vốn cho các dự án nhóm B trong 4 năm, nhóm C trong 2 năm. Các công trình trọng điểm là những công trình đóng vai trò quan trọng, định hướng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, giải quyết những nhu cầu cấp bách trên địa bàn tỉnh, do vậy việc tập trung bố trí vốn cho các công trình trọng điểm để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng cho các công trình là điều hết sức cần thiết. Đồng thời tránh được thất thoát lãng phí do việc kéo dài thời gian thi công các công trình này.
- Đối với các dự án không có thủ tục đầu tư, dự án không phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị thì kiên quyết không bố trí vốn đầu tư. Việc bố trí vốn cho các công trình không có trong quy hoạch, không được phê duyệt là vi phạm các quy định quản lý nhà nước về kinh tế gây thiệt hại thất thoát vốn đầu tư. Hơn nữa, khi bố trí vốn cho các dự án không có thủ tục đầu tư, không phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, cho sự phát triển chung của Tỉnh như gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, xã hội, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân chịu ảnh hưởng từ việc thực hiện những dự án đó. Hậu quả nghiêm trọng hơn đó là khi dự án chưa được phê duyệt thì có thể thiết kế, tính hiệu quả về kinh tế và xã hội của dự án là không đảm bảo, nếu đầu tư có thể gây ra lãng phí sau này.
2.1.3. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, chất lượng thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán
Nâng cao chất lượng lập thẩm định dự án đầu tư, chất lượng và tính khả thi của dự án đầu tư là yếu tố rất quan trọng đối với đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó cần quản lý nâng cao chất lượng lập thẩm định các dự án đầu tư để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư.
Dự án đầu tư phải phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phù hợp phát triển quy hoạch đô thị và kiến trúc hiện đại. Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh phải phù hợp với công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế và thời hạn thu hồi vốn đầu tư.
Trong các điều kiện trên, chất lượng thẩm định dự án đầu tư là điều kiện tiên quyết phải đạt được. Thẩm định dự án cần phải đảm bảo tính khả thi, khoa học, khách quan. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải là chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực, có phẩm chất đạo đức và phong cách làm việc khoa học, khách quan, chặt chẽ.
Nâng cao chất lượng thiết kế kỹ thuật đảm bảo đầy đủ các chi tiết, đảm bảo chất lượng hệ số an toàn cho phép, tránh lãng phí, gây tốn kém không cần thiết trong lựa chọ phương án kết cấu công trình. Nâng cao chất lượng thiết kế nhằm nâng cao chất lượng tổng dự toán công trình chính xác, không còn hiện tượng bổ sung gây nên kẽ hở để tham ô, tiêu cực trong thực hiện đầu tư xây dựng. Thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán đảm bảo tính chính xác cao, khoa học và chặt chẽ. Thẩm định thiết kế kỹ thuật chính xác còn đảm bảo cho tính chính xác của việc dự toán công trình, tính toán các chỉ tiêu kinh tế đánh giá hiệu quả dự án. Dự toán công trình cần đảm bảo dựa trên thiết kế kỹ thuật của công trình,căn cứ theo giá cả thị trường tại thời điểm tính toán, so sánh sự hợp lý với các công trình tương tự, có tính đến các yếu tố ảnh hưởng như : lạm phát, giá cả nguyên vật liệu tăng, yếu tố mưa lũ, thiên tai bất thường ....
Công việc thẩm định dự án đầu tư cần những chuyên gia có kinh nghiệm, có đạo đức, do đó tỉnh cần có kế hoạch cụ thể cho việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt. Cần thường xuyên cử cán bộ đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn. Đánh giá đúng hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội của dự án trên cơ sở phân tích độ nhạy của dự án, nếu tính hiệu quả đó của dự án vẫn đảm bảo thì dự án đó là khả thi. Việc thẩm định dự án, thiết kế kỹ thuật phải có căn cứ thực tế, dựa trên các quy định về chất lượng các công trình xây dựng ban hành theo các văn bản pháp luật của Bộ Xây dựng, của Tỉnh.
