CHƯƠNG I: ISO 9000 VÀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.-
1.1 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000;
1.2 Áp dụng ISO 9000 vào công tác cải cách hành chính nhà nước;
1.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về cải cách dịch vụ hành chính công.-
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ISO 9001:2000 VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI TIỀN GIANG.-
2.1 Vài nét về tỉnh Tiền Giang;
2.2 Giới thiệu bộ máy quản lý hành chính nhà nước tỉnh Tiền Giang;
2.3 Giới thiệu chương trình cải cách hành chính nhà nước tỉnh Tiền Giang;
2.4 Giới thiệu chương trình áp dụng ISO 9000 vào công tác cải cách hành chính của tỉnh Tiền Giang;
2.5 Thực trạng ứng dụng ISO 9000:2001 vào công tác cải cách hành chính tỉnh.-
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ISO 9001:2000 VÀO CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH TIỀN GIANG.-
3.1 Mục đích của giải pháp;
3.2 Giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính công theo ISO 9001:2000;
3.3 Kiến nghị.-
KẾT LUẬN.
100 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4012 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đồng bộ nâng cao hiệu quả áp dụng ISO 9000 vào công tác cải cách hành chính nhà nước tại tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày
này sẽtổchức lễtôn vinh khen thưởng tổchức, cá nhân có hoạt động năng suất chất
lượngđạt hiệu quảcao, có nhiều cống hiến cho chương trình cải tiến hành chính nhà nước
củađịa phương
Tổchức tham quan học tập và traođổi kinh nghiệm với cácđơn vịtrong và ngoài
tỉnh có nhiều thành công trong hoạtđộng năng suất chất lượng.
Xây dựng mô hình thực hành tốt (best practise) cho hoạtđộng cải cách hành chính
của Tỉnh.Đây Là công cụhữu dụng giúp cácĐơn vịtìm kiếm, thích nghi và áp dụng cách
thực hành hàng đầu đểđạt được thành tích tốt nhất. Đối sánh giúp xác định các Đơn vị
thực hành tốtđiển hình trong ngành, quốc gia và trên thếgiớiđểlàm cơsởđối sánh và cải
tiến. Từkết quảđối sánh, khuyến khích các thành viên trong Đơn vịhọc hỏiđểvươn lên
và cải tiến cho phù hợp với sựthay đổi trong Đơn vị. Chia sẻkiến thức và hiểu biết cho
các thành viên trong Đơn vịvà giữa các Đơn vị. Thiết lập các chỉsốthực hành và triển
66
khai các mục tiêu cải tiếnđểbắt kịp cácĐơn vịhàngđầu. Xây dựng nền văn hoá cải tiến
liên tục và mong muốn học hỏi các Đơn vịbên ngoài. Tạo ra cách làm việc mới và cách
giải quyết vấnđềsáng tạo.
Chính vì vậy việc xây dựng mô hình này trong dịch vụhành chính công là cần thiết
và Các cơquan cung cấp dịch vụnên tham gia vào các chương trình đối sánhđểhọc hỏi
từnhữngđiển hình tốt và giảmđi thời gian nghiên cứuđểcải tiến. Tỉnh cần hỗtrợnhiều
hơn nữa cho các đơn vịhành chánh công kịp thời, đúng lúc nhằm giúp các đơn vịthực
hiện các cải tiến sau khiđối sánh với cácđơn vịkhác.
3.3- Kiến nghị
Trên đây là các giải pháp đồng bộnhằm nâng cao hiệu quảáp dụng ISO 9000 vào
hoạtđộng của các cơquan quản lý hành chính nhà nước tại Tiền Giang. Tuy nhiên,đểcác
giải pháp trênđược thực thi, cần xem xét và thực hiện các kiến nghịdướiđây.
Đối với Ủy ban nhân dân Tỉnh:
- Cần chỉđạo, đôn đốc triển khai việc xây dựng và áp dụng HT QLCL cho tất cả
các cơquan HCNNđểtạo sựđồng bộtrong việc thực hiện các quy trình của HT QLCL.
- Thực hiện theo Quyếtđịnh 144/QĐ- TTg ngày 20/6/2006 của Thủtướng Chính
phủ, trong thời gian tới sốlượng các cơquan HCNN trong cảnước áp dụng HT QLCL là
rất lớn. Dođó có thểxảy ra tình trạng thiếu chuyên gia tưvấn và chứng nhận, chất lượng
tưvấn và chứng nhận khôngđảm bảo sẽảnh hưởngđến kếhoạch thực hiện của tỉnh.Vừa
qua theođóng góp ý kiến của một sốSởngành đềnghịtỉnh ta cần lựa chọn những CBCC
từcác cơquan HCNN của tỉnh có am hiểu vềHT QLCLđểthành lập một tổchức tưvấn
và chứng nhận của tỉnh. Việc này sẽmang lại một sốhiệu quảnhưsau: Giảm chi ngân
sách cho việc thuê tưvấn và chứng nhận; việc tưvấn cho cácđơn vịđược hiệu quảhơn
(do am hiểu vềhoạtđộng QLNN vàđặcđiểm, tình hình củađịa phương).
Ủy ban nhân dân tỉnh cần có biện phápđộng viên, khen thưởng đối với nhữngđơn
vị, cá nhân có thành tích trong việc áp dụng HT QLCL.
Kiên quyết chống tham nhũng và quan liêu – vấn đềbức thiết trong quá trình cải
cách hành chính nhà nước. Hình thành văn hóa công sởtheo sựđịnh hướng và quản lý
của tỉnh.
Đẩy mạnh công tác phân công, phân cấp quản lý trong hệthống hành chính nhà
nước củađịa phương.
