Đề tài Định hướng phát triển phát triển thẻ thanh toán của Vietcombank trong thời gian tới

TỔNGQUANVỀTHẺTHANHTOÁN 1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ thanh toán Nhiều người trong chúng ta hẳn đã từng gặp những tình huống khó xử khi trong người không có tiền mặt (ngay cảđối với những người “tiền nong không thành vấn đề”). Chiếc thẻđầu tiên đánh dấu cuộc cách mạng về thẻ tín dụng ra đời từ một tình huống tương tự thế. Đó là vào một buổi tối năm 1949, sau khi ăn tối ở một nhà hàng, ông Frank Mc Namara, một doanh nhân người Mỹ, bỗng phát hiện mình không mang theo tiền mặt vàông buộc phải gọi điện về nhàđể người nhà mang tiền đến trả. Cũng vào thời gian này, ở Mỹ, người ta đã sử dụng khá phổ biến các loại thẻđể mua hàng, mua xăng nhưng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch. Từ những bất cập đó, Frank đã sáng tạo ra thẻ “Diners Club”, một loại thẻ tín dụng đầu tiên trên thế giới. Với lệ phí hàng năm là 5USD, những người mang thẻ “Diners Club” có thể ghi nợ khi đi ăn ở 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phốNew York. Đến năm 1951, hơn 1 triệu USD được chi tiêu bằng thẻ này tại Mỹ. Cũng trong năm 1951, Ngân hàng Franklin National Bank ởLongIsland, New York phát hành thẻ tín dụng đầu tiên của mình. Tại đây, khách hàng đệ trình đơn xin vay vàđược thẩm định khả năng thanh toán . Các ngân hàng đủ tiêu chuẩn sẽđược duyệt cấp thẻ. Thẻ này dùng thanh toán cho các thương vụ bán lẻ hàng hoá- dịch vụ. Các chủ thẻ rất thích hình thức này vìđược hưởng khoản tín dụng không tính lãi do ngân hàng cấp, còn các ĐVCNT cũng bán được nhiều hơn. Chính vì sự tiện lợi của Diners Club cũng như sựưa thích của cả chủ thẻ lẫn ĐVCNT nên đến năm 1955, hàng loạt các loại thẻ tương tự ra đời, như: Trip Charge, Goldenkey, Gourment, Guest Club, Esquire Club, Năm 1958 Carte Blanche và American Express ra đời và thống lĩnh thị trường. Trong giai đoạn này, phần lớn thẻ dành cho giới doanh nhân giàu có, những người có thu nhập cao. Sau đó, các ngân hàng đã cảm nhận rằng giới bình dân mới làđối tượng sử dụng thẻ chủ yếu trong tương lai. Vì vậy, các ngân hàng bắt đầu đểýđến phân đoạn thị trường rộng lớn này. Khi tầng lớp bình dân bắt đầu sử dụng thẻ Bank Americard do Bank of American phát hành (vào năm 1960) thì việc kinh doanh của ngân hàng này trở nên phát đạt và dậy lên làn sóng học hỏi của các ngân hàng thương mại khác. Chẳng bao lâu, năm 1967 Bank Americard gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của Mastercharge (do tổ chức Western States Bankcard Association phát hành). Từđây, kinh doanh loại hình dịch vụ mới này phát triển rầm rộ không chỉ trên đất Mỹ. Để phù hợp với sự phát triển này, Bank Americard đã trở thành VISA USA (1977) và sau đó là Tổ chức VISA Quốc tế còn Mastercharge trở thành Tổ chức Mastercard Quốc tế (1979). Nhận ra rằng người tiêu dùng không nề hà việc trả lãi 16%-20% trên bảng quyết toán thẻ tín dụng của họ, các công ty viễn thông quốc tế, công ty xe hơi, bảo hiểm, các hãng hàng không đã vào cuộc. Ngày nay, với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ USD mỗi năm Mastercard và VISA card chỉđứng sau tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Cùng với nó, thẻ JCB, Diners Club và AMEX cũng chiếm lĩnh thị trường rộng lớn. Hiện nay, trên thế giới, thẻ tín dụng quốc tếđược xem như một công cụ thanh toán hiện đại, văn minh, thuận tiện đặc biệt làở các nước phát triển. Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệđã liên tục cải tiến và hoàn thiện hơn những tính năng của thẻ tín dụng, giúp cho thẻ tín dụng trở thành phương thức thanh toán nhanh gọn, chính xác, an toàn và tiện lợi.

docx78 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4939 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng phát triển phát triển thẻ thanh toán của Vietcombank trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch TMĐT sẽ mang lại nguồn thu đáng kể không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn cho cả các ngân hàng. 1.2.5 Nhu cầu du học nước ngoài cũng như du lịch nước ngoài của người Việt nam gia tăng Sự kiện các nước ASEAN phối hợp với nhau trong việc giảm giá vé và thủ tục để thăm quan, đi lại trong khu vực, cùng với nhu cầu du lịch nước ngoài của người dân Việt nam có xu hướng gia tăng, kết quả tất yếu là thanh toán thẻ cũng tăng lên vì tính tiện lợi, an toàn của nó trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, sự phát triển của thị trường du học cũng góp phần nâng cao nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng của ngươì Việt nam. Đây là những nhóm khách hàng rất có tiềm năng và cũng là cơ hội đòi hỏi VCB phải có chiến lược quảng bá tiếp thị rộng rãi để thu hút được nhóm khách hàng này. 1.2.6 VCB là một ngân hàng lớn có uy tín và nhiều kinh nghiệm trong công tác thanh toán VCB là một ngân hàng lớn có nhiều kinh nghiệm trong công tác thanh toán, đặc biệt là thanh toán quốc tế. Qua thực tế kinh doanh trong lĩnh vực này, VCB đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm cũng như tạo được nhiều mối quan hệ làm ăn với các ngân hàng và tổ chức lớn trong nước cũng như quốc tế. Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế thực chất là một phương thức thanh toán qua ngân hàng, bởi thế kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế và mối quan hệ rộng là một ưu thế to lớn của VCB khi bước vào kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán thẻ. Đặc biệt trong giai đoạn đầu xuất hiện tại Việt nam, thanh toán thẻ chủ yếu mang tính chất thanh toán quốc tế. 1.2.7 VCB là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ tại Việt nam Là ngân hàng đầu tiên thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ và là một trong hai ngân hàng thực hiện phát hành thẻ tại Việt nam, NHNT đã không gặp phải sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng khác. Chính những điều này tạo điều kiện cho VCB có thời gian để củng cố và hoàn thiện mọi mặt hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm cần thiết, xây dựng uy tín trên thị trường,tạo được thế đứng vững chắc để đối đầu với sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng khác, đặc biết là các ngân hàng nước ngoài. 