LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành bài luận tốt nghiệp, lời đầu tiên tôi xin bầy tỏ sự cám ơn đặc
biệt tới TS. Nguyễn Hải Châu, người đã giúp tôi lựa chọn đề tài, đưa ra những
nhận xét quý giá và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa
CNTT- trường Đại học Công nghệ- ĐHQG Hà Nội đã truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường.
Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ, động viên từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Tôi xin gửi lời cám ơn tới
những người bạn của tôi, luôn bên cạnh tôi để chia sẻ những kinh nghiệm trong
học tập cũng như trong cuộc sống.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình của mình, nguồn
động viên và cổ vũ lớn lao, và là động lực giúp tôi thành công trong công việc và
trong cuộc sống.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Ngày nay, ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các thành phố lớn, nhu
cầu về nhà ở rất lớn. Mọi người đều có nhu cầu tìm cho mình những căn hộ ưng ý,
thỏa mãn được nhiều nhất những yêu cầu của bản thân. Họ tìm thấy những thông
tin như vậy từ các website thông tin bất động sản. Xây dựng một hệ thống cung
cấp thông tin bất động sản đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của người dùng
không phải dễ. Đã có nhiều công ty cũng như tổ chức đứng ra xây dựng những hệ
thống như vậy, nhưng không phải tất cả họ đều thành công. Xuất phát từ thực tế
đó, kết hợp với việc nghiên cứu một số website thông tin bất động sản, nghiên cứu
các dịch vụ bản đồ trực tuyến của Google Maps, luận văn hướng đến xây dựng
một website thông tin bất động sản tận dụng được các ưu điểm của các website đi
trước đồng thời khắc phục một số hạn chế của chúng.
MỤC LỤC
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN BẤT ĐỘNG SẢN .4
TRÊN BẢN ĐỒ TRỰC TUYẾN .4
1.1. Giới thiệu 4
1.2. Một số website thông tin bất động sản ở Việt Nam . 4
1.3. Ứng dụng mashup . 6
1.3.1. Web 2.0 . 6
1.3.2. Mashup . 8
1.4. Housingmaps - một website điển hình sử dụng công nghệ mashup 13
1.5. Đôi nét về hệ thống cần xây dựng 14
CHƯƠNG 2. GOOGLE MAPS VÀ GOOGLE MAP API 15
2.1. Google Maps . 15
2.2. Google Map API . 16
2.2.1. Map Basics 16
2.2.2. Events 20
2.2.3. Controls . 24
2.2.4. Map Overlays 26
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG WEBSITE THÔNG TIN BẤT ĐỘNG
SẢN TRÊN BẢN ĐỒ TRỰC TUYẾN . .31
3.1. Phát biểu bài toán . 31
3.2. Mô tả tổng quan hệ thống . 31
3.2.1. Kiến trúc hệ thống 31
3.2.2. Các thành phần của hệ thống 32
3.3. Thiết kế hệ thống 33
3.3.1. Thiết kế dữ liệu hệ thống 33
3.3.2. Thiết kế chức năng hệ thống 35
3.3.3. Thiết kế giao diện hệ thống 41
3.3.4. Thiết kế chương trình . 48
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AJAX Asynchronous JavaScript and XML- JavaScript và XML
không đồng bộ.
API Application Programming Interface- Giao diện chương trình
ứng dụng.
CSS Cascading Style Sheets- Các tập tin định kiểu theo tầng.
DOM Document Object Model- Mô hình đối tượng văn bản.
DHTML Dynamic HTML- HTML động.
HTML Hyper Text Markup Language- Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản.
RSS Really Simple Syndication- Tiêu chuẩn định dạng tài tiệu
dựa trên XML
XML Extensible Markup Language- Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng.
LỜI MỞ ĐẦU
Ở nước ta, trong những năm vừa qua, nhu cầu về mua bán nhà đất của các
nhà đầu tư bất động sản cũng như nhu cầu bán và cho thuê căn hộ của người dân
không ngừng tăng cao. Đã có rất nhiều tổ chức, các công ty bắt tay vào việc tạo ra
các website cung cấp thông tin về bất động sản.
Yêu cầu quan trọng đối với một website thông tin bất động sản là thông tin
đưa ra phải tuyệt đối chính xác. Trong đó, việc cung cấp cho người dùng một cách
trực quan nhất vị trí của từng căn hộ đóng vai trò then chốt, quyết định sự thành
công của một website. Những website này đã tìm được cho mình giải pháp, đó là
dịch vụ bản đồ trực tuyến của Google Maps. Với Google Maps, chúng ta sẽ sử
dụng các API sẵn có, tải bản đồ về ứng dụng của ta đồng thời kết hợp cơ sở dữ
liệu xây dựng nên một ứng dụng hoàn chỉnh. Ở Việt Nam hiện nay, khó có thể
thống kê được tổng số các website như vậy. Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả và
tính lâu dài, thì chỉ cá biệt một vài trang tạo được uy tín và làm hài lòng người sử
dụng [2].
Luận văn “Dịch vụ thông tin bất động sản trền bản đồ trực tuyến” hướng
đến việc sử dụng các dịch vụ sẵn có của Google Maps xây dựng nên một website
thông tin bất động sản. Ở đó, người sử dụng có thể dễ dàng thao tác và nhận được
những thông tin cần thiết một cách chính xác và đầy đủ nhất. Luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Trong phần này, luận văn trình bày một cách tổng quan nhất về
các ứng dụng mashup, đồng thời giới thiệu một số website thông tin bất động sản
điển hình ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Chương 2: Phần chương 2 giới thiệu những vấn đề lý thuyết liên quan đến
Google Maps và Google Maps API. Những lý thuyết được đề cập đến bao gồm
các đối tượng bản đồ, các sự kiện, các điều khiển
Chương 3: Chương này sẽ tập trung vào việc phân tích thiết kế và xây dựng
một website thông tin bất động sản dựa trên những khảo sát thực tế trong chương
1và lý thuyết tìm hiểu trong chương 2.
57 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2789 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dịch vụ thông tin bất động sản trền bản đồ trực tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó, ở Việt Nam hiện nay còn có một số website chuyên làm về
bản đồ trực tuyến, cho phép người dùng tìm kiếm địa điểm, đường đi hay thậm chí
là xem thông tin dự báo thời tiết một vùng, miền nào đó, có thể kể ra như :
diadiem.com, thodia.vn, didaudidau.com, bandia.baamboo.com,
vietbando.com.vn, diadanh.net … Điểm chung của các trang diadiem.com,
didaudidau.com, bandia.baamboo.com, thodia.vn là đều sử dụng các API của
Google Map kết hợp với ảnh bản đồ tạo nên bản đồ trực tuyến. Các trang đều có
điểm hạn chế là ảnh bản đồ sử dụng là ảnh bitmap, không phải ảnh vector nên có
giới hạn về độ sắc nét của bản đồ dẫn đến giới hạn trong độ zoom ảnh bản đồ. Đối
với vietbando.com.vn và diadanh.net, hai trang có điểm chung là cùng sử dụng
ảnh vệ tinh của Google Map để tự vẽ và xây dựng nên bản đồ của mình. Đây là
6
điểm hạn chế lớn, vì khi các ảnh vệ tinh của Google Map bị thay đổi, nếu không
kịp cập nhật, toàn bộ dữ liệu bản đồ của hệ thống sẽ không chính xác. Khi đó, vị
trí xuất hiện của một đối tượng trên bản đồ sẽ bị xê dịch, không còn chính xác,
một đoạn đường có thể bị lệch thành hai đoạn đường khác nhau…
1.3. Ứng dụng mashup
1.3.1. Web 2.0
Web 2.0 được xem là một cuộc cách mạng trên thế giới mạng, thế hệ web
mới có những thay đổi quan trọng không chỉ ở nền tảng công nghệ mà còn cả ở
cách thức sử dụng - hình thành nên môi trường cộng đồng, ở đó mọi người cùng
tham gia đóng góp cho xã hội "ảo" chứ không đơn thuần chỉ "duyệt và xem". Vậy
Web 2.0 là gì? Làm sao phân biệt đâu là Web 1.0 đâu là Web 2.0? Thuật ngữ
"Web 2.0" đang trở nên thịnh hành. Thực chất, Web 2.0 có nghĩa là sử dụng web
đúng với bản chất và khả năng của nó.
Mục tiêu đầu tiên của những người tiên phong xây dựng Internet là nhằm
kết nối các nhà nghiên cứu và các máy tính của họ với nhau để có thể chia sẻ
thông tin hiệu quả. Khi bổ sung World Wide Web (năm 1990), Tim Berners-Lee
cũng nhằm mục tiêu tạo phương tiện cho phép người dùng tự do đưa thông tin lên
Internet và dễ dàng chia sẻ với mọi người (trình duyệt web đầu tiên do Berners-
Lee viết bao gồm cả công cụ soạn thảo trang web). Tuy nhiên, sau đó web đã phát
triển theo hướng hơi khác mục tiêu ban đầu.
