MỤC LỤC
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1. Bối cảnh lịch sử
2. Quá trình công nghiệp hoá đất nước
2.1 Quan điểm về công nghiệp hoá của Đảng cộng sản Việt Nam
2.2 Mục tiêu tổng quát
2.3 Mục tiêu cụ thể
3. Các ngành công nghiệp của nước ta
Chương 2: TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
1. Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu
1.1 Công nghiệp khai thác than
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.2 Hiện trạng
1.1.3 Tiềm năng tài nguyên than
1.1.4 Nhu cầu than
1.1.5 Triển vọng phát triển ngành than 9
1.1.6 Cơ hội và thách thức phát triển ngành than 10
2.2 Công nghiệp khai thác dầu khí 12
2.2.1 Điều kiện tự nhiên 12
2.2.2 Tình hình dầu khí Việt Nam 12
2.3 Công nghiệp điện lực 16
2.3.1 Thuỷ điện 16
2.3.2 Nhiệt điện 18
Chương 3: CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU 19
1. Vật liệu xây dựng 19
1.1 Tổng quan ngành công nghiệp vật liệu Việt Nam 19
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng trong những năm qua 19
1.3 Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm
2010 21
1.3.1 Mục tiêu 21
1.3.2 Quan điểm quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010 21
1.3.3 Định hướng các chỉ tiêu quy hoạch 22
2. Công nghiệp hoá chất 26
2.1 Lịch sử phát triển ngành hoá chất Việt Nam 26
2.2 Quy hoạch phát triển ngành hoá chât Việt Nam đến năm 2010 (có tính đến năm
2020) 28
2.2.1 Mục tiêu phát triển đến năm 2020 28
2.2.2 Quy hoạch phát triển các sản phẩm 31
2.2.3 Các dự án đầu tư chủ yếu của ngành công nghiệp háo chất 35
2.2.4 Hệ thống các giải pháp và phát triển quy hoạch 35
3. Công nghiệp luyện kim 36
3.1 Công nghiệp luyện kim đen 37
3.1.1 Vai trò 37
3.1.2 Nước ta cũng có nhiều điều kiện để phát triển ngành luyện kim đen 38
3.2 Công nghiệp luyện kim màu 38
3.2.1 Vai trò 38
3.2.2 Tình hình ở Việt Nam 38
Chương 4: CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CÁC NGÀNH KHÁC 40
1. Cơ khí 40
1.1 Khái quát về ngành cơ khí của Việt Nam 40
1.2 Tình hình phát triển 40
1.2.1 Giai đoạn trước năm 1975 40
1.2.2 Giai đoạn từ năm 1975-1986 40
1.2.3 Giai đoạn từ năm 1986-2002 41
1.2.4 Giai đoạn 2002 đến nay 41
1.3 Những thành tựu nổi bật 41
1.4 Định hương phát triển mới của ngành 43
1.4.1 Thiết bị toàn bộ 44
1.4.2 Máy động lực 45
1.4.3 Máy kéo và máy công nghiệp 45
1.4.4 Máy công cụ 46
1.4.5 Cơ khí xây dựng 46
1.4.6 Cơ khí tàu thuỷ 46
1.4.7 Thiết bị điện 47
1.4.8 Cơ khí ô tô và cơ khí giao thông vận tải 47
1.5 Các chính sách và hỗ trợ ngành cơ khí phát triển 48
1.5.1 Chính sách thị trường 48
1.5.2 Chính sách tạo vốn cho ngành cơ khí 49
1.5.3 Chính sách thuế 49
1.5.4 Chính sách cho đầu tư và phát triển 50
1.5.5 Chính sách đào tạo nguồn nhân lực 50
2. Điện tử 51
Chương 5: CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN 54
1. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm 54
1.1 Tình trạng sản xuất 54
1.2 Nguồn nguyên liệu 54
1.3 Lao động 55
1.4 Đầu tư, thiết bị 55
1.5 Thị trường tiêu thụ 57
1.5.1 Thị trường trong nước 57
1.5.2 Thị trường ngoài nước 57
1.6 Thuận lợi và khó khăn 58
1.6.1 Thuận lợi 58
1.6.2 Khó khăn 59
1.7 Cơ hội đầu tư 60
1.7.1 Dự báo phát triển 60
1.7.2 Cơ hội đầu tư 61
1.7.3 Cơ hội đầu tư các ngành hàng cụ thể 62
2. Công nghiệp dệt may 64
CHƯƠNG 6: PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 69
1. Công nghiệp Việt Nam đang mở rộng quy mô và vị trí trong nền kinh tế 69
2 Phân bố công nghiệp Việt Nam đang thay đổi theo vùng và theo thành phần
kinh tế 70
3. Công nghiệp Việt Nam bước đầu tiến tới tập trung hoá theo lãnh thổ 72
Phần kết luận 73
75 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4027 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Địa lí kinh tế Việt Nam: Công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lẻ, giá trị gia tăng chiếm trong giá trị hàng hóa của sản phẩm cơ khí còn thấp. Nhìn chung, công nghiệp cơ khí nước ta hiện mới đạt trình độ gia công kết cấu thép và chế tạo các loại máy công cụ, chế biến nông nghiệp cỡ nhở. Có thể thấy Ngành Cơ khỉ Việt Nam hiện vẫn chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến để đủ khả năng chế tạo máy, thiết bị đạt tiêu chuẩn, hàm lượng công nghệ cao đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và quốc tế.
Để Cơ khí chế tạo nước ta tiếp tục có đà tăng trưởng nhanh, bền vững và có hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những định hướng chiến lược phát triển một số chuyên ngành và nhóm sản phẩm cơ khí quan trọng:
1.4.1 Thiết bị toàn bộ
Nâng cao năng lực chế tạo thiết bị toàn bộ với công nghệ tiên tiến. Sản xuất được thiết bị có độ phức tạp cao để thay thế sản phẩm nhập khẩu và từng bước xuất khẩu. Nâng cao năng lực thiết kế thiết bị toàn bộ, gắn kết có hiệu quả với công nghệ của từng ngành công nghiệp.
- Đầu tư có trọng điểm thiết bị và công nghệ vào các khâu cơ bản, như đúc, rèn, tạo phôi lớn để đồng bộ về thiết bị và công nghệ đáp ứng yêu cầu chế tạo chi tiết, cụm chi tiết lớn, phức tạp.
- Tận dụng năng lực thiết bị của các doanh nghiệp cơ khí trong cả nước, tăng cường sự phối hợp trong việc phân công và hợp tác sản xuất thiết bị toàn bộ.
- Phấn đấu đáp ứng 40% nhu cầu thiết bị toàn bộ trong nước vào năm 2010. Trước mắt tập trung cho các lĩnh vực sau: sản xuất bột giấy và giấy, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, sản xuất điện và dầu khí, cấp nước sạch, công nghiệp chế biến ...
1.4.2 Máy động lực
- Phát triển ngành chế tạo máy động lực trở thành lĩnh vực công nghiệp mạnh của Việt Nam, thông qua các chương trình, dự án đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá thiết bị và công nghệ, nâng cao năng lực chế tạo máy động lực, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Đến năm 2010 đáp ứng 60 - 70% nhu cầu trong nước về máy động lực cỡ trung và cỡ nhỏ, sản xuất được động cơ thủy 400 mã lực trở lên với tỷ lệ nội địa hóa 35 - 40%.
1.4.3 Máy kéo và máy nông nghiệp
- Máy kéo:
+ Đầu tư sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu trong nước về máy kéo 2 bánh có công suất 6 - 8 - 12 mã lực.
+ Sản xuất máy kéo 4 bánh có công suất 18 - 20 - 25 mã lực, từng bước sản xuất máy kéo 4 bánh công suất tới 30 mã lực.
+ Đến năm 2010 sản xuất được máy kéo 4 bánh cỡ trung công suất 50 - 80 mã lực.