1.2.8 Chiến lược đổi mới công nghệ ngân hàng của VCB VCB là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt nam coi việc đổi mới công nghệ ngân hàng là một vấn đề chiến lược có ý nghĩa sống còn đến hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.Bên cạnh đó, VCB cũng được đánh giá là ngân hàng hàng đầuViẹt nam có trang thiết bị, công nghệ hiện đại trong hệ thống NHTM quốc doanh, luôn đổi mới, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong thanh toán cũng là một ưu thế trong kinh doanh thẻ của VCB. 1.2.9 Chính sách khách hàng hấp dẫn và đội ngũ cán bộ có năng lực, giàu kinh nghiệm Công tác marketing và chiến lược khách hàng luôn đựoc VCB chú ý. Khách hàng thường xuyên được cung cấp những thông tin, hướng dẫn cụ thể chi tiết cho những vấn đề có liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng. Ngân hàng ngoài ra cũng có những chính sach ưu đãi đối với những khách hàng lớn, đáng tin cậy như chính sách về lãi suất, về hạn mức tín dụng và về tài sản thế chấp. Hơn nữa, ngân hàng có một đội ngũ cán bộ chuyên môn vững vàng lại thường xuyên được bồi dưỡng, thái độ niềm nở, nhiệt tình với khách hàng là đặc điểm nổi bật có thể thấy ở VCB. VC B có thể nói là một ngân hàng luôn chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình, thường xuyên cử cán bộ nhân viên tham dự các khoá học nâng cao nghiệp vụ do NHNN, các trường đại học và các ngân hàng nước ngoài tổ chức. Đội ngũ cán bộ quản lý thẻ đầy năng lực của ngân hàng được tập trung ở trung tâm thẻ tại Hà nội cũng như tại thành phố Hồ chí Minh cũng như tại các tỉnh thành phố khác trong cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho VCB mở rộng phát hành và thanh toán thẻ hiện nay tại Việt nam. Đa số những nhân viên của trung tâm là những nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, trình độ Marketing vững vàng và rất kiên nhẫn, niềm nở trong phục vụ khách hàng, có khả năng vận hành các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng. Có thể nói đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên môn cao luôn là một sự hỗ trợ to lớn trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của VCB. 2. Một số yếu kém còn tồn tại của Sở Giao Dịch và nguyên nhân cần khắc phục trong thời gian tới. 2.1 Những khó khăn 2.1.1 Nền kinh tế Việt nam tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn trong giai đoạn phát triển mới Năm 2006, nền kinh tế Việt nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ,cùng với sự đổi mới trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của nhà nước, đã có tác động tích cực tới kết quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của các ngân hàng, trong đó có VCB. Tuy nhiên, những khó khăn từ nền kinh tế vẫn còn tồn tại , chủ yếu do kinh tế tăng trưởng cao hơn nhưng chưa ổn định và chắc chắn, chưa có sự phát triển đồng đều giữa các thành phần kinh tế. Một khó khăn nữa cho ngân hàng trong việc mở rộng khai thác dịch vụ thẻ là do sự phát triển không đồng đều giữa những vùng kinh tế. Việc phát hành thanh toán thẻ của VCB tại các đô thị lớn khá thuận lợi nhưng đây lại là những thị trường đã bão hoà, trong khi tại các khu vực kinh tế khác có tiềm năng nhưng chậm phát triển hơn, việc đặt chi nhánh hay các phòng giao dịch không đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngân hàng. 2.1.2 Chưa có một hành lang pháp lý đồng bộ và ổn định Sự ra đời của qui chế phát hành sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng ban hành theo quyết định 37/1/1999/NHNN đề ra cho các NHTM còn có phần phiền hà và không hợp lý. Bên cạnh đó, vẫn chưa có một văn bản nào khác có tính pháp lý cao trong việc xử lý tranh chấp, vi phạm trong phát hành và thanh toán thẻ tại Việt nam làm nảy sinh những bất cập giữa quy định hiện hành và chế độ quản lý ngoại hối, tín dụng với các phương tiện phát hành và thanh toán thẻ, gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ quốc tế. 2.1.3 Các yếu tố xã hội và thói quen dùng tiền mặt của dân cư còn lớn Theo số liệu thống kê hiện nay, khoảng 75.72% dân số nước ta sống ở vùng nông thôn và lao động trong ngành nông nghiệp.Thu nhập bình quân của người dân tuy có tăng nhưng vẫn ở mức thấp trong khu vực, trung bình 270USD/năm.Vì vậy mọi khoản thu nhập dành cho tiêu dùng cá nhân là chính, chi tiêu thường là các khoản nhỏ lẻ, không có tích luỹ hoặc nếu có chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ. Theo nhận xét và đánh giá của nhiều chuyên gia nước ngoài, Việt Nam là một quốc gia sử dụng qua nhiều tiền mặt, dù đến bất cứ ngân hàng nào trong nước, các hoạt động giao dịch bằng tiền mặt vẫn chiếm một diện tích lớn trụ sở giao dịch của mỗi ngân hàng cũng như thu hút một số lượng lớn các nhân viên giao dịch. Tình trạng sử dụng tiền mặt quá lớn trong nền kinh tế nước ta hiện nay đang làm cho chúng ta mỗi năm mất đi khoảng 1 tỷ USD. So với các nước trong khu vực, thanh toán qua ngân hàng tại Việt nam vẫn còn chiếm một tỉ lệ rất thấp. Kiến thức về thẻ thanh toán trong công chúng còn ở mức độ thấp, nhiều người quan niệm răng thẻ chỉ dành cho đối tượng giàu có trong xã hội. Hơn nữa, mọi khoản thu nhập cá nhân đều được trả bằng tiền mặt, việc mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng không phải là một nhu cầu bức bách đối với các tầng lớp dân cư. Trong khi đó, việc phát hành thẻ tín dụng lại căn cứ rất nhiều vào việc sử dụng tài khoản cá nhân cũng như thu nhập cá nhân phản ánh trên tài khoản. Đây là một khó khăn cho ngân hàng trong việc quyết định phát hành thẻ cho khách hàng cũng như thu nợ từ khách hàng. 2.1.4 Áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng khác Khi bắt đầu tham gia vào thị trường thẻ thì VCB là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực này. Tuy nhiên sau đó, VCB gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác cũng tham gia thị trường này trong đó phải kể đến ACB. Những năm tiếp theo, trên thị trường Việt nam ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ với nhiều lợi thế về kĩ thuật, quan hệ khách hàng.. gây nên sự chia sẻ thị phần và đây là một khó khăn mang tính khách quan mà VCB không thể khắc phục ngày một ngày hai. Ưu thế của các ngân hàng này là với vai trò người đi sau, họ đúc kết được rất nhiều bài học kinh nghiệm từ VCB. Đặc biệt là sự góp mặt của nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài, họ có lợi thế hơn hẳn VCB về vốn đầu tư, kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ chuyên môn, hoạt động Marketing thu hút khách hàng, lại có sự hậu thuẫn của các ngân hàng mẹ phía sau ở các nước phát triển với mạng lưới chi nhánh rộng khắp ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Trong khi đó, dù là một trong những NHTM quốc doanh lớn nhất Việt nam thì chi phí đầu tư cho việc mở rộng hoạt động dịch vụ thẻ, nâng cao thị trường đang vượt quá khả năng của ngân hàng. 2.1.5 Chưa phân định rõ và tập trung vào từng nhóm khách hàng Ngân hàng chưa có sự quan tâm đúng mức đối với việc phân tích thị trường cũng như nghiên cứu nhu cầu về thẻ để phân chia chính xác thành các nhóm khách hàng truyền thống, mục tiêu và tiềm năng, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, hoạt động khuếch trương, quảng cáo cho dịch vụ thẻ của ngân hàng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, lại bị hạn chế bởi kinh phí dành cho các hoạt động này còn eo hẹp 2.1.6 Giao dịch thẻ còn nhiều phiền hà và tốn nhiều thời gian Các giao dịch thanh toán thẻ quốc tế đều phải thông qua tổ chức thẻ quốc tế khiến các ngân hàng phải thiết lập một hệ thống chương trình máy móc thiết bị và kênh truyền dữ liệu riêng cho mình. Không những thế, mọi giao dịch dù là phát hành thẻ trong nước cũng phải thông qua các tổ chức thẻ quốc tế rồi mới được các tổ chức này gửi ngược lại đòi tiền ngân hàng phát hành. Điều này dẫn đến thời