Đề tài Đổi mới phương pháp dạy và học học phần “thực hành thiết kế hoạt động dạy học vật lí”
Nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy và học học phần “Thực hành thiết kế hoạt
động dạy học vật lí” được thực nghiệm tại Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
bước đầu đã đem lại những kết quả tốt cho SV trong quá trình học tập học phần. Điểm nổi
bật ở đây là hỗ trợ sinh viên định hướng rõ, chính xác nội dung nhiệm vụ, phương pháp
cũng như hình thức luyện tập phát triển kĩ năng TKTT XDKT và THHĐ DHVL. Trong
quá trình học tập SV có hứng thú, tự lực cao khi chuẩn bị bài và lên lớp, SV thấy được
hiệu quả rõ rệt trong việc học tập ở nhà và trên lớp.
7 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp dạy và học học phần “thực hành thiết kế hoạt động dạy học vật lí”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2013, Vol. 58, No. 8, pp. 87-93
This paper is available online at
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC HỌC PHẦN
“THỰC HÀNH THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VẬT LÍ”
Phạm Xuân Quế và Phạm Minh Vĩ
Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học học phần TH TKHĐ DHVL, nhóm
nghiên cứu đã đề xuất đổi mới dạy và học học phần TH TKHĐ DHVL thông qua
các biện pháp sau: Thay đổi cấu trúc chương trình học phần; Xây dựng tiêu chí
đánh giá kĩ năng TKHĐ DHVL và kĩ năng THHĐ DHVL; Đổi mới phương thức
tổ chức hoạt động dạy và học nhằm tăng thời gian luyện tập kĩ năng THHĐ DHVL
và nâng cao chất lượng thảo luận trong việc tự đánh giá, đánh giá của SV và của
giảng viên khi đánh kĩ năng thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức (TKTT XDKT)
và kĩ năng THHĐ DHVL của SV.
Từ khóa: Đổi mới phương pháp, tiêu chí đánh giá, hoạt động dạy học vật lí.
1. Mở đầu
Bài viết này nhằm đổi mới phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng giảng
dạy và học tập học phần “Thực hành thiết kế hoạt động dạy học vật lí” (TH TKHĐDHVL).
Học phần này nhằm mục tiêu rèn luyện cho sinh viên (SV) kĩ năng thiết kế hoạt động dạy
học vật lí (TKHĐ DHVL) và kĩ năng thực hành hoạt động dạy học vật lí (THHĐ DHVL)
giúp SV hình thành và phát triển được 2 loại kĩ năng cơ bản này ở mức độ cần thiết trong
chương trình đào tạo giáo viên vật lí, giúp họ tự tin và thành công khi giảng dạy trong các
đợt thực tập sư phạm cũng như ra nghề sau này. Tuy nhiên với cấu trúc chương trình chi
tiết học phần, phương pháp và hình thức tổ chức như hiện nay thì SV chưa có định hướng
đầy đủ vào mục tiêu này, đặc biệt có quá ít thời gian để luyện tập kĩ năng THHĐ DHVL;
việc đánh giá quá trình luyện tập hình thành phát triển kĩ năng chưa theo những tiêu chí
cụ thể.
Ngày nhận bài: 15/12/2012. Ngày nhận đăng: 15/7/2013.
Liên hệ: Phạm Xuân Quế, e-mail: quepx@hnue.edu.vn
87
Phạm Xuân Quế và Phạm Minh Vĩ
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng dạy và học học phần “Thực hành thiết kế hoạt động dạy
học Vật lí”
2.1.1. Chương trình, hình thức dạy và học học phần THTKHĐ DHVL
Học phần “Thực hành thiết kế hoạt động dạy học vật lí” được áp dụng cho SV năm
thứ 4 sau khi đã được trang bị kiến thức cơ bản về lí luận và thực hành dạy học vật lí qua
các học phần như Lí luận DHVL, Phân tích chương trình, Thí nghiệm vật lí phổ thông
(VLPT), Bài tập VLPT,... Mục tiêu của học phần TH TKHĐ DHVL là giúp SV năm thứ 4
trước khi đi thực tập sư phạm luyện tập kĩ năng TKTT XDKT và THHĐ DHVL các kiến
thức đặc thù trong chương trình VLPT. Yêu cầu cụ thể của học phần TH TKHĐ DHVL
là SV phân tích chính xác nội dung kiến thức vật lí (KTVL) cần dạy, TKTT XDKT và tổ
chức THHĐ DHVL các kiến thức đặc thù theo hướng phát huy hoạt động tích cực, tự chủ
của học sinh.
