Đề tài Đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, triển vọng và giải pháp

Tính cấp thiết của đề tài Du lịch là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội mà nó đem lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế. Trong 40 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 1990, Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Du lịch Việt Nam còn có những khó khăn, hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước. Việt Nam cũng được đánh giá là một đất nước rất an toàn, ổn định về chính trị xứng đáng là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới” Chính vì vậy, số lượng khách quốc tế đến với Việt Nam tính từ năm 1990 đến 1999, tăng 7,5 lần, từ 250 nghìn lượt lên tới 1,78 triệu lượt; từ năm 2000 cho tới 2002, đã tăng từ 2,1 triệu lượt lên tới 2,6 triệu lượt khách. Tuy nhiên, những vấn đề còn tồn tại về công tác quản lý cấp Nhà nước, tay nghề của đội ngũ những người làm du lịch, thời gian cấp Visa, cước phí viễn thông, hơn nữa sự thiếu ổn định về chính trị khu vực Trung Đông, chiến tranh Iraq và đặc biệt dịch cúm lạ gây viêm đường hô hấp cấp vừa xảy ra tại Hà nội cũng đã phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển của nghành du lịch Việt Nam hiện nay. Do vậy, để có được những giải pháp đúng đắn nhằm phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới, chúng ta cần đưa ra sự đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động du lịch Việt Nam là một việc làm hết sức cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá tổng quát tình hình và xu thế phát triển du lịch của các nước trên thế giới và khu vực trong nhữg năm gần đây. Phân tích thực trạng hoạt động du lịch ở Việt Nam, đưa ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong bài khoá luận này, em đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, thông kê, phân tích, đánh giá và so sánh. 4. Bố cục khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận gồm có 3 chương: Chương I: Du lịch và Những Vấn đề Cơ bản về Du lịch Chương II: Thực trạng Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam từ năm 1990 Chương III: Chiến lược và Giải pháp Phát triển Du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Trong quá trình viết khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được thầy cô cùng bạn bè góp ý, chỉ bảo cho kiến thức của em được hoàn thiện hơn. Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn, Thầy giáo hướng dẫn - Thạc sĩ Nguyễn Quang Minh đã nhiệt tình chỉ bảo và cung cấp nhiều tài liệu quý giá cho bài khoá luận của em được hoàn thành tốt đẹp. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cô chú cán bộ của Tổng Cục Du lịch Việt Nam và thầy cô khoa Kinh Tế Ngoại Thương đã giúp đỡ để em hoàn thiện bài khoá luận này. CHƯƠNG I: DU LỊCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH I. Một số khái niệm cơ bản của du lịch 1. Lịch sử của du lịch 2. Bản Chất Của Du Lịch 2.1 Xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch 2.2 Xét từ góc độ chính sách phát triển du lịch quốc gia 2.3 Xét từ góc độ sản phẩm du lịch 2.4 Xét từ góc độ tìm kiếm thị trường 2.5 Xét từ tỷ lệ khách du lịch 3. Một số khái niệm cơ bản của du lịch 4. Những loại hình doanh nghiệp du lịch cơ bản II. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, xu thế phát triển du lịch toàn cầu và khu vực 1. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân 2. Tình hình phát triển du lịch trên thế giới 2.1 Tổng quan hoạt động du lịch thế giới theo vùng 2.2 Du lịch thế giới nhanh chóng ổn định và hồi phục 2.3 Triển vọng du lịch III. Xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế và du lịch thế giới 1. Sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ 2. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới 3. Quan hệ kinh tế quốc tế chuyển từ lưỡng cực sang đa cực 4. Xu hướng phát triển dịch vụ du lịch CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY I. Khái quát quá trình phát triển của ngành du lịch Việt Nam 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ngành du lịch Việt Nam II. Thực trạng kinh doanh du lịch quốc tế ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề còn hạn chế 1. Bối cảnh và tình hình quốc tế ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch quốc tế Việt Nam 1.1 Bối cảnh và tình hình quốc tế 1.2 Kết quả của hoạt động kinh tế đối ngoaị và tình hình trong nước 2. Những kết quả đạt được của hoạt động du lịch quốc tế 2.1 Nhịp độ tăng trưởng khách du lịch hàng năm 2.2 Doanh thu du lịch 2.3 Đào tạo nguồn nhân lực 2.3 Cơ sở vật chất của ngành 2.4 Công tác Quy hoạch du lịch 3. Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế Việt Nam 3.1 Các vấn đề của ngành 3.2 Thủ tục làm Visa du lịch còn nhiều bất cập 3.3 Công tác Marketing chưa được triển khai toàn diện 3.4 Còn nhiều cản trở trong việc cấp giấy phép hoạt động cho các công ty du lịch 3.5 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển 3.6 Còn thiếu cán bộ và nhà quản lý có kỹ năng 3.7 Một số vấn đề liên ngành CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 I. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam và quan điểm phát triển 1. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam 1.1 Nguồn lực nhân văn 1.2 Nguồn lực thiên nhiên 1.3 Dân cư và lao động 1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng 1.5 Đường lối chính sách phát triển du lịch của Chính phủ 1.6 Nguồn lực bên ngoài 1.7 Thị trường Nhật Bản, ASEAN và một số thị trường truyền thống khác 2. Quan điểm phát triển 2.1 Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao 2.2 Phát triển du lịch nhanh và bền vững thành một ngành kinh tế mũi nhọn 2.3 Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đảm bảo hiệu quả cao về chính trị và kinh tế xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá 2.4 Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội II. Mục Tiêu và chiến lược phát triển 1. Mục tiêu tổng quát 2. Mục tiêu cụ thể 2.1 Tăng cường thu hút khách du lịch 2.2 Nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch 2.3 Xây dựng, trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 3. Chiến lược phát triển và một số lĩnh vực chủ yếu của ngành 3.1 Về thị trường và xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch 3.2 Về sản phẩm du lịch 3.3 Về đầu tư phát triển du lịch 3.4 Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 3.5 Về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường 3.6 Về hợp tác quốc tế 4. Định hướng phát triển các vùng du lịch 4.1 Vùng du lịch Bắc Bộ 4.2 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 4.3 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam bộ III. Giải Pháp và tổ chức thực hiện 1. Giải pháp thực hiện 1.1. Đổi mới kiện toàn về tổ chức và cơ chế quản lý 1.2 Giải pháp về cơ chế chính sách 1.3 Về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 1.4 Về xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch 1.5 Về đào tạo và bồi dưỡng nguồn lực du lịch 1.6 Về tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế 2. Tổ chức thực hiện 2.1 Công tác phối kết hợp với các Bộ ngành kiên quan 