Đề tài Dựa trên quan điểm của hệ thống tài khoản quốc gia, đánh giá tình hình cân đối ngân sách nhà nước (thu – chi) của Việt Nam thời gian qua

Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dựa trên quan điểm của hệ thống tài khoản quốc gia, đánh giá tình hình cân đối ngân sách nhà nước (thu – chi) của Việt Nam thời gian qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA MÔN HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA Đề bài: Dựa trên quan điểm của hệ thống tài khoản quốc gia, đánh giá tình hình cân đối ngân sách nhà nước (thu – chi) của Việt Nam thời gian qua. Bài làm: Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. I. Thu ngân sách nhà nước: Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước Bảng cơ cấu thu NSNN của Việt Nam Nguồn: Tổng cục Thống kê Như vậy, có thể thấy trong cơ cấu thu ngân sách, thu từ dầu thô chiếm tỷ trọng cao nhất, ngoài ra, trong các nguồn thu trong nước, thu từ DNNN chiếm tỷ lệ cao (>16%), tiếp sau đó là từ khu vực công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh (10,44% năm 2008). Tình hình thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2010: Ước cả năm, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 528.100 tỷ đồng, vượt 14,4% so dự toán, tăng 19,4% so với thực hiện năm 2009. Cụ thể như sau: 1.1 Thu nội địa từ hoạt động sản xuất - kinh doanh (không kể thu tiền sử dụng đất): Dự toán thu 271.700 tỷ đồng; ước cả năm đạt 295.000 tỷ đồng, vượt 8,6% so dự toán, tăng 26,4% so với thực hiện năm 2009. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, từ ngày 01/01/2010 Chính phủ đã dừng thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế và dừng hỗ trợ lãi suất cho vay vốn lưu động ngắn hạn; thực hiện giãn thời hạn nộp thuế một quý đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất, gia công dệt may, da, giầy... Chính phủ cũng đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường công tác quản lý thu thuế, tổ chức thực hiện quyết liệt ngay từ đầu năm; tích cực đôn đốc thu nợ đọng, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chế độ kê khai, nộp thuế... Nhờ vậy, quá trình thực hiện mặc dù chịu nhiều tác động của các yếu tố không thuận lợi, song kết quả thu ngân sách nhà nước nói chung và nhiều khoản thu quan trọng nói riêng đạt khá so với dự toán. Trong đó: a) Khu vực kinh tế quốc doanh: ước cả năm đạt 108.062 tỷ đồng, vượt 8,5% so với dự toán, tăng 28,9% so với thực hiện năm 2009. Tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, trong năm 2010 các Bộ, địa phương, các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế đã rà soát, điều chỉnh phương án sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Năm 2010 ước có khoảng 300 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, sắp xếp lại; tính chung đến ngày 31/12/2010, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.845 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, trong đó: cổ phần hoá được 3.943 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, chiếm 67,5% tổng số đã sắp xếp. b) Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: năm 2010 tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về thu hút vốn đầu tư nước ngoài; tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới và tăng thêm ước khoảng 21 tỷ USD, trong đó số vốn thực hiện ước 11 tỷ USD; góp phần đổi mới công nghệ sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho người lao động. Thu ngân sách nhà nước ước cả năm đạt 60.823 tỷ đồng, vượt 5,3% so với dự toán, tăng 20,1% so với thực hiện năm 2009. c) Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: ước cả năm đạt 65.785 tỷ đồng, vượt 4,8% so dự toán, tăng 37,5% so với thực hiện năm 2009. Năm 2010 đã có khoảng 249,5 nghìn tỷ đồng vốn của dân cư và tư nhân đầu tư vào nền kinh tế, chiếm 31,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; có khoảng 84 nghìn doanh nghiệp dân doanh thành lập mới góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện xoá đói giảm nghèo. 