Đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương

Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia đang phải cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết để thu hút các khách hàng mục tiêu của mình, trong đó có thị trường xuất khẩu. Mỗi quốc gia có các chiến lược marketing riêng cho mình và ứng dụng nó vào phát triển kinh tế đất nước nói chung cũng như để đẩy mạnh xuất khẩu nói riêng. Nhiều nước đã thành công trong việc thực hiện chiến lược marketing quốc gia, đã xây dựng được hình tượng đẹp về đất nước, con người của mình cũng như đã dựng được thương hiệu sản phẩm quốc gia trên thị trường xuất khẩu thế giới như Nhật Bản, Singapore, Nhận biết được tầm quan trọng đó, Việt Nam cũng đã đề ra và thực hiện chiến lược marketing quốc gia riêng của mình. Nhìn về góc độ nào đó, chiến lược marketing quốc gia này cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh xuất khẩu cho đất nước. Tuy vậy, Việt Nam vẫn còn nhiều điều phải làm để chiến lược này thực sự mang lạ i hiệu quả cao hơn.

pdf105 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2271 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm từ gạo cho bữa ăn sáng ở bệnh viện, tàu hỏa, xe buýt du lịch và máy bay, tổ chức triển lãm gạo quốc tế ở Thái Lan hàng năm, thiết kế thực đơn thức ăn làm từ gạo cho các nhà hàng ăn Thái ở nước ngoài. Từ đó, hạt gạo Thái có thể chen chân được vào nhiều nơi, hình ảnh gạo Thái trở nên rõ ràng hơn, chân thật hơn và được nhiều người biết đến hơn. Hình tượng đất nước Thái Lan gắn liền với hình ảnh của hạt gạo. Điều này tạo nên sự phát triển bền vững cho gạo xuất khẩu nước này. Kinh nghiệm thứ ba đó là Thái Lan đề ra mục tiêu rõ ràng và thực hiện đúng theo mục tiêu đó. Thái Lan luôn đặt mục tiêu chất lượng gạo lên hàng đầu nhằm tạo dựng niềm tin vững bền trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nước này quan tâm tới việc nghiên cứu các giống lúa mới chất lượng cao, cải tạo cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư vào trồng lúa, phân vùng trồng từng loại lúa theo các giống lúa khác nhau nhằm tăng cường chất lượng và đặc tính của từng giống lúa để phù hợp với nhu cầu của thị trường gạo trong nước và quốc tế. Chính những chính sách này đã khiến cho gạo Thái Lan luôn có chất lượng tốt và được nhiều thị trường ưa chuộng lựa chọn. Kinh nghiệm thứ tư là Thái Lan rất quan tâm tới vấn đề xuất xứ hàng hóa và đã bảo vệ thành công cho sản phẩm gạo xuất xứ Thái Lan. Nước này rất chú trọng đến việc thiết kế và làm bao bì đa dạng, bắt mắt và có thể sử dụng được lâu dài. Bao bì chứa gạo của Thái Lan có nhiều kích thước và hình dạng, có thể nhận biết được dễ dàng địa phương sản xuất ra sản phẩm. Bao bì được làm từ các vật liệu ở địa phương và thiết kế như là những món quà hay đồ lưu niệm. Loại bao này được thiết kế cẩn thận có thể bảo quản được chất lượng của gạo và các sản phẩm gạo khác trong thời gian dài. 72 Với chiến lược marketing rất riêng trên, Thái Lan đã thu được nhiều thành công trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm gạo. Thành công không chỉ thể hiện là kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan chiếm tỉ trọng lớn trong GDP của nước này, mà hơn thế nữa, đó còn là thành công trong việc tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo cho mình. Thế giới nhắc đến Thái Lan là nhắc đến sản phẩm gạo. Thương hiệu gạo Thái luôn được đánh giá cao, là sản phẩm có chất lượng tốt trên thị trường gạo thế giới. 3.1.3. Trung Quốc Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy, trở thành nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới từ năm 2007.30 Tìm hiểu về Trung Quốc, tác giả xin được phân tích một số nét riêng trong chiến lược marketing quốc gia cho lĩnh vực dệt may nước này. Trung Quốc là nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Tốc độ xuất khẩu dệt may của Trung Quốc tăng rất nhanh, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Trung Quốc đạt 147 tỷ USD, chiếm 30% tổng thị phần xuất khẩu dệt may của thế giới.31 Các sản phẩm dệt may Trung Quốc được biết đến nhờ giá rẻ vì thế hàng dệt may của nước này đã tràn lan khắp các thị trường của nhiều nước như: Mỹ, châu Âu… Việt Nam mặc dù là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn nhưng cũng bị thống trị bởi các sản phẩm dệt may “Made in China” này. Sức mạnh của hàng dệt may Trung Quốc không chỉ nằm ở chi phí tiền lương thấp vì trên thực tế đây không phải là nước trả tiền công thấp nhất khu vực. Sức mạnh của Trung Quốc chính là chi phí tính trên đơn vị sản phẩm thấp nhờ vào năng suất cao và nền kinh tế điều hòa tốt. 30 Xuân Hòa, 15/01/2009, Kinh tế Trung Quốc đứng thứ ba thế giới từ năm 2007, 31 M.Hà, 14/06/2007, Hàng dệt may Trung Quốc sẽ chuyển sang thị trường ASEAN và châu Phi, 73 Kinh nghiệm đầu tiên đó là Trung Quốc xây dựng rất nhiều điểm hấp dẫn nhằm thu hút phải triển ngành dệt may. Ở nước này, các cụm ngành may mặc được hình thành nên rất thuận tiện cho quá trình sản xuất cũng như phân phối sản phẩm dệt may. Có thể lấy ví dụ như cụm ngành may mặc Quảng Đông. Cụm ngành này tập trung rất nhiều trung tâm dệt may của Trung Quốc, hàng năm xuất khẩu hàng may mặc 11,8 tỷ USD, chiếm tỉ trọng 20% giá trị hàng xuất khẩu dệt may của cả nước này. Cụm ngành có thể hiểu là một nhóm các doanh nghiệp và định chế hỗ trợ cùng tập trung gần nhau tại một vùng địa lý, được kết nối với nhau bởi các giá trị chung và sự tương hỗ.32 Cụm ngành may mặc ở Quảng Đông được cấu thành như hình dưới.(Biểu đồ 5) Sơ đồ 5: Kết cấu cụm ngành may mặc ở Quảng Đông – Trung Quốc (Nguồn: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright). 