Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đầu tư cho nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn. Để nông nghiệp và nông thôn phát triển với nhiệp độ cao, cần có nguồn vón đầu tư 15.000 tỷ đồng hàng năm. Cần nâng cấp, cải tạo và khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ lợi đã có. Tiếp tục đầu tư xây dựng mới các công trình thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thực hiện được các mục tiêu về sản xuất lương thực từ nay đến năm 2020, từ đó đảm bảo cấp nước cho các ngành kinh tế có nhu cầu sử dụng nước kể cả cấp nước sinh hoạt, kết hợp với việc quản lý bảo vệ nguồn nước. Do đó cần có chính sách hợp lý khuyến khích việc trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc kết hợp với các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác rừng có kế hoạch và khoa học, phấn đấu đảm bảo độ che phủ của rừng đạt được các chỉ tiêu đã đặt ra tới năm 2020.
31 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 28616 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Tài
Đồng Bằng Sông Hồng CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đồng bằng sông Hồng (còn được gọi là châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 9 tỉnh và 2 thành phố: Vĩnh Phúc, TP Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, TP Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quãng Ninh. Gần như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng chân núi trung du và núi cao thượng du.
1.1. Mục đích và yêu cầu:
1.1.1. Mục đích:
Trang bị cho sinh viên hiểu rõ về phần vùng kinh tế này cũng như nắm bắt được những đặc trưng cơ bản cùa ĐBSH như:lãnh thổ,kinh tế,xã hội…từ đó rút ra những giải pháp và kiến nghị để Đảng và Nhà nước kịp thời thay đổi phương hướng phát triển của khu vục này trong lộ trình CNH-HDH Đất nước.
1.1.2. Yêu cầu:
Sinh viên phải nắm vững kiến thức cơ bản về địa lý Việt Nam,phải nghiên cứu môn học,tìm hiểu thực tế…
1.2.3. Đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu:dồng bằng sông Hồng.
Phương pháp nghiên cứu:thống kê,tổng hợp,phân tích…
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước:
Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ 2 sau Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, vì vậy Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đếnn việc phát triển kinh tế, xã hội ở nơi đây đặc biệt theo dự báo của Thế giới và Việt Nam thì an ninh lương thực ngày càng trở nên cấp thiết. Chính vì thế, Việt Nam - Quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan) phải có chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp bằng cách sử dụng thành tựu KHKT,ứng dụng công nghệ…, điều này đã được Đảng và Nhà nước VN quan tâm đến và đang từng bước hiện thực hóa ở những khu vực sản xuất lương thực trọng điểm tại Việt Nam nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong nước cũng như Thế giới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU
2.1 Vị trị địa lý và giới hạn lãnh thổ:
2.1.1 Vị trí, diện tích:
Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ 19°53´B (huyện Nghĩa Hưng) đến 21°34´B (huyện Lập Thạch), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà).
Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.
Toàn vùng có diện tích: 15.000 km², chiếm 4,5% diện tích của cả nước.
2.1.2 Địa lý:
Toàn bộ miền đồng bằng sông Hồng nằm trên một lớp đá kết tinh cổ, loại giống nền đá ở vùng Đông Bắc. Cách đây 200 triệu năm, vào cuối đại Cổ sinh, lớp đá này bị sụt xuống. Vào thời đó, biển lên đến quá Việt Trì ngày nay, tiến sát các vùng đồi Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Nho Quan. Cửa sông Hồng lúc đó ở Việt Trì. Chế độ biển kéo dài trên 170 triệu năm. Các trầm tích Neogen lắng xuống làm cho vịnh biển thu hẹp lại. Lớp trầm tích này có nơi dày đến 3000 mét. Trên cùng là lớp phù sa Holocen dày từ 80 đến 100 mét ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, và càng xa trung tâm thì càng mỏng dần.
Trong đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng tự nhiên, điển hình là ô trũng Hà Nam Ninh, ô trũng Hải Hưng và ô trũng Nho Quan. Ngoài ra còn có rất nhiều đầm lầy. Trầm tích và phù sa do các sông vận chuyển ra khỏi lòng sông mỗi mùa lũ đã không lấp được các ô trũng và đầm lầy này do chúng quá xa sông hoặc do bị đê điều nhân tạo ngăn cản. Việc các sông đổi dòng cũng tạo ra nhưng đầm lầy và ao hồ.
Vùng Đồng bằng sông Hồng có toạ độ địa lí là 220 - 21030' B và 105030' - 1070 Đ, nằm ở phía Nam của đường chí tuyến Bắc. Vùng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
Như đúng tên gọi của vùng, sông Hồng đã gắn bó ngàn đời nay với cư dân của vùng đồng bằng châu thổ này. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, có độ cao từ 0,4 - 12m so với mực nước biển. Ngoài ra, địa hình cũng có một số vùng đồi có cấu tạo cacxtơ đá vôi dọc hai cánh Tây Nam và Đông Bắc.
Vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,5 - 23,50C. Lượng mưa trung bình năm là 1400 - 2000mm.
Vùng có vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đây là cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng nằm ở trung tâm miền Bắc, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội là trung tâm công nghiệp, hành chính, chính trị cao nhất nước... Vùng lại tiếp giáp với hơn 400km bờ biển, có cửa ngõ thông ra biển qua cảng Hải Phòng, dễ dàng mở rộng giao lưu với các vùng khác và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.
2.1.3 Dân số:
Dân số là 19.999.300 người (thời điểm 1/4/2011), chiếm 22,76% dân số cả nước.
Mật độ: 949 người/km2.
Đồng bằng sông Hồng là tên gọi chung cho vùng đất do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Đây là một trong hai vùng kinh tế của miền Bắc Việt Nam: Vùng núi và trung du phía Bắc (gồm Đông Bắc và Tây Bắc) và Đồng bằng sông Hồng. Từ xưa, người Việt đã cư trú tại đây, đặc điểm canh tác chủ yếu là trồng lúa nước.
Hiện tại cũng như trong tương lai, Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Vùng là cái nôi của văn minh sông Hồng, nền văn minh đồ đồng phát triển rực rỡ với trống đồng, thạp đồng, mũi tên đồng, với nông nghiệp trồng lúa nước. Hiện tại, Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh thành: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Quãng Ninh.
