MỤC LỤC
TÓM TẮT i
DANH SÁCH CÁC BẢNG .vii
1. Giới thiệu .2
1.1 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3
1.2 Tiến hành điều tra 3
1.2.1 Phân loại hộ chăn nuôi gà 4
1.2.2 Phân loại hộ chăn nuôi lợn .5
2 Các đặc điểm nhân khẩu học .6
3 Các hệ thống chăn nuôi gà .8
3.1 Các hộ tự ấp con giống 8
3.2 Các hộ nuôi gà thịt có mua con giống .8
3.3 Các hộ nuôi gà đẻ có mua con giống 10
3.4 Tóm tắt các hệ thống chăn nuôi gà 12
4 Các hệ thống chăn nuôi lợn 13
4.1 Các hoạt động chăn nuôi .13
4.2 Chăn nuôi lợn thịt 14
4.3 Tóm tắt các hệ thống chăn nuôi lợn 15
5 Sử dụng thức ăn chăn nuôi của hộ .17
5.1 Sử dụng thức ăn cho gà .17
5.2 Sử dụng thức ăn cho lợn 24
6 Các kênh thị trường 32
6.1 Khả năng và việc tham gia các hình thức hợp đồng .32
6.2 Các đối tượng cung cấp thức ăn chăn nuôi .33
6.3 Thị trường đầu ra .36
7 Cơ sở hạ tầng và các đặc điểm khác của hoạt động chăn nuôi 38
7.1 Cơ sở hạ tầng chăn nuôi 38
7.2 Dịch bệnh và các biện pháp phòng chống .43
7.3 Tiếp cận với các đầu vào chăn nuôi 45
8 Chi phí chăn nuôi và lợi nhuận 50
8.1 Chi phí chăn nuôi 50
8.2 Chăn nuôi và đóng góp của chăn nuôi trong tổng doanh thu từ nông nghiệp .53
9 Tóm tắt các phát hiện chính và các gợi ý đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và các
doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi 55
9.1 Các hệ thống chăn nuôi .55
9.1.1 Loại giống nuôi 55
9.1.2 Sự đa dạng hóa .55
9.1.3 Hệ thống chăn nuôi 56
9.1.4 Chi phí và giá bán trong chăn nuôi 56
9.2 Các đầu vào chăn nuôi, các kênh cung cấp và phân phối .56
9.2.1 Giá thức ăn chăn nuôi 56
9.2.2 Lựa chọn thức ăn chăn nuôi công nghiệp 56
9.2.3 Tiếp cận và sử dụng tín dụng .57
9.2.4 Cung cấp thức ăn chăn nuôi công nghiệp 57
9.2.5 Phân phối sản phẩm .57
9.2.6 Sử dụng các hình thức hợp đồng 57
9.3 Chi phí chăn nuôi và doanh thu .58
9.3.1 Tỷ lệ của chi phí thức ăn trong tổng chi phí 58
9.3.2 Đóng góp của doanh thu từ chăn nuôi trong tổng doanh thu từ nông nghiệp
58
9.4 Sử dụng thức ăn chăn nuôi 59
9.4.1 Sử dụng thức ăn cho chăn nuôi gà .59
9.4.2 Sử dụng thức ăn cho chăn nuôi lợn 59
9.4.3 Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) 60
9.5 Khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ .62
9.6 Các gợi ý đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất thức ăn chăn nuôi 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .64
72 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam phần II: sử dụng thức ăn của hộ chăn nuôi lợn và gà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nhân viên thú y nhà
nước và tư nhân là đối tượng cung cấp quan trọng thứ hai, với tỷ lệ 20 đến 25% số hộ có
sử dụng dịch vụ thú y từ các đối tượng này. Các đối tượng khác, chẳng hạn như người
phân phối thức ăn, người phân phối thuốc thú y và nhân viên thú y cộng đồng, nhìn chung
chỉ đóng vai trò rất hạn chế trong việc cung cấp các dịch vụ thú y cho các hộ chăn nuôi.
Theo vùng, nhiều hộ chăn nuôi gà ở miền Bắc có thể tự làm dịch vụ thú y so với các hộ
miền Nam (52% so với 45%), nhưng trường hợp các hộ chăn nuôi lợn lại ngược lại. Các
hộ miền Bắc có đối tượng chính cung cấp dịch vụ thú y là nhân viên thú y nhà nước nhiều
hơn ở miền Nam. Một tỷ lệ tương tự các hộ trả lời, khoảng 20% đối với cả hộ chăn nuôi
gà và lợn ở cả 2 vùng, phụ thuộc vào các nhân viên thú y tư nhân.
Theo quy mô, các hộ chăn nuôi lợn thuộc nhóm quy mô vừa và lớn có xu hướng tự làm
dịch vụ thú y nhiều hơn so với nhóm quy mô nhỏ (khoảng 57% so với 20%). Tuy nhiên,
điều này không đúng trong trường hợp các hộ chăn nuôi gà. Nhìn chung, quy mô càng lớn
thì các hộ chăn nuôi càng ít phụ thuộc vào các nhân viên thú y nhà nước trong khi càng có
xu hướng sử dụng các nguồn cung cấp tư nhân như nhân viên thú y tư nhân và người
phân phối thức ăn.
Bảng 40 Các đối tượng chính cung cấp dịch vụ thú y trong 12 tháng qua (% hộ chăn
nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn)
Thú y nhà
nước
Thú y
tư nhân
Người
cung cấp
thức ăn
Người
phân phối
thuốc thú
y
Nhân viên
thú y cộng
đồng
Mua thuốc
bên ngoài
và tự làm
Khác
Hộ chăn nuôi gà
Theo vùng
Miền Bắc 27,1 20,8 0,0 0,0 0,0 52,1 0,0
Miền Nam 18,0 20,0 6,0 3,0 3,0 45,0 5,0
Chung 21,0 20,3 4,1 2,0 2,0 47,3 3,4
Theo quy mô
Nhỏ 33,3 19,4 0,0 2,8 2,8 41,7 0,0
Trung bình 16,7 25,0 0,0 0,0 2,8 55,6 0,0
46
Lớn 12,1 27,3 15,2 0,0 3,0 33,3 9,1
Chung 21,0 23,8 4,8 1,0 2,9 43,8 2,9
Hộ chăn nuôi lợn
Theo vùng
Miền Bắc 53,1 18,4 0,0 0,0 0,0 28,6 0,0
Miền Nam 21,4 20,4 1,0 0,0 5,1 52,0 0,0
Theo quy mô
Nhỏ 49,0 27,5 0,0 0,0 3,9 19,6 0,0
Trung bình 28,6 10,2 0,0 0,0 4,1 57,1 0,0
Lớn 17,0 21,3 2,1 0,0 2,1 57,5 0,0
Chung 32,0 19,7 0,7 0,0 3,4 44,2 0,0
Số liệu về đối tượng chính cung cấp dịch vụ khuyến nông được trình bày trong Bảng 42.
Khoảng ¾ số hộ điều tra sử dụng dịch vụ khuyến nông từ ít nhất 1 đối tượng cung cấp
trong 12 tháng qua, trong khi số còn lại không đề cập đến bất kỳ đối tượng cung cấp nào.
Trong các hộ có sử dụng dịch vụ khuyến nông, người phân phối thuốc thú y (đối với hộ
chăn nuôi gà) và người phân phối thức ăn (đối với hộ chăn nuôi lợn) là những đối tượng
cung cấp dịch vụ khuyến nông chính, với hơn 1/3 tổng số hộ sử dụng. Phòng khuyến
nông xã là nguồn cung cấp phổ biến thứ hai, trong khi phòng khuyến nông huyện đóng
vai trò hạn chế hơn. Một số cơ quan khác như Hiệp hội chăn nuôi, và các chương trình
trên tivi cũng có vai trò nhất định trong việc cung cấp thông tin khuyến nông cho hộ. Chỉ
có một số ít hộ chăn nuôi lợn trả lời rằng đối tượng chính cung cấp dịch vụ khuyến nông
cho hộ là hợp tác xã.
Các hộ chăn nuôi ở miền Bắc có xu hướng sử dụng dịch vụ khuyến nông nhiều hơn,
tương tự như các hộ quy mô lớn hơn. Về các đối tượng cung cấp chính, các hộ ở ở miền
Bắc sử dụng dịch vụ khuyến nông của phòng khuyến nông xã nhiều hơn, và ít được cung
cấp bởi người phân phối thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. Xét theo quy mô, các hộ lớn có
xu hướng sử dụng dịch vụ khuyến nông của người phân phối thức ăn và thuốc thú y nhiều
hơn, ngược lại ít sử dụng các nguồn nhà nước.
