Đề tài Định hướng phát triển các loại hình du lịch mới tại Nha Trang

Mục Lục Lời mở đầu1 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 2 1.1Căn cứ vào mục đích chuyến đi2 1.2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ. 4 1.3 Căn cứ vào sự tương tác của du khách đối với điểm đến du lịch. 4 1.4 Các cách phân loại khác:5 1.5 Ngoài các loại hình du lịch kể trên, có thể đưa ra một số loai hình du lịch mới như:6 PHẦN II: Giới thiệu Nha Trang và hoạt động, tiềm năng du lịch tại Nha Trang. 7 1.1 Sơ lược về Nha Trang. 7 1.2 Các địa điểm thu hút du lịch tại Nha Trang. 9 1.3 Các loại hình du lịch ở Nha Trang. 11 PHẦN III: Phát triển những loại hình du lịch mới và có tiềm năng phù hợp với Nha Trang. 13 3.1 Du lịch MICE13 3.2 Du lịch thiền- thư giãn. 15 3.3 Photo tour – loại hình du lịch mới hấp dẫn. 16 Phần IV: Giải pháp định hướng và phát triển những loại hình du lịch mới tại Nha Trang. 18 4.1 Tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc trưng của Nha Trang. 18 4.2 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch và nghiên cứu mở rộng thị trường. 19 4.3 Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch. 20 4.4 Mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế. 20 4.5 Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch. 21 Kết luận21

doc28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3730 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng phát triển các loại hình du lịch mới tại Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH MỚI TẠI ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM MÀ EM BIẾT Lời mở đầu Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây còn được biết đến như một thành phố của lễ hội: Festival Biển, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008, Hoa hậu Thế giới 2010,… Các bãi biển đẹp của thành phố này đã biến nơi đây trở thành một danh lam thắng cảnh thu hút khá nhiều du khách đến nơi đây. Nơi đây có khí hậu ôn hòa, giao thông thuận lợi cả về đường thủy, đường bộ, đường hàng không và đường sắt. Đặc biệt ở Nha Trang có nhà ga lớn nhất trong tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam. Tất cả các tuyến tàu lửa đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SN1-2, SN3-4 và gần đây có thêm chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang. Nha Trang với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử và nhân văn tạo dựng nên một Nha Trang có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng. Tất cả những thuận lợi đó giúp Nha Trang có thể tạo lập và phát triển những loại hình du lịch mới và đặc trưng của mình. PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Loại hình du lịch biểu hiện những nét đặc trưng của một nhóm khách du lịch. Vì vậy, việc phân biệt được các loại hình du lịch có ý nghĩa hết sức to lớn. 1.1 Căn cứ vào mục đích chuyến đi Mục đích chuyến đi là động lực thúc đẩy hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người. Theo tiến sĩ Hassel có 10 loại hình du lịch phổ biến theo cách phân chia này: - Du lịch thiên nhiên: Loại hình du lịch này hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, thích thưởng thức những phong cảnh đẹp và đời sống thực vật hoang dã. Những người đi du lịch trong nhóm này muốn tìm đến vẻ đẹp và đời sống hoang sơ của vườn quốc gia Cúc Phương, phong cảnh hùng vĩ nhưng tĩnh lặng của Ngũ Hành Sơn. - Du lịch văn hóa: Loại hình này thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật… của điểm đến. Những du khách này sẽ viếng thăm các viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng quê, tham dự các lễ hội truyền thống và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương. - Du lịch xã hội: Hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với những người khác là quan trọng nhất. Đối với một số người khi được đồng hành với các thành viên của một nhóm xã hội trong các tour du lịch cũng làm họ thõa mãn, hài lòng. Một số người khác tìm kiếm cơ hội được hòa nhập với cư dân bản xứ ở điểm đến. Thăm gia đình cũng có thể được bao hàm trong loại này. - Du lịch hoạt động: Loại hình này thu hút khách bằng một hoạt động xác định trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kỳ nghỉ của họ. Một số du khách muốn thực hành và hoàn thiện vốn ngoại ngữ của mình khi đi du lịch nước ngoài. Một số người khác muốn thám hiểm, khám phá cấu tạo địa chất của một khu vực nhất định. - Du lịch giải trí: Loại hình này nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Loại hình du lịch này thu hút những người mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ. Họ thường đến những bờ biển đẹp, tắm dưới ánh nắng mặt trời, tham gia vào các hoạt động như cắm trại, các trò chơi có tổ chức và học các kỹ năng mới. - Du lịch thể thao: Thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe. Tham gia chơi các môn thể thao như quần vợt, đánh gôn, bóng chuyền bãi biển, lướt són, trượt tuyết, đi xe đạp đường trường…là những ví dụ cho các hoạt động phù hợp với loại hình du lịch này. - Du lịch chuyên đề: Loại hình du lịch này liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người đi du lịch với cùng mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó chỉ đối với riêng họ. Ví dụ như: những người kinh doanh xe ô tô đến thăm một nhà máy sản xuất ở nước ngoài hoặc một nhóm sinh viên đi một tour thực tập, nghiên cứu. - Du lịch tôn giáo: thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo phái khác nhau.Nó bộc lộ trong các cuộc hành hương đến những nơi có ý nghĩa tâm linh hay những địa điểm tôn giáo được tôn kính. Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổ biến đến ngay nay. - Du lịch sức khỏe: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện thể chất của mình. Các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển, các điểm có suối nước nóng hoặc nước khoáng là những nơi điển hình tạo ra loại du lịch này. - Du lịch dân tộc học: Loại du lịch này đặc trưng hóa cho những người quay trở về quê cha đất tổ tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc của quê hương, dòng doi gia đình hoặc tìm kiếm khôi phục các truyền thống văn hóa bản địa. Để đơn giản hóa và hệ thống hóa, có thể phân các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi làm 2 nhóm chính: - Nhóm có mục đích du lịch thuần túy: bao gồm các loại hình du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao( chơi, tập luyện), khám phá. - Nhóm có mục đích kết hợp du lịch: bao gồm các loại hình du lịch tín ngưỡng, học tập nghiên cứu, hội họp, thể thao( thi đấu, cổ vũ), kinh doanh công tác, chữa bệnh, thăm thân… Mặc dù, mỗi loại hình du lịch có đặc trưng riêng, nhưng trong thực tế thường không thể hiện nguyên một dạng mà có thể kết hợp một vài loại hình du lịch với nhau trong cùng một chuyến đi. Ví dụ như du lịch nghỉ ngơi với du lịch văn hóa, học tập; du lịch giải trí nghỉ ngơi vơi du lịch thăm hỏi..v.v… 1.2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ Có thể phân chia thành các loại hình du lịch sau: - Du lịch quốc tế: liên quan đến các chuyến đi vượt qua khỏi phạm vi lãnh thổ( biên giới) quốc gia của khách du lịch. Chính vì vậy, du khách thường gặp phải ba cản trở chính trong chuyến đi đó là: ngôn ngữ, tiền tệ, và thủ tục đi lại. Cùng với dòng du khách, hình thức du lịch này tạo ra đồngngf chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc gia. Loại hình du lịch này được phân chia thành hai loại nhỏ: +) Du lịch quốc tế đến: là chuyến viếng thăm của những người từ các quốc gia khác. +) Du lịch ra nước ngoài: là chuyến đi của cư dân trong nước đến một nước khác. - Du lịch trong nước: là những chuyến đi của cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia của họ. - Du lịch nội địa: bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến. - Du lịch quốc gia: bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài. 1.3 Căn cứ vào sự tương tác của du khách đối với điểm đến du lịch - Du lịch thám hiểm: Bao gồm các nhà nghiên cứu, học giả, người leo núi và những nhà thám hiểm đi theo các nhóm với số lượng nhỏ. Họ sử dụng đồ dùng cá nhân, thức ăn chuẩn bị trước và hầu như không tiêu thụ các sản phẩm,dịch vụ du lịch. Chính vì vậy, loại hình du lịch này ảnh hưởng không đáng kể tới kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường của điểm đến. - Du lịch thượng lưu: Chuyến đi của tần lớp thượng lưu đến những nơi độc đáo để giải trí và tìm kiếm sự mới lạ. Bên cạnh việc sử dụng các tiện nghi giành cho khách du lịch thì họ cũng dễ dàng thích nghi với các điều kiện địa phương. Số lượng khách của nhóm này tương đối ít, có nhu cầu về những sản phẩm du lịch chất lượng cao và không đàn hồi theo giá cả.Chuyến du lịch của họ có thể dẫn tới những hoạt động đầu tư sau này có lợi cho diểm đến. - Du lịch khác thường: khách du lịch thích đến những nơi xa xôi, hoang dã, quan tâm đến những nền văn hóa sơ khai hoặc tìm kiếm những phần bổ sung thêm( không có) trong một tour du lịch tiêu chuẩn. Họ thích nghi tốt và chấp nhận các điều kiện về sản phẩm, dịch vụ du lịch do địa phương cung cấp. - Du lịch đại chúng tiền khởi: Một dòng khách du lịch ổn định đi theo một nhóm nhỏ hoặc cá nhân đến các nơi an toàn, phổ biến, khí hậu phù hợp. Họ tìm kiếm các tiện nghi và dịch vụ tiêu chuẩn nhưng cũng dễ dàng chấp nhận các điều kiện chưa đảm bảo tiêu chuẩn của địa phương. Đây là sự mở đầ và phát sinh hình thức du lịch đại chúng( đại quy mô) sau này. - Du lịch đại chúng: Một số lượng lớn khách du lịch( thường từ châu Âu hoặc Bắc Mỹ) tạo thành dòng chảy liên tục tràn ngập các khu nghỉ mát nổi tiếng ở châu Âu hoặc hawaii vào các mùa du lịch. Khách du lịch thường thuộc tầng lớp trung lưu và họ mong muốn các tiện nghi đạt tiêu chuẩn, nhân viên phục vụ được đào tạo và hướng dẫn viên du lịch biết nhiều ngoại ngữ. Loại hình du lịch này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển du lịch ở cả quốc gia gửi khách lẫn các quốc gia đón khách, các điểm đến du lịch. - Du lịch thuê bao: Đây là loại hình dub lịch phát triển rộng rãi, thị trương phát triển đến các tầng lớp có nhu cầu trung bình và thấp nên có dung lượng lớn. Với số lượng lớn, dòng khách ồ ạt, chi tiêu của du khách tạo ra nguồn thu nhập lớn đối với cơ sở kinh doanh và khu vực điểm đến. 1.4 Các cách phân loại khác: - Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm đến du lịch: bao gồm du lịch biển, du lịch núi, du lịch thành phố( đô thị), du lịch nông thôn( đồng quê, điền dã, trang trại, miệt vườn). - Căn cứ vào phương tiện giao thông: bao gồm du lịch xe đạp và các phương tiện thô sơ( xích lô, xe ngựa, lạc đà), du lịch xe máy, du lịch ô tô( ô tô du lịch và xe buýt đường dài), du lịch tàu hỏa, du lịch tàu thủy…Trong loại hình này cần chú ý, du khách có thể có nhu cầu về dịch vụ chuyên chở hoặc thuê phương tiện vận chuyển. - Căn cứ vào phương tiện lưu trú: bao gồm du lịch ở khách sạn, motel, nhà trọ, bãi cắm trại, làng du lịch… - Căn cứ vào thời gian du lịch: bao gồm du lịch dài ngày và du lịch ngắn ngày. - Căn cứ vào lứa tuổi: bao gồm du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch trung niên, du lịch cao niên. - Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: bao gồm du lịch theo đoàn, du lịch gia đình và du lịch cá nhân( du lịch ba lô) - Căn cứ vào phương thức hợp đồng: bao gồm du lịch trọn gói và du lịch từng phần. 1.5 Ngoài các loại hình du lịch kể trên, có thể đưa ra một số loai hình du lịch mới như: - Du lịch nông thôn: Không đơn giản là tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn khi tham gia du lịch nông thôn, du khách còn có cơ hội tìm hiểu những tầng sâu văn hoá sinh hoạt của người dân địa phương, hiểu được quy trình sản xuất để cho ra đời một sản phẩm. Hình thức này vừa góp phần “làm mới” hoạt động du lịch, vừa giúp nông dân nâng cao thu nhập. Mới lạ, hấp dẫn là cảm nhận chung của nhiều du khách khi lựa chọn các tour (chuyến du lịch) về nông thôn. Ở đây, họ được trực tiếp tham gia vào những công việc rất giản dị như lội ruộng, tát cá, trồng rau, chẻ nan, đan cót, tạo dáng cho sản phẩm gốm...; được trải nghiệm để trở thành nông dân, thợ thủ công thực thụ. Với nền văn minh lúa nước, hệ thống làng xã và các thiết chế văn hóa độc đáo, cách làm này đang là hướng mở cho các đơn vị kinh doanh du lịch hiện nay. 5 hình thức du lịch nông thôn là: +) Du lịch tự nhiên, mang tính giải trí. +) Du lịch văn hóa, quan tâm tới văn hóa, lịch sử và khảo cổ của địa phương. +) Du lịch sinh thái quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên cũng như phúc lợi, giá trị văn hóa của người dân địa phương. +) Du lịch làng xã, trong đó du khách chia sẻ với cuộc sống làng xã và dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do các hoạt động du lịch mang lai. +) Du lịch nông nghiệp, trong đó khách du lịch tham quan và tham gia vào các công việc truyền thống không phá hoại hoặc làm giảm năng suất cây trồng của địa phương. Một số ví dụ điển hình cho loại hình du lịch này là: du lịch làng nghề Bát Tràng bằng xe trâu, du khách tập làm gốm tại làng nghề Bát Tràng, tập làm nông dân tai Hội An… - Du lịch thiền: Bên cạnh các loại hình du lịch khám phá, nghỉ dưỡng… Hiện nay, du lịch thiền ( Zentourism) đang là loại hình được ưa chuộng tại các nước có nhịp độ phát đô thị cao.Lập lại cân bằng tâm linh, thư giãn, thân thiện với môi trường là đặc trưng cơ bản của loại hình du lịch này. Nó đang là trào lưu thu hút mọi tầng lớp khách du lịch, dặc biệt là doanh nhân.Hình thức du lịch này đang rất được, ưa chuộng và phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang… PHẦN II: Giới thiệu Nha Trang và hoạt động, tiềm năng du lịch tại Nha Trang 1.1 Sơ lược về Nha Trang 1.1.1: Giới thiệu sơ lược và vị trí địa lý Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong 6 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km², dân số 392.279 (2009). Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông. Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng 4 ha. Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt Mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; nhiệt độ bình quân hàng năm là 26⁰C; nóng nhất 39⁰C, lạnh nhất 14,4⁰C. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới. Trong số các đảo trong vịnh có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng như: Hòn Tằm, Hòn Tre, Hòn Nhiểu, Hòn Chồng-Hòn Vợ, Đảo Yến… 1.1.2: Khí hậu Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa hơn. Thường có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa khô, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng.Nhiệt độ trung bình hàng năm của Nha Trang cao khoảng 26,7 °C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%. Với một khí hậu được thiên nhiên ưu đãi, Nha Trang rất thuận lợi phát triển các loại hình du lịch quanh năm. 1.1.3: Giao thông Đường hàng không: Trước đây có thể bay đến Nha Trang và hạ cánh ngay trong thành phố tại sân bay Nha Trang, nguyên là một sân bay quân sự nằm trên đường Trần Phú. Hiện nay, sân bay Nha Trang đã đóng cửa và khách du lịch có thể tới thành phố biển này bằng sân bay quốc tế Cam Ranh, cách đó khoảng 40 km. Đường Sắt: Nha Trang nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam thuận lợi cho việc liên kết với các tỉnh còn lại của Việt Nam. Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam, tất cả các tuyến tàu lửa Thống Nhất đều dừng ở đây.Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SNT1-2, SNT3-4, SQN1-2 và chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang. Ngoài ga Nha Trang thành phố còn có 1 ga phụ là Ga Lương Sơn, nhưng ga này ít khi đón khách Đường Thủy: Cảng Nha trang là một cảng biển nằm trong vịnh Nha Trang, là đầu mối vận chuyển hàng hóa và hành khách quan trọng bằng đường biển của thành phố Nha trang, tỉnh Khánh Hoà nói riêng và khu vực Nam trung bộ nói chung. 1.1.4: Kinh tế Kinh tế Nha Trang chủ yếu là du lịch, thương mại và công nghiệp. Nha Trang còn nổi tiếng với yến sào, thuốc lá. Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt hơn 2.200 USD, tốc độ tăng trưởng GDP tăng bình quân hàng năm từ 13- 14%.Cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; trong đó, dịch vụ phát triển nhanh, bình quân đạt 18,7%/năm. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 8.129 tỷ đồng, tăng bình quân 14,8%/năm. Năm 2010, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản ước đạt 478,7 tỷ đồng, tăng bình quân 4,7%/năm; sản lượng khai thác đánh bắt thủy sản đạt bình quân hơn 34.400 tấn/năm, tăng bình quân 6,4%/năm. Thu ngân sách luôn vượt kế hoạch hàng năm. Năm 2010, thu ngân sách ước đạt 1.100 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2005 và là địa phương duy nhất có khả năng tự cân đối và có đóng góp ngân sách cho tỉnh Khánh Hòa. 1.2 Các địa điểm thu hút du lịch tại Nha Trang Hòn Mun là một đảo nhỏ trong Vịnh, sở dĩ có tên là "Hòn Mun" vì phía đông nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. Kết quả khảo sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam. người ta cũng đã tìm thấy 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới. Từ năm 2001, Khu bảo tồn biển Hòn Mun ra đời bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc và vùng nước xung quanh. Diện tích khoảng 160km2 bao gồm khoảng 38 km2 mặt đất và khoảng 122 km2 vùng nước xung quanh các đảo. Đây là khu bảo tồn biển duy nhất tại Việt Nam hiện nay. Hòn Nhiểu (còn gọi đảo Bồng Nguyên) nơi có Thủy Cung Trí Nguyên với những sinh vật biển kỳ lạ. Cách hồ là bãi sỏi đủ màu, đủ dáng, trải thành từng lớp trên bờ thay cho cát trắng Hòn Tằm một điểm du lịch sinh thái biển đảo hấp dẫn, nơi đây vẫn còn lưu lại vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới xanh mướt, bờ cát dài lãng mạn. Phía sau đảo này có một hang đá rất đặc biệt, kỳ bí mới được ngành du lịch phát hiện và đưa vào khai thác. Đó là hang Dơi, nơi có rất nhiều đàn dơi cư trú trên những vách đá cheo leo ở độ cao 60m. Đảo được đầu tư phát triển nhiều loại hình thể thao bãi biển như dù bay, bóng chuyền bãi biển, đua xuồng Kayak, leo núi… Hòn Tre đảo lớn nhất trong vịnh Nha Trang với diện tích trên 32.5 km², nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 5km về phía Đông, cách cảng Cầu Đá 3,5km vị trí tương đối biệt lập, có bãi tắm thiên nhiên đẹp vào bậc nhất Việt Nam, thảm thực vật trong khu vực còn nguyên sơ, khí hậu ôn hoà, ít gió bão, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển. Khu vực quy hoạch đảo bao gồm 2 khu vực chức