Trong khi nhu cầu về vật liệu xây dựng ngày một tăng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, dự án được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và nguồn vốn từ phía chính quyền địa phương, không những thế nhiều công trình đòi hỏi chất lượng cao, cần có vật liệu vừa có chất lượng vừa có giá cả hợp lý. Sản phẩm của dự án đáp ứng được những yêu cầu trên đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn lao động. Sự thành công của dự án sẽ thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất gạch bằng lò nung liên tục kiểu đứng trên địa bàn trong và ngoài tỉnh góp phần vào công cuộc hiện đại hoá ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và góp phần tạo nên sự bền vững cho các công trình kiến trúc. Với thời gian hoạt động là 9 năm và thời gian hoàn vốn là 4 năm, dự án sẽ mang lại không những là lợi nhuận cao cho doanh nghiệp mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với loại lò thủ công đốt bằng trấu, đây là một dự án cần thiết và khả thi.
41 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5890 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án đầu tư xây dựng sản xuất lò gạch phát đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. Bối cảnh-cơ hội đầu tư
Phú Thọ hiện đang có nhu cầu xây dựng cơ bản là rất lớn và theo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu đầu tư,bao gồm qui hoach xây dựng đô thị,cải tạo xây dựng các khu trung tâm thị trấn,thị xã,các, khu công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, các khu chức năng tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã tạo nên nhu cầu cấp thiết về vật liệu xây dựng.
Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tăng nên nhu cầu xây dựng của người dân trong tỉnh cũng tăng nhanh.Trong xây dựng gạch là một trong 8 nguyên vật liệu chủ yếu.Tuy nhiên trong thời gian vừa qua,nguồn cung cấp gạch trên địa bàn tỉnh phần lớn là từ các lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường do thiết bị sản xuất gạch và lò nung mang tính thủ công,chắp vá,sản phẩm kém chất lượng không đồng nhất,ô nhiễm môi trường,gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp đang ở mức báo động.
Năm 2010, tỉnh Phú Thọ có kế hoạch thực hiện xóa bỏ 510 lò thủ công. Với mục tiêu đến năm 2011 sẽ chấm dứt hoạt động của các lò thủ công ,do vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng cung ứng cho thị trường trong khi sản xuất gạch tylen chưa được phát triển rộng rãi và vốn đầu tư rất lớn.Một trong những giải pháp được cho là khả quan hiện nay là chuyển đổi nung đốt thủ công sang công nghệ mới,giảm ô nhiễm môi trường.Xuất phát từ đòi hỏi đó,sở Khoa Học và Công Nghệ đã thực hiện chuyển giao công nghệ lò gạch nung liên tục kiểu đứng (gọi tắt VSBK) thay thế lò thủ công trên địa bàn tỉnh. Riêng ở huyện Cẩm Khê, là một huyện nằm dọc bên bờ hữu sông Hồng có nhiều kênh ngòi lớn chảy qua nên trên địa bàn huyện có mỏ đất sét lớn,chất lượng rất phù hợp để sản xuất gạch.Hơn nữa trên địa bàn huyện cũng có khoảng 60 lò gạch thủ công sẽ bị tháo dỡ vào năm 2011 theo chủ trương chung của tỉnh Phú Thọ.
Từ các cơ hội trên cho thấy việc đầu tư dự án xây dựng lò gạch nung kiểu công nghệ cao là rất cần thiết,một mặt để tạo ra sản phẩm gạch có chất lượng cao, giảm ô nhiễm môi trường,đáp ứng nhu câu của thị trường,mặt khác cũng nâng cao hiệu quả kinh doanh đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Căn cứ pháp lí:
- Căn cứ Nghị định số 119/1999/NĐ-CP, ngày 18/9/1999 của Chính Phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ.
- Căn cứ vào Nghị định 51 và Quyết định 134 của Chính phủ về ưu đãi đầu tư, trong đó có đầu tư phát triển vật liệu xây dựng ra đời đã tạo ra đòn bẩy giúp các nhà doanh nghiệp xúc tiến đầu tư vào địa bàn.
- Căn cứ vào Thông tư số 2341/2000/TTLT/BKHCNMT-BTC, ngày 28/11/2000 của liên bộ Khoa Học – Công Nghệ - Môi Trường và Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/199/NĐ-CP, ngày 18/9/1999 của Chính Phủ.
- Căn cứ vào hệ thống các văn bản về hoạch định phát triển kinh tế Phú Thọ giai đoạn 2011_2015 của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ.
- Căn cứ vào chủ trương khuyến khích chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch theo hướng hiện đại của huyện Cẩm Khê nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung năm 2011.
- Căn cứ vào kế hoạch liên ngành của sở Khoa Học Công Nghệ và sở Công Nghệ về việc chuyển giao kĩ thuật sản xuất gạch theo công nghệ lò liên tục kiểu đứng cho các cơ sở sản xuất lò gạch của tỉnh Phú Thọ năm 2005
3. Mô tả tổng quan dự án
Nắm bắt được cơ hội trên và những căn cứ pháp lí em quyết định lập dự án đầu tư xây dựng lò sản xuất gạch nung liên tục kiểu đứng công nghệ mới. - Tên dự án : Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Lò Gạch Phát Đạt
- Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
- Địa điểm thực hiện : Khu 3, xã Hiền Đa, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ.
- Diện tích mặt bằng : 9000 m2
- Thời gian thực hiện : Tháng 6 năm 2011
- Chủ đầu tư : TRƯƠNG VĂN THỦY
- Công suất thiết kế : 10 triệu viên/năm
- Tổng số vốn đầu tư : 6.212.000.000 đồng trong đó:
+ Vốn cố định : 4.712.000.000 đồng.
+ Vốn lưu động : 1.500.000.000 đồng.
- Thời gian hoàn vốn : 4 năm 11 tháng
- Lợi ích kinh tế xã hội:
Đầu tư xây dựng lò gạch Phát Đạt ngoài việc đóng góp cho ngân sách nhà nước còn có những lợi ích kinh tế xã hội sau:
+Thực hiện chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh.
+Giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 50 lao động địa phương,tăng thu nhập cho xã hội.
+Chuyển đổi cơ cấu phát triển đa dạng hóa ngành nghề sản xuất của địa phương.