- Máy nông nghiệp:
+ Tập trung đầu tư, xây dựng chuyên ngành chế tạo máy nông nghiệp đủ mạnh, bao gồm máy canh tác, máy chế biến và thiết bị bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước xuất khẩu.
+ Khuyến khích các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, cơ khí các địa phương tham gia chế tạo thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý với các doanh nghiệp cơ khí trong và ngoài địa phương.
1.4.4 Máy công cụ
- Ưu tiên phát triển ngành chế tạo máy công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp.
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các mẫu máy hiện đại (ứng dụng công nghệ PLC, CNC) và các thiết bị gia công đặc biệt.
- Đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa theo hướng điện tử - tin học hóa (CNC) dàn máy công cụ hiện có trong các cơ sở công nghiệp.
1.4.5 Cơ khí xây dựng
- Đầu tư chiều sâu, đầu tư mới các cơ sở chế tạo máy xây dựng với thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất: vật liệu xây dựng, thi công xây lắp các công trình lớn, xây dựng đô thị và nông thôn.
- Phát huy lợi thế đối với lĩnh vực sản xuất kết cấu kim loại trong xây dựng và các dự án công nghiệp, tập trung chế tạo các thiết bị máy xây dựng có độ phức tạp cao, hiện đại mà thị trường trong nước và nước ngoài có nhu cầu.
1.4.6 Cơ khí tàu thủy
- Phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam theo hướng trở thành một chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đổi mới cơ cấu đội tàu hoạt động trong nước và nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2010, Việt Nam thành quốc gia có nền công nghiệp tàu thủy phát triển vào loại trung bình tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần củng cố an ninh, quốc phòng và từng bước xuất khẩu tàu thủy.
- Đến năm 2010, đủ năng lực đóng mới hầu hết các phương tiện thủy nội địa, tàu công trình, đánh bắt hải sản, tàu biển trọng tải dưới 15.000 DWT; đảm nhận 70 - 75% nhu cầu đóng tàu bách hóa 15.000 - 50.000 DWT và đóng được tàu dầu 100.000 DWT. Sửa chữa đồng bộ tất cả các cấp tàu quốc gia trọng tải đến 400.000 DWT.
- Nhanh chóng hình thành và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, như sản xuất thép tấm đóng tàu, lắp ráp các động cơ thủy đến 6.000 mã lực và chế tạo lắp ráp các thiết bị trên boong, thiết bị điện, điện tử, nghi khí hàng hải, nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 60% đối với sản phẩm tàu đóng mới, đến năm 2020 phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 70%.
1.4.7 Thiết bị điện
- Xây dựng ngành sản xuất thiết bị điện hiện đại, đến năm 2020 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực về công nghiệp thiết bị điện và vật liệu điện.
- Đầu tư mới, đầu tư chiều sâu thiết bị điện với công nghệ tiên tiến để nhanh chóng nâng cao năng lực chế tạo thiết bị điện, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, thay thế các thiết bị nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường khu vực và thế giới.
- Trước mắt cần đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất của các cơ sở hiện có để có thể sản xuất được các loại biến áp lớn đến 125 MVA, điện áp 220 kV, các thiết bị phân phối, truyền dẫn cho ngành điện lực, thiết bị áp lực và các thiết bị điện khác cho ngành công nghiệp và dân dụng.
1.4.8 Cơ khí ôtô và cơ khí giao thông vận tải
- Về cơ khí ôtô:
Phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với khai thác và từng bước nâng cao công nghệ và thiết bị hiện có, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường ôtô trong nước, hướng tới xuất khẩu ôtô và phụ tùng.
+ Về loại xe thông dụng: đáp ứng 40 - 50% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa đến 40% vào năm 2005; đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 50% và hộp số đạt 90%).
+ Về loại xe chuyên dùng: đáp ứng 30% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% vào năm 2005, tiến tới đáp ứng 60% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2010.
+ Về các loại xe cao cấp: các loại xe du lịch do các liên doanh sản xuất phải đạt tỷ lệ nội địa hóa 20 - 25% vào năm 2005 và 40 - 45% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu các loại xe tải, xe buýt cao cấp đạt tỷ lệ nội địa hóa 20% vào năm 2005 và 35 - 40% vào năm 2010.
- Về cơ khí giao thông vận tải:
+ Đầu tư chiều sâu, bổ sung công nghệ, thiết bị lắp ráp để sản xuất xe, máy công trình như trạm trộn bê tông nhựa nóng, máy rải thảm bê tông nhựa, xe lu các loại, trạm nghiền sàng đá công suất 100 - 300 tấn/giờ,...
+ Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất toa xe lửa cao cấp với tỷ lệ nội địa hóa trên 70% vào năm 2005 và đến 90% vào năm 2010.
1.5 Các chính sách và giải pháp hỗ trợ ngành cơ khí phát triển
1.5.1 Chính sách thị trường:
- Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm cơ khí trọng điểm làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu.
- Thực hiện bảo hộ có điều kiện và có thời hạn đối với một số sản phẩm cơ khí trong nước và ban hành các chính sách nhằm khuyến khích, tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm cơ khí trong nước.
1.5.2 Chính sách tạo vốn cho ngành cơ khí:
- Nhà nước có cơ chế hỗ trợ về vay vốn lưu động cho các nhà sản xuất thiết bị cơ khí, các công trình chế tạo thiết bị toàn bộ cần vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài.
- Các dự án sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm được vay vốn theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ với mức lãi suất tín dụng 3%/năm, thời hạn vay 12 năm, 02 năm đầu không phải trả lãi và bắt đầu trả nợ vào năm thứ năm hoặc được bù chênh lệch lãi suất nếu các doanh nghiệp vay vốn thương mại.
- Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp cơ khí, kể cả bán cổ phần cho người nước ngoài, để tạo vốn đầu tư mới và đa dạng hóa nguồn vốn.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất phụ tùng, linh kiện theo hướng nâng cao khả năng chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong toàn ngành cơ khí.
1.5.3 Chính sách thuế:
- Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện, bộ phận của sản phẩm cơ khí trọng điểm để phục vụ sản xuất trong nước.
- Miễn hoặc giảm thuế có thời hạn cho các sản phẩm cơ khí mới lần đầu sản xuất ở Việt Nam.
1.5.4 Chính sách đầu tư cho nghiên cứu và phát triển:
- Đối với các sản phẩm cơ khí trọng điểm, Nhà nước sẽ xem xét hỗ trợ vốn cho các dịch vụ kỹ thuật, như thuê chuyên gia, mua thiết kế, mua công nghệ, chuyển giao công nghệ vượt quá khả năng của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp sản xuất cơ khí được trích tối đa đến 2% doanh số bán ra cho nghiên cứu và phát triển.
1.5.5 Chính sách đào tạo nguồn nhân lực:
Nhà nước ưu tiên đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo ngành cơ khí và hỗ trợ kinh phí cử cán bộ, công nhân giỏi đi đào tạo và thực tập tại nước ngoài theo các chương trình, dự án được phê duyệt.
Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm do một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp làm Phó Trưởng ban, thành viên là Thứ trưởng của các Bộ: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Giao thông - Vận tải, Xây dựng, Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Cơ khí Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam... để chỉ đạo thực hiện Chương trình theo đúng mục tiêu và tiến độ đã đề ra.
Tổ chức thực hiện:
- Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chiến lược này. Chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển các chuyên ngành cơ khí đến năm 2010 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Bộ Tài chính đề xuất các chính sách tài chính, chính sách thuế nhằm khuyến khích ngành cơ khí phát triển.
Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong khi thực hiện Chiến lược này theo chức năng, nhiệm vụ của mình cần chú ý đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Chiến lược phát triển ngành cơ khí với quy hoạch của từng Bộ, ngành và địa phương.