2.1.4. Quản lý chặt chẽ trong công tác đấu thầu và chỉ định thầu
Qua thực tế cho thấy, công tác đấu thầu vẫn mang tính hình thức, thiếu tính minh bạch, khách quan, công bằng, bởi đã có sự liên kết khéo léo giữa các nhà thầu, để tăng giá thầu. Thậm chí có cả trường hợp thông đồng thoả thuận với chủ đầu tư để thực hiện quá trình đấu thầu. Tỉnh cần thường xuyên, định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng trình độ, cử cán bộ đi học nhằm nâng cao trình độ cán bộ làm công tác quản lý về đấu thầu.
Việc đấu thầu như vậy vừa thiếu khách quan, công bằng và làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Thường xảy ra ở các cuộc đấu thầu hạn chế cho số lượng nhà thầu tham gia có hạn ( theo quy định là 5 nhà thầu hoặc 3 nhà thầu đối với gói thầu nhỏ ). Khi xét thầu đã có 2-3 nhà thầu phạm quy, chỉ còn 1-2 nhà thầu được xem xét. Do vậy dẫn tới tính cạnh tranh kém và khả năng lựa chọn nhà thầu xứng đáng để trao thầu không cao.
Đối với nhà thầu, cần nâng cao chất lượng các hồ sơ dự thầu, các thiết kế cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trên cơ sở tiết kiệm tối đa có thể chi phí, và có một tỷ lệ lãi nhất định. Mặt khác, cũng cần nâng cao nhận thức, đề cao vấn đề đạo đức của các nhà thầu, điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác thi công công trình, tránh được hiện tượng liên kết nhằm rút ruột các công trình. Với mỗi công trình đảm bảo một tỷ lệ lãi nhất định cho nhà thầu, cùng với việc tăng cường công tác quản lý đầu tư thì việc đảm bảo chất lượng công trình là khả thi,đặc biệt khi có sự hợp tác tích cực giữa nhà thầu - chủ đầu tư, cơ quan quản lý.
Đối với công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đấu thầu : Trước hết là cần tuân thủ các nguyên tắc trong công tác đấu thầu như đảm bảo tính minh bạch, công bằng. Cần có hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục, các giấy tờ pháp lý về việc đấu thầu cho các nhà thầu, giúp nhà thầu hiểu rõ về gói thầu mà mình tham gia, đảm bảo tính công khai, công bằng giữa các nhà thầu, tránh hiện tượng tiêu cực trong công tác đấu thầu. Do vậy phải quy định chặt chẽ, giảm đấu thầu hạn chế và khuyến khích hoặc bắt buộc đấu thầu rộng rãi, hạn chế chỉ định thầu để đấu thầu.
Một trong các vấn đề cần quan tâm của đội ngũ quản lý trong công tác đấu thầu là phẩm chất, đạo đức của đội ngũ quản lý cũng cần được đề cao, tránh tình trạng có “quan hệ bạn bè, anh em ” giữa các bên giám sát, quản lý đấu thầu với các nhà thầu nhằm tạo thuận lợi cho một số nhà thầu và gây khó khăn cho các nhà thầu khác, có năng lực cao hơn nhưng không có mối quan hệ tốt với các quan chức trong bộ máy quản lý. Cần ban hành những chế tài xử phạt đối với các nhà thầu cố tình vi phạm các quy định trong đầu tư như kéo dài thời gian thi công xây dựng công trình gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.
2.1.5. Quản lý tốt việc cấp phát và thanh toán vốn đầu tư
Quản lý tốt việc cấp phát và thanh toán vốn đầu tư nhất thiết phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Việc cấp phát vốn đầu tư phải gắn với nhu cầu thực tế của công trình, phù hợp với tiến độ thi công các hạng mục, tránh tình trạng cấp vốn tràn lan dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư không cao. Việc cấp phát vốn tràn lan, thừa so với yêu cầu vốn để thực hiện xây dựng công trình trong một thời điểm sẽ dẫn tới tình trạng thừa vốn cho công trình đó, nhưng lại thiếu vốn cho công trình khác, qua đó dẫn đến tình trạng chỗ thiếu, chỗ thừa vốn, nơi thì khối lượng vốn nợ đọng, không thanh quyết toán được công trình, nơi thì thất thoát vốn. Nghiêm cấm việc ứng vốn, nợ khối lượng dẫn tới quản lý không chặt chẽ. Đây là hiện tượng xin ứng trước vốn khi mà khối lượng công trình thực hiện chưa đảm bảo, chưa được nghiệm thu.
