Đề tài Diện mạo kinh tế-Xã hội đàng trong

Trong luận án của mình tác giả đã đi vào tất cả các lĩnh vực như: giới thiệu về vùng đất mới nơi mà những người mới vào đây sinh sống và một điều đặc biệt là tác giả đã đưa ra dân số của Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài mà ít tác giả Việt Nam nào đề cập đến. Lực lượng vũ trang của Đàng Trong được tác giả trình bày một cách đầy đủ và hệ thống. Các thương gia nước ngoài, tác giả đưa ra bảng thống kê về số thuyền người Nhật, Hoa tới Đông Nam Á hay người phương Tây đến Đàng Trong, hay việc giao lưu buôn bán với người trong khu vực Đông Nam Á. Tiền tệ và thương mại tác giả cho một cái nhìn khái quát về thương mại ở Đàng Trong ra sao, nó ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Đàng Trong và nhu cầu tiền tệ thế nào và lạm phát ra sao. Hệ thống thuế của Họ Nguyễn, tác giả thể hệ được vai trò của thuế trong một chính quyền và những thay đổi trong hệ thống thuế như thế nào, ra làm sao. Người Việt và người Thượng, tác giả đề cập những chính sách đối với vùng cào và đưa ra một thực trạng trong xã hội đàng Trong là việc buôn bán nộ lệ.

docx69 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3996 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Diện mạo kinh tế-Xã hội đàng trong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thuật ở thế kỉ XVI-XVIII không tàn lụi đi mà trái lại đã phát triển trên trình độ mới, thể hiện ý thức về cuộc sống tinh thần riêng của nhân dân đương thời. Khoa học-kĩ thuật Về khoa học: đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển. Về kĩ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương. Về quân sự, có hỗ trướng khu cơ của Đào Duy Từ triết học thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hổ trướng khu cơ là tác phẩm binh thư do Đào Duy Từ soạn ra, để dạy các tướng sĩ của xứ Đàng trong. Đó là tác phẩm quân sự duy nhất của Việt Nam còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Khác hẳn với nhiều cuốn binh thư, Hổ trướng khu cơ được biên soạn nặng về mặt thực hành hơn là mặt lý luận quân sự và được viết theo quan điểm cổ truyền của thuyết Tam tài “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, gồm ba tập: Tập Thiên, tập Địa và tập Nhân. Chủ yếu trình bày về phương pháp đánh trận và kỹ thuật chế tạo binh khí, phản ánh nhiều vấn đề cơ bản của truyền thống quân sự Việt Nam. Quyển 1 (tập Thiên) gồm sáu phần: Tổng luận về cơ yếu binh pháp, trình bày các phương pháp và phương tiện dựa vào “thiên cơ”, với các nội dung chủ yếu: Hoả công, thuỷ chiến, bộ chiến và thủ trại, lời tổng bình về tập thiên. Quyển 2 (tập Địa) gồm năm phần: Trình bày các loại đội hình, dựa vào “địa lợi” và sự vận dụng linh hoạt, biến hoá các loại đội hình đó. Yếu chí bàn về trận, các phép trận; yếu luận về giáo trường diễn trận; yếu pháp phá trận, tổng bình về tập địa. Quyển 3 (tập Nhân) gồm sáu phần: Yếu chí bàn về tướng, phép chọn tướng luyện binh; yếu luận về quân cơ, phép dạy quân đánh giặc; phép giữ thành chống giặc, yếu luận về địa thế. Trình bày các yêu cầu đối với tướng (tám điều: Nhân, Nghĩa, Tín, Trí, Minh, Tài, Dũng, Nghiêm), đối với quân cơ (năm điều: Nghiêm lệnh, Chỉnh túc, Tinh nhuệ, Tử tế và Thanh liêm), phép luyện quân đánh giặc và cách xử trí các tình huống cơ bản theo quan điểm “nhân hoà”. Hổ trướng khu cơ là cuốn binh thư phản ánh khá rõ ràng những đặc điểm và truyền thống quân sự của người Việt, nó chứng minh rằng từ lâu người Việt đã sáng tạo một nền binh học độc lập, một nền võ học tự cường. Đọc Hổ trướng khu cơ ta thấy được truyền thống đấu tranh quân sự trong giai đoạn lịch sử của nó khá cụ thể. Tác phẩm này còn được coi như là một “di thư” của tổ tiên trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Kĩ thuật đúc súng hoàn thiện thêm một bước, kĩ thật quân sự phát triển với hệ thống thành lũy của Đào Duy Từ, các loại thuyền chiến trang bị đại bác.... Luỹ Thầy (còn gọi là luỹ Đào Duy Từ) gắn liền với nhà quân sự tài ba Đào Duy Từ. Luỹ Thầy được ông hiến kế xây dựng bằng tất cả tài năng và tâm huyết của mình, nó là một hệ thống thành luỹ mang tính chất phòng ngự được hình thành trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn (thế kỷ XVII- XVIII) gồm các luỹ: Trường Dục, Nhật Lệ, Trường Sa thuộc thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh. 1. Phòng tuyến Trường Dục Được xây dựng vào năm 1630, bắt đầu từ núi Thần Đinh men theo bờ sông Long Đại, qua các làng Xuân Dục, Trường Dục, Cổ Hiền vòng xuống đến làng Bình Thôn, Quảng Xá băng ra đến đầu phá Hạc Hải. Luỹ được đắp bằng đất sét dài 10km, cao 3m, chân luỹ rộng 6m. Luỹ được xây dựng theo kiến trúc chữ Hồi, có tác dụng ngăn chặn quân Trịnh đánh phá phía Đàng Trong. 2. Phòng tuyến Nhật Lệ Sau khi đắp xong luỹ Trường Dục, đến năm 1631 chúa Nguyễn lại tiếp tục cho xây luỹ Nhật Lệ. Luỹ cao 1 trượng 5 thước (6m), dài hơn 3000 trượng (12km), ngoài được đóng cọc bằng gỗ lim. Luỹ Nhật Lệ được chia làm hai đoạn: Đoạn thứ nhất chạy từ núi Đầu Mâu về Cầu Dài, thiết lập ở bờ nam sông Long Đại. Đoạn thứ hai từ Cầu Dài chạy về đến cửa Nhật Lệ. Luỹ nay thuộc địa phận huyện Quảng Ninh, các xã Phú Hải, Đồng Phú, Hải Thành (thành phố Đồng Hới). 3. Lũy Trường Sa Được xây dựng vào năm 1633, sử cũ không nói rõ luỹ này dài bao nhiêu trượng, cao rộng bao nhiêu thước mà chỉ nói là luỹ chạy dọc theo ven biển xã Bảo Ninh (thành phố Đồng Hới), từ cửa biển Nhật Lệ cho đến xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh). Trên chiều dài 3000 trượng (12km) của luỹ từ Đầu Hâu đến cửa Nhật Lệ hiện nay chỉ còn lại 3 cửa:     - Cửa Tấn Nhật Lệ     - Cửa Lý chính Đại quan môn, sau đổi là Võ Thắng Quan, còn gọi là cổng Thượng.     - Cửa vào Dinh Quảng Bình còn gọi là Quảng Bình Quan. Cùng kết hợp với ba phòng tuyến trên, Quảng Bình Quan được xây dựng nhằm tăng cường thêm sức mạnh cho phòng tuyến, giao thông đi lại cho nhân dân trong thành. Quảng Bình Quan được vua Minh Mạng cho xây dựng lại bằng gạch đá vào năm 1825. Cổng có kích thước dài 2 trượng 1 thước (8,4m), rộng 2 trượng 5 thước (10m), cao 5 thước (2m), thành ngoài hộ vệ cửa quan dài 14 trượng 6 thước (58,4m), cao 3 thước (1,2m). Ngày nay Quảng Bình Quan đã được trùng tu tôn tạo lại đẹp đẽ, uy nghi ngay cạnh quốc lộ 1A cách Cầu Dài chừng vài trăm mét về phía Bắc. Trong suốt cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn, luỹ Đào Duy Từ phải chống đỡ với rất nhiều cuộc tấn công của quân Trịnh, nhưng chưa bao giờ bị thất thủ mà ngược lại đã giáng cho quân Trịnh nhiều đòn đau. Năm 1633 Trịnh Tráng kéo quân đến cửa biển Nhật Lệ dàn trận đánh quân Nguyễn, bị quân Nguyễn đánh cho tơi bời, quân Trịnh vứt bỏ xe pháo mà chạy không dám ngoái đầu lại. Năm 1648 quân Trịnh tấn công quân Nguyễn tại luỹ Trường Dục nhưng chẳng những không đạt được mục đích của mình mà còn thiệt hại nghiêm trọng: 3000 lính cùng với 3 tướng lĩnh cao cấp bị bắt làm tù binh . Đến năm 1672 quân Trịnh với lực lượng hùng hậu đã tiến đánh vào luỹ Nhật Lệ và đây là lần giao tranh ác liệt nhất trong lịch sử cuộc nội chiến với 6 lần liên tục tấn công vào mặt luỹ nhưng vẫn không được. Cuối cùng quân Trịnh phải ôm hận rút lui và không cách nào hạ được luỹ. Vai trò của các chúa Nguyễn Cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra vô cùng khốc liệt mấy chục năm ròng, nhưng với chiến lược thu phục hiền tài mà chúa cha dạy, chúa Nguyễn Phúc Nguyên, kế ngôi năm 1613 (Chúa Sãi, 1563-1635 ) đã mời được danh thần về quân sự và văn hóa Đào Duy Từ từ Thanh Hóa về Đằng Trong. Do được trọng dụng, Đào Duy Từ  đã đem hết tài năng của mình tận tụy giúp chúa Nguyễn  đương đầu thành công với Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài bằng việc thiết kế và chỉ đạo xây dựng hai công trình là Lũy Trường Dục và Lũy Thầy từ cửa sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu ( tỉnh Quảng Bình). Đây là chiến lũy quan trọng, giúp chúa Nguyễn  phòng thủ hiệu quả , ngăn chặn được quân Trịnh tấn công. Đương thời Chúa Nguyễn  Phúc Nguyên  ví Đào Duy Từ như Khổng Minh của mình.            Chúa Nguyễn Hoàng luôn đau đáu với việc Nam tiến.  Khi Nguyễn  Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa , phần cực Nam Đại Việt là huyện Tuy Viễn trấn Quảng Nam ( biên giới đến đèo Cù Mông ) , nhờ vua Trần Nhân Tông gả con gái là Công chúa Huyền Trân cho vua Chăm Chế Mân để lấy về hai châu Ô, Rí.  Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 , khi đã 87 tuổi, Nguyễn Hoàng vẫn  sai Chủ sự Văn Phong vượt đèo Cù Mông đánh Chiêm Thành  lập ra phủ Phú Yên chia làm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Đó là cuộc Nam tiến đầu tiên của Chúa Tiên. Nhân dân truyền tụng rằng, trước khi mất, ông đã dặn con trai chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên:  "Nếu thấy đánh được mà thống nhất giang sơn thì làm...Bằng không thì hòa hoãn chờ thời cơ. Nhưng phải tiến xa về phương Nam. Nơi nào thu phục được thì di dân vào, lập làng lập xã, đặt chức sắc cai trị mà  giữa đất..." ( Nhất Lâm- Hoài niệm Ái Tử...).            Theo lời dặn của chúa Tiên, các thế hệ con cháu nối ngôi Chúa sau này đã liên tục Nam tiến. Đầu năm 1692, chúa  Nguyễn Phúc Chu phái Lễ Thành hầu  Nguyễn Hữu Cảnh ( một tướng tài người Quảng Bình, hậu duệ đời thứ 7 của Nguyễn Trãi ) làm Thống binh  đem quân đánh chiếm, thành lập trấn Binh Khang (đất Khánh Hòa- Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay).  Theo Đại Nam thực lục tiền biên thì vào tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Hiến Tông tiếp tục phái  Lễ Thành Hầu làm Thống suất vào chinh phục đất Nam Bộ. Vùng đất này ngày ấy bao gồm từ khu vực Cù Lao Phố đến Mỹ Tho bên này sông Tiền, có khỏang 40.000 hộ dân.  Theo Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí , Nguyễn Hữu Cảnh đã " lấy đất Nông Nại đặt làm Gia Định phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy đất Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bạ và Ký lục để quản lý, lập các đồn binh trấn giữ.  Đất đai mở rộng ngàn dặm, cho chiêu mộ lưu dân từ Bố Chánh ( Quảng Bình) , Ngũ Quảng, đến ở khắp nơi, đặt ra phường, ấp, xã, thôn, chia cắt địa phận, mọi người phân chiếm ruộng đất, chuẩn định thuế đinh, điền và lập bộ tịch đinh điền. Con cháu người Hoa ở nơi Trấn Biên thì lập thành xã Thanh Hà, ở nơi Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương, rồi ghép vào sổ hộ tịch, đất đai mở rộng hơn ngàn dặm". Công lao đó là vô giá đối với dân tộc. Cuộc hành trình ấy dài đẵng 133 năm, cho đến tháng 8-1708, Mạc Cửu , một thương gia người Hoa chạy nhà Minh xuống phương Nam đã dâng đất Mang Khảm-Hà Tiên do ông cai quản cho Chúa Nguyễn . Nguyễn Phúc Chu  đời Chúa thứ 6 , với sự mẫn cảm chính trị, tầm nhìn xa trông rộng đã rất  vui mừng đón nhận vùng đất mới , cho lập tiểu quốc tự trị mới của Đại Việt , liền chấp nhận và đặt là Trấn Hà Tiên của Đại Việt và phong Mạc Cửu tước Cửu Ngọc Hầu, chức Tổng binh. Từ đó bản đồ Đại Việt mới được hoàn thiện như này nay. Chúa Nguyễn mở đất miền Nam Chúa Nguyễn có công khai khẩn đất Miền Nam, mở rộng lãnh thổ về phương nam đến tận mũi Cà Mâu. Lấy Hết Đất Chiêm Thành· Năm 1611 Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng (1600-1613) còn gọi là chúa Tiên, đánh Chiêm lấy đất lập ra phủ Phú Yên. Chúa Nguyễn Hoàng mất, Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) còn gọi là chúa Sãi, được nối nghiệp, có tướng giỏi là ông Đào Duy Từ phò tá. Vợ Nguyễn Phúc Nguyên là con gái Mạc Kính Điển sinh được 5 con trai và 3 cô gái là Ngọc Liên, Ngọc Vạn và Ngọc Khoa. Năm 1653 Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) sai tướng đi đánh Chiêm, lấy đất từ sông Phan Rang trở ra. Năm 1693 chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) gọi là Quốc Chúa lấy hết đất Chiêm còn lại, đổi làm Thuận Phủ; lại bắt người Chiêm phải đổi y phục như người Việt Nam. Đến năm 1697 chúa Nguyễn lấy Phan Lý (Phan Rí), Phan Lang (Phan Rang) làm huyện Yên Phúc và Hòa Đa. Từ đó nước Chiêm Thành mất hẳn. Lấy Đất Thủy Chân Lạp· Cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn kéo dài, khiến dân Việt phải chịu đói khổ, nhiều người bỏ vào khai khẩn đất ở vùng Mỏ Xoài (Bà Rịa) và vùng ĐồngNai (Biên Hòa) thuộc Chân Lạp. Năm 1658 chúa Hiền tức Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) sai quan đem 3000 quân sang đánh ở Mỗi Xuy (Biên Hòa), bắt được vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Ang-Chan), nói phải triều cống và bênh vực người Việt làm ăn ở bên đó· Năm 1674, Nặc Ông Đài (Ang-Chei) đi cầu viện nước Tiêm La để đánh Nặc Ông Nộn (Ang-Non). Ông Nộn sang cầu cứu chúa Nguyễn xin đem quân đánh Ông Đài, phá được đồn Sài Gòn rồi vây thành Nam Vang. Nặc Ông Đài thua chạy vào chết trong rừng, Nặc Ông Thu (Ang Sor) ra hàng. Chúa Nguyễn lập Nặc Ông Thu làm quốc vương chính (vì là dòng con trưởng), và Nặc Ông Nộn làm đệ nhị quốc vương đóng ở Sài Côn (Sài Gòn), hàng năm phải triều cống· Năm 1679, một số các quan nhà Minh như Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên...không muốn làm tôi nhà Thanh, đem 3000 quân và 50 thuyền sang xin làm dân Việt. Chúa Hiền cho họ vào khai khẩn đất Chân Lạp, và lập thành phường phố ở vùng Đông Phố (Gia Định), Lộc Dã (Đồng Nai, Biên Hòa), và Mỹ Tho (Định Tường). Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) sai ông Nguyễn Hữu Kính làm kinh lược đất Đồng Nai, chia Đông Phố (Gia Định) ra làm dinh, huyện: Đồng Nai là huyện Phúc Long (Phước Long), Sài Gòn là huyện Tân Bình, đặt Trấn biên dinh (Biên Hòa), Phan trấn dinh (Gia Định), sai quan vào cai trị. Những người Tàu ở Gia Định lập ra xã Minh Hương. Mạc Cửu là người khách ở Quảng Đông sang mở sòng bài tại Sài Mạt rồi lập ra 7 xã gọi là Hà Tiên, được chúa Nguyễn phong làm Tổng binh. Mạc Cửu mất, con là Mạc Thiên Tứ được nối nghiệp cai quản đất Hà Tiên, đã đắp thành, mở chợ, làm đường và rước thầy về dạy Nho học. Năm 1729 Chúa Nguyễn đặt sở Điều Khỉển ở Gia Định, lấy cớ quân Chân Lạp hay sang quấy nhiễu. Năm 1755 Nặc Nguyên bi tưóng chúa Nguyễn đánh, chạy sang Hà Tiên, nhờ Mạc Thiên Tứ, xin dâng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp để chuộc tội và xin cho về nước. Ông Nguyễn Cư Trinh hiến kế sách “tầm thực”, nghĩa là nên lấy dần dần như con tầm ăn lá dâu. Sau lại được cháu Nặc Nguyên là Nặc Tôn dâng Tầm Phong Long để tạ ơn chúa Nguyễn cho về nước làm vua. Nặc Tôn cũng dâng 5 phủ Hương Ức, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt và Linh Quỳnh để tạ ơn Mạc Thiên Tứ. Chúa Nguyễn cho sát nhập vào trấn Hà Tiên để Mạc Thiên Tứ cai quản. Vậy “lục tỉnh” chính là 6 tỉnh miền Nam Việt Nam, xưa kia là đất Thủy Chân Lạp, do công lao ngưòi Việt khai khẩn và được các vị vua Chân Lạp dâng hiến cho chúa Nguyễn.          Vùng Thuận Quảng xứ Đàng Trong của Nguyễn Hoàng và các Chúa Nguyễn  khi mới vào, đất cằn, kinh tế kém phát triển, nên chín đời Chúa Nguyễn đã tìm ra một kế sách kinh tế  hữu hiệu , chưa từng có ở Việt Nam: Đó là mở cửa cho thương gia nước ngoài vào làm ăn và đẩy mạnh giao thương quốc tế. Nhờ đó  mà giàu có, tăng cường tiền lực quân sự, suốt hàng thế kỷ chống lại họ Trịnh Đằng Ngoài. Nguyễn Hoàng và các chúa nối ngôi  đã rất chú trọng phát triển kinh tế . Các chúa Nguyễn đã biến vùng Thuận Quảng còn hoang sơ vào giữ thế kỷ XVI, trở thành một vùng kinh tế phát triển làm bàn đạp cho công cuộc mở mang bờ cõi về phía nam. Theo Lê Quý Đôn , vào thế kỷ XVII-XVIII, vùng đồng bằng sông Cửu Long là một vựa lúa của Đàng Trong với năng xuất đạt tới 100, 200, 300 lần . Các nghề thủ công hưng thịnh, quan hệ hàng hóa tiền tệ  mậu dịch với nước ngoài đều phát triển nhanh chóng.  Một loạt đô thị, thương cảng ra đời thu hút nhiều thuyền buôn và thương gia nước ngoài, trong đó nổi lên các cảng thị  Thanh Hà ( Huế), Hội An ( Quảng Nam) , Nước Mặn (Bình Định), Vũng Lấm (Phú Yên), Gia Định (Sài Gòn), Cù Lao Phố (Đồng Nai), Mỹ Tho, Hà Tiên...buốn bán  với cả Nhật Bản, Indnexia, Pilippine...           Các Chúa Nguyễn chủ trương lôi kéo tối đa các thương gia các nước Châu Á, châu Âu vào làm ăn  và giao thương với Đàng Trong , trong đó đặc biệt chú ý mở rộng quan hệ đầu tư buôn bán với Nhật Bản . Các Chúa Nguyễn đã xây dựng Hội An thành những thương cảng quốc tế sầm uất để thu hút người Nhật vào làm ăn. Nét độc đáo "hiện đại nhất" , chưa từng có trong lịch sử kinh tế Việt Nam đến lúc đó  là chính  sách "mở cửa" của các Chúa Nguyễn. Theo sử sách thì thời Chúa Nguyễn, chỉ trong khoảng hơn 100 dặm từ Huế trở vào mà có có tới 60 cảng cho tàu nước ngoài vào buôn bán. Chính sách định cư lúc đó thoáng hơn cả thời đổi mới bây giờ. Người Nhật, Người Hoa, được định cư lâu dài, được lập phố riêng, gọi là phố Khách, phố Nhật. Thậm chí người Nhật , người Hoa được lập khu hành chính riêng, tự quản . Vị thị trưởng phố Nhật ở Hội An đầu tiên được Chúa Nguyễn công nhận  năm 1618 là một nhà buôn kiêm chủ tàu  tên là Furamoto Yashiro. Trong 19 địa điểm người Nhật đến buôn bán thì có 4 nơi họ được lập phố riêng. Được tự do đầu tư sản xuất, mở hiệu buôn bán và xuất khẩu hàng hóa của mình sau khi đã đóng đủ thuế ! Từ thế kỷ 17- 18, Hội An đã thực sự trở thành "Khu Thương mại tự do", "Đặc khu kinh tế mở" đầu tiên của Việt nam theo đúng nghĩa của từ đó hiện nay !            Trong vòng 6 năm ( 1601- 1606), đích thân chúa Nguyễn Hòang đã tám lần gửi thư và 2 lần gửi quà cho triều đình Nhật Bản với mục đích gia tăng quan hệ làm ăn. Đặc biệt, để tăng cường mối bang giao thân thiện, chúa Nguyễn Hoàng  đã nhận ông Hunamoto Yabeije, một thương gia và là phái viên ngoại giao của Triều đình Nhật Bản, làm con nuôi. Sau khi Nguyễn Hoàng mất, thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên  giao thương Việt - Nhật càng mở mang phát triển hơn. Chúa cho Người Nhật mở thương  điếm tại Hội An. Chúa Sãi đích thân viết thư mời các thương nhân nước ngoài vào làm ăn tại Hội An. Năm 1634, chúa Sãi gửi thư cho thương gia người Nhật  là Toba, ông này được Chúa nhận làm con nuôi. Năm 1619, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả một con gái của mình cho Araki Sutaru - một thương nhân Nhật Bản. Ông này đã trở thành Hoàng Thân của Chúa Nguyễn, mang tên Việt. Theo sách của "Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế và xã hội thế kỷ 17 và 18" của Litana ( NXB Trẻ dịch, 1999), thì chính hai ông Nhật con nuôi và rể của  Chúa Nguyễn này đã cầm đầu 17 chiếc thuyền trong tổng số 84 chiếc thuyền buôn của Nhật đến Đàng Trong từ năm 1604- 1635. Đó là cách dùng quan hệ gia đình để tăng cường mối bang giao thân thiện để bảo vệ đất nước và thúc đẩy ngoại thương. Hiện nay, ngôi đền thờ hai ông bà Sutaru vẫn còn ở Nagarsaky . Đại Nam liệt truyện tiền biên ghi rằng , chúa Sãi có 11 người con trai, bốn con gái. Công nữ đầu là Ngọc Liên là vợ của phó tướng Nguyễn Phúc Vĩnh  , trấn thủ dinh Trấn Biên; công nữ thứ tư là Ngọc Đĩnh ,vợ của phó tướng  Nguyễn Cửu Kiều, trấn thủ dinh Quảng Bình. Hai công nữ thứ hai và thứ ba tên là Ngọc Vạn và Ngọc Khoa. Một người gã cho thương gia Nhật đã nói ở trên .Năm 1620 vua Chey Chêtthâ II quyết định cầu hôn con gái Chúa Sải Đằng Trong, với ý định tìm một chỗ dựa về chính trị và quân sự nhằm đối phó với các cuộc xâm lược của quân đội Xiêm. Sử sách không ghi rõ ai là người làm Hoàng hậu Chân Lạp, nhưng nhiều người cho  rằng đó là công nữ  Ngọc Vạn. Sách Phúc Nguyên tốc thế phả ( NXB Thuận Hóa, 1995) ghi :"Hoàng Hậu  Chân Lạp, húy là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn, trưởng nữ của đức Hy Tông... Tiểu sử không rõ. Năm Canh Thân (1920) bà được đức Hy Tông gả cho vua Chân Lạp là Chey Chêtthâ II. Về sau, nể tình bà, vua Chân Lạp đã cho người Việt lập một dinh điền tại Mô Xoài ( Bà Rịa ngày nay). Mối quan hệ "sui gia" đó đã tạo nên thế để mở rộng đất đai Nam Bộ . Ngọc Vạn cũng giống như Công chúa Ngọc Hân, nhưng tiếc là công tích của bà  không được ghi vào lịch sử.            