Đề tài ĐTM Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG 6 MỞ ĐẦU 9 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 9 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 10 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 12 CHƯƠNG I MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13 1.1. TÊN DỰ ÁN 13 1.2. CHỦ DỰ ÁN 13 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 13 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 14 1.4.1. Quy mô Dự án 14 1.4.2. Các hạng mục đầu tư hạ tầng kỹ thuật. 19 1.4.3. Tiến độ thực hiện dự án 21 1.5. Ý NGHĨA KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 21 1.6. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 22 CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI 23 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 23 2.1.1. Điều kiện địa chất, địa hình 23 2.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn 24 2.1.3. Hiện trạng môi trường khu vực dự án 28 2.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 33 2.2.1. Điều kiện kinh tế 33 2.2.2. Điều kiện xã hội 34 CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 35 3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 35 3.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng 35 3.1.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 35 3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 35 3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động 36 3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 36 3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 38 3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do Dự án gây ra 38 3.1.3.1. Những rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng 38 3.1.3.2. Những rủi ro trong giai đoạn hoạt động 39 3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 40 3.2.1. Đối tượng quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 40 3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 41 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 42 3.3.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng 42 3.3.1.1. Tác động tới chất lượng không khí 42 3.3.1.2. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 45 3.3.1.3. Tác động tới môi trường đất 48 3.3.1.4. Tác động tới con người và môi trường do sự bức xạ của chất phóng xạ 49 3.3.1.5. Tác động đến tài nguyên sinh học 50 3.3.1.6. Các tác động khác 50 3.3.1.7. Tác động về kinh tế - xã hội 51 3.3.1.8. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn xây dựng Dự án 52 3.3.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động 52 3.3.2.1. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn 53 3.3.2.2. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 59 3.3.2.3. Tác động do chất thải rắn 63 3.3.2.4. Tác động do ô nhiễm phóng xạ 64 3.3.2.5. Tác động về kinh tế - xã hội 65 3.3.2.6. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của Dự án 66 CHƯƠNG IV BIỆN PHÁP LÀM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 67 4.1. NGUYÊN TẮC GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 67 4.2. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 67 4.2.1. Các phương án vệ sinh, an toàn trong giai đoạn xây dựng 67 4.2.2. Khống chế ô nhiễm không khí 69 4.2.3. Khống chế ô nhiễm nước 69 4.2.4. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn 70 4.3. CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG CÓ HẠI TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG 70 4.3.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 70 4.3.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 71 4.3.3. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn 74 4.3.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến các hệ sinh thái 74 4.3.5. Các biện pháp an toàn bức xạ 75 4.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 75 4.5. BIỆN PHÁP PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 76 CHƯƠNG V CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 77 5.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 77 5.2. CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 78 CHƯƠNG VI CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 79 CHƯƠNG VII DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 84 7.1. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÁC CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM 84 7.2. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 84 7.3. TỔNG CHI PHÍ BẢO VỆ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 86 CHƯƠNG VIII Ý KIẾN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 87 CHƯƠNG IX CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 89 9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 89 9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 90 9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93 1. KẾT LUẬN 93 2. KIẾN NGHỊ 94

doc98 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3551 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài ĐTM Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG 6 MỞ ĐẦU 9 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 9 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 10 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 12 CHƯƠNG I 13 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13 1.1. TÊN DỰ ÁN 13 1.2. CHỦ DỰ ÁN 13 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 13 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 14 1.4.1. Quy mô Dự án 14 1.4.2. Các hạng mục đầu tư hạ tầng kỹ thuật. 19 1.4.3. Tiến độ thực hiện dự án 21 1.5. Ý NGHĨA KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 21 1.6. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 22 CHƯƠNG II 23 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI 23 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 23 2.1.1. Điều kiện địa chất, địa hình 23 2.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn 24 2.1.3. Hiện trạng môi trường khu vực dự án 28 2.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 33 2.2.1. Điều kiện kinh tế 33 2.2.2. Điều kiện xã hội 34 CHƯƠNG III 35 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 35 3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 35 3.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng 35 3.1.