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG _SẢN PHẨM
1. Thị trường:
1.1. Thị trường tiêu thụ gạch ngói Phú Thọ hiện nay:
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây ngày càng phát triển, mức sống nhân dân ngày một gia tăng. Vì vậy nhu cầu xây dựng cũng tăng theo điều đó đã tác động đến mức cung cầu trên thị trường đối với mặt hàng vật liệu. Trong đó gạch xây là loại vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong các công trình kiến trúc. Theo số liệu thống kê cho thấy tình hình tiêu thụ gạch của tỉnh Phú Thọ trong các năm qua như sau:
Bảng 2.1. Số lượng tiêu thụ gạch của tỉnh Phú Thọ 2005-2010
ĐVT: triệu viên
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Gạch xây
436,1
496,3
553,7
578,4
605,7
638,2
Trích nguồn: Thống kê Phú Thọ
1.2. Dự báo thị trường tiêu thụ trong tương lai:
Hàng năm nhu cầu xây dựng tiếp tục tăng theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Sản lượng gạch ngói sản xuất trong tỉnh hàng năm ở mức trên 600 triệu viên chẳng những đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong tỉnh mà còn góp phần phục vụ nhu cầu cho nhiều khu vực lân cận trong đó có thủ đô Hà Nội. Theo dự báo thì nhu cầu tiêu thụ gạch ngói của tỉnh Phú Thọ trong năm 2010 – 2020 như sau:
Bảng 2.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ gạch 2011_2015
ĐVT: triệu viên
Chỉ Tiêu
2011
2012
2013
2014
2015
Gạch Xây
671,2
723,5
774,6
795,3
823,6
1.3. Các nguồn đáp ứng nhu cầu
Năm 2010,trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ có 11 xí nghiệp gạch tylen,57 cặp lò gạch đứng liên hoàn và 510 lò đốt thủ công sản xuất khoảng 650 triệu viên gạch.Riêng trên địa bàn huyện Cẩm Khênơi đặt dự án tính đến hết tháng 12-2010 có 12 doanh nghiệp và 6 hộ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất gạch theo công nghệ lò đứng,3 doanh nghiệp sản xuất gạch bằng công nghệ lo tylen và một số lò thủ công đang hoạt động, hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 200 triệu viên gạch.
Giá cả cảm nhận Cao
1.4. Khả năng cạnh tranh:
A
B
C
Chất lượng cảm nhận Cao
CAO
Chất lượng cảm nhận Thấp
Giá cả cảm nhận Thấp
A
Chú thích: : Doanh nghiệp sản xuất gạch Quyết Thắng , giá bán 850_900 đồng/viên,chất lượng cao
C
B
: cơ sở sản xuất gạch Duy Khánh, giá bán 600 – 700 đồng/viên, chất lượng tương đối tốt
: cơ sở sản xuất gạch Thiện Nguyệt, giá bán 550 – 600 đồng/viên, chất lượng trung bình
Hiện nay trong tỉnh Phú Thọ có khoảng 100 cơ sở sản xuất gạch ngói (không kể các lò đốt thủ công), nhưng đối thủ cạnh tranh chủ yếu của doanh nhiệp là ba cơ sở sản xuất gạch nói trên. với tình hình hiện nay thì đối thủ A có ưu thế về chất lượng nhưng giá cao còn đối thủ B thì giá và chất lượng tương đối cao, đối thủ C thì nằm ở vị trí chính giữa, căn cứ vào tình hình trên thì doanh nghiệp chúng tôi rất có lợi thế so với hai đối thủ B,C. Ngoài ra doanh nghiệp sẽ cố gắng nghiên cứu đổi mới để đưa mức chất lượng gạch ngang tằm với đối thủ A và hơn thế nữa nhằm mục tiêu nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
2. Sản phẩm của dự án
2.1. Thiết kế sản phẩm: Sản phẩm đặc trưng của dự án là gạch ống và gạch thẻ đây là 2 sản phẩm mang tính ưu việc và rất cần thiết cho các công trình xây dựng chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam: 1450 -1998
Những sản phẩm chính
Kích thứơc
Màu sắc
Kiểu dáng
Gạch ống 4 lổ
10 x 10 x 20 cm
đỏ, vàng
lổ tròn, lổ vuông
Gạch thẻ 2 lổ
5 x 10 x 20cm
đỏ, vàng
lổ tròn
Những sản phẩm phụ
(Gạch loại B)
Gạch ống 4 lỗ, Gạch thẻ 2 lỗ(gạch nổ,non)
10 x 10 x 20cm
Đỏ,vàng
Lỗ tròn,lỗ vuông
2.2. Các chiến lược:
2.2.1. Chiến lược sản phẩm:
- Trước tiên dự án sẻ tập trung sản xuất những sảm phẩm truyền thống như gạch ống và gạch thẻ để chiếm lĩnh tối đa thị phần, nhưng chúng tôi sẽ đưa ra những mẫu gạch thích hợp với nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như: gạch ống lỗ tròn hoặc vuông, loại gạch mỏng, dày, gạch thẻ có loại lớn, nhỏ… Đó là những mặt hàng mang tính tiện lợi thích hợp cho thời đại công nghiệp ngày nay, giúp cho mọi người có thể xây cất theo đúng ý của mình.
- Dự án không chỉ dừng lại ở việc đưa ra sản phẩm với mẫu mới mà còn cải tạo về màu sắc và chất lượng của gạch tương ứng với chất lượng của gạch nung đốt bằng lò tuynel. Với tên của sản phẩm được in trên những viên gạch thật đơn giản nhưng không kém phần ấn tượng. Trên từng viên gạch bạn có thể thấy 2 chữ Phát Đạt tạo cho khách hàng dễ nhớ, dễ liên tưởng đến nơi sản xuất ra nó.
- Dự án cũng sẽ tạo ra kiểu dáng và mẫu mã gạch đa dạng và đặc trưng cho doanh nghiệp để khách hàng dễ nhận biết và phân biệt với các cơ sở sản xuất khác.
2.2.2. Chiến lược giá:
- Qua kinh nghiệm thực tiễn nên ngay từ đầu doanh nghiệp đã có chiến lược chủ động chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu ngay từ khâu đầu vào cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, Doanh nghiệp sẽ áp dụng chính sách giá cả linh hoạt đối với từng loại khách hàng, từng khu vực thị trường, từng thời điểm…
- Hiện nay trên thị trường tỉnh Phú Thọ, các loại gạch sản xuất bằng công nghệ cũ hoặc thủ công với giá như sau: gạch ống 600 đồng/ viên, gạch thẻ 500 đồng/ viên nhưng chất lượng kém, còn về gạch có chất lượng với công nghệ sản xuất hiện đại như nhà máy gạch tuynel Quyết Thắng thì có giá bán bình quân từ 900– 1.000 đồng/ viên.
