Ba là, tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp. Đặc biệt, tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Cần kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư ngoài ngành đối với các nguồn vốn có nguồn gốc nhà nước tài các doanh nghiệp nhà nước. Thu hẹp, giảm bớt mở rộng đầu tư mới. Tiến tới, thoái vốn triệt để các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư vào các ngành nghề, địa bàn có trọng điểm. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào những địa bàn có lựa chọn, định hướng.
Bốn là, tái cấu trúc hệ thống thị trường. Thị trường bất động sản cần đa dạng hóa các nguồn vốn, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và đặc biệt là đa dạng hóa chủ thể đầu tư. Thị trường tài chính tiền tệ cần minh bạch hóa và tăng cường kỷ cương. Tăng cường các công cụ kiểm tra nội bộ. Tuyệt đối loại trừ đầu tư nội bộ giữa hệ thống ngân hàng và các công ty bất động sản
trong ngành.
Năm là, tăng cường năng lực thể chế của hệ thống kinh tế; tăng cường đầu tư nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đặt cơ sở hậu thuẫn cho đổi mới mô hình tăng trưởng: Tăng cường chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững.
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Di chuyển lao động quốc tế và tín dụng quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: DI CHUYỂN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ TÍN DỤNG QUỐC TẾ
DI CHUYỂN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ
Bản chất của di chuyển lao động quốc tế
Định nghĩa: Di chuyển lao động quốc tế là hiện tượng người lao động di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia kia có kèm theo thay đổi về chỗ ở và thường trú.
Quá trình di chuyển lao động diễn ra vì các lý do kinh tế hoặc phi kinh tế
Lý do phi kinh tế: Di cư do áp lực tôn giáo, chính trị hoặc chiến tranh
Lý do kinh tế: Do động cơ thu nhập hay môi trường làm việc thúc đẩy
Xu hướng di chuyển lao động hiện nay: di chuyển từ Đông qua Tây, từ Nam lên Bắc, từ các nước đang phát triển qua các nước phát triển..
Nguyên nhân hình thành thị trường lao động: nguồn nhân lực giữa các quốc gia khác nhau về quy mô và chất lượng, không cân xứng với nguồn lực vốn, dẫn đến tình trạng tiền lương ( giá lao động) tại các quốc gia khác nhau, làm xuất hiện thị trường lao động thế giới. Xu hướng toàn cầu hoá cùng sự phát triển của các công ti đa quốc gia cũng dẫn đến nhu cầu sử dụng nhân lực toàn cầu.
Nguyên nhân của sự di chuyển lao động giữa các quốc gia được miêu tả qua biểu đồ:
Quốc gia I Quốc gia II
PL SL1 PL
A S’ S”
PA PW B’ SL2
PW B PA’ A’
DL2
LA LB L LB’ LA’ L Nguyên nhân di chuyển lao động quốc tế
Thị trường lao động của quốc gia I đang cân bằng tại điểm A; lượng lao động đang sử dụng vào sản xuất là LA với giá là PA. Thị trường lao động của quốc gia II cân bằng tại điểm A’, lượng lao động được sử dụng là LA’ với giá PA’. Vì PA > PA’ nên có 1 lượng lao động của quốc gia II di chuyển sang quốc gia I ( giả định thị trường yếu tố sản xuất vận hành theo cơ chế tự do ). Sự di chuyển này đã làm cho cung lao động tại quốc gia 1 tăng lên 1 lượng là LALB dẫn đến giá lao động giảm từ PA xuống PW, trong khi đó, cung lao động tại quốc gia II giảm 1 lượng LALB làm cho giá lao động tại quốc gia II tăng từ PA’ lên PW
Khi ấy, giá lao động cân bằng là PW
Phân tích cân bằng cục bộ tác động của sự di chuyển lao động quốc tế:
Tác động ảnh hưởng của di chuyển lao động đến quốc gia xuất khẩu lao động và quốc gia nhập khẩu lao động được phân tích bằng những biểu đồ sau:
Biểu đồ
J
F
M
H
E
R
N T
G
VMPL2
C
VMPL1
0 B A O’
Giả thiết:
Xét thế giới chỉ có hai quốc gia (quốc gia 1 và quốc gia 2 ), toàn bộ lượng lao động của thế giới đưa vào sản xuất xã hội được đo bằng đoạn thẳng OO’.Trong đó lượng lao động của quốc gia 1 là OA và của quốc gia 2 là O’A.