Tuy có một số ngoại lệ nhưng thế giới Web 1.0 (thế hệ web trước Web 2.0)
chủ yếu gồm các website "đóng" của các hãng thông tấn hay các công ty nhằm
mục đích tiếp cận độc giả hay khách hàng hiệu quả hơn. Nó là phương tiện phát
tin hơn là phương tiện chia sẻ thông tin. Chỉ đến gần đây, với sự xuất hiện của
nhiều kỹ thuật mới như blog (hay weblog), wiki... web mới trở nên có tính cộng
đồng (và cộng tác) hơn và trở nên gần hơn với sự kỳ vọng và khả năng thực sự của
nó.
7
Khái niệm Web 2.0 đầu tiên được Dale Dougherty, phó chủ tịch của
O’Reilly Media, đưa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất do O’Reilly Media và
MediaLive International tổ chức vào tháng 10/2004. Dougherty không đưa ra định
nghĩa mà chỉ dùng các ví dụ so sánh phân biệt Web 1.0 và Web 2.0: "DoubleClick
là Web 1.0; Google AdSense là Web 2.0. Ofoto là Web 1.0; Flickr là Web 2.0.
Britannica Online là Web 1.0; Wikipedia là Web 2.0. v.v...".
Sau đó Tim O’Reilly, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành O’Reilly Media,
đã đúc kết lại 7 đặc tính của Web 2.0:
1. Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng.
2. Tập hợp trí tuệ cộng đồng.
3. Dữ liệu có vai trò then chốt.
4. Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không
ngừng.
5. Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng.
6. Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị.
7. Giao diện ứng dụng phong phú.
Thoạt đầu, Web 2.0 được chú trọng tới yếu tố công nghệ, nhấn mạnh tới vai
trò nền tảng ứng dụng. Nhưng đến hội thảo Web 2.0 lần 2 tổ chức vào tháng
10/2005, Web 2.0 được nhấn mạnh đến tính chất sâu xa hơn – yếu tố cộng đồng.
Thực tế, ứng dụng trên web là thành phần rất quan trọng của Web 2.0. Hàng loạt
công nghệ mới được phát triển nhằm làm cho ứng dụng trên web mạnh hơn, nhanh
hơn và dễ sử dụng hơn, được xem là nền tảng của Web 2.0. Kiến trúc công nghệ
của Web 2.0 hiện vẫn đang phát triển nhưng cơ bản bao gồm: phần mềm máy chủ,
cơ chế cung cấp nội dung, giao thức truyền thông, trình duyệt và ứng dụng.
Cung cấp nội dung
Bước phát triển đầu tiên và quan trọng nhất hướng đến Web 2.0 đó là cơ
chế cung cấp nội dung, sử dụng các giao thức chuẩn hoá để cho phép người dùng
sử dụng thông tin theo cách của mình (nghĩa là có khả năng tùy biến thông tin). Có
8
nhiều giao thức được phát triển để cung cấp nội dung như RSS, RDF và Atom, tất
cả đều dựa trên XML. Ngoài ra còn có các giao thức đặc biệt như FOAF và XFN
dùng để mở rộng tính năng của website hay cho phép người dùng tương tác.
Dịch vụ web
Các giao thức truyền thông 2 chiều là một trong những thành phần then
chốt của kiến trúc Web 2.0. Có hai loại giao thức chính là REST và SOAP. REST
(Representation State Transfer) là dạng yêu cầu dịch vụ web mà máy khách truyền
đi trạng thái của tất cả giao dịch; còn SOAP (Simple Object Access Protocol) thì
phụ thuộc máy chủ trong việc duy trì thông tin trạng thái. Với cả hai loại, dịch vụ
web đều được gọi qua API. Ngôn ngữ chung của dịch vụ web là XML, nhưng có
thể có ngoại lệ.
Một ví dụ điển hình của giao thức truyền thông thế hệ mới là Object
Properties Broadcasting Protocol do Chris Dockree phát triển. Giao thức này cho
phép các đối tượng ảo (tồn tại trên web) tự biết chúng "là gì và có thể làm gì”, nhờ
vậy có thể tự liên lạc với nhau khi cần.
Phần mềm máy chủ
Web 2.0 được xây dựng trên kiến trúc web thế hệ trước nhưng chú trọng
hơn đến phần mềm làm việc ở background. Cơ chế cung cấp nội dung chỉ khác
phương thức cấp phát nội dung động (của Web 1.0) về danh nghĩa, tuy nhiên dịch
vụ web yêu cầu tiến trình làm việc và dữ liệu chặt chẽ hơn.
Các giải pháp phát triển theo hướng Web 2.0 hiện nay có thể phân làm hai
loại: hoặc xây dựng hầu hết tính năng trên một nền tảng máy chủ duy nhất; hoặc
xây dựng ứng dụng "gắn thêm" cho máy chủ web, có sử dụng giao tiếp API [14].
1.3.2. Mashup
Khi Web 2.0 đang dần trở nên thịnh hành thì cùng với nó công nghệ
mashup ra đời và mặc dù chỉ mới phát triển trong thời gian gần đây nhưng nó đã
tạo nên một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực này. Mashup cho phép mọi người
thể hiện khả năng sáng tạo bất tận bằng cách "nối" hai hay nhiều ứng dụng web lại
9
với nhau. Thuật ngữ này được nói đến đã lâu nhưng nay mới được giới công nghệ
chú trọng hơn.
Theo từ điển trực tuyến Wikipedia, mashup được định nghĩa như một công
cụ có khả năng lấy thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau nhằm tạo ra một
dịch vụ tích hợp đơn nhất và hoàn toàn mới mẻ. Người sử dụng không cần phải
am hiểu về kỹ thuật mà chỉ cần xây dựng dịch vụ dựa trên giao diện lập trình ứng
dụng sẵn có như của Google, Amazon, Flickr...
Hình 1: Mô hình ứng dụng mashup.
Mashup được phân làm bốn loại tiêu biểu :
10
• Consumer mashup: Trích xuất dữ liệu khác nhau từ nhiều nguồn và
được tập hợp lại dưới một giao diện đồ họa đơn giản.
• Data mashup: Trộn dữ liệu cùng loại từ nhiều nguồn, chẳng hạn gộp dữ
liệu từ các RSS feed vào một feed đơn nhất.
• Business mashup: Sử dụng cả hai loại mashup trên, thường là tích hợp
data ở cả trong và ngoài công ty. Ví dụ, công ty bất động sản A có thể
phân tích thị phần khi so sánh số căn nhà họ bán được tuần qua với danh
sách tổng các ngôi nhà được bán trên thị trường.
• Telecom mashup là ứng dụng viễn thông tổng hợp, chẳng hạn kết hợp
dịch vụ tin nhắn từ công ty A, nhạc chuông của công ty B, thư thoại
(voicemail) của công ty C...
Mashup thể hiện rõ đặc trưng của Web 2.0 là "cá nhân hóa thông tin".
Chẳng hạn, một nhà lập trình có thể tạo website chia sẻ ảnh và video của riêng
mình khi kết hợp hai dịch vụ YouTube và Flickr. Hay người sử dụng có thể "trộn"
dữ liệu về tình trạng giao thông ở Hà Nội với Google Maps để lập bản đồ các điểm
thường xuyên tắc đường trong thành phố... [14].
Thông thường các dịch vụ web dùng mashup kết hợp bản đồ với nhiều loại
dữ liệu từ nhiều nguồn trên web. Trong năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều
site mới nổi đình nổi đám như Zillow.com dự đoán giá bất động sản hay
AuctionMapper thể hiện các kết quả tìm kiếm eBay trên bản đồ để giúp định vị
những người bán hàng gần nhất.
Nhưng mashup còn có thể làm được nhiều việc hơn là những bản đồ có chú
giải cho những website thông thường. Kỹ thuật này cũng có thể áp dụng cho
những ứng dụng nghiệp vụ phục vụ hoạt động của doanh nghiệp. Vì mashup dựa
trên nền tảng kỹ thuật hiện có - JavaScript, XML và DHTML, kết hợp với kết nối
Internet tốc độ cao để hỗ trợ giao diện đồ họa và tính năng phong phú - nên không
yêu cầu đầu tư nhiều. Mashup đang bắt đầu được xem xét một cách nghiêm túc
như là giải pháp cho các vấn đề tích hợp, ứng dụng vốn thường là gánh nặng trước
đây.