1.2 Thu tiền sử dụng đất: Từ cuối năm 2009 đến nay, hoạt động của thị trường bất động sản cả nước nói chung và tại một số đô thị lớn nói riêng về cơ bản diễn biến khá sôi động, đồng thời các địa phương đã quan tâm đến công tác quy hoạch, đẩy nhanh công tác đấu giá quyền sử dụng đất; nhờ vậy, ước thu cả năm đạt 35.000 tỷ đồng, vượt 52,2% so với dự toán. 1.3 Thu từ dầu thô: Dự toán thu là 66.300 tỷ đồng, trên cơ sở dự kiến sản lượng thanh toán là 14,41 triệu tấn, giá bán 68 USD/thùng. Ước thu từ dầu thô cả năm đạt 70.800 tỷ đồng, chiếm 13,4% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt 6,8% so dự toán, tăng 17% so với thực hiện năm 2009, trên cơ sở sản lượng thanh toán ước đạt xấp xỉ 14 triệu tấn và giá dầu thanh toán cả năm ước đạt khoảng 79 USD/thùng, tăng 11 USD/thùng so với giá tính dự toán. 1.4 Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu: Dự toán thu 95.500 tỷ đồng, trên cơ sở tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 131.500 tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ là 36.000 tỷ đồng. Năm 2010, nhiều cơ chế về quản lý xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, trước hết là đối với các mặt hàng trong nước sản xuất được hoặc không khuyến khích nhập khẩu để hạn chế nhập siêu, như: bãi bỏ quy định phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo máy chính để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được; ban hành khung thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng dầu tương ứng với giá xăng dầu trên thị trường thế giới để các doanh nghiệp chủ động trong tổ chức sản xuất - kinh doanh; rà soát, điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu, trên cơ sở đó ban hành danh mục các mặt hàng này để làm cơ sở giám sát và thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và các hàng rào kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp Việt Nam; tiếp tục thực hiện tạm hoàn 90% thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hoá thực xuất khẩu trong thời gian chưa được phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng Trên cơ sở dự kiến kim ngạch xuất khẩu kết hợp với những sửa đổi, bổ sung về cơ chế và chính sách quản lý thu, ước thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010 đạt 160.800 tỷ đồng, tăng 22,3% so với dự toán; sau khi hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ 39.000 tỷ đồng, thu cân đối ngân sách đạt 121.800 tỷ đồng, chiếm 23,1% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt 27,5% so với dự toán, tăng 15,3% so với thực hiện năm 2009. 1.5 Thu viện trợ không hoàn lại: dự toán 5.000 tỷ đồng, ước thực hiện đạt 5.500 tỷ đồng, vượt 10% so dự toán. à Tuy nhiên, tình hình năm 2010 cho thấy hiện tượng vượt thu ở mức cao. Theo đó, ước tính thu ngân sách nhà nước cả năm đạt khoảng 66.600 tỷ đồng vượt vượt 14,4% so với dự toán, tăng 19,4% so với năm 2009, trong đó thu nội địa (không kể thu tiền sử dụng đất) ước là 64% tổng thu ngân sách nhà nước (vượt 8,6% so dự toán). Điều này cần được xem xét ở góc độ đưa ra dự toán nhiệm vụ thu NSNN là chưa phù hợp, gây ra tình trạng không huy động triệt để các nguồn thu này. II. Chi ngân sách nhà nước Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. Quá trình của chi ngân sách nhà nước: - Quá trình phân phối: là quá trình cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng; - Quá trình sử dụng: là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách nhà nước mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Bảng cơ cấu chi NSNN của Việt Nam Nguồn: Tổng cục Thống kê Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2010 (582.200 tỷ đồng), kết hợp với dự kiến sử dụng nguồn dự phòng và nguồn vượt thu ngân sách nhà nước năm 2010, đánh giá tổng chi ngân sách nhà nước năm 2010 ước đạt 642.200 tỷ đồng, tăng 10,3% so với dự toán, tăng 9,8% so với thực hiện năm 2009. Kết quả cụ thể tại một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau: 2.1 Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi 125.500 tỷ đồng. Ước cả năm đạt 150.000 tỷ đồng, tăng 19,5% so với dự toán, bằng 83,4% mức thực hiện năm 2009, chiếm 23,4% tổng chi ngân sách nhà nước và bằng 7,7% GDP. Số vượt chi so với dự toán được sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước đã bố trí đầu năm và một phần nguồn vượt thu ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2010 (chủ yếu là nguồn vượt thu tiền sử dụng đất so với dự toán của các địa phương theo chế độ quy định); được tập trung sử dụng cho các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2010 - 2011, các dự án đầu tư nâng cấp công trình sạt lở đê kè cấp bách và giảm nhẹ tác hại thiên tai, bổ sung tăng dự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực và một số mặt hàng dự trữ quốc gia khác... 2.2 Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán chi 70.250 tỷ đồng, ước cả năm 80.250 tỷ đồng, tăng 14,2% so với dự toán, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của nhà nước. Số chi vượt dự toán (10.000 tỷ đồng) là tăng chi trả nợ do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ đối với các khoản trả nợ nước ngoài và hoàn trả một phần các khoản vay ngắn hạn để giảm áp lực bố trí chi trả nợ các năm