Bảng 41 Các đối tượng chính cung cấp dịch vụ khuyến nông trong 12 tháng qua (%
hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn)
Đối tượng chính cung cấp dịch vụ khuyến nông
% hộ sử
dụng
dịch vụ
khuyến
nông
Phòng
khuyến
nông huyện
Phòng
khuyến
nông xã
Người
phân phối
thức ăn
Người phân
phối thuốc
thú y
Hợp tác
xã Khác
a
Hộ chăn nuôi gà
Theo vùng
Miền Bắc 80,0 5,0 37,5 10,0 5,0 0,0 42,5
Miền Nam 74,3 8,0 17,3 42,7 57,3 0,0 5,3
Chung 76,2 7,0 24,3 31,3 39,1 0,0 18,3
Theo quy mô
Nhỏ 65,8 8,0 44,0 12,0 20,0 0,0 16,0
Trung bình 78,4 6,9 27,6 27,6 24,1 0,0 31,0
Lớn 81,8 3,7 14,8 44,4 59,3 0,0 11,1
47
Chung 75,0 6,2 28,4 28,4 34,6 0,0 19,8
Hộ chăn nuôi lợn
Theo vùng
Miền Bắc 78,0 0,0 43,6 17,9 10,3 2,6 35,9
Miền Nam 68,7 16,2 20,6 51,5 39,7 2,9 7,4
Theo quy mô 0,0
Nhỏ 60,8 9,7 38,7 12,9 12,9 3,2 25,8
Trung bình 73,5 8,3 22,2 38,9 38,9 0,0 19,4
Lớn 81,6 12,5 27,5 60,0 32,5 5,0 10,0
Chung 71,8 10,3 29,0 39,3 29,0 2,8 17,8
a: Cá đối tượng khác được liệt kê ở đây là các chương trình khuyến nông trên tivi, Hội chăn nuôi…
Khoảng 1/3 hộ chăn nuôi gà có vay vốn để chăn nuôi trong 12 tháng qua, và một tỷ lệ cao
hơn đôi chút đối với các hộ chăn nuôi lợn (Bảng 43). Các hộ chăn nuôi gà ở hai vùng có
tỷ lệ vay vốn cho chăn nuôi tương tự nhau, nhưng đối với chăn nuôi lợn thì tỷ lệ hộ có
vay vốn ở miền Bắc cao hơn rất nhiều so với ở miền Nam (54,2% so với 28,4%). Các hộ
quy mô lớn hơn, đối với cả 2 trường hợp chăn nuôi gà và chăn nuôi lợn, có xu hướng phụ
thuộc nhiều hơn vào các nguồn vay vốn bên ngoài so với các hộ quy mô nhỏ.
Các hộ có vay vốn để chăn nuôi cũng được yêu cầu cung cấp thông tin về các nguồn vay
chính. Ngân hàng quốc doanh là cung cấp vốn vay phổ biến nhất, với khoảng 70% hộ
chăn nuôi gà và gần một nửa hộ chăn nuôi lợn vay vốn có vay từ nguồn này. Những
người cho vay cá nhân là nguồn quan trọng thứ 2 cho các hộ chăn nuôi, tiếp theo là một
số nguồn khác như quỹ tín dụng xã và Hội phụ nữ. Hợp tác xã và ngân hàng ngoài quốc
doanh có vai trò hạn chế trong việc cung cấp vốn cho các hộ chăn nuôi được điều tra.
Xét theo vùng, ngân hàng quốc doanh dường như là nguồn cung cấp vốn quan trọng nhất
đối với các hộ chăn nuôi ở miền Nam, với khoảng 80% số hộ vay vốn từ nguồn này.
Trong khi đó, các hộ ở miền Bắc phụ thuộc nhiều hơn vào những người cho vay cá nhân,
với trên 40% hộ (đối với cả chăn nuôi gà và chăn nuôi lợn) so với tỷ lệ dưới 10% hộ ở
miền Nam vay vốn từ nguồn này. Không có hộ chăn nuôi được điều tra nào ở miền Bắc
vay vốn từ các ngân hàng ngoài quốc doanh, và tương tự không có hộ nào ở miền Nam
vay vốn từ các hợp tác xã.
Bảng 42 Tỷ lệ hộ có vay vốn cho chăn nuôi và các nguồn vay chính trong 12 tháng
qua
% hộ vay vốn từ các nguồn khác nhau
% hộ
có vay
vốn
Ngân
hàng
quốc
doanh
Ngân
hàng
ngoài
quốc
doanh
Hợp tác xã
Người
cho vay
cá nhân
Kháca
Hộ chăn nuôi gà
Theo vùng
Miền Bắc 30,0 43,8 0,0 6,3 43,8 6,3
Miền Nam 33,0 80,6 5,6 0,0 8,3 5,6
Chung 32,0 69,2 3,9 1,9 19,2 5,8
48
Theo quy
mô
Nhỏ 16,2 66,7 0,0 0,0 33,3 0,0
Trung bình 21,6 60,0 0,0 10,0 30,0 0,0
Lớn 48,4 64,7 5,9 0,0 17,7 11,8
Chung 27,6 63,6 3,0 3,0 24,2 6,1
Hộ chăn nuôi lợn
Theo vùng
Miền Bắc 54,2 19,2 0,0 19,2 46,2 15,4
Miền Nam 28,4 76,9 3,9 0,0 3,9 15,4
Theo quy
mô
Nhỏ 34,0 37,5 0,0 0,0 37,5 25,0
Trung bình 32,6 40,0 6,7 13,3 26,7 13,3
Lớn 44,7 61,9 0,0 14,3 14,3 9,5
Chung 37,1 48,1 1,9 9,6 25,0 15,4
a: Các nguồn khác có thể là Quỹ tín dụng xã, Hội phụ nữ, Dự án xóa đói giảm nghèo…
Các hộ chăn nuôi gà ở các quy mô khác nhau dường như có tỷ lệ phụ thuộc vào ngân
hàng quốc doanh tương đối đồng đều, với trên 60% số hộ ở cả 3 quy mô có vay vốn từ
nguồn này. Tuy nhiên đối với chăn nuôi lợn, các hộ lớn hơn có xu hướng vay vốn nhiều
hơn so với các hộ quy mô nhỏ (với tỷ lệ 61,9%, 40% và 37,5% tương ứng). Một điểm
cũng rất rõ ràng là quy mô chăn nuôi càng nhỏ thì hộ càng có xu hướng vay vốn từ những
người cho vay cá nhân, đối với cả trường hợp chăn nuôi gà và chăn nuôi lợn. Các ngân
hàng ngoài quốc doanh và hợp tác xã không có bất kỳ hỗ trợ vay vốn nào cho hộ thuộc
nhóm quy mô nhỏ.
Đối với những hộ không vay vốn để chăn nuôi trong 12 tháng qua, chúng tôi đã hỏi họ
đâu là nguyên nhân quan trọng nhất của điều này và các kết quả được trình bày trong
Bảng 44. Hơn ¾ số hộ được phỏng vấn trả lời rằng họ không có nhu cầu vay vốn. Có
khoảng 10% hộ chăn nuôi gà và 13,6% hộ chăn nuôi lợn phản ánh rằng không có chương
trình hỗ trợ vay vốn nào cho chăn nuôi. Các hộ khác cho biết họ không có nhu cầu vay
vốn vì quy mô chăn nuôi nhỏ, hoặc bởi vì họ có thể trả chậm cho các đại lý thức ăn chăn
nuôi. Một tỷ lệ nhỏ các hộ chăn nuôi gà phàn nàn về các thủ tục vay vốn phức tạp, tuy
nhiên điều này không xảy ra đối với trường hợp các hộ chăn nuôi lợn. Một số ít hộ điều
tra đề cập việc không có tài sản thế chấp, lãi suất cao và yêu cầu thanh toán khoản vay cũ
là nguyên nhân khiến họ không vay vốn.
49
Bảng 43 Các lý do chính cho việc không vay vốn trong 12 tháng qua (% trong các hộ
chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn không vay)
Chưa trả hết nợ cũ
Không
có tài sản
thế chấp
Thủ tục
phức tạp
Lãi suất
cao
Không
có nhu
cầu vay
Kháca
Hộ chăn nuôi gà
Theo vùng
Miền Bắc 6,7 0,0 13,3 0,0 80,0 0,0
Miền Nam 5,3 0,0 8,8 0,0 70,2 15,8
Chung 5,8 0,0 10,3 0,0 73,6 10,3
Theo quy
mô
Nhỏ 0,0 0,0 11,5 0,0 76,9 11,5
Trung bình 3,9 0,0 15,4 0,0 73,1 7,7
Lớn 13,3 0,0 6,7 0,0 73,3 6,7
Chung 4,5 0,0 11,9 0,0 74,6 9,0
Hộ chăn nuôi lợn
Theo vùng
Miền Bắc 0,0 0,0 5,3 5,3 84,2 5,3
Miền Nam 1,6 3,2 1,6
0,
0 77,4 16,1
Theo quy
mô
Nhỏ 0,0 0,0 3,7 0,0 88,9 7,4
Trung bình 0,0 3,6 3,6 3,6 64,3 25,0
Lớn 3,9 3,9 0,0 0,0 84,6 7,7
Chung 1,2 2,5 2,5 1,2 79,0 13,6
a: Không có chương trình hỗ trợ cho vay để chăn nuôi, quy mô chăn nuôi nhỏ, có thể trả chậm cho đại lý
thức ăn chăn nuôi.
Dường như có nhiều hộ ở miền Bắc không có nhu cầu vay vốn so với các hộ miền Nam.
Tương tự, nhiều hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và trung bình phàn nàn về thủ tục vay phức tạp
cản trở họ vay vốn so với hộ thuộc nhóm quy mô lớn.
