Đề tài Định hướng phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Đề tài: Định hướng phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An đến năm 2020 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO TỈNH NGHỆ AN 1.1 Khái quát về du lịch biển, đảo 1.1.1 Khái quát về du lịch 1.1.2 Một số khái niệm cơ bản khác 1. 1.3 Các dạng du lịch 1.1.4 Vai trò của du lịch 1.1.2 Du lịch biển, đảo và liên hệ Việt Nam 1.1.3 Du lich biển với phát triển kinh tế ở Việt Nam 1.2 Tỉnh Nghệ An và những yếu tố tiềm năng phát triển du lịch biển 1.2.1 Giới thiệu về tỉnh Nghệ An 1.2.2 Yếu tố tiềm nằng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 1.2.3 Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢOTỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002-2009 2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 2.1.2 Các chủ trương, chính sách ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An thời gian qua 2.2 Thực trạng các nguồn lực phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 2.2.1 Thực trạng về cơ sở hạ tầng du lịch biển, đảo 2.2.2 Thực trạng về đội ngũ lao động và công tác đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch 2.2.3 Thực trạng về đầu tư phát triển du lịch 2.2.4 Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch 2.2.5 Thực trạng về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch 2.2.6 Công tác bảo vệ môi trường 2.3 Kết quả hoạt động du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2002-2009 2.3.1 Các hoạt động du lịch biển 2.3.2 Một số kết quả đạt được giai đoạn 2002-2009 2.4 Kết luận về thực trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 2.4.1 Những mặt được trong hoạt động phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 2.4.2 Những tồn tại và hạn chế 2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 3.1 Mục tiêu, định hướng chung 3.1.1 Mục tiêu 3.1.2 Định hướng phát triển 3.2 Giải pháp 3.2.1 Giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo 3.2.2 Phát triển các tuyến du lịch biển và ven biển 3.2.4 Phát triển nguồn nhân lực du lịch 3.2.5 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch 3.2.6 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước 3.2.7 Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo an ninh quốc phòng KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5236 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bá du lịch: Sách hướng dẫn du lịch, tờ gấp, mở chuyên trang về du lịch Nghệ An trên các báo, Đài truyền hình Trung ương và địa phương; phát hành bản tin nội bộ để đưa tin phản ánh hoạt động du lịch và giới thiệu các sản phẩm du lịch mới; lắp dựng hệ thống biển quảng cáo tấm lớn, biển chỉ dẫn tại các điểm du lịch quan trọng tại Vinh, Kim Liên -Nam Đàn, Cửa Lò, Quỳnh Lưu; mở trang Website du lịch Nghệ An... Tham dự Diễn đàn Du lịch ASEAN - ATF tại Hà Nội; Tham gia Ngày các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô - Hà Nội; Quảng bá, xúc tiến tại Hội nghị xúc tiến đầu tư do UBND tỉnh tổ chức tại Thành phố Vinh… Phối hợp với Tổng Cục Du lịch, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Khonkean, Thái Lan, Trung Quốc tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến phát triển du lịch đường bộ; Tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch biển, đảo các tỉnh Bắc Miền Trung” (2/6/2009) tại Cửa Lò; Tổ chức mời, đón các đoàn lữ hành Thái Lan, lào, Trung Quốc sang khảo sát Du lịch biển miến Trung và Nghệ An… nhờ đó đã góp phần tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch, nâng cao nhận thức của nhân dân đối với du lịch. Ngoài ra, hàng năm, ngành phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động chuyên đề, hội nghị, hội thảo ở trong tỉnh, trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch và quảng bá hình ảnh du lịch Nghệ An. 2.2.5 Thực trạng về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch 2.2.5.1 Công tác quy hoạch Trong những năm qua công tác quy hoạch du lịch cả tỉnh Nghệ An nói chung, vùng ven biển, đảo nói riêng đã được chú trọng. Một số khu du lịch biển đã được quy hoạch như: Quy hoạch chi tiết Trung tâm du lịch biển Diễn Thành (Diễn Châu); Quy hoạch chi tiết du lịch biển Quỳnh thuộc huyện Quỳnh Lưu; Quy hoạch chi tiết khu du lịch núi Rồng - Nghi Thiết thuộc huyện Nghi Lộc, bao gồm các xã dọc bờ biển từ Nghi Yên đến Nghi Thiết; Quy hoạch chi tiết xây dựng Dự án Khu dân cư, du lịch, dịch vụ Cửa Cờn tại xã Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch biển thị xã Cửa Lò do tổ chức phi chính phủ giúp đỡ, cùng với các quy hoạch chi tiết các cụm công viên, khu vui chơi, giải trí, du lịch dọc theo bờ biển thị xã Cửa Lò… đã góp phần bảo vệ tài nguyên và không gian du lịch biển. 2.2.5.2 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thanh tra, kiểm tra Bên cạnh việc chăm lo xây dựng chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, để tạo môi trường phát triển du lịch lành mạnh, an toàn, bền vững, ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 06 chỉ thị và 05 quyết định và nhiều văn bản chỉ đạo về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, về bảo vệ môi trường và trật tự, trị an tại các khu, điểm du lịch. Chăm lo củng cố kiện toàn và nâng cao chất lượng tham mưu chỉ đạo của các cơ quan quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đã tiến hành nhiều đợt thanh tra, kiểm tra về tình hình an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường tại các khu điểm tham quan du lịch trọng điểm của tỉnh nói chung, vùng ven biển nói riêng, góp phần đưa hoạt động du lịch đi vào nề nếp, đúng pháp luật. 2.2.6 Công tác bảo vệ môi trường Nhận thức về bảo vệ môi trường của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương vùng ven biển ngày càng được nâng cao. Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng được củng cố. Nhiều chính sách văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường của nhà nước, của tỉnh đã được thực hiện nghiêm túc. Kết quả của công tác bảo vệ môi trường đã góp phần đáng kể trong sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh. Một số địa phương như thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò đã ban hành quy định về bảo vệ môi trường; Xây dựng được nhiều mô hình quần chúng tham gia bảo vệ môi trường ở các phường, xã, vận động nhân dân không đổ rác, phế thải ra đường, nơi công cộng, thành lập tổ thu gom rác tại cụm dân cư, thực hiện tốt công tác tổng vệ sinh môi trường đảm bảo không để rác tồn đọng trên các trục đường, khu dân cư, khu vực công cộng và dọc bãi biển. Đồng thời, tranh thủ đầu tư của ngân sách và nước ngoài các địa phương đã thực hiện các dự án về bảo vệ môi trường như dự án thoát nước thải, dự án nâng cấp Nhà máy nước, dự án cải thiện công tác quản lý chất thải rắn. 2.3 Kết quả hoạt động du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2002-2009 2.3.1 Các hoạt động du lịch biển Trong giai đoạn 2002-2008, khai thác du lịch biển tập trung chủ yếu ở các bãi biển: Cửa Lò, Cửa Hội (TX. Cửa Lò), Bãi Lữ (Nghi Lộc), Diễn Thành, Diễn Hải (Diễn Châu), Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh, Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu) với các loại hình, sản phẩm du lịch chủ yếu sau: - Du lịch sinh thái. - Du lịch tắm biển kết hợp với tham quan các di tích văn hoá, lịch sử, tâm linh, lễ hội truyền thống... - Du lịch tắm biển, kết hợp nghỉ dưỡng, mua sắm. - Du lịch tắm biển kết hợp tham quan danh lam, thắng cảnh. (1) Du lịch sinh thái: Rừng Bần là điểm du lịch sinh thái, giải trí lý tưởng. Cách Thành phố Vinh khoảng 8km về phía đông bắc có một khu rừng ngập mặn dân địa phương gọi là Rừng Bần. Rừng Bần có diện tích hơn 70ha (tính diện tích có cây mọc). Rừng bần dần trở thành một điểm du lịch sinh thái mới đang thu hút ngày càng nhiều du khách tới thăm. Các công ty lữ hành trong tỉnh hiện đang xây dựng tour du lịch tham quan khám phá rừng ngập mặn với nhiều hoạt động du lịch như bơi thuyền trên sông, câu cá, cắm trại... và thưởng thức các đặc sản địa phương. (2) Du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, tâm linh, lễ hội truyền thống… Lễ hội Ông Hoàng Mười, Đền Ông Hoàng Mười, thờ Đạo mẫu Tứ phú, vị thần được thờ chính là ông Hoàng Mười - một trong hàng các ông Hoàng. Ban quản lý Đền đã lắp đặt đường ống, kéo nước máy từ trên Trung tâm xã Hưng Thịnh về với hệ thống đường ống dài 1,5 km, đã đảm bảo nước sạch phục vụ ăn uống cho du khách, cùng với sự đóng góp của du khách, sự chú trọng đầu tư của tỉnh, đền mới được khôi phục và tổ chức lại các lễ hội từ năm 1995 Hàng năm du khách đến với đền rất đông. Ngày thường đã đông, vào mùa lễ hội tháng chín, tháng mười tới, du khách đến càng đông nữa, Cùng với sự thuận lợi về đường giao thông, về cảnh quan… ban quản lý đang cố gắng hết sức mình để đón tiếp và phục vụ thoả mãn nhu cầu Văn hóa Tâm linh của du khách. Di tích lịch sử Văn hóa Tâm linh Đền Ông Hoàng Mười đang là địa chỉ thu hút du khách khi đến với Nghệ An, đến với Hưng Nguyên lịch sử và cách mạng đang từng bước đổi thay, ngày càng giàu đẹp. Khu di tích lịch sử Kim Liên là khu di tích tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, cách thành phố Vinh khoảng 15km theo tỉnh lộ 49. Một phần Khu di tích lịch sử Kim Liên là địa danh gắn liền với nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Hồ Chí Minh đã sống những năm 1901 - 1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh); núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Hồ Chí Minh. Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là một trong những khu du lịch trọng điểm quốc gia và là một trong bốn khu di tích quan trọng bậc nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Được đánh giá là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, khu di tích Kim Liên được Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng đầu tư trong nhiều năm qua. Hằng năm, khu di tích đón tiếp hàng triệu khách tham quan trong và ngoài nước tới viếng thăm. Ngoài ra còn một số đền thờ, miếu mạo…cũng thu hút được hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nước.Như Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn; Ngôi nhà cụ Hoàng Đường tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, (Cụ Hoàng Đường là ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.). Đình Võ Liệt tại xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương. Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An Bảo tàng Tổng hợp giới thiệu toàn bộ đất nước, con người, lịch sử, văn hoá và các hoạt động liên tục và tiêu biểu nhân dân Nghệ An từ xưa đến nay. Bảo tàng lưu giữ nhiều hiện vật được khai quật trên đất Nghệ An: di chỉ khảo cổ Làng Vạc, di chỉ văn hoá Quỳnh Văn. Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh (XVNT) được thành lập ngày 15/01/1960,  trong nội Thành cổ, trên đường Đào Tấn, cắt giữa hai đường chính Quang Trung. Đây là một vùng đất cao ráo. Mặt khác, địa điểm xây dựng được chọn nằm trên khu vực di tích nhà lao Vinh. Hàng năm, Bảo tàng XVNT đón tiếp hàng nghìn lượt khách tới tham quan và Bảo tàng đã thực sự trở thành trường học lớn về giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội cho các thế hệ. Cụm di tích Hoàng Trù Du khách sẽ tới một làng quê bình dị, nơi có mái nhà tranh đơn sơ mộc mạc nép mình dưới lũy tre làng, đó là làng Hoàng Trù - quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là nơi Người cất tiếng khóc chào đời. Cụm di tích Hoàng Trù nằm gọn trong khuôn viên rộng khoảng 3.500m2. Đền thờ Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí , đền tọa lạc tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc. Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân trong vùng Nghi Lộc cũng như khách thập phương.  Lễ hội có nhiều trò chơi truyền thống mang đậm sắc thái địa phương. Năm 1990, đền thờ Nguyễn Xí đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Chùa Cần Linh thuộc phường Cửa Nam, thành phố Vinh. Chùa Cần Linh không chỉ là nơi thờ Phật, sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân quanh vùng, mà còn là điểm du lịch hấp dẫn du khách. Năm 1992 Chùa Cần Linh đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Đền Hồng Sơn thuộc phường Hồng Sơn, thành phố Vinh. Cách đến đây: Đền nằm cạnh chợ Vinh. Có thể đi từ đường Phan Đình Phùng hoặc theo đường dọc bờ sông Cồn Mộc (gần chợ Vinh). Đền Cuông - Cửa Hiền thuộc toạ lạc tại núi Mộ Dạ, xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu. Đền nằm cạnh quốc lộ 1A. Bãi biển vùng Cửa Hiền bằng phẳng. Trên bãi biển nhô lên hàng vạn hòn đá có hình thù giống như con cá biển gọi là bãi đá Ngư Hải. Đặc biệt, đây là khu vực duy nhất trên đất Nghệ An không có gió Tây Nam nóng bỏng về mùa hè. Đền Cờn thuộc làng Phượng Cần, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu. Đền nằm sát cửa biển Lạch Cần. Từ đường quốc lộ 1 A đến địa phận xã Quỳnh Di, huyện Quỳnh Lưu, đi về phía đông khoảng 3km, bên bờ sông Lạch Quèn. Đền Cờn với những mẩu chuyện huyền thoại linh thiêng được lưu truyền trong nhân dân và lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, đang ngày càng thu hút du khách thập phương về đây tham quan, nghiên cứu và sinh hoạt tín ngưỡng. Đền Cờn đã được Bộ văn hoá - thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1993. Bảo tàng Quân khu IV tại 189 đường Lê Duẩn, thành phố Vinh. Trong suốt quá trình xây và trưởng thành, mỗi năm bảo tàng đón gần 100 ngàn lượt khách đến tham quan. Năm 1998 Bảo tàng Quân khu IV đã được Bộ văn hoá