MỤC LỤC
PHẦN I MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của vấn đề 2
2 .Ý nghĩa của đề tài
2.1 Ý nghĩa lý luận 2
2.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3
4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp phân tích tài liệu 4
5.2 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 4
5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 4
6. Giả thuyết nghiên cứu: 4
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨUChương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
2. Các khái niệm và lý thuyết liên quan 5
Chương II : Kết quả nghiên cứu1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 8
2. Thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT ở Hà Nội 9
Chương III : Kết luận và khuyến nghị1. Kết luận 21
2. Khuyến nghị 21
Tài liệu tham khảo 26
29 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 37841 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Định hướng nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông (Khảo sát một số trường trên địa bàn Hà Nội)
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghề nghiệp luôn được coi là 1 trong nhiều yếu tố quan trọng quyết định tương lai của mỗi con người. Vì thế, lựa chọn cho mình 1 ngành nghề phù hợp là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông (THPT). Trong xã hội hiện nay, học sinh THPT có rất nhiều lựa chon sau khi tốt nghiệp: học tiếp ĐH, CĐ, học nghề , du học, đi làm... Vậy họ sẽ lựa chọn như thế nào?
Trong quá trình lựa chọn ngành, nghề, đã xuất hiện nhiều yếu tố tác động (bản thân, gia đình, bạn bè...) cùng với các mâu thuẫn nảy sinh (có người chọn đúng ngành nghề phù hợp với bản thân nhưng lại có người không tìm đúng ngành nghề nên không thể phát huy hết năng lực bản thân, hay có người chọn ngành nghề không theo mong muốn bản thân mà lựa chọn theo ý kiến người khác, gây ra tính bị động trong việc lựa chọn...); tất cả những vấn đề đã nêu trên khiến chúng tôi quyết định tiến hành đề tài : “ Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT”. Từ đó, tìm ra xu thế chung của giới trẻ hiện nay (cụ thể là học sinh THPT) trong định hướng việc làm nghề nghiệp của họ.
2. Ý nghĩa của đề tài
*Ý nghĩa lý luận:
Đề tài “Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT” mong muốn tìm ra những yếu tố chi phối, tác động tới lựa chọn của học sinh THPT. Từ đó, khái quát và tìm hiểu xu thế chung của giới trẻ trong việc lựa chọn ngành nghề của họ. Bên cạnh đó, đề tài còn mong muốn tìm hiểu nhận thức của học sinh về nghề nghiệp mà mình lựa chọn và muốn có được trong tương lai, nguyên nhân dẫn tới sự nhận thức đó. Từ đó, có thể đưa ra cho học sinh THPT những biện pháp có khả năng hữu ích, giúp họ định hướng cho bản thân trong việc lựa chọn những việc làm nghề nghiệp thích hợp.
Trong đề tài này, chúng tôi có sử dụng 1 số lý thuyết xã hội học như lý thuyết cơ cấu - chức năng (T. Parsons), lý thuyết tương tác biểu trưng ( G. Mead). Qua điều tra thực tế, chúng tôi muốn kiểm nghiệm, bổ sung và hoàn chỉnh thêm các kiến thức xẫ hội học đã có. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn tìm ra được những nét quy luật mới, góp phần làm phong phú thêm cho hệ thống lý luận xã hội học.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Qua đề tài, chúng tôi muốn làm rõ thực trạng chọn ngành nghề trong tương lai của học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội. Thông qua đó chỉ ra những điều bất cập, những vấn đề còn tồn tại, còn chưa phù hợp trong xu hướng lựa chọn của họ. Ngoài ra, đề tài còn làm rõ nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Từ đó, đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn giúp cho các nhà quản lý có thêm những cơ sở khoa học, để hoạch định chính sách cho phù hợp hơn với thực tế, đặc biệt là những chính sách GD - ĐT.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT;
- Giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về dự định nghề nghiệp trong tương lai của mình;
- Tìm ra xu hướng chính, ở học sinh THPT nói riêng và ở giới trẻ nói chung, trong lựa chọn việc làm nghề nghiệp của họ.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Lựa chọn và vận dụng một số lý thuyết xã hội học (thuyết tương tác biểu trưng, thuyết cơ cấu - chức năng) để làm rõ định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT.
- Tiến hành khảo sát (phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi) một số nhóm học sinh THPT để có dữ liệu thực tế phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phân tích dữ liệu, tìm ra những yếu tố tác động đến lựa chọn của học sinh THPT. Từ đó, đưa ra những kết quả có tính thuyết phục, đáp ứng mục tiêu của đề tài.
4. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứư:
Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu:
Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội cụ thể là 3 trường THPT : Việt Đức, Trần Phú và Amsterdam.
- Thời gian nghiên cứư:
Cuối tháng 2 đến cuối tháng 3.
* Khách thể nghiên cứu:
Học sinh của 3 trường THPT : Việt Đức, Trần Phú và Amsterdam
5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích tài liệu:
Chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các bài báo, các đề tài nghiên cứu, khoá luận tốt nghiệp được đánh giá cao và những tài liệu khác có liên quan đến vấn đề này nhằm đưa ra những thông tin cần thiết phục vụ nghiên cứu.
* Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Bảng hỏi được xây dựng 1 cách logic, có nguyên tắc dựa theo nội dung của đề tài nhằm thu nhận các thông tin đáp ứng yêu cầu đề tài.
* Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phương pháp này được thực hiện ở 1 số cá nhân nhằm thu thập thêm thông tin và kiểm tra tính xác thực của bảng hỏi.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Định hướng của học sinh THPT là thiếu cơ sở chắc chắn do thiéu thông tin về các trường, ngành nghề mà mình lựa chọn.
- Việc phần đông học sinh THPT nộp đơn thi vào CĐ-ĐH phải chăng là có sự sai lệch trong quan niệm, cách thức nhìn nhận xã hội? Việc thi vào CĐ-ĐH liệu có phải là con đường duy nhất của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp?
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Lao động, việc làm và nghề nghiệp là một vấn đề được rất nhiều nhà khoa học quan tâm ngiên cứu. Mặt khác, khi nghiên cứu vấn đề này, các tác giả thường hay đặt mục tiêu tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp, về những dự định việc làm nghề nghiệp, và nói chung, về hiện trạng lao động - việc làm - nghề nghiệp xã hội của giới trẻ.