50
8 Chi phí sản xuất và lợi nhuận
Chúng tôi đã cố gắng tính toán lợi nhuận sử dụng tổng doanh thu từ hoạt động chăn nuôi
và tổng chi phí sản xuất. Tuy nhiên, nhiều số liệu về chi phí thức ăn cũng như các hạng
mục chi phí khác bị thiếu, và trong nhiều trường hợp chúng tôi nhận thấy sự thiếu nhất
quán giữa số liệu về doanh thu và chi phí. Do đó trong phần này chúng tôi chỉ trình bày
chi phí sản xuất của các hộ chăn nuôi, và tỷ lệ doanh thu từ hoạt động chăn nuôi. Trong
phần tính toán chi phí sản xuất, chúng tôi cũng trình bày giá bán trên 1kg sản phẩm, và
chi phí sản xuất trên 1kg sản phẩm. Điều này cho phép ước lượng mức lợi nhuận có thể
trên 1kg sản phẩm, và kết quả này cũng được đưa ra ở đây.
8.1 Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của các hộ chăn nuôi điều tra được trình bày trong Bảng 45. Thức ăn
chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí sản xuất (gần 78% đối với hộ chăn nuôi gà và 83%
đối với chăn nuôi lợn), trong đó chi phí thức ăn công nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn so với
chi phí thức ăn thô. Chi phí con giống chiếm tỷ lệ cao thứ hai trong tổng chi phí, tuy
nhiên tỷ trọng đối với chăn nuôi gà (15%) cao hơn so với chăn nuôi lợn (8,6%), có thể do
phần lớn hộ chăn nuôi lợn tự sản xuất con giống sử dụng dịch vụ phối giống tự nhiên hay
thụ tinh nhân tạo. Các chi phí khác, bao gồm thuốc và dịch vụ thú y, nhiên liệu, lao động
và các khoản chi phí khác chiếm tỷ lệ từ 7-8% trong tổng chi phí sản xuất của hộ chăn
nuôi.
Chi phí thức ăn công nghiệp luôn cao hơn so với chi phí thức ăn thô, và sự khác biệt này
ở miền Nam lớn hơn so với miền Bắc, có thể là do thức ăn công nghiệp được sử dụng ở
miền Nam nhiều hơn.
Đối với hộ chăn nuôi lợn, tỷ trọng thức ăn thô trong tổng chi phí sản xuất cao hơn về mặt
thống kê ở miền Bắc (ở mức ý nghĩa 1%), và tỷ trọng thức ăn công nghiệp cao hơn về
mặt thống kê ở miền Nam (ở mức ý nghĩa 5%). Kết quả so sánh chi phí thức ăn theo vùng
cũng tương tự cho trường hợp chăn nuôi gà. Tỷ trọng chi phí giống trong tổng chi phí sản
xuất tương đối giống nhau ở các hộ chăn nuôi gà giữa hai vùng, trong khi đối với các hộ
chăn nuôi lợn, chi phí này ở miền Bắc dường như cao hơn ở miền Nam do phần lớn các
hộ ở miền Nam tự sản xuất con giống.
Dường như quy mô càng lớn thì tỷ trọng chi phí thức ăn thô càng thấp trong khi tỷ trọng
thức ăn công nghiệp càng cao, đối với cả các hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn. Tỷ
trọng chi phí thức ăn công nghiệp trong tổng chi phí sản xuất có xu hướng tăng theo quy
mô hộ chăn nuôi lợn (46,6% ở nhóm quy mô nhỏ, 64,3% ở nhóm quy mô trung bình và
72,0% ở nhóm quy mô lớn). Kiểm tra thống kê cho thấy, chi phí thức ăn công nghiệp có
sự khác biệt về mặt thống kê giữa nhóm hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ và lớn ở mức ý
nghĩa 10%, nhưng không có khác biệt về mặt thống kê về chi phí thức ăn thô. Đối với
chăn nuôi gà, cả tỷ trọng chi phí thức ăn thô và thức ăn công nghiệp đều có sự khác biệt
thống kê ở mức ý nghĩa 1% giữa các vùng, và ở mức ý nghĩa 5% giữa các quy mô chăn
nuôi gà thịt, tuy nhiên không có sự khác biệt về mặt thống kê theo quy mô chăn nuôi gà
đẻ.
51
Bảng 44 Tỷ trọng chi phí sản xuất theo từng hạng mục chi phí của hộ chăn nuôi gà
và chăn nuôi lợn
Thức
ăn thô
Thức ăn
công
nghiệp
Chi phí
giống
Thuốc và
chi phí
thú y
Nhiên
liệu và
nước
Lao
động
thuê
Kháca
Hộ chăn nuôi gà
Theo vùng
Miền Bắc 28,2 50,8 14,3 2,8 1,1 0,2 2,6
Miền Nam 15,8 62,3 15,0 3,9 1,5 0,6 1,6
Chung 20,4 58,2 14,7 3,5 1,4 0,5 2,0
Theo quy mô gà thịt
Nhỏ 37,1 42,7 13,3 4,3 1,1 0,0 1,6
Trung bình 20,9 56,3 15,5 3,3 1,6 0,1 2,3
Lớn 3,5 72,7 15,1 4,1 2,0 0,6 2,3
Chung 23,8 54,6 14,5 3,9 1,5 0,2 2,0
Theo quy mô gà đẻ
Nhỏ 21,5 61,2 11,8 3,2 0,8 0,3 2,5
Trung bình 12,0 65,9 16,4 3,0 1,4 1,6 0,8
Lớn 11,6 63,6 18,1 1,2 1,4 1,8 2,3
Chung 15,4 63,5 15,2 2,5 1,2 1,2 1,9
Hộ chăn nuôi lợn
Theo vùng
Miền Bắc 39,3 43,2 11,7 1,6 1,0 0,1 3,2
Miền Nam 12,2 71,2 6,8 1,9 0,7 3,0 4,2
Theo quy mô
Nhỏ 27,8 46,6 16,5 1,6 1,2 1,2 5,1
Trung bình 22,4 64,3 4,8 2,0 0,7 2,0 3,8
Lớn 16,6 72,0 4,0 1,9 0,5 2,5 2,5
Chung 22,4 60,6 8,6 1,8 0,8 1,9 3,8
a Các chi phí khác bao gồm lãi vay, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê đất, thuế…
*Chăn nuôi gà
Thức ăn thô: Vùng: Bắc>Nam (1%), Quy mô (gà thịt): 5% giữa tất cả các nhóm
Thức ăn công nghiệp: Vùng: Bắc<Nam (1%), Quy mô (gà thịt): 5% giữa tất cả các nhóm
*Gà đẻ: không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các quy mô
*Chăn nuôi lợn
Thức ăn thô: Vùng: Bắc>Nam (1%), Quy mô: không có sự khác biệt về mặt thống kê
Thức ăn công nghiệp: Vùng: Bắc<Nam (5%), Quy mô: 10% giữa nhóm quy mô nhỏ và quy mô lớn
Bảng 46 mô tả giá bán trung bình và chi phí sản xuất cho 1 kg sản phẩm (phân chia theo
các hạng mục chi tiết), qua đó biết được lợi nhuận trên 1 kg sản phẩm. Tổng chi phí trên
một đơn vị sản phẩm được tính toán bằng tổng chi phí sản xuất trong một năm (2007)
chia cho tổng sản lượng theo khối lượng bán ra. Mặc dù có thực tế là lứa nuôi cuối cùng
trong một năm ở rất nhiều trường hợp vẫn chưa được bán, song chúng tôi giả thiết rằng
chi phí sản xuất của lứa này cân đối với chi phí con giống chuyển lại từ năm trước.
52
Bảng 45 Chi phí chăn nuôi trên 1 kg sản phẩm đầu ra, so sánh với giá bán trung
bình trên 1 kg sản phẩm
Giá bán
trung
bình
(000đồng/
kg)a
Tổng chi
phí trên 1
đơn vị sản
phẩm
(000đồng/
kg)b
Chi
phí
thức
ănc
Chi
phí
con
giống
Thuốc và
chi phí thú
y
Nhiên
liệu và
nước
Chi
phí
lao
động
thuê
Khác
Hộ chăn nuôi gà
Theo vùng
Miền Bắc 47,5 31,1 24,5 4,5 0,9 0,3 0,1 0,8
Miền Nam 41,5 35,7 27,9 5,3 1,4 0,5 0,2 0,6
Theo quy mô gà thịt
Nhỏ 53,7 33,8 26,9 4,5 1,4 0,4 0,0 0,5
Trung bình 44,9 34,8 26,9 5,4 1,1 0,6 0,0 0,8
Lớn 34,2 33,9 25,8 5,1 1,4 0,7 0,2 0,8
Chung 44,1 33,8 26,5 4,9 1,3 0,5 0,1 0,7
Hộ chăn nuôi lợn
Theo vùng
Miền Bắc 30,0 29,2 21,1 4,6 0,4 0,2 0,0 1,0
Miền Nam 34,1 29,8 22,0 3,1 0,5 0,2 1,7 1,1
Theo quy mô
Nhỏ 31,6 29,7 18,5 7,3 0,3 0,3 0,7 0,6
Trung bình 32,2 30,8 23,2 1,8 0,6 0,2 1,5 2,0
Lớn 33,6 28,2 22,9 2,2 0,5 0,1 1,0 0,5
Chung 32,5 29,6 21,6 3,7 0,5 0,2 1,1 1,0
a. Gà: Vùng: Bắc>Nam (10%), Quy mô: Nhỏ>Lớn>Trung bình (10%); Lợn: Bắc<Nam (1%), Quy mô:
không có sự khác biệt về mặt thống kê
b. Gà: Quy mô: NhỏLớn (1%); không có sự khác biệt về mặt thống kê theo vùng
và đối với cả trường hợp các hộ chăn nuôi lợn
c. Lợn: Quy mô: Nhỏ<Trung bình (5%); Nhỏ<Lớn (10%); không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các
nhóm hộ chăn nuôi gà
Nhìn chung, các hộ nuôi gà thịt bán được khoảng 44,1 nghìn đồng trên 1 kg sản phẩm so
với chi phí là 33,8 nghìn đồng/đơn vị sản phẩm, do đó họ thu được lợi nhuận là 10,3
nghìn đồng trên 1 kg gà thịt. Tương tự như vậy, các hộ chăn nuôi lợn thu được lợi nhuận
gần 3 nghìn đồng/kg sản phẩm bán ra. Nhìn chung không có nhóm nào khi phân chia theo
vùng và theo quy mô, bị thua lỗ từ hoạt động chăn nuôi. Tuy nhiên, lợi nhuận trên 1 kg
sản phẩm của các hộ chăn nuôi gà thấp hơn ở miền Nam so với với miền Bắc, và thấp hơn
ở các hộ chăn nuôi gà thịt quy mô lớn. Kết quả này có thể là do các hộ quy mô nhỏ có xu
hướng nuôi các giống gà địa phương với giá bán cao hơn và chi phí chăn nuôi thấp hơn.
