Đề tài Địa danh Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa

Phương pháp điền dã: Tôi thu thập các địa danh tồn tại trực tiếp ở địa phương, nhất là những tên gọi dân gian mà các văn bản hành chính không ghi chép, mặt khác phương pháp điền dã trong nhiều trường hợp sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về nguồn gốc hình thành các địa danh cũng như ý nghĩa của nó. Phương pháp so sánh: Trong một số trường hợp, các thao tác của phương pháp so sánh - lịch sử được sử dụng để nghiên cứu những sự biến đổi mang tính quy luật của địa danh. Đồng thời, các thao tác so sánh cũng được dùng để nghiên cứu sự khác nhau về một số đặc điểm của địa danh vùng này với các vùng địa danh khác.

pdf12 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Địa danh Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TR¦êNG §¹I HäC V¡N HO¸ Hμ NéI Khoa v¨n hãa häc -------------------- NGUYỄN VĂN HẢI ĐỊA DANH BẮC NINH DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ NG¦êI h−íng dÉn khoa häc: TH.S. lª thÞ cóc Hμ Néi - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình làm bài khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ bảo, giúp đỡ cũng như những lời động viên. Tôi xin được xin được gửi lời cảm ơn tới những người đã quan tâm và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Th.s Nguyễn Thành Nam, giảng viên khoa Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Thầy là người định hướng và tận tình chỉ bảo cho chúng tôi trong suốt quá trình lựa chọn, xây dựng cũng như hoàn thành ý tưởng cho đề tài luận văn tốt nghiệp của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy! Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này, đặc biệt cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Văn hóa học đã cho tôi được biết đến, được hiểu sâu sắc cách làm bài khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó tôi xin được gửi lời cảm ơn gia đình, các anh, chị và các bạn sinh viên cùng lớp đã tạo mọi điều kiện cho đề tài được hoàn chỉnh hơn. Xin cảm ơn sâu sắc tới các nhà nghiên cứu, cơ quan sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh đã cung cấp thông tin, tư liệu để tôi thực hiện đề tài này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Văn Hải MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1  2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................. 2  3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ......................................................... 2  4. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... 4  5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 4  6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ................................................................... 5  7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ......................................................................... 6  Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH VÀ VẤN ĐỀ ĐỊA DANH BẮC NINH .......................................................................................... 7  1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH ....................................................... 7  1.1.1 Khái niệm địa danh và địa danh học ................................................ 7  1.1.2 Phân loại địa danh .......................................................................... 12  1.1.2.1 Một số cách phân loại địa danh của tác giả nước ngoài ......... 12  1.1.2.2 Các cách phân loại địa danh của tác giả trong nước ............... 13  1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của địa danh ................................................. 14  1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA BÀN ĐỊA DANH BẮC NINH ................... 16  1.2.1 Một số nét về điều kiện tự nhiên .................................................... 16  1.2.2 Một số nét về điều kiện kinh tế - xã hội ......................................... 21  1.3 KẾT QUẢ THU THẬP ĐỊA DANH Ở BẮC NINH ................................ 27  Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 30  Chương 2 BẮC NINH – BỨC TRANH LỊCH SỬ VĂN HÓA QUA ĐỊA DANH ............................................................................................................. 31  2.1 KHÁI NIỆM VĂN HÓA .......................................................................... 31  2.2 ĐỊA DANH BẮC NINH GẮN VỚI CÁC CON SÔNG .......................... 34  2.2.1 Sông Cầu ........................................................................................ 34  2.2.2 Sông Đuống .................................................................................... 36  2.2.3 Sông Dâu ........................................................................................ 