32 Nguyễn Xuân Thành (2006), Phát triển các cụm ngành kinh tế, Chương trinh giảng dạy kinh tế Fulbright. Tài chính: Vốn trong nước + FDI Trường đào tạo công nhân kỹ thuật Trường quản trị kinh doanh Trường thiết kế thời trang Mạng lưới nguyên liệu (bông, len, lụa) Mạng lưới phụ kiện (Dệt, nhuộm) Doanh nghiệp may mặc Mạng lưới xuất khẩu (Công ty có thương hiệu, DN XNK, phân phối) Mạng lưới bán lẻ Cụm ngành máy móc thiết bị năng Cụm ngành hóa chất Thiết bị may Cụm ngành da giày Cụm ngành vận tải Cụm ngành thương mại XNK Cơ quan QLNN Hiệp hội dệt may 74 Hình thành các cụm ngành dệt may như thế này đã thúc đẩy năng suất gia tăng; tăng khả năng tiếp cận với thông tin, dịch vụ và nguyên liệu chuyên biệt; tăng tốc độ và giảm chi phí điều phối cũng như giao dịch giữa các doanh nghiệp trong cụm ngành; tăng cạnh tranh trong đó tập trung vào việc cải thiện chất lượng trên cơ sở so sánh với các đối thủ trong cụm ngành; thúc đẩy đổi mới do giảm chi phí và rủi ro thử nghiệm công nghệ mới trước sự sẵn có của nguồn lực tài chính và kỹ năng, dịch vụ hỗ trợ và các doanh nghiệp khâu trước –khâu sau; và cuối cùng là thúc đẩy thương mại hóa. Tóm lại, lợi ích then chốt của cụm ngành công nghiệp là đồng thời tăng cạnh tranh, tăng hợp tác, và tạo tác động lan tỏa. Từ đó mà giá cả sản phẩm dệt may của Trung Quốc luôn giữ ở mức thấp, khó có quốc gia nào vượt mặt nổi Trung Quốc nếu so về giá. Như vậy, chiến lược marketing điểm hấp dẫn đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành dệt may nói chung và lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng này nói riêng. Kinh nghiệm thứ hai đó là Trung Quốc cũng rất chú trọng việc mở rộng thị trường xuất khẩu ra khắp thế giới, quan tâm tới xây dựng thương hiệu mang xuất xứ “Made in China” và biết tận dụng tối đa những thuận lợi của đất nước để phát triển ngành dệt may nhanh chóng. Công ty Esquel Group trụ sở Hồng Kông là một ví dụ. Công ty này đã mở rộng thị trường xuất khẩu ở khắp châu Á bằng cách sản xuất ra hàng may mặc xuất khẩu có chất lượng tầm cỡ thế giới. Công ty này đã rất tích cực trong việc tạo ra một hình tượng mạnh mẽ trong số các nhà bán sỉ với những nhãn hiệu của Trung Quốc, Malaysia, Philippines. Đặc biệt, Esquel đã khai thác cẩn thận thương hiệu Trung Quốc trên toàn thế giới. Công ty này cũng thành công khi mang hoạt động sản xuất hiện đại đến những vùng hẻo lánh như tỉnh Tân Cương phía Bắc Trung Quốc. Đất rẻ, nhân công rẻ, việc làm có chất lượng, lực lượng lao động có tay nghề cao và có khả năng thích ứng và những yếu tố khác đã đặt Trung Quốc vào một vị trí đáng ganh tị. “Vào một ngày bất kỳ Trung Quốc có 75 thể trở thành nơi sản xuất tốt nhất trên thế giới,” Surinder Chhibber nhà quản lý cao cấp của Esprit, công ty may mặc khổng lồ trên thế giới, cho biết. “Họ có nhân lực, kỹ năng và bí quyết để làm điều đó.” Ngay cả những thương hiệu nổi tiếng nước ngoài như Esprit, Benetton và Calvin Klein, cũng chọn Trung Quốc làm nơi sản xuất không chỉ vì giá nhân công rẻ mà còn do chất lượng lao động tốt hơn. Ngày nay, mác của rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng đều ghi “Sản xuất tại Trung Quốc” với những lý do xác đáng.33 Chính vì vậy, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc luôn giữ vị trí top đầu thế giới và đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của nước này. 3.1.4. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Qua tìm hiểu một số ví dụ điển hình về chiến lược marketing quốc gia trong việc đẩy mạnh xuất khẩu ở trên, chúng ta có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam trong việc tìm ra lối đi cho lĩnh vực xuất khẩu của nước mình cũng như cho việc tạo dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia trong lòng người tiêu dùng thế giới.  Áp dụng chiến lược marketing cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp và công nghệ cao. Nhật Bản trở thành đất nước nổi tiếng với sản phẩm điện tử cũng bởi đã xây dựng cho mình cơ sở hạ tầng tốt và marketing thu hút các doanh nghiệp đến đó sản xuất kinh doanh mặt hàng này từ rất lâu. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn thiếu thốn, chất lượng kém đã ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng của nước ta. Chính vì thế, các mặt hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là sản phẩm thô hoặc mới qua sơ chế, giá trị gia tăng thấp. Các ngành đòi hỏi phải đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng chưa phát triển nhiều. Do đó, nếu Việt 33 Phillip Kotler (2002), Chương 3: Các địa phương tiếp thị mình như thế nào, Chương trình giảng dạy Fulbright 11/2004, trang 17. 76 Nam muốn chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu thì cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng càng sớm càng tốt. Có như vậy, kim ngạch xuất khẩu của nước ta mới cao được.  Hiểu rõ mình và có chiến lược marketing hình tượng hiệu quả Có thể xem Nhật Bản là hình mẫu thành công trong việc tạo dựng được hình tượng vững chắc cho mình trong lòng người tiêu dùng thế giới. Là một đất nước ko được thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, phải hứng chịu nhiều thiên tai, động đất hàng năm nhưng những gì Nhật Bản đã đạt được thì lại không hề nhỏ, đáng để các nước khác phải học tập và noi theo. Chiến lược marketing quốc gia mà các nhà hoạch định chính sách của Nhật đã chọn đó là nhằm vào đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Có thể nói, Nhật Bản đã hiểu được mình, biết được điểm mạnh điểm yếu của mình từ đó đã có hướng phát triển đúng đắn. Chiến lược marketing hình tượng đã đưa Nhật Bản trở thành biểu tượng của các sản phẩm điện tử. Hình tượng đó tồn tại vững chắc trong lòng người tiêu dùng thế giới không chỉ trong quá khứ, hiện tại và còn trong cả tương lai nữa. Thành công trong việc tạo dựng và giữ gìn hình tượng của Nhật Bản đã góp phần rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của nước này. Trung Quốc cũng đã tạo dựng cho mình được thương hiệu về các sản phẩm giá rẻ, đặc biệt là về may mặc và da giầy. Vì vậy, khi nhắc tới sản phẩm của Trung Quốc, người tiêu dùng nghĩ ngay tới các sản phẩm đa dạng với giá cả cạnh tranh, rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại của các nước khác. Thái Lan cũng không bỏ qua vấn đề xây dựng và quảng bá hình tượng, quảng bá thương hiệu sản phẩm đất nước mình. Chính thành công trong chiến lược tạo dựng thương hiệu quốc gia về sản phẩm lúa gạo nên sản phẩm lúa gạo của Thái Lan luôn được người tiêu dùng đánh giá là có chất lượng cao hơn và cũng bán được với giá cao hơn sản phẩm gạo của các nước khác như Việt Nam, Trung Quốc… 77 Từ đó có thể thấy, tập trung xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia cho sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm thế mạnh của Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết nếu như nước ta muốn có chỗ đứng cao hơn nữa trên thị trường xuất khẩu của thế giới. Chiến lược marketing hình tượng nếu được quan tâm thực hiện và đi đúng hướng sẽ tạo nên những hiệu quả lớn không chỉ cho xuất khẩu mà còn cho cả nền kinh tế đất nước.  