Thời kỳ này, các thương gia nước ngoài đều được Chúa Nguyễn thu hút . Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan, Bồ Đào Nha là những khách hàng và "nhà đầu tư" lớn nhất của Đàng Trong  vào thời  kỳ này. Cũng theo Litana trong sách đã dẫn, Ryukyu ( tức Okinawa ngày nay)  vốn nổi tiếng tại châu  Á từ thế kỷ XIV- XVI, có mối quan hệ với hầu hết các nước  Châu Á, chỉ trừ Việt Nam và Luzon. Nhưng sau chính sách "mở cửa" của Chúa Nguyễn  thì " Vương quốc họ Nguyễn được đặt ở đầu danh sách  các nước ở lục địa Đông Nam Á  có quan hệ thương mại với Nhật Bản "(dẫn theo Đỗ Quỳnh Nga)           Chúa Nguyễn còn tổ chức các " Hội chợ quốc tế" tại Hội An hàng năm từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch đã thu hút thương gia từ hàng chục nước Châu Âu, Châu Á tham dự. Tàu buôn Nhật Bản, Trung Hoa, Malayxia , Philippin, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp...đến buôn bán tại Hội An ngày càng nhiều ... Theo Lê Quý Đôn trong "Phủ biên tạp lục " thì bộ máy quản lý ngoại thương  của Chuá Nguyễn khá chặt chẽ , có tới 12 chức quan  được Chúa phân công trực tiếp theo dõi từng công việc cụ thể  mỗi khi tàu buôn nước ngoài cập cảng Trong 3 năm từ 1771- 1773, có 36 tàu buôn nước ngoài vào của Thuận An, nhiều nhất là tàu Trung Hoa, Nhật Bản . Buôn bán giao thương quốc tế đẩy mạnh nên sản xuất của các địa phương, đặc biệt là Quảng Nam phát triển  rất mạnh.  Quảng Nam đã sản xuất ra nhiều loại hàng hóa từ tơ lụa chất lượng cao, khai thác yến sào được quản lý chặt hơn, các làng gốm  trong cả nước đều đưa hàng đến Hội an để xuất khẩu .          Các tàu  buôn Nhật Bản, Tây Tạng ( Trung Quốc) và các nước Đông Nam Á  đưa các thứ hàng công nghiệp, kim khí  như kẽm, đồng đỏ đến Hội An và "ăn" các loại lụa cao cấp như lượt ( lụa trơn), xuyến ( lụa trơn sáng) , nhiễu, lãnh, đọan..., cùng với các mặt hàng gốm sứ cao cấp Bát Tràng ( Hà Nội), Chu Đậu ( Hải Dương), Đồ Bàn ( Bình Định) , gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng, yến sào Qảng Nam, Khánh Hòa , Hồ tiêu Quảng Trị, ngà voi.v.v... cung ứng cho thị trường các nước.  Do chính sách "cấm vận " khắt khe của vua Minh Thái Tổ,  tàu nước ngoài không được đến Trung Hoa, nên các thương gia Nhật Bản phải thông qua thị trường Hội An mới mua được các loại hàng Trung Quốc . Sức thu hút do chính sách mở cửa giao thương quốc tế đã tạo nên một Hội An  giàu có, thịnh vượng suốt 200 năm.            Các chúa Nguyễn, vương Triều Nguyễn còn có công lớn trong việc thiết lập chủ quyền trên các hải đảo ven bờ và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông. Chúa Nguyễn đã thành lập những đội Hoàng Sa, thay phiên nhau ra bảo vệ và thu hoạch nguồn lợi trên đảo là những bằng chứng về "tầm nhìn biển đông" mà thế kỷ XX chúng ta là cháu con vẫn chưa nhận thức hết ! Những đội Hoàng Sa các chúa Nguyễn lập, và tấm bản đồ "Đại Nam Nhất thống toàn đồ" vẽ dưới thời vua Minh Mạng trong đó bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa là những bằng chứng hùng hồn về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên biển.          Dù mở cửa hội nhập, nhưng  các chúa Nguyễn vẫn kiên quyết bảo vệ  lãnh hải quốc gia. Bằng chứng là 2 trận thắng oanh liệt của thủy quân Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần ( 1620- 1697) trước hạm đội Hà Lan hùng mạnh. Tháng 11-1641, hai con tàu của Hà Lan bị quân đội chúa Nguyễn đánh  đắm gần  bờ biển đảo Cù Lao Chàm do xâm phạm lãnh hải. 82 người lính Hà Lan  bị chúa Nguyễn  bắt giam ở Hội An và Chúa Nguyễn đã tịch thu cả hai con tàu đó.  Tháng  7- 1643 , chiến hạm Hà Lan với sự kêu cứu của họ Trịnh , đã điều động một hạm đội gồm  5 tàu chiến do Pitre Baek chỉ huy tiến đánh quân Nguyễn, liền bị 50 tàu chiến của chúa Nguyễn bất ngờ tấn công ở ngoài khơi sông Gianh, " Tàu hoa tiêu của Hà Lan bị tiêu diệt, Baek bị giết, hai tàu khác phải mở đường máu tháo chạy" ...            Chúa Nguyễn Hoàng là Tổ của Vương triều Nguyễn, vương triều đã làm nên hai di sản thế giới là Quần thể Di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Huế. Vương triều đã tổ chức biên soạn những bộ sử lớn của đất nước. Những Di sản văn hóa đó mãi mãi trường tồn cùng non sông đất nước, tạo ra nội lực tinh thần  cho công cuộc phục hưng dân tộc.v.v...            Công lao Nguyễn Hoàng lớn lao như thế, nhưng điều đau lòng là một thời giới sử học cực đoan, giáo điều, đã phủ nhận công lao đó. Nhiều thế hệ học sinh Việt Nam đã được dạy dỗ rằng "Chúa Nguyễn kẻ   là nguyên nhân gây ra cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh chia cắt đất nước, các vua Nguyễn là bán nước, bạc nhược, "cõng rắn cán gà nhà", là thời kỳ suy đồi, chuyên chế phản động nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam...". Khuynh hướng đó gần như trở thành quan điểm chính thống trong biên soạn sách giáo khoa lịch sử  suốt mấy chục năm liền. Trên thực tế sau 1975, tất cả những công trình gì liên quan đến tên các chúa Nguyễn, Triều Nguyễn trong cả nước đều bị dẹp bỏ tên  thay bằng những cái tên khác  Cách thức dạy lịch sử, đặt tên đường, tên trường học phản lịch sử  như thế không bao giờ tạo được lòng yêu nước trong lòng các thế hệ trẻ.  Nhưng cũng đáng mừng là ở Bảo tàng Quảng Trị đã có có tượng chúa Nguyễn Hoàng rất uy nghi, có cụm tượng " bảy cụ bô lão dâng bảy vò nước trong cho Chúa Nguyễn Hoàng khi Chúa đến lập dinh cơ đầu tiên ở Quảng Trị . Ở Huế mấy năm nay đã có đường Nguyễn Hoàng lên chùa Thiên Mụ, rồi đường Tự Đức. Đó là điều mừng, nhưng Nguyễn Hoàng không  chỉ ở bảo tàng. Nguyễn Hoàng là sự tri ân sống động của vùng đất này, đất nước này.  Đi trên phố ở thị xã Đông Hà , thủ phủ tỉnh Quảng Trị, nơi Chúa Tiên đã sống 55 năm với công cuộc hành phương Nam mở cõi, thế mà chẳng có một tên đường , ngôi trường nào mang tên ông. như trường nữ sinh Đông Khánh (Huế), trường Phan Thanh Giản, ở Cần Thơ, Bến Tre,  Petrus Ký ở Sài Gòn , rồi đường Duy Tân, Hàm Nghi... ở Huế.v.v..Điều lạ lùng là Chúa Tiên Nguyễn Hoàng ở Quảng Trị ( thực tế tên địa danh lúc đó là Thuận Hóa- Phú Xuân, vì năm 1820 cái tên Quảng Trị mới được vua Minh Mạng đặt ) từ 450 năm trước, đáng ra con đường lớn nhất ở  thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị phải là con đường mang tên Nguyễn Hoàng. Ngay cái tên Nguyễn Hoàng  mà trường Trung học phổ thông thị xã Quảng Trị mang từ năm 1953 cũng bị xóa cho đến nay chưa được trả lại. Ngôi trường đó đã đào tạo ra một thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam như Trần Kiêm Đoàn, Nguyễn Đức Tùng , Võ Quê, Thái Đào, Võ Văn Luyến, Võ Văn Hoa,Võ Thị Quỳnh .v.v..Đó là điều đau đớn cho mảnh đất  nơi chúa Tiên đã chọn làm nơi "dung thân vạn đại"...          