Đường VMPL1 là giá trị sản phẩm biên tăng thêm của quốc gia 1 do đầu tư lao động.
Đường VMPL2 biểu hiện giá trị sản phẩm biên tăng thêm của đầu tư lao động tại quốc gia 2.
Tại quốc gia 1,tổng sản phẩm nội địa dựa trên đầu tư lượng lao động OA là diện tích hình tứ giác OFGA.Trong đó : chi phí về lao động là diện tích hình chữ nhật OCGA.Chi phí các yếu tố khác kèm theo do đầu tư lượng lao động OA là diện tích hình tam giác CFG.
Tại quốc gia 2, tổng sản phẩm nội địa dựa trên đầu tư lượng lao động O’A là diện tích hình tứ giác O’JMA.Trong đó chi phí về yếu tố lao động là diện tích hình chữ nhật O’HMA.Chi phí các yếu tố khác kèm theo do đầu tư lượng lao động O’A là diện tích hình tam giác HJM.
Từ biểu đồ trên,ta thấy lượng lao động OA của quốc gia 1 lớn hơn lượng lao động đầu tư O’A của quốc gia 2.Hay quốc gia 1 là quốc gia dư thừa lao động,quốc gia 2 là quốc gia khan hiếm lao động, vậy nên giá lao động của quốc gia 1(đoạn OC) nhỏ hơn giá lao động của quốc gia 2(đoạn O’H).
Vì lý do kinh tế,một lượng lao động từ quốc gia 1 di chuyển sang quốc gia 2 làm cho giá lao động tại quốc gia 1 tăng lên (vì giảm cung) và giá lao động tại quốc gia 2 giảm xuống (vì tăng cung).Sự di chuyển lao động dừng lại khi giá lao động giữa hai quốc gia bằng nhau.Khi đó, điểm cân bằng là điểm E và lượng lao động quốc tế di chuyển là đoạn AB.
Sau khi có di chuyển nguồn lực:
Lượng lao động AB chuyển từ QG1 sang QG2.
Quốc gia 1:
Tổng sản phẩm nội địa bị giảm một lượng bằng diện tích ABEG
Quốc gia 1 nhận được 1 lượng giá trị thu nhập từ QG2 là diện tích hình ABER
Chênh lệch giữa giảm tổng sản phẩm trong nước với phần nhận được từ nước ngoài do xuất khẩu lao dộng là diện tích ERC . đây là lượng GNP tăng thêm của quốc gia 1 do di chuyển lượng lao động AB sang quốc gia 2
Thu nhập người lao động:
Tăng lên bằng diện tích CNRG, trong đó 1 phần thhu nhập tăng do giá lao động nội địa tăng là diện tích CNEI, phần thu nhập tăng lên do lao động chuyển sang quốc gia 2 làm việc nên có giá cao hơn nội địa.
Thu nhập người chủ sở hữu:
Thu nhập người chủ sở hữu ở QG1 bị giảm một lượng CNER, trong đó diện tích CNEI là phần thu nhập của chủ sở hữu giảm xuống do giá vốn giảm, Diện tích EGI là phần giảm do một lượng vốn đang hoạt động chuyển sang trạng thái nhàn rỗi vì lượng lao động kết hợp đã chuyển sang quốc gia 2.
