Đề tài Dùng phiếu học tập trong dạy-Học chương “các định luật bảo toàn” nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh

Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng. Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật. Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công. Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng. Phát biểu được định nghĩa thế năng trọng trường của một vật và viết được công thức tính thế năng này. Nêu được đơn vị đo thế năng. Viết được công thức tính thế năng đàn hồi. Phát biểu được định nghĩa cơ năng và viết được công thức tính cơ năng. Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này.

doc32 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2688 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dùng phiếu học tập trong dạy-Học chương “các định luật bảo toàn” nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu cấp học đa số các em không giải được các bài tập tự luận đòi hỏi nhiều kĩ năng phân tích hiện tượng và ứng dụng nhiều kiến thức toán. Từ đó học sinh không có hứng thú đối với bài tập tự luận. Về phần giáo viên: với một số lượng rất ít tiết bài tập thì giáo viên chỉ có thể dạy được một ít các bài tập tự luận của chương trình. Trong khi đó các bài kiểm tra định kì thì yêu cầu trắc nghiệm 100%, kiến thức bao quát toàn bộ chương trình, tỉ lệ bài tập khá nhiều (từ 40% đến 60%). Nên kết quả điểm thi các bài kiểm tra định kì của học sinh không cao. 2.2 Giải pháp thay thế Biên soạn hệ thống các dạng bài tập dưới dạng trắc nghiệm khách quan theo các mức độ; nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích tổng hợp. Thiết kế các phiếu học tập trong đó là hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng cho hai phần: củng cố bài và giao bài tập về nhà. Giao bài tập về nhà cho học sinh bằng các phiếu học tập trong đó là hệ thống các dạng bài tập dưới dạng trắc nghiệm khách quan phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp Với giải pháp như vậy tôi chọn đề tài để nghiên cứu: Dùng phiếu học tập trong dạy-học chương “Các định luật bảo toàn” nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh. 2.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài SKKN: Áp dụng định luật bảo toàn động lượng trong giải bài tập vật lí 10 Trường THPT Minh Đài – Tân Sơn – Phú Thọ; Của Đồng Hữu Thuận – www. thpt-minhdai-phutho.edu.vn SKKN: Phương pháp giải các bài toán bằng định luật bảo toàn cơ năng và chuyển hóa năng lượng của giáo viên: Nguyễn Thanh Hải trường THPT số 1 Quãng Trạch – Quãng Bình. SKKN: Sử dụng các định luật bảo toàn để giải các bài toán va chạm-thuvienvatly.com/download/2014 2.4. Vấn đề nghiên cứu Việc dùng phiếu học tập với câu hỏi TNKQ ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà khi dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 cơ bản có làm tăng hứng thú của học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú không? Việc dùng phiếu học tập với câu hỏi TNKQ ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà khi dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 cơ bản có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú không? 2.5. Giả thuyết nghiên cứu Dùng phiếu học tập với câu hỏi TNKQ ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà khi dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 cơ bản làm tăng kết quả của học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu - Giáo viên: + Thầy Trần Hoàn Vũ giảng dạy môn vật lý lớp 10A7 ban cơ bản: Lớp thực nghiệm. + Thầy Nguyễn Tấn Hiền giảng dạy môn vật lý lớp 10A6 ban cơ bản: Lớp đối chứng Hai giáo viên có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc. Nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, trong công tác giáo dục học sinh, được học sinh và đồng nghiệp yêu mến. Trong nhiều năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, được sở GD-ĐT khen. - Học sinh: Hai lớp 10A6, 10A7 ban cơ bản được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng về sỉ số, về giới tính, độ tuổi, dân tộc, và điều kiện học tập: Bảng 1. Thông tin học sinh của hai lớp Thông tin Lớp Tổng số Dân tộc Nam Nữ 10A6 43 Kinh 21 22 10A7 43 Kinh 20 23 Ý thức học tập của học sinh khá tốt. Giáo viên chủ nhiệm chú ý nhiều đến kết quả học tập của học sinh. Đa số các em đều là con của gia đình nông dân, hiền ngoan, được các bậc phụ huynh quan tâm. Điều kiện học tập của các em tương đối tốt. Địa bàn cư trú của học sinh hai lớp phân bố đều ở các xã, thị trấn trên địa bàn tuyển sinh của nhà trường. Điểm đầu vào của hai lớp là tương đương. (nhà trường chọn theo cụm điểm xét tuyển tương đương rồi phân chia đều cho các lớp ban cơ bản). 3.2. Thiết kế nghiên cứu Chúng tôi lựa chọn: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với hai lớp tương đương. Dùng phép kiểm chứng TTEST độc lập và mức độ ảnh hưởng SMD Bảng 2. Mô tả thiết kế Lớp Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm 10A7 O1 Dạy học có sử dụng phiếu học tập cho khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà O3 Đối chứng 10A6 O2 Dạy học với khâu củng cố bài theo giáo án thông thường và giao bài tập về nhà theo sách giáo khoa. O4 3.3. Quy trình nghiên cứu Thời gian dạy thực nghiệm: Dạy hết chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 cơ bản: Từ ngày 8/1/2013 đến 2/2/2013 theo phân phối chương trình năm học 2012-2013. [phụ lục 1] Chuẩn bị bài giảng của giáo viên: Thầy Nguyễn Tấn Hiền dạy lớp đối chứng: Chuẩn bị giáo án theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng như các tiết dạy thông thường, củng cố bài theo các nội dung cơ bản, phần bài tập về nhà cho học sinh làm các bài tập trong SGK. Thầy Trần Hoàn Vũ dạy lớp thực nghiệm: Chuẩn bị giáo án đầy đủ theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng. Biên soạn hệ thống câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 cơ bản. Biên tập thành các phiếu học tập dùng để phần củng cố bài và giao bài tập về nhà cho học sinh theo từng tiết trong chương trình. [phụ lục 2]. Trong quá trình dạy thực nghiệm thì thực hiện các khâu như sau: - Khi củng cố bài thì cho học sinh làm và trả lời các câu hỏi phần củng cố bài trong phiếu học tập. - Giao bài tập về cho học sinh nhà bằng hệ thống câu hỏi TNKQ trong phiếu học tập. - Trước khi dạy bài mới thì tiến hành kiểm tra mức độ hoàn thành bài tập trong các phiếu học tập đã cho, kiểm tra đánh giá cho điểm theo mức độ. - Các câu hỏi học sinh chưa hoàn thành thì sẽ giải trong hai tiết bài tập của chương trình. 