- Do có công nghệ sản xuất mới và được hưởng sự hỗ trợ,ưu đãi của nhà nước đã góp phần làm cho giá thành sản thấp hơn đối thủ nhưng chất lượng của sản phẩm rất cao. Giá bán dự kiến tại Doanh nghiệp sẽ bán theo giá của thị trường với mức giá trên thì doanh nghiệp rất có lợi thế cạnh tranh về giá cả .Doanh nghiệp dự định ban đầu sẽ bán với mức giá thấp hơn thị trường để thu hút khách hàng,sau một thời gian có uy tín trên thương trường sẽ nâng dần giá lên.
2.2.3. Chiến lược phân phối:
Chúng tôi có 2 hình thức phân phối, trong đó phân phối gián tiếp là chính
+ Phân phối gián tiếp: bán cho các nhà buôn lẻ, buôn sỉ…
+ Phân phối trực tiếp: bán trực tiếp cho người có nhu cầu nhu xây dựng với 2 cách là: khách hàng đến doanh nghiệp lấy hang va tự chuyên chở hoặc doanh nghiệp vận chuyển đến nơi theo yêu cầu có tính them cước phí vận chuyển(trọn gói)
2.2.4. Chiến lược chiêu thị:
- Khuyến mãi thêm một số gạch khi khách hàng mua với số lượng lớn ( 50.000 viên trở lên) hoặc có hỗ trợ chi phí chuyên chở,bốc xếp cho khách hàng.
- Vào dịp tiết nguyên đán chúng tôi có quà tặng cho khách hàng quen như : áo, nón, lịch,hàng tết …
- Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có các biện pháp xúc tiến và quảng cáo khác để sản phẩm nhanh chóng đến với khách hàng và đáp ứng kịp thời nhu cầu cũng như mog muốn của khách hang.
3. Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất
Theo tài liệu đều tra khảo sát nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh Phú Thọ, Cẩm Khê là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên,trong đó các mỏ đất sét dùng làm nguyên liệu để sản xuất gạch ngói với trữ lượng lớn được phân bố ở các xã:Văn Khúc,Yên Dưỡng,Đồng Lương,Tình Cương,Sai Nga,Phú Khê...vì vậy nguyên liệu đầu vào rất phong phú. Cho nên việc đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu đầu vào rất thuận lợi và ổn định nên mức giá đất ổn định với giá 15.000 -20.000 đồng/ m3 được vận chuyển đến tại cơ sở. Còn về nguyên liệu than đá thì ký hợp đồng với các nhà cung cấp than ở Bãi Bằng với giá dao động từ 500 đồng – 700 đồng/ kg.
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU KĨ THUẬT CỦA DỰ ÁN
1.Qui mô dự kiến và chương trình sản xuất
1.1. Hoạch định năng lực cung ứng nhu cầu của dự án:
Bảng 3.1. Công suất
Các yếu tố
đơn vị
tính
Năm hoạt động
2012
2013
2014
2015- 2020
A.Công suất dự kiến
70%
80%
90%
100%
Sản phẩm qui chuẩn
1.000 viên
7.000
8.000
9.000
9.000
B. Sản phẩm chủ yếu(loại A)
Gạch ống
1.000 viên
5.400
6.300
7.200
7.200
Gạch thẻ
1.000 viên
1.000
1.000
1.000
1000
C.Sản phẩm phụ(loại B)
1.000 viên
600
700
800
800
1.2. Doanh thu dự kiến:
Căn cứ vào thị trường trên và theo sự tìm hiểu của đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp sẽ ước lượng doanh thu bán ra tồn kho 10% so với công suất.
Đơn giá bán dự kiến: Loại A: - Gạch ống: 650 đồng/viên
- Gạch thẻ: 600 đồng/viên
Loại B: Gạch thẻ,gạch ống: 350 đồng/viên
Bảng 3.2. Doanh thu dự kiến
ĐVT: triệu đồng
Sản phẩm
Năm hoạt động
2012
2013
2014
2015
2016
2017-2020
1.Gạch ống
3510
4095
4680
4680
4680
4680
2.Gạch thẻ
600
600
600
600
600
600
3.Gạch loại B
210
245
280
280
280
280
Tổng cộng
4320
4940
5560
5560
5560
5560
1.3. Công suất của dự án
- Công suất thiết kế của dự án :10triệu sản phẩm/năm
- Số ngày hoạt động trong năm:350 ngày
- Số ca hoạt động:2ca/ngày
- Số giờ hoạt đông:6h/ca
- Số viên:15.000 viên/ca
2. Lựa chọn công nghệ cho dự án
2.1. Tên công nghệ và trang thiết bị
Bảng 3.3. Yêu câu về thiết bị máy móc
ĐVT: triệu đồng
STT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Máy trộn đất – 20 KW
Cái
1
47
47
2
Máy nghiền thô – 40 KW
Cái
1
39
39
3
Máy nghiền trộn than – 4 KW
Cái
1
13
13
4
Mô tơ băng tải – 4 KW
Bộ
1
18
18
5
Máy tạo hình – 40 KW
Cái
1
31
31
6
Máy cắt gạch tự động – 2 KW
Cái
1
17
17
7
Tủ điện và thiết bị điện
Bộ
1
12
12
8
Máy biến thế 550 KVA
Cái
1
70
70
9
Máy thăng vận 500 kg
Cái
2
16
32
10
Máy vít, kích thuỷ lực
Bộ
3
6
18
11
Xe goòng 4 bánh – tải 500 kg
Chiếc
8
1
8
12
Máy bơm nước – 20 m3/giờ
Bộ
1
8
8
13
Công cụ dụng cụ
-
-
-
15
14
Vận chuyển, lắp đặt, dự phòng
Toàn cụm
-
-
20
15
Lò gạch nung liên tục
Lò
3
200
600
16
Máy phát điện
Cái
1
15
15
TỔNG CỘNG
957
2.2. Sơ đồ dây chuyền sản xuất
2.2.1.Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch liên tục kiểu đứng
Mô hình công nghệ lò đứng
2.2.2.thuyết minh về công nghệ:
Công nghệ lò gạch liên tục kiểu đứng:
Lò gạch liên tục kiểu đứng cấu tạo gồm hai lớp tường:Lớp tường buồng nung gạch bên trong và lớp tường bao bên ngoài lò.Lớp tường buồng nung gạch được xây dựng bằng hai lần gạch:Gạch chịu lửa phía trong và gạch xây phía ngoài,khe hở giữa gạch chịu lửa và gạch xây được chèn bằng bột hoặc sợi cách nhiệt.Khoảng trống giữa lớp tường buồng nung gạch và lớp tường bao bên ngoài cách nhau khoảng 1m se được đổ đầy chất cách nhiệt rẻ tiền(xỉ,đất trộn với trấu).Buồng nung gạch đặt ở cốt 1,5m có tiết diện khoảng 1m x 1,5m đến 2m và chiều cao 4,5-5,5m tùy theo yêu cầu khi thiết kế.