2. Điện tử:
Ngành điện tử là một trong những ngành khá quan trọng. Trong một nước, nếu ngành điện tử phát triển thì chứng tỏ nước đó cũng phát triển vì vậy nhìn vào ngành điện tử cũng có thể đánh giá được sự hưng thịnh của một quốc gia. Mặc dù vậy đây là ngành có hàm lượng chất xám cao, nên cần có một đội ngũ nguồn nhân lực xứng tầm thì ngành điện tử mới có thể phát triển.
Ngành công nghiệp sản xuất điện tử tiêu dùng tại Việt Nam được cơ cấu lại từ những năm của thập niên 1990.
Theo thống kê, hiện có hơn 100 doanh nghiệp sản xuất điện tử, trong đó chiếm 1/4 là các doanh nghiệp FDI và chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai...
Trong đó sản phẩm hàng điện tử tiêu dùng chiếm tỷ lệ khá cao (80%) trong cơ cấu sản phẩm ngành điện tử tại Việt Nam; trong khi công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và công nghiệp phụ trợ lại phát triển chậm nên tỷ lệ nội địa hóa cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp.
Hiện nay, các doanh nghiệp FDI như Sony, Panasonic, Toshiba, Samsung, JVC, ... cùng một số doanh nghiệp Việt Nam như VTB (Viettronics Tân Bình) Belco (Viettronics Biên Hòa), Tiến Đạt... chủ yếu lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng và điện lạnh phục vụ thị trường tiêu thụ nội địa.
Đa phần còn lại là các doanh nghiệp tư nhân với hoạt động chủ yếu là dịch vụ bảo hành, sửa chữa.
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử tiêu dùng tại Việt Nam là lắp ráp, công nghệ còn lạc hậu rất nhiều so với khu vực và trên thế giới. Công nghệ của các doanh nghiệp FDI cũng chỉ dừng ở mức khá của khu vực. Tuy vậy, ngành công nghiệp hàng điện tử tiêu dùng Việt Nam thời gian qua về cơ bản thỏa mãn nhu cầu thị trường nội địa. Doanh số năm 2007 đạt gần 3 tỷ USD.
Một trong những cố gắng và nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam là từ chỗ lắp ráp gia công, đã từng bước nghiên cứu, thiết kế và đưa vào chế tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, như Belco, Hanel, Hòa Phát, Tiến Đạt... tiến tới sản xuất ra các linh kiện xuất khẩu.Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt khoảng 20-30%.
Về xuất khẩu, tăng 20 lần trong 10 năm. Lấy ví dụ: năm 1996 đạt 94 triệu USD, năm 2006 đạt 1,77 tỷ USD, năm 2007 đạt 2,2 tỷ và dự kiến đến hết năm 2008 con số đó sẽ là 3 tỷ USD.
Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường điện tử thế giới sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới, với mức tăng trưởng bình quân 8 - 10%/năm, trong đó sản phẩm chuyên dùng tăng trưởng mạnh hơn (9-10%) trong khi sản phẩm điện tử tiêu dùng chậm hơn, chỉ khoảng 5%.
Các sản phẩm được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh, bao gồm các thiết bị kỹ thuật số 15 - 18%, thiết bị viễn thông đặc biệt là điện thoại di động sẽ tăng trưởng rất mạnh, từ 12 đến 15%, máy vi tính nhất là máy tính xách tay sẽ có mức tăng trưởng cao, 10 - 12%.Mục tiêu của ngành điện tử Việt Nam đó là nên tham gia vào dây chuyền toàn cầu:một trong những đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp điện tử thế giới là tính chuyên môn hóa và toàn cầu hóa: thay đổi cơ cấu sản xuất và phương thức sản xuất. Theo đó, các công ty, tập đoàn lớn đã không còn “bao sân” từ A đến Z quá trình sản xuất mà chỉ tập trung vào một số khâu có giá trị gia tăng cao (R&D, tiếp thị, bán hàng,...), còn lại họ thuê các công ty khác dưới hình thức đấu thầu.
Quá trình sản xuất cũng được phân chia thành nhiều công đoạn, bố trí mỗi công đoạn ở nhiều quốc gia khác nhau theo yêu cầu và điều kiện cụ thể, tạo ra một mạng lưới sản xuất sản phẩm điện tử mang tính toàn cầu.
Mạng lưới này cung ứng các dịch vụ sản xuất, linh kiện, phụ tùng, xây dựng và vận hành các dây chuyền lắp ráp, vận chuyển, phân phối sản phẩm như một chuỗi khép kín. Các công ty, tập đoàn lớn sử dụng mạng lưới này để giảm chi phí sản xuất và vận chuyển.Việt Nam nằm trong khu vực Đông Á là khu vực có ngành công nghiệp điện tử phát triển rất mạnh trên thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN,...), nên cũng không nằm ngoài sự phát triển chung đó.
TS. Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), đã khuyến nghị: “Các doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia vào dây chuyền giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp điện tử thế giới trên cơ sở xác định rõ những công đoạn nào hoặc những sản phẩm giá trị gia tăng nào mà mình có khả năng làm tốt, để có vị trí trong ngành công nghiệp điện tử khu vực và thu được nhiều lợi nhuận hơn”.
Theo TS. Hùng, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư phát triển theo chiều sâu thay vì trải dài theo chiều rộng như hiện nay, đặc biệt cần chủ động tìm kiếm đối tác ở các nước có nền công nghiệp điện tử phát triển để tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất, đầu tư, chuyển giao công nghệ... Song song, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển các sản phẩm mới, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Để làm được như vậy, “Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên chọn một chuyên ngành, tập trung vào một lĩnh vực sản xuất loại sản phẩm mà mình có thế mạnh nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao để có thể tham gia vào hệ thống sản xuất khu vực. Cần chú trọng phát triển sản xuất phụ tùng linh kiện và công nghiệp phụ trợ”, TS. Hùng nhấn mạnh.
CHƯƠNG 5: CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
Công nghiệp chế biến là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm với cơ cấu ngành đa dạng nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở cả trong và ngoài nước.
Bao gồm công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp chế biến hàng gia dụng , công nghiệp dệt may.
1. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
1.1 Tình trạng sản xuất
Ðịa bàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 3.745 cơ sở chế biến thực phẩm trong đó có khoảng 183 doanh nghiệp chế biến lương thực, chia ra: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 39 doanh nghiệp; Khu vực vốn đầu tư trong nước là 144 doanh nghiệp bao gồm:17 doanh nghiệp quốc doanh trung ương,19 doanh nghiệp quốc doanh địa phương và 108 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Còn lại là các đơn vị cá thể nhỏ.
Tính theo giá thực tế, năm 2000 tổng giá trị sản xuất thực phẩm đồ và uống trên địa bàn thành phố là 18.772,3 tỷ đồng (trừ thuốc lá) chiếm 22,84% so với tổng giá trị sản xúât công nghiệp toàn thành phố. Tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến thực phẩm và đồ uống giai đoạn 1996-2000 là 13,72% /năm. Hàng năm mức đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 40% tổng các khoản nộp ngân sách Nhà nước (1.683 tỷ đồng trên 4.134 tỷ đồng, phạm vi các doanh nghiệp nội địa)
1.2 Nguồn nguyên liệu:
Nguồn nguyên liệu từ cây ăn quả: với diện tích đất trồng cây ăn tráI là 338.176 ha trong đó đồng bằng sông cửu Long là 238.849 ha và đồng bắng Ðông Nam bộ là 99.327 ha. Khí hậu nhiệt đới ưu thế phát triển tự nhiên cây trái quanh năm, nên có nhiều chủng loại tráI cây (trong hơn 80 loại ) trồng phổ biến đến 20 loại. Mỗi chủng loại có nhiều giống và cho năng xuất cao. Năm 2000 tổng sản lượng tráI cây Nam bộ là 4.132.315 tấn trên diện tích 388.176 ha , trung bình sản lượng tráI cây 12,2 tấn /ha (so với sản lượng cả nước là 9 tấn/ha). (Theo số liệu Hội thảo hàng nông sản xuất khẩu 2000).