Hiện tại, phương pháp dạy và học của học phần TH TKHĐ DHVL là [1]:
- Giảng viên trình bày tóm tắt các lí luận cơ bản về phương pháp giảng dạy vật lí
mà SV sẽ vận dụng vào việc TKTT XDKT và tổ chức THHĐ DHVL.
- SV TKTT XDKT tại nhà, khi đến lớp SV trình bày, thảo luận, bảo vệ trước lớp, tự
đánh giá bản thiết kế đã chuẩn bị của mình (có giảng viên hướng dẫn) và THHĐ DHVL
đối với một, hai kiến thức trước lớp.
Cách thức tổ chức hoạt động dạy học theo các đơn vị kiến thức của các bài (trong
chương trình vật lí THPT), thời lượng mỗi bài theo chương trình là 3 tiết, SV chuẩn bị
bài ở nhà và tới lớp thảo luận về nội dung TKTT XDKT cũng như dự kiến việc tổ chức
THHĐ DHVL đã soạn. Trong toàn bộ chương trình học phần, 01 hay 02 sinh viên được
lựa chọn lên thực hành dạy trước lớp và được đóng góp ý kiến, tự đánh giá, đánh giá từ
các SV khác và giảng viên.
Điểm học phần của SV được đánh giá dựa trên 2 cơ sở:
+ Điểm chuyên cần, chuẩn bị bài ở nhà, tham gia thảo luận hay thực hành giảng
trên lớp (nếu có), chiếm hệ số 0,3.
+ Điểm thi hết học phần (viết hay vấn đáp) chiếm hệ số 0,7.
2.1.2. Một số nhận xét về phương thức dạy và học học phần TH TKHĐ DHVL
Học phần TH TKHĐ DHVL nhằm rèn luyện kĩ năng dạy học một số kiến thức vật
lí cơ bản cho SV qua hai kĩ năng thành phần là kĩ năng TKTT XDKT (kĩ năng chuẩn
bị: hiểu kiến thức cần dạy, thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức - giáo án) và kĩ năng
THHĐ DHVL (kĩ năng thực hành dạy học theo các tiến trình dạy học đã thiết kế - được
gọi là kĩ năng thực hành giảng). Để rèn luyện kĩ năng dạy học cho SV qua học phần TH
TKHĐ DHVL cần phát triển đồng thời cả hai loại kĩ năng này, tuy nhiên trong chương
trình hiện tại thì kĩ năng THHĐ DHVL chưa được dành thời gian hợp lí. Nguyên nhân
88
Đổi mới phương pháp dạy và học học phần “Thực hành thiết kế hoạt động dạy học Vật lí”
chính trong việc chưa dành thời gian hợp lí cho THHĐ DHVL trước hết là do chưa đặt
mục tiêu THHĐ DHVL là quan trọng trong dạy học học phần này. Ngoài ra, giảng viên
hướng dẫn SV phân tích, thảo luận bài soạn TKTT XDKT đã gần hết thời gian của buổi
học 3 tiết. Tuy thời gian thảo luận dài nhưng vì SV không có trước chuẩn (tiêu chí) để
thảo luận, đánh giá nên ý kiến thảo luận SV phụ thuộc chủ yếu theo định hướng của từng
giảng viên, nhiều khi còn bị cuốn theo các chi tiết trong một bài soạn cụ thể. Chính vì vậy
nên chất lượng nội dung thảo luận của SV chưa cao, chưa tập trung vào các nội dung cần
coi trọng khi luyện tập các kĩ năng TKTT XDKT và THHĐ DHVL. Quan trọng hơn là
SV không có chuẩn để đánh giá, so sánh nên không nắm rõ bài soạn của mình chuẩn xác
đến mức độ nào.