Dân Số Trung Bình (Nghìn Người)
Diện Tích (Km2)
Mật Độ Dân Số (Người/Km2)
CẢ NƯỚC
87840,0
330957,6
265
Đồng bằng sông Hồng
19999,3
21068,1
949
Hà Nội
6699,6
3328,9
2013
Vĩnh Phúc
1014,6
1236,5
821
Bắc Ninh
1060,3
822,7
1289
Quảng Ninh
1163,7
6102,4
191
Hải Dương
1718,9
1656,0
1038
Hải Phòng
1878,5
1523,4
1233
Hưng Yên
1150,4
926,0
1242
Thái Bình
1786,0
1570,0
1138
Hà Nam
786,9
860,5
914
Nam Định
1833,5
1651,4
1110
Ninh Bình
906,9
1390,3
652
Nguồn : Tổng cục Thống kê 2011
Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt trong phân công lao động của cả nước. Đây là vùng có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao.
Đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước. Mật độ dân số trung bình là 949 người/km2 (năm 2011). Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trong vùng giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao, gấp 5 lần so với mật độ trung bình của cả nước, gấp gần 2 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long, gấp 9 lần so với Miền núi và trung du Bắc Bộ và gấp 10 lần so với Tây Nguyên. Đây là một thuận lợi vì vùng có nguồn lao động dồi dào với truyền thống kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động dẫn đầu cả nước. Thế nhưng, dân số đông cũng đem đến những khó khăn nhất định, gây sức ép nặng nề lên sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Những nơi dân cư đông nhất của vùng là Hà Nội (2.013 người/km2 ), Thái Bình (1.138 người/km2), Hải Phòng (1.233 người/km2), Hưng Yên (1.242 người/km2), Bắc Ninh (1.289 người/km2). Ở các nơi khác, chủ yếu thuộc khu vực rìa phía Bắc và Đông Bắc của châu thổ, dân cư thưa hơn.
Sự phân bố dân cư quá đông ở Đồng bằng sông Hồng liên quan tới nhiều nhân tố như nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước là chủ yếu đòi hỏi phải có nhiều lao động. Trong vùng còn có nhiều trung tâm công nghiệp quan trọng và một mạng lưới các đô thị khá dày đặc. Ngoài ra, Đồng bằng sông Hồng đã được khai thác từ lâu đời và có các điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú của con người.
Ở Đồng bằng sông Hồng, dân số gia tăng vẫn còn nhanh. Vì vậy, tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội. Điều này gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng.
Đất canh tác ít, dân đông nên phải đẩy mạnh thâm canh. Song nếu thâm canh không đi đôi với việc hoàn lại đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ làm cho đất đai ở một số nơi bị giảm độ phì nhiêu.
Dân số đông và sự gia tăng dân số đã để lại những dấu ấn đậm nét về kinh tế - xã hội. Mặc dù mức gia tăng dân số đã giảm nhiều, nhưng sản xuất nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu tích luỹ và cải thiện đời sống nhân dân. Hàng loạt vấn đề xã hội như việc làm, nhà ở, y tế, văn hoá, giáo dục vẫn còn gây bức xúc.
Trong nhiều năm qua, nước ta đã tiến hành phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước. Đối với Ðồng bằng sông Hồng, điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngay từ năm 1961 đã có nhiều người từ Đồng bằng sông Hồng chuyển lên các tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc và một số tỉnh thuộc miền núi Đông Bắc. Nhưng phải đến cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỉ này, việc chuyển cư mới được thực hiện với quy mô lớn. Trong thời kỳ 1984 – 1989, tỉ lệ chuyển cư thuần tuý (tương quan giữa tỉ lệ người chuyển đến và tỉ lệ người chuyển đi) của hầu hết các tỉnh trong vùng đều mang giá trị âm, nghĩa là số người chuyển đi nhiều hơn số người chuyển đến Đồng bằng sông Hồng.
Ngoài vấn đề chuyển cư, giải pháp hàng đầu ở Ðồng bằng sông Hồng là việc triển khai có hiệu quả công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm tỉ lệ sinh. Đồng thời, trên cơ sở lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lí, từng bước giải quyết việc làm tại chỗ cho lực lượng lao động thường xuyên tăng lên, tiến tới nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong vùng.
Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Hồng năm 2011:
Chỉ Tiêu
Đồng Bằng Sông Hồng
Cả Nước
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số theo địa phương (%).
9,2
9,7
Thu nhập bình quân đầu người (nghìn đồng).
3.292,3
3.457,8
Tỷ lệ dân thành thị (%)
30,9
30,6
Tỷ lệ thất nghiệp (%)
1,99
2,22
Tỷ lệ thiếu việc làm (%)
3,19
2,96
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
7,1
12,6
Nguồn : Tổng Cục Thống Kê 2011
Đồng bằng sông Hồng là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước. Với chiều dài tổng cộng hơn 3000km, hệ thống đê điều được xây dựng và bảo vệ từ đời này qua đời khác, không chỉ là bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng mà còn là nét độc đáo của nền văn hoá sông Hồng, văn hoá Việt Nam. Cơ sở vật chất của vùng cũng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là mạng lưới đường giao thông.
Do được khai thác từ lâu đời, vùng tập trung nhiều lễ hội, làng nghề, di tích văn hoá lịch sử, có mạng lưới đô thị phát triển. Đồng bằng sông Hồng có một số đô thị hình thành từ lâu đời. Kinh thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội được thành lập từ năm 1010. Thành phố cảng Hải Phòng là cửa ngõ quan trọng hướng ra vịnh Bắc Bộ.
Tuy nhiên, đời sống người dân ở Đồng bằng sông Hồng cũng còn nhiều khó khăn do kinh tế dịch chuyển chậm, dân số quá đông.
2.1.4 Quân sự:
Vùng Đông Bắc có vai trò xung yếu trong an ninh quốc phòng. Trong lịch sử Việt Nam, nhiều lần các thế lực phương Bắc xâm lược đã thâm nhập vào vùng này trước tiên. Nơi đây có các con đường được các nhà sử học Việt Nam gọi là con đường xâm lược, đó là đường bộ qua Lạng Sơn, đường bộ ven biển ở Quảng Ninh, và đường biển trên vịnh Bắc Bộ rồi cũng đổ bộ vào Quảng Ninh. Đã có nhiều trận đánh ác liệt giữa quân và dân Việt Nam với giặc ngoại xâm ngay khi chúng thâm nhập vào vùng này trong đó nổi tiếng là các trận tại ải Chi Lăng, trận Như Nguyệt, các trận Bạch Đằng, v.v... Thời kỳ kháng chiến chống Pháp cũng có các trận đánh lớn như chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch biên giới thu đông (1949), v.v... Cuối thập niên 1970 và trong thập niên 1980, quân Trung Quốc đã tấn công dữ dội Việt Nam chủ yếu là trên dọc tuyến biên giới ở vùng Đông Bắc.
Nên vùng Đồng bằng sông Hồng có vị trí chiến lược trong an ninh-quốc phòng. Hiện nay, vùng Đồng bằng sông Hồng do Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quân khu 3 bảo vệ.