Nguồn nguyên liệu thủy hải sản: từ hai nguồn khi thác và nuồi trồng thủy hải sản.
Năm 2000, sản lượng khai thác là 25.300 tấn (tập trung ở biển Cần Giờ), sản lượng nuôI trồng là 26.450 tấn (trong đó nghêu sò là 20.070 tấn và tôm Sú 2.900 tấn). Diện tích nuôI trồng trên địa bàn thành phố là 8.050 ha, trong đó nuôI trồng nước lợ mặn 6.950 ha (chủ yếu ở huyện cần giờ và một số xã cánh Nam huyện nhà Bè chủ yếu nuôI trồng tôm sú và nghêu sò), và diện tích nuôi nước ngọt là 1.100 ha (tập trung hướng phát triển tôm càng xanh tại kênh đông huyện Củ Chi, ven sông SàI gòn đồng Nai, quận 9, mở rộng đến các quận huyện khác như Bình Chánh, hốc môn, nhà Bè, Cần giờ). (Số liệu theo Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 2001 và phương hướng mục tiêu phát triển năm 2002 của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn).
Nguồn nguyên liệu sữa, thịt: chủ yếu từ các hộ dân nuôi ở các quận ven thành phố như Bình Chánh, Nhà bè...Nguồn sữa trong nước không đáp ứng cả về số lượng và chất lượng, nên nguyên liệu nhập chiếm 57,6% trên tổng số nguyên liệu đưa vào sản xuất (SL xây dựng chương trình mục tiêu ngành Chế biến lương thực phẩm TP.HCM giai đoạn 2001-2005 của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn)
1.3 Lao động:
Năm 2000, Thành phố có 3.745 cơ sở chế biến thực phẩm và đồ uống thu hút 58.357 lao động. Khảo sát 144 doanh nghiệp trong nước và 24.253 lao động, ngành chế biến thực phẩm. Trình độ lao động ngành chế biến thực phẩm Thành phố không cao. Trình độ lao động dưỡi trung cấp còn nhiều chiếm 74,91% tổng lao động toàn ngành, trình độ đại học và cao đẳng trở chiếm 7,85% và trình độ công nhân có tay nghề trung cấp là 17,23%.
1.4. Ðầu tư ,thiết bị:
Tổng vốn đầu tư ngành chế biến tính đến cuối năm 1998 là 5.925,44 tỷ đồng (không tính doanh nghiệp nước ngoàI) bao gồm: tài sản vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn là 3.388,89 tỷ đồng và tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 2.536,55 tỷ đồng). Nguồn vốn phân làm 3 nguồn:
- Nguồn vốn doanh nghiệp nhà nước trung ương: 4.618 tỷ đồng
- Nguồn vốn doanh nghiệp nhà nứơc địa phương : 651 tỷ đồng
- Nguồn vốn doanh nghiệp ngoài quốc doanh : 578 tỷ đồng
So với các ngành công nghiệp khác trên địa bàn thành phố thì ngành chế biến thực phẩm là ngành có thiết bị máy móc thiết bị khá hơn cả, do có nguồn vốn đầu tư tập trung từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê chỉ có 10% số máy móc trang thiết bị được đánh giá là hiện đại, 80% đánh giá mức trung bình và 10% máy móc lạc hậu. Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngành chế biến thực phẩm hiện nay còn yếu vì nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng một số máy móc thiết bị từ trước giải phóng, đã hết hạn khấu hao từ lâu, thậm trí có những nơI như nhà máy Thiên Hương, công ty đường khánh hội vẫn còn sử dụng máy móc có từ thời Pháp thuộc, do vậy tỷ lệ hao hụt vật tư nguyên liệu cao, chất lượng sản phẩm không ổn và không bảo đảm tiêu chuẩn quy định về an toàn kỹ thuật và vệ sinh môI trường, năng xuất thấp.Số doanh nghiệp có thiết bị máy móc công nghệ thấp và thô sơ là 91 doanh và số doanh nghiệp có MMTB công nghệ tiên tíên hiện đại là 53 doanh nghiệp (so vớ tổng số 144 doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
Chỉ có khoảng 10% số doanh nghiUp su hết khả năng công siât máy móc hiện có, 23% doanh nghiệp sử dụng 75-95%, 42% DN sử dụng từ 50%-75% còn lại là 25% DN sử dụng dưới 50% công súât. Công xúât và năng lực thiết kế của máy móc chưa sử dụng có hiệu qủa.
Có thể nói thực trạng thiết bị kỹ thuật của ngành ở mức độ trung bình, trình độ tự động hóa, hiện đại hóa các dây truyền sản xuất còn thấp. Cơ sở máy móc thiết bị như trên sẽ thật khó khăn trong qúa trình hội nhập kinh tế.
1.5 Thị trường tiêu thụ:
1.5.1. Thị trường trong nước:
Ðời sống kinh tế ngày càng phát triển, nhịp sống công nghiệp hóa, xu hướng tiêu dùng của người dân Thành phố có chuyển biến theo hướng tăng mua thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn. Sản phẩm Công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn Thành phố được phân phối trên toàn quốc, thông qua các kênh phân phối siêu thị, đại lý khắp các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt thông qua các kỳ hội chợ triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. Thị trường trong nước ngày càng mở rộng và các sản phẩm này đã chiếm lĩnh thi trường nội địa cụ thể như: bia Sài Gòn, sữa Vinamilk, sữa đậu nành tribeco, giò chả Vissan, chế biến Cầu Tre, mì ăn liền Vifon,... cùng các loại bánh kẹo của Kinh đô, safoodsco.
Cân đối thị trường thành phố thiếu được điều phối từ các tỉnh trong khu vực như gạo, sữa, sản phẩm dôi dư so với nhu cầu phần lớn phân phối tại thị trường các tỉnh miền Tây, một phần dành cho xuất khẩu.
Mặc dù có thị trường ổn định nhưng nó chỉ là các sản phẩm của một số doanh nghiệp tiêu biểu, còn phần lớn doanh nghiệp trong ngành lại hoạt động không có hiệu qủa, theo khảo sát có 14/144 doanh nghiệp giành ưu thế vững chắc trên thị trường trong nước, 80/144 doanh nghiệp có thị trường chưa ổn định và 23/144 doanh nghiệp không thể cạnh tranh, đang sản xúât cầm chừng.
1.5.2. Thị trường ngoài nước:
Do ảnh hưởng của cơn khủng hoảng ngành kinh tế khu vực năm 1998 kim ngạch xuất khẩu của Thành phố chỉ bắng 98% so với năm 1997, riêng doanh thu xuất khẩu ngành công nghiệp giảm chỉ còn 68,49%, đáng phấn khởi là trong bối cảnh đó đầu tư xuất khẩu công nghiệp chế biến đồ hộp vẫn tăng, do mở thêm được một số thị trường trung Ðông, Bắc Mỹ và Ðông Âu, và mới đây chúng đã ký được Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ, đây là là hiệp định khá quan trọng nó ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam.
Trong 144 doanh nghiệp của ngành, hiện có 71 doanh nghiệp đã thực hiện việc xuất khẩu với khoảng 50 nhóm mặt hàng, 25 doanh nghiệp có có triển vọng xuất khẩu và 48 doanh nghiệp không đủ khả năng xuất khẩu .
Và các sản phẩm từ bột như : bún khô, mì, hủ tiếu, phở ăn liền ... xuất khẩu sở dĩ các nước Châu Âu, không có đủ hàng để xuất.
Thực tế các doanh nghiệp “tự thân vận động là chính”, có 89% doanh nghiệp tự tìm thị trường xuất khẩu, 22,69% do Tổ chức nhà nước hoặc Hiệp hội cung cấp địa chỉ, 26,05% do bạn bè và người thân giới thiệu, có 31,93% do khách hàng nước ngoài cung cấp và 31% do nơi khác. Qua đó ta thấy vai trò của nhà nước và các hiệp hội còn rất hạn chế cho công tác xúc tiến thị trường xuất khẩu.