Quốc gia 2:
Tổng sản phẩm nội địa tăng lên diện tích ABEM
Quốc gia 2 sử dụng 1 lượng lao động Ab của quốc gia 1 nên phải chi trả cho quốc gia 1 một lượng ABER.
Lợi ích ròng của quốc gia 2 từ việc tiếp nhận lượng lao động từ quốc gia 1 một lượng bằng giá trị hình tam giác EMR.
Thu nhập người lao động :
Thu nhập của người lao động ở quốc gia 2 bị giảm một lượng MHRT do phải tiếp nhận 1 lượng lao động AB của quốc gia 1 nên giá lao động ở quốc gia 2 giảm
Thu nhập người chủ sở hữu:
Thu nhập người chủ sở hữu quốc gia 2 tăng một lượng MHTE, trong đó Thu nhập chủ sở hữu vốn tăng do giá tăng là diện tích MHRT; và thu nhập chủ sở hữu tăng do một lượng vốn đang nhàn rỗi được chuyển vào hoạt động nhờ lượng lao động quốc gia 1 chuyển
Kết luận: Tổng hợp lại từ hai quốc gia chúng ta suy ra được lợi ích kinh tế của thế giới từ sự di chuyển lao động là diện tích hình tam giác EMG.
Khi nghiên cứu vấn đề di chuyển nguồn lực lao động giữa các quốc gia chúng ta cần phải xem xét vấn đề thường được các quốc gia đang phát triển lo ngại – đó là hiện tượng “chảy máu chất xám”. “Chảy máu chất xám” là hiện tượng lao động có trình độ kĩ thuật và chuyên môn cao không làm việc tại các đợn vị, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,…thuộc sở hữu của quốc gia mà làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tại các quốc gia khác. Hiện tượng “chảy máu chất xám” gây tổn hại cho quốc gia ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất: quốc gia phải bỏ ra một lượng chi phí rất lớn và tốn thời gian để đào tạo song lại không được sử dụng nguồn lực này. Nói cách khác quốc gia tốn kém chi phí đào tạo nhưng người thụ hưởng lại là quốc gia khác.
Thứ hai: sự phát triển của nhiều lãnh vực khoa học bị ảnh hưởng do thiếu cán bộ khoa học làm cho quốc gia khó khăn trong đổi mới công nghệ.
Thứ ba: việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng những ngành sử dụng nhiều lao động sang những ngành đòi hỏi hàm lượng kĩ thuật cao gặp nhiều khó khăn do thiếu lao động có trình độ cao.
Thứ tư: ngành giáo dục đào tạo nhân lực của quốc gia cũng khó khăn do mất đi những cán bộ khoa học đầu đàn, những chuyên gia giỏi.
Để chống lại xu hướng chảy máu chất xám quốc gia cần phải có những chính sách trọng nhân tài phù hợp cho người lao động nhất là lao động được đào tạo với trình độ kĩ thuật cao; công nhân kỹ thuật lành nghề thông qua chính sách hỗ trợ lương, nhà ở, môi trường làm việc, học tập tu nghiệp…
TÍN DỤNG QUỐC TẾ
Khái niệm
Tín dụng quốc tế là quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước được thực hiện thông qua chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty cá nhân ....Hiểu theo nghĩa rộng tín dụng quốc tế bao gồm các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước, không phụ thuộc khối lượng nhiều hay ít, thời gian dài hay ngắn, có lãi hay không có lãi, đầu tư trực tiếp hay gián tiếp,tuy nhiên phải có sự bù đắp hay trả lại.Các hình thức tín dụng thương mại:Căn cứ vào chủ thể tín dụng:tín dụng thương mại,tíng dụng ngân hàng,tín dụng nhà nước.Căn cứ vào tính bảo đảm:Tín dụng đảm bảo và tín dụng không đảm bảo Căn cứ vào mục đích sử dụng:Tín dụng sản xuất và tín dụng phi sản xuấtCăn cứ vào thời hạn tín dụng:Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, tín dụng dài hạn
Đặc điểm của tín dụng quốc tế
Phản ánh mối quan hệ tín dụng giữa các chủ thể kinh tế của một quốc gia với các chủ thể kinh tế của các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế;
Đối tượng tín dụng quốc tế là hàng hóa hoặc tiền tệ;
Chủ thể tham gia là chính phủ, cơ quan nhà nước, ngân hàng quốc tế, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và cá nhân.