Quân đoàn 1, còn gọi là Binh đoàn Quyết Thắng, được thành lập ngày 24 tháng 10 năm 1973 tại Ninh Bình. Trụ sở : Thị xã Tam Điệp.
2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
2.2.1 Điều kiện tự nhiên:
Diện tích đất nông nghiệp khoảng 779.800 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 37% diện tích vùng.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng như khoai tây, bắp cải…
Thủy văn: Hệ thống sông Thái Bình, hệ thống sông Hồng bồi đắp phù sa, mở rộng châu thổ về phía biển. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng có giá trị kinh tế lớn.
2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế và đang được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch.
Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh, đá vôi (Hải Dương), khí tự nhiên (Thái Bình), than nâu (Hưng Yên) có trữ lượng rất lớn (hơn 30 tỷ tấn) hiện chưa được khai thác, song đây cũng là một tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp này để cung cấp nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, mỏ khí đốt Tiền Hải đã được đưa vào khai thác nhiều năm nay và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tài nguyên đất: Đất Feralit (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Ninh Bình), đất lầy thụt (Hà Nam, Bắc Ninh), đất mặn, đất phèn (Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình), đặc biệt là đất phù sa chiếm diện tích lớn toàn vùng và là nguồn đất quan trọng nhất.
Đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều khả năng để sản xuất lương thực, thực phẩm. Trên thực tế, đây là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, sau Ðồng bằng sông Cửu Long. Số đất đai sử dụng cho nông nghiệp là 2.616.500 ha, chiếm 64,5% tổng diện tích tự nhiên của vùng. Ngoài số đất đai phục vụ nông nghiệp và các mục đích khác, số diện tích đất chưa được sử dụng vẫn còn hơn 291.900 ha.
Nhìn chung, đất đai của Ðồng bằng sông Hồng khá màu mỡ do được phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Tuy vậy, độ phì nhiêu của các loại đất không giống nhau ở khắp mọi nơi. Đất không được bồi đắp hàng năm vẫn màu mỡ hơn đất được bồi đắp. Đất thuộc vùng châu thổ sông Hồng phì nhiêu hơn đất thuộc vùng châu thổ sông Thái Bình. Có giá trị nhất đối với việc phát triển cây lương thực ở Ðồng bằng sông Hồng là diện tích đất không được phù sa bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Loại đất này chiếm phần lớn diện tích châu thổ, đã bị biến đổi nhiều do trồng lúa.
Vùng có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình nên nguồn nước rất phong phú. Cả nguồn nước trên mặt lẫn nguồn nước ngầm đều có chất lượng rất tốt. Tuy nhiên, vùng cũng có xảy ra tình trạng quá thừa nước trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô.
Vùng còn có bờ biển dài, có ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, cảng Hải Phòng, khu du lịch Đồ Sơn.
Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mùa đông rất phù hợp với một số cây trồng ưa lạnh.
Tuy nhiên, vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp, phần lớn nguyên liệu phải được nhập từ vùng khác. Một số tài nguyên của vùng bị suy thoái do khai thác quá mức.
2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng:
Dân cư đông nên có lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. Tạo ra thị trường có sức mua lớn.
Chính sách: có sự đầu tư nhiều của Nhà nước và nước ngoài. Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…), đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 5, 2, 3, 6, 32, 18…tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố khác; các sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi, Hải Phòng; các cảng lớn như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân…
Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, nhà máy chế biến…
Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống…với 2 trung tâm KT-XH là Hà Nội và Hải Phòng.
Đồng bằng sông Hồng là một khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhưng nếu so với vùng Đông Nam Bộ thì các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có tỷ trọng đóng góp vào GDP và xuất khẩu của cả nước thấp hơn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và thu hút được ít các nguồn vốn đầu tư hơn. Nguyên nhân chính của tình hình này là do cả khu vực còn thiếu cơ chế chính sách đồng bộ, chưa hình thành được thị trường bất động sản, thị trường vốn, cũng như chưa có một quy hoạch tổng thể để phát huy lợi thế so sánh của cả vùng. Theo kế hoạch phát triển các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, từ nay đến năm 2020, vùng sẽ phải giữ được tốc độ tăng trưởng liên tục trên 11% và đóng góp khoảng 25% cho GDP của cả nước.
Đồng bằng sông Hồng cũng là nơi tập trung nhiều các cảng biển, khu công nghiệp, nông nghiệp nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng.
2.3.1 Công nghiệp:
Các ngành công nghiệp mà đồng bằng sông Hồng có là : luyên kim, cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, nhiệt điện.
Các ngành công nghiệp khai thác : khai thác khí dầu, khai thác đá vôi, khai thác sét cao lạnh.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ 214.132,4 tỉ đồng ( 2005 ) lên 709.979,3 tỉ đồng (2010), chiếm 24% GDP trong công nghiệp cả nước
Những nơi có nhiều ngành công nghiệp tập trung nhất là Hà Nội, Hải Phòng.
Công nghiệp Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Các nhóm sản phẩm công nghiệp thế mạnh của vùng gồm khai thác đá, sỏi, quặng sắt; sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, xe máy, công nghiệp chế biến hàng nông, thuỷ sản xuất khẩu...Ước lượng 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng đạt hơn 16 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước và đạt 77% kế hoạch năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ những biến động của kinh tế thế giới, lạm phát ở trong nước, chính sách thắt chặt tăng trưởng tín dụng, sản xuất công nghiệp của một số địa phương trong vùng cũng gặp không ít khó khăn.
Phần lớn các cơ sở công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô vừa và nhỏ, mức đầu tư thấp, thiếu vốn và khả năng tiếp cận vốn hạn chế, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, khả năng cạnh tranh kém, chưa xây dựng được thương hiệu, uy tín cả trên thị trường trong và ngoài nước. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố chưa vững chắc do phụ thuộc chủ yếu vào khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm đến hơn 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.
Có thực tế là không ít địa phương vẫn còn tư tưởng lợi ích cục bộ, dẫn đến việc trùng dẫm, ồ ạt trong thu hút đầu tư, không khai thác được hết các tiềm năng, thế mạnh riêng của từng địa phương. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cũng như quy hoạch các ngành, sản phẩm chủ yếu cấp vùng chậm được hoàn thiện gây khó khăn cho các địa phương trong xây dựng các quy hoạch, kế hoạch và thu hút đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực, đảm bảo tính thống nhất, hài hòa trong cả vùng.
