MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Đảng ta đã xác định mục tiêu chiến lược cho đất nước là: đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Công nghiệp đã, đang và sẽ là động lực quyết định phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá. Cùng với xu thế phát triển của cả nước, tỉnh Ninh Bình cũng xác định cho mình con đường phát triển dựa trên những thế mạnh của tỉnh. Một trong nghững điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp ở tỉnh là có vị trí đại lý thuận lợi với tài nguyên khoáng sản phong phú, có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, công nghiệp của tỉnh phát triển sau, quy mô còn nhỏ hẹp, trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu, tài nguyên sản xuất công nghiệp đa dạng nhưng phân tán, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, hạ tầng cơ sở yếu kém. Đây là những đặc trưng của công nghiệp của tỉnh Ninh Bình.
Do vậy cần phải tích cực phát triển ngành công nghiệp với vai trò là nền tảng cho phát triển kinh tế, mà trước hết là phát triển theo hướng hợp lý, khai thác các nguồn lực của địa phương.
Chuyên đề thực tập “Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2015” là những nghiên cứu cơ bản nhằm xác định phương hướng và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. Bài viết gồm ba phần:
Chương I: Sự cần thiết phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Chương II: Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 – 2009.
Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2015.
CHƯƠNG 1 : SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của công nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm về công nghiệp
1.1.1.2. Những đặc trưng chủ yếu của công nghiệp
1.1.2 Phân loại công nghiệp
1.1.2.1 Phân loại theo công dụng kinh tế của sản phẩm
1.1.2.2 Phân loại theo phương thức tác động đến đối tượng lao động
1.1.2.3. Phân loại theo sự tương đồng về kinh tế - kỹ thuật
1.1.2.4. Phân loại theo hình thức sở hữu
1.1.2.5. Phân loại theo trình độ trang bị kỹ thuật
1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của công nghiệp
1.1.3.1. Yếu tố thị trường
1.1.3.2. Các yếu tố nguồn lực và lợi thế
1.1.3.3. Tiến bộ khoa học – công nghệ
1.1.3.4. Môi trường thể chế
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của công nghiệp
1.1.4.1 Quy mô và tốc độ phát triển của ngành công nghiệp
1.1.4.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
1.1.4.3 Hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm ngành công nghiệp
1.1.4.4 Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
1.2.1 Xuất phát từ nhu cầu phát triển
1.2.2 Xuất phát từ điều kiện phát triển công nghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 – 2009
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH NINH BÌNH
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
2.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
2.1.2 Đặc điểm về dân cư, dân số và nguồn nhân lực
2.1.2.1 Đặc điểm về dân số
2.1.2.2 Nguồn nhân lực
2.1.3 Cơ sở hạ tầng
2.1.3.1 Giao thông
2.1.3.2. Hệ thống điện và thông tin liên lạc
2.1.3.3. Giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao
2.1.4 Tình hình kinh tế xã hội
2.1.2 Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 - 2009
2.1.2.1 Quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp
2.1.2.2. Cơ cấu của ngành công nghiệp
2.1.3 .Năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp
2.1.4. Hoạt động xuất nhập khẩu trong ngành công nghiệp
2.1.4.1 Hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công nghiệp
2.1.4.2 Hoạt động nhập khẩu ngành công nghiệp
2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2005-2009
2.2.1 Những kết quả đạt được
2.2.2 Những tồn tại
2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại
CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
3.1.1 Quan điểm và định hướng phát triển công nghiệp
3.1.2 Cơ sở của định hướng
3.1.2.1 Thị trường trong nước và quốc tế
3.1.2.2. Nguồn vốn đầu tư thu hút từ bên ngoài
3.1.2.3. Xu hướng hợp tác, cạnh tranh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và các địa phương trong vùng
3.1.2.4. Đánh giá lợi thế, hạn chế và những thách thức đến phát triển công nghiệp
3.1.3. Định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2015
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
3.2.1 Xây dựng môi trường và nâng cao hiệu quả cho phát triển công nghiệp
3.2.2 Các giải pháp về đầu tư và thu hút vốn đầu tư
3.2.3 Các giải pháp về công nghệ
3.2.4 Giải pháp về phát triển thị trường và phát triển vùng nguyên liệu
3.2.5 Các giải về bảo vệ môi trường
3.2.6 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
3.2.7 Giải pháp về tổ chức quản lý
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
66 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3646 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt hàng chế biến đã chiếm lĩnh thị trường trong nước và dần được thị trường nước ngoài chấp nhận như sản phẩm may mặc, đồ gỗ…
Trong các nhóm ngành sản phẩm công nghiệp, nhóm các sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh tương đối tốt đó là các sản phẩm của công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng và clanke, đá xây dựng, điện, gạch..., bên cạnh đó phải kể đến các sản phẩm dưa hộp, thịt đông lạnh, nước khoáng, quần áo, thảm len, chiếu cói.
2.1.4. Hoạt động xuất nhập khẩu trong ngành công nghiệp
Công nghiệp là ngành duy nhất cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế và cũng là ngành cung cấp hầu hết hàng tiêu dùng cho đời sống ngân dân không chỉ trong nước mà còn cung cấp cho thị trường nước ngoài. Hoạt động xuất nhập khẩu trong ngành công nghiệp không chỉ tạo ra lợi nhuận cho các đơn vị xuất khẩu dựa trên lợi thế so sánh mà còn góp phần tạo ra thu nhập cho nhà nước thông qua việc thu thuế xuất nhập khẩu. Xét một cách xa hơn, hoạt động xuất nhập khẩu còn tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của đất nước trên thị trường quốc tế, nó sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập của đất nước, do đó tác động tới tổng cầu của nền kinh tế. Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước, hoạt động xuất nhập khẩu trong ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình cũng đạt được những kết quả đáng kể:
2.1.4.1 Hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công nghiệp
Trong giai đoạn 2005 - 2009, hoạt động xuất khẩu ngành công nghiệp đã có bước tiến quan trọng thể hiện ở việc sản phẩm của ngành đã xâm nhập được một số thị trường mới, với tổng giá trị xuất khẩu của ngành liên tục tăng qua các năm.