xếp hạng Bảo tàng Quốc gia loại 2. (3) Du lịch tắm biển, kết hợp nghỉ dưỡng, mua sắm. Khu du lịch Cửa Lò , Bãi tắm Cửa Lò dài trên 10km, là một trong những bãi tắm lý tưởng ở Việt Nam. Có thể kết hợp các tua du lịch di tich, danh thắng, lễ hội, ẩm thực… Di tích: đền thờ Nguyễn Sư Hồi, Danh thắng: bãi biển Cửa Lò, bãi chùa-đảo Ngư, bãi biển Nghi Thiết Đặc sản: Mực nhảy Lễ hội: lễ hội Sông nước Của Lò, Vùng phụ cận: đền thờ Nguyễn Xý, đền Cuông-cửa Hiền Cửa Lò ngày càng được thay da đổi thịt bởi sự phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các dịch vụ du lịch, hệ thống khách sạn cao tầng hiện đại và nhiều khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng. Du khách đến với Cửa Lò có thể đi bằng các phương tiện như ô tô, tàu thuỷ, tàu hoả kể cả máy bay đều rất thuận lợi. Hàng năm cửa lò tiếp đón hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước.Tạo nguồn doanh thu lớn cho địa phương. (4) Du lịch tắm biển kết hợp tham quan danh lam, thắng cảnh. khu du lịch Lâm viên - Núi Quyết có tổng diện tích hơn 155ha sẽ bao gồm nhiều công trình, hạng mục như khu công viên rừng, các khu vui chơi giải trí, khôi phục lại những di tích, hình tượng tiêu biểu từ thời xưa và qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ. Mục đích tôn tạo lại theo đúng quy mô giá trị của nó nhằm góp phần giữ gìn di sản quý giá và truyền thống, chứng tích lịch sử hào hùng của ông cha để lại, phục vụ các nhu cầu về tham quan, nghiên cứu, vui chơi giải trí. Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh Tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Hồ Chí Minh đã trở thành điểm tham quan du lịch trên thành phố Vinh. Từ ngày khánh thành đến nay, mỗi ngày nơi đây có hàng ngàn nhân dân và khách du lịch đến đây tham quan, chiêm ngưỡng. Công viên Nguyễn Tất Thành Công viên Nguyễn Tất Thành không chỉ là nơi vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân trong thành phố mà còn là nơi tổ chức các cuộc thi phong trào thanh thiếu niên trong thành phố và hai lần được vinh dự là nơi tổ chức hội thi cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc... Tại đây các bạn trẻ có thể tham gia các trò chơi như: Đu quay, giàn ngựa bay, giàn máy bay dùng nguyên lý thuỷ lực để tự động lên xuống. Ôtô điện, xe đạp nước, Nhà hơi tháp Ai Cập. Sân chơi thể thao như: sân bóng chuyền, sân tennis, thư viện với hơn 3000 đầu sách. Một dự án đang được triển khai xây dựng sẽ làm thay đổi diện mạo của công viên, với việc mở rộng các khu vui chơi giải trí, văn hoá thể thao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và tên công viên Nguyễn Tất Thành sẽ được khắc ghi trong mỗi người dân không chỉ trong thành phố Vinh mà cả các tỉnh khác . Khu du lịch thành phố Vinh: thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... Thành phố Vinh còn có nhiều di tích, danh thắng. Thành phố có tới 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 16 di tích được xếp hạng của tỉnh. Các di tích danh thắng tiêu biểu như: Di tích Văn hóa lịch sử: Đền Hồng Sơn, chùa Cần Linh, Danh thắng: lâm viên núi Quyết, rừng Bần-Tràm chim H­ng Hoà Bảo tàng: Bảo tàng Xô viết-Nghệ Tĩnh, Bảo tàng Quân khu 4, Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An. Công viên: Công viên Nguyễn Tất Thành, Công viên Trung tâm, Khu vui chơi-giải trí-du lịch Hồ Cửa Nam. Đặc sản: cháo Lươn Vinh, Lễ hội: Lễ hội đền Hồng Sơn 2.3.2 Một số kết quả đạt được giai đoạn 2002-2009 Du lịch biển Nghệ An đóng góp chủ yếu cho ngành du lịch tỉnh Nghệ An. Số lượng khách du lịch đến vùng biển Nghệ An tăng nhanh và liên tục trong cả thời kỳ 2001 - 2007 với tốc độ bình quân 18,90%/năm. Năm 2000 mới đạt 515.887 lượt khách, đến năm 2005 đã lên tới 1.365.820 lượt khách, 2007 là 1.731.978. Khách quốc tế tăng từ 15.227 lượt năm 2000 lên 64.717 lượt năm 2007; khách du lịch quốc tế đến từ nhiều quốc gia, nhiều khu vực khác nhau như Bắc Mỹ, Đông Âu, Tây Âu, Đông Nam á..., trong đó, khách đến từ Đông Nam á chiếm trên 60%. Khách nội địa tăng từ 500.660 lượt năm 2000 lên 1.667.261 lượt năm 2007 (chiếm trên 96% tổng số khách du lịch). Tuy nhiên, ngày lưu trú bình quân của khách không cao, chỉ dao động trong khoảng 1,5-2 ngày/khách, trong đó, số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế dao động từ 1,2-1,97 ngày/khách. Giai đoạn trước năm 2003, khách du lịch biển Nghệ An hầu hết đến thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, nhưng từ năm 2003 đến nay khách đến du lịch biển Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Diễn Châu tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng khách du lịch bình quân giai đoạn 2004 - 2007 ở Quỳnh Lưu là 57%, Diễn Châu là 62,46% . Cửa Lò và thành phố Vinh là hai địa điểm thu hút hầu hết khách du lịch biển. Hiện du lịch biển Cửa Lò đã xây dựng được hệ thống hạ tầng, tổ chức quản lý, dịch vụ... tương đối tốt. Bãi biển Cửa Lò được du khách trong và ngoài nước đánh giá là một trong những bãi tắm đẹp và sạch nhất phía Bắc Việt Nam, hàng năm thu hút gần 1 triệu lượt khách, doanh thu năm 2007 đạt 238 tỷ đồng, tạo việc làm thời vụ cho gần 4.000 lao động hàng năm. Bảng 3: Khách du lịch đến các địa phương vùng ven biển tỉnh Nghệ An Đơn vị tính: Lượt khách Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Khách quốc tế 16.504 14.624 20.169 38.747 43.949 64.717 77.529 Khách nội địa 634.689 460.012 1.044.965 1.357.395 1.519.358 1.815.739 1.981.354 Tổng cộng 651193 774636 1065134 1396142 1563307 1880456 2058883 Tốc độ tăng khách du lịch biển, đảo (%) 18.96 37.50 31.08 11.97 20.29 9.49 Bảng 4: Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế (Đơn vị tính: ngày) Tên địa phương 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Toàn tỉnh 1,81 1,8 1,65 1,56 1,58 1,54 1,53 Các huyện ven biển 2,6 2,6 2,45 2,53 2,61 2,7 2,7 TP Vinh 1,5 1,5 1,53 1,55 1,6 1,65 1,65 Bảng 5: Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa (Đơn vị tính: ngày) Tên địa phương 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Toàn tỉnh 1,74 1,74 1,63 1,56 1,56 1,56 1,58 Các huyện ven biển 2,4 2,4 2,3 2,35 2,5 2,57 2,65 TP Vinh 1,3 1,34 1,34 1,48 1,5 1,56 1,58 Doanh thu du lịch biển Nghệ An trong những năm qua có bước phát triển khá. Năm 2000 doanh thu du lịch các huyện ven biển Nghệ An đạt gần 98 tỷ đồng, chiếm 54% tổng doanh thu ngành du lịch tỉnh. Năm 2005 là 353,797 tỷ đồng, chiếm 62 % du lịch toàn tỉnh. Năm 2007 là 533,310 tỷ đồng, chiếm 71.3 % doanh thu du lịch toàn tỉnh. Chúng ta có thể thấy du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An chiếm vị trí rất qua trọng, và doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu du lịch toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng du lịch biển đảo nhanh, trung bình giai đoạn 2001 - 2007 là 27,30%, trong đó giai đoan 2001 - 2005 tăng trưởng đạt 28,30%. Năm 2008 doanh thu du lịch biển đảo đạt 687.01 tỷ đồng, tăng 29.17 % so với năm 2007. Tăng Cơ cấu thu nhập du lịch chủ yếu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống (trong đó doanh thu lưu trú chiếm 40%, ăn uống 50%, dịch vụ khác 10%). Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng ngành du lịch Nghệ An vẫn tăng trưởng ổn định. Năm 2009, lượng khách lưu trú tại Nghệ An đạt hơn 2,3 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 777 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2008, và chiếm khoảng 33,78 % tổng thu ngân sách toàn tỉnh Nghệ An. Bảng 6: Doanh thu du lịch các địa phương vùng ven biển Nghệ An (Đơn vị tính: Triệu đồng) Tên địa phương 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Cửa Lò 59.314 66.731 105.900 151.059 188.453 238.405 298.524 Quỳnh Lưu 0 1.327 1.754 5.017 10.014 16.827 18.714 Diễn Châu 0 1.180 1.667 6.913 9.724 14.512 19.270 Nghi Lộc 0 0 51 150 650 1.550 1.631 TP Vinh 72.493 85.354 119.700 190.658 201.569 262.016 348.871 Tổng 131.807 154.592 229.072 353.797 410.410 533.310 687.010 Có thể thấy doanh thu từ du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An không ngừng tăng lên, và đóng góp đáng kể vào ngân sách tỉnh.Chẳng hạn năm 2009, doanh thu từ du lịch biển, đảo chiếm khoảng 33,78 % tổng thu ngân sách toàn tỉnh Nghệ An. Du lịch biển đảo đã không những tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động mà còn giúp người lao động tăng thêm thu nhập. Chúng ta có thể quan sát rõ hơn ở bảng 7, về thu ngân sách của tỉnh và thu nhập bình quân đầu người lao động từ du lịch biển, đảo đã không ngừng tăng lên qua các năm. Bảng 7: Thu ngân sách tỉnh, và thu nhập bình quân đầu người từ du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Lao động (người) 2.869 3.249 3.606 3.966 4.365 4.436 4.962 Doanh thu từ du lịch biển, đảo (tr. đồng) 131.807 154.592 229.072 353.797 410.410 533.310 687.010 Thu nhập bình quân đầu người (tr. đồng) 45.942 47.581 63.525 89.208 94.023 120.22 138.45 2.4 Kết luận về thực trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An 2.4.1 Những mặt được trong hoạt động phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An (1) Số lượng khách du lịch đến vùng biển Nghệ An tăng nhanh và liên tục trong cả thời kỳ 2001 – 2009. Du lịch biển, đảo đóng góp chủ yếu cho ngành du lịch tỉnh Nghệ An. Doanh thu du lịch biển Nghệ An trong những năm qua có bước phát triển khá. (2) Cơ sở vật chất phục vụ du lịch biển những năm gần đây được quan tâm đầu tư nên được cải thiện rõ rệt, đặc biệt hệ thống các khách sạn, nhà hàng, đã góp phần tích cực và có hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách (3) Tổng vốn đầu tư cho du lịch biển hàng năm tăng nhanh. (4) Hoạt động du lịch đã tạo thêm nhiều việc làm cho những người lao động trực tiếp trong ngành và hàng nghìn lao động xã hội khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo nên những tác động tích cực làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt đô thị và nông thôn, nâng cao đời sống của nhân dân ở những vùng có hoạt động du lịch phát triển. (5) Trước đây, sản phẩm du lịch của vùng chủ yếu chỉ có tắm biển, thời gian gần đây các hoạt động du lịch lữ hành cũng có bước phát triển. Các doanh nghiệp lữ hành tích cực quan tâm tới việc xúc tiến đa dạng hoá hoạt động du lịch, kết hợp giữa du lịch biển với tham quan các di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng,..., mở rộng thị trường và liên kết phát triển du lịch trong nước cũng như nước ngoài khai thác các tour, tuyến đáp ứng nhu cầu của khách. 2.4.2 Những tồn tại và hạn chế (1) Các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, còn mang tính truyền thống, chưa được khai thác xứng với tiềm năng du lịch mà Nghệ An có được.Du lịch biển Nghệ An vẫn còn bị ảnh hưởng tính mùa vụ (hoạt động du lịch chủ yếu về mùa Hè). (2) Lượng khách du lịch quốc tế đến các khu, điểm du lịch biển đạt thấp. (3) Tiến độ đầu tư của các dự án du lịch còn chậm, thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch đang còn yếu kém. (4) Cơ cấu doanh thu du lịch chủ yếu dựa vào lưu trú và ăn uống, các dịch vụ phục vụ du lịch khác còn ít. (5) Các tuyến du lịch còn chưa được phân định, quy hoạch củ thể nên khó xây dựng và quảng bá, phát triển các tua du lịch. (6) Văn hoá ứng xử, phong cách phục vụ du lịch còn hạn chế; các tệ nạn xã hội, hiện tượng bán hàng rong, ăn xin tại các khu, điểm du lịch còn tồn tại. (7) Vấn đề quản lý, bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Hệ thống thoát và xử lý nước thải sinh hoạt chưa có hoặc chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Rác thải do sóng biển dạt vào tại các bãi biển ở Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu chưa được thu gom, xử lý triệt để. 2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế 2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan - Tình hình bất ổn định chính trị, khủng hoảng kinh tế của thế giới và khu vực. - Tình hình thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường ảnh hưởng đến tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch biển. 2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan - Công tác quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch thiếu thống nhất và tập trung. - Công tác quản lý tài nguyên du lịch còn chồng chéo. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp đối với công tác bảo vệ và khai thác tài nguyên chưa thực sự chặt chẽ, liên kết. - Nhận thức về vai trò và sự phát triển bền vững du lịch của cộng đồng và chính quyền các cấp đặc biệt là các doanh nghiệp chưa theo kịp với yêu cầu hội nhập. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hầu hết thuộc hạng vừa và nhỏ; Năng lực quản lý còn yếu kém. - Nguồn nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu. - Các sản phẩm du lịch biển chưa đa dạng, chưa phong phú, sức cạnh tranh thấp. Các dịch vụ và hàng hoá phục vụ khách du lịch tại các bãi biển và các điểm du lịch còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao. - Công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch chưa theo kịp yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới. Kinh phí và thời gian xúc tiến, quảng bá du lịch còn hạn chế. Một số doanh nghiệp chưa quan tâm đến tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp... PHẦN III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 Mục tiêu, định hướng chung Mục tiêu Mục tiêu tổng quát - Đẩy nhanh phát triển du lịch biển, đảo trở thành một ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển và ven biển. Du lịch biển, đảo phải tạo ra sự đột phá về thị trường khách du lịch, tăng doanh thu du lịch, tăng nguồn thu ngân sách, ổn