11
Cách thức tích hợp linh hoạt này đã được áp dụng trước đây, như các site
thương mại điện tử kết hợp dữ liệu giám sát của UPS hay FedEx (các dịch vụ vận
chuyển hàng hoá) với thông tin đơn hàng để cung cấp màn hình tổng hợp về tình
trạng đơn hàng. Trong môi trường doanh nghiệp, các hãng cung cấp giải pháp
portal (cổng thông tin) như IBM và Plumtree đã từ lâu cung cấp các công cụ đồ
hoạ để cho phép kết hợp các nguồn dữ liệu một cách dễ dàng, tạo nên các ứng
dụng web tùy biến đơn giản [17].
Trên thực tế, chúng ta thường gặp bốn nội dung chính của mashup:
• Bản đồ: Chẳng hạn người dùng lập bản đồ về bất động sản, cửa hàng
quà tặng, trường học... tại một địa phương qua Google Maps.
• Video - ảnh: Ví dụ như dùng giao diện lập trình ứng dụng API của
Flickr để tạo mashup chia sẻ ảnh trên những site khác.
• Tìm kiếm - mua sắm: Là việc tích hợp search engine để tra cứu thông
tin về du lịch, nhà hàng...
• Tin tức: Tiêu biểu nhất là Digg.com - dịch vụ hỗ trợ người sử dụng tập
hợp tin tức về công nghệ, văn hóa... từ hàng loạt website khác nhau.
Một số khảo sát gần đây cho thấy, trong các nội dung trên của mashup, các
ứng dụng mashup cho tiện ích bản đồ chiếm tỉ lệ lớn nhất, bằng một nửa so với
các nội dung còn lại.
12
Hình 2. Tỉ lệ ứng dụng các tiện ích của mashup
Tuy nhiên, vì các mashup dễ tạo hơn so với nhiều ứng dụng truyền thống
nên chúng có thể không được kiểm soát kỹ lưỡng về mặt bảo mật. Nhiều ứng dụng
loại này dựa trên JavaScript vốn có nhiều kẽ hở. Việc cài đặt thoải mái các thành
phần mashup bên ngoài là mối hiểm họa vì bạn không biết rõ bên trong nó thực
hiện những tác vụ gì. Mặc dù hấp dẫn với những ứng dụng phát triển nhanh và gọn
nhẹ nhưng mashup cũng có những hạn chế. Theo Stefan Andreasen - giám đốc kỹ
thuật của Kapow Technologies, "các mashup có ý nghĩa cho 80% qui trình CNTT
thông thường. Nhưng không công ty nào sử dụng mô hình như mashup cho thông
tin quan trọng". Vì thế, khi tạo các ứng dụng dựa trên mashup cần tham khảo một
số quy tắc sau:
• Dùng các nguồn dữ liệu bên ngoài có giấy phép để tránh những quảng
cáo không mong muốn; với các nguồn miễn phí, cần nắm rõ các điều
khoản thỏa thuận sử dụng.
• Tạo thư mục các nguồn dữ liệu nội bộ dạng XML và RSS để cung cấp
cho những người phát triển mashup trong bộ phận CNTT cũng như ở
các bộ phận nghiệp vụ khác.
13
• Sử dụng mashup như là tùy chọn tích hợp cho các công việc thông
thường như giám sát tình trạng đơn hàng với các đối tác bên ngoài.
• Các công cụ mashup vẫn còn trong giai đoạn phát triển, hãy tìm công cụ
tốt nhất đáp ứng nhu cầu hiện tại của bạn nhưng vẫn tiếp tục xem xét
những công cụ mới.
• Phát triển và bắt buộc tuân thủ các chính sách sử dụng mashup nhưng
đừng quá cứng nhắc, nếu không bạn sẽ thủ tiêu mục đích của việc phát
triển linh hoạt.
1.4. Housingmaps - một website điển hình sử dụng công nghệ mashup
Houingmaps( một website thông tin bất
động sản ở Mỹ là sự kết hợp hoàn hảo giữa Google Maps và Craigslist cung cấp
cho người sử dụng một cách trực quan nhất các thông tin về bất động sản . Nếu
như Google Maps là website cung cấp các API cho giải pháp bản đồ trực tuyến thì
Craigslist là website giao vặt nổi tiếng được chấp nhận ở nhiều nơi trên thế
giới.Với Housingmaps người sử dụng có thể dễ dàng tìm thấy các căn hộ họ cần
đồng thời xác định được chính xác vị trí của các căn hộ đó trên bản đồ. Giao diện
của Housingmaps tương đối đơn giản, chúng ta không phải mất quá nhiều thời
gian cho việc sử dụng nó. Housingmaps có tất cả các tính năng của cả Google
Maps cũng như Craigslist. Chúng ta có thể dễ dàng di chuyển xung quanh bản đồ
đến vị trí mong muốn bằng cách sử dụng con trỏ hướng trên bản đồ, có thể phóng
to, thu nhỏ bản đồ. Housingmaps còn có các biểu tượng (icon) để xác định các
danh sách đối tượng của Craigslist. Những biểu tượng màu xanh đại diện cho các
thành phố, khi người dùng nhấn chuột chọn sẽ cho danh sách các căn hộ có nhu
cầu bán và cho thuê trong phạm vi thành phố. Biểu tượng màu đỏ và vàng đại diện
cho các căn hộ, với biểu tượng màu vàng thì căn hộ đó có kèm theo ảnh quảng bá
của mình. Housingmaps còn có các tính năng của Craigslist, cho phép người dùng
sử dụng tính năng lọc kết quả theo vị trí căn hộ, giá cả, số lượng phòng của căn hộ
… Đây là tính năng nổi trội của Housingmaps, cung cấp tiện ích lớn cho người
dùng. Danh sách các căn hộ của Craigslist nằm ở phía bên phải của bản đồ, bằng
14
một nhấp chuột, ta có thể có tất cả thông tin chi tiết theo danh sách trả về của
Craigslist. Housingmaps rất hữu dụng, đặc biệt khi chúng ta chuyển đến một thành
phố khác, rất dễ dàng ta có thể xác định được căn hộ phù hợp với nhu cầu của
mình.
Tuy nhiên, hạn chế của Housingmaps lại nằm ở chính ưu điểm của nó. Giao
diện của Housingmaps tương đối đơn giản, dễ sử dụng nên không cung cấp được
thông tin đầy đủ cho người dùng. Một điểm hạn chế khác của Housingmaps đó là
nó chỉ cung cấp thông tin cho khoảng 40 thành phố ở Mỹ, trong khi nhu cầu tại
các thành phố lớn khác cũng rất cần thiết. Những điểm hạn chế này lại là ưu thế
của Mapskrieg- đối thủ mới và rất tiềm tàng của Housingmaps [4].
1.5. Đôi nét về hệ thống cần xây dựng
Qua phân tích một số ưu điểm cũng như hạn chế của các website trên, luận
văn hướng tới việc xây dựng một hệ thống thông tin bất động sản tận dụng được
những ưu điểm của các website đó, đồng thời giải quyết được một số mặt hạn chế
đã phân tích ở trên..
Hệ thống chúng ta xây dựng, trước hết sẽ có giao diện gần giống với
Housingmaps, tương đối đơn giản, dễ sử dụng, khả năng đáp ứng nhu cầu cao, có
thêm các chức năng tìm kiếm, lọc thông tin phù hợp với nhu cầu của người sử
dụng. Hệ thống sẽ bổ sung thêm chức năng tìm kiếm trong một phạm vi bán kính
nhất định, hướng đến việc cập nhật thông tin mới và loại bỏ những thông tin cũ,
không còn giá trị. Việc loại bỏ thông tin cũ không phải là loại bỏ hoàn toàn, mà là
loại bỏ có sử dụng lại cho các mục đích khác, chẳng hạn như thống kê thông tin.
15
CHƯƠNG 2. GOOGLE MAPS VÀ GOOGLE MAP API
Thời gian gần đây, chúng ta đã khá quen thuộc với các khái niệm về
Google Maps và Google Map API. Nhưng cụ thể, Google Maps là gì? Google
Map API cung cấp những gì? Trong chương này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về
Google Maps và Google Map API.
2.1. Google Maps
Google Maps là một dịch vụ của Google, cung cấp các ứng dụng và cộng
nghệ hoàn toàn miễn phí về dịch vụ bản đồ trên web, bao gồm Google Maps
website (website về Google Maps), Google Ride Finder (cho phép người lái xe xác
định được vị trí và hướng, cách thức để đi đến đích), các bản đồ nhúng trên các
website thông qua Google Map API…Với Google Maps, người sử dụng có thể có
nhiều tính năng tiện ích như :
• Kết hợp thông tin của các kết quả tìm kiếm về cùng một địa điểm như vị
trí, thông tin liên lạc, bình luận … Chẳng hạn, khi ta gõ truy vấn [ pizza
in San Jose, CA ], kết quả trả về sẽ là một danh sách vị trí, thông tin liên
lạc, hay giờ mở cửa, hình thức thanh toán, … của các nhà hàng.