Mặt khác, phương thức đánh giá của học phần mang tính chất rèn luyện kĩ năng
(TKTT XDKT và THHĐ DHVL) nhưng lại thông qua hình thức bài viết. Do vậy, chưa
sát với mục tiêu rèn luyện của SV và tạo cho SV định hướng cách học mang tính chất lí
thuyết chứ không chú trọng rèn luyện kĩ năng dạy học như mục tiêu học phần đưa ra.
2.2. Đổi mới phương pháp dạy và học học phần TH TKHĐ DHVL
Qua việc nghiên cứu phân tích về mục tiêu, phương thức dạy học và đánh giá học
phần TH TKHĐ DHVL, nhóm nghiên cứu đã đề xuất và thử nghiệm một số đổi mới khi
dạy học học phần TH TKHĐ DHVL cho SV năm thứ 4 của chuyên ngành PPGD bộ môn
Vật lí tại Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trên cơ sở những kết quả nghiên
cứu về phát triển kĩ năng về dạy học vật lí [2], theo chúng tôi mục đích đổi mới cần tập
trung vào vào mục tiêu:
+ Rèn luyện kĩ năng THHĐ DHVL cho SV, song song với rèn luyện kĩ năng TKTT
XDKT.
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động tự đánh giá và đánh giá của SV trong quá trình dạy
học.
Để đạt được mục tiêu này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất và thử nghiệm các biện pháp
dưới đây:
2.2.1. Điều chỉnh chương trình chi tiết học phần TH TKHĐ DHVL
Nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh mục tiêu của học phần để bảo đảm việc luyện tập
kĩ năng THHĐ DHVL được quan tâm đúng mức thông qua việc bổ sung nhiệm vụ luyện
tập kĩ năng này trong hệ thống bài tập của học phần. Mục tiêu cụ thể được xác định như
sau:
- Sinh viên nắm vững nội dung luyện tập kĩ năng TKHD DHVL và kĩ năng THHĐ
DHVL đối với các bài đặc thù (kiến thức đặc thù) trong chương trình VLPT cũng như các
tiêu chí đánh giá hai loại kĩ năng này.
- SV rèn luyện kĩ năng TKTT XDKT và kĩ năng THHĐ DHVL các kiến thức đó
theo hướng phát huy hoạt động tích cực, tự chủ của học sinh.
89
Phạm Xuân Quế và Phạm Minh Vĩ
- SV tự đánh giá, đánh giá việc luyện tập các kĩ năng TKTT XDKT và THHĐ
DHVL của mình và của bạn.
Trong mục tiêu của chương trình mới, nhóm nghiên cứu tăng cường hơn hai nội
dung cần rèn luyện cho SV, đó là: rèn luyện kĩ năng thực hiện (theo thiết kế) hoạt động
dạy học vật lí; rèn luyện kĩ năng và phương pháp đánh giá nội dung TKTT XDKT và
TTHĐ DHVL.
2.2.2. Xây dựng hệ thống bài tập
Hệ thống bài tập mới được xây dựng đảm bảo giúp SV rèn luyện được các kĩ năng
TKTT XDKT và THHĐ DHVL trên cơ sở lựa chọn các bài theo nội dung đặc thù về các
kiến thức vật lí cơ bản, đó là: Hiện tượng VL, Đại lượng VL, Định luật VL (được xây
dựng theo con đường suy luận lí thuyết và khảo sát thực nghiệm) và Ứng dụng kĩ thuật
của VL (theo con đường 1 và 2).
