Quảng Ninh có truyền thống văn hóa lâu đời, là cái nôi của nền văn hóa cổ Hạ Long, là nơi có thương cảng Vân Đồn, một thương cảng cổ nổi tiếng sầm uất của nước ta trong nhiều thế kỷ. Quảng Ninh còn là vùng đất đã chứng kiến biết bao chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm mà nổi bật là chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, phá tan giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII. Truyền thống ấy còn được lưu truyền và phát huy đến tận ngày nay, khi quân và dân vùng mỏ đứng lên chống lại chế độ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ khi chúng sang xâm lược nước ta. Cũng từ nơi đây, giai cấp công nhân Việt Nam đã được hình thành và phát triển, góp phần vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Là một tỉnh tiếp giáp với vùng đồng bằng Bắc Bộ, nên Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng của vùng văn hóa Bắc Bộ. Rất nhiều các công trình kiến trúc, đền đài, miếu mạo, chùa chiền được xây dựng trên mảnh đất này, để phục vụ nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân, như: Khu di tích danh thắng chùa Yên Tử, nơi ra đời của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; đền Cửa Ông thờ Đức Ông Trần Quốc Tảng, chùa Quỳnh Lâm, đình làng Trà Cổ, đình làng Phong Cốc Hà Nam, đình làng Quan Lạn Bên cạnh đó, văn hóa Quảng Ninh còn mang những sắc thái riêng, đặc trưng của vùng duyên hải Bắc Bộ với những làng chài ven biển, như làng chài Cửa Vạn, Ba Hang, Vông Viêng, Cặp La
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 : KHÔNG GIAN VĂN HÓA XÃ YÊN HẢI VÀ DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ CHÙA YÊN ĐÔNG 8
1.1. KHÔNG GIAN VĂN HÓA XÃ YÊN HẢI 8
1.1.1. Lịch sử hình thành xã Yên Hải .8
1.1.2. Không gian văn hóa xã Yên Hải 19
1.2. DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ CHÙA YÊN ĐÔNG .31
1.2.1. Sự hình thành chùa Yên Đông .34
1.2.2. Quá trình trùng tu chùa Yên Đông trong lịch sử 37
Tiểu kết chương 1 .43
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT TRONG KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC VÀ NGHI LỄ CỦA CHÙA YÊN ĐÔNG 44
2.1. GIÁ TRỊ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT TRONG KIẾN TRÚC 44
2.1 1. Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng tổng thể chùa Yên Đông .44
2.1.2. Kết cấu kiến trúc 48
2.2. Nghệ thuật điêu khắc 50
2.2.1. Hệ thống tượng thờ 50
2.2.2. Các di vật khác trong chùa .59
2.3. Những nghi lễ Phật giáo ở chùa Yên Đông .63
2.3.1. Hội giỗ Tổ 64
2.3.2. Lễ Thượng nguyên .67
2.3.3. Lễ Phật đản 68
2.3.4. Lễ Trung nguyên 68
2.3.5. Lễ Hạ nguyên .69
2.3.6. Một số nghi lễ Phật giáo khác 69
Tiểu kết chương 2 .71
Chương 3 :BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT CHÙA YÊN ĐÔNG 72
3.1. Thực trạng di tích chùa Yên Đông 72
3.1.1. Thực trạng các giá trị văn hóa vật thể 72
3.1.2. Thực trạng các giá trị văn hóa phi vật thể 77
3.2. Giải pháp bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông .77
3.2.1. Cơ sở pháp lý bảo tồn di tích, di sản 77
3.2.2. Bảo tồn giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông 81
3.2.3. Phát huy những giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông .84
Tiểu kết chương 3 87
KẾT LUẬN .88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .91
PHỤ LỤC .95
112 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3232 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông (xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Theo phong tục dân gian, tết Hạ Nguyên được tiến hành vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hàng năm. Đây là lúc mùa màng vừa thu hoạch xong, người dân muồn nhân dịp này làm cỗ, dâng lên tổ tiên, thần phật cơm gạo mới. Ngày lễ này, người dân có thể làm lễ cúng tổ tiên tại nhà hoặc lên chùa dâng lên đức Phật cơm gạo mới- thành quả lao động mà họ vừa đạt được sau vụ mùa. Cúng Hạ Nguyên có ý nghĩa là cảm ơn Trời Phật đã phù hộ cho mùa màng bội thu, cầu cho mùa màng năm mới cũng sẽ thu hoạch tốt. Lễ Hạ Nguyên tại chùa Yên Đông gồm có các nghi lễ sau: lễ dâng hương, cúng Phật- cúng Tổ, tụng kinh, niệm Phật rồi đến lễ tạ và thụ lộc.
2.3.6. Một số nghi lễ Phật giáo khác:
*. Cúng sao, giải hạn đầu năm:
Hàng năm, vào dịp đầu năm âm lịch , nhất là tuần lễ thứ hai trong tháng giêng, mà cao điểm là ngày rằm, các phật tử nói chung và người dân xã Yên Hải nói riêng thường có lệ đi chùa dâng sớ cầu an cúng sao giải hạn. Vì là ngày rằm đầu năm nên chùa tổ chức lễ rất long trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của quần chúng phật tử. Theo tín ngưỡng dân gian, người dân luôn mong muốn được làm lễ để nghênh sao tốt và tiễn sao xấu. Chùa Yên Đông cũng như các ngôi chùa khác thường tổ chức lễ cúng sao cho dân làng , nhằm thỏa mãn nhu cầu của một số đông những phật tử đến chùa.
* Cầu siêu:
Cầu siêu là một hình thức tưởng niệm người đã qua đời, với tâm thành ước mong người đã mất được yên nghỉ nơi vĩnh hằng. Theo tâm thức của người dân là cầu mong cha mẹ, ông bà mình được an nghỉ nơi chín suối , cho tinh thần người thân của họ được siêu thoát, sớm được tái sinh. Người dân xã Yên Hải thường làm lễ cầu siêu vào lễ vào lễ 35 ngày cho thân nhân ( theo quan điểm của Phật giáo, 35 ngày sau khi mất, người chết sẽ được phán xét là được lên Niết Bàn hay sa xuống địa ngục ). Không chỉ con cái, cháu chắt mà cả những người có họ hay bạn bè của người đã mất cũng tham gia lễ cầu siêu, tụng kinh, cùng dùng một bữa cơm chay tịnh thể hiện lòng hiếu thảo với cha, mẹ, ông, bà hoặc thể hiện tình thương mến đối với người đã qua đời.
Tiểu kết chương II
Chùa Yên Đông có thể nói là một ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nam huyện Yên Hưng vì trước năm 1587 chùa đã được dựng khá đẹp, có đủ tượng phật nhưng đã hỏng, đến năm Đoan Thái thứ 2 (1587) được xây dựng lại khang trang. Đây là một cứ liệu khẳng định thêm cho lịch sử phát triển của khu đảo Hà Nam khoảng hơn một trăm năm sau khi các vị Tiên Công đến đây khai phá lập làng (1434) thì cuộc sống ở đây đã đông vui phồn thịnh.
Bằng những tư liệu, hiện vật còn lưu giữ được đến ngày nay, có thể nói chùa Yên Đông đã đóng góp đáng kể cho công tác nghiên cứu khoa học,cho việc tìm hiểu về sự phát triển của lịch sử địa phương, góp phần làm phong phú thêm kho tàng tài sản hiện vật quí giá của vùng đất Hà Nam nói riêng, của tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Chương 3
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT CHÙA YÊN ĐÔNG
Sự khắc nghiệt của thời gian, của điều kiện tự nhiên, môi trường là tác nhân gây hại rất lớn, khiến cho hầu hết di tích đều không còn được bảo tồn nguyên vẹn mà biến đổi nhiều trong quá trình tồn tại. Bản thân mỗi di tích lại bao gồm những công trình (trong một tổng thể), hoặc những thành phần (trong một công trình) của nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Bên cạnh đó, biến cố lịch sử, biến động xã hội, ý thức xã hội cũng ảnh hưởng mạnh đến tình trạng bảo tồn các di tích. Trong quá trình đó, bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích là một việc làm hết sức cấp thiết nhằm gìn giữ, lưu truyền những giá trị văn hóa quý của các địa phương nói riêng và của cả dân tộc nói chung.