gian đọng vốn dài hơn, các chi phí phát sinh như thuê báo kênh truyền dữ liệu, tiền mua hệ thống xử lí cấp phép, thanh toán cho mỗi ngân hàng. Những chi phí này rất cao mà trên thực tế có thể tiết kiệm nếu như có giải pháp hữu hiệu 2.1.7 Chưa có một mạng lưới đại lý thanh toán thẻ rộng khắp. Hiện tại, VCB có 25 chi nhánh tại các thành phố lớn, 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài, quan hệ đại lý với hơn 1300 ngân hàng thuộc 85 nước trên thế giới. Đây là một ưu thế của VCB đối với các NHTM Việt nam khác nhưng so với các ngân hàng nước ngoài co danh tiếng đang họat động tại Việt nam thì con số này vẫn còn nhỏ bé. VCB đã rất chú trọng đến công tác mở rộng mạng lưới đại lý chấp nhận thẻ trên quy mô toàn quốc và có mạng lưới đại lý chấp nhận thẻ vào hàng lớn nhất Việt nam nhưng số lượng còn ít, lại tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn, phục vụ cho khách hàng nước ngoài là chính, do đó các loại hình giao dịch còn chưa phong phú. Đây là điểm hạn chế lớn cho kế hoạch phát triển thẻ thanh toán trong các năm tiếp theo của ngân hàng . Một khó khăn khác trong việc phát triển đại lý ngân hàng là vấn đề mở rộng mạng lưới ồ ạt không có chọn lọc, dẫn đến việc ngân hàng phải bỏ ra nhiều vốn đầu tư trong thiết bị trong khi doanh thu đại lý mang lại không cao. 2.1.8 Rủi ro trong vấn đề thẻ giả Thẻ là một phương tiện thanh toán tiện ích và an toàn do ứng dụng công nghệ cao, nhưng các rủi ro trong phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ không phải là không tồn tại và bất cứ khi nào cũng có thể gây ra những thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng. Đặc biệt khi công nghệ tin học phát triển vượt bậc như hiện nay thì hoạt động tội phạm trong phát hành và thanh toán thẻ cũng trở nên tinh vi, khó phát hiện hơn. Tuy rằng hiện nay rủi ro này tại Việt nam không phải là nhiều nhưng cũng đủ gây tâm lý e ngại cho nhân viên về tính an toàn của thẻ, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng số chủ thẻ của bản thân ngân hàng. 2.2 Nguyên nhân 2.2.1 Nguyên nhân từ phía người sử dụng thẻ Người dân còn xa lạ với việc giao dịch với ngân hàng và các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, các qui định về giao dịch thẻ là mới đối với khách hàng. Nhiều người dân thu nhận thông tin về ngân hàng qua các nguồn tin không chính thức, thiếu tính chính xác. Điều kiện cho vay: Hầu như tất cả cá nhân sử dụng thẻ đều phải kí quĩ với tỷ lệ khá cao kèm theo thủ tục phiền hà trừ một số người có địa vị xã hội. Số lượng cơ sở chấp nhận thẻ còn hạn chế, lại phân bố không đều, các điểm chấp nhận thẻ còn ưa thích nhận tiền mặt trong thanh toán, chưa thay đổi ý thức chấp nhận thanh toán thẻ để thu hút khách và tăng dân số, thậm chí còn áp đặt các phụ phí. Thu nhập của người dân chưa cao trong khi VCB ít chấp nhận phát hành thẻ dựa vào tín chấp. Bên cạnh đó chủ thẻ còn phải chịu nhiều loại phí như phí thường niên, phí rút tiền mặt, phí qui đổi tỉ giá. 2.2.2 Nguyên nhân từ phía cơ sở chấp nhận thẻ Tâm lý e ngại do việc thương vụ bị giám sát bởi ngân hàng: Đối với các cửa hàng bán lẻ, các điểm cung cấp dịch vụ vẫn chưa quen với hình thức công khai thanh toán qua ngân hàng vì như vậy là không thể trốn thuế, trước mắt làm giảm lợi nhuận của ĐVCNT. Tâm lý không thu tiền ngay sau các thương vụ: quan niệm “tiền trao - cháo múc” vẫn là phổ biến cho người bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Thực hiện phương thức thanh toán thẻ, nhiều ĐVCNT phải định kì đến ngân hàng để lĩnh tiền mặt. Như vậy với nhiều ĐVCNT, họ chỉ thực sự được thanh toán sau khi giao dịch đã thực hiện được 3-5 ngày. Lo ngại rủi ro: Trong tình trạng có nhiều thẻ giả lưu hành, việc tham gia thanh toán thẻ còn mới mẻ với nhiều điểm cung cấp hàng hóa dịch vụ thì các cơ sở này luôn lo sợ rủi ro sẽ đến và e ngại thực hiện phương thức thanh toán thẻ 2.2.3 Nguyên nhân từ phía Vietcombank Việc VCB còn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh thẻ còn có nguyên nhân từ phía ngân hàng. Thứ nhất, VCB còn băn khoăn liệu họ có thu hút được người sử dụng thẻ hay không? Trong khi đó, muốn phát triển dịch vụ thẻ cần phải chuẩn bị nhiều thứ: ĐVCNT, quảng cáo, quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, trang thiết bị kĩ thuật công nghệ. Những sự chuẩn bị này của ngân hàng không chỉ đòi hỏi sự nhiệt tình mà còn là những khoản chi phí đang kể, đặc biệt với một ngân hàng thương mại quốc doanh như VCB. Thứ hai, tại các thành phố lớn như Hà nội và thành phố Hồ chí Minh,VCB đều đã có đối tượng cạnh tranh đáng ngại. Một là ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ( ACB ), dù là ngân hàng mới thành lập nhưng là một ngân hàng Thương mại cổ phần tiêu biểu, vững mạnh về tài chính, đa dạng về nghiệp vụ, đội ngũ nhân viên và phong cách phục vụ luôn làm hài lòng dù là khách hàng khó tính. Hai là một loạt các chi nhánh ngân hàng nước ngoài với tiềm lực kinh tế hùng mạnh và bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh thẻ như ANZ, HKB, HSBC. Thứ ba, Điều kiện phát hành thẻ của VCB chưa hợp lí. Đối tượng phát hành có thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng trong khi thu nhập đầu người của nước ta chỉ khoảng 200USD/năm. Thứ tư, hệ thống cấp thẻ của VCB hay trục trặc, chủ thẻ thường không được sử dụng hết hạn mức tín dụng được cấp, công nghệ thẻ chưa hoàn thiện.. Chính mặt kỹ thuật và công nghệ còn thiếu sót như vậy làm cho VCB phải dè dặt, thận trọng trong công tác phát hành thẻ. Việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng là một nguyên nhân làm cho nhu cầu phát hành thẻ chưa phát triển. Qua việc phân tích tình hình phát hành và thanh toán thẻ tại Vietcombank, có thể rút ra kết luận là: Muốn phát triển khả năng thanh toán thẻ của Vietcombank trên thị trường Việt nam cũng như quốc tế, cần có sự phối hợp đồng bộ từ nhiều phía, không phải chỉ bản thân Vietcombank. Chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ này và đề ra các giải pháp mở rộng khai thác dịch vụ thanh toán thẻ tại Sở Giao Dịch trong chương 3. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ THANH TOÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 1. Tình hình thanh toán thẻ Tại Việt nam, hoạt động thanh toán thẻ được triển khai vào năm 1990 do ngân hàng Ngoại thương Viêt Nam (VCB) thực hiện. Tiếp sau đó có ba NHTM khác ở Việt Nam tham gia: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK), Ngân hàng FirstVinaBank. Cho đến thời điểm hiện tại, số ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ thẻ với tư cách làm đại lý cho các NHPHT và cho tổ chức thẻ quốc tế như Master Card, VISA, Amex, JCB , Diners Club là khá nhiều, riêng trên địa bàn thành phố HCM và Hà nội đã có trên 10 ngân hàng nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Giai đoạn 1996-1997 được xem như thời kỳ hoàng kim của thị trường thẻ tín dụng Việt nam với doanh số ước đoán trên 200 triệu USD/năm; trước năm 1998, tốc độ thanh toán thẻ tăng trung bình vào khoảng 200% /năm. Tuy nhiên sau đó, sự sụt giảm đầu tư nước ngoài và lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã khiến việc thanh toán bằng thẻ tín dụng giảm rõ rệt, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Trong đó, lĩnh vực khách sạn - nguồn thu thanh toán thẻ chủ yếu - là loại hình bị ảnh hưởng mạnh nhất cả về số lượng lẫn trị giá giao dịch. Tuy gặp khó khăn như vậy, nhưng ngân hàng vẫn tích cực phát triển lĩnh vực thanh toán thẻ. Mạng lưới các ĐVCNT ngày càng được mở rộng cả về số lượng và loại hình. Đến cuối năm 2006, tổng số các ĐVCNT trên toàn quốc đạt khoảng 10.000 cơ sở so với gần 2000 cơ sở vào cuối năm 1996 và 3500 cơ sở vào cuối năm 1998. Với sự cố gắng của NHTM, đến nay mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ đã lên tới gần 12.000 điểm nhưng vẫn chủ yếu là loại hình khách sạn, nhà hàng, sân ba, siêu thị và các cửa hàng có khả năng tiếp cận với đối tượng là khách du lịch, doanh nhân nước ngoài vào Việt Nam. Thời kỳ đầu hoạt dộng thẻ, để chiếm thị phần, các ngân hàng nước ngoài với lợi thế về vốn đầu tu lớn, chi phi tiếp thị quảng cáo nhiều, công nghệ phát triển và kinh nghiệm trong kinh doanh thẻ đã thi nhau hạ phí chiết khấu thu từ ĐVCNT. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận, thậm chí có thể gây ra thua lỗ cho các NHTM Việt nam nếu không có sự ra đời của Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ vào 8/1996 với 6 thành viên: VCB, ACB, EXIMBANK, FIRSTVINABANK, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương và ANZ. Sau khi ra đời, hiệp hội đã ấn định mức phí tối thiểu mà các ngân hàng TM áp dụng đối với ĐVCNT tại Việt Nam, làm cho thị trường thẻ Việt Nam đi vào sự cạnh tranh lành mạnh. Đây là một hoạt động được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Điểm nổi bật trong thanh toán thẻ những năm gần đây là việc ngân hàng đầu tư vào công nghệ, thực hiện tự động hoá qui trình chấp nhận thanh toán thẻ. Trước năm 1996, các cơ sở chủ yếu sử dụng máy thanh toán thẻ thủ công để chấp nhận thẻ. Hiện nay, khoảng 70% giao dịch thẻ được xử lý tự động thông qua các thiết bị điện tử EDC, ATM và hơn 35% số ĐVCNT được trang bị máy thanh toán thẻ tự dộng. Các NHTM thông báo doanh số thanh toán thẻ bằng thẻ có dấu hiệu tăng trưởng rất đáng khả quan. Lý do chủ yếu của sự phục hồi thị trường thẻ thanh toán là do thẻ được sử dụng khá thuận tiện và đa dạng với một khối lượng giao dịch lớn, từ việc đáp ứng các nhu cầu như đi công tác nước ngoài, du lịch và giải trí đến việc bước dầu phát huy hiệu quả trong việc mua sắm hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, các NHTM luôn cố gắng phổ biến kiến thức thông tin về dịch vụ thẻ của mình trên thị trường. Bảng 7: Báo cáo thanh toán thẻ quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2001-2006 ( Đơn vị: triệu USD ) Nội dung 2001 2002 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh số thanh toán thẻ ( triệu USD ) 370 520 750 1069 1503 2250 3405 Tốc độ tăng doanh số (%) -- 40% 44% 42% 10% 49% 52% ( Nguồn: Phòng tổng hợp và phân tích kinh tế-NHNTVN tháng 1 năm 2007 ) 2. Tình hình phát hành thẻ Tháng 4/1993, với sự ra đời của quyết định số 74 QĐ-NH1 về việc phát hành và sử dụng thẻ thanh toán của thống đốc NHNN Việt Nam, VCB mới được NHNN cho phép triển khai thẻ thanh toán Vietcombank Card. Tới 4/1995, có bốn NHTM Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Master Card là: VCB, ACB, EXIMBANK và FirstVina Bank. Năm 1996, VCB và ACB trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ VISA. Sau đó, hai ngân hàng này đã bắt đầu triển khai nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế và thực hiện thanh toán trực tuyến (online) với các tổ chức thẻ này. Từ đó đến nay, ngày càng nhiều ngân hàng tiếp tục tham gia vào thị trường thẻ làm cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra sôi động. Ngoài các NHTM Việt Nam còn có các chi nhánh ngân hàng nước ngoài như Hongkong Bank, ANZ... Các thẻ rút tiền tự động ATM cũng mới bắt đầu được phát hành từ năm 1995 nhưng cho đên nay số lượng thẻ rút tiền tự động của riêng hai ngân hàng VCB và ANZ là hơn 6500,000 thẻ. Hiện tại, cả bốn ngân hàng thương mại quốc doanh đều đang gấp rút hoàn thiện việc kết nối toàn bộ hệ thống và trang bị máy ATM của mình. Bên cạnh nỗ lực đa dạng hoá các sản phẩm thẻ cung cấp cho khách hàng, các NHPHT cũng chú trọng việc tự trang bị một hệ thống xử lý cho hoạt động thẻ một cách phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế, mặc dù viêc đầu tư này đòi hỏi những chi phí rất lớn về tài chính và nhân sự. Đồng thời các ngân hàng không ngừng xây dựng, phát triển quy trình làm việc, tích luỹ kinh nghiệm thông qua hoạt động thực tế. Bảng 8: Hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam 1996-2001 Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Số lượng thẻ tín dụng phát hành ( chiếc) 33845 40563 50168 6125 81526 133945 Doanh số sử dụng thẻ tín dụng ( tỷ VND) 400 570 680 840 1230 1736 Tỷ trọng doanh số trong nước (%) - 15 20 30 35 37 ( Nguồn: Phòng tổng hợp và phân tích kinh tế NHNTVN tháng 1 năm 2007 ) Tính đến năm 2006, doanh số sử dụng thẻ tín dụng do các NHTMVN phát hành đã là 1736 tỷ VND nhưng các giao dịch chi tiêu chủ yếu là ở nước ngoài, trong nước chỉ chiếm 37% trên tổng doanh số. Việc sử dụng thẻ để thanh toán hàng hoá dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, từ 80-90%, còn rút tiền mặt chỉ chiếm 10-20%. Tuy số lượng thẻ cũng như doanh số sử dụng thẻ có tăng qua các năm nhưng tốc độ còn chậm và chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngân hàng vẫn còn thận trọng trong việc thẩm định và cấp tín dụng cho khách hàng kèm theo thói quen sử dụng tiền mặt bấy lâu trong quảng đại quần chúng. Về thẻ nội địa, ngoài VCB đã phát hành, hiện nay đã có thêm ACB tham gia, cho thấy triển vọng phát triển thẻ tín dụng nội địa trong thời gian tới là rất khả quan. Có thể nói rằng qua gần 15 năm đưa thẻ thanh toán vào sử dụng ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh thẻ tai các NHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thị trường thẻ thanh toán Việt Nam đang là một thị trường đầy tiềm năng, và chắc chắn sẽ có bước tiến lớn trong qua trình hội nhập với hệ thống thanh toán quốc tế. II. TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG THẺ THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM 1. Sự cần thiết phải phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, với lịch sử ra đời hơn 50 năm. Đối với Việt Nam, thẻ thanh toán mới du nhập chưa lâu và đang còn ở điểm xuất phát thấp, đặc biệt là sau một chặng đường đổi mới kinh tế chưa lâu để mở cửa và hội nhập với cộng đồng quốc tế nói chung và cộng đồng tài chính quốc tế nói riêng, một cộng đồng đã có bề dày lich sử phát triển khá lâu qua hàng thế kỷ. Trong khi thế giới đã quá quên thuộc với các dạng thức thanh toán mới như séc, thương phiếu, thẻ thanh toán, tiền điện tử. cùng với các giao dịch tiền tệ cao cấp khác thì ở Việt Nam cơ bản vẫn là nền tài chính tiền mặt, với