Bảng 5: Giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 - 2009
Đơn vị: Ngìn USD
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng giá trị XK
21906
25935
34781
48216
62000
Giá trị XK CN
21621
25026
34285
47998
60578
Giá trị XK CN nặng và KS
0
0
0
522
1210
Giá trị XK CN nhẹ và TCN
21621
25026
34285
47476
59368
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2008
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp năm 2005 đạt 21,6 tỷ USD chiếm 98,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh, đến năm 2009 tổng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp tăng lên là 62 tỷ đồng chiếm 97.7% trong tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp trong giai đoạn 2005-2009 tăng với tốc độ khá cao, trung bình là 29,4%/năm với tổng thu nhập tạo ra là 190 tỷ USD. Tuy nhiên, trong các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, các mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp vẫn là chủ yếu, các mặt hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do Ninh Bình có các làng nghề truyền thống các sản phẩm của thủ công nghiệp là chủ yếu, đây có thể được coi là một lợi thế so sánh của tỉnh, tuy nhiên cũng cần chú ý là các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng tạo ra ít giá trị tăng thêm, vì vậy cần có những chính sách và biện pháp thích hợp để kéo dài chuỗi giá trị của sản phẩm, tăng thu nhập cho nền kinh tế.Ta có thể thấy, tỷ trọng giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp luôn chiếm chủ yếu trong tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh.
Biểu đồ 7: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu mặt hàng công nghiệp trong tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005-2009
Ta thấy, giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp luôn chiếm phần lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh, với tỷ trọng luôn lớn hơn 96%, năm 2006 tỷ trọng thấp nhất là 96,5%, và năm 2008 đạt tỷ trọng cao nhất với 99,5%, như vậy có thể thấy ngành công nghiệp là ngành quan trọng của tỉnh để tạo thu nhập ngoại tệ, tăng tích lũy của nền kinh tế
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch tích cực, trong hai năm gần đây 2008 và 2009 các sản phẩm công nghiệp nặng và khoáng sản đã được thị trường nước ngoài chấp nhận, với có giá trị xuất khẩu bước đầu có sự gia tăng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ngành công nghiệp tronh 5 năm qua được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 6: Các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2005-2009
Sản phẩm
Đơn vị tính
2005
2006
2007
2008
2009
Hàng thêu
Nghìn bộ
650
835
777
771
900
Thịt đông lạnh
Tấn
1473
969
1141
340
650
Thảm có
Nghìn m2
113
270
49
80
80
Hàng cói, mây tre đan
Nghìn sản phẩm
1530
1610
777
417
800
Sản phẩm may mặc
Nghìn sản phẩm
813
1466
1591
3561
6500
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2008
Về thị trường, cho đến nay hàng hóa ngành công nghiệp đã mở rộng xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore…một số thị trường đang được mở cửa như thị trường Châu Phi và Nam Mỹ.
2.1.4.2 Hoạt động nhập khẩu ngành công nghiệp
Trong giai đoạn 2005 - 2009, giá trị nhập khẩu ngành công nghiệp tăng qua các năm. Năm 2005, giá trị nhập khẩu là khoảng 50 tỷ USD, đến năm 2008 giá trị này tăng lên là 109 tỷ đồng, với mức tăng trưởng bình quân giá trị nhập khẩu là 21,5% thấp hơn mức tăng trung bình của kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên, xét về giá trị thì giá trị nhập khấu ngành công nghiệp luôn ở mức cao hơn giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp luôn có hiện tượng nhập siêu trong giai đoạn 2005 - 2009.
Các sản phẩm nhập chủ yếu là máy móc, thiết bị và nguyên, nhiên vật liệu.
Bảng 7: Giá trị nhập khẩu ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình
Đơn vị: nghìn USD
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Máy móc, thiết bị
2204
24265
78242
64118
73840
Nguyên vật liệu
48033
28924
12017
44401
45000
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2008
Tình trạng nhập siêu xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do xuất khẩu tăng lên, do đó nhu cầu nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu cũng tăng theo, ngoài ra do giá cả của các mặt hàng nhập khẩu trên thế giới cũng tăng lên. Do hệ số giá giữa các mặt hàng xuất khẩu so với các mặt hàng nhập khẩu thấp nên tỉnh luôn phải chịu một phần trong ngân sách để giảm thiểu gánh nặng cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Như vậy đòi hỏi tỉnh phải có những chính sách thích hợp nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu theo hướng tăng các sản phẩm công nghiệp nặng, công nghiệp tạo ra nhiều giá trị thặng dư, kéo dài chuỗi giá trị các sản phẩm gia công, chế biến tăng thu nhập cho nền kinh tế. Đồng thời có những biện pháp hạn chế hiện tượng nhập siêu, giảm thiểu thâm hụt trong cán cân thanh toán.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2005-2009
Những kết quả đạt được
Sự phát triển các ngành công nghiệp đã hình thành được một số ngành mũi nhọn, một số khu công nghiệp, khu chế xuất, đồng thời phát triển mạnh một số ngành chế biến nông sản
Việc phát triển công nghiệp đã chú trọng tới việc phát huy lợi thế của tỉnh như khai thác nguồn nhân lực và tài nguyên tạo ra hàng hóa xuất khẩu. Sự tham gia của các thành phần kinh tế trong việc sản xuất công nghiệp đã khiến sản xuất các ngành công nghiệp đa dạng hơn và mở rộng về quy mô, trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng sản phẩm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của tầng lớp dân cư cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tăng nhanh góp phần quan trọng vào tăng thu nhập của nền kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội và chất lượng sản phẩm, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn tích lũy lớn cho nền kinh tế.
Trong tỉnh đã hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, các sản phẩm may mặc, hàng thủ công…đã phát huy tối đa lợi thế so sánh của tỉnh.
Sự phát triển các ngành công nghiệp đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm quan trọng có ý nghĩa chiến lược với trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh ngày càng cao, có tác động lớn tới nền kinh tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và thị trường xuất khẩu. Sản lượng của nhiều sản phẩm chính tăng cao và tiêu thụ tốt trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài như sản phẩm may mặc, sản phẩm cói, hàng thêu, xi măng, thép, điện…
Xuất khẩu trong giai đoạn 2005-2009, tiếp tục được duy trì và tăng trưởng với mức khá, trong đó các mặt hàng chủ lực đều tăng. Thị trường đều được mở rộng, tuy nhiên các thị trường tiềm năng chưa được mở rộng như Châu Phi, Trung Đông… do có nhiều hạn chế, hoạt động xúc tiến thương mại còn yếu, chưa chủ động.
Sự phát triển các ngành công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng cho các bước chuyển dịch trong những năm tiếp theo.