3. 1. Thực trạng di tích chùa Yên Đông:
3.1.1. Thực trạng các giá trị văn hóa vật thể:
Có thể nói rằng, cảnh quan môi trường và bố cục tổng thể của chùa Yên Đông ngày nay được giữ gìn và bảo vệ tương đối tốt. Không có trường hợp lấn chiếm và sử dụng không gian di tích cho những mục đích cá nhân. Với các kết cấu và trang trí kiến trúc hiện còn đều được bảo quản trong trạng thái tốt, không trực tiếp phải chịu ảnh hưởng của mưa, nắng. Tuy nhiên, trải qua thời gian và thăng trầm của lịch sử, dấu ấn cũ của những lần trùng tu trước đã không còn mà chủ yếu là dáng dấp của thời Nguyễn còn đậm nét đến ngày nay.
Năm 1960 chùa được lấy làm trụ sở của Hợp tác xã Yên Đông, toàn bộ tượng Phật được chuyển về nhà Tổ phía sau chùa. Năm 1989, đại tu chùa như ngày nay, năm 1996 xây tường rào, năm 1998 sửa lại tháp, xây nhà khách, tam quan. Hiện nay, chùa đang tiến hành xây dựng lại khu nhà Tổ ở phía sau chùa.
Toàn bộ hệ thống tượng Phật, bia ký, chuông đồng và đồ thờ tự của chùa Yên Đông được giữ gìn, bảo quản tốt, sơn son thếp vàng, bài trí đúng ngôi vị. Dù vậy, do yếu tố thời gian, lại là một xã đảo nên ít nhiều bị ảnh hưởng của nước biển và của cả con người, nên một số di vật đã bắt đầu bị xuống cấp : các pho tượng bằng gỗ đã bị tróc sơn và bị mối mọt phần chân đế, bệ tượng bị nứt ( do quá trình di chuyển tượng) ; tòa Cửu Long bằng đồng nay đã bị ôxy hóa một số chỗ, một số bia đá đã bị mòn, không nhìn rõ chữ ; bức cửa võng bị tróc sơn và mối mọt. Một điều đáng tiếc là do sự nhận thức không đúng của những người làm công tác bảo quản di vật đã cạo hết lớp sơn nguyên bản của hệ thống tượng Phật để sơn son thiếp vàng, nên hiện nay các tượng Phật đã có dấu hiệu bị bong tróc và gỉ sét ở một số chỗ.
Hiện nay, do những nguyên nhân khác nhau, khu nhà Tổ của chùa Yên Đông đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể phục hồi được nguyên trạng. Vì vậy, các sư tăng trụ trì cùng đông đảo Phật tử, những người có hảo tâm đã quyên góp tiền để xây dựng khu nhà Tổ mới ở phía sau chùa. Trong quá trình xây dựng, rất nhiều các hiện vật ở khu nhà Tổ như hệ thống tượng thờ, văn bia, đại tự và câu đối không được bảo quản tốt đã bị mai một đi rất nhiều : kết cấu kiến trúc của khu nhà Tổ đã không còn, hệ thống rường cột, vì kèo bị đặt vào nhà kho nay đã bị mối mọt, nứt gãy tàn phá ; hệ thống văn bia đặt ở sân sau chùa, đã bị nứt vỡ và bào mòn của mưa nắng....
Các di vật trên đều là những giá trị văn hóa quý mà chùa Yên Đông còn lưu giữ được, đây chính là những dấu ấn của các thời đại đi trước, minh chứng cho quá trình tồn tại của di tích, do vậy cần phải tiến hành bảo tồn và tu bổ gấp, nhằm bảo lưu nền điêu khắc cổ của dân tộc.
*. Nguyên nhân gây hư hỏng và xuống cấp :
Do ảnh hưởng của thiên nhiên, khí hậu, môi trường, tác động của con người cũng như giới hạn tuổi thọ của vật liệu, hiện không còn những di tích lịch sử văn hóa có niên đại xa xưa nguyên gốc mà chỉ còn các bộ phận, các thành phần đơn lẻ của chúng, đặc biệt là các di tích bằng gỗ và các hiện vật bằng gỗ.
Các di tích kiến trúc gỗ Việt Nam phong phú, đa dạng theo loại hình, theo thời kỳ, theo vị trí địa lý nhưng có sự thống nhất cao về cấu trúc cơ bản và ngôn ngữ thể hiện. Các kết cấu gỗ với hệ khung cột cổ truyền thể hiện sự ổn định, hợp lý trong liên kết các cấu kiện từ cột, xà đến toàn bộ cấu trúc mái. Tính dân gian phát triển xuyên suốt từ ngôi nhà ở đơn sơ đến các công trình công cộng, tín ngưỡng như đình, đền, chùa, và các cung điện, lăng tẩm. Các công trình kiến trúc gỗ dù đơn lẻ hay là một quần thể đều luôn luôn gắn bó, ăn nhập một cách hữu cơ với khung cảnh thiên nhiên và môi trường xung quanh. Các công trình được xây cất theo các bước của một tập quán tạo dựng, xuất phát từ các quan niệm về nguyên lý vũ trụ của cổ nhân Á Đông. Giá trị thẩm mỹ của di tích kiến trúc Việt Nam nói chung và các di tích kiến trúc gỗ được hình thành bởi chính đặc điểm kiến tạo của công trình kiến trúc, với quy mô khiêm tốn, không phô trương, hình thức; không gian, tỉ lệ gần gũi con người; cách sử dụng khéo léo tế nhị các vật liệu tự nhiên; tính giản dị, chân thực trong cấu trúc công trình. Trải qua năm tháng, những di tích kiến trúc gỗ còn bảo tồn nguyên vẹn giá trị khởi dựng ở nước ta hiện nay hầu như không có, bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân mang tính lịch sử như sự tàn phá của chiến tranh, nguyên nhân giới hạn về tuổi thọ của vật liệu gỗ, hay nguyên nhân do tác động của môi trường, khí hậu và sự phá hoại của mối mọt, nấm mốc, vi sinh vật. Ngoài ra, kết cấu gỗ chịu lực chính của các di tích kiến trúc hầu hết đều bằng gỗ, là loại vật liệu kém bền vững hơn so với thép, bê tông cốt thép nên rất dễ bị biến dạng. Nền móng của các công trình di tích cũng khá sơ sài nên sự biến đổi của nền đất, lũ lụt, mưa bão…cũng ảnh hưởng đến bộ khung chịu lực của công trình. Một nguyên nhân nữa cần được nhắc tới là sự ứng xử của con người đối với các công trình kiến trúc gỗ, không ít công trình đã bị sử dụng sai mục đích, bị sửa chữa một cách tùy tiện, bị xâm hại....Với các hiện vật bằng gỗ, nhất là hệ thống tượng và đồ thờ tự, mối, mọt là những loại nguy hiểm có thế làm hư hại rất nhanh. Chúng đục khoét, gặm nhấm làm mọt muỗng các bộ phận bên trong khiến cho bề mặt các di vật này bị nham nhở nhiều chỗ.
Nằm trong xu thế đó, một số hiện vật của chùa Yên Đông cũng bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sau :
*. Do yếu tố thời gian :
Hiện nay, chùa Yên Đông còn lưu giữ được 8 pho tượng Phật được làm vào năm Mậu Tý, 2 tấm bia đá khắc vào năm Hưng Trị thứ 3 ( 1590), Hưng Trị thứ 4 ( 1591) và một số di vật có giá trị khác. Đó đều là những di vật đã có niên đại đã trải qua hàng trăm năm. Bên cạnh đó, chất liệu để tạo nên những di vật này, đặc biệt là tượng, đều được làm bằng gỗ. Do yếu tố thời gian, dần dần các di vật này đã bị hư hại nhiều.
*. Tác động của con người :
Sự tàn phá của thiên nhiên, của thời gian, xét về khía cạnh nào đó vẫn không sánh được với tốc độ " phá hoại " của con người đối với các di tích. Các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng chưa được sử dụng theo đúng chức năng xã hội , trong một thời kỳ lịch sử nào đó, người ta coi đó là nguyên nhân gây nên các hiện tượng mê tín dị đoan và nếu như phá bỏ cơ sở ấy đi là có thể thực hienj chương trình chống mê tín dị đoan. Xuất phát từ những quan điểm đó, đã có thời kỳ hàng loạt các ngôi đình, chùa, đền bị phá bỏ, bị lấn chiếm trái phép, thậm chí dỡ bỏ làm trường học, làm trụ sở, làm kho chứa, làm cửa hàng, hoặc bị đào bới để tìm cổ vật....Chính vì vậy, di tích không những được bảo dưỡng thường xuyên, mà còn bị tiêu hủy khá nhiều.
Trong lịch sử, khi các triều đại phong kiến thay nhau lên nắm quyền, họ thường tìm cách sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới phù hợp với thời đại của họ, quan niệm về cái đẹp cũng là nguyên nhân thay đổi bộ mặt công trình. Chùa Yên Đông đã trải qua nhiều đợt trùng tu, tôn tạo, hiện nay vẫn còn mang dáng dấp cuả thời Nguyễn, những giá trị văn hóa khởi nguyên hầu như đã không còn.