Trên bình diện định hướng việc làm nghề nghiệp ở thanh niên, nhiều tác giả đặc biệt quan tâm tới đối tượng là những học sinh sắp kết thúc trường THPT. Các tác giả thường nhấn mạnh giá trị việc làm, bên cạnh nhiều giá trị khác của xã hội mà thanh niên cần hướng tới, hay những yếu tố khác như nơi làm việc, cơ quan, khu vực làm việc...
Tuy nhiên, đề tài của chúng tôi khi thực hiện trên địa bàn Hà Nội muốn tìm ra những điểm mới trong nhận thức, xu thế của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp trước sự thay đổi của nền kinh tế đất nước cùng với những yếu tố khác như : khoa học kĩ thuật, thông tin đại chúng đã tác động tới nhận thức, tư duy của học sinh như thế nào? Từ đó, đưa ra sự thay đổi lớn nhất là trong tư duy, nhận thức cuả học sinh THPT đối với xã hội và suy nghĩ của họ về công việc của mình trong tương lai .
II. Các khái niệm và lý thuyết liên quan
1. Các khái niệm
- Nghề nghiệp:
Nghề nghiệp hay hoạt động nghề nghiệp được hiểu là hoạt động phục vụ cho cơ sở tồn tại và hướng vào việc kiếm sống, việc này phải làm miệt mài, lâu dài và để hoàn thành cần có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm (trình độ chuyên môn) theo tổ hợp đặc biệt.
- Xã hội học nghề nghiệp:
Không thể không có một ngành xã hội học nghề nghiệp độc lập. Nó đề cập tới rất nhiều cách đặt vấn đề mà theo đó phân tích các lĩnh vực khác nhau: nghề nghiệp đào tạo nghề, hoạt động nghề nghiệp, vị thế nghề nghiệp và không có sự kiêng kỵ “ lĩnh vực đối tượng”
- Phân giới:
Tâm lý học nghề nghiệp: vấn đề thích hợp và sở thích với việc đào tạo và hoạt động trong ngành nghề hoặc lĩnh vực nghề nghiệp nhất định (tư vấn nghề gnhiệp, tư vấn lao động), nghiên cứucác điều kiện chỗ làm việc và đặc trưng hoạt động nghề nghiệp, giáo dục học nghề nghiệp: vấn đề truyền thụ năng lực, kỹ năng và kiến thức đặc trưng nghề nghiệp, mở rộng nghề nghiệp trong giáo dục chủ ý và chức năng trong khi đang học nghề.
- Tương lai - phát triển - các vấn đề của ngành:
Đã có thảo luận rằng nghề nghiệp đã mất chức năng của nó là tạo cho con người ý nghĩa cuộc sống của mình. Nhiều người vẫn tiếp tục hỏi về sự phát triển của các nghề dù là họ đang ở “ngưỡng thứ nhất” khi chuyển tiếp từ phổ thông. họ muốn quyết định học một nghề có triển vọng tương lai hoặc họ đã học nghề xong và đang ở “ngưỡng thứ hai” và họ đã không tìm được việc làm trong nghề đã học. Những người này và tất cả những người liên quan đến tư vấn cha mẹ, giáo viên dạy nghề, nhà tư vấn nghề nghiệp, nhà tư vấn lao động và người giới thiệu việc làm vẫn hỏi về tương lai của nghề nghiệp.
2. Các lý thuyết
2.1. Thuyết cơ cấu chức năng của Parsons
Theo Parsons, xã hội là một chỉnh thể, hệ thống bao gồm nhiều tiểu hệ thống có quan hệ chặt chẽvới nhau. Trong hệ thống xã hội, hệ thống hành vi được coi là nền tảng, cơ sở, nhờ nó mà con ngừơi có khả năng thích ứng với môi trường xung quanh.
Vận dụng lý thuyết này, chúng tôi muốn tìm hiểu hành vi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT cùng với những tác động của nhiều yếu tố khác : gia đình, bạn bè, giới tính... đến sự lựa chọn này.
2.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng
Người đại diện là G. Mead. Các tác giả đi theo thuyết này cho rằng xã hội bao gồm nhiều nhóm nhỏ với những vai trò cá nhân.
Vận dụng lý thuyết này, chúng tôi xem xét hành vi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT như biểu hiện của hành động xã hội có ý thức. Từ đó, dẫn tới nhận thức về vấn đề nghề nghiệp - việc làm của học sinh THPT.
CHƯƠNG II :
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Hà Nội được coi là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước. Vì thế, tại đay là địa bàn tập trung một số lương lớn các trương THPT. Cả thành phố hiện nay có 134 trường vơi 182.477 học sinh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở 3 trường: Việt Đức, Trần Phú ở quận Hoàn Kiếm và Amsterdam ở quận Đống Đa.
Trường Trần Phú là một trường THPT có bề dày lịch sử đáng kể ở Hà Nội. Đây chính là trường THPT Hoàn Kiếm hay, xa hơn nữa, là trường Anbe Saro. Hiện tại, trường có khoảng 2000 học sinh, mỗi khối 10,11,12 có khoảng 15 lớp, trong đó có 2 lớp chuyên ban A và 2 lớp chuyên ban D. Trong quá trình hoạt động, trưòng đã đạt nhiều thành tích cao về học tập cũng như các hoạt động phong phú khác.
Cùng nằm trong một quận với trường Trần Phú là THPT Việt Đức. Đây cũng được coi là trường điểm của quận trong mọi hoạt động, phong trào. Mỗi khối của trường có khoảng 20 lớp. Thầy và trò trường Việt Đức luôn dành nhiều thứ hạng cao trong học tập và các hoạt động ngoại khoá khác của quận nói riêng và thành phố nói chung.
Trường THPT Amsterdam là một trong nhiều trường chuyên có uy tín của thành phố.Trường có nhiều lớp chuyên như : Anh, Toán, Văn, Tin, Lý, Hoá, Sinh... Trong những năm qua , trường có nhiếu thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Có thể, mẫu lựa chọn của chúng tôi là chưa thực sự đầy đủ về tính đại diện, nhưng chúng tôi đã tiến hành ở các lớp khác nhau: lớp chuyên, lớp chọn và cả lớp thường.
II. Thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT
Phân tích dữ liệu điều tra bằng bảng hỏi tại 3 trường THPT : Việt Đức, Trần Phú và Amsterdam, chúng tôi thu được những kết quả như sau:
1. Lựa chọn của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp
Qua điều tra thấy rằng, tỷ lệ học sinh dự định sẽ thi ĐH, CĐ sau khi tốt nghiệp THPT chiếm tỷ lệ khá cao (78,32%). Thực tế cho thấy rằng ở Hà Nội hiện nay, những gia đình khá giả ,có điều kiện thường đầu tư cho con em đi học tiếp ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp THPT. Và có thể nói đây là một trong những con đường tốt nhất để con em họ có được những ngành nghề vững vàng, ổn định trong tương lai. Do đó số học sinh dự định đi du học chiếm tỷ lệ không nhỏ (9,09%). Trong khi đó, 1 số ít học sinh khác thay cho dự định sẽ chọn ngành nghề cho mình thông qua các trường ĐH, CĐ thì lại quyết tâm đi làm ngay sau khi tốt nghiệp. Số này chiếm 2,79%.
Bảng 1. Lựa chọn của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra)
Học ĐH
Đi du học
Đi làm
Học nghề
Chưa rõ
Phương án khác
78,32%
9,09%
2,79%
0,72%
4,19%
4,89%
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT, việc thi vào ĐH, CĐ không phải là con đuờng duy nhất để họ có được 1 ngành nghề tốt như mong đợi. Thế hệ trẻ ngày nay đã linh hoạt hơn trong việc chọn ngành, chọn nghề. Họ biết lựa chọn cho mình 1 hướng đi phù hợp với hoàn cảnh, khả năng của bản thân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó cũng có 1 số ít học sinh dự định học nghề sau khi tốt nghiệp (0,92%); hay có 4,19% các em vẫn chưa xác định rõ ràng nghề nghiệp trong tương lai của mình. Tuy nhiên không phải tất cả học sinh THPT đều chọn những dự định trên, họ còn có những phương án khác như: thi ĐH nếu trượt thì đi du học, lấy vợ,lấy chồng, buôn bán nhỏ...
2. Xu hướng kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay
Theo số liệu của chúng tôi sau khi điều tra được thì có 88,82% học sinh THPT sẽ theo học các lớp ôn, luyện thi. Thực ra, đây cũng là 1 thực tế rất phổ biến trong giới học sinh hiện nay, đặc biệt là học sinh lớp 12. Bởi tâm lý chung của các sĩ tử cuối cấp cho rằng đi ôn thi ĐH thì an tâm hơn, các thầy cô luyện thi lâu năm sẽ cung cấp nhiều hơn, đầy đủ hơn kiến thức và cách làm bài. Do đó theo họ thì họ có thể yên tâm hơn khi vào phòng thi vì đã được học ôn nhiều dạng, nhiều bài. Bên cạnh đó, số học sinh không đi ôn tại các lớp luyện thi là 11,18% cao hơn mọi năm. Số học sinh này lựa chọn như vậy là có nhiều lý do khác nhau:
Bảng 2. Những lý do khiến học sinh THPT không đi ôn tại các lớp luyện thi
Không thi
31,25%
Gia đình không có điều kiện
12,5%
Tự ôn
25%
Không có thời gian
12,5%
Học nhiều quá
25%
Phương án khác
12,5%
Chiếm số lượng cao nhất là những học sinh không thi ĐH, CĐ (31,25%) nên họ không đi ôn thi. Có thể sau khi tốt nghiệp THPT, số học sinh này sẽ đi làm, học nghề hay có những lựa chọn khác cho bản thân. Một số khác không ôn luyện thi vì gia đình không có điều kiện cho học theo học các lớp đó. Số học sinh này chiếm tỷ lệ 12,5% trong tổng số học sinh không đi ôn thi. Theo điều tra của chúng tôi thì có 1 số lưọng học sinh không đi ôn là do không có đủ thời gian (12,5%). Tuy nhiên, bên cạnh đó có 25% học sinh tự ôn ở nhà. Với những thay đổi như hiện nay của Bộ GD- ĐT, như việc thay đổi cách ra đề thi khi đề chỉ tập trung vào chương trình cơ bản của sách giáo khoa thì việc 1 số lượng không nhỏ các em ở nhà tự ôn là 1 điều đáng mừng. Điều đó chứng tỏ các em đã sắp xếp được thời gian học hợp lý và hoàn toàn tin tưởng vào khả năng, năng lực của mình. Ngoài ra còn có số học sinh chọn phương án khác . Trong đó có 12,5 % dự định đi du học và 6,25% không đến lớp ôn luyện vì cho rằng như thế thì học nhiều quá.
Cũng theo điều tra của chúng tôi về sụ lựa chọn khối thi thì:
Đứng đầu về tỷ lệ lựa chọn là khối D (37,76%). Đây cũng là điều dễ hiểu vì ở Hà Nội hiện nay, ngoại ngữ đang dần trở thành 1 môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông cũng như trong cuộc sống sau này của mỗi con người. Thêm nữa, học 3 môn Toán - Văn - Anh sẽ là toàn diện hơn cả. Điều này sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho học sinh khối D so với các khối khác. Đứng thứ hai về tỷ lệ lựa chon là khối A (29,37%) tiếp theo là khối C (4,19%), khối B (3,49). Điều bất ngờ là theo kết quả điều tra có 18,2 % học sinh chọn 2 khối. Đúng là khi thi 2 khối thì cơ may đỗ ĐH sẽ được nhân đôi vì thế những học sinh có năng khiếu về nhiều môn học, thuộc các khối khác nhau đã quyết định ôn cả 2 khối. Ví dụ như có rất nhiều học sinh hiện nay chọn 2 khối là :khối A&khối B hay khối A&khốiD. Ngoài ra, có 6,99% học sinh là thi khối khác, chứng tỏ xu thế chọn khối thi của học sinh THPT cũng rất đa dạng.