năng: Khu Vũng Me - Bãi Trũ - Đầm Già - Bãi Rạn được quy hoạch hướng tới một quần thể các dự án du lịch cao cấp bao gồm 7 dự án hiện có: Khu du lịch Con sẻ tre, Vinpearl resort & spa, Khu du lịch sinh thái và Thế giới nước Vinpearl, Công viên văn hóa Vinpearl, Công viên văn hóa Hòn Tre, Khu du lịch sinh thái Bãi Sỏi, Khu biệt thự và sân golf Vinpearl, giao thông đối ngoại của phân khu chủ yếu thông qua 2 cảng du lịch tại Vũng Me và tuyến cáp treo Vinpear (tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới). Khu Đầm Bấy được quy hoạch theo mô hình khu du lịch cộng đồng bao gồm khu vực dự án Khu du lịch thế giới biển và dự án Làng du lịch sinh thái Đầm Bấy . Hòn Chồng-Hòn Vợ gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi Lasan. Dưới chân đồi là bãi đá ngổn ngang có thể là do sự xâm thực của thủy triều lên ngọn đồi này. Cụm đá lớn ở ngoài biển gọi là Hòn Chồng, gồm một khối đá lớn vuông vức nằm trên một tảng đá bằng phẳng và rộng hơn, phía mặt đá quay ra biển có một vết lõm hình bàn tay rất lớn Cụm đá thứ hai có hình dáng một người phụ nữ ngồi trông ra biển - được đặt một cái tên có ý nghĩa gần gũi với Hòn Chồng - đó là Hòn Vợ, cụm đá này ít được du khách để ý hơn. Đảo yến: đây không phải là tên riêng của một đảo nào, mà cứ đảo nào có yến làm tổ thì gọi vậy. Nhưng trong 19 hòn đảo ở Vịnh Nha Trang thì Hòn Nội và Hòn Ngoại là nơi có nhiều yến nhất. Hòn Nội là đảo nằm phía trong, còn Hòn Ngoại nằm phía ngoài. Hòn Nội có bãi tắm đôi (có hai bờ biển một mặt hướng ra Vịnh Nha Trang mặt còn lại hướng vào một vũng lớn bị cô lập trong đảo mùa nước lên, nước sẽ tràn qua doi cát vào vũng) với cát trắng rất đẹp nhưng ít dùng cho du lịch chủ hoạt động chủ yếu trên đảo là khai thác Yến sào. Chợ Đầm, chợ trung tâm của thành phố biển Nha Trang, là một công trình kiến trúc đẹp, độc đáo. Đây là chợ lớn nhất và cũng là biểu tượng thương mại của thành phố biển này. Chợ hiện nay bán rất nhiều sản phẩm gia dụng lẫn những mặt hàng lưu niệm, hải sản... rất phong phú. Chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn dưới chân đồi Trại Thủy ở Nha Trang. Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 21 m, đài sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung quanh Chùa. Tượng được xây từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tử của vùng lân cận. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1963. Dưới chân đài sen là bức tường chia thành những ngăn nhỏ để chứa hài cốt do các gia đình Phật tử gửi. Nhà thờ Núi (tên chính thức là: Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua) là một nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang); Nhà thờ Ðá (vì nó được xây bằng đá); Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một xòng xoay giao thông); nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi (vì nó được xây trên một núi nhỏ)Nhà thờ này được xây dựng theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây. Viện Hải dương học Nha Trang là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương. Viện Hải dương học được người Pháp thành lập năm 1922, được xem là một trong những cơ sở nghiên cứu sớm nhất ở Việt Nam và là nơi có bộ sưu tầm các hiện vật về cuộc sống hải dương lớn nhất Đông Nam Á. Diamond Bay (Wonderpark Resort), một resort trên đại lộ Nguyễn Tất Thành, Nha Trang, Khánh Hòa là nơi diễn ra lễ đăng quang của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008, được hoàn thành chỉ sau bốn tháng xây dựng, khánh thành vào ngày 30 tháng 6, 2008]. Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại) tọa lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long), là một di tích lịch sử văn hóa khá nổi tiếng, nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6km. Lầu Bảo Đại được người Pháp đã xây dựng năm 1923 ban đầu là một cụm 5 biệt thự trên núi Chụt để làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học đến nghiên cứu vùng biển Đông Nam Á tại Viện hải dương học Đông Dương (hiện là Viện hải dương học Nha Trang) người Pháp đặt tên cho các ngôi biệt thự này theo tên các loài cây và hoa trồng xung quanh. Lần lượt từ mỏm núi trở vào là biệt thự Xương Rồng, Bông Sứ, Bông Giấy, Phượng Vĩ, Cây Bàng. Từ năm 1940 đến 1945, hoàng đế Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ ngơi ở biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ nên từ đó cụm di tích này được gọi là Lầu Bảo Đại. 1.3 Các loại hình du lịch ở Nha Trang Du lịch thiên nhiên: Không đòi hỏi quá cao về tiện nghi nhưng vẫn cần khả năng sáng tạo và tổ chức của con người. Nhằm đưa con người đến gần thiên nhiên, tìm hiểu rõ về thiên nhiên của địa điểm du lịch (Nha Trang). Những loại hình này thường thu hút đông đảo du khách nước ngoài. Du lịch khám phá: Du khác được viếng thăm các di tích, các vịnh đảo, danh lam thắng cảnh... ngoài ra du khách có thể tham gia du lịch trèo thuyền phao (Kayaking) – một kiểu du lịch lãng mạn. Một chiếc tàu lớn đưa du khách và những chiếc thuyền nhỏ ra những vùng biển vắng để du khách tự chèo thuyền thám hiểm, khám phá thiên nhiên. Một số điểm du lịch thiên nhiên như: Đảo Hòn Tre, vịnh Vân Phong, suối Ba Hồ, suối Tiên, thác Yangbay... Du lịch văn hóa: Dành cho du khách đam mê tìm hiểu khám phá văn hóa, có nhiều thời gian để tham quan, tìm hiểu những di chỉ khảo cổ, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên Nha Trang Khánh Hòa ( Tháp Bà Ponagar – di tích của người Chăm, nhà thờ đá, lăng Bà Vú...) Du lịch xã hội: Mọi người đến với Nha Trang không chỉ bởi vì vẻ đẹp của Nha Trang mà họ còn muốn tiếp xúc giao lưu với người khác, đối với một số người khi được đồng hành với các thanh niên của một nhóm xã hội trong các tour du lịch cũng làm họ thỏa mãn, hài lòng. Một số thành viên khác thì lại đi tìm cơ hội để hòa nhập với người bản xứ tại nơi đến. Du lịch nghỉ dưỡng: Nha Trang Khánh Hòa với không khí trong lành, khí hậu dễ chịu và phong cảnh ngoạn mục sẽ làm cho du khách cảm thấy thoải mái, thư giãn và phục hồi sức khỏe sau một thời gian làm việc mệt mỏi căng thẳng. Hiện nay Nha Trang đang rất phát triển các khu resort nghỉ dưỡng cao cấp tầm cỡ với các khu vực phát triển. Du