Việc phát triển công nghiệp đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhiều ngành công nghiệp mới, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trên thị trường. Công nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển về công nghệ, trang thiết bị máy móc không chỉ trong sản xuất công nghiệp mà còn lan tỏa sang các ngành nghề, lĩnh vực khác trong nền kinh tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh cũng như mục tiêu lâu dài của đất nước.
Những tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển, công nghiệp tỉnh Ninh Bình vẫn còn tồn tại những hạn chế.
Tốc độ tăng trưởng khá nhanh nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, sự phát triển này chưa thật vững chắc. Việc tận dụng những lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh chưa đạt hiệu quả như mong muốn, điều này dẫn đến sức phát triển của ngành công nghiệp chưa đạt sức tối đa, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp còn chậm chạp, thành phần kinh tế quốc doanh chưa thể hiện là sức mạnh đầu tàu nắm giữ các ngành công nghiệp chủ chốt, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất. Chi phí sản xuất có giảm nhưng vẫn cao đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trên thị trường. Điều này được thể hiện qua giá trị sản xuất tăng nhưng giá trị gia tăng lại tăng không nhiều. Việc thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài còn nhiều hạn chế trong sản xuất công ngiệp. Việc xây dựng và điều chỉnh bổ sung quy hoạch chưa kịp thời, quản lý thực hiện còn nhiều hạn chế, thiếu sự chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng cơ bản còn dở dang, việc đầu tư khoa học công nghệ chưa được quan tâm đúng mức, các dịch vụ cần thiết cho phát triển công nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ như hệ thống ngân hàng, xúc tiến thương mại.
Thị trường của các sản phẩm công nghiệp còn nhỏ hẹp cả về thị trường trong nước và thị trường quốc tế, điều này đặt ra yêu cầu phải nâng cao năng lực cạnh tranh để mở rộng thị trường. Với lợi thế cuả tỉnh là vị trí điều kiện thuận lợi và nguồn nhân công dồi dào tạo điều kiện để hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại. Tỉnh cần phải đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Trong xu thế hiện nay, khi nước ta gia nhập thị trường quốc tế, và tham gia vào WTO, các hiệp định song phương với các và khu vực lớn đã được ký kết, thì việc nâng cao tình độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao tay nghề cho người lao động có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt nhằm đáp ứng yêu cầu trong điều kiện mới, mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ còn kém, thậm chí hiện nay vẫn chưa có chiến lược tổng thể phát triển ngành công nghiệp này, do đó sản xuất của một số ngành công nghiệp của tỉnh còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu và giá trị gia tăng của ngành tuy có tăng nhưng với tốc độ thấp. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất công nghiệp, làm cho giá trị gia tăng của ngành không cao và sản xuất chưa thập ổn định.
Các vấn đề về môi trường. Sự tăng trưởng của công nghiệp đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhưng kéo theo nó là các vấn đề về môi trường. Hiện nay các khu công nghiệp của tỉnh đều chưa xử lý được nước thải và chất thải, gây ảnh hưởng lớn tới môi trường xung quanh. Một số loại chất thải độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp chưa được xử lý. Hiện nay, lượng chất thải chưa lớn, tỷ lệ chất độc còn thấp nhưng trong thời gian tới khi quy mô công nghiệp ngày càng mở rộng, thì lượng chất thải sẽ tăng lên, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Việc giải quyết các vấn đề môi trường chính là yêu cầu cần thiết để phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân và người lao động.
Những hạn chế trong ngành công nghiệp nếu được giải quyết một cách đúng đắn và kịp thời thì có thể tạo ra động lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cũng như cho phát triển công nghiệp. Đây là điều kiện cho ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, đưa nền kinh tế phát triển toàn diện, nâng cao đời sống nhân dân và môi trường được bảo đảm.
Nguyên nhân của những tồn tại
Với xuất phát điểm thấp. Ninh Bình có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát huy được hiệu quả, hiện đang đứng trong tình trạng thấp so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng; nhiều chỉ tiêu kinh tế thấp so với cả nước. Nền kinh tế trước đây sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cơ sở hạ tầng chưa phát triển kịp để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực không cao chưa đủ để đáp ứng cho phát triển công nghiệp có trình độ kỹ thuật cao, trình độ quản lý chưa cao, thiếu đồng bộ.
GDP bình quân đầu người năm 2000 mới đạt 2.233 nghìn tỷ đồng chỉ bằng 45% so với mức trung bình của cả nước (theo giá cố định năm 1994 đạt 1.908 nghìn đồng bằng 53,6% so với mức trung bình của cả nước)
Trong khi tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP của cả nước đạt 18,7% thì của tỉnh Ninh Bình mới đạt 7,7% so với tổng GDP. Hàng năm, tỉnh vẫn nhận hỗ trợ từ trung ương trên 60% tổng chi ngân sách nhà nước của tỉnh.
Tỷ lệ hang hóa xuất khẩu vag dịch vụ thu ngoại tệ năm 2000 mới được 10% GDP (cả nước là 39%), đây là mức rất thấp.
Trong thời gian gần đây, tỉnh đã chú trọng tới chất lượng quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế cũng như phát triển ngành công nghiệp nhưng việc xây dựng còn mang tính dở dang, dàn trải, thiếu đồng bộ. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, công tác kiểm tra, thanh tra còn nhiều hạn chế, đã làm rào cản cho tiến trình phát triển công nghiệp. Các bãi rác công nghiệp chưa được xử lý triệt để đã dẫn đến sự ô hiễm môi trường hiện nay trong các khu công nghiệp.
Vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài vẫn chưa đạt yêu cầu đặt ra. Mặc dù có sự cải thiện đáng kể trong môi trường đầu tư nhưng vẫn còn nhiều hạn chế so với các tỉnh trong khu vực.
Tỉnh vẫn chưa có những chính sách cụ thể để phát huy nội lực của tỉnh, đặc biệt là khả năng huy động nguồn vốn nhàn rổi trong dân cư, do thị trường vốn của tỉnh chưa phát triển. Vốn đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh qua các năm nhưng lượng vốn đầu trực tiếp vào sản xuất lại chiếm một phần nhỏ.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
3.1.1 Quan điểm và định hướng phát triển công nghiệp
Qua quá trình tìm hiểu mục tiêu chung về phát triển kinh tế – xã hội của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình khóa XIX có thể thấy được mục tiêu chung của toàn tỉnh là: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khai thác và huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; Cơ bản hoàn thiện một bước về kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội; Tập trung cao cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, du lịch; chuyển dịch mạnh cơ cấu trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát triển văn hoá - xã hội toàn diện; Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân, tiếp tục thực hiện công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo thêm nhiều việc làm; đảm bảo hài hòa sự phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường; Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực chỉ đạo điều hành của bộ máy hành chính
Công nghiệp giữ vai trò động lực và nòng cốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dần trở thành bộ phận cơ bản và quan trọng nhất có tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Tốc độ phát triển công nghiệp cao sẽ góp phần vào tăng trưởng kinh tế của vùng, nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời hình thành cơ cấu kinh tế của địa phương, giảm dần chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng. Trên cơ sở định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, tỉnh Ninh Bình đã đưa ra quan điểm phát triển công nghiệp thời gian tới như sau:
Thứ nhất là phát triển công nghiệp trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế và tiềm năng của Ninh Bình, phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng và Quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước.