1.6 Thuận lợi và khó khăn
1.6.1 Thuận lợi:
- Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới được cắt giảm thuế xuất nhập khẩu. Thúc đẩy hoạt động kinh tế Thành phố nhanh hơn và khả năng vận động của bản thân các doanh nghiệp tích cực hơn.
- Nhà nước và Thành phố có chính sách ưu tiên đầu tư cho các dự án công nghệ cao hóa phẩm, vi sinh, các nghiên cứu phục vụ sản xuất cho ngành.
- Nguồn nguyên liệu phong phú dồi dào. Việc lưu thông phân phối nguyên liệu với các tỉnh lân cận và nhập khẩu thuận lợi.
- Máy móc thiết bị được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư chiều sâu hơn, tiếp cận và học hỏi các công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó trong nước cũng đã đáp ứng được một số dây truyền thiết bị cỡ nhỏ và vừa, thay thế máy nhập khẩu
- Vốn đầu tư vào ngành khá tập trung và không qúa lớn như các ngành công nghiệp khác: vốn nhà nước đầu tư khá lớn vào lĩnh vực này so với các thành phần kinh tế khác, nhu cầu cầu đầu tư ngoài quốc doanh trên địa bàn vào ngành này còn nhiều, thu hút nhiều vốn từ nước ngoài vào đầu tư.
- Hệ thống thông tin liên lạc trên mạng trên địa bàn thành phố phát triển nhanh, thúc đẩy giao thương trong và ngoàI nước là yếu tố thuận lợi đầu tư, kinh doanh buôn bán, tìm hiểu thị trường và các đối tác làm ăn cho mọi thành phần kinh tế.
1.6.2. Khó khăn:
- Nguyên liệu cho chế biến: Nguyên liệu dồi dào nhưng những vùng chuyên canh cây trái chưa hợp lý, tình trạng nông dân đổ xô vào trồng loại cây tráI đang hút hàng, đến khi sản phẩm không có đầu ra lại chặt phá trồng cây khác ví dụ đIển như cây tiêu, đIều, mía, cà phê. Chất lượng nguyên liệu không ổn định, VSAT không kiểm soát được
- Sản phẩm: nhiều sản phẩm chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Công nghệ: Chưa xây dựng được tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm cũng như cơ quan quản lý chất lượng phù hợp với ngành chế biến thực phẩm của Thành phố. Thiếu trình độ chất xám và cơ sở vật chất;Trình độ công nghệ thiết bị của ngành chủ yếu đánh giá chung là cũ, lạc hậu, không đảm bảo được chất lượng yêu cầu; Nhiều sản phẩm chế biến truyền thống, chế biến thủ công chiếm tỷ trọng lớn, vệ sinh thực phẩm kém.
- Quản lý nhà nước: Chính sách hay thay đổi, không ổn định;Thủ tục hành chính rườm rà, còn mang tính bao cấp, quản lý phân đoạn; Chưa gắn quản lý nhà nước với thị trường chặt chẽ; Giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp thường chậm trễ
- Lao động: Số doanh nghiệp nhỏ chiếm quá lớn: 104/144 doanh nghiệp còn chưa kể 3.525 hộ sản xuất cá thể. Số lao động trình độ thấp chiếm 86%, là mất cân đối trong cơ cấu trình độ người lao động, thiếu cán bộ chuyên ngành. Công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ công nhân không được quan tâm đúng mức. Nhiều doanh nghiệp không có kinh phí đào tạo, huấn luyện nhân lực trong kế hoạch sản xuất hàng năm.
- Nguy cơ hội nhập:Sự hoà nhập dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa các công ty khu vực và giữa các quốc gia;Thiên tai thường xuyên đe dọa, môi trường ngày càng suy giảm làm cho vụ mùa thất thu hoặc mất dần lợi thế; Sự tranh mua, tranh bán, thiết bị công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng không ổn định, tổn thất sau thu hoạch cao dẫn đến giá thành cao làm mất dần lợi thế cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.
1.7 Cơ hội đầu tư:
1.7.1 Dự báo phát triển :
Ðịnh hướng phát triển ngành thực phẩm thành phố:
-Phát huy lợi thế của Thành phố là trung tâm sản xuất - dịch vụ - thương mại ngày càng gai tăng
- Hệ thống sản xuất và phân phối thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm nhằn thỏa mãn nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dânvà góp phần phát triển Thành phố.
- Ðẩy mạnh xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu.
- Xây dựng hạ tầng cơ sở cho ngành chế biến thực phẩm và các liên ngành (cơ khí, bao bì, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, lao động , đào tạo lao động...)
Trước thực trạng sản phẩm của ngành còn thiếu khả năng cạnh tranh về chất lượng và tính bảo đảm an toàn vệ sinh. Ngành xây dựng chương trình mục tiêu về chất lượng thực phẩm như sau:
- ổn định chất lượng các chủng loại thực phẩm, nhất là các sản phẩm xúât khẩu, để tăng khả năng cạnh tranh.
- Thực phẩm dư thừa trong thời vụ đều được chế biến xử lý.
- Xây dựng chất lượng sản phẩm đạt mức độ cạnh tranh với các mặt hàng ngoại trên thị trường trong nước để thay thế hành nhập khẩu.
- 100% thực phẩm chếbiến của các doanh nghiệp có nhãn mác và nguồn gốc rõ ràng, riêng biết (Xây dựng quy cách công nghiệp cho sản phẩm)
Ðến năm 2005, xây dựng vùng chuyên canh như sau:
- Diện tích trồng rau tươI: 10.000 ha , sản lựợng là 230.000 tấn/năm
- Diện tích trồng cây ăn tráI: 10.000 ha, sản lượng 110.000 tấn/năm
- Ðàn bò sữa: 50.000 con
- Ðàn heo thịt: không đổi số lượng 26.000 tấn/năm (bằng năm 1999) nhưng chất lựơng heo nạc là tăng 30%.
- Gia cầm (gà) 3,7 triệu con/năm
1.7.2. Cơ hội đầu tư:
Chính sách ưu đãi của nhà nứơc và UBND Thành phố với việc đầu tư phát triển ngành chế biến lương thực phẩm:
* Vay vốn ưu đãi thuộc chương trình kích cầu thông qua đầu tư:
- Các dự án di dời, đầu tư mới, nâng cấp, cảI tiến công nghệ của các cơ sở sản xuất cây giống và con giống đuợc hưởng 100% lãi vay và chủ đầu tư trả nợ gốc.
- Các dự án đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ cho các ngành công nghệ sinh học, sản xuất hàng xuất khẩu, dự án di dời vào các KCNvà các khu vực theo quy hoạch của Thành phố, được hỗ trợ lãi vay 3%/năm.
- Các dự án sản xấut sản phẩm có xúât khẩu trên 80%, được hỗ trợ lãI vay 5%/năm.
* Ưu đãi đầu tư: Theo Nghị định 51/1999/NÐ-CP ngày 08/07/1999, trong đó các dự án đầu tư máy móc thiết bị hiện đại lắp đặt thêm hoặc thay thế toàn bộ máy móc cũ, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất; dự án xây dựng trạm , phòng nghiên cứu công nghệ mới sinh học cây con giống; Dự án đánh bắt hảI sản xa bờ, chế biến nông , lâm, thủy sản, dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp được nhà nước cho hưởng ưu đãI đầu tư. Với các chính sách hỗ trợ như miễn giảm tiền thuê sử dụng đất cho dự án, uư đãi về thời gian và thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, thu nhập cá nhân, vay vốn ưu đãI, hoặc được bảo lãnh tín dụng...