67
Đối với Ban ISO-HC Tỉnh:
Phối hợp với SởNội vụkhảo sát đánh giá thực trạng vềnhận thức cũng nhưnăng
lực hiện tại của CBCC/VC của Tỉnh đểđềxuất một chương trình đào tạo kỹnăng thực
hành có liên quanđến công tác quản lý chất lượng công việc ngoài các chương trình đào
tạo chính khóa cho các cấp quản lý khác nhau.
Tận dụng các cơhội hợp tác quốc tếđểtham mưu cho Tỉnh đềxuất các chương
trình hỗtrợthích hợp.
Đối với các cơquanđãđược chứng nhận HTQLCL :
Đểáp dụng HT QLCL có hiệu quảthìđiều quan trọng nhất là Lãnhđạo cao nhất
của cácđơn vịphải quyết tâm, gương mẫu và kiên trì,đồng thời chỉđạo CBCC trongđơn
vịtổchức thực hiện; làm tốt công tác tưtưởng, vận động mọi CBCC trong đơn vịtham
gia thực hiện; cần phải xem việc xây dựng HT QLCL không phải là nhãn mác bên ngoài
mà là công cụhữu hiệu nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng công việc của cácđơn vị.
Tránh trường hợp chỉlo tập trung sửa đổi hệthống tài liệu, chuẩn bịhồsơtrước
mỗi lầnđánh giá chứng nhận, đánh giá giám sát; việc này mang tính đối phó vì vậy sẽ
không mang lại hiệu quảkhi áp dụng mà còn làm cho đơn vịcảm thấy việc áp dụng HT
QLCL làm tăng thêm công việc và giấy tờ.
Đối với Các cơquanđang và sẽáp dụng HTQLCL:
Qua kinh nghiệm của cácđơn vịđã thực hiện, sựquyết tâm thực hiện của lãnhđạo
cao nhất ởtại mỗi đơn vịlà yếu tốquyết định sựthành công của việc xây dựng và áp
dụng HT QLCL. Vì vậy, trong thời gian tới lãnhđạo cácđơn vịcần quan tâm hơn nữađối
với công tác chỉđạo thường xuyên cho các phòng, ban và CBCC trong đơn vịthực hiện
việc xây dựng và áp dụng HT QLCL.
Các đơn vịcần có báo cáo định kỳ(tháng) vềtình hình xây dựng và áp dụng
HTQLCL gửi Ban ISO - HC đểkịp thời theo dõi, hỗtrợtrong việc tháo gởkhó khăn
vướng mắc và tổng hợp báo cáo trìnhỦy ban nhân dân tỉnh.
68
Đối với các cơquan chức năng có liên quan:
Theo Quy định vềhoạt động tưvấn, đánh giá, chứng nhận hệthống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000đối với cơquan hành chính nhà nước ban
hành theo Quyếtđịnh số17/QĐ-BKHCN ngày 12/9/2006 của BộKhoa học và Công nghệ
thì quy định tần xuất đánh giá giám sát hệthống quản lý chất lượng là 6 tháng/lần.Điều
này sẽgặp khó khăn cho họat động của các cơquan địa phương nhưvềthời gian, kinh
phí…Vì vậy BộKhoa học và Công nghệxem xét giảm tần xuấtđánh giá 1 năm/lần cho
phù hợp với tình hình thực tếcủa cácđơn vị.
BộKhoa học và Công nghệtăng cường cửcán bộ, chuyên gia đến hướng dẫn, hỗ
trợcác địa phươngđểthực hiện việc áp dụng tiêu chuẩn ISOđểđảm bảo thực hiệnđúng
theo nội dung, tiếnđộyêu cầu của Thủtướng Chính phủtại Quyếtđịnh 144/QĐ- TTg;
trong đó có các nội dung cần thống nhất chuẩn hóa trong phạm vi cảnước. Một sốquy
trình liên thông các ngành có thểxây dựng thống nhất từTrung ương xuốngđịa phương.
Đặc biệt thông qua các quy trình này, xác định rõ trách nhiệm của từng ngành; tránh bị
chồng chéo,đùnđẩy lẫn nhau.
BộKhoa học và Công nghệcó hướng dẫn cụthểvềcông tác thiđua khen thưởng
cho các cơquan hành chính nhà nước áp dụng tiêu chuẩn ISO, nếu có thểthì xây dựng
giải thưởng chất lượng trong dịch vụhành chính công nhưMalaysia, Singapore đã từng
triển khai.
69
KẾT LUẬN
Dịch vụhành chính công là một bộphận của dịch vụcông.Đây là loại dịch vụdo
các cơquan hành chính nhà nước hoặc các tổchức trực thuộc bộmáy hành chính nhà
nước trực tiếp cungứng cho các tổchức và công dânđểphục vụcác quyền và lợi ích cơ
bản và hợp pháp của họ. Dịch vụhành chính công không chỉlà các thủtục hành chính,
mà nó bao gồm cảtổchức bộmáy, quy trình và cơchếcungứng dịch vụ,đội ngũcán bộ,
công chức cungứng dịch vụcũng nhưcác điều kiện và phương tiện vật chất phục vụcho
hoạtđộng cung ứng dịch vụcông. Do đó, cải cách dịch vụhành chính công là một cuộc
cải cách có tính tổng thể.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách dịch vụhành
chính công là rất cần thiếtđểkhẳngđịnh vai trò phục vụcủa nhà nước,đáp ứng thuận lợi
và nhanh chóng các yêu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu làm ăn, sinh sống của nhân
dân, cải thiện mối quan hệgiữa Nhà nước và người dân, tạo dựng niềm tin của nhân dân
vào Nhà nước.