Ưu nhược điểm của Tín dụng quốc tế
Ưu điểm: Đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội khi mà các nguồn vốn trong nước còn hạn chế.
Nhược điểm: Tín dụng quốc tế có rủi ro do bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá hối đoái quốc tế.
Phân loại tín dụng quốc tế
Căn cứ vào chủ thể tham gia:
Tín dung thương mại:
Tín dụng thương mại là loại tín dụng rât phổ biến trong tín dụng quốc tế , là các khoản vay mượn do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của hai nước cung cấp cho nhau do mua bán hàng của nhau . Hình thức tín dụng này, sự vận động của tín dụng gắn liền với sự vận động của hàng hóa chứ không phải bằng tiền và quá trình vay mượn xảy ra song song với quá trình mua bán
Các hình thức:
Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu (gọi là tín dụng xuất khẩu) là loại tín dụng do người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tím dụng xuất khẩu được cấp dưới hình thức chấp nhận hối phiếu và mở tài khoản.
Cấp tín dụng bằng chấp nhận hối phiếu tức là thương nhân nhập khẩu ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để nhận bộ chứng từ hàng hóa thông qua ngân hàng hoặc người xuất khẩu gửi trực tiếp cho họ. Thời hạn của loại tín dụng này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên bán và mua. Tuy nhiên để phòng tránh rủi ro luật các nước thường can thiệp bằng cách định ra thời hạn cho loại tín dụng này. Ví dụ, luật nước Anh, Pháp quy định thời hạn từ 30 đến 90 ngày, luật Mỹ là 180 ngày, luật Nhật Bản quy định từ 180 đến 360 ngày.
Cấp tín dụng bằng cách mở tài khoản tức là thương nhân xuất khẩu và thương nhân nhập khẩu ký với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó qui định quyền của bên bán được mở một tài khoản để ghi nợ bên mua sau mỗi chuyến giao hàng mà bên bán đã thực hiện. Sau từng thời gian nhất định, người mua sẽ phải thanh toán số nợ đó bằng chuyển tiền, chuyển Séc hoặc bằng Kỳ phiếu trả tiền ngay.
Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu (gọi là tín dụng nhập khẩu) là loại tín dụng do người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu để nhập hàng thuận lợi. Hình thức tồn tại của loại tín dụng nay là tiền ứng trước để nhập hàng. Việc ứng tiền trước có tính chất khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nếu người xuất khẩu thiếu vốn do phải thực hiện các hợp đồng xuất khẩu có kim ngạch lớn thì tiền ứng trước mang tính chất tín dụng; còn ngược lại, nếu người xuất khẩu không tin vào khả năng thực hiện hợp đồng của người nhập khẩu mà bắt phải đặt cọc cho việc giao hàng, tiền ứng trước mang tính chất là vật đảm bảo thực hiện hợp đồng. Khoản tiền ứng trước được hoàn trả bằng cách khấu trừ dần vào số tiền hàng theo tỷ lệ cố định hoặc theo tỷ lệ tăng dần hoặc chỉ một lần vào chuyến hàng giao cuối cùng.
Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu: các ngân hàng thương nghiệp cỡ lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà xuất nhập khẩu mà thông qua nhà môi giới, loại hình này sử dụng rộng rãi ở các nước Anh, Đức, Bỉ và Hà Lan. Người môi giới là các công ty lớn, có vốn vay được từ các ngân hàng, hình thức cấp tín dụng rất đa dạng. Ví dụ cấp cho nhà xuất khẩu gồm cho vay không phải cầm cố hàng hóa, cho vay cầm cố chứng từ hàng hóa, cho vay chiết khấu hối phiếu...Mọi tín dụng của người môi giới đều là tín dụng ngắn hạn.
Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là những khoản vay mượn do các ngân hàng thương mại cung cấp để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư cơ bản nước ngoài.
Tín dụng ứng trước;
Tín dụng chấp nhận;
Tín dụng tài chính.
Tín dụng nhà nước
Là quan hệ vay mượn giữa 2 nhà nước 2 quốc gia với nhau
Tín dụng ngắn hạn;
Tín dụng trung hạn;
Tín dụng dài hạn.
Tín dụng tư nhân và tổ chức phi chính phủ
Loại hình tín dụng này được thực hiện do một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức phi chính phủ cấp tín dụng cho một chính phủ của một quốc gia khác. Nguồn vốn vay này có quy mô nhỏ, thường được sử dụng vào các chương trình phúc lợi và an ninh xã hội (vệ sinh môi trường, đào tạo nghề, cấp thoát nước, chăm lo sức khỏe,...).
Tín dụng của tổ chức tài chính quốc tế
Đây là loại tín dụng nhà nước đa phương do các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các ngân hàng khu vực thực hiện đối với các nước thành viên dựa trên nguồn vốn do các nước thành viên góp và huy động từ thị trường. Xuất phát từ các đặc điểm khác nhau, TDQT có thể có các hình thức: tín dụng bằng tiền (ngoại tệ) và tín dụng bằng hàng hoá; tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn; tín dụng có lãi và tín dụng không trả lãi; tín dụng ưu đãi và tín dụng thông thường. TDQT là công cụ chủ yếu của các nước tư bản phát triển để xuất khẩu tư bản.
Các hình thức của tín dụng bao gồm:
Tín dụng hỗ trợ điều chỉnh cán cân thanh toán;
Tín dụng điều chỉnh cơ cấu ngành;
Tín dụng phát triển kinh tế - xã hội.
Căn cứ vào thời hạn và mục đích:
Tài trợ ngoại thương.
Tài trợ chính thức.
Tín dụng cho các chương trình phát triển.
Các khoản vay thương mại: người đi vay nhận vay ngân hàng nước ngoài trên thị trường tài chính quốc tế theo điều kiện thương mại.
Có thể phân thành hai loại:
Khoản vay thương mại song phương, tức là hai ngân hàng các nước khác nhau cùng nhau kí hiệp định tín dụng, sau đó cho vay;
Khoản vay của tập đoàn ngân hàng, tức là một hay vài ngân hàng đứng đầu nhiều ngân hàng khác tham gia thành một tập đoàn ngân hàng cho người đi vay nào đó một khoản vay; loại tín dụng này, nói chung, kim ngạch tương đối lớn, thời hạn tương đối dài, là hình thức tín dụng tương đối phổ biến trên thế giới. Tín dụng của tập đoàn ngân hàng lại có thể chia thành tín dụng trực tiếp hay gián tiếp.
Tình hình tín dụng quốc tế của Việt Nam hiện nay
Ngày nay nền kinh tế thế giới đang có những chuyển biến rất lớn. Vì vậy, quan hệ tín dụng giữa các quốc gia ngày càng đa dạng, đồng thời nó còn là động lực thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại ngày một phát triển. Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cho thấy rằng nước ta đang trong tiến trình hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Để thực hiện được những mục tiêu kinh tế của đất nước thì Việt Nam rất cần những nguồn vay từ Chính phủ các nước khác, của các tổ chức tài chính-tín dụng quốc tế, nhận viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng quốc tế đối với Việt Nam chúng ta tìm hiểu: “Tín dụng quốc tế và liên hệ ở Việt Nam” để thấy rõ tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam và những định hướng cho việc sử dụng hiệu quả tín dụng quốc tế.