* Hỗ trợ lãi súât sau đầu tư: theo thông tư 51/2001/TT-BTC ngày 28/06/2001 của Bộ Tài Chính
1.7.3 Cơ hội đầu tư các ngành hàng cụ thể:
- Sản xúât, chế biến bảo qủan thịt, thủy hải sản: hiện nay cung cấp đủ dùng trên địa bàn và xúât khẩu ra nước ngoàI đặc biệt là các sản phẩm từ thủy hải sản như cá basa, tôm sú, có thị trường tiêu thụ mạnh, tuy nhiên mặt hàng xuất khẩu này còn bấp bênh do giá nguyên liệu đầu vào thất thường đẩy chi phí lên cao. Trong thời gian tới cần củng cố lại nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định chi phí sản xúât tạo mặt bằng giá ổn định thúc đẩy xuất khẩu, đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho các sản phẩm. Các dự án kêu gọi đầu tư : Ðầu tư xây dựng trung tâm kiểm định, nghiên cứu và các trạm cung ứng giống cây, con.
- Ngành chế biến rau qủa, điều: Năng lực sản xúât không chỉ đáp ứng thị trường trong nước và trên địa bàn mà có nhiều mặt hàng chế biến xuất khẩu có thị trường quen thuộc. Tuy nhiên cũng như chế biến thị thủy sản các mặt hàng này củng rơI vào tình trạng thị trường không ổn định do nguồn nguyên liệu và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn ổn định. Như vậy phảI có biện pháp giảI quyết trong thời gian tới: thành lập khu nguyên liệu chuyên canh, xây dựng đội ngũ chuyên viên và hệ thống kiểm định nhanh, xử lý chất lượng thực phẩm từ khâu giống, nguyên liệu sau thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, tinh chế bảo qủan đến tay người tiêu dùng. Ðầu tư những nhà máy mới hoặc các dự án về đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại để đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm. Phát triển hệ thống bao bì đóng gói nhỏ hợp lý ngay tại nơi thu mua nguyên liệu.
- Nhóm mặt hàng dầu thực vật : hiện nay chỉ có một số nhà máy sản xúât liên doanh thì có được chất lượng dầu tinh ổn định và có thị trường như tường an, nepture. Hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực này chỉ sản xúât dầu thô để xuất khẩu, và nguyên liệu nhập khoảng 60%, do nguồn nguyên liệu tại chỗ năng xuất không cao và thiếu ổn định nên giá mua nguyên liệu tại chổ đắt hơn nguyên liệu nhập. Các mặt hàng dầu tinh luyện chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nên trong thời gian tới phảI tìm giống mới cho năng xúât và hiệu qủa. Nghiên cứu và ứng dụng những tinh chế sản phẩm dầu tốt hơn từ các nguyên liệu đậu, qủa có sẵn.
- Sản xúât bơ sữa: Hiện tại nhu cầu nguyên liệu sữa không đủ để cung cấp sản xúât . Ðây là ngành có máy móc thiết bị tương đối hiện đại, vì vậy chất lượng sản phẩm ổn định. Hiện cần xây dựng đàn bò cung cấp nguyên liệu tốt và năng xuất đủ để thay thế nguồn nguyên liệu nhập. Cần đầu tư vào kỹ thuật và giống cho nguồn nguyên liệu này.
- Ðường, bánh kẹo: Mặt hàng này hiện nay vẫn phảI nhập khẩu do nguyên liệu bấp bênh, máy móc thiết bị cũ, sản xúât hao phí lớn, nên giá thành phẩm cao không có sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Trước mắt cần quy hoạch lại nguồn nguyên liệu và chỉ đầu tư vào một số nhà máy, tập trung hiệu qủa hoạt động của ngành để đáp ứng thị trường trong nước. Ðây không phảI là một mặt hàng có thế mạnh của Thành phố.
- Sản phẩm đồ uống: Bia đã có thị trường trong và ngoàI nước ổn định . Mặt hàng nước qủa, mới chỉ sản xuất được một số mặt hàng chưa thực sự tận dụng hết những ưu thế về nguồn nguyên liệu sẵn có. Sắp tới cần đầu tư thêm máy móc thiết bị đóng gói (chiết, rót) đa dạng hóa sản phẩm nước qủa.
2 Công nghiệp dệt may
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan, Hàn Quốc.... Đặc biệt, từ 1/1/2006, thuế xuất nhập khẩu hàng dệt may từ các nước Asean vào Việt Nam sẽ giảm từ 40-50% như hiện nay xuống tối đa còn 5% nên hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập từ các nước trong khu vực. Việt Nam hiện có hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút trên 50 vạn lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản lượng sản xuất hàng năm tăng trên 10% nhưng quy mô còn nhỏ bé, thiết bị và công nghệ khâu kéo sợi và dệt vải lạc hậu, không cung cấp được vải cho khâu may xuất khẩu. Những năm qua, tuy đã nhập bổ sung, thay thế 1.500 máy dệt không thoi hiện đại để nâng cấp mặt hàng dệt trên tổng số máy hiện có là 10.500 máy, thì cũng chỉ đáp ứng khoảng 15% công suất dệt. Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và dây chuyền đồng bộ chuyên sản xuất một mặt hàng như dây chuyền may sơ mi, may quần âu, quần Jean, complet, hệ thống giặt là... nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu ngày càng cao. Xuất khẩu hàng dệt may tuy đạt kim ngạch cao, nhưng chủ yếu làm gia công, ngành dệt vẫn nhập khẩu nhiều và nguyên liệu cho sản xuất của ngành dệt hầu như hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài..
Năm 2000, ngành dệt may Việt Nam tuy đã có nhiều yếu tố thuận lợi để tạo đà có tiến trình hội nhập sắp tới như Quota thị trường Eu được tăng 30%, bước đầu mở được thị trường Mỹ và thị trường vùng Trung Cận Đông, châu Phi; kinh tế Nhật Bản đang hồi phục khiến cho thị trường này tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam tăng hơn trước. Nhưng xuất khẩu hàng dệt may cũng gặp không ít khó khăn do giá sản phẩm giảm liên tục, giá cả ở thị trường Nhật từ năm 1998 giảm bình quân 12% mỗi năm do áp lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu lại tăng; đặc biệt thị trường phi quota, trong đó thị trường Đông Âu giảm mạnh từ giữa năm.... Do vậy, theo đánh giá của ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam: chỉ tiêu xuất khẩu của toàn ngành hết năm 2000 ước chỉ đạt 1.870 triệu Usd, tăng 6% so với mức thực hiện năm 1999; trong đó, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) ước đạt 550 triệu Usd, tăng 12% so với năm 1999. Vấn đề cần quan tâm hiện nay là khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Eu được thực hiện qua các khâu trung gian như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc... Vì vậy, làm sao Việt Nam có thể tiếp cận và bán hàng trực tiếp sản phẩm dệt may, giảm bớt phụ thuộc vào các nhà đặt hàng trung gian, nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Trong các mặt hàng may mặc xuất khẩu vào Eu, mới chỉ tập trung vào các mặt hàng dễ làm như áo jacket, sơ mi... còn các mặt hàng có giá trị, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như bộ complet hay các loại áo sơ mi cao cấp thì ít doanh nghiệp có thể sản xuất được. Do đó, trên thực tế, nhiều mặt hàng có hạn ngạch nhưng lại chưa có doanh nghiệp xuất khẩu.
Có nhiều ý kiến lạc quan về xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ sau khi có Hiệp định thương mại Việt Mỹ. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này đạt 43 triệu Usd. Đến năm 2000, tuy hàng dệt may Việt Nam bán vào thị trường Mỹ vẫn bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn 2-3 lần so với hàng của các nước khác nhưng vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu Usd. Với những con số đã thực hiện khả quan này và một khi thuế nhập khẩu giảm xuống, ngành dệt may có thể đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 300 triệu Usd vào thị trường Mỹ trong năm 2001. Ông Lê Quốc Ân còn tin tưởng rằng, trong vòng 3-4 năm kể từ khi hai nước trao cho nhau quy chế thương mại bình thường (Ntr), ngành dệt may hoàn toàn có thể đạt kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ 1 tỷ Usd. Điều đó sẽ là hiện thực vì theo kinh nghiệm của Campuchia, chỉ hai năm sau khi có Ntr với Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước này vào Mỹ đã tăng từ con số 0 lên tới 600 triệu Usd vào năm 1999.