Đối với các hộ nuôi gà thịt quy mô lớn, lợi nhuận trên một kg sản phẩm đầu ra khá thấp
nhưng tổng sản lượng (và do đó là tổng thu nhập) có thể cao. Đối với chăn nuôi lợn, lợi
nhuận trên 1 kg sản phẩm thấp hơn ở các hộ miền Bắc so với miền Nam, và cao hơn ở
những hộ quy mô lớn hơn. Các kết quả về lợi nhuận dường như tương đối cao so với các
53
nghiên cứu trước đây3 - với lợi nhuận đơn vị khoảng 3,05 nghìn đồng đối với chăn nuôi
lợn và 0,75 nghìn đồng đối với chăn nuôi gà, tuy nhiên các kết quả đưa ra ở đây là hợp lý
xét đến đến mức giá bán và chi phí bỏ ra cũng như tốc độ lạm phát trong thời gian từ năm
2001 đến 2007.
8.2 Chăn nuôi và đóng góp của chăn nuôi vào tổng thu nông nghiệp
Bảng 47 trình bày tổng doanh thu trung bình của hộ từ hoạt động chăn nuôi gà và lợn và
đóng góp của nó vào tổng doanh thu chăn nuôi nói chung và tổng doanh thu nông nghiệp
của hộ trong 12 tháng từ tháng 11/2007 đến tháng 10/2008. Nhìn chung, các hộ chăn nuôi
gà có tổng doanh thu từ sản phẩm chăn nuôi chính đạt gần 788 triệu đồng/năm, cao hơn
gấp đôi so với các hộ chăn nuôi lợn (366 triệu đồng). Tuy nhiên, tỷ lệ của doanh thu từ
chăn nuôi gà trong tổng doanh thu từ các hoạt động chăn nuôi thấp hơn so với trường hợp
hộ chăn nuôi lợn, với tỷ lệ 76,9% so với 91,9%.
Bảng 46 Doanh thu từ sản phẩm chăn nuôi chính và tầm quan trọng trong tổng
doanh thu nông nghiệp của hộ
Tổng doanh thu
trung bình từ sản
phẩm chăn nuôi
chính (000đồng)a
Tỷ lệ của doanh thu
từ hoạt động chăn
nuôi chính trên tổng
doanh thu chăn
nuôib
Tỷ lệ của doanh thu
từ chăn nuôi trên
tổng doanh thu nông
nghiệpc
Hộ chăn nuôi gà
Theo vùng
Miền Bắc 364.773 63,1 89,8
Miền Nam 999.267 83,9 87,7
Chung 787.769 76,9 88,4
Theo quy mô gà
thịt
Nhỏ 22.248 57,4 74,9
Trung bình 129.323 72,1 89,9
Lớn 1.819.712 92,1 93,7
Chung 596.834 72,9 85,8
Theo quy mô gà đẻ
Nhỏ 188.065 78,8 85,8
Trung bình 621.271 94,5 97,8
Lớn 2.181.419 98,9 99,8
Chung 933.368 89,6 93,5
Hộ chăn nuôi lợn
Theo vùng
Miền Bắc 250.940 86,4 93,0
Miền Nam 415.153 94,8 93,6
Theo quy mô
Nhỏ 63.822 86,1 88,4
Trung bình 219.469 94,4 94,1
Lớn 808.943 95,7 98,0
Chung 360.048 91,9 93,4
Kết quả phân tích ANOVA đối với các hộ chăn nuôi gà:
3 Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Chính (trích dẫn trong báo cáo của IAE, 2005), tổng chi phí
sản xuất trên 1 kg lợn thịt là 10,29 nghìn đồng và giá bán trung bình là 11,04 nghìn đồng. Đối với gà, các số
liệu trên lần lượt là 11,95 nghìn đồng và 15 nghìn đồng (Đinh Xuân Tùng, trích từ báo cáo của IAE, 2005)
54
a Doanh thu: Vùng, quy mô (gà thịt): không có sự khác biệt về mặt thống kê; Quy mô (gà đẻ): Nhỏ<Lớn
(1%), Trung bình<Lớn (1%)
b Tỷ lệ trong tổng doanh thu từ chăn nuôi: Vùng: Bắc<Nam (1%), Quy mô (gà thịt) Nhỏ<Lớn (1%,), Trung
bình<Lớn (5%), Gà đẻ: Nhỏ<Lớn (5%)
c Tỷ lệ trong tổng doanh thu từ nông nghiệp: Vùng: không có sự khác biệt về mặt thống kê, Quy mô (gà
thịt): Nhỏ<Trung bình; Nhỏ< Lớn (cả hai trường hợp 1%); Gà đẻ: Nhỏ<Lớn (5%)
Kết quả phân tích ANOVA đối với các hộ chăn nuôi lợn:
a Doanh thu: Vùng: BắcNhỏ, Trung bình (5%)
b Tỷ lệ trong tổng doanh thu từ chăn nuôi: Vùng: BắcNhỏ (1%), Trung
bình>Nhỏ (5%)
c Tỷ lệ trong tổng doanh thu từ nông nghiệp: Vùng: không có sự khác biệt về mặt thống kê, Quy mô:
Nhỏ<Trung bình (5%), Nhỏ<Lớn (1%)
Tương tự như vậy, tỷ lệ của doanh thu từ chăn nuôi trong tổng doanh thu nông nghiệp ở
các hộ chăn nuôi gà thấp hơn so với các hộ chăn nuôi lợn (88,4% so với 93,4%). Kết quả
này chỉ ra rằng, các hộ nuôi gà có xu hướng đa dạng hóa sang các hoạt động chăn nuôi
khác cũng như các hoạt động nông nghiệp khác nhiều hơn so với các hộ chăn nuôi lợn.
Theo vùng, đối với cả hai loại hộ chăn nuôi, tỷ lệ thu nhập từ vật nuôi chính cao hơn rất
nhiều ở các hộ miền Nam so với các hộ miền Bắc, nhưng sự khác biệt này chỉ có ý nghĩa
thống kê ở mức 10% đối với trường hợp các hộ chăn nuôi lợn. Các hộ ở miền Nam tập
trung nhiều hơn vào hoạt động chăn nuôi chính so với các hộ miền Bắc, thể hiện ở tỷ lệ
của sản phẩm chăn nuôi chính trong tổng doanh thu từ chăn nuôi. Sự khác biệt này giữa
các vùng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, đối với cả hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn.
Tuy nhiên, có thể sự khác biệt này là ảnh hưởng theo quy mô nhiều hơn là ảnh hưởng
theo vùng, bởi vì có nhiều hộ quy mô lớn trong mẫu điều tra ở miền Nam hơn.
Theo quy mô chăn nuôi, 2 chỉ tiêu theo phần trăm tăng từ hộ quy mô nhỏ đến quy mô lớn
hơn, chỉ ra rằng khi quy mô chăn nuôi tăng thì các hộ các có xu hướng chuyên môn hóa
vào chăn nuôi một vật nuôi chính. Các kết quả phân tích ANOVA cho thấy có các sự
khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1% và 5% giữa các nhóm quy mô khác nhau,
đối với tất cả các loại vật nuôi so sánh: gà thịt, gà đẻ và chăn nuôi lợn.
55
9 Tóm tắt các phát hiện chính và gợi ý đối với các hộ chăn nuôi quy
mô nhỏ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Báo cáo này đã trình bày các kết quả phân tích thống kê liên quan đến hoạt động chăn
nuôi và sử dụng thức ăn chăn nuôi của 300 hộ chăn nuôi gà và chăn nuôi lợn được điều
tra trên phạm vi 6 tỉnh. Các kết quả được phân tích theo vùng và quy mô chăn nuôi.