• Người dùng có thể nhấp chuột và di chuyển bản đồ để hiển thị sang
vùng lân cận mà không cần phải đợi bản đồ nạp lại vùng đó.
• Google Maps còn có các chế độ hiển thị như Satellite, Terrain, … tùy
vào mục đích người dùng.
• Cũng giống như các dịch vụ bản đồ trực tuyến khác, Google Maps cung
cấp cơ chế Google Maps driving directions đưa ra đường đi giữa hai địa
điểm bất kỳ thuộc cùng quốc gia hay giữa hai quốc gia trên thế giới, sẽ
có nhiều đường đi khác nhau, mỗi đường đi sẽ có chi tiết về hành trình
cho người dùng lựa chọn.
16
• Google Maps cho phép các tương tác với bàn phím, giúp người dùng dễ
dàng hơn trong việc sử dụng. Người dùng chỉ đơn giản sử dụng các
phím Page Up, Page Down, Home và End để dịch chuyển bản đồ, điều
chỉnh độ Zoom bằng các phím +, -.
• Ngoài ra, thay vì bàn phím, người dùng có thể sử dụng chuột, điều
chỉnh Zoom bằng cách kích đúp chuột trái và phải, dịch chuyển bằng
cách giữ chuột trái và kéo …
2.2. Google Map API
Cùng với Google Maps, Google đã tạo ra Google Map API giúp những
người phát triển dễ dàng tích hợp Google Maps vào các website kết hợp với dữ
liệu của họ. Sử dụng Google Map API, chúng ta có thể dễ dàng nhúng toàn bộ
Google Maps vào trong website của mình. Để sử dụng các API này, rất đơn giản,
trước tiên chúng ta cần đăng ký một khóa API. Khi đã nhận được khóa API, chúng
ta có thể phát triển các ứng dụng bản đồ trực tuyến dựa vào những kiến thức nền
tảng về đối tượng, sự kiện, điều khiển … của Google Map API.
2.2.1. Map Basics
Phần tử cơ sở trong bất kỳ ứng dụng nào của Google Map API, là các đối
tượng bản đồ (map object) của nó. Để tạo các ứng dụng loại này, chúng ta cần biết
cách khởi tạo các map object, thiết lập kích thước, thuộc tính cho chúng. Để bắt
đầu chúng ta cùng xét ví dụ khá đơn giản sau đây.
<!DOCTYPE html "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Strict//EN"
"">
Google Maps JavaScript API Example
17
<script
src=
type="text/javascript">
function initialize() {
if (GBrowserIsCompatible()) {
var map = new
GMap2(document.getElementById("map_canvas"));
map.setCenter(new GLatLng(37.4419, -122.1419), 13);
}
}
Trong ví dụ này, để sử dụng các API của Google Maps, trước tiên chúng ta
phải nạp các API này, bằng cách sử dụng thẻ script :
<script
src=
type="text/javascript">
Để bản đồ hiển thị được trên trang web, chúng ta cần phải chuẩn bị trước
cho nó một vị trí để hiển thị. Việc này được thực hiện bằng cách tạo một phần tử
div và giữ một tham chiếu đến phần tử này trên DOM.
18
Ví dụ này tạo một phần tử div có tên là “map_canvas”, thiết lập kích thước
bằng cách sử dụng thuộc tính style. Trong trường hợp kích thước của bản đồ
không được chỉ định qua thuộc tính GMapOptions trong hàm tạo, kích thước bản
đồ sẽ là kích thước của phần tử chứa nó.
Khi đã có phần tử div này, chúng ta sử dụng JavaScript để tạo map object
var map = new GMap2(document.getElementById("map_canvas"));
GMap2 là một lớp trong JavaScript đại diện cho lớp đối tượng bản đồ. Các
đối tượng của GMap2 định nghĩa một bản đồ trên trang web. Chúng ta có thể tạo
nhiều thể hiện của lớp, tức là có thể có nhiều bản đồ trên cùng một trang web.
Việc tạo một thể hiện mới của GMap2 sử dụng toán tử new của JavaScript.
Mỗi khi tạo ra một map object, chúng ta chỉ định cho nó một DOM node
trên trang web (thường là một phần tử div) như là một container chứa đựng nó.
Các HTML node là các lớp con của đối tượng document trong JavaScript, ta nhận
được tham chiếu của nó qua phương thức document.getElementById(). Sau khi đã
có một map object, việc tiếp theo cần làm là khởi tạo nó thông qua phương thức
setCenter(). Phương thức này yêu cầu môt tọa độ GLatLng (bao gồm kinh độ và vĩ
độ), một zoom level và phải được thực hiện trước tất cả các thao tác khác trên map
object.
map.setCenter(new GLatLng(37.4419, -122.1419), 13);
Với một trang HTML, một DOM có thể được nạp thêm nhiều đối tượng
khác như các ảnh, các kịch bản … Để đảm bảo rằng bản đồ của ta được nạp lên
sau cùng, chúng ta chỉ thực hiện việc gọi hàm tạo các đối tượng GMap2 một lần
trong thẻ body
Tương tự như Google Maps, các map object cũng được Google Map API
cung cấp các map type khác nhau, các map type chuẩn bao gồm :
• G_NORMAL_MAP - kiểu hiển thị mặc định.
• G_SATELLITE_MAP - hiển thị theo kiểu ảnh vệ tinh.
19
• G_HYBRID_MAP – hiển thị kết hợp giữa nomal và satellite.
• G_DEFAULT_MAP_TYPES – một mảng của ba kiểu trên.
Các map object có thể được thiết lập kiểu hiển thị sử dụng phương thức
setMapType() của đối tượng GMap2. Đoạn code sau thiết lập chế độ hiển thị là
statelite:
var map = new GMap2(document.getElementById("map_canvas"));
map.setMapType(G_SATELLITE_MAP);
Mỗi map object cũng có thể tự hiển thị một cửa sổ thông tin (info window)
của kiểu GInfoWindow, cửa sổ này có nội dung là một đoạn HTML, và được hiển
thị trên của bản đồ. Một đối tượng GInfoWindow không có các hàm tạo, chúng
được tự động tạo ra và gắn vào bản đồ khi chúng ta tạo ra một map object. Chúng
ta không thể hiện thị nhiều hơn một info window tại cùng một thời điểm với một
map object cụ thể, nhưng có thể di chuyển cũng như thay đổi nội dung của nó nếu
cần.
Lớp GMap2 cung cấp phương thức openInfoWindow(), lấy tham số là một
điểm và một phần tử DOM để hiển thị một info window. Phương thức
openInfoWindowHtml() cũng tương tự, nhưng nhận tham số thứ hai là một xâu
chứ không phải một phần tử DOM.
Ví dụ sau hiển thị một info window tại trung tâm của bản đồ với thông điệp
“Hello, world”.
var map = new GMap2(document.getElementById("map_canvas"));
map.setCenter(new GLatLng(37.4419, -122.1419), 13);
map.openInfoWindow(map.getCenter(),
document.createTextNode("Hello, world"));
20
Hình 3. Info Window
2.2.2. Events
Đối với mỗi trình duyệt, JavaScript được xem là một even driven, nghĩa là
JavaScript đáp ứng với các tương tác bằng cách tạo ra các sự kiện và mong muốn
rằng chương trình sẽ lắng nghe các sự kiện này. Chẳng hạn, với một trình duyệt,
các tương tác chuột và bàn phím của người dùng sẽ gây ra sự kiện, sự kiện này lại
được tạo nên trong DOM. Chương trình sẽ lắng nghe những sự kiện đã được đăng
ký với các event listener của Java Scriptvà thực hiện xử lý mỗi khi nhận được một
sự kiện nào đó.
Google Map API đã thêm vào các mô hình sự kiện (event model) bằng cách
định nghĩa sự kiện cho các đối tượng Map API. Những sự kiện này hoàn toàn khác
và tách rời so với các sự kiện chuẩn trong DOM. Tuy nhiên, do các trình duyệt
khác nhau thực thi các event object trên DOM khác nhau nên Google Map API
cung cấp thêm cơ chế để lắng nghe và đáp ứng sự kiện DOM này mà không cần
thêm vào điều khiển cho một trình duyệt cụ thể.
