Đề tài Đề xuất tiến trình mua bán sát nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

Tên đề tài : Đề xuất tiến trình mua bán sát nhập doanh nghiệp tại Việt Nam TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Trong những năm gần đây, thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng phát triển với một tốc độ rất nhanh. Cùng với sự tăng trưởng vượt bậc đó là mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các chủ thể của nền kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) với nhiều hình thức đa dạng. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng sự bùng nổ của thị trường chứng khoán hiện nay đã tạo cơ hội cho hoạt động M&A nhanh chóng phát triển, có thể thấy rằng hoạt động M&A đã, đang và sẽ là một hoạt động đầy tiềm năng trong tương lai về cả mặt số lượng, hình thức và lĩnh vực. Tuy nhiên, là một thị trường non trẻ, hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. Những thất bại, do vậy, là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của mình. Với những lý do đó, công trình nghiên cứu này đã được tác giả thực hiện nhằm mang lại cái nhìn khái quát và đúng đắn về bản chất hoạt động M&A. Qua đó, tác giả đưa ra những nhận định về tiềm năng, phương hướng phát triển và các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng mô hình M&A trong giai đoạn Việt Nam đang tích cực mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài bao gồm 3 phần chính: Chương một: bao gồm các cơ sở lý thuyết của mô hình M&A. Xem xét những thành công và thất bại của mô hình này trên thế giới và so sánh với Việt Nam. Chương hai: đưa ra một cái nhìn rõ nét hơn về tình hình phát triển trong lĩnh vực M&A trên thế giới và thị trường Việt Nam. Đồng thời đưa ra những mặt tồn tại cần giải quyết. Tác giả cũng dựa vào khảo sát để đưa ra những dự báo thực tiễn, sâu sát hơn với Việt Nam. Đồng thời cũng nhận diện và dự báo những nguy cơ lợi dụng hoạt động M&A trên thị trường Việt Nam hiện nay. Chương ba: bao gồm những các nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm góp phần làm hoàn thiện hơn nữa việc áp dụng mô hình này trong thời kỳ cạnh tranh, hội nhập của Việt Nam. Đồng thời đề xuất một qui trình cụ thể của một thương vụ M&A. MỤC LỤC Trang TÓM TẮT CÔNG TRÌNH DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 1 1.1 Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp – các khái niệm cơ bản . 1 1.1.1 Khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 1 1.1.2 Phân biệt giữa sáp nhập và mua lại . 3 1.2 Phân loại 3 1.2.1 Sáp nhập theo chiều ngang (horizontal mergers) 3 1.2.2 Sáp nhập theo chiều dọc (vertical mergers) 4 1.2.3 Sáp nhập tổ hợp (conglomerate mergers) . 4 1.3 Lịch sử hình thành và phát triển . 4 1.4 Các phương thức thực hiện M&A 6 1.4.1 Chào thầu (tender offer) 7 1.4.2 Lôi kéo cổ đông bất mãn (Proxy fights) . 8 1.4.3 Thương lượng tự nguyện 8 1.4.4 Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán . 8 1.4.5 Mua lại tài sản công ty 9 1.5 Lợi ích khi thực hiện M&A . 10 1.5.1 Giảm chi phí gia nhập thị trường 11 1.5.2 Nâng cao hiệu quả . 10 1.5.3 Thực hiện chiến lược đa dạng hóa 11 1.5.4 Hợp lực thay cạnh tranh 11 1.5.5 Tham vọng bành trướng 12 1.6 Thủ tục và qui trình thực hiện M&A . 13 1.6.1 Thủ tục tiến hành M&A 13 1.6.2 Quy trình tiến hành M&A . 14 1.7 Kết luận chương 1 . 14 CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 16 2.1 Thực trạng M&A trên thế giới 17 2.1.1 Tổng quan . 17 2.1.2 Châu Mỹ - Mỹ . 18 2.1.3 Châu Âu 19 2.2 Thực trạng M&A tại Việt Nam . 20 2.2.1 Quá trình phát triển M&A tại Việt Nam . 20 2.2.2 Những đặc điểm của M&A Việt Nam 21 2.2.3 Xu hướng M&A Việt Nam và thế giới những năm gần đây 22 2.2.4 Nguyên nhân M&A tại Việt Nam còn kém các nước trên thế giới 22 2.3 Khung pháp lí quy định về M&A tại Việt Nam . 23 2.3.1 Hành lang pháp lí về M&A tại Việt Nam hiện nay 23 2.3.2 Khoảng trống pháp lí 24 2.4 Xu hướng phát triển M&A tại Việt Nam . 26 2.4.1 Xu hướng chung 26 2.4.2 Ngành tài chính . 27 2.4.3 Nhận diện những nguy cơ trong ngành tài chính ở Việt Nam hiện nay . 30 2.5 Những mặt yếu kém trong M&A tại Việt Nam . 31 2.5.1 Cách thức và tác nghiệp M&A còn sơ khai 31 2.5.2 Cách thức xây dựng thị trường M&A cũng thể hiện nhiều bất cập 31 2.5.3 Trình độ hiểu biết của doanh nghiệp 32 2.5.4 Thiếu các công ty tư vấn, môi giới về M&A 32 2.6 Kết luận chương 2 . 33 CHưƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG QUI TRÌNH TIẾN HÀNH MUA BÁN SÁP NHẬP TẠI VIỆT NAM . 34 3.1 Giải pháp về mặt pháp lí 36 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện M&A . 37 3.2.1 Tiến trình chuẩn bị 37 3.2.2 Điều tra, đánh giá về mặt pháp lí, tài chính kinh doanh (Due Diligence) 39 3.2.3 Xây dựng kế hoạch . 43 3.3 Định giá 45 3.3.1 Định giá tài sản hữu hình 45 3.3.2 Định giá tài sản vô hình (thương hiệu) . 46 3.3.3 Định giá tài sản trí tuệ . 48 3.3.4 Định giá các bất ổn . 48 3.4 Đàm phán và kí hợp đồng 49 3.5 Kết luận chương 3 . 50 KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU PHẦN PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf148 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2601 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đề xuất tiến trình mua bán sát nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng ưu đãi đầu tư A - 56 1. Nhà đầu tư đang được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Hợp tác xã và các luật thuế tiếp tục được hưởng các ưu đãi đầu tư đó. 2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đang được triển khai và thuộc đối tượng quy định tại Điều 24 Nghị định này được hưởng ưu đãi đầu tư trong thời gian ưu đãi còn lại kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực. 3. Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi và ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi và ưu đãi mới trong thời gian ưu đãi còn lại (nếu có) kể từ ngày pháp luật, chính sách mới có hiệu lực. 4. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định này. TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nguyễn Tấn Dũng cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Học viện Hành chính quốc gia; - VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTTH (5b). XH. A - 57 CHÍNH PHỦ --------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : 36/2003/QĐ-TTg ------------------------------------------ ---------------------------------- Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2003 QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam -------- THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20 tháng 5 năm 1998; Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi) ngày 03 tháng 6 năm 2000; Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã; Căn cứ Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi); Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Điều 2. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành Quyết định này. Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. PHỤ LỤC 9 A - 58 Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./. KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG Nơi nhận : - Ban Bí thư Trung ương Đảng, - Thủ tướng, các PTT Chính phủ, - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nguyễn Tấn Dũng (đã ký) cơ quan thuộc Chính phủ, - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, - Văn phòng Quốc hội, UBNS của QH, - Văn phòng Chủ tịch nước, - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng, - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, - Tòa án nhân dân tối cao, - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể, - Các Tổng công ty 91, - Công báo, - VPCP : BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc, - Lưu : ĐMDN (10), Văn thư. A - 59 CHÍNH PHỦ --------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------------------ ---------------------------------- QUY CHẾ Góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ) -------- I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục tiêu : Quy chế này nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam; để huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý doanh nghiệp của nước ngoài và mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều 2. "Nhà đầu tư nước ngoài" góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam theo quy định tại Quy chế này, bao gồm : 1. "Tổ chức kinh tế tài chính nước ngoài" là tổ chức kinh tế tài chính được thành lập theo pháp luật nước ngoài và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam. 2. "Người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam" là công dân nước ngoài cư trú ở nước ngoài. 3. "Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam" là công dân nước ngoài và người không có quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam. 4. "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài" là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Điều 3. "Doanh nghiệp Việt Nam" nhận góp vốn, bán cổ phần cho các Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm : Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã hoạt A - 60 động kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ở từng thời kỳ. Điều 4. Mức góp vốn, mua cổ phần Mức góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài ở doanh nghiệp Việt Nam theo Điều 3 Quy chế này tối đa bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam. Điều 5. Hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài : 1. Hình thức mua cổ phần : a) Mua cổ phần phát hành lần đầu của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá. b) Mua cổ phần phát hành thêm của Công ty cổ phần, mua lại cổ phần của các cổ đông trong Công ty cổ phần. 2. Hình thức góp vốn : a) Mua lại phần vốn góp của các thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn vào Công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên mới của Công ty trách nhiệm hữu hạn. b) Góp vốn vào Công ty hợp danh; mua lại phần vốn góp của thành viên Công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn Công ty hợp danh. c) Góp vốn vào Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã để trở thành thành viên Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã. Điều 6. Thẩm quyền quyết định nhận góp vốn, bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài 1. Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá: cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 2. Đối với Công ty cổ phần đang hoạt động. a) Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần) quyết định việc bán cổ phần phát hành thêm cho nhà đầu tư nước ngoài. b) Cổ đông sở hữu cổ phần quyết định việc bán phần vốn góp của mình cho nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần. c) Nếu Công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về chứng khoán. A - 61 3. Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã. Hội đồng thành viên (Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên), các thành viên hợp danh (Công ty hợp danh), chủ sở hữu Công ty (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), Đại hội xã viên (Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã) quyết định phương án huy động vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Điều 7. Hình thức giá trị góp vốn, mua cổ phần 1. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam bằng đồng Việt Nam. a) Nếu góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ thì quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua của Ngân hàng thương mại được phép hoạt động ngoại hối tại thời điểm góp vốn, mua cổ phần. b) Nếu góp vốn, mua cổ phần bằng tài sản là máy móc thiết bị, nguyên liệu, hàng hoá, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, chứng khoán có giá và các tài sản khác thì được xác định theo giá thị trường. Doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng định giá tài sản (hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức năng) xác định theo giá thị trường tại thời điểm góp vốn, mua cổ phần và có sự chấp thuận của bên góp vốn, mua cổ phần. 2. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần bằng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hoá, chuyển giao công nghệ và các tài sản khác phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về công nghệ, văn hoá và môi trường. Điều 8. Bảo hộ của Nhà nước Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần ở doanh nghiệp Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ NHẬN GÓP VỐN, BÁN CỔ PHẦN CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Điều 9. Nhận góp vốn, bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài 1. Doanh nghiệp Việt Nam bán cổ phần : a) Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá có nhu cầu và khả năng huy động vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài lập phương án cổ phần hoá A - 62 trong đó có đề nghị bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trình cơ quan quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp phê duyệt. b) Công ty cổ phần đang hoạt động : Hội đồng Quản trị hoặc Giám đốc xây dựng phương án đầu tư, phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn trong đó có bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trình Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị (theo Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần) quyết định. 2. Doanh nghiệp Việt Nam nhận góp vốn : a) Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Ban Quản trị Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã xây dựng phương án đầu tư trong đó có phần nhận góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trình Hội đồng thành viên (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty hợp danh), Đại hội xã viên (đối với Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã) quyết định. b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên : Chủ tịch Công ty hoặc Hội đồng quản trị doanh nghiệp xây dựng phương án đầu tư, trong đó có phần nhận góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài để trình chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu quyết định (áp dụng trong trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên hoặc Công ty cổ phần). Điều 10. Thông tin về việc bán cổ phần, nhận góp vốn Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền theo Điều 6 của Quy chế này, doanh nghiệp Việt Nam thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và công bố công khai những thông tin chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam để các nhà đầu tư tìm hiểu trước khi tổ chức bán cổ phần, nhận góp vốn. Điều 11. Thực hiện góp vốn, mua, bán cổ phần 1. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam : a) Khi có nhu cầu đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp Việt Nam hoặc với tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc phát hành để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam. b) Nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản tại tổ chức tài chính, Ngân hàng thương mại Việt Nam hoặc tổ chức tài chính, Ngân hàng thương mại nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng A - 63 cổ tức, lợi tức được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác có liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này. 2. Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện bán cổ phần : a) Bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá theo quy định tại Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. b) Bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của Công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. c) Bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của Công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán được thực hiện tại doanh nghiệp hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc phát hành. 3. Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nhận góp vốn. Việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã thực hiện tại doanh nghiệp theo nguyên tắc thoả thuận giữa bên góp vốn và bên nhận vốn theo các quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. 