Trong phần này, chúng tôi sẽ tóm tắt các phát hiện chính theo các đề mục dưới đây:
• Các hệ thống chăn nuôi
• Các đầu vào chăn nuôi, các kênh cung cấp và phân phối
• Chi phí sản xuất và doanh thu
• Sử dụng thức ăn chăn nuôi
• Khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ
• Gợi ý đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong ngành sản xuất thức
ăn chăn nuôi
9.1 Các hệ thống chăn nuôi
9.1.1 Loại giống nuôi
Các hộ chăn nuôi gà chủ yếu sử dụng các giống địa phương đối với hệ thống chăn nuôi gà
thịt (51%) và các giống ngoại đối với hệ thống chăn nuôi gà đẻ (74%). Việc lựa chọn
giống cho chăn nuôi gà thịt chịu ảnh hưởng bởi quy mô, với các hộ lớn hơn có xu hướng
nuôi giống ngoại (52%) nhiều hơn trong khi các giống địa phương chủ yếu được nuôi bởi
các hộ quy mô nhỏ (67%). Nhìn chung, những hộ nuôi giống gà địa phương thường có số
lứa nuôi một năm ít hơn đáng kể bởi do thời gian nuôi 1 lứa đối với giống địa phương lâu
hơn nhiều so với 2 loại giống còn lại.
Đối với chăn nuôi lợn, giống lai là giống lợn con phổ biến nhất được mua để chăn nuôi
lợn thịt (55% số hộ), tiếp theo là giống ngoại (31%) và cuối cùng là các giống địa
phương. Các hộ ở miền Nam và hộ quy mô lớn hơn có xu hướng mua nhiều hơn lợn con
giống ngoại và mua ít lợn giống lai để chăn nuôi so với các hộ miền bắc và hộ quy mô
nhỏ hơn, có thể là do năng suất của giống ngoại cao hơn.
9.1.2 Đa dạng hóa
Khi quy mô chăn nuôi tăng, các hộ có xu hướng chuyên môn hóa vào sản phẩm chăn nuôi
chính của mình, thể hiện qua tỷ lệ của doanh thu từ hoạt động chăn nuôi chính trong tổng
doanh thu chăn nuôi và trong tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp tăng lên
theo quy mô.
Các hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ hơn có xu hướng đa dạng hóa chủng loại sản phẩm chăn
nuôi, một số hộ tự ấp con giống. Ngược lại, các hộ quy mô lớn hơn lại có xu hướng tập
trung chăn nuôi một loại gà từ con giống mua được.
Đối với chăn nuôi lợn, quy mô càng lớn, hộ càng có xu hướng tham gia nhiều hơn vào
chăn nuôi lợn nái (với tỷ lệ 94%, 88% và 67% tương ứng đối với nhóm quy mô lớn, trung
bình và nhỏ). Không giống trường hợp chăn nuôi gà, các hộ nuôi lợn quy mô lớn hơn
không chỉ có xu hướng nuôi lợn nái để tự sản xuất giống mà còn mua thêm lợn con nhiều
56
hơn. Có ít hơn các hộ quy mô lớn tham gia vào hệ thống chăn nuôi chỉ hoàn toàn dựa vào
việc mua lợn con, với tỷ lệ 18% so với 31% ở nhóm trung bình và 37% ở nhóm nhỏ.
9.1.3 Cơ sở hạ tầng chăn nuôi
Các hộ chăn nuôi lớn hơn thường có cơ sở hạ tầng cho chăn nuôi tốt hơn hộ nhỏ, thể hiện
qua việc sử dụng máy cho ăn tự động, máy cho uống nước tự động, các hệ thống sưởi và
làm mát, kho chứa thức ăn riêng và máy trộn thức ăn. Các hộ lớn cũng có xu hướng sử
dụng và kết hợp các loại hệ thống sưởi và làm mát hiện đại hơn, áp dụng các biện pháp
đặc biệt để phòng chống dịch bệnh, mua thuốc bên ngoài và tự làm các dịch vụ thú y.
9.1.4 Chi phí con giống và giá bán sản phẩm
Đối với các hộ chăn nuôi gà, không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các quy mô
chăn nuôi về chi phí trên một đầu con giống, nhưng giá bán sản phẩm thì lại có sự khác
biệt thống kê. Gà giống địa phương được bán với giá cao hơn về mặt thống kê ở mức 54,5
nghìn đồng/kg so với mức giá chung là 44,1 nghìn đồng/kg, và giá trung bình của gà
giống ngoại và giống lai là khoảng 35 nghìn đồng/kg. Giá bán của các hộ quy mô nhỏ cao
hơn về mặt thống kê, do gà giống địa phương được nuôi nhiều ở nhóm hộ này, và giá bán
ở miền Nam (41,5 nghìn đồng/kg) thấp hơn so với ở miền Bắc (47,5 nghìn đồng/kg).
Đối với các hộ chăn nuôi lợn, chi phí giống trung bình là 58 nghìn đồng/kg, nhưng cao
hơn về mặt thống kê ở các hộ quy mô lớn (77 nghìn đồng/kg) - là những hộ thường chăn
nuôi giống lợn ngoại nhiều hơn. Không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các hộ theo
quy mô xét theo giá bán trên 1 kg lợn thịt, mặc dù giá này cao hơn ở miền Nam (34 nghìn
đồng/kg) so với miền Bắc (30 nghìn đồng/kg).
9.2 Đầu vào chăn nuôi, các kênh cung cấp và phân phối
9.2.1 Giá mua thức ăn chăn nuôi
Đối với các hộ chăn nuôi được điều tra, dường như có sự khác biệt nhỏ trong giá mua
thức ăn thô (cám, ngô, gạo tấm) giữa các vùng cũng như giữa các quy mô chăn nuôi, trừ
trường hợp giá cám gạo ở miền Bắc đắt hơn so với miền Nam. Giá mua thức ăn công
nghiệp biến động theo sản phẩm (như dự đoán) và theo vùng, và cả theo quy mô đối với
hộ chăn nuôi gà mua thức ăn hỗn hợp. Giá mua trung bình của cả thức ăn hỗn hợp và đậm
đặc cho chăn nuôi gà thịt nhìn chung cao hơn so với thức ăn cho gà đẻ. Giá mua trung
bình của thức ăn hỗn hợp cho cả gà thịt và gà đẻ thấp hơn về mặt thống kê đối với các hộ
chăn nuôi lớn so với hộ trung bình và nhỏ. Giá mua thức ăn đậm đặc không có sự khác
biệt về mặt thống kê giữa các quy mô hộ.
Theo vùng, giá mua thức ăn hỗn hợp cho lợn nái ở miền Bắc cao hơn ở miền Nam (10,74
nghìn đồng so với 8,65 nghìn đồng/kg). Tương tự như vậy, các hộ miền Bắc cũng phải
mua thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc cho lợn thịt với giá cao hơn. Cả hai sự khác biệt
theo vùng này đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Các loại thức ăn khác ở các tỉnh miền Bắc
dường như cũng có giá cao hơn, nhưng kết quả kiểm tra cho thấy những khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê. Giá mua đối với tất cả các loại thức ăn không có sự khác biệt
về mặt thống kê khi xét theo quy mô chăn nuôi của hộ.
9.2.2 Lựa chọn thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Trong các hộ được điều tra, thức ăn công nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài nhìn
chung được ưa chuộng hơn so với sản phẩm của các doanh nghiệp nội địa, với hơn 90%
57
số hộ được hỏi lựa chọn thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc mang nhãn hiệu nước ngoài.
Các hộ chăn nuôi cho biết mối quan tâm chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thức
ăn là chất lượng và năng suất. Nhìn chung, giá thức ăn của doanh nghiệp nước ngoài và
nội địa không có sự khác biệt về mặt thống kê (trừ trường hợp thức ăn hỗn hợp cho gà
thịt), mặc dù một vài loại thức ăn nhãn hiệu nước ngoài dường như có giá cao hơn so với
nhãn hiệu nội địa
9.2.3 Tiếp cận và sử dụng tín dụng
Có nhiều hộ quy mô lớn có vay vốn để chăn nuôi, và các khoản vay này chủ yếu từ các
ngân hàng quốc doanh nhiều hơn là từ các nguồn tư nhân. Kết quả này ngụ ý một vài hạn
chế của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ do hạn chế/thiếu tiếp cận với các nguồn vay này. Tuy
nhiên, cũng có rất nhiều hộ quy mô nhỏ cho biết họ không có nhu cầu vay vốn chăn nuôi.
9.2.4 Cung cấp thức ăn chăn nuôi công nghiệp
Phần lớn thức ăn công nghiệp của hộ được mua từ các thương nhân địa phương, tiếp theo
là từ các thương nhân trong huyện. Các hộ miền Nam và hộ quy mô lớn hơn có xu hướng
tiếp cận trực tiếp với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và các công ty/ cá nhân có
hợp đồng nhiều hơn. Phát hiện này phù hợp với các kết quả từ cuộc điều tra doanh nghiệp
sản xuất thức ăn chăn nuôi vừa và nhỏ, với việc chỉ ra một số hình thức cung cấp trực tiếp
từ các doanh nghiệp sản xuất cho các hộ quy mô lớn. Trong cuộc điều tra các doanh
nghiệp thức ăn chăn nuôi, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trả lời rằng họ có cung cấp
thức ăn trực tiếp cho các hộ quy mô nhỏ, tuy nhiên chúng tôi không tìm thấy bằng chứng
nào từ cuộc điều tra hộ chăn nuôi. Điều này có thể là do cuộc điều tra được thực hiện ở
những khu vực không quá xa xôi - nơi mà các hộ chăn nuôi có thể tiếp cận dễ dàng với rất
nhiều nguồn cung cấp thức ăn công nghiệp.