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu 3.4.1. Sử dụng công cụ đo và thang đo. Bài kiểm tra trước tác động: sử dụng kết quả bài kiểm tra học kì I (đề chung cho toàn khối lớp 10 ban cơ bản). Dạng đề 100% trắc nghiệm khách quan, số câu 25 thang điểm 10, mỗi câu đúng được 0,4 điểm. Sử dụng 4 mã đề, thời gian làm bài 45 phút. Bài kiểm tra sau tác động: Đề ra theo đúng yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng. Hình thức ra đề: dạng đề 100% trắc nghiệm khách quan, số câu 20 câu, thang điểm 10, mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Sử dụng 4 mã đề, thời gian làm bài 35 phút. Đề và đáp án của bài kiểm tra. [phụ lục 3] Tiến hành cho kiểm tra đồng thời đối với hai lớp và chấm bài lấy kết quả. Kết quả điểm của hai lớp. [phụ lục 4] 3.4.2. Kiểm chứng độ giá trị nội dung: Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách giáo viên trực tiếp dạy chấm bài hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Nhận xét của thầy tổ trưởng, giáo viên trong nhóm lí về độ giá trị nội dung của dữ liệu: - Đề kiểm tra có sự thống nhất trong nhóm bộ môn, được thầy tổ trưởng duyệt. Đề đảm bảo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. - Nội dung đề kiểm tra sát với nội dung mà học sinh đã nắm trong các phiếu học tập. Phù hợp với trình độ của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Các câu hỏi trong đề kiểm tra đều dùng hình thức TNKQ, có phản ảnh các vấn đề của đề tài nghiên cứu: 3.4.2. Kiểm chứng độ tin cậy dữ liệu: Hai lớp được cho kiểm tra cùng một đề, được trộn thành 4 mã khác nhau. Mỗi lớp chia thành hai phòng để làm kiểm tra. Kết quả bài kiểm tra dùng làm kết quả bài kiểm tra thường xuyên. 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 4.1. Phân tích dữ liệu Bảng kết quả tính các đại lượng của dữ liệu thu được Lớp thực nghiệm 10A7 Lớp đối chứng 10A6 Trước TĐ Sau T Đ Trước TĐ Sau T Đ Mốt = 5.2 6.5 Mốt = 3.6 5.5 Trung vị = 5 6.5 Trung vị = 5.6 5.5 Giá trị trung bình = 4.87 6.62 Giá trị trung bình = 5.53 5.63 Độ lệch chuẩn = 1.35 1.17 Độ lệch chuẩn = 1.38 1.19 TTEST độc lập trước TĐ: p1 = 0.0134 TTEST độc lập sau TĐ p2 = 0.0001 SMD 0.831 Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước và sau tác động của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng Theo bảng kết quả ta thấy: Trước tác động: Số học sinh Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn (SD) P1 Lớp thực nghiệm 10A7 43 4,87 1,35 0,0134 Lớp đối chứng 10A6 43 5,53 1,38 Giá trị trung bình của điểm kiểm tra trước tác động của lớp thực nghiệm là 4,87 (SD = 1,35) của đối chứng là 5,53 (SD = 1,38). Thực hiện phép kiểm chứng T-TEST độc lập với kết quả trên tính được giá trị p1 =0,0134 <0.05. Điều này cho thấy kết quả chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa, lớp thực nghiệm thấp hơn. Sau tác động: Số học sinh Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn (SD) P2 Lớp thực nghiệm 10A7 43 6,62 1,17 0,0001 Lớp đối chứng 10A6 43 5,63 1,19 Giá trị trung bình điểm kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 6,62 (SD = 1,17) của đối chứng là 5,63 (SD = 1,19). Thực hiện phép kiểm chứng T-TEST độc lập với kết quả trên tính được giá trị p2 =0,0001<0,05. Điều này cho thấy kết quả chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa. 4.2. Bàn luận kết quả Hai lớp được chọn nghiên cứu có các đặc điểm tương đương nhau như sĩ số, giới tính, điều kiện xét tuyển. Trước tác động chênh lệch điểm trung bình của hai lớp 10A6 và 10A7 là có ý nghĩa, lớp đối chứng cao hơn. Sau tác động điểm trung bình của lớp thực nghiệm 10A7 là 6,62 lớn hơn của lớp đối chứng là 5,63, chênh lệch điểm trung bình của hai lớp là 0,99. Kết quả của phép kiểm chứng TTEST độc lập p2 =0,0001 < 0,05. Từ đó cho thấy sự chênh lệch giá trị trung bình giữa kết quả kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa, nghiêng về lớp thực nghiệm 10A7 không phải ngẫu nhiên mà do tác động. Chênh lệch giá trị TB chuẩn SMD = ; Theo bản tiêu chí Cohen, cho thấy mức độ ảnh hưởng ES của dạy học có sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm thông qua phiếu học tập ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà về nhà đối với lớp thực nghiệm 10A7 là lớn. Vậy giả thuyết của đề tài: việc dùng phiếu học tập với câu hỏi TNKQ ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà khi dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 cơ bản làm tăng kết quả của học sinh lớp 10A7 trường THPT Trần Phú đã được kiểm chứng. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có điểm trung bình bằng 6,62, kết quả bài kiểm tra của lớp đối chứng có điểm trung bình bằng 5,63. Độ chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm sau khi tác động là . Điều đó cho thấy điểm trung bình của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau tác động có sự khác nhau lớn. Phép kiểm chứng TTEST độc lập về giá trị trung bình điểm kiểm tra sau tác động của hai lớp là p=0,0001 < 0,05. Kết quả này một lần nữa khẳng định sự chênh lệch về điểm trung bình của hai lớp thực sự có ý nghĩa không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động. Lớp 10A7 lớp thực nghiệm được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp 10A6 lớp đối chứng và điểm số chêch lệch này có ý nghĩa thực tiễn. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=0,831. Điều này cho thấy phương pháp dùng phiếu học tập có hệ thống câu hỏi TNKQ ở khâu củng cố bài và giao bài tập về nhà có mức độ ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao kết quả học tập cho học sinh khi học xong chương các định luật bảo toàn. Kết quả đối với vấn đề nghiên cứu là có ý nghĩa thực tiễn. Đề tài có thể áp dụng cho các phần của chương trình, áp dụng rộng rãi cho các khối lớp. Góp phần xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đưa vào sử dụng trong quá trình dạy học. 5.2. Khuyến nghị Có thể thực hiện đề tài này với phạm vi rộng hơn, với thời gian dài hơn để tạo hứng thú cho học sinh đối với bộ môn vật lí. Thực hiện kiểm tra trắc nghiệm khách quan phải thực hiện coi thi nghiêm túc mới đảm bảo tính khách quan của kết quả, phản ánh đúng trình độ của học sinh. Khi thực hiện đề tài kiểu này cần chọn các lớp có tinh thần hợp tác làm việc nghiêm túc. Thời gian thực hiện đề tài phải gắn với thời gian giữa hai bài kiểm tra định kì. Các bài kiểm tra trước và sau tác động đều được tính là bài kiểm tra định kì. Sử dụng kết quả của đề tài để góp phần xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho từng chương, dần dần hoàn chỉnh cho cả khối lớp để đưa vào vận dụng trong quá trình dạy học nhằm mang lại kết quả cao hơn cho học sinh. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Trọng Tương, Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Phậm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân “Bài tập vật lí 10 – Nâng cao”, NXB Giáo dục. [2] Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi ,Tô Giang, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh “Bài tập vật lí 10 – Cơ bản”, NXB Giáo dục. [3] Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi ,Tô Giang, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh “SGK vật lí 10 – Cơ bản”, NXB Giáo dục. [4] Mạng internet: www.giaoan.violet.vn, www.thuvienvatli.vn,... [5] Tài liệu Dự án Việt – Bỉ * Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 7. PHỤ LỤC Phụ lục [1]: Khung phân phối chương trình dạy thực nghiệm lớp 10A7 Phụ lục [2]: Các phiếu học tập – Đáp án: sử dụng trong nghiên cứu. Phụ lục [3]: Đề kiểm tra sau tác động – Đáp án. Phụ lục [4]: Bảng điểm Phụ lục [1]: Khung phân phối chương trình dạy thực nghiệm lớp 10A7 Lớp 10A7 Ngày dạy Tiết Lớp Tiết CT Tên bài Ghi chú 9/1/2013 4 10A7 39 Động lượng định luật bảo toàn động lượng (tiết 1) 11/1/2013 5 10A7 40 Động lượng định luật bảo toàn động lượng (tiết 2) 17/1/2013 4 10A7 41 Công – công suất (tiết 1) 19/1/2013 5 10A7 42 Công – công suất (tiết 2) 23/1/2013 4 10A7 43 Bài tập 25/3/2013 5 10A7 44 Động năng 27/3/2013 1,2 10A7 45,46 Thế năng – bài tập Dạy bù 30/1/2013 4 10A7 47 Cơ năng 1/2/2013 5 10A7 48 Bài tập Phụ lục 2 : Các phiếu học tập Phiếu học tập số 1 Tiết 39 Bài: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng (tiết 1) Phần 1 : Các câu hỏi củng cố bài Câu 1. Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc là đại lượng được xác định bởi công thức : A. . B. . C. . D. . Câu 2: Véc tơ động lượng là véc tơ: A. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc B. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc a bất kỳ. C. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc. Câu 3. Biểu thức của định luật 2 Newton còn được viết dưới dạng sau: A. B. C. . D. Câu 4. Đơn vị của động lượng là: A. N/s. B. kg.m/s C. N.m. D. Nm/s. Câu 5. Một quả tạ có khối lượng 5 kg, đang bay với vận tốc 36 km/h. Động lượng của quả tạ lúc đó bằng A. p = 180 kg.m/s. B. p = 180 N.s. C. p = 50 kg.m/s D. p = 50 kg.km/h. Phần 2 : Bài tập về nhà Câu 6. Chọn câu phát biểu không đúng? A. Động lượng tính bằng tích khối lượng với vận tốc của vật . B. Động lượng cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn dương . C. Động lượng là đại lượng véc tơ. D. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn dương . Câu 7. Một vật có khối lượng m không đổi đang chuyển động với vận tốc v. Khi vận tốc của vật tăng lên bằng 2v thì A. động lượng của vật giảm hai lần. B. động lượng của vật tăng gấp hai lần. C. động lượng của vật tăng gấp bốn lần. D. động lượng của vật giảm đi bồn lần. Câu 8: Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực . Động lượng chất điểm ở thời điểm t là: A. B. C. D. Câu 9. Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 giây ( Lấy g = 9,8 m/s2). Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là: A. 5,0 kg.m/s. B. 4,9 kg.m/s. C. 10 kg.m/s. D. 0,5 kg.m/s. Câu 10. Xe A có khối lượng 1000 kg, chuyển động với vận tốc 72 km/h; xe B có khối lượng 1500kg, chuyển động với vận tốc vận tốc 54km/h. Tỉ số giữa động lượng của xe A so với động lượng của xe B bằng A. 2. B. 1,5. C. 0,5. D. 1. Phiếu học tập số 2 Tiết 40 Bài: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng (tiết 2) Phần 1: Các câu hỏi củng cố bài Câu 1. Chọn phát biểu sai? Một hệ vật gọi là hệ kín khi A. có ngoại lực tác dụng, nhưng các ngoại lực ấy cân bằng nhau. B. không có ngoại lực tác dụng lên hệ. C. các nội lực rất lớn so với ngoại lực trong thời gian tương tác. D. ngoại lực cân bằng với nội lực. Câu 2. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng A. không xác định. B. bảo toàn. C. không bảo toàn. D. biến thiên. Câu 3. Gọi M và m là khối lượng súng và đạn, vận tốc đạn lúc thoát khỏi nòng súng. Giả sử động lượng của hệ súng và đạn trong thời gian bắn được bảo toàn. Vận tốc giật lùi của súng ngay sau khi bắn là A. B. C. D. Câu 4. Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1 = 200g, m2 = 300g có vận tốc lần lượt là v1 = 3m/s , v2 = 2m/s . Biết hai vận tốc ngược hướng nhau . Độ lớn động lượng của hệ là: A. 0,6 kg.m/s B. 1,2 kg.m/s C. 120 kg.m/s D. 60 kg.m/s Phần 2 : Bài tập về nhà Câu 5. Biều thức của định luật bảo toàn động lượng đối với trường hợp hệ kín gồm hai vật có thể được xây dựng từ A. Định luật III Niu-tơn. B. Định luật II Niu-tơn. C. Định luật I Niu-tơn. D. Định luật vạn vật hấp dẫn. Câu 6. Quả cầu A khối lượng m1 chuyển động với vận tốc va chạm vào quả cầu B khối lượng m2 đứng yên. Sau va chạm hai quả cầu dính vào nhau và có cùng vận tốc . Ta có A.. B.. C.. D.. Câu 7. Chuyển động nào trong các chuyển động sau không theo nguyên tắc chuyển động bằng phản lực A. Chuyển động của súng giật khi bắn. B. Chuyển động của tên lửa đang bay C. Chuyển động của con sứa biển. D. Chuyển động của con quay nước. Câu 8. Một hệ gồm hai vật, vật một có khối lượng m1 = 1kg, vận tốc v1 = 3m/s; vật hai có khối lượng m2 = 4kg, có vận tốc v2 = 1m/s. Biết vận tốc của hai vật có hướng vuông góc với nhau. Độ lớn động lượng của hệ hai vật đó bằng A. 5 kg.m/s B. 1 kg.m/s C. 7 kg.m/s D. 2 kg.m/s Câu 9. Một hệ gồm hai vật, vật một có khối lượng m1 = 2kg, vận tốc v1 = 3m/s; vật hai có khối lượng m2 = 4kg, có vận tốc v2 = 1,5m/s. Biết hai