Theo thống kê của báo Sài Gòn tiếp thị, mức tiêu thụ hàng dệt may ở thị trường nội địa năm 2000 đạt khoảng 2,8 tỷ Usd; trong đó vừa là hàng nhập khẩu, vừa là hàng trong nước sản xuất. Gần đây, xu thế sử dụng thu nhập cho nhu cầu mặc cũng tăng hơn từ 10-12%. Xu thế tiêu dùng hàng may sẵn cũng có xu hướng tăng lên do ngày càng tiện lợi cho người tiêu dùng, đáp ứng được thị hiếu và giá rẻ hơn.
Vấn đề bức xúc hiện nay là hàng vải sợi, may mặc từ nước ngoài tràn vào từ nhiều nguồn (hàng trốn lậu thuế, hàng cũ) giá rất rẻ đã làm cho sản xuất trong nước bị ảnh hưởng. Mặt khác, hệ thống bán buôn, bán lẻ hàng vải sợi may mặc trong nước chưa có tổ chức, để thả nổi cho một số tư thương làm giả nhãn mác một số công ty có uy tín. Bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại chưa tạo được các kênh tiêu thụ ngay ở thị trường trong nước. Do vậy, để các nhà sản xuất hàng dệt may Việt Nam làm chủ được thị trường nội địa không có biện pháp nào khác ngoài việc phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất và lưu thông, bán buôn và bán lẻ. Trong kế hoạch năm 2001, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 2,3 tỷ Usd; trong đó, Vinatex phấn đấu đạt 600 triệu Usd.
Trong khi chờ Chính phủ phê duyệt Chiến lược tăng tốc phát triển đến năm 2010, ngành Dệt May Việt Nam đã đề ra 4 giải pháp lớn phải đồng bộ thực hiện, đó là: đổi mới công nghệ, ổn định chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất để tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất từ khâu may đến khâu sản xuất vải và phụ liệu may, bông xơ sợi cho sản xuất vải; trong đó, đầu tư cho các nhà máy may hiện đại may hàng Fob (xuất khẩu trực tiếp) ở trung tâm hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; mở rộng mạng lưới may gia công ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Cùng với việc quy tụ các nhà máy mới vào 10 cụm công nghiệp dệt là phát triển mạnh vùng bông ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, ngành sẽ đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, xây dựng mạng lưới bán buôn bán lẻ trong nước và các đại diện thương mại quốc tế; áp dụng ngay phương thức kinh doanh mới như thương mại điện tử và cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực.
Dự tính, trong 10 năm tới, số kỹ sư công nghệ cần có thêm là 50.000 người và số cán bộ quản lý doanh nghiệp là 5.000 người cho các chương trình đầu tư mở rộng dệt may. Ngoài ra, số cán bộ công nhân viên hiện có của ngành là khoảng 40.000 người và 3.000 cán bộ quản lý doanh nghiệp cũng cần được cập nhật hóa kiến thức thường xuyên. Vinatex, Viện dệt, Viện Fadin, Trường đại học kinh tế quốc dân, Trường đại học Bách khoa... đã có những chương trình phối hợp đào tạo mới và đào tạo bổ sung cho cán bộ của ngành. Hiệp hội dệt may Việt Nam với chương trình Asean +3 của Hiệp hội dệt may Đông Nam á (Aftex) đang xúc tiến việc thành lập chương trình đào tạo cán bộ cho ngành dệt may Việt Nam kể cả hình thức đào tạo trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, trong chương trình xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2001, Vinatex đang rà lại năng lực, lựa chọn các xưởng chuyên môn hóa cao có khả năng xuất khẩu sang Mỹ; đầu tư một số xưởng dệt kim và xưởng may cho thị trường Mỹ; xin Chính phủ trợ giá xuất khẩu vào Mỹ; thực hiện chương trình xúc tiến liên doanh với nước ngoài để sản xuất hàng xuất khẩu vào Mỹ... Hiệp hội Dệt May Việt Nam với vai trò trao đổi và cung cấp thông tin; tư vấn và xúc tiến thương mại; thay mặt các hội viên khuyến nghị với Chính phủ về những chính sách vĩ mô liên quan đến ngành đã và đang góp phần phát triển nền công nghiệp dệt may Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
CHƯƠNG 6: PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1. Công nghiệp Việt Nam đang mở rộng quy mô và vị trí trong nền kinh tế:
Trong 5 năm gần đây (1990 – 95), công nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng nhanh với tốc độ bình quân 13,6% mỗi năm, nhanh gấp 2 lần tốc độ những năm 1985 – 90. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh đã đưa vị trí của công nghiệp vốn thấp hơn nông nghiệp trong cơ cấu GDP của Việt Nam nay đã chiếm tỷ trọng cao hơn nông nghiệp: từ 22,7% (1990) lên 30,1% (1995 theo giá hiện hành).
Vốn đầu tư của Nhà nước cho công nghiệp trong 5 năm đã tăng lên gấp 10 lần và chiếm 55% tổng vốn đầu tư của Nhà nước hằng năm. Công nghiệp cũng thu hút hơn 50% vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam.
Các ngành công nghiệp Việt Nam trong 5 năm gần đây đều tăng trưởng mạnh, trong đó các ngành nhiên liệu – năng lượng, hoá chất và vật liệu xây dựng đặc biệt tăng nhanh, làm chuyển dịch cơ cấu các ngành trong công nghiệp như sau:
Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp theo ngành (%, giá cố định 1989)
Ngành
1990
1995
Nhiên liệu – Năng lượng
Luyện kim
Cơ kim khí, điện tử
Hoá chất
Vật liệu xây dựng
Lương thực thực phẩm
Dệt da may
Các ngành khác
18,5
1,6
8,5
6,5
14,5
35,9
11,1
3,3
23,1
1,4
7,2
8,6
14,8
31,0
10,1
3,1
Qua bảng cơ cấu ngành công nghiệp nêu trên, ngành chế biến lương thực thực phẩm vẫn giữ vai trò đáng kể. Ngành nhiên liệu – năng lượng tăng vọt so với thập niên 80 là do sản lượng dầu khí tăng nhanh: năm 1980 ngành này chỉ chiếm 6,3% giá trị sản lượng công nghiệp Việt Nam. Các ngành cơ khí điện tử, vật liệu xây dựng và hoá chất đã chiếm tỷ trọng đáng kể, riêng ngành luyện kim vẫn giữ vị trí thấp trong cơ cấu các ngành công nghiệp: 1,4%.
2 Phân bố công nghiệp Việt Nam đang thay đổi theo vùng và theo thành phần kinh tế:
Tổng số xí nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp Việt Nam trong 10 năm qua (1985 – 95) đã có thay đổi theo chiều hướng sau:
- Các xí nghiệp quốc doanh giảm dần số lượng cả trung ương và địa phương: từ 3.050 xí nghiệp (1985), nay chỉ còn hơn 2.000 xí nghiệp (1995).
- Các cơ sở ngoài quốc doanh cũng có chuyển biến: giảm rõ rệt các cơ sở tập thể (từ trên 35 ngàn cơ sở xuống dưới 5 ngàn), đồng thời tăng rõ rệt các cơ sở tư doanh và hộ tư nhân, cá thể tiểu thủ công nghiệp (gần 500 ngàn cơ sở).