Những năm gần đây, vấn đề liên kết phát triển kinh tế, trong đó có phát triển công nghiệp, thương mại giữa các địa phương và của toàn vùng đã được đặt ra nhưng thực hiện còn ít, chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông liên kết với một số tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Hồng còn yếu. Chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu cung cấp nhân lực cho mỗi địa phương và toàn vùng. Thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có trình độ tay nghề, trình độ kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến sâu…Đây là những trở ngại không nhỏ khiến cho công nghiệp của toàn vùng phát triển chưa thật sự bền vững, giá trị gia tăng thấp.
Việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp cũng được thực hiện qua việc hình thành các ngành trọng điểm dựa trên thế mạnh của vùng về tự nhiên và dân cư như dệt may, giày da, cơ khí điện tử, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm.
2.3.2. Nông nghiệp:
Sản lượng lúa tăng từ 6762,6 nghìn tấn (2000) lên là 6979,2 nghìn tấn (2011).
Về diện tích và tổng sản lượng lương thực, Đồng bằng sông Hồng chỉ đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao nên năng xuất lúa rất cao. Hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và trồng hoa xen canh. Hiện nay, vụ đông đang trở thành vụ chính của một số địa phương trong vùng.
Từ bao đời nay, người dân đồng bằng sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Đó là vốn rất quý để đẩy mạnh sản xuất. Ngoài ra, sự phát triển của nền kinh tế cùng với hàng loạt các chính sách mới cũng góp phần quan trọng cho việc giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng.
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng cây lương thực luôn giữ địa vị hàng đầu. Diện tích cây lương thực là khoảng 1.240,5 nghìn ha, chiếm khoảng 14% diện tích cây lương thực của cả nước. Sản lượng lương thực là 7422,4 nghìn tấn, chiếm 16% sản lượng lương thực toàn quốc (2011).
Trong các cây lương thực, lúa có ý nghĩa quan trọng nhất cả về diện tích và sản lượng. Hàng năm, Ðồng bằng sông Hồng có hơn 1 triệu ha đất gieo trồng lúa. Với con số này, lúa chiếm 88% diện tích cây lương thực của vùng và chiếm khoảng 14% diện tích gieo trồng lúa của cả nước (2011).
Cây lúa có mặt ở hầu hết các nơi, nhưng tập trung nhất và đạt năng suất cao nhất là ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình. Thái Bình trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về năng suất lúa (65,9 tạ/ha – năm 2011).
Ngành trồng cây lương thực, đặc biệt là trồng lúa ở đây đã có từ lâu đời và được thâm canh với trình độ cao nhất trong cả nước. Tuy vậy, việc đảm bảo lương thực cho con người và cho các nhu cầu khác (phục vụ chăn nuôi, công nghiệp chế biến v.v…) còn bị hạn chế. Mức bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng vẫn thấp hơn mức bình quân của cả nước (371,1 kg/người so với 536,5 kg/người – năm 2011).
Vấn đề thực phẩm liên quan đến cơ cấu bữa ăn và ảnh hưởng nhiều tới cơ cấu cây trồng. Ở Đồng bằng sông Hồng, việc sản xuất thực phẩm chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
Rau các loại có diện tích gieo trồng hơn 7 vạn ha, chiếm 27,8% diện tích rau cả nước, tập trung chủ yếu ở vành đai xung quanh các khu công nghiệp và thành phố.
Nguồn thực phẩm của vùng đồng bằng phụ thuộc nhiều vào ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Việc phát triển các ngành này còn nhiều khả năng to lớn. Vấn đề cơ bản là giải quyết tốt cơ sở thức ăn cho gia súc nhỏ và mở rộng quy mô của ngành nuôi trồng thuỷ sản.
Hiện nay, chăn nuôi lợn rất phổ biến và thịt lợn là nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân. Đàn lợn của Đồng bằng sông Hồng chỉ đứng sau Vùng núi và trung du Bắc Bộ về số lượng với gần 709,2 nghìn con, chiếm 26,2% đàn lợn của toàn quốc (2011).
Việc nuôi, trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn đã được chú ý phát triển, nhưng thực tế chưa khai thác hết tiềm năng của vùng. Hiện nay toàn vùng có 126,4 nghìn ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 11,98% diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của cả nước.
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch là giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thuỷ sản, riêng trồng trọt thì giảm tỉ trọng lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp và cây thực phẩm.
2.3.3. Dịch vụ:
Có đường giao thông thuận lợi, hoạt động vận tải sôi nổi nhất. Có nhiều đường sắt nhất đi qua các nơi khác nhau trong vùng.
Sân bay: sân bay lớn nhất nằm ở Nội Bài ( Hà Nội )
Cảng: Có cảng Hải Phòng lớn nhất
ð Hà Nội và Hải Phòng là 2 đầu mối quan trọng.
Bưu chính viễn thông phát triển mạnh của vùng. Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, có nhiều tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta.
Nhờ kinh tế phát triển mà hoạt động vận tải trở nên sôi động. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng.
Hà Nội, Hải Phòng đồng thời là hai trung tâm du lịch lớn ở phía Bắc. Đồng bằng sông Hồng có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng như chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà ... Có hơn 1.700 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, chiếm 70% số di tích của cả nước. Ðó là những cơ sở để phát triển kinh tế du lịch đa dạng, phong phú, tạo sức hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước, ngoài nước đến tham quan.
Trong tương lai, vùng định hướng phát triển mạnh ngành dịch vụ và đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển du lịch, khai thác các tiềm năng sẵn có.
Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm:
Vùng có hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Hải Phòng
Các thành phố lớn như Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long (Quảng Ninh) tạo thành tam giác kinh tế phát triển mạnh của vùng và có sự lan toả, thu hút với các vùng, tỉnh lân cận.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng núi và trung du phía Bắc.
CHƯƠNG III: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.
3.1 Thuận Lợi:
Vùng ĐBSH có thực lực và trình độ phát triển kinh tế khá hơn so với nhiều
vùng trong cả nước.
Quy mô kinh tế đứng thứ hai (20,2 tỷ USD), chiếm 22,6% GDP của cả
nước.
Đóng góp tăng trưởng cho cả nước là 23,7%, đứng thứ hai.
Xuất khẩu khoảng 18,9 tỷ USD, đứng thứ hai, chiếm 30% của cả nước
đứng thứ hai.
Thu Ngân sách, đứng thứ hai, chiếm 30,9% tổng thu ngân sách cả nước.
Vùng KTTĐ Bắc Bộ, có mức GDP/người gấp gần 1,2 lần cả nước.
Vùng ĐBSH có lợi thế về quy mô dân số, lực lượng lao động dồi dào và có
tay nghề khá ở trong những ngành nghề quan trọng.
Quy mô dân số đứng thứ hai với 19,7 triệu người (22,8% dân số cả nước),
xấp xỉ bằng vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung.