21
Sự kiện trong Google Map API được xử lý bằng cách sử dụng các hàm tiện
ích trong GEvent namespace. Mỗi Map API object có một số lượng tên các sự kiện
nhất định. Chẳng hạn, GMap2 có các sự kiện là click, dbclick, move …Với mỗi sự
kiện trong một ngữ cảnh cụ thể, chúng ta có thể truyền vào các tham số để nhận
dạng ngữ cảnh này. Ví dụ, khi người dùng di chuyển chuột quanh phạm vi một
map object, ta có thể biết được chính xác các tọa độ mà chuột đã di chuyển qua
trên bản đồ. Để đăng ký một sự kiện, chúng ta sử dụng phương thức tĩnh
GEvent.addListener(). Phương thức này nhận hai tham số là một map object và tên
sự kiện cần lắng nghe. Chẳng hạn, muốn bắt sự kiện nhấp chuột của người dùng,
có thể làm như sau :
var map = new GMap2(document.getElementById("map"));
map.setCenter(new GLatLng(37.4419, -122.1419), 13);
GEvent.addListener(map, "click", function() {
alert("You clicked the map.");
});
Mỗi sự kiện trong danh sách các sự kiện của Maps API đều có thể nhận các
tham số truyền vào. Chúng ta có thể truy cập trực tiếp các tham số này bằng cách
đưa vào trong hàm xử lý xự kiện các biến tham chiếu để nhận giá trị. Ví dụ sau
đưa vào hai biến tham chiếu và nhận được tọa độ người dùng nhấp chuột và zoom
level hiện thời.
GEvent.addListener(map,"click", function(overlay,point) {
var myHtml = "The GPoint value is: " +
map.fromLatLngToDivPixel(point) + " at zoom level " +
map.getZoom();
map.openInfoWindow(point, myHtml);
});
22
Hình 4. Sử dụng tham số truyền vào.
Các hàm rất hữu ích khi ta gắn nó với các sự kiện của một thể hiện đối
tượng cụ thể. Tuy nhiên, khi ta muốn hàm của ta liên kết với tất cả các thể hiện
của một đối tượng, chúng ta có thể sử dụng phương thức GEvent.Bind().Trong ví
dụ sau, một thể hiện của lớp sẽ thực hiện việc binding các sự kiện với phương thức
của nó.
function MyApplication() {
this.counter = 0;
this.map = new GMap2(document.getElementById("map"));
this.map.setCenter(new GLatLng(37.4419, -122.1419), 13);
GEvent.bind(this.map, "click", this, this.onMapClick);
}
MyApplication.prototype.onMapClick = function() {
this.counter++;
23
alert("You have clicked the map " + this.counter + " " +
(this.counter == 1 ? "time" : "times"));
}
var application = new MyApplication();
Hình 5. Binding các Event với các Object Method.
Event Object của Google Maps API tự tạo ra và quản lý các sự kiện của nó.
Tuy nhiên, DOM đôi khi cũng tạo ra các sự kiện của riêng mình. Google Maps
API cung cấp thêm cơ chế để giữ và xử lý các sự kiện này, đó là phương thức tĩnh
GEvent.addDomListener(), dùng để đăng ký cho một sự kiện DOM.
Khi việc lắng nghe một sự kiện không còn cần thiết nữa, một cách tự nhiên,
ta cần hủy nó. Vì các hàm addListener() hay addDomListener() trả lại cho ta một
GEventListener handle nên việc hủy bỏ một sự kiện được thực hiện như sau :
var myEventListener = GEvent.addListener(…);
GEvent.removeListener(myEventListener);
24
2.2.3. Controls
Google Map API cung cấp các phần tử UI (User Interface) cho phép người
dùng tương tác với bản đồ. Những phần tử này được gọi là các control (điều
khiển) và ta có thể thêm tất cả các control này vào trong một ứng dụng Google
Map API.
Maps API đã xây dựng sẵn một số control chúng ta có thể sử dụng trong
bản đồ của mình:
• GLargeMapControl – Thiết lập chế độ large pan/zoom. Xuất hiện mặc
định ở góc trái trên của bản đồ.
• GSmallMapControl - Thiết lập chế độ small pan/zoom. Xuất hiện mặc
định ở góc trái trên của bản đồ.
• GSmallZoomControl - Thiết lập chế độ small zoom control (không có
các panning control).
• GScaleControl – Tỉ lệ bản đồ.
• GMapTypeControl – Các button cho phép người dùng lựa chọn giữa các
map type .
• GHierarchicalMapTypeControl – Danh sách các buttons, menu được
thêm vào cho phép người dùng lựa chọn các kiểu map type tự tạo khác
nhau.
• GOverviewMapControl – Cho phép hiển thị một bản đồ overview, xuất
hiện ở góc dưới cùng bên phải.
Tất cả các control trên được xây dựng từ lớp cơ sở GControl. Có sự khác
biệt giữa GmapTypeControl và GHierarchicalMapTypeControl với các control
còn lại là chúng có thể được cấu hình.
Mặc định, Google Map API cung cấp ba map type là G_NORMAL_MAP,
G_SATELLITE_MAP và G_HYBRID_MAP. Nếu muốn, chúng ta có thể điều
chỉnh các map type này, có thể loại bỏ chúng sử dụng GMap2.removeMapType()
25
hoặc thêm vào bằng cách sử dụng GMap2.addMapType(). Đoạn mã sau loại bỏ
kiểu G_HYBRID_MAP từ các map type gắn với một map object, khi chúng ta loại
bỏ GMapTypeControl từ map object của ta, sẽ chỉ có hai map type là
G_NORMAL_MAP và G_SATELLITE_MAP xuất hiện.
var map = new GMap2(document.getElementById("map_canvas"),
{ size: new GSize(640,320) } );
map.removeMapType(G_HYBRID_MAP);
map.setCenter(new GLatLng(42.366662,-71.106262), 11);
var mapControl = new GMapTypeControl();
map.addControl(mapControl);
map.addControl(new GLargeMapControl());
Hình 6. Thêm các Control và loại bỏ một Map Type.
Ở ví dụ trên, các control được thêm vào map object sử dụng phương thức
addControl() của lớp GMap2. Có thể có nhiều control cùng được thêm vào một
map object.
26
Phương thức addControl() ở trên nhận một tùy chọn thứ hai là tham số về
GControlPosition cho phép chúng ta chỉ định vị trí mà control xuất hiện trên bản
đồ. Giá trị này có thể là một trong các giá trị sau đây :
• G_ANCHOR_TOP_RIGHT
• G_ANCHOR_TOP_LEFT,
• G_ANCHOR_BOTTOM_RIGHT
• G_ANCHOR_BOTTOM_LEFT
Nếu tùy chọn này được bỏ qua, Maps API sẽ sử dụng vị trí mặc định của
các control.
2.2.4. Map Overlays
Overlay là các đối tượng trên bản đồ được liên kết với kinh độ và vĩ độ của
hệ tọa độ, chúng di chuyển khi chúng ta thực hiện dịch chuyển hay zoom bản đồ.
Maps API có các kiểu overlay cơ bản sau:
• Các điểm trên bản đồ được hiển thị nhờ vào các marker, trên bản đồ
chúng thường là các biểu tượng sẵn có. Marker là các đối tượng của
kiểu GMarker, chúng được tạo nên từ kiểu GIcon.
• Các đoạn thẳng trên bản đồ được hiển thị sử dụng các polyline (tập hợp
các điểm) là đối tượng của kiểu GPolyline.
• Trên bản đồ các vùng được hiển thị dưới dạng polygon nếu nó có hình
dạng bất kỳ, dưới dạng ground nếu nó là hình chữ nhật. Các polygon
tương tự như các polyline ở chỗ nó bao gồm tập các đoạn thẳng khép
kín và có hình dáng bất kỳ.
• Info Window là một kiểu overlay đặc biệt, nó được thêm vào bản đồ một
cách tự động và chỉ có một đối tượng duy nhất của kiểu GInfoWindow.
Marker là đối tượng hay gặp nhất và thường xuất hiện trong các ứng dụng
Google Map API. Chúng đại diện cho các điểm trên bản đồ. Mặc định, marker sử
27
dụng G_DEFAULT_ICON nếu chúng ta không chỉ định một icon cụ thể cho
chúng. Một GMarker Constructor nhận hai tham số là tọa độ GLatLng và một tùy
chọn GMarkerOptions. Marker được thiết kế cho các tương tác. Thông thường,
marker nhận các sự kiện “click” và đưa ra một info window. Ví dụ sau thực hiện
thêm 10 marker ở 10 vị trí bất kỳ trên bản đồ.
var map = new GMap2(document.getElementById("map_canvas"));
map.setCenter(new GLatLng(37.4419, -122.1419), 13);
// Add 10 markers to the map at random locations
var bounds = map.getBounds();
var southWest = bounds.getSouthWest();
var northEast = bounds.getNorthEast();
var lngSpan = northEast.lng() - southWest.lng();
var latSpan = northEast.lat() - southWest.lat();
for (var i = 0; i < 10; i++) {
var point = new GLatLng(southWest.lat() + latSpan *
math.random(), southWest.lng() + lngSpan * Math.random());
map.addOverlay(new GMarker(point));
}
Trong ví dụ này, trước tiên chúng ta sử phương thức getBounds() của
GMap2 lấy được hình chữ nhật bao của bản đồ. Sau đó, sử dụng các phương thức
geSouthWest() và getNorthEast() lấy ra các tọa độ trên trái và dưới phải của bản
đồ, dùng hàm math.random() tạo random 10 vị trí nằm trên bản đồ, cuối cùng, tạo
các marker ở các vị trí đó.