2.2 Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 2.3 Các doanh nghiệp 2.4 Các hội, Câu lạc bộ và Hiệp hội KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc100 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3210 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, triển vọng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động đã được phát hiện, điển hình là động Phong Nha với chiều dài gần 8km được đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Nguồn nước khoáng của nước ta phong phú có ý nghĩa rất to lớn đối với phát triển du lịch. Đến nay đã phát hiện được hơn 400 nguồn nước khoáng tự nhiên với nhiệt độ từ 27 - 105 độ C. Thành phần hoá học nước khoáng rất đa dạng, từ bicabonat natri đến clorua natri với độ khoáng hoá cao có giá trị đối với du lịch nghỉ dưỡngchữa bệnh. Việt Nam có hệ sinh thái động thực vật rừng đa dạng. Tính đến năm1999 trên phạm vi cả nước đã có 107 khu rừng đặc dụng trong đó có 11 vườn quốc gia, 61 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hoá lịch sử môi trường với tổng diện tích là 2.092.466 ha. Đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái quý giá, nơi bảo tồn khoảng 12.000 loài thực vật, gần 7.000 loài động vật với nhiều loài đặc hữu và quý hiếm, trong đó có vườn quốc gia Ba Bể với hồ thiên nhiên được đánh giá vào loại lớn trên thế giới đang được đề nghị UNESCO xét đưa vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới. Nước ta có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong số khoảng 40.000 di tích có hơn 2000 di tích được nhà nước chính thức xếp hạng. Trong đó quần thể di tích triều Nguyễn ở cổ đô Huế (Thừa Thiên Huế); đô thị cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thê giới. Ngoài các di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực được hoà quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương Đông, đã tạo cho Du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện khai thác thế mạnh về du lịch - văn hoá - lịch sử. Nhìn chung, tài nguyên Việt Nam vừa phân bố tương đối đồng đều trong toàn quốc, vừa tập trung thành từng cụm gần các đô thị lớn, các trục giao thông quan trọng thuận tiện cho việc tổ chức khai thác, hình thành các tuyến du lịch bổ sung cho nhau giữa các vùng, có giá trị sử dụng cho mục đích du lịch và sức hấp dẫn khách cao. Bảng 12: Tóm tắt các sản phẩm du lịch ở Việt Nam Hiện có Tiềm năng Chỗ ở và thức ăn: Các loại khách sạn Các phương tiện hội họp Điểm cắm trại Tàu thuỷ, Nhà thuyền Nhà hàng, cửa hàng và chợ địa phương X X X X X Các phương tiện đi lại Máy bay Tàu hoả Ô tô cho thuê Công ty xe buýt Thuyền Các cơ quan du lịch Nhà đIều hành du lịch X X X X X X X Các điểm thu hút Địa danh lịch sử Địa điểm văn hoá Công viên quốc gia Sân Gôn Lặn có bình khí nén Lướt ván nước Hàng thủ công Công viên động vật Công viên giải trí Giải trí (Khiêu vũ, Karaoke,…) Nơi nghỉ mát ở biển Nơi nghỉ mát ở vùng cao Các hoạt động khác: đi bộ, đạp xe Các lễ hội văn hoá X X X X X X X X X X X X X Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam 1.3 Dân cư và lao động Đây là một nguồn lực để phát triển du lịch, nguồn cung cấp lao động cho ngành du lịch, là thị trường tiêu thụ sản phẩm du lịch. Với nước ta, dân số đông, gần 80 triệu người: tháp dân số trẻ, độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao (khoảng 40 triệu lao động). lao động nước ta cần cù, thông minh, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, học vấn ngày càng cao, tạo nên những thuận lợi cơ bản để phát triển du lịch. Nguồn thị trường sức lao động nước ta rất đỗi rồi dào. Mặt khác, nhân dân ta nói chung, lao động nước ta nói riêng vốn sinh ra và lớn lên trong một dân tộc có truyền thống lịch sử và bề dày văn hoá: yêu nước, nhân hậu, chịu khó, chịu thương, chung thuỷ, lịch thiệp... Đặc biệt coi trọng thuần phong mỹ tục, đối nhân xử thế thấu tình đạt lý, lấy chữ “tín” làm trọng, coi trọng “nhân - lễ - nghĩa - trí - tín”... Đó là một tiềm năng để phát triển du lịch. Bởi lẽ lao động du lịch là lao động làm thoả mãn nhu cầu thẩm nhận, giao tiếp của con người, của khách du lịch. Không có vốn ứng xử - đối nhân xử thế một cách lịch thiệp để vừa đam bảo thông lệ quốc tế, vừa mang bản sắc dân tộc không thể có chất lượng cao trong nghề du lịch. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với người làm hướng dẫn viên du lịch và lễ tân khách sạn, nhà hàng. Lao động nước ta có kinh nghiệm, tay nghề cao trong sản xuất và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống và mặt hàng ăn uống, tạo ra những sản phẩm độc đáo, đặc sắc như: hnàg thổ cẩm, mây tre đan, tranh tượng, món ăn đồ uống dân tộc. Ngoài ra, nước ta còn có một bộ phận lao động với học vấn cao, đa ngành như sử học, dân tộc học, khảo cổ, kinh tế, kiến trúc, địa lý, hải dương... rất thuận lợi để phát triển du lịch. 1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng Đây là một nguồn lực, một điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch. Cơ sở vật chất - kỹ thuật và thiết bị hạ tầng tốt, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Ngược lại, sẽ gây khó khăn, làm chậm bước phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật thiết bị hạ tầng ở Việt Nam bao gồm: Mạng lưới giao thông vận tải: đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ… với các thiết bị sân bay, bến cảng, máy bay, tầu biển, tàu hoả, ôtô… hệ thống khách sạn để phát triển du lịch đang từng bước được cải thiện. Cơ sở vật chất kỹ thuật - thiết bị hạ tầng để phát triển du lịch dang từng bước được cải thiện. Mạng lưới hàng không của Việt Nam đã vươn đến những thành phố của đất nước nước và nhiều nước trên thế giới. Mạng lưới đường bộ xuyên khắp đất nước, trong đó mạng lưới đường bộ các tỉnh phía Nam tương đối đồng bộ, số lượng km đường đã được trải nhựa, phẳng, đều bền chắc chiếm tỷ lệ lớn. Ở các tỉnh phía Bắc, nhiều trục đường đã, đang và sẽ được nâng cấp. Nhiều con đường của ta nập nghềnh uốn khúc trong thiên nhiên xanh của các dải núi rừng, hoặc đồng quê nhiệt đới, chạy dọc ven biển, ven sông.. . rất thú vị cho khách du lịch. mạng lưới dường biển thông thương với các nước trong khu vực và thế giới như cảng Hải Phòng, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cửa Lò...về đường sắt, nước ta hiện có tuyến đường sắt xuyên Việt, tuyến liên vận quốc tế Việt - Trung, ngoài ra có nhiều tuyến nối liền các tỉnh... Đó là điều kiện thuận lợi để vận chuyển khách du lịch. Về hệ thống cung cấp điện nước, trong những năm gần đây, mạng lưới cung cấp điện cho du lịch dần được cải thiện, đặc biệt là sau khi nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và đường dây 500 KW được đưa vào sử dụng. Mạng lưới thông tin liên lạc có những bước tiến nhảy vọt, tạo nên những thuận lợi cho kinh doanh du lịch. Ta đã hoà nhập được với mạng lưới thông tin quốc tế. Tất cả các tỉnh thành trong cả nước đều có thể liên lạc được với nhau bằng hệ thống điện thoại, fax, và có thể liên lạc được với nhiều nước trên thế giới. Nói đến cơ sở vật chất thiết bị hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển du lịch không thể không nói đến những hệ thống khách sạn nhà hàng và các cơ sở vui chơi giải trí. Hệ thống khách sạn nhà hàng ở Việt Nam đang tăng mạnh để phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của khách du lịch. Các khách sạn ở Hà Nội có Sofitel Metropole, Sofitel Plaza, Melia, Hilton, Daewoo, Nikko, Horison (5 sao), Sunway, Goumann, Bảo Sơn (4 sao). Hồ Chí Minh có New World, Sofitel Plaza Sài Gòn, Renessance River Side, Sheraton, Legend. Tại những khách sạn loại tốt này ở Việt Nam, trang thiết bị nội thất và chất lượng được du khách đánh giá đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra có nhiều nhà hàng được mở ra phục vụ nhu cầu của khách muốn thưởng thức những món ăn thuần tuý đặc trưng của dân tộc Việt Nam như nhà hàng Indochine (phố Nam Ngư), Le Ton Kin (phố Trần Quốc Toản), Emperor (phố Lê Thánh Tông), Chả Cá Lã Vọng (phố Chả Cá), Cơm Niêu lâm Viên… Đến những nơi này, du khách có thể thưởng thức những món ăn đặc sắc Âu, Á mà còn được thưởng thức ẩm thực Việt Nam để hiểu biết thêm và gắn bó với văn hoá Việt Nam. Nhà hàng và địa điểm phục vụ du lịch ngày càng nhiều và đa dạng với trang thiết bị hiện đại, đầu bếp được đào tạo chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của của du khách đến với Việt Nam. 1.5 Đường lối chính sách phát triển du lịch của Chính phủ Tiềm năng của du lịch Việt Nam được nhân lên khi đất nước vững và phát triển kinh tế, từng bước vượt qua thách thức, nắm bắt được thời cơ vận hội, ổn định và phát triển, giành được những thắng lợi ban đầu quan trọng trong công cuộc đổi mới để bước vào thời kỳ xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá đa phương hoá, kết bạn với tát cả các nước vì mục đích chung, vì hoà bình, ổn định và phát triển. Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, ký hiệp định khung với EU, Hiệp định Thương mại Việt Mỹ. Đây là những điều kiện quan trọng để Việt Nam phát triển du lịch, thuận lợi trong hội nhập với du lịch khu vực và thế giới. Cùng với việc đổi mới, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến phát triển du lịch. Đường lối chính sách phát triển du lịch của nước ta đã được chỉ rõ tại Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, phát triển ở Đại hội VII, VIII, và cụ thể hoá bằng nghị quyết 45/CP của Chính phủ: và đặc biệt là Quốc Hội đã ban hành Pháp lệnh Du lịch làm cơ sở pháp lý cho ngành Du lịch Việt Nam. Pháp lệnh đã khẳng định vị trí quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Xác định phương hướng mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam, chỉ rõ những chủ chương và biện pháp để hoàn thành mục tiêu đó, quan điểm chỉ đạo là: Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoạt động mang tính chất liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế, coi đó là một hướng chiến lược, đồng thời chú trọng phát triển du lịch nội địa làm cơ sở cho sự phát triển bền vững. 1.6 Nguồn lực bên ngoài Sau nhiều năm cố gắng và thắng lợi tren thị trường quốc tế cạnh tranh, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của một số thị trường lớn quan trọng như: Thị trường Trung Quốc: Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch của Trung Quốc tăng rất nhanh, năm 2001 đạt con số: 672.846 ngàn người, năm 2002 đạt 724.385 ngàn. Do hai nước có mối quan hệ làng giềng, gần về địa lý, có nền văn hoá tương đồng. Hơn nữa, Việt Nam đã áp dụng chế độ thẻ du lịch cho công dân Trung Quốc vào Việt Nam qua cửa khẩu đường bộ và đường biển tới các tỉnh: Cao Bằng, lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội. Lượng khách đi qua biên giới từ Trung Quốc, Lào và Campuchia rất đông, chiếm 34% tổng số khách đến Việt Nam năm 1999. Nhưng hiện tại, do dịch SARS hoành hành và lây lan mạnh ở Trung Quốc, Việt Nam tạm thời không cấp thị thực cho những người đến từ vùng dịch. Nhưng xét về mặt lâu dài, thị trường này là thị trường lớn đối với Việt Nam nên cần được nghiên cứu để duy trì sự phát triển. 1.7 Thị trường Nhật Bản, ASEAN và một số thị trường truyền thống khác Khu vực thị trường ASEAN cũng gần về mặt địa lý, nằm trong tổ chức các nước Đông Nam Á, hơn nữa văn minh tập quán cũng có nét tương đồng của người Phương Đông. Mặc dù phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, các nước ASEAN (đạt tổng cộng 269.448 ngàn người năm 2002) vẫn là nơi có tiềm năng du lịch to lớn, có mức tăng trưởng hàng năm tương đối cao. Các nước có số khách du lịch đứng đầu vào Việt Nam năm 2002 là: Campuchia: 69.538 khách, Malaysia: 46.086 khách, Thái Lan: 40.999 khách… Mở rộng khai thác thị trường này, không những giúp cho Việt Nam phát triển bền vững trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước trong khu vực mà còn giúp toàn bộ khối ASEAN tìm ra một hướng đi chung khắc phục tình trạng giảm sút lượng khách nước ngoài vào khu vực đồng thời tăng doanh thu du lịch cho thu nhập người dân được cao hơn. Việt Nam tham gia Hiệp hội Lữ hành Châu Á Thái Bình Dương PATA (1990) và Hiệp hội du lịch các nước Đông Nam Á (1995) là một hướng đi đúng trong tiến trình xúc tiến mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Thị trường Nhật Bản Thị trường Nhật Bản là thị trường đầy tiềm năng. Mặc dù phải chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế, Nhật Bản vẫn nằm trong nhóm 10 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á Thái Bình Dương về đón khách quốc tế. Trước đây khách du lịch Nhật bản có xu hướng đi du lịch Châu Âu, ngày nay để tiết kiệm chi phí và thời gian cho du lịch mà vẫn có được cảm giác thoải mái, người Nhật đã có xu hướng chuyển sang đi du lịch các nước trong khu vực. Năm 1999: tổng số khách Nhật Bản đến Việt Nam là: 113.514, năm 2002: 279.769, tính riêng Quý I năm 2003 đã có: 82.200 lượt khách. Hiện nay, mối quan hệ kinh tế chính trị giữa hai nước đang phát triển rất tốt đẹp, là nước đứng đầu về đầu tư trực tiếp FDI vào Việt Nam, nên số khách thương vụ đến với Việt Nam rất nhiều. Việc hai nước mở đường bay trực tiếp càng gia tăng lượng khách Nhật đến với Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2003, SARS chắc chắn sẽ làm giảm mọi lượng khách, nhưng về lâu dài Nhật Bản vẫn sẽ duy trì là thị trường tiềm năng, việc tạo mọi điều kiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng để giữ và thu hút khách Nhật là một công việc quan trọng. Thị trường Châu Âu và Châu Mỹ Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, thu nhập và các ưu đãi cũng như phúc lợi xã hội cho mỗi cá nhân rất cao. Với điều kiện như vậy, Châu Âu luôn dóng vai trò là nguồn du khách của cả thế giới. Sau những bất ổn về chính trị ở các nước Châu Á khác, thị trường này đã di chuyển sang Việt Nam khá lớn, vì thế đã đem lại cho Việt Nam một năm 2002 thần kỳ. Anh, Pháp thường là những thị trường hàng đầu của khu vực này. năm 1999: Pháp có: 86.026 lượt khách đến Việt Nam, Anh: 43.863. Đến năm 2002, thị trường này đã có thêm một số nước Đức: (46.327 khách), Đan Mạch (11.815), Bỉ (10.325), Anh (69.682) và Pháp (111.546)... Châu Mỹ cũng đóng góp lớn vào thị phần du lịch Việt Nam, năm 1999, khách du lịch từ Mỹ đạt 210.377, năm 2002 đã nghi nhận thêm Canada (43.552 khách) trong danh sách các thị trường có khách du lịch