định và không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu Nghị quyết số 16/NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư của BCH Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. - Tiếp tục có kế hoạch đầu tư tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh để phục vụ phát triển du lịch. - Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quảng bá, liên doanh, liên kết, hợp tác trong và ngoài nước về lĩnh vực du lịch; Xúc tiến thu hút đầu tư và đôn đốc triển khai nhanh đầu tư xây dựng các điểm, tuyến du lịch trọng điểm. Mục tiêu củ thể 3.1.1.2.1 Về lượng khách: Phấn đấu đến năm 2010 các điểm du lịch biển, đảo đón và phục vụ khoảng 2, 5 triệu lượt khách có lưu trú, trong đó khách quốc tế đạt 111.800 lượt người; Năm 2015 đạt 3, 8 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 158.000 lượt người; Năm 2020 đạt 4, 5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 235.000 lượt người. Tốc độ tăng trưởng bình quân chung về khách du lịch thời kỳ 2010 - 2015 là 12,34%, thời kỳ 2016 - 2020 là 12,02% (Trong đó, khách du lịch nội địa giai đoạn 2010 - 2015 đạt 12,7%/năm, giai đoạn 2015 - 2020 đạt 12,15%; Khách du lịch quốc tế giai đoạn 2010-2015 đạt 18,5%/năm, giai đoạn 2015 - 2020 đạt 15,5%/năm). 3.1.1.2.2 Về doanh thu du lịch: Doanh thu du lịch năm 2010 ước đạt khoảng 930 tỷ đồng; năm 2015 đạt 1.300 tỷ đồng; năm 2020 đạt 1.600 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ khách du lịch quốc tế đạt 233 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu giai đoạn 2010 - 2015 là 12,9%/năm và 2015 - 2020 là 12,3%/năm. 3.1.1.2.3 Về cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch: Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các địa phương vùng ven biển P (điện, đường, hệ thống cấp, thoát nước, cơ sở y tế...) đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch. 3.1.1.2.4 Nguồn nhân lực du lịch: Phấn đấu đến năm 2020 các địa phương vùng ven biển thu hút trên 30.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch (trong đó 100% lao động đều được đào tạo chuyên nghề về du lịch, trên 40% có tay nghề cao và chuyên sâu) và tạo công ăn việc làm cho 60.000 đến 70.000 lao động gián tiếp ngoài xã hội. Định hướng phát triển 3.1.2.1 Định hướng về sản phẩm du lịch: Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có: Du lịch tắm biển nghỉ dưỡng, du lịch thương mại, công vụ và hội nghị, hội thảo, dịch vụ vui chơi giải trí, tham quan các di tích văn hoá lịch sử, danh thắng, tham quan các làng nghề thủ công truyền thống, du lịch thể thao, du lịch sinh thái. Phát triển các sản phẩm du lịch mới, mang tính đặc thù, hấp dẫn của du lịch biển Nghệ An. Cụ thể là: Du lịch chữa bệnh, du lịch thuyền buồm trên biển, du lịch leo núi, du lịch lặn biển, câu cá, câu mực trên biển. 3.1.2.2 Định hướng về thị trường khách du lịch 3.1.2.2.1 Thị trường khách nội địa - Tích cực và chủ động khai thác nguồn khách truyền thống tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tiếp cận và khai thác nguồn khách du lịch tiềm năng tại thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Thanh Hoá... - Tập trung tuyên truyền, khai thác nguồn khách du lịch trong tỉnh, nhất là nguồn khách tại các khu công nghiệp, nhà máy, trường học... 3.1.2.2.2 Thị trường khách Quốc tế - Chủ động khai thác nguồn khách quốc tế truyền thống như Lào, Thái lan, Trung Quốc, các nước thuộc khối ASEAN; tăng cường tiếp thị và mở rộng hợp tác về du lịch để khai thác nguồn khách tiềm năng từ các nước Châu Âu, Mỹ, Nga... 3.1.2.3 Định hướng về không gian và các dịch vụ du lịch biển 3.1.2.3.1 Thành phố Vinh - Xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và dịch vụ du lịch cao cấp dọc theo tuyến đường ven sông Lam và khu Lâm viên núi Quyết. - Xây dựng và hoàn thiện khu vui chơi, giải trí du lịch hồ Cửa Nam. - Bổ sung các hạng mục công trình vui chơi, giải trí tại công viên Trung tâm. 3.1.2.3.2 Thị xã Cửa Lò - Dọc theo đường Bình Minh: Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch biển truyền thống. - Khu vực Nghi Hoà, và vùng đất Nghi Hương giáp Nghi Hoà phát triển loại hình du lịch cao cấp: Sân Gôn, biệt thự du lịch cao cấp, khách sạn cao cấp. - Khu vực đảo Lan Châu: Xây dựng khu vui chơi giải trí cao cấp, Phát triển du lịch thể thao (lướt ván có cano kéo, lặn biển). - Khu vực đảo Ngư: Bảo vệ các khu rừng tái sinh và nâng cấp hệ thống đường bộ để phát triển du lịch sinh thái trong toàn khuôn viên. 3.1.2.3.3 Vùng ven biển Nghi Lộc Phát triển du lịch biển theo các hướng sau: - Vùng Nghi Thiết và Nghi Tiến (trong đó có cả Bãi Lữ): Phát triển các sản phẩm du lịch cao cấp - Tại khu vực bãi biển Nghi Yên: Mở rộng diện tích khuôn viên cây xanh, xây dựng các khu làng du lịch hoặc các biệt thự du lịch . - Phát triển du lịch tham quan làng nghề, dịch vụ bán đồ lưu niệm... 3.1.2.3.4 Vùng ven biển Diễn Châu - Tại thị trấn Diễn Châu: Xây dựng và phát triển các khu mua sắm thương mại, chợ hải sản, khu bán đồ lưu niệm. Xây dựng các cơ sở lưu trú từ hạng 1 đến 3 sao. - Tại vùng ven biển Diễn Thành, Diễn Hải: Phát triển các loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Xây dựng các cơ sở lưu trú từ đạt chuẩn du lịch 2 đến 3 sao. - Tại các xã khác: Phát triển các loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử văn hoá, tham quan làng nghề, phát triển du lịch sinh thái tại hồ Xuân Dương. 3.1.2.3.5 Biển Quỳnh Lưu - Thị trấn Cầu Giát: Xây dựng và phát triển các khu mua sắm thương mại, bán đồ lưu niệm. - Từ Quỳnh Thiện đến Quỳnh Phương: Xây dựng các cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng và cơ sở dịch vụ du lịch . - Bảo vệ, trồng mới cây xanh tại các bãi biển. - Phát triển các loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử văn hoá, tham quan làng nghề. Phát triển du lịch sinh thái tại hồ Vực Mấu, hồ Khe Gỗ. Giải pháp 3.2.1 Giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo. - Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đang khai thác: Du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng; du lịch văn hoá, lễ hội; du lịch tham quan làng nghề; hội nghị, hội thảo (i) Du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, chữa bệnh: Đây là sản phẩm du lịch chủ yếu tại các địa bàn Cửa Lò, Quỳnh Lưu - Diễn Châu - Nghi Lộc. Cần tập trung nâng cao chất lượng các dịch vụ nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, ăn uống gắn với đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các cơ sở hạ tầng kinh doanh và các dịch vụ đi kèm cần thiết khác; (ii) Du lịch văn hoá - lịch sử: Khai thác các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá ở thành phố Vinh và các huyện, thị xã ven biển, kết hợp với di tích lịch sử văn hoá Kim Liên để phát triển du lịch văn hoá - lịch