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 35 3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 35 3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động 36 3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 36 3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 38 3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do Dự án gây ra 38 3.1.3.1. Những rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng 38 3.1.3.2. Những rủi ro trong giai đoạn hoạt động 39 3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 40 3.2.1. Đối tượng quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 40 3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 41 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 42 3.3.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng 42 3.3.1.1. Tác động tới chất lượng không khí 42 3.3.1.2. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 45 3.3.1.3. Tác động tới môi trường đất 48 3.3.1.4. Tác động tới con người và môi trường do sự bức xạ của chất phóng xạ 49 3.3.1.5. Tác động đến tài nguyên sinh học 50 3.3.1.6. Các tác động khác 50 3.3.1.7. Tác động về kinh tế - xã hội 51 3.3.1.8. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn xây dựng Dự án 52 3.3.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động 52 3.3.2.1. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn 53 3.3.2.2. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước 59 3.3.2.3. Tác động do chất thải rắn 63 3.3.2.4. Tác động do ô nhiễm phóng xạ 64 3.3.2.5. Tác động về kinh tế - xã hội 65 3.3.2.6. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của Dự án 66 CHƯƠNG IV 67 BIỆN PHÁP LÀM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 67 4.1. NGUYÊN TẮC GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 67 4.2. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 67 4.2.1. Các phương án vệ sinh, an toàn trong giai đoạn xây dựng 67 4.2.2. Khống chế ô nhiễm không khí 69 4.2.3. Khống chế ô nhiễm nước 69 4.2.4. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn 70 4.3. CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ VÀ GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG CÓ HẠI TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG 70 4.3.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 70 4.3.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 71 4.3.3. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn 74 4.3.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến các hệ sinh thái 74 4.3.5. Các biện pháp an toàn bức xạ 75 4.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 75 4.5. BIỆN PHÁP PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 76 CHƯƠNG V 77 CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 77 5.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 77 5.2. CAM KẾT THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 78 CHƯƠNG VI 79 CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 79 CHƯƠNG VII 84 DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 84 7.1. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÁC CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM 84 7.2. KINH PHÍ DỰ KIẾN CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 84 7.3. TỔNG CHI PHÍ BẢO VỆ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 86 CHƯƠNG VIII 87 Ý KIẾN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 87 CHƯƠNG IX 89 CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 89 9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 89 9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 90 9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93 1. KẾT LUẬN 93 2. KIẾN NGHỊ 94 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm khu vực huyện Hàm Thuận Nam (0C). 24 Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm khu vực thị xã La Gi (0C). 25 Bảng 2.3. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm khu vực huyện Hàm Thuận Nam (%). 25 Bảng 2.4. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm khu vực thị xã La Gi (%). 26 Bảng 2.5. Bảng lượng mưa trung bình năm trong 5 năm gần đây ở khu vực Dự án (mm). 26 Bảng 2.6. Bảng số giờ nắng trung bình trong 5 năm gần đây ở khu vực Dự án (giờ). 27 Bảng 2.7. Kết quả phân tích chất lượng không khí và đo đạc tiếng ồn khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam. 28 Bảng 2.8. Kết quả phân tích chất lượng không khí và đo đạc tiếng ồn khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi. 29 Bảng 2.9. Kết quả phân tích chất lượng nước Bàu Mai khu vực dự án 30 Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng nước tại bàu nước cạnh khu vực dự án 30 Bảng 2.11. Kết quả phân tích chất lượng nước biển tại khu vực Dự án. 31 Bảng 2.12. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực xã Tân Thành 32 Bảng 2.13. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực xã Tân Phước 32 Bảng 3.1. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 41 Bảng 3.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động. 41 Bảng 3.3. Ước tính tải lượng ô nhiễm trong quá trình san lấp mặt bằng 43 Bảng 3.4. Bảng tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 44 Bảng 3.5. Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới 45 Bảng 3.6. Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) 46 Bảng 3.7. Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án. 46 Bảng 3.8. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt. 47 Bảng 3.9. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng Dự án. 52 Bảng 3.10. Tổng tải lượng bụi phát sinh trong quá trình hoạt động 53 Bảng 3.11. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển quặng khai thác. 54 Bảng 3.12. Nồng độ của khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới 55 Bảng 3.13. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong khí thải các xe mô tô 2 bánh 56 Bảng 3.14. Nồng độ của khí thải của các phương tiện giao thông cơ giới 57 Bảng 3.15. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 58 Bảng 3.16. Nồng độ khí thải của máy phát điện 58 Bảng 3.17. Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong khu vực Dự án. 61 Bảng 3.18. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 62 Bảng 3.19. Tóm tắt các tác động môi trường tổng hợp trong giai đoạn hoạt động lâu dài của Dự án. 66 Bảng 4.1. Hiệu suất xử lý của bể tự hoại cải tiến của mô hình nhà vệ sinh di động. 73 Bảng 7.1. Kinh phí dự kiến cho công tác giám sát môi trường hàng năm của khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam 85 Bảng 7.2. Kinh phí dự kiến cho công tác giám sát môi trường khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi 85 Bảng 7.3. Tổng chi phí bảo vệ, giám sát môi trường hàng năm 86 Bảng 9.1. Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng 91 CHỮ VIẾT TẮT BGTVT BTC BOD BOD5 BTNMT BXD BYT CBCNV COD CTCC CTR DO ĐTM  : Bộ giao thông vận tải : Bộ tài chính : Nhu cầu oxy sinh học : Nhu cầu oxy sinh hóa đo ở 20 0C - đo trong 5 ngày : Bộ tài nguyên môi trường : Bộ xây dựng : Bộ y tế : Cán bộ công nhân viên : Nhu cầu oxy hoá học : Công trình công cộng : Chất thải rắn : Hàm lượng oxy hoà tan : Đánh giá tác động môi trường   HTXLNTTT KHKT KHKT & MT KPH MIVITECH MT NĐ  : Hệ thống xử lý nước thải tập trung : Khoa học kỹ thuật : Khoa học kỹ thuật và Môi trường : Không phát hiện : Công ty TNHH KHKT & Môi trường Minh Việt : Môi trường : Nghị định   PCCC QĐ STT TCVN TDTT THC TNHH TT  : Phòng cháy chữa cháy : Quyết định : Số thứ tự : Tiêu chuẩn Việt Nam : Thể dục thể thao : Tổng hydrocacbon : Trách nhiệm hữu hạn : Thông tư   TTg UB UBMTTQVN UBND VLXD XD XDCB  : Thủ tướng : Ủy ban : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam : Ủy ban nhân dân : Vật liệu xây dựng : Xây dựng : Xây dựng cơ bản   MỞ ĐẦU XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Bình Thuận là một trong các tỉnh có tiềm năng lớn về Titan sa khoáng. Các mỏ và các điểm quặng Titan sa khoáng phân bố rải rác dọc gần 200km bờ biển thuộc địa phận của tỉnh. Cụ thể hóa phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng Titan giai đoạn 2007 – 2015, định hướng đến 2025 của Thủ tướng Chính phủ, từ tháng 2 năm 2008, Cục Địa chất và Khoáng sản cùng với các ban ngành Trung ương phối hợp với tỉnh Bình Thuận tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch Titan trên địa bàn tỉnh. Trên địa phận một số huyện ven biển, ngoài phần mỏ Titan sa khoáng được đưa vào quy hoạch công nghiệp khai thác, chế biến chung của cả nước còn có một số khu vực có dấu hiệu có cát đen (quặng Titan sa khoáng). Qua khảo sát thực tế tại khu vực 57 ha (thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam) và khu vực 8,55 ha (thuộc xã Tân Phước, thị xã La Gi) cho thấy: tuy hàm lượng quặng Ilmenite – Zircon tại các khu vực này không cao nhưng với khả năng kỹ thuật và kinh nghiệm khai thác, cùng với cơ sở chế biến hiện có, Công ty TNHH TM Tân Quang Cường có thể tiến hành khai thác thu hồi quặng Ilmenite – Zircon và đưa vào chế biến ra các sản phẩm tinh quặng ilmenite, zircon xuất khẩu vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngày 26 tháng 5 năm 2008, UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn số 2451/UBND-KT đồng ý chủ trương cho Công ty TNHH TM Tân Quang Cường lập hồ sơ xin cấp phép khai thác thu hồi ilmenite – zircon tại các khu vực nói trên. Việc xin khai thác thu hồi quặng Ilmenite – Zircon của Công ty phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản của địa phương, đồng thời việc thu hồi quặng này vừa có tác dụng làm sạch môi trường ven biển để phát triển du lịch vừa mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội. Mặc dù một phần diện tích các khu vực khai thác chồng lấn với một vài dự án du lịch, song nếu không được khai thác trước khi các dự án du lịch triển khai xây dựng công trình thì lượng quặng này sẽ nằm lại vĩnh viễn trong lòng đất và đây quả là sự lãng phí tài nguyên khoáng sản quốc gia, chưa kể đến những tác động xấu về môi trường do trong thành phần quặng có chứa các chất phóng xạ, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe du khách và dân cư sinh sống trong vùng. UBND Tỉnh đã lấy ý kiến của các Bộ ngành: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công nghiệp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục Du lịch làm cơ sở đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho tổ chức thu hồi quặng Ilmenite – Zircon tại khu vực trên. Đề nghị của UBND Tỉnh đã được tất cả các Bộ ngành trên nhất trí ủng hộ bằng các văn bản chính thức. Do đó, Công ty TNHH TM Tân Quang Cường tổ chức khai thác thu hồi Ilmenite – Zircon tại khu vực trên là một sự cần thiết khách quan, bởi việc khai thác thu hồi này đúng với các quy định hiện hành của pháp luật, phù hợp với chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý của địa phương, đồng thời mang lại những lợi ích cho Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp cả về mặt kinh tế và xã hội. Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó quy định dự án khai thác khoáng sản rắn (không sử dụng hoá chất) công suất 100.000m3 cát quặng/năm trở lên phải lập báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM), do đó Công Ty TNHH TM Tân Quang Cường đã kết hợp với Công ty TNHH KHKT & Môi Trường Minh Việt (MIVITCH) tiến hành lập báo cáo ĐTM cho Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản ilmenite - zircon công suất 1.425.000m3 cát quặng/năm tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và công suất 513.000m3 cát quặng/năm tại xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Cơ sở pháp lý để đánh giá tác động môi trường: Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12 tháng 12 năm 2005; Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/03/1996. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005; Công văn số 570/TTg-CN ngày 11/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ v/v tháo gỡ vướng mắc trong triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính Phủ về việc quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Thông tư 02/2005/BTN-MT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường; Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Căn cứ nghị định số 08/2005/NĐ – CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng. Căn cứ quyết định số 06/2005/QĐ – BXD ngày 03/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức chi phí quy hoạch xây dựng. Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành kèm theo Qui chế quản lý và Đầu tư xây dựng, Nghị định 12/200/NĐ-CP ngày 05/05/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng đã ban hành kèm theo Nghị định 52/NĐ-CP. Thông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24/11/1999 của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung Tổng mức đầu tư, Hồ sơ thẩm định Dự án đầu tư và Báo cáo đầu tư. Căn cứ Công văn số 2451/UBND – KT ngày 26 tháng 05 năm 2008 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc “đồng ý chủ trương cho Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường lập hồ sơ xin cấp phép khai thác thu hồi ilmenite - zircon” tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam: TCVN 3985 – 1985: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn tại khu vực lao động; TCVN 5949 – 1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương); TCVN 5943 – 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ (cột A: Áp dụng đối với nước biển dùng làm bãi tắm); TCVN 5944 – 1995: Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm; Tiêu chuẩn các chất ô nhiễm trong không khí tại nơi sản xuất (Tiêu chuẩn của Bộ Y tế năm 2002); TCVN 5937 – 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh; TCVN 5938 – 2005: Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh; TCVN 5939 – 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. TCVN 5940 – 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. TCVN 5945 – 2005 (Cột B): Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM Công ty TNHH TM Tân Quang Cường đã phối hợp với Công ty TNHH KHKT & MT Minh Việt (Mivitech) tiến hành xây dựng Báo cáo ĐTM cho Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản ilmenite - zircon tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường tại Bình Thuận là cơ quan chủ trì thực hiện báo cáo ĐTM. Cơ quan tư vấn là Công ty TNHH KHKT & MT Minh Việt (Mivitech). Địa chỉ liên hệ cơ quan tư vấn: Đại diện : Ông NGUYỄN QUANG VINH Chức vụ : Giám đốc Địa chỉ : 20/2, Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.HCM Điện thoại : 08. 2741380 Fax : 08. 8951765 Những thành viên chính thực hiện lập báo cáo ĐTM của Dự án gồm: 01  GĐ. Thân Văn Khoan  Công ty TNHH TM Tân Quang Cường   02  ThS. Nguyễn Quang Vinh  Công ty TNHH KHKT & MT Minh Việt   03  ThS. Cao Thanh Nhàn  Công ty TNHH KHKT & MT Minh Việt   04  Ks.Trần Kiên Trung  TP.QLDA   05  KS. Đoàn Thị Thu Mai  NV.QLDA   06  KS. Phạm Thị Thu Hương  NV.QLDA   Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận; UBND tỉnh Bình Thuận UBND huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; UBND thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận; UBND và UBMTTQVN xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; UBND và UBMTTQVN xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. CHƯƠNG I MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN TÊN DỰ ÁN Dự án Đầu tư Khai Thác Thu Hồi Khoáng Sản Ilmenite - Zircon, thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. CHỦ DỰ ÁN CÔNG TY TNHH TM TÂN QUANG CƯỜNG Đại diện : Ông THÂN VĂN KHOAN Chức vụ : Giám đốc Địa chỉ : 343/5F Tô Hiến Thành, P.12, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại : 08.8628615 Fax : 08.8633808 Ngành nghề kinh doanh : Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường là doanh nghiệp đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực khai thác - chế biến - xuất khẩu sa khoáng biển tại Bình Thuận. Với việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sa khoáng tại Cụm công nghiệp Tân Thiện – La Gi – Bình Thuận, cùng công nghệ chế biến sâu, đã cho ra các sản phẩm Zircon >65% ZrO2 nghiền mịn, xỉ Titan, Rutile, Monazite đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Cả hai vị trí khai thác thu hồi khoáng sản ilmenite - zircon của Dự án đều là khu vực ven biển có sự phân bố rộng rãi các thành tạo trầm tích bở rời có nguồn gốc sông biển, biển gió và biển. Khu vực có diện tích 57ha thuộc địa phận xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được giới hạn bởi các điểm góc 1, 2, 3, 4 có tọa độ xác định theo hệ UTM và hệ VN2000BT như sau: Điểm góc  Hệ UTM  Hệ VN 2000 BT    X(m)  Y(m)  X(m)  Y(m)   1  1187.365  172.274  1186.603  445.054   2  1187.030  172.506  1186.271  445.288   3  1185.806  172.074  1185.045  444.866   4  1186.054  171.650  1185.289  444.440   Khu vực có diện tích 8,55ha thuộc địa phận xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận được giới hạn bởi các điểm góc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 có tọa độ xác định theo hệ UTM và hệ VN2000BT như sau: Điểm góc  Hệ UTM  Hệ VN 2000 BT    X(m)  Y(m)  X(m)  Y(m)   1  1176.884  799.484  1176.463  415.922   2  1176.903  799.597  1176.471  415.036   3  1176.703  799.422  1176.273  415.858   4  1176.501  799.084  1176.075  415.518   5  1176.581  799.150  1176.154  415.585   6  1176.667  799.170  1176.240  415.605   7  1176.815  799.395  1176.385  415.833   8  1176.411  798.524  1176.991  414.958   9  1176.426  798.670  1176.004  415.104   10  1176.485  798.868  1176.061  415.302   11  1176.423  798.937  1175.999  415.370   12  1176.325  798.711  1175.903  415.144   13  1176.316  798.529  1175.896  414.962   NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN Quy mô Dự án Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản ilmenite - zircon ở xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam với diện tích 57ha; và 8,55ha ở xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Trữ lượng khoáng sản Trên cơ sở kết quả phân tích mẫu thu được từ các mũi khoan tay và các hố (giếng), xem xét tính tương đồng về mặt cấu trúc thành tạo và bằng phương pháp nội suy có thể đánh giá ở mức độ tin cậy cho phép hàm lượng trung bình của quặng tại khu vực 57ha tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam như sau: ilmenite: 16,80kg/m3, tỉ lệ zircon chiếm khoảng 17%, rutile khoảng 3,5% so với ilmenite; Khu vực 8,55ha tại xã Tân Phước, thị xã La Gi như sau: ilmenite: 22,40kg/m3, tỉ lệ zircon chiếm khoảng 18%, rutile khoảng 4,0%. Áp dụng các chỉ tiêu về hàm lượng và chỉ tiêu về điều kiện khai thác và phương pháp khoanh ranh giới thân quặng, tổng trữ lượng quặng có thể khai thác được tại khu vực xã Tân Thành là 77.750 tấn và khu vực tại xã Tân Phước là 12.550 tấn. Tổng trữ lượng cả 2 khu vực khoảng 90.300 tấn. Công suất và cơ cấu sản phẩm Quá trình khai thác thường có tổn thất quặng do phải chừa lại góc dốc bờ moong,… Do vậy, trữ lượng khai thác được đối với loại hình khoáng sản này thường đạt 88% trữ lượng nguyên khai. Khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam: Khối lượng cát quặng khai thác: 1.425.000 m3/năm Sản phẩm sau khi tuyển tinh dự kiến: Ilmenite 52% TiO2 : 64.600 tấn Zircon 65% ZrO2 : 10.900 tấn Rutile 84% TiO2 : 2.250 tấn Khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi: Khối lượng cát quặng khai thác: 513.000 m3/năm Sản phẩm sau khi tuyển tinh dự kiến: Ilmenite 52% TiO2 : 10.300 tấn Zircon 65% ZrO2 : 1.850 tấn Rutile 84% TiO2 : 400 tấn Các hạng mục công trình cụ thể Khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam: Tổng mặt bằng bao gồm các khu: Khu khai trường: Gồm 2 khai trường, mỗi khu 2 cụm vít. Trên mỗi khu khai trường này dựng nhà giao ca và ăn giữa ca (diện tích 30m2), trạm điện. Khu điều hành và sinh hoạt: gồm các hạng mục sau: Nhà điều hành : 30m2 Kho vật tư kỹ thuật : 30m2 Nhà ở công nhân viên : 400m2 Nhà ăn : 40m2 Bể nước sinh hoạt : 20m2 Khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi: Do khu vực này gần nhà máy và phần lớn lao động phổ thôngtuyển dụng tại địa phương nên không cần thiết phải xây dựng Khu điều hành và sinh hoạt mà chỉ cần xây dựng một số hạng mục của Khu khai trường (như đã nêu trên). Với thời gian tồn tại trong khoảng 3 năm, các hạng mục công trình xây dựng được trình bày trên được chọn là nhà tạm, được làm kết cấu bằng khung thép V hoặc gỗ, mái tôn, vách tôn tấm hoặc ván ép. Tổng diện tích là 550m2 sử dụng. Công tác thi công xây lắp tại mỏ chủ yếu là lắp ghép các kết cấu đã làm sẵn tại nơi khác đưa về. Thời gian thi công toàn bộ từ khâu dựng nhà và lắp đặt thiết bị trong vòng 1 tháng là có thể đưa vào sản xuất. Công nghệ và thiết bị khai thác: Công nghệ được lựa chọn để khai thác là tuyển trọng lực bằng hệ thống vít xoắn. Khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam: Sử dụng hệ thống thiết bị gồm 4 cụm vít, công suất khai thác - tuyển thô mỗi cụm 80m3 cát quặng/giờ. Trang thiết bị cho 1 cụm gồm: Vít xoắn đường kính 1.200mm : 32 cái Bunke cấp liệu dài 3m, rộng 2,5m, cao 2m : 1 cái Thùng phối liệu và lọc rác : 1 cái Bơm cát các loại, bơm nước : 10 bộ Hệ thống cấp đường ống nước : 1 ht Hệ thống cấp điện hạ thế : 1 ht Tủ điện : 1 cái Máy cuốc 0,9m3 : 1 cái Thiết bị dùng chung cho 4 cụm: Trạm biến áp 22/0.4 kV – 400kVA : 2 trạm Xe ôtô tải (tải trọng 10 tấn) : 2 cái Máy ủi D5 : 2 cái Một số thiết bị khác Khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi: Sử dụng hệ thống thiết bị gồm 2 cụm vít, công suất khai thác - tuyển thô mỗi cụm 50m3 cát quặng/giờ. Trang thiết bị cho 1 cụm gồm: Vít xoắn đường kính 1.200mm : 24 cái Bunke cấp liệu dài 3m, rộng 2,5m, cao 2m : 1 cái Thùng phối liệu và lọc rác : 1 cái Bơm cát các loại, bơm nước : 10 bộ Hệ thống cấp đường ống nước : 1 ht Máy phát điện 200kVA : 1 cái Tủ điện : 1 cái Máy cuốc 0,9m3 : 1 cái Các vật tư khác phục vụ cho đầu tư khai thác và sản xuất như: vật liệu xây dựng, thiết bị điện, nước, mỡ nhớt, công cụ làm việc mua trong nước. Qui trình khai thác Sơ đồ công nghệ khai thác và tuyển quặng bằng xưởng tuyển côn vít di động Thuyết minh qui trình công nghệ khai thác. Mỗi cụm thiết bị khai thác + tuyển thô làm việc độc lập, liên hoàn theo quy trình sau: Quặng nguyên khai khi được khấu bằng máy xúc gầu lật để đưa quặng vào bunke cấp liệu. Từ bunke này quặng tự động chảy qua sàng để lọc rác và tới thùng phối liệu nhờ chênh lệch độ cao. Nước được cấp tới thùng phối liệu để hòa trộn cát quặng, từ đây dùng bơm cấp liệu lên hệ thống thùng cấp liệu cho vít trung gian. Từ vít xoắn trung gian, tùy theo hàm lượng khối đang khai thác để điều chỉnh cắt dòng. Dòng sản phẩm được chảy thẳng tới thùng chứa để bơm sản phẩm bơm lên bãi quặng. Dòng trung gian được bơm lên 8 vít xoắn sản phẩm để ra sản phẩm là khoáng vật nặng có hàm lượng từ 80 – 90% KVN. Khoáng vật nặng sau khi khai thác và tuyển thô được tập trung tại bãi quặng, sau đó phơi khô (hoặc sấy vào mùa mưa) rồi chuyển tới xưởng tuyển tinh. Mỗi khoảnh được khấu giật, khai thác từ trên xuống, khấu đến đâu tuyển quặng đến đó, hết khoảnh nọ đến khoảnh kia. Với việc áp dụng phương pháp khai thác lộ thiên nên công tác hoàn thổ bằng bãi thải trong. Tất cả lượng cát tách khỏi quặng trong quá trình khai thác sẽ được dùng để hoàn lại vào khoảng trống đã khai thác, hoàn thổ lại khai trường sử dụng máy ủi hoàn thổ tạo lại địa hình gần như ban đầu. Nhu cầu lao động Khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam: Số lao động cần thiết là 19 người/cụm được tổ chức theo cơ cấu sau: Trưởng ca kiêm kỹ thuật tuyển : 1 người x 3 ca = 3 người Công nhân lái máy ủi : 1 người x 1 ca = 1 người Công nhân lái máy cuốc : 1 người x 3 ca = 3 người Công nhân trực vận hành cụm vít : 2 người x 3 ca = 6 người Công nhân vận hành máy bơm : 2 người x 3 ca = 6 người Số người cần thiết cho 4 cụm vít: 19 x 4 = 76 người Số lao động chung 2 cụm là 14 người, gồm: Ban quản đốc xưởng khai thác (QĐ + PQĐ) : 2 người Công nhân trực, sửa chữa điện (3 ca) : 3 người Lái xe ô tô chở quặng : 2 người Thủ kho : 1 người Cấp dưỡng : 3 người Bảo vệ : 3 người Tổng số lao động: 90 người Khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi Số lao động cần thiết là 19 người/cụm với cơ cấu tương tự như trên. Vậy số người cần thiết cho 2 cụm vít là 38 người. Số lao động chung 2 cụm là 9 người, gồm: Phụ trách khu vực khai thác : 1 người Công nhân trực, sửa chữa điện (3 ca) : 3 người Lái xe ô tô chở quặng : 1 người Thủ kho + bảo vệ : 2 người Cấp dưỡng : 2 người Tổng số lao động: 47 người Nguồn lao động: lao động trực tiếp và phục vụ tuyển dụng chủ yếu từ nguồn nhân lực ở địa phương được đưa vào sử dụng sau khi qua khóa đào tạo ngắn hạn. Các hạng mục đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Qui hoạch sử dụng đất Đất trong khu vực Dự án hoàn toàn là đất đồi cát ven biển, trong đó các khu vực khai thác chồng lấn với một phần diện tích của các dự án du lịch nhưng đều chưa tiến hành xây dựng. Hệ thống giao thông Cả hai khu vực khai thác có điều kiện giao thông khá thuận lợi: từ khu vực xã Tân Thành theo tỉnh lộ ĐT719 về tỉnh lộ ĐT709 khoảng 18km, đi tiếp 20km về trung tâm thị xã La Gi (phường Tân An) gặp quốc lộ 55 đi theo hướng đi Bà Rịa – Vũng Tàu là tới nhà máy chế biến tại Cụm công nghiệp Tân Thiện – La Gi, tổng chiều dài khaỏng 42km đường nhựa; từ khu vực phường Tân Phước về nhà máy chế biến khoảng 3km. Hệ thống đường giao thông nội bộ trong khu vực khai thác và nối ra các đường liên huyện - tỉnh, công ty đầu tư dạng đường cấp phối. Hệ thống cấp nước Khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam: Qua khảo sát, trong khu vực có nhiều khe nước nhỏ hình thành tự nhiên, vào mùa mưa có nước dẫn từ các triền đồi quanh khu vực đổ vào hai khe suối dẫn nước ra biển. Tại hai điểm đầu của hai khe suối này nằm trong khu vực khai thác, cũng là điểm thấp nhất trong khu vực, đào 2 hồ chứa nước cách nhau 500m, dung tích mỗi hồ 6.000m3, lòng hồ lót vải nylon chống thấm. Nước mưa từ các khe trên các triền đồi và các bãi cát thải được thu hồi lại khoảng 80% đều được