Trình độ học vấn và chuyên môn cao hơn so với các vùng khác, với
64% các trường đại học và cao đẳng của cả nước, tập trung ở vùng ĐBSH. Năm 2008, vùng ĐBSH tập trung tới 26-27% cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học, 72% cán bộ có trình độ trên đại học của cả nước. Tổng số lao động kỹ thuật của vùng là khoảng 2triệu người, chiếm 22,8% lao động kỹ thuật của cả nước.
Vùng ĐBSH có vị trí và địa hình thuận lợi để phát triển.
ÐBSH có tiềm năng to lớn và nhiều lợi thế vượt trội so với nhiều vùng kinh tế khác, có vị trí rất thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.Với vị trí cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á với Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á, vùng ĐBSH có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của cả nước. Đồng bằng sông Hồng còn có vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Đây cũng là vùng KTTĐBB trở thành một đầu mối giao thông đi thế giới bằng tất cả các loại hình giao thông một cách dễ dàng. Hiện nay, từ cảng biển Hải Phòng, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đi sang Singapore, Hồng Kông chỉ mất 3-5 ngày và từ cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội) đi đến Bắc Kinh, Tokyo, Seoul, Moscow cũng chỉ khoảng 4-6 giờ. Ngoài ra, vùng ĐBSH hình thành hai hành lang và một vành đai kinh tế trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Vùng ĐBSH có một hệ thống đô thị và các cơ sở tương đối mạnh Trục tam
giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vùng KTTĐ Bắc Bộ.
Tỷ lệ phần trăm đường được dải nhựa trong vùng ĐBSH đạt 83,5%, cao
nhất và gần gấp đôi tỷ lệ này của cả nước. Hệ thống giao thông được phát triển tương đối thuận lợi khi thời gian vận chuyển giảm nhiều so với trước (thời gian đi từ Hà Nội tới Hải Phòng giảm được khoảng một nửa, đi Hạ Long giảm khoảng 40%, đi Thanh Hóa - Nghệ An giảm hơn 30%,...).
Hệ thống các KCN tương đối hoàn chỉnh, kết cấu hạ tầng thông tin, truyền
thông,... phát triển tốt nhất cả nước (mật độ điện thoại, mật độ internet ADSL cao nhất cả nước).
3.2 Thực trạng và khó khăn:
Đất chật, người đông, chất lượng lao động chưa cao, và có sức ép giải quyết
việc làm lớn.
Hiện nay, cả nước có 8 tỉnh thành có mật độ dân số trên 1.000người/km2
thì vùng ĐBSH có 7 địa phương.
Tỷ lệ thất nghiệp thành thị thường cao nhất cả nước và tỷ lệ sử dụng thời
gian lao động ở nông thôn thấp nhất cả nước (do diện tích canh tác trên 1 lao động rất thấp).
Kết cấu hạ tầng (nhất là giao thông, điện) chưa tạo đủ tiền đề để phát triển
nhanh và hiệu quả cao.
Kết cấu hạ tầng hiện rất khó cải tạo, nâng cấp và mở rộng đặc biệt là
đường giao thông, đường điện nước. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quy hoạch không hợp lý và thiếu diện tích, đồng thời rất tốn kém khi phải đền bù tiền giải phóng mặt bằng.
Công trình thuỷ lợi xuống cấp nghiêm trọng.
Giao thông đô thị xuống cấp, đặc biệt là Hà Nội và Hải Phòng.
Cơ cấu ngành nghề chưa hiện đại, trình độ công nghệ còn thấp, hiệu suất
phát triển chưa cao, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp.
Tính hiệu quả chưa cao trong các KCN, ví dụ như số lao động trên 1 dự án
hoặc số lao động trên 1 ha đều thấp so với trung bình cả nước.
Trình độ doanh nghiệp (công nghệ, lao động) còn thiếu sự năng động và
tính hiện đại.
Tổ chức lãnh thổ đã có bước phát triển nhưng còn bộc lộ nhiều bất hợp lý.
Sự chênh lệch giàu nghèo giữa 2 tiểu vùng Bắc và Nam vùng ĐBSH.
Sự chia cắt giữa các địa phương trong vùng trong việc phát triển kinh tế.
Chưa có sự cạnh tranh lành mạnh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Tâm lý phát triển chưa hình thành rõ nét và phát huy tác dụng.
Vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng Đông Nam Bộ thì vùng KTTĐ được đầu tư
nhiều hơn nhưng GDP/người thấp hơn, trình độ phát triển kém hơn.
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chưa cao, một số tỉnh có vị trí thấp.
Bảo vệ môi trường chưa hiệu quả, chất lượng môi sinh giảm sút.
Xử lý chất thải đang là một mối lo. Tới năm 2008 chưa một thành phố nào
trong vùng có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt chất lượng chuẩn.
Chất lượng của các lưu vực sông xuống thấp (lưu vực sông Cầu và sông
Nhuệ).
Sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc.
Theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia kinh tế, rất nhiều sản phẩm hàng hoá của Trung Quốc chiếm lĩnh tới khoảng 70% thị phần ở vùng ĐBSH, nhất là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, thép, dệt may, đồ chơi và các mặt hàng tiêu dùng.
Biến đổi khí hậu và thiên tai gây khó khăn ngày càng lớn.
ĐBSH là một trong những Vùng của Việt Nam gặp nhiều loại thiên tai
nhất. Về mùa đông, mùa màng bị ảnh hưởng bởi sương giá, mùa hè bị ảnh hưởng bởi lũ, lụt, bão và nắng nóng kéo dài. Mỗi năm thường có từ 5 - 6 cơn bão đổ bộ vào Bắc Bộ, năm đặc biệt có từ 9 - 10 cơn.
Theo tính toán, khi mực nước biển dâng cao 0,2-0,6m sẽ có 100 nghìn ha
bị ngập, trong trường hợp nước biển dâng thêm 1m thì sẽ có 300-500 nghìn ha bị ngập, và hệ thống đê sẽ bị đe dọa nghiêm trọng do mực nước ở các sông sẽ dâng cao thêm 0,5-1m và bằng với cao trình đê hiện nay.
3.3 Mục tiêu, định hướng phát triển:
3.3.1 Mục tiêu:
Mục tiêu phát triển dân số:
Tốc độ tăng dân số hàng năm của toàn lưu vực sẽ giảm và đi đến ổn định,
độ tuổi bình quân dân số có xu hướng tăng cao do giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và tăng tuổi thọ bình quân.
Biến động cơ học về dân số diễn ra nhanh do luồng di dân tự do từ nông
thôn về thành phố, đô thị, thị xã, thị trấn.