2.2.3. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng TKTT XDKT và THHĐ DHVL
Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu xây dựng và đưa ra hai bộ tiêu chí là bộ tiêu chí
đánh giá kĩ năng TKTT XDKT và bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng THHĐ DHVL.
Mục đích của bộ tiêu chí là giúp SV có chuẩn để định hướng trong quá trình học
tập học phần, cụ thể là luyện tập các kĩ năng và đánh giá, tự đánh giá các kĩ năng. Qua
bộ tiêu chí SV đánh giá chính xác được mức độ đạt chuẩn của mình, biết được nội dung
nào SV còn chưa đạt và xác định chính xác các nội dung trọng tâm khi thực hiện thiết kế
và thực hành dạy học. Việc áp dụng bộ tiêu chí này giúp SV nâng cao hiệu quả luyện tập
kĩ năng TKTT XDKT và THHĐ DHVL cũng như giảm đáng kể thời gian dạy học. Dưới
đây là nội dung của bộ tiêu chí được chuyển vào các phiếu đánh giá các kĩ năng chuẩn bị
và thiết kế hoạt động DHVL.
Phiếu đánh giá kĩ năng TKTT XDKT (xem Hình 1) gồm 2 phần: Phần 1: Tìm hiểu
kiến thức cần dạy, với 4 tiêu chí; Phần 2: Thiết kế tiến trình dạy học, với 6 tiêu chí. Các
tiêu chí được xây dựng rõ ràng, có trọng số cho mỗi tiêu chí. Đối với SV đây như là đáp
án, thang điểm cho một bài TKTT XDKT. Phiếu đánh giá được trình bày dạng bảng có
cột để SV nhận xét ưu, nhược điểm, điều chỉnh và bổ sung các nội dung chưa thống nhất
bài chuẩn bị của mình, của bạn trong quá trình thảo luận, đánh giá. Thang điểm đánh giá
của kĩ năng TKTT XDKT là 10.
Một cách tương tự là phiếu đánh giá kĩ năng THHĐ DHVL (xem Hình 2).
Phiếu đánh giá kĩ năng hoạt động thực hiện theo thiết kế DHVL gồm 8 tiêu chí, với
thang điểm 10. Nhờ phiếu này, kĩ năng THHĐ DHVL được theo dõi, đánh giá từ chính
bản thân, các bạn và giảng viên hướng dẫn.
2.2.4. Thay đổi phương pháp và hình thức học của SV
Nhờ có bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng TKTT XDKT, giảng viên điều chỉnh nội dung
làm việc ở nhà và trên lớp của SV để tiết kiệm thời gian và tăng chất lượng thảo luận của
90
Đổi mới phương pháp dạy và học học phần “Thực hành thiết kế hoạt động dạy học Vật lí”
Hình 1. Phiếu đánh giá kĩ năng chuẩn bị và thiết kế hoạt động DHVL
SV theo quy trình sau:
+ Mọi SV chuẩn bị TKTT XDKT tại nhà.
+ Chọn một hoặc hai SV sẽ thực hành giảng trên lớp.
+ Tất cả SV trong lớp phân tích, đánh giá và góp ý cho bài chuẩn bị của SV cũng
như hoạt động thực hành giảng dạy của SV được chọn để thực hành giảng theo bộ tiêu
chí TKTT XDKT và THHĐ DHVL. Các nhận xét, đánh giá và góp ý về nội dung TKTT
XDKT được gửi qua email cho SV thực hành giảng và giảng viên trước buổi lên lớp thảo
luận và thực hành giảng.
+ Tại buổi lên lớp, trước hết giảng viên tổ chức cho SV thảo luận về nội dung TKTT
XDKT bằng việc cho phép SV chuẩn bị thực hành giảng tranh luận, bảo vệ các nội dung
đã được các bạn góp ý. Sau khi các ý kiến đã đi đến thống nhất thì SV này sẽ tiến hành
thực hành giảng với sự dự giờ cho điểm của giảng viên và các bạn cùng lớp theo bộ tiêu
chí THHĐ DHVL.