sử; (iii) Du lịch sinh thái: Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các khu du lịch sinh thái dọc bờ biển từ Quỳnh Lưu vào Cửa Lò như Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Cửa Hiền, Bãi Lữ, Nghi Thiết, Hưng Hòa, Núi Quyết ; (iv) Du lịch làng nghề: Phát triển nhanh các điểm du lịch làng nghề TTCN, nhất là các nghề truyền thống, ưu tiên phát triển trước các làng nghề tại các vùng phụ cận các khu du lịch; (v) Du lịch MICE: Khai thác với hiệu quả cao loại hình du lịch hỗn hợp (kết hợp hội nghị, hội thảo và tham quan du lịch) - loại hình có nhu cầu ngày càng tăng và mang lại doanh thu lớn. - Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch mới, mang tính đặc thù: Du lịch chữa bệnh; du lịch lặn biển, leo núi; Du lịch sinh thái…- Ưu tiên, khuyến khích đầu tư các khu du lịch cao cấp, cơ sở lưu trú du lịch từ 3 đến 5 sao. Thị trường du lịch: Tập trung khai thác thị trường nội địa, trong đó đối tượng chính là khách du lịch đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc là chủ yếu. Đối với thị trường nước ngoài, du lịch biển Nghệ An cần tập trung khai thác theo thứ tự ưu tiên các thị trường sau: (1) Lào và Đông Bắc Thái Lan và các nước ASEAN ; (2) Nhật Bản và Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao); (3) Tây Âu, đặc biệt là Pháp, Anh, Tây Ban Nha; (4) Mỹ. Với các đối tượng thị trường và sản phẩm du lịch như trên, đối tác hợp tác phát triển du lịch trong nước là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đối tác hợp tác du lịch quốc tế là Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao), Pháp, Mỹ, ASEAN. 3.2.2 Phát triển các tuyến du lịch biển và ven biển Tổ chức các tuyến du lịch được lồng trong cơ cấu không gian của vùng ven biển, gắn với toàn tỉnh Nghệ An, với cả nước và khu vực Bắc Miền Trung. Trong vùng Bắc Miền Trung, Vinh và Cửa Lò là các trung tâm du lịch lớn, chỉ xếp sau Huế, là điểm dừng chân hợp lý trong tuyến du lịch xuyên Việt. Do đó phát triển các tuyến du lịch biển Nghệ An phải gắn với Hà Nội – Huế - Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh – Quảng Ninh. Các tuyến du lịch gắn kết với bên ngoài - Tuyến Vinh/Cửa Lò – Hà Nội – Quảng Ninh – Các tỉnh phía Bắc (Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Phía Bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang ...) - Tuyến Vinh/Cửa Lò – Các tỉnh phía Nam. Đặc biệt là tuyến Vinh/Cửa Lò – Hà Tĩnh – Phong Nha – Huế – Hội An: Tham quan chùa Hương, quê hương Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, động Phong Nha, di tích Huế, phố cổ Hội An... - Tuyến Vinh/Cửa Lò – Các tỉnh Trung Lào - Đông Bắc Thái Lan - Vinh/Cửa Lò – Các nước trên thế giới (đi bằng đường biển qua cảng Cửa Lò và đường hàng không qua sân bay Vinh). Các tuyến du lịch từ các vùng khác đến Nghệ An qua Vinh, Cửa Lò: - Các điểm du lịch các vùng khác – Vinh – Cửa Lò - Nam Đàn: Du lịch tắm biển, thăm quê hương Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tham quan nhà cụ Phan Bội Châu, đền thờ Mai Hắc Đế, đền thờ vua Quang Trung, cảnh quan núi Thiên Nhẫn, cảnh quan sông Lam, rừng ngập mặn Hưng Hoà. - Các điểm du lịch các vùng khác – Vinh - Cửa Lò - Hòn Ngư - Cửa Hiền - Nghi Thiết – Sông Cấm: Du lịch tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng. Điểm Cửa Lò – Nghi Thiết là vùng biển đẹp, nước sạch. Nghỉ dưỡng tại Cửa Lò, khách có thể đi du thuyền tham quan đảo Ngư, đảo Mắt, Cửa Hiền và bằng phương tiện đường bộ du khách được tham quan đền thờ An Dương Vương, các điểm du lịch sinh thái như lâm viên Sông Cấm - Nghi Lộc, cảnh quan hồ Xuân Dương – Diễn Châu (các khu du lịch sinh thái này sẽ được đầu tư trong tương lai gần). -Các điểm du lịch các vùng khác - Vinh – Cửa Lò – Con Cuông - Kỳ Sơn: Tham quan Lèn đá Mặt trắng (Đô lương), dọc theo đường quốc lộ 7 lên khu rừng Quốc gia Pù mát, thác Kèm, lên các bản làng dân tộc Thái, H Mông, Kmú, ơ du, Tày poong, Đan Lai, ... các huyện vùng cao Nghệ An và có thể đi du lịch cánh đồng Chum Nước CHDCND Lào... - Các điểm du lịch các vùng khác - Vinh – Của Lò – Nghi Lộc - Phủ Diễn – Quỳnh Lưu : Du lịch văn hoá thăm di tích lịch sử văn hoá Vinh, nhà thờ Nguyễn Xí, đền Cuông, đền Cờn, bãi biển Quỳnh Phương, di chỉ Quỳnh Văn, nhà thờ họ Hồ (Quỳnh Đôi),... - Các điểm du lịch các vùng khác - Vinh – Của Lò - Quỳ Châu – Quế Phong: Khách có thể tham quan hang Bua, Bảo tàng dân tộc Quỳ Châu, lên thác Sao Va (Quế Phong), khu bảo tồn Pù Huống và thăm cảnh quan hùng vĩ miền Tây Nghệ An. 3.2.3 Phát triển kết cấu hạ tầng du lịch Khuyến khích đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống thông tin - truyền thông, hệ thống nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ du lịch khác...tạo sức hấp dẫn mạnh đối với du khách. Hệ thống giao thông: - Nâng cấp và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông liên huyện, xã, thôn; Tuyến Quốc lộ ven biển Nghi Sơn (Thanh Hoá) - Quỳnh Lưu - Diễn Châu - Nghi Lộc - Cửa Lò; Nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Vinh - Hoàng Mai theo quy mô 4 làn xe cơ giới, đoạn qua khu đô thị theo quy mô đường đô thị; Xây dựng đường gom một số đoạn quan trọng như đoạn Vinh - Nghi Lộc.... - Hoàn thiện các tuyến giao thông vận chuyển đường thuỷ dọc theo sông Lam (Cửa Hội - Đô Lương). - Nâng cấp cầu cảng đảo Ngư. - Mở rộng tuyến đại lộ Vinh - Cửa Lò; Nâng cấp sân bay Vinh theo Quy hoạch Trung tâm cảng hàng không Vinh giai đoạn 2015 - 2025 được phê duyệt theo Quyết định số: 06/QĐ-BGTVT ngày 03/01/2006 của Bộ Giao thông vận tải. Mở thêm một số tuyến bay mới Vinh - Viêng Chăn, Vinh - Đông Bắc Thái Lan... Nâng cấp, mở rộng cảng Cửa Lò đủ điều kiện đón các loại tàu du lịch cỡ lớn. (2) Hệ thống điện: - Cải tạo hệ thống điện lưới cũ đến tận các cơ sở dịch vụ du lịch vùng ven biển Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc. - Hoàn thành dự án đưa điện lưới ra đảo Ngư để phục vụ nhu cầu quốc phòng và phát triển du lịch. - Hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng đường ven sông lam. (3) Hệ thống cấp và thoát nước: - Xây dựng quy hoạch về nguồn cung cấp nước sạch cho thị xã Cửa Lò và các khu du lịch biển hiện đang khai thác như Diễn Thành, Nghi Thiết, Quỳnh Phương, Quỳnh Bảng... - Hoàn thành dự án cấp nước ngọt ra đảo Ngư để phục vụ nhu cầu quốc phòng và phát triển du lịch. - Xây dựng hệ thống thoát nước tập trung để xử lý nước thải, không để nước thải chưa qua xử lý đổ ra biển gây ô nhiểm môi trường. Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại tất cả các khu du lịch vùng ven biển. (4) Hệ thống thông tin - truyền thông: Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc hiện đại và đồng bộ. Nâng cấp các tổng đài, phủ sóng di dộng toàn vùng ven biển và hải đảo, cung cấp các dịch vụ internet tốc độ cao, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số tại tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách… Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và điều hành, mở mới và nâng cấp các trang website để tăng hiệu quả công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm du lịch biển Nghệ An. Xây dựng và quản lý hoạt động du lịch qua hệ thống điện tử hiện đại, quản lý qua mạng LAN, mạng internet đến tận các doanh nghiệp du lịch, các khu điểm du lịch biển. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê du lịch, cung cấp thông tin du lịch, quản lý hành chính… qua mạng internet. (5) Hệ thống nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ du lịch khác. Huy động các thành phần kinh tế tham gia nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia.Tăng cường liên doanh liên kết nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để nâng cấp, xây dựng thêm các khách sạn, đặc biệt là các khách sạn trên 4 sao; nâng tỷ lệ số phòng khách đạt tiêu chuẩn quốc tế lên 40%. Ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các công trình tổng hợp (thể dục thể thao tổng hợp, hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo quốc tế...) gắn với các khu du lịch. Đẩy nhanh các dự án đầu tư các dịch vụ du lịch biển tại thị xã Cửa Lò, bãi Lữ, bãi biễn Diễn Thành (Diễn Châu), bãi biễn Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu). Phát triển hệ thống các điểm vui chơi giải trí dọc ven biển và hạ lưu sông Lam. Đầu tư thích đáng cho việc tôn tạo, nâng cấp và quy hoạch lại các điểm di tích lịch sử, di tích cách mạng, các di sản văn hoá... 3.2.4 Phát triển nguồn nhân lực du lịch - Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực để giải quyết cho yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài phát triển ngành du lịch. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng làm để đào tạo lại và bồi dưỡng lực lượng lao động cho du lịch, bao gồm: Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch, công nhân viên lao động. - Tổ chức tập huấn để nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý du lịch. - Tổ chức các lớp đào tạo mới, đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên lao động. Phối hợp với các trường nghiệp vụ du lịch có uy tín trong nước, tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề du lịch gắn với thi nâng bậc nghề và thi thợ giỏi hàng năm cho đội ngũ công nhân lao động hiện có trong ngành. - Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, văn hoá ứng xử và phong cách phục vụ du lịch cho cộng đồng dân cư tại những nơi có du lịch biển phát triển. - Nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề du lịch, cơ sở vật chất thực hành, đội ngũ giảng viên. Tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 tại các vùng ven biển có ít nhất 02 trường đại học có khoa du lịch; 05 trường cao đẳng nghề du lịch và các trung tâm đào tạo nghề du lịch chuyên sâu. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng đạo tạo của các cơ sở dạy nghề du lịch trên địa bàn. 3.2.5 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch - Tăng cường tuyên truyền, quảng bá du lịch Nghệ An ở các thị trường truyền thống như Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc... tiếp cận các thị trường tiềm năng tại các nước châu Âu, Nga, Pháp, Mỹ…. - Xây dựng, nâng cấp các trang website của tỉnh, của ngành và các huyện, thành, thị. - Mở chuyên trang du lịch Nghệ An trên đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An, báo Nghệ An. Tham gia quảng cáo điểm đến du lịch Nghệ An trên các báo, đài PT -TH Trung ương và nước ngoài. - Tích cực tham gia các hội chợ, hội thảo trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch nhằm tăng cường liên doanh, liên kết phát triển du lịch biển Nghệ An với các địa phương khác trong nước và khu vực. - Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch quảng cáo sản phẩm, dịch vụ du lịch, đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh tại các trung tâm du lịch trong nước và nước ngoài. - Phát hành các ấn phẩm tuyên truyền, quảng cáo du lịch; đầu tư xây dựng và nâng cấp các biển quảng cáo, biển chỉ dẫn các khu, điểm du lịch trên địa bàn. 3.2.6 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý các quy hoạch phát triển du lịch biển. Triển khai quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch tiềm năng như: Đảo Ngư, đảo Lan Châu (thị xã Cửa Lò), Nghi Tiến, Nghi Thiết (Nghi Lộc)..., làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư du lịch. (1) Thành phố Vinh: - Xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và dịch vụ du lịch cao cấp dọc theo tuyến đường ven sông Lam và khu Lâm viên núi Quyết để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của khách du lịch nội địa, trong tỉnh và khách quốc tế với các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái; du lịch du thuyền, giải trí trên sông Lam; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch hội nghị hội thảo; du lịch thể thao... - Xây dựng và hoàn thiện khu vui chơi, giải trí du lịch hồ Cửa Nam với các hạng mục như: Nhà hàng nổi; dịch vụ khu chăm sóc sức khoẻ; bơi thuyền, câu cá; khu vui chơi giải trí... để phục vụ nhân dân thành phố vinh và phụ cận, khách du lịch khi hành hương về Kim Liên - Nam Đàn; khách du lịch nội địa, quốc tế khi đến Nghệ An. - Bổ sung các hạng mục công trình vui chơi, giải trí tại công viên Trung tâm. (2) Thị xã Cửa Lò: - Dọc theo đường Bình Minh: Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch biển truyền thống như: Tắm biển, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, các nhà hàng ăn uống đặc sản để phục vụ khách du lịch nội địa; Củng cố và phát triển các khu mua sắm thương mại, chợ hải sản và bán đồ lưu niệm. - Khu vực Nghi Hoà, và vùng đất Nghi Hương giáp Nghi Hoà phát triển loại hình du lịch cao cấp: Sân Gôn, biệt thự du lịch cao cấp, khách sạn cao sao với đầy đủ các tiện nghi phục vụ khách quốc tế. - Khu vực đảo Lan Châu: * Xây dựng khu vui chơi giải trí cao cấp. * Phát triển du lịch thể thao (lướt ván có cano kéo, lặn biển) - Khu vực đảo Ngư: * Bảo vệ các khu rừng tái sinh và nâng cấp hệ thống đường bộ để phát triển du lịch sinh thái trong toàn khuôn viên. * Tại vùng eo đảo ở phía Đông Bắc và vùng đảo phía Tây Bắc có thể xây dựng các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch: + Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp. + Khu nuôi thả động vật để phục vụ khách du lịch tham quan giải trí. + Khu du lịch sinh thái gắn với thiên nhiên. * Tại vùng bãi biển phía Đông và Đông Nam: Mực nước sâu với nhiều đá ngầm có thể phát triển loại hình lặn biển, đồng thời có thể phát triển loại hình du lịch leo núi. * Tại vùng bãi biển phía Tây phát triển du lịch văn