một hệ thống NHTM còn rất non trẻ, thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến trong mọi tầng lớp dân cư. Nhìn chung, tình trạng giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt ở Việt Nam đang thu hút hàng trăm nghìn người trong các cơ quan, doanh nghiệp vào công việc này, kéo theo hàng loạt chi phí liên quan như chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm.. Để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập AFTA thông qua đó nhanh chóng đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thì việc phát triển thanh toán thẻ là một nhu cầu bức thiết. Phát triển thanh toán thẻ không chỉ vì thẻ là một phương tiện thanh toán hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho chủ thẻ, cho ngân hàng, cho nền kinh tế mà còn vì tiềm năng thanh toán thẻ tại Việt Nam rất lớn: với dân số hơn 80 triệu người, tốc độ phát triển kinh tế trung bình từ 5-8% năm. Nếu các NHTM có thể phổ biến thẻ thanh toán lên khoảng 10% dân số cả nước thì doanh số sử dụng thẻ trong nước sẽ lên tới con số hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Mặt khác, Việt Nam nằm trong khu vực Châu á- Thái Bình Dương, hiện đang được đánh giá là khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nhất toàn cầu. Mở rộng dich vụ ngân hàng trong khu vực dân cư là một chủ trương lớn của NHNN nhằm cải thiện tình hình thanh toán, tạo thói quen sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thanh toán qua ngân hàng, góp phần thực thi tốt chính sách tiền tệ quốc gia. Trước mắt, chúng ta còn phải đương đầu với nhiều khó khăn về công nghệ, thị trường. khi tiếp cận sử dụng loại hình thanh toán mới và hiện đại này nhưng có thể tin tưởng vào một tương lai phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam. 2. Bối cảnh thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động khai thác dịch vụ thẻ trong thời gian tới Sau sự kiện 11/9/2001 và những bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, thì sự ổn định về chính trị và sự phát triển vững chắc của nền kinh tế Việt nam đang được các chuyên gia đánh giá cao và cho rằng Việt nam đang là một trong những nước có môi trường đầu tư đầy tiềm năng, an toàn và hiệu quả. Trên đà phát triển và hội nhập, Đảng và nhà nước ta đã đề ra những chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2005-2010. Đó là: Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm là 7.5%; tỷ trọng của ngành dịch vụ vào khoảng 41%-42% và giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng khoảng 7.5%/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 14-16%/năm; giải quyết thêm việc làm cho khoảng 7.5 triệu lao động đến hết năm 2005. Bên cạnh đó, Việt nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO vào cuối năm 2006. Bối cảnh kinh tế thuận lợi này chắc chắn sẽ thúc đẩy quá trình mở rộng dịch vụ thanh toán thẻ tại một thị trường tiềm năng với hơn 80 triệu dân. Tuy mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm dân cư vẫn còn lớn nhưng chắc chắn bộ phận dân cư có thu nhập cao sẽ ngày càng tăng lên. Cùng với thu nhập cao, quỹ chi tiêu thường ngày của người dân cũng tăng lên tạo điều kiện cho họ dễ dàng chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán mới. Bên cạnh đó, môi trường thương mại cũng thay đổi tích cực hơn với sự gia tăng số lượng khách du lịch và doanh nhân đến Việt nam, cùng với sự phát triển của các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn và trung tâm giải trí sẽ làm thay đổi tập quán của người tiêu dùng trong nước, tạo điều kiện để ứng dụng rộng rãi các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có thẻ. Ngoài ra, việc ngân phiếu không được lưu hành (từ 1/4/2002) cũng góp phần làm cho công chúng quan tâm nhiều hơn đến một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đầy tiện ích như thẻ. Một nhân tố không thể thiếu là môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi và nền tảng vững chắc cho việc ứng dụng các dịch vụ ngân hàng mới. Chính phủ chắc chắn sẽ có những biện pháp cần thiết để kiện toàn các văn bản pháp quy, xây dựng hệ thống văn bản dưới luật. NHNN sẽ có những chủ trương mang tính mở đường cho các NHTM mạnh dạn đầu tư , phát triển các dịch vụ nhằm tạo khả năng cạnh tranh và hội nhập. Với nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng cao, mạng lưới ĐVCNT cũng sẽ được mở rộng để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hạn mức tín dụng và thanh toán thẻ sẽ hạ thấp hơn hiện nay để mở rộng cho chỉ tiêu nội địa. Dịch vụ thương mại điện tử cũng sẽ phát triển ở Việt nam và thẻ sẽ là phương tiện thanh toán thuận lợi nhất cho loại hình giao dịch này. Thêm vào đó, sự phát triển khoa học kĩ thuật , của công nghệ thông tin và mạng máy tính đang tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các NHTM Việt nam nâng cao công nghệ ngân hàng, đưa những phương tiện thanh toán hiện đại của thế giới tiếp cận với thị trường trong nước, đồng thời đưa các hoạt động của ngân hàng Việt nam ra trường quốc tế. 3. Kế hoạch mở rộng khai thác dịch vụ thẻ các ngân hàng trên thị trường Việt nam trong thời gian tới Theo thống kê sơ bộ, cho đến nay số lượng thẻ thanh toán được các ngân hàng thương mại Việt nam phát hành là vào khoảng 2,100,000 thẻ, trong đó đứng đầu là VCB với 950,000 thẻ, tiếp đến là ACB với 600,000 thẻ, Incombank 213,000 thẻ, BIDV 100,000 thẻ, BARD 70,000 thẻ, ngân hàng Đông á và ngân hàng Sacombank 50,000 thẻ.. Trong đó bao gồm thẻ quốc tế và thẻ nội địa do các NHTM Việt nam phát hành. Với một thị trường 80 triệu dân như Việt nam thì con số 91 000 thẻ thanh toán còn là nhỏ bé. Ngày 1/2/2002, VCB đã đưa vào sử dụng máy rút tiền tự động ATM đầu tiên tại trung tâm thương mại Tràng Tiền. Trong quí I/2002, VCB đã triển khai 30 máy ATM và cho tới thời điểm này số lượng máy ATM của Sở giao dịch-VCB đã lên tới 300 máy. Thẻ rút tiền tự động của VCB với tên Connect24, sử dụng công nghệ băng từ, trên đó các thông tin được mã hoá. Ngân hàng Công thương (Incombank) cũng đã triển khai 54 máy ATM đặt tại một số trung tâm thương mại có hoạt động giao dịch lớn. Ngoài việc phát triển hệ thống máy ATM, ICB còn có một sản phẩm mới là thẻ tiền lẻ. Dự kiến trong thời gian tới, ICB sẽ chính thức đưa thẻ này vào lưu hành , đồng thời kết hợp với các công ty điện lực, công ty nước để trang bị các loại máy thu tiền từ thẻ này cho các nhân viên thu tiền. Ngân hàng đầu tư phát triển ( BIDV ) và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ( BARD ) từ giữa năm 2002 đã trang bị hệ thống máy ATM và hoàn thiện việc kết nối hệ thống. BIDV tỏ ra khá nhanh nhạy khi đã triển khai việc phát hành thẻ rút tiền mặt ( Cash Card ) với số dư tài khoản tối thiểu là 200 000 VND.. Tuy số lượng thẻ phát hành bởi EXIMBANK còn khiêm tốn ( khoảng 40,000 thẻ ), nhưng ngân hàng đang mở rộng hoạt động phát hành thẻ tín dụng quốc tế cũng như tuyên bố sắp vào cuộc với các thẻ tín dụng nội địa. Ngoài ra, tham gia vào thị trường thẻ Việt nam không chỉ có các ngân hàng trong nước mà có cả ngân