Bảng 3. Lựa chọn khối thi của học sinh THPT
Khối A
Khối B
Khối C
Khối D
2 khối
Khối khác
29,37%
3,49%
4,19%
37,76%
18,2%
6,99%
Cũng qua nghiên cứu, chúng tôi được biết có 75,36% số lượng học sinh được hỏi, trả lời là “đã lựa chọn đựơc” trường thi. Với việc đã lựa chọn được trường thi, học sinh sẽ xác định được hướng đi, cách học phù hợp, từ đó học sinh sẽ chủ động và tự tin hơn trong cách học và cả trong khi đi thi. Bên cạnh đó có 24,64 % chưa lựa chon được trường thi của mình. Những học sinh này dễ lâm vào thế bị động trong cách học nhưng cũng có thể vì họ chưa chọn được khối thi, ngành thi phù hợp với bản thân.
Trong khi điều tra, khi đựơc hỏi là những thay đổi của Bộ GD - ĐT liệu có ảnh hưởng đến lựa chọn của học sinh thì chúng tôi đã nhận được kết quả như sau:
Bảng 4. Những thay đổi của Bộ GD - ĐT có ảnh hưởng đến lựa chọn của học sinh
Có thay đổi
Không thay đổi
Không có ý kiến
19,58%
79,02%
1,4%
Với con số là 79,2% số lượng học sinh không có thay đổi gì trước những thay đổi của Bộ GD - ĐTthì đây quả là điều đáng mừng vì chứng tỏ những em này đã định hướng rõ ràng nghề nghiệp cho mình cũng như chuẩn bị khá đầy đủ cho kỳ thi ĐH, CĐ. Còn 19,58% học sinh là có bị ảnh hưởng. Có thể là các em chưa tự tin vào năng lực của bản thân. Chính vì thế mà những thay đổi trong cơ chế thi đã ảnh hưởng và tác động ở một mức độ nhất định đến những học sinh đó. Khi những thay đổi trong cơ chế thi dẫn đến những thay đổi trong điểm sàn xét tuyển thì khả năng đỗ ĐH, CĐ sẽ không còn đễ dàng nữa. Vì thế, họ cần phải cập nhật thêm thông tin. Còn lại, 1,4% số học sinh không có ý kiến về vấn đề này có thể đối với các em thì năng lực bản thân mình là chính. Nếu thực sự giỏi thì dù Bộ có thay đổi thế nào, các em vẫn có đủ sự tự tin khi tham gia kỳ thi ĐH, CĐ.
3. Các ngành nghề được lựa chọn và các yếu tố tác động đến sự lựa chon đó
Theo kết quả điều tra của chúng tôi thì hiện nay có 5 ngành nghề được lựa chọn cao nhất là:
Bảng 5. Những ngành nghề được học sinh THPT lựa chọn nhiều nhất
Không biết
40,56%
Kinh tế, thương mại, tài chính
25,87%
Nhiều ngành
9,09%
Khoa học xã hội
6,99%
Y tế
4,89%
Ngành khác
12,6%
Hiện nay, học sinh THPT lựa chọn nghề nghiệp theo xu hướng phát triển của xã hội. Thế nhưng, có một bộ phận học sinh vẫn chưa xác định được ngành nghề của mình (40,56%). Vậy nguyên nhân là do đâu? Chúng ta cần nhìn lại công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Thông qua những buổi học nghề, những buổi nói chuyện, hướng dẫn của thầy cô trong vấn đề nghề nghiệp sẽ giúp học sinh biết được khả năng, năng lực của mình phù hợp với ngành nghề nào? Thế nhưng giáo dục thế nào để các em tiếp thu , hứng thú thì không phải là đơn giản. Việc giáo dục hướng nghiệp giờ đây không phải là vấn đề của riêng ngành giáo dục mà là vấn đề chung của toàn xã hội bởi học sinh THPT chính là nguồn nhân lực quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên bên cạnh một số lượng lớn học sinh không biết lựa chọn ngành nghề nào, còn lại các em cũng đã xác định được ngành nghề của mình. Cao nhất vẫn là các ngành kinh tế, thương mại, tài chính (25,87%), rồi đến khoa học xã hội (9,09%), y tế (4,89%), khoa học tự nhiên, sư phạm, kiến trúc, nghệthuật...(12,6%). Khi được hỏi, nhiều em tuy đã xác định được một số ngành nghề nhưng còn phân vân chưa chọn chính xác ngành nghề nào. Con số này không phải là nhỏ (9,09%). Trong điều tra của chúng tôi, giới tính cũng là một yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT. Ví như : những ngành liên quan đến khoa học tự nhiên, kỹ thụât, xây dựng...thường có xu hướng nhiều nam học sinh lựa chọn hơn là nữ; hay những ngành khoa học xã hội tuy có nam nhưng số lượng không phải là nhiều nếu không muốn nói là quá ít. Tuy nhiên cũng có những ngành thì tỷ lệ nam nữ là tương xứng như những ngành liên quan đến kinh tế, thương mại, tài chính...
Theo thông tin chúng tôi điều tra thì có không ít nguyên nhân tác động đến sự lựa chọn của học sinh THPT. Như một em học sinh đã nói “ Học kinh tế là sở thích của em. Nó phổ biến, dễ kiếm tiền, phù hợp với con gái. Công việc này cũng dễ xin việc”.
Theo số liệu thống kê thì:
Bảng 6. Những tác động đến sự lựa chọn của học sinh THPT
Định hướng hứng thú bản thân
48,95%
Mong muốn của cha mẹ
8,38%
Tác động của bạn bè, người quen, thông tin đại chúng
2,79%
Đã có sẵn đầu ra
3,49%
Do không có điều kiện học tiếp nên đi làm
0,69%
Nhiều nguyên nhân
35,7%
Như vậy, đa số học sinh đều lựa chọn theo phương án định hướng hứng thú bản thân (48,95%). Con số này cho thấy các em đã tự lập hơn trong việc lựa chon ngành nghề của mình. Cùng với việc lựa chọn theo sở thích,hứng thú, các em đã nhận thức rõvề khả năng, năng lực của bản thân. Bên cạnh nguyên nhân này, nhiều học sinh nói với chúng tôi rằng các em lựa chọn như vậy là do mongmuốn của cha mẹ. Trong xã hội hiện nay, một bộ phận học sinh (8,38%) đã dành phần quyết định chọn ngành nghề của bản thân cho cha mẹ mình. Các em đó suy nghĩ việc lựa chon ngành nghề không phải là nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ của mình chỉ là cố gắng hết sức bởi các em hoàn toàn tin tưởng vào những ý kiến, suy nghĩ với những kinh nghiệm sống của cha mẹ mình.
