Đề tài Dạy - Học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại

MỤC LỤC Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu:. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6. Phương pháp nghiên cứu: 7. Cấu trúc luận văn: Phần nội dung Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học văn bản thuộc thể Tựa và thể Văn bia 1. Cơ sở lí luận 1.1 Những điểm mới trong chương trình và SGK lần này (Từ năm học 2002 - 2003 đến năm học 2008 - 2009) 1.1.1 Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 1.1.2 Đổi mới chương trình và SGK ở bậc THPT 1.1.3. Đổi mới dạy học môn Ngữ văn ở THPT 1.2 Đặc trưng thể loại của văn bản Tựa 1.2.1 Khái niệm 1.2.2 Đặc trưng thể loại của Tựa . 1.3 Đặc trưng thể loại của văn bản Văn bia. 1.3.1 Khái niệm: 1.3.2 Đặc trưng thể loại của Văn bia 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Giờ dạy học bài Tựa “ Trích diễm thi tập” 2.2 Giờ học Hiền tài là nguyên khí quốc gia 2.3. Nhận xét tổng quát về việc thực thi dạy học hai văn bản Tựa và Văn bia. Chương II: Các phương án dạy học Tựa và Văn bia đã được đề xuất 1.1 Hai phương án dạy văn bản tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương trong sách giáo viên (SGV) Ngữ văn 10 ( bộ chuẩn và bộ nâng cao) 1.1.1 Về mục tiêu bài học. 1.1.2 Về nội dung bài học 1.1.3. Về phương pháp dạy học 1.2. Thiết kế của nhà giáo Phạm Thu Hương trong cuốn “Thiết kế bài học Ngữ văn 10” do GS. Phan Trọng Luận chủ biên. NXB Giáo dục, 2006 1.2.1.Về kết quả cần đạt. 1.2.2. Về hoạt động dạy học. 1.2.3 Nhận xét tổng quát 1.3. Thiết kế trong cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Văn Đường chủ biên, NXB Hà Nội, 2006. 1.4. Thiết kế trong cuốn “Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Hải Châu chủ biên. NXB Hà Nội, 2006 2.1. Phương án dạy học văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” trong SGV Ngữ văn 10 ( bộ chuẩn). 2.2. Bài thiết kế hướng dẫn đọc thêm văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” trong cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Văn Đường chủ biên . NXB Hà Nội, 2006. Chương III: Thực nghiệm sư phạm 1. Thiết kế bài học thể loại Tựa và thể loại Văn bia. 1.1 Thiết kế bài học Tựa “ Trích diễm thi tập”. 1.2. Thiết kế bài dạy học Hiền tài là nguyên khí quốc gia. 2. Thực nghiệm sư phạm 2.1. Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm sư phạm. 2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 2.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm 2.4. Nội dung thực nghiệm 2.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm 95 2.6. Kết luận chung về thực nghiệm 98 Phần kết luận

pdf109 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3634 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dạy - Học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện rõ tinh thần, trách nhiệm như thế nào) 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên • Về câu hỏi 4: Phân tích nghệ thuật lập luận kết hợp với biểu cảm của tác giả trong bài tựa. Về Yêu cầu cần đạt. Cũng không được soạn đầy đủ. Tóm lại, theo chúng tôi, giáo án trong cuốn sách của tập thể tác giả Nguyễn Hải Châu; Nguyễn Lê Huân; Nguyễn Khắc Đàm biên soạn mắc nhiều lỗi về tư duy và diễn đạt, nội dung kiến thức của bài học lại không chuẩn xác và đầy đủ so với văn bản. 2.1. Phƣơng án dạy học văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” trong SGV Ngữ văn 10 ( bộ chuẩn). Hiền tài là nguyên khí quốc gia là bài đọc thêm. SGV Ngữ văn 10 bộ nâng cao không biên soạn bài đó, chỉ có SGV Ngữ văn 10 bộ chuẩn biên soạn. I – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý. 1. Về nội dung. - Khẳng định tầm quan trọng của Hiền tài đối với quốc gia: Có quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước. - Khắc bia tiến sĩ là việc làm khích lệ nhân tài không những có ý nghĩa lớn với đương thời mà còn có ý nghĩa lâu dài với hậu thế. - Thấy được chính sách trọng nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông. Từ đó có thể rút ra những bài học lịch sử quý báu. 2. Về nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc chết, giàu sức thuyết phục. II – HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC 1. Trƣớc hết bài kí khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia. - Hiểu mệnh đề mang tính chất khẳng định: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” : Người tài cao, học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên và phát triển của đất nước, xã hội. Hiền tài có quan hệ lớn tới sự thịnh suy của đất nước. - Nhà nước đã từng trọng đãi người tài, làm đến mức độ cao nhất để khích lệ nhân tài: Đề cao danh tiếng, phong chức tước , cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc... - Những việc làm chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài vì vậy cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách. 2. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ. - Khuyến khích nhân tài “ Khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”. - Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác, “ kẻ ác lấy đó là răn, người thiện theo đó mà gắng”. - Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước 3. Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia, ghi tên tiến sĩ. - Thời nào thì hiền tài cũng “ là nguyên khí quốc gia”, phải biết quý trọng nhân tài. - Hiền tài có quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước ( Cần lưu ý là triều đại Lê Thánh Tông rất quý trọng nhân tài, biết dùng nhân tài nên cũng là triều đại hoàng kim nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam). - Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, trọng dụng nhân tài. Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đây là một trong 82 bài Văn bia ở Văn Miếu Hà Nội, được khắc vào năm 1484 cách ngày nay 524 năm (2008- 1484). Bài Văn bia đó nói về thời nhà Lê, vua nào cũng “quý chuộng” người tài cao đức trọng( hiền tài). • Sự coi trọng người tài ở thời đại nhà Hậu Lê (1428- 17880) được biểu hiện cụ thể: (1) Nhận thức rõ vai trò “trọng đại” của kẻ sĩ với quốc gia (hiền tài là nguyên khí quốc gia). (2) Có những chính sách cụ thể để “chiêu hiền đãi sĩ” (đặt ra lễ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao). (3) Mặc dù vậy vẫn cho là chưa đủ nên “thánh minh” cho dựng bia đá để đề danh, “chuyện hay việc tốt... lưu vẻ sáng lâu dài” Việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa và tác dụng lớn : - “Khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”. - Ngăn chặn được sự hư hỏng của kẻ sĩ • Sau những lời thuyết minh ở trên là danh sách 33 vị đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442) - Nghĩa là những người đỗ đạt cao đã 42 năm trước (1484- 1442). Điều này càng chứng tỏ sự nhìn xa, trông rộng của triều đại Lê Thánh Tông (đời vua thứ năm của triều đại nhà Lê: 1460- 1497). Đưa HS đến với bài Văn bia này là để thế hệ trẻ ngày nay biết những suy nghĩ và việc làm của cha ông ta đối với hiền tài. Ngày nay Đảng và nhà nước ta cũng đang phát huy truyền thống đó của cha ông ta với chính sách “chiêu hiền đãi sĩ”. SGV Ngữ văn 10 (bộ chuẩn) hướng dẫn HS đọc thêm bài Văn bia với ba nội dung là đúng đắn, đầy đủ: 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Văn bia khẳng định tầm qua trọng của hiền tài đối với quốc gia. - Văn bia nêu ý nghĩa ,tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ. - Bài học lịch sử rút ra từ bài Văn bia. Tuy vậy, diễn đạt Tầm quan trọng của hiền tài là không chuẩn xác. Cụm từ Tầm quan trọng là để nói tới một vấn đề, còn đối với con người thì phải nói là Vai trò quan trọng ( vai trò quan trọng của kẻ sĩ đối với vận mệnh quốc gia). 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.2. Bài thiết kế hƣớng dẫn đọc thêm văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” trong cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Văn Đƣờng chủ biên . NXB Hà Nội, 2006 A. Kết quả cần đạt Giúp HS: Hiểu được nội dung và giá trị của một tấm văn bia trong văn miếu – Quốc Tử Giám: Khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đói với quốc gia, khắc bia tiến sĩ là việc làm có ý nghĩa lớn đối với đương thời và hậu thế; chính sách trọng đãi nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông. Từ đó, có thể rút ra những bài học lịch sử quý báu về văn hóa giáo dục cho ngày nay. Bài nghị luận kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc triết, giàu sức thuyết phục. B. Chuẩn bị của thầy và trò HS đọc nhiều lần Tiểu dẫn và Văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Tranh, ảnh Văn Miếu- Quốc Tử Giám, hàng bia tiến sĩ. - Nếu có điều kiện, nên tổ chức cho HS tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, cho HS tận mắt xem tấm bia này. C. Thiết kế bài dạy học: Hoạt động 1 TỔ CHỨC KIỂM TRA BÀI CŨ Hoạt động 2 DẪN VÀO BÀI Trong Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, từ thế kỉ X ( triều Lí) đã có dựng những hàng bia đá( đặt trên lưng rùa đá) ghi họ tên, năm thi đỗ của các tiến sĩ Đại Việt . Đó là một việc làm độc đáo, đầy ý nghĩa của các vương trièu phong kiến Việt Nam. Bài đọc thêm này trích từ một trong những văn bia đó. 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hoạt động3 HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU KHÁI QUÁT 1. HS đọc Tiểu dẫn để hiểu tác giả và vị trí của bài văn bia. - GV tóm tắt. + Thân Nhân Trung – phó nguyên soái Tao đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng lập. + Bài kí được khắc bia năm 1484. Trước phần trích học có một đoạn văn dài kể việc từ khi Lê Thái Tổ dựng nước (1428) đến năm 1484 các vua Lê tuy đều có ý bồi dưỡng hiền tài nhưng chưa có điều kiện dựng bia tiến sĩ, cuối phần trích là danh sách 33 vị tiến sĩ khoa Nhâm Tuất năm 1442. + Bài văn bia này giữ một vai trò quan trọng như một lời tựa chung cho 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội. 2. Giải thích từ khó: theo các chú thích chân trang. Lưu ý các từ và cụm từ: Nhan đề chữ Hán ( bi kí- văn kí khắc trên bia đá nhằm ghi chép các sự kiện trọng đại hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đước lớn để lưu truyền cho đời sau. Có ba loại bia chính: Bia ghi công đức, bia ghi việc xây dựng các công trình kiến trúc, bia lăng mộ) 3. Thể loại: Nghị luận. 4. Đọc: GV và HS đọc một lượt toàn đoạn trích với giọng đọc bình tĩnh, đĩnh đạc, trang trọng. Hoạt động 4 HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT - GV nêu câu hỏi: Xác định hệ thống luận điểm trong văn bản. Luận điểm nào quan trọng nhất? Vì sao? - HS trả lời. Định hướng: Hệ thống luận điểm: 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Hiền tài là nguyên khí quốc gia (tầm quan trọng và ý nghĩa của hiền tài đối với đất nước) + Những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thánh đế minh vương đối với hiền tài + Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ. Trong đó luận điểm một là gốc, là cơ sở, luận điểm 3 có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhất. - GV nêu vấn đề: Em hiểu câu: Hiền tài là nguyên khí quốc gia như thế nào? - HS giải thích từng bộ phận và cả câu Định hướng: Hiền tài: Người có tài có đức, tài cao, đức lớn Nguyên khí: Khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật. Như vậy, với sự sống còn và phát triển của đất nước, dân tộc, người hiền tài đóng vai trò vô cùng quan trọng, quý giá, không thể thiếu. - GV hỏi: Tác giả đã phát triển luận điểm này như thế nào? - HS trả lời. Định hướng: Mối quan hệ giữ hiền tài với sự thịnh suy của đất nước. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao: Nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Cách lập luận theo kiểu diễn dịch bằng cách so sánh đối lập để thấy chân lí rõ ràng, hiển nhiên. - GV hỏi: các thánh đế, minh vương đã làm gì để khuyến khích hiền tài? Tại sao nói làm thế vẫn chưa đủ? - HS trả lời. Định hướng: Các nhà nước phong kiến Việt Nam - Các triều đại Lí, Trần, Lê đã thể hiện sự quý trọng hiền tài, khuyến khích hiền tài, đề cao kẻ sĩ, quý chuộng không biết thế nào là cùng, ban ân lớn mà vẫn không cho là đủ: Đề cao danh tiếng, ban chức tước, cấp bậc (trạng nguyên, thái học sinh, tiến 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên sĩ), bảng vàng, ban yến tiệc, mũ áo, vinh quy bái tổ về làng (võng anh đi trước, võng nàng theo sau)... Nhưng như thế vẫn chưa đủ vì chỉ vang danh ngắn ngủi, một thời lừng lẫy mà không lưu truyền được lâu dài. Bởi vậy mới có bia đá đề danh. - GV nêu câu hỏi: Vậy ý nghĩa của bia đá đề danh là gì? Có phải chỉ chuộng văn suông, ham tiếng hão không? - HS thảo luận: Định hướng: + Khuyến khích hiền tài: kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. + Ngăn ngừa điều ác: ý xấu bị ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy, kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà cố gắng. + Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, góp phần làm cho hiền tài nảy nở, đất nước hưng thịnh, phát triển: rèn rũa danh tiếng cho sĩ phu, củng cố mệnh mạch (huyết mạch quan trọng) cho nhà nước. Hoạt động 5 HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT- LUYỆN TẬP 1. Xác định tầm quan trọng đặc biệt của hiền tài, từ đó xác định tình cảm, thái độ của hiền tài đối với đất nước, của các cấp lãnh đạo và toàn dân? (Hiền tài là nguyên khí quốc gia, có quan hệ sống còn,có tầm quan trọng bậc nhất đối với vận mệnh hiện tại và tương lai của đất nước. Bởi vậy, các cấp chính quyền, các nhà nước đều phải có chính sách đặc biệt dể khuyến khích, phát triển nhân tài). 2. Liên hệ đến tình hình nước ta từ sau cách mạng tháng tám. (Chính sách phát triển nhân tài ,đề cao trí thức, quốc sách giáo dục của Đảng và Hồ Chủ tịch. Chiến lược phát triển giáo dục, phát triển con 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên người ở thế kỉ XXI,... vinh danh các thủ khoa đỗ đầu Đại học ở Văn Miếu hàng năm... Tuy nhiên, còn những hạn chế, bất cập, hiện tượng chảy máu chất xám, hiện tượng lớp chọn, trường chuyên, luyện gà nòi cho các kì thi học sinh giỏi các cấp...) 3. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc của bài văn bia nổi rõ qua sơ đồ sau: Tầm quan trọng của hiền tài ^ Khuyến khích phát triển hiền tài ^ Những việc đã làm ^ Những việc đang làm và sẽ làm ( khắc bia tiến sĩ) ^ Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ. Thiết kế của tác giả Nguyễn Văn Đường ( trong cuốn “ thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” NXB Hà Nội năm 2006) Gồm 5 hoạt động: 1- Tổ chức kiểm tra bài cũ 2- Hướng dẫn đọc hiểu khái quát 3- Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết 5 – Hướng dẫn tổng kết, luyện tập Thiết kế bài học như vậy là rất bài bản nhưng nó giống như một cuốn sách dạy nấu nướng, vì các khâu lên lớp đó không phải giờ dạy học nào cũng tiến hành máy móc như vậy. Mặt khác những khâu lên lớp ở đầu giờ học cần để một khoảng trống cho người đứng lớp sáng tạo cho phù hợp với HS ở từng địa phương cụ thể. 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Thực chất thiết kế ghi: “Hoạt động 3- Hướng dẫn đọc – hiểu khái quát” là đọc hiểu phần Tiểu dẫn- nghĩa là tìm kiếm ở đó những thông tin về tác giả và giải thích văn bản. Đọc hiểu khái quát tức là phải nhìn khái quát văn bản: Văn bản có mấy phần? Ý lớn ở từng phần là gì? Với Văn bia của Thân Nhân Trung thì HS cần có một cái nhìn khái quát như sau: Văn bản gồm hai phần: Phần đầu nói về vai trò quan trọng của hiền tài đối với đất nước và sự “quý chuộng” kẻ sĩ của các “thánh đế minh vương” triều nhà Lê. Phần sau là nói rõ lí do “Thánh minh cho dựng bia đề danh đặt ở cử Hiền Quan”, bởi vì “việc dựng tấm bia đá này ích lợi rất nhiều” (khuyến khích kẻ sĩ gắng sức giúp vua và ngăn chặn sự hư hỏng của họ) * Hoạt động 4- Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết Câu hỏi: Xác định hệ thống luận điểm trong văn bản. Phần Định hướng trả lời lại chỉ nêu được một luận điểm ( Hiền tài là nguyên khia quốc gia) còn lại, các dòng sau không phải là luận điểm, đó chỉ là tiêu đề. - Những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thánh đế minh vương đối với hiền tài - Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ Nếu là luận điểm thì phải trích các câu sau: - “Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng” - “Việc dựng bia đá này ích lợi rất nhiều” * Hệ thống câu hỏi trong Hoạt động 4 như sau: - Em hiểu câu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” như thế nào? - Tác giả đã phát triển luận điểm này như thế nào? - Các “thánh đế minh vương” đã làm gì để khuyến khích hiền tài? - Vậy ý nghĩa của việc bia đá đề danh là gì? 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Định hướng trả lời các câu hỏi trên đều tái hiện đầy đủ ý như trong văn bản. Đây là việc làm cần thiết nhưng chưa đủ, cần tiến thêm một bước nữa: Khơi gợi HS suy nghĩ, bộc lộ cảm xúc trước sự quý chuộng kẻ sĩ của cha ông ta xưa (nhận thức đúng đắn, việc làm cụ thể); khơi gợi HS phát hiện và bình luận nghệ thuật lập luận của tác giả: Mở đầu bằng một luận điểm, chứa đựng cả một nhận thức, một tư tưởng về vai trò trọng đại của kẻ sĩ trong quan hệ với quốc gia – Tiếp đến là nói tới những đối đãi của triều đình đối với kẻ sĩ và tiếp theo là nói rõ vì sao lại khắc bia đề danh tiến sĩ. Cuối cùng nhắc lại luận điểm ban đầu: “Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai... để củng cố mệnh mạch cho nhà nước”, tức là nhấn mạnh lại: Kẻ sĩ có liên qua đến vận mệnh của đất nước. Lập luận như vậy là rất chặt chẽ. Tóm lại: Đây là một thiết kế bài giảng tuy rất bài bản nhưng lại chưa hướng sự chú ý của HS vào trọng tâm bài học một cách đầy đủ: - Triều đại nhà Lê nhận thức về vai trò của kẻ sĩ như thế nào? - Triều đình nhà Lê đã : “chiêu hiền, đãi sĩ” ra sao? - Ý nghĩa của việc dựng bia đề danh của vua Lê Thánh Tông? Hệ thống câu hỏi chỉ thiên về tái hiện chứ không chú ý khơi gợi HS suy nghĩ, bộc lộ cảm xúc, khám phá nghệ thuật lập luận của tác giả. 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên CHƢƠNG III THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 1. Thiết kế bài học thể loại Tựa và thể loại Văn bia 1.1 Thiết kế bài học Tựa “ Trích diễm thi tập” I- Định hướng dạy học 1. Tựa Là bài viết đặt ở đầu sách do tác giả hoặc người khác được tác giả mời viết. Bài Tựa thường nêu rõ quan điểm của người viết về một số vấn đề liên quan đến cuốn sách: Lí do làm sách, phương pháp làm sách, đặc diểm cuốn sách... Bài Tựa của người xưa giống với “Lời nói đầu” của người ngày nay. Tựa cũng như “lời nói đầu” đều thuộc thể văn nghị luận, nghĩa là người viết trình bày trực tiếp những ý kiến, quan niệm của mình về một vấn đề gì đó bằng những luận điểm, luận cứ, lí lẽ theo một cách lập luận nào đó. Bởi vậy, tìm hiểu một bài Tựa là tìm hiểu ý kiến, quan niệm của người viết và nhiệt huyết của tác giả bộc lộ qua nghệ thuật lập luận và lời lẽ trong bài Tựa. 2. Bài tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương ở thế kỷ XV tuy là một bài văn nghị luận nhưng chứa ở trong đó ba tầng nghĩa: 2.1. Tầng nghĩa thứ nhất là những gì tác giả trình bày trong bài Tựa, nói cách khác là nội dung bài Tựa. + Thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời là vì nhiều lí do ( Bốn lí do chủ quan, hai lí do khách quan. + Cũng vì thế mà “Đức Lương này học làm thơ... thì không khảo cứu vào đâu được”. Hai điều bức xúc trên đã thôi thúc tác giả sưu tầm, biên soạn cuốn “Trích diễm thi tập” ( “Diễm thi” là thơ hay. “Trích diễm thi tập” là tuyển tập những bài thơ hay). 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Những việc đã làm khi biên soạn cuốn sách ( tìm tòi, thu lượm, chọn lựa sắp xếp theo từng loại), kết cấu cuốn sách (6 quyển, đặt tên là “Trích diễm”) và niềm tin rằng mình đã góp công lấp được khoảng trống về tư liệu. + Cuối cùng là phần “Lạc khoản” – Ngày tháng viết bài Tựa và tên tuổi, chức tước, quê quán người viết bài Tựa. Từ hai nội dung chính trong bài Tựa (Tính cấp thiết của việc biên soạn cuốn “Trích diễm thi tập” và quá trình biên soạn) và nghệ thuật trình bày của tác giả (lập luận chặt chẽ và tính biểu cảm trong lời lẽ) có thể giúp HS nắm được đặc điểm của thể Tựa. 2.2. Tầng nghĩa thứ hai là: Hình tượng tác giả Ở bài Tựa này ta thấy chân dung tác giả hiện lên rất sinh động và chân thực: Một trí thức của nước Đại Việt rất giàu lòng yêu nước, mà biểu hiện cụ thể là: + Đau xót trước thực trạng di sản văn hóa của cha ông ta không được bảo tồn: “Than ôi! một nước văn hiến xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản, mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chả đáng thương xót lắm sao!” + Biến nỗi bức xúc đó thành hành động cụ thể: “Tôi không tự lượng sức mình, muốn sửa lại điều lối cũ... trách nhiệm nặng nề mà tài hèn sức mọn, tìm quanh, hỏi khắp...thu lượm thêm thơ các vị hiện đang làm quan...chọn lấy bài hay, chia xếp theo từng loại...”. Rõ ràng Hoàng Đức Lương đã thể hiện rõ ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản thơ văn của dân tộc và cả ý thức độc lập tự chủ văn hóa dân tộc (Muốn sánh ngang với Trung Quốc). Chính Hoàng Đức Lương là người mở đường cho truyền thống sưu tầm, biên soạn các công trình hợp tuyển thơ văn mà các thế hệ sau kế tục mãi cho đến bây giờ. + Rõ ràng ông là người có tâm huyết với di sản văn hóa dân tộc. Dù không trực tiếp nói ra nhưng ông vẫn bày tỏ niềm tự hào về nền văn hiến,văn 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hóa dân tộc và kín đáo chê trách những viên quan có quyền chức, giữ trọng trách nhưng không làm tròn bổn phận giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc. Ông cũng ngầm chê trách các “viên quan nhàn tản” tuy có nhiều thời giờ nhưng lại đều “không để ý đến” việc sưu tầm thơ văn của tiền nhân. Ông cũng ngầm phê phán luật lệ quản lí hà khắc của nhà vua trong việc khắc in các tác phẩm thơ văn.... + Hoàng Đức Lương còn là một tri thức Nho học rất khiêm nhường. Qua những lời lẽ của ông ở bài Tựa này, người đọc ngày nay còn biết được lời ăn, tiếng nói vừa nhún nhường khiêm tốn, vừa sâu sắc của các nhà Nho thời xưa: “Tôi không tự lượng sức mình, muốn sửa lại điều lối cũ... trách nhiệm nặng nề mà tài hèn sức mọn... ở cuối các quyển ấy, mạn phép phụ thêm mấy bài vụng về do tôi viết, cốt để làm sách dạy trong gia đình...” .Người phương Đông thời trung đại thường hay khiêm nhường khi nói về mình như vậy. 2.3. Tầng nghĩa thứ ba: Không khí thời đại + Bài Tựa này được tác giả viết vào năm 1497, vào thời vua Lê Thánh Tông. Đây là thời kì phục hưng của nước Đại Việt sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, trong đó có sự phục hưng về văn hóa. Thời đó có thực trạng về “thơ văn không được lưu truyền hết ở đời”, có cả nhu cầu thưởng thức văn thơ, nhu cầu sưu tầm biên soạn thơ văn của tiền nhân. + Qua bài Tựa này người đọc ngày nay còn biết thêm được quan niệm của người ở thời trung đại về bản chất thẩm mĩ của thơ văn: “Đến như thơ văn thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon , không thể đem mắt tầm thường xem, miệng tầm thườg mà nếm được.”. Nói theo cách nói của ngày nay thì: Thơ văn là món ăn tinh thần cao cấp, có tính đặc thù, chỉ có những người am tường thơ văn mới có thể cảm nhận được cái hay của nó. Vì vậy, công việc truyền bá văn chương cũng đòi hỏi phải có những người có 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên học vấn, có tài năng, lòng yêu thơ văn, đức tính kiên trì, ý thức trách nhiệm... và cần có cả điều kiện vật chất và sự ủng hộ của nhà cầm quyền... Nhưng không thể đưa tất cả những gì nói ở trên vào bài dạy được, chúng ta chỉ có thể tập trung vào hai nội dung chính của bài Tựa và mấy nét về chân dung tác giả. - Tính cấp thiết của việc biên soạn cuốn “Trích diễm thi tập” + Lí do khiến thơ văn không được lưu truyền hết ở trên đời. + Nhu cầu bức thiết của người muốn được học làm thơ. - Quá trình biên soạn “Trích diễm thi tập” của tác giả. - Vài nét về chân dung tác giả Hoàng Đức Lương. Đó chính là định hướng dạy học văn bản Tựa của Hoàng Đức Lương. II- Tiến trình dạy học 1. Tiếp xúc bước đầu với bài Tựa 1.1.Đọc văn bản và giả thích tên cuốn sách - GV và HS đọc văn bản một lượt để tạo hứng thú bước vào giờ học. - Trích diễm thi tập (Trích: Tuyển chọn, diễm: đẹp (diễm lệ), thi: thơ, diễm thi: thơ hay): Công trình sưu tầm, biên soạn của Hoàng Đúc Lương về những bài thơ hay từ thời Trần đến đầu thời Hậu Lê. Tựa ( tự): Trình bày, thuyết minh. Tựa còn được gọi là “Lời nói đầu” hay “Lời giới thiệu”. Thể văn Tựa có hai đặc điểm: - Luôn đặt ở đầu cuốn sách, nói rõ lí do và quá trình làm sách - Thường thiên về văn nghị luận, đôi khi được kết hợp với tự sự mang thêm sắc thái trữ tình. Bài tựa’ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương thiên về nghị luận, có lập luận chặt chẽ và chất trữ tình hòa quyện vào chất nghị luận. Thực chất đây là bài nghị luận thời cổ. 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.2. Giới thiệu tác giả Hoàng Đức Lương sống ở thế kỉ XV, nguyên quán ở tỉnh Hưng Yên, trú quán ở Hà Nội, đỗ tiến sĩ năm 1478, viết lời Tựa cuốn Trích diễm thi tập vào năm 1497. 1.3. Kết cấu văn bản: Bài Tựa có kết cấu như sau: Phần 1: Sự cấp thiết của việc sưu tầm thơ ca dân tộc - “Thơ văn không đựoc lưu truyền hết ở trên đời là vì nhiều lí do” - “Đức Lương học làm thơ...không khảo cứu vào đâu được” Phần 2: Quá trình tác giả biên soạn” Trích diễm thi tập” và cấu tạo bộ sách Phần 3: Thời điểm và tên tuổi, chức tước, quê quán người biên soạn (lạc khoản). 2. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật bài Tựa 2.1. Tính cấp thiết của việc biên soạn Trích diễm thi tập Gợi dẫn 1: Mạch lập luận của tác giả được bắt đầu từ việc trình bày thực trạng di sản văn thơ bị thất truyền. Theo tác giả, có mấy nguyên nhân khiến cho “thơ văn không được lưu truyền hết ở đời”? Yêu cầu: Mở đầu bài Tựa Tiến sĩ Hoàng Đức Lương nói ngay đến một thực trạng đáng buồn:” “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời”. Tác giả trình bày rõ ràng từng lí do một theo lối quy nạp (Đi từ những hiện tượng sự kiện đến kết luận). - Lí do thứ nhất: Thơ văn là món ăn tinh thần cao cấp, đặc thù, chỉ có thi nhân mới cảm nhận được vẻ đẹp, vị ngon của nó. - lí do thứ hai: Những bậc danh Nho làm quan to thì bận việc, các viên quan nhàn tản chức thấp thì không để ý đến. - Lí do thứ ba: Người thích thơ văn thì ngại công việc nặng nhọc, tài lực kém cỏi, làm được nửa chừng rồi bỏ dở. 