Trong buồng nung,gạch được xếp thành nhiều mẻ,mỗi mẻ gồm 4 lớp gạch,các mẻ cách nhau bằng một lớp gạch được xếp tạo thành các rãnh cho các thanh sắt đỡ xuyên qua.Khi lấy gạch ra,cơ cấu lấy gạch ra(hệ trục vít nâng hạ) sẽ nâng cả chồng gạchnhích lên đủ để rút thanh đỡ ra.Sau đó từ từ hạ chồng gạch xuống cho đến khi xuất hiện hang rãnh tiếp theo trên dầm chữ I thì luồn thanh đỡ vào để đỡ chồng gạch tiếp theo.Trước khi xếp mẻ gạch mới,mở lá chắn hai ống khói,đẻ khói được hút ra ngoài,sau khi xếp gạch xong,đóng hai ống khói lại đẻ khói nóng sấy gạch mộc mới xếp vào lò.Khi vận hành,chế độ cháy trong buồng nung được điều chỉnh đẻ trung tâm cháy(vùng nung) ở giữa lò và duy trì nhiệt độ ở vùng này vào khoảng 900 0C.Công nhân có thể nhìn qua lỗ quan sát lửa để điều chỉnh vùng cháy.Trên vùng nung là vùng gia nhiệt,tiếp theo là vùng sấy.Khói bốc ra từ vùng nung sẽ đi qua vùng ra nhiệt và vùng sấy trước khi ra bên ngoài.Nhiệt độ khói ra thấp,chỉ trong khoảng 70oC đến 130oC nên không ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài.
Bên dưới vùng nung là vùng làm nguội.Gạch sau khi nung được di chuyển dần xuống đáy lò và được làm nguội từ từ.Không khí lạnh cấp vào từ đáy lò, khi đi qua lớp gạch mới nung sẽ làm cho gạch nguội dần,đồng thời không khí được làm nống trước khi cấp vào vùng nung.
Như vậy, có thể thấy quá trình nung gạch gồm 4 giai đoạn sau:
+ Giai đoạn sấy làm bốc hơi nước trong viên gạch mộc(đã được phơi khô với độ ẩm còn 5-7%).Viên gạch được gia nhiêt ở nhiệt độ thấp với tốc đọ vừa phải để có thể loại bỏ phần ẩm còn lại.Nhiệt độ viên gạch tăng dần từ nhiệt độ môi trường lên 120oC.
+ Giai đoạn gia nhiệt trước khi nung làm cho nhiệt độ viên gạch tăng dần đến nhiệt độ nung nóng.Trong giai đoạn này,các chất hữu cơ trong viên gạch bị đốt cháy có sự chuyển đổi từ trạng thái của đát sang trạng thái gốm.Gạch sau đó chuyển dần sang trạng thái kết khối.
+ Trong giai đoạn nung nhiệt độ vùng nung đạt tới 850-950oC.Bề mặt các thàng phần nóng chảy điền đầy vào các khoảng trống tạo thành mối liên kết vững chắc.Gạch trở nên chắc hơn.
+ Giai đoạn làm nguội làm cho viên gạch nguội từ từ đến nhiệt đọ môi trường tránh gây nứt gẫy viên gạch do đột ngột tiếp xúc với không khí lạnh.Đối với các lò gạch thủ công truyền thống,các công việc xếp gạch vào lò,nung,làm nguội được tiến hành gián đoạnh theo từng mể đốt.Theo đó các giai đoạn sấy,gia nhiệt,nung và làm nguội diễn ra một cách đọc lập trong buồng đốt nên quá trình nung kéo dài,khả năng tận dụng nhiệt kém,hơn nữa nhiệt tích trữ trong vỏ lò cũng bị mất mà không tận dụng được.Bởi vậy nhiên liệu bị tiêu hao nhiều và gây ô nhiễm môi trường.Chất lượng gạch không đồng đều giữa các mể đốt và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người đốt lò.
Lò gạch liên tục kiểu đứng tránh được các nhược điểm trên,các giai đoạn sấy,gia nhiệt,nung và làm nguội diễn ra trong buồng đốt nên tận dụng được nhiệt một cách triệt để,nhờ vậy tiết kiệm được năng lượng hơn và khói thải cũng giảm đáng kể.Quá trình nung liên tục làm tăng công suất sản xuất gạch,chất lượng gạch cũng tốt hơn,đồng đều hơn.Chu kì ra lò từ 60 phút-120 phút/mẻ(goòng gạch).Theo tính toán cụ thể lò gạch liên tục kiểu đứng với ưu điểm là tiết kiệm nhiên liệu 45% đến 60% so với lò thủ công.Luưu lượng khí thải giảm 11,5 lần,lượng SO2 và CO2 giảm 6 lần,nhiệt độ khí thải thấp.
2.2.3.Thuyết minh qui trình sản xuất:
- Nguồn nguyên liệu được cung cấp , vận chuyển đến kho chứa nguyên liệu, từ kho chứa nguyên liệu được máy xúc đưa vào máy trộn đất, tại đây được máy cấp liệu theo thùng định mức và máy nghiền than, pha than vào đất.
- Sau khi trộn, đất được chuyển sang băng tải đến máy cán thô rồi đến máy cán mịn. ở giai đoạn này nước được cung cấp vào với liều lượng qui định. Sau khi cán mịn, nguyên liệu được đưa vào máy tạo hình, nhào đùn liên hợp. sau đó máy cắt sẽ tự động cắt gạch mộc theo kích thước định hình và được xe chuyển sang sân phơi
- Gạch mộc sau khi tạo hình có độ ẩm 20-25% , được vận chuyển ra sân phơi 7 – 15 ngày ( tuỳ theo thời tiết), độ ẩm gạch giảm từ 12-14%. Sau đó gạch mộc được chuyển đến khu tập kết ( gần lò đốt) xếp thành xe và máy thăng - vận chuyển lên đỉnh lò đốt (độ cao khoảng 7m so với mặt đất).