Tuy nhiên theo điều tra của chúng tôi, không ít những trường hợp đã lựa chọn nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là kết hợp cả 2 yếu tố trên (35,7%). Cha mẹ của các em này, họ là những cán bộ, những người có học vấn cao, có kinh nghiệm sống nên có thể tham gia đóng góp ý kiến, phân tích để các em hiểu rõ còn phần quyết định thuộc về các em. Điều này sẽ giúp các em có tự tin hơn với lựa chọn của mình. Thế nhưng cũng có những trưòng hợp ngược lại, có em đã nói với chúng tôi rằng các em thích ngành đó nhưng cha mẹ các em lại muốn các em vào ngành khác để dễ xin việc khi ra trường. Lại có em nghĩ năng lực của mình không đủ sức thi ĐH, CĐ nhưng bố mẹ các em thì rất muốn các em ngồi trên giảng đường đại học nên các em đành làm theo ý của cha mẹ dù biết khả năng vào ĐH, CĐ của mình là rất mong manh. Với những ý kiến của các em như đã nêu trên, chúng tôi thiết nghĩ bố mẹ là rất quan trọng nhưng chăng cha mẹ chỉ nên dừng lại ở việc đưa ra ý kiến, suy nghĩ còn phần quyết định hãy dành cho con em mình vì chúng là người hiểu rõ bản thân hơn ai hết?
Bên cạnh tất cả những nguyên nhân trên, có 3,49% học sinh lựa chọnlà ngành nghề có sẵn đầu ra. Những em này phải chăng thực tế hơn? Các em cho rằng giờ đây khi lựa chọn ngành nghề thì sở thích không phải là vấn đề quan trọng bởi ngành nghề đó sau khi được đào tạo mà không có nơi ứng dụng, thực hành thì cũng chẳng để làm gì. Còn 2,79% các em lựa chọn là do tác động của ban bè, người quen, thông tin đại chúng vì một lý do khá đơn giản là các em chưa định hướng tốt hay gia đình, người thân và ngay chính bản thân các em cũng chưa nhận biết đầy đủ thông tin về ngành nghề. Điều này chứng tỏ thông tin đại chúng cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc lựa chọn của các em. Ngoài ra, còn một số ít các em (0,69%) đã chọn giải pháp đi làm do không có điều kiện theo học tiếp.
4. Khó khăn, thuận lợi khi lựa chọn
Một vấn đề mà chúng tôi cho là không kém phần quan trọng trong việc lựa chọn của học sinh THPT, đó là việc các em nhận thức được những khó khăn và thuận lợi khi lựa chọn. Trong tổng số lượng phiếu thu được thì có 95,8% học sinh đã nhận thức được khó khăn và thuận lợi và một phần nhỏ còn lại là 4,2% thì không nhận thức được. Điều này chứng tỏ học sinh đã có ý thức tự giác với việc định hướng nghề nghiệp của bản thân, đã xác định được những thuận lơi, khó khăn nảy sinh khi mình lựa chọn.
Theo thống kê của chúng tôi thì các em đã có những thuận lợi sau:
Bảng 7. Những thuận lợi của học sinh THPT khi lựa chọn
Có lòng say mê, ham thích
56,5%
Được gia đình ủng hộ
28,9%
Có kinh nghiệm từ gia đình, họ hàng, người quen
10,5%
Phương tiện học tập thuận lợi ( xe cộ đi lại, trang thiết bị...)
4,1%
Như vậy học sinh THPT đã đưa ra được những nhân tố thúc đẩy sự lựa chọn nghề nghiệp của mình. Lòng say mê, ham thích chính là động lực lớn nhất mà phần đông học sinh lựa chọn. Bên cạnh đó là sự tác động không nhỏ từ phía gia đình, thông tin đại chúng và những cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập, cho nghề nghiệp lựa chọn. Bên cạnh thuận lợi, các em cũng đã nhận thức được những khó khăn mà mình gặp phải.
Bảng 8. Những khó khăn của học sinh THPT khi lựa chọn
Không hứng thú mấy
14%
Gia đình không đồng ý
8,4%
Không có những hiểu biết, thông tin, kinh nghiệm về nghề nghiệp đó
35%
Thiếu phương tiện học tập
4,9%
Không có khó khăn
26,5%
Phương án khác
11,2%
Như vậy với những số liệu trên, chúng ta đều nhận thấy rằng sự thiếu hiểu biết về trường học, ngành nghề là khó khăn lớn nhất đối với hầu hết các học sinh THPT. Tuy là đã chọn trường, chọn nghề nhưng thực tế nhiều em không có những thông tin cụ thể về trường và ngành đó ra sao? Đây được coi là tình trạng phổ biến của học sinh THPT. Đây không chỉ là nỗi lo của riêng học sinh, phụ huynh học sinh mà còn đặt ra cho toàn xã hội : làm sao để học sinh THPT hiểu hết được những định hướng tương lai của mình?
Bên cạnh đó, các yếu tố : gia đình, hứng thú, phương tiện học tập cũng là những khó khăn trở ngại cho việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT.
Với thực tế nước ta hàng năm số học sinh tốt nghiệp lớp 12 tăng lên nhanh chóng trong khi đó chỉ tiêu tuyển sinh vào ĐH, CĐ tăng không đáng kể, số dư trong nỗi thất vọng tìm kiếm một nghề nghiệp của lớp trẻ càng nhiều hơn sau mỗi năm. Vì vậy,việc xác định trước những khó khăn thuận lợi là vô cùng cần thiết vì điều đó sẽ phần nào giúp học sinh có định hướng rõ ràng, nâng cao sự tự giác bản thân với nghề nghiệp.
Với những khó khăn trước mắt, học sinh THPT đã khắc phục được?
Đã khắc phục được
Chưa khắc phục được
Không có ý kiến
15,38%
57,34%
27,3%
Bảng 9.
Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy có một lượng lớn học sinh đã nhận thức được khó khăn nhưng lại chưa khắc phục được. Đây có thể là do nguyên nhân khách quan và chủ quan của bản thân. Nếu như những khó khăn như không hiểu biết về trường, về ngành mình lựa chọn, không hứng thú với ngành đó thì đây thuộc về lỗi chủ quan. Những học sinh này, theo chúng tôi cần phải chủ động hơn nữa để tìm kiếm những thông tin về ngành nghề mà mình đã lựa chọn, có thể tìm kiếm trên báo, đài hay từ bạn bè, người quen... Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân khách quan khiến cho học sinh chưa khắc phục được như cha mẹ không đồng ý, thiếu phương tiện học tập...Điều này rất cần sự quan tâm của cha mẹ, xã hội...
Bên cạnh đó, có 15,38% học sinh đã khắc phục được khó khăn và 27,3% không có quan niệm gì về vấn đề này. Đáng mừng cho những học sinh đã khắc phục được khó khăn, từ đó các em có thể vững tin hơn để đi theo ngành nghề mà mình đã lựa chọn. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là tại sao số lượng học sinh không có ý kiến lại khá cao như vậy? Phải chăng những em này không thật sự quyết tâm với ngành nghề mà mình lựa chọn, các em không chịu nỗ lực, cố gắng? Vì thế, theo chúng tôi các em này rất cần sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè... giúp các em có những định hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn ngành nghề.
5. Mong muốn về công việc trong tươnglai
Theo thông tin chúng tôi thu thập thì mong muốn của học sinh về công việctrong tương lai là:
Có thu nhập cao
20,9%
Có nhiều thời gian rỗi
2,09%
Phù hợp với khả năng ngành học
14,68%
Dễ thăng tiến
1,4%
Hai phương án trở lên
58,04%
Phương án khác
2,8%
Bảng 10. Những mong muốn của học sinh THPT về nghề nghiệp trong tương lai
Như vậy, ta có thể thấy hơn nửa số học sinh được hỏi chọn hai phương án trở lên chứng tỏ đa số các em đều có nhiều hoài bão, ước mơ về công việc trong tương lai của mình. Đứng thứ hai là lựa chọn “có thu nhập cao” (20,9%). Vị trí này không gây bất ngờ với chúng tôi. Đây được coi là điều tất nhiên trong cuôc sống. Giới trẻ ngày nay thường lao đầu vào làm việc miễn sao là kiếm được nhiều tiền. Họ không quan tâm nhiều đến thời gian rỗi hay địa vị, chức tước của mình bởi thực tế trong xã hội hiện nay có nhiều người có chức tước nhưng lại không có nhiều tiền. Vì vậy, chỉ có 2,09% lựa chọn phưong án “ Có nhiều thời gian rỗi”, 14,68% “phù hợp với ngành học” , 1,4% chọn “ dễ thăng tiến” và 2,8% là “ phương án khác”.
Với câu hỏi : “ Bạn có dự định học nhiều hơn 1 ngành nghề?”, chúng tôi đã nhận được câu trả lời như sau:
Có
Không
Chưa xác định
59,44%
9,79%
30,77%
Bảng 11. Dự định của học sinh THPT có lựa chọn thêm 1 ngành nghề
Theo chúng tôi, “dự định” đó mới chỉ mang nguyên nghĩa “dự định”, nghĩa là các em mới có một ý định, phương hướng, mới chỉ có một mong muốn, nhu cầu, hứng thú là như vậy. Dự định này có thể thay đổi trong những điều kiện nhất định sau khi các em tốt nghiệp phổ thông và thực sự bắt tay vào học những cấp bậc cao hơn. Tuy nhiên, ta cũng không thể loại trừ giả thiết thứ hai, đó là những học sinh thực sự có mong muốn hay nhu cầu đựoc học nhiều ngành nghề để có thể làm nhiều công việc trong tương lai, sử dụng hết năng lực của mình. Và ta cũng không thể bỏ qua giả thiết : sự lựa chọn này xuất phát từ dự định “học tập” - nghiã là những học sinh đó sẽ theo học những ngành nghề khác nhau để hỗ trợ cho nhau, nâng cao kiến thức với mục đích làm thật tốt công việc trong tương lai của mình hay bảo đảm hơn hơn cho vấn đề xin việc sau này. Ta nhận thấy, một điều dễ hiểu đó là tỷ lệ khá cao những học sinh phổ thông xác định chưa rõ mình sẽ theo học một ngành nghề hay nhiều hơn. Bởi vì sự lựa chọn này đối với học sinh phổ thông thường chưa rõ ràng, và trước mắt các em vẫn còn hai kỳ thi: kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi ĐH, CĐ - những vấn đề có thể làm các em thay đổi lựa chọn của mình. Đối với những lựa chọn chỉ theo học một ngành nghề - điều này cũng tương đối dễ hiểu vì nhiều người thường muốn một công việc ổn định, đạt kết quả cao và nói chung chỉ cần làm tốt một nghề nghiệp là có thể giúp ổn định cuộc sống.
Dù kết quả trên là sự tổng hợp của nhiều giả thiết thì đó cũng được coi là một tín hiệu đáng mừng. Để đưa ra sự lựa chọn như vậy, các em học sinh THPT chắc chắn đã có một sự tự tin vào bản thân, có tinh thần ham học hỏi, mong muốn vươn lên tầm cao mới về tri thức để có thể sánh vai với thế hệ trẻ thế giới.
Để có một ngành nghề như mong đợi trong tương lai, học sinh THPT nghĩ rằng mình cần phải có những gì ?