đến Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng góp phần thúc đẩy giao thương đi lại và tăng thêm lượng khách đến với Việt Nam, mở ra một triển vọng lớn cho đất nước. 2. Quan điểm phát triển 2.1 Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao Du lịch phát triển nhanh, vững chắc khi các lĩnh vực kinh tế xã hội phát triển đồng bộ, đặc biệt là các lĩnh vực văn hoá thương mại, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, đối ngoại, quốc phòng, an ninh...Mặt khác, mọi phương án phát triển du lịch cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong một kế hoạch tổng thể cho từng giai đoạn, phù hợp với khả năng đầu tư, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia luôn là đối tượng hấp dẫn khách du lịch. Với lịch sử hàng ngàn năm, nước ta có nguồn tài nguyên lịch sử văn hoá phong phú, có giá trị cao đối với việc thu hút khách du lịch đến thăm quan tìm hiểu. Nội dung văn hoá cần được quán triệt và triển khai cụ thể trong các hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch có khả năng thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế, công đồng dân cư tham gia. Do vậy cần xác lập những mô hình hoạt động có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội, giữ gìn và phát triển các nguồn tài nguyên môi trường, bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. 2.2 Phát triển du lịch nhanh và bền vững, thành một ngành kinh tế mũi nhọn Tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng và đa dang hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển. Phát huy những lợi thế và mọi nguồn lực để phát triển du lịch nhanh và có hiệu quả, đặc biệt là ở các trọng điểm ưu tiên, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung về kinh tế – xã hội của đất nước, đẩy nhanh qúa trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo được các mục tiêu đề ra. Phát triển du lịch bền vững, theo định hướng phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá - lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục về thu nhập du lịch góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình nước ta hiện nay, phát triển du lịch giai đoạn tới cần dựa vào phát huy nội lực là chính, đồng thời tích cực tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp quốc tế. Đẩy mạnh phát triển du lịch đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng đáng kể trong khối ngành dịch vụ, tạo điều kiện thúc đẩy một số lĩnh vực kinh tế xã hội liên quan cùng phát triển. Phát triển du lịch gắn với nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, ngành Du lịch Việt Nam đạt vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực. 2.3 Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đảm bảo hiệu quả cao về chính trị và kinh tế xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá Đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế nhằm khuyến khích, thúc đẩy và tăng cường sản xuất và xuất khẩu tại chỗ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tuyên truyền đối ngoại, mở rộng giao lưu, hội nhập. Trong giai đoạn tới cần hướng tới thị trường khách quốc tế có khả năng chi trả cao, du lịch dài ngày, thị trường truyền thống và thị trường có nguồn khách lớn, đảm bảo tăng trưởng ổn định lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Song song với phát triển quốc tế cần tăng cường phát triển du lịch nội địa với thị trường gần 100 triệu dân, có sức mua đang lên trong 10 năm tới, nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tái sản xuất sức lao động xã hội, tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết về truyền thống văn hoá, lịch sử, môi trường cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước và tăng cường hiệu quả kinh doanh du lịch. Phát triển mạnh du lịch để tạo thêm việc làm cho xã hội, mở rộng giao lưu giữa các vùng, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xoá đói giảm nghèo, cải thiện diện mạo các khu, điểm du lịch ở đô thị và nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa có nhiều tài nguyên và tiềm năng phát triển du lịch. 2.4 Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội Phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng an ninh đặc biệt ở các vùng biên giới, hải đảo nơi có tiềm năng phát triển du lịch. Mọi phương án phát triển du lịch cần được xem xét trong mối quan hệ tương hỗ với quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền của đất nước. Hoạt động du lịch cần chú trọng đến việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ gìn truyền thống đạo đức, nhân phẩm con người Việt Nam. MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Mục tiêu tổng quát Đẩy mạnh phát triển du lịch, tập trung xây dựng có chọn lọc một số khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế; phát triển nhanh nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, đưa Du lịch Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp các nước có ngành du lịch phát triển ở Đông Nam Á, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực. Đến năm 2020 phấn đấu đưa du lịch Việt Nam vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực. Mục tiêu cụ thể 2.1 Tăng cường thu hút khách du lịch Phấn đấu năm 2005 đón 3,5 - 4 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 16 - 17 triệu lượt khách du lịch nội địa; Năm 2010 đón 5,5 đến 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng ba lần so với năm 2000, nhịp độ tăng trưởng bình quân 11,4% năm và 25 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng gấp hơn hai lần so với năm 2000. Năm 2020 phấn đấu đạt 10 - 11 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 35 triệu lượt khách du lịch nội địa. 2.2 Nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch Dự tính thu nhập du lịch năm 2005 đạt 2,1 tỷ USD, năm 2010 đạt 4 - 4,5 tỷ USD; đưa tổng sản phẩm du lịch (GDP) năm 2005 đạt 4,3% và 2010 đạt xấp xỉ 6% tổng GDP của cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cho thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11,5% - 12%/năm. 2.3 Xây dựng, trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Đến năm 2005 cần có 80.000 phòng khách sạn, đến năm 2010 là 130.000 phòng khách sạn (xây mới cho thời kỳ 2001 - 2005 là 17.000 phòng, cho thời kỳ 2006 - 2010 là 50.000 phòng). Xây dựng 3 đến 5 khu du lịch tổng hợp quốc gia và quốc tế gắn với 3 địa bàn kinh tế trọng điểm cũng là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch; chỉnh trang, nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương. 2.4 Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch Mở rộng diện ký hợp tác du lịch song phương và tham gia có hiệu quả vào các tổ chức du lịch quốc tế. Xây dựng tiềm lực nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch. Đến năm 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội. Trong đó tạo thêm 220.000 việc làm trực tiếp trong ngành du lịch đến năm 2005 và 350.000 vào năm 2010. Chiến lược phát triển và một số lĩnh vực chủ yếu của ngành 3.1 Về thị trường và xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, song song với việc phát triển thị trường nội địa phù hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam, chú