Trong thời gian SV thực hành giảng, giảng viên cho quay phim lại toàn bộ giờ giảng
của SV làm tư liệu. Sau giờ giảng cả lớp tiếp tục nhận xét, góp ý bổ sung, đánh giá kĩ năng
91
Phạm Xuân Quế và Phạm Minh Vĩ
Hình 2. Phiếu đánh giá hoạt động thực hiện theo thiết kế DHVL
THHĐ DHVL của bạn theo bảng tiêu chí dưới sự điều khiển của giảng viên. Trong quá
trình thảo luận, đánh giá, nếu cần, giảng viên phát lại một số đoạn video về hoạt động
giảng để làm minh chứng cho những tranh luận.
Cách làm như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian thảo luận trên lớp, hơn nữa
nội dung thảo luận lại tập trung và rất có ý nghĩa với tất cả các SV trong cả lĩnh vực nhận
thức đào sâu kiến thức, TKTT DH cũng như rèn luyện kĩ năng THHĐ DHVL cho SV.
2.2.5. Thay đổi phương thức đánh giá
Phương thức đánh giá mới vẫn tính điểm SV theo hai nội dung:
Thứ nhất 30%, là điểm chuyên cần, dựa trên các nội dung như SV dự giờ theo quy
chế; Bài chuẩn bị bài tại nhà của SV; Tham gia thảo luận; Kết quả thực hành dạy học.
Thứ hai 70%, là điểm thi hết học phần.
Điểm mới ở đây là:
+ Hoạt động thảo luận khi đánh giá được khuyến khích và chú trọng;
+ Bài thi hết học phần gồm 2 nội dung, đó là TKTT XDKT và THHĐ DHVL. Sinh
viên sẽ được bốc thăm đề thi và tự TKTT XDKT và sau đó thực hành giảng để đánh giá.
Thay đổi phương thức đánh giá cuối khóa bằng việc đánh giá kĩ năng TKTT DHVL
và kĩ năng THHĐ DHVL của từng SV sẽ đảm bảo đánh giá đúng và bám sát mục tiêu học
phần là rèn luyện kĩ năng dạy học của SV.
92
Đổi mới phương pháp dạy và học học phần “Thực hành thiết kế hoạt động dạy học Vật lí”
3. Kết luận
Nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy và học học phần “Thực hành thiết kế hoạt
động dạy học vật lí” được thực nghiệm tại Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
bước đầu đã đem lại những kết quả tốt cho SV trong quá trình học tập học phần. Điểm nổi
bật ở đây là hỗ trợ sinh viên định hướng rõ, chính xác nội dung nhiệm vụ, phương pháp
cũng như hình thức luyện tập phát triển kĩ năng TKTT XDKT và THHĐ DHVL. Trong
quá trình học tập SV có hứng thú, tự lực cao khi chuẩn bị bài và lên lớp, SV thấy được
hiệu quả rõ rệt trong việc học tập ở nhà và trên lớp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chương trình chi tiết học phần “Thực hành thiết kế hoạt động dạy học vật lí”. Khoa
Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2010.
[2] Phạm Xuân Quế, 2012. Nghiên cứu phát triển kĩ năng dạy học của sinh viên ngành
Sư phạm Vật lí. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Số 4, trang
25-31.
ABSTRACT
Innovative methods of teaching and learning the subject ‘The Practice of Designing
Physics Teaching and Learning Activities’
In order to improve teaching quality with the subject ‘The Practice of Designing Physics
Teaching and Learning Activities, we propose the following: Change the structure of
the subject-course, devise criteria to evaluate design and performance skills in physics
teaching and learning activities, create methods of teaching and learning activities that
allow increased time for practice training and allow discussion of the self-evaluation of
students and the evaluation of the teacher by the students during the training process.
93
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2629_pxque_4528.pdf