Xây dựng các điểm hấp dẫn Trung Quốc đã rất thành công trong việc đẩy mạnh thu hút đầu tư và xuất khẩu hàng hóa thông qua chiến lược marketing điểm hấp dẫn. Bằng việc xây dựng cụm ngành công nghiệp, Trung Quốc đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tập hợp lại nhằm giảm bớt chi phí sản xuất. Cấu thành của cụm ngành công nghiệp này gồm có: - Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng; - Các ngành khâu trước –khâu sau; - Các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt; - Các đơn vị cung cấp dịch vụ; - Các ngành khác có chia sẻ về hoạt động sản xuất, công nghệ và quan hệ khách hàng; - Các định chế tài chính, giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng. Những cụm ngành này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất, rút ngắn thời gian vận chuyển nguyên liệu tới nơi sản xuất và từ nơi sản xuất tới nơi đóng gói và phân phối. Từ đó, có thể làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của nước ta trên thị trường xuất khẩu thế giới.  Phối hợp chặt chẽ hoạt động của các chủ thể trong marketing quốc gia Kinh nghiệm của Thái Lan trong xuất khẩu gạo đã cho thấy rằng nếu có sự kết hợp của cả ba chủ thể trong marketing sẽ tạo được hiệu quả lớn. Người 78 dân sản xuất, doanh nghiệp thu mua và Nhà nước điều tiết đã phối hợp với nhau nhịp nhàng giúp cho gạo Thái Lan luôn giữ giá cao trên thị trường trong bất cứ mùa vụ nào. Từ đó, giá trị xuất khẩu thu được cũng cao hơn các nước khác. Vấn đề giá cả lúa gạo của nước ta rất bấp bênh, gây lo lắng và thiệt thòi không chỉ cho người nông dân mà còn ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Điều này cũng một phần là do sự phối hợp giữa ba chủ thể trên của nước ta chưa được tốt. Chính vì thế, Việt Nam cần làm tốt hơn nữa trong việc tạo dựng và duy trì mối liên kết này sao cho hiệu quả.  Thực hiện có hiệu quả và đồng bộ 4 chiến lược marketing: marketing hình tượng, marketing các điểm hấp dẫn, marketing cơ sở hạ tầng và marketing con người. Nhật Bản có được sự phát triển nhanh và bền vững trong lĩnh vực xuất khẩu như ngày nay là do đã thực hiện đồng bộ cả bốn chiến lược marketing với nhau. Nước này đã xây dựng thành công hình tượng một đất nước gắn liền với hàng điện tử, hình thành được nhiều điểm hấp dẫn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút phát triển sản phẩm điện tử. Con người Nhật Bản cũng đã góp phần marketing cho đất nước này bằng sự khéo léo, tính cần cù, lòng nhiệt huyết cũng như tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Những đặc điểm này rất có ích trong việc sản xuất các mặt hàng điện tử. Kết hợp được cả bốn chiến lược marketing quốc gia này, vị trí hàng điện tử của Nhật Bản khó có nước nào có thể chiếm lĩnh được. Hơn thế nữa, lĩnh vực xuất khẩu có mối quan hệ chặt chẽ với bốn thị trường còn lại của marketing quốc gia đó là: đầu tư, du lịch, và dân cư. Chính vì vậy cần phải có kế hoạch phát triển đồng bộ cả bốn thị trường này để có thể tận dụng được tác động gián tiếp từ ba thị trường đầu tư, du lịch, dân cư đối với thị trường xuất khẩu. 79 3.2. Xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc marketing quốc gia trong giai đoạn 2010 – 2015. 3.2.1. Tầm nhìn, mục tiêu phát triển 3.2.1.1. Mục tiêu tổng quát Ngày 21/11/2009, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã chủ trì Hội thảo tham vấn các nhà tài trợ, các Bộ, Ngành về "Dự thảo lần thứ nhất Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 –2015". Bản dự thảo đưa ra mục tiêu là đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình. Mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2020 là phát huy lợi thế và tính cạnh tranh riêng của từng vùng trong mối liên kết chung để đẩy mạnh kinh tế - xã hội của tất cả các vùng, tạo nên thế mạnh của mỗi vùng theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tập trung phát triển các trung tâm kinh tế lớn, trọng điểm; nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất và các cụm công nghiệp tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững tất cả các vùng kinh tế. Tăng cường sự liên kết giữa các vùng và trong nội bộ từng vùng để khắc phục rõ rệt tình trạng chia cắt theo địa giới hành chính, phát triển khép kín, lãng phí.34 3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể Bản kế hoạch giai đoạn 5 năm 2011–2015 chưa chính thức được Chính phủ phê duyệt. Đây mới là Dự thảo lần một của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố để lấy ý kiến. Theo đó, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011- 2015 được xây dựng trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường. 35 34 Thông tấn xã Việt Nam, 08/12/2009, Hội thảo tham vấn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015, aspx. 35 Minh Châu, 23/11/2009, Công bố Dự thảo phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, 80 Về kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn này là GDP bình quân 5 năm tăng 7-8%/năm, tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân 12%/năm, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân đạt 22-23,5% GDP, tỷ trọng đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 khoảng 40-41% GDP. Về xã hội, chỉ tiêu chủ yếu tới 2015 là tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 55%, quy mô dân số là 93 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm 2%/năm, tỷ lệ thất nghiệp thành thị khoảng 4%. Về môi trường, chỉ tiêu chủ yếu đặt ra tới năm 2015 là tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 42,5%, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch hợp vệ sinh khoảng 96%, dân cư thành thị được cung cấp nước sạch khoảng 98%. Nước ta cũng chú trọng tới việc phát triển lĩnh vực sản xuất công - nông nghiệp, xuất khẩu, nhất là việc nâng giá trị gia tăng của ngành trong GDP, vấn đề tăng chỉ số hàm lượng công nghệ. Đồng thời cũng nêu ra cần xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, sân bay, bến cảng. 3.2.2. Chiến lược marketing quốc gia cho giai đoạn tới Chiến lược marketing quốc gia cũng đã được nước ta quan tâm thực hiện từ nhiều năm nay và cũng đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần mang hình ảnh Việt Nam, sản phẩm Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, đến nay chiến lược này vẫn còn nhiều hạn chế trong vấn đề định hướng và thực hiện. Hơn nữa, môi trường cạnh tranh thế giới, bối cảnh toàn cầu cũng như tiềm lực và điều kiện của nước ta có nhiều biến động và thay đổi. Chính vì thế, mỗi giai đoạn khác nhau thì nước ta cũng cần thay đổi chiến lược marketing quốc gia cho phù hợp với sự thay đổi đó. Trong khóa luận này, tác giả nhấn mạnh tới việc xây dựng và hoàn thiện “Chiến lược xây dựng tiềm lực quốc gia” và “Chiến lược quảng bá quốc gia”. 