Nhưng nhân dân luôn là người nhận chân được lịch sử đích thực. Tên của  những đạo quân xưa của Chúa vẫn được dân đặt cho tên làng xã , ruộng đồng ở Quảng Trị. Theo nhà văn Nhất Lâm  ở làng An Tiêm quê anh có đồng Phủ   là Phủ Chúa xưa , có làng Mô Súng, Kên Xưởng là xưởng đúc súng của Chúa , rồi  tên làng ở Triệu Phong như Hậu Kiên, Trung Kiên, Hữu Kiên... đều  xuất phát từ tên của  5 đạo quân của Nguyễn Hoàng  là Tiền Kiên, Trung Kiên, Tả Kiên, Hữu Kiên, Hậu Kiên. ở Ái Tử có chợ Sải là chợ do Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, con Nguyễn Hoàng lập. Theo Lê Đức Dục, ở Trà Liên, Triệu Phong  có cái am nhỏ thờ  pho tượng đồng Nguyễn Ư Dĩ , được xem là "bảo vật quốc gia" tại Quảng Trị , được dân cúng giỗ quanh năm như thái phó Nguyễn Ư Dĩ  . Thái phó Nguyễn Ư Dĩ - tước Uy Quốc công, là cậu ruột của Nguyễn Hoàng, người đã nuôi dạy Nguyễn Hoàng từ khi mới 2 tuổi lúc Nguyễn Kim (thân phụ Nguyễn Hoàng) lánh nạn sang Lào. Người đã thay mặt Nguyễn Hoàng đi lĩnh ý Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, rồi sau đó theo phò tá Nguyễn Hoàng trong buổi đầu đến Ái Tử. Pho tượng Nguyễn Ư Dĩ được đúc bằng đồng vào khoảng thế kỷ 17, được đặt tại chùa  có tên là Liễu Ba, nay không còn nữa, nhưng tượng Thái phó vẫn được dân bảo vệ cho đến ngày nay...         Ở miền Tây Nam Bộ những cái tên như Rạch Lòng Ông Chưởng ,Vàm Lòng Ông Chưởng,  dinh Ông, Cù lao Ông Chưởng... đều là tên đặt để nhớ ơn tướng tài của Chúa Nguyễn Nguyễn Hữu Cảnh. Ở Bến Tre có một con sông tên là Cổ Chiên. Tương truyền, một lần chúa Nguyễn qua đây, thấy một chú rùa nổi lên bảo rằng hãy ném trống và chiêng xuống sông cho cá sấu sẽ thoát nạn. Và chúa đã lấy trống chiêng tức là Cổ Chiên đặt tên sông. Nhân dân đã gọi tên ấy cho đến bây giờ.           Nhân dân miền Nam luôn yêu mến và nhớ ơn các chúa Nguyễn, Triều Nguyễn đã cho họ một quê hương, để họ không còn là người dân tha hương hát những khúc ly hương buồm thảm. Đánh giá về cuốn sách “Xứ Đàng Trong , lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18 của tác giả Li Tana. Cuốn sách “Xứ Đàng Trong , lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18, nhà xuất bản trẻ là luận án tiến sĩ tại đại học quốc gia Australina của Li Tana. Đề tài tác giả chọn để nghiên cứu là một đề tài khó vì liên quan tới một thời kì khá phức tạp trong lịch sử Việt Nam: sự hình thành, phát triển và gần như diệt vong của một xứ Đàng Trong của họ Nguyễn, trên một vùng đất mới, trong những hoàn cảnh mới và vùng đất mới, trong những hoàn cảnh mới và những vấn đề mới…lĩnh vực tác giả nhấn mạnh là lĩnh vực kinh tế-xã hội, cho tới nay chưa được nhiều tác giả bàn tới một cách sâu sắc. Trong lĩnh vực này, cũng đã gợi ý rất phong phú cho công việc nghiên cứu kế tiếp. Chẳng hạn vấn đề liên quan đến dân số của Đàng Trong vào các thế kỉ 17 và 18. Và cũng để tránh lập lại những gì người đi trước đã viết về Đàng Trong, Tác giả đã chọn nhấn mạnh – mà không khuyếch đại những điểm khác biệt giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong. Nhưng dưới ngòi bút của tác giả, những sự khác biệt này đã không phá vỡ sự thống nhất của dân tộc Việt Nam mà trái lại đã làm cho sự thống nhất trở nên vô cùng phong phú và sống động. Bố cục của cuốn sách này gồm: Dẫn nhập Chương 1: Vùng đất mới Chương 2: Lực lượng và vũ trang của Đàng Trong Chương 3: Các thương gia nước ngoài Chương 4: Tiền tệ và thương mại Chương 5: Hệ thống thuế của họ Nguyễn Chương 6: Người Việt và người Thượng Chương 7: Cuộc sống của Đàng Trong: hội nhập và sáng tạo Kết luận Phụ lục Thư mục Để hiểu hơn về đề tài này chúng ta hãy cùng đi vào phần nhận xét và đánh giá về cuốn sách “cuốn sách “Xứ Đàng Trong , lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18 của tác giả Li Tana”. Tuy nhiên cuốn sách này cũng có một số sai xót, chúng tôi sẽ đóng góp ý kiến của tổ mình về vấn đề đó ngay trong phần nhận xét, đánh giá này. Dẫn nhập của cuốn sách (tr. 15, 16, 17, 18, 19) tác giả trình bày khái quát về lịch sử ra đời của xứ Đàng Trong cũng như quá trình phát triển của nó. Cũng trong phần này tác giả trình bày sơ lược về nội dung cuốn sách và những nội dung nhấn mạnh. Nhưng trong phần này có một sai sót là, Litana khẳng định “ Trịnh Kiểm chỉ có ý tống khứ một địch thủ. Nhưng ông đã đi sai nước cờ. và thay vì tống khứ, ông lại đã cho không Nguyễn Hoàng một vương quốc” (trang 15). Nhưng theo chúng tôi nhận định đó là sai lầm bởi vì theo ta đã biết thì sau khi Nguyễn Kim bị mưu sát, vua Lê đưa Trịnh Kiểm ( con rể Nguyễn Kim ) lên thay thế chỉ huy mọi việc. Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe của Nguyễn Kim mà trước hết là các con trai của ông, người con đầu Nguyễn Uông bị ám hại, để tránh họa sát thân, năm 1558 Nguyễn Hoàng xin vào trấn đất Thuận Hóa. Sau khi vào vùng Thuận Hóa thì các chúa Nguyễn mới dần dần Nam tiến xuống tận đồng bằng sông Cửu Long chứ không phải những vùng đất đó là của Đại Việt từ trước. Chương 1: Vùng đất mới đầu tiền tác giả trình bày về địa hình của vùng đất này ( trang 20, 21), sau đó là nước Chăm Pa sau 1471 vì đất nước này ảnh hưởng tới cuộc “ Nam tiến” của chúa Nguyễn rất lớn. Sau đó là các cuộc “ Nam tiến” trước chúa Nguyễn và những người tiên phong trong vấn đề này bời vì trước chúa Nguyễn thì Đại Việt đã có quan hệ ngoại giao với các nước phía nam và cũng đã tìm cách đẩy lui biên giới của Đại Việt xuống phía nam nhưng nó lại bị chi phối bởi lý do chiến lược hơn là kinh tế. Như năm 992, Lê Hoàn đã cử 30.000 người tới làm một con đường từ cửa sót ( huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) tới biên giới Chăm Việt trong vùng Hoàng Sơn. Nhưng Lê Hoàn nhằm đến là chỉ để tấn công Chămpa dễ dàng hơn. Dân số Việt Nam từ thế kỉ 16 – 18 đây là một vấn đề hầu như không thể giải quyết nổi nếu chỉ dựa vào những con số thống kê, những kết quả của các cuộc điều tra dân số, vốn rất hiếm hoi trong tài liệu của Việt Nam. Tuy nhiên tác giả đã phá vỡ được sự bế tắc này bằng cách dựa vào các số làng, kích thước các làng, nói chung các thông tin về làng trong lịch sử Việt Nam. Đây là một đóng góp mới mẻ và quan trọng của tác giả trong lĩnh vực nghiên cứu về dân số của Đàng Trong, hay của Việt Nam trong quá khứ. Đánh giá chương 2: lực lượng vũ trang đàng Trong. Vào thế kỷ XVII, Đàng Trong được tổ chức như một chế độ quân sự. Cả nước đặt dưới quyền kiềm soát của các quan võ. Đàng Trong được chia thành 12 dinh, và người cai quản mỗi dinh được gọi là Trưởng Dinh hay Trấn Thủ luôn luôn là 1 vị quan võ. Các vị trí then chốt cũng điều do quan võ chiếm giữ. Chiến tranh Trịnh-Nguyễn kéo dài nửa