28
Hình 7. Thêm 10 Marker ở các vị trí bât kỳ.
Marker là các đối tượng có thể tương tác, có thể “click” và “drag” tới vị trí
mới. Mặc định, các marker có thể “click’ nhưng không thể “drag”. Muốn “drag”
được các marker, chúng ta khởi tạo marker và thêm vào tùy chọn draggable được
thiết lập là true. Quá trình “drag” một marker bao gồm bốn loại sự kiện : “click”,
“dragstart”, “drag” và “dragend” để diễn đạt các trạng thái “drag”. Trong ví dụ
sau, chúng ta bắt sự kiện lúc bắt đầu “drag” (“dragstart”) và lúc kết thúc “drag”
(“dragend”).
var map = new GMap2(document.getElementById("map_canvas"));
var center = new GLatLng(37.4419, -122.1419);
map.setCenter(center, 13);
var marker = new GMarker(center, {draggable: true});
GEvent.addListener(marker, "dragstart", function() {
map.closeInfoWindow();
});
29
GEvent.addListener(marker, "dragend", function() {
marker.openInfoWindowHtml("Just bouncing along...");
});
map.addOverlay(marker);
Khi ta thêm một số lượng lớn các marker vào bản đồ, chúng làm giảm hiệu
năng của trang web cũng như gây ra tình trạng lộn xộn tại một zoom level nào đó.
Tính năng marker manager cung cấp giải pháp cho cả hai vấn đề trên, cho phép
hiển thị số lượng lớn các marker trên cùng một bản đồ cũng như chỉ định ở zoom
level nào thì marker được xuất hiện. Marker Manager sẽ giám sát viewport và
zoomlevel hiện thời, thêm các marker phù hợp, đồng thời loại bỏ các marker nằm
ngoài viewport cũng như không nằm trong zoom level hiện tại. Tất cả các marker
phù hợp, được chuyển đến bản đồ một lần duy nhất để hiển thị. Điều này thực sự
hiệu quả, vừa tăng hiệu suất thực thi của website, vừa loại bỏ những lộn xộn
không đáng có.
Để sử dụng marker manager, chúng ta tạo ra một GMarkerManager Object
đồng thời chuyển một map object cho nó.
var map = new GMap2(document.getElementById("map_canvas"));
var mgr = new GMarkerManager(map);
Maps API cung cấp một số tùy chọn để nâng cao hiệu quả thực thi của
maker manager đó là cho phép thêm vào các tùy chọn. Các tùy chọn này được
truyền vào thông qua một GMakerManagerOptions object, bao gồm các trường
sau:
• maxZoom: Chỉ đinh mức zoom level cao nhất mà marker manager giám
sát, giá trị mặc định là giá trị lớn nhất của zoom level mà Google Maps
cung cấp.
30
• borderPadding: Xác định vùng mở rộng tính theo đơn vị pixel được
giám sát bởi manager bên ngoài viewport hiện thời. Giá trị mặc định là
100.
• trackMarkers: Chỉ ra rằng liệu những marker đã thay đổi có tiếp tục
được giám sát không. Giá trị mặc định là false.
GMakerManagerOptions là một object literal, nghĩa là chúng ta có thể khai
báo mà không cần khởi tạo.
var map = new GMap2(document.getElementById("map_canvas"));
var mgrOptions = { borderPadding: 50, maxZoom: 15, trackMarkers:
true};
var mgr = new MarkerManager(map, mgrOptions);
Sau khi tạo ra một marker manager, làm thế nào để thêm vào các marker?
GMarkerManager cho phép thêm một marker ngay tức khắc sử dụng phương thức
addMarker() và thêm vào một mảng các marker sử dụng phương thức
addMarkers() . Một marker duy nhất được thêm sử dụng addMarker() sẽ xuất hiện
ngay lập tức trên bản đồ nếu nó nằm trong viewport và zoom level hiện thời. Tuy
nhiên, thêm một tập các marker sử dụng addMarkers(), các marker sẽ không xuất
hiện trên bản đồ cho đến khi chúng ta thực sự gọi phương thức refresh() của
GMarkerManager. Sau khi được gọi, GMarkerManager sẽ hiển thị tất cả các
marker trong viewport và zoom level hiện tại.
31
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG WEBSITE THÔNG TIN
BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN BẢN ĐỒ TRỰC TUYẾN
3.1. Phát biểu bài toán
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, bài toàn mà luận văn hướng tới là
ứng dụng các dịch vụ bản đồ trực tuyến của Google Map kết hợp với cơ sở dữ liệu
do chúng ta tạo ra để xây dựng hệ thống cung cấp các thông tin về bất động sản
đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cốt lõi sau:
• Hiển thị được chính xác thông tin về tọa độ của các căn hộ bán và cho
thuê trên bản đồ theo nhu cầu của người sử dụng.
• Tích hợp đuợc các thông tin về bất động sản trên bản đồ số (thông tin
người đăng, địa chỉ căn hộ, diện tích căn hộ, kiểu nhà, loại giao dịch, giá
giao dịch).
• Kết nối với cơ sở dữ liệu thực hiện các chức năng cập nhật cũng như
các chức năng quản trị phân tích, giám sát cảnh báo dựa vào các số liệu
thống kê.
• Cung cấp đầy đủ các tính năng, phục vụ các mục đích tìm kiếm, lọc
thông tin và hiển thị của người sử dụng.
3.2. Mô tả tổng quan hệ thống
3.2.1. Kiến trúc hệ thống
Hệ thống xây dựng dựa trên các mô hình ứng dụng Map mashup đã có.
32
Hình 8. Mô hình kiến trúc hệ thống
3.2.2. Các thành phần của hệ thống
Luận văn hướng đến xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh, bao gồm các
thành phần sau đây:
• Web Server của Google Maps: cung cấp các API cho giải pháp bản đồ
trực tuyến. Để sử dụng đuợc các API này, trước hết, hệ thống phải tải về
các Google Map Javascript của Google Maps Web server.
• Cascading Style Sheets (CSS): miêu tả cách trình bày tài liệu.
• Web service (RSS, JSON, XML) : cung cấp dữ liệu theo định dạng
chuẩn.
• Web page chúng ta cần xây dựng là một website hiển thị thông tin và
thực thi chức năng người dùng.
33
Với mô hình này, hệ thống của chúng ta là một ứng dụng mashup thực sự.
Hệ thống tải bản đồ của Google Maps, trộn với dữ liệu lấy từ một Web service và
hiển thị thông tin cho người dùng.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian có hạn, luận văn sẽ dừng lại ở việc xây
dựng một mô hình hệ thống đơn giản hơn. Dữ liệu sẽ đuợc lấy từ một hệ cơ sở dữ
liệu và chưa có các đặc tả CSS.