Đến nay, tại nước ta, có thểnói ISO 9000 nhưlà công cụhữu hiện nhằm thực thi
chương trình cải cách hành chính nhà nước trên cảba mặt: thểchế, công chức và bộmáy.
Vì vậy việc tìm kiếm các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quảáp dụng ISO 9000
cũng chính là các giải phápđểthúcđẩy chương trình cải cách hành chính nhà nướcđi vào
chiều sâu. Tuy nhiên đểđặt ISO 9000 vàođúng vịtrí của họat động trong tổchức chúng
ta cần xem xét các vấnđềsau:
Khi áp dụng TCVN ISO 9001:200 cho cơquan hành chính nào đó, nhiều công
chức của cơquan thấy không có lợi ích gì cho riêng mình mà phải làm việc tốt hơn, trách
nhiệm phải cao hơn, kỹluật chặt chẽhơn. Từđó gây sức ì của hệthống. Chính vì vậy mà
sựquyết tâm của ban lãnhđạo làđiều kiện tiên quyếtđểviệc áp dụng thành công.
70
Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 chỉnêu ra các yêu cầu cần phải thực hiện chứ
không chỉrõ phải thực hiện cụthểnhững yêu cầu đó nhưthếnào nên tiêu chuẩn này
không có mô hình chung cho mọi tổchức. Vì thếmỗi tổchức phải tùy thuộc vào đặc
điểm của mìnhđểxây dựng hệthống cho thích hợp. Mỗi tổchức không thểmáy móc áp
dụng mô hình TCVN ISO 9001:2000 sẵn có nào đó màđòi hỏi sựsáng tạo trong việc xây
dựng hệthống. Điểm giống nhau của mọi tổchức khi xây dựng HTQLCL theo TCVN
ISO 9001:2000 là việc đòi hỏi sựnổlực rất lớn và liên tục của toàn bộcán bộcông nhân
viên.
Hiện nay, mô hình triển khai ISO 9000 trong quản lý hành chính nhà nước được
triển khai rộng rãi tại Việt Nam theo Quyết định 144/2006/QĐ-TTg. Tuy nhiên hiệu quả
việc triển khai vẫn còn phù thuộc rất nhiều vào năng lực các đơn vịtưvấn và tổchức
đánh giá. Vì vậy việc quản lý và giám sát các đơn vịnày là một vấn đềcần thiết và cấp
bách.
Mặc khác, công dân và tổchức là khách hàng của dịch vụhành chính công. Thước
đo công cải cải cách hành chính được thểhiện ởhài lòng của khách hàng trong dịch vụ
này. Vì việc khảo sát hài lòng khách hàng một cách khách quan và độc lập cũng nhưsự
giám sát hoạt động của cơquan hành chính nhà nước từcác phương tiện thông tin đại
chúng cũng góp phần nâng cao hiệu quảcông tác quản lý hành chính công.
Tóm lại, ISO 9001:2000 cóđược coi là một trong những giải pháp hay và cần thiết
đểnâng cao hiệu lực và hiệu quảquản lý nhà nước. Chất lượng của dịch vụhành chính có
đảm bảo hay không còn phụthuộc rất nhiều vào hoạtđộng cải tiến thường xuyên, liên tục
của tổchức cũng nhưnổlực chung của các cơquan, cá nhân hữu quan từngười dân, từtổ
chức tưvấn, đánh giá chứng nhận, cơquan thông tin đại chúng cho đến UNBD Tỉnh,
Huyện thị, các sởban ngành có liên quan, các cơquan quản lý cấp trên ...Vì vậy việc thực
hiện các giải pháp đồng bộtrong luận văn chắc nhắn sẽmang lại hiệu quảtích cực cho
công tác triển khai ISO 9000 vào các Đơn vịquản lý hình chính nhà nước nhằm phục vụ
chương trình cải cách hành chính của tỉnh Tiền Giang./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Tạ Thị Kiều An, Quản lý chất lượng trong các tổ chức,Nhà xuất bản Thống
kê, TP.HCM - 2004.
2. TS. Đặng Đình Cung, Bảy công cụ quản lý chất lượng, Nhà xuất bản Trẻ-2002
3. PGS.TS Nguyễn Thị Lê Diệp, Quản trị học, NXB Thống Kê, Hà Nội 2003
4. PGS.TS. Trần Thọ Đạt, Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam,
GS.TS. Nguyễn Văn Nam – NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 2006.
5. TS.Phạm Minh Hạc, Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hoá, hiện đại
hoá - Những điều cần khắc phục, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2004.
6. PGS.TS Lê Như Hoa, Quản lý văn hóa nơi công sở, NXB Lao động, Hà Nội
2007
7. TS. Trần Xuân Kiêm, Việt Nam tầm nhìn 2050, NXB Thanh niên, Hà Nội 2006.
8. TS. Nguyễn Công Khanh, Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội, NXB Lý
luận Chính trị, Hà Nội 2004.
9. TS. Bùi Đức Khánh, Phân cấp quản lý trong hệ thống hành chính nhà nước của
chính quyền địa phương, NXB Tư pháp, Hà Nội – 2006.
10. PGS.TS. Lê Chi Mai, Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc
Gia, Hà Nội 2003
11. PGS. TS. Lê Chi Mai, Dịch vụ hành chính công, NXB Lý luận Chính trị, Hà
Nội 2006.