Bên cạnh đó, trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa là cơ sở hoạt động của Việt Minh, năm 1947, 1948, chùa là nơi tập hợp thanh niên trong làng tham gia biểu tình, trong kháng chiến chống Mỹ, chùa là nơi huấn luyện dân quân tự vệ, và năm 1960 chùa được lấy làm trụ sở của Hợp tác xã Yên Đông. Quá trình này đã làm thay đổi công dụng ban đầu của nó, hệ thống tượng Phật và bia đá bị di chuyển sang nhà Tổ, làm cho hệ thống tượng bị nứt gãy một số chỗ, bia đá bị bào mòn.
Ngoài ra, cũng phải đề cập đến một thành phần không nhỏ, nhưng công việc của họ lại có tính chất quyết định sự thành công hay thất bại của công tác bảo tồn di sản văn hóa, đó là các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch. Chỉ cần một sự nhận thức hời hợt, không nắm vững các chính sách bảo tồn, hoặc thiếu tinh thần coi trọng di sản văn hóa dân tộc là có thể dẫn tới những mất mát không còn. Các chiến lược quy hoạch không thể tách rời công tác bảo tồn. Vì thế phái có sự phối hợp chặt chẽ giữa những nhà bảo tồn và quy hoạch thì công việc giữ gìn cá di tích mới đạt hiệu quả cao. Khu nhà Tổ chùa Yên Đông đang được xây mới, nhưng hoàn toàn theo lối kiến trúc hiện đại, không còn mang dáng dấp của một ngôi nhà Tổ linh thiêng, điều này là do hệ quả của công tác phối hợp giữa những nhà quản lý, những nhà bảo tồn với công tác thiết kế xây dựng chưa được phối hợp chặt chẽ.
3.1.2. Thực trạng các giá trị văn hóa phi vật thể:
Với hệ thống văn bia của chùa Yên Đông: hiện nay, chùa đang xây mới khu nhà thờ tổ ở phía sau chùa, nên hệ thống văn bia được để tạm ở phía sau chùa, không có gì che đậy , đã bị bào mòn, nhiều chỗ nhìn không rõ chữ.
Với các nghi lễ Phật giáo, đặc biệt là hội giỗ Tổ của chùa Yên Đông. Đây là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian hết sức phong phú, đa dạng, nó là những giá trị văn hóa đáp ứng được nhu cầu vĩnh hằng qua mọi thời đại. Đến lễ hội người ta giao lưu được với nhau, tìm thấy sự cộng cảm với nhau. Vì vậy, lễ hội luôn có sức hấp dẫn lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội và là nhu cầu không thể thiếu của người dân. Tuy nhiên, do đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, và cũng một thời gian khá lâu chùa không có sư trụ trì nên lễ hội của chùa Yên Đông đã không được tổ chức như xưa nữa. Hiện nay, vào ngày lễ hội, phần lễ tế đã bị đơn giản hóa, phần hội chỉ còn phần thi hát chèo đò.
3.2. Giải pháp bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông:
3.2.1. Cơ sở pháp lý bảo tồn di tích, di sản :
*. Luật Di sản văn hóa :
Điều 34 : Quy định việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải được xây dựng thành dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải đảm bảo tối đa những yếu tố nguyên gốc di tích.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin ( nay là Bộ văn hóa – thể thao- du lịch) ban hành Quy chế về bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
Điều 35 : Thẩm quyền phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích được thực hiện theo luật này và các quy định của pháp luật về xây dựng.
Khi phê duyệt dự án phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về Văn hóa- thông tin.
*. Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh :
( Ban hành theo quyết định số 05 /2003/QĐ- BVHTT ngày 06 tháng 2 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin)
Quy chế bao gồm 9 chương 25 điều
Chương I :
Điều 1 : Mục đích của hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.
Điều 2 : Đối tượng điều chỉnh, phạm vi áp dụng.
Điều 3 : Giải thích từ ngữ : Bảo tồn, bảo quản, tu bổ, gia cố, tôn tạo...
Điều 4 : Phân loại di tích
Điều 5 : Nguyên tắc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích :
Chương II : Lập dự án Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
Chương III : Lập thiết kế kỹ thuật bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.
Chương IV : Tu sửa cấp thiết di tích
Chương V : Thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế
Chương VI : Thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Chương VII : Điều kiệ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia và đặc biệt.
Chương VIII : Thanh tra kiểm tra
Chương IX : Điều khoản thi hành.
*. Nguyên tắc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích :
Quy chế bảo quản, tu bổ đã nêu ra 6 nguyên tắc cần phải tuân thủ trong quá trình tiến hành tu bổ và phục hồi di tích :
1. Chỉ tiến hành bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trong trường hợp cần thiết và phải lập thành dự án ( trường hợp tu sửa cấp thiết di tích phải được thực hiện theo quy định tại điều 10 và điều 11 của quy chế này). Dự án và thiết kế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích hoặc báo cáo tu sửa cấp thiết di tích phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
2. Đảm bảo tính nguyên gốc, tính chân xác, tính toàn vẹn và sự bền vững của di tích.
3. Ưu tiên cho các hoạt động bảo quản, gia cố di tích, trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật tu bổ và phục hồi khác.
4. Việc thay thế kỹ thuật hay chất liệu mới phải được thí nghiệm trước để đảm bảo kết quả chính xác khi áp dụng vào di tích.
5. Chỉ thay thế một bộ phân cũ bằng một bộ phận mới của di tích khi có đủ những chứng cứ khoa học chuẩn xác và phải có sự phân biệt rõ ràng giữa bộ phận cũ và bộ phận mới thay thế với những bộ phận khác.
6. Đảm bảo an toàn cho công trình và khách tham quan.
Các chuyên gia trong đó có các kiến trúc sư và thi công, tu bổ di tích trong quá trình thực tiễn hoạt động của mình đã cụ thể hóa 6 nguyên tắc và bổ sung thêm những nguyên tắc đã nêu ra trong quy chế, bao gồm :
1. Theo đuổi mục tiêu cơ bản nhất là gia cố tăng cường độ bền vững của di tích, đảm bảo các điều kiện cần thiết để di tích có thể tồn tại lâu dài ở dạng nguyên gốc : từ hình dáng, kết cấu kiến trúc, mầu sắc, đường nét trang trí mỹ thuật đến vật liệu xây dựng....
2. Cần có thái độ trân trọng với các yếu tố nguyên gốc các bộ phận di tích được bổ sung sau này nhưng có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ.
3. Chỉ tiến hành tu bổ phục hồi di tích khi có cơ sở, cứ liệu khoa học chính xác ( tài liệu viết, bản vẽ đạc họa, ảnh chụp, bản dập...) phần mới phục hồi phải phù hợp và tạo thành một khối thống nhất với phần nguyên gốc còn giữ lại. Sử dụng đến mức tối đa vật liệu và công nghệ truyền thống vào việc tu sửa, phục hồi di tích. Đặc biệt là phần mới bổ sung trong quá trình tu bổ phải có dấu hiệu để phân biệt với bộ phận nguyên gốc của di tích.
4. Trước khi tiến hành tu bổ, cần phải triển khai việc nghiên cứu liên ngành để có sự hiểu biết cặn kẽ về các mặt giá trị của di tích, tình trạng bảo quản. Cũng như các hoàn cảnh lịch sử và đặc thù văn hóa ở địa phương nơi có di tích dự kiến được tu bổ.
5. Các giải pháp tu bổ cần phải được trao đổi rộng rãi, lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu ở các ngành khoa học có liên quan để có thể lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.
6. Quá trình tu bổ di tích phải được triển khai dưới sự giám sát thường xuyên và nghiêm ngặt của tư vấn giám sát và cộng đồng cư dân nơi có di tích.
3.2.2. Bảo tồn giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông :
Cùng với sự khởi sắc về kinh tế đang diễn ra trên quy mô cả nước là sự phục hưng văn hóa dân tộc. Các hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi, các di sản văn hóa được quan tâm tu bổ. Kinh tế thị trường đang vận hành, bên cạnh những mặt tích cực, lại đang tạo ra những tiêu cực ngược chiều, đặt ra trước chúng ta vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
Trước hết, chúng ta xác định bảo tồn và phát huy là hai nhiệm vụ được tiến hành song song. Bảo tồn không có nghĩa là phục cổ, nệ cổ, ôm khư khư lấy vốn cổ không cho nó phát triển. Các giá trị của di sản văn hóa luôn được bổ sung các yếu tố mới làm cho nó trở nên phong phú và giàu có hơn.
Để giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy đòi hỏi bản lĩnh văn hóa vững vàng. Tránh sa vào cực đoan, duy ý trí....
Quan tâm bảo quản, tu bổ các di sản văn hóa như đình, chùa, miếu...Thời gian và thiên nhiên khắc nghiệt đang đe dọa tàn phá những di sản quý báu của dân tộc. Cần tiếp tục các chương trình chống xuống cấp các di tích như một mục tiêu quốc gia về văn hóa. Đồng thời cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục mọi cấp chính quyền, mọi người dân ý thức giữ gìn di sản văn hóa của cha ông, huy động mọi nguồn lực, tài lực, vật lực trong dân để làm việc này, thực hành phương trâm : " lấy di tích nuôi di tích ", phối hợp tố giữa ngành văn hóa và ngành du lịch.
Trên cơ sở đó, tác giả xin đưa ra một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật của chùa Yên Đông như sau :
*. Đối với các giá trị văn hóa vật thể:
- Về cảnh quan môi trường : Một trong những yếu tố tạo nên sự linh thiêng cho ngôi chùa là cảnh quan thiên nhiên của chùa. Ở đây cũng vậy, cảnh quan thiên nhiên đã hòa quyện với các công trình kiến trúc tạo thành một thể thống nhất hài hòa và bổ sung cho nhau. Nét văn hóa truyền thống của con người Việt Nam là luôn hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên, với môi trường xung qunh. Điều này càng được thể hiện rõ hơn trong việc xây dựng các công trình kiến trúc, cả kiến trúc dân dụng và kiến trúc tôn giáo.
Hoa sen là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên, là biểu tượng của Phật giáo. Trước đây, trong hồ sen phía trước chùa trồng rất nhiều hoa sen, điều này đã tạo ra một không gian cảnh quan rất giản dị mà cũng rất thanh cao của ngôi chùa. Nhưng hiện nay, hồ sen trong chùa không được trồng nữa, lại bị vấy bẩn do gần đường liên xã. Vì vậy, thiết nghĩ cần phải khôi phục lại hồ sen phía trước chùa sẽ giúp cho cảnh quan ngôi chùa thêm thoáng đãng, mát mẻ.
- Đối với các công trình kiến trúc : Về mặt khoa học, bất cứ một di tích nào khi tiến hành tu sửa cũng phải tuân thủ các nguyên tắc :
+. Đảm bảo đến mức tối đa yêu cầu của yếu tố gốc, đó là chất liệu, màu sắc, trang trí mỹ thuật...nguyên tắc này đảm bảo cho di tích vừa được tu sửa, chống xuống cấp, vừa giữ nguyên trạng giúp cho thế hệ sau hiểu biết về di tích một cách đúng đắn cả về vật chất lẫn tinh thần như ý nghĩa ban đầu của nó.
+. Phải nghiên cứu toàn diện trước khi tu sửa : đây là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng nhưng thực tế, hầu như các di tích vẫn chưa làm được điều này. Khi tiến hành tu sửa, người sửa đã không tiến hành nghiên cứu kỹ từng mặt của di tích nên dẫn đến hiện tượng trong di tích tồn tại nhiều chỗ tu sửa mới không hợp hoặc lố bịch so với các yếu tố gốc.
Hiện nay, chùa Yên Đông đang tiến hành xây mới ngôi khu nhà Tổ ở phía sau chùa, thiết nghĩ trong quá trình bảo tồn các giá trị văn hóa của nhà chùa, nên có sự phối hợp giữa những người làm công tác bảo tồn di tích với những người thi công, thiết kế khu nhà Tổ để nó vẫn mang những giá trị văn hóa quý giá mà bản thân nó đã từng có.
- Đối với các di vật : Di vật là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong các di tích, đặc biệt là hệ thống tượng Phật trong các ngôi chùa. Nó góp phần tạo nên sự linh thiêng của di tích nhưng đồng thời cũng là các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, mang phong cách nghệ thuật của các thời đại. Vì vậy, song song với việc bảo vệ di tích chúng ta cũng phải bảo quản các di vật. Tuy nhiên, hầu hết các di vật ở đây, đều chưa được bảo quản đúng kỹ thuật. Tồn tại này là do một phần còn hạn chế về mặt hiểu biết, một phần do điều kiện kinh tế còn hạn chế. Để bảo quản, tu sửa những di vật này cần phải nghiên cứu tỉ mỉ về phong cách, chất liệu, kỹ thuật để đạt được kỹ thuật tốt, vừa kéo dài tuổi thọ, vừa giữ được giá trị vốn có của di tích, di vật đó. Để thực hiện điều này, ngoài sự chỉ đạo của ban ngành chức năng, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ quản với cán bộ chuyên môn, chính quyền địa phương và ban quản lý di tích. Một vấn đề có tính quyết định nữa là cần có sự đầu tư kinh phí một cách thích đáng từ phía nhà nước cho di tích.
Chùa Yên Đông có một hệ thống tượng Phật quý giá, đây đều là những tác phẩm điêu khắc sống động và chân thực. Tuy nhiên, các tác phẩm điêu khắc này đều được làm từ gỗ và có tuổi thọ hàng trăm năm nên đã bị mối mọt nhiều, ngoài ra, do quá trình di chuyển tượng đã làm cho một số tượng bị nứt vỡ, mối mọt. Đối với các di vật này, có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo quản, như : sử dụng chất liệu gỗ giống hoặc tương tự với nguyên gốc để bồi đắp những phần bị vỡ. Sử dụng các loại keo không tổn hại đến gỗ,có tính kết dính cao để hàn gắn các vết nứt chân tượng. Sử dụng các dung dịch hóa học để bảo quản, chống mối mọt.
Với hệ thống văn bia, hiện đang để ở sân sau chùa do đang thi công nhà thờ tổ, đã bị bào mòn nhiều chỗ, có thể xây dựng các ngôi nhà tạm ở nơi cao dáo, thoáng đãng để đặt văn bia. Sau khi hoàn thành nhà thờ Tổ thì có kế hoạch di chuyển vào.
*. Đối với các giá trị văn hóa phi vật thể:
Với hệ thống văn bia: Có thể sử dụng loại giấy đặc biệt chuyên để in các văn bia, câu đối để lưu giữ các bản khắc trên bia đá. Ngoài ra, cần phải có kế hoạch di chuyển hệ thống văn bia này đặt vào nhà thờ Tổ, sau khi đã xây dựng xong.
Với lễ hội của chùa Yên Đông: Thông qua lễ hội chùa Yên Đông, ta có thể thấy vai trò của nó trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Bởi chính thông qua lễ hội mà con người nơi đây có điều kiện gần gũi nhau để giao lưu, từ đó tạo nên sự đoàn kết của nhân dân trong vùng. Do vậy, cần phải tìm hiểu và khai thác trong nhân dân nhằm phục hồi lại lễ hội xưa của di tích, để nó thực sự xứng đáng với danh hiệu : " đệ nhất danh thắng xứ Hải Đông”.
3.2.3. Phát huy những giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông :
Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa là một trong hai chức năng cơ bản của hoạt động bảo tồn di tích. Nếu những hoạt động kiểm kê, xếp hạng, bảo quản, tu bổ di tích là nhằm thực hiện tốt chức năng gìn giữ di tích tồn tại lâu dài, nguyên vẹn, thì phát huy giá trị của di tích là quá trình khai thác các giá trị di tích phục vụ xã hội hiện tại và tương lai, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hóa xã hội.
Di tích lịch sử văn hóa là tài sản vô giá của đất nước, chứa đựng nhiều tiềm năng kinh tế và và văn hóa. Việc sử dụng và khai thác tốt các giá trị tiềm ẩn trong di tích sẽ đem lại những lợi ích về mặt xã hội, phục vụ cho sinh hoat văn hóa lành mạnh của cộng đồng.
*. Chùa Yên Đông- một nguồn tư liệu về văn hóa, nghệ thuật :
Với tư cách là một di tích văn hóa tôn giáo, chùa Yên Đông được xây dựng trước hết là để thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân trong xã, họ đến đây để cầu sức khỏe, cầu cho việc làm ăn được suôn sẻ....Bên cạnh đó, với những giá trị văn hóa, nghệ thuật quý còn lưu giữ được, chùa Yên Đông còn là nơi bảo lưu nền điêu khắc cổ của dân tộc, cho việc tìm hiểu về lịch sử phát triển của địa phương.
Hiện chùa còn lưu giữ được nguyên vẹn 8 pho tượng phật được làm vào năm Mậu Tý niên hiệu Đoan Thái (1588) đó là 3 pho tượng Tam Thế, 1 pho Adiđà, 2 pho Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, 1 pho Thích Ca thuyết pháp, 1 pho Quan Âm 18 tay. Đây là các tác phẩm điêu khắc gỗ được làm vào thời Mạc (thế kỷ 16) với các đường nét chạm khắc mềm mại chau chuốt đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Ngoài ra chùa còn lưu giữ được hai tấm bia đá được khắc vào năm Hưng Trị thứ 3 ( 1590) và Hưng Trị thứ 4 ( 1591), đây cũng là những tác phẩm điêu khắc đá độc đáo của thời nhà Mạc với hình tượng rồng uốn lượn, hoa văn, hoa lá đặc sắc mà ít chùa có được....Đây chính là những nguồn tư liệu quý cho những người làm công tác nghiên cứu, những người làm trong ngành điêu khắc, ngành mỹ thuật hiểu được thêm về kỹ thuật điêu khắc của cha ông ta đi trước. Để từ đó, họ có những định hướng mới, cảm hứng sáng tác mới trong công việc của mình.
*. Chùa Yên Đông- một điểm du lịch tâm linh :
Với các di tích lịch sử văn hóa, bên cạnh công tác bảo tồn những giá trị văn hóa mà nó còn lưu giữ được thì việc phát huy các giá trị văn hóa đó cũng hết sức cần thiết. Một trong những biện pháp để phát huy các giá trị của di tích, đó là đưa chúng trở thành một điểm du lịch văn hóa, một điểm du lịch tâm linh.
Hằng năm, cùng với không khí lễ hội của cả vùng đảo Hà Nam, chùa Yên Đông cũng tổ chức hội giỗ Tổ của chùa vào ngày mùng 5 tháng giêng. Hiện nay, do điều kiện kinh tế khó khăn, một thời gian dài chùa lại không có sư trụ trì nên lễ hội ở đây có phần bị dán đoạn, nhiều lễ nghi đã bị đơn giản hóa, phần hội thì chỉ còn thi hát chèo đò. Do vậy, để thu hút khách tham quan, trước mắt cần nghiên cứu phục dựng lại lễ hội truyền thống của chùa Yên Đông đã và đang có khả năng mai một. Tuy nhiên việc làm này phải vừa đảm bảo yếu tố truyền thống vừa phải phù hợp với bối cảnh hiện tại, làm cho lễ hội không chỉ là ngày hội của riêng nhân dân địa phương mà còn là dịp để giới thiệu, quảng bá nét văn hóa truyền thống của một bộ phận cư dân nông nghiệp vùng xã đảo. Bên cạnh đó, việc thu hút khách tham quan cũng đem lại một nguồn thu không nhỏ cho nhà chùa, góp phần vào việc bảo tồn và tu bổ các giá trị văn hóa có nguy cơ xuống cấp.
Tiểu kết chương 3
Cùng với thời gian, trong điều kiện khí hậu thiên nhiên của nước ta, mọi di tích đều bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như mưa bão, lũ lụt, rêu phong, mối mọt.... khiến cho kết cấu bằng gỗ bị biến dạng, mộng mẹo xộc xệch, cấu kiện gỗ bị mục nát, các bức tượng bị mối mọt và phai mờ lớp sơn phủ, hệ thống bia bị bào mòn... ngoài ra là sự tác động trực tiếp của con người lên các di tích, khiến cho những giá trị nguyên gốc của di tích cũng không còn.
Đứng trước thực trạng đó, chùa Yên Đông với những giá trị hiện vật quý chủ yếu là bằng kết cấu gỗ, cũng chịu những ảnh hưởng to lớn. Chính vì vậy, công tác bảo tồn, trùng tu các hiện vật mà chùa còn lưu giữ được là hết sức cấp thiết. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà chùa với chính quyền địa phương, giữa những người làm công tác bảo tồn với những người thi công, xây dựng chùa để từng bước khôi phục lại giá trị nguyên gốc của ngôi chùa. Bên cạnh đó, việc đưa những giá trị văn hóa phục vụ cho cuộc sống cũng rất cần thiết, bởi các di tích, tự nó sẽ không có ý nghĩa nếu chúng ta không khai thác những giá trị chứa đựng trong nó và phát huy những giá trị đó.
KẾT LUẬN
Văn hóa Việt Nam đã và đang trong quá trình xây dựng để trở thành một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cần phải bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làm sống động những gì đặc sắc, ưu tú nhất của văn hóa dân tộc, tạo ra xung lực mạnh mẽ để phát triển chính dân tộc mình, đóng góp xứng đáng vào đời sống văn hóa nhân loại, tham gia quá trình hội nhập quốc tế với sự tự biểu hiện, tự khẳng định giá trị, bản sắc Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.
Lịch sử hằng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã tạo cho Việt Nam có một truyền thống lâu đời, bền vững đó là truyền thống lịch sử, truyền thống dân tộc. Cái hồn của truyền thống ấy là văn hóa và bản lĩnh sáng tạo, sức sống của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có một truyền thống từ lâu đời về văn hóa và văn hiến, kết tinh thành hệ giá trị chân - thiện - mỹ như một hệ giá trị phổ quát của văn hóa, của mọi dân tộc trong quốc gia - dân tộc mình và trong cộng đồng nhân loại. Song mỗi dân tộc, do những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử riêng của mình, từ những trải nghiệm trực tiếp trong thực tiễn lao động và đấu tranh, trong môi trường tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển, lại có những quan niệm và cách thức biểu hiện riêng của mình về chân - thiện - mỹ. Nó biểu hiện thành tâm lý và ý thức, phong tục tập quán và lối sống, tạo thành tính cách của con người và cộng đồng dân tộc. Các giá trị văn hóa truyền thống đó được kết tinh lại trong quan niệm, tư tưởng, triết lý, trong đạo đức và cách thức ứng xử, phản ánh diện mạo tinh thần, tâm hồn và tình cảm của cả một dân tộc. Những giá trị văn hóa đó được thể hiện thông qua các giá trị vật thể và phi vật thể.
Trong báo cáo chính trị trình đại hội VIII, BCH Trung ương đã nêu định hướng cho sự nghiệp văn hóa như sau : " Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, mà nhiệm vụ trung tâm là góp phần xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng. Đó là sự kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước, trong các điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc dân tộc, khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn. Tiếp thu tinh hoa các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam, ngăn chặn xu hướng lai căng, pha tạp, đấu tranh chống sự thâm nhập của các loại văn hóa độc hại..."
Quảng Ninh hiện có khoảng hơn 500 di tích trải rộng ở khắp các địa bàn, phong phú, đa dạng và có nhiều giá trị văn hóa truyền thống sâu sắc. Trong một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc nhận thức các giá trị văn hóa chưa được chú trọng, dẫn đến tình trạng một số di tích bị hư hỏng, không được sửa chữa, tôn tạo. Từ năm 1986 trở lại đây, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích của tỉnh đã được đẩy mạnh. Nhiều các công trình văn hóa đã được trùng tu, khôi phục, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc.
Chùa Yên Đông, xã Yên Hải, Huyện Yên Hưng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của dân cư khu vực đảo Hà Nam. Với những giá trị văn hóa, nghệ thuật quý giá, nó đã mang lại sự đa dạng cho văn hóa truyền thống của người Việt. Bằng những tư liệu, hiện vật còn lưu giữ được,chùa Yên Đông đã đóng góp đáng kể cho công tác nghiên cứu khoa học và bảo lưu nền điêu khắc cổ của dân tộc. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thì việc bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật của chùa Yên Đông là hết sức cần thiết, bởi nó chính là "động lực tinh thần thúc đẩy sự phát triển của xã hội", góp phần vào sự phát triển của cả vùng xã đảo Hà Nam nói riêng và của huyện Yên Hưng nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đào Duy Anh ( 1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Khoa học, Hà Nội
Trần Lâm Biền ( 1996), Chùa Việt, NXB Văn hóa thông tin.
Trần Lâm Biền ( 2006), Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt ( vùng châu thổ sông Hồng, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
4. Trần Lâm Biền ( 1993), Thế đất cỏ cây trong nghệ thuật tạo hình của người Việt cổ, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
5. Ban quản lý di tích thắng cảnh Quảng Ninh ( 2002), Di tích và danh thắng Quảng Ninh.
6. Nguyễn Huệ Chi (1992), Quảng Ninh lịch sử và danh thắng, NXB Quảng Ninh.
7. Đại Việt sử kyd toàn thư (1983), Tập I,II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Trịnh Minh Đức (2007), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
9. Thích Nhất Hạnh ( 1973), Đạo Phật áp dụng trong đời sống hằng ngày, Viện đạo hóa, TP Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Lê Như Hoa (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
12. Hồ sơ di tích (2000), Sở Văn hóa thông tin Quảng Ninh.
13. Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
14. Vũ Ngọc Khánh 2006), Chùa cổ Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội.
15. Vũ Ngọc Khánh (1993), Tín ngưỡng làng xã, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
16. Nguyễn Lang (2000), Việt Nam phật giáo sử luận, NXB Văn học , Hà Nội.
17. Nguyễn Bá Lăng (1972), Kiến trúc Phật giáo Việt Nam, Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn.
18. Ngô Huy Quỳnh ( 1986), Tìm hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội.
19. Dương Văn Sáu (2008), Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
20. Sở Văn hóa thông tin Quảng Ninh (1991), Quảng Ninh trong sự nghiệp đổi mới.
21. Lê Đồng Sơn (2008), Văn hóa Yên Hưng- Di tích văn bia, câu đối, đại tự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
22. Lê Đồng Sơn (2008), Văn hóa Yên Hưng- Lịch sử hình thành và phát triển, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội
23. Hà Văn Tấn (1993), Chùa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội., Hà Nội.
24. Lưu Trần Tiêu ( 2002), “ Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (5), tr 15-17.
25. Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tập 1 ( 1999), Tập 2 ( 2001), tập 3 ( 2002), NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
26. Trần Ngọc Thêm ( 2004), Bàn về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh.
27. Trương Thìn ( 1990), H
ội hè Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
28. Trương Thìn (2010), Nghi lễ thờ cúng tổ tiên,đền chùa, miếu phủ, NXB Thời đại, TP. Hồ Chí Minh.
29. Trần Nho Thìn (1991), Vào chùa thăm Phật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
30. Ngô Đức Thịnh ( 1993), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
31. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.
32.Ngô Đức Thọ (1990), Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.Hà Nội.
33. Nguyễn Tài Thư ( 1998), Những vấn đề lí luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
34. Trần Mạnh Thường (1998), Đình, chùa lăng tẩm nổi tiếng ở Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin. Hà Nội.
35. Chu Quang Trứ (2001), Sáng giá chùa xưa- mỹ thuật Phật giáo, NXB Mỹ thuật. Hà Nội.
36. Chu Quang Trứ (2001), Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc, NXB Mỹ thuật, Hà Nội.
37. Võ Văn Tường (1996), Việt Nam danh lam cổ tự, NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.
38. Võ Văn Tường (2007), Chùa Việt Nam xưa và nay, NXB Giáo dục. Hà Nội
39. Nguyễn Quốc Tuấn (2001), Tín ngướng và mê tín, NXB Thanh niên, Hà Nội.
40. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2003), Địa chí Quảng Ninh.
41.Lê Trung Vũ ( 1992), “ Hội chùa, một sinh hoạt tôn giáo phức hợp”, Tạp chí dân tộc học, (4), tr 6-7.
42. Lời kể của bác Nguyễn Hữu Xuyên, 71 tuổi, bác Ngô Quang Phú, 68 tuổi, xã Yên Đông, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh.
1. Bia chùa Yên Đông:
Bia chùa Yên Đông
( Ảnh: Nguyễn Thành Trung)
Phiên âm Hán Việt : Bản dịch văn bia, chuông đồng, do ông Hoàng Giáp, Viện nghiên cứu Há Nôm dịch :
YÊN ĐÔNG TỰ BI KÝ
Trùng tu Yên Đông tự thượng điện Phật tượng bi văn tự minh ký
Thường vị : Giác ư tâm viết Phật, Phật năng ứng nhi tâm thường linh, huống kỳ thiện vị nhân, nhân năng hành tắc thiện, tâm đắc lý hữu khả nghiệm ngôn khởi sư hư, thả Tây thiên Cồ Đàm thị thượng ( ) hữu dã. Tự Đông Hán khiển sứ chi Thiên Trúc đắc dẫn Phật kinh, nhân thử ( ) nhập Trung Quốc, nhiên vị thịnh dã. Chí kỳ hậu nãi đại sùng thái, hựu quảng kỳ ( ) ( ) ( ) ( ) ( )
( ) ( ) ( ) ( ) ( ) Phong Lưu xã Yên Đông tự, địa khí chung linh, khôn duy tăng tráng, đông Hoa ( ) Yên Hưng chi thủy dĩ vi Thanh Long ( ) tây tiếp Thủy Đường phù ( ) chi sơn dĩ vi Bạch Hổ. Tiền hữu ( ) ( ) ( ) kỳ Chu Tước ( ) hậu hữu Yên Tử đỉnh ( ) ( ) ( ) kỳ Huyền Vũ giã. Hùng phù Hải Đông đệ nhất danh thắng. Tiền triều dĩ hữu xưởng tự Phật tố hảo tỉ giả ( ) nhân ( ) Trần ( ) Viết
( ) ( ) tồn đại ( ) kim tương nguyên ngạch kỷ niên phi cựu ( ) ( ) ( ) tác nhi tân chi, khuếch nhi đại chi, phi đại lực lượng đại đàn na giả bất năng ( ). Bản xã đại sĩ Phúc Hưng, cập các thiện sĩ vãi đẳng, canh phúc điền, chủng thiện quả, tương phát gia cư ( ) dĩ chi cưu, dĩ chi công, nãi ư Đoan Thái tam niên Đinh Hợi chi tuế bát nguyệt nhị thập nhất nhật, thụ tạo thượng điện nhất gian nhị hạ, chí ư Mậu Tý chi niên nhị nguyệt sơ tứ nhật tố hội Phật tượng ( kim) tướng thất vị các thành tử hảo ( ) đại duyên đại giá phúc đức thị phù tha tiểu tiểu công đức khởi khả ( ) ( ) ( ) ngữ tai ? Dĩ bản nguyệt nhị thập tam nhật khai quang khánh tán pháp hội, chư tăng giới kết vạn diệp quả nghi, hoa mộc phu vinh, nhân vật chân tú , bồng sơn hảo cảnh, nhật ( cảnh) di lai, tiên giới siêu phàm ( ) quan thính phương xuân hòa, thời điều ban đại cáo nhi lý nhân chi tục đốn hồi, cập thánh yết, hậu lễ cáo tiên hiền nhi tư văn chi vĩnh thọ gian hữu sỉ tử đàm kinh lão thiếu cúng lễ tâm đáo xứ giả đãi nhược đăng tiên ( ) hữu Bồ Đề tâm tín hĩ. Như thử tắc thượng niệm thông tám giới ( ) ( ) thấu cửu thiên vương văn phát tín. Công đức viên thành, chư Phật chứng minh, chư phúc chi vật tất chí, hà sa khánh thiện, thiện chi do tại, phúc lộc tùy chi, sơn tăng xuyên chí, phú quý phong lưu, khang ninh thọ khảo, vu kỳ thân vu kỳ tử tôn, thế thế thụ thượng thư, đại phúc đô tại ư xuân phong hòa khi chi trung, ngũ phúc hựu kiêm đắc hĩ vu tư chi thời phong tục chi hậu hòa cốc chi đăng ( ) chi đa nhân tài chi thịnh, văn tắc đài các ( ) ( ) công hầu ( ) ( )( ) nhị thanh phong vạn cổ mục phương danh, thiên tải lưu tư dân dã, giai hi hi yên, cao cao yên. Lạc kỳ lạc, lợi kỳ lợi, nhi Yên Đông tự chi danh, chiếu chiếu bảo vu thiên xuân hĩ. Tuy hữu lý Văn Công Hàn Liễu chi bi, hạt thị dĩ hình dung kỳ vạn nhất, y dư hưu tai ! Bất khả tư nghị, công đức ý phi thánh nhân chi đạo giả dị đoan dã. Đán quan Phật giáo từ bi, Phật thuyết quảng đại, thị diệc tính thiện duyên lộ hành xuất lai Yên Đông tự chi tác, đặc chư ư khuyến nhân vi thiện chi ý nhĩ tích ( ) ( ) vi thiện tối lạc, kỳ ngôn thậm đại, ư nhất niệm chi thiện, tường phong hòa khí nhân tâm sở phát, phúc tất tòng chi, cảm chư dĩ thử vi kim nhật ( ) nhân vi chi minh dĩ truyền vu vĩnh cửu vân.
Minh viết :
Chiêm bỉ danh tự
Hữu tu Yên Đông
Suy nguyện cổ tích,
Trùng tu Phạn cung.
Cơ địa thản thản,
Lương đống sùng sùng
Khôi hoằng chế độ
Viên mãn đức công
Nhân tài mậu thịnh
Hòa cốc lữ phong.