Vay thương mại: Vay thương mại của Việt Nam chủ yếu ở 2 ngân hàng là Ngân hàng thế giới & Ngân hàng phát triển châu Á.
Vay ngân hàng thế giới (WB):
Nợ nước ngoài của Việt Nam hiện là 32,5 tỷ USD
Theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, tính đến ngày 31/12/2010, tổng số dư nợ công ở mức 1.122 nghìn tỷ đồng, tương đương 56,7% GDP năm 2010 và dự kiến tổng số nợ công sẽ ở mức khoảng 1.375 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 58,7% GDP năm 2011.
Cũng theo báo cáo này, ước tổng số dư nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 835 nghìn tỷ đồng, bằng 42,2% GDP năm 2010 và dự kiến nợ nước ngoài của quốc gia sẽ ở mức 44,5% GDP năm 2011.
Như vậy, các chỉ số trên vẫn trong giới hạn an toàn như theo Quyết định số 211/2004/QĐ-TTg ngày 14/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển tài chính Việt Nam đến năm 2010.
Ngoài ra, theo khuyến cáo của một số nhà kinh tế và kinh nghiệm của một số nước thì nợ công ở mức 60% GDP là giới hạn an toàn.
Mặc dù vậy, xu hướng gia tăng các khoản nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia là đáng lưu ý, đặc biệt khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp trong những tháng đầu năm 2011 do chính sách tiền tệ, tín dụng trong nước thắt chặt, huy động vốn trong nước khó khăn.
Vay ngân hành phát triển châu Á(ADB):
Khoản vay giữa ADB và Việt Namlà 730 triệu USD và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2020. Lần giải ngân đầu tiên là 120,5 triệu USD có thời hạn 25 năm. Lãi suất hàng năm được xác định theo lãi suất liên ngân hàng Luân Đôn (Anh), và khoản phí cam kết 0,15% một năm.
Viện trợ phát triển chính thức ODA:
Tình hình cam kết ODA cho Việt Nam:
Tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ vao ngày 6/12/2011, mức cam kết viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong năm 2012 đạt tới 7,386 tỷ USD.
Nguồn vốn này sẽ giúp Việt Nam bổ sung cùng các nguồn lực trong nước tiếp tục công cuộc phát triển kinh tế bền vững trong giai đoạn tới, tập trung vào tái cơ cấu đầu tư công, cải cách doanh nghiệp nhà nước và khu vực tài chính-ngân hàng cũng như xóa đói giảm nghèo.Như thường lệ, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Nhật Bản vẫn là những nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam với những con số cam kết khá ấn tượng. Cụ thể, trong năm tài khóa 2012, WB cam kết tài trợ cho Việt Nam 2 tỷ USD, ADB là 1,4 tỷ USD và Nhật Bản là 1,9 tỷ USD.
Đàm phán và kí kết các hiệp định vay nợ, viên trợ:
Theo Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, tính đến thời điểm 18/06/2011, đã ký kết 22 hiệp định vay nợ, viện trợ với tổng trị giá cam kết của các hiệp định đạt 1.263,41 triệu USD.
Áp dụng các phương thức đàm phán thông qua thư điện tử, trực tiếp đàm phán và thông qua đại sứ quán, việc ký kết các hiệp định vay ODA, các hiệp định vay ưu đãi và vay thương mại để cho vay lại đối với các dự án đầu tư quan trọng cũng đang trong quá trình đàm phán, đến tháng 6/2011, 02 Hiệp định vay ưu đãi của China Eximbank cho dự án Nhiệt Điện Mạo Khê và dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân II với trị giá gần 750 triệu USD đã được đàm phán và ký kết.