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Lí do thứ tư: Thơ văn thời Lí - Trần, nếu không được lệnh vua, không giám khắc ván lưu hành. Ngoài hai lí do trên còn hai lí do khác nữa - “Trải qua mấy triều dại lâu dài” bản thảo “Tan nát, trôi chìm” - Qua mấy lần binh lửa, bản thảo “Rách nát, tan tành” Nói cách khác thời gian và chiến tranh đã hủy hoại sách vở Gợi dẫn 2: Thực trạng đó đã khiến cho tác giả lâm vào tình huống như thế nào? Yêu cầu: Thực trạng trên đã khiến cho tác giả lâm vào tình hống rất bức xúc: - “Đức Lương này học làm thơ, chỉ trông vào thơ bách gia đời nhà Đường còn như thơ văn Lí, Trần thì không khảo cứu vào đâu được”. - Do vậy mà tác giả rất đau xót vì lòng tự hào dân tộc bị tổn thương: “Than ôi! Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản, mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chả đáng thương xót lắm sao!” . Ở đây ta nhận thấy rõ ràng đặc điểm văn nghị luận của Hoàng Đức Lương vừa lập luận chặt chẽ, vừa đậm tính biểu cảm bằng những lời cảm thán chân thành, thiết tha. Gợi dẫn 3: Hai điều trên được trình bày nối tiếp nhau trong bài Tựa đã làm toát lên vấn đề gì? Yêu cầu: Hai diều trên được trình bày nối tiếp nhau làm toát lên một vấn đề: Tính cấp thiết của việc sưu tầm, biên soạn cuốn Trích diễm thi tập – nghĩa là việc sưu tầm, biên soạn thơ văn của người xưa và người ngày nay đã trở thành cấp thiết không thể trì hoãn được. Việc biên soạn cuốn sách vừa là do nhu cầu của thời đại vừa là do nỗi bức xúc riêng của tác giả. Bởi thế tác giả đã không thể không bắt tay ngay vào công việc. 2.2. Quá trình làm sách của tác giả. 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Gợi dẫn 4: Tiến sĩ Hoàng Đức Lương đã làm cuốn Trích diễm thi tập như thế nào? Kết quả ra sao? Yêu cầu: Do thực trạng văn thơ bị thất tán như đã nói ở trên, khi bắt tay vào làm sách, Hoàng Đức Lương đã gặp rất nhiều khó khăn: “Sách cũ không còn bao nhiêu, trách nhiệm nặng nề mà tài hèn sức mọn, tìm quanh, hỏi khắp nhưng số thơ thu lượm được cũng chỉ là một hai phần trong số muôn nghìn bài” + Bởi thế ông đã phải “thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều, chọn lấy bài hay, chia xếp theo từng loại... mạn phép phụ thêm những bài vụng về do tôi viết” + Kết quả là làm được 6 quyển, đặt tên là Trích diễm ( Tuyển tập những bài thơ hay). Đây là bộ sách sưu tầm, biên soạn những bài thơ hay của các tác giả từ đời Trần đến đời Hậu Lê và thơ của chính Hoàng Đức Lương. 3. Tìm hiểu hình tượng tác giả Gợi dẫn 5: Qua nội dung và lời lẽ ở bài Tựa này, anh ( chị) hình dung được gì về chân dung tác giả Hoàng Đức Lương? Yêu cầu: Qua bài Tựa, người đọc nhận thấy chân dung tác giả hiện lên rất sinh động, chân thực và gần gũi. Đây là một trí thức Nho học thời Lê có lòng yêu nước sâu sắc. Điều đó thể hiện ở tấm lòng và việc làm của ông đối với di sản văn hóa của dân tộc. - Trước hết ông có ý thức sâu sắc về nền văn hiến của dân tộc “Nước ta từ nhà Lí, nhà Trần dựng nước đến nay vẫn có tiếng là nước văn hiến....lẽ nào không có người hay”, “Than ôi! một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản (văn hiến là truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp). Nỗi đau xót trước thực trạng đó của ông thể hiện rõ ý thức độc lập dân tộc của một trí thức Đại Việt. 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Bởi vậy mà ông có ý thức, trách nhiệm, thực sự tâm huyết với di sản thơ văn của dân tộc. Ông không chỉ nêu ra vấn đề, bàn luận vấn đề đó, mà còn là người trực tiếp thực hiện bộ sưu tầm, biên soạn thơ văn của người thời xưa và người đương thời thành sách để lưu lại cho đời sau. Ông là người mở đường để xây dựng nên truyền thống sưu tầm, biên soạn các hợp tuyển thơ văn của dân tộc ta. 1.2. Thiết kế bài dạy học “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” I - Định hướng dạy học Văn bia là thể loại rất quen thuộc trong văn học trung đại. Đây là lần đầu tiên HS được tiếp xúc với thể loại này. Bằng hệ thống lời gợi dẫn, GV sẽ hướng dẫn HS làm việc trên văn bản, giúp các em hiểu được nội dung của bài Văn bia: - “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” - Chính sách trọng đãi người tài của triều đại Lê Thánh Tông - Lợi ích của việc dựng tấm bia đá Đồng thời cũng khơi gợi cho HS phát hiện ra những nét độc đáo trong nghệ thuật kết cấu, lập luận, ngôn ngữ của tác giả. II – Tiến trình dạy học 1. Tiếp xúc bước đầu với tác phẩm a) Đọc văn bản và giải thích từ ngữ - Đọc toàn bộ văn bản, giọng đọc nghiêm cẩn, thể hiện được ý kiến của tác giả về vai trò quan trọng của hiền tài đối với quốc gia, về chính sách trọng đãi nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông, về ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ. - Mặc dù SGK đã chú giải đầy đủ các từ khó, GV vẫn phải giải thích cặn kẽ câu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”: “Hiền tài” là người có tài cao, học rộng và có đạo đức. Nguyên khí là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật. Ở đây câu văn ấy có ý nghĩa là: Người có tài cao, học 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên rộng và có đạo đức có quan hệ sống còn với sự thịnh suy của đất nước. Câu nói này thể hiện một nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của người tài đối với quốc gia, thể hiện thái độ quý trọng người tài. b) Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Thân Nhân Trung (1418- 1499), người Bắc Giang, đỗ tiến sĩ năm 1469, nổi tiếng văn chương, được vua Lê Thánh Tông tin dùng. - Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba được Thân Nhân Trung viết năm 1484 thời Hồng Đức, đặt ở Văn Miếu (Hà Nội). Văn bia là những bài văn khắc trên bia đặt ở chùa chiền, đền miếu, lăng mộ... để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện quan trọng, thường được viết bằng văn xuôi ( chữ Hán). 2. Tìm hiểu cấu trúc văn bản Gợi dẫn 1: văn bản đoạn trích có mấy ý và các ý đó liên kết với nhau như thế nào? Yêu cầu: - Mở đầu tác giả khẳng định vai trò quan trọng của người có tài cao, đức trọng đối với quốc gia. - Vì nhận thức rõ nên triều đình (Thời Lê Thánh Tông) đã thực thi chính sách trọng hiền tài (đặt lễ xướng danh, ban mũ áo, đãi yến, làm lễ vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao). - Song, “ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ”, cho nên nhà vua cho khắc bia tiến sĩ, đặt ở Văn Miếu để khích lệ “kẻ sĩ” “rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”, “ra sức báo đáp”, sự “đề cao rất mực” của triều đình. Như vậy, “việc dựng tấm bia đá này ích lợi rất nhiều: kẻ ác lấy đó là răn, người thiện theo đó mà gắng”. 