thế kỷ đặt ra yêu cầu bức thiết mà nhà các chúa Nguyễn quan tâm lúc này là tiền và khí giới, đặc biệt trong lĩnh vực trọng pháo và thuyền chiến. Trọng pháo: Các chúa Nguyễn đã sớm biết được giá trị của các khẩu trọng pháo. Các chúa Nguyễn đã tìm cách mua các khẩu trọng pháo từ các nước ngoài thông qua các thuyền buôn, đặc biệt là từ Macao. Về sau Các chúa Nguyễn đưa đồng sang Macao nhờ người Tây Ban Nha đúc các khẩu trọng pháo cho mình, và cuối cùng là mở các xưởng đúc súng ở Thuận Hóa. Quân đội Đàng Trong đã sử dụng thành thạo các khẩu trọng pháo này, nó đã làm nên thắng lợi trong các trận chiến với chúa Trịnh. Thuyền chiến: Thuyền chiến được sử dụng từ rất sớm. Thủy quân phát triển khá mạnh vào thời các chúa Trịnh-Nguyễn. Các đội chiến thuyền của họ Nguyễn, cũng giống như đội pháo binh của họ, được xậy dựng trong những năm chiến tranh. Đến thế kỷ XVIII, thì lực lượng thủy quân không còn mạnh như trước nữa. Ngoài ra chương còn nói đến tượng cơ: các chúa Nguyễn đều có 1 đội quân voi hùng hậu; chúa Nguyễn có một hệ thông truyền tin được tổ chức khá tốt, đội vận chuyển cũng được hình thành để vận chuyển tiếp tế cho chiến tranh; phát triển quân địa phương; chính sách mộ binh rất nghiêm ngặc, đời sông của binh lính rất khắc khe kỉ luật, tuy nhiên binh lính được sống với vợ; và cuối cùng vào thế kỷ XVIII, chế độ họ Nguyễn bắc đầu chuyển từ 1 guồng máy quân sự sang 1 kiểu chính quyền có tính dân sự hơn. Đánh giá: Chương 2 lực lượng vũ trang của Đàng Trong, Li Tana đã cho chúng ta thấy toàn cảnh về lực lượng vũ trang, quân đội thời chúa Nguyễn và Li Tana cũng đã đưa ra những cái nhìn khách quang của mình về quân đội chúa Nguyễn. Xã hội Đàng Trong được thiết lập và duy trì trên nền tảng quân sự, theo Li Tana hệ thống quân sự chắc chắn là cách thức thích hợp nhất và có thể là hữu hiệu nhất để cai trị vùng đất mới, vì nơi đây là vùng đất di trú tất cả đều trong tình trạng biến đổi liên tục: người dân, làng mạc và cả kinh đô. Li Tana cũng đã đưa ra những luận điểm đầy sắc bén để chứng minh cho những nhận định của mình trong các vấn đề về của lực lượng vũ trang Đàng Trong: trọng pháo, thuyền chiến, tượng cơ, lực lượng truyền tin và vận chuyển, quân địa phương, mộ lính và đời sống của binh lính,.... Về trọng pháo, Li Tana cho rằng không phải người Trung Hoa đã học của người Việt Nam cách thức chế tạo đại bác. Tác giả nói “ chi tiết này xem ra không đúng vì vào thế kỷ này, người ta đã tìm thấy tại phía bắc Trung Hoa những khẩu đại bác được chế tạo vào các năm 1372 và 1378”. Tác giả cũng đưa những dẫn chứng thuyết phục cho người đọc ví dụ để chứng minh cho nhận định quân đội chúa Nguyễn đã sử dụng 1 cách thành thạo súng, tác giả đã dẫn lời của Borri “ người Đàng Trong bây giờ đã thành thạo việc sử dụng chúng đến độ họ đã vượt cả người châu Âu chúng ta: “hàng ngày họ tập bắn bia và rồi họ trở nên hung hãn và dễ sợ và tự cao đến độ khi thấy tàu của châu Âu chúng ta tiến vào cảng của họ, những người pháo xạ của của nhà vương dân quân với thái độ thách thức”. Hay khi mô tả thuyền chiến của Đàng Trong tác giả cũng trích lời dẫn của 1 vị tên Đại Sán, đồng thời so sánh với thuyền chiến của Đàng Ngoài. Ngoài ra, Li Tana còn đưa ra các mâu thuẫn trong nhận định của nhiều người khác nhau, sau đó chứng minh, đưa ra phương án thích hợp nhất khả thi nhất, giải quyết những mâu thuẫn ấy để làm nổi bật lên vấn đề. Chương 3: CÁC THƯƠNG GIA NƯỚC NGOÀI Trước TK XVI thì quan hệ ngoại thương của Đàng Trong đối với các nước bên ngoài còn hạn hẹp. Nhưng đến TK XVII , đặc biệt là năm 1600, số thương thuyền tới buôn bán ở Đàng Trong vượt xa số với các TK trước. Theo Litana nhận định thì Đàng Trong ra đời đúng thời đúng buổi, trong một “thời đại thương nghiệp”. Nhờ có thương nghiệp mà Đàng Trong có thể duy trì được nền độc lập của mình đối với phía Bắc và mở rộng ở phía Nam. Trong thời gian này vai trò của các thương gia người Việt tuy mờ nhạt hơn so với vai trò của các thương gia nước ngoài, mà dặc biệt là thương gia người Nhật và thương gia người Hoa. Việc buôn bán giữa Đàng Trong với Nhật Bản bắt đầu chính thức từ năm 1601. Về sau việc buôn bán qua lại giữa Đàng Trong và Nhật Bản ngày càng nhộn nhịp hơn. Các thương gia người Nhật thích Đàng Trong vì việc mua bán tơ lụa ở đây dễ dàng hơn các nơi khác và có cơ hội buôn bán với người Trung Hoa. Còn việc buôn bán của người Hoa với Đàng Trong thì chính thức bắt đầu từ năm 1567, khi vua Minh Mục Tông bãi bỏ lệnh cấm buôn bán với các nước Đông Nam Châu Á. Đàng Trong không những thiết lập mối quan hệ buôn bán với người Nhật và người Hoa mà còn với các thương gia người phương Tây (Bồ Đào Nha, Hà Lan…), người Đông Nam Á. Như vậy, cùng với các yếu tố tạo nên sự phát triển của nền kinh tế Đàng Trong thì ta không thể bỏ qua vai trò của các thương gia nước ngoài đã góp phần vào việc xây dựng nền kinh tế Đàng Trong. Chương 4: Tiền Tệ và Thương Mại Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Đàng Trong của thế kỷ 17 và 18 đã trở thành một xã hội trong đó đa số các cuộc trao đổi thông thường được thực hiện bằng tiền tệ hơn là bằng hiện vật. Tiền tệ và thương mại là thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của xứ Đàng Trong. Thương mại thời kỳ này rất phát triển, đặc tính chú ý nhất của nền thương mại Đàng Trong là xuất hiện nhiều mặt hàng được nhập trước đó, các mặt hàng từ Đàng Trong tới Nhật Bản vào năm 1641 là: “sa tanh, roothout, đường phổi, da cá mập, sittouw, tơ sống Quảng Nam, dừa, da đanh, hồ tiêu, hạt nhục đậu khấu, sừng trâu, sáp ong, sitcleed, paughsij trắng, pelingh, long não, gielem đỏ, ruzhen, gỗ trầm hương, sừng tê, gỗ aguila, thủy ngân, quang dầu cao Miên, conienex hockin, gấm thêu kim tuyến, nhung, thiếc…” Tuy nhiên các mặt hàng này có nguồn gốc từ một số các nước khự vực một số ít là do xứ Đàng Trong sản xuất. Ngoài ra còn xuất khẩu Nam hương và vàng ở đô thị Hội An, có thể nói Hội An là khu thương mại rất sầm uất ở Đàng Trong, như Phủ Biên tả: “Có đến hàng mấy trăm loại hàng được trương bày ở các chợ Hội An đến độ người ta không thể kể tên hết được”. Điều đó cho thấy thương mại ở Đàng Trong rất phát triển từ đó giúp đời sống nhân dân Đàng Trong được cải thiện, ấm no hơn, đến nỗi Lê Quý Đôn vô tình để lộ chút “ganh tị” khi ông tả về người dân Đàng Trong như đã quen chứ không thuộc loại thông thường: “Quan viên lớn nhỏ không ai là không nhà cửa chạm gọt, tường vách gạch đá, the màn trướng đoạn, đồ đạc đồng thau, bàn ghế gỗ đàn, gỗ trắc, chén măm đồ sứ, đồ hoa, yên cương vàng bạc, y phục gấm vóc, chiếu mện mây hoa, phú quý phong lưu, đua nhau khoe đẹp….Những thông tin này không