- Lò gạch liên tục kiểu đứng có 2 lớp thành, lớp thành trong xây bằng gạch chịu lửa, lớp thành ngoài xây bằng gạch thẻ. Vùng chứa gạch trên đỉnh lò bao chung quanh lò với độ rộng 2m. tại đây được nhóm lò 1 lần và đốt liên tục, tức là lửa được đốt trên mặt lò, khối gạch được xếp trong lò sẽ chuyển động xuống dần đều một cách liên tục và gạch mộc được xếp liên tục tại đỉnh lò. gạch mộc sau khi được xếp ở đỉnh lò sẽ qua vùng sấy, vùng nung, vùng làm nguội và ra lò một cách liên tục.
- Sau khi gạch chứa và được làm nguội, vitme, hoặc kích thuỷ lực kết hợp với hệ thống dầm hạ xuống theo từng mẻ. Sau đó được làm mát tự nhiên hoặc quạt gió và chuyển đến kho thành phẩm.
3. Nhu cầu nguyên nhiên liệu
3.1. Dự trù nguyên liệu:
+ Định mức tiêu hao: 1 m3 đất sét = 1.000 sản phẩm qui chuẩn
+ Đơn giá dự kiến: 1 m3 đất sét = 20.000 đồng
Bảng 3.4. Chiết tính nhu cầu nguyên liệu
Năm
Nhu cầu đất sét (đơn vị m3)
Thành tiền (triệu đồng)
2012
7.000
140
2013
8.000
160
2014
9.000
180
2015
10.000
180
2016
10.000
180
2017-2020
10.000
180
3.2. Dự trù nhiên liệu:
+ Định mức tiêu hao: 45 kg than đá = 1.000 sản phẩm
+ Đơn giá dự kiến : 1 kg than đá = 600 đồng
Bảng 3.5. Chiết tính nhu cầu nhiên liệu
Năm
Nhu cầu than đá(đơn vị tấn)
Thành tiền (triệu đồng)
2012
315.000
189
2013
360.000
216
2014
405.000
243
2015
450.000
243
2016
450.000
243
2017-2020
450.000
243
3.3. Dự trù điện năng sử dụng:
+ Định mức tiêu hao: điện chạy máy và thắp sáng 20,5 Kw/1000 sản phẩm
+ Đơn giá dự kiến: 1 Kw điện = 1.500 đồng ( bao gồm thuế GTGT)
Bảng 3.6. Chiết tính nhu cầu điện năng
Năm
Nhu cầu điện (đơn vị Kw)
Thành tiền(triệu đồng)
2012
143.500
215,00
2013
164.000
246,00
2014
184.500
277,00
2015
184.500
277,00
2016
184.500
277,00
2017-2020
184.500
277,00
4. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho dự án
Đầu tư cơ sở hạ tầng (qui mô sản xuất 10 triệu viên gạch/năm)
Bảng 3.7. Cơ sở hạ tầng
ĐVT: triệu đồng
STT
Các hạng mục công trình
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Sân phơi
m2
4.000
0,06
240
2
Nhà xưởng
m2
500
0,70
350
3
Hệ thống điện
Bộ
-
-
15
4
Hệ thống cấp nước
Bộ
-
-
5
5
kho chứa gạch mộc
m2
1.500
0,25
375
6
Nhà kho thành phẩm
m2
1.500
0,30
450
Tổng cộng
1.435
5. Lựa chọn địa điểm
5.1.Sơ đồ địa điểm:
Sông Hồng
Quốc lộ 32C
Đường nối nhà máy với đường quốc lộ
Ruộng
Ruộng
Ruộng
Địa điểm xây dựng 9.000 m2
Địa điểm xây dựng 8.000 m2
Ruộng
5.2. Thuyết minh sơ đồ địa điểm:
Địa điểm thực hiện dự án ở Khu 3,Xã Hiền Đa,Huyện Cẩm Khê,Tỉnh Phú Thọ do chủ đầu tư mua với diện tích là 9.000 m2 trong 10 năm với đơn giá 250.000 đồng/m2 có mặt tiền tiếp giáp với quốc lộ 32C, và đường sông nên rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ và bộ.Với diện tích này đảm bảo cho sản xuất qui mô 10 triệu viên gạch/năm. Mặt khác,địa điêm này xung quanh là ruộng lúa và cách xa khu dân cư nên không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân cũng như cây trồng,vật nuôi quanh vùng.Hơn nữa,đây là khu vực gần các nguồn cung cấp nguyên liệu đất sét (nguồn nguyên liệu chính của dự án) như xã Văn Khúc,Yên Dưỡng,Tình Cương,Đồng Lương,…vv nên chi phí vận chuyển rẻ và thuận tiện.
6. Đánh giá tác động môi trường
Mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng đã được ứng dụng tại 06 cơ sở sản xuất gạch ngói ở huyện Cẩm Khê. Đến nay, các lò gạch này đều hoạt động ổn định. Sản phẩm làm ra không đủ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ lò nung đốt liên tục kiểu đứng là một giải pháp khoa học đáp ứng nhu cầu thực tiễn cho sản xuất nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và có ý nghĩa quan trọng đối với ngành sản xuất gạch đất sét nung trong toàn tỉnh. Dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung bằng công nghệ lò đứng là một mô hình thay thế lò nung đốt thủ công nhằm chuyển đổi ý thức sử dụng nhiên liệu từ củi sang than. Mô hình này có qui mô vừa và nhỏ nhưng công nghệ đốt lại có nhiều ưu điểm, tiên tiến, có tỷ suất đầu tư thấp, tiết kiệm nguyên liệu hơn so với lò tuynel và lò đứng thủ công và đặc biệt là rất phù hợp cho các thành phần kinh tế vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Kết quả thí nghiệm sản xuất gạch đất sét nung lò đứng liên tục tại huyện Cẩm Khê thành công cho thấy, đây là một giải pháp khoa học giúp cho tỉnh Phú Thọ hoạch định được kế hoạch sản xuất gạch đất sét nung để vừa đáp ứng nhu cầu xây dựng, vừa giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như hạn chế được tình trạng chặt phá rừng.Theo tính toán của các nhà nghiên cứu,lò gạch liên tục kiểu đứng có thể tiết kiệm nhiên liệu đến 45%(so với lò thủ công đốt than),35%(so với lò đốt củi).Do nhiên liệu được đốt liên tục nên lượng khói thải thấp,hạn chế đáng kể tình trạng gây ô nhiễm môi trường(lưu lượng khí thải giảm 11,5 lần,lượng SO2 và CO2 giảm 6 lần)
Bảng kết quả nghiên cứu dưới đây cho thấy công nghệ sản xuất lò gạch liên tục kiểu đứng tiết kiệm nguyên liệu,giảm ô nhiễm môi trường.