dẫn trở lại hồ chứa để phục vụ cho hoạt động tuyển quặng thô. Như vậy, lượng nước từ hồ chứa có đủ để dùng cho khai thác hoạt động liên tục 20giờ/ngày vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) hoạt động bán thời gian: 10 tiếng làm việc, 10 tiếng nghỉ để nước kịp hồi về hồ chứa. Khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi Qua khảo sát, gần khu vực khai thác về phía Tây Bắc có một bàu nước, vào mùa mưa nước từ xung quanh đổ vào đủ phục vụ cho khai thác; mùa khô lập hệ thống thu hồi nước bằng cách đào mương quanh bãi thải và lót vải nylon chống thấm. Nước từ các bãi cát thải tự chảy vào mương do chênh lệch độ cao được thu hồi lại khoảng 50% và được đưa ngược vào bàu chứa để bơm cấp cho khai trường. Theo quy trình thu hồi nước nêu trên, vào mùa khô chỉ hoạt động bán thời gian: 10 tiếng làm việc, 10 tiếng nghỉ để nước kịp hồi về bàu chứa. Bên cạnh, khi dự án đi vào hoạt động sử dụng nguồn nước từ các giếng khoan trong khu đất dự án cho hoạt động sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại đây và phòng khi thiếu nước phục vụ công tác khai thác vào mùa khô hạn. Hệ thống cấp điện Giải pháp cung cấp điện cho khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam là nguồn điện từ điện lưới quốc gia, được kéo từ đường dây 22Kv cách mỏ khoảng 1km, lắp 2 trạm biến áp điện có thông số 22/0,4kV – 400kVA, mỗi trạm cung cấp điện cho 2 cụm vít. Đối với khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi, điện được cung cấp bởi 2 máy phát điện chạy dầu diezel, công suất mỗi máy 200kVA. Thông tin liên lạc Điều kiện thông tin liên lạc rất tốt, có hệ thống đường dây điện thoại cố định được ghép nối vào mạng viễn thông của Bưu điện tỉnh Bình Thuận hay sóng điện thoại di động đã phủ tới Mỏ. Hệ thống cây xanh Với quy mô hoạt động của dự án thì lượng bụi và tiếng ồn ảnh hưởng đến môi trường là không thể tránh khỏi. Vì thế, cây xanh cho khu vực dự án là hoàn toàn cần thiết. Theo quy hoạch, hệ thống cây xanh quanh phạm vi khu vực dự án, đặc biệt là những hàng dương cần tiếp tục được bảo vệ và phát triển. Bên cạnh, Công ty sẽ trồng và chăm sóc thêm một số các cây xanh trong khuôn viên dự án để phục hồi cảnh quang và tạo môi trường xanh sạch sau khi Dự án hoàn thành. Tiến độ thực hiện dự án Căn cứ vào diện tích, điều kiện kỹ thuật khai thác, yêu cầu thời gian khai thác để giao trả đất cho địa phương triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác, thời gian khai thác: Khu vực 57ha thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam: khai thác trong 3 năm (từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2011). Khu vực 8,55ha thuộc xã Tân Phước, thị xã La Gi: khai thác trong 1 năm (từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009). Ý NGHĨA KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển ngành nghề ở nông thôn tạo điều kiện phát triển kinh tế toàn diện, hiệu quả, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo chiều hướng tăng tỷ trọng giá trị tổng sản phẩm và phân công lao động vào ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Giảm tỷ trọng giá trị tổng sản phẩm và phân công lao động vào ngành nông nghiệp, nhất là phá thế độc canh cây lúa trong sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Cùng với sự phát triển kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng, khi dự án đi vào hoạt động sẽ tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển hiện có để khai thác, tinh chế các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hơn nữa, dự án còn góp phần làm sạch môi trường, phục vụ cho việc phát triển du lịch, đồng thời để tận thu, tránh thất thoát, lãng phí tài nguyên khoáng sản quốc gia. Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản ilmenite - zircon ở xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận góp phần mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội đối với khu vực như sau: Dự án là một đáp ứng tích cực và kịp thời chủ trương phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành khai thác khoáng sản của tỉnh nhà nói riêng. Dự án được hình thành sẽ mang lại hiệu quả cho Công ty, góp phần cùng với các công ty khoáng sản của tỉnh làm tăng sản lượng hàng xuất khẩu và tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ do xuất khẩu mang lại 11,5 triệu USD… Tạo thêm việc làm cho gần 150 lao động tại mỏ và hàng trăm lao động tại Nhà máy chế biến với thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng hàng tháng, góp phần giải quyết việc làm ở vùng nông thôn. Dự án không những khả thi về mặt kinh tế - tài chính mà còn thể hiện tầm trọng mang lại hiệu quả hết sức thiết thực, lâu dài về mặt kinh tế - xã hội. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước và địa phương lên trên 43 tỷ đồng được thể hiện trực tiếp qua thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thu khác từ hoạt động kinh doanh của dự án. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ Tổng vốn đầu tư cho khai thác: 13.711.800.000 đồng. Trong đó : Vốn cố định : 11.211.800.000 đồng Vốn xây lắp : 534.000.000 đồng Vốn mua sắm thiết bị : 10.177.800.000 đồng Vốn khác (đền bù, dự phòng) : 500.000.000 đồng Vốn lưu động : 2.500.000.000 đồng CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN Điều kiện địa chất, địa hình Đặc điểm địa hình Khu vực khai thác nằm trong phần địa hình tích tụ có nguồn gốc sông biển, biển gió và biển, chúng tạo nên các bãi cát dọc bờ biển, các cồn cát cố định và các cồn cát di động này tùy theo nguồn gốc hình thành. Đối tượng mà đề án này quan tâm là các dãy sườn đồi cát cố định trong diện tích xin khai thác. Các tài liệu tra trước đây đã chỉ rõ: So với các cồn cát di động thì các cồn cát cố định quặng hóa tập trung với hàm lượng cao hơn và có nhiều chỗ đạt giá trị công nghiệp có thể khai thác tận thu. Đặc điểm địa hình khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam là dãy sườn đồi cát có độ cao từ 5 – 15m, có một vài động cát nhô cao gần 20m đan xen các gò đụn và bãi bằng cao từ 2 – 3m thường thay đổi theo mưa gió. Phần lớn diện tích là bãi cát trống. Trong khu vực có nhiều khe nước nhỏ hình thành tự nhiên. Khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi cũng với địa hình là dãy đồi cát cao từ 2 – 20m, có bề rộng 30 – 50m. Bên trong động cát về phía Tây Bắc có bàu nước, có khá nhiều nước vào mùa mưa. Cả hai khu vực đều không có sông, suối lớn. Đặc điểm địa chất Qua khảo sát thực địa, phát hiện tại đây