MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Ngày 01/01/1997, theo Quyết định của Chính phủ, tỉnh Quảng Nam được chia tách từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành một trong 61 đơn vị hành chính cấp tỉnh trực thuộc trung ương. Tỉnh Quảng Nam nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có tuyến đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 1A đi qua; ngoài ra Quảng Nam còn có tuyến Quốc lộ 14B đi Tây Nguyên, cảng biển nước sâu Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, là những đầu mối giao thông quan trọng để lưu thông hàng hóa, giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước.
Thành phố Tam Kỳ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Quảng Nam. Năm 2006 thành phố được công nhận là đô thị loại III trực thuộc Tỉnh, với diện tích là 91,98km2, và dân số là 101.607 người.
Trong những năm qua, việc Nhà nước đầu tư xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai, cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai cùng với các đô thị được quy hoạch xây dựng dọc Quốc lộ 1A, đặc biệt là khu đô thị mới phía Đông Bắc thành phố Tam Kỳ (nằm trong quy hoạch của khu kinh tế mở Chu Lai) là một lợi thế vô cùng quan trọng để đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng chuẩn bị đầu tư xây dựng các dự án trong khu kinh tế mở (có vùng Đông Bắc của thành phố) một vấn đề cấp thiết được đặt ra là việc di dời mồ mả trong khu vực quy tập về một chỗ, do đó cần có một khu cải táng tập trung để quy tập các phần mộ, cũng như đáp ứng nhu cầu chôn mới của người dân.
Trước tình hình trên, UBND thành phố Tam Kỳ ra Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 21/9/2007 về việc giao nhiệm vụ quản lý thực hiện công trình: xây dựng khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nhằm tập hợp lượng mồ mả chôn theo kiểu tự phát, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị mặt bằng để đầu tư phát triển các dự án trong khu kinh tế mở Chu Lai.
Dự án xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng được đầu tư xây mới hoàn toàn.
87 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2994 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cải táng đầy chỗ và không chôn mới thì tác động đến môi trường không khí là rất thấp.
Các hoạt động đốt đồ người chết, đốt nhang chỉ diễn ra tức thời nên khói thải phát sinh chỉ ảnh hưởng cục bộ trong phạm vi khu cải táng trong một thời gian nhất định.
Tác động từ các hoạt động này được đánh giá là rất thấp.
3.1.3.2. Tác động đến môi trường nước
a/ Nguồn phát sinh
- Nước thải sinh hoạt tại nhà quản trang.
- Quá trình phân hủy thi hài người chết gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu cải táng cuốn theo rác rưởi, chất hữu cơ, cặn lơ lửng,… gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm trong khu vực.
b/ Thành phần, nồng độ
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt có thành phần chủ yếu gồm: BOD, COD, SS, N, P, và vi sinh vật.
Lượng thải khi có mai táng khoảng 4-5m3/ngày đêm, trung bình khoảng 4,5m3/ngày đêm.
Nồng độ các chất trong nước thải sinh hoạt được liệt kê ở bảng sau:
Bảng 3.9. Nồng độ các chất trong nước thải sinh hoạt từ nhà quản trang
Tác nhân ô nhiễm
Nồng độ (mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT
BOD
500 – 600
60
COD
800 – 1.140
-
Chất rắn lơ lửng
778 -1.611
120
Dầu mỡ
111 – 333
24
Tổng Nitơ
66,7 – 133,3
-
Amoni tự do
26,67 – 53,33
-
Tổng Phospho
8,9 – 44,4
12
Nhận xét:
Kết quả tính toán tại bảng 3.9. cho thấy: nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt lớn hơn QCVN 14:2008/BTNMT nhiều lần. Tuy nhiên, lượng nước thải này là không thường xuyên.
Nước mưa chảy tràn
Thành phần chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn chủ yếu gồm: BOD, COD, SS, N, P, VSV, xăng dầu,... rơi vãi và tồn tại trên mặt đất.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO - 1993), nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa như sau:
Bảng 3.10 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa
TT
Chỉ tiêu
Nồng độ (mg/l)
1
Tổng Nitơ (tính theo N)
0,5 – 1,5
2
Tổng photpho
0,004 – 0,03
3
COD
10 – 20
4
TSS
10 – 20
Nhìn chung, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa thấp; nếu việc quản lý mặt bằng khu cải táng được thực hiện tốt thì những tác động do nước mưa chảy tràn là không đáng kể.
Chất thải từ quá trình phân hủy thi hài người chết
Theo tài liệu nghiên cứu Assessing the Groundwater Pollution Potential of Cemetery Developments, Environment Agency, 2004, thành phần cơ bản của một cơ thể người có trọng lượng 70 kg được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.11. Thành phần cơ bản của một cơ thể người
Thành phần cơ bản
Khối lượng(g)
Oxy
43.000
Carbon
16.000
Hydro
7.000
Nitơ
1.800
Ca
1.100
P
500
S
140
Na
100
Cl
95
Mg
19
Pb
0,12
Cd
0,05
Ni
0,01
U
0,00009
KL cơ thể
70.000
Khả năng phân hủy chất gây ô nhiễm từ xác chết được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.12. Khả năng phân hủy chất gây ô nhiễm (kg) từ 1 xác chết 70kg
Năm
TOC*
NH4
Ca
Mg
Na
K
P
SO4
Cl
Fe
1
6,00
0,87
0,56
0,01
0,05
0,07
0,025
0,21
0,048
0,02
2
3,00
0,44
0,28
0,005
0,025
0,035
0,125
0,11
0,024
0,01
3
1,50
0,22
0,14
0,003
0,013
0,018
0,063
0,054
0,012
0,005
4
0,75
0,11
0,07
0,001
0,006
0,009
0,032
0,027
0,006
0,003
5
0,37
0,05
0,03
<0,001
0,003
0,004
0,016
0,012
0,003
0,001
6
0,19
0,03
0,02
<0,001
0,002
0,002
0,008
0,006
0,002
<0,001
7
0,10
<0,01
0,01
<0,001
0,001
0,001
0,004
0,003
<0,001
<0,001
8
0,05
<0,01
<0,01
<0,001
<0,001
<0,001
0,002
0,001
<0,001
<0,001
9
0,02
<0,01
<0,01
<0,001
<0,001
<0,001
0,001
<0,001
<0,001
<0,001
10
0,01
<0,01
<0,01
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
Nguồn: Assessing the Groundwater Pollution Potential of Cemetery Developments, Environment Agency, 2004.
*: Tổng carbon hữu cơ
Từ kết quả phân tích ở bảng 3.12 cho thấy thành phần chủ yếu của nước thải từ xác chết là các hợp chất carbon, amoni và các khoáng chất. Khoảng 90% các chất ô nhiễm phân hủy từ 3-4 năm đầu tiên khi chôn cất. Do vậy ô nhiễm do khu chôn mới gây ra diễn ra chủ yếu 3-4 năm đầu. Đặc biệt từ năm thứ 10 trở đi các chất ô nhiễm của thi thể hầu như đã phân hủy hết. Quá trình phân hủy các chất ô nhiễm sẽ gây tác động đến nguồn nước ngầm nếu không có các biện pháp giảm thiểu hợp lý.
c/ Đối tượng bị tác động
- Chất lượng nguồn nước ngầm tại khu cải táng và các vùng lân cận.
- Chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực.
d/ Đánh giá tác động do các nguồn phát sinh nước thải đến môi trường nước
Tác động lớn nhất đến chất lượng môi trường nước khi đưa khu cải táng vào hoạt động chủ yếu tác động đến chất lượng nguồn nước ngầm của khu vực. Đối với nguồn nước mặt do địa điểm xây dựng khu cải táng cách xa sông suối, ao hồ (cách sông Trường Giang khoảng 3,5-4km) nên tác động của nước mưa đến chất lượng nguồn nước mặt là rất thấp.