9.2.5 Phân phối sản phẩm
Nhìn chung, các thương nhân địa phương dường như là khách hàng quan trọng nhất của
các hộ chăn nuôi với khoảng 60% doanh thu của hộ từ đối tượng này. Những người giết
mổ/chế biến thịt là khách hàng quan trọng thứ hai của các hộ chăn nuôi lợn, nhưng lại
đóng vai trò nhỏ nhất đối với các hộ chăn nuôi gà. Kênh phân phối cũng có một vài điểm
khác biệt theo vùng. Các thương nhân địa phương mua khoảng 60% sản phẩm của các hộ
chăn nuôi gà ở cả miền Bắc và miền Nam, nhưng đối với các hộ chăn nuôi lợn, tỷ lệ bán
cho thương nhân địa phương ở miền Bắc lại nhỏ hơn miền Nam (33,2% so với 71,2%).
Theo quy mô chăn nuôi, quy mô càng lớn thì tỷ lệ doanh thu bán sản phẩm cho các
thương nhân địa phương càng thấp và tỷ lệ bán cho các thương nhân bên ngoài ở các tỉnh/
vùng khác càng cao, đối với cả các hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, các
thương nhân địa phương dường như vẫn là khách hàng quan trọng nhất đối với cả 3 nhóm
quy mô hộ, với tỷ lệ khoảng 50% ở nhóm lớn. Đối với chăn nuôi lợn, người giết mổ/chế
biến thịt là khách hàng quan trọng đối với các hộ chăn nuôi nhỏ hơn, với tỷ lệ 17,7%
doanh thu ở các hộ nhỏ, 14,9% ở nhóm trung bình và chỉ 6,5% ở nhóm quy mô lớn bán
cho đối tượng này.
9.2.6 Hình thức hợp đồng chăn nuôi
Nhìn chung, các hộ chăn nuôi gà tham gia vào hình thức hợp đồng chính thức nhiều hơn
so với các hộ chăn nuôi lợn, với tỷ lệ 17,2% so với 10%. Đối với chăn nuôi gà, một tỷ lệ
lớn hơn các hộ nuôi gà đẻ tham gia vào hợp đồng chính thức so với các hộ nuôi gà thịt.
Hợp đồng chính thức có hình thức phổ biến nhất là cung cấp thức ăn. Đối với hộ có tham
58
gia hợp đồng chính thức, có hơn 1/2 hộ chăn nuôi gà và ¾ hộ chăn nuôi lợn tham gia dưới
dạng hợp đồng cung cấp thức ăn. Khoảng ¼ trong tất cả các hộ, đối với cả chăn nuôi gà
và chăn nuôi lợn, có hợp đồng phi chính thức (cũng chủ yếu dưới hình thức cung cấp thức
ăn).
Theo quy mô, rõ ràng là các hộ quy mô lớn hơn có xu hướng tham gia hợp đồng nhiều
hơn so với các hộ quy mô nhỏ, đối với cả hợp đồng chính thức và phi chính thức, trừ
trường hợp chăn nuôi gà đẻ - trong đó các hộ quy mô nhỏ hơn dường như tham gia nhiều
hơn vào hình thức hợp đồng phi chính thức so với các hộ quy mô lớn. Đối với chăn nuôi
gà thịt, chỉ có các hộ lớn tham gia vào hình thức hợp đồng chính thức (39%). Đối với hộ
chăn nuôi lợn có hợp đồng, tất cả các hộ nhỏ trong đó đều tham gia vào hợp đồng chăn
nuôi lợn thịt, trong khi nhóm hộ quy mô trung bình có hợp đồng dưới dạng cung cấp thức
ăn.
9.3 Chi phí chăn nuôi và doanh thu
9.3.1 Tỷ trọng chi phí thức ăn trong tổng chi phí sản xuất
Chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí chăn nuôi và tỷ trọng này đối
với chăn nuôi gà thấp hơn so với chăn nuôi lợn (78,6% so với 83%). Theo quy mô chăn
nuôi, tỷ lệ của chi phí thức ăn trong tổng chi phí cao hơn ở nhóm hộ quy mô nhỏ so với
hai nhóm quy mô lớn hơn (với tỷ lệ 78% so với 72%). Sự khác biệt về tỷ trọng chi phí
thức ăn trong tổng chi phí có ý nghĩa thống kê giữa nhóm quy mô nhỏ và lớn cũng như
giữa nhóm trung bình và lớn ở mức 5%.
Thức ăn công nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng chi phí thức ăn so với thức ăn thô
(khoảng 60% so với 20% đối với cả chăn nuôi gà và chăn nuôi lợn), và tỷ lệ này ở miền
Nam cao hơn miền Bắc, có thể là do thức ăn công nghiệp được sử dụng phổ biến hơn ở
miền Nam. Đối với các hộ chăn nuôi lợn, sự khác biệt giữa hai vùng trong tỷ lệ chi phí
thức ăn thô (ví dụ ngô, gạo, cám…) cao hơn về mặt thống kê ở miền Bắc, nhưng thấp hơn
về mặt thống kê ở miền Bắc khi xét đến tỷ trọng thức ăn công nghiệp (thức ăn hỗn hợp và
đậm đặc).
Quy mô chăn nuôi càng lớn, tỷ trọng chi phí cho thức ăn thô của hộ càng thấp trong khi tỷ
trọng chi phí cho thức ăn công nghiệp càng cao, đối với cả các hộ chăn nuôi gà và hộ
chăn nuôi lợn. Cụ thể, tỷ trọng chi phí của thức ăn công nghiệp trong tổng chi phí sản
xuất có xu hướng tăng theo quy mô của hộ chăn nuôi lợn (47% đối với hộ quy mô nhỏ,
64% đối với hộ trung bình và 72% đối với hộ quy mô lớn). Tỷ trọng chi phí thức ăn công
nghiệp có sự khác biệt về mặt thống kê giữa nhóm hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ và lớn ở
mức ý nghĩa 10%, nhưng không có sự khác biệt trong chi phí thức ăn thô. Đối với trường
hợp chăn nuôi gà, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các vùng xét đến cả tỷ trọng chi
phí thức ăn thô và chi phí thức ăn công nghiệp, và giữa các quy mô chăn nuôi gà thịt: tuy
nhiên không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các quy mô chăn nuôi gà đẻ.
9.3.2 Đóng góp của chăn nuôi trong tổng doanh thu nông nghiệp
Tỷ trọng của doanh thu từ hộ chăn nuôi gà trong tổng doanh thu chăn nuôi nhỏ hơn so với
các hộ chăn nuôi lợn, với tỷ lệ 77% so với 92%. Tương tự, tỷ trọng của doanh thu chăn
nuôi trong tổng doanh thu nông nghiệp ở các hộ chăn nuôi gà thấp hơn so với các hộ chăn
nuôi lợn (88% so với 93%). Điều này cho thấy các hộ chăn nuôi gà có xu hướng đa dạng
hóa sang chăn nuôi các loại vật nuôi khác cũng như các hoạt động nông nghiệp khác so
với các hộ chăn nuôi lợn.
59
Theo quy mô chăn nuôi, tỷ trọng của sản phẩm chăn nuôi chính trong tổng doanh thu
chăn nuôi và tỷ trọng của doanh thu chăn nuôi trong tổng doanh thu nông nghiệp tăng từ
các nhóm hộ quy mô nhỏ đến nhóm quy mô lớn, chứng tỏ rằng khi quy mô chăn nuôi
tăng các hộ có xu hướng chuyên môn hóa chăn nuôi một loại vật nuôi chính. Những sự
khác biệt này cao hơn về mặt thống kê ở nhóm quy mô lớn hơn, đối với tất cả các loại
hình chăn nuôi: gà thịt, gà đẻ và lợn.
9.4 Sử dụng thức ăn chăn nuôi
Nhìn chung, đối với cả chăn nuôi gà và chăn nuôi lợn, hình thức chỉ dùng thức ăn hỗn
hợp phổ biến hơn ở miền Nam, và ở những hộ quy mô lớn. Thậm chí đối với những hộ
cho ăn kết hợp cả thức ăn trộn và thức ăn hỗn hợp, vẫn có một tỷ lệ cao hơn thức ăn hỗn
hợp và thức ăn đậm đặc trong thành phần trộn khi quy mô tăng lên, chứng tỏ rằng các hộ
quy mô lớn hơn có xu hướng sử dụng thức ăn công nghiệp nhiều hơn. Việc sử dụng thức
ăn được thảo luận chi tiết hơn trong các phần dưới đây.
Tổng quan về việc sử dụng thức ăn của các hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn được
trình bày trong Bảng 48 và 49. Các bảng này đưa ra khối lượng thức ăn trên một đầu con
một ngày, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, chi phí thức ăn một ngày, và chi phí thức ăn trên 1 kg
thịt tăng trọng.
9.4.1 Sử dụng thức ăn cho chăn nuôi gà
Phần lớn hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp cho chăn nuôi gà ở cả 3 giai đoạn chăn nuôi, tuy
nhiên, tỷ lệ nhìn chung có xu hướng giảm từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3 (90%, 61% và
51% đối với gà thịt và 82%, 80% và 74% đối với gà đẻ). Có nhiều hộ chăn nuôi gà thịt ở
miền Nam sử dụng thức ăn hỗn hợp hơn so với miền Bắc ở tất cả các giai đoạn chăn nuôi.
Ngược lại, đối với chăn nuôi gà đẻ, có nhiều hộ ở miền Bắc hơn sử dụng thức ăn hỗn hợp
so với miền Nam.