3.3. Thiết kế hệ thống
3.3.1. Thiết kế dữ liệu hệ thống
3.3.1.1. Sơ đồ lớp dữ liệu
Hình 9. Sơ đồ lớp dữ liệu hệ thống
3.3.1.2. Mô tả chi tiết các lớp đối tượng
a) Thông tin bất động sản
34
STT
Tên thuộc
tính
Loại Kiểu Miền GT
Ràng
buộc
Ý nghĩa
1 Id
Khóa
chính
Int
Khác
Null
Id của một
thông tin bất
động sản
2 HoTenNguoi
Dang
Varchar
(50)
Khác
Null
Họ tên người
đăng
3 DiaChiCan
Ho
Varchar
(80)
Khác
Null
Địa chỉ căn hộ
4 DienTich Float
Khác
Null
Diện tích
5
SoDTLien
Lac
Varchar
(20)
Số điện thoại
liên lạc
6 KinhDo Float
Khác
Null
Kinh độ
7 ViDo Float
Khác
Null
Vĩ độ
8 CaoDo Float Cao độ
9 IdKieuNha Int
Khác
Null
Id của kiểu nhà
10 IdLoaiGiao
Dich
Int
Khác
Null
Id của loại giao
dịch
11 Gia
Varchar
(20)
Khác
Null
Giá
12 NgayDang
Date
Time
Ngày đăng
35
13 NgayHetHan
Date
Time
Ngày hết hạn
b) Kiểu nhà
STT
Tên thuộc
tính
Loại Kiểu Miền GT
Ràng
buộc
Ý nghĩa
1 IdKieuNha
Khóa
chính
Int
Khác
Null
Id của kiểu nhà
2 TenKieuNha
Varchar
(40)
Khác
Null
Tên kiểu nhà
c) Loại giao dịch
STT
Tên thuộc
tính
Loại Kiểu Miền GT
Ràng
buộc
Ý nghĩa
1
IdLoaiGiao
Dich
Khóa
chính
Int
Khác
Null
Id loại giao
dịch
2 TenLoaiGiao
Dich
Varchar
(40)
Khác
Null
Tên loại giao
dịch
3.3.2. Thiết kế chức năng hệ thống
3.3.2.1. Danh sách các chức năng
36
# Mã chức
năng
Tên chức năng Chức năng cha
1 QT Quản trị hệ thống
2 QT_TTT Thêm thông tin Quản trị hệ thống
3 QT_CNTT Cập nhật thông tin Quản trị hệ thống
4 TK Tìm kiếm thông tin
5 TK_TBK Tìm kiếm theo bán kính Tìm kiếm thông tin
6 LOC Lọc kết quả
7 LKQ_TG Lọc kết quả theo giá Lọc kết quả
8 LKQ_TLGD Lọc kết quả theo loại giao dịch Lọc kết quả
9 LKQ_TKN Lọc kết quả theo kiểu nhà Lọc kết quả
3.3.2.2. Thiết kế chức năng
a) Thêm thông tin
¾ Mã chức năng: QT_TTT.
¾ Tên chức năng: Thêm thông tin.
¾ Luồng xử lý chính:
• Luồng xử lý chính bắt đầu khi người dùng “click” chuột vào bản
đồ để thêm mới thông tin về căn hộ cần bán hoặc cho thuê. Vị trí
người dùng chọn được giả thiết là vị trí căn hộ người dùng sẽ
đăng thông tin. Người dùng có thể chọn lại vị trí bằng cách di
chuyển marker đến vị trí mong muốn.
• Người dùng nhập thông tin chi tiết về căn hộ trực tiếp trên
marker :
o Họ tên người đăng.
o Địa chỉ căn hộ.
o Số điện thoại liên lạc.
37
o Loại giao dịch.
o Kiểu nhà.
o Diện tích.
o Giá.
• Giá trị của ngày đăng sẽ được tự động chèn vào cơ sở dữ liệu là
ngày giờ hiện tại của hệ thống. Ngày hết hạn do ta quy định, sau
ngày đăng một khoảng thời gian nào đó.
• Chọn thêm mới người dùng.
• Hệ thống tạo mới người dùng, hiển thị thông báo thành công.
• Luồng xử lý kết thúc.
¾ Chức năng đuợc sử dụng khi: Người dùng chọn chức năng thêm mới
thông tin.
¾ Dữ liệu đầu vào: Thông tin về căn hộ.
¾ Dữ liệu đầu ra: Căn hộ mới.
b) Cập nhật thông tin
¾ Mã chức năng: QT_CNTT.
¾ Tên chức năng: Cập nhật thông tin.
¾ Luồng xử lý chính:
• Luồng xử lý chính bắt đầu khi người dùng “click” chuột vào các
Marker trên bản đồ để xem thông tin và sau đó nhấn vào nút cập
nhật.
• Thay đổi vị trí căn hộ bằng cách di chuyển marker đến vị trí
mong muốn.
• Thay đổi các thông tin chi tiết của căn hộ trực tiếp trên marker:
38
o Họ tên người đăng.
o Địa chỉ căn hộ.
o Số điện thoại liên lạc.
o Loại giao dịch.
o Kiểu nhà.
o Diện tích.
o Giá.
• Chọn ghi thông tin cập nhật.
• Hệ thống cập nhật thông tin, hiển thị thông báo thành công.
• Luồng xử lý kết thúc.
¾ Chức năng đuợc sử dụng khi: Người dụng chọn chức năng cập nhật
thông tin.
¾ Dữ liệu đầu vào: Thông tin mới về căn hộ.
¾ Dữ liệu đầu ra: Thông tin cập nhật.
c) TÌm kiếm theo bán kính
¾ Mã chức năng: TK_TBK.
¾ Tên chức năng: Tìm kiếm theo bán kính.
¾ Luồng xử lý chính:
• Luồng xử lý chính bắt đầu khi người dùng chọn chức năng tìm
kiếm theo bán kính.
• Hệ thống thực hiện tìm kiếm các căn hộ giao dịch trong phạm vi
bán kính người dùng đã chọn.
• Hệ thống hiển thị thông tin tìm kiếm được cho người dùng.
39
• Luồng xử lý kết thúc.
¾ Chức năng đuợc sử dụng khi: Người dùng chọn chức năng tìm kiếm
thông tin theo bán kính.
¾ Dữ liệu đầu vào: Bán kính.
¾ Dữ liệu đầu ra: Các căn hộ giao dịch trong phạm vi bán kính.
d) Lọc kết quả theo giá
¾ Mã chức năng: LKQ_TG.
¾ Tên chức năng: Lọc kết quả theo giá.
¾ Luồng xử lý chính:
• Luồng xử lý chính bắt đầu khi người dùng chọn chức năng lọc
kết quả theo giá.
• Hệ thống thực hiện lọc kết quả các căn hộ giao dịch thỏa mãn
yêu cầu về giá của người sử dụng (thỏa mãn yêu cầu giá trị giao
dịch dao động trong biên độ nhất định).
• Hệ thống hiển thị thông tin cho người dùng.
• Luồng xử lý kết thúc.
¾ Chức năng đuợc sử dụng khi: Người dùng chọn chức năng lọc kết quả
theo giá giao dịch.
¾ Dữ liệu đầu vào: Biên độ dao động giá.
¾ Dữ liệu đầu ra: Các căn hộ giao dịch trong phạm vi biên độ dao động
giá.
e) Lọc kết quả theo loại giao dịch
¾ Mã chức năng: LKQ_TLGD.
40
¾ Tên chức năng: Lọc kết quả theo loại giao dịch.
¾ Luồng xử lý chính:
• Luồng xử lý chính bắt đầu khi người dùng chọn chức năng lọc
kết quả theo loại giao dịch (nhà bán, nhà cho thuê).
• Hệ thống thực hiện lọc các kết quả tìm kiếm theo loại giao dịch.
• Hệ thống hiển thị thông tin tìm kiếm được cho người dùng.
• Luồng xử lý kết thúc.
¾ Chức năng đuợc sử dụng khi: Người dùng chọn chức năng lọc kết quả
theo loại giao dịch.
¾ Dữ liệu đầu vào: Loại giao dịch.
¾ Dữ liệu đầu ra: Các căn hộ theo loại giao dịch người dùng đã chọn.
f) Lọc kết quả theo kiểu nhà
¾ Mã chức năng: LKQ_TKN.
¾ Tên chức năng: Lọc kết quả theo kiểu nhà.
¾ Luồng xử lý chính:
• Luồng xử lý chính bắt đầu khi người dùng chọn chức năng lọc
kết quả theo kiểu nhà(chung cư, nhà cao tầng, nhà cấp 4, biệt
thự).
• Hệ thống thực hiện lọc các kết quả tìm kiếm theo kiểu nhà.
• Hệ thống hiển thị thông tin tìm kiếm được cho người dùng.
• Luồng xử lý kết thúc.
¾ Chức năng đuợc sử dụng khi: Người dùng chọn chức năng lọc kết quả
theo kiểu nhà.
¾ Dữ liệu đầu vào: Kiểu nhà.
41
¾ Dữ liệu đầu ra: Các căn hộ theo kiểu nhà người dùng đã chọn.
3.3.3. Thiết kế giao diện hệ thống
a) Giao diện chính của hệ thống
Hình 10. Giao diện chính của hệ thống
Giao diện chính của hệ thống gồm các thành phần sau:
• Phía bên tay trái giao diện chính là bản đồ của GoogleMaps. Người
dùng có thể thực hiện các thao tác thông thường như thực hiện trên bản
đồ của GoogleMaps. Trên bản đồ, các marker màu đỏ đại diện cho các
căn hộ cần bán, màu xanh đại diện cho các căn hộ cần cho thuê. Người
42
dùng có thể “click” trực tiếp vào các marker này để xem thông tin chi
tiết về một căn hộ.