Thành phần các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình phân huỷ xác tại khu vực mai táng tạm thời chủ yếu là: protein và chất béo (các hợp chất chứa carbon). Trong hai thành phần này thì chất béo là chất khó bị phân huỷ bởi vi sinh vật. Ngoài ra còn có các thành phần khác như BOD5, COD, SS, N, P, các vi khuẩn gây bệnh,... và các chất khí ô nhiễm cũng có khả năng khuếch tán vào nguồn nước. Theo số liệu ước tính số mộ tập trung cao nhất và ổn định tại khu vực này là 300 mộ/năm, mà quá trình phân huỷ diễn ra 3-4 năm. Như vậy, cũng như đối với khí độc hại, tải lượng chất ô nhiễm phát sinh ổn định và cao nhất bắt đầu từ năm thứ 1 đến năm thứ 5 sau đó giảm dần. Sau năm thứ 10 các chất ô nhiễm hầu như đã phân hủy xong. Các chất ô nhiễm này khi vào môi trường sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ, nước sẽ có màu, bốc mùi khó chịu.
e/ Đánh giá khả năng lan truyền và mức độ gây ô nhiễm môi trường nước.
Lượng chất ô nhiễm dạng khí A khếch tán từ nơi chôn lấp qua lớp đất đáy vào nguồn nước ngầm được xác định theo công thức tương tự như quá trình khuếch tán qua lớp đất đắp bề mặt vào không khí:
NA = - D. a4/3.(CA1 - CA2)/L (kg/m2..s)
Trong đó:
D - hệ số khuếch tán hiệu quả của cấu tử A (cm2/s)
a - độ xốp tổng vật liệu (m3/m3)
CA1 - nồng độ khí A trong môi trường nước (kg/m3)
CA2 - nồng độ khí A trong hố chôn lấp (kg/m3)
Khi không xác định được CA 2 ta xác định nó theo công thức sau:
CA 2 = CA bh.g
Trong đó
CA bh - Nồng độ khí A trong điều kiện áp suất bão hoà. (kg/m3)
g - hệ số xác định tính đến sự có mặt của chất A trong chất hữu cơ bị phân huỷ.
Các hệ số trên đều phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm, áp suất chênh lệch. Vào mùa nóng, độ ẩm cao các chất ô nhiễm sinh ra nhiều hơn vào mùa lạnh, độ ẩm thấp. Như vậy khoảng cách giữa độ sâu của hố chôn lấp với mực nước ngầm ngắn thì lượng chất ô nhiễm vào mạch nước ngầm sẽ lớn. Tuy nhiên, qúa trình này diễn ra tương đối chậm do chênh lệch áp suất âm.
Điều đáng quan tâm nhất là nước rỉ chứa nhiều các chất ô nhiễm dạng lỏng và rắn sinh ra trong quá trình phân huỷ hữu cơ theo nước mưa thẩm thấu vào mạch nước ngầm. Lượng chất ô nhiễm dạng này khi sinh ra một phần tự phân huỷ thành dạng ít ô nhiễm hơn, một phần tích luỹ trong lớp đất còn lại sẽ vào nguồn nước ngầm.
Tốc độ chuyển động của nước rỉ thấm qua lớp đất đáy vào nguồn nước ngầm được xác định theo công thức sau:
Q = - k. A. dh/dl (m3/h)
Trong đó:
A - Diện tích mà nước rỉ thấm qua (m2)
k - hệ số thấm (m3/m2.h)
dh/dl - gradien thuỷ lực theo phương l.
Tuỳ theo loại đất khác nhau mà hệ số thấm khác nhau. Ví dụ như đối với đất thường hệ số thấm là 4,9.10-2, nhưng với đất sét keo thì hệ số thấm là 9,1.10-7. Từ vị trí phát sinh ô nhiễm sẽ theo mạch nước lan toả đến khu vực lân cận.
Khả năng lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường nước là rất lớn, nhất là đối với nguồn nước ngầm do sự lưu chuyển trong lòng đất. Tốc độ lan truyền chất ô nhiễm trong mạch nước ngầm phụ thuộc địa hình, cấu trúc địa tầng, thời tiết và theo mùa. Về mùa mưa tốc độ lan truyền nhanh hơn về mùa khô. Phạm vi khu vực chịu tác động và mức độ ô nhiễm tăng dần theo thời gian do tính chất tích luỹ và lan truyền theo dòng nước. Bán kính khu vực chịu tác động lớn nhất theo nhận định sẽ nằm trong khoảng 300 m tính từ vành đai cây xanh cách ly.
Từ kết quả phân tích địa tầng công trình khu vực dự án đề xuất chọn độ sâu mộ chôn không quá 1,5-2m nhằm không phá vở tầng cát thạch anh có kết cấu sít chặt để hạn chế các tác động tiêu cực do quá trình hoạt động của dự án tới môi trường nước ngầm khu vực.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân gần các khu nghĩa địa ở nước ta hiện nay rất phổ biến.
Một số khu nghĩa địa như khu nghĩa địa Hòa Khương – Đà Nẵng; Đại Hiệp Quảng Nam đều có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh.
Nghĩa trang Vân Điển – Hà Nội cũng có tình trạng ô nhiễm tương tự.
Khu vực có lượng mưa trung bình năm lớn, thành phần thạch học chủ yếu là đất cát bở rời nên quá trình phân hủy thi hài người chết có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm tại khu dân cư phía Đông Nam và Tây Nam của khu dự án.
Tuy nhiên, do số lượng mộ quy tập phần lớn là mộ cải táng, mộ chôn không nhiều và chỉ tác động trong 3-4 năm đầu khi công trình đưa vào sử dụng nên về lâu dài hoạt động của khu cải táng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước giảm đáng kể.
Để đánh giá khả năng lan truyền chất ô nhiễm do quá trình phân hủy thi hài ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm, chúng tôi thực hiện phân tích mẫu nước ngầm tầng nông tại 2 khu vực nghĩa trang để đối chiếu; Mẫu nước giếng khoan của bà Hồ Thị Thơ nằm sát nghĩa địa thôn Phú Thạnh xã Tam Phú (Nghĩa địa này đã hơn 100 năm hình thành và trên nền đất cát). Mẫu nước giếng hộ ông Ca Chánh nằm sát nghĩa địa Gò Trời phường Trường Xuân (Nghĩa địa này hơn 30 năm hình thành và trên nền đất gò đồi).
Bảng 3.13. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước ngầm tại khu nghĩa địa Gò Trời và khu nghĩa địa Thôn Phú Thạnh xã Tam Phú
TT
Chỉ tiêu
Phương pháp thử
Đơn vị
tính
Kết quả thử nghiệm
QCVN 09:2008/BTNMT
N1
N2
1
pH
Máy đo consort
-
6.33
6.00
5,5-8,5
2
BOD5
Đo áp suất
mg/l
1
0.5
-
3
COD
TCVN 6491-1999
mg/l
2
1
4
4
TSS
TCVN 6224-1996
mg/l
19
11
1500
5
SO42-
TCVN 6200-1996
mg/l
1.4
0.8
400
6
NO3-
TCVN 6180-1996
mg/l
1.7
2.6
15
7
Dầu mỡ
TCVN 4582-1988
mg/l
KPH
KPH
-
8
Phốt pho
TCVN 6202-1996
mg/l
0.2
0.4
-
9
Coliform
TCVN 6187-2-1996
MPN/100ml
KPH
KPH
3
Chú thích:
N1: Điểm lấy mẫu nước giếng hộ ông Ca Chánh – Khối phố 5, phường Trường Xuân, cách khoảng khu nghĩa địa Gò Trời 50m.