hàng nước ngoài . ANZ là một ví dụ với các thẻ business card phát hành từ lâu. Các ngân hàng khác như HSBC, Citibank, Standard & Charter Bank cũng đang có sự chuẩn bị tích cực. Theo tiến trình hội nhập, các hạn chế về mặt pháp lý sẽ bị xoá bỏ và đây là cơ hội tốt cho các ngân hàng nước ngoài nâng cao hoạt động của mình trên thị trường thẻ Việt nam. III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI VIETCOMBANK TRONG THỜI GIAN TỚI 1.Trong nghiệp vụ phát hành thẻ Với mục đích củng cố các sản phẩm hiện có, đa dạng hoá các loại hình thẻ, trong thời gian tới, VCB sẽ tiến hành một số dự định: Tiếp tục triển khai và phát triển hơn nữa hệ thống thẻ tín dụng quốc tế, từng bước đưa thẻ ATM vào cuộc sống. Nghiên cứu phát hành thẻ ghi nợ, cho phép khách hàng chi tiêu trên số dư tài khoản của mình mà không phải chịu lãi suất tín dụng, ngoài ra còn được hưởng lãi trên số dư tài khoản của mình ( lãi không kỳ hạn ). Phát hành thẻ liên kết ( co-brand ) với các tổ chức, công ty trong nước như hàng không bưu điện, du lịch với mục đích khai thác hiệu quả nhất đối tượng khách hàng chung của các đơn vị có mối quan hệ làm ăn lâu dài. Phát hành thẻ công ty ( Corporate/Business Card ): Thẻ này phát hành theo yêu cầu của các công ty cho nhân viên công ty, và chi tiêu thẻ sẽ do công ty thanh toán. Ngân hàng sẽ đưa ra những điều kiện phát hành thẻ mang tính khuyến khích hơn đối với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo vấn đề rủi ro tín dụng và an toàn cho ngân hàng. 2. Trong nghiệp vụ thanh toán thẻ Đảm bảo hoạt động ổn định của phần mềm quản lý và xử lý cấp phép, thanh toán cũng như phối hợp chặt chẽ với bưu điện và các đối tác nước ngoài có liên quan để khắc phục các lỗi của hệ thống gây ách tắc trong sử dụng thẻ của khách hàng; khai thác toàn diện hệ thống thẻ chuẩn quốc tế Sema; giảm các chương trình giao diện để nâng cao khả năng thanh toán an toàn và ổn định của hệ thống công nghệ thẻ. Đầu tư vào chiến lược marketing mở rộng thị trường sử dụng và thanh toán thẻ: Nghiên cứu phát triển loại thẻ mới, khuyến mại cho khách hàng sử dụng thẻ, tăng cường quảng cáo trên mọi phương tiện thông tin đại chúng cũng như các phương tiện quảng cáo khác, tranh thủ học hỏi kinh nghiệm và tận dụng nguồn lực của các đối tác nước ngoài. Duy trì và mở rộng mạng lưới ĐVCNT: Đầu tư vào việc tự động hóa tại các điểm chấp nhận thẻ, nâng cao chất lượng phục vụ thanh toán thẻ tại các ĐVCNT này, tăng cường hợp tác với các ngân hàng chưa thanh toán thẻ để mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ. Nghiên cứu kết hợp thanh toán thẻ với nghiệp vụ khác của ngân hàng nhằm đảm bảo cung cấp các sản phẩm ngân hàng một cách đồng bộ và có sức cạnh tranh nhất. Từ nay cho tới năm 2010, ngân hàng sẽ xây dựng một trung tâm thanh toán thẻ độc lập nhằm phục vụ cho việc thanh toán và xử lí phát hành thẻ được tốt hơn. Đồng thời triển khai việc chấp nhận thanh toán trên mạng Internet, e-commerce, dần đưa thẻ của VCB phát hành vào thanh toán trên Internet với các giao dịch điện tử. 3. Trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Các nhân viên cũ và mới tiếp tục được tập huấn trong nước và nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm ở các nước phát triển dịch vụ thanh toán thẻ đồng thời cập nhật thông tin về công nghệ và thiết bị kĩ thuật phục vụ cho việc phát triển một cách hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của VCB trong thời gian tới. Gây dựng tình đoàn kết trong các nhân viên để học hỏi lẫn nhau và giúp nhau hoàn thành công việc chung. III. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN TẠI SỞ GIAO GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 1.Phát triển khách hàng sử dụng thẻ thanh toán Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng htương mại đang có xu hướng chuyển mục tiêu kinh doanh sang khu vực dân cư thay vì tiếp tục khai thác lợi nhuận từ các tổ chức kinh tế-mảng hoạt động mang nhiều rủi ro.Dịch vụ thẻ là một trong những lựa chon hàng đầu trong chiến lược mở rộng cung ứng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tới dân chúng Việt Nam hiện nay.Và Sở Giao Dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam cũng xác định mục tiêu đó. Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách hàng trong khâu thủ tục phát hành thẻ cũng như các quy chế ràng buộc giữa người sử dụng thẻ và Ngân hàng. Tăng cường hoạt động Marketing trên thị trường để người dân hiểu rõ ràng hơn nữa các tiện ích của việc sử dụng thẻ trong thanh toán cũng như sự an toan đối với chính bản thân họ. Ở Việt nam, một người được coi là có thu nhập từ 5-7 triệu đồng một tháng đã được coi là có thu nhập cao và thường thì họ chỉ chi tiêu một phần trong số đó còn thì đem đi tích luỹ.Trong khi đó hạn mức tối thiểu cho thẻ mà ngân hàng phát hành là 10 triệu đồng, vượt xa so với nhu cầu chi tiêu của dân cư. Hơn nữa, hạn mức tín dụng cao nên đòi hỏi khách hàng phải đáp ứng những qui định ngặt nghèo trong khâu phát hành, chẳng hạn như khách hàng buộc phải ký quỹ một khoản tiền có giá trị lớn hơn 120% hạn mức tín dụng mà ngân hàng cấp. Vì vậy, khoản tiền mà khách hàng bỏ ra kí quỹ không nhỏ chút nào. Nên chăng, VCB nên hạ thấp hạn mức tối thiểu xuống còng khoảng 3-4 triệu đồng. Với hạn mức này, nhóm khách hàng có thu nhập cao và vừa ở thành phố có thể tham gia dụng thẻ được. Về phía ngân hàng, hạn mức tín dụng thấp sẽ giảm thiểu các thủ tục thẩm định khi phát hành. Thậm chí ngân hàng có thể suy nghĩ đến việc phát hành thẻ theo hình thức tín chấp căn cứ vào nghề nghiệp, thu nhập, hộ khẩu thường trú và có lý lịch tốt hoặc có bảo lãnh của người thân là đủ, không cần chế độ kí quỹ như hiện nay mà rủi ro vẫn khó xảy ra. Thêm vào đó, VCB nên có biện pháp khuyến khích người dân mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Hiện nay, các tài khoản mở tại ngân hàng phần lớn là của các công ty, tài khoản cá nhân rất ít. Trong khi đó, việc mở tài khoản tại ngân hàng là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện việc sử dụng thẻ. Ngân hàng nên khuyến mại bằng cách gửi quà lưu niệm, đối với những khách hàng thường xuyên giao dịch và có số dư bình quân trên tài khoản tiền gửi ổn định ở mức độ nhất định nào đó nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm hoặc vào ngày kỷ niệm thành lập ngân hàng. Đây chỉ là những món quà nhỏ nhưng thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đối với khách hàng và làm tăng sự tin tưởng của khách hàng. 2.Phát triển mạng lưới thanh toán thẻ Đầu tư nâng cấp các thiết bị đọc thẻ điện tử và trang bị EDC ( electronic data capture ) cho 100% đại lý ngân hàng để giảm chi phí giao dịch và đi lại cho các ĐVCNT. Thành lập nhóm Marketing chuyên nghiệp và năng động hơn nữa trong khâu tiếp thị tại các cửa hàng, khách sạn…có nhu cầu thanh toán cao để lắp đặt các máy EDC. Ap dụng việc đặt chỉ tiêu về doanh số cũng như về số lượng đối với cán bộ làm công tác phát triển thị trường để mang lại hiệu quả cao hơn cũng như đảm bảo sự duy trì và phát triển thị trường trong khu vực. Bảo trì, nâng cấp hệ thống máy móc tại trung tâm, tăng cường phối hợp với ngành bưu chính viễn thông để đảm bảo hoạt động của phần mềm quản lý và cấp phép chuẩn chi được ổn định, liên tục, chính xác. 3. Đầu tư công nghệ và con người để tạo thuận lợi và an toàn trong thanh toán Để việc phát triển dịch vụ được tiến hành được nhanh hơn và thoả mãn nhu cầu của khách hàng bên cạnh các tiềm năng sẵn có, ngân hàng cần tiếp tục tập trung vào đầu tư kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, vật chất và trình độ cán bộ.Coi đầu tư cho lĩnh vực là đầu tư dàI hạn với mục đích đem lại hiệu quả lâu dàI, đặc biệt là hiệu quả kinh tế xã hội.Thêm vào đó một ngân hàng có công nghệ hiện đại không chỉ đem lại hiệu quả và thuận lợi trong hoạt động mà còn là sự chính xác.Chính đIều này giúp ngân hàng tránh được các lỗi rủi ro do lỗi hệ thống tạo ra.