• Phía bên tay phải giao diện chính là một SidebarEntry lưu các kết quả
trả về là địa chỉ căn hộ dưới dạng các liên kết cho phép người dùng
“click” trực tiếp để xem thông tin về căn hộ mình muốn.
Hình 11. Thao tác với SidebarEntry
• Hai liên kết Nhà bán và Nhà cho thuê cho phép người dùng lọc kết quả
theo loại giao dịch. Khi người dùng nhấn nút chọn loại giao dịch, các
căn hộ tương ứng với loại giao dịch được chọn sẽ xuất hiện đồng thời
trên bản đồ cũng như trên SidebarEntry. Kết quả trả về trên bản đồ sẽ là
các căn hộ màu xanh hoặc màu đỏ tùy vào loại hình giao dịch mà người
dùng chọn.
43
Hình 12. Lọc kết quả theo nhà để bán
• Chương trình có một ListBox cho tùy chọn về Giá. Các mức giá đưa ra
tương đối đa dạng, bao gồm các mức giá trong khoảng, mức nhỏ hơn và
mức lớn hơn, cho phép người dùng dễ dàng lựa chọn. Khi người dùng
chọn tùy chọn Giá, hệ thống sẽ nhận biết sự tác động, thực hiện việc tìm
kiếm các căn hộ nằm trong miền giá trị người dùng đã chọn, hiển thị kết
quả trên bản đồ và SidebarEntry. Nhu cầu tìm kiếm theo giá của người
dùng thường gắn liền với một loại hình giao dịch nhất định (bán hoặc
cho thuê). Hệ thống cung cấp thêm một tính năng tương đối thông mình,
đó là khi người dùng đã chọn một loại hình giao dịch, chương trình sẽ
ghi nhớ loại hình giao dịch đó. Sau đó, nếu người dùng chọn tùy chọn
44
về giá, chương trình sẽ kết hợp cả hai tùy chọn, cho phép người dùng
tìm kiếm căn hộ bán hoặc cho thuê theo biên độ dao động giá nhất định.
Hình 13. Lọc kết quả theo mức giá
• Một TextBox để nhập thông tin tìm kiếm về Bán kính và một Button
Tìm kiếm để thực hiện chức năng tìm kiếm. Khi người dùng nhập bán
kính, nhấn nút Tìm kiếm, thệ thống sẽ hực hiện tìm kiếm các căn hộ nằm
trong phạm vi bán kính đã chọn so với trung tâm của bản đồ hiện thời,
hiển thị kết quả trên bản đồ và SidebarEntry. Trên SidebarEntry, kết
quả sẽ trả về sẽ bao gồm thêm bán kính tính được cho các căn hộ nằm
trong phạm vi bán kính đã chọn.
45
Hình 14. Tìm kiếm các căn hộ trong phạm vi bán kính 2 km
• Một ListBox cho tùy chọn về Kiểu nhà. Hiện tại, chương trình cung cấp
4 loại kiểu nhà cho người dùng lựa chọn, bao gồm biệt thự, chung cư,
nhà cao tầng và nhà cấp 4. Khi người dùng chọn tùy chọn kiểu nhà, hệ
thống sẽ nhận biết sự tác động, thực hiện việc tìm kiếm các căn hộ thuộc
kiểu nhà người dùng đã chọn, hiển thị kết quả trên bản đồ và
SidebarEntry.
46
Hình 15. Lọc kết quả theo kiểu nhà
b) Giao diện thêm mới
Giao diện thêm mới xuất hiện khi người dùng “click” chuột vào bản đồ để
xác định chính xác tọa độ căn hộ họ muốn đăng thông tin. Người dùng có thể di
chuyển marker chính xác đến vị trí họ muốn bằng cách giữ chuột và kéo đến vị trí
khác. Một Info Window xuất hiện với các Text Box và List Box cho người dùng
nhập thông tin cần thiết về căn hộ. Người dùng thực hiện thêm mới bằng cách
nhấn nút Ghi lại để gửi yêu cầu cho hệ thống xử lý.
47
Hình 15. Giao diện thêm mới
c) Giao diện cập nhật
Giao diện cập nhật xuất hiện khi người dùng chọn xem thông tin về căn hộ
họ quan tâm. Khi đó phía trên của căn hộ được kích hoạt sẽ xuất hiện một Info
Window cho phép người dùng xem thông tin và có thể sửa thông tin trên đó.
Người dùng có thể thay đổi thông tin về vị trí căn hộ bằng cách di chuyển các
marker trên bản đồ đến vị trí họ muốn. Người dùng cập nhật thông tin mới cho căn
hộ bằng cách chọn Ghi lại để cập nhật thông tin về hệ thống. Việc cập nhật thực
sự cần thiết nhất là với mục giá khi tỷ giá đồng USD, VNĐ hay một số đồng tiền
khác biến động từng giờ, nếu không kịp thời cập nhật, thông tin sẽ trở nên cũ,
không chính xác.
48
Hình 13. Giao diện cập nhật
Trong tương lai, khi xây dựng hệ thống, để thực hiện được trực tiếp các
chức năng thêm mới và cập nhật, người sử dụng phải đăng nhập, khi đó là một
người quản trị, hệ thống sẽ cho phép họ thực hiện hai chức năng này. Còn một
người dùng muốn đăng một thông tin bất động sản, họ phải liên hệ trước với người
quản trị để được cấp quyền, rồi sau đó mới được đăng tin và đảm bảo thông tin
đăng phải chính xác.
3.3.4. Thiết kế chương trình
Chúng ta cần xây dựng chương trình có khả năng nhận các yêu cầu của
người dùng, truy xuất cơ sở dữ liệu hệ thống để tìm ra những thông tin phù hợp,
những thông tin này lại xuất hiện tại các marker trên bản đồ. Để giải quết vấn đề
của chúng ta, chương trình được xây dựng theo cấu trúc phân tầng Front End và
49
Back End là phù hợp hơn cả. Chương trình Front End của ta thực chất là giao diện
của hệ thống, có nhiệm vụ nhận các yêu cầu của người sử dụng, gửi yêu cầu đó và
nhận các kết quả trả về (một file XML) từ Back End, sau đó hiển thị kết quả cho
người sử dụng. Về phía Back End, nó có nhiệm vụ nhận các yêu cầu từ Front End,
thực hiện các truy vấn trong cơ sở dữ liệu để tìm ra các kết quả phù hợp, gửi kết
quả là một file XML tới Front End.
Front End được xây dựng dựa trên ngôn ngữ HTML và Java Script. Nó sử
dụng JavaScript để tải về bản đồ của Google Maps, sử dụng các sự kiện mà
JavaScript cũng như Google Map API cung cấp để nhận yêu cầu người sử dụng và
hiện thị kết quả tìm được.
Back End được xây dựng trên ngôn ngữ PHP, có nhiệm vụ kết nối với hệ
cơ sở dữ My Sql của hệ thống, thực hiện truy vấn, sau đó đưa kết quả ra một file
XML và gửi cho Front End.
50
KẾT LUẬN
Với việc xây dựng thành công một website thông tin bất động sản với bản
đồ trực tuyến, luận văn đã đạt được những yêu cầu ban đầu đặt ra trong việc
nghiên cứu tìm hiểu cách sử dụng các dịch vụ bản đồ trực tuyến của Google Maps
để xây dựng một website thông tin bất động sản.
Luận văn mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng một hệ thống đơn giản, cung
cấp một số tiện ích cho người sử dụng, song luận văn mang tính thực tiễn cao, có
khả năng phát triển, mở rộng trong tương lai. Luận văn có thể được sử dụng như
một tài liệu ban đầu cho việc tiếp cận và sử dụng các API của Google Maps. Tài
liệu này sẽ rất hữu ích vì ngoài việc được sử dụng để tạo ứng dụng mashup về
thông tin bất động sản, Google Maps còn có thể tạo các ứng dụng về tìm đường,
chỉ ra đường đi ngắn nhất, cung cấp thông tin về du lịch, danh lam thắng cảnh, dân
số, diện tích … của một thành phố hay quốc gia nào đấy.
Trong tương lai, để tiếp tục phát triển và ứng dụng được, luận văn cần
nghiên cứu và bổ sung các công nghệ như AJAX, CSS… đồng thời nghiên cứu
sâu hơn nữa về các dịch vụ của Google Maps như KML, GeoRSS…
51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
with-gmaps-apps?hl=en
8.
9.
10.
11.
12.
I/topics?start=10&sa=N
13.
14.
15.
33076
16.
mapscraigslist-mashup-258969.php
17.
apscraigslist-mashup-258969.php
18.
0
52
19.
20.
21.
22.
23.
24.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NgocPC_DH_2.pdf