N2: Điểm lấy mẫu tại giếng hộ bà Hồ Thị Thơ – thôn Phú Thạnh, Tam Phú, cách khu nghĩa địa địa phương 30 m
Thời gian lấy mẫu: ngày 04/03/2009.
Nhận xét: Kết quả phân tích tại bảng 3.13 cho thấy:
Chất lượng nước giếng tại thời điểm lấy mẫu gần khu vực nghĩa địa Gò Trời (30 năm hoạt động) và nghĩa địa thôn Phú Thạnh xã Tam Phú (100 năm hoạt động) không có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Tuy vậy không thể dùng kết quả này để kết luận về mức độ ảnh hưởng đến nguồn nước của khu cải táng Tam Thăng, do điều kiện địa chất- thủy văn mỗi vùng có thể khác nhau.
Nhìn chung, khi khu cải táng đưa vào sử dụng tác động lớn nhất là ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm tại khu vực trong thời gian 3-4 năm đầu; ảnh hưởng chủ yếu là do số lượng mồ mả chôn mới gây ra. Tuy nhiên, do số lượng mồ mả chôn mới ít( chỉ khoảng 2.463/28.181 mộ) và tốc độ chôn mới khoảng 493 mộ/năm vì vậy tác động đến chất lượng nước ngầm được đánh giá là tác động lâu dài, liên tục nhưng mức độ tác động không lớn. Những năm sau, tác động đến chất lượng nguồn nước ngầm giảm đáng kể.
Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu đồng thời tiến hành lấy mẫu giám sát định kỳ để đánh giá mức độ ô nhiễm đến chất lượng nguồn nước ngầm tại các khu vực xung quanh khu cải táng.
3.1.3.3. Tác động của chất thải rắn
a/ Nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh tác động đến môi trường đất khi Khu cải táng đưa vào sử dụng gồm:
- Quá trình phân hủy thi hài người chết.
- Chất thải rắn khi mai táng, đốt đồ người chết, cúng tế,…
- Chất thải rắn sinh hoạt.
b/ Thành phần, khối lượng
- Chất thải rắn từ quá trình phân hủy thi hài có thành phần gồm các chất hữu cơ, prôtêin, chất béo,…
- Chất thải rắn phát sinh khi cúng tế, cải táng gồm: giấy, nilông, polime, phế thải thực phẩm, gỗ, vải, đồ tuỳ tang, tro, bụi khi đốt đồ người chết,...
Về bản chất, các loại chất thải này có thành phần vô cơ là chủ yếu.
Khối lượng chất thải phát sinh cho mỗi đám tang là khá lớn (khoảng 80-100kg/đám tang).
- Chất thải rắn sinh hoạt gồm: các loại hoa quả, thực phẩm thừa có thành phần hữu cơ là chủ yếu.
c/ Đối tượng bị tác động
- Môi trường đất tại khu vực cải táng.
- Môi trường đất tại các vùng lân cận.
d/ Đánh giá tác động do chất thải rắn đến môi trường đất
Trong các hình an táng, chỉ có địa táng là hình thức mai táng trực tiếp xuống đất và gây ô nhiễm môi trường đất. Khi chôn cất, thi hài sẽ phân hủy theo thời gian bởi các loài vi sinh vật có sẵn trong đất tạo thành chất mùn, khoáng, các hợp chất hữu cơ,…
Như vậy, hoạt động chôn cất sẽ tạo ra lượng mùn hóa rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường đất tại khu cải táng.
Theo dòng nước ngầm, các chất hữu cơ, khoáng hóa,… sẽ lan truyền gây ảnh hưởng đến chất lượng đất tại các vùng lân cận khu cải táng. Tuy nhiên, hợp chất hữu cơ sẽ bị thực vật hấp thụ dần nên tác động do việc chôn cất thi hài ảnh hưởng đến môi trường đất xung quanh là rất thấp.
Các loại chất thải phát sinh trong quá trình mai táng gồm: giấy, nilông, polime, phế thải thực phẩm, gỗ, vải, đồ tuỳ tang, tro, bụi khi đốt đồ người chết,... cũng gây tác động đến môi trường đất tại khu cải táng. Tuy nhiên, loại chất thải này có thành phần chủ yếu gồm các chất vô cơ nên mức độ tác động là rất thấp.
Đối với chất thải sinh hoạt do lượng thải hàng ngày không nhiều nên mức độ tác động là không đáng kể.
Như vậy, môi trường đất tại khu cải táng chủ yếu bị tác động do quá trình phân hủy thi hài người chết trong thời gian đầu chôn cất. Các tác động này sẽ giảm dần khi thời gian chôn cất kết thúc (năm 2015).
3.1.3.4. Các tác động xã hội khác
a/ Tác động tích cực
Việc quy hoạch xây dựng khu cải táng và đưa vào sử dụng sẽ có các tác động tích cực sau:
- Quy tập, cải táng các phần mộ chôn cất riêng lẻ vào khu cải táng tập trung nhằm tạo thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng để phát triển các dự án trong khu kinh tế mở Chu Lai.
- Giảm tình trạng chôn cất tràn lan, tự phát gây ô nhiễm môi trường.
- Hình thành một khu nghĩa trang quy mô, sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu cải táng, chôn cất của người dân địa phương.
b/ Tác động tiêu cực
Khi khu cải táng đưa vào sử dụng ngoài những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên, hoạt động của khu cải táng còn tác động không tốt tới sức khoẻ và tâm lý nhân dân khu vực xung quanh.
Mùi hôi, các chất khí độc hại tác động trực tiếp tới hệ hô hấp của người và động vật làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của người dân xung quanh khu cải táng bị ô nhiễm về lâu dài dễ phát sinh bệnh tật, bệnh truyền nhiễm,…
Hơn thế nữa, tâm lý của người dân địa phương về việc hình thành một khu cải táng trong khu vực với quy mô lớn là điều khó chấp nhận. Đây chính là điểm đáng lưu ý trong khi lựa chọn địa điểm xây dựng dự án.
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Loại hình hoạt động của dự án chủ yếu cải táng mồ mả và chôn mới. Hoạt động của khu cải táng không sử dụng nguyên liệu, hóa chất độc hại hay các loại máy móc thiết bị có khả năng gây sự cố cháy, nổ.
Địa điểm thực hiện dự án có địa hình cao, khô ráo, không bị ngập lụt trong các tháng mùa mưa; cơ sở hạ tầng chủ yếu là mồ mả, không có công trình xây dựng cao tầng.
Nhìn chung, trong tất cả các giai đoạn: chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng công trình, đưa công trình vào sử dụng,… không xảy ra sự cố môi trường.
Tóm tắt các tác động môi trường tổng hợp trong giai đoạn hoạt động lâu dài của Dự án:
Bảng 3.14. Tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động lâu dài của Dự án:
Stt
Nguồn gốc tác động
Đất
Không khí
Nước
Tài nguyên sinh học
Kinh tế-xã hội
1
Khí thải
*
***
*
**
**
2
Nước thải
***
**
***
***
***
3
Chất thải rắn
**
**
**
*
**
4
Rủi ro, sự cố
*
*
*
*
*
Ghi chú: * : Tác động có hại ở mức độ nhẹ;
**: Tác động có hại ở mức độ trung bình;
***: Tác động có hại ở mức mạnh
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng công trình khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng đã đưa ra khá đầy đủ các nguồn tác động có thể phát sinh trong các giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng công trình và khi dự án đưa vào sử dụng.