- Số xí nghiệp quốc doanh phân bố theo vùng như sau: (% trong tổng số):
Miền Bắc: 55%
Miền Nam: 45%
ĐBSH: 28,7
Đông Nam Bộ: 27, 8 (TP. HCM và 10 tỉnh xung quanh)
Tây Nguyên: 2,6 (kể cả Lâm Đồng)
- Các tỉnh có nhiều xí nghiệp quốc doanh (trên 50 cái) là: Hà Nội (249), Hải Phòng (90), Nam Hà (80), Thanh Hoá (59), Nghệ An (71), Đà Nẵng (53), TP. Hồ Chí Minh (373), Đồng Nai (62).
- Riêng các xí nghiệp quốc doanh: Trung Ương quản lí chiếm hơn 25% tổng số và được phân bố chủ yếu ở:
Miền Bắc: 60% tổng số XNQDTƯ
Miền Nam: 40%
ĐBSH: 39,6 (riêng Hà Nội 27,6%)
Đông Nam Bộ: 32,2 (riêng TP. HCM 25,0%)
- Các xí nghiệp tư doanh chủ yếu nằm ở miền Nam, đặc biệt là ở ĐBSCL.
Miền Bắc: 14,5%
Miền Nam: 85,5%
ĐBSH: 9,47 (riêng Hà Nội: 4,0%)
Đông Nam Bộ: 34,1% (riêng TP. HCM: 15,9%)
ĐBSCL: 47,0% (riêng Tiền Giang: 13,2%)
- Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gia đình và cá thể, ngược lại, chủ yếu phân bố ở Miền Bắc (67% tổng số cơ sở). Các tỉnh có nhiều cơ sở nhất (trên 30.000 cơ sở): Hà Tây, Thái Bình, Thanh Hoá. Ở miền Nam hầu hết các tỉnh chỉ có dưới 10 ngàn cơ sở, riêng TP. HCM có trên 22 ngàn cơ sở, An Giang trên 20 ngàn.
- Tính theo giá trị sản lượng thì công nghiệp quốc doanh trung ương vẫn chiếm hơn 50% và quốc doanh địa phương chiếm gần 20%, còn lại 30% là tư doanh và hộ thủ công cá thể.
- Giá trị sản lượng công nghiệp phân bố theo vùng không đồng nhất với số lượng các xí nghiệp và cơ sở: (% trong tổng giá trị sản lượng 1994).
Miền Bắc: 27,3
Miền Nam: 72,7
ĐBSH: 16,8 (riêng Hà Nội: 9,7%)
Đông Nam Bộ: 54,8% (riêng TP. HCM: 30,8% và Bà Rịa – Vũng Tàu: 16,4%)
ĐBSCL: 13,8
Qua tình hình trên, ta thấy lực lượng sản xuất công nghiệp của Việt Nam chủ yếu nằm ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và ở các tỉnh đồng bằng. Các tỉnh miền núi và trung du bắc bộ cộng với các tỉnh Tây Nguyên chỉ chiếm 7,4% giá trị tổng sản lượng công nghiệp cả nước. Những tỉnh và thành phố mạnh về sản xuất công nghiệp chiếm trên 2% giá trị tổng sản lượng công nghiệp Việt Nam. Còn lại 35 tỉnh chưa phát triển công nghiệp, trong đó có 6 tỉnh hầu như chưa có công nghiệp và giá trị sản lượng công nghiệp của tỉnh chỉ chiếm dưới 0,1% giá trị tổng sản lượng công nghiệp Việt Nam. Đó thực sự là những “vùng trắng” về công nghiệp, là những tỉnh nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu: Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Hoà Bình, Kon Tum.
3. Công nghiệp Việt Nam bước đầu tiến tới tập trung hoá theo lãnh thổ:
Vào giữa thập niên 80, công nghiệp Việt Nam chủ yếu phân bố phân tán trên các tỉnh ĐBSH và vùng Đông Nam Bộ. Các khu vực tập trung lớn về công nghiệp chưa nhiều. Chỉ có 5 thành phố tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp (trên 100 cái) là TP. Hồ Chí Minh (gần 400 xí nghiệp), Hà Nội gần 300 xí nghiệp, Hải Phòng (122), Nam Định và Biên Hoà. Phần lớn các xí nghiệp được phân bố thành từng cụm nhỏ hoặc nằm rải rác trên các địa khu riêng biêt. Chỉ có 2 khu công nghiệp tập trung cao là Việt Trì và Biên Hoà (khu kỷ nghệ SONADEZI) xây dựng vào thập niên 60.
Đến giữa thập niên 90, sau 10 năm thực hiện nền kinh tế mở và hội nhập, số lượng các xí nghiệp quốc doanh giảm đi 1/3, trong khi đó số xí nghiệp tư doanh tăng lên 3-4 lần với gần 500 ngàn cơ sở thủ công nghiệp cá thể: nền công nghiệp Việt Nam cho đến nay vẫn căn bản là một nền công nghiệp vừa và nhỏ, phân bố phân tán với trình độ thiết bị chưa cao, nửa thủ công, nửa cơ khí. Số xí nghiệp quy mô lớn, thiết bị hiện đại chưa nhiều.
Nhắm theo mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đất nước ta từ nay đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp, chương trình phát triển công nghiệp Việt Nam do Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra là: “Hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả khu chế xuất và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới”. Cùng với việc thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, việc quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm, các khu chế xuất, bộ mặt phân bố công nghiệp ở Việt Nam đang chuyển biến theo hướng tập trung hoá công nghiệp theo lãnh thổ ngày càng rõ nét.
Từ năm 1991 đến năm 2000 trên cả nước đã và đang hình thành 29 khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ. Riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có 18 khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất đang và sẽ đi vào hoạt động. Sau năm 2000, Việt Nam sẽ có 33 khu công nghiệp tập trung lớn với quy mô diện tích từ 500ha đến 1000ha, như khu công nghiệp Cát Lái (800ha), Hiệp Phước (1000 ha), An Phước (500ha), Nhơn Trạch (700ha), Bình Hoà, Phú Mỹ (800ha),…
PHẦN KẾT LUẬN
Công nghiệp đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nền kinh tế quốc gia. Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của công nghiệp như thế nào. Hầu như trong mọi lĩnh vực hay các ngành kinh tế khác đều có “hơi hám” của công nghiệp, chính vì vậy cần phải tập trung khai thác thế mạnh của công nghiệp để không chỉ phát triển công nghiệp mà kéo theo đó phát triển những ngành liên quan. Bên cạnh đó cần phải khắc phục những yếu kém, nhược điểm của ngành công nghiệp để có hướng đi đúng đắn cho ngành.
Muốn làm được những điều trên cần phải xác định rõ và vạch ra những kế hoạch lâu dài cho việc phát triển ngành. Bởi lẽ chúng ta không chỉ đơn thuần là phát triển điểm mạnh, khắc phục cái yếu mà còn cần phải trao dồi, học hỏi thêm ở những nơi mà nơi đó có ngành công nghiệp vượt trội hơn hẳn. Qua đó sẽ tạo cho nền công nghiệp trong nước sẽ có những bộ dạng và sắc thái mới.
Tóm lại, ngành công nghiệp sẽ ngày càng phát triển một cách hưng thịnh nếu chúng ta biết tận dụng những cơ hội, khai thác những tiềm năng để phục vụ con người và xã hội sao cho giảm tối đa những rủi ro về môi trường, vật chất và xã hôi. Do đó, chúng ta cũng có một phần trách nhiệm khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường để học tập, để nghiên cứu tìm ra những cách thức tốt nhất trong công cuộc phát triển ngành này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Địa lí kinh tế Việt Nam” khoa quản trị kinh doanh Đại học Công nghiệp TP. HCM
2. Văn Thái, 2003. Địa lí kinh tế Việt Nam nhà xuất bản Hà Nội
3. Sách địa lý lớp 12 nhà xuất bản Giáo dục đào tạo.
4. Cuốn “Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam”, nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội – Nhóm tác giả Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ 2004.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Địa lí kinh tế Việt Nam - Đề tài- Công nghiệp.docx