hoá tâm linh gắn với tham quan chùa Ngư. (3) Vùng ven biển Nghi Lộc: Phát triển du lịch biển theo các hướng sauP: - Vùng Nghi Thiết và Nghi Tiến (trong đó có cả Bãi Lữ): Phát triển các sản phẩm du lịch cao cấp với các loại hình chủ yếu: Du lịch tắm biển, du lịch leo núi, du lịch sinh thái; Xây dựng, phát triển các khu Resort, biệt thự du lịch cao cấp (từ 3 đến 5 sao) để phục vụ khách du lịch nội địa có thu nhập cao và khách quốc tế. - Tại khu vực bãi biển Nghi Yên: Mở rộng diện tích khuôn viên cây xanh, xây dựng các khu làng du lịch hoặc các biệt thự du lịch theo kiểu dã ngoại để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch nội địa. - Phát triển du lịch tham quan làng nghề, dịch vụ bán đồ lưu niệm... (4) Vùng ven biển Diễn Châu: - Tại thị trấn Diễn Châu: Xây dựng và phát triển các khu mua sắm thương mại, chợ hải sản, khu bán đồ lưu niệm. Xây dựng các cơ sở lưu trú từ hạng 1 đến 3 sao. - Tại vùng ven biển Diễn Thành, Diễn Hải: + Phát triển các loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng; + Xây dựng các cơ sở lưu trú từ đạt chuẩn du lịch 2 đến 3 sao. - Tại các xã khác: Phát triển các loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử văn hoá, tham quan làng nghề, phát triển du lịch sinh thái tại hồ Xuân Dương. (5) Vùng ven biển Quỳnh Lưu: - Thị trấn Cầu Giát: Xây dựng và phát triển các khu mua sắm thương mại, bán đồ lưu niệm. Xây dựng các cơ sở lưu trú từ đạt chuẩn du lịch đến hạng 3 sao. - Từ Quỳnh Thiện đến Quỳnh Phương: Xây dựng các cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng và cơ sở dịch vụ du lịch từ mức đạt chuẩn du lịch đến hạng 2 sao, 3 sao để phục vụ khách trong tỉnh, các huyện miền núi phía Tây Nghệ An, nhân dân và công nhân lao động của các khu công nghiệp Nam Thanh, Bắc Nghệ. - Bảo vệ, trồng mới cây xanh tại các bãi biển. - Phát triển các loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử văn hoá, tham quan làng nghề. Phát triển du lịch sinh thái tại hồ Vực Mấu, hồ Khe Gỗ. - Thực hiện chính sách giao quyền quản lý và khai thác tài nguyên cho các tổ chức, cá nhân, bảo vệ và kinh doanh theo Pháp luật nhà nước. Có chính sách hỗ trợ người dân và các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của địa phương. Thực hiện chính sách cấp quyền sở hữu lâu dài hợp pháp theo Pháp luật về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên du lịch cho các nhà đầu tư để phát triển du lịch. 3.2.7 Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo an ninh quốc phòng 3.2.7.1 Bảo vệ môi trường du lịch - Tăng cường công tác tuyên truyền về du lịch bền vững để nâng cao sự hiểu biết và ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong du lịch cho cán bộ, công nhân lao động tại các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và nguồn lợi biển. Quan tâm đặc biệt đến phát triển hệ thống rừng ngập mặn ven biển, rừng phòng hộ. Quản lý chặt chẽ và xử lý đúng quy trình rác thải, nước thải sinh hoạt. - Hoàn thành việc di chuyển những nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu vực đô thị để tập trung vào các khu, cụm công nghiệp. Thực hiện triệt để việc đánh giá tác động môi trường và xây dựng các công trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn đối với các dự án đầu tư mới. - Tăng cường công tác kiểm tra và quản lý tốt quy hoạch và khai thác tài nguyên du lịch. - Giảm thiểu việc thải chất thải vào môi trường. Kiểm soát chặt chẽ nguồn nước thải (từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất chế biến, nước thải từ ruộng đồng, nước thải từ làng nghề, nước thải sinh hoạt…) chảy vào các dòng sông, nhất là hệ thống sông ngòi đổ trực tiếp ra biển. 3.2.7.2 Công tác đảm bảo trật tự, trị an tại các khu, điểm du lịch và an ninh quốc phòng trên biển - Tăng cường công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch biển, đảo. - Tổ chức các đội cứu hộ với đầy đủ phương tiện cứu hộ trên biển. Thường xuyên tuần tra, canh gác 24/24 nhất là thời kỳ cao điểm. Kiểm tra thường xuyên và nghiêm ngặt các phương tiện vận chuyển khách du lịch trên biển và bằng đường thuỷ. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường thuỷ. - Phát triển du lịch biển phải gắn liền với bảo vệ biển (kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh). Chủ động phối hợp với các lực lượng (Quân đội, Công an, Bộ đội Biên phòng) để bảo vệ không gian, ngư trường, tài nguyên trên. Ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lấn chiếm, xâm phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của đất nước. KẾT LUẬN Để khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế của vùng ven biển và hải đảo của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển và hội nhập kinh tế quốc tế, tôi đã chọn đề tài “Định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Nghệ An đến năm 2020” để nghiên cứu và xây dựng trên cơ sở xác định rõ các định hướng phát triển chủ yếu của du lịch biển, đảo trong mối quan hệ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế biển. Đồng thời xác định mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020 trên cơ sở phát huy vai trò, thế mạnh tài nguyên du lịch biển, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn lực về du lịch biển, đẩy nhanh tốc độ phát triển của du lịch Nghệ An nói chung, du lịch biển, đảo nói riêng. Trong quá trình thực hiện tôi đã được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An tạo điều kiện, giúp đỡ và sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Ngô Thắng Lợi để tôi có thể hoàn thành tốt công trình nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện không tránh khỏi sự sai sót do thời gian nghiên cứu, quá trình in ấn…Rất mong được sự giúp đỡ và góp ý của các thầy cô, các cán bộ sở kế hoạch đầu tư tỉnh Nghệ An để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Thắng Lợi, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An , các thầy cô giáo đã tạo điều kiện hướng dẫn và giúp đỡ. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình tổng quan du lịch (Tổng cục du lịch ) 2. Giáo trình kinh tế phát triển (Trường ĐH kinh tế quốc dân) 3. Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 15/6/2005 4. Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 5. Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020. 6. Các tài liệu, nghị định, nghị quyết tại Phòng tổng hợp, phòng kế hoạch của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An 7. Các websize: (Bộ văn hóa thể thao và du lịch, tổng cục du lịch Việt Nam) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ký tên PGS.TS. Ngô Thắng Lợi NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Ký tên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐịnh hướng phát triển du lịch biển đảo tỉnh Nghệ An đến năm 2020.doc