Hầu hết các nguồn tác động phát sinh trong quá trình chuẩn bị mặt bằng, xây dựng dự án và khi dự án đưa vào sử dụng đều được tính toán định lượng cụ thể dựa vào các nguồn số liệu, tài liệu đáng tin cậy.
Việc đánh giá tác động được nêu ra trên cơ sở tham khảo nhiều nguồn tài liệu, sử dụng các phương pháp đánh giá ĐTM đã được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam; tham khảo các kết quả lấy mẫu phân tích chất lượng nước ngầm tại một số nhà dân gần các nghĩa địa, kết hợp với việc đi khảo sát thực tế, điều tra lấy ý kiến địa phương... Do đó, mức độ tin cậy của các đánh giá là đảm bảo.
Đối với hoạt động của một khu cải táng, tác động lớn nhất là ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm. Nguồn ô nhiễm này là liên tục và rất khó kiểm soát. Hiện tại, không có công thức hoặc phương pháp tính toán cụ thể để xác định mức độ, phạm vi ảnh hưởng do việc phân hủy hữu cơ xác người chết đến nước ngầm. Phạm vi ảnh hưởng do nhiều yếu tố như: cấu tạo địa chất, chiều sâu mực nước ngầm, điều kiện khí tượng, thủy văn,...
Chúng tôi dựa vào một số mẫu quan trắc, giám sát tại các giếng sử dụng cho sinh hoạt của người dân gần nghĩa địa để đánh giá tác động đến chất lượng nguồn nước ngầm khi khu cải táng đưa vào sử dụng nên độ tin cậy chỉ ở mức độ tương đối.
Các phương pháp được sử dụng để đánh giá và mức độ tin cậy từng phương pháp được tóm tắt ở bảng sau:
Bảng 3.15 Bảng tổng hợp các phương pháp được sử dụng để đánh giá
Stt
Phương pháp ĐTM
Mức độ tin cậy
1
Phương pháp thống kê
Cao
2
Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Cao
3
Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập
Trung bình
4
Phương pháp so sánh
Cao
5
Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận
Trung bình
6
Phương pháp điều tra xã hội học và tham vấn ý kiến cộng đồng
Trung bình
CHƯƠNG 4
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU,
PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU
4.1.1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng
4.1.1.1. Phương án đền bù, giải tỏa
Đối với các vấn đề nảy sinh từ quá trình giải tỏa đền bù, di dời dân cư, dựa trên đặc điểm tình hình của địa phương, những mong muốn và ý kiến của người dân địa phuơng, Ban bồi thường - giải phóng mặt bằng - tái định cư thành phố Tam Kỳ thực hiện một số biện pháp sau:
Tiến hành họp dân để thông báo chủ trương quy hoạch xây dựng khu cải táng cho người dân được biết (nói rõ phạm vi, giới hạn khu đất cần quy hoạch).
Xác định số hộ dân có công trình, vật kiến trúc, đất đai,... bị ảnh hưởng, các hộ dân phải di dời đến nơi ở mới. Tập hợp đầy đủ các hồ sơ pháp lý, kiểm tra xác định diện tích đất đai, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu thực tế của từng hộ dân.
Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đúng quy định hiện hành của Nhà nước; phương án được trình Hội đồng thẩm định của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt, được sự đồng thuận của người dân địa phương trước khi chi trả.
UBND xã Tam Thăng phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất thu hồi để người dân được biết.
Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ tái định cư khoảng: 650.000.000 đồng.
Hiện tại, phương án bồi thường, hỗ trợ công trình khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng đã được Hội đồng thẩm định phê duyệt; Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư thành phố Tam Kỳ đang tiến hành bồi thường cho người dân bị thiệt hại. Hình thức, giá trị đền bù được sự chấp thuận của người dân địa phương.
4.1.1.2. Giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình chuẩn bị mặt bằng
Hoạt động di dời của các hộ dân làm phát sinh tiếng ồn, bụi đất, chất thải rắn,… gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; tuy nhiên mức độ tác động nhỏ, chủ yếu là tai nạn lao động. Để hạn chế các tác động này đơn vị chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Tiến hành đền bù kịp thời và thỏa đáng cho người dân trên cơ sở phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh. Chuẩn bị sẵn mặt bằng để bố trí chỗ ở cho các hộ di dời nhằm thúc đẩy các hộ triển khai tháo dỡ nhanh gọn, không để kéo dài.
- Hướng dẫn cho các hộ gia đình về biện pháp an toàn lao động để tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình tháo dỡ nhà cửa, kiến trúc.
- Phổ biến cho các hộ dân tuyệt đối không được sử dụng các chất gây nổ để phá huỷ nhà cửa.
- Đối với chất thải rắn do tháo dỡ nhà cửa như đất đá, gạch vỡ,… mà người dân không còn tận dụng, chúng tôi sử dụng để san nền tại chỗ, không đổ bỏ vào nơi khác làm ảnh hưởng đến môi trường.
4.1.1.3. Giảm thiểu các tác động đến môi trường sinh thái
Để giảm thiểu các tác động đến môi trường sinh thái khi giải phóng mặt bằng, chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Xác định phạm vi cần quy hoạch, giải tỏa, không chặt phá tràn lan cây cối.
- Giải tỏa khu vực quy hoạch xây dựng theo từng giai đoạn (trước mắt chúng tôi giải tỏa và xây dựng công trình cho giai đoạn 1, giai đoạn 2 sẽ thực hiện trong thời gian tiếp theo).
- Giữ lại thảm thực vật tại vành đai khu cải táng vừa đảm bảo môi trường sống cho hệ sinh thái khu vực vừa tạo vùng đệm cách ly khi công trình đưa vào sử dụng.
4.1.2. Giai đoạn thi công xây dựng công trình
4.1.1.1. Biện pháp quản lý
- Lập kế hoạch, tiến độ, tổ chức thi công hợp lý, công trình được xây dựng nhanh, hoàn thành sớm.
- Quy định cụ thể thời gian làm việc trong ngày (từ 7-17giờ), không vận hành các phương tiện, máy móc thiết bị vào buổi trưa và ban đêm.
- Phương tiện tham gia vận tải phải có giấy đăng kiểm, phải đạt các tiêu chuẩn lưu hành, lái xe phải có bằng lái, yêu cầu tuân thủ các quy định về an toàn khi tham gia lưu thông.
- Xây dựng nội quy về an toàn lao động, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như: áo quần bảo hộ, giày, mũ, kính, nón bảo hộ, găng tay,...
- Đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng công trình. Nâng cao ý thức giữ gìn an ninh trật tự - xã hội, thực hiện nội quy sinh hoạt cá nhân trong đội ngũ cán bộ công nhân thi công công trình.
- Ưu tiên việc sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương.
- Phối hợp với dân phòng địa phương thường xuyên kiểm tra sinh hoạt của công nhân ở lại công trường vào ban đêm.
4.1.1.2. Các biện pháp kỹ thuật
a/ Giảm thiểu bụi đất trong quá trình vận chuyển, san nền
- Xe chở đất được che chắn cẩn thận bằng bạt.
- Không chở quá tải trọng cho phép nhằm hạn chế đất cát rơi vãi.