Nghiệm thu khối lượng nới lỏng gây nên thất thoát lãng phí và chất lượng công trình kém hiệu quả. Nghiệm thu công trình nới lỏng có thể do trình độ, năng lực yếu kém của bộ máy quản lý, hoặc cũng có thể là do có sự liên kết giữa các bên : Bên thi công và bên nghiệm thu, để ăn bớt khối lượng công trình, chất lượng công trình thì không đảm bảo chất lượng yêu cầu, không đúng thiết kế cũng nghiệm thu.
Công tác cấp phát vốn đầu tư có thể theo hướng cụ thể như sau để đảm bảo vốn cho các công trình có thể thực hiện đúng tiến độ:
- Dành 40% để thanh toán nợ xây dựng cơ bản hoàn thành.
- Dành 45% để phân bổ cho các công trình chuyển tiếp.
- Dành 15% để phân bổ cho các công trình mới đã có đủ thủ tục đầu tư theo quy định.
- Đảm bảo đủ vốn để hoàn thành công trình nhóm B trong 4 năm kể từ khi khởi công,công trình nhóm C trong 2 năm.
Mặt khác cần nâng cao chuyên môn của các cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đề cao phẩm chất đạo đức của các cán bộ quản lý, đảm bảo cho công tác nghiệm thu công trình đúng với thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình đưa vào sử dụng, qua đó nâng cao chất lượng công tác thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Thực hiện bảo hành công trình theo đúng quy định của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
2.1.6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư xây dựng.
Cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát. Trước hết, phải có các biện pháp giám sát và kiểm soát nội bộ kết hợp với các biện pháp kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài. Tiếp đến, cần hình thành, duy trì và nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ bằng chính quy trình đầu tư, quy trình quản lý vốn, quản lý đầu tư.
Cần thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng nhằm phát hiện, uốn nắn những sai phạm trong quá trình quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng để đảm bảo công tác đầu tư xây dựng mang lại hiệu quả cao.
Do vậy, công tác thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng phải được thực hiện ở tất cả các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, dự án hoàn thành đưa vào khai thác sủ dụng, tiến hành thanh tra, kiểm tra ở tất cả các lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Thanh tra, kiểm tra ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhằm đảm bảo cho tính hiệu quả của công trình, dự án sau này, tránh lãng phí khi dự án không có tính khả thi, việc thanh tra ở giai đoạn này cần tập trung vào đánh giá sơ bộ tính hiệu quả dự án, công trình, địa điểm thực hiện dự án, thi công xây dựng công trình.
Thanh tra ở giai đoạn thực hiện đầu tư cần được tiến hành thường xuyên, kết hợp kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất kỳ, khi thấy có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo cho tiến độ cũng như chất lượng công trình được đảm bảo đúng thiết kế và dự toán đã được duyệt.
Kiểm tra, thanh tra ở giai đoạn vận hành, khai thác công trình cần tập trung vào việc xem xét, đánh giá tính hiệu quả về kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án, công trình, qua đó nhận định và giải quyết kịp thời những phát sinh ảnh hưởng tới tính hiệu quả trong khai thác công trình.
UBND tỉnh cần phải kiện toàn lực lượng thanh tra, kiểm tra công tác đầu tư xây dựng đủ mạnh, có chuyên môn và là những chuyên gia giỏi của các lĩnh vực đầu tư xây dựng, cán bộ phải có phẩm chất đạo đức, có uy tín và trung thực.