( ) ( ) ( )
Thương tài kỳ thông
Phương dân an thọ,
Thiên hạ giai đồng
Bệ thạch dũ cương,
Căn bản hưng long.
Hoàng đồ ức vạn,
Quốc tộ miên hồng.
Phong Lưu xã Hội chủ danh sĩ vãi tính danh khai liệt vu tả :
Kê :
Đại sĩ Hoàng Truất tự Phúc Hưng, Đại sĩ Nguyễn Đường tự Phúc Quảng, Phúc sinh Vũ Văn Lan, Nguyễn Như Trác tự Phúc Điền, Nguyễn Đình Nhan tự Phúc Hoa, Nguyễn Thời Hiến tự Phúc Uy, Vũ Thuật tự Tích Thiện, Vũ Khắc Tịnh tự Tích Đức, Ngô Thời ( ) ( ) tự Phúc Tâm, Vũ Thành tự Hiếu Lễ, Trần Nhạc tự Phúc Nguyên, Ngô Công Thiêm tự Phúc Trạch, Dương Quang Tá tự Phúc Long, Vũ Hữu Luân tự Phúc Lương, Bùi Bảng tự Phúc Đức, Hoàng Bào tự Hiền Lương, Ngô Khắc Dũng tự Phúc Trường, Dương Đình Chu tự Hiếu Đức (....)
Hưng Trị tam niên chi vạn vạn Long tập Canh Dần thập nguyệt cốc nhật khắc.
Quốc Tử Giám Thượng ( ) sinh Phạm Thành ( ) Chuyết Phu hiệu Đằng Xuyên soạn.
...Huyện Lung Thục xã ( ) Tây học huấn ( ) Nguyễn Nhân Hiền ký.
Dịch nghĩa
Bản dịch số 134 trong sách Văn bia thời Mạc ( Đinh Khắc Thuận sưu tập khảo cứu và dịch chú ) dẫn nguyên văn như sau :
BIA CHÙA YÊN ĐÔNG
Bia văn và minh ký về việc tu tạo tượng Phật ở thượng điện chùa Yên Đông
Thường nghe : Giác ngộ ở tâm là Phật, Phật có thể cảm ứng mà tâm luôn linh nghiệm. Làm điều thiện gọi là nhân, nhân có thể thực hành thì lòng thiện có được. Cái lý có thể được kiểm nghiệm, lời nói đâu chỉ là lời tô vẽ, thực tế họ Cồ Đàm ở Tây Trúc đã làm ( đời nào chả có). Từ thời Đông Hán do việc sai sứ đi Tây Trúc mà có được kinh Phật. Nhân đó đạo Phật vào Trung Quốc nhưng chưa hưng thịnh vậy. Sau đó mới được tôn sùng, mở rộng chùa chiền để phụng thờ. Chùa Yên Đông được tứ khí chung đúc, địa thế hùng tráng. Phía Đông tiếp giáp sông Hoa ( Phong) Yên ( ?) là Thanh Long. Phía Tây tiếp giáp núi Thủy Đường là Bạch Hổ. Phía trước có...là Chu Tước. Phía sau có núi Yên Tử là Huyền Vũ. Quả là danh thắng số một ở Hải Đông. Từ triều trước, chùa đã được xây dựng nguy nga, có đủ tượng Phật. Nay hư hỏng, muốn làm mới lại, nếu không phải bậc Đàn việt ( có tâm với Phật) lớn, có lực lượng lớn thì không thành được. Các vị đại sĩ trong xã làm điều phúc và các thiện sĩ, vãi cày ruộng phúc, gieo quả thiện, cùng bỏ tiền của riêng khởi công xây dựng. Ngày 21 tháng 8 năm Đinh Hợi, niên hiệu Đoan Thái Thứ 3 ( 1588), dựng 1 gian 2 dĩ thượng điện. Ngày 4 tháng 2 năm Mậu Tý, tô 7 pho tượng Phật. Công việc hoàn hảo. thật là đẹp nhân duyên, tròn phúc quả. Công đức lớn lao vậy há chẳng đáng ngợi khen sao ? Ngày 23 tháng 2, làm lễ khánh thành, chư tăng đông đủ. Hoa cây phô sắc, người vật tưng bừng, bồng sơn cảnh đẹp, ánh nhật rọi soi, tiên giới siêu phàm. Người vật hòa vui, ban bố đại lễ. Phong tục của làng được vãn hồi.
Đến khi làm lễ cúng tế tiên hiền, chúc tư văn trường thọ thì các bậc sĩ tử làm cáo yết tiên thánh đàm luận kinh sách, già trẻ cúng dường để được phúc thiện, cơ hồ được bước lên cõi tiên. Hết thảy mọi người đều có tâm Bồ Đề vậy. Như vậy, sẽ niệm thông tam giới, thấu đến cửu trùng. Phát lòng tín thí, công đức viên tròn, chư Phật chứng minh, phúc đến mọi chốn. Khánh thiện như cát sông Hằng, phúc lộc lan khắp mọi chốn. Bản thân mỗi người được phú, quý, khang, ninh. Cháu con đời đời thừa hưởng. Hết thảy đều được hưởng ngũ phúc trong hòa khí gió xuân. Lại khiến đương thời phong tục thuần hậu, lúa màu bội thu, sản sinh nhân tài, văn thì đài các, võ thì công hầu nhiều vô kể.Gió lành tươi mát muôn thuở, danh thơm lưu truyền ngàn năm. Rạng rỡ thay ! Sung túc thay ! Vui với cái vui, lợi với cái lợi. Còn tên chùa Yên Đông cứ ngời ngời mãi ngàn xuân vậy. Dù có dựng lại văn bia của Hàn Tử Dũ và Liễu Tông Nguyên thì cũng chỉ đủ hình dung một thuở mà thôi. Than ôi, thật tốt đẹp lắm thay, không thể nghĩ bàn được.
Ôi, đạo của Thánh nhân đâu phải dị đoan vậy. Cứ nhìn vào Phật giáo từ bi, Phật thuyết quảng đại thì thấy nảy sinh ra đều từ cái thiện. Việc làm chùa Yên Đông này chủ định nhằm vào việc khuyến khích người làm điều thiện.
Xưa, ( Huệ Lãi Vương) nói : làm điều thiện là vui nhất. Lời nói đó thật lớn lao thay ! Một khi đã cầu điều thiện, thì gió lành, khí hòa phát ra, lòng nhân nảy nở, phúc tất theo đến. Vì lẽ đó tôi làm bài minh để truyền dài lâu.
Bài minh rằng :
" Ngắm nơi danh thắng
Chùa là Yên Đông
Truy nguyên cổ tích
Tu sửa Phạn Cung
Nền móng rộng rãi
Xà cột vút cong
Quy mô to rộng
Vẹn tròn đức công
Nhân tài nở rộ
Ngô lúa đầy đồng
Thợ thuyền khoe khéo
Buôn bán lưu thông
Dân cư lạc nghiệp
Thiên hạ hòa đồng
Bàn thạch thêm vững
Cột rễ hưng long
Cơ đồ muôn thuở
Phúc nước khôn cùng”
Họ tên các vị chủ Hội và sãi, vãi xã Phong Lưu liệt kê ra sau đây.
Kê :
Đại sĩ Hoàng Truất tự Phúc Hưng, Đại sĩ Nguyễn Đường tự Phúc Quảng, Phúc sinh Vũ Văn Lan, Nguyễn Như Trác tự Phúc Điền, Nguyễn Đình Nhan tự Phúc Hoa, Nguyễn Thời Hiến tự Phúc Uy, Vũ Thuật tự Tích Thiện, Vũ Khắc Tịnh tự Tích Đức, Ngô Thời ( ) ( ) tự Phúc Tâm, Vũ Thành tự Hiếu Lễ, Trần Nhạc tự Phúc Nguyên, Ngô Công Thiêm tự Phúc Trạch, Dương Quang Tá tự Phúc Long, Vũ Hữu Luân tự Phúc Lương, Bùi Bảng tự Phúc Đức, Hoàng Bào tự Hiền Lương, Ngô Khắc Dũng tự Phúc Trường, Dương Đình Chu tự Hiếu Đức (....)
Ngày lành, tháng 10, năm Hưng Trị thứ 3 ( 1590) khắc bia ; Phạm Thành tự Chuyết Phu hiệu Đằng Xuyên, Thượng...sinh Quốc Tử Giám soạn văn bia. Nguyễn Nhân Hiền người xã Lung Thục, huyện ( Hoa Phong) ghi chép.
Chuông chùa Yên Đông
Phiên âm Hán- Việt :
PHÁP ÂM TỰ CHUNG
Hải Đông phủ, Yên Hưng huyện, Hà Nam tổng, Phong Lưu xã, An Đông thôn, Pháp Âm tự ( ) hữu hồng chung sóc chủng vọng tấu cung, chí Mậu Thân niên Lê ( ) di tự, chung tùy lạc, kinh Đinh Tỵ niên nhất ( ) hưng hội tạo chủ hồng chung thuần chí Nhâm Thìn niên bản tự trụ trì thiền tử Thanh Huy tự Tịch Hòa thừa bản thôn viên sắc hiệp thái ông, lão bà xuất lực hưng công tiên phát gia tư ( ) ( ) nãi cựu hưởng tăng hiệp quả viên thành vu vi vĩnh bảo :
Minh vân :
Hồng chung cung thanh
Pháp Âm ( ) thủy
Cố quốc đỉnh trầm
( )( ) tùy trụy
Tái lập hưng công
Viên thành toàn thể
Ký lạc ư Mậu Thân
Phục hoàn ư Đinh Tỵ
Chung thanh vị trường
( ) công tư Phần
Tăng ( ) ư Nhâm Thìn
Trường lưu ư vĩnh thế
Mộ chiêu hưởng ( )
( ) cổ thiện tâm
Sóc vọng thanh truyền
Khả khử trần lụy
Phúc đẳng hà sa.
....
Thời Minh Mệnh thập tam niên xuân nguyệt cốc nhật.
Dịch nghĩa :
CHUÔNG CHÙA PHÁP ÂM
Chùa Pháp Âm, thôn An Đông, xã Phong Lưu, tổng Hà Nam, huyện Yên Hưng, phủ Hải Đông từ xưa đã có chuông lớn, vào ngày rằm và mùng một hàng tháng vẫn gióng chuông ngân. Đến năm Mậu Thân Lê ( ) chùa được di dời đi nơi khác, chuông cũng vì thế mà thất lạc, đến năm Đinh Tỵ, mọi người đồng lòng nhất trí hưng công đúc lại chuông lớn. Năm Nhâm Thìn, thiền tử Thanh Huy tự Tịch Hòa là người trụ trì của bản chùa thừa lệnh của chức sắc bản thôn hội họp các lão ông, lão bà hưng công, xuất của riêng tu tạo đẹp thêm..., công quả viên thành, nay khắc vào chuông, lưu truyền mãi mãi.
Minh rằng :
Chuông lớn ngân vang
Tại chùa Pháp Âm
Vật quý của nước
Chùa bị đổ nát
Tiếp tục hưng công
Hoàn thành chu đáo
Mậu thân chủng mất
Đinh Tỵ hưng công
Đúc quả chuông mới
Tiếng chuông chưa vang
Hưng công đúc lại
Vào năm Nhâm Thìn
Truyền mãi muôn đời
Sớm tối chuông ngân
Dấy bao lòng thiện
Sóc vọng thanh tuyền
Tiêu tan phiền lụy
Phúc đẳng hà sa
....
Ngày tốt tháng xuân niên hiệu Minh Mệnh thứ 13 ( 1832).
Hoành phi- đại tự: Lời dịch của bác Ngô Quang Đàm, 76 tuổi, lão thành cách mạng thôn Yên Đông, xã Yên Hải:
Phiên âm Hán -Việt :
Phật Pháp Tăng
Dịch nghĩa :
Phật Pháp Tăng
Phiên âm Hán -Việt :
Từ quang phổ chiếu
Dịch nghĩa :
Ánh sáng từ bi chiếu khắp.
Phiên âm Hán -Việt :
Vạn đức từ tôn
Dịch nghĩa :
Vạn đức từ tôn
Phiên âm Hán -Việt :
Chư Phật hải hội
Dịch nghĩa :
Chư Phật hải hội
Phiên âm Hán -Việt :
Pháp Âm khuyến thiện
Dịch nghĩa :
Pháp Âm khuyến thiện
Phiên âm Hán -Việt
Đại hùng bảo điện
Dịch nghĩa :
Đại hùng bảo điện
Câu đối :
Phiên âm Hán- Việt :
Canh Dần sáng lập tôn giáo cổ truyền thiên thu tại
Kỷ Tỵ trùng tu Pháp Âm Phật cảnh tứ thời hương
Dịch nghiã :
Năm Canh Dần sáng lập, Phạn giáo các tổ nối truyền ngàn năm mãi
Năm Kỷ Tỵ trùng tu, Pháp Âm cảnh Phật từ bi bốn mùa hương
Phiên âm Hán- Việt
Phật Tổ Như Lai ứng hiện tại
Từ bi vô lượng độ vô biên
Dịch nghĩa :
Phật Tổ Như Lai ứng với hiện tại
Từ bi vô lượng tế độ vô biên
Phiên âm Hán- Việt :
Diện tiền lai tụ hoa thiêm sắc
Cảnh Phật huy hoàng tuế nguyệt hương
Dịch nghĩa :
Tiền án hồi tụ hoa khoe sắc
Cảnh Phật huy hoàng mãi ngát hương.
Phiên âm Hán Việt :
Tiền nhân lập tự Pháp Âm liệt hạng tân niên kỷ
Hậu thế trùng tu Phật đường vũ miếu cựu giang sơn
Dịch nghĩa :
Người xưa xây dựng, chùa Pháp Âm tầm thế kỷ mới
Con cháu trùng tu, chốn Phật đường vẫn non sông này.
Phiên âm Hán- Việt :
Chung tú thái bình Yên Hải hội
Lộ tiền xa mã Quảng Ninh thanh
Dịch nghĩa :
Tạo dựng thái bình yên vui Yên Hải hội
Nườm nượp ngựa xe rộn rã Quảng Ninh
Phiên âm Hán- Việt :
Vạn cổ nhất đài anh linh địa
Lưu danh tam bảo cảnh Nam thiên
Dịch nghĩa :
Đất linh thiêng lâu dài muôn thuở
Cảnh trời Nam chùa Phật lưu danh
Phiên âm Hán- Việt
Bồ Đề bản cố viên quả phúc
Cổ thụ chi trường hảo hoa hương
Dịch nghĩa :
Bồ Đề gốc vững tròn quả phúc
Cổ thụ cành dài nức hoa thơm.
Phiên âm Hán- Việt :
Bồi thực phù trì thiên tải hạ
Phong lưu bàng bạc tứ thời xuân
Dịch nghĩa :
Bồi đắp phù trì muôn đời mãi
Khắp nơi thịnh vượng bốn mùa xuân
Phiên âm Hán- Việt :
Phật hoa phổ chiếu đăng hoa kính
Hậu thế trường lưu phúc quả hương
Dịch nghĩa :
Phật hoa phổ chiếu đèn hoa sáng
Hậu thế lưu hoài phúc quả thơm
Phiên âm Hán – Việt :
Cổ tự môn tiền tân cảnh sắc
Kim niên tu tạo vĩnh tương lai
Dịch nghĩa :
Trước ngôi chùa cổ cảnh tươi mới
Hôm nay tu tạo để mai sau.
Phiên âm Hán- Việt
Hải Yên cảnh lập văn khoa giáo
Đông Thổ tu bồi lễ nghĩa nhân
Dịch nghĩa :
Hải Yên mở rộng văn- khoa- giáo.
Đông Thổ tu bồi lễ- nghĩa- nhân
Phiên âm Hán Việt :
An thiền quảng lộ vãng lai xa mã đáo
Đông cảnh đình tiền quý khách thập phương quy
Dịch nghĩa :
Quy y Phật pháp, đường rộng đi về xa mã đến
Lên bờ giác ngộ, Yên Đông phong cảnh thập phương quy.
Phiên âm Hán- Việt :
Chí kính chí thành hương thượng chúc
Lai thành lai cách đức tăng long
Dịch nghĩa :
Chí kính chí thành thượng hương chúc thánh
Lai thành lai cách phúc đức dồi dào.
Phiên âm Hán- Việt :
Pháp lực hoằng thâm tứ trinh tường ư thế giới
Từ lâm quảng đại ban cát khánh cái nhân gian
Dịch nghĩa :
Pháp lực hoằng thâm đem tốt lành cho thế giới
Từ tâm quảng đại ban cát khánh khắp nhân gian.
Phiên âm Hán Việt :
Triêu mộ phần hương đãn nguyện dân an vật phụ
Thần hôn tụng niệm thường cầu vũ thuận phong điều
Dịch nghĩa :
Sáng tối phần hương chỉ nguyện dân yên của lắm
Ngày đêm tụng niệm luôn cầu gió thuận mưa hòa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa yên đông (xã yên hải, huyện yên hưng, tỉnh quảng ninh).doc