81 3.2.2.1. Chiến lược xây dựng quốc gia  Thiết kế kiến trúc Các nhà đầu tư, du khách, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hay dân cư thường đề cập đến cảm nhận về một quốc gia, một địa phương hay đặc điểm riêng biệt của quốc gia, địa phương đó. Kiến trúc đô thị bộc lộ rất nhiều đặc điểm của một quốc gia và bản sắc của dân tộc đó chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đan xen các cấu trúc vật chất đa dạng thành một kết cấu tổng quát của một địa phương là cả một nghệ thuật. Kiến trúc đô thị tạo nên một lời tuyên ngôn của một địa phương vì nó phản ánh các giá trị và việc ra quyết định kết hợp như thế nào đối với các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển. Từ xưa tới nay, những vùng phát triển nhất của một quốc gia thường định hình xung quanh các đầu mối giao thông như cảng biển tự nhiên, các điểm gần sông và sau này gần đường xe lửa, càng hàng không. Cấu trúc giao thông vận tải được định hình cho mô hình diễn biến sự phát triển của một địa phương. Trong nội bộ một nước, cấu trúc giao thông vận tải liên kết sự phát triển thương mại, công nghiệp và nơi cư ngụ. Đối với quốc tế, cấu trúc này tạo nên thị trường cho nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng. Mối quan hệ giữa kiến trúc đô thị và quy hoạch địa phương của một quốc gia phả ánh đặc điểm địa lý, văn hóa và vai trò của các nhà lãnh đạo Nhà nước và tư nhân. Nước ta cần quan tâm hơn nữa trong vấn đề xây dựng kiến trúc ở giai đoạn tới. Quy hoạch đô thị cần phải ngày càng gia tăng hơn nữa và phải kết hợp với tư tưởng chủ đạo về marketing điểm đến. Chất lượng cuộc sống và môi trường trở nên được chú ý thường xuyên hơn như là những yếu tố để thu hút. Sự cạnh tranh trên thế giới ngày càng gay gắt đòi hỏi các quốc gia cần phải tự mình phát triển kinh tế nước mình nhiều hơn nữa bởi từ đó sẽ khuyến khích những tư tưởng tiến bộ trong quy hoạch phát triển quốc gia, phát triển các vùng miền. Các động lực tiềm tàng là nhu cầu của một quốc gia nhằm đưa 82 chất lượng cuộc sống và môi trường độc đáo thú vị có tính lịch sử và truyền thống của dân tộc đó. Kiến trúc đô thị là một vấn đề quan trọng không chỉ đối với những vùng phát triển, những thành phố lớn của một đất nước mà còn đối với những tỉnh lẻ đang chứng kiến nhiều lợi ích từ những kiến trúc đô thị có quy mô nhỏ. Sức hút tiềm năng của những đô thị nhỏ này ngày càng được đánh giá cao và nếu được đầu tư xây dựng sẽ hứa hẹn là điểm đến đầy mới lạ cho các nhà đầu tư. Các nhà lãnh đạo quốc gia cũng cần phải tính đến một khuynh hướng mới đang gia tăng trong kiến trúc đô thị là việc xây dựng và duy trì khu vực “cánh đồng xanh”. Đây là sự đối lập với dự án “cánh đồng nâu” trong đô thị thành phố. Các cộng đồng nhỏ trong khu vực dân cư ngoại ô của một thành phố lớn hay khu công nghiệp thường có yêu cầu được tiếp xúc với “cánh đồng xanh”. Môi trường cũng là mục tiêu được đề cập tới trong bản thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta giai đoạng 2011 – 2015.36 Vì vậy, trong kiến trúc đô thị chúng ta cũng cần quan tâm hơn tới việc xây dựng đô thị xanh. Điều này sẽ tạo thiện cảm với các nhà đầu tư, người dân và khách du lịch. Các quốc gia ngày nay nỗ lực xây dựng kiến trúc đô thị và sử dụng nó như là công cụ để nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Những cách tiếp cận hiện nay đối với kiến trúc đô thị nhấn mạnh vào đặc điểm vật chất, khu vực, quốc gia cùng với những cách thức để tái hiện lại những đặc điểm truyền thống và lịch sử của đất nước. Vì vậy, cần phải biết cách kết hợp giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái riêng và cái chung để tạo thành một tài sản có giá trị trong việc giữ chân các nhà đầu tư, cư dân và khách du lịch. 36 Minh Châu, 23/11/2009, Công bố Dự thảo phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, 83  Cải thiện cơ sở hạ tầng Kiến trúc đô thị mang lại đặc điểm độc đáo đặc trưng cho quốc gia thì cơ sở hạ tầng lại tạo ra khả năng thu hút cho kiến trúc đó. Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động marketing quốc gia, thậm chí còn có thể sử dụng marketing cơ sở hạ tầng như một trong bốn chiến lược marketing quốc gia chính. Chính vì vậy, việc cải thiện cơ sở hạ tầng là điều tất yếu và vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của một quốc gia. Hiện nay, cơ sở hạ tầng của nước ta vẫn còn yếu. Mặc dù trong giai đoạn 2006- 2010, nước ta cũng đã dành không ít nguồn lực để xây dựng mới và tu bổ lại cơ sở hạ tầng nhưng vẫn không thể đáp ứng kịp với sự phát triển của đất nước cũng như vấn đề gia tăng dân số ở nước ta. Một vấn đề nữa đó là, nước ta cũng cần đặc biệt chú ý tới việc quản lý cơ sở hạ tầng. Điều đó có nghĩa là cần tránh tình trạng thất thoát của chính quyền các cấp, doanh nghiệp và người dân bắt nguồn từ đầu tư không đúng mức hay đầu tư không hiệu quả. Có thể lấy ví dụ như điều kiện yếu kém của hệ thống giao thông ở nước ta đã làm tăng đáng kể chi phí vận hành các phương tiện giao thông. Tình trạng tắc đường, chất lượng mặt đường kém dẫn tới tai nạn nhiều, giảm tốc độ các phương tiện chuyên chở… vẫn còn là vấn đề đau đầu của các nhà hoạch định chính sách của nước ta hiện nay. Do đó, trong giai đoạn tới, Việt Nam cần chú trọng phát triển hơn nữa về cơ sở hạ tầng nếu muốn phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội. Hơn thế nữa, việc cải thiện cơ sở hạ tầng tốt hơn hết là phải gắn liền với nhu cầu phát triển của từng địa phương, phải đi cùng với một chiến lược marketing địa phương cụ thể. Trong nhiều trường hợp, đầu tư cơ sở hạ tầng phải thu hút các nhà đầu tư mới để đáp ứng không ngừng các nhu cầu, quyền lợi và cải thiện vị thế cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế. Chúng ta 84 không thể thích làm gì thì làm để rồi xây rồi lại phá, gây lãng phí mà cần phải có tầm nhìn và chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng trong dài hạn.  