Đề tài Độc tố trong sản xuất

Cung cấp và sử dụng tốt các trang bị phòng hộ cá nhân: Mặt nạ, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động. - Biện pháp y tế: Tuyển chọn những người có sức khoẻ vào làm trong ngành nghề có tiếp xúc với chất độc, loại bỏ những người mắc bệnh có thể liên quan đến bệnh nghề nghiệp có thể mắc. - Tổ chức khám định kỳ hàng năm gồm: giám sát môi trường và giám sát tình trạng sức khoẻ công nhân nhằm phát hiện sớm những trường hợp rối loạn sức khoẻ.

ppt46 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Độc tố trong sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘC TỐ TRONG SẢN XUẤT GV : Ngô Văn Giới Nhóm 5 Thành viên: Bùi Văn Trước Mã Phương Quế Nguyễn Thị Tám Bàn Thị Bé Ngoan Đinh Thị Hồng Nhung Phan Thị Na Phụ lục : I : Giới Thiệu Chung I.1 : Mở đầu I.2 : Độc Chất là gì? I.3 : Nguyên nhân I.4 : Các dạng tồn tại của chất độc I.5 : Các yếu tố quyết định đến tác hại của chất độc I.6 : Phân loại chất độc I.7 : Sự hấp thụ các chất độc II : Cơ chế vận chuyển chất độc trong cơ thể II.1 : Sự vận chuyển các chất qua màng sinh học II.2 : Tốc độ khuếch tán chất độc III : Các đường xâm nhập III.1: Đường tiêu hóa III.2 : Đường phổi III.3 : Đường da III.4 : Đường mắt III.5 : Sự hấp thu của chất độc vào máu IV : Sự phân bố và chuyển hóa của chất độc trong cơ thể IV.1 : Phân bố IV.2 : Quá trình kết hợp giữa chất độc với vị trí tấn công đặc hiệu IV.3 : Biến đổi của chất độc trong cơ thể V : Thải trừ VI : Nguyên tắc chung về xử trí nhiễm độc VII : Biện pháp phòng chống nhiễm độc nghề nghiệp I . Giới Thiệu Chung Ngày nay, do sản xuất phát triển nên các chất độc hại được đưa vào quy trình sản xuất càng tăng về số lượng và chủng loại, người tiếp xúc và bị nhiễu độc ngày càng nhiều và càng phức tạp về lâm sàng, khó phòng bị. CHẤT ĐỘC là gì? Chất độc là những chất với một liều lượng nhất định khi xâm nhập vào cơ thể gây nên các biến đổi sinh lý, sinh hoá, phá vỡ thế cân bằng sinh học, gây nên rối loạn chức năng sống bình thường dẫn tới trạng thái bệnh lý của các cơ quan và toàn bộ cơ thể. Nguyên nhân của nhiễm độc sản xuất 40% do vi phạm luật an toàn vệ sinh lao động 22% do các biết pháp kỹ thuật chưa đảm bảo và vi phạm quy trình công nghệ, 15% do thiếu hoặc hiệu lực kém của hệ thống thông gió thải độc 12% do bảo hộ lao động kém 11% là các nguyên nhân khác Các dạng tồn tại của chất độc Chất độc trong sản xuất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, hơi, khí. Tuy nhiên dạng khí, hơi trong không khí nguy hiểm hơn cả. Hg Pb3O4 Khí độc Yếu tố quyết định đến tác hại của chất độc Tính chất hoá học. Tính chất lý học. Nồng độ và thời gian tiếp xúc. Yếu tố cá thể như cơ địa từng người. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, độ ẩm cao. May 16th,2008 * Phân loại chất độc Các chất độc trong sản xuất được phân loại theo nhiều nguyên tắc khác nhau : Trạng thái vật lý Theo cấu trúc hoá học Theo cách tác dụng lên cơ thể. Năm 1969 các chuyên gia của WHO/ ILO đề nghị nhân theo tác động sinh học, chia ra làm 4 loại: Loại A: Tiếp xúc không nguy hiểm, không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Loại B: Có thể gây tác hại song hồi phục được. Loại C: Gây bệnh nhưng hồi phục