ý đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch tạo lập hình ảnh của Du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu du lịch và khả năng tiêu thụ của nhân dân trong nước nhằm kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch các vùng trong nước góp phần nâng cao dân trí, cỉa thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Phát triển du lịch ra nước ngoài của công dân Việt Nam ở mức độ hợp lý, đảm bảo phù hợp khả năng thanh toán của nhân dân. 3.2 Về sản phẩm du lịch Xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Việt nam có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hoá - lịch sử; đồng thời đa dạng hoá sản phẩm du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm chuyên đề phù hợp với từng vùng, từng địa phương để thoả mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của khách du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch. 3.3 Về đầu tư phát triển du lịch Đầu tư du lịch là đầu tư phát triển tăng cơ sở cho một ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy cần tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác đầu tư phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Việt Nam và hỗ chợ các hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan, môi trường; các di tích lịch sử, văn hoá..., Tập trung đầu tư du lịch vào các địa bàn trọng điểm song song với việc nâng cấp các khu, điểm du lịch ở các vùng du lịch. A – Các khu du lịch tổng hợp: Khu du lịch tổng hợp biển, đảo Hạ Long – Cát Bà (Quảng Ninh – Hải Phòng) gắn với địa bàn kinh tế trọng đIểm Bắc Bộ. Khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dương - Hải Vân - Non Nước (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng) gắn với địa bàn kinh tế động lực miền Trung. Khu du lịch biển tổng hợp Văn Phong - Đại Lãnh - Khánh Hoà. Khu du lịch tổng hợp sinh thái nghỉ dưỡng núi Dankia - Suối Vàng (Lâm Đồng - Đà Lạt). B – Các khu du lịch chuyên đề: Khu du lịch nghỉ dưỡng núi Sapa (Lào Cai) Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể (Bắc Kạn). Khu du lịch văn hoá - lịch sử Cổ Loa (Hà Nội) Khu du lịch văn hoá , môi trường Hương Sơn (Hà Tây). Khu du lịch – lịch sử – sinh thái Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình). Khu du lịch văn hoá - lịch sử Kim Liên – Nam Đàn (Nghệ An). Khu du lịch sinh thái hang động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình). Khu du lịch lịch sử cách mạng đường mòn Hồ Chí Minh (Quảng Trị). Khu du lịch biển Thuận An (Thừa Thiên Huế). Khu du lịch văn hoá Hội An gắn với di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam). Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn, Rừng Sác Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh). Khu du lịch biển Long Hải – Phước Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu). Khu du lịch miệt vườn (Tiền Giang) Khu du lịch lịch sử – sinh thái Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu). Khu du lịch biển đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Giai đoạn trước mắt, trong bối cảnh đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có xu hướng giảm, cần dựa vào đầu tư trong nước để hình thành và sử dụng có hiệu quả ba khu du lịch ở ba vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía nam. Bên cạnh đó cũng cần xem xét ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tại các trung tâm du lịch như Hà Nội, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Lâm Đồng, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch, kéo dài ngày lưu trú của khách. Chỉnh trang nâng cấp các thành phố du lịch Hạ Long Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt; các đô thị du lịch (thị xã) Sapa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên. Phối hợp với các bộ, ngành chức năng và địa phương liên quan trong việc đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, khôi phục và phát triển các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. 3.4 Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Xây dựng được đội ngũ cán bộ du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Phát triển khoa học công nghệ du lịch Việt Nam đạt trình độ khu vực góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và kinh doanh du lịch ở nước ta. 3.5 Về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững của du lịch Việt Nam. 3.6 Về hợp tác quốc tế Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, tạo lậo hình ảnh và vị thế của Du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới. Đa dạng hoá, đa phương hoá hợp tác phát triển du lịch với các nước, các cá nhân và các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực, tăng nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch Việt Nam. Định hướng phát triển các vùng du lịch Do đặc điểm của hoạt động du lịch, lãnh thổ Việt Nam được chia thành ba vùng du lịch với những định hướng phát triển gắn với các vùng và địa bàn trọng điểm kinh tế cũng là địa bàn động lực tăng trưởng du lịch: 4.1 Vùng du lịch Bắc Bộ Bao gồn các tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh với thủ đô Hà nội là trung tâm của vùng và tam giác động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch văn hoá, sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng. Các địa bàn hoạt động chủ yếu bao gồm: Thủ đô Hà Nội và phụ cận Bao gồm các khu, điểm du lịch nghỉ dưỡng và du lịch cuối tuần của Thủ đô Hà Nội, với các dự án ưu tiên: Các khu phố cổ, khu vực Hồ Tây, Cổ Loa – Sóc Sơn (Hà Nội), Tam cốc – Bích Động, Hoa Lư (Ninh Bình), Chùa Hương, Ba Vì - Đồn Mô, Suối Hai (Hà Tây), Tiên Sơn (Bắc Ninh), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sapa (Lào Cai); nền văn hoá các dân tộc thuộc cá tỉnh miền núi Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu; Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Pắc Bó, Bản Giốc (Cao Bằng), động Nhất, Nhị, Tam Thanh, Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò, Nam Đàn (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh); xây dựng làng văn hoá du lịch các dân tộc Việt Nam ở Hà Tây; phát triển du lịch qua các cửa khẩu đường bộ với Lào, Trung Quốc. Hạ Long - Bái Tử Long, Cát Bà, Đồ Sơn (Quảng Ninh, Hải Phòng): Các dự án du lịch cần tập trung vào hải đảo Cát Bà và không gian trên biển của vịnh Hạ Long... Tạo nên quần thể với những sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Phát triển qua các cảng biển trong khu vực và cửa khẩu quốc tế đường bộ qua Móng Cái và Lạng Sơn, sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bà. 4.2 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ Gồm các tỉnh từ quảng Bình đến Quảng Ngãi với Huế và Đà Nẵng là trọng tâm đồng vị của vùng và địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích lịch sử văn hoá cách mạng, đặc biệt là các di sản văn hoá thế giới, du lịch hang động và du lịch quá cảnh qua hành lang Đông Tây đường 9, cảng biển và sân bay quốc tế Đà Nẵng. Địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu là Quảng Trị – Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam: Các dự án du lịch cần tập trung bảo tồn và khai thác các di sản