- Thường xuyên quét dọn đất cát rơi vãi tại khu vực cổng ra vào (điểm giao nhau giữa tuyến đường vào khu vực dự án và đường ĐT 615); tưới nước trên tuyến đường vận chuyển gần khu vực dự án. Chiều dài đoạn đường cần tưới nước khoảng 300-400m, rộng 8m. Tần suất tưới từ 3-4 lần/ngày; lượng nước cho mỗi lần tưới khoảng 20 -30m3. Ngoài ra đơn vị thi công sẽ tưới nước trong quá trình san nền, tuyến đường nội bộ vào khu DA trong những ngày nắng ráo.
b/ Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải
Chủ đầu tư sử dụng toàn bộ lao động phổ thông là người dân địa phương để giảm bớt lao động lưu trú qua đêm; qua đó giảm lượng nước thải và hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Xây dựng các công trình vệ sinh tạm tại công trường xây dựng (công trình vệ sinh tự thấm) để thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt.
Các nguyên liệu độc hại như xăng, dầu, nhựa đường,... được lưu trữ trong kho chứa, xa mương trần thoát nước nhằm tránh việc làm đổ các chất độc hại trên vào nguồn nước.
c/ Giảm thiếu tác động do nước mưa chảy tràn
Để đảm bảo dòng chảy tự nhiên trong khu vực, không gây ngập úng cục bộ trong khu vực khi có mưa chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Giữ nguyên hiện trạng mương trần thoát nước, không san lấp nhằm thoát nước mưa cho khu vực khu cải táng và các vùng lân cận.
- Nước mưa thu gom được dẫn vào hồ sinh học có diện tích khoảng 1.000m2 để lắng cặn trước khi thải ra môi trường.
d/ Quản lý nguồn chất thải rắn
Chất thải rắn xây dựng
Chất thải rắn xây dựng được thu gom hằng ngày, vệ sinh công trường gọn gàng sạch sẽ. Các loại chất thải rắn như sắt thép vụn, bao bì xi măng,... được tận dụng hoặc bán phế liệu; đất, đá sử dụng để san lấp mặt bằng tại chỗ không thải ra môi trường.
Chất thải rắn sinh hoạt
- Bố trí các thùng rác và thu gom về đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi trong khu dự án.
- Rác được thu gom và hợp đồng với Công ty môi trường đô thi Quảng Nam thu gom và xử lý theo quy định.
e/ Giảm thiểu ô nhiễm do tiếng ồn, khí thải
- Không vận chuyển, vận hành máy móc gây ra tiếng ồn lớn vào giữa trưa và ban đêm gây ồn cho khu vực xung quanh.
- Không sử dụng các máy móc quá cũ để giảm mức độ gây ồn và các khí độc trong khói thải; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các thiết bị hỏng.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như khẩu trang chống bụi, nút tai chống ồn,...
4.1.3. Giai đoạn sử dụng công trình
4.1.3.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí tại khu cải táng chủ yếu do quá trình phân hủy thi hài người chết tạo ra mùi hôi, khí độc gồm: metan, NH3, H2S, PH3,...
Để giảm thiểu ô nhiễm do khí thải, CĐT sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Quy hoạch khu đất có DT 71.275m2 (tỷ lệ 34,74%) để trồng cây xanh.
- Trồng cây xanh tập trung cách ly với khu vực lân cận, sử dụng các loại cây có tán dầy, lá rậm, đặc biệt các loại cây thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng tại khu vực như: keo là tràm, phi lao, thông,…
- Cây trồng ven đường giao thông nội bộ là các loại cây thân thẳng, rễ cọc, cây trồng trong khu vực chôn cất là các loại cây nhỏ, rễ nông.
- Đối với tuyến đường chính 60m trồng vệt cây xanh cách ly dày 30m; các khu vực cách ly bao quanh còn lại trồng vệt cây xanh 20m, đối với từng khu mộ giữa các tuyến giao thông nội bộ trồng một dải cây xanh mỗi bên rộng 3m. Ngoài ra còn bố trí dải cây xanh cảnh quan trên trục chính.
Cây xanh được quy hoạch trồng như sau:
- Cây xanh dọc các trục đường 30m và 60m trồng dương liễu, điều (đào lộn hột), thông.
- Cây xanh trên các tuyến đường trong khu vực mộ trồng dương liễu cắt tỉa.
- Ngoài ra trong nội bộ khu cải táng trồng thêm một số loại cây cảnh và các loại hoa tạo cảnh quan, khử mùi gồm: tùng, bách, dâm bụt, hoa nhài,…
4.1.3.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
a/ Giảm thiểu tác động đến chất lượng nước ngầm
Để hạn chế sự thẩm thấu các chất ô nhiễm vào mạch nước ngầm chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Quy hoạch khu mộ chôn mới nằm ở vị trí trung tâm, khu mộ cải táng nằm ở vị trí xung quanh nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động chôn cất, vừa cách xa khu dân cư xung quanh.
- Để hạn chế ảnh hưởng do nước ngầm thẩm thấu, các mộ được xây dựng có chiều sâu theo đúng thiết kế, cụ thể như sau:
- Đối với mộ cải táng:
+ Diện tích trung bình một mộ khoảng 2,99m2.
+ Kích thước mộ: 1,3m x 2,3m. DT được phép đào 0,7m x 1,7m.
- Đối với mộ xây mới :
+Diện tích trung bình một mộ xây mới khoảng 4,96m2.
+ DT được phép đào là 1,0m x 2,6m.
- Các mộ chôn mới, mộ cải táng được xây dựng với kết cấu vững chắc, chống sụt lún, đổ vỡ; đáy hòm chôn thi hài được lán ximăng chống thấm để hạn chế sự thẩm thấu của nước ngầm.
- Xây dựng hồ sinh học ở khu vực phía Đông Nam khu dự án với diện tích khoảng 500m2 (xây dựng tại diện tích đất dự phòng cải táng) và các hồ sinh học nhỏ xung quanh tường rào, diện tích mỗi hồ khoảng 25-50m2; trong hồ thả bèo Tây, bèo hoa dâu, tảo. Hồ vừa có tác dụng phân hủy chất hữu cơ từ quá trình phân hủy thi hài, vừa là vị trí lấy mẫu quan trắc, giám sát.
- Khoan các giếng tại nhà quản trang và xung quanh tường rào, vừa để cấp nước tưới cho các bồn hoa cây cảnh đồng thời cũng là các điểm quan trắc nước ngầm theo dõi sự xâm nhập của các cấu tử hữu cơ.
Ngoài ra, việc trồng cây xanh cách ly xung quanh khu quản táng cũng có tác dụng rất lớn trong quá trình hấp thụ chất hữu cơ phân hủy từ thi hài.
Phương pháp vận hành hồ sinh học
Hồ sinh học được xây dựng trên khu đất dự phòng có diện tích khoảng 500m2 và các hồ nhỏ ở khu vực Đông Nam, Tây Nam và ở giữa khu cải táng (diện tích hồ nhỏ khoảng 25-50m2). Chiều sâu hồ 1,5m; taluy 1:1. Nước mưa chảy tràn và nước phân hủy từ thi hài người chết theo nguồn nước ngầm dẫn vào hồ sinh học.
Tại hồ dưới tác động của vi sinh vật, thực vật trong hồ (bèo hoa dâu, bèo tây, rong tảo,…) chất hữu cơ sẽ được chuyển hóa, phân hủy. Các chất hữu cơ trong nước được vi khuẩn hấp phụ và ôxy hóa mà sản phẩm tạo ra là sinh khối của nó, CO2, các muối nitrit, nitrat,... Khí cacbonit và các hợp chất nitơ, photpho được rong tảo, bèo hoa dâu, bèo tây sử dụng trong quá trình quang hợp. Trong giai đoạn này sẽ giải phóng ôxy cung cấp cho quá trình ôxy hóa của vi khuẩn. Sự hoạt động của rong tảo tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất của vi khuẩn.