12. ThS. Bùi Văn Quyết, Quản lý hành chính công, NXB Tài Chính, Hà Nội- 2006 .
13. TS. Nguyễn Ngọc Thu - TS. Bùi Bá Linh - TS. Lê Thanh Sinh,Triết học với
cuộc sống ( tập 1), NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2004.
i
14. TS. Chu Văn Thành, Dịch công và Xã hội hoá dịch vụ công - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2004.
15. Học viện hành chính quốc gia, tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính nhà
nước (chương trình chuyên viên) – Phần I – Nhà nước và pháp luật, NXB Giáo
dục - 2004
16. Học viện hành chính quốc gia, tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính nhà
nước (chương trình chuyên viên) – Phần II – Nhà nước hành chính và công nghệ
hành chính, NXB Giáo dục - 2004
17. Tổng cục TC ĐL CL, Tiêu chuẩn hóa, Hà Nội - 1999
18. Tổng cục TC ĐL CL, Quản lý chất lượng, Hà Nội - 1999
19. Tổng cục TCĐLCL, tài liệu tham khảo về quản lý hành chính nhà nước, Hà Nội
- 2007
20. Tổng cục TCĐLCL, Kiến thức chung về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2000, Hà Nội - 2007
21. Tổng cục TCĐLCL, Hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong các cơ quan hành chính nhà nước, Hà Nội -
2007
22. Tổng cục TCĐLCL, Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong các cơ quan hành chính nhà , Hà Nội - 2007
23. Trung tâm Kỹ thuật TC ĐL CL 3, Các công cụ cải tiến năng suất chất lượng,
TP.HCM-2003.
24. Trung tâm Kỹ thuật TC ĐL CL 3, Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001:2000 trong dịch vụ hành chính công, TP.HCM-2003.
25. Trung tâm Kỹ thuật TC ĐL CL 3, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài áp dụng ISO
9001:2000 tại VP.UBND Lĩnh Long, Vĩnh Long-2006.
ii
26. Trung tâm Kỹ thuật TC ĐL CL 3, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài áp dụng ISO
9001:2000 và ISO/IEC 17025:1999 tại Bệnh viện đa khoa Lĩnh Long, Vĩnh
Long-2006
27. TS. Nguyễn Hữu Thiện, “áp dụng ISO 9000 trong quản lý hành chính nhà nước”
đăng trên trang www.tcvn.gov.vn
28. Nguyễn Trung Thông, “Áp dụng tiêu chuẩn ISO nửa vời trong dịch vụ hành
chính”, Báo Đầu tư điện tử, ngày 11/03/2005.
29. ThS. Trịnh Minh Tâm, “Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào
hoạt động của chi cục TCĐLCL TP.HCM”, TP.HCM – 2005.
30. TS. Ngô Quý Việt, Tổng cục TCĐLCL, “Báo cáo về việc áp dụng ISO 9000
trong quản lý hành chính nhà nước” đăng trên trang www.tcvn.gov.vn
31. Bộ nội vụ, Báo cáo kết quả công tác của đoàn Bộ trưởng Bộ nội vụ tại Hàn
Quốc (Từ 23/5/2005 - 3/6/2005).
32. Bộ nội vụ, Báo cáo về đợt nghiên cứu khảo sát tháng 3/1999 tại Trung Quốc
33. Bộ Nội vụ, báo cáo về đợt công tác của đoàn Bộ trưởng Bộ nội vụ tại Anh và
Thuỵ Sỹ từ 14-26/9/2002.
34. Sở KHCN Tiền Giang, Báo cáo về việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 : 2000 vào các cơ quan hành chính
nhà nước tỉnh Tiền Giang đến Tháng 12/2006
35. UBND Tỉnh Tiền Giang, Kế hoạch số 898/KH-UBND về việc xây dựng và áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 vào
các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Tiền Giang từ năm 2005 đến năm 2008
36. UBND Tỉnh Tiền Giang, Chỉ thị số 14/CT-UBND về một số biện pháp đẩy
mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
iii
37. Tiểu đề án 3, Báo cáo áp dụng ISO 9000 của tiểu đề án 3 – Đề án thí điểm áp
dụng ISO 9000 trong quản lý hành chính nhà nước, Hà Nội - 2005
38. Viện nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước, thông tin cải cách nền hành chính
nhà nước, số 39 – tháng 9/2003, số 54 – tháng 12/2004, số 56 – tháng 2/2005, số
65 – tháng 11/2005, số 71 – tháng 5/2006, số 71 – tháng6/2006, số 81 – tháng
3/2007, số 82 – tháng 4/2007.
39. Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 về chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010
40. Quyết định 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 về việc áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng theo ISO 9001:2000 vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nuớc.
41. Quyết định 17/2006/QĐ-BKHCN ngày 12/9/2006 qui định về việc tư vấn và
đánh giá ISO 9001:2000 trong cơ quan hành chính nhà nước.
42. Thông tư 111/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn công tác
quản lý tài chính đối với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước
43. TCVN TCVN ISO 9001:2000 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu
44. TCVN ISO 9000:2005 – Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng
45. TCVN ISO 9004:2000 – Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến
46. TCVN ISO 19011: 2003 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và
môi trường
47. IWA 4:2005 Quality management systems- Guidelines for application of ISO
9001:2000 in local goverment
iv
48. Govement of Malaysia, Development Administration circular No 2 of 2005,
guideline on establishing key performance indicators (KPI) and implementing
performance assessment at government agency, Prime minister’s dept., Malaysia
– 7 april 2005
49. Govement of Malaysia, Development Administration circular No 7 of 1999,
guideline on Quality control circles (QCC) in the public service, Prime
minister’s dept., Malaysia – 1 july 1991
50. International Standardization Organization, “The ISO suevey of certification
2005”, ISO - 2006
v
1
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 111/2006/TT-BTC NGÀY 06 THÁNG 12 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG HỆ
THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO
9001:2000
VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:
2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;
Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý tài chính đối với việc áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 vào hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Thông tư này hướng dẫn công tác quản lý tài chính đối với việc triển khai xây
dựng, thực hiện, đánh giá cấp giấy chứng nhận, duy trì và giám sát hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 (dưới đây gọi là hệ thống quản lý
chất lượng) đối với các cơ quan hành chính nhà nước được quy định tại Khoản 1, Điều
2 Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nguồn kinh phí thực hiện :
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
được cân đối trong dự toán chi quản lý hành chính nhà nước được giao hàng năm của
các Bộ, ngành, địa phương.