Lực lượng lao động ngày càng có độ tuổi trung bình cao hơn, lao động có văn
hoá và tay nghề qua đào tạo ngày càng tăng (nhất là ở các đô thị và thành phố lớn).
Nhu cầu việc làm đang là sức ép ngày càng lớn ở cả thành thị và nông thôn,
cơ cấu việc làm cho người lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá song rất chậm. Mặt khác lao động trong khu vực nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ quá lớn, chuyển đổi kinh tế sang hướng công nghiệp - du lịch - dịch vụ - nông nghiệp mới có khả năng giải toả vấn đề này (cả lao động và việc làm).
Dân số dự kiến đến năm 2020 đồng bằng sông Hồng là 31.588.000 người,
với số dân thành thị dự kiến đến năm 2020 là 10.573.000 người. Mật độ dân cư trung bình tại thời điểm này là 351 người/km2.
Mục tiêu phát triển công nghiệp:
Các lĩnh vực phát triển công nghiệp chủ yếu là: công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử tin học, công nghiệp sản xuất nguyên liệu cơ bản, công nghiệp nông thôn. Theo quy hoạch có 13 khu công nghiệp tập trung là: Đông Bắc Hà Nội, Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long, Sóc Sơn, Nội Bài, Đông Anh, Đồ Sơn, Nomura, Đình Vũ, Minh Đức, Hoà Lạc 1, Hoà Lạc 2, Xuân Mai. Hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp bao gồm: Khối phục các làng nghề và ngành nghề truyền thống, phát triển tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, đẩy mạnh các tiểu thủ công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp (các loại máy móc thay thế lao động, trang thiết bị kỹ thuật đánh bắt chế biến thủy hải sản, chế biến sơ chế sản phẩm nông nghiệp...phát triển mạnh mẽ ở cấp huyện, xã và các khu dân cư tập trung ở nông thôn. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn với các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ (gia đình, tư nhân, cá thể) đáp ứng nhu cầu tại chỗ, sơ chế thô để cung cấp cho các cụm công nghiệp trong và ngoài vùng. Phát triển các cơ sở công nghiệp địa phương về chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển thuỷ điện nhỏ và rất nhỏ. Riêng vùng trung lưu còn có khả năng về khai thác và chế biến khoáng sản.
Công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng được phân bố trên địa bàn vùng tạo thành hệ thống bao gồm:
- Các cụm công nghiệp, khu công nghiệp như khu công nghiệp cao, khu công nghiệp điện tử, khu chế xuất.
- Các hành lang công nghiệp: dọc quốc lộ 5, quốc lộ 18, đường 10.
- Các xí nghiệp nằm trong đô thị, thị trấn, thị tứ, bố trí đều trên toàn vùng.
Mục tiêu phát triển nông nghiệp:
Vùng đồng bằng sông Hồng phải phát triển đảm bảo an ninh lương thực cho toàn Bắc Bộ. Trên cơ sở đó thực hiện phát triển nông nghiệp toàn diện, đa dạng hoá, chuyên môn hoá, và từng bước có được nền nông nghiệp hàng hoá đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng chất lượng nông sản theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đáp ứng nhu cầu trong và ngoài vùng.
Vùng Tây Bắc: phát triển đảm bảo an toàn lương thực của vùng, chuyển hướng sản xuất hàng hoá, ngoài lúa nước cần chuyển mạnh sang cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày tạo nhiều sản phẩm trao đổi trong và ngoài nước.
Vùng Đông Bắc: trước hết phát triển nhằm đáp ứng ứng nhu cầu nội vùng, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng nông sản như: hoa quả, thịt, chè, cà phê, rau, đậu, đặc sản rừng... Đông Bắc cần tập trung sản xuất các mặt hàng nông sản xuất khẩu.
Hình thành các vùng chuyên canh cây mía, chè, cây ăn quả và rau củ..., tăng sản lượng lương thực, đảm bảo an toàn lương thực cho toàn lưu vực.
Mục tiêu phát triển lâm nghiệp:
Trên lưu vực cần sông Hồng – Thái Bình cần tăng cường trồng rừng các khu vực bán sơn địa và ven biển, tăng độ che phủ cây xanh đến mức 20%. Vùng Tây Bắc lưu vực chuyển từ khai thác sang bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia làm nghề rừng, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường chống xói mòn, điều hoà nguồn nước. Tạo điều kiện cho các hộ nông dân có nhiều công việc lâm nghiệp theo phương thức “nông lâm kết hợp”. Cụ thể là: Tổng diện tích đất lâm nghiệp 2.441.100 ha, đưa vào sử dụng 1.444.000 ha (bảo vệ 476.000 ha, tạo rừng mới 967.400 ha gồm cả khoanh nuôi và trồng rừng).Vùng Đông Bắc lưu vực là vùng có tiềm năng đất đai, giao thông thuận tiện, có thị trường tiêu thụ lâm sản, có lao động, có nhiều cơ sở lâm nghiệp và kinh nghiệm làm lâm nghiệp. Nhiệm vụ của vùng cũng như Tây Bắc, hình thành ổn định 3 loại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất; tạo hệ sinh thái bền vững, bảo vệ đất, giữ nước, duy trì môi trường sinh thái tốt. Ngoài ra còn xây dựng các vùng rừng nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp giấy, gỗ trụ mỏ, rừng đặc sản (quế, hồi). Mục tiêu đạt được độ che phủ đến năm 2020 là 65%.
Mục tiêu phát triển thủy sản:
Về vấn đề thuỷ sản, trên lưu vực sông Hồng cần phát triển nhanh, toàn diện, đồng bộ và bền vững; Khai thác đi đôi với nuôi trồng, phát triển ổn định ở cả 3 khu vực: Ngọt - lợ - mặn. Tăng cường phát triển theo hướng thâm canh trong đất liền và trang bị tàu thuyền, thiết bị kỹ thuật để đánh bắt xa bờ. Mục tiêu vừa tăng sản lượng nuôi trồng vừa tăng sản lượng đánh bắt trên biển. Đầu tư vào chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ.Vùng Đông Bắc lưu vực cần tăng cường nuôi trồng thủy sản nước ngọt tận dụng các ao hồ nhỏ và hồ chứa lớn: Thác Bà, Núi Cốc, Ba Bể, Cấm Sơn... đa dạng hoá sản phẩm, chú trọng các con đặc sản, kết hợp vừa thủy sản vừa nông nghiệp. Phát triển các trung tâm hậu cần nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản. Vùng Tây Bắc lưu vực cần phát triển mạnh nuôi cá và các loại thủy sản trong các ao hồ nhỏ, tư nhân và có điều kiện thâm canh cao. Nuôi cá ở hồ chứa tự nhiên và nhân tạo (hồ chứa Hoà Bình, Pa Khoang...) cần có cơ chế chính sách giao quyền sử dụng mặt nước để có đầu tư ổn định về thủy sản. Hồ chứa lớn phục vụ với nhiều mục đích song thủy sản cũng là công việc kết hợp đáng kể đem lại nguồn lợi kinh tế cũng như công việc cho người lao động cần được chú trọng ở vùng Tây Bắc.