sau. 2.3 Chi thường xuyên: Dự toán chi 371.050 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt 401.850 tỷ đồng, tăng 8,3% so với dự toán, tăng 25,4% so với thực hiện năm 2009. Công tác quản lý, điều hành ngân sách đã bảo đảm tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như: khắc phục hậu quả hạn hán và thiệt hại do bão lũ gây ra; tăng kinh phí phòng chống tái phát dịch cúm gia cầm và dập dịch lở mồm long móng gia súc; bảo đảm kinh phí phục vụ năm ASEAN tại Việt Nam, tổ chức Đại hội Đảng các cấp, Đại hội thi đua yêu nước 5 năm 2006 - 2010, Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và các sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2010; kinh phí thực hiện nâng mức lương tối thiểu lên 730.000 đồng/người/tháng từ ngày 01/05/2010; bổ sung kinh phí đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội (mua bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên; thực hiện chính sách miễn, giảm học phí,...) Vấn đề đặt ra là vượt tăng chi NSNN: chi ngân sách nhà nước cho an sinh sinh xã hội ước khoảng 72.120 tỷ đồng, tăng gần 5% so với năm 2009. Ngân sách nhà nước đã chi cho công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh trong năm 2010 khoảng 5.400 tỷ đồng. Ngoài ra, đã xuất dự trữ quốc gia cấp không thu tiền trên 81.400 tấn gạo để cứu trợ nhân dân vùng thiếu đói giáp hạt và bị thiệt hại do thiên tai... Sau gần 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam hiện có hơn một chục đạo luật quy định rất cụ thể, rành rọt về các khoản tài chính thu vào ngân sách nhà nước (NSNN) như luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế thu nhập cá nhân, luật thuế sử dụng đất...Do thiếu những đạo luật về chi NSNN nên kể cả Quốc hội cũng thiếu những căn cứ pháp lý để thực hiện quyền quyết định dự toán chi NSNN, quyền phân bổ ngân sách trung ương, quyền giám sát tối cao đối với chi NSNN. Còn đối với xã hội thì hàng loạt vấn đề nảy sinh mà việc giải quyết đúng - sai thế nào không có căn cứ pháp lý cao để phân định. Ví dụ như: TP Hồ Chí Minh, địa bàn thu 1/3 tổng NSNN, từ nhiều năm nay, chưa được sử dụng một ngân sách của thành phố tương xứng với mức thu đó; các tỉnh miền núi trong khi làm cho 3/4 lãnh thổ quốc gia được "xanh hóa" với độ che phủ của rừng được tăng lên gấp đôi so với 20 năm trước đây thì vẫn bị NSNN "đối xử" như là những tỉnh thu không đủ chi; Việc dùng NSNN để đầu tư vào chương trình mía đường, xi măng lò đứng... Nếu chi sai, chi kém hiệu quả hoặc để cho bọn tham nhũng khoét thì việc tăng thu liệu có nghĩa lý gì. Để những cái "nếu" này không xảy ra, người dân rất mong Quốc hội sớm ban hành và giám sát việc thực hiện những đạo luật quy định về việc chi NSNN trong thời gian tới Rồi hàng loạt sai phạm của các cơ quan, quan chức nhà nước trong việc sử dụng ô tô, xây dựng trụ sở… III. Cân đối NSNN và vấn đề bội chi NSNN Nguồn: Bộ Tài chính Bội chi ngân sách nhà nước được Chính phủ luôn duy trì ở mức không quá 5%GDP trong nhiều năm qua. Thế nhưng, việc áp dụng cách tính bội chi “của riêng Việt Nam” đã không phản ánh đúng bản chất của vấn đề này khi thực tế, con số tuyệt đối về chi ngân sách tăng hàng nghìn tỷ đồng/năm, đặc biệt là ở khu vực đầu tư công. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng lạm phát cao ở nước ta trong thời gian qua. Con số tuyệt đối bội chi ngày càng tăng cao       Theo thống kê từ năm 2001 đến nay, do phải kích cầu đầu tư nên ngân sách nhà nước (NSNN) đã chi một lượng tiền lớn ra lưu thông nên tốc độ tăng bội chi NSNN là khá cao, ở mức 17- 18%. Cụ thể, mức bội chi ngân sách năm 2006 vào khoảng 48,5 nghìn tỷ đồng, thì năm 2007 tăng lên 83,4 nghìn tỷ đồng. Theo lý thuyết về tổng cầu của nhà kinh tế học Keyness, tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng sẽ kích thích đầu tư phát triển, góp phần đưa đến tăng trưởng cao. Một vấn đề rất logic và đã được thừa nhận. Tuy nhiên, nếu tăng chi quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức cao và để bù đắp thâm hụt này, Chính phủ sẽ phải huy động từ nguồn vay trong nước và vay nợ nước ngoài. Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng quá lớn thì ở chu kỳ sau sẽ tăng tỷ lệ lạm phát mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư và hệ quả tất yếu là giảm mục tiêu tăng trưởng.       