Tiền, quyền thế
9,1%
Kiến thức
8,39%
Kinh nghiệm
10,49%
Nhiều phương án
69,93%
Phương án khác
2,09%
Bảng 12. Những yếu tố học sinh THPT cần trang bị cho nghề nghiệp tương lai
Dựa vào bảng thống kê trên, ta nhận thấy số lượng học sinh lựa chọn “tiền và quyền thế” tuy không cao nhưng cũng không phải là nhỏ (9,1%). Điều này cho thấy một sự dựa dẫm, thiếu chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp khi các em chỉ trông chờ vào gia đình, người quen. Sự thiếu chủ động và thiếu tính năng động này có thể ảnh hưởng đến sự bắt kịp của nước ta đối với các nước khác trên thế giới. Song, cũng có một tỷ lệ khá ngang bằng số học sinh cho rằng kiến thức (8,39%) và kinh nghiệm (10,49%) mới là nhân tố quan trọng nhất để có được một công việc như mong đợi. Chúng tôi khá bất ngờ vì cókhông ít em chọn kinh nghiệm quan trọng hơn kiến thức. Đây được coi là cách nhìn mới so với cách nhìn và thói quen cũ khi chỉ luôn chú trọng vào sách vở mà thiếu hụt nhiều kinh nghiệm. Có một tín hiệu đáng mừng là đa phần học sinh THPT cho rằng cần nhiều yếu tố để có được một ngành nghề như mong đợi trong tương lai. Trong đó hầu hết các em đều lựa chọn hai yếu tố kiến thức và kinh nghiệm. Các em này cho rằng hai yếu tố này hỗ trợ cho nhau trong công việc của các bạn trẻ và nâng tầm người Việt cao hơn. Điều đó cho thấy người Việt trẻ ngày nay đã không còn xem nhẹ yếu tố kinh nghiệm mà đã gắn nó vào kiến thức để biến chúng thành bộ đôi công cụ sắc bén trong việc tạo lập nghề nghiệp tương lai. Bên cạnh đó cũng cần nhắc tới những phương án khác mà các bạn đưa ra (2,09%) trong đó chủ yếu là lòng say mê và tài năng. Đây cũng là hai yếu tố hết sức căn bản, quan trọng và có giá trị trong việc tạo lập nghề nghiệp mong muốn trong tương lai được học sinh THPT quan tâm.
6. Thái độ, nhận xét của học sinh THPT đối với việc lựa chọn ngành nghề của bản thân nói riêng và giới trẻ nói chung trong tương lai
Về vấn đề “Thế hệ trẻ ngày nay chỉ quan tâm đến thu nhập, không cống hiến hết mình cho ngành nghề đã lựa chọn, không có tinh thần trách nhiệm cao, không cống hiến hết mình cho ngành nghề”, chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau.
Đồng ý
Không đồng ý
Trung gian
Không có ý kiến
23,78%
28,67%
35,66%
11,89%
Bảng 13. Ý kiến của học sinh THPT về trách nhiệm, sự cống hiến cho nghề nghiệp
Có 23,78% số học sinh được hỏi đồng ý với ý kiến trên. Các em nói rằng “Không cần làm hết mình, có thu nhập cao là được”, hay “không làm vậy là thiệt”.Các em này cho rằng nguyên nhân của việc này là do nhận thức, hay có em cho rằng “vì đây không phải thời bao cấp.” Phải chăng thì chỉ trong thời bao cấp, người ta mới co lòng yêu nghề và tinh thần trách với nghề?. Có học sinh còn đề ra giả thuyết “không phải ai cũng yêu lao động”. Tuy nhiên, cũng có những hcọ sinh thể hiện rõ quan điểm là không đồng ý (28,67%). Những em này khẳng định “ngày nay còn rất nhiều bạn trẻ cống hiếi hết mình cho công việc, có tinh thần trách nhiệm cao...” và các em còn cho rằng “ giới trẻ bây giờ rất năng động, sáng tạo, tích cực hơn trong công việc của mình”. Tuy không phản ánh hết vấn đề nhưng đã đưa ra một góc nhìn về vai trò của gia đình trong việc giáo dục trách nhiệm và lòng yêu nghề của thế hệ trẻ.
Bên cạnh đó, chúng ta không thể bỏ qua ý kiến một số lượng lớn lựa chọn phương án “trung gian”, tức là tiếp cận vấn đề ở cả 2 mặt của nó. Điều bất ngờ là các em này đều có một quan điểm chung rằng: nếu không yêu nghề, không có trách nhiệm với nghề thì không thể có thu nhập cao. Có em cho rằng: “đây là thời buổi cạnh tranh cao, người nào không có cống hiến, trách nhiệm thì người đó bị đào thải. Có em đã lật ngược chiều của giả thiết “ thu nhập cao cũng chính là yếu tố quan trọng giúp người lao đọng cố gắng, hết mình với công việc.Thiết nghĩ cả 2 dòng ý kiến trên đều đúng là phản ánh tương đối đầy đủ mà thế hệ trẻ cần tiếp cận với công việc của mình trong thời đại ngày nay. Có em học sinh đã viết “Kiếm tiền không có gì là sai, quan trọng là phương pháp và ý nghĩa của nó” hay “ việc kiếm tiền là quan trọng nhưng không phải mục đích duy nhất”. Để giải quyết vấn đề này, có ý kiến cho rằng “không cần yêu nghề, chỉ cần có trách nhiệm là đủ” hay “ qua quá trình làm việc, họ sẽ nhận ra ảnh hưởng của sự thiếu trách nhiệm và họ sẽ thay đổi”
Khi được hỏi “ Bạn có nhận xét gì về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay?”, các em học sinh THPT hầu hết tập trung theo hai ý kiến. Một là: xu hướng nghe theo ý kiến của cha mẹ, không có dự định rõ ràng của bản thân theo kiểu “cha mẹ bảo gì thì làm nấy”. Hai là : chọn ngành nghề theo xu thế chung của xã hội, ngành nghề phải đáp ứng các yêu cầu như : có sẵn đầu ra, dễ thăng tiến, kiếm được nhiều tiền... Những em này cho rằng “bạn bè chọn trường gì thì chúng em chon trường ấy theo xu thế chung”.Tuy nhiên, cũng phải kể đến một bộ phận các em cho rằng cũng sẽ có nhiều người lựa chọn nghề nghiẹp là theo sở thích bản thân, tuy có sự tác động từ bên ngoài nhưng phần quyết định vẫn ở chính các em.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
Lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT đang là một vấn đề cần được quan tâm trong xã hội. Xu hướng chung của học sinh THPTở Hà Nội là học tiếp ĐH, CĐ và một số lựa chọn con đường du học. Tỷ lệ này là khá chênh lệch so với ở nông thôn. Điều này cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu học tập của con người ngày càng tăng cao đặc biệt là đối với học sinh THPT. Học tập sẽ giúp các em nâng cao trình độ, có khả năng hoà nhập cùng các bạn trẻ trên toàn thế giới. Từ đó cánh cửa đến với một việc làm tốt như mong đợi sẽ mở rộng hơn cho các em
Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn, các em cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, thuận lợi. Và để giúp đỡ các em vượt qua khó khăn không ai hết chính là bản thân, gia đình, bạn bè của các em.