lịch sức khỏe: Bên cạnh các loại hình du lịch khám phá, nghỉ dưỡng... hiện nay, du lịch thiền (Zentourism) đang là loại hình mới đang được áp dụng tại Nha Trang. Loại hình thư giãn và thân thiện với môi trường là những đặc trưng cơ bản của loại hình du lịch này và nó đang là trào lưu thu hút giới tri thức và doanh nhân. Ngoài du lịch thiền thì khách du lịch còn được hưởng thêm một hình thức mới đó là tắm bằng bùn khoáng. Là loại hình tuy không mới mẻ nhưng nó rất thu hút khách du lịch vì lợi ích và sự độc đáo của bùn thiên nhiên được hút trực tiếp cho người sử dụng. PHẦN III: Phát triển những loại hình du lịch mới và có tiềm năng phù hợp với Nha Trang 3.1 Du lịch MICE Nha Trang được biết đến là thành phố biển nổi tiếng với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đẹp cùng nhiều loại hình du lịch hấp dẫn trải khắp từ đất liền đến biển đảo, thu hút hàng triệu lượt khách thập phương mỗi năm đến tham quan và nghỉ dưỡng. Những năm gần đây, Nha Trang còn được biết đến như một thành phố của lễ hội và các sự kiện lớn về văn hóa, xã hội và du lịch, trở thành địa điểm lý tưởng cho loại hình du lịch hội nghị, sự kiện (gọi tắt là MICE) và ngày càng khẳng định ưu thế của mình trong việc phát triển loại hình du lịch này. Nằm trong khu vực duyên hải miền Trung, Khánh Hòa là một trong những địa phương được thiên nhiên ưu đãi về “thiên thời địa lợi, mưa thuận gió hòa” cùng với điều kiện về cơ sở hạ tầng cũng như kinh nghiệm tổ chức nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc gia và quốc tế. Vì vậy, Nha Trang luôn được các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước chọn là địa điểm lý tưởng để tổ chức các hội nghị, hội thảo, các sự kiện văn hóa, chính trị lớn trong nước và quốc tế như: Hội nghị chuyên viên tài chính APEC lần thứ 22, Hội nghị cấp Thứ trưởng ngoại giao ASEAN 2006, Hội nghị ngoại giao văn hóa Việt Nam, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 14 năm 2010, các cuộc thi: Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008, Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt và hiện nay là cuộc thi Hoa hậu Trái đất 2010. Có thể nói, đó là những tiền đề tạo những lợi thế để Nha Trang - Khánh Hòa định hướng phát triển theo loại hình du lịch Mice, từng bước khẳng định những ưu thế của mình trên bước đường phát triển loại hình này. Những năm qua, nhờ được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khách sạn, nhà hàng và triển khai đồng bộ các dự án du lịch sinh thái, Nha Trang - Khánh Hòa đã trở thành điểm đến hấp dẫn và lý tưởng cho những sự kiện đặc biệt. Nha Trang là địa danh có thương hiệu về du lịch, có hệ thống khách sạn quy mô lớn với cơ sở vật chất và cung cách phục vụ chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, mua sắm… của du khách. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có trên 400 cơ sở lưu trú, trong đó có 27 khách sạn từ 3 sao trở lên, với hơn 3.000 phòng; có những hội trường, sân khấu lớn có sức chứa từ 1.000 đến 7.500 người với những thương hiệu gắn liền như: Vinpearl, Diamond Bay, Yasaka-Saigon-Nhatrang, Hòn Tằm… đã tạo nên một thương hiệu nổi tiếng cho Nha Trang - Khánh Hòa, nơi tổ chức thành công các sự kiện văn hóa, chính trị và là địa điểm lựa chọn hàng đầu của du khách trong và ngoài nước. Thị trường du lịch MICE là phân khúc rất tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác và là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam. du lịch MICE có yêu cầu đặc thù về cơ sở hạ tầng, hệ thống các dịch vụ đi kèm cũng như các dịch vụ khác như: ăn uống, vui chơi, mua sắm... Hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa điểm có khả năng khai thác thế mạnh này khá hiệu quả. Tại thành phố Hồ Chí Minh, du lịch MICE được xác định là một trong bốn loại hình du lịch chính cần hướng đến phát triển tốt trong tương lai cùng với du lịch mua sắm, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Lần đầu tiên ngành du lịch thành phố có gian hàng giới thiệu tiềm năng du lịch MICE tại hội chợ IMEX 2010, hội chợ chuyên về MICE tại Phrăng-phuốc (Ðức) vào tháng 5 vừa qua. Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, cơ sở hạ tầng du lịch khá phát triển (khách sạn cao cấp, các trung tâm hội nghị tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống giao thông thuận tiện...), thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch MICE. Minh chứng cho sự thu hút khách quốc tế đến Nha Trang có thể thấy qua những sự kiện văn hóa như Festival biển, các cuộc thi hoa hậu trong nước, quốc tế. Bên cạnh đó, số lượng tour MICE được các hãng lữ hành trong nước và quốc tế cũng đưa về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và thành phố hoa Ðà Lạt ngày càng tăng, mở ra triển vọng mới về thu hút khách du lịch những điểm đến này. Các chuyên gia nhận định, du lịch miền trung hoàn toàn có khả năng tổ chức những sự kiện lớn. Ngoài phong cảnh, biển, văn hóa đặc trưng... du lịch miền trung còn có cơ sở hạ tầng là các khu resort đủ tiêu chuẩn phục vụ các yêu cầu của MICE. Ðây là điểm đến thích hợp các hoạt động rèn luyện làm việc theo nhóm (team building), tiệc ngoài trời, nghỉ dưỡng sau khi khách đã tham dự hội thảo, hội chợ thương mại tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Có thể nói, việc định hướng phát triển Nha Trang - Khánh Hòa thành đô thị du lịch và thành phố tổ chức sự kiện của Việt Nam đã tạo bước tiến đột phá trong việc phát triển kinh tế du lịch và đa dạng hóa loại hình du lịch. Đồng thời, đây là điều kiện để Nha Trang - Khánh Hòa phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng và tận dụng những cơ hội tổ chức các sự kiện lớn nhằm quảng bá, giới thiệu rộng rãi hình ảnh văn minh, giàu đẹp và thân thiện của vùng đất và con người xứ Trầm Hương. 3.2 Du lịch thiền- thư giãn Du lịch KHánh Hòa - Bên cạnh các loại hình du lịch khám phá, nghỉ dưỡng… hiện nay, du lịch thiền (Zentourism) đang là loại hình được ưa chuộng tại các nước có nhịp độ phát triển đô thị cao. Lập lại cân bằng tâm linh, thư giãn và thân thiện với môi trường là những đặc trưng cơ bản của loại hình du lịch này và nó đang là trào lưu thu hút giới trí thức, doanh nhân. Tại Nhật Bản, doanh thu của loại hình du lịch này đạt đến 30 tỷ USD mỗi năm; còn tại Thái Lan hiện có những thiền viện rất lớn, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách đến thực hành thiền. Du lịch thiền hiện rất phát triển tại TP. Hồ Chí Minh. Nhiều công ty du lịch ở đây đang có những tour du lịch đưa khách đến những địa điểm đẹp, yên tĩnh, phối hợp mời các chuyên gia, bác sĩ uy tín tư vấn về các loại bệnh của người già như tiểu đường, cao huyết áp, sinh lý tuổi già, trao đổi những vấn đề về cuộc sống, tham gia sinh hoạt tập thể và hướng dẫn cho du khách phương pháp hít thở an tịnh - cấp độ ban đầu của thiền, tạo cho du khách cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái… Tại Nha Trang, Công ty TNHH Du lịch Anh Anh cũng có 2 tour du lịch thiền kết hợp với Yoga. Đó là tour dài 2 ngày 3 đêm dành cho du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh, tour 3 ngày 4 đêm dành cho du khách đến từ Đà Nẵng và Hà Nội. Mỗi tour chỉ kéo dài trong vài ngày nhưng nó thực sự là khoảng thời gian rất quý cho những ai từng trải qua. Một du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Công việc tại công ty rất căng thẳng, mệt mỏi nên tôi bị stress và mắc chứng mất ngủ vì phải lo lắng quá nhiều chuyện. Chính vì vậy, việc ngồi yên lặng và quan sát hơi thở của mình làm tôi cảm thấy dễ chịu, thư thái hơn. Theo tôi, đây cũng là cách hạn chế sự ức chế, trầm uất trong cuộc sống, vì những lúc như thế này mình sẽ có nhiều điều kiện nhận diện lối sống mới hữu ích hơn”. Trong không gian yên tĩnh, du khách sẽ được ngồi nghe hướng dẫn về kỹ thuật hít thở, luyện tập Yoga và thực hành thiền… Khách sẽ ngồi thiền trên các bãi cỏ xanh, lắng nghe tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách và lắng nghe hơi thở của mình hòa quyện cùng nhịp sống thiên nhiên. Ngoài ra, du khách còn được viếng thăm các di tích, danh lam thắng cảnh của Nha Trang - Khánh Hòa; tìm hiểu những điều bí ẩn cũng như những lợi ích của việc tập luyện thiền… Tuy chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng với dấu ấn thiền đậm nét trong tầm sâu văn hóa dân tộc và trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chắc chắn du lịch thiền sẽ có nhiều điều kiện để phát triển thành một loại hình du lịch mới, góp phần làm đa dạng, phong phú hơn các sản phẩm du lịch ở Khánh Hòa. Sống trong xã hội công nghiệp hiện đại, nhiều người có xu hướng quay về tìm lại những nét đẹp truyền thống đã mất. Vì vậy, khách du lịch (DL) đến từ những nước phát triển rất thích thú khi được tham gia các photo tour (tour dành cho người thích chụp ảnh) ở Việt Nam, bởi Việt Nam vẫn còn nhiều làng quê yên bình, cũng như nghề lao động thủ công truyền thống… Theo nhận định của giới kinh doanh DL, thời gian tới, photo tour sẽ còn phát triển. 3.3 Photo tour – loại hình du lịch mới hấp dẫn Những năm gần đây, người “chơi” ảnh ở Việt Nam ngày càng nhiều. Những người yêu thích chụp ảnh cũng thường tự liên kết với nhau để lên tour đi chụp hình những điểm đến nổi tiếng, có phong cảnh đẹp hay những nét văn hóa độc đáo. Bên cạnh đó, hình ảnh Việt Nam được thế giới biết đến qua nhiếp ảnh ngày càng nhiều hơn nên số khách DL quốc tế có nhu cầu đến Việt Nam để chụp ảnh ngày càng đông. Nắm bắt được nhu cầu này, vài năm trở lại đây, một số công ty DL đã kết hợp với các nhiếp ảnh gia tổ chức photo tour dành cho khách DL trong và ngoài nước. Chẳng hạn như Công ty DL Nam Phương mời hẳn nhiếp ảnh gia Thái Phiên hướng dẫn cho du khách từ kỹ thuật đến nghệ thuật chụp ảnh; Công ty DL Lê Phong có tour chụp ảnh với nhiếp ảnh gia Đỗ Diên Khánh (Khánh Hòa)… Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Đỗ Diên Khánh cho biết, anh đã cộng tác với Công ty DL Lê Phong gần 4 năm nay. Photo tour của Công ty Lê Phong (liên kết với một công ty DL ở Nhật Bản) chủ yếu dành cho khách Nhật Bản, đa phần là những người trên 60 tuổi và rất đam mê chụp ảnh. Mỗi năm, NSNA Đỗ Diên Khánh dẫn khoảng 4 - 5 đoàn khách đi theo từng tour DL riêng, ví dụ như mùa Xuân đi các tỉnh vùng cao Tây Bắc, mùa Hè đi các tỉnh miền Trung, các tỉnh miền Tây để chụp cảnh sông nước, có tour còn nối dài sang cả Campuchia. “Mọi thứ như đặt phòng ở, suất ăn, di chuyển… Công ty đều lo hết, mình chỉ lo chuyện dẫn khách đi, lựa chọn điểm cho khách chụp hình sao cho ưng ý”, anh Khánh cho biết. Theo NSNA Đỗ Diên Khánh, khách Nhật là những người sống trong một đất nước công nghiệp hiện đại, vì vậy họ có nhu cầu khám phá vẻ đẹp của cuộc sống đời thường, phong cảnh của một đất nước còn chưa bị đô thị hóa nhiều. Khi đến Việt Nam, du khách Nhật rất thích chụp cảnh những người bán hàng rong, cảnh cất vó bè trên sông, gặt lúa, mục đồng, những phiên chợ quê… Ở Khánh Hòa, khách của photo tour thường yêu cầu NSNA Đỗ Diên Khánh dẫn đi chụp cảnh đồng muối ở Hòn Khói, chợ cá ở Vĩnh Trường. “Khách Nhật đi photo tour của Việt Nam đều rất thích thú, bởi mỗi vùng có những nét đặc thù riêng. Có những người tôi đã gặp đến 4, 5 lần, mỗi lần họ đi theo những tour khác nhau”. NSNA Đỗ Diên Khánh cho biết, khách đi photo tour không chỉ là những người đam mê chụp ảnh, mà còn có cả những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Cách đây vài năm, anh từng gặp những nhà nhiếp ảnh nổi tiếng của Nhật từng là Ban giám khảo giải Asahi Shimbun (giải thưởng nhiếp ảnh nổi tiếng của Nhật Bản) tham gia tour của mình… “Thông qua những thông tin từ phía đối tác, hoặc những đoàn khách sau, tôi được biết nhiều người đi theo tour chụp ảnh của Công ty DL Lê Phong đã giành được khá nhiều giải thưởng nhỏ ở các cuộc thi nhiếp ảnh của Nhật Bản. Bởi vậy, số lượng người đăng ký tour chụp ảnh ở Việt Nam ngày một đông hơn” - anh Khánh cho biết. Đỗ Diên Khánh tâm sự, anh đi photo tour không hẳn chỉ vì tiền, bởi làm người hướng dẫn tour, anh có thể thỏa mãn niềm đam mê được chụp ảnh, giao lưu với những người yêu thích nhiếp ảnh. Trong quá trình đi tour, anh cũng có rất nhiều kỷ niệm. “Cách đây chừng 2 năm, một lần tôi dẫn khách đi chụp ảnh ở Phú Yên. Hôm đó, chúng tôi định đi chụp ảnh ở ghềnh Đá Đĩa, nhưng trời bất ngờ đổ mưa lớn. Tôi đành nhờ các nhân viên của khách sạn Hương