vận tốc hợp với nhau một góc 1200. Độ lớn động lượng của hệ là hệ hai vật đó bằng: A. 5 kg.m/s B. 4 kg.m/s C. 8 kg.m/s D. 6 kg.m/s Câu 10. Chuyển động bằng phản lực tuân theo: A. Định luật bảo toàn động lượng. B. Định luật bảo toàn cơ năng . C. Định luật II Niu-tơn. D. Định luật vạn vật hấp dẫn Câu 11. Một khẩu súng có khối lượng M = 400 kg được đặt trên mặt đất nằm ngang, bắn một viên đạn khối lượng m = 400g theo phương ngang. Vận tốc của viên đạn là v = 500m/s. Vận tốc giật lùi của súng ngay sau khi bắn có độ lớn bằng A. 5mm/s . B. 5cm/s. C. 50cm/s. D. 5m/s. Phiếu học tập số 3 Tiết 41 Bài: Công và công suất (tiết 1) Phần 1: Các câu hỏi củng cố bài Câu 1. Công thức tính công của một lực là: A. A = F.s. B. A = mgh. C. A = F.s.cosa. D. A = ½.mv2. Câu 2. Công là đại lượng A. vô hướng, có thể âm hoặc dương. B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. C. véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không. D. véc tơ, có thể âm hoặc dương. Câu 3. Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không? A. Lực hợp với phương chuyển động một góc nhỏ hơn 900. B. Lực hợp với phương chuyển động một góc lớn hơn 900 C. Lực cùng phương với phương chuyển động của vật. D. Lực vuông góc với phương chuyển động của vật. Câu 4. Công có thể biểu thị bằng tích của A. năng lượng và khoảng thời gian. B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian. C. lực và quãng đường đi được. D. lực và vận tốc. Câu 5. Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 600. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là: A. A = 1275 J. B. A = 750 J. C. A = 1500 J. D. A = 6000 J. Phần 2 : Bài tập về nhà Câu 6. Lực nào sau đây sinh công âm khi tác dụng vào vật đang chuyển động trượt trên mặt phẳng ngang? A. Lực ma sát. B. Phản lực do mặt phản ngang tác dụng vào vật. C. Trọng lực. D. Thành phần lực kéo theo hướng chuyển động. Câu 7. Một ô tô lên dốc (có ma sát) với vận tốc không đổi. Kết luận nào không đúng ? A. Lực kéo của động cơ sinh công dương. B. Trọng lực sinh công âm. C. Lực ma sát sinh công âm. D. Phản lực của mặt đường lên ô tô sinh công dương. Câu 8: Kéo xe goòng bằng một lực không đổi thông qua sợi dây cáp. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng nằm ngang bằng 250. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 100m có giá trị 17500 J. Độ lớn của lực kéo bằng A.150N. B. 200N C. 110N D. 255 J. Câu 9: Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 100m. Biết ô tô nặng 1,5 tấn, hệ số cản bằng 0,25 (lấy g = 10m/s2). Công của lực cản có giá trị bằng A. 375 J B. 375 kJ. C. – 375 kJ D. – 375 J. Câu 10. Một chiếc xe có khối lượng 750kg chuyển động từ đỉnh dốc đến chân dốc, biết độ cao của đỉnh dốc so với chân dốc là 10m. Lấy g = 10m/s2. Giá trị công của trọng lực thực hiện khi đó bằng A. 7500 J. B. 75 KJ. C. 375KJ. D. 375 J. Câu 11. Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng ngang bằng a. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị bằng 25950 J ( Lấy ). Góc a có giá trị A. 300. B. 450. C. 600. D. 0. Phiếu học tập số 4 Tiết 42 Bài: Công và công suất (tiết 2) Phần 1: Các câu hỏi củng cố bài Câu 1. Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian là A. Công cơ học. B. Công phát động. C. Công cản. D. Công suất. Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất? A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP. Câu 3 : Một người kéo một thùng nước khối lượng 5kg chuyển động đều từ giếng có độ sâu 6m lên trong thời gian 0,5 phút (Lấy g = 10 m/s2). Công suất của người ấy khi thực hiện công việc đó bằng A. 100 kW. B. 10 kW. C.100 W. D.10 W. Câu 4. Một lực không đổi liên tục kéo một vật chuyển động với vận tốc theo hướng của lực. Biểu thức của công suất của lực là A. Fvt. B. Fv. C. Ft. D. Fv2. Phần 2 : Bài tập về nhà Câu 5. Công suất là đại lượng là đại lượng được tính bằng: A. Tích của công và thời gian thực hiện công. B. Tích của lực tác dụng và vận tốc. C. Thương số của công và vận tốc. D. Thương số của lực và thời gian tác dụng lực. Câu 6. Trong ôtô, xe máy nếu chúng chuyển động thẳng trên đường, lực phát động trùng với hướng chuyển động. Công suất của chúng là đại lượng không đổi. Khi cần chở nặng, tải trọng lớn thì người lái sẽ A. giảm vận tốc đi số nhỏ. B. giảm vận tốc đi số lớn. C. tăng vận tốc đi số nhỏ. D. tăng vận tốc đi số lớn. Câu 7. Một cần cẩu nâng một kiện hàng có khối lượng m = 800kg chuyển động đều lên cao 5m trong thời gian 20s. Lấy g = 10m/s2. Công suất của cần cẩu là: A.20W. B.200W C.2000 kW D.2000W Câu 8. Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m (Lấy g = 10 m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là 5W. Thời gian tối thiểu thực hiện công việc đó A. 25s. B. 50s C. 100s. D. 200s. Câu 9. Khi một thang máy chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2m/s2 . Khối lượng thang máy 1 tấn , lấy g = 10 m/s 2 . Công do động cơ thang máy thực hiện trong 5 s đầu tiên là A. 200 kJ. B.50 kJ. C.250 kJ. D.300 kJ. Phiếu học tập số 5 Tiết 43 Bài Tập Phần 1: Giải các câu hỏi còn lại ở các phiếu học tập trước Phần 2: Giải các câu hỏi sau. Câu 1. Một vật đang nằm yên thì chịu tác dụng của một lực có độ lớn 300N, thời gian tác dụng 0,15s. Xung lượng của lực tác dụng vào vật trong khoảng thời gian đó bằng A. 4,5 kg.m/s. B. 2000 kg.m/s. C. 45 kg.m/s. D. 200 kg.m/s. Câu 2. Lực đẩy trung bình của hơi thuốc súng lên đầu đạn ở trong nòng súng trường bộ binh có độ lớn trung bình là 8650, biết đạn có khối lượng m = 10g, chuyển động trong nòng súng nằm ngang trong khoảng 10-3 s, vận tốc đầu bằng 0. Vận tốc của đạn khi đến đầu nòng súng bằng A. 500m/s B. 540m/s. C. 120 m/s. D. 865m/s. Câu 3. Một vật khối lượng m đang chuyển động ngang với vận tốc thì va chạm vào vật khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc là A. . B. . C. . D. Câu 4: Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai xe là: A.v1 = 0 ; v2 = 10m/s B. v1 = v2 = 5m/s C. v1 = v2 = 10m/s D.v1 = v2 = 20m/s Câu 5: Khối lượng súng là 4kg và của đạn là 50g. Lúc bắn một viên đạn thì súng giật lùi với vận tốc có độ lớn 10 m/s. Hỏi độ lớn vận tốc của đạn khi thoát khỏi nòng súng bằng bao nhiêu? A. 600m/s B. 700m/s C. 800m/s D. 1200m/s Câu 6: Một ô tô khối