được. Loại D: Gây bệnh không hồi phục hoặc tử vong. Sự hấp thụ các độc chất II. CƠ CHẾ VẬN CHUYỂN CHẤT ĐỘC TRONG CƠ THỂ Sự hấp thụ và thải trừ các chất đòi hỏi phải vận chuyển các phân tử đó qua các loại màng như biểu mô ruột, dạ dày, các ống thận, nhu mô gan, da, rau thai và các cấu trúc màng bên trong tế bào Có 5 cơ chế: Lọc qua các lỗ màng. Khuếch tán đơn giản qua màng do chênh lệch nồng độ trong và ngoài màng. Khuếch tán được tạo điều kiện. Khuếch tán chủ động, cần có một nguồn năng lượng kết hợp tạo điều kiện Chất vùi trong tế bào (endocytose) (ẩm bào và thực bào). Sự vận chuyển các chất qua màng sinh học và tốc độ khuếch tán chất độc Với những chất lạ, sự vận chuyển thường là kết quả của một khuếch tán đơn giản. Tốc độ khuếch tán chất hoá học phụ thuộc vào: Gradient nồng độ sẵn có qua màng, C1 - C2. Chiều dầy của màng (d). Hằng số khuếch tán của chất được vận chuyển (k). Diện tích màng sẵn sàng cho chuyển vận (A). Vận tốc khuếch tán (định luật Fick) được biểu diễn bởi phương trình sau: V = kA(C1-C2)/d => Nói chung, các chất hữu cơ tan trong lipid, không ion hoá, có thể dễ dàng đi qua các màng. Các chất hữu cơ không bị ion hoá được vận chuyển tuỳ theo khả năng hoà tan trong lipid của chúng. III. Các đường xâm nhập Chất độc xâm nhập thông qua : Đường tiêu hóa Đường phổi Đường da Đường mắt Sự hấp thu chất độc vào máu Đường tiêu hóa : Qua miệng: Các chất hấp thu qua miệng không bị ảnh hưởng của dịch dạ dày và không cần phải qua gan trước khi vào tuần hoàn chung. Qua dạ dày: Nhiều chất hoá học có tính axít yếu được hấp thụ nhanh chóng qua dạ dày. Ruột non: Hấp thụ các chất khuếch tán qua thành ruột Hấp thụ ở ruột già : (tương tự như ở ruột non). Đường phổi : Phổi là đường vào chính của các chất độc công nghiệp, nhiều chất độc công nghiệp: khí kích thích, silic, amiăng... gây tác động trực tiếp lên các đường hô hấp. Mức tiếp xúc của cơ thể phụ thuộc vào nồng độ (c) của chất độc trong không khí môi trường và cả thời gian tiếp xúc (t), khi nói về một LC50 (nồng độ tử vong 50%), cần phải xác định cả thời gian tiếp xúc. Công thức Haber tính tác dụng của chất độc qua đường hô hấp như sau: T = c.t Đối với các khí và hơi : Ngoài nồng độ trong không khí và thời gian tiếp xúc thì lượng khí và hơi hấp thu qua đường phổi phụ thuộc vào : - Tính chất hoà tan của các khí đó trong máu và các mô. - Lưu lượng máu. - Chênh lệch áp lực riêng phần của các khí đó giữa phế nang và máu tĩnh mạch. - Thông khí phổi. Các dạng khác: Lượng chất độc hít phải dưới các dạng khác đi vào hệ thống tuần hoàn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và các yếu tố này lại quyết định quá trình lắng đọng, thải trừ (thanh thải) và tích luỹ. Đường da Chất độc có thể gây tác dụng tại chỗ (kích thích, hoại tử, eczema...) hay toàn thân Việc vận chuyển qua da có thể được thực hiện bằng hai đường chính: Đường mắt Tiếp xúc đường mắt chủ yếu gây ra tác dụng tại chỗ, nhưng các chất ưa lipit và rất độc (ví dụ một số thuốc trừ sâu lân hữu cơ) vẫn có thể được hấp thu với số lượng đủ gây tác dụng toàn thân. Sự hấp thu của chất độc vào máu Chất độc hấp thu vào máu với tốc độ và số lượng khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tính chất vật lý