3. Tìm hiểu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Gợi dẫn 2: Thân Nhân Trung viết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.Anh ( chị) hiểu câu nói đó như thế nào? Các vua chúa anh minh ngày xưa có nhận thức rõ mối quan hệ giữa hiền tài với quốc gia không? Yêu cầu: - Câu nói của Thân Nhân Trung thể hiện rõ nhận thức của ông về vai trò quan trọng của hiền tài đối với sựu tồn vong và thịnh suy của đất nước: “Nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Tác giả giải thích rõ ràng, khúc triết, lời lẽ mang tính khẳng định cao. - Để chứng minh cho luận điểm đó của mình, tác giả nêu ra một vài dẫn chứng: “Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế” cho nên “ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ”. Lập luận như vậy là rất chặt chẽ. 4. Tìm hiểu chính sách trọng đãi nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông Gợi dẫn 3: Theo Thân Nhân Trung thì triều đình nhà Lê thời đại Lê Thánh Tông đà làm những gì và đang làm những gì để thể hiện sự trọng đãi nhân tài? Yêu cầu: - “Triều đình mừng được người tài không có việc gì là không làm đến mức cao nhất": “nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ”. Sử sách đã cho ta biết: Từ năm 1439, nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao để khuyến khích nhân tài, phát triển nền giáo dục nước nhà. - “Tuy vậy, thánh minh lại cho rằng chuyện hay, việc tốt( (...) chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá đề danh đặt ở Hiền quan”, mục đích 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên là “khiến cho kẻ sĩ trong vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”. 5. Tìm hiểu lợi ích của việc dựng tấm bia đá Gợi dẫn 4: Thân Nhân Trung đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứg nào để nói rõ lợi ích của việc dựng tấm bia đá ghi tên tiến sĩ? Lời van và cách lập luận ở đây khác với đoạn trên ở điểm nào? Yêu cầu: - Để làm rõ lợi ích của việc dựng tấm bia đá khắc tên hiền tài, tác giả đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng sau: + Dựng bia đá để làm cho “kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọnmà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp”. Lí lẽ này được thể hiện bằng câu văn cảm thán nên có tác dụng gợi cảm xúc rất lớn. + Dẫn chứng thực tế: Có người đỗ “đã đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình ( ...), được quốc gia tin dùng”. Nhưng cũng có “Những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác, có lẽ vì lúc còn sống họ chưa được nhìn tấm bia này”. + Từ lí lẽ và dẫn chứng đó, tác giả kết luận : “Thế thì việc dựng tấm bia đá này ích lợi rất nhều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn rũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước”. - Nếu như ở đoạn trên, tác giả lập luận theo lối diễn dịch, thì ở đoạn này, ông lại lập luận theo lối quy nạp. Đoạn văn dùng nhiều câu cảm thán (“Ôi, kẻ sĩ...”) và câu nghi vấn (“ví thử hồi đó...nảy sinh như vậy được?”).. Cách diễn đạt của tác giả (qua bản dịch). rất đậm tính dân tộc: “ví thử hồi đó...thế thì...Thánh thần đặt ra đâu phải là vô dụng”. 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6. Khắc sâu ấn tượng về tác phẩm Gợi dẫn 5: Từ thời Lê ( Hậu Lê), ông cha ta đã có chính sách trọng đãi người tài như vậy. Ngày nay Đảng và nhà nước ta đang phát huy truyền thống đó của ông cha. Anh( chị) có suy nghĩ, đề xuất gì với Nhà nước về chính sách trọng đãi người tài? Yêu cầu: HS trao đổi, thảo luận tự do 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2. Thực nghiệm sƣ phạm 2.1. Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm sƣ phạm Muốn đánh giá được hiệu quả của một phương án dạy học nào đó thì phải dựa vào kết quả trong quá trình hoạt động thực tiễn của nó. Nghĩa là phương án dạy học đó phải đựơc đem ra thực dạy trong nhà trường. Vì thế thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng giúp chúng tôi kiểm tra, đánh giá được tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Hơn nữa, qua quá trình thực nghiệm chúng tôi có thể sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện phương án dạy học Tựa và Văn bia theo đặc trưng thể loại. 2.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm - Đối tượng thực nghiệm: Hai văn bản Tựa “Trích diễm thi tập” và “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 10, bởi vậy đối tượng thực nghiệm đề tài nghiên cứu của chúng tôi chính là học sinh lớp 10. - Địa bàn thực nghiệm: khi bắt tay vào thực hiện đề tài, chúng tôi luôn tâm nguyện đề tài của chúng tôi sẽ được đem đến thực nghiệm ở nhiều địa bàn khác nhau với các đối tượng học sinh lớp 10 ở những môi truờng văn hóa khác nhau. Thế nhưng, vì điều kiện thời gian không cho phép nên chúng tôi chỉ có thể thực ngiệm ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn: Trường THPT thị trấn Nà Phặc – Huyện Ngân Sơn- Tỉnh Bắc Kạn. Trường THPT thị trấn Chợ Mới- Huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn. Mỗi trường chúng tôi chọn ra hai lớp , một lớp thực nghiệm, một lớp đối chứng. Danh sách cụ thể các lớp như sau: Trường THPT thị trấn Nà Phặc: Lớp thực nghiệm: 10A ( Sĩ số: 45, Giáo viên dạy: Chu Thị Hội) 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lớp đối chứng : 10B ( sĩ số: 45, giáo viên dạy: Chu Thị Hội) Trường THPT thị trấn Chợ Mới: Lớp thực nghiệm: 10A1 ( Sĩ số 44, giáo viên dạy: Hoàng Thị Hồng) Lớp đối chứng: 10 A2 ( sĩ số 45, giáo viên dạy: Hoàng Thị Hồng) Nhận xét chung - Về phía GV: Hai giáo viên tham gia thực nghiệm đều là hai giáo viên tâm huyết với nghề, có tay nghề vững vàng. - Về phía HS: Hai trường mà chúng tôi lựa chọn để thực nghiệm đều có điều kiện văn hóa xã hội tương đương nhau. Vì thế, về năng lực nhận thức và nề nếp học tập của học sinh giữa hai trường không có sự chênh lệch đáng kể. Kết quả học tập của số học sinh thuộc hai lớp 10 của hai trường trên được đánh giá là tương đương nhau. 2.3. Phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm Quá trình thực nghiệm được tiến hành như sau - Thiết kế bài giảng phục vụ cho hoạt động dạy học về hai loại văn bản: Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương và “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung theo đặc trưng thể loại. - Trao đổi với các GV tham gia thực nghiệm, tìm hiểu đặc điểm của HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Mỗi tiết thực nghiệm, chúng tôi bắt đầu lần lượt bằng các thao tác sau: + Trao đổi để các GV nắm rõ về mục đích, ý nghĩa và cách thức