II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Nội dung về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2000 của các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện theo đúng quy định tại
Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 Thủ tướng Chính phủ.
2. Các nhiệm vụ chi để thực hiện các nội dung về áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 của các cơ quan, đơn vị hành chính bao
gồm:
- Chi cho việc tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tập huấn kiến thức về tiêu chuẩn
TCVN ISO 9001:2000;
- Chi cho việc tổ chức đánh giá thực trạng về quản lý chất lượng công việc;
- Chi cho việc xây dựng hệ thống văn bản, quy trình quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000;
2
- Chi cho việc xây dựng quy trình tổ chức kiểm tra, kiểm soát, đánh giá nội bộ
về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000;
- Chi cho các hoạt động phục vụ cho việc đánh giá, cấp giấy chứng nhận của tổ
chức chứng nhận, thẩm định kết quả đánh giá, cấp giấy chứng nhận của cơ quan có
thẩm quyền;
- Chi cho việc giám sát, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng;
- Chi cho các hoạt động của Hội đồng liên Bộ triển khai Quyết định số
144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ do Bộ KH&CN thành
lập, Ban chỉ đạo của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương (nếu có) để triển khai
thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Các khoản chi trực tiếp khác để thực hiện nội dung về áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000.
3. Chế độ chi tiêu tài chính.
- Các nội dung chi để thực hiện các nội dung về áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 của các cơ quan, đơn vị hành chính thực
hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, cụ thể như sau:
+ Chi công tác phí cho cán bộ đi công tác trong nước, chi để tổ chức các cuộc
họp, hội nghị, tọa đàm, sơ kết, tổng kết ... thực hiện theo quy định hiện hành và chế độ
công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
công lập.
+ Chi cho việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ
quản lý hành chính và công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức được thực
hiện theo quy định tại Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài chính
hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà
nước.
+ Chi tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát, thống kê được thực hiện theo quy
định hiện hành về hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn
sự nghiệp từ ngân sách nhà nước.
+ Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại Thông
tư số 100/2006/TT-BTC ngày 23/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý
và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật.
+ Các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành khác.
- Chi về văn phòng phẩm, chi thuê nhân công, thuê tài sản (nếu có); chi in ấn,
biên soạn tài liệu; chi cấp giấy chứng nhận: Thực hiện đầy đủ các quy định về đấu
thầu, đấu giá; mức chi thực hiện theo yêu cầu công việc thực tế và nằm trong khuôn
khổ dự toán được giao.
- Chi thuê tư vấn: Tuỳ theo quy mô của từng cơ quan hành chính, từng nội dung
công việc cần triển khai và khả năng dự toán kinh phí quản lý hành chính đã được
giao, Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước quyết định việc thuê tổ chức,
3
chuyên gia tư vấn, đánh giá chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của
pháp luật để hỗ trợ, tư vấn, đào tạo, đánh giá, giám sát trong các quá trình xây dựng,
cấp giấy chứng nhận, triển khai thực hiện và duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất
lượng. Phương thức thực hiện theo hình thức Hợp đồng kinh tế giữa cơ quan hành
chính với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Trường hợp phải thuê chuyên
gia theo tháng, Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước quyết định mức thuê chuyên
gia trong khung mức chi từ 1.600.000 đồng đến 4.800.000 đồng/1 người/tháng, tuỳ
theo trình độ của chuyên gia và nhiệm vụ tư vấn, với điều kiện chuyên gia đảm bảo
thời gian làm việc liên tục trong tháng theo quy định.
4. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí.
Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo
các quy định hiện hành của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, cụ thể
như sau:
- Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước, các cơ quan
hành chính nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 và các nội dung hướng dẫn tại Thông tư
này để lập dự toán chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ trên và tổng hợp chung
vào dự toán chi quản lý hành chính của cơ quan hành chính gửi cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt theo quy định.
- Kinh phí hoạt động của Hội đồng liên Bộ triển khai Quyết định số
144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ, do Bộ Khoa học và
Công nghệ đảm bảo trong dự toán chi ngân sách quản lý hành chính được giao hàng
năm.
- Việc giao, phân bổ dự toán; sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện
theo quy định hiện.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Đối với các cơ quan quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 2 Quyết định số
144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ khi áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 vào hoạt động quản lý hành
chính của cơ quan đơn vị mình có thể vận dụng các quy định tại Thông tư này cho
công tác quản lý tài chính.
Thông tư có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong
quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa
phương phản ánh về Bộ Tài chính để xử lý ./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 144/2006/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
Về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000
vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH :
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 trong các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm
các nội dung liên quan đến việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, thực hiện và
đánh giá, cấp giấy chứng nhận đối với cơ quan hành chính nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan hành chính nhà nước sau đây:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (trừ các cơ quan quy định
tại khoản 2 của Điều này);
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
c) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
2. Các cơ quan hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh có
thể áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này phục vụ cho yêu cầu hoạt động của
mình theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên.
3. Khuyến khích Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các cơ quan sự
nghiệp trực tiếp phục vụ quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp khác của nhà nước
2
(các viện, trường, bệnh viện,...) xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
theo Quyết định này.
Điều 3. Mục tiêu của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2000
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 (dưới đây
gọi chung là hệ thống quản lý chất lượng) được tiến hành thông qua việc xây dựng
và thực hiện hệ thống quy trình xử lý công việc hợp lý, phù hợp với quy định của
pháp luật nhằm tạo điều kiện để người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước kiểm
soát được quá trình giải quyết công việc trong nội bộ của cơ quan, thông qua đó
từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý và cung cấp dịch
vụ công.
