Đề tài ĐTM dự án Đầu tư nâng cấp mở rộng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC BẢNG 4 DANH MỤC CÁC HÌNH 5 MỞ ĐẦU 1 XUẤT XỨ DỰ ÁN 7 2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 8 2.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ 8 2.2. CĂN CỨ TÀI LIỆU KỸ THUẬT 10 3 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM . 10 4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM . 11 CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN 12 1.2. CHỦ DỰ ÁN 12 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 12 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 14 1.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa của dự án. 14 1.4.2. Khối lượng quy mô các hạng mục dự án. 14 1.4.3. Qui trình xuất nhập hàng. 19 1.4.4. Nhu cầu trang thiết bị máy móc. 20 1.4.5. Nhu cầu sử dụng vật tư nông nghiệp và nhiên liệu. 21 1.4.6. Vốn đầu tư. 22 1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án. 22 CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 24 2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất 24 2.1.2. Điều kiện khí tượng – thủy văn. 24 2.1.3. Hiện trạng môi trường khu vực dự án. 26 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 30 2.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Lấp Vò. 30 2.2.2. Điều kiện tư nhiên kinh tế xã Bình Thành, huyện Lấp Vò. 32 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 33 3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án. 33 3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng. 34 3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành dự án. 42 3.1.4. Tác động do rủi ro, sự cố. 51 3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 55 CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO DỰ ÁN GÂY RA 56 4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị 56 4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng 57 4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn hoạt động 60 4.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ CÁC RỦI RO, SỰ CỐ 67 4.2.1. Biện pháp phòng ngừa các rủi ro, sự cố trong giai đoạn chuẩn bị dự án 67 4.2.2. Biện pháp phòng ngừa các rủi ro, sự cố trong giai đoạn xây dựng. 68 4.2.3. Biện pháp phòng ngừa các rủi ro, sự cố trong giai đoạn hoạt động. 68 chương 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 77 5.1.1. Chương trình quản lý môi trường. 77 5.1.2. Dự trù kinh phí cho các giải pháp xử lý môi trường. 80 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 81 5.2.1. Giám sát môi trường giai đoạn xây dựng. 81 5.2.1. Giai đoạn dự án hoạt động. 81 CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ bình thành 83 6.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ bình thành 84 6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐỐI VỚI CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CỦA UBND VÀ UBMTTQ XÃ BÌNH THÀNH 84 PHẦN: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 1. KẾT LUẬN 85 2. KIẾN NGHỊ 85 3. CAM KẾT 85 MỞ ĐẦU XUẤT XỨ DỰ ÁN Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có 02 dòng sông chính chảy qua là sông Tiền và sông Hậu nên đất đai phù sa màu mỡ, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Đồng Tháp có tới 79% dân số sống bằng nghề nông, 245.044 ha đất nông nghiệp, có khoảng 7.062 ha đất cây công nghiệp, 17.521 ha đất vườn cho nên nhu cầu về phân bón và thuốc BVTV rất lớn. Nhận thấy nhu cầu về phân bón, thuốc BVTV là không thể thiếu cho nền kinh tế nông nghiệp, cùng với sự khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh nghiệm nhiều năm trong việc kinh doanh thuốc BVTV nên Công ty TNHH Hữu Thành I quyết định đầu tư cải tạo nậng cấp kho chứa thuốc BVTV tại xã Bình Thành, huyện Lấp Vò để đáp ứng nhu cầu thị trường. Dự án ngoài việc giúp cho cơ sở tăng doanh thu mà còn hỗ trợ nền kinh tế nông nghiệp địa phương và vùng lân cận phát triển ổn định thông qua việc cung cấp đầy đủ nguồn phân bón, thuốc BVTV với giá cả ổn định. Dự án hoàn toàn phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Mặc dù, dự án có nhiều thuận lợi và khi triển khai sẽ mang lại lợi ít kinh tế cao góp phần phát triển xã hội. Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực đến nền nông nghiệp thì hoạt động của kho sẽ gây ra những tác động đến tài nguyên, môi trường của khu vực cũng như đến đời sống của người dân xung quanh nếu không có giải pháp hữu hiệu để khắc phục những nguồn ô nhiễm. Nhận thấy những tác động tiêu cực đến môi trường và để thực hiện theo đúng quy định của Luật bảo vệ môi trường, Chủ đầu tư đã phối hợp với Công ty TNHH DV & TV Mai Anh để lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án để trình Ủy ban Nhân dân tỉnh thông qua. Nội dung và trình tự các bước thực hiện ĐTM được tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật về môi trường và hướng dẫn của Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 17/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, có hại, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu để hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, không gây ô nhiễm môi trường, góp phần vào phát triển bền vững của xã hội nói chung và của địa phương nói riêng. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án Cơ quan phê duyệt dự án là Công ty TNHH Hữu Thành I Cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM là UBND tỉnh Đồng Tháp CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 2.1.CĂN CỨ PHÁP LÝBáo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án “Đầu tư nâng cấp mở rộng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ” được thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp lý sau: Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006.Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc ban điều lệ bảo vệ thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật và điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2003 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.Nghị định số 108 /2006/NĐ-CP ngày 29/11/2005 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm mua bán, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về việc quản lý chất thải rắn.Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2008 của Chính Phủ về việc chỉnh sửa, bổ sung một số điều trong Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định một số điều của Nghị định 29/2010/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