và hoá học của chất độc (độ hoà tan trong nước hay trong lipit, khả năng liên kết với các cấu trúc đặc hiệu và không đặc hiệu...), tình trạng cơ thể (tuổi, giới, thể tạng, màng tế bào, thành mạch, tuần hoàn tại chỗ...), các yếu tố bên ngoài như: sự có mặt của các chất làm tăng hấp thu, các chất hoà tan, điều kiện tại chỗ... Các mẫu máu bị nhiễm độc IV . Sự phân bố và chuyển hóa các chất độc trong cơ thể Phân bố : Sau khi hấp thu vào máu và bạch mạch, chất độc được phân bố đến cơ quan, tổ chức, tế bào bằng cơ chế đối lưu hoặc khuếch tán (do sự chênh lệch về nồng độ). Quá trình phân bố chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau: Sự phân bố mao mạch và cung cấp máu trong cơ quan, tổchức. Tình trạng của màng mao mạch tại chỗ. Cấu trúc, chức năng của màng tế bào. Ái lực hoá học giữa chất độc với cấu trúc đặc hiệu. Quá trình kết hợp giữa chất độc với vị trí tấn công đặc hiệu Vị trí tấn công đặc hiệu : còn được gọi là tế bào đích hoặc thụ thể (recepter). Có thể có một số lượng lớn xâm nhập vào cơ thể nhưng chỉ những phân tử chất độc nào kết hợp với tế bào đích mới gây ra tác dụng độc.. Do đó, cường độ tác dụng của một chất độc phụ thuộc vào những yếu tố sau: - Ái lực hoá học giữa chất độc và thụthể. - Nồng độ chất độc tại chỗ. - Sự phù hợp về mặt cấu trúc của hai thành phần tham gia bị các yếu tố khác làm thay đổi (có mặt các chất có khả năng kết hợp với chất độc hoặc thụ thể) - Một số điều kiện tại chỗ: pH, nồng độ các chất điện giải... Biến đổi của chất độc trong cơ thể Giống như các chất đưa từ môi trường bên ngoài vào bên trong cơ thể, chất độc chịu sự tác động của các yếu tố trong cơ quan, tổ chức và bị biến đổi, chuyển hoá V. THẢI TRỪ Các chất độc hoặc sản phẩm biến đổi của chúng được thải trừ bởi nhiều con đường khác nhau: nước tiểu, mắt, phổi, mồ hôi, nước bọt, sữa, phân... Bài tiết nước tiểu : Là con đường chủ yếu trong quá trình thải trừ chất độc. Thận nhận khoảng 25% cung lượng tim trong đó 1/5 đưa trực tiếp tới cầu thận. Tại cầu thận có sự siêu lọc của huyết tương chứa chất lạ, hoặc các sản phẩm chuyển hoá của chúng với cùng nồng độ như nồng độ tự do của chúng trong huyết tương. Tiếp sau sự giảm nồng độ của phần tự do, phần gắn có thể phân ly khỏi phức hợp với các protein huyết tương và do đó trở nên có thể lọc được. Bài tiết mật Gan là cơ quan chính trong việc biến đổi các chất độc. Các sản phẩm biến đổi (các chất chuyển hoá hoặc liên hợp), sau đó vận chuyển trong tuần hoàn máu (về phía các xoang gan, tĩnh mạch gan và tĩnh mạch chủ trên) hoặc trong mật Bài tiết ở dạ dày, ruột Những base hữu cơ ion hoá theo pa của dạ dày (ví dụ: aniline) được bài tiết từhuyết tương vào dạdày. Các chất đó đôi khi có thể bị tái hấp thu ởruột. Các chất hoá học lớn hoá theo pa ruột khuếch tán từ huyết tương vào ruột tuỳ theo gradient nồng độ. Bài tiết qua nước bọt Chì, thuỷ ngân, thiocyanate được bài tiết một phần theo đường này. Sự phát hiện thuỷ ngân trong nước bọt được Joselow và các cộng tác viên đề xuất như một thử nghiệm về tiếp xúc với thuỷ ngân, chì. Bài tiết qua mồ hôi VI. NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ XỬTRÍ NHIỄM ĐỘC Trong các xí nghiệp có sử dụng hoá chất phải lưu ý đánh giá mức độ độc