36  2.3 ĐỊA DANH QUA DI TÍCH KHẢO CỔ ................................................... 38  2.3.2 Di chỉ thuộc huyện Từ Sơn ............................................................ 41  2.3.3 Di chỉ thuộc huyện Yên Phong ...................................................... 44  2.3.4 Di chỉ thuộc huyện Gia Bình ......................................................... 45  2.4 ĐỊA DANH QUA KIẾN TRÚC TÔN GIÁO ........................................... 47  2.4.1 Địa danh kiến trúc chùa Dâu .......................................................... 47  2.4.2 Địa danh kiến trúc Đình Đình Bảng .............................................. 49  2.4.4 Địa danh kiến trúc chùa Dạm ......................................................... 51  2.5 ĐỊA DANH GẮN VỚI LỄ HỘI TIÊU BIỂU ........................................... 54  2.5.1 Hội Lim .......................................................................................... 55  2.5.2 Lễ hội Đền Đô ................................................................................ 56  2.5.3 Hội pháo làng Đồng Kỵ ................................................................. 59  2.5.4 Lễ hội Thuỷ tổ quan họ làng Viêm Xá, Bắc Ninh ......................... 60  2.5.5 Hội Chen làng Nga Hoàng ............................................................. 61  2.6 ĐỊA DANH GẮN VỚI VĂN HÓA ẨM THỰC ...................................... 63  2.7 ĐỊA DANH GẮN VỚI LÀNG NGHỀ ..................................................... 68  2.7.1 Tranh Đông Hồ .............................................................................. 68  2.7.2 Gốm Phù Lãng ............................................................................... 70  2.7.3 Đúc Đồng Đại Bái .......................................................................... 72  Chương 3 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA ĐỊA DANH BẮC NINH ................... 76  3.1 NGUỒN GỐC VÀ SỰ BIẾN ĐỔI ĐỊA DANH CƯ TRÚ HÀNH CHÍNH ......................................................................................................................... 76  3.1.1 Giới thiệu chung về nguồn gốc biến đổi địa danh cư trú hành chính ......................................................................................................................... 76  3.1.2 Sự biến đổi địa danh cư trú hành hành chính................................. 77  3.2 NGUỒN GỐC SỰ BIẾN ĐỔI ĐỊA DANH TỰ NHIÊN ......................... 87  3.3 MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TRONG ĐỊA DANH BẮC NINH ............................................................................................................... 90  3.3.1 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ......................................... 90  3.3.2.1 Đặc trưng địa - văn hóa qua các thành tố chung về sông nước ............................................................................................................. 92  3.3.2.2 Không gian văn hóa trong địa danh Bắc Ninh............................ 94  Tiểu Kết Chương 3 .......................................................................................... 97  KẾT LUẬN ..................................................................................................... 98  TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 102  PHỤ LỤC ẢNH..104 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nghiên cứu địa danh là một lĩnh vực rất quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu khu vực. Bởi vì, địa danh là một dạng thức ngôn ngữ, về bản chất có những mối quan hệ gắn bó, những ảnh hưởng hay tác động qua lại với văn hoá, lịch sử, địa lý, dân cư nơi nó tồn tại. Nghiên cứu địa danh trong những mối quan hệ với các mặt có liên quan đó, đặc biệt nghiên cứu địa danh trong mối quan hệ với văn hoá hiện đang là một trong những công việc được quan tâm. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu địa danh sẽ góp phần vào việc soi sáng sự phát triển của tiếng Việt và của tiếng địa phương trong các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ pháp được phản ánh trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Đặc biệt nghiên cứu địa danh cũng góp phần nghiên cứu văn hóa vùng lãnh thổ một trong những vấn đề mà các nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm hiện nay. Bắc Ninh là một tiểu vùng văn hóa đặc biệt. Về mặt lịch sử, Bắc Ninh là một vùng đất cổ với trung tâm văn hóa nổi tiếng một thời xưa kia là vùng đất Luy Lâu nay là huyện Thuận Thành là một vùng mang nhiều giá trị văn hóa, đặc biệt là dấu ấn của Đạo Phật. Bên cạnh đó, Bắc Ninh còn là vương quốc của lễ hội, quê hương của sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc và phát triển tới đỉnh cao. Hầu như làng nào cũng có lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu như hội xem hoa mẫu đơn chùa Phật Tích, hội rước pháo Đồng Kỵ, hội đền Lý Bát Đế, hội chùa Dâu, chùa Bút Tháp. Người Kinh Bắc nổi tiếng thông minh, cần cù, tài khéo, năng động và tinh xảo trong hoạt động kinh tế, sáng tạo trong hoạt động văn hoá nghệ thuật và bao trùm là đạo lí sống "uống nước nhớ nguồn" quý trọng cái tình, cái nghĩa, sự chung thuỷ trong quan hệ ứng xử giữa người với người "bốn biển một nhà", "tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm", tôn vinh tình yêu 2 thương con người và sự mê say các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Vì vậy về với Bắc Ninh là về với quê hương của thi ca, nhạc hoạ, về với cội nguồn dân tộc và văn hoá Việt Nam. Là người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Kinh Bắc xưa nhận thức được ý nghĩa của vấn đề, tôi đã chọn đề tài: “Địa danh Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa” làm khóa luận tốt nghiệp ngành Văn hóa học. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích của đề tài là nghiên cứu Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa có nghĩa là làm sáng tỏ tên gọi của vùng đất, phương thức địa danh với những đặc điểm văn hóa. Thông qua việc miêu tả và phân tích địa danh, luận văn sẽ làm sáng tỏ những tên gọi xưa, các địa danh gắn với kiến trúc khảo cổ được tìm thấy, các địa danh gắn với lễ hội hoặc các sản vật địa phương. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là nhằm tìm hiểu những lý luận về địa danh và văn hóa như: Định nghĩa về địa danh, phân loại địa danh, định nghĩa về văn hóa... Các phương thức, cách thức địa danh mang tính phổ biến và cụ thể cũng sẽ được nghiên cứu kỹ để làm cơ sở chính cho việc nghiên cứu. 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Trên thế giới, việc nghiên cứu địa danh đã xuất hiện từ rất lâu. Sách lịch sử, địa lý của Trung Quốc không những ghi chép địa danh mà còn chỉ ra cách đọc, ý nghĩa, vị trí, diễn biến và quy luật của tên gọi. Đầu thời Đông Hán (32 - 92 Sau Công Nguyên), Ban Cố đã ghi chép hơn 4.000 địa danh (một số được giải thích rõ ý nghĩa và nguồn gốc). Đến thời Bắc Ngụy (380 - 535) Lịch Đạo Nguyên viết “Thuỷ kinh chú sớ” trong đó ghi chép hơn ba vạn địa danh. Cuối thế kỷ XIX, ở phương Tây môn địa danh học chính thức ra đời. Năm 1872, J.J. Eghi (Thụy Sỹ) viết Địa danh học và năm 1903, J.W.Nagl 3 (Người Áo) cũng cho ra đời tác phẩm Địa danh học. Những năm 90 của thế kỷ XIX và 20 năm đầu của thế kỷ XX, uỷ ban địa danh ở các nước được thành lập: Uỷ ban địa danh nước Mỹ (BGN - 1890), Uỷ ban địa danh Thụy Điển (1902), Uỷ ban địa danh nước Anh (1919) Thời kỳ đầu các nhà địa danh học quan tâm đến khảo cứu nguồn gốc địa danh. Bắt đầu từ thế kỷ XX, J.Gillénon (1854 - 1926) đã viết Atlat ngôn ngữ Pháp, nghiên cứu địa danh theo hướng phát triển địa lý học. A.Dauzat (1926 - Pháp) đã viết Nguồn gốc và sự phát triển của địa danh đề xuất phương pháp địa lý học để nghiên cứu niên đại của địa danh. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa danh cũng đã có từ lâu, nhưng trước đây chỉ mới đề cập ở góc nhìn địa lý - lịch sử, địa chí... nhằm tìm hiểu đất nước, con người. Với bài nghiên cứu công bố cách đây 40 năm, “Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông”, Hoàng Thị Châu được coi như là một trong những người cắm cột mốc đầu tiên nghiên cứu địa danh dưới cách nhìn ngôn ngữ học ở Việt Nam. Những công trình tiếp theo của bà cũng nghiên cứu địa danh theo hướng này, nhưng đi sâu vào phương ngữ nhiều hơn. Luận án phó tiến sĩ của Lê Trung Hoa là chuyên khảo đầu tiên về địa danh ở một địa phương, đó chính là địa danh: “Địa danh thành phố Hồ Chí Minh”, tiếp theo là một luận án phó tiến sĩ: “Khảo sát địa danh Hải Phòng” của Nguyễn Kiên Trường, tác giả Từ Thu Mai: “Nghiên cứu địa danh Quảng Trị”, tác giả Trần Văn Dũng: “Nghiên cứu địa danh Đắc Lắc”, tác giả Phan Xuân Đạm với luận án: “Khảo sát địa danh ở Nghệ An”. Tất cả các công trình này chủ yếu nói về địa danh dưới con mắt của các nhà ngôn ngữ học, cung cấp một cách khá toàn diện về địa danh ở những địa bàn đã khảo sát. Trong đó, công trình của Lê Trung Hoa và Nguyễn Kiên Trường đã trở thành những công trình “tiêu biểu”, làm “cơ sở” 4 cho việc nghiên cứu địa danh những vùng miền khác. Ngoài ra, còn có một số công trình khác của Lê Văn Âu đã hệ thống hóa một cách ngắn gọn lý thuyết địa danh và một số vấn đề địa danh học Việt Nam. Tiếp theo, các tác giả Trần Thanh Tâm - Huỳnh Đình Kết đã tiến hành thống kê một số lượng khá lớn các địa danh ở Việt Nam. Hai tác giả này cũng đã đưa ra những tiêu chí phân loại về địa danh thế giới nói chung và địa danh Việt Nam nói riêng. Nói đến địa danh Bắc Ninh thì từ trước đến nay, đã có một số công trình đề cập đến địa danh ở Bắc Ninh như: Dư địa chí Hà Bắc, Đại Nam nhất thống chí... các công trình này ít nhiều đề cập đến địa danh Bắc Ninh tuy nhiên mới chỉ là liệt kê, chưa có cái đánh giá cụ thể, giải thích các địa danh. Hiện nay, nghiên cứu địa danh Bắc Ninh dưới góc nhìn văn hóa thì vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào. 4. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tên gọi các đối tượng địa lý tồn tại trên địa bàn toàn tỉnh. Để có cứ liệu nghiên cứu về đối tượng, Đề tài tập trung khảo sát các địa danh chỉ địa hình thiên nhiên, địa danh các đơn vị cư trú hành chính và địa danh tôn giáo tín ngưỡng thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu địa danh trên các mặt: đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, trên cơ sở nghĩa và ý nghĩa của các yếu tố, một vài đặc điểm về nguồn gốc và biến đổi, cũng như những đặc trưng văn hóa của địa danh Bắc Ninh. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp luận: Trong luận văn này, đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lê Nin đế xem xét sự ra đời, tồn tại và thay đổi của địa danh, các mối quan hệ biện chứng giữa địa danh và văn hóa, các mối quan hệ văn hóa xã hội liên quan đến địa 5 danh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp điền dã: Tôi thu thập các địa danh tồn tại trực tiếp ở địa phương, nhất là những tên gọi dân gian mà các văn bản hành chính không ghi chép, mặt khác phương pháp điền dã trong nhiều trường hợp sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về nguồn gốc hình thành các địa danh cũng như ý nghĩa của nó. Phương pháp so sánh: Trong một số trường hợp, các thao tác của phương pháp so sánh - lịch sử được sử dụng để nghiên cứu những sự biến đổi mang tính quy luật của địa danh. Đồng thời, các thao tác so sánh cũng được dùng để nghiên cứu sự khác nhau về một số đặc điểm của địa danh vùng này với các vùng địa danh khác. Phương pháp liên ngành văn hóa học: Đó là sử dụng sử liệu học, địa phương học, văn hóa dân gian, xã hội học để nghiên cứu địa danh. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Luận văn sẽ phân loại địa danh theo các tiêu chí cụ thể. Bức tranh tổng thể về địa danh Bắc Ninh được mô tả và khái quát ở các mặt: đặc điểm về cấu tạo, ý nghĩa, các phương thức định danh. Luận văn cũng đã chỉ ra một số đặc điểm về sự hình thành, biến đổi và đặc trưng văn hóa trong địa danh Bắc Ninh. Luận văn sẽ cho người đọc thấy được khái quát hóa các tên gọi địa danh xét dưới góc nhìn văn hóa. 6 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn có cấu trúc 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về địa danh và vấn đề địa danh Bắc Ninh Chương 2: Bắc Ninh – Bức tranh lịch sử văn hóa qua địa danh Chương 3: Đặc điểm nguồn gốc và sự biến đổi một số nét đặc trưng trong văn hóa địa danh Bắc Ninh 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hóa thể thao. 2. Toan Ánh (1999), Làng xóm Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 3. Nguyễn Văn Âu (1993), Địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục. 4. Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia. 5. Phan Kế Bính (1992), Việt Nam phong tục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Lê Hồng Dương (1982), Địa chí Hà Bắc, Nxb Thư viện tỉnh Hà Bắc. 7. Nguyễn Đức Diệu (2000), Chùa Bút Tháp, Nxb Khoa học xã hội. 8. Lê Trung Hoa (2006), Địa danh học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 9. Lê Trung Hoa, Địa danh hành chính ở Việt Nam, Tạp chí xưa và nay, số 7, Nxb Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. 10. Lê Trung Hoa (2003), Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh (địa danh tp HCM), Nxb Khoa học xã hội. 11. Từ Thu Mai (2004), Nghiên cứu địa danh Quảng Trị, Luận án Tiến sĩ khoa học Ngữ văn. 12. Nhiều tác giả (1973), Hà Bắc ngàn năm văn hiến, Nxb ty văn hóa Hà Bắc. 13. Hà Văn Tấn – Hoàng Văn Lâu (2009), Đại Việt sử ký toàn thư (tập 1), Nxb Khoa học xã hội. 14. Ngô Đức Thịnh (2009), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nxb Giáo dục. 15. Trần Ngọc Thêm (1999), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 16. Bùi Thiết (1999), Địa danh văn hoá Việt Nam, Nxb Thanh Niên. 17. Nguyễn Đức Thìn (2005) Di tích lịch sử văn hóa Đền Đô, Nxb Văn hóa dân tộc. 103 18. Nguyễn Kiên Trường (1996), Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng, Luận án tiến sĩ khoa học ngữ văn. 19. Đinh Xuân Vịnh (2002), Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 20. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2006), Cơ sở Văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_van_hai_tom_tat_5946_2066042.pdf
Luận văn liên quan