Các dịch vụ công cơ bản Các quốc gia muốn thành công trên con đường phát triển và tìm chỗ đứng trên thế giới không chỉ đòi hỏi thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt mà còn cần đòi hỏi các dịch vụ công cộng có hiệu quả. Dịch vụ công nghèo nàn, đặc biệt là về giáo dục và an ninh trật tự có thể đặt ra những vấn đề hết sức cấp thiết. Trái lại, quốc gia có các dịch vụ công chất lượng cao với các hoạt động khuyến trương hiệu quả sẽ là một trong những nét hấp dẫn hàng đầu của quốc gia. Khả năng thu hút và duy trì hoạt động kinh doanh của một quốc gia sẽ bị suy giảm khi nó nổi tiếng là nơi có tỷ lệ tội phạm cao hay trường học có chất lượng kém. Đây là những vấn đề người ta nghĩ đến trước nhất khi họ nghĩ đến việc có nên tới du lịch hay đầu tư vào quốc gia bạn hay không. Trong quá khứ, kinh doanh thường đổ về những nơi có thuế thấp và chỉ có một vài dịch vụ. Hiện tại, kinh doanh tập trung vào những nơi có vị trí gần các tuyến giao thông và những nơi cung cấp nhiều dịch vụ chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Các nhà đầu tư không thể nào yên tâm sản xuất và dám đầu tư quá lớn vào một quốc gia có tình trạng an ninh kém, luôn xảy ra bạo động được. Vì thế, Việt Nam cần phải cải thiện hơn nữa các dịch vụ công. Nước ta nhìn chung có tình hình an ninh chính trị ổn định bậc nhất trên thế giới nhưng về giáo dục cũng như giao thông công cộng thì vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải làm. Trong vấn đề này, vai trò của chính quyền Nhà nước là rất quan trọng. Các nhà marketing quốc gia có toàn quyền hạn chế hay phát huy các dịch vụ công chủ chốt cho ngày càng hấp dẫn hơn. Thế nhưng, tất cả các nước đều phải đổi mặt với những hạn chế về nguồn lực liên quan đến khả năng ngân sách của Nhà nước, giới hạn thuế và nguyện vọng 85 của công chúng. Chất lượng của các dịch vụ công cộng này phụ thuộc vào mức độ các nguồn lực và mức độ hiệu quả của việc sử dụng chúng. Các nhà marketing quốc gia ngày nay đang cạnh tranh mạnh mẽ trong vấn đề tiếp cận và thu hút lực lượng lao động có tay nghề cao về đất nước mình làm việc. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng những đòi hỏi này phụ thuộc vào việc quốc gia đó sẽ đầu tư bao nhiêu cho hệ thống giáo dục. Nguồn nhân lực cũng có tác động lớn tới quyết định đầu tư hay không của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Địa phương mà các doanh nghiệp quyết định đầu tư vào phải có sẵn nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của họ. Giáo dục các cấp của nước ta còn quá tập trung vào lý thuyết suông dẫn đến người lao động thiếu kinh nghiệm thực hành khi bắt tay vào công việc. Trong giai đoạn tới, chương trình giáo dục các cấp cần phải có những thay đổi tích cực theo hướng giảm lý thuyết, tăng thực hành để có thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nước nhà phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước trong tương lai.  Tạo nên nét khác biệt với các quốc gia khác Để có thể lôi kéo và giữ chân du khác và các nhà đầu tư, chúng ta cần phải tạo ra sự khác biệt dễ nhận thấy cho quốc gia mình. Có nhiều địa phương hay thành phố cứ na ná giống nhau, sẽ không thể tạo được ấn tượng mới lạ trong lòng du khách hay những nhà kinh doanh lần đầu tới đây. Vì thế, cơ hội để họ quay trở lại lần thứ hai là rất ít. Việt Nam có nhiều tiềm năng và thuận lợi để tạo nên sự khác biệt với các nước khác. Chúng ta có những cao nguyên với màu đất, mùi đất khác biệt từ đó cũng tạo nên hương vị cà phê khác cà phê của những nước khác. Chúng ta có những bãi tắm đẹp, có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử đặc trưng. Những điều này chỉ Việt Nam có. Thế nhưng làm thế nào để cho khách hàng nhận biết được sự khác biệt này? Đó lại còn phụ thuộc vào chiến lược quảng bá hình tượng của nước ta nữa. 86 3.2.2.2. Chiến lược quảng bá quốc gia Trong giai đoạn 2011–2015, cả bốn chiến lược marketing quốc gia cần phải tiếp tục được duy trì và đầu tư thực hiện nhiều hơn.  Quảng bá hình tượng quốc gia Việt Nam cần phải tạo dựng cho mình một hình tượng tích cực và nổi bật. Các thành phố và địa phương khác cũng cần xây dựng cho mình một hình tượng riêng, góp phần làm tăng giá trị hình tượng đất nước hơn. Việt Nam được nhiều quốc gia như: Pháp, Hàn Quốc, Nam Phi, Italia… coi là cửa ngõ để vào thị trường Đông Nam Á.37 Vì thế, nước ta có thể sử dụng hình tượng "Việt Nam – cửa ngõ vào Đông Nam Á" để thu hút các nhà đầu tư. Câu khẩu hiệu này nêu bật được hình tượng về một quốc gia sẽ mang lại cho nhà đầu tư nhiều cơ hội tiếp cận thị trường đang phát triển năng động và đầy tiềm năng ở châu Á – đó là Đông Nam Á. Việc phát triển chiến lược sản phẩm quốc gia phải gắn liền với xây dựng hình tượng của quốc gia đó. Khi đã tìm cho mình được một hướng đi, một hình tượng cụ thể thì việc đề xuất các phương án phát triển kiến trúc, cơ sở hạ tầng, dịch vụ công hay các điểm hấp dẫn sẽ dễ dàng và thống nhất hơn. Ngược lại, phát triển chiến lược sản phẩm quốc gia đúng hướng cũng sẽ củng cố hình tượng của quốc gia trong tâm trí khách hàng. Khi đã xác định được hình tượng cho mình, nước ta cùng với các địa phương cần phải tích cực quảng bá hình tượng đó thông qua các phương tiện 37 Hương Lan, 24/03/2010, Pháp coi Việt Nam là cửa ngõ tiến vào Đông Nam Á, Thông tấn xã Việt Nam, 26/01/2007, Việt Nam là cửa ngõ để Italia vào Đông Nam Á, 87 thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, internet… Mỗi ngành của nước ta, mỗi tỉnh thành của nước ta đều đã xây dựng được website riêng cho mình nhưng nhìn chung vấn đề cập nhật thông tin còn kém. Hơn thế nữa, không nhiều địa phương đã sử dụng công cụ marketing này hiệu quả trong việc quảng bá hình ảnh của mình. Vai trò của Cục xúc tiến thương mại và các trung tâm xúc tiến thương mại cần được áp dụng triệt để hơn nữa. Những tổ chức này là đầu tàu trong việc đề ra các phương thức quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với các nhà đầu tư quốc tế, khách du lịch cũng như thi trường xuất khẩu và dân cư.  Quảng bá điểm hấp dẫn Quảng bá hình ảnh chung của quốc gia là chưa đủ để làm tăng tính hấp dẫn quan trọng của quốc gia đó. Nước ta còn cần phải đầu tư quảng bá cho các điểm hấp dẫn cụ thể. Mỗi địa phương cần phải tự tìm hiểu và quyết định xem nên chọn cái gì là điểm hấp dẫn đặc trưng của mình và lấy nó làm trọng tâm để đầu tư quảng bá, tiếp thị. Có thể lấy ví dụ như ở miền Nam tập trung quảng bá cho đổng bằng sông Cửu Long phát triển ngành sản xuất lúa gạo và thực phẩm, Quảng Ninh với vịnh Hạ Long, Khánh Hòa với Nha Trang vừa có thể phát triển du lịch, vừa phát triển ngành nuôi trồng, săn bắt và chế biến thủy hải sản. Để làm tăng tính hấp dẫn của một địa phương, một chiến lược thường được áp dụng phổ biến là xây dựng các trung tâm hội nghị triển lãm. Trung tâm triển lãm ở Đồ Sơn – Hải Phòng đã góp phần quảng bá hình ảnh của địa phương này. Có nhiều cách để quảng bá các điểm hấp dẫn. Chúng ta có thể quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, và đặc biệt là internet. Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, quảng cáo qua website đã rút ngắn khoảng cách giữa địa phương và những người quan tâm tìm hiểu. Thế nhưng, chúng ta cũng cần phải có sự phối hợp quảng bá chặt 88 chẽ giữa địa phương với quốc gia để tạo sự thống nhất trong hành động. Chúng ta đã chưa làm tốt vấn đề phối hợp này ở giai đoạn trước dẫn đến hiệu quả chưa được cao. Bên cạnh đó, một lần nữa vai trò của các tổ chức xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư cần được phát huy hơn nữa. Các tổ chức này sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp, giữa địa phương và khách hàng, tổ chức các hoạt động triển lãm, hội chợ, giới thiệu những ưu đãi về đầu tư với các nhà đầu tư tiềm năng…Tất cả đều nhằm mục đích là đưa hình ảnh của địa phương, của Việt Nam đến với các nhà đầu tư nhanh chóng và thuận tiện nhất.  Quảng bá cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng tốt sẽ là yếu tố làm cho hình ảnh và sức hấp dẫn của quốc gia tăng lên. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng không chỉ cần thiết cho phát triển kinh tế, giao thương buôn bán mà còn giúp cải thiện tình trạng thất nghiệp và các vấn nạn xã hội khác. Trong cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc được quan tâm nhất. Hệ thống giao thông thông suốt, thông tin liên lạc dễ dàng, công nghệ thông tin phát triển là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư. Nước ta đang nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng tốt hơn để có thể phục vụ cho phát triển tuy nhiên còn nhiều điều phải làm trong giai đoạn tới này. Tình trạng quá tải ở các thành phố lớn đòi hỏi Nhà nước ta phải có chính sách xây dựng thêm các khu đô thị mới, các chung cư, hệ thống điện nước, mạng lưới phân phối hàng hóa, trường học, bệnh viện… nhằm cải thiện tình hình này. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của nước ta còn thấp kém và cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong giai đoạn tới.  Quảng bá con người Sử dụng hình ảnh con người là một tiếp cận chiến lược của marketing quốc gia. Nền văn hóa đa dân tôc của Việt Nam cũng có thể là một yếu tố thu hút du khách và nhân công đến làm việc. Nước ta cần áp dụng chiến lược 89 quảng bá con người này nhiều hơn nữa bởi nếu chiến lược này được thực hiện khéo léo và thành công sẽ tạo nên tác động rất lớn đến những khách hàng của địa phương. Ngày nay, nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, không thiếu gì những gương trong lao động sản xuất, những vị lãnh đạo tận tâm hay các nhân tài cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Thế nhưng, sử dụng họ như thế nào để hiệu quả, thì nước ta cũng cần phải tìm hiểu nhiều hơn nữa. Hay như thông qua các bài báo, bài phát biểu của những người đã từng đến Việt Nam sống, làm việc và đầu tư sẽ có tác động tích cực tới những ai đang có ý định hoặc chưa có ý định đến với Việt Nam. Vì vậy, chiến lược quảng bá này cần phải được khai thác nhiều hơn nữa. Như vậy, cả bốn chiến lược marketing đều đã được triển khai ở nước ta nhưng nhìn chung các chiến lược chưa được thực thi đồng bộ, chưa có sự phối hợp hài hòa nên hiệu quả nó mang lại chưa thực sự cao. Tùy từng địa phương, tùy từng ngành mà chúng ta cần phải chọn một chiến lược marketing riêng làm đầu tàu để chú trọng đầu tư thực hiện nhiều hơn. Ví dụ như với ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao thì chiến lược quảng bá cơ sở hạ tầng phải được coi trọng hơn cả. Với vùng đồng bằng sông Cửu Long thì chiến lược quảng bá điểm hấp dẫn và con người lại phải được đặt cao hơn. Xây dựng nước ta thành một nơi có khả năng phát triển tốt chưa đủ, thêm vào đó cần phải có chiến lược quảng bá Việt Nam ra thế giới để thế giới có thể biết đến Việt Nam nhiều hơn. Có như vậy, Việt Nam mới có thể thu hút được đầu tư nhiều hơn, và phát triển lĩnh vực xuất khẩu nhanh hơn, đa dạng hơn. Thương hiệu Việt Nam và sản phẩm Việt Nam sẽ dần được người tiêu dùng biết đến, nhớ đến và dùng đến. 90 3.3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động marketing quốc gia cho lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 3.3.1. Mục tiêu Hoạt động marketing quốc gia phải theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả nhằm thúc đẩy việc phát triển xuất khẩu. Chiến lược marketing quốc gia tác động tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài ba thị trường: đầu tư, du lịch và cư dân, chiến lược marketing quốc gia còn hướng tới nhằm phát triển lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Vì thế, các hoạt động marketing quốc gia cần phải tạo hiệu quả lớn hơn nữa nhằm phát triển lĩnh vực này xứng với tiềm năng vốn có của Việt Nam. Chiến lược marketing quốc gia phải góp phần chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo nhóm ngành hàng, nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta. Các mặt hàng chủ lực của nước ta hiện nay bao gồm: dệt may, thủy sản, cao su, cà phê, gạo… Vì thế, Việt Nam cần tập trung marketing hướng vào những ngành này nhiều hơn, tạo chỗ đứng cho các sản phẩm thế mạnh này bằng thương hiệu và chất lượng. Xuất khẩu phát triển sẽ tạo nguồn thu lớn giúp nước ta có đà phát triển sang các lĩnh vực khác. 91 3.3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả chiến lược marketing quốc gia cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của nước ta Trong phần này, tác giả xin đưa ra một số giải pháp mà tác giả cho là cơ bản và cần thiết hơn cả để góp phần làm tăng hiệu quả của chiến lược marketing quốc gia đối với lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. 