lượng 500kg đang chuyển động với vận tốc 20m/s thì phanh gấp và chuyển động thêm quãng đường 4m thì dừng lại. Tính lực cản tác dụng lên xe. Bỏ qua ma sát. A. 20 000 N. B. 15 000 N. C. 30 000 N. D. 25 000 N Câu 7. Một vật có khối lượng m = 5kg đang nằm yên trên mặt sàn nhẵn nằm ngang thì bị lực kéo theo phương ngang F = 10N tác dụng . Công do lực kéo thực hiện trong thời gian 2 giây là bao nhiêu ? A. 70J . B. 50 J . C. 60 J . D. 40 J . Câu 8. Một ô tô chạy trên đường với vận tốc không đổi 72km/h. Công suất của động cơ là 60kW. Công của lực phát động do động cơ sinh ra khi ô tô chạy được quãng đường s = 500m là A. 2.105J. B. 1,5.106J. C. 1,2.106J. D. 1,8.106J. Câu 9. Một thang máy khối lượng 1 tấn có thể chịu tải tối đa 800kg. Khi chuyển động thang máy còn chịu một lực cản không đổi bằng 4.103N. Hỏi để đưa thang máy lên cao với vận tốc không đổi 3m/s thì công suất của động cơ phải bằng bao nhiêu ? Cho g = 9,8m/s2. A. 54000 W. B. 64920 W. C. 55560 W. D. 32460 W. Phiếu học tập số 6 Tiết 44 Bài: Động năng Phần 1: Các câu hỏi củng cố bài Câu 1. Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là : A. . B. . C. . D. . Câu 2. Trong các câu sau đây câu nào là sai? Động năng của vật không đổi khi vật A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động với gia tốc không đổi. C. chuyển động tròn đều. D. chuyển động cong đều. Câu 3. Động năng là đại lượng: A. Vô hướng, luôn dương. B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. C. Véc tơ, luôn dương. D. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không. Câu 4. Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 1,0 J (Lấy g = 10m/s2). Khi đó vận tốc của vật bằng: A. 0,45m/s. B. 1,0 m/s. C. 1.4 m/s. D. 4,4 m/s. Câu 5. Một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường 180m trong thời gian 45 giây. Động năng của vận động viên đó là: A. 560J. B. 315J. C. 875J. D. 140J. Phần 2 : Bài tập về nhà Câu 6. Vật nào sau đây không có khả năng sinh công? A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh. B. Viên đạn đang bay. C. Búa máy đang rơi. D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất. Câu 7. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị dẫn suất của đơn vị động năng? A. KJ. B. Kg.m2/s2. C. N.m. D. N.s. Câu 8. Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa: A. không đổi. B. tăng gấp 2 lần. C. tăng gấp 4 lần. D. giảm 2 lần. Câu 9. Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc thì tài xế tắt máy. Công của lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng lại được tính bằng biểu thức A. . B. . C. . D. . Câu 10. Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng? A. . B. . C. . D. . Câu 11. Một người có khối lượng 50 kg, ngồi trên ô tô đang chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của người đó với ô tô là: A. 129,6 kJ. B.10 kJ. C. 0 J. D. 1 kJ. Phiếu học tập số 7 Tiết 45 Bài: Thế năng (tiết 1) Phần 1: Các câu hỏi củng cố bài Câu 1. Một vật khối lượng m, đặt ở độ cao z so với mặt đất trong trọng trường của Trái Đất thì thế năng trọng trường của vật được xác định theo công thức: A. B. . C. . D. . Câu 2. Một vật nằm yên so với mặt đất, vật có thể có A. vận tốc. B. động lượng. C. động năng. D. thế năng Câu 3. Một vật có độ cao 1,2m có thế năng 17,64 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khối lượng của vật A. 1,5 kg. B. 1,0 kg. C. 9,8 kg. D. 3,2 kg. Câu 4. Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật thức nhất so với vật thứ hai là: A. Bằn hai lần vật thứ hai. B. Bằng một nửa vật thứ hai. C. Bằng vật thứ hai. D. Bằng 0,25 vật thứ hai. Phần 2 : Bài tập về nhà Câu 5. Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì: A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương. B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm. C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương. D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm. Câu 6. Thế năng hấp dẫn là đại lượng: A. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. C. Véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực. D. Véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không. Câu 7. Một vật có khối lượng 2,0kg sẽ có thế năng 4,0J đối với mặt đất khi nó có độ cao là . A. 3,2m. B. 0,204m. C. 0,206m. D. 9,8m. Câu 8. Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường? A. Động năng. B. Thế năng trọng trường. C. Trọng lượng. D. Động lượng. Câu 9: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi? A. Động năng. B. Động lượng. C. Thế năng trọng trường. D. Vận tốc. Câu 10: Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, lấy g = 9,8m/s2. Thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là: A. 588 kJ. B. 392 kJ. C. 980 kJ. D. 588 J. Phiếu học tập số 8 Tiết 46 Bài: Thế năng – Bài tập (tiết 2) Phần 1: Các câu hỏi củng cố bài Câu 1. Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lo xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Dl (Dl < 0) thì thế năng đàn hồi bằng: A. . B. . C. . D. . Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai ? Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi: A. Cùng là một dạng năng lượng. B. Có dạng biểu thức khác nhau. C. Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối. D. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không. Câu 3. Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị giãn 2cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng: A. 0,04 J. B. 400 J. C. 200J. D. 100 J. Phần 2 : Bài tập tại lớp - bài tập về nhà Câu 4. Trong quá trình rơi tự do của một vật thì A. Động năng tăng, thế năng tăng. B. Động năng tăng, thế năng giảm. C. Động năng giảm, thế năng giảm. D. Động năng giảm, thế năng tăng. Câu 5. Một vật được ném từ dưới lên (bỏ qua sức cản không khí). Trong quá trình chuyển động của vật thì: A. Động năng giảm, thế năng tăng. B. Động năng giảm, thế năng giảm. C. Động năng tăng, thế năng giảm. D. Động năng tăng, thế năng tăng. Câu 6. Dưới tác dụng của lực bằng 5N lò xo bị giãn ra 2 cm. Công của ngoại lực tác dụng để lò xo giãn ra 5 cm là: A. 0,31 J. B. 0,25 J. C. 15 J. D. 25 J. Câu 7. Khi bị nén 3cm một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,18J. Độ cứng của lò xo bằng : A. 200N/m. B. 400N/m. C. 500N/m. D. 300N/m Câu 8. Cho một lò xo đàn hồi nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực F = 3N kéo lò xo theo phương ngang ta thấy nó giãn được 2cm. Tính giá trị thế năng đàn hồi của lò xo. A. 0,08J. B. 0,04J. C. 0,03J. D. 0,05J Câu 9. Một lò xo có độ dài ban đầu l0 = 10cm. Người ta kéo giãn với độ dài l1 = 14cm. Hỏi thế năng lò xo là bao nhiêu ? Cho biết k = 150N/m. A. 0,13J. B. 0,2J. C. 1,2J. D. 0,12J. Câu 10: Một lực 2500 N tác dụng theo phương ngang được đặt lên một chiếc xe có khối lượng 500kg đang đứng yên trên một mặt phẳng ngang. Biết tổng lực cản chuyển động luôn là 1000N. Công của chiếc xe sau khi chuyển động được 2s là : A. 900 J. B. 90 J. C. 9 J. D. 9 kJ. Phiếu học tập số 9 Tiết 47 Bài: Cơ năng Phần 1 : Các câu hỏi củng cố bài Câu 1. Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định theo công thức A. . B. . C. . D. Câu 2. Khi vật chịu tác dụng của lực đàn hồi (Bỏ qua ma sát) thì cơ năng của vật được xác định theo công thức: A. . B. . C. . D. Câu 3. Cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực là một đại lượng A. luôn luôn dương. B. luôn luôn dương hoặc bằng không. C. có thể âm dương hoặc bằng không. D. luôn khác không. Câu 4. Từ độ cao 1m so với mặt đất một vật được ném lên với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10m/s2). Cơ năng của vật so với mặt đất bằng: A. 4J. B. 5 J. C. 6 J. D. 7 J Phần 2 : Bài tập tại lớp – bài tập về nhà Câu 5: Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN? A. thế năng giảm. B. cơ năng cực đại tại N C. cơ năng không đổi. D. động năng tăng Câu 6. Nếu ngoài trọng lực và lực đàn hồi, vật còn chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát thì cơ năng của hệ có được bảo toàn không? Khi đó công của lực cản, lực ma sát bằng A. không; độ biến thiên cơ năng. B. có; độ biến thiên cơ năng. C. có; hằng số. D. không; hằng số. Câu 7. Một vật nhỏ khối lượng m = 100g gắn vào đầu môt lò xo đàn hồi có độ cứng k = 200 N/m (khối lượng không đáng kể), đầu kia của lò xo được gắn cố định. Hệ được đặt trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Kéo vật giãn ra 5cm so với vị trí ban đầu rồi thả nhẹ nhàng. Cơ năng của hệ vật tại vị trí đó là: A. 25.10-2 J. B. 50.10-2 J. C. 100.10-2 J. D. 200.10-2 J. Câu 8: Một vật có khối lượng 400g được thả rơi tự do từ độ cao 20m so với mặt đất. Cho g = 10m/s2 . Sau khi rơi được 12m động năng của vật bằng : A. 16 J. B. 24 J. C. 32 J. D. 48 J Câu 9: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 50 cm xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Động năng của vật ngay trước khi chạm đất là: A. 500 J. B. 5 J. C. 50 J D. 0,5 J. Câu 10: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí . Cho g = 10m/s2. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng : A. 15m. B. 5m. C. 20m. D. 10m. Phiếu học tập số 10 Tiết 48 Bài tập Phần 1 : Giải các câu hỏi còn lại ở các phiếu học tập trước Phần 2 : Giải các câu hỏi sau. Câu 1. Động năng của một vật tăng khi A. vận tốc của vật giảm. B. vận tốc của vật v = hằng số. C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương. D. các lực tác dụng lên vật không sinh công. Câu 2: Cơ năng là đại lượng: A. Vô hướng, luôn dương. B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. C. Véc tơ cùng hướng với véc tơ vận tốc. D. Véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không. Câu 3: Đại lượng nào không đổi khi một vật được ném theo phương nằm ngang? A. Thế năng. B. Động năng. C. Cơ năng. D. Động lượng. Câu 4. Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật có độ lớn bằng A. 0,32 m/s. B. 36 km/h C. 36 m/s D. 10 km/h. Câu 5: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí . Cho g = 10m/s2. Ở độ cao nào thế năng bằng động năng A. 2,5m. B. 2m C. 10m D. 5m Câu 6: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí . Cho g = 10m/s2. Ở độ cao nào thế năng bằng 4 lần động năng ?. A. 2m. B. 4m. C. 3m. D. 5m Câu 7: Một hòn bi khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Cho g = 9,8m/s2. Độ cao cực đại so với mặt đất mà hòn bi lên được. A. 2,42m. B. 2,88m. C. 3,36m. D. 3,2m. Câu 8: Một vật có khối lượng 400g được thả rơi tự do từ độ cao 20m so với mặt đất. Cho g = 10m/s2 . Sau khi rơi được 12m cơ năng của vật bằng : A. 160 J. B. 32 J. C. 80 J. D. 24 J. Câu 9: Một vật rơi từ độ cao 50m xuống đất, ở độ cao nào động năng bằng thế năng ? A. 25m. B. 10m. C. 30m. D. 50m. Câu 10: Một người nặng 650N thả mình rơi tự do từ cầu nhảy ở độ cao z xuống nước. Cho g = 10m/s2. vận tốc của người đó khi chạm nước là m/s. Thế năng của người đó tại cầu nhảy bằng A. 650 J. B. 6500 J. C. J D. T Câu 11: Một búa máy khối lượng 1 tấn rơi từ độ cao 3,2m vào một cái cọc khối lượng 100kg. Va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho g = 10m/s2 . Vận tốc giữa búa và cọc sau va chạm là : A. 7,27 m/s. B. 4,58 m/s. C. 2,75 m/s. D. 8,84 m/s. Câu 12. Khi vật chịu tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi (Bỏ qua ma sát) thì cơ năng của vật được xác định theo công thức: A. . B. . C. . D. Câu 13. Một người có khối lượng 75kg ngồi trên xe máy có khối lượng 125 kg đang chạy với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy một vật cản cách xe 15 m. Để không đụng vật cản thì người đó phải dùng một lực hãm phanh có độ lớn tối thiểu bằng A.1750N. B.1000N. C.1250N. D. 1500N. Câu 14: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m. Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 450 rồi thả tự do. Cho g = 9,8m/s2 . Tính vận tốc con lắc khi nó đi qua vị trí cân bằng. A. 3,14m/s. B. 1,58m/s. C. 2,76m/s. D. 2,42m/s. Đáp án của các phiếu học tập Phiếu học tập số 1 1.A 2.D 3.D 4.B 5.C 6.B 7.B 8.D 9.B 10.A Phiếu học tập số 2 1.D 2.B 3.B 4.A 5.A 6.A 7.D 8.A 9.D 10.A 11.D Phiếu học tập số 3 1.C 2.B 3.D 4.C 5.B 6.A 7.D 8.C 9.C 10.A Phiếu học tập số 4 1.A 2.A 3.D 4.B 5.B 6.A 7.D 8.B 9.D Phiếu học tập số 5 1.C 2.D 3.B 4.B 5.C 6.D 7.D 8.B 9.B Phiếu học tập số 6 1.D 2.B 3.B 4.D 5.A 6.D 7.D 8.B 9.B 10.A 11.C Phiếu học tập số 7 1.A 2.D 3.A 4.C 5.D 6.B 7.B 8.B 9.C 10.A Phiếu học tập số 8 1.B 2.D 3.A 4.B 5.A 6.A 7.B 8.C 9.D 10.D Phiếu học tập số 9 1.B 2.C 3.C 4.C 5.C 6.A 7.A 8.D 9.B 10.B Phiếu học tập số 10 1.C 2.B 3.C 4.B 5.A 6.B 7.A 8.C 9.A 10.B 11.A 12.C 13.D 14.D Phụ lục 3 Trường THPT Trần Phú Kiểm tra khảo sát chương : Định luật bảo toàn Tổ Lí - Hóa Môn: Vật Lý lớp 10 CB – Thời gian 35 phút Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Lớp: . . .. 