Nhìn chung, quy mô càng lớn, hộ càng có xu hướng sử dụng thức ăn hỗn hợp, và điều này
đúng với tất cả các giai đoạn chăn nuôi. Cụ thể, đối với nhóm quy mô trung bình và lớn,
tỷ lệ hộ nuôi gà thịt sử dụng thức ăn hỗn hợp là cao ở tất cả các giai đoạn chăn nuôi (trên
60%), trong khi chỉ có khoảng 26% và 43% số hộ quy mô nhỏ sử dụng thức ăn hỗn hợp ở
giai đoạn 2 và 3 tương ứng. Các hộ nuôi giống gà ngoại/lai có xu hướng nhiều hơn trong
việc sử dụng thức ăn hỗn hợp so với các hộ nuôi giống địa phương, và các hộ nuôi gà thả
rông cũng có xu hướng sử dụng thức ăn hỗn hợp ít hơn.
Ngoại trừ một số ít hộ chỉ cho gà ăn thức ăn trộn (9% đối với gà thịt và 18% đối với gà
đẻ), một tỷ lệ lớn các hộ chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp: 53% đối với gà thịt và 64% đối với
gà đẻ. Các hộ còn lại sử dụng kết hợp cả thức ăn hỗn hợp và thức ăn trộn trong khẩu phần
thức ăn hàng ngày cho gà, trong đó thức ăn trộn được sử dụng với khối lượng hơn gấp đôi
so với thức ăn hỗn hợp đối với chăn nuôi gà thịt (151 gram/ngày so với 73 gram/ngày),
với tỷ lệ thức ăn đậm đặc trong tổng khối lượng thức ăn trộn là khoảng 27%.
9.4.2 Sử dụng thức ăn cho chăn nuôi lợn
Có nhiều hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp cho chăn nuôi lợn thịt hơn so với chăn nuôi lợn nái.
Đối với chăn nuôi lợn nái, tỷ lệ hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp nhìn chung cao nhất ở giai
đoạn cho con bú với 65%. Đối với chăn nuôi lợn thịt, tỷ lệ hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp ở
giai đoạn lợn con (85%) cao hơn so với các giai đoạn sau. Tương tự như trường hợp chăn
nuôi gà, tỷ lệ hộ ở miền Nam và hộ quy mô lớn cho lợn ăn thức ăn hỗn hợp cao hơn so
với hộ ở miền Bắc và hộ quy mô nhỏ, và điều này nhìn chung đúng đối với tất cả các giai
đoạn chăn nuôi lợn thịt và chăn nuôi lợn nái.
60
Một tỷ lệ lớn các hộ chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp: 43% đối với chăn nuôi lợn nái, 77%
đối với chăn nuôi lợn con và 45% đối với chăn nuôi lợn thịt. Các hộ còn lại sử dụng kết
hợp cả thức ăn hỗn hợp và thức ăn trộn trong khẩu phần ăn hàng ngày cho chăn nuôi.
Thức ăn trộn được sử dụng nhiều hơn rất nhiều so với thức ăn hỗn hợp bởi các hộ chăn
nuôi lợn ở tất cả các giai đoạn chăn nuôi.
9.4.3 Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR)
Chúng tôi đã tính toán tỷ lệ FCR của các hộ chăn nuôi điều tra. Nhìn chung, tỷ lệ chuyển
đổi thức ăn ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam, và giảm dần khi quy mô tăng lên. Hơn nữa
đối với gà, tỷ lệ FCR giảm từ hộ nuôi giống địa phương đến giống lai rồi đến giống ngoại.
Cụ thể, tỷ lệ FCR thấp hơn nhiều ở các hộ chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp so với các hộ
dùng thức ăn kết hợp. Trong trường hợp chăn nuôi gà, tỷ lệ FCR ở những hộ sử dụng
thức ăn hỗn hợp nhãn hiệu nước ngoài thấp hơn về mặt thống kê so với những hộ sử dụng
nhãn hiệu nội địa (2,94 so với 4,18). Tỷ lệ này có vẻ cao hơn một chút ở những hộ chăn
nuôi lợn sử dụng thức ăn hỗn hợp nhãn hiệu nước ngoài, tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê. Đối với chăn nuôi lợn, tỷ lệ FCR ở các hộ quy mô lớn cao
hơn về mặt thống kê so với các hộ quy mô nhỏ đối với nhóm hộ chỉ cho ăn thức ăn hỗn
hợp (2,92 so với 2,08).
Hiệu quả sử dụng thức ăn nhìn từ quan điểm của hộ chăn nuôi cũng cần xét đến chi phí
thức ăn như một hàm số của tăng trọng thịt. Đối với chăn nuôi gà, chi phí trung bình một
ngày đối với trường hợp hộ chỉ cho ăn thức ăn hỗn hợp không có sự khác biệt về mặt
thống kê so với hộ cho ăn thức ăn kết hợp, và kết quả này nhất quán khi xét theo vùng,
quy mô và loại giống. Tuy nhiên chi phí thức ăn trên 1 kg thịt tăng trọng lại có sự khác
biệt về mặt thống kê giữa những hộ chỉ dùng thức ăn hỗn hợp và hộ dùng thức ăn kết hợp
(25.000 đồng so với 29.000 đồng), và chi phí này cũng thấp hơn về mặt thống kê ở nhóm
hộ quy mô lớn (hộ có xu hướng chỉ dùng thức ăn hỗn hợp nhiều hơn). Đối với trường hợp
chăn nuôi lợn, có các sự khác biệt về mặt thống kê trong chi phí một ngày giữa hộ cho ăn
chỉ dùng thức ăn hỗn hợp và hộ cho ăn kết hợp, đối với cả nhóm 3 quy mô. Chi phí thức
ăn một ngày cho một con lợn cao hơn nếu chỉ cho ăn thức ăn hỗn hợp. Tương tự, chúng
tôi cũng thấy một vài điểm khác biệt có ý nghĩa thống kê trong chi phí thức ăn trên 1 kg
tăng trọng. Trong trường hợp này, chi phí trên 1 kg tăng trọng nhìn chung là thấp hơn nếu
cho ăn thức ăn kết hợp, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê khi xét theo tổng mẫu và
ở miền Bắc.
Bảng 47. Tóm tắt việc sử dụng thức ăn của hộ chăn nuôi gà thịt
Vùng Quy mô chăn nuôi
Bắc Nam Nhỏ Trung bình Lớn
Chỉ dùng thức ăn hỗn
hợp (% hộ) 23,8 71,2 13,5 52,8 93,9
Khối lượng thức ăn hỗn
hợp cho ăn/ngày (100 g) 1,05 0,68 0,47 0,75 0,79
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn
(FCR)
FCR - chỉ cho ăn thức ăn
hỗn hợp 2,13 2,79 3,11 2,83 2,47
FCR - cho ăn thức ăn kết 3,9 2,69 3,92 3,13 -
61
hợp
Chi phí thức ăn/ngày
(nghìn đồng)
Chi phí/ngày - chỉ cho ăn
thức ăn hỗn hợp 0,90 0,59 0,34 0,64 0,72
Chi phí/ngày - cho ăn thức
ăn kết hợp 0,57 0,47 0,52 0,50 0,82
Chi phí thức ăn/kg thịt
tăng trọng (nghìn đồng)
Chi phí/kg tăng trọng - chỉ
cho ăn thức ăn hỗn hợp 18,67 23,69 25,43 24,69 20,90
Chi phí/kg tăng trọng -
cho ăn thức ăn kết hợp 27,09 30,30 25,36 26,13 -
Bảng 48. Tóm tắt việc sử dụng thức ăn của hộ chăn nuôi lợn
Vùng Quy mô chăn nuôi
Bắc Nam Nhỏ Trung bình Lớn
Chỉ dùng thức ăn hỗn
hợp cho lợn thịt (% hộ) 14,4 64,1 40,9 49,4 50,0
Khối lượng thức ăn hỗn
hợp cho ăn/ngày (100 g)
Lợn nái - 2,64 2,37 2,79 2,65
Lợn con (60,5 ngày) 0,55 0,82 0,81 0,70 0,77
Porker (98 ngày) 1,53 2,25 2,09 2,10 2,31
FCR
FCR - chỉ cho ăn thức ăn
hỗn hợp 2,42 2,67 2,08 2,67 2,92
FCR - cho ăn thức ăn kết
hợp 4,43 3,52 4,32 4,03 3,74
Chi phí thức ăn/ngày
(nghìn đồng)
Chi phí/ngày - chỉ cho ăn
thức ăn hỗn hợp 16,99 19,44 18,11 19,75 19,41
Chi phí/ngày - cho ăn thức
ăn kết hợp 13,83 15,08 12,84 15,60 14,92
Chi phí thức ăn/kg thịt
tăng trọng (nghìn đồng)
Chi phí/kg tăng trọng - chỉ
cho ăn thức ăn hỗn hợp 26,62 23,28 18,72 24,96 24,92
Chi phí/kg tăng trọng -
cho ăn thức ăn kết hợp 20,38 19,84 18,44 21,70 20,66
62
9.5 Khả năng cạnh tranh của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ
Các kết quả phân tích chỉ ra rằng hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có các chỉ tiêu sản xuất thể
hiện họ có khả năng cạnh tranh với các hộ quy mô lớn trong những lĩnh vực sau đây.