thấy dấu hiệu có những lớp cát đen (quặng ilmenite - zircon), độ tích tụ quặng thấp và phân bố không đều. Thân quặng ilmenite – zircon tồn tại trên cát gò đụn ở độ cao từ 3 – 15m, nằm tại cát lớp cát xám trắng hạt mịn, bị bao phủ bởi lớp cát vàng hạt lớn. Giữa các lớp thân quặng trong lớp cát xám trắng thường bị kẹp các lớp cát vàng hạt thô chứa ít quặng. Quá trình khai thác của Chủ đầu tư tại điểm khai thác có vị trí và địa hình tương đồng, điều kiện địa chất công trình tại các khu vực Dự án không gây ảnh hưởng lớn đến công trình khai thác. Các thân quặng lộ ngay trên mặt địa hình, chiều sâu khai thác nông. Vì vậy, khu vực dự án sẽ không xảy ra các hiện tượng địa chất động lực phức tạp gây phá hủy bờ moong khai thác. Điều kiện khí tượng thủy văn Quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí tượng khu vực Dự án. Do đó, cần phải hiểu rõ đặc trưng khí tượng thuộc khu vực Dự án để đề xuất các phương án xử lý ô nhiễm môi trường hiệu quả. Khu vực Dự án nằm trên địa bàn xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận với các đặc trưng khí tượng thủy văn chủ yếu như sau: Nhiệt độ không khí Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm khu vực huyện Hàm Thuận Nam (0C). Nhiệt độ (0C)  Năm    2003  2004  2005  2006  2007   Cả năm  26,9  26,9  27,0  27,3  27,0   Tháng 1  24,9  25,2  24,4  25,5  25,9   Tháng 2  25,8  25,0  25,9  26,5  25,3   Tháng 3  27,1  26,8  26,4  27,1  27,6   Tháng 4  28,6  28,8  28,2  29,0  28,7   Tháng 5  28,1  28,4  28,8  29,1  28,6   Tháng 6  28,0  27,7  28,0  28,2  26,9   Tháng 7  27,2  27,1  27,2  26,9  27,2   Tháng 8  27,4  26,8  27,2  26,9  26,8   Tháng 9  27,2  27,6  27,1  27,4  27,4   Tháng 10  27,1  27,3  27,5  27,4  27,1   Tháng 11  26,7  27,0  27,4  27,3  26,1   Tháng 12  25,1  25,4  25,9  26,5  26,0   (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận 2007) Nhiệt độ trung bình năm 5 năm gần đây (2003-2007) tại khu vực huyện Hàm Thuận Nam dao động từ 26,9 – 27,30C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24,40C (tháng 1/2005), nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,10C (tháng 5/2006). Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm khu vực thị xã La Gi (0C). Nhiệt độ (0C)  Năm    2003  2004  2005  2006  2007   Cả năm  26,6  26,3  26,6  26,8  26,5   Tháng 1  24,6  25,0  24,0  25,0  25,3   Tháng 2  26,0  24,8  25,6  26,2  25,0   Tháng 3  27,1  26,5  26,2  26,7  27,3   Tháng 4  28,3  28,2  27,8  28,4  28,3   Tháng 5  27,8  27,9  28,6  28,3  27,6   Tháng 6  27,6  26,5  27,7  27,4  26,7   Tháng 7  26,7  26,3  26,7  26,8  26,7   Tháng 8  26,9  26,0  27,1  26,5  26,4   Tháng 9  26,4  26,4  26,8  26,6  26,8   Tháng 10  26,6  26,3  27,0  26,8  26,5   Tháng 11  26,2  26,4  26,9  27,0  25,8   Tháng 12  24,8  24,8  25,2  25,9  25,5   (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận 2007) Nhiệt độ trung bình năm 5 năm gần đây (2003-2007) tại khu vực thị xã La Gi dao động từ 26,3 – 26,80C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24,00C (tháng 1/2005), nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,60C (tháng 5/2005). Khu vực dự án được thừa hưởng chế độ bức xạ mặt trời nhiệt đới, cán cân bức xạ trong năm luôn luôn dương và ít biến động, mang tính nhiệt đới rõ rệt. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng mát nhất từ 4 - 50C. Do chịu ảnh hưởng của biển nên khí hậu khu vực Dự án khá mát mẻ. Độ ẩm không khí Độ ẩm trung bình năm 5 năm gần đây (2003-2007) tại khu vực Dự án dao động từ 79 – 82%. Bảng 2.3. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm khu vực huyện Hàm Thuận Nam (%). Độ ẩm (%)  Năm    2003  2004  2005  2006  2007   Cả năm  80  79  80  80  80   Tháng 1  75  77  71  81  74   Tháng 2  76  75  79  77  70   Tháng 3  76  80  80  78  79   Tháng 4  77  76  75  78  79   Tháng 5  82  80  83  76  83   Tháng 6  83  80  78  79  82   Tháng 7  84  84  83  84  82   Tháng 8  83  83  81  84  85   Tháng 9  83  82  85  83  81   Tháng 10  83  80  82  83  85   Tháng 11  80  79  80  80  84   Tháng 12  76  73  82  78  77   (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận 2007) Bảng 2.4. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm khu vực thị xã La Gi (%). Độ ẩm (%)  Năm    2003  2004  2005  2006  2007   Cả năm  79  79  82  82  82   Tháng 1  75  72  81  82  78   Tháng 2  73  74  80  75  80   Tháng 3  74  78  79  78  80   Tháng 4  74  77  79  79  79   Tháng 5  79  80  81  81  84   Tháng 6  84  81  81  84  83   Tháng 7  84  83  81  86  87   Tháng 8  85  85  86  86  85   Tháng 9  84  82  88  86  84   Tháng 10  83  77  84  84  81   Tháng 11  80  79  83  80  78   Tháng 12  76  75  84  78  80   (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận 2007) Lượng mưa Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất ô nhiễm, lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng giảm. Vì vậy, mức độ ô nhiễm cục bộ vào mùa mưa sẽ thấp hơn mùa khô. Bảng 2.5. Bảng lượng mưa trung bình năm trong 5 năm gần đây ở khu vực Dự án (mm). Lượng mưa (mm)  Năm    2003  2004  2005  2006  2007   Khu vực huyện Hàm Thuận Nam  1.134  930  1.152  1.362  1.328   Khu vực thị xã La Gi  1.444  987  1.260  1.390  1.996   (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận 2007) Lượng mưa cao nhất khu vực huyện Hàm Thuận Nam là 376mm vào tháng 5/2004 và khu vực thị xã La Gi là 442mm vào tháng 5/2007. Nhiều tháng ở khu vực Dự án hầu như không có mưa. Bảng 2.6. Bảng số giờ nắng trung bình trong 5 năm gần đây ở khu vực Dự án (giờ). Số giờ nắng (giờ)  Năm    2003  2004  2005  2006  2007   Khu vực huyện Hàm Thuận Nam  2.734  3.048  2.784  2.993  2.784   Khu vực thị xã La Gi  2.653  2.763  2.460  2.664  2.333   Số giờ nắng cao nhất khu vực huyện Hàm Thuận Nam là 313giờ vào tháng 4/2006 và khu vực thị xã La Gi là 305giờ vào tháng 4/2003. Số giờ nắng ít nhất khu vực huyện Hàm Thuận Nam là 127giờ và khu vực thị xã La Gi là 116giờ vào tháng 12/2005. Gió Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí. Khi vận tốc gió càng lớn, thì chất ô nhiễm lan tỏa càng xa nguồn ô nhiễm, khả năng pha loãng không khí sạch càng nhanh chóng. Ngược lại, khi tốc độ gió càng yếu hoặc lặng gió thì chất ô nhiễm sẽ bao trùm xuống mặt đất tại chân các nguồn thải, làm cho nồng độ chất ô nhiễm trong không khí xung quanh khu vực nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất, tức gây nên tình trạng ô nhiễm. Hướng gió thay đổi sẽ làm cho khu vực ô nhiễm thay đổi. Hai hướng gió chủ đạo