Trong hồ sinh học bèo tây, bèo hoa dâu, tảo đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định chất lượng nước. Bèo và tảo hấp thu các chất dinh dưỡng (chủ yếu là Nitơ, photpho) để cho sự đồng hóa và phát triển sinh khối. Mối quan hệ cộng sinh giữa tảo, vi sinh vật được trình bày ở sơ đồ sau:
Bèo
Bèo mới
Trong nước thải
Hình 2: Mối quan hệ cộng sinh giữa vi sinh vật và tảo trong hồ hiếu khí.
Trong hồ sinh học dưới tác động của ánh sáng mặt trời, sự cạnh tranh của các loài vi khuẩn một phần vi khuẩn, vi trùng gây bệnh, xạ khuẩn sẽ bị tiêu diệt.
Vào mùa mưa do lượng nước mưa chảy tràn lớn vì vậy nồng độ các chất ô nhiễm cũng thấp, do vậy lượng nước thừa do các hồ sinh học không chứa hết có thể cho xả trực tiếp ra môi trường bằng mương thoát nước chung. Tuy nhiên vào mùa khô, lượng nước mưa ít, nồng độ chất ô nhiễm cao nên không thể xả trực tiếp ra môi trường, do vậy các hồ sinh học có vai trò xử lý chất ô nhiễm. Nước ở hồ sinh học sau khi được xử lý sẽ được sử dụng để tưới cây, điều này sẽ làm hạn chế tối đa ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn đến môi trường xung quanh.
Thời gian lưu nước trong hồ sinh học khoảng 2 tháng. Định kỳ khoảng 1 năm 1 lần tiến hành vớt bèo tây già và thay bèo mới để tránh phú dưỡng gây ô nhiễm nguồn nước.
Tiến hành nạo vét hồ để tránh xảy ra các phản ứng kỵ khí gây mùi hôi khó chịu trong khu cải táng, định kỳ khoảng 1 năm nạo vét một lần vào mùa hè.
b/ Giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn
Để hạn chế tác động của nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu cải táng chủ đầu tư sẽ có phương án thiết kế như sau:
- Vệ sinh mặt bằng khu cải táng sạch sẽ nhằm giảm thiểu nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa.
- Xây dựng hệ thống mương nhánh thoát nước xung quanh khu cải táng.
- Nước mưa từ các mương nhánh được thu gom đổ tập trung vào mương thoát nước chung sau đó đổ ra môi trường.
c/ Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của người quản trang và người đưa đám khi có mai táng được thu gom và xử lý qua các bể tự hoại 3 ngăn.
Thể tích mỗi ngăn trong bể tự hoại khoảng 1,5m3.
Nước thải sau khi xử lý qua bể tự hoại tự thấm vào môi trường đất.
4.1.3.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
Để giảm thiểu tác hại do chất thải rắn phát sinh ảnh hưởng đến môi trường trong phạm vi khu cải táng, ban quản lý khu cải táng sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Người đến chăm sóc mộ, viếng người thân có mang theo đồ cúng phải qua khu nhà hành lễ. Tại đây, lễ vật được sắp vào bát, đĩa,... Các loại giấy bao gói, túi đựng, hộp,… được bỏ vào các thùng thu gom rác.
- Vòng hoa, liễn hoa, quan tài sau khi cải táng, đồ tùy tán của người chết sau khi mai tán xong được đốt tại nhà đốt đồ.
- Thường xuyên vệ sinh, quét dọn mặt bằng; thu gom chất tro, chất thải rắn tồn đọng từ nhà đốt đồ.
- Rác thải sinh hoạt do người dân mang đến trong thời gian mai táng được thu gom tập trung vào các thùng rác.
- Hợp đồng với công ty Môi trường Đô thị Quảng Nam thu gom rác thải sinh hoạt; tro, chất thải rắn tại nhà đốt đồ vận chuyển chôn lấp tại bãi rác Tam Đàn.
4.2. LIÊN HỆ VÙNG CỦA DỰ ÁN
Hiện tại Khu vực dự án chưa được đầu tư xây dựng nhiều, cách khoảng 3 Km về hướng Đông là bãi tắm Tỉnh Thủy nhưng còn sơ sài, tự phát nên vấn đề triển khai thi công xây dựng khu cái táng mồ mả Tam Thăng khá thuận lợi.
Trong tương lai, Khu Công nghiệp Tam Thăng (292ha) và Khu Công nghiệp Sạch (176 ha) ở hướng Nam của khu vực cải táng mồ mả Tam Thăng được hình thành, đồng thời mạng lưới giao thông được quy hoạch, đầu tư nên áp lực giao thông đường ĐT 615 được giải quyết nên tác động môi trường không khí khi Dự án đi vào hoạt động có tác động không đáng kể.
4.3. ĐỐI VỚI CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Trong quá trình hoạt động của khu cải táng, các sự cố môi trường như mưa bão, lũ lụt, sạt lở, chất nổ không xảy ra.
Tuy nhiên để đề phòng tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mưa bão ban quản lý dự án có kế hoạch khơi thông nạo vét cống rãnh quanh khu cải táng và đường ĐT 615.
Thường xuyên theo dõi hệ thống điện, đèn trong khu cải táng để phòng tránh các sự cố chập cháy về điện.
CHƯƠNG 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Chương trình quản lý môi trường trong các giai đoạn hoạt động, phát triển của dự án được liệt kê ở bảng sau:
Bảng 5.1. Tóm tắt kế hoạch quản lý môi trường
Hoạt động
Các tác động phát sinh
Biện pháp giảm thiểu
Thời gian thực hiện và hoàn thành
Đơn vị chịu trách nhiệm
Đơn vị giám sát
1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ MẶT BẰNG
Đền bù, giải tỏa, tái định cư, thu hồi đất
Ảnh hưởng đến diện tích đất ở, đất sản xuất của người dân
Lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho người dân ổn định cuộc sống, nơi ở mới theo quy định của Pháp luật
Trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng (Quý III năm 2008)
Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư thành phố Tam Kỳ
UBND thành phố Tam Kỳ
- Dở bỏ nhà cửa, các công trình kiến trúc, chặt đốn cây cối
- Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực
- Đền bù nhanh, thỏa đáng để người dân đẩy nhanh công tác chuẩn bị mặt bằng.
- Hướng dẫn cho các hộ gia đình về biện pháp an toàn lao động để tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình tháo dỡ nhà cửa, kiến trúc.
- Tận dụng các chất thải rắn thải bỏ để san lấp mặt bằng.
- Xác định phạm vi giải tỏa, không chặt phá cây cối tràn lan ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Thực hiện trong thời gian giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng công trình
Nhà thầu xây dựng
UBND thành phố Tam Kỳ
2. GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
- San ủi, đào đắp đất, cát; vận chuyển nguyên vật liệu
- Thi công xây dựng công trình
- Bụi, khí thải, từ các máy móc, thiết bị.
- Nước thải sinh hoạt.
- Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án.
- Chất thải rắn sinh hoạt + xây dựng
- Phun nước tại công trường, tuyến đường nội bộ, tuyến ĐT 615 tại khu vực dự án trong những ngày nắng ráo.
- Tận dụng vật liệu xây dựng thừa để san nền.
- Dùng bạt che chắn trong quá trình vận chuyển
- Trang bị các phương tiện bảo hộ cho công nhân.
- Xây dựng bể xử lý nước thải sinh hoạt tạm thời để xử lý nước thải
Thực hiện trong thời gian thi công xây dựng dự án
Nhà thầu xây dựng
UBND thành phố Tam Kỳ
3. GIAI ĐOẠN CÔNG TRÌNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
- Cải táng, chôn mới.