Thứ hai, phát triển công nghiệp trên cơ sở đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại cùng với phát triển nguồn nhân lực, để công nghiệp trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh.
Thứ ba, phát triển công nghiệp nhanh và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Thứ tư, phát triển công nghiệp trên cơ sở thu hút tối đa nguồn lực trong và ngoài tỉnh; tranh thủ cao nhất sự hỗ trợ mọi mặt của trung ương; tích cực thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh lien kết với các địa phương khác.
Thứ năm, phát triển công nghiệp trên cơ sở khuyến khích các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn nông thôn, miền núi thu hút được nhiều lao động, đặc biệt là lao động tại chỗ.
Thứ sáu, phát triển công nghiệp phải đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hôi – an ninh của các vùng, các địa phương khác trong địa bàn tỉnh, gắn với bảo vệ và xử lý môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
3.1.2 Cơ sở của định hướng
3.1.2.1 Thị trường trong nước và quốc tế
Do tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường có sự thay đổi rộng lớn, tác động mạnh mẽ tới quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường trong nước và nước ngoài sẽ trở thành một khối, thị trường bên ngoài sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn thay vì hiện nay thị trường trong nước có vai trò quyết định và là cơ sở mở rộng khai thông với thị trường nước ngoài.
3.1.2.2.Nguồn vốn đầu tư thu hút từ bên ngoài
Nguồn vốn FDI: Xu hướng chung là hướng tới các vùng lãnh thổ có môi trường đầu tư thuận lợi, các ngành công nghiệp, dịch vụ mà các nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận cao. Trong giai đoạn tới hàng rào thuế quan ASEAN và các rào cản khác đều bị xóa bỏ. Giai đoạn này Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA, nhưng các nước trong khu vực cũng thực hiện đầy đủ các cam kết về khu vực ASEAN và sẽ mở cửa tụ do cho các nhà đầu tư ASEAN. Như vậy. sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút nguồn vốn FDI buộc nước ta phải cải thiện môi trường đầu tư nhằm giữ mối tương quan với các nước trong khu vực.
Thời gian qua thu hút vốn FDI của tỉnh còn nhiều hạn chế. Để cải thiện việc thu hút trong thời gian tới, cần tạo được môi trường đầu tư thuận lợi hơn, có kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực để các tiềm năng về lao động dồi dào, về khoáng sản, truyền thống về ngành nghề cơ khí…trở thành lợi thế so với các địa phương khác.
3.1.2.3. Xu hướng hợp tác, cạnh tranh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và các địa phương trong vùng.
Theo xu thế của quá trình phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng tăng cường phối hợp trong việc mở rộng thị trường, định hướng phát triển và định giá các sản phẩm cùng loại và cùng nhau hợp tác trong việc xây dựng vùng nguyên liệu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, hết sức tránh cạnh tranh không lành mạnh do thừa năng lực chế biến hoặc do thiếu nguyên liệu hoặc lao động. Các địa phương Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa…là các địa phương mới phát triển các khu, cụm khu công nghiệp trong thời gian gần đây. Vì vậy, cần có sự tham khảo phối hợp trong việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp; ban hành cơ chế chính sách thu hút đầu tư giải phóng mặt bằng hạn chế đến mức thấp nhất khả năng cạnh tranh không đáng có và sử dụng lãng phí đất nông nghiệp.
3.1.2.4. Đánh giá lợi thế, hạn chế và những thách thức đến phát triển công nghiệp
Lợi thế
Như đã phân tích ở trên, Ninh Bình có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp như: có điều kiện về vị trí địa lý, về hệ thống giao thông, tài nguyên du lịch…Tuy nhiên, Ninh Bình có một lợi thế vượt trội để phát triển công nghiệp đó là tài nguyên khoáng sản.
Ninh Bình có núi đá vôi trên 1,2 vạn ha, với trữ lượng hàng chục m3 đá vôi và hàng chục triệu tấn đôlômit, chất lượng tốt làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết là xi măng và một số hóa chất khác.
Theo dự báo của ngành trung ương, nhu cầu xi măng của cả nước những năm tới tăng nhanh, năm 2010 là 40 triệu tấn và sau đó tăng lên nhiều theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Đây là cơ hội phát triển rất lớn cho công nghiệp sản xuất xi măng của tỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. Ở Ninh Bình, công nghiệp sản xuất xi măng có khả năng phát triển tới 4 – 5 triệu tấn/năm. Đồng thời, Ninh Bình còn có điều kiện thuận lợi về khai thác đá xây dựng phục vụ nhu cầu của đồng bằng sông Hồng, cho nhgu cầu xây dựng đường xa lộ Bắc – Nam.
Đôlômit có trữ lượng hàng chục triệu tấn, hàm lượng MgO 17 – 19% dunhf làm nguyên liệu xây dựng và hóa chất.
Đất sét phân bố rải rác ở vùng đồi núi thấp thuộc thị xã Tam Điệp, các huyện Gia Viễn, Yên Mô dùng làm nguyên liệu gạch ngói và làm nguyên kiệu cho ngành đúc.
Nước khoáng: nước suối Kênh Gà có vị mặn, trữ lượng lớn, thường xuyên có nhiệt độ 53 – 54oC có thể khai thác tắm ngâm chữa bệnh kết hợp với du lịch; nước khoáng Cúc Phương dùng để sản xuất giải khát và tắm ngâm chữa bệnh do có hàm lượng magiebicarbonat cao.
Than bùn có trữ lượng nhỏ khoảng 2 triệu tấn phân bố ở Nho Quan dùng để sản xuất phân vi sinh phục vụ nông nghiệp sinh thái.