doc87 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5215 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài ĐTM dự án Đầu tư nâng cấp mở rộng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC BẢNG 4 DANH MỤC CÁC HÌNH 5 MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ DỰ ÁN 7 2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 8 2.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ 8 2.2. CĂN CỨ TÀI LIỆU KỸ THUẬT 10 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 10 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 11 CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN 12 1.2. CHỦ DỰ ÁN 12 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 12 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 14 1.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa của dự án 14 1.4.2. Khối lượng quy mô các hạng mục dự án 14 1.4.3. Qui trình xuất nhập hàng 19 1.4.4. Nhu cầu trang thiết bị máy móc 20 1.4.5. Nhu cầu sử dụng vật tư nông nghiệp và nhiên liệu 21 1.4.6. Vốn đầu tư 22 1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án 22 CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 24 2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất 24 2.1.2. Điều kiện khí tượng – thủy văn 24 2.1.3. Hiện trạng môi trường khu vực dự án 26 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 30 2.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Lấp Vò 30 2.2.2. Điều kiện tư nhiên kinh tế xã Bình Thành, huyện Lấp Vò 32 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 33 3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án 33 3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng 34 3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành dự án 42 3.1.4. Tác động do rủi ro, sự cố 51 3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 55 CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO DỰ ÁN GÂY RA 56 4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị 56 4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng 57 4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn hoạt động 60 4.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ CÁC RỦI RO, SỰ CỐ 67 4.2.1. Biện pháp phòng ngừa các rủi ro, sự cố trong giai đoạn chuẩn bị dự án 67 4.2.2. Biện pháp phòng ngừa các rủi ro, sự cố trong giai đoạn xây dựng 68 4.2.3. Biện pháp phòng ngừa các rủi ro, sự cố trong giai đoạn hoạt động 68 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 77 5.1.1. Chương trình quản lý môi trường 77 5.1.2. Dự trù kinh phí cho các giải pháp xử lý môi trường 80 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 81 5.2.1. Giám sát môi trường giai đoạn xây dựng 81 5.2.1. Giai đoạn dự án hoạt động 81 CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ BÌNH THÀNH 83 6.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ BÌNH THÀNH 84 6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐỐI VỚI CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CỦA UBND VÀ UBMTTQ XÃ BÌNH THÀNH 84 PHẦN: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 1. KẾT LUẬN 85 2. KIẾN NGHỊ 85 3. CAM KẾT 85 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Tổng quy mô, sức chứa dự án theo hiện trạng 14 Bảng 2. Tổng quy mô, sức chứa các kho sau nâng cấp 15 Bảng 3. Phân khu chức năng theo hiện trạng 15 Bảng 4. Phân khu chức năng theo phương án mới 16 Bảng 5. Danh mục máy móc thiết bị 20 Bảng 6. Nhu cầu về thuốc bảo vệ thực vật 21 Bảng 7. Nhu cầu phân bón các loại 22 Bảng 8. Tiến độ thực hiện dự án 23 Bảng 9. Vị trí các điểm lấy mẫu chất lượng không khí 26 Bảng 10. Kết quả phân tích không khí xung quanh khu dự án 26 Bảng 11. Chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích nước mặt 27 Bảng 12. Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm 28 Bảng 13. Kết quả quan trắc đất dân sinh năm 2010 29 Bảng 14. Các tác động chính đến môi trường trong giai đoạn xây dựng 34 Bảng 15. Các nguồn gây tác động đến môi trường 35 Bảng 16. Hệ số ô nhiễm do hoạt động xây dựng 35 Bảng 17. Tải lượng ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông 36 Bảng 18. Hệ số phát thải ô nhiễm ứng với đường kính que hàn 36 Bảng 19. Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt 37 Bảng 20. Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường 38 Bảng 21. Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công 40 Bảng 22. Mức ồn điển hình ở các công trường xây dựng (đơn vị tính dBA) 40 Bảng 23. Tóm tắt các nguồn ô nhiễm của dự án 42 Bảng 24. Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt 45 Bảng 25. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 46 Bảng 26. Phân loại nhóm độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về độ độc cần ghi trên nhãn 49 Bảng 27. Thành phần tính chất nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại 64 Bảng 28. Kế hoạch quản lý môi trường và thời gian thực hiện 78 Bảng 29. Dự trù kinh phí các công trình bảo vệ môi trường 80 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Vị trí Kho thuốc Bảo vệ thực vật Vạn Lợi 13 Hình 2. Sơ đồ qui trình xuất nhập kho 19 Hình 3. Sơ đồ hệ thống thoát nước 63 Hình 4. Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn 64 Hình 5. Sơ đồ tóm tắt qui trình quản lý chất thải rắn tại kho 66 DANH MỤC NHỮNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BOD  Biochemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy sinh học   COD  Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học   BTCT  Bê tông cốt thép   CO  Oxit của cacbon   DO  Chỉ số oxy hòa tan   NOx  Oxit của nitơ   SO2  Lưu huỳnh điôxit   SS  Tổng chất rắn lơ lửng   BTNMT  Bộ Tài nguyên – Môi trường   CHXHCNVN  Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam   TN&MT  Tài nguyên và Môi trường   ĐTM  Đánh giá tác động môi trường   QCVN  Quy chuẩn Việt Nam   PCCC  Phòng cháy chữa cháy   MPN  Số lớn nhất có thể đếm được (phương pháp xác định vi sinh)   TNHH  Trách nhiệm hữu hạn   CCN  Cụm công nghiệp   XNK  Xuất nhập khẩu   BVTV  Bảo vệ thực vật   UBND  Ủy ban nhân dân   UBMTTQ  Ủy ban mặt trận tổ quốc   WHO KHCN  Tổ chức Y tế thế giới Khoa học công nghệ   PCCN  Phòng chống cháy nổ   DV-TV  Dịch vụ-Tư vấn   ATLĐ  An toàn lao động   PCCN  Phòng chống cháy nổ   BVMT  Bảo vệ môi trường   MỞ ĐẦU XUẤT XỨ DỰ ÁN Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có 02 dòng sông chính chảy qua là sông Tiền và sông Hậu nên đất đai phù sa màu mỡ, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Đồng Tháp có tới 79% dân số sống bằng nghề nông, 245.044 ha đất nông nghiệp, có khoảng 7.062 ha đất cây công nghiệp, 17.521 ha đất vườn cho nên nhu cầu về phân bón và thuốc BVTV rất lớn. Nhận thấy nhu cầu về phân bón, thuốc BVTV là không thể thiếu cho nền kinh tế nông nghiệp, cùng với sự khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh nghiệm nhiều năm trong việc kinh doanh thuốc BVTV nên Công ty TNHH Hữu Thành I quyết định đầu tư cải tạo nậng cấp kho chứa thuốc BVTV tại xã Bình Thành, huyện Lấp Vò để đáp ứng nhu cầu thị trường. Dự án ngoài việc giúp cho cơ sở tăng doanh thu mà còn hỗ trợ nền kinh tế nông nghiệp địa phương và vùng lân cận phát triển ổn định thông qua việc cung cấp đầy đủ nguồn phân bón, thuốc BVTV với giá cả ổn định. Dự án hoàn toàn phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Mặc dù, dự án có nhiều thuận lợi và khi triển khai sẽ mang lại lợi ít kinh tế cao góp phần phát triển xã hội. Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực đến nền nông nghiệp thì hoạt động của kho sẽ gây ra những tác động đến tài nguyên, môi trường của khu vực cũng như đến đời sống của người dân xung quanh nếu không có giải pháp hữu hiệu để khắc phục những nguồn ô nhiễm. Nhận thấy những tác động tiêu cực đến môi trường và để thực hiện theo đúng quy định của Luật bảo vệ môi trường, Chủ đầu tư đã phối hợp với Công ty TNHH DV & TV Mai Anh để lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án để trình Ủy ban Nhân dân tỉnh thông qua. Nội dung và trình tự các bước thực hiện ĐTM được tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật về môi trường và hướng dẫn của Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 17/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo ĐTM sẽ là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh giá các tác động có lợi, có hại, trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Qua đó lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu để hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, không gây ô nhiễm môi trường, góp phần vào phát triển bền vững của xã hội nói chung và của địa phương nói riêng. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án Cơ quan phê duyệt dự án là Công ty TNHH Hữu Thành I Cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM là UBND tỉnh Đồng Tháp CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CĂN CỨ PHÁP LÝ Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án “Đầu tư nâng cấp mở rộng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ” được thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp lý sau: Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc ban điều lệ bảo vệ thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật và điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2003 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Nghị định số 108 /2006/NĐ-CP ngày 29/11/2005 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm mua bán, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về việc quản lý chất thải rắn. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2008 của Chính Phủ về việc chỉnh sửa, bổ sung một số điều trong Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định một số điều của Nghị định 29/2010/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và môi trường về quản lý chất thải nguy hại. Thông tư số 03/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp – Phát Triển Nông Thôn về việc bổ sung một số loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam. Thông tư 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 8 tháng 4 năm 2010 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. Thông tư 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Thông tư số 46/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 8 tháng 4 năm 2010 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông tư số 71 /2010/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về kiểm dịch và Bảo vệ thực vật. Quyết định số 16/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của BTNMT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Công văn số 1538 /BVTV-QLT của Cục bảo vệ thực vật về việc hướng dẫn thi hành Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT. Các tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam về môi trường áp dụng như sau: QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại. QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt. QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp. QCVN 21:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học. QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn. CĂN CỨ TÀI LIỆU KỸ THUẬT Báo cáo đầu tư của dự án Đầu tư cải tạo, mở rộng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Tài liệu thực tế về điều tra, khảo sát hiện trạng khu vực dự án. Báo cáo quan trắc môi trường Đồng Tháp, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Tháp, 2010. Kết quả thu thập, phân tích mẫu và khảo sát hiện trạng khu vực dự án. Lê Trình, Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng, 2000. PGS.TS-Lê Huy Bá, Độc học môi trường, 2000. Đặng Kim Chi, Hóa học môi trường, 1998. PTS. Nguyễn Duy Động – Thông gió và kỹ thuật xử lý khí thải – NXB giáo dục, 1999. Các số liệu hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên khu vực huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Các số liệu điều kiện tự nhiên tỉnh Đồng Tháp. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM Các phương pháp ĐTM đã áp dụng trong báo cáo gồm: Phương pháp thống kê: Để thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình và điều kiện kinh tế, xã hội khu vực dự án. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất dự án và khu vực xung quanh. Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp đánh giá nhanh do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban hành năm 1993, áp dụng để đánh giá tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải và khí thải, từ đó đề xuất những biện pháp giảm thiểu thích hợp. Phương pháp phỏng đoán: Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để phỏng đoán các tác động có thể có, trên cơ sở đó đánh giá tác động của dự án đến môi trường trong khu vực. Phương pháp so sánh: Dựa trên cơ sở các số liệu tính toán và phân tích, so sánh với các tiêu chuẩn/ Quy chuẩn môi trường hiện hành để đánh giá tác động của dự án đến môi trường. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM Để báo cáo đánh giá tác động môi trường đạt chất lượng cao và có những giải pháp đề xuất xử lý ô nhiễm môi trường thiết thực phù hợp với vùng dự án, Chủ đầu tư kết hợp cùng đơn vị tư vấn Công ty TNHH DV - TV Mai Anh tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án. Công ty TNHH DV - TV Mai Anh Giám đốc: Bà Bùi Thị Kim Yến Địa chỉ: Tổ 27, Khóm 2, Phường 3, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Điện thoại: 067.3854922, Fax: 067.3854922 Những cá nhân trực tiếp tham gia lập báo cáo: Đoàn Ngọc Minh, Cử nhân Sư phạm kỹ thuật Nguyễn Thành Trung, Th.s Nông nghiệp Nguyễn Tấn Lộc, Kỹ sư môi trường Trần Quang Vinh, Kỹ sư môi trường Chung Thị Thanh Thuý Giám đốc Công ty Hữu Thành I Nguyễn Ngọc Nẻo P.Giám đốc CT Hữu Thành I Trong quá trình lập báo cáo đã nhận được sự phối hợp tích cực của Chủ đầu tư và các cơ quan hữu quan như: Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lấp Vò và UBND, UBMTTQVN xã Bình Thành. Nhóm lập báo cáo xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN TÊN DỰ ÁN DỰ ÁN “ĐẦU TƯ NÂNG CẤP KHO PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT” CHỦ DỰ ÁN Tên chủ dự án: Công ty TNHH Hữu Thành I. Người đại diện: Bà Chung Thị Thanh Thúy, Quốc tịch: Việt Nam, chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty. Địa chỉ liên hệ: số 503, ấp Bình Lợi, xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Điện thoại: 067.3845171; Fax: 067.3845925 Ngành nghề kinh doanh: hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1400568663 do Phòng Đăng ký Kinh doanh-Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp, kinh doanh mua bán phân bón. Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật số 258/CC.BVTV do Chi cục BVTV Đồng Tháp cấp ngày 22 tháng 9 năm 2003. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Dự án “Đầu tư nâng cấp mở rộng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật” được xây dựng trên 2 khu đất gần nhau có diện tích 3.644m2 tại ấp Bình Lợi, xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Vị trí đã được UBND xã Bình Thành chấp thuận cho xây dựng kho chứa thuốc bảo vệ thực vật theo văn bản xác nhận ngày 06 tháng 6 năm 2011. Các hướng tiếp giáp như sau: * Đối với khu đất số 1 (hiện trạng là Kho gỗ tạm A (179m2) và Kho B (1.169m2) Phía Đông : Giáp nhà dân Phía Tây : Giáp rạch 26-3 Phía Nam : Giáp đường Cái Dâu-Vàm Cống Phía Bắc : Giáp kênh xáng Lấp Vò * Đối với khu đất số 2 (Kho C, diện tích 540m2) Phía Đông : Giáp đất trồng cây lâu năm của Ông Quang Phía Tây : Giáp rạch 26-3 Phía Nam : Giáp nhà dân Phía Bắc : Giáp đường Cái Dâu-Vàm Cống Dự án có mặt bằng tự nhiên rộng, nằm trên trục kênh xáng Lấp Vò nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường đường thủy. Thuận lợi hơn là dự án nằm trong vùng sản xuất nông nghiệp cho nên nhu cầu về phân bón và thuốc BVTV rất cao, sẽ giúp cơ sở trong việc tiêu thụ hàng hóa, tăng lợi nhuận để phát triển cơ sở. Dự án nằm trong khu vực quy hoạch vùng sản xuất kênh sông xáng Lấp Vò. Bên cạnh những thuận lợi thì cũng có một vài khó khăn nhất định như vị trí dự án khá gần dân nên trong quá trình hoạt động nếu không có những giải pháp BVMT tốt thì hơi thuốc, mùi hôi đặc trưng của kho sẽ làm ảnh hưởng đến những hộ dân lân cận. Chính vì vậy, chủ dự án phải có những giải pháp cũng như đầu tư chi phí cao hơn để giải quyết triệt để vấn đề môi trường của kho, đáp ứng các quy định của pháp luật về BVMT và để bảo vệ sức khỏe của người dân trong vùng.  Hình 1. Vị trí Kho thuốc Bảo vệ thực vật NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN Mục tiêu và ý nghĩa của dự án Mục tiêu: Đầu tư nâng cấp kho chứa phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Lấp Vò để đạt được những mục tiêu như sau: Cung cấp đầy đủ các loại phân bón, thuốc trừ sâu cho người dân để bảo vệ, tăng trưởng cây trồng, tăng năng suất và chất lượng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp. Ổn định nguồn cung cấp phân bón thuốc trừ sâu trong khu vực, ổn định thị trường để nông dân an tâm sản xuất. Thông qua dự án để tăng doanh thu cho công ty và tăng nguồn thu nộp ngân sách nhà nước. Ý nghĩa: Khi Dự án đi vào hoạt động sẽ mang lại các lợi ích sau: Góp phần thực hiện thành công chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, phát triển nên kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hiện đại. Giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương, … tăng thêm thu nhập cho người dân khu vực dự án, thông qua đó giúp ổn định an ninh trật tự và phát triển xã hội. Giúp ổn định giá thành vật tư nông nghiệp trong vùng, tăng sự cạnh tranh, giảm giá thành vật tư. Khối lượng quy mô các hạng mục dự án Quy mô của dự án Hiện dự án đã có 03 kho gồm kho A, (kho gỗ tạm), sức chứa 30 tấn phân, 2 tấn thuốc; Kho B diện tích 1.169m2, sức chứa 800 tấn phân và 4 tấn thuốc và Kho C diện tích 540m2 với sức chứa 500 tấn phân. Bảng 1. Tổng quy mô, sức chứa dự án theo hiện trạng Stt  Tên kho  Diện tích xây dựng  Sức chứa (tấn)      Phân bón  Thuốc   1  Kho A (kho gỗ)  179m2  30  02   2  Kho B  1.169m2  800  04   3  Kho C  540m2  500  -   Tổng   1.330  06   Nguồn: chủ dự án Sức chứa hiên tại của các kho không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh hàng hoá. Chính vây Công ty sẽ đầu tư cải tạo nâng cấp cao trình nền kho B và Kho C, đồng thời xây mới Kho A để nâng sức chứa kho từ 1.330 tấn phân lên 1.800 tấn phân. Bảng 2. Tổng quy mô, sức chứa các kho sau nâng cấp Stt  Tên kho  Diện tích xây dựng  Sức chứa (tấn)  Ghi chú      Phân bón  Thuốc BVTV    1  Kho A (kho mới)  379m2  500  -  Chuyển thuốc BVTV lên kho C   2  Kho B  1.169m2  800  -    3  Kho C  540m2  500  06    Tổng   1.800  06    Nguồn: dự án đầu tư Các hạng mục công trình Các hạng mục công trình chính của dự án (1). Về quy hoạch tổng thể Hiện trạng về quy hoạch: Dự án được xây dựng trên khu vực rộng 3.644m2 Đã được phân thành các khối chức năng như sau: Bảng 3. Phân khu chức năng theo hiện trạng Stt  Các hạng mục chính  Diện tích (m2)  % Diện tích   I  Kho A  179  4,91   1  Khu vực chứa phân bón         2  Khu vực chứa thuốc BVTV         II  Kho B  1.169  32,08   1  Khu vực chứa phân bón         2  Khu vực chứa thuốc BVTV         III  Kho C  540  14,82   IV  Đường nội bộ, cây xanh  1.656  45,44   V  Văn phòng  100  2,74   Tổng diện tích đất  3.644  100   Nguồn: Dự án đầu tư Đầu tư xây dựng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Theo quy hoạch phân khu chức năng như trên có những hạn chế như sau: Hiện tại kho A đã xuống cấp, hư hỏng nên để không đảm bảo an toàn lưu chứa thuốc bảo vệ thực vật. Diện tích kho quá nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu lưu chứa hàng hoá. Kho A và Kho B gần bờ sông nhưng lại bố trí xắp xếp thuốc bảo vệ thực vật là không phù hợp, độ an toàn thấp, không đảm bảo khoảng cách cách ly với bờ sông theo quy định và nếu xảy ra sự cố cháy nổ thì khả năng gây ảnh hưởng môi trường lớn. Diện tích sử dụng để trồng cây xanh và đường nội bộ khá cao gây lãng phí quỹ đất. Cao trình nền các kho thấp có khả năng bị ngập lục khi lũ cao. Các kho chưa có hệ thống quạt thông gió nên cần phải đầu tư cải tạo để tạo môi trường thông thoáng đảm bảo điều kiện lao động cho công nhân. Quy hoạch mới Để khắc phục những hạn chế trên Công ty sẽ xây mới lại kho A và quy hoạch bố trí lại chức năng kho theo phương án như sau: Bảng 4. Phân khu chức năng theo phương án mới Stt  Các hạng mục chính  Diện tích (m2)  % Diện tích   1  Kho A (chỉ chứa phân bón)  379  10,40   2  Kho B (chỉ chứa phân bón)  1.169  32,08   3  Kho C (chứa phân bón và thuốc BVTV)  540  