Tỉnh cần có kế hoạch thanh tra thường xuyên và bất kỳ đối với tất cả các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của mình nhằm đảm bảo việc vận hành, khai thác các công trình đó mang lại hiệu quả như dự tính. Cụ thể :
- Các đơn vị xây dựng kế hoạch tự kiểm tra thực hiện công tác đầu tư xây dựng. Định kỳ 6 tháng sơ kết 1 lần và tổng kết vào cuối năm kế hoạch.
- Thanh tra Tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên phạm vi toàn tỉnh, trình UBND phê duyệt.
- Thanh tra các huyện, ngành có kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong phạm vi ngành và địa phương mình.
Kiên quyết xử lý những vi phạm như : tham ô, lợi dụng chức quyền làm thất thoát vốn đầu tư xây dựng, rút ruột công trình, thiếu trách nhiệm quản lý làm tổn hại đến chất lượng công trình xây dựng.
Chống thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản là nhiệm vụ khó khăn phức tạp, không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ thanh tra mà là của toàn xã hội. Trách nhiệm của các ngành, các cấp và của người dân là phải nâng cao ý thức trách nhiệm, giúp đỡ, tạo điều kiện cùng lực lượng thanh tra của tỉnh thực hiện.
2.2. Nhóm giải pháp về chính sách và môi trường pháp lý
2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
Nâng cao chất lượng, tầm nhìn dài hạn, tính đồng bộ, tính liên kết, tính pháp lý trong công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB. Cần tăng cường phân cấp, phân quyền, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, gắn quyền hạn với trách nhiệm trong công tác quy hoạch giữa các bộ, ngành, địa phương. Cần chủ động cập nhật, bổ sung các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành; trong đó xây dựng các chương trình phát triển, xác định các dự án đầu tư. Gắn quy hoạch với kế hoạch và nhu cầu thị trường. Quy hoạch cần phù hợp và có hiệu quả kinh tế xã hội cao, tránh những quy hoạch không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội dẫn tới quy hoạch treo, phải sửa đổi lại nhiều lần. Trên cơ sở đó hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý trong từng ngành, từng vùng.
* Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
Trước hết phải rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp điều kiện cụ thể và hướng phát triển theo tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội, nó được ví như một cái khung để định hướng các kế hoạch, quy hoạch ngắn hạn phát triển theo. Để nền kinh tế phát triển đúng định hướng, theo chiều hướng tích cực thì công tác lập quy hoạch tổng thể đóng vai trò quan trọng trong đó. Khi quy hoạch tổng thể chính xác thì việc lập quy hoạch chi tiết cho từng ngành, từng lĩnh vực cũng có căn cứ, định hướng đúng đắn. Quy hoạch tổng thể cần được lập dựa trên cơ sở quy hoạch kinh tế - xã hội chung của cả nước, gắn với điều kiện cụ thể của địa phương, nhằm phát huy những lợi thế của địa phương mình, tận dụng những cơ hội phát triển từ bên ngoài, theo đúng xu thế phát triển chung của kinh tế đất nước và thế giới.
Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng trọng điểm đảm bảo ưu tiên đầu tư xây dựng cho những mục tiêu quan trọng, mũi nhọn của nền kinh tế. Việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, ngành lại căn cứ vào quy hoạch chung của Tỉnh, đảm bảo yêu cầu về tính khả thi, hiện thực, đúng thực tế, phát huy những tiềm năng phát triển của ngành và của vùng kinh tế. Cụ thể là những vùng (huyện ) nào phát triển ngành nghề gì, sản xuất gì, chăn nuôi trồng trọt gì đều cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên,kinh tế- xã hội của vùng đó, trên cơ sở phù hợp với quy hoạch chung.
Cần chú trọng đến việc quy hoạch phát triển những vùng, ngành trọng điểm nhằm tận dụng lợi thế so sánh của ngành nghề và của vùng đó so với các ngành, vùng khác trong tỉnh và so sánh với các địa phương khác.