Điều 4. Thời hạn thực hiện
Trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, các cơ quan hành chính nhà nước quy định
tại khoản 1 Điều 2 của Quyết định này phải hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng.
Chương II
NỘI DUNG VỀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Điều 5. Các bước thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng được thực hiện theo 4 bước cơ bản
như sau:
Bước 1. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
Căn cứ tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 và văn bản hướng dẫn của Bộ Khoa
học và Công nghệ, cơ quan hành chính nhà nước xây dựng hệ thống văn bản, tài
liệu, các quy trình xử lý công việc hợp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được
giao.
Bước 2. Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng
Sau khi hoàn chỉnh hệ thống văn bản tài liệu, quy trình theo quy định tại bước
1 và được lãnh đạo cơ quan phê duyệt, hệ thống văn bản và quy trình có hiệu lực áp
dụng chung trong hoạt động của cơ quan.
Hệ thống văn bản, quy trình này được rà soát, bổ sung thường xuyên qua thực
tế áp dụng và kết quả đánh giá nội bộ cho phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn
của cơ quan.
Bước 3. Đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng
a) Sau khi áp dụng có hiệu quả hệ thống văn bản được ban hành, lãnh đạo cơ
quan đề nghị một tổ chức chứng nhận thực hiện việc đánh giá và xác nhận mức độ
phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng so với tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000.
3
Hoạt động đánh giá và các điều kiện hoạt động của tổ chức chứng nhận thực
hiện việc đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của cơ quan hành chính được quy
định tại Điều 7 của Quyết định này;
b) Sau khi hoàn thành việc đánh giá, tổ chức chứng nhận cần gửi hồ sơ đánh giá
về Cơ quan cấp giấy chứng nhận (quy định tại Điều 8 của Quyết định này) để được
xem xét và cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.
Bước 4. Duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
Việc duy trì và cải tiến hệ thống chất lượng là hoạt động thường xuyên của cơ
quan hành chính sau khi đã xây dựng, thực hiện và được cấp giấy chứng nhận về hệ
thống quản lý chất lượng. Hoạt động này nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất
lượng luôn được soát xét, bổ sung, sửa đổi và cải tiến phù hợp với tiến trình cải
cách hành chính.
Điều 6. Hoạt động tư vấn, điều kiện hoạt động của tổ chức tư vấn, chuyên gia
tư vấn.
1. Hoạt động tư vấn là hoạt động hướng dẫn, trợ giúp của tổ chức tư vấn hoặc
chuyên gia tư vấn độc lập đối với các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây
dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng.
2. Điều kiện hoạt động và yêu cầu đối với tổ chức tư vấn
Tổ chức tư vấn được thực hiện tư vấn khi có đủ các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ hoặc tổ chức khác có năng
lực và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn xây dựng hệ thống quản lý
chất lượng, được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000;
c) Có ít nhất 02 chuyên gia tư vấn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 của
Điều này;
d) Đã đăng ký tham gia hoạt động tư vấn với Bộ Khoa học và Công nghệ và
được cấp giấy xác nhận.
3. Điều kiện hoạt động và yêu cầu đối với chuyên gia tư vấn
Chuyên gia tư vấn được thực hiện hoạt động tư vấn độc lập khi có đủ các điều
kiện sau:
a) Đã tốt nghiệp đại học;
b) Đã được đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng;
4
c) Đã được đào tạo và cấp chứng chỉ về quản lý hành chính nhà nước;
d) Có tư cách đạo đức tốt; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
đ) Đã đăng ký tham gia hoạt động tư vấn với Bộ Khoa học và Công nghệ và
được cấp giấy xác nhận.
Điều 7. Hoạt động đánh giá, cấp giấy chứng nhận, duy trì và giám sát hệ thống
quản lý chất lượng
1. Hoạt động đánh giá
Hoạt động đánh giá hệ thống quản lý chất lượng trong cơ quan hành chính nhà
nước do tổ chức chứng nhận thực hiện, nhằm xem xét, phân tích một cách có hệ
thống, khách quan để xác định mức độ phù hợp của hệ thống đang thực hiện với các
yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000.
2. Hoạt động chứng nhận, duy trì hệ thống quản lý chất lượng và giám sát sau
chứng nhận
a) Việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ
quan hành chính nhà nước do Cơ quan cấp giấy chứng nhận (quy định tại Điều 8
của Quyết định này) thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả đánh giá, hoặc kết quả
giám sát sau chứng nhận của tổ chức chứng nhận.
Khi được yêu cầu, tổ chức chứng nhận cần tiến hành đánh giá hệ thống quản
lý chất lượng tại cơ quan hành chính nhà nước trong thời hạn không quá 01 tháng.
Kết thúc hoạt động đánh giá, tổ chức chứng nhận phải gửi báo cáo kết quả đánh giá
cùng hồ sơ tài liệu liên quan về Cơ quan cấp giấy chứng nhận để được xem xét. Cơ
quan hành chính nhà nước sẽ được cấp giấy chứng nhận nếu đạt yêu cầu;
b) Sau khi được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, cơ quan
hành chính nhà nước có trách nhiệm thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý
chất lượng và chịu sự đánh giá giám sát định kỳ hàng năm;
c) Tổ chức chứng nhận thực hiện việc đánh giá giám sát sau chứng nhận và
gửi báo cáo giám sát về Cơ quan cấp giấy chứng nhận.
3. Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận
Tổ chức chứng nhận là tổ chức độc lập có đủ năng lực tiến hành đánh giá và
xác nhận hệ thống quản lý chất lượng của một cơ quan hành chính nhà nước phù
hợp với các yêu cầu theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000.
Tổ chức chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân;
5
b) Hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, được
thành lập theo quy định của pháp luật;
c) Có chứng chỉ công nhận phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5956:1995 hoặc
tương đương được cấp bởi tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức
công nhận là thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế IAF (International
Accreditation Forum);
d) Có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá có trình độ đại học trở lên, đã được đào
tạo và có chứng chỉ về đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, đã được đào tạo và có
chứng chỉ đào tạo về quản lý hành chính, có tư cách đạo đức tốt, có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ;
đ) Đã đăng ký tham gia chứng nhận tại Bộ Khoa học và Công nghệ và được
cấp giấy xác nhận.
Điều 8. Thẩm quyền cấp và thu hồi giấy chứng nhận
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
cấp, thu hồi giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn
TCVN ISO 9001:2000 trên cơ sở xem xét, thẩm định kết quả đánh giá hoặc kết quả
giám sát sau chứng nhận của tổ chức chứng nhận.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Kinh phí thực hiện
Các cơ quan hành chính nhà nước lập dự toán kinh phí cho hoạt động này.
Kinh phí thực hiện các hoạt động này được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm
của các Bộ, ngành, địa phương.
Điều 10. Nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Trong quý III năm 2006, xác định và lập danh sách các cơ quan và đơn vị
trực thuộc để xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng giai
đoạn 2006 - 2010.
Tổ chức việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ
quan, đơn vị trực thuộc, ưu tiên thực hiện trước đối với các cơ quan, đơn vị có hoạt
động liên quan trực tiếp đến nhiều tổ chức, cá nhân, từ đó rút kinh nghiệm mở rộng
đến các đơn vị khác; khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích
trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật về thi
đua, khen thưởng.
6
2. Định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình và kết quả
triển khai thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
Điều 11. Nhiệm vụ của Bộ Tài chính:
Chủ trì và phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, hướng dẫn cụ thể
về chế độ chi tiêu tài chính trong việc triển khai xây dựng, thực hiện, đánh giá, cấp giấy
chứng nhận, duy trì và giám sát hệ thống quản lý chất lượng.
Điều 12. Nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ:
1. Biên soạn và phổ biến các tài liệu hướng dẫn cụ thể về xây dựng và thực
hiện hệ thống quản lý chất lượng; tổ chức đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn và
chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý chất lượng.
2. Đôn đốc, hướng dẫn việc xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống quản lý
chất lượng ở các Bộ, ngành và địa phương; định kỳ 6 tháng, 01 năm tổng hợp báo
cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình xây dựng, thực hiện hệ thống quản lý chất
lượng của các cơ quan hành chính nhà nước kèm theo đề nghị khen thưởng các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động này theo quy định của
pháp luật về thi đua, khen thưởng; đề xuất kiến nghị những chủ trương, biện pháp
cần thiết để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Quy định rõ thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất
lượng, thủ tục cấp giấy đăng ký hoạt động cho các tổ chức tư vấn, chuyên gia tư
vấn, tổ chức chứng nhận.
Tổ chức việc cấp đăng ký, theo dõi, giám sát hoạt động của các tổ chức tư vấn,
chuyên gia tư vấn, tổ chức chứng nhận và công bố danh sách đã được cấp đăng ký
để các cơ quan hành chính nhà nước lựa chọn.
4. Chủ trì và phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ thành lập Hội
đồng liên bộ để định kỳ xem xét, đánh giá việc thực hiện hệ thống quản lý chất
lượng tại các cơ quan hành chính nhà nước.
Điều 13. Nhiệm vụ của Bộ Văn hoá - Thông tin:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan tổ
chức công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về
việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
Điều 14. Nhiệm vụ của Bộ Nội vụ:
1. Xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ quản
lý hành chính cho các chuyên gia tư vấn, chuyên gia đánh giá theo quy định tại
Quyết định này.
7
2. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính huy động nguồn lực
quốc tế để thực hiện Quyết định này.
Điều 15. Nhiệm vụ của Văn phòng Chính phủ:
Giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo.
Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi Quyết định này có hiệu lực, các cơ quan
hành chính nhà nước đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng phải thực hiện
việc chuyển đổi chứng chỉ theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 17. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội; Phan Văn Khải đã ký
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CCHC (5b). A.
Số phiếu: …………………
(Quý vị không điền vào đây)
Trang 1/4
PHIẾU KHẢO SÁT
KINH NGHIỆM ÁP DỤNG ISO 9001:2000
TRONG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
TỈNH TIỀN GIANG
Ngày .............. tháng……… năm 2007
Tên cơ quan: ....................................................................... Tên phòng: ..................................................................
Họ tên người điền phiếu (không bắt buộc phải ghi):.................................................................................................
Giới tính: Nam Nữ Tuổi:...............