14,82   4  Đường nội bộ, cây xanh  1.456  39,96   5  Văn phòng  100  2,74   Tổng diện tích đất  3.644  100   Nguồn: Dự án đầu tư Đầu tư xây dựng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (2). Về cấu trúc, thiết kế kho B và C Kho được thiết kế theo kiểu nhà sắt công nghiệp tiền chế, khung kèo thép; mái nhà lợp tôn sống vuông, nền bê tông; cụ thể như sau: Cấu trúc mái: mái hở, được thiết kế với hệ thống khung cột thép chịu lực, kèo thép mỗi nhịp dày 35m, tole sống vuông dày 0,45mm, xà gồ thép hình chữ C quy cách 50 x 10 x 2mm, bước xà gồ bình quân 1,3, độ dốc 18%, thông gió bằng mái hở và sẽ lắp đặt thêm hệ thống quạt thông gió trên máy. Cấu trúc vách: Vách xung quanh kho xây tường bằng gạch ống câu gạch thẻ và quét vôi màu. Nền: bê tông cốt thép đảm bảo xe tải 10 tấn ra vào và không bị ẩm móc. Cốt nền hiện tại là +1,5m nhưng đỉnh lũ năm 2000 tại khu vực này là 1,8m, cho nên Công ty sẽ tiến hành nâng cao cao trình nền kho lên 2.0m để đảm bảo không bị ngập khi lũ lên. Xây mới bờ kè bê tông chống sạt lở khu vực kho A và kho B. Xây mới hàng rào bảo vệ quanh dự án. (3). Cấu trúc thiết kế kho A Tháo dỡ toàn bộ kho A cũ và nâng cấp cao trình nền kho lên 2.0m. Mở rộng diện tích xây dụng kho từ 179m2 lên 379m2 Cấu trúc kho sẽ được thực hiện giống kho B Các công trình phụ trợ Hiện dự án đã đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục công trình phụ như sau: (1). Hệ thống cấp và nhu cầu dùng: sử dụng nước cấp của xã, tổng số công nhân khoảng 20 người và lượng nước sử dụng khoảng 2m3/ngày. Ngoài ra, còn sử dụng nguồn nước mặt để tưới cây, PCCC. (2). Hệ thống cống thoát mưa: sử dụng cống bê tông ø 500 lắp đặt xung quanh hàng rào kho để thoát nước mưa ra kênh xáng Lấp Vò. (3). Hệ thống PCCC: thiết kế đảm bảo an toàn có khả năng dập tắt đám cháy trong mọi tình huống và đảm bảo các yêu cầu về PCCC theo đúng quy định của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. Cơ bản chủ dự án sẽ trang bị những thiết bị sau: Một máy bơm điện 20HP và 01 máy bơm động cơ diesel 15HP. 03 Hộp cứu hỏa 600 x 400 x 200, trong mỗi hộp có: 1 van khóa đường kính 50mm, 1 cuộn vòi đường kính 50mm dài 20m, 1 lăn phun nước chữa cháy đường kính 50mm/13mm với lưu lượng 2,5 l/s ở áp lực 2,5 kg/cm2. 8 Bình chữa cháy 8 - 12kg. Trên nóc kho bố trí thu lôi chống sét, tiếp địa bảo đảm kỹ thuật. Cấp nước cho PCCC: không xây hồ chứa nước mà sử dụng trực tiếp nước mặt kênh xáng Lấp Vò. (4). Hệ thống cấp điện và nhu cầu sử dụng điện: Điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt của nhân viên, chủ yếu dùng để chiếu sáng và bơm nước, khối lượng dự kiến khoảng 500 KW/tháng. Điện được hạ thế từ hệ thống điện lưới Quốc gia, thông qua sự quản lý, phân phối và cung ứng của Chi nhánh điện lực huyện Lấp Vò. (5). Hệ thống giao thông: vị trí dự án thuận lợi về giao thông thủy bộ, sông Tiền và sông Hậu nằm ở phía Bắc và phía Nam huyện, giữa huyện có tuyến kênh Xáng Lấp Vò chảy suốt từ Tây sang Đông. Quốc lộ 80 và quốc lộ 54 cùng với 4 tỉnh lộ xuyên qua địa bàn huyện, nối liền các tỉnh, huyện lân cận; phía Tây có bến phà Vàm Cống, phía Bắc có bến phà Cao Lãnh. Trong những năm gần đây, huyện Lấp Vò có những đổi thay rất rõ nét. Nhiều dự án đầu tư phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị được triển khai thực hiện, đã giúp cho Lấp Vò trở thành địa phương có tốc độ đô thị hoá nhanh so với các huyện khác trong tỉnh. (6). Hệ thống thông tin liên lạc: Khu vực dự án đã được phủ đầy đủ sóng thông tin liên lạc hiện đại như: mạng điện thoại, internet, bưu điện và các dịch vụ bưu chính khác. Điện thoại phát triển với tỷ lệ 80 máy/100 dân. Các dịch vụ thông tin hiện đại đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. (7). Hệ thống thông gió kho: thiết kế kho cấu trúc mái hở để tăng khả năng lưu thông không khí trong kho, đảm bảo an toàn cho công nhân ra vào kho. Để tăng khả năng thông gió, chủ dự án sẽ lắp đặt thêm các quả cầu thông gió. Qui trình xuất nhập hàng Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của kho, chủ đầu tư xây dựng qui trình hoạt động của kho như sau: Hình 2. Sơ đồ qui trình xuất nhập kho Thuyết minh qui trình Bước 1. đặt hàng: Tuỳ vào thời tiết, nhu cầu và tình hình sâu bệnh vào từng thời điểm mùa vụ, Công ty sẽ đặt hàng các nhà cung cấp (các công ty, doanh nghiệp sản xuất phân bón, thuốc BVTV) các mặt hàng phân bón, thuốc BVTV khác để đảm bảo đủ và chủ động được nguồn hàng cung cấp cho người dân. Bước 2. vận chuyển: Thông qua đơn đặt hàng các nhà cung cấp sẽ tự vận chuyển và giao cho đại lý tại kho. Các mặt hàng thuốc BVTV thường vận chuyển bằng xe chuyên dụng, các loại phân bón thường vận chuyển bằng ghe, sà lan. Bước 3. kiểm tra: Khi hàng hóa vận chuyển về đến kho, công ty sẽ kiểm tra số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa (kiểm tra theo kinh nghiệm và thông số chất lượng của nhà cung cấp) trước khi nhập kho, hàng hóa không đạt chất lượng hay bị hư hỏng trong quá trình vận chuyện sẽ trả lại nhà cung cấp. Bước 4. nhập kho: Hàng hóa sau kiểm tra được công nhân bốc xếp lên kho. Hàng hóa trong kho được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đảm bảo an toàn theo đúng vị trí đã được quy định. Đối với phân bón phải được kê lên balet để không bị ẩm thấp, đối với thuốc phải sắp xếp lên kệ. Bước 5. xuất kho: Xuất để bán lẻ tại đại lý hoặc cung cấp cho các đại lý cấp 2. Nhân viên giữ kho phải kiểm tra, giao đúng số lượng, đúng loại theo phiếu xuất của chủ kho cho nhân viên vận chuyển hoặc trực tiếp cho khách hàng. Bước 6. vận chuyển: Đối với những khách hàng mua từ 300 kg phân trở lên sẽ được hỗ trợ giao đến nhà. Tùy theo vị trị giao hàng mà có thể bố trí phương tiện vận chuyển bằng ghe hay bằng xe. Trong quá trình vận chuyển nhân viên phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông, để đảm bảo an toàn hàng hóa. Nhu cầu trang thiết bị máy móc Toàn bộ máy móc thiết bị phục vụ cho kho đều được đầu tư mới hoàn toàn. Các thiết bị được trình bày trong bảng sau: Bảng 5. Danh mục máy móc thiết bị Stt  Loại thiết bị  Đơn vị  Số lượng  Xuất xứ   1  Xe tải 5 tấn  Chiếc  3  Việt Nam   2  Xà lan 100 tấn  Chiếc  1  Việt Nam   3  Bình chữa cháy  Cái  9  Việt Nam   4  Xe kéo tay  Cái  6  Việt Nam   5  Bơm nước chữa cháy 10 HP (động cơ điện)  Cái  1  Nhập   6  Máy bơm nước chữa cháy 15 HP (động cơ dầu)  Cái  1  Việt Nam   7  Hộp chữa cháy  Cái  3  Việt Nam   8  Quả cầu thông gió  Cái  8  Việt Nam   9  Băng tải  Cái  4  Việt Nam   Nguồn: Chủ dự án cung cấp Nhu cầu sử dụng vật tư nông nghiệp và nhiên liệu Nhu cầu vật tư nông nghiệp: Vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV) là nguồn cung cấp đầu vào và cũng là sản phẩm kinh doanh của kho. Trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp, cũng