Bảng 1: So sánh thông số đầu vào của lò gạch liên tục kiểu đứng với lò thủ công tính cho 1000 viên gạch đặc (2kg/viên)
Thông số
Lò liên tục
Lò thủ công
Tiêu hao than cám 6, kg
100
220
Lượng củi đốt khởi động lò, ste
0
0,06
Nhân công, công
2,1
3,1
Tỷ lệ tiêu hao( %)
<5%
15%
Đất nguyên liệu, m3
2,1
2,2
Chất lượng sản phẩm( TCVN 6355-98)
đạt
kém đạt
Bảng 2: Nồng độ một số khí thải tại môi trường người lao động trên mặt lò gạch VSBK
Thông số
Đơn vị
Giá trị đo
Tiêu chuẩn
CO
mg/m3
13,5
40*
40#
CO2
mg/m3
0,06
0,1
-
NO2
mg/m3
0,19
10
0,4
SO2
mg/m3
0,40
10
0,5
Bụi
mg/m3
0,25
6
0,3
* - Tiêu chuẩn 373/2002/ QĐ/ BYT# - Tiêu chuẩn: TCVN 5937-1995.
Bảng 3. Kết quả thí nghiệm gạch đất sét nung, gạch 2 lỗ
Thông số
Đơn vị
Lò liên tục
TCVN 1450-1998
Độ bền nén,
N/mm2
52,35
TCVN1450-1998
Độ bền uốn
N/mm2
30,42
Độ hút nước
%
12,18
Mức độ nung
-
Đạt
Nguồn bảng 1, 2, 3 do Công ty Gạch ngói Quyết Thắng cung cấp.
Tuy nhiên,trong quá trình sản xuất mô hình này còn chịu tác động của thời tiết,khí hậu nên có thể gây thiệt hại đến hoa màu cũng như sưc khỏe của người dân quanh vùng.Vì thế doanh nghiệp cũng đã có phương án hỗ trợ cho những thiệt hại do tác động của lượng khói lò gach gây ra như đền bù bằng tiền măt hoặc cung ứng phân đạm cho bà con nông dân hoặc có thể tạm ngừng sản xuất nếu cần thiết.
CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC_QUẢN TRỊ DỰ ÁN
1. Tổ chức sản xuất kinh doanh:
1.1 Sơ đồ tổ chức:
Chủ doanh nghiệp
Kế toán,nhân viên bán hàng
Kỹ thuật viên
Xưởng sản xuất
Xưởng tạo hình
Xưởng nung sấy
và thành phẩm
1.2. Tiền lương dự kiến bình quân cho năm đầu:
Bảng 4.1. Tiền lương dự kiến năm đầu
ĐVT: triệu đồng
STT
Tiêu chí
Số lượng
Trình độ
Đơn giá
Lương năm
A
Bộ phận gián tiếp
5
258
1
Kỹ thuật viên
2
Đại học
5tr/ng/tháng
120
2
Kế toán
1
Trung học
3,5tr/ng/tháng
42
3
Nhân viên bán hàng
2
Trung học
4tr/ng/tháng
96
B
Bộ phận trực tiếp
42
814
814
1
Xưởng tạo hình
15
Biết chữ
Tính theo sp
315
2
Xưởng nung sấy và thành phẩm
15
Biết chữ
Tính theo sp
340
3
Bộ phận vận chuyển gạch mộc
10
Biết chữ
Tính theo sp
105
4
Bộ phận vệ sinh nhà xưởng,sân bãi
1
Biết chữ
2triệu/tháng
24
5
Bảo Vệ
1
Biết chữ
2,5triệu/tháng
30
Tổng cộng
1072
1072
2. Biểu đồ tiến độ thực hiện các công việc chủ yếu:
Công việc
2011
2012
2013
2014-2020
Thiết kế
Xây dựng
Mua sắm thiết bị
Lắp đặt thiết bị
Tuyển dụng và đào tạo lao động
Sản xuất 70% công suất thiết kế
Sản xuất 80% công suất thiết kế
Sản xuất 90% công suất thiết kế
__
______
____
___
___
_________
__________
CHƯƠNG V:PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1. Quy hoạch nguồn vốn:
1.1. Các khoản đầu tư ban đầu
Bảng 5.1. Các khoản đầu tư
ĐVT: triệu đồng
STT
Vốn đầu tư của dự án
Nhu cầu
A
Vốn cố định
4712
1
Đất xây dựng
2.250
2
Chi phí xây dựng cơ bản
1.435
3
Chi phí về thiết bị máy móc
957
4
Chi phí hoàn thiện công nghệ
70
B
Vốn lưu động
1500
Tổng vốn đầu tư
6.212
1.2. Nguồn vốn đầu tư:
Doanh nghiệp sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay tín dụng trung dài hạn để thực hiện đầu tư.
Tổng nguồn vốn 6,606 tỷ đồng trong đó:
- Vốn tự có: 3.712.000.000 đồng chiếm 60% tổng nguồn vốn.
- Vốn vay: 2.500.000.000 đồng chiếm 40% tổng nguồn vốn.
1.3. Lịch trả nợ vay và lãi vay:
- Tổng số vốn vay: 2.500.000.000 đồng.
- Thời gian xin vay : 5 năm.
- Lãi suất vay với mức 15%/ năm
- Đề nghị trả lãi vay theo năm ( theo phương pháp cố định).