tiến hành thực nghiệm trong từng bài. Phân tích chỗ khác nhau của phương án dạy học hai loại văn bản này theo đặc trưng thể loại với các phương án dạy học khác, chỉ rõ phương pháp cần thực hiện. Dự kiến cách giải quyết những tình huống gặp phải trong giờ dạy học. + Đưa bản thiết kế bài dạy cho các GV nghiên cứu trước, tiếp thu những ý kiến tích cực từ phía các GV để bổ sung hoàn chỉnh bản thiết kế. 94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Trao phiếu điều tra cho GV lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để tổ chức cho HS thực nghiệm đối chứng. + Quan sát quá trình hoạt động dạy học của GV và HS ở trên lớp để thấy rõ hơn khả năng thực hiện phương án dạy học này của GV và cũng như khả năng tiếp nhận văn bản của HS. + Chúng tôi cũng quan sát quá trình thực hiện các yêu cầu trong phiếu điều tra để đảm bảo tính khách quan của kết quả điều tra. Sau đó thu lại phiếu điều tra để tổng hợp kết quả. Cuối cùng là gặp gỡ trao đổi với các GV về những thận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện thiết kế bài giảng thực nghiệm. Đồng thời gặp gỡ trao đổi với HS . 2.4. Nội dung thực nghiệm Chúng tôi thiết kế hai giáo án thử nghiệm về hai loại văn bản: Tựa và Văn Bia trong chương trình Ngữ văn 10. Cụ thể: Giáo án 1: Tiết 63: Văn bản: Tựa “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương ( SGK Ngữ văn 10 , tập 2) Giáo án 2: Tiết 64: Đọc thêm văn bản: “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung ( SGK Ngữ văn 10, tập 2) Thiết kế giáo án của chúng tôi dựa trên nguyên tắc : Luôn hướng tới mục đích của việc thực hiện đề tài, đó là: Giúp thầy trò THPT tiếp cận hai loại văn bản mới được đưa vào giảng dạy trong nhà trường ( Tựa và Văn Bia) theo đặc trưng thể loại, tạo thuân lợi cho HS hoạt động để có hiệu quả hơn trong giờ học. Chính vì vậy mà mục tiêu quan trọng nhất của phương án chúng tôi chính là giúp thầy trò THPT tiếp cận hai loại văn bản này từ góc độ thể loại mà khám phá được giá trị đích thực về nội dung và nghệ thuật của văn bản. 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Quá trình thực nghiệm diễn ra như trong thiết kế đã được trình bày ở phần 1 của chương này. 2.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm * Mục đích của việc đánh giá Chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả thực nghiệm để thấy được: - Hiệu quả của phương án dạy học hai loại văn bản Tựa và Văn bia theo đặc trưng thể loại. - Cách thức tiến hành dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại trong nhà trường. - Tác dụng của giáo án thực nghiệm * Phương pháp đánh giá Tổmg hợp kết quả nhận thức và kĩ năng của HS qua bài kiểm tra viết trắc nghiệm và kiểm tra bằng câu hỏi phát vấn tại lớp. * Nội dung đánh giá Để đánh giá kết quả nhận thức của HS qua bài học, chúng tôi nêu ra hệ thống câu hỏi với nội dung bám sát những kiến thức mà các em vừa được học. 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM - Thống kê kết quả thực nghiệm giáo án: Tựa “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương. + Trƣờng THPT Nà Phặc - Ngân Sơn – Bắc Kạn Kết quả Trả lời Tốt Đạt yêu cầu Yếu kém Thể nghiệm Đối chứng Thể nghiệm Đối chứng Thể nghiệm Đối chứng Số HS 17/45 10/45 23/45 27/45 5/45 8/45 Tỉ lệ% 37,7 22,2 51,1 60 11,1 17,7 + Trƣờng THPT Chợ Mới – Chợ Mới – Bắc Kạn Kết quả Trả lời Tốt Đạt yêu cầu Yếu kém Thể nghiệm Đối chứng Thể nghiệm Đối chứng Thể nghiệm Đối chứng Số HS 15/44 9/45 25/44 29/45 4/44 7/45 Tỉ lệ% 34,1 20 56,8 64,4 9 15,5 - Thống kê kết quả thực nghiệm giáo án: “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” Thân Nhân Trung. 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Trƣờng THPT Nà Phặc – Ngân Sơn – Bắc Kạn Kết quả Trả lời Tốt Đạt yêu cầu Yếu kém Thể nghiệm Đối chứng Thể nghiệm Đối chứng Thể nghiệm Đối chứng Số HS 16/45 9/45 26/45 24/45 3/45 12/45 Tỉ lệ% 35,5 20 57,75 53,3 6,6 26,6 + Trƣờng THPT Chợ Mới – Chợ Mới – Bắc Kạn Kết quả Trả lời Tốt Đạt yêu cầu Yếu kém Thể nghiệm Đối chứng Thể nghiệm Đối chứng Thể nghiệm Đối chứng Số HS 14/44 8/45 26/44 22/45 4/44 15/45 Tỉ lệ% 31,8 17,7 59,1 48,8 10 33,3 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.6. Kết luận chung về thực nghiệm Trong khoảng thời gian cho phép, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm được bốn tiết học với hai thiết kế giáo án của chúng tôi. Với số lượng giờ thực nghiệm còn hạn chế và địa bàn thực nghiệm chưa thật phong phú như vậy, chưa thể khẳng định hoàn toàn sự thành công của đề tài mà chúng tôi nghiên cứu. Tuy vậy, qua việc đối chứng, đề tài nghiên cứu này đã đem lại kết quả khả quan giúp chúng tôi vững tin vào khả năng ứng dụng đề tài vào thực tế dạy học. Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: - Đối với giáo viên: Khi tiến hành thực thi giáo án do chúng tôi thiết kế, giáo viên cả hai trường không gặp phải bất kì trở ngại nào. Các yêu cầu mà thiết kế chúng tôi đề ra đều được các giáo viên thực hiện tốt. Thời gian thực hiện mỗi giáo án thiết kế của các giáo viên là đúng 45 phút. Các phần trong bài học được thực hiện theo trình tự, lô gích chặt chẽ làm nổi bật được trọng tâm của từng phần và từng bài học. Đặc biệt, mỗi bài học đã thể hiện được sự vận dụng phương pháp dạy học văn hiện đại, thầy giáo có vai trò điều khiển, hướng dẫn HS khám phá giá trị tác phẩm văn chương và hình thành phương pháp, kĩ năng... - Đối với HS: Hệ thống lời gợi dẫn dễ hiểu, hợp lí mà chúng tôi đưa ra trong thiết kế đã tạo được không khí sôi nổi trong giờ học. HS luôn tích cực, chủ động khám phá từng đơn vị kiến thức rồi khái quát thành kĩ năng ,phương pháp... Điểm đặc biệt mà thiết kế của chúng tôi đem lại là phần nào đã tạo được hứng thú cho HS khi tiếp nhận hai loại văn bản này. - Kết quả thể nghiệm: Bảng thống kê kết quả thể nghiệm đã cho thấy rõ số bài làm của HS đạt kết quả tốt tăng lên đáng kể, đồng thời số bài làm của HS bị yếu kém giảm xuống. Đây chính là sự đánh giá khách quan kết quả đề tài chúng tôi đem lại. 99 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Kết quả bước đầu như vậy đã cho thấy tính khả quan của việc ứng dụng đề tài: Dạy học văn bản Tựa và Văn Bia theo đặc trưng thể loại vào thực tế. Tuy nhiên, để phương án dạy học này đem lại kết quả như mong muốn đòi hỏi mỗi GV bộ môn phải nỗ lực rất nhiều trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm...luôn tâm huyết với nghề và linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp dạy học. 