như sự đa dạng tên thương mại thuốc BVTV. Do đó không thể liệt kê đầy đủ các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo tên thương mại được mà cơ bản phân loại thành các nhóm chính sẽ kinh doanh như sau: Bảng 6. Nhu cầu về thuốc bảo vệ thực vật TT  Tên thuốc BVTV  Dạng sản phẩm  Ghi chí   1  Thuốc trừ sâu   Lỏng    2  Thuốc trừ động vật hoang dã hại mùa màng  Lỏng    3  Thuốc trừ bệnh  Lỏng    4  Thuốc trừ cá hại mùa màng  Bột    5  Thuốc trừ cỏ dại  Bột    6  Thuốc xông hơi diệt trừ sâu bệnh hại nông sản trong kho  Lỏng    7  Thuốc trừ  nhện hại cây  Lỏng    8  Thuốc trừ thân cây mộc  Lỏng    9  Thuốc trừ tuyến trùng  Hạt, bột    10  Thuốc làm rụng lá cây  Lỏng    11  Thuốc trừ ốc bưu vàng  Lỏng    12  Thuốc làm khô cây  Lỏng    13  Thuốc trừ chuột  Bột, Hạt    14  Thuốc điều hoà sinh trưởng cây  Lỏng    15  Thuốc trừ chim hại mùa màng  Lỏng    Tổng khối lượng dự kiến nhập từ 3-5 tấn/tháng   Nguồn: Chủ dự án cung cấp Khối lượng nhập vào kho tùy thuộc vào từng thời điểm, theo từng mùa vụ khác nhau. Bảng 7. Nhu cầu phân bón các loại TT  Tên phân  Dạng sản phẩm  Ghi chú   1  Phân NPK  Lỏng    2  Phân Urea  Lỏng    3  Phân DAP  Lỏng    4  Phân Lân  Bột    5  Phân KaLi  Bột    Tổng nhu cầu khoảng 100 -120 tấn/tháng   Nguồn: Chủ dự án cung cấp Cửa hàng chỉ nhập và buôn bán các loại phân bón, thuốc BVTV theo danh mục cho phép của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuyệt đối không buôn bán thuốc BVTV trong danh mục cấm sử dụng; thuốc BVTV giả; thuốc BVTV không rõ nguồn gốc; thuốc BVTV có nhãn không phù hợp với qui định về nhãn hàng hoá hoặc vi phạm về nhãn hiệu đang được bảo hộ; thuốc BVTV ngoài danh mục hạn chế sử dụng. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu: dầu DO chủ yếu dùng để chạy ghe và xe tải, ước tính lượng sử dụng khoảng 50 lít/ngày. Nhu cầu về nhân lực Tổng số nhân sự khi dự án hoạt động dự kiến cần khoảng 20 người, trong đó 01 quản lý chung, còn lại là công nhân lao động. Vốn đầu tư Tổng vốn điều lệ: 9.000.000.000 đồng, trong đó: Giá trị đất: 1.000.000.000 đồng Nhà xưởng, xây dựng cơ bản: 2.500.000.000 đồng Vốn lưu động: 3.000.000.000 đồng Phần vốn còn lại để xây dựng dự án 2 Tiến độ thực hiện dự án Dự án dự kiến thực hiện trong thời gian 5 tháng, tiến độ thực hiện chi tiết được trình bày trong bảng sau: Bảng 8. Tiến độ thực hiện dự án Stt  Thời gian thực hiện Công việc - Hạng mục  5/2011  6-10/2011  11/2011   1  Lên kế hoạch cải tạo kho, xây mới bờ kề chống sạt lở chọn thầu xây dựng, thiết kế, xin thủ tục      2  Khởi công xây dựng đến hoàn thành xây dựng cơ bản (nhà kho, cấp điện, cấp nước)      3  Lắp đặt quạt thông gió, bàn giao sử dụng      Nguồn: Dự án đầu tư CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Điều kiện về địa hình, địa chất (1). Đặc điểm địa hình khu vực dự án: vị trí dự án nằm trong vùng Đồng bằng Châu Thổ, được hình thành từ phù sa sông nên khu vực huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp có địa hình khá bằng phẳng. Độ cao chênh lệch không lớn, trung bình khoảng 2 m. Huyện Lấp Vò nằm trong Vùng phía Bắc sông Tiền nên có hướng dốc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cao ở vùng biên giới và vùng ven sông Tiền, thấp dần về phía trung tâm Đồng Tháp Mười, tạo thành vùng lòng máng trũng, rộng lớn có dạng đồng lụt kín. (2). Địa chất: Địa chất vùng dự án mang tính đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp có cùng chung lịch sử phát triển của vùng ĐBSCL, với sự thành tạo của phù sa cổ (trầm tích Pleistocene) và phù sa mới (trầm tích Holocene) qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long. Đất khu dự án thuộc nhóm Phù sa cổ (trầm tích Pleistocene, QIII): phân bố dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia. - Vật liệu trầm tích gồm: các lớp sét xám xanh, xám trắng hoặc nâu và cát. Phù sa mới bao gồm 2 cấu trúc: lớp sét mặn màu xám xanh nằm bên dưới và các trầm tích nước lợ hoặc ngọt phủ bên trên, tạo nên một nền đất yếu phủ ngay trên bề mặt có độ dày 20 – 30m. Phù sa mới phần lớn chứa chất hữu cơ, có độ ẩm tự nhiên cao hơn giới hạn chảy và các chỉ tiêu cơ học đều có giá trị thấp. Các lớp phù sa mới có sức chịu nén trung bình 0,24 - 0,7 kg/cm2, lực kết dính 0,10 - 0,29 kg/cm2, là loại đất yếu, chỉ phù hợp cho việc phát triển các loại nhà thấp tầng. Điều kiện khí tượng – thủy văn Khu vực dự án thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp nên các điều kiện khí tượng thủy văn mang nét đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Điều kiện khí tượng (1). Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Ngoài ra, nhiệt độ còn làm thay đổi quá trình bay hơi các chất ô nhiễm hữu cơ, là yếu tố quan trọng tác động lên sức khỏe công nhân trong quá trình lao động. Vì vậy trong quá trình đánh giá mức độ ô nhiễm không khí và đề xuất các phương án khống chế cần phân tích yếu tố nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm tại khu vực dự án là 27,6oC. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất trong năm là 3oC. Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 2.300 giờ, mùa khô có số giờ nắng chiếm từ 55 – 60% tổng số giờ nắng trong năm. (2). Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân. Độ ẩm trung bình trong năm là 79,8%, độ ẩm cao nhất là 92,5%, độ ẩm thấp nhất là 63%. Mức độ chênh lệch độ ẩm giữa các tháng khoảng 8 – 10%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất thường rơi vào tháng 7 và tháng 8 (85 – 87%). Tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là các tháng 3 và tháng 4 (76 – 77%). Độ ẩm trung bình lớn nhất xảy ra vào các tháng cuối mùa mưa là 85% - 87%. (3).Lượng mưa và bốc hơi: Mưa làm sạch không khí do cuốn theo các chất ô nhiễm, bụi trong không khí. Chất lượng nước mưa phụ thuộc vào chất lượng không khí trong không gian rộng. Trên mặt đất, mưa làm rửa trôi các chất ô nhiễm. Chế độ mưa tại từng khu vực có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế các hệ thống xử lý nước thải. Khu vực tỉnh Đồng Tháp có hai mùa rõ rệt: mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 6 đến cuối tháng 11 và mùa khô thường từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình trong cả năm 1.499mm/năm. Lượng mưa cao nhất là 1.911mm. Lượng mưa thấp nhất là 409mm. (4). Gió và hướng gió: Gió có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm không khí. Tốc độ gió càng nhỏ thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn ô nhiễm càng lớn. Vì vậy, khi tính toán và thiết kế các hệ thống xử lý ô nhiễm cần tính trong trường hợp tốc độ gió nguy hiểm. Vào đầu mùa khô, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc sau đó chuyển sang Đông – Đông Nam. Vào mùa mưa, gió thổi theo hướng Tây Nam. Tốc