- Viếng mộ
- Mùi hôi, khí thải từ quá trình phân hủy thi hài người chết.
- Nước thải từ quá trình phân hủy thi hài ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm.
- Nước mưa chảy tràn.
- Chất thải rắn
- Trồng cây xanh cách ly để hạn chế ảnh hưởng do mùi hôi, khí thải.
- Lán ximăng chống thấm tại các hố chôn để hạn chế ảnh hưởng do nước ngầm.
- Xây dựng các hồ sinh học để phân hủy chất hữu cơ; quan trắc chất lượng nguồn nước.
- Xây các mương thu gom, thoát nước mưa.
- Hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Quảng Nam thu gom, xử lý chất thải rắn.
Thực hiện trong thời gian hoạt động của DA
- Nhà thầu xây dựng
- UBND thành phố Tam Kỳ
- UBND thành phố Tam Kỳ.
Sở TN và MT QN
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Số lượng và vị trí lấy mẫu giám sát khi khu cải táng đi vào hoạt động được trình bày ở hình 3:
Hình 3: Sơ đồ các điểm giám sát khi dự án đi vào sử dụng
5.2.1. Điểm giám sát, tần suất giám sát
5.2.1.1. Giám sát môi trường trong quá trình thi công
a/ Giám sát môi trường không khí
Vị trí giám sát
- 2 điểm trong khu vực thi công.
- 1 điểm tại khu dân cư phía Đông Nam khu dự án.
Thông số giám sát
Bụi lơ lửng, tiếng ồn, CO, SO2, NOx.
Tần suất giám sát: 4 tháng 1 lần.
5.2.1.2. Giám sát môi trường khi đưa công trình vào sử dụng
a/ Giám sát môi trường không khí
Vị trí giám sát
- 1 điểm tại khu vực chôn mới.
- 1 điểm tại khu dân cư phía Tây Nam.
- 1 điểm ở khu vực dân cư phía Đông Nam.
Thông số giám sát
Mùi hôi, H2S, NH3, CH4.
Tần suất giám sát: 4 lần/tháng.
5.2.1.3. Giám sát môi trường nước
a/ Giám sát chất lượng nước mặt
Vị trí giám sát:
- 1 mẫu nước mặt tại hồ sinh học.
- 1 mẫu tại phía đồng ruộng Tây Bắc dự án.
- 1 mẫu phía Đông Nam dự án.
Thông số giám sát: pH, DO, BOD, COD, TSS, dầu mỡ, Amoni, Nitrat, phosphat, Coliform, Pb, Zn, As, Fe tổng.
Tần suất giám sát: 4 tháng 1 lần.
b/ Giám sát chất lượng nước ngầm
Vị trí giám sát
- 1 điểm tại giếng khoan gần khu vực nhà quản trang.
- 1 điểm tại nhà dân cư phía Tây Nam.
- 1 điểm tại khu dân cư phía Đông Nam .
Thông số giám sát
pH, COD, TS, Amoni, Nitrat, Sulfat, Photpho, Fe tổng, Mn, Coliform, dầu mỡ.
Tần suất giám sát: 4 tháng 1 lần.
5.2.2. Dự trù kinh phí giám sát môi trường
a/ Dự trù kinh phí giám sát môi trường trong giai đoạn thi công
Tổng kinh phí giám sát môi trường trong giai đoạn thi công dự kiến khoảng 3.500.000 VNĐ/1 lần.
b/ Dự trù kinh phí giám sát khi công trình đưa vào sử dụng
TT
Nội dung công việc
Đơn giá
S.lượng
Thành tiền
Số hiệu định mức
1
Thuê xe đi lấy mẫu (ngày)
500,000
1
500,000
Thực tế
2
Nhân công lấy mẫu (công)
30,000
10
300,000
Thực tế
3
Viết tổng thuật (Báo cáo)
3,000,000
1
3,000,000
. (1)
4
Chi phí phân tích mẫu
11,450,000
4.1
Mẫu khí
Đơn giá
S.lượng
6,000,000
. (2)
4.2
Nước mặt
2,840,000
4.3
Phân tích nước ngầm
2,610,000
5
Cộng từ 1 đến 4
15,250,000
6
Chi phí in ấn, đóng tập,...
100,000
7
Cộng 5 + 6
15,350,000
8
Chi phí quản lý (20%)
3,070,000
9
Cộng 7 + 8
18,420,000
10
Thuế 5%
921,000
Cộng
19,341,000
Dự toán kinh phí cho 1 năm giám sát (tần suất 4 tháng/lần giám sát)
58,023,000
B = A x 3
Kinh phí giám sát do BQL Khu Kinh tế mở Chu Lai chi trả.
CHƯƠNG 6
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
Trong thời gian thực hiện báo cáo ĐTM, Đơn vị tư vấn thực hiện điều tra xã hội học khu vực Dự án và phối hợp chính quyền địa phương, các ngành chức năng tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp với người dân khu vực dự án theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2008/TT-Bộ TN&MT ngày 08/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả tham vấn cộng đồng được tóm tắc cụ thể sau:
6.1. TỔNG HỢP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Tổng số hộ dân được điều tra: 60 hộ dân khu vực dự án:
Stt
Vấn đề được hỏi
Hộ gia đình điều tra
Trả lời
Tổng số
%
1
Ngành nghề
a. Nông nghiệp
55
60
92
b. Thương nghiệp
-
60
0
c. Khác
-
60
0
2
Khoảng cách nhà ở với khu vực dự án
a. Cách dưới 150m
23
60
38
b. Cách trên 150m
37
60
62
3
Nguồn nước ăn uống đang dùng
a. Nước giếng
2
60
3,3
b. Chất lượng nước theo a
Tốt
Tốt
Tốt
c. Nước đóng
58
60
97
d. Độ sâu giếng đóng
>8m
>8m
>8m
e. Chất lượng nước theo c
Tốt
Tốt
Tốt
4
Tình hình bệnh và sức khoẻ
a. Bệnh ngoài da
0
0
0
b. Bệnh đường ruột
0
0
0
c. Bệnh đường hô hấp
0
0
0
d. Bệnh khác
0
0
0
e. Tình hình sức khoẻ
Tốt
Tốt
Tốt
5
Tình hình mai táng khu vực
a. Phân tán
60
60
100
b. Tập trung
0
0
0
c. Nguyện vọng mai táng tập trung
15
60
25
d. Độ sâu mộ chôn
- Nhỏ hơn 2,3m
60
60
100
- Sâu hơn 2,3m
6
Thông tin về Dự án
a.Biết DA do chủ ĐT công bố
50
60
83
b.Biết do kênh thông tin khác
7
60
12
c.Chưa được biết
3
60
5
7
Lo ngại khi DA triển khai
a.Mất đất sản xuất
20
60
33
b.Gây ô nhiễm môi trường
60
60
100
c.Không rõ
8
Các quan tâm MTđến Dự án
a.Không khí bị ô nhiễm
20
60
33
b.Nước ngầm bị ô nhiễm
60
60
100
c.Nước mặt bị ô nhiễm
30
60
50
d.Trật tự và tệ nạn xã hội
35
60
58
e.Khác
9
Ý kiến đối với Dự án
a. Đảm bảo môi trường khu vực
60
60
100
b.Tái định cư nhân dân khu vực
60
60
100
c.Bồi thường thiệt hại nêu ÔNMT
60
60
100
6.2. Ý KIẾN CỦA UBND VÀ UBMTTQVN XÃ TAM THĂNG
(Trích Công văn số 11/UBND ngày 30/3/2009 của UBND xã Tam Thăng và Công văn số:06/UBMT ngày 30/3/2009 của UBNDMTTQVN xã Tam Thăng về ý kiến kiến cộng đồng đối với báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả Tam Thăng)
UBND xã Tam Thăng và UBMTTQVN xã Tam Thăng cơ bản thống nhất các hạng mục đầu tư của Dự án đã được phê duyệt.