01. ; / = ~ 06. ; / = ~ 11. ; / = ~ 16. ; / = ~ 02. ; / = ~ 07. ; / = ~ 12. ; / = ~ 17. ; / = ~ 03. ; / = ~ 08. ; / = ~ 13. ; / = ~ 18. ; / = ~ 04. ; / = ~ 09. ; / = ~ 14. ; / = ~ 19. ; / = ~ 05. ; / = ~ 10. ; / = ~ 15. ; / = ~ 20. ; / = ~ Mã đề: 160 Câu 1. Công thức tính công của một lực là: A.A = F.s.cosa. B.A = ½.mv2. C.A = mgh. D.A = F.s. Câu 2. Một gàu nước khối lượng 12 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian t (Lấy g = 10 m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là 6W. Thời gian t bằng A.600s. B.120s. C.100s. D.360s. Câu 3. Va chạm nào sau đây là va chạm mềm? A.Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát. B.Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó. C.Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra. D.Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu. Câu 4. Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu ? Cho g = 9,8 m/s2. A.9,8 kg.m/s. B.10 kg.m/s. C.5,0 kg.m/s. D.4,9 kg.m/s. Câu 5. Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa: A.giảm 2 lần. B.tăng gấp 4 lần. C.không đổi. D.tăng gấp 2 lần. Câu 6. Một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường 180m trong thời gian 45 giây. Động năng của vận động viên đó là: A.560J. B.875J. C.140J. D.315J. Câu 7. Khối lượng súng là 4kg và của đạn là 50g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800m/s. Vận tốc giật lùi của súng là: A.12m/s. B.6m/s. C.7m/s. D.10m/s. Câu 8. Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 2,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó, vật ở độ cao: A.1,0 m. B.0,204 m. C.0,102 m. D.9,8 m. Câu 9. Chọn câu Sai? A. B.. C.. D.. Câu 10. Quả cầu A khối lượng m1 chuyển động với vận tốc va chạm vào quả cầu B khối lượng m2 đứng yên. Sau va chạm, cả hai quả cầu có cùng vận tốc . Hệ thức nào sau đây đúng? A.. B.. C.. D.. Câu 11. Trong các câu sau đây câu nào là sai? Động năng của vật không đổi khi vật A.chuyển động cong đều. B.chuyển động với gia tốc không đổi. C.chuyển động thẳng đều. D.chuyển động tròn đều. Câu 12. Từ vị trí có độ cao1m so với mặt đất, một vật được ném lên với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10m/s2). Cơ năng của vật so với mặt đất bằng A.6 J. B.5 J. C.4J. D.7 J. Câu 13. Một vật có khối lượng không đổi, khi vận tốc của vật tăng gấp ba, thì A.động lượng của vật tăng gấp sáu. B.động năng của vật tăng gấp chín. C.thế năng của vật tăng gấp hai. D.động năng của vật tăng gấp ba. Câu 14. Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng? A.. B. C.. D. . Câu 15. Động năng của một vật tăng khi A.vận tốc của vật v = const. B.các lực tác dụng lên vật sinh công dương. C.vận tốc của vật giảm. D.các lực tác dụng lên vật không sinh công. Câu 16. Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt dốc nghiêng cao 20m. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10m/s2 . Khi vật trượt đến chân mặt phẳng nghiêng thì vận tốc của vật bằng bao nhiêu? A.Không xác định được vì không biết khối lượng của vật B.20 m/s. C.10 m/s. D.20 m/s. Câu 17. Đơn vị của động lượng là: A.N/s. B.kg.m/s. C.Nm/s. D.N.m. Câu 18. Chuyển động của tên lửa, tàu vũ trụ khi được phóng lên dựa trên nguyên tắc, định luật vật lí nào? A.Định luật bảo toàn cơ năng. B.Định luật III Niu tơn. C.Định luật bảo toàn động lượng. D.Định luật bảo toàn năng lượng. Câu 19. Một vật nhỏ khối lượng m = 100g gắn vào đầu môt lò xo đàn hồi có độ cứng k = 200 N/m (khối lượng không đáng kể), đầu kia của lò xo được gắn cố định. Hệ được đặt trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Kéo vật giãn ra 5cm so với vị trí ban đầu rồi thả nhẹ nhàng. Động năng vật khi nó đi qua vị trí cân bằng là A.100.10-2 J. B.200.10-2 J. C.50.10-2 J. D.25.10-2 J. Câu 20. Khi vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi (Bỏ qua ma sát) thì cơ năng của vật được xác định theo công thức: A.. B.. C.. D.. Trường THPT Trần Phú Kiểm tra khảo sát chương : Định luật bảo toàn Tổ Lí - Hóa Môn: Vật Lý lớp 10 CB – Thời gian 35 phút Đáp án mã đề: 160 01. ; - - - 06. ; - - - 11. - / - - 16. - - = - 02. - - = - 07. - - - ~ 12. ; - - - 17. - / - - 03. ; - - - 08. - / - - 13. - / - - 18. - - = - 04. ; - - - 09. - - - ~ 14. - - - ~ 19. - - - ~ 05. - - - ~ 10. - - = - 15. - / - - 20. - - = - Đáp án mã đề: 194 01. ; - - - 06. - - - ~ 11. - - - ~ 16. - - - ~ 02. - / - - 07. - / - - 12. - - = - 17. - - = - 03. - / - - 08. - / - - 13. - - - ~ 18. - - - ~ 04. - / - - 09. ; - - - 14. ; - - - 19. ; - - - 05. - - = - 10. ; - - - 15. - - = - 20. - - = - Đáp án mã đề: 228 01. - - - ~ 06. - - - ~ 11. - - = - 16. - - = - 02. ; - - - 07. - - - ~ 12. - / - - 17. ; - - - 03. - / - - 08. - - - ~ 13. ; - - - 18. - - = - 04. - / - - 09. - / - - 14. ; - - - 19. - / - - 05. - - = - 10. - - - ~ 15. - - = - 20. ; - - - Đáp án mã đề: 262 01. ; - - - 06. - - = - 11. ; - - - 16. - - - ~ 02. - / - - 07. - / - - 12. - - - ~ 17. - / - - 03. - - = - 08. ; - - - 13. - - = - 18. - - - ~ 04. - - = - 09. - - = - 14. - / - - 19. - - - ~ 05. ; - - - 10. - - - ~ 15. ; - - - 20. - / - - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNGG THPT TRẦN PHÚ KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM KHẢO SÁT Môn: Vật lí lớp 10 CB (Thời gian : 35 phút - 20 câu trắc nghiệm ) Phạm vi kiểm tra: Chương IV – Vật lí lớp 10 CB 1. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề) Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương IV, môn Vật lí lớp 10 CB trong Chương trình giáo dục phổ thông. (Xem tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lí lớp 10. NXBGDVN). Nội dung cụ thể như sau: Chủ đề I: Chương IV. Các định luật bảo toàn Kiến thức Kiến thức - Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng. - Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật. - Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công. - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng. - Phát biểu được định nghĩa thế năng trọng trường của một vật và viết được công thức tính thế năng này. Nêu được đơn vị đo thế năng. - Viết được công thức tính thế năng đàn hồi. - Phát biểu được định nghĩa cơ năng và viết được công thức tính cơ năng. - Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này. Kĩ năng - Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm. - Vận dụng được các công thức và P =. - Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải được bài toán chuyển động của một vật. 2. Xác định hình thức kiểm tra: kiểm tra 35 phút, trắc nghiệm khách quan 20 câu. a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình - Chỉ số LT (Lí thuyết: cấp độ 1,2) được tính bằng cách: lấy số tiết lí thuyết nhân với 70%. - Chỉ số VD (Vận dụng: cấp độ 3,4) được tính bằng cách: tổng số tiết trừ đi giá trị LT tương ứng. - Trọng số các ô tương ứng với số tiết thực dạy được tính bằng cách lấy giá trị ô tương ứng của số tiết thực dạy nhân với 100 chia cho tổng số tiết. Như vậy, tổng tất cả các trọng số của của một đề kiểm tra luôn bằng 100. Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Số tiết thực Trọng số LT VD LT VD Chương IV. Các định luật bảo toàn 10 8 5,6 4,4 56 44 Tổng 10 8 5,6 4,4 54 46 b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ (Lấy trọng số nhân với tổng số câu của đề KT rồi chia cho 100) Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần KT) Điểm số Cấp độ 1,2 Chương I. Các định luật bảo toàn 56 11 5,5 Cấp độ 3, 4 Chương I. Các định luật bảo toàn 44 9 4,5 Tổng 100 20 10 KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra) Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề 1: Các định luật bảo toàn (10 tiết) 1. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng (2 tiết) ( 5 câu )  - Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng ( 1 câu ) - Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật. - Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực. ( 2 câu ) - Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm. ( 2 câu ) 2. Công và công suất (2tiết) ( 5 câu ) - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công. (1câu ) - Nắm được các công thức và P =. ( 1 câu ) Biết cách tính công, công suất và các đại lượng trong các công thức tính công và công suất. ( 3 câu ) 3. Động năng (1 tiết) (3 câu ) - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng. (1câu ) - Phát biểu được định lý động năng - Tính được động năng của một vật đang chuyển động. (2câu ) 4. Thế năng (2 tiết) ( 3 câu ) - Phát biểu được định nghĩa thế năng trọng trường của một vật và viết được công thức tính thế năng này. Nêu được đơn vị đo thế năng. (1câu ) - Viết được công thức tính thế năng đàn hồi. - Biết cách chọn mốc thế năng để xác định thế năng trọng trường tại một vị trí (2câu ) 5. Cơ năng (2 tiết) ( 4 câu ) - Phát biểu được định nghĩa cơ năng và viết được biểu thức của cơ năng. - Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này. (1câu ) - Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó. - Biểu thức của cơ năng là W = Wđ +Wt , trong đó Wđ là động năng của vật, Wt là thế năng của vật. - Biết cách tính động năng, thế năng, cơ năng và áp dụng định luật bảo toàn cơ năng để tính các đại lượng trong công thức của định luật bảo toàn cơ năng. (3câu ) TS:20 câu 10 điểm 5 câu (25%) 2,5 điểm 6 câu (30%) 3 điểm 9 câu (45%) 4,5 điểm Tổ trưởng kí duyệt Nguyễn Tấn Hiền Người lập Trần Hoàn Vũ Phụ lục 4: BẢNG ĐIỂM Lớp 10A7: Lớp thực nghiệm Lớp 10A6: Lớp đối chứng Stt Họ và tên Điểm kt trước TĐ Điểm kt sau TĐ Stt Họ và tên Điểm kt trước TĐ Điểm kt sau TĐ 1 Nguyễn T Kim Anh 2.8 4.5 1 Nguyễn Nhật Anh 5 5 2 Lê Đình Danh 5.2 7 2 Lê Thanh Bình 6 5.5 3 Nguyễn T Bích Dân 3.2 6 3 Hồ Thị Bông 3.6 4 4 Phạm Văn Diện 4 7 4 Phạm Bích Chi 4.4 5 5 Phạm Thị Tuyết Dung 5 7.5 5 Nguyễn Tường Chiến 5.6 6 6 Lê Thị Mỹ Duyên 5.6 6.5 6 Nguyễn Thị Kim Cúc 6.4 6.5 7 Võ Nguyễn H Duyên 5.6 7.5 7 Nguyễn Phúc Cường 5.2 6 8 Nguyễn Ái Dương 3.6 5 8 Đinh Tiên Duy 6.4 6 9 Bùi Minh Đức 3.6 6.5 9 Nguyễn M Nhân Đại 4 3.5 10 Nguyễn Vạn Đức 1.6 4 10 Trần Minh Hảo 3.6 4 11 Dương T Ngọc Hiền 6.8 9 11 Trần Văn Hảo 7.2 7 12 Hồ Thị Kim Hiền 6.4 8.5 12 Nguyễn Phong Hào 7.6 7.5 13 Nguyễn N Gia Huy 5.2 6.5 13 Phạm Văn Hênh 6.4 5.5 14 Nguyễn V Tùng Hưng 7.2 9 14 Nguyễn Thị Huệ 5.6 5 15 Nguyễn T V Tú Hương 5.2 6.5 15 Bùi Thị Hưởng 8 7.6 16 Ngô T Thu Hường 5.6 7 16 Trần Đăng Khoa 3.6 4 17 Phạm Phi Lanh 6.4 6 17 Nguyễn Lê Kiên 4.4 4 18 Hồ Thị Mỹ Linh 4.4 6.5 18 Lê Thị Kim Linh 6.8 7 19 Nguyễn T Trúc Linh 4 5.5 19 Đoàn Thị Loan 6.4 6.5 20 Trần Hoài Linh 5 6.5 20 Trịnh Thị Kiều My 6.4 5 21 Võ Thị Thu Loan 5.2 6.5 21 Trương Thị Kiều My 5 5.5 22 Đỗ Duy Luận 7.6 8.5 22 Nguyễn Thị Mỹ Ngân 4 4 23 Nguyễn Thị Ngân 8.4 8.5 23 Trần Thị Ái Như 5.2 5.5 24 Đào T Trúc Nhi 5.2 6.5 24 Nguyễn Thị Phượng 6.8 6.5 25 Phạm V Quỳnh Như 4.4 6 25 Phạm Tường Quang 5.6 5.5 26 Đoàn Hồng Phi 4 6.5 26 Nguyễn Thành Quý 4.4 5.5 27 Trương Thái Phong 2.8 5 27 Trần Thị Ngọc Tỷ 3.6 4 28 Đặng T Diễm Phương 5.6 8 28 Trương Văn Thái 6 5.5 29 Cao Văn Quang 4.4 6 29 Nguyễn Thị Xuân Thi 8 8.5 30 Đỗ Long Quân 4.4 6 30 Nguyễn Văn Thiên 5.6 6 31 Phan Ngọc Tài 4.4 5.5 31 Nguyễn Thị Hiền Thơ 4.4 5.5 32 Lê Trần Thành 4 5.5 32 Phạm Văn Thuận 5.2 5 33 Nguyễn T Thu Thảo 3.2 5.5 33 Mạnh Thị Kim Tiên 6.8 7.5 34 Phạm Trần Bảo Tiên 6 7.5 34 Nguyễn Thị Mộng Trầm 6.8 7 35 Lê Thị Bích Trâm 5 7.5 35 Võ Thị Thu Toàn 7.6 7 36 Đặng Thị Trinh 3.6 6 36 Phạm Thị Trúc Trà 5.2 5.5 37 Nguyễn Thị Lệ Trinh 3.2 5 37 Phan Thị Thanh Trà 5.6 5.5 38 Phan Ngọc Trịnh 5.2 7.5 38 Phạm Thị Tố Trinh 4 5 39 Phạm Đình Tú 4.4 5,5 39 Lê Thanh Tùng 3.6 5 40 Tiếu T Tường Vi 5.2 6.5 40 Bùi Văn Ty 8.4 7.5 41 Nguyễn Xuân Vịnh 5.6 7 41 Lê Thị Thu Uyên 4 5 42 Lê Thanh Vụ 5.2 7 42 Nguyễn Hoàng Vũ 6 5.5 43 Trần T Bích Chung 6 7.5 43 Trương Thị Bích Vương 3.6 4 Mốt = 5.2 6.5 Mốt = 3.6 5.5 Trung vị =   5 6.5 Trung vị = 5.6 5.5 Giá trị trung bình = 4.87 6.62 Giá trị trung bình = 5.53 5.63 Độ lệch chuẩn = 1.35 1.17 Độ lệch chuẩn = 1.38 1.19 TTEST độc lập trước TĐ: p1 = 0.0134 TTEST độc lập sau TĐ p2 = 0.0001 SMD = 0.831 Tuy an, ngày 28 tháng 02 năm 2013 Tác giả Trần Hoàn Vũ Tác giả Nguyễn Tấn Hiền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi_dung_bai_nckhsp_2013_3859.doc
Luận văn liên quan