3.3.2.1. Nhà nước, cộng đồng kinh doanh và người dân cùng hợp tác với nhau trong việc xây dựng, thực hiện chiến lược marketing địa phương nhằm tăng cường cơ hội xuất khẩu. Chủ thể thực hiện chiến lược marketing quốc gia chính là Nhà nước, cộng đồng kinh doanh và người dân. Chính vì vậy, ba chủ thể này cần phối hợp với nhau trong việc xây dựng chiến lược marketing quốc gia để tăng cường cơ hội xuất khẩu. Đứng ở mỗi góc độ, mỗi vai trò sẽ nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cũng sẽ có những quan điểm khác nhau. Nếu Nhà nước đưa ra chính sách không tham khảo ý kiến của doanh nghiệp rồi thực hiện thì chiến lược marketing quốc gia có thể sẽ đi sai hướng mà không hiệu quả. Như vậy, chiến lược marketing quốc gia dù có làm cũng không mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, từ đó còn ảnh hưởng tới nền kinh tế đất nước. Chiến lược marketing quốc gia Nhà nước xây dựng nên cần phải thông qua ý kiến của các doanh nghiệp, cũng như thông báo tới đông đảo công chúng biết thì mới khả thi và được mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội hưởng ứng tham gia. Điều này chắc chắn sẽ tạo nên hiệu quả tổng cao hơn hẳn bởi có yếu tố đoàn kết, nhất quán của cả dân tộc và sự phù hợp của chiến lược marketing với cả nước. Hơn thế nữa, khi chiến lược marketing quốc gia được xây dựng dựa trên ý chí của nhiều tầng lớp, nhiều thành phần trong xã hội thì việc thực thi chiến lược marketing này sẽ thu hút được sự ủng hộ nhiệt tình cũng như tham gia tích cực hơn của mọi người. Vì vậy, chiến lược marketing quốc gia sẽ đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều. 92 3.3.2.2. Kết hợp marketing địa phương thu hút xuất khẩu với thu hút đầu tư, du lịch và dân cư. Như trên đã phân tích, hoạt động đầu tư, du lịch, dân cư có mối quan hệ mật thiết với lĩnh vực xuất khẩu. Đầu tư tăng, nguồn vốn tăng, nước ta sẽ có thêm nguồn lực phát triển những ngành có thể mạnh xuất khẩu. Từ đó mà đẩy thị trường xuất khẩu đi lên. Có vốn, các doanh nghiệp sẽ đầu tư thêm công nghệ, phát triển sang những ngành có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao từ đó làm tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỉ trọng mặt hàng thô, hàng nguyên liệu, gia công và tăng tỉ trọng hàng chất lượng cao. Du lịch phát triển mở ra nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh trên thế giới đến tìm hiểu thị trường và tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên nước mình. Các sản phẩm truyền thống của Việt Nam cũng được biết đến nhiều hơn qua con đường du lịch. Từ đó mà cơ hội xuất khẩu cũng tăng cao hơn. Tiếp đến, thu hút nhiều dân cư đến, đặc biệt là những người có trình độ cao, nhân tài sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, công nghệ cũng như kinh doanh phát triển. Muốn phát triển xuất khẩu, chúng ta không chỉ dồn sức toàn bộ cho marketing lĩnh vực xuất khẩu, mà hơn thế, chúng ta cần đẩy mạnh marketing nhằm thu hút đầu tư, du lịch, dân cư. Đây là hiệu quả tác động gián tiếp mà chúng ta có thể đạt được nhờ phát triển các ngành này. 3.3.2.3. Nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả trong việc nghiên cứu, phát triển thị trường và sản phẩm. Nghiên cứu, phát triển thị trường và sản phẩm là một khâu trong hoạt động marketing cho lĩnh vực xuất khẩu. Nếu bước này làm tốt sẽ tạo nên nhiều cơ hội cho sự thành công của sản phẩm ở thị trường đó. Thương hiệu sản phẩm quốc gia từ đó mà cũng dễ dàng được chấp nhận ở thị trường này. Khi sản phẩm phù hợp với thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng nước đó, thương hiệu sản phẩm trở nên bền vững và đáng tin hơn. Hoạt động xuất khẩu vì thế cũng phát triển và gia tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn giá trị. 93 3.3.2.4. Nâng cao vai trò, tính chuyên nghiệp và chất lượng hoạt động của các hiệp hội ngành hàng Các hiệp hội ngành hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ và bảo vệ các doanh nghiệp trong nước. Nếu để các doanh nghiệp tự mình vươn ra thị trường thế giới thì khả năng thành công là rất khó khăn do ở nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hiệp hội sẽ là mái nhà che chở, định hướng cho các doanh nghiệp này đi đúng hướng và tự tin hơn khi bước ra một thế giới rộng lớn, cam go hơn rất nhiều. Các hiệp hội này cần phải mở nhiều hơn nữa các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu sản phẩm và tìm cơ hội giao thương dễ dàng hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp anh cả trong ngành hàng đó có thể chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết khó khăn giúp các doanh nghiệp nhỏ nhằm phát triển ngành hàng của mình. Như vậy, các hiệp hội ngành hàng này có thể là chủ thể thực hiện chiến lược marketing quốc gia, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm thuộc ngành hàng mình quản lý. 94 KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia đang phải cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết để thu hút các khách hàng mục tiêu của mình, trong đó có thị trường xuất khẩu. Mỗi quốc gia có các chiến lược marketing riêng cho mình và ứng dụng nó vào phát triển kinh tế đất nước nói chung cũng như để đẩy mạnh xuất khẩu nói riêng. Nhiều nước đã thành công trong việc thực hiện chiến lược marketing quốc gia, đã xây dựng được hình tượng đẹp về đất nước, con người của mình cũng như đã dựng được thương hiệu sản phẩm quốc gia trên thị trường xuất khẩu thế giới như Nhật Bản, Singapore,… Nhận biết được tầm quan trọng đó, Việt Nam cũng đã đề ra và thực hiện chiến lược marketing quốc gia riêng của mình. Nhìn về góc độ nào đó, chiến lược marketing quốc gia này cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh xuất khẩu cho đất nước. Tuy vậy, Việt Nam vẫn còn nhiều điều phải làm để chiến lược này thực sự mang lại hiệu quả cao hơn. Qua phân tích hoạt động marketing quốc gia của một số ngành xuất khẩu tiêu biểu, tìm hiểu việc thực hiện các chiến lược marketing quốc gia trong giai đoạn 2006 – 2010, có một điều có thể dễ nhận thấy rằng, nước ta cũng như các doanh nghiệp trong nước ngày càng quan tâm tới việc thực hiện hoạt động marketing quốc gia một cách tích cực hơn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một hình tượng đậm nét riêng cho mình, vẫn còn mang tính chất bắc chước, nhỏ lẻ và không đồng bộ giữa các chủ thể thực hiện. Các ngành sản xuất mặt hàng mũi nhọn cũng đã chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu quốc gia, tham gia các hội chợ, triển lãm cũng như cải tiến về công nghệ, nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Kết quả đạt được đó là kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng qua các năm. Thế nhưng, mới chỉ có một số ít doanh nghiệp thực sự gây dựng 95 được thương hiệu Việt trên thị trường sản phẩm thế giới như may Việt Tiến, cà phê Trung Nguyên… còn hầu như sản phẩm của nước ta vẫn phải mang tên của một thương hiệu nước ngoài nào đó. Vấn đề tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Để làm được việc này, Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ hơn nữa của các chủ thể trong chiến lược marketing quốc gia ở giai đoạn tới. Tuy nhiên, vai trò dẫn đường quan trọng nhất là tổ chức chính quyền Nhà nước vẫn cần phải giữ vững và phát huy. Chương ba đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện chiến lược marketing quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn tới, đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing này trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của đất nước. Hi vọng rằng trong tương lai, Việt Nam sẽ có một chiến lược marketing chuyên nghiệp và được áp dụng đồng bộ rộng rãi trên khắp cả nước, phục vụ tốt hơn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và tìm chỗ đứng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới. 