• Sự chênh lệch giữa giá bán trung bình/kg sản phẩm đầu ra và chi phí trung bình/kg
sản phẩm đầu ra mang giá trị dương ở tất cả các quy mô chăn nuôi đối với cả hộ chăn
nuôi lợn và hộ chăn nuôi gà (Bảng 46). Đối với chăn nuôi lợn, các hộ quy mô lớn hơn
có lợi nhuận cao hơn, nhưng đối với chăn nuôi gà thịt lợi nhuận lợi cao hơn ở những
hộ quy mô nhỏ. Kết quả này có thể là do các hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ có xu
hướng nuôi các giống gà địa phương với giá bán cao hơn và có chi phí chăn nuôi thấp
hơn. Đối với các hộ nuôi gà thịt quy mô lớn, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm đầu
ra thấp, nhưng tổng sản lượng (và do đó là tổng thu nhập) có thể cao.
• Các hộ chăn nuôi nhỏ có xu hướng đa dạng hóa hơn tronghoạt động chăn nuôi, trong
khi hộ quy mô lớn hơn lại có xu hướng chuyên môn hóa chăn nuôi một loại vật nuôi
chính. Đa dạng hóa có thể giúp hạn chế rủi ro cho các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, tuy
nhiên cũng có những lợi thế nhất định từ việc chuyên môn hóa.
• Đối với chăn nuôi gà thịt, kết quả phân tích không thấy có sự khác biệt nào trong chi
phí mua con giống giữa các quy mô chăn nuôi. Đối với chăn nuôi lợn, giá mua con
giống thấp hơn ở những hộ quy mô nhỏ (do các hộ quy mô lớn hơn có xu hướng nuôi
giống ngoại nhiều hơn). Đối với các hộ chăn nuôi lợn, không có sự khác biệt trong giá
bán sản phẩm giữa các quy mô chăn nuôi khác nhau, mặc dù độ dài lứa nuôi trung
bình lâu hơn ở những hộ quy mô nhỏ hơn. Giá bán của gà giống địa phương (thường
được nuôi nhiều hơn bởi các hộ quy mô nhỏ) cao hơn về mặt thống kê so với các
giống khác.
• Kết quả điều tra không thấy có sự khác biệt về mặt thống kê trong giá mua thức ăn thô
của các hộ chăn nuôi theo quy mô. Đối với hộ chăn nuôi lợn, cũng không có sự khác
biệt về mặt thống kê trong giá mua thức ăn công nghiệp theo quy mô. Tuy nhiên, giá
mua thức ăn hỗn hợp của hộ chăn nuôi gà quy mô nhỏ cao hơn về mặt thống kê so với
nhóm lớn hơn.
• Các hộ quy mô nhỏ sử dụng nhiều hơn thức ăn kết hợp, và chúng tôi tìm thấy bằng
chứng đối với trường hợp chăn nuôi lợn, chi phí thức ăn trên 1 kg tăng trọng thấp hơn
về mặt thống kê nếu cho ăn thức ăn kết hợp so với chỉ cho ăn thức ăn hỗn hợp. Tuy
nhiên, kết luận này không đúng trong trường hợp chăn nuôi gà.
Cuộc điều tra cũng xác định một vài vấn đề liên quan tới chăn nuôi quy mô nhỏ.
• Các hộ quy mô nhỏ thường có cơ sở hạ tầng chăn nuôi nghèo nàn hơn, và cũng có xu
hướng chịu các đợt bùng phát dịch bệnh trong vòng 12 tháng trước điều tra. Điều này
có thể do cơ sở hạ tầng nghèo nàn hơn và thiếu các biện pháp thú y/chăm sóc sức
khỏe vật nuôi.
• Các hộ quy mô nhỏ cũng có xu hướng ít vay vốn hơn, và nếu có thì thường vay vốn từ
các nguồn tư nhân hơn là từ các ngân hàng hoặc các tổ chức thương mại khác.
• Tỷ trọng của chi phí thức ăn trong tổng chi phí sản xuất cao hơn ở các hộ quy mô nhỏ.
Điều này khiến cho hộ chăn nuôi nhỏ dễ bị tổn thương khi giá thức ăn tăng.
• Các hộ chăn nuôi nhỏ ít có khả năng hơn trong việc tham gia hợp đồng cung cấp thức
ăn và/hoặc bán sản phẩm chăn nuôi. Một số trường hợp ngoại lệ trong cuộc điều tra
này là các hộ nhỏ có hợp đồng cung cấp trứng và chăn nuôi lợn thịt.
63
9.6 Các gợi ý đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất thức ăn chăn
nuôi
Cuộc điều tra điều tra doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã đưa ra bằng chứng
rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tỷ trọng doanh thu từ việc sản xuất thức ăn đậm đặc
cao hơn so với các doanh nghiệp lớn vốn tập trung vào sản xuất thức ăn hỗn hợp (quyển I
của báo cáo này). Các kết quả điều tra cho thấy sử dụng khẩu phần ăn kết hợp (có sử
dụng thức ăn đậm đặc và được dùng nhiều hơn ở những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ hơn)
đem lại hiệu quả tốt xét về mặt chi phí thức ăn trên 1 kg tăng trọng đối với chăn nuôi lợn.
Việc sử dụng hiệu quả thức ăn đậm đặc trong khẩu phần trộn đối với chăn nuôi lợn cần
được các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi vừa và nhỏ khai thác sâu hơn, thông
qua các mối liên kết trực tiếp có thể với các hộ chăn nuôi nhỏ hoặc các hợp tác xã nông
nghiệp.
Một vài kết quả từ cuộc điều tra hộ chăn nuôi cần được các doanh nghiệp thức ăn chăn
nuôi vừa và nhỏ nội địa lưu tâm đến.
• Rất ít hộ chăn nuôi được điều tra sử dụng thức ăn công nghiệp nhãn hiệu nội địa. Các
hộ chăn nuôi lợn và gà rõ ràng ưa thích thức ăn nhãn hiệu nước ngoài hơn. Lý do
chính cho sự lựa chọn này của các hộ chăn nuôi là thức ăn nhãn hiệu nước ngoài được
xem là có chất lượng tốt hơn và đem lại năng suất chăn nuôi cao hơn. Kết quả phân
tích cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa giá thức ăn nhãn hiệu nước
ngoài và thức ăn nhãn hiệu nội địa. Chúng tôi đã tiến hành so sánh tỷ lệ chuyển đổi
thức ăn (FCR) của các hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp nước ngoài với nội địa. Kết quả
cho thấy, đối với chăn nuôi gà thịt, tỷ lệ FCR thấp hơn về mặt thống kê ở những hộ sử
dụng thức ăn hỗn hợp nhãn hiệu nước ngoài. Đối với các hộ chăn nuôi lợn, không có
sự khác biệt về mặt thống kê trong chỉ tiêu FCR giữa hộ sử dụng thức ăn nhãn hiệu
nước ngoài và thức ăn nhãn hiệu nội địa. Cần lưu ý rằng quy mô mẫu đối với các hộ
sử dụng thức ăn nhãn hiệu nội là rất nhỏ. Các kết quả này chỉ ra rằng có thể có sự
khác biệt về chất lượng giữa thức ăn hỗn hợp cho gà có nhãn hiệu nước ngoài và nội
địa, nhưng kết quả điều tra không thấy có bằng chứng tương tự đối với thức ăn hỗn
hợp cho lợn. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi vẫn nhận thức được sự khác biệt về chất
lượng, và vì vậy ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại thức ăn công nghiệp của hộ. Trong
phần I của báo cáo này, chúng tôi cũng đã đề xuất rằng cần phải cải thiện quy trình
kiểm soát chất lượng trong khối ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa, và các kết
quả này ủng hộ cho đề xuất đó.
• Các hộ chăn nuôi quy mô lớn hơn có xu hướng tham gia hình thức hợp đồng cung cấp
thức ăn chăn nuôi nhiều hơn. Vì phần lớn các hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn công
nghiệp nhãn hiệu nước ngoài, chúng ta có thể giả định rằng các hộ có tham gia hợp
đồng cung cấp thức ăn của các doanh nghiệp nước ngoài. Khi quy mô chăn nuôi tăng
lên ở Việt Nam, và cùng với đó là khả năng tham gia hợp đồng cung cấp thức, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể ngày càng bị đẩy ra khỏi thị trường cung cấp thức ăn
chăn nuôi. Để duy trì thị phần, các doanh nghiệp vừa và và nhỏ cần xây dựng chiến
lược nhằm thiết lập hợp đồng cung cấp thức ăn với các hộ chăn nuôi. Cần tìm hiểu cơ
hội liên kết có thể giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các hộ chăn nuôi quy mô
nhỏ và các hợp tác xã nông nghiệp.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CAP (2008). Điều tra hoạt động sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Số liệu về thay đổi giá thức ăn và nguyên liệu năm 2008, Cục Chăn nuôi.
Số liệu về nhập khẩu nguyên liệu thô (2008) từ trang web: www.mard.gov.vn
Cục Chăn nuôi. (2007). Chiến lược Phát triển Chăn nuôi đến năm 2020.
IFPRI, MARD (2001). Lựa chọn chính sách cho sử dụng chăn nuôi để thúc đẩy đa dạng
hóa thu nhập nông thôn và tăng trưởng ở Việt Nam.
Viện Kinh tế Nông nghiệp (2005). Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về ngành chăn nuôi
Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM PHẦN II- Sử dụng thức ăn của hộ chăn nuôi lợn và gà.pdf