chỉ gởi lên cho chúng ta thấy một nếp sống cao và giá trị khác nhau của Đàng Trong, mà còn cho thấy có sự thay đổi vào thế kỷ 18: Đàng Trong đã chuyển từ một vị trí nơi trao đổi hàng hóa thành một thị trường tiêu thụ. Việc buôn bán với nước ngoài có tầm quan trọng đến độ số tàu thuyền đến Đàng Trong được xem như là tiêu chuẩn để đánh giá năm đó tốt hay xấu, nên Li Tana đã nói rằng “sự thịnh vượng của các quốc gia lệ thuộc ở thương gia chứ không chỉ ở nơi nông dân”. Điều này cũng không chính xác cho lắm vì nói như tác giả “Li Tana” thì bà đã phủ nhận vai trò của người nông dân đối với sự phát triển của Đàng Trong họ cũng là một tiền đề cho sự phát triển kinh tế thương mại Đàng Trong. theo Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) cho rằng: mức đo lường sự thành công của một năm là các năm trước thuyền ngoại dương đến buôn, một năm chừng sáu, bảy chiếc, năm nay (1695) số thuyền lên đến 16,17 chiếc, trong nước nhờ đó tiêu dùng được dư dật.Từ đó cho ta thấy rõ tính chất của nền kinh tế họ Nguyễn, nó không mang đặc điểm của một nền “kinh tế tự túc”mà nó mang tính chất là nền kinh tế hàng hóa. Bên cạnh đó sự ra đời và phát triển của tiền tệ đóng góp rất quan trọng cho nền kinh tế. Chính sử nước ta, việc ghi chép cách sử dụng tiền tệ ở xứ Đàng Trong rất tiếc quá sơ sài Sở dĩ thương gia Trung-Nhật thích buôn bán nhiều ở Đàng Trong, ngoại trừ đây là thị trường mới khai phá, còn có những điểm thuận lợi là ở đây nằm trong khối đồng văn, cùng tiếng nói chữ viết, hơn nữa, tình hình an ninh rất ổn định và chúa Đàng Trong không đóng cửa trước một quốc gia nào, ngài để cho tự do và mở của cho tất cả người ngoại quốc. Sự giao lưu thương mại phát triển rộng mở, do vậy lưu thông tiền tệ là một nhu cầu thiết yếu. Năm 1776, Lê Quý Đôn ghi lại một sự kiện ở xứ Đàng Trong: “Theo lệ cũ nhà Nguyễn, người nào mới được nối ngôi chúa thì cứ theo kiểu mẫu tiền cũ mà đúc, ở khoảng nhỏ đồng tiền cũng đề hai chữ Thái Bình...” Ở xứ Đàng Trong vật liệu sản xuất ra tiền có rất nhiều loại nào là tiền Đồng, tiền kim loại, tiền kẽm…Mỗi loại tiền có một gái trị khác nhau, nhưng đều đảm bảo việc lưu hành và trao đổi kinh tế trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều. Thương mại phát triển tiền tệ ra đời đi theo nó là quá trình lạm phát xảy ra sự lạm phát này cũng có thể giải thích tại sao số tàu thuyề ngoại quốc vào Đàng Trong giảm xuống. Nền ngoại thương mau chóng trở thành nạn nhân của sự lạm phát này. Đây là một sự mất mát trầm trọng của họ Nguyễn và họ đã đối phó bằng cách đẩy mạnh hơn việc kiểm soát của họ trên miền núi và cao nguyên, nhưng cái giá họ phải trả là đã gây nên cuộc nổi dậy Tây Sơn, đưa Đàng Trong gần đến chỗ diệt vong. Chương 5 Hệ thống thuế của họ Nguyễn Nhìn chung,thời chúa Nguyễn chú ý đến con số người phải nộp thuế hơn là tới đất đai,bởi vì vào thời kì này. Đây là những thông tin duy nhất họ Nguyễn có được để có thể dựa trên đó mà đánh thuế ở đồng bằng sông Cửu Long. Vì thế, hệ thống thuế của thời đầu họ Nguyễn tập trung chủ yếu vào thuế đầu người, trong khi đó,việc đánh thuế đất còn rất thô thiển. thuế đất chỉ dần dần trở nên quan trọng khi các chủ sở hữu đất lớn được phát triển. Khi đề cập đến hệ thống thuế của họ Nguyễn thì có những vấn đề cần phải quan tâm đó là: thuế thân, thuế đất, thuế đất phụ thu ở Quảng Nam, những thay đổi trong hệ thống thuế, thuế đánh trên người Thượng, hệ thống lương bổng của họ Nguyễn. THUẾ THÂN Vào thế kỉ 17,thuế người dân Đàng Trong phải đóng rất cao,và con số tăng lên theo hằng năm. Đây cũng là thứ thuế chính ở Đàng Trong vào thế kỉ 17. Thuế thân đóng một vị trí rất quan trọng, nó chiếm hơn phần nửa số thuế một suất đinh phải đóng. THUẾ ĐẤT Ở Đàng Trong, họ Nguyễn áp dụng cùng một đơn vị thuế ruộng cho ruộng công và ruộng tư. Và vào thời kì này, thuế đất chưa được chú trọng, vì vậy nên thuế được đánh rất thấp. THUẾ ĐẤT PHỤ THU Ở QUẢNG NAM Theo Lê Quý Đôn,ở Thuận Hóa, cứ 1000 thăng thóc thu hoạch được, người nông dân phải trả thuế đất là 20 thăng gạo và 60 đồng. Tại Quảng Nam, năm 1769, cứ 1000 thăng thóc thì số tiền mặt phải đóng kèm theo số thuế là 120, cao gấp đôi ở Thuận Hóa. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG HỆ THỐNG THUẾ sau năm 1769 thì thuế đất phụ thu tăng,còn thuế thân thì tăng không còn đáng kể. nhà Nguyễn đã dùng biện pháp này vì họ nhận ra sự khác biệt quan trọng giữa các chủ đất, đặc biệt là ở Quảng Nam và phía nam, do đó đi đến quyết định đánh thuế theo kích thước của tài sản. Hệ thống thuế của họ Nguyễn vào bước đầu đã góp một phần quan trọng trong việc khuyến khích tăng gia các đại điền chủ trong vùng từ Quảng Nam xuôi xuống phía nam, một trong những nét đặc trưng của nền kinh tế Đàng Trong. THUẾ ĐÁNH TRÊN NGƯỜI THƯỢNG Nhìn vào các nguồn thu nhập của họ nguyễn năm 1774, một điều nhận thấy là thuế đánh trên ngoại thương vào đầu thập niên 70 chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập. Thuế thu được trong lĩnh vực khác trở nên quan trọng hơn, đặc biệt là thuế thu của người Thượng. Người Thượng ngoài việc phải đóng những thứ thuế cơ bản, còn phải nộp thuế bằng hiện vật như sung tê giác, ngà voi, sáp và mật ong. Thuế đánh trên vùng cao nguyên có hai loại khác nhau : thuế đánh trên các thương gia có buôn bán với người Thượng và thuế thân đánh trên chính người dân vùng cao nguyên, mức đọ nặng nhẹ thay đổi khác nhau giữa các nguyên. HỆ THỐNG LƯƠNG BỔNG CỦA HỌ NGUYỄN Khác với Đàng Ngoài, ở Đàng Trong, lương bổng của các viên chức nhà nước nằm trong hệ thống thuế khóa,chính sách này được áp dụng trong suốt 200 năm. Theo chính sách này, các quan chức được cấp một số suất đinh, ít nhiều tùy theo tầm quan trọng của chức vụ. Sau này, nhà Nguyễn quy định các viên chức được nhà nước cấp cho nhiêu phu cũng đóng góp trở lại cho nhà nước. bên cạnh số thuế đánh trên dân thường làm thu nhập quốc gia, họ Nguyễn còn thu tiền của các viên chức của mình như một thứ thu nhập riêng. Chính sách trên của nhà Nguyễn đã dẫn tới tình trạng mua quan bán chức. Một điểm khác biệt ở Đàng Trong nữa là những người ở đầu làng cũng phải đóng thuế thân cho nhà nước băng tiền hoặc hiện vật. Như vậy, chính hệ thống lương bổng đã làm gia tăng mâu thuẫn giữa nhà nước và người dân,đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của họ Nguyễn. Thuế và hệ thống thuế đã góp một phần nguyên nhân quan trọng trong cuộc nổi dậy của Tây Sơn. ĐÁNH GIÁ Ưu điểm: Trong phần này, tác giả nêu lên và khái quát được những vấn đề quan trọng về thuế và hệ thống thuế của họ Nguyễn ở Đàng Trong. Khi đưa ra một nhận định đánh giá thì tác giả luôn đưa ra những lí luận chặt chẽ với dẫn chứng, số liệu cụ thể. Vd: Khi đưa ra nhận định “Vào thế kỉ 17, thuế người dân Đàng Trong có thể nói là cao…” thì tác giả đã dựa trên nguồn báo cáo của ngoại quốc “…năm 1642 một người đàn ông có gia đình đóng 11 real 1 năm, tức khoảng 8,5 quan. Vachet,sống tại Đàng Trong 14 kể từ năm 1671 cũng đưa ra một con số tương tự là 5.000 đồng (8,3 quan) một năm… Cùng với đó là tác giả kết hợp với tác phẩm Tiền Biên, Phủ Biên… nhằm thuyết phục người đọc. Khi viết về phần này thì tác giả đã dựa trên nguồn tài liệu khá phong phú và các tài liệu được trích dẫn rõ ràng,cụ thể.