- Thời gian trả lãi và vốn vay: trả làm 5 lần và trả dứt điểm vào cuối năm thứ 5
Bảng 5.2. Bảng trả lãi vay
ĐVT: triệu đồng
Năm
Dư nợ đầu kỳ
Trả nợ vay
Dư nợ cuối kỳ
Gốc
Lãi
Cộng
1
2.500
500
375
875
2000
2
2.000
500
300
800
1500
3
1.500
500
225
725
1000
4
1000
500
150
650
500
5
500
500
75
575
0
Tổng cộng
2.500
1125
3625
2. Phân tích tài chính:
2.1. Doanh thu dự kiến hàng năm
Bảng 5.3.Bảng doanh thu
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
2012
2013
2014
2015
2016
2017-2020
1.Công suất thực tế (%)
70
80
90
90
90
90
2.Sản lượng tiêu thụ
7000
8000
9000
9000
9000
9000
3.Tiêu thụ sản phẩm chính
6400
7300
8200
8200
8200
8200
4.Doanh thu sản phẩm chính
4110
4695
5280
5280
5280
5280
5.Tiêu thụ sản phẩm phụ
600
700
800
800
800
800
6.Doanh thu sản phẩm phụ
210
245
280
280
280
280
Tổng doanh thu
4320
4940
5560
5560
5560
5560
2.2. Chi phí sản xuất kinh doanh
Bảng 5.4. Bảng chi phí sản xuất kinh doanh
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
2012
2013
2014
2015
2016
2017-2020
1.Nguyên liệu đất sét
140,0
160,0
180,0
180,0
180,0
180,0
2.Nhiên Liệu
189,0
216,0
243,0
243,0
243,0
243,0
3.Điện năng
215,0
246,0
277,0
277,0
277,0
277,0
4.Lương công nhân
1072
1180,8
1289,4
1289,4
1289,4
1289,4
5.Chi phí quản lí
46,5
53,25
60,0
60,0
60,0
60,0
6.Chi phí bán hàng
23,25
26,63
30,00
30,00
30,00
30,00
7.Chi phí khác
10,25
11,72
13,6
13,6
13,6
13,6
8.Chi khấu hao
523,55
523,55
523,55
523,55
523,55
523,55
9.Chi trả lãi vay
375
300
225
150
75
0,0
Tổng chi phí SXKD
2594,55
2717,95
2841,55
2766,55
2691,55
2616,55
Tổng chi phí SXK(trừ KH)
2071
2194,4
2318
2243
2168
2093
2.3.Lợi nhuận ròng
Bảng 5.5.Bảng lợi nhuận ròng
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
2012
2013
2014
2015
2016
2017-2020
1.Doanh thu bán hang
4320
4940
5560
5560
5560
5560
2.Chi phí SXKD
2594,55
2717,95
2841,55
2766,55
2691,55
2615,55
4.Lợi nhuận trước thuế
1725,25
2222,05
2718,45
2793,45
2868,45
2944,45
5.Thuế TNDN(28%)
483,07
622,174
761,166
782,166
803,166
824,446
6.Lợi nhuận ròng sau thuế
1242,18
1599,876
1975,284
2011,284
2065,284
2120,004
2.4. Dự trù lãi lỗ:
Bảng 5.5. Dự trù lãi lỗ
ĐVT: triệu đồng
STT
Năm hoạt động
2012
2013
2014
2015
2016
2017-2020
1
Tổng doanh thu
4320
4940
5560
5560
5560
5560
2
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh
2594,55
2717,95
2841,55
2766,55
2691,55
2616,55
3
Hoàn vốn
500
500
500
500
500
0,0
4
Lợi nhuận trước thuế (1-2-3)
1225,45
1772,05
2218,45
2293,45
2368,45
2944,45
5
Thuế thu Nhập(28%)
483,07
622,174
761,166
782,166
803,166
824,446
6
Lợi nhuận ròng (4-5)
742,38
1149,876
1457,284
1511,284
1565,284
2120,004
các tỷ số tài chính
Lời ròng /doanh thu
0,171
0,232
0,262
0,271
0,281
0,381
Lời ròng/tổng vốn đầu tư
0,119
0,185
0,234
0,243
0,252
0,341
Lời ròng/vốn tự có
0,199
0,309
0,392
0,407
0,446
0,571
Vòng quay vốn lưu động
2,88
3,29
3,706
3,706
3,706
3,706
2.5.Dòng tiền của dự án
Bảng 5.6.Bảng dòng tiền của dự án
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017-2019
2020
A.Phần Chi
1.Đầu tư ban đầu
3712
2.Trả gốc
500
500
500
500
500
3.Tổng dòng tiền ra
3712
500
500
500
500
500
B.Phần Thu
1.Lợi nhuận sau thuế
1242,18
1599,87
1975,28
2011,28
2065,28
2120,00
2120,00
3.Khấu hao
523,55
523,55
523,55
523,55
523,55
523,55
523,55
4.Thu thanh lí đất
720
5.Tổng dòng tiền vào
1765,73
2123,42
2498,83
2534,83
2588,83
2643,55
3363,55
C.Tổng
1.Hiệu số thu-chi
-3712
1265,73
1623,42
1998,83
2034,83
2088,83
2643,55
3363,55
2.Hệ số 1/(1+0,15)^t
1
0,8695
0,7561
0,6575
0,5717
0,4971
0,2842
3.Chiết khấu dòng tiền về hiện tại
-3712
1100,55
1227,47
1314,23
1163,31
1038,35
3000,87
955,92
2.6. Bảng tính thời gian thu hồi vốn
Bảng 5.7.1.Thu nhập ròng và vốn lưu động
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
2012
2013
2014
2015
2016
Lợi nhuận ròng(W)
1242,18
1599,876
1975,284
2011,284
2065,284
Khấu hao(D)
523,55
523,55
523,55
523,55
523,55
W + D
1765,73
2123,426
2498,834
2534,834
2588,834
Hệ Số 1/(1+0,15)^t
0,8695
0,7561
0,6575
0,5717
0,4971
(W+D)x1/(1+0,15)^t
1535,302
1605,522
1642,983
1449,164
1286,909
Cộng dồn
1535,302
3140,824
4783,807
6233,271
67520,18
Bảng 5.7.2.Thu nhập ròng và vốn lưu động
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm hoạt động
2017
2018
2019
2020
Thu nhập thuần(W)
2120,004
2120,004
2120,004
2120,004
Khấu hao(D)
523,55
523,55
523,55
523,55
W + D
2643,554
2643,554
2643,554
2643,554
Hệ Số 1/(1+0,15)^t
0,4323
0,3759
0,3269
0,2842
(W+D)x1/(1+0,15)^t
1142,808
993,711
864,178
751,298
Cộng dồn
662,988
9656,699
10520,877
11272,175
2.7. Chỉ tiêu đánh giá : NPV, IRR, T, RR , B/C
Dựa vào bảng 5.6 ta có:
+Tính chỉ tiêu NPV:
NPV= 6088,7 triệu đồng > 0
+Tính chỉ tiêu IRR:
IRR=i1 +NPV1.(i2-i1) /(NPV1 – NPV2)
Với i1 = 46% ta có: NPV1 = 21,037 triệu đồng
Với i2 = 47% ta có NPV2 = -63,962 triệu đồng
Vậy IRR = 46,247%
+ Tính tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư cả đời dự án (RR)
Tổng lợi nhuận thuần dự án:
PV = 1242,18/(1+0,15) + 1599,876/(1+0,15)^2 + 1975,284/(1+0,15)^3
+2011,284/(1+0,15)^4 + 2065,284/(1+0,15)^5 +
+ 2120,004x((1+0,15)^4-1)/0,15x(1+0,15)^9 =8442,300 (triệu đồng)
Lợi nhuận thuần trung bình của dự án:
Wpv = 8442,300/9 = 938,0333(triệu đồng), Ivo =6212 triệu đồng
Vậy RR = Wpv/ Ivo =938,0333 / 6212 = 0,151 hay 15,1%
+ Thời hạn thu hồi vốn(T)
Dựa vào bảng 5.7.1 va 5.7.2 ta có thời gian hoàn vốn của dự án là:
T = 3 + (6212 _ 4783,807)/1449,164 =3,985 (năm) = 4 năm
+ Tỷ số B/C
Trong đó B = Bt/(1+r)^t =4320/(1+0,15) + 4940/(1+0,15)^2 +
+ 5560x((1+0,15)^7-1)/0,15x(1+0,15)^9 = 24.982,936 (triệu đồng)
C= Ci/(1+r)^I = 6212+2071/(1+0,15) + 2194,4/(1+0,15)^2 +2318/(1+0,15)^3+ +2243/(1+0,150^4 + 2168/(1+0,15)^5 + 2093x((1+0,15)^4-1)/0,15x(1+0,15)^9-720/(1+0,15)^9 = 16.322,791 (triệu đồng)
Vậy B/C = 1,53
Ta thấy NPV= 6088,7>0 và IRR = 46,247% nên dự án rất có khả thi nên đầu tư được.