Các tác động xấu của dự án đến môi trường được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường về cơ bản địa phương thống nhất cao; tuy nhiên, chủ dự án cần nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý nước một cách cụ thể hơn nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường nước ngầm; đối với nước mưa chảy tràn đề nghị cần quan tâm đánh giá đúng lưu tốc và khối lượng nước khu vực xung quanh được đưa về phía hạ lưu nhằm hạn chế tình trạng ngập úng diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở hướng Đông của dự án.
Trong phương án xử lý rác thải khi dự án đi vào hoạt động, chủ dự án thực hiện nghiêm túc việc quản lý vận hành hệ thống đốt đồ người chết khi mai táng, đảm bảo mỹ quan và hạn chế mức độ gây ô nhiễm không khí.
Về vành đai cây xanh cách ly: trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã nêu cụ thể, về phía địa phương đề nghị chủ dự án cần nghiên cứu phương thức quản lý chăm sóc kết hợp giữa ban quản lý nghĩa trang phối hợp với người dân khu vực theo hình thức giao khoán.
Khu vực nghĩa trang rất nhạy cảm với môi trường và tâm lý của nhân dân địa phương, từ đó đề nghị công tác giám sát môi trường khi dự án đi vào hoạt động phải thực hiện nghiêm túc, triệt để và cần đưa ra giải pháp giám sát cộng đồng là hiệu quả nhất.
Đề nghị chủ dự án có chế độ ưu đãi cho việc cải táng của nhân dân địa phương đồng thời sử dụng lao động địa phương trong quá trình hoạt động của nghĩa trang.
Về khoảng cách tối thiểu từ nghĩa trang đến khu vực nhân dân, chủ dự án thực hiện tốt công tác tái định cư, di dời người dân trong khu vực đến nơi ở mới.
Khi dự án đi vào hoạt động đề nghị chủ đầu tư có quy chế quản lý vận hành và quy chế được công khai hoá cho nhân dân địa phương được biết
6.3. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
Công ty thống nhất với tất cả ý kiến đóng góp của UBND, UBMTTQVN xã Tam Thăng.
Công ty cam kết thực hiện tốt tất cả các biện pháp bảo vệ môi trường như đã đề xuất trong báo cáo (chương 4, chương 5) cụ thể:
- Giải tỏa, tái định cư đối với các hộ dân ở gần khu cải táng.
- Xác định diện tích, công trình kiến trúc, tiến hành đền bù thỏa đáng cho người dân địa phương.
- Tái định cư cho 10 hộ dân ở khu vực phía Đông Nam, Tây Nam gần khu cải táng.
- Công khai hóa quy trình hoạt động của dự án để người dân địa phương được biết.
- Định kỳ giám sát chất lượng môi trường nước để xác định phạm vi ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và đề xuất phương án xử lý thích hợp.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. KẾT LUẬN
Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng cơ bản xác định đầy đủ các tác động phát sinh trong các giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng công trình và giai đoạn đưa dự án vào hoạt động. Các biện pháp giảm thiểu đề xuất tương đối đơn giản, có tính khả thi cao, và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, điều kiện đầu tư xây dựng của chủ dự án.
Việc đầu tư xây dựng công trình và đưa vào hoạt động sẽ có những tác động tích cực bao gồm:
- Đáp ứng nhu cầu cải táng, chôn cất của người dân xã Tam Thăng và các xã lân cận (Tam Phú, Tam Thanh,...).
- Quy tập các mồ mả chôn cất rải rác tập trung vào khu cải táng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng, phát triển các dự án trong khu kinh tế mở Chu Lai.
- Hạn chế tình trạng chôn cất tràn lan, gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng và đưa khu cải táng vào hoạt động sẽ gây một số tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội qua từng giai đoạn, cụ thể:
- Giải tỏa, thu hồi đất, tái định cư cho 10 hộ dân nằm gần khu dự án.
- Phát sinh bụi, tiếng ồn, ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương và hoạt động giao thông trên tuyến ĐT 615 (đoạn ra vào khu dự án trong thời gian xây dựng công trình).
- Ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm của người dân trong khu vực.
- Ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí và tâm lý của người dân địa phương sống gần khu cải táng.
Chủ dự án, đơn vị chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu các tác động bất lợi như đã đề xuất trong báo cáo (trình bày ở chương 4).
2. KIẾN NGHỊ
Chủ đầu tư kính đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng công trình khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng để dự án sớm được triển khai theo đúng tiến độ.
3. CAM KẾT
Khi chuẩn bị mặt bằng, triển khai xây dựng và vận hành dự án, Chủ đầu tư cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ môi trường, tuân thủ các quy định, các điều luật và tiêu chuẩn hiện hành về môi trường.
3.1. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
Trong quá trình chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng và vận hành dự án, Chủ đầu tư cam kết thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các biện pháp giảm thiểu nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội trong khu vực, cụ thể:
- Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn quy định trong quá trình khảo sát, thiết kế và thi công công trình.
- Cam kết quán triệt các nhà thầu xây dựng thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường, đến hệ sinh thái như đã đưa ra trong báo cáo và đưa vào hợp đồng thầu khoán như một điều kiện bắt buộc.
- Cam kết thực hiện đúng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho hộ dân bị ảnh hưởng theo quy định của Nhà nước, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân.
- Cam kết trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân, tổ chức giáo dục về an toàn vệ sinh lao động cho công nhân để nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, từ đó tự giác nghiêm túc thực hiện tốt các quy định về bảo hộ lao động.
- Thường xuyên nhắc nhở các nhà thầu quản lý chặt chẽ công nhân của từng đơn vị, tránh ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội tại địa phương.
- Cam kết thực hiện đầy đủ chương trình quan trắc và giám sát môi trường, báo cáo định kỳ lên các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Đảm bảo chuẩn bị đầy đủ kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giảm thiểu, giám sát, xử lý môi trường.
- Cam kết nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, không gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Cam kết thực hiện các giải pháp bảo vệ chất lượng nước mặt và nước ngầm tại khu vực dự án trong quá trình xây dựng và đưa khu cải táng vào hoạt động đảm bảo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về chất lượng nước mặt và QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về chất lượng nước ngầm.
Chúng tôi sẽ thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung quy định tại Khoản 1, điều 23 của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam ngày 29/11/ 2005, cụ thể như sau:
- Báo cáo với UBND xã Tam Thăng về nội dung của Quyết định phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường.
- Niêm yết công khai tại khu dự án về các loại chất thải, công nghệ xử lý, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát.
- Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường đã nêu trong báo cáo Đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo.
Thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam để kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường.
3.2. Cam kết tuân thủ các điều luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch nước công bố ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/7/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ về quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 chủ Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị đinh số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2008 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường:
+ TCVN 5937-2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh;
+ TCVN 5938-2005: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
+ TCVN 3985-1999: Âm học - Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc;
+ TCVN 5949-1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép;
+ TCVN 5945-2005: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải;
+ QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
+ QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.
+ QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Tuân thủ Quy chế quản lý chất thải nguy hại (Ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng chính phủ về ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại).
Chủ đầu tư xin cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước Quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng Khu cải táng mồ mả xã Tam Thăng.doc