(Phủ Biên, Tiền Biên,Gia Long Tờ Lệ, Đại Nam Thực Lục Chính Biên Đệ Nhất Kì…) Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số nhận định của một số sử gia nổi tiếng như Lê Quý Đôn, Hickey, Bowyear… Tác giả có đưa ra sự so sánh về chính sách thuế của Đàng Trong và Đàng Ngoài. Tác giả đã nhận xét về thời kì chúa Nguyễn dưới con mắt và cái nhìn khách quan của một nhà sử học. Chương 6: NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI THƯỢNG Qúa trình Nam tiến của họ Nguyễn diễn ra trong các thế kỉ 17 và 18, mối bận tâm hàng đầu của Đàng Trong giai đoạn này không phải là sơn phòng ( đề phòng các đe doạ từ phía núi) và hải phòng ( đề phòng các đe doạ từ phía biển) mà là việc đối phó với chúa Trịnh ở phía bắc và kế đó là đối phó với người Chăm và người Khmer ở phía nam. Họ Nguyễn đã rất mềm dẻo trong việc sử dụng các nguồn lực từ phía đông (người vùng đồng bằng) và phía tây (người vùng núi) để giải quyết các vấn đề liên quan đến phía bắc và phía nam. Vì lúc này, người Việt không chiếm đa số trong vùng như ngày nay, người Việt chỉ là một trong những dân tộc chính tại đây. Theo Litana, Mối giao hảo giữa họ Nguyễn và dân cư vùng cao nguyên đã đóng một vai trò then chốt trong việc duy trì tình hình ổn định cả về mặt kinh tế lẫn chính trị của Đàng Trong dưới quyền họ Nguyễn. Đối với dân cư ở hai phía biển và núi , họ Nguyễn tập trung củng cố tìm cách thiết lập các liên minh thay vì chống lại., khéo léo kiểm soát những vụ lộn xộn không có hy vọng với cư dân vùng cao nguyên. Mối quan hệ giữa người Việt và người Thượng, người Lào và người Khmer ở Đàng Trong vào thời các chúa Nguyễn ngày càng được củng cố và phát triển thông qua các con đường thương mại và hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thường xuyên. Việc buôn bán giữa người Việt và các dân tộc vùng cao nguyên ở Đàng Trong vào các thế kỉ 17 và 18 có một tầm quan trọng đặc biệt. Khi tiếp nhận các khía cạnh của đời sống kinh tế của người vùng cao nguyên, người Việt cũng đã tiếp thu một số tín ngưỡng, tôn giáo của những người này. Tính đa dạng của tín ngưỡng này trở thành một nét đặc trưng quan trọng của nền văn hoá phía nam. Nét đặc trưng này không ngừng có vai trò trong đời sống chính trị của Việt Nam vào các thế kỉ 19 và 20. Tuy nhiên, người Việt đã rất mềm dẻo trong một vùng đất mới, trong một môi trường mới, mặc dù người Việt và các dân cư khác trong vùng có nhiều quan hệ và tiếp xúc với nhau, nhưng hai bên vẫn hoàn toàn khác biệt nhau. Trong tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn hoá địa phương có sẵn trong chuyển biến của một nước Việt Nam mới , có nhiều khác biệt với tổ tiên và họ hàng của họ ở phía bắc. Tóm lại: Cuốn sách Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế -xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, luận án tiến sĩ tại đại học quốc gia Australia, của Li Tana là một cuốn sách viết khá tròn vẹn về lịch sử Việt Nam trong giai đoàn đầy thăng trầm của dân tộc. Tác giả đã chọn một đề tài khó vì nó liên quan rất nhiều tới một thời kỳ phức tạp trong lịch sử Việt Nam: sự hình thành, phát triển, và sự mất đi của một sứ Đàng Trong của họ Nguyễn, trên vùng đất mới, trong hoàn cảnh mới với những vấn đề mới…. Trong luận án của mình tác giả đã đi vào tất cả các lĩnh vực như: giới thiệu về vùng đất mới nơi mà những người mới vào đây sinh sống và một điều đặc biệt là tác giả đã đưa ra dân số của Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài mà ít tác giả Việt Nam nào đề cập đến. Lực lượng vũ trang của Đàng Trong được tác giả trình bày một cách đầy đủ và hệ thống. Các thương gia nước ngoài, tác giả đưa ra bảng thống kê về số thuyền người Nhật, Hoa tới Đông Nam Á hay người phương Tây đến Đàng Trong, hay việc giao lưu buôn bán với người trong khu vực Đông Nam Á. Tiền tệ và thương mại tác giả cho một cái nhìn khái quát về thương mại ở Đàng Trong ra sao, nó ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Đàng Trong và nhu cầu tiền tệ thế nào và lạm phát ra sao. Hệ thống thuế của Họ Nguyễn, tác giả thể hệ được vai trò của thuế trong một chính quyền và những thay đổi trong hệ thống thuế như thế nào, ra làm sao. Người Việt và người Thượng, tác giả đề cập những chính sách đối với vùng cào và đưa ra một thực trạng trong xã hội đàng Trong là việc buôn bán nộ lệ. Cuộc sống ở Đàng Trong hội nhập và sáng tạo, tác giả đã đề cập về vấn đề tôn giáo và sự tiếp xúc giao, lưu văn hóa trong những người dân với đồng bào người Chăm, Khmer. Và ở đây tác giả đã nhấn mạnh tới hai lĩnh vực quan trọng là kinh tế và xã hội. Đây là vấn đề khó mà ít nhà học giả Việt Nam đề cập đến. Cũng như vào hai thế kỷ 17 và 18 là thời kỳ Đàng Trong phát triển một nền ngoại thương mại cho nên việc nghiên cứu thật là quý khi tác giả đã thu thập rất nhiều tài liệu của các quốc gia khác nhau để lại về thời kỳ này. Dưới ngòi bút của mình LiTana đã vẽ một xã hội Đàng Trong không rời xa dân tộc Việt Nam mà là một thể thống nhất phong phú và đa dạng, sinh động và sáng tạo Tài liệu tham khảo: Đại cương LSVN tập I, Trương Hữu Quýnh (CB), NXB Giáo dục Quốc sử quán triều Nguyễn-Đại Nam thực lục (tập 1), viện KHXH VN-viện Sử học, NXB Giáo dục, 2007 Tiến trình LSVN, Nguyễn Quang Ngọc (CB), NXB Giáo dục, 2000 Đô thị Đàng Trong thời chúa Nguyễn, Đỗ Bang, tạp chí Xưa và Nay-Hội KHLSVN số 317, tháng 10/2008 Lược sử vùng đất Nam Bộ VN, Vũ Minh Giang (CB), NXB Thế giới, Hà Nội-2006 Việt sử xứ Đàng Trong, Phan Khoang, NXB Văn học, 2001 LSVN 1428-1858, quyển 2 tập 1, Nguyễn Phan Quang, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, NXB Giáo dục, 1997 Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế-xã hội VN thế kỉ XVII-XVIII, Li Tana, NXB Trẻ,1999 Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Huỳnh Lứa (CB), NXB tp.HCM,1987 Danh sách nhóm 3: Dương Thị Thu Ka Thúy Phạm Hoàng Thanh Trúc Phan Thị Thùy Trang Võ Thị Thanh Nguyễn Thị Thoa Đào Thị My Ny Siu H’Mai Phạm Thị Xâm Đậu Thị Mai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdangtrong_6626.docx
Luận văn liên quan