Có quy hoạch cụ thể phát triển thành phố Vĩnh Yên thành trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của Tỉnh, phát triển cơ sở hạ tầng, không gian ven đường quốc lộ 2A, 2B mới nhằm tận dụng lợi thế, những điều kiện phát triển thuận lợi thu được từ giao thông thuận tiện, qua đó thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư trên địa bàn Tỉnh.
* Quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết
Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vĩnh Yên theo sự phát triển không gian, phù hợp hiện tại và xu hướng trong tương lai trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Tiếp tục rà soát, xem xét lại quy hoạch chi tiết các khu thương mại – dịch vụ, văn hoá thể thao, vui chơi giải trí và khu dân cư, khu đô thị mới. Có sự rà soát liên tục về sự hợp lý của các khu thương mại, văn hoá thể thao, dân cư để có sự đánh gía, điều chỉnh kịp thời, đáp ứng nhu cầu phát triển chung, đồng thời giải quyết kịp thời những vướng mắc có liên quan.
Việc quy hoạch các khu công nghiệp luôn có ý nghĩa quan trọng với tất cả các địa phương, và với Vĩnh Phúc cũng vậy. Các khu công nghiệp cần được quy hoạch tốt, đảm bảo tính đồng bộ về điều kiện giao thông, hệ thống điện, nước, an ninh ... đảm bảo các điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong khu công nghiệp. Từ đó mới tạo điều kiện tốt để thu hút các doanh nghiệp về đầu tư, và đầu tư sản xuất kinh doanh tốt. Bên cạnh các yếu tố trên cũng cần chú trọng đến việc quy hoạch hệ thống tài chính ngân hàng, với những ngân hàng nhằm đáp ứng việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp đảm bảo hoạt động sản xuất.
Bên cạnh việc tập trung quy hoạch các khu công nghiệp cũng cần chú ý tới công tác quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề, qua đó đảm bảo cho sự phát triển của các làng nghề truyền thống, cụm công nghiệp tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người lao động, góp phần gìn giữ truyền thống văn hoá, tăng thu nhập cho Tỉnh.
Tỉnh cần rà soát quy hoạch chi tiết các huyện lỵ, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp, đầu tư xây dựng đảm bảo đúng quy hoạch được duyệt. Việc rà soát lại các quy hoạch chi tiết các huyện lỵ có ý nghĩa đảm bảo cho các quy hoạch đó thống nhất với quy hoạch chung của Tỉnh, tránh thiếu sự đồng bộ, quy hoạch phát triển vùng, phát triển ngành, qua đó giải quyết kịp thời những vướng mắc liên quan, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
2.2.2. Hoàn thiện các văn bản pháp lý về công tác đầu tư xây dựng cơ bản
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư. Trước mắt, tập trung hướng dẫn triển khai một cách có hiệu quả các Luật: Đầu tư, Đấu thầu, Doanh nghiệp, Chứng khoán, Kinh doanh bất động sản… Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế phân bổ vốn đầu tư, vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đầu tư, tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức theo hướng công khai, minh bạch. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực XDCB của Tỉnh, đảm bảo tính thống nhất về nội dung giữa các văn bản của Sở , Ban, Ngành liên quan, và sự thống nhất giữa văn bản của TW với văn bản của địa phương, tránh tình trạng luật của Nhà nước quy định một kiểu, văn bản của địa phương lại ban hành không phù hợp, thống nhất với những quy định của nhà nước gây khó khăn cho nhà đầu tư, cản trở công tác thi hành pháp luật tại địa phương.
Thường xuyên tổ chức tập huấn về nghiệp vụ quản lý đầu tư xây dựng ở các cấp, các ngành, ít nhất 6 tháng 1 lần về nội dung: Cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý đầu tư xây dựng hiện có và mới bổ sung, công tác quản lý chất lượng công trình, công tác quản lý đô thị đối với cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đầu tư xây dựng.
Đề nghị UBND tỉnh ban hành chế tài đối với các vi phạm về quản lý lực lượng tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng trên địa bàn, chế tài về công tác quyết toán công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng theo quy định của Nhà nước.