Những hạn chế
Hạ tầng cơ sở thời gian qua được quan tâm đầu tư nên đã có những cỉa thiện rõ rệt, nhưng nhìn ching vẫn còn thiếu đồng bộ để đáp ứng cho nền sản xuất hàng hóa và phát triển dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt; chưa đủ lôi kéo các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Nằm gần trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và các tỉnh phía Đông có tiềm lực kinh tế mạnh, phát triển nhanh và năng động là một lợi thế nhưng cũng là thách thức lớn đối với Nnh Bình trong việc kêu gọi đầu tư, xâm nhập thị trường trong nước và xuất khẩu.
Kết quả và kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua còn những khó khăn hạn chế.
Thách thức và những vấn đề đặt ra
Nền kin h tế Ninh bình tăng trưởng khá nhanh nhưng chưa ổn định và còn những yếu tố chưa đảm bảo cho phát triển bền vững.
Quy mô công nghiệp còn nhỏ, phần lớn các doanh nghiệp quy mô nhỏ, trình độ công nghệ ở đa số các co sở sản xuất công nghiệp còn thấp hoặc lạc hậu; năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất không cao; sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp thấp, thiếu những yếu tố và cơ sở để phát triển lâu dài, hội nhập và cạnh tranh.
Ninh Bình là tỉnh còn nghèo, xuất phát điểm nền kinh tế thấp, khả năng tích lũy nội bộ từ nền kinh tế chưa cao và khả năng đáp ứng đầu tư còn nhieeug hạn chế.
Vấn đề phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường đang là một vấn đề đặt ra ở tỉnh. Để giữ được chuẩn bảo vệ môi trường, trong bối cảnh 2010 sẽ có tới 6 nhà máy xi măng lớn hoạt động với công suất 11,3 triệu tấn/năm, hoạt động trong một không gian hẹp là một thách thức lớn trong công tác quản lý môi trường của tỉnh.
3.1.3. Định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2015
Dựa trên những quan điểm phát triển của tỉnh, quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2015 đã đưa ra một số định hướng chung cho phát triển ngành công nghiệp là:
Tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Trong đó, tiếp tục phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng để tạo ra sản phẩm hàng hóa có thương hiệu, cạnh tranh được thị trường trong nước và thị trường nước ngoài trên cơ sở hoàn thành đầu tư, phát huy công suất các dự án xi măng. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, sản phẩm, vùng và theo thành phần kinh tế; đẩy nhanh tiến độ đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất. Duy trì và nâng cao hiệu quả câc cơ sở sản xuất hiện có, nghiên cứu, đầu tư vào công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp. Phát triển các ngành công nghệ cao, dạch vụ chất lượng cao như công nghiệp phần mềm, phát triển các ngành công nghiệp lắp ráp, công nghiệp cơ khí chế tạo.
Phát triển mạnh các ngành công nghiệp và phân bố tập trung theo các cụm khu công nghiệp đã được tỉnh phê duyệt. Xây dựng và hoàn thiện khu công nghiệp Tam Điệp, Ninh Phúc và các cụm công nghiệp Gián Khẩu, Mai Sơn, Khánh Cư và xa hơn là cụm công nghiệp Đồng Hướng, Đồng Phong, Khánh Tiên để sản xuất thép, phân đạm…Nâng cấp nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản và phát triển các làng nghề.
Trong giai đoạn tới, mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh là có tốc độ phát triển bình quân đạt 13%/năm, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phấn đấu đến năm 2015 đạt theo tỷ trọng 13% - 43% - 44%. Công nghiệp là ngành có sức tăng trưởng mạnh mễ, góp phần to lớn trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Như vậy, trong giai đoạn này công nghiệp cần phát huy tích cực vai trò của mình trong nền kinh tế. Để phát triển kinh tế một cách nhanh chóng và có hiệu quả, cần phải xác định mục tiêu cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, trong đó có ngành công nghiệp. Giai đoạn 2011 - 2015, công nghiệp tỉnh Ninh Bình đã đặt ra mục tiêu cụ thể là tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trung bình 21%/năm, năm 2015 giá trị sản xuất của toàn ngành đạt 18.743 tỷ đồng .
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
Trong giai đoạn tới. giai đoạn 2010-2015, cùng với xu hướng chung của cả nước, nền kinh tế của tỉnh Ninh Bình sẽ có những thuận lợi trong phát triển kinh tế, đặc biệt là cho phát triển công nghiệp khi nước ta hội nhập kinh tế quốc tế nhanh và mạnh hơn nữa. Với nội lực và những lợi thế so sánh của tỉnh, cùng với đó là việc xác định quan điểm phù hợp với định hướng chung của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phù hợp với khả năng của tỉnh, Ninh Bình đã tìm ra và chú trọng một số ngành công nghiệp ưu tiên để từ đó tạo ra động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển , xây dựng một nền công nghiệp vững mạnh đưa nền kinh tế phát triển toàn diện và hiệu quả.
Để đạt được mục tiêu trên nhanh chóng và hiệu quả thì cần đưa ra những giải pháp phù hợp thúc đẩy sự phát triển. Hệ thống các chính sách này cần dựa trên những thuận lợi và khó khăn để từ đó phát huy hết lợi thế so sánh và khắc phục những yếu kém của tỉnh để đi đến đích nhanh hơn. Sau đây là hệ thống những giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2015:
Xây dựng môi trường và nâng cao hiệu quả cho phát triển công nghiệp
Trong thời gian vừa qua, tỉnh Ninh Bình đã thực hiện những chính sách quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp; tuy nhiên, trong thời gian tới cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng như giao thông, hệ thống cung cấp điện nước phục vụ công nghiệp phát triển; đồng thời tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch và mở rộng các khu công nghiệp dân dụng nhằm tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. Miễn giảm tối đa các loại thuế, phí đối với các công trình công nghiệp dự kiến đưa vào hoạt động trong thời gain tới.
Công bố các danh mục dự án công nghiệp kêu gọi đầu tư theo thứ tự ưu tiên: nhóm các dự án trọng điểm; nhóm các dự án khuyến khích đầu tư…giúp các nhà đầu tư lựa chọ dự án đầu tư thích hợp. Tăng cường làm việc với các tập đoàn, tổng công ty lớn trong và ngoài nước để kêu gọi hợp tác, lien doanh trong các ngành, lĩnh vực mà tỉnh ưu tiên đầu tư.