độ gió trung bình tháng 1,7 – 5,0 m/s, tốc độ gió trung bình 2,5m/s. Khu vực dự án không bị ảnh hưởng trực tiếp của gió bão nhưng đôi khi vẫn có gió xoáy. Điều kiện về thủy văn Theo Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, không riêng huyện Lấp Vò mà cả tỉnh đều có chế độ thuỷ văn theo 2 mùa: mùa lũ và mùa kiệt, với 2 đỉnh triều trong ngày (chế độ bán nhật triều). Mùa kiệt: từ tháng 12 – tháng 6, mực nước chịu tác động của thuỷ triều với biên độ triều rất lớn. Vùng phía Nam sông Hậu có biên độ triều 0,7 -1,8m. Lưu lượng nước sông Hậu là 200 - 350m3/s (mùa kiệt). Mùa lũ: từ tháng 7 – tháng 11, trùng hợp với các tháng mưa cao điểm. Lưu lượng nước sông Hậu vào mùa lũ là 5.000 – 8.000 m3/s. Khu vực dự án thuộc huyện Lấp Vò có đỉnh lũ tương đối cao: năm 2000: 2,25m; 2001: 2,08 m; 2002: 2,06 m. Hiện trạng môi trường khu vực dự án Đánh giá hiện trang môi trường nền khu vực dự án là một bước rất quan trọng trong việc lập ĐTM. Trên cơ sở môi trường nền để đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho dự án phù hợp điều kiện thực tế mang tính khả thi cao. Vì vậy, để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trong khu vực dự án trước khi xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động, đơn vị tư vấn đã phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Thí nghiệm Và Ứng dụng KHCN Đồng Tháp tiến hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường khu vực dự án. 2.1.3.1. Hiện trạng môi trường không khí Các tiêu chí chọn điểm lấy mẫu môi trường nền: Vị trí lấy mẫu môi trường phải mang tính đặc trưng, đại diện cho môi trường xung quanh dự án; Vị trí chịu sự tác động nhiều nhất khi dự án hoạt động và các tác động khác bên ngoài. Từ các tiêu chí trên nhóm tác giả đã chọn các điểm lấy mẫu chất lượng không khí như trong bảng 9 và sơ đồ thể hiện vị trí lấy mẫu chất lượng không khí được kèm theo trong phần phụ lục. Bảng 9. Vị trí các điểm lấy mẫu chất lượng không khí Tọa độ (UTM)  Vị trí   E: 105o29’43,7”; N: 10o20’53,1”  Cách khu đất dự án 30m   Các số liệu và thông số đo đạc tại thời điểm khảo sát sẽ làm cơ sở để so sánh và đối chứng với các thông số đo đạc giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn thi công và hoạt động của dự án. Trên cơ sở dự báo những thành phần ô nhiễm có thể phát sinh, nhóm tác giả đã chọn các thông số giám sát đặc trưng và phương pháp đo đạc như sau: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nền ngày 18/5/2011 như sau: Bảng 10. Kết quả phân tích không khí xung quanh khu dự án Stt  Chỉ tiêu  Phương pháp phân tích  Đơn vị tính  Kết quả phân tích  QCVN 05:2009/BTMT, trung bình 1 giờ   01  Bụi  Đo máy  μg/m3  165  300   02  SO2  TCVN 5871:1996  μg/m3  129,6  350   03  NOx  TCVN 6137:2009  μg/m3  4,45  200   04  HF  TCVN 7243:2003  μg/m3  KPH  30000   05  NH3  TCVN 5293:1995  μg/m3  KPH  200   06  H2SO4  TCVN 5969:1995  μg/m3  30,35  300   07  Tổng Florua  TCCS-IC-F-  μg/m3  KPH  50   Nguồn: Trung tâm KTTN&UD KHCN ĐT Nhận xét: Môi trường không khí xung quanh khu vực dự án hiện rất tốt các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Chủ dự án phải có biện xử lý chất thải hiệu quả để bảo vệ môi trường không khí khi triển khai dự án. Hiện trạng môi trường nước (1). Môi trường nước mặt: mặc dù dự án khi hoạt động không phát sinh nước thải, các yếu tố tác động đến môi trường nước không nhiều nhưng có cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác BVMT sau khi dự án hoạt động. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát nước mặt khu vực dự án (sông Vàm Cống-Lấp Vò) như sau: Vị trí lấy mẫu: sông xáng Lấp Vò, tọa độ: E: 105029’42,8”; N: 10020’55” Thời gian lấy mẫu: ngày 18/5/2011 Chỉ tiêu, phương pháp và kết quả phân tích Bảng 11. Chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích nước mặt Stt  Chỉ tiêu  Phương pháp phân tích  Đơn vị  Kết quả  QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2   01  pH  TCVN 6492:2000  -  8,16  6 - 8,5   02  DO  TCVN 7325:2004  mg/l  5,15  >5   03  COD  Method 8000  mg/l  40  15   04  Chất rắn lơ lửng  SMEWW 2540  mg/l  87  30   05  Photphat (PO43-) theo P  TCVN 6202:2008  mg/l  KPH  0,2   Nhận xét: Theo kết quả phân tích nước mặt khu vực dự án cho thấy chất lượng nước đang bị ô nhiễm, chỉ tiêu COD vượt 2,7 lần; chất rắn lơ lửng vượt 2,9 lần. Vì vậy chủ dự án phải có biện pháp xử lý nước thải thích hợp để tránh tác động thêm vào nguồn nước. (2). Hiện trạng môi trường nước ngầm: Việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm khu vực dự án là rất cần thiết để phục vụ công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường về sau. Tại TT. Lấp Vò, huyện Lấp Vò khu vực dự án là điểm quan trắc nước ngầm thường xuyên của Sở Tài nguyên và Môi trường nên nhóm tác đã tham khảo kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực này như sau: - Vị trí lấy mẫu: Trạm CN ấp Bình Thạnh 1, T.T Lấp Vò, ký hiệu mẫu: NNTCNLO-01, độ sâu 350m. - Các chỉ tiêu phân tích: pH, độ cứng, Fe tổng, SO42-, Nitrat, Nitrit, Clorua, Mn2+, Asen, chất rắn tổng số, E.Coli, Coliform. - Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu: Mẫu được lấy tại các vòi nước bơm trực tiếp từ giếng khoan. Trừ các chỉ tiêu pH được đo ngay tại hiện trường, mẫu được bảo quản ở nhiệt độ 40C với các chất bảo quản phù hợp và vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu còn lại. Phương pháp và kết quả phân tích chất lượng nước ngầm được trình bày trong bảng sau: - Kết quả lấy mẫu phân tích tháng 10 năm 2010: Bảng 12. Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm Stt  Thông số  Đơn vị  Kết quả NN  QCVN 09:2008/BTNMT   01  pH   8,24  5,5 - 8,5   02  Độ cứng  mg/l  66  500   03  Clorua Cl-  mg/l  173,72  250   04  Arsen As  mg/l  KPH  0,05   05  Mangan Mn2+  mg/l  0,080  0, 5   06  Sắt Fe tổng  mg/l  0,14  5   07  Coliform  MPN/100ml  3  3   08  Ecoli  MPN/100ml  KPH  KPH   09  Amoni  mg/l  KPH  0,1   10  Florua  mg/l  0,03  1,0   Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Đồng Tháp năm 2010 Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy chất lượng nước ngầm ở khu vực rất tốt, tất cả chỉ tiêu đều đạt QCVN 09:2008/BTNMT, có thể khai thác để sử dụng để sinh hoạt, sản xuất. (3). Hiện trạng môi trường đất: Khả năng tác động của kho chứa vật tư nông nghiệp đến môi trường đất khu vực dự án là rất lớn. Có nhiều nguyên nhân như thuốc BVTV, phân bón bị rơi vãi tích tụ trong đất, biện pháp quản lý nước mưa chảy tràn qua máy nhà, nền kho không hiệu quả …. Để có cơ sở giám sát chất lượng đất về sau, nhóm tác giả đã tham khảo kết quả giám sát môi trường đất, ký hiệu Đ 15, trạm Đ15: Đất khu dân cư TT. Lấp Vò , huyện Lấp Vò, tọa độ: N:10o21.615’, E:105o31.294’, kết quả như sau: Bảng 13. Kết quả