Ngoài ra, trong năm nay, một số hiệp định vay ưu đãi với trị giá lớn đang được đàm phán bao gồm: Hiệp định vay Cộng hòa Liên bang Nga cho dự án Nhà máy điện hạn nhân Ninh thuận với trị giá dự kiến 7,7 tỷ USD, Hiệp định vay Nhật Bản cho dự án Nhà máy điện hạt nhân số 2; triển khai đàm phán vay theo hình thức OCR của ADB, IBRD; hoàn chỉnh thủ tục để ký kết Hiệp định vay bổ sung 100 triệu USD trong khoản tín dụng khung với Chính phủ Israel.
Tình hình giải ngân:
Trong 6 tháng năm 2011, tổng giá trị vốn ODA của chương trình, dự án đã ký kết đạt 293.270 USD, tương đương 5,8 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính đánh giá về tình hình giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong 6 tháng đầu năm, tổng khối lượng giải ngân thực tế đạt gần 154 tỷ đồng, đạt 18% so với kế hoạch năm.Trong đó, tỷ lệ giải ngân từ nguồn tài trợ của ngân hàng Thế giới đạy 8%. giải ngân từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ Thụy Điển, Đan Mạch, Canada, Hà Lan thông qua dự án Hợp phần tăng cường năng lực tổng thể thanh tra tài chính giai đoạn 2009 - 2014 chỉ đạt 9%.
Vay ưu đãi khác:
Chủ tịch ADB cho biết, ADB sẽ tăng các khoản vay ưu đãi cho Việt Nam lên 2 tỷ USD trong năm 2011 so với 1,5 tỷ USD những năm trước.
Giải pháp
Thứ nhất, tái cấu trúc đầu tư, đặc biệt là đầu tư công. Tập trung đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch, Tăng cường phân cấp cho địa phương trên cơ sở tập trung về Trung ương những công trình, những trọng điểm kinh tế. Thống nhất, tiến tới Nhà nước Trung ương giám sát các nguồn đầu tư công một cách tập trung. Thực thi cơ chế chỉ quyết định đầu tư nếu cân đối được nguồn vốn.
Các công trình kết cấu hạ tầng chỉ khởi công nếu cân đối được vốn và có chương trình kế hoạch thực thi cả phần duy tu bảo dưỡng.
Hai là, tái cấu trúc hệ thống tài chính - tiền tệ. Tuyệt đối chấp hành kỷ cương tín dụng, tài chính. Tập trung mức đầu tư từ ngân sách phù hợp với các nguồn vốn có khả năng cân đối. Không triển khai dưới mọi hình thức nguồn vốn ứng trước cho các công trình phát triển kinh tế. Giữ nghiêm kỷ cương chính sách ngoại hối, chính sách tỷ giá, chính sách cung tiền tệ. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại theo hướng sáp nhập hoặc xử lý các ngân hàng yếu kém.
Ba là, tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp. Đặc biệt, tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Cần kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư ngoài ngành đối với các nguồn vốn có nguồn gốc nhà nước tài các doanh nghiệp nhà nước. Thu hẹp, giảm bớt mở rộng đầu tư mới. Tiến tới, thoái vốn triệt để các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư vào các ngành nghề, địa bàn có trọng điểm. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào những địa bàn có lựa chọn, định hướng.
Bốn là, tái cấu trúc hệ thống thị trường. Thị trường bất động sản cần đa dạng hóa các nguồn vốn, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và đặc biệt là đa dạng hóa chủ thể đầu tư. Thị trường tài chính tiền tệ cần minh bạch hóa và tăng cường kỷ cương. Tăng cường các công cụ kiểm tra nội bộ. Tuyệt đối loại trừ đầu tư nội bộ giữa hệ thống ngân hàng và các công ty bất động sản
trong ngành.
Năm là, tăng cường năng lực thể chế của hệ thống kinh tế; tăng cường đầu tư nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đặt cơ sở hậu thuẫn cho đổi mới mô hình tăng trưởng: Tăng cường chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _ktqt_dich_chuyen_lao_dong_tin_dung_8791.docx