Mục tiêu phát triển dịch vụ:
Quy hoạch phát triển đô thị.
Bộ khung kinh tế của đồng bằng sông Hồng – sông Thái bình được tạo thành bởi 3 trục phát triển công nghiệp và đô thị. Trục phí bắc là hai hành lang theo trục đường 18 và đường 5, trục phía Tây dọc theo đường 21 và đường 1, trục phía đông dọc đường 10. Các hành lang này nối các đô thị tạo nên khu động lực phát triển kinh tế công nông nghiệp và dịch vụ liên hoàn
Ngoài hai đô thị cấp I Hà Nội và Hải Phòng, các đô thị cấp II sau đây đã được xác định để dầu tư cho cơ sở hạ tầng : gồm Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Phủ lý, Chí Linh, Bắc Ninh, Việt Trì, Tam Điệp. Ngoài ra sẽ hình thành hàng loạt đô thị vệ tinh xung quanh Hà Nội như Miếu Môn, Hoà Lạc, Xuân Mai, Sơn Tây, Vĩnh Yên, Sóc Sơn.
Quy hoạch các cụm dân cư nông thôn.
Khó khăn lớn nhất vẫn là việc làm, nhà ở, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Vấn đề cấp bách hỗ trợ cho nông thôn là vốn, công nghệ phù hợp và tìm thị trường, kể cả thị trường lao động. Cần có hệ thống tín dụng nông nghiệp, cần điện khí hoá 85-90% số hộ dân vùng đồng bằng sông Hồng, xây dựng giao thông nông thôn, cụm công nghiệp nhỏ và các cụm dân cư, thị tứ, thị trấn, tổ chức đào tạo nghề và đẩy mạnh tiếp thị.
Quy hoạch phát triển thương mại.
Quy hoạch phát triển thương mại theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu chuyển dịch cơ cấu ngành nghề thương mại với thị trường. Tổ chức lại hệ thống ngân hàng đa thành phần, ngân hàng cổ phần, ngân hàng thương mại, mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài vào kinh doah. Tổ chức ngành du lịch theo hướng du lịch cảnh quan, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, đảm bảo ngành du lịch có tốc độ phát triển nhanh. Khôi phục và nâng cấp cơ sở hạ tầng, công trình văn hoá lịch sử, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. Xây dựng kế hoạch phát triển văn hoá, giáo dục, y tế rộng rãi và đồng đều, xoá bỏ những vùng trắng về giáo dục và những vùng trắng về y tế.
3.3.2 Định hướng:
Định hướng phát triển được dựa vào mục tiêu. Mục tiêu như thế nào thì
định hướng phát triển sẽ tương ứng như vậy. Mục tiêu phát triển của vùng ĐBSH dựa vào những yêu cầu của cả nước đối với vùng ĐBSH, yêu cầu tự thân của vùng:
Xây dựng vùng ĐBSH trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh
tế, khoa học - công nghệ, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, đồng thời lôi kéo các vùng khác cùng phát triển, đi đầu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế theo chiều sâu, trở thành một cầu nối tin cậy giữa khu vực ASEAN và khu vực Đông Bắc Á, thể hiện được vai trò to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Mục tiêu cụ thể cho từng tiêu chí như tăng trưởng, GDP/người, dân số,... của vùng ĐBSH được dựa vào các mô hình tính toán khác nhau cho từng chỉ tiêu.
Bố trí không gian lãnh thổ:
Đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Phương pháp dựa trên các nghiên cứu
của các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là các nghiên cứu của Bộ Giao thông Vận tải, của Bộ Công thương.
Đối với sự phát triển các ngành: Dựa trên các chuyên đề nghiên cứu
được đặt bài của các chuyên gia, sau đó các chuyên gia về lĩnh vực vùng tổng hợp.
Phát triển bền vững: Kết hợp với đội ngũ về Đánh giá môi trường Chiến
lược nghiên cứu lĩnh vực môi trường.
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá.Với mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế Nhà nước làm chủ đạo có sự điều tiết cùa nhả nước (theo định hướng xã hội chủ nghĩa). Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có cơ hội phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Qua một thời gian thực hiện, với chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nền kinh tế nước ta có bước phát triển vượt bậc. GDP bình quân đầu người 2011 đạt xấp xĩ 1.300 USD/năm. Thu hút rất nhiều nhà đẩu tư nước ngoài vào làm ăn, mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong nước.
Với chủ trương phát triển đa dạng hoá nền kinh tế và các thành phần kinh tế, đất nước thay da đổi thịt đi lên từng ngày. Cơ sở hạ tầng liên tục được đổi mới làm thay đổi bộ máy quốc gia. Từ thành thị tới nông thôn, các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp liên tiếp mọc ra. Các khu đô thị mới, các công trình phúc lợi được hình thành chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu, làm đẩu tầu cho sự phát triển kinh tế cùa các vùng, các địa phương.
Kinh tế phát triền, các ngành nghề phi nông nghiệp cũng phát triển theo. Đặc biệt các nhà máy, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là nơi thu hút một lực lượng lớn lao động của đất nước.
Với sự phát triển mạnh mẻ của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế. Đảng và nhà nước đã không ngừng nghiên cứu đưa ra các chủ trương, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển. Trong đó có chính sách đối với sự phái triền cùa từng vùng, khu vực kinh tế. Điều này mở ra cơ hội lớn cho từng vùng không ngừng phát triển đóng góp vào sự phái triền chung của nền kinh tế đất nước.
Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, nhóm em đã nghiên cứu đề tài “Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đồng bằng sông Hồng” cho bài tiểu luận của nhóm, với nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Thực trạng nghiên cứu.
Chương 3: Những thuận lợi, khó khăn & định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Do những hạn chế về kiến thức thực tế cũng như nguồn tài liệu, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm rất mong sẽ nhận được ý kiến chỉ bảo, đóng góp của thầy và các bạn để hoàn thiện hơn nữa đề tài này.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sức ép lớn nhất đối với cư dân sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là:
a. Sâu bệnh phá hoại mùa màng.
b. Bình quân đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nhanh chóng.
c. Thiên tai, thời tiết diễn biến thất thường.
d. Sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư.