quan trắc đất dân sinh năm 2010 Stt  Ký hiệu mẫu  Thời gian quan trắc  Chỉ tiêu      As (mg/kg)  Pb (mg/kg)  Cu (mg/kg)  Zn (mg/kg)  Cd (mg/kg)   1  Đ 15  Năm 2009  4,245   20,090  17,900   48,515  0,0635      Năm 2010  7,870  18,180  17,400  37,000  0,0375   QCVN 03:2008/BTNMT  12  120  70  200  5   Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Đồng Tháp 2010 Hiện trạng môi trường sinh vật Theo kết quả điều tra một số loài sinh vật chủ yếu có liên quan trực tiếp đến hoạt động của dự án bao gồm: (1). Các loài thực vật cạn: Bao gồm các loài thực vật của vùng đất thổ cư như: dừa, chuối, mảng cầu, ổi, xoài, nhãn, quýt ... Ngoài ra còn có các loài thực vật thân mộc như: còng, gáo, tre.... Ở các ruộng lúa lân cận có các loài: cỏ lồng vực, rau bợ, cỏ lác, cỏ chát, rau muống, .. điển hình cho vùng lúa 2 vụ. (2). Các loài thuỷ sinh vật: các loài thủy sinh mang tính đặc trưng của vùng sông Mêkông. Có sự hiện diện các loài động vật nổi thuộc các nhóm như nhóm chân chèo, nhóm râu ngành, nhóm trùng bánh xe, nhóm giáp xác và một số động vật đáy như: trai, ốc, tôm, tép...Đặc biệt, có nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao thuộc các họ: Họ cá chép như: mè vinh, cá cóc, cá ngựa, cá mè, cá hô ... Họ cá chuối như: cá lóc… Họ cá tra: cá sát, bông lau… Họ cá rô: rô đồng, rô biển, mè rổ... Ngoài ra, còn một số họ cá khác như: họ cá chốt, họ cá bống... Hiện trạng tài nguyên nước Nước mặt: Đồng Tháp ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt. Dự án nằm trong khu vực sông Hậu nên tài nguyên nước ngọt dồi dào. Lưu lượng sông Hậu vào mùa lũ có thể đạt từ 5.000m3/giây-8.000m3/giây. Nước ngầm: Có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn nước hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Điều kiện kinh tế xã hội huyện Lấp Vò Điều kiện kinh tế Theo thông tin từ Website tỉnh Đồng Tháp, năm 2010, kinh tế huyện Lấp Vò đạt tốc độ tăng trưởng 18,5%. Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, nông nghiệp sẽ là thế mạnh kinh tế, được tập trung phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá. Ngoài ra, huyện cũng chú trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Nông nghiệp: huyện đề ra chỉ tiêu phấn đấu năm 2010 tốc độ tăng trưởng khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp đạt 7,24%; quy hoạch và sử dụng hiệu quả diện tích đất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ để tăng vòng quay của đất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu mùa vụ hợp lý theo hướng giảm diện tích lúa 3 vụ, tăng diện tích hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, nâng hệ số sử dụng đất lên 2,7 lần; duy trì hợp lý diện tích đất lúa, ổn định sản lượng lúa bình quân từ 165.000 tấn trở lên; nâng sản lượng thủy sản lên 50.000 tấn/năm; phục hồi và phát triển đàn gia súc lên 28.000 con, gia cầm lên trên 500.000 con. Trước đó, từ năm 2006, huyện Lấp Vò đã triển khai áp dụng mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa, thay thế vụ hè thu mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 10 - 20 lần so với trồng lúa. Công nghiệp - Xây dựng: những năm qua, Lấp Vò đã tập trung mọi nguồn lực xây dựng các cụm, tuyến công nghiệp, tạo sức bật cho nền kinh tế và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Huyện đã quy hoạch và thu hút đầu tư vào 3 cụm, tuyến công nghiệp với gần 70 ha, gồm cụm công nghiệp Vàm Cống, tuyến công nghiệp Bắc sông Xáng (xã Bình Thạnh Trung), cụm công nghiệp Cồn Quạ (xã Định Yên), tập trung vào các lĩnh vực chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu. Thương mại - Dịch vụ: nằm trên vị trí khá thuận lợi về giao thông, Lấp Vò có điều kiện để phát triển thương mại - dịch vụ. Từ khi QL 80 được nâng cấp mở rộng, việc giao dịch, mua bán ở thị trấn Lấp Vò ngày càng phát triển. Huyện đã quy hoạch thị trấn Lấp Vò trở thành đô thị loại IV, là trung tâm có vai trò đầu mối giao thương trên địa bàn huyện. Đồng thời quy hoạch, nâng cấp 4 xã Định Yên, Vĩnh Thạnh, Tân Khánh Trung, Mỹ An Hưng B lên đô thị loại V. Đây được kỳ vọng sẽ là những đầu mối thương mại - dịch vụ quan trọng của huyện cũng như của tỉnh. Điều kiện xã hội Giáo dục: theo thông tin từ báo Đồng Tháp, tính đến ngày 02-09-2010, huyện Lấp Vò đã huy động 2.692 học sinh lớp 1 ra lớp đạt 89%, số học sinh vào lớp 6 là 2.615, chiếm tỷ lệ 99,43%. Năm học 2010 - 2011, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tuyển mới 23 giáo viên ở cấp học Mầm non, 20 giáo viên ở cấp Tiểu học, 5 giáo viên cấp Trung học phổ thông, nâng tổng số giáo viên toàn huyện gần 2.000 người ở các khối lớp, đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy trong năm học mới. 30 điểm trường trong huyện cũng đã khẩn trương sửa chữa trường lớp, có 9 điểm trường được đầu tư xây dựng nhà vệ sinh. Y tế: năm 2010, huyện có 13/13 trạm y tế đạt chuẩn, trong đó có 6/13 trạm đạt chuẩn quốc gia. Bệnh viện Lấp Vò là bệnh viện hạng III thuộc tuyến huyện của tỉnh Đồng Tháp, gồm 140 giường kế hoạch và tổng số biên chế là 122. Bệnh viện đã được Sở Y tế tặng danh hiệu Bệnh viện xuất sắc toàn diện trong năm 2009. Xây dựng cơ bản: hiện nay, thị trấn Lấp Vò đã xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng các khu dân cư như: khu tái định cư cụm công nghiệp Vàm Cống; cụm dân cư chùa Bà Hai; cụm dân cư Bình Hiệp B; đang triển khai thực hiện tuyến dân cư số 7, tuyến dân cư số 1, cụm dân cư vượt lũ Bình Hiệp A, khu tái định cư đường Hồ Chí Minh. Huyện đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư Khu dân cư Tòng Sơn ở xã Mỹ An Hưng A, với quy mô gần 5 ha; dự án Khu dân cư thị trấn Lấp Vò (thuộc tuyến dân cư Bình Thạnh 2), quy mô diện tích là trên 7 ha; dự án Khu đô thị phía Nam thị trấn Lấp Vò; dự án tuyến dân cư số 1 xã Vĩnh Thạnh, quy mô trên 1,8 ha; dự án cầu Long Hưng B, với quy mô cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu, chiều dài cầu 173 m, mặt rộng 6,5 m, có tải trọng 8 tấn, dự kiến kinh phí đâu tư 21 tỷ VNĐ; dự án bến xe Lấp Vò, quy mô 10 ha, kinh phí đầu tư 40 tỷ VNĐ. Đặc biệt, dự án cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu nối thành phố Cần Thơ với tỉnh Đồng Tháp đang được Trung ương lập kế hoạch đầu tư xây dựng. Điều kiện tư nhiên kinh tế xã Bình Thành, huyện Lấp Vò a. Điều kiện kinh tế Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng 3.570 ha, năng suất lúa bình quân 17,7 tấn/ha, cao hơn cùng kỳ năm 2009 là 0,7 tấn/ha. Diện tích trồng màu là 115 ha, chủ yếu là mè, đậu nành, đậu xanh tập trung ở đội sản xuất số 11,2,13,14; duy trì 20 ha thủy sản nuôi cá, nuôi tôm ổn định.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo ĐTM dự án Đầu tư nâng cấp mở rộng kho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.doc
Luận văn liên quan