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lan Anh, 19/11/2006, BP và Sinopharm muốn đầu tư thêm nhiều năm nữa, nua/70068890/87/, ngày lấy tin 15/03/2010. 2. Ban quản trị website, 18/12/2009, Hội nghị các nhà nhập khẩu dệt may vào Việt Nam, oai=15, ngày lấy tin 16/03/2010. 3. Ban quản trị trang web, 05/02/2010, Kim ngạch xuất khẩu dây điện và cáp điện năm 2009 sang các thị trường hầu hết đều giảm so với năm 2008, nam.gplist.294.gpopen.176818.gpside.1.gpnewtitle.kim-ngach-xuat-khau- day-dien-va-cap-dien-nam-2009-sang-cac-thi-truong.asmx, ngày lấy tin 16/03/2010. 4. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright về marketing địa phương, Tiếp thị địa phương niên khóa 2003 – 2004, thành phố Hồ Chí Minh. 5. Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam, 11/2007, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007, hang?ref=vnr500-top-500-doanh-nghiep-lon-nhat-viet-nam&year=2007, ngày lấy tin 13/03/2010. 6. Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam, 25/11/2008, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008, hang?ref=vnr500-top-500-doanh-nghiep-lon-nhat-viet-nam&year=2008, ngày lấy tin 13/03/2010. 7. Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam, 12/01/2010, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009, 97 hang?ref=vnr500-top-500-doanh-nghiep-lon-nhat-viet-nam&year=2009, ngày lấy tin 02/03/2010. 8. Diễn đàn doanh nghiệp, Phương thức tránh mất nhãn hiệu, E/View/Quan-tri- marketing/Phuong_thuc_tranh_mat_nhan_hieu/?print=1903200342, ngày lấy thông tin 06/03/2010. 9. THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng, 17/10/ 2006, Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010, kinh-te-xa-hoi-5-nam-2006-2010/40167540/157/ , ngày lấy tin 01/03/2010. 10. Paul Flatters và Michael Willmott (Havard Business Review), 21/12/2009, Hoàng Đăng dịch, Tám xu hướng tiêu dùng thời hậu khủng hoảng Phần 1, khung-hoang-phan-1-, ngày lấy tin 28/02/2010. 11. Paul Flatters và Michael Willmott (Havard Business Review), 21/12/2009, Hoàng Đăng dịch, Tám xu hướng tiêu dùng thời hậu khủng hoảng Phần 2, hieu/8198/Tam-xu-huong-tieu-dung-thoi-hau-khung-hoang-%28Phan-2%29 , ngày lấy tin 28/02/2010. 12. Paul Flatters và Michael Willmott (Havard Business Review), 21/12/2009, Hoàng Đăng dịch, Tám xu hướng tiêu dùng thời hậu khủng hoảng Phần 3, hoang-phan-3-20091223-13775.html , ngày lấy tin 28/02/2010. 13. Sara Forssell, (3/2009), Rice price policy in Thailand – policy making and recent developments, Department of Economics - University of Lund, Sweden. 98 14. Mỹ Hạnh, 20/01/2009, Tập đoàn dầu khí Việt Nam vinh dự đón danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới, e/vi-VN/Default.aspx, ngày lấy tin 10/03/2010. 15. GS.TS. Hồ Đức Hùng, 24/09/2008, Chiến lược xây dựng thương hiệu trong hội nhập kinh tế quốc tế, quan-thuong-hieu/5340/Chien-luoc-xay-dung-thuong-hieu-trong-hoi-nhap- kinh-te-quoc-te, ngày lấy tin 09/03/2010. 16. Hồ Đức Hùng (2005), Marketing địa phương của thành phố Hồ Chí Minh, nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh. 17. Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải, 23/04/2001, Quyết định số 55- 2001/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt - may Việt Nam đến năm 2010, ngày lấy tin 28/02/2010. 18. Phillip Kotler (2002), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Thống kê. 19. Philip Kotler và các soạn giả khác (1993), Marketing quốc gia, The Free Press, NewYork. 20. Phillip Kotler (2002), Marketing Asian Places, Attracting investment, industry, and tourism to cities, states and nations, The Free Press, NewYork. 21. Phillip Kotler, và các soạn giả khác (1993), Marketing places, attracting envestment industry and tourism to cities, states and nations, The Free Press, Newyork. 22. Philip Kotler, Hermawan kartajaya - Hooi Den Huan (2007), Think Asean! Rethinking marketing toward Asean community 2015, ASEAN Economic Bulletin. 99 23. Chí Nhân, 23/01/2010, Kim ngạch xuất khẩu gạo đạt gần 2,7 tỉ USD, 50397184-625272867-0, ngày lấy tin 28/02/2010. 24. Quỳnh Như, 16/12/2007, Giá gạo xuất khẩu năm 2008 sẽ vẫn cao, ngày lấy tin 15/03/2010. 25. Hải Ninh, 25/7/2008, 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới, ngày lấy tin 01/03/2010. 26. Giang Oanh, 21/11/2006, Báo chí nước ngoài ca ngợi về thành công của APEC 14: Việt Nam - Điểm đến đầy hấp dẫn, ema=PORTAL&pers_id=91536&item_id=1174774&p_details=1, ngày lấy tin 15/03/2010. 27. Phóng viên, 25/12/2009, Triển vọng phát triển dây và cáp điện ở Việt Nam, ngày lấy tin 16/03/2010. 28. Que huong.org.vn, Điều kiện tự nhiên Việt Nam, =2 , ngày lấy tin 08/03/2010. 29. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 30/06/2006, Quyết định của thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án “Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010”, duyet-De-an-Phat-trien-xuat-khau-giai-doan-2006-2010.html, ngày lấy tin 13/03/2010. 30. Seppo K Rainisto (2003), Success factor of place marketing: A study of place marketing practices in Northern Europe and the United States, Helsiki University of Technology. 100 31. Tạp chí thương mại, 16/05/2008, Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam còn lạc hậu, ngày lấy tin 15/03/2010. 32. Đức Tài, 14/11/2006, Chỉ số HDI của Việt Nam bằng Trung Quốc và Nga, zz0iiOQQCzY, ngày lấy tin 06/03/2010. 33. Nguyễn Xuân Thành (2006), Phát triển các cụm ngành kinh tế, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright niên khóa 2006 – 2007, thành phố Hồ Chí Minh. 34. Lưu Ngọc Trịnh& Trần Đức Vui-Viện Kinh tế và Chính trị thế giới - Trường Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, 07/09/2008, Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay, ngày lấy tin 12/03/2010. 35. VENO, Bàn về vấn đề xây dựng thương hiệu cho ngành dệt may Việt Nam, Thuong-Hieu/Ban-Ve-Van-De-Thuong-Hieu-Det-May-Viet-Nam/, ngày lấy tin 18/03/2010. 36. Vinanet, 22/04/2008, Việt Nam- Điểm đến hấp dẫn cho xuất khẩu và đầu tư của Đức, ngày lấy tin 16/03/2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5142_5647.pdf
Luận văn liên quan