hại của môi trường (phần phụ lục), tổ chức phòng cấp cứu có đủ các loại thuốc cấp cứu thông thường, máy hô hấp nhân tạo. Đồng thời phải tổ chức huấn luyện cho cán bộ chuyên môn, hướng dẫn cách cấp cứu cho công nhân để họ có thể xử trí sơ bộ khi xảy ra nhiễm độc. Ngăn không cho chất độc xâm nhập - Nếu vào đường hô hấp đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi bị nhiễm độc, cho ra chỗ thoáng khí, nới bỏ quần áo để tránh ảnh hưởng đến đường hô hấp. - Nếu vào đường da, niêm mạc: Rửa kỹ bằng nước lạnh, xà phòng. - Nếu vào bằng đường tiêu hoá: Rửa dạdày càng sớm càng tốt, nước rửa nên cho thêm chất có tính hấp thụ (than hoạt), chất giảm độc (lòng trắng trứng, tanin, bicarbonat...). Thuốc chống độc đặc hiệu Các loại thuốc có tác dụng với chất độc như trung hoà, đối kháng về mặt chức năng giải phóng men tranh chấp hoặc tác dụng hoá học tạo thành chất ít độc đối với cơ thể. Nhanh chóng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể Đa số các chất độc thải qua thận nên cho nạn nhân uống nhiều nước, truyền dịch đẳng trương hoặc dùng thuốc lợi niệu. Khi vô niệu cho thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo. Điều trị triệu chứng - Khi có rối loạn hô hấp: Đặt ống thông khí quản, hút đờm dãi. Nếu ngừng thở phải dùng hô hấp nhân tạo. Nếu có phù phổi cấp dùng các thuốc phong bế hạch, khi cần chích máu tĩnh mạch 200 : 300 ml. - Nếu thiếu oxy cho thở oxy hoặc khí carbogen. - Rối loạn tim mạch cho thuốc trợ tim. Có thể dùng thuốc an thần, chống co giật và giảm đau nếu cần. VII. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC NGHỀ NGHIỆP - Thông qua kiểm tra vệ sinh an toàn phát hiện mầm mống gây sự cố và tiến hành tu sửa đề phòng xảy ra nhiễm độc cấp. - Nếu xảy ra nhiễm độc cấp tính, cán bộ y tế, vệ sinh an toàn đến ngay nơi xảy ra, một mặt tổ chức lực lượng cấp cứu ngăn chặn nhiễm độc, một mặt phải nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp giải quyết không để xảy ra nhiễm độc nữa Cần áp dụng một số biện pháp cụ thể sau: - Biện pháp kỹ thuật công nghệ: Thay thế nguyên liệu độc bằng loại ít độc hơn hoặc không độc. - Cải tiến dây chuyền công nghệ, đảm bảo vệ sinh thiết kế. Bao bọc để làm kín hoá nguồn sinh hơi khí độc. - Biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Thiết kế hệ thống hút hơi khí độc tại chỗ. Thông gió thoáng khí tốt. - Xây dựng chế độ an toàn lao động, hướng dẫn và trang bị kiến thức về độc chất cũng như khả năng tự cứu chữa cho công nhân. Trang bị kiến thức cho công nhân - Cung cấp và sử dụng tốt các trang bị phòng hộ cá nhân: Mặt nạ, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động. - Biện pháp y tế: Tuyển chọn những người có sức khoẻ vào làm trong ngành nghề có tiếp xúc với chất độc, loại bỏ những người mắc bệnh có thể liên quan đến bệnh nghề nghiệp có thể mắc. - Tổ chức khám định kỳ hàng năm gồm: giám sát môi trường và giám sát tình trạng sức khoẻ công nhân nhằm phát hiện sớm những trường hợp rối loạn sức khoẻ. - Quản lý, theo dõi và điều trị tốt người bệnh, thực hiện chế độ bồi dưỡng cho công nhân. Mời các bạn đặt câu hỏi ? Cảm ơn các bạn đã lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchat_doc_trong_san_xuat_4471.ppt
Luận văn liên quan