Có thể nói rằng, nhận thức của hóc inh THPT về tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp đã ngày được nâng cao. Hầu hết các em đều đặt ra mục tiêu cho bản thân trong tương lai , đưa ra những yêu cầu về nghề nghiệp sát thực với bản thân. Hai yếu tố kinh nghiệm và tri thức luôn được các em đề cao và được coi là những yếu tố cần thiết mà các em cần trang bị cho nghề nghiệp của mình.
II. Khuyến nghị và giải pháp
Trên cơ sở phân tích và những đánh giá nêu ra trong bản báo cáo, chúng tôi xin được đưa ra một số khuyến nghị sau:
- Tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường phổ thông. Xây dựng cho học sinh những định hướng về nghề nghiệp trong tương lai của mình dựa vào khả năng, năng lực bản thân khi tham gia giáo dục hướng nghiệp.
- Các trường ĐH, CĐ cần có nhiều thông tin hơn nữa về vai trò ngành nghề đào tạo của trường đối với sự phát triển xã hội, sinh viên khi tốt nghiệp có điều kiện việc làm ra sao?...
- Củng cố vai trò nhà trường, thầy cô, gia đình trong việc cùng các em lựa chọn ngành nghề phù hợp đồng thời nâng ccao hơn nữa tính tự lập của bản thân mỗi học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU:
Người phỏng vấn : Nguyễn Bảo Ngọc
Người được phỏng vấn : NBN học sinh trường THPT Việt Đức
Người phỏng vấn : Chào bạn, tôi là sinh viên K49 Xã hội họ trưong Đại học KHXH - NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chúng tôi đang thực hiện đề tài “Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT”. Bạn có thể vui lòng trả lời những câu hỏi sau của tôi đựoc không?
Người được phỏng vấn : Tôi đồng ý.
Người phỏng vấn : Xin bạn cho biết bạ có dự định gì sau khi tốt nghiệp THPT?
Người được phỏng vấn : Tôi sẽ thi Đại học, học xong Đại học, tôi sẽ đi du học
Người phỏng vấn : Bạn có ôn thi Đại học không?
Người được phỏng vấn : Có
Người phỏng vấn : Bạn định thi khối gì?
Người được phỏng vấn : Khối D
Người phỏng vấn : Bạn đã chọn được trường mà mình định thi chưa?
Người được phỏng vấn :Tôi đã chọn được
Người phỏng vấn : Bạn có ý định làm ngành nghề gi?
Người được phỏng vấn : Kinh tế đối ngoại
Người phỏng vấn : Nguyên nhân của sự lựa chọn của bạn là gì?
Người được phỏng vấn : Do ý thức bản thân và do có người quen trong ngành nên dễ xin việc.
Người phỏng vấn : Bạn có nhận thức đầy đủ về những khó khăn, thuận lợi của mình khi lựa chọn nghề nghiệp này không?
Người được phỏng vấn : Có
Người phỏng vấn : Nếu có, bạn có thể nói rõ hơn về những thuận lợi của mình?
Người được phỏng vấn : Bố mẹ tôi cũng đồng ý và ủng hộ tôi học ngành này.
Người phỏng vấn: Khó khăn của bạn là gì?
Người được phỏng vấn : Hiện tại, tôi chưa gặp khó khăn gì nhiều. Ví dụ như: do có người quen trong ngành nghề này nên tôi đã nắm được khá rõ những thông tin cần thiết về ngành này, và tôi cũng tin tưởng vào năng lực vủa mình để có thể thi đỗ vào ngành này.
Người phỏng vấn : Những thay đổi trong cơ chế thi liệu có nảh hưởng đến lựa chọn của bạn?
Người được phỏng vấn : Cung có ảnh hưởng ít nhiều. Tôi không quan tâm đến những cơ chế nhiều lắm, tôi chỉ quan tâm xem liệu Bộ GD -ĐT có thay đổi mức điểm sàn hay không vì điều đó có ảnh hưởng đến điểm xét tuyển vào trường Đại học nơi tôi sẽ thi.
Người phỏng vấn : Bạn muốn công việc sau này của bạn như thế náo?
Người được phỏng vấn : Tôi mong công việc của tôi sẽ thu được mức lương cao và được nhiều người kính trọng
Người phỏng vấn :Bạn có dự định học nhiều hơn một ngành nghề không?
Người được phỏng vấn : Có. Vì tôi nghĩ điều đó là rất cần thiết, chúng ta nên có thêm một bằng Đại học nữa sẽ dễ xin việc hơn.
Người phỏng vấn : Bạn nghĩ mình cần trang bị cho bản thân những gì để có được một ngành nghề như mong đợi trong tương lai?
Người được phỏng vấn : Theo tôi, cần phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thì mới có thể có được một ngành nghề như mong đợi.
Người phỏng vấn : Có ý kiến cho rằng thế hệ trẻ ngày nay chỉ quan tâm đến thu nhập, không cống hiến hết mình cho ngành nghề đã lựa chọn, không có tinh thàn trách nhiệm cao và không có lòng yêu nghề. Bạn nghĩ gì về vấn đề nay?
Người được phỏng vấn : Theo tôi, cũng không nên khẳng định chắc chắn 100%. Vì không hẳn tất cả mọi người đều như vậy. Tôi thấy thanh niên bây giờ cũng rất ham học hỏi nhưng mục đích là để kiếm tiền, có kiếm được ra tiền thì mới cống hiến cho ngành nghề của mình, chỉ khi có tiền thì mới có tinh thần trách nhiệm cao. Nói chung, đây là vấn đề 2 mặt, ý kiến trên chỉ là một mặt của vấn đề.
Người phỏng vấn : Nhận xét chung của bạn về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT hiện nay?
Người được phỏng vấn : Bạn bè tôi thường nói rằng họ sẽ lựa chọnnhững ngành nghề kiếm được nhiều tiền, nhàn hạ, dễ thăng quan tiến chức. Theo tôi đos chính là xu hướng lựa chọn nghề của học sinh phổ thông hiện nay.
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO:
- Nguyễn Quý Thanh, Phạm Văn Quyết : Phương pháp nghiên cứu xã hội học. Đại học Quốc gia
- Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng : Xã hội học đại cương. Đại học Quốc gia
- Từ điển xã hội học
- Những bài viết trong báo “GD - TĐ”, “Thanh niên”... và khoá luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu có liên quan.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài- Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT.doc