trong năm tại khu vực Dự án là Đông – Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và hướng Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9 với vận tốc gió trung bình từ 3 – 5 m/s. Bão Bình Thuận thường ít bị trực tiếp bão, áp thấp nhiệt đới, song cũng chịu ảnh hưởng của một số cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực. Trên địa bàn tỉnh đã xảy ra cơn bão số 9 vào cuối năm 2006 và bão số 2 năm 2007 đã gây mưa to đến rất to tại các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ, trong đó có cả Bình Thuận. Thủy văn Phần lớn khu vực Dự án, nhất là nơi có địa hình cao, nước dưới đất nhạt, có độ khoáng hóa không quá 1g/l, thuận lợi cho việc đào giếng lấy nước sinh hoạt. Lớp chứa nước kém trong trầm tích biển có thành phần thạch học là sét, sét pha xen kẽ các lớp mỏng và trầm tích cát pha hoặc cát hạt mịn, rất nghèo nước. Lớp này nằm sâu, không ảnh hưởng trong quá trình khai thác. Khu vực khai thác xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam qua khảo sát thấy có nhiều khe nước nhỏ hình thành tự nhiên, vào mùa mưa có nước dẫn từ các triền đồi quanh khu vực đổ vào hai khe suối dẫn nước ra biển. Qua khảo sát khu vực khai thác xã Tân Phước, thị xã La Gi có một bàu nước về phía Tây Bắc. Vào mùa mưa, nước từ xung quanh đổ vào bàu nước đủ phục vụ cho khai thác. Hiện trạng môi trường khu vực dự án Để đánh giá hiện trạng môi trường nền khu vực thực hiện dự án khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon, Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc Ký TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu tại khu vực dự án. Các kết quả phân tích và đánh giá chất lượng môi trường tại khu vực dự án như sau : Chất lượng không khí Kết quả phân tích chất lượng không khí, đo đạc độ ồn được trình bày trong bảng 2.7 và bảng 2.8. Khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam: Vị trí lấy mẫu: 4 mẫu với toạ độ như sau : K1 : 0172.418 – 1187.012 K2 : 0172.055 – 1186.257 K3 : 0171.952 – 1185.901 K4 : 0172.303 – 1186.250 Bảng 2.7. Kết quả phân tích chất lượng không khí và đo đạc tiếng ồn khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam. STT  Chỉ tiêu  Đơn vị  Kết quả phân tích  TCVN  Phương pháp phân tích      K1  K2  K3  K4     1  Độ ồn  dBA  43  47  51  45  50 -75 (*)  Máy đo tiếng ồn Extech instruments (ASU)   2  Bụi  mg/m3  0,23  0,29  0,27  0,25  0,30 (**)  TCVN 5067 – 1995   3  SO2  mg/m3  0,15  0,18  0,17  0,14  0,35 (**)  Tetracloromercurat (TCN/pararpsanitin) theo TCVN 5971-1995   4  NO2  mg/m3  0,11  0,15  0,14  0,14  0,20 (**)  Phương pháp Griss-Saltman theo ISO 6768 - 1995   5  CO  mg/m3  1,8  2,1  1,7  2,0  30 (**)  Phương pháp thử Folin Ciocalteur   Khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi Vị trí lấy mẫu: 3 mẫu ? ? ? Bảng 2.8. Kết quả phân tích chất lượng không khí và đo đạc tiếng ồn khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi. STT  Chỉ tiêu  Đơn vị  Kết quả phân tích  TCVN  Phương pháp phân tích      K1  K2  K3     1  Độ ồn  dBA  53  47  48  50 - 75 (*)  Máy đo tiếng ồn Extech instruments (ASU)   2  Bụi  mg/m3  0,29  0,26  0,25  0,30 (**)  TCVN 5067 – 1995   3  SO2  mg/m3  0,20  0,17  0,19  0,35 (**)  Tetracloromercurat (TCN/pararpsanitin) theo TCVN 5971-1995   4  NO2  mg/m3  0,14  0,18  0,16  0,20 (**)  Phương pháp Griss-Saltman theo ISO 6768 - 1995   5  CO  mg/m3  3,0  2,5  2,3  30 (**)  Phương pháp thử Folin Ciocalteur   Ghi chú: (*) TCVN 5949-1998: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép; (**) TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (mẫu trung bình trong một giờ). Nhận xét: Kết quả lấy mẫu phân tích chất lượng không khí tại khu vực Dự án cho thấy các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép, khu vực chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp. Chất lượng nước Nước mặt Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các bàu nước khu vực thực hiện dự án được trình bày trong bảng 2.9 và 2.10. Khu vực xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam: Vị trí lấy mẫu: 2 điểm tại bàu Mai cách nhau khoảng 30m Bảng 2.9. Kết quả phân tích chất lượng nước Bàu Mai khu vực dự án STT  Thông số  Đơn vị  Kết quả phân tích  TCVN 5942-1995  Phương pháp phân tích      NM1  NM2     1  pH  -  6,5  6,8  5,5 - 9  Máy đo pH MP200   2  SS  mg/l  35  40  80  TCVN 4560:1988   3  DO  mg/l  5,0  6,5  ≥ 2  TCVN 4564-78   4  BOD5  mg/l  13,5  16,0  < 25  APHA 5210B   5  Amoniac  mg/l  0,10  0,15  1  APHA 4500   6  Asen  mg/l  KPH  0,007  0,1  APHA 3500   7  Coliform  MPN/100ml  5.500  5.800  10.000  SMEWW 9221B-1995   8  Tổng hoạt độ phóng xạ α  Bq/l  0,01  0,01  0,1  APHA 7100B   9  Nitrat  mg/l  8,0  8,7  15  APHA 4500   Khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi : Vị trí lấy mẫu: 2 điểm tại bàu nước cách nhau khoảng 30m. Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng nước tại bàu nước cạnh khu vực dự án STT  Thông số  Đơn vị  Kết quả phân tích  TCVN 5942-1995  Phương pháp phân tích      NM1  NM2     1  pH  -  7,1  6,9  5,5 - 9  Máy đo pH MP200   2  SS  mg/l  64  68  80  TCVN 4560:1988   3  DO  mg/l  5,5  6,0  ≥ 2  TCVN 4564-78   4  BOD5  mg/l  16,5  17,0  < 25  APHA 5210B   5  Amoniac  mg/l  0,20  0,25  1  APHA 4500   6  Asen  mg/l  KPH  KPH  0,1  APHA 3500   7  Coliform  MPN/100ml  4.800  5.200  10.000  SMEWW 9221B-1995   8  Tổng hoạt độ phóng xạ α  Bq/l  0,01  0,01  0,1  APHA 7100B   9  Nitrat  mg/l  9,0  8,9  15  APHA 4500   Ghi chú: KPH : Không phát hiện; TCVN 5944-1995  : Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. Nhận xét: So sánh kết quả phân tích chất lượng nước mặt với TCVN 5942-1995 cho thấy hàm lượng các chất đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng chỉ có chỉ tiêu Amoniac không đạt tiêu chuẩn nhưng mức độ không đáng kể. Nước biển Kết quả chất lượng nước biển chỉ tiến hành phân tích tại khu vực thực hiện dự án tại khu vực xã Tân Phước, thị xã La Gi và được trình bày trong bảng 2.11. Vị trí lẫy mẫu : 3 điểm trên vùng biển cạnh khu vực dự án (mỗi vị trí lấy mẫu cách nhau khoảng 50m) Bảng 2.11. Kết quả phân tích chất lượng nước biển tại khu vực Dự án. STT  Thông số  Đơn vị  Kết quả phân tích  Phương pháp phân tích  TCVN 5943-1995 cột A      NB1  NB2  NB3     1  pH  –  7,54  7,61  7,39  Máy đo pH MP200  6,5 – 8,5 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo ĐTM Dự án đầu tư khai thác thu hồi khoáng sản Ilmenite - Zircon (94trang).doc
Luận văn liên quan