Một số biện pháp hành chính áp dụng nhằm đảm bảo cho việc thực thi pháp luật tại địa phương trong lĩnh vực XDCB, nâng cao chất lượng công trình XDCB :
- Kiên quyết không bố trí chủ đầu tư dự án cho các đơn vị đã vi phạm quản lý dây dưa, kéo dài thời gian quyết toán công trình không theo quy định của pháp luật.
- Không cho phép cán bộ giám sát thi công công trình không có chứng chỉ về tư vấn giám sát do cơ quan có thẩm quyền cấp ( Cục giám định nhà nước và chất lượng công trình – Bộ xây dựng).
- Không chấp nhận dự án đầu tư, khi chủ trì kiến trúc không có chứng chỉ hành nghề được cấp của cơ quan có thẩm quyền ( Sở xây dựng).
- Các nhà thầu có vi phạm những điều sau đây không được tham gia đấu thầu công trình tại tỉnh Vĩnh Phúc:
+ Vi phạm về quản lý chất lượng công trình theo Bộ xây dựng.
+ Thi công công trình trước đó đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng không thực hiện quyết toán theo quy định.
+ Vi phạm quy định từ 2 lần trở lên khi tham gia vào dự thầu tại Vĩnh Phúc (hồ sơ bị loại).
3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ :
Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc đã phát triển khá nhanh và tương đối ổn đinh, Xây dựng cơ bản phát triển mạnh , huy động đựơc nhiều nguồn vốn phục vụ cho đầu tư Xây dựng cơ bản góp phần tạo ra của cải vật chất, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một sô tiềm năng rất thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh chưa được khai thác tốt. Em có một số kiến nghị sau:
- Sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hơn, có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, gây thấy thoát lãng phí vốn đầu tư .
- Thực hiện tốt công tác đấu thầu, tránh tình trạng móc ngoặc dẫn đến ép giá chủ đầu tư, hoặc những quan hệ, hiện tượng lót tay khiến nhà thầu năng lực kém vẫn trúng thầu.
- Tập trung đầu tư khai thác những tiềm năng du lịch của địa phương
- Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các cụm, khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị mới .
- Thực hiện một cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư rộng mở hơn, tạo môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài .
KẾT LUẬN
Như vậy trong thời gian qua, đầu tư Xây dựng cơ bản đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, dần đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp hoá - hiện đại hoá dần trở thành một trong những tỉnh phát triển kinh tế mạnh nhất trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong những năm vừa qua, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đã có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cũng như đời sống của nhân dân trên địa bàn, đó là điều đáng mừng.
Có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, nhiều tiềm năng kinh tế chưa khai thác triệt để, nghiên cứu và đánh giá, phân tích tình hình đầu tư Xây dựng cơ bản một cách kỹ lưỡng và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư Xây dựng cơ bản sẽ là một yếu tố quan trọng để đưa nền kinh tế Vĩnh Phúc ngày càng phát triển.
Một lần nữa em xin cám ơn sự chỉ bảo tận tình của các thày cô khoa Đầu tư đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài viết của mình, và em xin cám ơn các bác, các cô các chú ở Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư – GS.TS.Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS.Từ Quang Phương chủ biên.
2. Giáo trình lập dự án đầu tư – GS.TS.Nguyễn Bạch Nguyệt chủ biên.
3. Giáo trình quản lý dự án đầu tư – PGS.TS.Từ Quang Phương chủ biên.
4. Các báo cáo kế hoạch hàng năm về đầu tư XDCB của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
5. Các trang web vinhphuc.gov.vn,
6. Luận văn tốt nghiệp các khoá 43-46
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
XDCB : Xây dựng cơ bản
HDND : Hội đồng nhân dân
UBND : Uỷ ban nhân dân
QLDA : Quản lý dự án
NSNN : Ngân sách nhà nước
TKBVTC-DT : Thiết kế bản vẽ thi công-dự toán
TKKT-XDCT : Thiết kế kỹ thuật – Xây dựng công trình
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá-hiện đại hoá.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp.doc