Trong giai đoạn quy hoạch cần hướng tới việc đầu tư mở rộng sản xuất có ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư theo chiều sâu đối với trang thiết bị, nâng cao năng suất lao động, nâng hiệu quả sản xuất; đầu tư mới theo hướng ưu tiên vào các lĩnh vực sản xuất, các dự án chuyển giao công nghệ sản xuất có hàm lượng công nghệ cao, có trình độ tự động hóa, cơ giới hóa để tạo ra những sản phẩm có hàm lượng chất xám lớn. Như vậy có thể kéo dài chuỗi giá trị của sản phẩm, nâng cao được giá trị sản xuất của ngành.
Để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất công nghiệp, và quản lý kiểm soát về các yếu tố phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả đầu tư các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư mới trước hết ưu tiên phê duyệt trong phạm vi cụm khu công nghiệp và theo định hướng của quy hoạch; tránh trình trạng các dự án công nghiệp phát triển tràn lan, không tập trung, khó quản lý gây lãnh phí trong việc sử dụng các cơ sở hạ tầng.
Xây dựng cơ chế bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp có nhu cầu vay vốn cho phát triển sản xuất hteo phương án đã được phê duyệt. Tổ chức các hiệp hội làng nghề tiểu thủ công nghiệp theo những tiêu chí, có thể thành lập riêng, trên cơ sở tự nguyện, tìm kiếm thị trường nhằm thúc đẩy tiểu thủ công nghiệp trên điah bàn phát triển.
Xây dựng môi trường đầu tư
Để thu hút được nguồn vốn đầu tư, tỉnh Ninh Bình cần tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, áp dụng các chính sách đầu tư ưu đãi trong khuôn khổ pháp luật quy định và đề ra các biện pháp huy động vốn thiết thực.
Để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trước hết tỉnh Ninh Bình cần cải cách các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kghoong phân biệt các thành phần kinh tế.
Thực hiện các chính sách huy động vốn: áp dụng các hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân như: quỹ tiết kiệm, phát hành cổ phiếu, tín phiếu công trình…Tích cực cổ phần hóa các doanh nghiệp săn xuất kinh doanh. Những xí nghiệp kém sau khi củng cố không có khả năng phát triển thì thực hiện sáp nhập hoặc giải thể, giảm bớt các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động yếu kém. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư cho các công trình công ích và đầu tư vào các lĩnh vực có vị trí then chốt trong nền kinh tế mà các thành phần kinh tế khác chưa làm được.
Các giải pháp về đầu tư và thu hút vốn đầu tư
Trong giai đoạn 2006 - 2015, ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình cần phải có nguồn vốn đầu tư khá lớn vào khoảng 70.500 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn tích lũy GDP để phát triển công nghiệp trong thời kỳ này chỉ đáp ứng được 10 - 15% nhu cầu về vốn, do đó nguồn vốn chủ yếu là vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước chứ không phải nguồn vốn ngân sách nhà nước. Như vậy, tỉnh cần mở rộng đầu tư đối với mọi thành phần kinh tế và tăng cường đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông – lâm - thủy sản để hai nhóm ngành này trở thành hai nhóm ngành chủ lực đưa công nghiệp Ninh Bình có những bước tiến mạnh và vững chắc.
Việc phân bổ ngân sách nhà nước vào việc thực hiện những mục tiêu phát triển được tập trung cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp để hoàn thành các công trình hạ tầng chủ yếu của khu công nghiệp, đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh.
Để sử dụng các nguồn lực do nhà nước cấp trực tiếp quản lý, đáp ứng tốt hơn những phi lợi nhuận về hạ tầng xã hội và với mục tiêu hoàn thiện thêm một bước cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tỉnh Ninh Bình cần tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, tăng dần đầu tư tích lũy cho đầu tư phát triển các dự án công nghiệp. Giảm mạnh và tiến tới xóa bỏ những khoản chi mang tính cấp phát trong ngân sách, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư bằng ngân sách nhà nước từ việc xác định chủ trương, lập và duyệt dự án đến việc thực hiện dự án, đảm bảo nguồn tài chính cho ưu tiên chiến lược. Ngân sách nhà nước là nguồn vốn đầu tư quan trọng hỗ trợ trong việc nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp cần sử dụng vốn đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới trang thiết bị kỹ thuật.
Khuyến khích các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Áp dụng nhiều hình thức huy động vốn một cách linh hoạt nhằm khai thác các nguồn vốn nội lực trong dân; kết hợp lồng ghép với nguồn vốn của các chương trình, dự án khác trên địa bàn để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.
Các ngân hàng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn thực hiện các dự án đầu tư. Áp dụng mức lãi suất phù hợp cho các dự án phát triển công nghiệp trọng điểm của tỉnh; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc các ngành nghề và địa bàn ưu đãi của tỉnh.
Trích từ tổng thu ngân sách tại địa phương để hình thành nguồn vốn khuyến công hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp-tiểu thu công nghiệp và ngành nghề nông thôn.
Các giải pháp về công nghệ
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao của công nghiệp như quy hoạch đã đề ra từ nay đến năm 2015 phải tập trung giải quyết vấn đề công nghiệp. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành công nghiệp chế biến. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất theo phương châm kết hợp công nghệ tiên tiến hiện đại với truyền thống nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong và ngoài nước.
Đối với các dự án đầu tư nước ngoài, dự án đầu tư mới cần cân nhắc sử dụng công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, không nhập khẩu, mua sắm các công nghệ, thiết bị đã lạc hậu. Tập trung đổi mới công nghệ thiết bị ở các cơ sở sản xuất hiện có và đầu tư, đổi mới các công nghệ hiện đại vào sản xuất, trước hết là vào các ngành công nghiệp có thế mạnh của địa phương như khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản… Ưu tiên các doanh nghiệp vay vốn để đổi mới cồng nghệ.
Tăng cường hợp tác với các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học cồng nghệ của các trường đại học trong nước để được tư vấn công nghệ, kỹ thuật mới. Đẩy mạnh các hoạt động hướng dẫn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất tiên tiến, các mô hình trình diễn kỹ thuật…cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Chú trọng việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc lựa chọn công nghệ, thiết bị sản xuất.
Để nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, tỉnh cần xây dựng lộ trình công nghệ cho các sản phẩm chủ yếu của tỉnh tham gia hệ thống ISO 9000, mã vạch, mã số để hội nhập thị trường khu vực và thế giới. Áp dụng các chính sách miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, các sản phẩm chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu.