Câu 2: Các biện pháp để đẩy mạnh việc sản xuất lương thực, thực phẩm Đồng bằng sông Hồng
a. Lựa chọn cơ cấu nông nghiệp hợp lí.
b. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và đánh bắt cá biển.
c. Phát triển sản xuất lương thực thực phẩm theo hướng thâm canh.
d. Cả (a), (b), (c) đều đúng.
Câu 3: Nhận định nào dưới đây không chính xác
a. Toàn bộ diện tích đồng bằng là đất phù sa màu mỡ rất thích hợp để phát triển nông nghiệp.
b. Diện tích đất chua phèn, nhiễm mặn ở đồng bằng sông Hồng ít hơn nhiều so với Đồng bằng sông Cửu Long.
c. Đất đai là tài nguyên có gía trị hàng đầu của đồng bằng sông Hồng.
d. Do canh tác chưa hợp lý nên ở nhiều nơi đã xuất hiện đất bạc màu.
Câu 4: Ngành có tiềm năng nhưng chưa được phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng chính là:
a. Chế biến lương thực, thực phẩm
b. Du lịch
c. Cơ khí, kĩ thuật
d. Dệt may và giày
Câu 5: Theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 thì tỉ trọng các khu vực kinh tế là:
a. Khu vực I:25%, II: 40%, III: 35%
b. Khu vực I:12%, II: 48%, III: 40%
c. Khu vực I:15%, II: 40%, III: 45%
d. Khu vực I:20%, II: 34%, III: 46%
Câu 6: Vùng có tỉ lệ diện tích đất đã được sử dụng cao nhất ở nước ta là:
a. Đông Nam Bộ
b. Duyên hải Nam Trung Bộ
c. Đồng bằng sông Cửu Long
d. Đồng bằng sông Hồng
Câu 7: Tài nguyên nước ở đồng bằng sông Hồng phong phú thể hiện rõ nét nhất qua:
a. Có một số nguồn nước khoáng, nước nóng.
b. Hệ thống sông ngòi dày đặc với 2 hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình.
c. Nguồn nước dưới đất dồi dào, chất lượng tốt.
d. Khí hậu nhiệt đới ẩm.
Câu 8: Hiện nay ngành kinh tế chưa phát triển tương xứng với tiềm năng ở Đồng bằng sông Hồng là:
a. Ngành chăn nuôi gia cầm
b. Ngành trồng lúa
c. Ngành chăn nuôi lợn
d. Ngành thuỷ sản
Câu 9: Tỉnh nào sau đây thuộc Đồng bằng sông Hồng:
a. Quãng Bình.
b. Bắc Giang
c. Quảng Ninh
d. Quãng Trị
Câu 10: Sự khác nhau cơ bản giữa đất phù sa đồng bằng sông Hồng và đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long là:
a. Sự màu mỡ
b. Diện tích
c. Được bồi đắp hằng năm và không được bồi đắp hằng năm
d. Độ nhiễm phèn, Độ nhiễm mặn.
Câu 11: Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng gồm mấy tỉnh, thành phố?
a. 10.
b. 11.
c. 12.
d. 13.
Câu 12: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?
a. Vĩnh Yên.
b. Bắc Giang.
c.Hưng Yên.
d.Ninh Bình.
Câu 13: Diện tích tự nhiên của vùng đồng bằng sông Hồng khoảng:
a. 12 nghìn km2.
b. 13 nghìn km2.
c. 14 nghìn km2.
d. 15 nghìn km2.
Câu 14: Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng?
a. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.
b. Giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
c. Giáp Vịnh Bắc Bộ ( Biển Đông ).
d.Giáp với Thượng Lào.
Câu 15: Tài nguyên thiên nhiên có giá trị hàng đầu của vùng đồng bằng sông Hồng là:
a. Khí hậu.
b. Đất.
c. Nước.
d. Khoáng sản.
Câu 16: Diện tích đất nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên?
a. 51,2%.
b. 54,2%.
c. 57,2%.
d.59.2%.
Câu 17: Đất nông nghiệp có độ phì cao và trung bình ở vùng đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng:
a. 50%.
b. 60%.
c. 70%.
d. 80%.
Câu 18: Trong cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng, loại đất nào chiếm tỉ lệ cao nhất?
a. Đất ở.
b. Đất chuyên dùng.
c. Đất nông nghiệp.
d. Đất chưa sử dụng, sông suối.
Câu 19: Mật độ dân cư đồng bằng Sông Hồng vào năm 2011 đạt là:
a. 949 người/km2.
b. 959 người/km2.
c. 969 người/km2.
d. 979 người/km2.
Câu 20: Thu nhập bình quân đầu người đồng bằng Sông Hồng vào năm 2011 đạt là:
a. 3.457,9 nghìn đồng/người.
b. 3.292,3 nghìn đồng/người.
c. 3.576,8 nghìn đồng/người.
d. 3.145,6 nghìn đồng/người.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội đồng bằng sông Hồng. Nhóm em cũng đưa ra vài nhận định:
Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đầu tư cho nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn. Để nông nghiệp và nông thôn phát triển với nhiệp độ cao, cần có nguồn vón đầu tư 15.000 tỷ đồng hàng năm. Cần nâng cấp, cải tạo và khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ lợi đã có. Tiếp tục đầu tư xây dựng mới các công trình thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thực hiện được các mục tiêu về sản xuất lương thực từ nay đến năm 2020, từ đó đảm bảo cấp nước cho các ngành kinh tế có nhu cầu sử dụng nước kể cả cấp nước sinh hoạt, kết hợp với việc quản lý bảo vệ nguồn nước. Do đó cần có chính sách hợp lý khuyến khích việc trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc kết hợp với các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác rừng có kế hoạch và khoa học, phấn đấu đảm bảo độ che phủ của rừng đạt được các chỉ tiêu đã đặt ra tới năm 2020.
Tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ như năm 2012, chủ động điều hành linh hoạt lãi suất theo hướng giảm dần lãi suất cho vay đối với các đối tượng chính sách, nông nghiệp, nông thôn.
Tập trung sử dụng nguồn lao động dồi dào một cách hợp lý.
Phát triển mạnh các ngành sản xuất, kinh doanh theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng hợp lý. Giảm mạnh đầu tư công, không đầu tư cho các công trình lớn mới chưa thật cần thiết. Chuyển mạnh đầu tư theo hướng ưu tiên vốn ngân sách cho các ngành, các lĩnh vực thiết yếu để tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, các Chương trình mục tiêu Quốc gia (nông thôn mới, y tế, giáo dục mầm non..).
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiếp tục tìm kiếm thị trường mới để tăng kim ngạch xuất khẩu.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dong_bang_song_hong_6679.doc