Đồng thời với một hệ thống bảo mật an toàn và hiệu quả sẽ đảm bảo cho những dữ liệu quan trọng của ngân hàng không bị đánh cắp, rò rỉ ra bên ngoài. Tuy vậy, việc đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ hiện đại cũng như một hệ thống an ninh mạng hiệu quả đòi hỏi một khoản vốn lớn nên ngân hàng cần xác định và thẩm định kỹ càng các dự án đầu tư sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, phù hợp với hệ thống nội bộ của ngân hàng và có thể tích hợp với toàn bộ hệ thống khi liên kết lại với nhau. Việc đầu tư xây dựng một hệ thống kỹ thuật mang tính đồng bộ bao gồm việc trang bị các thiết bị đọc thẻ đIện tử EDC tiên tiến, thiết bị POS, hệ thống máy gửi tiền, rút tiền tụe động ATM phảI đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, không những chống được thẻ giả mà còn giúp thực hiện quá trình cấp phép tự động , đặc biệt phảI phù hợp với loại thẻ thanh toán hiện đang được sử dụng phổ biến là thẻ từ cũng như thẻ phát triển trong tương lai là thẻ chip. Thực hiện hợp tác chặt chẽ với các đơn vị cung ứng dịch vụ truyền số liệu như FPT, Tổng công ty bưu chính Viễn thông và các nhà cung cấp dịch vụ khác có liên quan để hoàn thiện hệ thống thông tin và xử lý số liệu, thiết lập hệ thống dự phòng, back up dữ liệu để hạn chế tình trạng nghẽn mạch thường xuyên xảy ra, giảm bớt các trục trặc kỹ thuật đồng thời giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và phát hành thẻ. Nhanh chóng chuyển đổi công nghệ làm thẻ: chuyển sang thẻ chip vì thẻ có băng từ hiện nay quá dễ dàng bị làm giả mà thẻ này chủ yếu được sử dụng ở VIệt Nam cũng như trên thế giới.Với sự phát triển của công nghệ cũng như sự tinh vi của tội phạm ăn cắp thẻ chuyên nghiệp thì việc chế tạo ra một chiếc thẻ với băng từ giả là chuyện không còn quá khó khăn. Do vậy, người ta đã nghiên cứu và đưa ra một loại thẻ có độ bảo mật cao và tránh sao chép dữ liệu đó là loại thẻ chip. Với việc sử dụng công nghệ bảo mật hiện đại nhất hiện nay cùng với thuật toán mã hoá phức tạp, thẻ chip còn có khả năng lưu trữ thông tin được nhiều hơn về chủ thẻ và có thể cập nhật được các thông tin mới hoặc các thông tin thay đổi mà không cần in lại thẻ. Các thông tin về hạn mức tín dụng của chủ thẻ cũng như tình trạng của thẻ được cập nhật và lưu trữ trong chip đảm bảo cho việc thanh toán ngay cả trong trường hợp đường truyền bị lỗi, không liên lạc được với ngân hàng phát hành , hạn chế rủi ro cấp phép qua hệ thống dự phòng của tổ chức thẻ quốc tế. Ngân hàng cần xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh thẻ nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp tring lĩnh vực thẻ.Có được nguồn nhân lực lớn mạnh, việc phát triển một nghành kinh doanh thẻ với sự đa dạng và rộng lớn của đối tượng sử dụng thẻ mà vẫn đảm bảo hạn chế rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ là hoàn toàn có thể. Tổ chức tuyển dụng, chọn lọc có chất lượng các cán bộ tác nghiệp thẻ, đảm bảo đúng chuyên nghành đã được đào tạo. Mở các lớp tập huấn hàng năm để nâng cao trình độ cho cán bộ thẻ, có các khoá đào tạo về chuyên môn thẻ, cung cấp đầy đủ văn bản, tàI liệu liên quan đến nghiệp vụ thẻ, cập nhật thông tin, chính sách phát triển dịch vụ thẻ, cách thức phòng ngừa và quản lý rủi ro.NgoàI ra còn tổ chức các buổi tập huấn về văn minh ngân hàng cũng như phong cách phục vụ khách hàng nhằm tạo ra một đội ngũ nhân viên hiểu biết, có tháI độ làm việc hiện đại và nhiệt tình, niềm nở chu đáo với khách hàng. Tăng cường đào tạo cán bộ Marketing thẻ sao cho có tính chuyên nghiệp.Nghiên cứu và phát triển thị trường, đảm bảo truyền tảI đầy đủ thông tin đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến dịch vụ thẻ khi tư vấn cho khách hàng Có chế độ về lương, thưởng hợp lý đối với các cán bộ, đặc biệt là các cán bộ làm việc theo ca trực, quản lý hệ thống máy móc vào các ngày nghỉ. 4.Phát triển các dịch vụ gắn với thanh toán thẻ Hiện nay, thị trường thẻ đang ngày càng cạnh tranh một cách mạnh mẽ và việc đưa thêm tiện ích, dịch vụ khác gắn liền với thẻ thanh toán là điều cần thiết.Ngoài tiện ích thanh toán dịch vụ qua các máy EDC tại DVNT,khách hàng còn có thể chuyển khoản trong cùng hệ thống,thanh toán tiền đIện thoại, tiền nước, tiền điện, thanh toán bảo hiểm. Các dịch vụ này hiện nay đã quá quen với khách hàng sử dụng thẻ. Chính vì vậy cần tạo ra một bước đột phá trong công nghệ thẻ đó là : + Khi khách hàng chi tiêu tại ĐVCNT thì khách hàng tích luỹ được đIểm thưởng, từ những điểm thưởng đó khách hàng có thể đổi lấy quà của ngân hàng hoặc đổi lấy các dịch vụ tiện ích khác mà ngân hàng mang lại. + Phát triển dịch vụ truy vấn tài khoản từ xa. Qua Internet, khách hàng có thể chuyển khoản, chuyển tiền qua mạng hoặc thanh toán hoá đơn hàng hoá qua tin nhắn di động. + Phát triển các tính năng mới cho thẻ như thẻ thấu chi tài khoản và kết nối với tài khoản ngoại tệ + Liên minh, liên kết với các ngân hàng khác để khách hàng khi sử dụng thẻ của một ngân hàng nhưng vẫn có thể sử dụng các dịch vụ, tiện ích của các ngân hàng khác mà không cần phải phát hành thẻ tại ngân hàng đó 5.Các giải pháp khác 5.1. Kiến nghị đối với Nhà nước Nhà nước nên chăng có chủ trương chính sách nhằm khuyến khích người dân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng. Người dân đôi khi chưa thấy hết thuận lợi mà tài khoản cá nhân mang lại. Đối với cán bộ công nhân viên chức nhà nước và các doanh nghiệp, nếu việc thanh toán lương được thực hiện qua tài khoản tại ngân hàng thì tiết kiệm rất nhiều chi phí cho nền kinh tế về mặt in ấn tiền mặt. giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Nhà nước cần phối hợp đồng bộ sự tham gia của các ban ngành, cơ quan trong việc thanh toán bằng phương tiện không dùng tiền mặt, đặc biệt là các cơ quan điện nước, bưu điện vì đó là những ngành liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân. Nhà nước nên chăng khuyến khích các ngành này lắp thiết bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ cho khách hàng. Ngoài ra, cải cách tiền lương, tăng thu nhập cho người lao động thì cơ hội mở rộng thị trường thẻ ở Việt nam mới thiết thực. Một vấn đề khác nữa là nâng cao trình độ dân trí, giúp người dân hiểu biết về phương tiện thanh toán hiện đại, tạo ý thức bảo vệ các máy ATM cũng là một vấn đề góp phần mở rộng sử dụng thẻ thanh toán ở Việt nam trong tương lai. 5.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng nhà nước nên chăng thành lập trung tâm thanh toán thẻ liên ngân hàng. Trung tâm này là đầu mối xử lý các giao dịch cấp phép, kiểm soát và thực hiện việc chuyển lệnh thanh toán thẻ giữa các NHTM Việt nam với nhau, đảm bảo tất cả các loại thẻ do hệ thống ngân hàng khác nhau có thể được thanh toán ở bất kỳ máy thành viên cơ sở chấp nhận thẻ nào trong phạm vi cả nước, không cần thông qua tổ chức thẻ quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, khi các ngân hàng đang quản lý phát hành thẻ theo mạng riêng thì việc thành lập trung tâm này sẽ mang lại nhiều lợi ích như: Tạo ra được quy chế thống nhất giữa những thành viên về đồng tiền thanh toán, mức phí, tỉ giá, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực thanh toán thẻ tại Việt nam. Giúp các ngân hàng thực hiện việc phát hành và thanh toán thẻ sẽ cập nhật nhanh nhất những thông tin rủi ro và giả mạo, tránh thất thoát cho các thành viên. Giảm khối lượng giao dịch nội bộ không cần thiết, tăng nhanh tốc độ thanh toán thẻ, mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ. Giúp các ngân hàng thanh toán giảm thiểu những chi phí thanh toán thẻ phát hành trong nước. Giúp các chủ thẻ giảm thiểu các khoản phí về chuyển đổi tiền tệ mà tổ chức thẻ quốc tế áp dụng khi giao dịch bằng ngoại tệ, nâng cao tiện ích của thẻ tín dụng. Nên chăng để hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ xúc tiến việc thành lập này để có thể tận dụng được kinh nghiệm của các ngân hàng thành viên trong các nghiệp vụ thẻ. Điều này tránh cho NHNN phải ôm đồm quá nhiều công việc, đồng thời NHNN vẫn có thể thực hiện chức năng quản lý năng quản lý của mình thông qua các công tác kiểm tra, giám sát. Ngoài ra, NHNN có thể trợ giúp các NHTM trong việc phát triển dịch vụ thẻ, cho phép các ngân hàng trong nước được áp dụng một số ưu đãi nhất định để tăng khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng nước ngoài, đồng thời có những xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm quy chế hoạt động thẻ. NHNN cũng nên cho phép các NHTM lập các quỹ phòng ngừa rủi ro về nghiệp vụ thẻ, thành lập bộ phận quản lý phòng ngừa rủi ro chung cho các ngân hàng nằm trong trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN. NHNN cần kiến nghị với nhà nước xem xét giảm thuế cho loại hình dịch vụ còn mới mẻ này, tạo điều kiện cho các NHTM giảm giá thành mặt hàng thẻ của mình để khuyến khích người dân tham gia sử dụng dịch vụ thẻ, đẩy mạnh tốc độ thanh toán trên thị trường thẻ Việt nam. NHNN nên thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, hội thảo về thẻ cho các NHTM cùng tham gia trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ nhân viên ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Đồng thời, NHNN cần hỗ trợ, hưỡng dẫn các ngân hàng trong việc xây dựng chế độ báo cáo, hạch toán, kiểm tra phù hợp với nghiệp vụ thẻ theo thông lệ quốc tế và yêu cầu của NHNN; giới thiệu và giúp đỡ các ngân hàng thương mại thu thập thông tin, tài liệu cơ bản và chuyên sâu về nghiệp vụ thẻ. *************** KẾT LUẬN Thanh toán thẻ là một phương thức thanh toán hiện đại, đa tiện ích, rất được ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt là thẻ tín dụng. Đây là một phương tiện khá hữu hiệu trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của nhà nước nhằm mục đích hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông, thu hút tiền gửi của các tầng lớp dân cư vào ngân hàng, tăng nhanh tốc độ chu chuyển thanh toán trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư được hưởng lợi ích từ dịch vụ ngân hàng. Thẻ tín dụng còn hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách ngoại hối, chính sách thuế của nhà nước. Bên cạnh đó, thanh toán thẻ qua ngân hàng góp phần hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát các hoạt động giao dịch kinh tế, giảm thiểu các tác động tiêu cực do các hoạt động kinh tế ngầm gây ra, tăng cường tính chủ đạo của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sách tài chính quốc gia. Chính vì thế, việc triển khai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ chính là các ngân hàng đã thực hiện đúng chủ trương hiện đại hoá công nghệ ngân hàng của chính phủ và tạo điều kiện thuận lợi để tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng văn minh và hoà nhập vào cộng đồng tài chính ngân hàng quốc tế. Do đó, phát hành và thanh toán thẻ là những nghiệp vụ kinh doanh không thể thiếu của một ngân hàng hiện đại, góp phần làm tăng thu nhập và phong phú thêm hoạt động ngân hàng. Ngân hàng Ngoại thương Việt nam phát hành và thanh toán thẻ cho đến nay đã được gần 15 năm. Đây chính là một trong những lợi thế của ngân hàng trong lĩnh vực thẻ nói riêng và trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng nói chung. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng đã có nhiều chuyển biến, từ chỗ chỉ làm đại lý thực hiện thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài, đến nay ngân hàng đã tự phát hành thẻ tín dụng quốc tế của chính mình. Trong quá trình hoạt động, tuy còn gặp phải không ít khó khăn, thách thức, song trong tương lai không xa, với tiềm năng to lớn của thị trường thẻ Việt Nam cộng với chiến lược kinh doanh đúng đắn, nỗ lực cao độ từ phía ngân hàng và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, có thể lạc quan rằng Ngân hàng Ngoại thương Việt nam sẽ đạt được những kết quả ngày càng to lớn, đưa dịch vụ thẻ trở thành một trong những dịch vụ hàng đầu của ngân hàng, đồng thời củng cố và phát triển hơn nữa những vị thế của mình trên thị trường thẻ Việt nam. Thông qua những phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Việt Nam hiện nay nói chung và tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói riêng, luận văn đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm mở rộng khai thác dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Mặc dù khuôn khổ bó hẹp trong phạm vi một luận văn, kiến thức còn hạn chế và mang nặng tính lý thuyết nhưng các giải pháp và kiến nghị cũng phần nào có tác dụng tiến bộ đối với không chỉ ngân hàng Ngoại thương Việt nam nói riêng mà còn với các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ của Việt nam khác. Hy vọng trong tương lai không xa, Việt nam sẽ xây dựng hoàn thiện một hệ thống phát hành và thanh toán thẻ để đáp ứng yêu cầu mới trong bối cảnh hoà nhập với nền tài chính ngân hàng thế giới. Cuối cùng, một lần nữa em xin cảm ơn trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Sở Giao Dịch-Ngân hàng Ngoại thương Việt nam và Thạc Sỹ Nguyễn Quang Huy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐịnh hướng phát triển phát triển thẻ thanh toán của Vietcombank trong thời gian tới.docx
Luận văn liên quan