Nguyên nhân của lạm phát cao về cơ bản có một phần quan trọng là do chính sách tài khóa lỏng lẻo mà thể hiện ở bội chi NSNN tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, cách tính bội chi ngân sách hiện nay đã không thể hiện đúng bản chất vấn đề của bội chi, và thực tế con số bội chi ngày càng tăng cao. Theo chuyên gia tư vấn quốc tế Jitendra Modi, mức bội chi ngân sách của Việt Nam năm 2007 nếu tính theo thông lệ quốc tế phải là 6,9% GDP, thay vì con số xấp xỉ 5% GDP như báo cáo của Chính phủ trước QH. Chỉ cần làm phép tính đơn giản có thể thấy rằng, mức độ chênh lệch về thâm hụt ngân sách giữa hai cách tính là gần 2% GDP, nếu quy đổi ra con số tuyệt đối sẽ là hàng nghìn tỷ đồng. Một con số sẽ là rất lớn trong điều kiện phải kiểm soát và thắt chặt chi tiêu ngân sách. Vậy tại sao lại có sự khác nhau này? Vấn đề mấu chốt được xác định theo thông lệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là bổ sung thêm một số nội dung về các nhiệm vụ chi ngân sách của nước ta, gồm: Đầu tư vốn theo nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA; Các hoạt động đầu tư do ngân hàng phát triển Việt Nam hỗ trợ; Cho vay bằng hình thức trái phiếu ưu đãi và chi đầu tư ngoài ngân sách- đây các khoản chi lớn không được đưa vào cân đối ngân sách hàng năm. Đồng thời, cách tính của IMF tách rời những ảnh hưởng của khu vực dầu khí với các khu vực khác nhằm mục đích theo dõi tình hình nếu Việt Nam không thu được lợi từ việc giá dầu leo thang trên thị trường thế giới Như trên đã phân tích nguyên nhân của lạm phát cao về cơ bản đã rõ, trong đó có một phần quan trọng của chính sách tài khoá lỏng lẻo trong những năm qua mà thể hiện ở bội chi NSNN tăng liên tục qua các năm. Biện pháp giảm bội chi: Tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước; Vay nợ trong nước và nước ngoài để bù đắp sự thâm hụt; Phát hành tiền giấy để bù chi. Để tăng thu NSNN, đặc biệt trong bối cảnh năm 2010, vượt thu NSNN ở mức cao, chúng ta cần áp dụng các biện pháp: Một là, trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu cho ngân sách, nhà nước cần phải dành kinh phí thỏa đáng cho để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt. Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư. Ba là, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước phải được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân. Bốn là, dùng ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới. Năm là, nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính để tích lũy vốn chi cho đầu tư. Vấn đề đặt ra hiện nay là rà soát cắt giảm chi tiêu NSNN chưa thật cần thiết và kém hiệu quả như đề ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để cắt bỏ, đình hoãn những công trình đầu tư chưa thật bức bách, kém hiệu quả hoặc chưa khởi công. Đây là một trong những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, nhưng với số NSNN hiện có thì với tình hình trượt giá như hiện nay sẽ không thể có điều kiện thực hiện được hết các dự án, công trình đã bố trí. Do vậy, cần có sự rà soát để chuyển vốn từ các công trình chưa khởi công, khởi công chậm, hoặc thủ tục không đầy đủ sang cho các công trình chuyển tiếp, công trình cấp bách, công trình có hiệu quả kinh tế cao. Việc làm này, đỏi hỏi phải có sự đồng tâm nhất trí và quyết tâm cao của tất cả các Bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước. Về chi tiêu thường xuyên, cũng nên rà soát lại tất cả các khâu hoạt động để tổ chức lại bộ máy cho hợp lý hơn, đồng thời cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết để tập trung nguồn lực cho các công tác khác quan trọng và cấp thiết hơn. Kiểm soát bội chi NSNN và triệt để thực hiện chính sách có thu mới chi, không để bội chi NSNN tăng cao, nếu cần thiết nên giảm tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP dưới mức 5%, tức là nên ở khoảng 3-4%. Đồng thời, tiến tới tính toán cân đối các nguồn phát hành trái phiếu, công trái giáo dục một cách hiệu quả hơn, nếu chưa thật cần thiết hoặc chưa đủ thủ tục thì nên cắt giảm. Nghị quyết 11 của Chính phủ vừa ban hành nêu ra các mục tiêu nhằm kiếm soát lạm phát trong năm 2011, trong đó nêu rõ việc “Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước”, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương: “Giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống dưới 5% GDP. Giám sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, nhất là vay ngắn hạn. Thực hiện rà soát nợ Chính phủ, nợ quốc gia, hạn chế nợ dự phòng, không mở rộng đối tượng phạm vi bảo lãnh của Chính phủ. Bảo đảm dư nợ Chính phủ, dư nợ công, dư nợ nước ngoài trong giới hạn an toàn và an toàn tài chính quốc gia”. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất nhiều của cả bộ máy nhà nước, đặc biệt trong việc bảo đảm cân đối thu chi NSNN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccan doi NSNN 2 .doc
  • doccan doi NSNN 3.doc
  • docSNA can doi NSNN.doc
Luận văn liên quan