văn hoá kiến trúc (Huế), văn hoá Trung Hoa, Nhật (Hội An), văn hoá Chàm (Đà Nẵng, Quảng Nam), cách mạng (Quảng Trị), cùng các giá trị thiên nhiên trên trục đường Huế - Lăng Cô - Bạch Mã - Hải Vân - Sơn Trà - Bà Nà - Đà Nẵng, dải ven biển từ vịnh Nam Ô đến đô thị cổ Hội An, động Phong Nha (Quảng Bình). Chú ý các dự án về kết cấu hạ tầng trong việc phát triển du lịch hành lang Đông Tây với lào, Thái Lan qua đường xuyên Á đến Myanma, Malaysia và Singapore trong tương lai. Dự án đường hầm xuyên đèo Hải Vân. Phát triển du lịch đường biển qua cảng biển Đà Nẵng. 4.3 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam bộ Bao gồm các tỉnh từ Kon Tum đến Cà Mau với hai vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trung tâm của vùng là thành phố Hồ Chí Minh và các tam giác tăng trưởng du lịch là: Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Kiên Giang (Phú Quốc) và địa bàn trọng điểm tăng trưởng kinh tế và du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình dương - Vũng Tàu... Các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi, du lịch sông nước, du lịch sinh thái đồng bằng châu thổ sông Cử Long. Các địa bàn hoạt động chủ yếu bao gồm: Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt: Các dự án kết hợp giữa khu nghỉ biển và núi. Đầu tư xây dựng một khu du lịch biển lớn ở Việt Nam cho những năm sau 2005 ở vùng biển Đại Lãnh, vịnh Văn Phong, Nha Trang (Khánh Hoà), Xây dựng tuyến du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang. Trong việc phát triển địa bàn tăng trưởng này cần gắn kết với các điểm tham quan, nghỉ dưỡng thuộc duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với các cảnh quan vùng ven biển Phú Yên, Khánh Hoà như vũng Rô, dốc Lết, Bãi Tiên Đồng Đế (Nha Trang), Hòn Chũ, các bãi biển như Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận), các cảnh quan vùng núi và cao nguyên thuộc một số tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đà Lạt, Kon Tum, Đắc Lắc với các hệ sinh thái núi, hồ, thác, hang, động, thực vật rừng gắn với các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng. Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo: Đầu tư phát triển du lịch nghỉ ngơi cuối tuần (cho cư dân của thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận) trên khu vự dọc ven biển Long Hải - Phước hải - Bình Châu, mở rộng tới Mũi Né (Bình Thuận). Có dự án riêng cho Côn Đảo, đầu tư phát triển ở khu vực bãi Trước, bãi Sau (thành phố Vũng tàu). Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận: Tận dụng thế mạnh của thành phố Hồ Chí Minh để khai thác các tuyến du lịch trên sông Sài Gòn đến các vùng của đồng bằng sông Cửu Long cùng các dự án phát triển trên sông MêKông đến Phnompenh (Campuchia), với Lào và Thái Lan. Dự án làng văn hoá các dân tộc ở thành phố Hồ Chí Minh. Một số khu vui chơi giải trí ở thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận (Thủ Đức, Đồng Nai). Khai thác thế mạnh của vùng phụ cạn thành phố thuộc các điểm du lịch núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), làng nghề (Đồng Nai). Hà Tiên - Phú Quốc (Kiên Giang): Cần có một quy chế riêng cho việc đầu tư vào phát triển du lịch đảo Phú Quốc. Dự án đầu tư Phú Quốc phải là một dự án đầu tư toàn diện và đồng bộ trong một chiến lược phát triển kinh tế xã hội gắn với anh ninh quốc phòng, trong đó phát triển du lịch sinh thái biển đảo là một hướng ưu tiên. Xuất phát từ đặc điểm phát triển du lịch của các vùng, cần hình thành các thành phố, các đô thị với chính sách đầu tư thoả đáng trong việc chỉnh trang đô thị và tôn tạo cảnh quan môi trường, hạ tầng kỹ thuật, bao gồm thành phố Hạ Long, thị trấn Sapa, thị xã Đồ Sơn, thị xã Sầm Sơn (vùng du lịch Bắc Bộ); thành phố Huế, thị xã Hội An (vùng du lịch Bắc Trung Bộ); thành phố Nha Trang, thành phố Đà Lạt, thành phố Vũng Tàu, thị xã Phan Thiết, thị xã Hà Tiên (vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ). GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Giải pháp thực hiện Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Hiệu quả hoạt động của ngành liên quan đến nhiều ngành khác trong mối quan hệ tương hỗ, mà yếu tố chủ yếu là tổ chức quản lý và cơ chế chinh sách. Để đạt được mục tiêu đề ra, công tác tổ chức, quản lý cần được đổi mới, kiện toàn; cơ chế chính sách về du lịch cần từng bước bổ sung, sửa đổi theo hướng hình thành khung pháp luật đồng bộ, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho phát triển du lịch với lộ trình thích hợp. 1.1. Đổi mới kiện toàn về tổ chức và cơ chế quản lý Để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010, cần kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển trong xu thế hội nhập. Đổi mới phương pháp quản lý, chú trọng vào hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch theo pháp luật; xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là năng lực tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng, khả năng cạnh tranh cao; ban hành các quy định để điều chỉnh hoạt động của các loại hình kinh doanh du lịch mới, các quan hệ phát sinh trong quá trình hội nhập với quốc tế. Các nhiệm vụ chủ yếu: Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về du lịch: Thành lập Cục xúc tiến du lịch, thành lập thêm các Sở du lịch ở những địa bàn trọng điểm nhiều tiềm năng du lịch và hoạt động du lịch sôi động; tiến tới thành lập cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ. Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, hình thành các công ty hoặc tổng công ty mạnh, tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong hoạt động du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch để có thể huy động ngày càng tăng các nguồn lực của xã hội vào phát triển du lịch. Gắn mô hình đổi mới tổ chức quản lý với yêu cầu bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ và bảo đảm ổn định, an ninh, an toàn trong hoạt động của ngành và với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch, trên cơ sở triển khai pháp lệnh du lịch, tiến tới xây dựng luật du lịch, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý các hoạt động của ngành. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. 