Ban hành các quy chế đấu thầu tuyển chọn thiết bị, công nghệ trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh tế, trình độ công nghệ tiên tiến hiện đại phù hợp và khuyến khích khai thác năng lực nội sinh. Ban hành chính sách ưu đãi thu hút nguồn nhân lực, các cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học kỹ thuật hàng đầu ngành, công nhân có tay nghề cao về tỉnh làm việc.
Giải pháp về phát triển thị trường và phát triển vùng nguyên liệu
Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế đang phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường thì việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất cần phải đi đôi với việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho lưu thông hàng hóa, điều này rất quan trọng và cần thiết. Để thực hiện chiến lược thị trường cho các sản phẩm công nghiệp của tỉnh, trong giai đoạn tới, tỉnh cần quan tâm tới các giải pháp sau:
Phát triển thị trường trong tỉnh gắn với thị trường ngoài tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết các doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh cần dành một phần kinh phí hỗ trợ công tác “Xây dựng đề án phát triển thị trường sản phẩm công nghiệp” cho từng thời kỳ.
Hỗ trợ kinh phí đào tạo, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm công nghiệp, cung cấp các thông tin về các thủ tục đăng ký thương hiệu trong và ngoài nước cho các sản phẩm đã có thị phần hoặc sắp thâm nhập thị trường (đưa vào chương trình xây dựng thương hiệu hàng năm đối với các ngành công nghiệp ưu tiên như dệt may, da dầy, chế biến nông sản phẩm). Đồng thời cần hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế thông qua các hiệp hội ngành hàng. Cần gới thiệu miễn phí các sản phẩm công nghiệp cũng như hình ảnh các doanh nghiệp trên website của bộ Công Thương, sở Công Thương; trưng bày giới thiệu sản phẩm miễn phí hoặc hỗ trợ một phần kinh phí tại các hội trợ triển lãm quốc gia, địa phương và chuyên ngành.
Từng bước hiện đại hóa phương thức kinh doanh cho các doanh nghiệp phù hợp với xu thế của thương mại thế giới, tỉnh hỗ trợ dưới hình thức tuyên truyền, đào tạo về khả năng ứng dụng các phương thức kinh doanh hiện đại. Tỉnh cần tạo điều kiện cho các nhà sản xuất kinh doanh dưới hình thức đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông hàng hóa như xây dựng bến bãi kho tang, xây dựng mạng lưới thông tin phục vụ cho tác nghiệp kinh doanh, trong đó các doanh nghiệp cùng đóng góp kinh phí để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và thông tin thị trường. Từ đó khuyến khích các doanh nghiệp từng bước nghiên cứu vận dụng thương mại điện tử phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước., trong đó trước hết là thực hiện thông tin, xúc tiến tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng trên mạng.
Miễn phíquảng bá trên website của tỉnh, giảm chi phí quảng cáo trên đài phát thanh, truyền hình địa phương; hỗ trợ một phần kinh phí cho các tổ chức, cá nhân tham gia hội trợ giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước. Cung cấp thông tin kịp thời về các văn bản pháp luật, thông lệ quốc tế và khu vực về sản xuất và xuất nhập khẩu có liên quan đến các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có tiềm năng sản xuất trong tương lai của địa phương như: sản xuất cơ khí, vật liệu xây dựng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ…
Tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp trong tỉnh liên kết, liên doanh, hợp tác sản xuất, xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp cũng như của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu hội nhập. Tỉnh cần cải thiện thủ tục xuất nhập khẩu để giảm bới phiền hà cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu. Tạo điều kiện cho hàng hóa công nghiệp của tỉnh có sức cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện nước ta tham gia đầy đủ vào AFTA, WTO.
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất công nghiệp ổn định và đạt được giá trị sản xuất trong giai đoạn tới thì tỉnh ta cần phải quan tâm tới phát triển vùng nguyên liệu đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh. Để đạt được điều này tỉnh cần có quy hoạch gắn phát triển vùng nguyên liệu với các nhà máy chế biến, tạo liên kết giữa người nuôi, trồng nguyên liệu với các nhà máy sản xuất thông qua hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân theo quyết định 80/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ nhằm đảm bảo lợi ích hợp lý và lâu dài giữa các bên. Khuyến khích người sản xuất nguyên liệu góp vốn với nhà máy, từ đó tạo được vùng nguyên liệu ổn định vững chắc tạo điều kiện cho nhà máy hoạt động hết công suất và có hiệu quả. Có các hướng dẫn người trồng nguyên liệu trong việc chọn giống, áp dụng kỹ thuật thâm canh, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, bảo quản vận chuyển sau khi thu hoạch để nâng cao chất lượng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất.
Các giải về bảo vệ môi trường
Thực hiện luật bảo vệ môi trường, Nghị quyết 41/NQ/TW của Bộ chính Trị, Chỉ thị 36/CT/TW của Bộ Chính Trị về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Tỉnh cần có những biện pháp thực hiện sau:
Tiến hành việc đánh giá hiện trạng môi trường đối với các khu công nghiệp, đặc biệt là cụm, khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất hiện có, bao gồm: đánh giá lượng ô nhiễm do khí thải, nước thải công nghiệp, chất thải rắn.
Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp theo luật bảo vệ môi trường.
Kiểm kê các nguồn gây ô nhiễm chính trong công nghiệp, định kỳ quan trắc, phân tích thành phần các chất độc hại, thường xuyên thực hiện thanh tra và quản lý môi trường.
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, nhân tố con người luôn giữ vai trò quyết định. Nguồn nhân lực của tỉnh có những lợi thế như có các trường đào tạo công nhân lành nghề phù hợp với phát triển công nghiệp của tỉnh cũng như trong vùng, người dân Ninh Bình có truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, đây là điều kiện để đào tạo đội ngũ có trình độ cao trong tương lai. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công nhân đủ cả về số lượng và chất lượng đảm bảo cho việc tổ chức triển khai và thực hiện thành công những chủ trương và biện pháp xây dựng phát triển kinh tế. Cơ cấu đội ngũ cán bộ này phải đồng bộ, bao gồm đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ kinh tế…
Trong thời gian tới, để đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, tỉnh cần củng cố các trường và trung tâm dạy nghề để đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả để cung cấp nguồn lao động hợp lý cho các thời kỳ phát triển công nghiệp. Trước hết cần ưu tiên đào tạo cho các ngành then chốt như: chế biến nông lâm thủy sản và các làng nghề truyền thống.
Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực cho các hoạt động đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, các loại hình trường lớp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề và tìm việc làm. Đào tạo nghề gắn với việc giải quyết việc làm cho người lao động chưa có việc làm, ưu tiên giải quyết việc làm cho người mất việc trong quá trình sắp xếp lại lao động và người bị mất đất để phát triển sản xuất và xu thế đô thi hóa hiện nay.
Từ nay đến năm 2015 phải phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng theo hai luồng sau:
Đào tạo nghề dài hạn để có độ ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Theo hướng này cần củng cố và đầu tư cho các trường công nhân kỹ thuật, trường dạy nghề của tỉnh về nhân sự và cơ sở vật chất.
Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn nhằm tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. Theo hướng sẽ tập trung đào tạo nghề chế biến nông, lâm, thủy sản, các nghề truyền thống ở các làng nghề tại các trung tâm dạy và cơ sở dạy nghề của huyện, thành phố…
Có chính sách hỗ trợ để gửi các cán bộ trẻ có nang lực được đi đào tạo ở các nước phát triển, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật được giao lưu học hỏi với nước ngoài để cập nhật thông tin thị trường, thông tin khoa học công nghệ…
Có chính sách trả lương, thưởng, nâng lương tạo điều kiện sống và sinh hoạt thỏa đáng theo hiệu quả công việc và cống hiến để thu hút nhân tài. Sử dụng hợp lý nguồn lao động được đào tạo để phát triển khả năng sánh tạo của từng cá nhân và tập thể lao động. Quan tâm tới quyền lợi thiết thực của người lao động như đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi hợp pháp khác của lao động theo quy định của pháp luật.
Giải pháp về tổ chức quản lý
Trong thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã có những chuyển biến trong công tác quản lý song còn nhiều bất cập. Để thực hiện tốt hiệu quả quản lý nhà nước về công nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:
Từng bước tổ chức sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo ba loại hình công nghiệp hợp tác chặt chẽ với nhau: loại hình công nghiệp chủ đạo, các xí nghiệp công nghiệp vệ tinh và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp làng nghề.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng. Mở rộng tối đa quyền tự chủ, xác định rõ quyền về tài sản pháp nhân của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn. Củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý công nghiệp từ cấp tỉnh tới các huyện, thành phố về số lượng và chất lượng để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao.
KẾT LUẬN
Như vậy, qua quá trình nghiên cứu đè tài “Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2015’ đã cho ta thấy những kiến thức cơ bản khái quát nhất về công nghiệp nói chung, cũng như có một số hình dung về những thành tựu và những tồn tại của công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn vừa qua. Vấn đề phát triển công nghiệp được ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế; tuy nhiên để phát triển công nghiệp không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lợi thế so sánh, môi trường đầu tư…do đó không thể áp dụng một cách máy móc vào địa phương, khu vực mình. Thông qua những phân tích, đánh giá tác động kinh tế - xã hội nói chung và cụ thể là tỉnh Ninh Bình, đề tài đã cho thấy vai trò to lớn và tích cực của công nghiệp; công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, thu hút lao động, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, ổn định kinh tế xã hội. Giai đoạn 2005 - 2009 đã đánh dấu một bước phát triển trong kinh tế, đặc biệt là công nghiệp của tỉnh Ninh Bình; công nghiệp đã đóng góp lớn cho phát triển kinh tế, tỷ lệ đóng góp vào GDP của công nghiệp là cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý phù hợp với xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh cũng như của cả nước. Đề tài cũng cung cấp thông tin khái quát nhất về mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới của tỉnh Ninh Bình cũng như đưa ra hệ thống những giải pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu đã đề ra. Hệ thống những giải pháp này được đưa ra trên cơ sở nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế của giai đoạn trước để tiến tới mục tiêu nhanh chóng hơn.
Với đề tài “Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2015” thông qua sự chỉ bảo và giúp đỡ về mặt tài liệu của các cán bộ phòng Tổng hợp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Phạm Văn Vận, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Em xin gửi lời biết ơn chân thành tới những người đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Tuy nhiên, do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên trong bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những góp ý chân thành từ phía thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 của tỉnh Ninh Bình.
Báo cáo: Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình năm 2009.
. Báo cáo tóm tắt: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.
Giáo trình: Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội – Chủ biên PGS.TS Ngô Thắng Lợi. Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân..
Giáo trình: Kinh tế phát triển – Chủ biên GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng. Nhà xuất bản Lao Động và Xã Hội.
Giáo trình: Kinh tế và quản lý công nghiệp – Chủ biên GS.TS Nguyễn Đình Phan và GS.TS Nguyễn Kế Tuấn. Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2008.
Tóm tắt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2010.
LỜI CAM ĐOAN
Em tên là : Nguyễn Thị Hiền
Mã sinh viên : CQ480923
Lớp : Kinh tế phát triển A
Khóa : 48
Khoa : Kế hoạch và phát triển
Em xin cam đoan bài chuyên đề thực tập này là do em phân tích, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu, số liệu. Bài chuyên đề thực tập này tuyệt đối không sao chép từ bất kì nguồn nào, mọi dữ liệu sử dụng là trung thực và có trích dẫn nguồn cụ thể. Nếu vi phạm em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Hiền
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ : Mối quan hệ giữa các hoạt động khai thác, chế biến và sửa chữa công nghiệp 3
Bảng 1: Giá trị gia tăng ngành công nghiệp giai đoạn 2005 - 2009 27
Bảng 2 : Giá tri sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005-2009 30
Bảng 3: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 31
giai đoạn 2005 - 2009 phân theo ngành cấp I 31
Bảng 4: Giá trị sản xuất và tốc đọ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp 32
khai thác giai đoạn 2005-2009 32
Bảng 5: Giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 - 2009 37
Bảng 6: Các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2005-2009 39
Bảng 7: Giá trị nhập khẩu ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình 40
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nền kinh tế và ngành công nghiệp giai đoạn 2005 - 2009 29
Biểu đồ 2: cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo thành phần 30
kinh tế năm 2009 30
Biểu đồ 3: Cơ cấu ngành công nghiệp theo giá trị sản xuất năm 2009 32
Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến so với toàn ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005-2009 33
Biểu đồ 5: Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành điện, khí đốt và nước trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp 34
Biểu đồ 6: Tỷ lệ xuất khẩu ra khỏi vùng so với giá trị sản xuất ngành công nghiệp trong giai đoạn 2005 – 2009 36
Biểu đồ 7: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu mặt hàng công nghiệp trong tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005-2009 38
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2015.doc