4. Nếu có nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng đăng ký góp vốn, mua cổ phần với tổng trị giá vượt 30% vốn điều lệ doanh nghiệp thì doanh nghiệp Việt Nam tự lựa chọn hoặc thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật Việt Nam để chọn nhà đầu tư nước ngoài. Nếu nhà đầu tư nước ngoài không có điều kiện trực tiếp tham gia đấu giá thì thoả thuận với bên bán về giá mua, bán cổ phần nhưng không thấp hơn giá bán cho các nhà đầu tư trong nước và phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 4 và điểm b khoản 1 Điều 11 của Quy chế này. Điều 12. Giá bán cổ phần, vốn góp 1. Giá bán cổ phần của Công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán. 2. Giá bán cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá xác định theo quy định tại Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. 3. Giá bán cổ phần phát hành thêm của Công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán là giá thoả thuận giữa doanh nghiệp Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài. A - 64 4. Giá bán lại cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông là giá thoả thuận giữa cổ đông với nhà đầu tư nước ngoài. 5. Giá vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã để trở thành thành viên mới do Hội đồng thành viên (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên), chủ sở hữu (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (Công ty hợp danh), Đại hội xã viên (đối với Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã) quyết định. Điều 13. Hình thức xác nhận cổ phần, góp vốn Được thực hiện một trong hai hình thức xác nhận góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam sau : a) Chứng chỉ là cổ phiếu ghi tên hoặc không ghi tên. b) Ghi sổ kế toán. Việc phát hành, quản lý cổ phiếu và ghi sổ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều 14. Thông báo kết quả nhận góp vốn, bán cổ phần Sau 15 ngày kết thúc việc nhận góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp gửi báo cáo kết quả để thực hiện theo quy định sau : 1. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá : gửi cho cấp có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 2. Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã gửi báo cáo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. III. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Điều 15. Quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam 1. Được sử dụng cổ phiếu để cầm cố trong quan hệ tín dụng và trong việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Được chuyển sở hữu cổ phiếu, được tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán khi Công ty cổ phần đã niêm yết theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật về chứng khoán. A - 65 3. Được quyền chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. 4. Được chuyển đổi ra ngoại tệ của khoản vốn đầu tư (gốc và lãi) và các khoản thu về tiền bán cổ phần, tiền chuyển nhượng vốn góp, thu nhập hợp pháp khác tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính và chế độ quản lý ngoại hối theo quy định của pháp luật Việt Nam. 5. Được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước hoặc Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nếu sử dụng lợi tức thu được từ đầu tư góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam để tái đầu tư tại doanh nghiệp Việt Nam. 6. Nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập cá nhân cho phần thu nhập có được do góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. 7. Được hưởng quyền lợi như các cổ đông hoặc thành viên khác là người Việt Nam trong Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã. 8. Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác do pháp luật Việt Nam quy định. 9. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã được tham gia quản lý doanh nghiệp theo quy định của các luật này và Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. Điều 16. Nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định trong Quy chế này và trong Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần và các quy định khác của pháp luật có liên quan. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước 1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp nhà nước do mình quyết định cổ phần hoá, bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. A - 66 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp nhà nước do mình quyết định cổ phần hoá và các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã trên địa bàn bán cổ phần, nhận góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài. 3. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế này ./. KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng đã ký A - 67 QUỐC HỘI Luật số : 27/2004/QH11 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoá XI, kỳ họp thứ 6 (Từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 03 tháng 12 năm 2004) LUẬT CẠNH TRANH Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về cạnh tranh. Chương II KIỂM SOÁT HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH Mục 2 LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN Điều 11. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường 1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. 2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan. PHỤ LỤC 10 A - 68 Điều 12. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan. Điều 13. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm Cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau đây: 1. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; 2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; 3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; 4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; 5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; 6. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới. Điều 14. Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm Cấm doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây: 1. Các hành vi quy định tại Điều 13 của Luật này; 2. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng; 3. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng. Điều 15. Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích 1. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước A - 69 bằng các biện pháp sau đây: a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước; b) Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước. 2. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bằng các biện pháp đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định. 3. Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực độc quyền nhà nước và sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, các doanh nghiệp không chịu sự điều chỉnh của quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của các quy định khác của Luật này. Mục 3 TẬP TRUNG KINH TẾ Điều 16. Tập trung kinh tế Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: 1. Sáp nhập doanh nghiệp; 2. Hợp nhất doanh nghiệp; 3. Mua lại doanh nghiệp; 4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp; 5. Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Điều 17. Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp và liên doanh giữa các doanh nghiệp 1. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. 2. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài A - 70 sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. 3. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. 4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới. Điều 18. Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. Điều 19. Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm Tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 của Luật này có thể được xem xét miễn trừ trong các trường hợp sau đây: 1. Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; 2. Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Điều 20. Thông báo việc tập trung kinh tế 1. Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo. 2. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế được hưởng miễn trừ quy định tại A - 71 Điều 19 của Luật này nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo quy định tại Mục 4 Chương này thay cho thông báo việc tập trung kinh tế. Điều 21. Hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế 1. Hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế bao gồm: a) Văn bản thông báo việc tập trung kinh tế theo mẫu do cơ quan quản lý cạnh tranh quy định; b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; c) Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật; d) Danh sách các đơn vị phụ thuộc của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; đ) Danh sách các loại hàng hoá, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế và các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đó đang kinh doanh; e) Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan. 2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Điều 22. Thụ lý hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ về tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ rõ những nội dung cần bổ sung. Điều 23. Thời hạn trả lời thông báo tập trung kinh tế 1. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ. Văn bản trả lời của cơ quan quản lý cạnh tranh phải xác định tập trung kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau đây: A - 72 a) Tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm; b) Tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Điều 18 của Luật này; lý do cấm phải được nêu rõ trong văn bản trả lời. 2. Trường hợp việc tập trung kinh tế có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trả lời quy định tại khoản 1 Điều này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày và phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ chậm nhất là ba ngày làm việc trước ngày hết hạn trả lời thông báo, nêu rõ lý do của việc gia hạn. Điều 24. Thực hiện tập trung kinh tế Đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thuộc diện phải thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này chỉ được làm thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp sau khi được cơ quan quản lý cạnh tranh trả lời bằng văn bản về việc tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Văn An A - 73 QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 238/2005/QĐ -TTG NGÀY 29 THÁNG 9 NĂM 2005 VỀ TỶ LỆ THAM GIA CỦA BÊN NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; Căn cứ Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần; Căn cứ Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ: a) Tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần theo Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2003 thì tổng số cổ phiếu niêm yết là số cổ phiếu phát hành ra công chúng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b) Tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết, đăng ký giao dịch của một quỹ đầu tư chứng khoán. PHỤ LỤC 11 A - 74 c) Không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành. Điều 2. Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, góp vốn liên doanh thành lập Công ty chứng khoán hoặc Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tối đa là 49% vốn điều lệ. Điều 3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam ký kết hoặc tham gia khác với quy định tại Quyết định này thì áp dụng theo Điều ước quốc tế. Điều 4. Quyết định này thay thế Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 5. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định này. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tổng công ty nhà nước và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Thủ tướng Phan Văn Khải - đã ký A - 75 CHÍNH PHỦ --------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : 164/2003/NĐ -CP ------------------------------------------------------ ---------------------- Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2003 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp -------- CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, NGHỊ ĐỊNH : Chương I PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Điều 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này. 1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; công ty hợp danh; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp tư nhân; hợp tác xã; tổ hợp tác; tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. 2. Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm: a) Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh; b) Hộ kinh doanh cá thể; PHỤ LỤC 12 A - 76 c) Cá nhân hành nghề độc lập: bác sĩ, luật sư, kế toán, kiểm toán, họa sĩ, kiến trúc sư, nhạc sĩ và cá nhân hành nghề độc lập khác; d) Cá nhân cho thuê tài sản như nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác. 3. Cá nhân nước ngoài kinh doanh có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt là hoạt động kinh doanh được thực hiện tại Việt Nam hay ở nước ngoài. 4. Công ty ở nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam. Cơ sở thường trú là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty ở nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam mang lại thu nhập. Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài chủ yếu bao gồm các hình thức sau: a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, xưởng sản xuất, kho giao nhận hàng hóa, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay các thiết bị phương tiện phục vụ cho việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên; b) Địa điểm xây dựng; công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; các hoạt động giám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; c) Cơ sở cung cấp các dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công cho mình hay một đối tượng khác; d) Đại lý cho công ty ở nước ngoài; đ) Đại diện ở Việt Nam trong các trường hợp : - Có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty ở nước ngoài; - Không có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó. Điều 2. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; trừ hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao. A - 77 Việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sẽ có quy định riêng. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản trình Chính phủ ban hành quy định về việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với các đối tượng này. Chương IV ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ Điều 20. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với việc đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng. Thủ tục đăng ký thuế thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng. Điều 21. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, có chia ra từng quý theo mẫu tờ khai của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 25 của tháng 1 hàng năm hoặc ngày 25 của tháng kế tiếp tháng kết thúc năm tài chính đối với cơ sở kinh doanh có năm tài chính khác năm dương lịch. Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp cơ quan Thuế kiểm tra, thanh tra phát hiện việc kê khai thuế của cơ sở kinh doanh chưa phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan Thuế căn cứ vào tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu năm trước liền kề của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ vào thu nhập chịu thuế của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định số thuế tạm nộp cả năm, từng quý và thông báo cho cơ sở kinh doanh thực hiện. Điều 22. Cơ sở kinh doanh phải báo cáo cơ quan Thuế trực tiếp quản lý để điều chỉnh số tạm nộp cả năm và từng quý, nếu tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sự thay đổi. Cơ quan Thuế khi nhận được đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp hàng quý và cả năm của cơ sở kinh doanh phải xem xét và phải thông báo cho cơ sở kinh doanh biết số thuế tạm nộp đã điều chỉnh hoặc lý do không chấp nhận đề nghị của cơ sở kinh doanh. Điều 23. Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định doanh thu và tỷ lệ thu nhập chịu thuế áp dụng trên doanh thu để xác định số thuế phải nộp đối với cơ sở kinh doanh chưa A - 78 thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và địa điểm kinh doanh. Điều 24. Việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như sau: 1. Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế theo bản tự kê khai hoặc theo số thuế cơ quan Thuế ấn định từng quý, đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày cuối quý. 2. Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thuế hàng tháng theo thông báo của cơ quan Thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo. 3. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan Thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi. 4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh ở Việt Nam thì tổ chức, cá nhân ở Việt Nam chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định tính trên tổng số tiền chi trả cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Điều 25. Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính và nộp bằng đồng Việt Nam. Điều 26. Cơ sở kinh doanh phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm với cơ quan Thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh doanh được phép áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì được quyết toán theo năm tài chính đó. Quyết toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản: Doanh thu; Chi phí hợp lý; Thu nhập chịu thuế; Số thuế thu nhập phải nộp; Số thuế thu nhập được miễn, giảm; Số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm; Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài cho các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài; Số thuế thu nhập nộp thiếu hoặc nộp thừa. Điều 27. Cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan Thuế trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Nếu số thuế tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế phải nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu số thuế tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp theo báo cáo A - 79 quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh được trừ số thuế nộp thừa vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo. Điều 28. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan Thuế và gửi báo cáo quyết toán trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản. Điều 29. Sau khi nhận được báo cáo quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh, cơ quan Thuế phải xem xét, phân loại để tổ chức thanh tra, kiểm tra. Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp phân loại báo cáo quyết toán thuế và quy trình thanh tra, kiểm tra quy định tại Điều này. Điều 30. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh, nếu phát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh, thu nhập chịu thuế và các yếu tố khác do cơ sở kinh doanh xác định không hợp lý, cơ quan Thuế có quyền xác định lại giá mua, giá bán theo giá thị trường trong và ngoài nước, chi phí, thu nhập chịu thuế và các yếu tố khác để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế thu nhập doanh nghiệp. Bộ Tài chính hướng dẫn cách xác định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ theo giá thị trường quy định tại Điều này. Điều 31. Cơ quan Thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm sau đây: 1. Hướng dẫn cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 2. Thông báo cho cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ về số thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế hàng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 24 và trường hợp ấn định thuế quy định tại Điều 30, Điều 32 của Nghị định này. 3. Thông báo cho cơ sở kinh doanh về việc chậm nộp tờ khai, chậm nộp thuế và quyết định xử phạt vi phạm về thuế; nếu cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền phạt theo thông báo thì có quyền áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 4 Điều 23 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, số tiền phạt; nếu đã thực hiện các biện pháp xử lý trên mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số tiền thuế, số tiền phạt thì chuyển hồ sơ sang cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. A - 80 4. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh. 5. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế. 6. Yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân khác cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế. 7. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định. Điều 32. Cơ quan Thuế có quyền ấn định thu nhập chịu thuế để tính thuế đối với cơ sở kinh doanh trong các trường hợp sau: 1. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. 2. Không kê khai hoặc kê khai không đúng các căn cứ để tính thuế hoặc không chứng minh được các căn cứ đã ghi trong tờ khai theo yêu cầu của cơ quan thuế. 3. Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc tính thuế. 4. Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh mà bị phát hiện. Cơ quan Thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ vào thu nhập chịu thuế của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định thu nhập chịu thuế. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh không đồng ý với mức ấn định thu nhập chịu thuế thì có quyền khiếu nại đến cơ quan Thuế cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật; trong khi chờ giải quyết cơ sở kinh doanh vẫn phải nộp đủ thuế theo mức thuế đã ấn định. Chương VII TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 50. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2004. Các Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 1998, số 26/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004. A - 81 1. Bãi bỏ quy định về hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp cho số thu nhập tái đầu tư, thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài và các quy định ưu đãi về thuế suất, về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 và Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bãi bỏ các quy định ưu đãi về thuế suất, về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tại các Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999, số 35/2002/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ. Bãi bỏ các quy định về thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với cơ sở kinh doanh tại Nghị định số 19/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất. 2. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư và các cơ sở kinh doanh trong nước đã được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thì tiếp tục được hưởng các ưu đãi về thuế ghi trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Trường hợp, các mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ghi trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thấp hơn mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này thì cơ sở kinh doanh được hưởng các mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này cho thời gian ưu đãi còn lại. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã hết thời hạn được hưởng ưu đãi thuế theo Giấy phép đầu tư thì chuyển sang áp dụng thuế suất 25% và trường hợp đang nộp thuế theo mức thuế suất 25% thì được tiếp tục thực hiện mức thuế suất này đến hết thời hạn của Giấy phép đầu tư đã cấp. Các cơ sở kinh doanh trong nước hết thời hạn ưu đãi về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh khác trong nước đang áp dụng thuế suất 32% chuyển sang áp dụng thuế suất 28% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004. 3. Việc giải quyết những tồn tại về thuế, quyết toán thuế, miễn, giảm thuế và xử lý vi phạm hành chính về thuế thu nhập doanh nghiệp trước ngày 01 tháng 01 năm 2004 được thực hiện theo quy định tương ứng trong các văn bản pháp luật về thuế thu nhập A - 82 doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật về khuyến khích đầu tư trong nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác đã ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Điều 51. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./. TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nơi nhận : - Ban Bí thư Trung ương Đảng, - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, - Ủy ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội, Phan Văn Khải đã ký - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, - Văn phòng Quốc hội, - Văn phòng Chủ tịch nước, - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng, - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, - Toà án nhân dân tối cao, - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể, - Công báo, - VPCP : BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc, - Lưu : KTTH (5), Văn thư. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO    DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Lại Văn Toàn (2001), Sáp Nhập một xu thế mới trong điều kiện cạnh tranh ngày nay, Trung Tâm Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Quốc Gia. Viện Thông Tin Khoa Học Xã Hội, Hà Nội. Th.S Lưu Minh Đức, Th.S Nguyễn Đình Cung (2007), Thâu tóm và hợp nhất từ khía cạnh quản trị công ty: lí luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Tạp chí quản lí kinh tế, Số 15/2007. Nguyễn Tấn, Tiến Tài, bài báo “Sôi động mua bán doanh nghiệp”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Số 9/2008 (21/02/2008). Nguyễn Xuân Thành (2007), Định giá thương hiệu, Học liệu mở chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. PGS.TS Nguyễn Văn Châu, TS Phạm Trí Hùng, Mâu thuẫn trong điều 11 về mua bán sáp nhập doanh nghiệp, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, 03/07/2006 PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Phân tích tài chính, NXB Thống Kê. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống Kê. Quốc Anh; Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Kiểm soát “giao dịch đen”, Báo diễn đàn doanh nghiệp, 17/08/2007. GS.TS Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống Kê. DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH Collin Brown, Ronlang Ford (2006), Making M&A Pay: Lessons from the World’s most successful Acquier. Denzil Rankine, Peter Howson (2006), Acquisition Essentials: A Step-by-Step Guide To Smarter Deals, Pearson Education Limited. Denzil Rankine (2005), Due Diligence, Pearson Education Limited. Graig Williams, Jill Ferguson, Robert Townsend (October 6th, 2000), The US Is Growing Wary of Mega-Merger, Salomon Smith Barney Equity Research. J.Fred Weston, Samuel C. Weaver, Mergers and Acquisitions, The Mc Graw Hill Executive MBA Series. Tom Taulli (2005); The Complete M&A Handbook; Southern Califonia University. Business Week, August 6th,2002; The Best Global Brands. Interbrand, Brand Valuation, March 2003. DANH MỤC WEBSITE THAM KHẢO (Khoa tài chính doanh nghiệp, UEH) (Học liệu mở chương trình Fulbright, UEH) ( Tạp chí kinh doanh) (Báo điện tử VietNamNet) (Thời báo kinh tế Việt Nam) (Báo đầu tư Việt Nam) (Báo đầu tư chứng khoán) (Sàn mua bán công ty) (Tạp chí kiểm toán) (Diễn đàn World Business Portal) (Báo Diễn đàn Doanh nghiệp) (Công ty chứng khoán Vietstock) (Công ty chứng khoán Sài Gòn) (Tạp chí kinh tế Sài Gòn) (Tổng cục thống kê) (Thời báo tài chính Anh Quốc) (Chuyên trang tài chính của CNN) (Thống kê tài chính của Thomson Financial) (Công ty đầu tư tài chính) (Kênh thông tin tài chính) (Tạp chí phát triển kinh tế, UEH)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề xuất tiến trình mua bán sát nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan