Đề tài Dự án thành lập công ty vamc

Trên thế giới có nhiều mô hình công ty quản lý tài sản, đa dạng giữa các nước, đa dạng giữa các hình thức và giữa các thời kỳ khác nhau. Nhưng có nét đặc trưng chung, khi nền kinh tế gặp khó khăn và nợ xấu gia tăng trong hệ thống các tổ chức tín dụng, thì công ty này được xây dựng và hình thành. Sự ra đời c ủa VAMC đang được đặt rất nhiều kỳ vọng, đặc biệt là khi mô hình này đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới a. Và thực tế cho thấy, VAMC đã tạo ra những hiệu ứng đầy tích cực trên thị trường. Ngay sau ngày VAMC chính thức ra mắt, thị trường chứng khoán đón nhận những phiên tăng điểm liên tiếp của các mã cổ phiếu ngân hàng và công ty chứng khoán. Đáng chú ý, bức tranh tăng trưởng tín dụng cũng có chuy ển biến rõ rệt khi các tổ chức tín dụng lên tiếng khẳng định xin được tăng hạn mức tín dụng – điều mà có lẽ cách đó không lâu người ta ch ỉ dám nhắc tới trong “giấc mơ”. Đây có thể xem là một tín hiệu rất đáng mừng đối với nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh, 6 tháng đầu năm 2013, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng chỉ dừng ở mức 3%, một con số quá khiêm tốn so với mục tiêu 12% cho năm 2013 được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trước đó. Động thái này cũng cho thấy một điều, nền kinh tế đã có những chuy ển biến tích cực rõ rệt và đặc biệt là bài toán tồn kho của nền kinh tế cũng đã được khơi thông phần nào

pdf35 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án thành lập công ty vamc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính vì vậy rất có thể các NHTM đã trở thành “sân sau” của các doanh nghiệp, huy động vốn để cho các doanh nghiệp (hoặc công ty con của các doanh nghiệp) vay vốn, từ đó có thể xuất hiện việc cho vay thiếu cẩn trọng, chủ yếu cho vay dựa vào mối quan hệ như trên. Hơn nữa để có nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn góp vốn vào các TCTD là “sân sau” của mình thì các tập đoàn này cũng phải đi vay vốn từ các ngân hàng khác dẫn đến hiện tượng nợ xấu xảy ra dắt dây trong toàn bộ hệ thống.  Nợ xấu tại các NHTM nhà nước tăng cao một phần là do lãnh đạo tại các Ngân hàng được trao quyền tự chủ cao, thẩm quyền phán quyết tín dụng của giám đốc chi nhánh Ngân hàng cao nhưng lại không bị ràng buộc chặt chẽ về trách nhiệm đối với toàn bộ khoản vay 1.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay  Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng vay: xảy ra khi việc triển khai dự án sản xuất, kinh doanh không khoa học, không được thực hiện kỹ, có sự tính toán sai về nhu cầu thị trường (thị trường đầu vào, đầu ra), các chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, ... 12  Năng lực tài chính của khách hàng yếu, cơ cấu vốn đầu tư của khách hàng tham gia vào dự án không đúng cam kết ban đầu dẫn đến dự án không tiếp tục được triển khai.  Do khách hàng cố tình không thanh toán nợ vay khi đến kỳ trả nợ mặc dù khách hàng có khả năng trả nợ: khi đến hạn trả nợ khách hàng đã không trả nợ ngân hàng mà tiếp tục sử dụng tiền để quay vòng vốn dẫn đến không có nguồn thu trả nợ cho Ngân hàng.  Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực không phải là ngành nghề kinh doanh chính, đặc biệt với hiện tượng đi vay ké nên việc trả nợ cho Ngân hàng không chỉ từ người đứng tên xin vay. 1.2.3 Nguyên nhân khác  Trong năm 2008 và đầu năm 2009 NHNN thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, lãi suất cho vay luôn ở mức thấp từ 10% - 12% là nguyên nhân đển dư nợ tín dụng tăng mạnh. Với mức vốn rẻ này các doanh nghiệp đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực bất động sản với những dự án khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng ... Đây chủ yếu là những nguồn vốn đầu tư dài hạn, trong khi đó nguồn vốn huy động của Ngân hàng từ thị trường dân cư và thị trường liên Ngân hàng chủ yếu là huy động ngắn hạn do đó xảy ra tình trạng mất cân đối giữa cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn của các Ngân hàng. Chính vì vậy khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì các Ngân hàng bị mất cân đối nguồn vốn nghiêm trọng, thanh khoản của hệ thống Ngân hàng ngày càng khó khăn, một số Ngân hàng nhỏ phải huy động trên thị trường liên Ngân hàng với lãi suất cao để giải quyết vấn đề thanh khoản. Đồng thời các doanh nghiệp đang đầu tư dang dở nên vẫn phải vay vốn Ngân hàng với mức lãi suất cao nhưng thị trường bất động sản lại đóng băng do đó Ngân hàng không thể thu hồi vốn cho vay đối với lĩnh vực bất động sản dẫn đến nợ quá hạn của hệ thống ngày càng tăng cao.  Các NHTM ở Việt Nam, đặc biệt là NHTM nhà nước thường bị chính quyền địa phương khuyến khích hoặc gây áp lực cho vay các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, và can thiệp vào quyết định cho vay của Ngân hàng dẫn đến nợ xấu ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó Chính phủ còn ra tay cứu vớt các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng quốc doanh khi những đối tượng này có vấn đề bằng cách tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, nhận các khoản nợ xấu hoặc cố ý trì hoãn việc giải quyết các tổ chức tài chính yếu kém, mất khả năng thanh toán. Chính vì lý do đó mà \giảm nhu cầu cải thiện hiệu quả ở các Ngân hàng và khuyến khích các Ngân hàng theo đuổi cho vay các dự án nhiều rủi ro vì nếu không tiếp tục 13 cho vay thì các doanh nghiệp này sẽ phá sản và Ngân hàng không thể thu hồi lại các khoản vay.  Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong một thời gian dài chưa phát huy hiệu quả cao trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, nhất là các vi phạm quy định hạn chế cấp tín dụng và đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.  Kể từ cuối năm 2008, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên môi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn từ đó làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh. Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút... Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động ngày càng nhiều (Theo ông Vũ tiến Lộc chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp VN thì Quý II có 26.324 doanh nghiệp ngưng sảng xuất thì đến Quý III ước tính số lượng doanh nghiệp giải thể và ngưng sản xuất đã lên đến gần 49.000 doanh nghiệp) càng làm cho nợ xấu tăng cao hơn. 1.3 Tác động của nợ xấu 1.3.1 Đối với hệ thống NHTM Tỷ lệ nợ xấu tăng cao khiến người dân lo ngại về khả năng kiểm soát tín dụng, khả năng kiểm soát sử dụng nguồn vốn huy động. Từ đó làm giảm uy tín của ngân hàng, ảnh hưởng đến hoạt dộng kinh doanh của ngân hàng.  Nợ xấu đang khiến nhiều ngân hàng thanh khoản mạnh vẫn tiếp tục phải nuôi lãi suất. Nó gây sức ép lên thanh khoản của hệ thống ngân hàng, là điểm nghẽn của dòng chảy vốn ra nền kinh tế. Nhiều người dân có nhu cầu rút tiền để mua sắm hay kinh doanh, và trong số đó sẽ có những khoản tiền đang nằm trong nợ xấu. Nợ không đòi được, lại phải trả cả lãi lẫn gốc cho các khoản tiền huy động đang tạo sức ép mạnh lên thanh khoản của các ngân hàng. Những khoản nợ nào không thể thu hồi được thì giải pháp hiện nay đã và đang làm là sử dụng dự phòng để bù đắp những khoản nợ khó đòi và không đòi được. Bên cạnh đó ngân hàng còn thực hiện tái cơ cấu ngân hàng mình, làm lành mạnh tài chính để đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. 14  Nợ xấu tăng nhanh buộc ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ này. Đặc biệt khi có thêm thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn biến tiêu cực, những khoản vay mới đến hạn nhưng doanh nghiệp không có khả năng trả nợ khiến nợ xấu gia tăng và có xu hướng di chuyển lên các nhóm nợ cao hơn, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn. Trích lập dự phòng rủi ro cao đang “khoét dần” vào lợi nhuận. Nếu tỷ lệ nợ xấu sụt giảm, các ngân hàng sẽ được hoàn nhập dự phòng và lợi nhuận sẽ tăng trở lại. Song trước bối cảnh thị trường hiện nay, khi môi trường kinh doanh không thuận lợi, sức tiêu thụ của thị trường sụt giảm… tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh của DN thì khả năng đòi được nợ của ngân hàng càng yếu dần. Nợ xấu ngân hàng được đánh giá sẽ tiếp tục tăng và nếu không có giải pháp xử lý sẽ càng khiến cho dòng chảy tín dụng chững lại.  Như chúng ta đã biết, nợ xấu tăng cao sẽ kéo theo rủi ro vỡ thanh khoản, vỡ cơ cấu kỳ hạn của ngân hàng trong trường hợp không thu hồi được nợ. Ngoài ra những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và danh tiếng, đồng thời, khi những ngân hàng này gặp khó khăn nhất định thì khả năng xảy ra đổ vỡ cũng cao hơn những ngân hàng khác. Do những mối liên hệ trên thị trường tài chính nói chung và thị trường vay mượn tiền giữa các ngân hàng nói riêng, khi bất kỳ một ngân hàng nào gặp những rủi ro trên cũng ảnh hưởng đến toàn hệ thống. 1.3.2 Đối với nền kinh tế  Nợ xấu tăng làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các tổ chức tín dụng. Trong 7 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 0.57%, đều đó chứng tỏ dòng tiền vẫn còn loanh quanh trong hệ thống ngân hàng. Đây là 1 điểm tắc nghẽn lớn nhất ,tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế, làm cho sản xuất kinh doanh và thị trường gặp khó khăn, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, thậm chí nhiều doanh nghiệp bị ngừng hoạt động, phá sản. Nợ xấu cũng làm cho lãi suất vay của các ngân hàng thương mại ở mức cao trong thời gian dài, gần đây tuy đã được giảm xuống, nhưng vẫn còn lớn. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động cao khiến các DN không tiếp cận được vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm tiếp theo.  Khi nợ xấu càng kéo dài thì các chi phí bỏ ra về mặt hữu hình và vô hình đối với xử lý nợ xấu càng lớn. Về mặt hữu hình là việc các tài sản cầm cố tại ngân hàng sẽ ngày càng bị hao 15 mòn, hư hỏng, giá trị và giá trị sử dụng sẽ mất dần, nếu nợ xấu được xử lý nhanh thì các tài sản này sẽ được đem ra sử dụng nhanh chóng, tạo nên giá trị và giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Về mặt vô hình khi quá trình xử lý nợ xấu kéo dài, dẫn tới hệ số tín nhiệm của Việt Nam sẽ khó mà duy trì được mức tín nhiệm như hiện nay, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư. 16 Chương 2: Quá trình hình thành VAMC và thực tế tại Việt Nam 2.1 Quá trình hình thành Công ty xử lý nợ xấu tại Việt Nam Việt Nam là một trong những nước tốc độ tăng trưởng huy động và cho vay cao nhất trong khu vực, trong đó, hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ lực với thị phần tín dụng chiếm tới xấp xỉ 95% của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Trong các giai đoạn phát triển của nền kinh tế, trong bối cảnh thị trường vốn còn chưa phát triển, tín dụng ngân hàng (TDNH) luôn đóng vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo trên thị trường tài chính, bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. TDNH đã tăng trưởng bình quân trên 30%/năm trong giai đoạn 2001-2010, tỷ lệ tín dụng/GDP đã tăng từ 40,1% vào năm 2000 lên tới 125% vào năm 2010. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ với những đóng góp tích cực cho nền kinh tế trong thời gian vừa qua, hoạt động TDNH cũng còn rất nhiều vấn đề tồn đọng mà nổi bật và luôn được quan tâm nhiều là vấn đề nợ xấu. Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì vậy sự tồn tại của nợ xấu chỉ thực sự nguy hiểm khi nó vọt lên ngưỡng cao hoặc bối cảnh kinh tế, tình hình tài chính hiện tại của các chủ thể trong nền kinh tế có thể đẩy nợ xấu lên mức nguy hiểm trong tương lai. Sau khi khối lượng nợ tồn đọng từ những năm 1990 được xử lý thì tỷ lệ nợ xấu từ năm 2000 với mức 2 con số đã giảm xuống còn ở mức thấp 1 con số. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng. Theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 31/3/2012 nợ xấu của các TCTD chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng. Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 125,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,37% dư nợ cấp tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước; nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 60,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,8% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần. Kết quả trên cho thấy, tỉ lệ nợ xấu hiện tại của Việt Nam (8,6%) là lo đáng ngại, nhưng chưa đến mức bi kịch. So với thời điểm khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, nợ xấu của các quốc gia khác còn lên đến mức 30-40%. Tuy nhiên, nếu không có một cơ chế để xử lý nợ xấu, khi tụ thành quy mô lớn, nó có thể sẽ nguy hại đối với nền kinh tế. Thực tế cho thấy, khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 - 1998 và khủng 17 hoảng toàn cầu hiện nay cũng có nguyên nhân từ các khoản nợ xấu. Đặc biệt khi nhìn vào điều kiện kinh tế nói chung và điều kiện kinh doanh của các ngân hàng và doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay trong bối cảnh tái cấu trúc toàn nền kinh tế đang được đặt ra thì nợ xấu nếu không được xử lý triệt để có thể sẽ bùng phát lên mức nguy hiểm. Không để môi trường tín dụng bị đẩy đi xấu hơn nhằm ngăn chặn những diễn biến tiêu cực có thể xảy ra trước mắt, NHNN đã kịp thời ban hành nhiều chính sách để tháo gỡ khó khăn cho cả phía DN và ngân hàng. Các biện pháp này tập trung vào hai nội dung chính: thứ nhất, tăng cường khả năng tiếp cận TDNH cho các DN thông qua việc cho phép điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ nhưng không chuyển nhóm nợ, giúp các DN gặp khó khăn có thể tiếp tục vay vốn ngân hàng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; thứ hai, từng bước điều chỉnh giảm lãi suất (bao gồm cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay) nhằm giảm chi phí lãi vay cho các DN. Bên cạnh đó, NHNN đã đưa ra một số giải pháp xử lý nợ xấu đồng bộ như sau: Một là, chỉ đạo các TCTD thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, tỷ lệ an toàn vốn và giới hạn cấp tín dụng, không cho vay mới để trả nợ cũ với mục đích che giấu nợ cũ; Hai là, yêu cầu các TCTD chủ động phối hợp với khách hàng vay để thực hiện việc đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ để có biện pháp xử lý phù hợp, như: Cơ cấu lại nợ một cách cách hợp lý để giảm khó khăn tài chính tạm thời cho DN, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định, thực hiện tốt việc mua bán nợ; Ba là, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua giảm lãi suất tiền vay đối với cả lĩnh vực ưu tiên và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác; Bốn là, rà soát, hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng nhằm tăng cường khả năng phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng; Năm là, tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo đảm các tổ chức tín dụng tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và quy định về an toàn hoạt động tín dụng. 18 Ngoài ra, NHNN cũng chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai một số giải pháp hỗ trợ khác, như: triển khai các chương trình tín dụng phù hợp, đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước gắn với việc xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp này; Phối hợp với các địa phương hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi nhanh, quản lý chặt chẽ và bảo đảm thị trường này phát triển lành mạnh... Trên thực tế, Việt Nam đã thành lập Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn động của DN (DATC) thuộc Bộ Tài chính để thực hiện sứ mệnh giúp lành mạnh hóa tài chính của DNNN, đồng thời thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi DNNN. Tuy nhiên, căn cứ vào diễn biến nợ xấu hiện nay, thì chủ của các món nợ xấu không còn giới hạn trong khu vực DNNN, dù đây là thành phần cần được xử lý chính yếu. Do đó, việc xây dựng một công ty theo hướng AMC, dù là thuộc cơ quan nào, đơn vị nào, thì cần phải nghiên cứu cơ chế xử lý thực sự có hiệu quả và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mỗi DN. Mặc dù những biện pháp này đã giúp làm dịu đi những căng thẳng trên thị trường tín dụng, nhưng không thể giải quyết tận gốc vấn đề nợ xấu đang tồn đọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên nợ xấu trong hệ thống ngân hàng không phải do riêng bản thân ngân hàng gây ra nên để xử lý dứt điểm nợ xấu cần phải có những giải pháp tích cực cơ cấu lại DN, nâng cao năng lực tài chính, khả năng kinh doanh, mở rộng thị trường của DN... 2.2 Mô tả VAMC 2.2.1 Giới thiệu mô hình VAMC và phạm vi xử lý 2.2.1.1 Giới thiệu mô hình VAMC Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được thành lập và hoạt động theo Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; phê duyệt Điều lệ và nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. 19 Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Quản lý tài sản) là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vổn điều lệ, chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước). Công ty Quản lý tài sản có trụ sở chính tại Hà Nội, tư cách pháp nhân, con dấu riêng, hạch toán độc lập, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của VAMC tương đối đơn giản, và do NHNN quyết định. Về cơ cấu tổ chức VAMC có trụ sở chính ở Hà Nội và văn phòng đại diện, chi nhánh ở một số tỉnh, thành phố. Bộ máy quản trị gồm có : Hội đồng thành viên (tối đa 7 người), Ban kiểm soát (tối đa 3 người), Tổng giám đốc và một số Phó tổng giám đốc do NHNN bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các Phó tổng giám đốc của VAMC được điều chuyển từ NHNN và các ngân hàng BIDV, Agribank, LienVietPostBank, SHB. Hội đồng thành viên của VAMC gồm 3 nhân vật đến từ NHNN và Agribank, bao gồm Chủ tịch Đặng Thanh Bình, Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng và Thành viên Nguyễn Hữu Thủy. Trong đó, ông Nguyễn Hữu Thủy sẽ kiêm nhiệm thêm chức vụ Tổng Giám đốc VAMC. Nguyên tắc hoạt động của VAMC ( điều 5):  Lấy thu bù chi và không vì mục tiêu lợi nhuận.  Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu.  Hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu. 20 Hình 1- Sơ đồ cơ chế hoạt động của VAMC Về cơ chế hoạt động, VAMC là công ty trực thuộc Chính phủ nhưng NHNN sẽ chịu trách nhiệm giám sát và quản lý. Nguồn vốn ban đầu của VAMC do Nhà nước cấp khoảng 500 tỷ đồng nhỏ hơn nhiều so với quy mô nợ xấu (xấp xỉ 260,000~400,000 tỷ đồng). Bên cạnh đó, VAMC sẽ phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Chính phủ để thực hiện giao dịch mua-bán nợ xấu với các TCTD 2.2.1.2 Phạm vi xử lý của VAMC Đề án tập trung xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam, bao gồm nợ xấu cấp tín dụng, nợ xấu mua trái phiếu doanh nghiệp và nợ xấu ủy thác cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp. Tập trung xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% tổng dư nợ và nợ xấu có tài sản bảo đảm, trong đó ưu tiên xử lý nợ xấu có tài sản bảo đảm là bất động sản. 2.2.2 Cách thức mua bán nợ của VAMC - Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do công ty quản lý tài sản phát hành. - Mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt. 21  Thông tư số 19/TT-NHNN qui định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC):  Mua nợ thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt. Công ty sẽ lên phương án phát hành hành trái phiếu đặc biệt và trình NHNN xem xét phê duyệt. Giá trị trái phiếu đặc biệt tương ứng với một khoản nợ xấu được mua bán. Trong trường hợp khoản nợ xấu được mua bán là khoản cấp tín dụng hợp vốn, thì VAMC phát hành TPĐB cho từng TCTD tham gia cấp tín dụng hợp vốn tương ứng với giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu sau khi khấu trừ số tiền dự phòng. Cụ thể, số tiền này đã trích lập, chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó và đang được theo dõi tại TCTD tham gia cấp tín dụng hợp vốn. TCTD bán nợ phải trích lập dự phòng rủi ro đối với TPĐB vào chi phí hoạt động. Hệ số rủi ro của TPĐB là 20% khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của TCTD. Hàng năm TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) cho TPĐB không thấp hơn 20%. Như vậy đảm bảo sau 5 năm khoản nợ xấu sẽ được trích lập đầy đủ. Số tiền trích lập DPRR bằng mệnh giá/thời hạn của TPĐB.  Các khoản nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng gồm cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán và các khoản nợ xấu theo quy định của NHNN; khoản mua trái phiếu DN chưa niêm yết trên thị trường chứng khoản hoặc chưa đăng ký giao dịch; khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo... Trong trường hợp đặc biệt, nếu khoản nợ xấu của TCTD không đáp ứng đủ các điều kiện để VAMC mua, NHNN sẽ xem xét trình Thủ tướng quyết định việc VAMC mua lại các khoản nợ trên nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD và xử lý nhanh nợ xấu. Riêng đối với các TCTD có tỷ lệ nợ xấu từ 3% so với tổng dư nợ trở lên là đối tượng bắt buộc phải bán nợ cho VAMC. Nếu TCTD nào không bán nợ, NHNN sẽ áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP. Trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá, kiểm toán độc lập, NHNN yêu cầu các TCTD phải bán nợ cho VAMC. Thậm chí có thể áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định pháp luật để đảm bảo nợ xấu ở mức an toàn.  Cơ chế bán nợ: VAMC bán nợ xấu đã mua theo hình thức đấu giá hoặc chào giá cạnh tranh với sự tham gia của ít nhất 3 bên mua không có liên quan với nhau. Trường hợp không thể đấu giá, chào giá cạnh tranh thì VAMC bán khoản nợ xấu trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp với bên mua nợ.  Chuyển nợ thành vốn: VAMC có thể bán nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt hoặc chuyển nợ xấu đã mua bằng trái phiếu thành vốn điều lệ, vốn cổ phần tại các doanh nghiệp 22 mua nợ. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư, cung cấp tài chính và bảo lãnh đối với một khách hàng không vượt quá 50% vốn điều lệ củaVAMC (không quá 250 tỉ đồng).  Thông tư số 20/2013/TT-NHNN qui định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC:  Việc tái cấp vốn chỉ dành cho các TCTD trong nước, không dành cho tổ chức 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh. Để được tái cấp vốn, TCTD phải có trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành chưa được thanh toán và phải trích lập dự phòng rủi ro đối với TPĐB.  Mức tái cấp vốn đối với TCTD trên cơ sở mệnh giá trái phiếu đặc biệt do Thống đốc NHNN quyết định căn cứ vào mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kết quả trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt và kết quả xử lý nợ xấu nhưng không vượt quá 70% so với mệnh giá TPĐB.  Lãi suất tái cấp vốn đối với TCTD do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ; Lãi suất tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn ghi trên hợp đồng tín dụng giữa NHNN và TCTD.  Thời hạn tái cấp vốn dưới 12 tháng nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt. NHNN xem xét, quyết định gia hạn tái cấp vốn đối với TCTD, thời gian gia hạn mỗi lần không vượt quá thời hạn tái cấp vốn lần đầu của khoản tái cấp vốn đó. Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cụ thể về trình tự xem xét tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn; Trả nợ vay tái cấp vốn; Xử lý đối với việc TCTD không trả nợ đúng hạn; Trách nhiệm của TCTD, VAMC và trách nhiệm của các đơn vị thuộc NHNN. 2.2.3 Các hoạt động chính của VAMC Công ty Quản lý tài sản có một số hoạt động chính sau đây: 1. Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng. 2. Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm. 3. Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay. 4. Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ. 23 5. Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay. 6. Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản. 7. Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần. 8. Tổ chức bán đấu giá tài sản. 9. Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng. 10. Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép. Công ty Quản lý tài sản được ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ (i) quản lý khoản nợ đã mua, tài sản bảo đảm của khoản nợ và các hồ sơ, tài liệu liên quan đến khoản nợ; (ii) thực hiện quyền của Công ty Quản lý tài sản đối với khoản nợ; (iii) thực hiện các hoạt động từ Điểm 2 đến Điểm 5 nói trên. 2.2.4 Quyền hạn và trách nhiệm của VAMC 2.2.4.1 Quyền hạn của VAMC Công ty Quản lý tài sản có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu tổ chức tín dụng bán nợ, khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu về tổ chức và hoạt động của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm; thông tin, tài liệu về các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã được bán cho Công ty Quản lý tài sản. 2. Đề nghị tổ chức tín dụng bán các khoản nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản. 3. Tham gia quá trình cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn, mua cổ phần tại khách hàng vay. 4. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm theo quy định của pháp luật; thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ. 24 5. Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan bảo vệ pháp luật hoàn tất các thủ tục, hồ sơ pháp lý về tài sản bảo đảm và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm và thu hồi, xử lý nợ, tài sản bảo đảm. 6. Đề nghị các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu do Công ty Quản lý tài sản mua chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm. 7. Công ty Quản lý tài sản trở thành bên nhận bảo đảm và được thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm dựa trên hợp đồng mua bán nợ xấu mà không phải ký lại hợp đồng bảo đảm với bên bảo đảm. 8. Giám sát, kiểm tra các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các hoạt động được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền. 9. Được hưởng một tỷ lệ trên số tiền thu hồi các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước sau khi thống nhất với Bộ Tài chính. 10. Các quyền khác của chủ nợ, bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật. 2.2.4.2 Trách nhiệm của VAMC Công ty Quản lý tài sản có các nghĩa vụ sau đây: 1. Bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao. 2. Thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm. 3. Thực hiện việc đăng ký hợp đồng mua bán quyền đòi nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. 4. Chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước, công chúng về tình hình hoạt động. 5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật. 25 Chương 3: Những vấn đề đáng lo ngại của VAMC và một số bài học từ các quốc gia trên thế giới 3.1 Thực chất của việc thu mua nợ xấu Theo dự kiến, VAMC sẽ có quy mô vốn điều lệ 500 tỷ đồng với 100% của Nhà nước, là một tổ chức tài chính đặc thù trực thuộc quản lý của NHNN. Trong bước đầu tiên của quá trình cơ cấu nợ, ngân hàng, VAMC không dùng đến ngân sách nhà nước, cũng không bơm tiền từ NHNN để "mua" nợ xấu làm sạch bảng cân đối kế toán trong hệ thống ngân hàng. Cách thức hoạt động của VAMC là phát hành trái phiếu. Dùng trái phiếu này để mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), các TCTD sẽ dùng khoản trái phiếu này để cầm cố vay tái cấp vốn tại NHNN khi có nhu cầu… Khi thu hồi được các khoản nợ, NHTM sẽ được 85%, còn VAMC sẽ được hưởng 15% giá trị thu hồi. Còn nếu NHTM không thu hồi được khoản nợ, VAMC cũng chỉ mất chi phí xử lý và chi phí quản lý nợ… Như vậy có thể thấy, ưu điểm lớn nhất của giải pháp này là không những không tiêu tốn ngân sách nhà nước mà còn có thể đảm bảo VAMC hoạt động có lãi. VAMC thực chất chỉ là một cơ quan đứng ra tập hợp và lưu trữ sổ sách về các khoản nợ xấu của toàn bộ hệ thống tín dụng. Không hề có một khoản tiền thực nào được chuyển qua lại giữa VAMC và các NHTM khi mua bán nợ. VAMC còn có thể được nhận 15% số tiền nợ xấu nếu như các NHTM xử lý được các khoản nợ xấu này. Đối với các NHTM, khi nhận trái phiếu VAMC và có thể đem trái phiếu này để vay chiết khấu tại NHNN, thì có thể nói thanh khoản của các NHTM có nợ xấu lớn đã được cải thiện đáng kể. Dù chỉ nhận được 30% hay 50% giá trị của VAMC thì các ngân hàng có nhiều nợ xấu đã được bổ sung thêm một lượng tiền đáng kể, mà không phải huy động từ dân cư hoặc vay liên ngân hàng với lãi suất cao… Rõ ràng, với những định hướng vạch ra ban đầu, VAMC thực sự là một mô hình lý tưởng mà chúng ta có thể kỳ vọng nó sẽ trở thành“công cụ” hữu hiệu nhất giải quyết khối nợ xấu đang làm ách tắc nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, người ta cũng không khỏi lo ngại, bởi với cách thức hoạt động của VAMC được vạch ra, thực chất, có thể con số nợ xấu không được giải quyết mà chỉ là cách lùi thời hạn lại vài năm. Sau khi kỳ hạn trái phiếu hết, nếu VAMC không bán được nợ xấu ra thị trường, thì con số này sẽ tiếp tục quay trở lại với các NHTM, và hiệu quả xử lý nợ xấu coi như bằng 0… Trong điều kiện 26 kinh tế Việt Nam hiện nay thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy thì, thực chất tuyên bố “không lấy tiền ngân sách để giải quyết nợ xấu” chỉ là hình thức “đánh tráo khái niệm” bởi rõ ràng, NHNN sẽ phải bỏ tiền ra để mua trái phiếu của NHTM (trái phiếu do VAMC phát hành) với giá rẻ - Đây thực chính là tiền ngân sách, và không gì khác hơn là Chính phủ bơm tiền giải quyết nợ xấu, cứu các TCTD, dù hiệu quả đến đâu chưa có cơ sở kiểm chứng. Đánh giá về cơ chế và hiệu quả hoạt động của VAMC, chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Chí Hiếu cho rằng, theo thông lệ quốc tế, việc mua bán nợ xấu thông thường là theo chiết khấu (Ví dụ như nợ nhóm 5 thì NHTM chịu thiệt 90%, công ty mua bán nợ chỉ mua lại với 10% danh nghĩa). Còn tại Việt Nam, theo dự thảo, VAMC sẽ mua lại 100% giá trị. Hàng năm NHTM trích 20% trên số trái phiếu mà VAMC đưa lại cho họ, khoản trích lập dự phòng nhẹ nhàng hơn rất nhiều. VAMC cũng sẽ không mua đứt bán đoạn hẳn khoản nợ xấu đó. Mà sau 5 năm trả lại cho các NHTM. Giai đoạn sau 5 năm các NHTM phải trao lại trái phiếu cho VAMC. Như vậy, các NHTM sẽ được lợi. Với những món nợ đáng lẽ mất rồi thì giờ được giãn tiếp 5 năm. Với những món nợ mà giá trị thực tế giảm đi giờ được mua nguyên và chỉ trích 20% càng lãi hơn… Ngân hàng được lợi, vậy thì phần thiệt hại ai sẽ phải gánh chịu? Thực chất của hoạt động cho vay chiết khấu dùng trái phiếu VAMC thế chấp là NHNN đã bơm tiền với lãi suất thấp cho nền kinh tế. Nếu như toàn bộ trái phiếu VAMC được các NHTM đem đi chiết khấu thì lượng tiền có mức lãi suất thấp nhân tạo này được bơm ra có thể lên tới 125.000 – 200.000 tỷ đồng. Khi đó đương nhiên các NHTM không phải huy động của người dân với mức lãi suất cao như hiện nay. Nếu NHNN không có biện pháp để trung hoà lượng tiền này thì phần thiệt hại đương nhiên sẽ được đẩy sang phía người gửi tiền. Không chóng thì muộn lượng tiền giá rẻ bơm ra này sẽ chuyển sang thành lạm phát, khi đó hẳn hậu quả sẽ rất khó lường. Thêm một băn khoăn mà các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra, đó là việc liệu VAMC có trở thành một “miếng mồi ngon” để các “nhóm lợi ích” chia nhau lợi dụng, xâu xé? Thực tế, sau khi mua lại nợ xấu của các NHTM, tài sản mà VAMC có được chỉ là khối nợ xấu khổng lồ trên giấy, là tài sản bất lợi. Nhưng loại tài sản này cũng dễ bị lợi dụng, dễ bị chi phối hơn rất nhiều. “Những tài sản xấu thường xuyên liên quan đến nhóm lợi ích. Trước đây bản thân các ông chủ ngân hàng gây ra nợ xấu, được VAMC mua lại, rồi một lúc khi giải quyết xong lại về ngược tay các ông chủ này. Như vậy thì các "nhóm lợi ích” đã được hưởng lợi đến hai lần” – TS. Nguyễn Chí Hiếu phân tích. 27 3.2 Những cảnh báo đáng lo ngại trong tương lai VAMC đã được thành lập nhưng chưa xử lý được một đồng nợ xấu nào cho các tổ chức tín dụng. Đây không phải là điều lạ bởi mô hình hoạt động của VAMC như Nghị định 53 qui định sẽ không thể xử lý nợ xấu một cách thực chất bởi các bên có liên quan đều không có động cơ để xử lý nợ theo cơ chế này. 3.2.1 Đằng nào cũng chẳng mất gì Hoạt động của VAMC không vì mục tiêu lợi nhuận, khi các món nợ xấu được VAMC xử lý thành công thì VAMC sẽ được hưởng một tỷ lệ nhất định (tỷ lệ này hiện vẫn chưa được ban hành, nhưng theo dự thảo là 2%) trên số nợ đòi được, phần còn lại sẽ được ngân hàng hưởng toàn bộ. Trường hợp VAMC không xử lý được các khoản nợ xấu này, VAMC chỉ cần đợi đến khi trái phiếu đặc biệt đến hạn thì trả lại khoản nợ xấu cho ngân hàng, và ngân hàng phải thanh toán lại cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) số tiền đã được tái cấp vốn thông qua trái phiếu đặc biệt, như vậy rủi ro của VAMC khi không thể xử lý được các khoản nợ này gần như bằng không. Ngoài ra, do VAMC không phải bỏ ra bất kỳ một đồng tiền thực nào để mua nợ xấu, mà thực ra đã được NHNN “bao thanh toán”, nên VAMC không có áp lực bị thua lỗ để nỗ lực trở nên hiệu quả. Bên cạnh đó, do thời hạn hoạt động của VAMC không được ấn định trước nên cũng không hề có áp lực buộc VAMC phải xử lý nợ nhanh chóng với chi phí thấp nhất. Biện pháp nuôi nợ hay tái cấu trúc doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô vẫn chưa thuận lợi và các bất cập pháp lý chưa được tháo gỡ là hết sức rủi ro và tốn kém. Mục tiêu của VAMC không phải để tối đa hóa lợi ích của các ngân hàng, với nguồn lực hiện tại cùng với động cơ không rõ ràng, khả năng lớn nhất là VAMC chỉ lưu giữ các khoản nợ xấu của ngân hàng một thời gian bằng cách phát hành trái phiếu đặc biệt, hết thời gian trái phiếu thì VAMC trả lại khoản nợ đó cho ngân hàng, nợ xấu của các ngân hàng vẫn không có những cải thiện thực chất. Như vậy, VAMC chỉ đóng vai trò tạm thời giữ nợ xấu cho ngân hàng, đồng thời tổ chức này gần như không tốn một đồng tiền thực nào để mua lại nợ xấu. Tất cả những điều này sẽ không tạo động lực thúc đẩy VAMC xử lý rốt ráo các khoản nợ xấu. Ví dụ, món nợ trị giá 100 đồng nhưng VAMC hoàn toàn có thể bán cho bên thứ ba với giá 50 đồng, hay 30 đồng, 20 đồng. Liệu các ngân hàng có bán nợ xấu của mình cho VAMC khi thấy tài sản của mình có nguy cơ sụt giảm đáng kể giá trị? “Có thể các ngân hàng tốt không muốn bán nợ 28 xấu cho VAMC vì sợ mất giá trị tài sản. Chỉ có các ngân hàng thực sự xấu, đã mất hết vốn là muốn tham gia để nhận được tiền”, một chuyên gia tài chính nhận xét. Ngân hàng Nhà nước cũng chịu rủi ro lớn. Vì theo cơ chế này, các ngân hàng yếu kém có thể được vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước, trong khi họ có thể chi trả được khoản vay này hay không vẫn là câu hỏi lớn. Khả năng Ngân hàng Nhà nước mất luôn lượng vốn này là hoàn toàn có thể xảy ra. “Mô hình này có thể tạo ra tâm lý ỷ lại của các ngân hàng yếu kém. Đáng lẽ họ phải bị trừng phạt vì cho vay thiếu cẩn trọng trong quá khứ nhưng giờ đây lại có cơ hội nhận được tiền từ Ngân hàng Nhà nước”, chuyên gia nói trên nói. Theo nguyên tắc căn bản, VAMC được lập ra không phải để giúp toàn hệ thống mà để tập trung hỗ trợ các ngân hàng tốt đang gặp rắc rối vì tình hình chung của thị trường. Như thế, việc giải quyết nợ xấu sẽ giúp các ngân hàng tốt làm sạch phần nào bảng cân đối kế toán để tiếp tục cho vay, đồng thời có thể nhận thêm nguồn vốn từ bên ngoài, ví dụ như từ các đối tác nước ngoài muốn rót vốn vào ngân hàng nhưng còn e ngại về nợ xấu. “Với mô hình hiện tại, VAMC khó thực hiện được các mục tiêu đó”, chuyên gia này kết luận. 3.2.2 Về phía ngân hàng: giấu nợ và hành xử rủi ro Việc bán nợ xấu cho VAMC giúp những ngân hàng chưa tuân thủ đúng quy định trích lập giảm áp lực trích lập dự phòng ngay lập tức, số dự phòng này sẽ được phân bổ đều tối đa 5 năm; nhận tái cấp vốn từ NHNN khi trái phiếu đặc biệt được tái chiết khấu, qua đó không chỉ giúp làm cho bảng cân đối kế toán của ngân hàng trông đẹp hơn, mà còn tạo cơ sở cho việc khơi thông tín dụng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có quá nhiều lý do khiến cho các ngân hàng phải chần chừ khi hợp tác với VAMC. Thứ nhất, đối với các ngân hàng đã trích lập đầy đủ dự phòng, việc bán nợ lại làm tăng số trích lập dự phòng, bởi lúc này giá trị của tài sản đảm bảo sẽ không được tính đến khi phải trích lập lại dự phòng. Đồng thời, theo nguyên lý phát tín hiệu, những ngân hàng phải bán nợ cho VAMC sẽ giảm uy tín đáng kể trong mắt khách hàng và cổ đông. Hiển nhiên là các ngân hàng đều không muốn mình thuộc danh sách yếu kém này. Thứ hai, những nợ xấu mà VAMC mua đều là những khoản nợ có tài sản bảo đảm, khi bán nợ, ngân hàng sẽ không còn quyền xử lý các khoản nợ này nữa, trong khi ngân hàng chưa rõ VAMC có 29 tích cực xử lý các khoản nợ này hay không, bởi nếu không xử lý thì sau một thời gian ngân hàng phải tiếp tục chịu trách nhiệm về khoản nợ này và phải hoàn trả lại số tiền đã được NHNN tái cấp vốn. Rõ ràng là những món nợ mà VAMC trả lại sau một thời gian không xử lý được thì khả năng thu hồi lại gần như bằng không. Thứ ba, VAMC giao cho ngân hàng chủ yếu là trái phiếu đặc biệt, đây là một loại trái phiếu chưa có tiền lệ ở Việt Nam cũng như không được sự bảo lãnh từ Chính phủ, và ngân hàng chưa rõ tiêu chuẩn để được tái cấp vốn như thế nào, tỷ lệ tái cấp vốn là bao nhiêu. Thứ tư, VAMC chỉ xử lý những tài sản có đảm bảo, trong khi vẫn còn một lượng không nhỏ các khoản nợ xấu mà ngân hàng đã cho vay theo các điều khoản dễ dãi và không có bảo đảm, lại chính là phần nợ xấu mà ngân hàng muốn xử lý nhất. Hiện tại, các ngân hàng đang cố gắng xử lý những khoản nợ này bằng cách yêu cầu thế chấp bổ sung nhưng rất hạn chế và cách duy nhất có hiệu lực là tăng trích lập dự phòng rủi ro và gần như chấp nhận suy giảm lợi nhuận và mất vốn. Như vậy, ngân hàng sẽ có động cơ giấu nợ xấu bằng cách giãn nợ, tái cho vay… để tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đạt dưới 3% và không phải bán nợ xấu cho VAMC. Khi buộc phải bán nợ thì khoản vốn nhận được từ tái chiết khấu ngân hàng sẽ có tiềm năng cho vay những món nợ có rủi ro cao nhằm đạt lãi suất cao thay vì thận trọng để bù vào những khoản bị buộc phải trích lập. Đây là tình huống của sự lựa chọn ngược mà hệ quả là dễ dẫn đến vòng xoáy nợ xấu lặp lại. 3.2.3 Hệ thống pháp lý chưa hỗ trợ xử lý nợ xấu Trong quan hệ này, NHNN đóng vai trò như một người trọng tài điều khiển cuộc chơi khi đặt ra những qui định và giám sát việc thực hiện với mục đích nhằm khơi thông tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên với động thái thận trọng đến mức phản ứng chậm chạp của chính NHNN làyếu tố cực kỳ then chốt khiến cho VAMC chưa đi vào hoạt động thực chất. Trong khi đó, hàng loạt văn bản pháp quy có tính chất hỗ trợ cho hoạt động của VAMC nói riêng và môi trường pháp lý mua bán nợ nói riêng vẫn chưa được ban hành kịp thời, chẳng hạn như quy chế hoạt động của VAMC, quy chế phát hành trái phiếu đặc biệt, tỷ lệ tái cấp vốn đối với trái phiếu đặc biệt, các qui trình, phương pháp định giá nợ, tài sản; các qui trình, phương pháp bán nợ, tài sản, sự tham gia của các nhà đầu tư thứ cấp…Ngoài ra, nếu những qui định này không chặt chẽ, minh bạch có thể dẫn đến cơ chế xin cho, gây biến dạng thị trường cũng như nguy cơ tồn tại lợi ích nhóm. Ngoài ra, việc xử lý nợ xấu chắc chắn gắn chặt với bộ khung pháp lý về xử lý nợ của hệ thống tư pháp Việt Nam. Hệ thống pháp lý thuận lợi phải đảm bảo nhanh chóng phá sản các doanh nghiệp 30 không còn khả năng trả nợ, thanh lý tài sản đảm bảo nhanh và bảo vệ quyền lợi của chủ nợ. Quá trình xử lý nợ xấu gắn liền với hiệu quả hoạt động của khuôn khổ pháp luật, đẩy nhanh quá trình tố tụng sẽ giảm thiểu chi phí thu hồi nợ, ảnh hưởng quyết định đến việc xử lý nợ cũng như tính tích cực của chủ nợ lẫn con nợ trong quá trình giải quyết. Tuy vậy đây là một trong những điểm nghẽn của hệ thống tư pháp trong rất nhiều năm và chưa có dấu hiệu sẽ hoàn chỉnh trong thời gian tới. Tóm lại, với cơ chế xử lý nợ xấu qua mô hình VAMC đang được thiết kế hiện nay không tạo nhiều động cơ và lợi ích thực sự cho các bên liên quan có thể hợp tác tốt và qua đó giúp xử lý được một cách thực chất các khoản nợ xấu. Các hành vi chấp nhận rủi ro quá mức không hề được loại bỏ và tâm lý ỷ lại là điều không thể tránh khỏi đối với cả VAMC lẫn các ngân hàng. Bên cạnh đó, môi trường pháp lý cho việc xử lý nợ và phá sản doanh nghiệp cùng với các quyền về tài sản tối thiểu không minh bạch và không được thực thi trên thực tế cũng sẽ là những trở ngại khiến cho việc xử lý nợ khó có thể thành công. Biện pháp xử lý nợ xấu hiện nay cần phải được thiết kế lại và đặt trong bối cảnh của chiến lược tái cơ cấu ngân hàng một cách toàn diện hơn và thực chất hơn. 3.3 Bài học từ các quốc gia trên thế giới Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á vào những năm 1997-1998, phần lớn các nước Đông Á đã lập các Công ty Quản lỷ tài sản (AMC) trực thuộc Nhà nước nhằm thanh lý nợ xấu đồng thời với thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chính phủ các nước Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan đã thành lập các công ty quản lý tài sản tập trung (AMCs) để xử lý nợ, thu hồi và cơ cấu lại các khoản nợ xấu của ngân hàng. Đặc điểm chung của 4 công ty xử lý nợ nói trên là được Chính phủ tài trợ vốn và tổ chức tập trung hơn việc sử dụng một mô hình chỉ dựa vào ngân hàng. Điều này có lẽ là do tính chất đặc thù có hệ thống về các vấn đề ngân hàng và quy mô nợ xấu. Chính phủ các nước nói trên áp dụng hình thức mua sỉ tất cả các khoản cho vay có vấn đề và cơ cấu lại các khoản nợ xấu của ngân hàng. Các công ty xử lý nợ tập trung cũng có các quyền hạn đặc biệt để cắt giảm các thủ tục pháp lý. Tổ chức xử lý nợ quốc gia Malaysia có quyền xử lý tất cả các khoản nợ xấu chuyển giao mà không cần phải xin phép các chủ tài sản. TAMC của Thái Lan cũng sử dụng quyền hạn của mình để buộc các con nợ phải ngồi vào bàn đàm phán cho việc thanh toán các khoản nợ vay của mình… 31 Tại Hàn Quốc, nước bị khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong những năm 1997-1998, vai trò tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế (Chaebol) trong quá trình giải quyết một danh mục nợ xấu lớn là rất rõ ràng, cho dù nhiệm vụ mấu chốt được đề ra ngay từ khi AMC được thành lập là giải quyết nợ xấu càng sớm càng tốt. IBRA của Indonesia được thành lập ngay năm 1998 với mục tiêu ban đầu là tập trung hơn vào tái cấu trúc doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước áp lực phải nhanh chóng thanh lý các khoản nợ xấu để tài trợ cho một ngân sách ngày càng bị thâm hụt, Công ty IBRA đã phải bán các khoản nợ xấu chưa được tái cấu trúc kể từ đầu năm 2002. Ở Trung Quốc, sau 4 năm giành rất nhiều thời gian và nguồn lực cho việc tái cấu trúc hàng trăm doanh nghiệp Nhà nước cỡ lớn (chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị các khoản nợ xấu được 4 công ty quản lý tài sản mua) chủ yếu thông qua nghiệp vụ biến các khoản nợ thành cổ phần tại các doanh nghiệp này, 4 AMC của Trung Quốc sau đó đã tập trung hơn vào việc bán và thanh lý các khoản nợ xấu thông qua các công cụ khác nhau... Các khoản nợ tại các quốc gia trong khu vực Đông Á thường có chung một đặc tính là được đảm bảo bằng bất động sản. Vì vậy, các điều luật về tịch biên tài sản không mang tính hiện thực cao (trong giai đoạn cuộc khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra) đã cản trở ngân hàng tịch thu tài sản đảm bảo khi các khoản nợ không được trả đúng hạn. Thực tế quá trình giải quyết khủng hoảng nợ xấu diễn ra tại Indonesia cho thấy IBRA đã được quyền tịch biên tài sản của các chủ thể đi vay không hợp tác mà không cần đến các giấy tờ cần thiết từ phía toà án. Các AMC trong khu vực châu Á thường xuyên công bố tình hình hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các bản báo cáo tháng, quý, trong đó nêu rõ các quy trình và phương pháp xử lý nợ xấu. Chính phủ các nước trong khu vực châu Á cũng đã thành lập các cơ quan chuyên trách theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của các AMC thông qua các tiêu chí như: Mức độ phục hồi của nợ xấu, số lượng và chất lượng các khoản vay được tái cấu trúc… Hầu hết hoạt động của các AMC đều tạo ra các khoản lỗ, vì vậy việc chia sẻ thiệt hại phát sinh từ các hoạt động của AMC là điều rất đáng được quan tâm. Các AMC trong khu vực Đông Á đều được tài trợ từ các nguồn vốn của Chính phủ hoặc dưới các hình thức phát hành công cụ nợ của chính các AMC này. Chính phủ Indonesia đã phát hành trái phiếu để hỗ trợ cho thanh khoản của ngân hàng Trung ương và chương trình đảm bảo an toàn cho người gửi tiền; tài trợ cho quá trình tái cấu trúc toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như việc mua lại nợ xấu của IBRA. Trong khi đó, tại Hàn 32 Quốc, Thái Lan và Malaysia, tài trợ trực tiếp từ Chính phủ là không đáng kể, chỉ chiếm từ 0,4% đến 20% tổng nguồn vốn cần thiết. Tại Trung Quốc, nguồn vốn được Chính phủ cung cấp không những chỉ chiếm khoảng 3% giá trị nợ xấu được chuyển giao mà chỉ một phần trong nguồn tài trợ này là tiền mặt, còn lại tồn tại dưới dạng nhà xưởng, vật dụng và các tài sản khác sở hữu bởi các ngân hàng trước đó. Phát hành trái phiếu AMC là phương pháp được Chính phủ các nước khu vực Đông Á sử dụng để tạo vốn cho các AMC. Tại Hàn Quốc và Thái Lan, trái phiếu AMC chiếm hơn 90% tổng nguồn tài trợ cho AMC; con số này vào khoảng 60% tại Trung Quốc và Malaysia. Sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc nâng cao vai trò của AMC trong suốt quá trình giải quyết nợ xấu của toàn hệ thống luôn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc đẩy nhanh tiến độ chuyển giao nợ xấu từ các ngân hàng sang các AMC. Phương pháp định giá của AMC trong việc mua nợ xấu từ ngân hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với tiến độ chuyển giao nợ xấu. Có 2 phương pháp định giá đã được các AMC trong khu vực Đông Á sử dụng: định giá theo giá trị sổ sách và định giá theo giá trị phù hợp. Phần lớn AMC tại các quốc gia khác trong khu vực Đông Á áp dụng phương pháp định giá nợ xấu theo giá trị phù hợp. Tại Thái Lan, Hàn Quốc và Malaysia, giá mua trung bình dao động từ khoảng 1/3 đến 1/2 giá trị sổ sách của khoản nợ xẩu. Sau khi xác nhận mua và nhận chuyển giao nợ xấu từ các ngân hàng, nhiệm vụ còn lại của các AMC là tổ chức bán các khoản nợ xấu này tuỳ theo đặc điểm của từng danh mục nợ xấu, mục tiêu và nhiệm vụ của AMC trong từng thời kỳ hay các nhân tố khác mà kỹ thuật xử lý các khoản nợ xấu này được các AMC chọn lựa. Tại các quốc gia trên thế giới, có nhiều loại mô hình công ty mua bán nợ: Công ty do Nhà nước góp vốn hoặc công ty do tư nhân góp vốn. Đối với các công ty mua bán nợ tư nhân, một số hoạt động độc lập, một số khác là công ty con của các ngân hàng hoặc đơn vị hoạt động trực thuộc ngân hàng. Các công ty xử lý nợ của Nhà nước thường hoạt động khá hiệu quả khi vấn đề nợ xấu mang tính hệ thống và khung pháp lý đối với việc xử lý nợ vẫn còn yếu. Chẳng hạn có những lúc trên thị trường, các khoản nợ xấu không có người mua thì công ty xử lý nợ của Nhà nước có thể là nơi tiêu thụ các khoản nợ xấu nói trên, và khi khung pháp lý cho việc xử lý nợ xấu chưa được “khỏe” thì công ty xử lý nợ của Nhà nước có thể giúp rút ngắn được quy trình xử lý nợ. Hơn nữa, việc Chính phủ mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng thông qua các công ty xử lý nợ của Nhà nước có thể tạo ra cơ hội cho Chính phủ áp đặt các điều kiện giúp các ngân hàng tái cấu trúc lại vấn đề tài chính và cơ cấu hoạt động của mình. 33 KẾT LUẬN Trên thế giới có nhiều mô hình công ty quản lý tài sản, đa dạng giữa các nước, đa dạng giữa các hình thức và giữa các thời kỳ khác nhau. Nhưng có nét đặc trưng chung, khi nền kinh tế gặp khó khăn và nợ xấu gia tăng trong hệ thống các tổ chức tín dụng, thì công ty này được xây dựng và hình thành. Sự ra đời của VAMC đang được đặt rất nhiều kỳ vọng, đặc biệt là khi mô hình này đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới a. Và thực tế cho thấy, VAMC đã tạo ra những hiệu ứng đầy tích cực trên thị trường. Ngay sau ngày VAMC chính thức ra mắt, thị trường chứng khoán đón nhận những phiên tăng điểm liên tiếp của các mã cổ phiếu ngân hàng và công ty chứng khoán. Đáng chú ý, bức tranh tăng trưởng tín dụng cũng có chuyển biến rõ rệt khi các tổ chức tín dụng lên tiếng khẳng định xin được tăng hạn mức tín dụng – điều mà có lẽ cách đó không lâu người ta chỉ dám nhắc tới trong “giấc mơ”. Đây có thể xem là một tín hiệu rất đáng mừng đối với nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh, 6 tháng đầu năm 2013, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng chỉ dừng ở mức 3%, một con số quá khiêm tốn so với mục tiêu 12% cho năm 2013 được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trước đó. Động thái này cũng cho thấy một điều, nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực rõ rệt và đặc biệt là bài toán tồn kho của nền kinh tế cũng đã được khơi thông phần nào. Đã có rất nhiều nước thành công và công ty dạng VAMC trở thành công cụ hữu ích cho quá trình cải cách kinh tế, khôi phục lại sự lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, không ít mô hình đã thất bại. Do đó vấn đề đặt ra ở Việt Nam là cần có bước đi thận trọng, khôn khéo, phù hợp thực tiễn trong nước. Dù vậy, VAMC vẫn cần lộ trình cụ thể để phát huy tác dụng trong một giai đoạn nhất định, đặc biệt là việc đưa nợ xấu xuống mức kiểm soát vào năm 2015 theo đúng quy định. Theo giới chuyên gia, những thách thức mà Công ty Quản lý tài sản Quốc gia (VAMC) sẽ phải đối diện trong xử lý nợ xấu là không hề nhỏ. Nếu không có một hành lang pháp lý đủ mạnh và sự minh bạch của các tổ chức tín dụng trong việc phân loại nợ xấu thì chắc chắn những nỗ lực giải quyết nợ xấu của VAMC sẽ lại đi vào bế tắc. Bản thân VAMC không có khả nặng tự mình giải quyết khoản nợ xấu khổng lồ đang tồn đọng trong nền kinh tế. Đó là trách nhiệm của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính, nhanh chóng tạo được một khung pháp lý và cơ chế giám sát minh bạch nhằm giúp công ty Quản lý tài sản quốc gia có một cơ chế để thực hiện nhiệm vụ của mình. 34 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Dư nợ theo nhóm của hệ thống Ngân hàng Việt Nam Bảng 2: Tỷ trọng các nhóm nợ so với dư nợ Bảng 3: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của toàn hệ thống Bảng 4: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của khối NHTM Biểu đồ 1: Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ, nợ quá hạn và tốc độ tăng nợ xấu Biểu đồ 2: Cơ cấu nợ xấu của khối NHTM so với toàn ngành tháng 09/2012 Hình 1- Sơ đồ cơ chế hoạt động của VAMC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvamc_0261.pdf
Luận văn liên quan