Sen (nơi đoàn đang ở) làm mẫu để cho khách chụp ảnh. Không ngờ, những vị khách đi trong đoàn đã rất thích thú và hài lòng với buổi chụp ảnh này”, anh Khánh kể. Một lần khác, anh dẫn khách đi chụp ảnh ở Lai Châu. Trên mảnh đất vùng cao Tây Bắc, đoàn đã ghé thăm một lớp học vùng cao, nơi có một cô giáo người Kinh cắm bản để mang chữ đến với con em đồng bào người Mông, người Thái. “Khi thấy lớp học được dựng tạm bợ bởi tranh tre nứa lá, dụng cụ học tập rất thiếu thốn, nhiều học sinh vẫn đi chân đất… đoàn khách Nhật rất xúc động. Một số người đã ghi lại địa chỉ với ý nguyện khi về Nhật sẽ tổ chức quyên góp để ủng hộ cho ngôi trường này. Nghe họ nói vậy tôi cũng rất mừng…” - anh nói. Ngoài những đơn vị tổ chức tour chuyên nghiệp, ở Nha Trang hiện nay có một số người tự tổ chức đưa khách đi chụp ảnh theo kiểu photo tour như NSNA Lê Bu, NSNA Mai Lộc… Vốn là ông chủ kinh doanh khách sạn, NSNA Lê Bu thường xuyên tiếp xúc với khách DL phương Tây. Chính vì vậy, anh cũng thường tổ chức tour đưa khách đi chụp ảnh khi khách có nhu cầu. “Tùy theo túi tiền của khách, tôi sẽ lên kế hoạch chuyến đi cho phù hợp, nhất là phải tính toán giá ở khách sạn…”, NSNA Lê Bu tâm sự. Minh Thảo, người từng tham gia các photo tour cho biết: “Tham gia tour này vất vả nhưng cũng rất thú vị. Một đoàn cùng đi sáng tác ảnh, tối về khách sạn hoặc nơi trọ, đổ hình trên máy vi tính ra xem, rồi bàn luận sôi nổi. Những bức ảnh đẹp như “liều thuốc bổ” khiến cho mọi mệt nhọc của chuyến đi như tan biến”…Theo nhận định, với sự hấp dẫn riêng, loại hình DL photo tour sẽ ngày càng phát triển. Photo tour tại Nha Trang sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa bởi Nha Trang có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, những thứ mà thiên nhiên ban tặng đặc biệt, bức tranh phong cảnh cuộc sống đời thường của người dân Nha Trang thật bình dị, hiền hòa. Phần IV: Giải pháp định hướng và phát triển những loại hình du lịch mới tại Nha Trang 4.1 Tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc trưng của Nha Trang Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Nha Trang phù hợp với đặc điểm nhu cầu thị trường khách quốc tế và nội địa, gắn sản phẩm với thị trường đặc biệt là những thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và nguồn khách lớn, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch biển; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, làng quê,làng nghề; du lịch công vụ và các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, bằng cách: Ưu tiên phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng biển chất lượng cao theo hướng hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnhtranh với các nước trong khu vực và thế giới; đây là hướng đột phá để xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Bên cạnh đó, cần chú trọng khai thác các dịch vụ vui chơi, giải trí như thuyền buồm, lướt sóng, câu cá thể thao trên biển, lặn biển, du thuyền ban đêm…Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: tập trung đầu tư, xây dựng Khu Du lịch Vinpearl và vùng phụ cận trở thành khu nghỉ dưỡng núi đặc trưng, riêng có của thành phố phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trở thành các khu du lịch sinh thái đa dạng và đặc sắc.Phát triển du lịch đường sông; tham quan làng nghề, làng quê: khai thác thế mạnh của các làng nghề, làng quê thành phố Nha Trang; du lịch đường biển tạo thêm sự phong phú hấp dẫn cho các chương trình, tuyến, tour du lịch tại Nha Trang. Phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội. - Trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa lịch sử của thành phố cụ thể như Viện Hải dương học Nha Trang, Nhà thờ Núi, chùa Long Sơn, Tháp Bà và các di sản văn hoá tinh thần khác... - Nâng cấp các lễ hội mang tầm cỡ quốc gia, phát triển các sự kiện lớn như Festival Biển (Nha Trang), hay các cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 , Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái đất 2010... thành sự kiện thường niên, mang tính quốc tế. - Nâng cao hiệu quả khai thác đối với khu trung tâm thành phố, các khu mua sắm và ẩm thực tập trung, các điểm tham quan tại khu vực dọc bờ biển. Tóm lại, cần tập trung triển khai nhanh các dự án du lịch trên địa bàn thành phố nhằm hình thành đồng bộ một hệ thống các khu du lịch, cơ sở lưu trú chất lượng cao,cung cấp nhiều loại hình dịch vụ du lịch đa dạng, đạt tiêu chuẩn quốc tế như các cụm đảo; các khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl resort & spa, Khu du lịch sinh thái và Thế giới nước Vinpearl, Công viên văn hóa Vinpearl, Công viên văn hóa Hòn Tre, Khu du lịch sinh thái Bãi Sỏi, Khu biệt thự và sân golf Vinpearl; khu du lịch YangBay 4.2 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch và nghiên cứu mở rộng thị trường Phối hợp lực lượng thông tin đối nội và đối ngoại, đặc biệt chú trọng sự phối hợp thường xuyên, chặc chẽ với Tổng cục Du lịch và các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch của Nha Trang nói riêng, đặc biệt tại các thị trường có nguồn khách lớn để thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến du lịch tại Nha Trang. Đầu tư ngân sách thành phố, thiết lập hệ thống đại diện du lịch Nha Trang tại các thị trường trọng điểm như các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Quan tâm hơn nữa đến việc tuyên truyền về du lịch Nha Trang tại các cửa khẩu quốc tế, các trung tâm và đô thị du lịch lớn. Phối hợp tổ chức và tham gia các hội chợ, các lễ hội du lịch trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá du lịch Nha Trang đến các khách hàng tiềm năng.Bên cạnh việc tiếp tục giữ vững và đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa – thị trường chính của Nha Trang trong những năm gần đây, thành phố cần có kế hoạch cụ thể để khai thác các thị trường quốc tế nhiều tiềm năng như: Asean, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Úc, Anh…cũng như khôi phục các thị trường truyền thống như Nga và các nước Đông Âu. 4.3 Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch. Trong đó, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng dẫn đến và tại các điểm du lịch bằng ngân sách của Trung Ương hoặc địa phương, huy động vốn đầu tư nước ngoài hoặc từ các nguồn khác vào phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đặc biệt là hoạt động vui chơi giải trí nhằm tăng số ngày lưu trú của khách. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn Thành phố vay vốn đầu tư phát triển khu vực dịch vụ du lịch, đặc biệt là vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển các ngành dịch vụ du lịch chất lượng cao như xây dựng khách sạn 3 sao trở lên và nâng cấp các khách sạn chưa đủ điều kiện này, quy hoạch phát triển các nhà hàng đạt chuẩn.... Ngoài ra, thành phố cần ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ cho du lịch. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc nâng cao năng lực của vận chuyển đường không bằng cách xây dựng nâng cấp sân bay Cam Ranh nhằm giảm bớt việc điều máy bay không từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến Nha Trang để giảm chi phí và tăng sự chủ động cho hành khách đi và đến thành phố. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao chất lượng của các ngành vận chuyển khác để tạo thuận lợi cho sự phát triển du lịch thành phố. 4.4 Mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế Du lịch Nha Trang cần phối hợp với các tỉnh lân cận hình thành một mạng lưới không gian du lịch với các tuyến, điểm, tour du lịch phong phú, đa dạng gắn kết (Quy Nhơn – Nha Trang – Phan Thiết - HCM ), trong đó cần chú trọng liên kết với Đà Nẵng, Quy Nhơn và Tp HCM để làm phong phú thêm cho sản phẩm du lịch của Nha Trang bằng cách thu hút khách đến nghỉ tại Nha Trang, với sự thuận lợi về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng du lịch đã trở thành một điểm dừng chân thay vì chỉ là điểm trung chuyển như trước đây. Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, cần coi trọng việc mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhanh hơn nữa du lịch Nha Trang, gắn thị trường du lịch Nha Trang với thị trường du lịch quốc gia, khu vực và thế giới. Đa dạng hoá, đa phương hoá hợp tác du lịch với các cá nhân và tổ chức quốc tế để tranh thủ kinh nghiệm, vốn và nguồn khách góp phần đưa du lịch Nha Trang nhanh chóng đuổi kịp và hội nhập với trình độ. 4.5 Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành du lịch trên quan điểm tập trung ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao như đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn... Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực, chú trọng thu hút nguồn nhân lực trình độ cao là các chuyên gia, nhà khoa học là người nước ngoài, Việt kiều, nghệ nhân có tay nghề cao để góp phần phát triển du lịch thành phố. Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ hiện có. Hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn thành phố gắn lý thuyết với thực hành ở các cấp dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học trên đại học. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tìm hiểu về các dạng du lịch phát triển ở Việt Nam và trên thế giới, nhận thấy rằng Nha Trang có rất nhiều đặc điểm phù hợp để phát triển ba loại hình du lịch là du lịch MICE, du lịch thiền và du lịch phototour. Bởi thế phát triển Bát Tràng theo hướng tận dụng lợi thế và loại bỏ nhược điểm là hết sức cần thiết, vừa để bảo tồn những nét văn hóa nhưng đồng thời cũng hội nhập với xu hướng du lịch thế giới. Thiết nghĩ, đó không phải là việc của một cá nhân đơn lẻ nào mà chính là nhiệm vụ của mọi thành phần trong ngành du lịch để có thể phát triển du lịch một cách toàn diện và bền vững nhất. Mục Lục Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc * * * BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 12 Lần I Danh sách thành viên nhóm Đỗ Sơn Tùng Đoàn Xuân Tùng Nguyễn Thành Vinh Phạm Xuân Việt Nguyễn Hoàng Yến Nguyễn Hải Yến Nguyễn Thị Yến Trần Thanh Vân Nội dung họp nhóm Thời gian, địa điểm Thời gian: 09h ngày 15 tháng 03 năm 2011 Địa điểm: Sân thư viện trường Đại Học Thương Mại Nội dung Thảo luận nghiên cứu đề tài, định hướng đề tài và nội dung Lựa chọn địa điểm làm đề tài. Lập dàn í, đề cương cho bài thảo luận Phân công nhiệm vụ, công việc cho từng thành viên trong nhóm Thống nhất lại cách làm, thời gian nộp bài và lần họp tiếp theo Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2011 Chữ Ký Thư Ký Chữ Ký Nhóm Trưởng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc * * * BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 12 Lần II Danh sách thành viên nhóm Đỗ Sơn Tùng Đoàn Xuân Tùng Nguyễn Thành Vinh Phạm Xuân Việt Nguyễn Hoàng Yến Nguyễn Hải Yến Nguyễn Thị Yến Trần Thanh Vân Nội dung họp nhóm Thời gian, địa điểm Thời gian: 12h ngày 22 tháng 03 năm 2011 Địa điểm: Sân thư viện trường Đại Học Thương Mại Nội dung Thông báo tiến trình của bài thảo luận (những phần gửi qua mail) Phân công và bàn luận những phần chưa hoàn thành được Nhóm trưởng tổng hợp các í kiến, thống nhất lại công việc Hẹn thời gian cho buổi họp tiếp theo Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2011 Chữ Ký Thư Ký Chữ Ký Nhóm Trưởng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc * * * BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM 12 Lần III Danh sách thành viên nhóm Đỗ Sơn Tùng Đoàn Xuân Tùng Nguyễn Thành Vinh Phạm Xuân Việt Nguyễn Hoàng Yến Nguyễn Hải Yến Nguyễn Thị Yến Trần Thanh Vân Nội dung họp nhóm Thời gian, địa điểm Thời gian: 15h ngày 15 tháng 04 năm 2011 Địa điểm: Sân thư viện trường Đại Học Thương Mại Nội dung Phát bài thảo luận cho cả nhóm để nghiên cứu Lấy ý kiến đóng góp của các thành viên Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2011 Chữ Ký Thư Ký Chữ Ký Nhóm Trưởng Bảng đánh giá cá nhân STT Họ và Tên Điểm Cá Nhân Tự Đánh Giá Điểm Nhóm Đánh Giá Ghi Chú Chữ Ký 1 Đỗ Sơn Tùng A 2 Đoàn Xuân Tùng B 3 Nguyễn Thành Vinh B 4 Nguyễn Hoàng Yến B 5 Nguyễn Thị Yến A 6 Nguyễn Hải Yến A 7 Trần Thanh Vân A 8 Phạm Xuân Việt C Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2011 Chữ Ký Thư Ký Chữ Ký Nhóm Trưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐịnh hướng phát triển các loại hình du lịch mới tại nha trang.doc
Luận văn liên quan