1.2 Giải pháp về cơ chế chính sách Chính sách tài chính: ưu tiên thực hiện thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ du lịch bằng thuế suất nhập tư liệu sản xuất; ưu tiên miễn giảm, cho chậm nộp thuế, giảm tiền thuê đất, lãi xuất ưu tiên vốn vay đầu tư đối với các dự án ưu tiên và tại các vùng trọng điểm phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia; có chế độ hợp lý về giá điện, nước trong kinh doanh khách sạn; rà soát điều chỉnh phương pháp tính thuế, các loại phí, lệ phí, các hình thức vé liên quan đến du lịch; áp dụng thống nhất chính sách một giá trong phạm vi cả nước. Hoạt động du lịch là hoạt động xuất khẩu tại chỗ nên cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng ứng các chế độ ưu đãi khuyến khích xuất khẩu. Chính sách đầu tư: Nhà nước có chính sách đầu tư hợp lý vào cơ sở hạ tầng tại các vùng du lịch trọng điểm, các khu du lịch quốc gia cũng như các điểm du lịch, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng xa xôi, hẻo lánh. Trên cơ sở xem xét các thế mạnh và tốc độ phát triển của từng vùng, từng lĩnh vực, tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư cho sự phát triển du lịch ở từng địa phương nhằm khuyến khích việc huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác nhau đầu tư vào việc phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch. Từng bước có chính sách thuận lợi cho việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Áp dụng biện pháp ưu đãi (về thuế, lệ phí, tiền sử dụng đất, cho vay vốn, bảo lãnh...) đối với các dự án, lĩnh vực ngnàh nghề thuộc danh mục cá trọng điểm ưu tiên đầu tư. Chính sách xuất nhập cảnh, hải quan: Đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh đối với người và hành lý của khách du lịch phù hợp với khả năng quản lý của nước ta và thông lệ quốc tế; cải tiến quy trình, tăng cường trang thiết bị hiện đại tại các cửa khẩu quốc tế trong việc kiểm tra người và hành lý; sửa đổi, bổ xung các quy định về đồ giả cổ, đồ thủ công mỹ nghệ dân gian; mở thêm các dịch vụ thuận tiện cho khách du lịch (ngân hàng, đổi tiền, thu trực tiếp ngoại tệ, cửa hàngmiễn thuê, quầy thông tin du lịch...). Nghiên cứu và xúc tiến miễn phí thị thực với cá nước ASEAN và một số nước khách có quan hệ thân thiện với Việt Nam. 1.3 Về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ là giải pháp quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với mỗi ngành kinh tế, trong đó có du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi hàm lượng khoa học và công nghệ trong mỗi sản phẩm xã hội ngày một cao. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển ngành du lịch, hoạch định các chiến lược thị trường, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho việc đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp và cho công tác quản lý. Việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu mới của công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng không chỉ đối với công tác quản lý mà còn đối với các hoạt động kinh doanh du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch. Để thực hiện yêu cầu trên, cần đầu tư củng cố nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng của Viện Nghiên Cứu Phát triển Du lịch, Trung tâm Công Nghệ Thông Tin Du lịch. Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành bằng những thành tựu mới của công nghệ tin học. Mở rộng hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để ứng dụng cho du lịch Việt Nam. 1.4 Về xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập hình ảnh du lịch Việt Nam cả trong và ngoài nước nhằm thu hút khách, giáo dục du lịch toàn dân, góp phần thực hiện tuyên truyền đối ngoại và đối nội, cần được chú trọng trong thời gian tới, tập trung vào: Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách để có những sản phẩm phù hợp với thị trường thông qua các hình thức tuyên truyền quảng cáo. Tiến hành đặt đại diện Du lịch Việt Nam ở những nước là đầu mối giao lưu quốc tế và thị trường trọng điểm. Tăng cường tuyên truyền quảng bá trên phương tiện truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng với các loại hình khác nhau. Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hoá, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội...cộng tác chặt chẽ với các tạp chí du lịch có tiếng trên thế giới để giới thiệu về Việt Nam. Phối hợp với các lực lượng làm thông tin đối ngoại, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả. 1.5 Về đào tạo và bồi dưỡng nguồn lực du lịch Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đẩy mạnh công tác đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài, xây dựng mô hình đào tạo: Trường - Khách sạn và Học viện Du lịch Quốc gia hoặc Đại học Chuyên ngành Du lịch. Gắn giáo dục đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia và chú trọng giáo dục du lịch toàn dân. Thực hiện phương trâm Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng làm để đào tạo lại và bồi dưỡng lực lượng lao động trong du lịch. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chính sách cán bộ từ việc quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng đến đãi ngộ... đặc biệt chú trọng việc từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề và kinh nghiệm cao, đảm bảo tính kế thừa. 1.6 Về tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, cần coi trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển nhanh du lịch Việt Nam, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới. Thông qua hoạt động hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với các nước, các cá nhân và các tổ chức WTO, PATA, ASEAN, ASEANTA, EU... để tranh thủ kinh nghiệm, vốn và nguồn khách góp phần đưa du lịch Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp trình độ và hội nhập với sự phát triển chung về du lịch của khu vực và thế giới. Thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định đã ký; duy trì, củng cố và phát huy các quan hệ song phương, ký tiếp một số hiệp định mới. Chủ động tham gia hợp tác đa phương trong khu vực và quốc tế, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Tổ chức thực hiện Giai đoạn 2001 - 2010, đặc biệt là 5 năm đầu, rất quan trọng tạo tiền đề căn bản cho du lịch Việt Nam phát triển ở một tầm mới cao hơn. Để có thể bứt lên với tốc độ nhanh, cần có các biện pháp mạnh về tổ chức, sự đầu tư thích đáng về vật chất và con người, cải tiến và tạo ra những chuyển biến cơ bản về công tác tổ chức quản lý Nhà nước cũng như tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh du lịch; đồng thời phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch trong phối hợp các hoạt động du lịch cả nước. Chiến lược phát triển du lịch 2001 - 2010 phải được triển khai đồng bộ từ trung ương đến địa phương. 2.1 Công tác phối kết hợp với các Bộ ngành kiên quan: Để thực hiện được những mục tiêu phát triển đã đề ra, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành và chỉ đạo của Chính phủ đó là các Bộ: Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, Tài Chính, Ngoại Giao, Công An, Hải Quan, Quốc Phòng, Giao Thông vận Tải, Hàng Không, Văn Hoá Thông Tin, Khoa Học Công Nghệ Môi Trường, Thương Mại, Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành liên quan khác trong việc: Xây dựng cơ chế chính sách thuộc phạm vi chức năng của các bộ, ngành nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thuận lợi, đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội. Xác định nhiệm vụ đầu tư Nhà nước, tín dụng ưu đãi Nhà nước và tạo các cân đối về vốn và nguồn lực khác để thực hiện Chiến lược. Bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng có ý nghĩa đặc biệt ở các trung tâm đô thị và địa bàn kinh tế trọng điểm. Bảo vệ tôn tạo cảnh quan môi trường tại các khu điểm du lịch, khôi phục các làng nghề truyền thống. Phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật giao thông, nhất là hàng không, tạo thuận lợi cho khách du lịch vào, ra và đi lại trong lãnh thổ Việt Nam. 2.2 Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển du lịch ở địa bàn của mình và phối hợp với Chiến lược quốc gia nhăm đạt được các mục tiêu về phát triển du lịch của địa phương và cả nước bao gồm: Cụ thể hoá Chiến lược phát triển du lịch quốc gia ở địa phương và tổ chức thực hiện, đặc biệt chú trọng việc xây dựng sản phẩm du lịch cụ thể thích hợp với tài nguyên du lịch, điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương. Tổ chức xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết và kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn. Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch từng giai đoạn. Đàu tư phục hồi một số làng nghề điển hình, phát triển các lễ hội truyền thống, ca múa nhạc dân gian để tạo sự hấp dẫn và bản sắc văn hoá riêng của địa phương mình và của dân tộc Việt Nam. 2.3 Các doanh nghiệp: Là lực lượng quan trọng trong việc thực hiện chiến lược, doanh nghiệp du lịch phải chủ động xác định thị trường và công nghệ mới, định rõ hướng đầu tư phù hợp với định hướng chiến lược quốc gia. Để nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ và ứng dụng kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong kinh doanh du lịch. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, nhất là những doanh nghiệp được phép kinh doanh lữ hành quốc tế phải chủ động xây dựng các mối liên kết với các doanh nghiệp và nhân dân thông qua việc hỗ trợ xây dựng các dự án phát triển sản phẩm du lịch trong hệ thống Tour, tuyến du lịch, chủ động thực hiện hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện và giải quyết tiêu thụ các sản phẩm du lịch tạo ra ở từng địa phương. Đào tạo đôi ngũ cán bộ quản lý và lao động có tay nghề giỏi tại doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn điều kiện kinh doanh, quy định về trật tự an toàn, vệ sinh, an ninh, văn minh du lịch. Liên kết phối hợp giữa các doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam. 2.4 Các hội, Câu lạc bộ và Hiệp hội Hiệp hôi du lịch và các hội, các câu lạc bộ du lịch có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Nhân dân các địa phương, động viên và hướng dẫn các hội viên của minh tham gia tích cực vào việc thực hiện thành công Chiến lược. Thường xuyên thu thập ý kiến của hội viên, phản ảnh kịp thời với Tổng cục Du lịch và các cơ quan Nhà nước hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương,chính sách nhằm phát triển du lịch nhanh và bền vững. Tổ chức tốt các hình thức nhằm thu hút các tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch liên kết và phối hợp với nhau trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi để thống nhất chiến lược hoạt động chung, giảm cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ, tăng sức cạnh tranh với bên ngoài. Hiệp hội du lịch Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức tốt thông tin thị trường, giới thiệu khách hàng cho các doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động xúc tiến như hội chợ, triển lãm ở các thị trường trọng điểm nước ngoài, giới thiệu trên các tạo chí chuyên ngành quốc tế, các đài báo, vô tuyến của cả nước về Du lịch Việt Nam. Hướng dẫn và vận động các doanh nghiệp thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện tại những thị trường chính để xúc tiến thị trường. KẾT LUẬN Sự phát triển du lịch của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, quy mô và chất lượng khách sạn, các khu vui chơi giải trí, năng lực của đội ngũ những người làm du lịch…, và nhất là chính sách phát triển du lịch của Nhà nước. Về mặt tài nguyên, Việt Nam là nước có các nguồn tài nguyên du lịch đa dạng cả về tài nguyên thiên nhiên, cả về giá trị nhân văn của nền văn hoá, của truyền thống lịch sử lâu đời. Lãnh thổ Việt Nam không chỉ có phần đất liền, hải đảo mà còn có cả vùng trời, vùng biển và vùng khai thác kinh tế biển. Với ưu thế nằm ở vị trí chiếc cầu nối phần đất liền với các quần đảo bao bọc quanh biển Đông, Việt Nam còn là mọt nơi du khách có thể đi lại bằng đường bộ, đường biển và đường không. Những yếu tố đó tạo điều kiện cho Việt Nam có thể phát triển nhiều loại hình du lịch. Tiềm năng trên càng được nhân lên khi Việt Nam sau 10 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt tăng trưởng kinh tế, chính trị ổn định, từng bước hội nhập với quốc tế, và đang bước sang giai đoạn phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Để kết thúc luận văn này, em xin được đưa ra một số kiến nghị nhỏ sau: Chúng ta tập trung đầu tư đào tạo đội ngũ có kỹ năng về tài chính, marketing và quản lý nhằm có nhiều loại hình dịch vụ tốt hơn, hấp dẫn hơn nhằm tăng lượng khách quay trở lại với Việt Nam. Xây dựng nhiều chương trình marketing cấp Quốc gia, phát triển mạnh Kế hoạch Tổng thể đã được xây dựng cho ngành Du lịch nhằm ngày càng gia tăng lượng khách đến với Việt Nam bên cạnh đó cũng thiết lập chương trình giáo dục ý thức người du lịch giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra cũng phải lưu ý tới những đột biến bên ngoài như sự kiện 11/9 ở Mỹ và dịch SARS vừa qua. Có kế hoạch đơn giản hoá thủ tục và thời gian lấy visa du lịch vào Việt Nam, cũng như giảm thiểu chi phí này vì nếu không sẽ kéo dài thời gian đi nghỉ có hạn của du khách và cản trở họ đến với Việt Nam. Thiết lập thêm chuyến bay trực tiếp đặc biệt là từ Châu Âu để thu hút khách đến trực tiếp với Việt Nam mà không dành thời gian ở các cưả ngõ Châu Á nhiều hơn. Em hy vọng rằng ngành du lịch sẽ có nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển nhanh, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO Có một Việt Nam như thế - Đổi mới và Phát triển Kinh tế – NXBCTQG, 1998. Nghiên cứu toàn diện về phát triển du lịch ở khu vực miền Trung Việt Nam - Tập Đoàn ALMEC Tháng 3 năm 1996. Ngành Du lịch Việt Nam: Những Thách thức và Cơ hội thị trường - Báo cáo trình lên Ngân Hàng Thế Giới - Greta R. Boye - Tháng 3 năm 2002. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010 Định hướng đến 2020 - Tổng Cục Du lịch - Tháng 10 năm 2000. Báo cáo Tổng kết Công tác năm 2002 và Phương hướng, Nhiệm vụ năm 2003 của ngành Du lịch - Tổng Cục Du lịch - Tháng 12, năm 2002. Du lịch Cộng đồng vì Bảo tồn và Phát triển - Viện Nghiên Cứu Miền Núi 1999. Báo cáo tổng kết hàng năm từ 1993 - 1999 - Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch. Thị Trường Du lịch - PTS Nguyễn Văn Lưu - NXBGD, 1998 Giáo trình kinh doanh lữ hành, PGS.PTS Nguyễn Văn Đính, Th.sỹ Phạm Hồng Chương. Marketing du lịch, Tổng cục Du lịch Hệ thống các văn bản hiện hành về quản lý du lịch, NXBCTQG, 1997. Tạp chí Du lịch Việt Nam các số 10/1999, 08/2002, 01/2003. Tourism: Principles, Practices, Philosophies) - Robert W. McIntosh, 1984. The Tourism Development Handbook, A Practical Approach to Planning & Marketing – Kerry Godfrey, Jackie Clarke - 2000. Ecotourism: Principles, Practices and Policies for Sustainability Megan Epler Wood – 2002. Promotion of Investment in Tourism Infrastructure – UN ESCAP (United Nations – Economic & Social Commission for Asia & the Pacific) – 2001. Sustainable Tourism as a Development Option, Practical Guide for Local Planners, Developers & Dicision Makers – B. Steck, 1999.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc[webtailieu.net]-DL13.doc