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KẾT LUẬN Trong cuốn “Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại” của GS. Trần Thanh Đạm có ghi: “Giảng dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy tác phẩm trong sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, một sự giáo dục đi đúng với quy luật và bản chất của văn học, đồng thời đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất”. Như vậy, dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đến được với những giá trị đích thực của hình thức và nội dung tác phẩm văn chương, đồng thời luôn đảm bảo tính giáo dục.Tách rời tác phẩm văn chương khỏi thể loại với nhưng đặc trưng riêng của nó sẽ dẫn tới việc đánh giá thiên lệch về giá trị của tác phẩm. Luận văn của chúng tôi được thực hiện trên cơ sở của sự nhận thức đúng đắn về việc vận dụng quan điểm trên vào quá trình dạy- học các văn bản văn học nói chung và dạy học văn bản thuộc thể Tựa và thể Văn bia nói riêng. 1) Vấn đề được nêu ra ở luận văn này là: Dạy học hai văn bản Tựa và Văn bia theo đặc trưng thể loại Định hướng dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại là định hướng dạy học lấy đặc trưng thể loại làm xuất phát điểm để đến với giá trị đích thực về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Hai loại văn bản: Tựa và Văn bia thuộc lối văn nghị luận thời trung đại, nó có những nét đặc trưng riêng về hình thức nghệ thuật, quy định nội dung phản ánh. Vì thế, nó đòi hỏi phải được tiếp cận phù hợp với đặc trưng thể loại và cách tổ chức HS chiếm lĩnh bằng những phương pháp phù hợp. Luận văn của chúng tôi có nhiệm vụ giải quyết vấn đề đó. 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2) Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, chúng tôi đã cố gắng giải quyết vấn đề được nêu như sau: - Xác định cơ sở lí luận của việc dạy học văn bản thuộc thể Tựa và thể Văn bia theo đặc trưngthể loại. Bao gồm: + Những điểm mới trong chương trình và SGK ( Từ năm học 2002 - 2003 đến năm học 2008 - 2009). + Đặc trưng thể loại Tựa + Đặc trưng thể loại Văn bia - Xác định cơ sở lí luận của việc dạy học văn bản thuộc thể Tựa và thể Văn bia theo đặc trưng thể loại: + Thực tiễn dạy – học văn bản Tựa “Trích diễm thi tập” trong SGK Ngữ văn 10. + Thực tiễn dạy – học văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia trong SGK Ngữ văn 10. - Luận văn đã tìm hiểu hầu hết các phươngg án của các nhà sư phạm đề xuất về hai văn bản này( tường thuật trung thành các phương án dạy học văn bản Tựa “Trích diễm thi tập” và văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia trong SGK Ngữ văn 10 và nhận xét về các phương án mà các nhà sư phạm đưa ra): + Phương án dạy học Tựa “Trích diễm thi tập” của hoàng Đức Lương trong SGV Ngữ văn10 ( bộ chuẩn và bộ nâng cao). + Phương án dạy học Tựa “Trích diễm thi tập” của nhà giáo Phạm Thu Hương + Phương án dạy học Tựa “Trích diễm thi tập” của TS . Nguyễn Văn Đường + Phương án dạy học Tựa “Trích diễm thi tập” của TS . Nguyễn Hải Châu + Phương án dạy học văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia trong SGV Ngữ văn 10 ( bộ chuẩn) 102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Phương án dạy học văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia của TS Nguyễn Văn Đường 3) Kết quả từ quá trình “Thực nghiệm sư phạm” đã cho thấy rõ những ưu điểm của phương án dạy học trong luận văn của chúng tôi và tính khả thi của việc vận dụng đề tài nghiên cứu vào thực tiễn dạy học.Tuy vậy, luận văn này vẫn có những hạn chế mà chúng tôi chưa khắc phục đựợc: Vì chương trình và SGK mới vừa mới thực thi được hai năm nên việc tìm hiểu tình hình dạy học hai văn bản này chưa thật sự đầy đủ như chúng tôi mong muốn; việc khảo sát khả năng tiếp nhận của thầy – trò ở vùng núi chúng tôi còn hạn chế về nhiều mặt; đề tài chưa có điều kiện tổ chức thực nghiệm được nhiều. Hơn nữa, để những ưu điểm của phương án dạy học văn bản thuộc thể Tựa và thể Văn bia theo đặc trưng thể loại thật sự phát huy hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực vận dụng và mức độ linh hoạt của mỗi GV. Chúng tôi hy vọng rằng, với những kết quả đạt được từ phương án dạy học này, các giáo viên sẽ có được những kinh nghiệm khoa học bổ ích cho việc tiếp cận tác phẩm văn chương trong nhà trường. 4) Đề tài nghiên cứu của luận văn chúng tôi là đề tài mở: Cách nghiên cứu được thực thi ở luận văn này đối với hai thể loại Tựa và Văn bia có thể mở rộng để thực hiện với các thể loại khác, vừa mới được đưa vào chương trình (sử kí, bình sử...) . Sau này nếu có điều kiện chúng tôi tiếp tục mở rộng đề tài./. 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo – SGV Ngữ văn 10, tập 1 (bộ chuẩn). NXB Giáo dục, 2006. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo – SGK Ngữ văn 10, tập 2 (bộ chuẩn). NXB Giáo dục, 2006. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo – SGK Ngữ văn 10, tập 1 (bộ nâng cao). NXB Giáo dục,2006. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo – SGK Ngữ văn 10, tập 2 (bộ nâng cao). NXB Giáo dục, 2006. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo – SGV Ngữ văn 10, tập 2 (bộ chuẩn). NXB Giáo dục, 2006. 6. Bộ giáo dục và Đào tạo – SGV Ngữ văn 10, tập 2 ( bộ nâng cao). NXB Giáo dục, 2006. 7. Hoàng Hữu Bội – Thiết kế dạy học Ngữ văn 10. NXB Giáo dục, 2006. 8. Nguyễn Hải Châu (chủ biên) – Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10. NXB Hà Nội, 2006. 9. Trần Thanh Đạm – Giảng dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại. NXB ... 10. Nguyễn Văn Đường (chủ biên) – Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10. NXB Hà Nội, 2006. 11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi – Từ điển thuật ngữ văn học. NXB Giáo dục,1999. 12. Nguyễn Trọng Hoàn – Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương. NXB Giáo dục, 2001 13. Nguyễn Phạm Hùng – Văn học Lí – Trần nhìn từ góc độ thể loại. NXB Giáo dục,1996. 104 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14. Phan Trọng Luận – Văn chương bạn đọc sáng tạo. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2003. 15.Phan Trọng Luận (chủ biên) – Thiết kế bài học Ngữ văn 10. NXB Giáo dục, 2006. 16. Trần Đình Sử – Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam. NXB Giáo dục, 1999. 17. Nguyễn Khắc Phi ( chủ biên) – Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 10. NXB Giáo dục, 2006. 18. Trần Nho Thìn (chủ biên) – Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10. NXB Giáo dục, 2007. 19. Lê Trí Viễn – Ngữ văn Hán Nôm. NXB...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDạy - học văn bản tựa vàvăn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại.pdf
Luận văn liên quan