CHƯƠNG VI: PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI
Các Ảnh hưởng kinh tế xã hội - môi trường:
1. Ảnh hưởng môi trường:
- Tình hình ô nhiễm môi trường từ các lò gạch trong thời gian vừa qua rất nghiêm trọng ở các chỉ tiêu CO2,SO2, HF và bụi. Theo các kết quả từ mô hình phát tán của các cơ quan chuyên môn về môi trường thì cơ sở sản xuất gạch nung ( hoặc cụm cơ sở) gây ô nhiễm môi trường phạm vi rộng (đến vài km) gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của nhân dân, cây trồng, vật nuôi. Do đó, áp lực về môi trường đối với các cơ sở sản xuất gạch ngày một tăng, tranh chấp môi trường diễn ra liên tục dẫn đến một số lò gạch ngưng hoạt động, di dời, hoặc chỉ sản xuất gạch mộc hoặc chỉ sản xuất trong một vài tháng trong năm hoặc phải bồi thường thiệt hại về môi trường khi hoạt động… Đây là những vấn đề bức xúc và nan giải cho ngành sản xuất gạch nung với công nghệ củ.
- Trong công nghệ sản xuất gạch nung liên tục kiểu đứng đã được thực nghiệm cho thấy kết quả về chất lượng khí thải từ lò gạch đảm bảo được thực nghiệm cho thấy kết quả về chất lượng khí thải từ lò gạch đảm bảo được tiêu chuẩn Việt Nam. mặt khác, do đặc điểm kỹ thuật của công nghệ này có thời gian đốt kéo dài 24/24 giờ, lượng than cháy ổn định nên lượng khói trong cùng một thời điểm cháy rấy ít. Nếu nhìn bằng mắt thường thì không phát hiện khói toả ra và lượng khói toả ra ít hơn nhiều so với lò đốt thủ công. Lượng khói di tản trên bề mặt rộng nên khả năng phân tán lớn làm giảm thiểu đáng kể đến ảnh hưởng môi trường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân, cây trồng và vật nuôi.
- Về mặt vệ sinh công nghiệp, công nghệ này có hệ thống vitme ( hoặc ben thuỷ lực ) nên vận hành lúc ra lò, vô lò không bị nóng bức và không bị bụi như các lò thủ công. Do đó đảm bảo được sức khoẻ của người lao động trong cơ sở sản xuất.
2. Ảnh hưởng kinh tế xã hội:
Thực hiện dự án này ngoài việc mang lại những lợi ích kinh tế cho tỉnh còn mang lại một số hiệu quả kinh tế xã hội sau:
- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên sẳn có của địa phương(đất sét) để phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng vốn là thế mạnh của tỉnh.
- Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
- Tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu sử dụng, tăng cường chất lượng và tuổi thọ công trình, giảm tỉ lệ phế phẩm trong sản xuất nhằm sử dụng nguồn tài nguyên đất của tỉnh một cách tối ưu nhất.
- Giải quyết việc làm cho khoảng 50 lao động địa phương, tăng thu nhập cho xã hội đồng thời góp phần tạo sự ổn định về an ninh, trật tự của địa phương.
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong khi nhu cầu về vật liệu xây dựng ngày một tăng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, dự án được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và nguồn vốn từ phía chính quyền địa phương, không những thế nhiều công trình đòi hỏi chất lượng cao, cần có vật liệu vừa có chất lượng vừa có giá cả hợp lý. Sản phẩm của dự án đáp ứng được những yêu cầu trên đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn lao động. Sự thành công của dự án sẽ thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất gạch bằng lò nung liên tục kiểu đứng trên địa bàn trong và ngoài tỉnh góp phần vào công cuộc hiện đại hoá ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và góp phần tạo nên sự bền vững cho các công trình kiến trúc. Với thời gian hoạt động là 9 năm và thời gian hoàn vốn là 4 năm, dự án sẽ mang lại không những là lợi nhuận cao cho doanh nghiệp mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với loại lò thủ công đốt bằng trấu, đây là một dự án cần thiết và khả thi.
2. Kiến nghị:
Với những lợi ích mà dự án mạng lại trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dự án sẽ là mô hình để tuyên truyền cho doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thấy được những lợi ích của lò nung liên tục kiểu đứng chúng tôi mong rằng Phòng xây dựng huyện và các ngành chức năng nhanh chóng xem xét, phê duyệt dự án để doanh nghiệp sớm triển khai dự án. Đồng thời, xin kiến nghị các ngành chức năng cho doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi đầu tư như sau:
- Được hưởng mức thuế suất 20% của thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Được miễn 3 năm và giảm thuế suất 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho 5 năm tiếp theo.
- Đề nghị ngân hàng giải ngân sớm để chúng tôi có ngay nguồn vốn hoạt động khi được cấp phép.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dự án đầu tư xây dựng sản xuất lò gạch phát đạt.doc