Cấp quản lý : Lãnh đạo/ĐDLĐ Trưởng/Phó phòng Chuyên viên
1. Theo quý vị, trưóc khi áp dụng và sau khi áp dụng ISO, cơ quan quý vị có những chuyển biến, thay đổi tích
cực hoặc cải tiến gì không? Vui lòng đánh dấu vào một ô thích hợp:
Chuyển biến rất rõ rệt, tích cực và triệt để Có những chuyển biến nhất định, nhưng chưa rõ nét
Không gì thay đổi Chưa thấy được những ưu điểm cụ thể, rõ ràng
Rườm rà, phức tạp hơn, hao tốn giấy mực hơn
Các ý kiến khác: ........................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
2. Sau khi được chứng nhận, ISO đã thực sự hòa nhập vào trong công việc thường nhật của các cấp quản lý
trong bộ máy điều hành của cơ quan? Vui lòng đánh dấu vào một ô thích hợp:
Đã trở thành một “nếp” suy nghĩ và hành động theo tinh thần ISO, tuân thủ quy trình thủ tục
Vẫn còn mới lạ đối với các cấp
Chỉ một nhóm ít người hiểu biết về ISO trong cơ quan
Công việc thường nhật và ISO tách rời, không hòa nhập vào nhau chưa thể kết luận gì
Các ý kiến khác: .......................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
3. Anh/Chị cho ý kiến về mức hài lòng của người dân sau khi đã trểin khai ISO đối với các nội dung dưới đây
bằng cách cho điểm:
Rất hài lòng Không hài lòng
STT NỘI DUNG * Chỉ khoanh tròn một trong 5
mức điểm dưới đây
1 Thái độ phục vụ của cán bộ công chức 5 4 3 2 1
2 Trả hồ sơ đúng hẹn theo biên nhận 5 4 3 2 1
3 Môi trường tiếp xúc với người dân 5 4 3 2 1
4 Cách giải quyết phàn nàn, khiếu nại 5 4 3 2 1
5 Điều kiện cơ sở vật chất 5 4 3 2 1
6 Các chỉ dẫn, biểu mẫu rõ ràng, cụ thể, đầy đủ, thuận
tiện, dễ hiểu
5 4 3 2 1
7 Yêu cầu bổ túc hồ sơ rõ ràng, cụ thể, hợp lý, đúng quy
định
5 4 3 2 1
8 Minh bạch và công khai hóa: quy trình thủ tục, lệ phí,
thời gian, hồ sơ đầu vào
5 4 3 2 1
9 Ứng dụng công nghệ thông tin 5 4 3 2 1
10 Khác 5 4 3 2 1
4. Những lợi ích của việc áp dụng ISO là gì? Vui lòng đánh giá các hạng mục thích hợp bằng cách cho điểm
(Có thể chọn ít hơn hoặc nhiều hơn các nội dung được thiết kế sẵn) dưới đây:
Chú thích : 5 điểm: Rất đồng ý, rất quan trọng, mang tính quyết định
4 điểm: Đồng ý, quan trọng 3 điểm: mức độ vừa phải
2 điểm: Không đồng ý 1 điểm: hoàn toàn không đồng ý
Số phiếu: …………………
(Quý vị không điền vào đây)
Trang 2/4
STT NỘI DUNG * Chỉ khoanh tròn một trong 5
mức điểm dưới đây
1. Trách nhiệm cán bộ rõ ràng hơn 5 4 3 2 1
2. Tài / dữ liệu, hồ sơ được quản lý tốt hơn 5 4 3 2 1
3. Công tác tập huấn, đào tạo cán bộ tốt hơn 5 4 3 2 1
4. Các văn bản quy phạm pháp luật được tuân thủ triệt để hơn 5 4 3 2 1
5. Khách hàng (người dân) hài lòng hơn 5 4 3 2 1
6. Cơ quan chủ quản (cấp trên) hài lòng hơn 5 4 3 2 1
7. Giúp Lãnh đạo quản lý, điều hành cơ quan tốt hơn 5 4 3 2 1
8. Giúp xác định năng lực của từng vị trí chức danh 5 4 3 2 1
9. Quy trình thủ tục rõ ràng; được kiểm soát chặt chẽ, đúng hẹn 5 4 3 2 1
10. Bộ máy hành chính được tổ chức, quản lý khoa học 5 4 3 2 1
11. Hoạt động tác nghiệp, nghiệp vụ có hiệu lực và hiệu quả hơn 5 4 3 2 1
12. Nhận thức về trách nhiệm công việc của CBCC/VC tốt hơn 5 4 3 2 1
13. Khác (ghi thêm): 5 4 3 2 1
14. Khác (ghi thêm): 5 4 3 2 1
5. Những yếu tố gì quyết định sự thành công trong việc áp dụng ISO? Vui lòng đánh giá các hạng mục thích
hợp bằng cách cho điểm (Có thể chọn ít hơn hoặc nhiều hơn các nội dung thiết kế sẵn) dưới đây:
STT NỘI DUNG * Chỉ khoanh tròn một trong 5
mức điểm dưới đây
1. Sự sẵn có về cơ sở hạ tầng tốt 5 4 3 2 1
2. Sự sẵn có về nguồn kinh phí, ngân sách có thể tự chủ động được 5 4 3 2 1
3. Sự tư vấn, đào tạo của đơn vị (Công ty) bên ngoài 5 4 3 2 1
4. Sự quan tâm của cơ quan chủ quản (cấp trên) 5 4 3 2 1
5. Sự tài trợ của cơ quan bên ngoài như Ban chỉ đạo cải cách HC
Tỉnh, Tổng cục TC ĐL CL.
5 4 3 2 1
6. Sự sẵn có về nguồn nhân lực có trình độ, có năng lực 5 4 3 2 1
7. Sự quan tâm, cam kết và quyết tâm của Ban lãnh đạo cơ quan 5 4 3 2 1
8. Sự tham gia, hợp tác của mọi người trong cơ quan 5 4 3 2 1
9. Sự sẵn có và rõ ràng về các văn bản quy phạm pháp luật 5 4 3 2 1
10. Sự thúc bách từ phía người dân (khách hàng), xã hội nói chung 5 4 3 2 1
11. Khác (ghi thêm): 5 4 3 2 1
12. Khác (ghi thêm): 5 4 3 2 1
6. Trong quá trình áp dụng HTQLCL theo ISO, quý vị gặp phải những khó khăn gì? Vui lòng đánh giá các
hạng mục thích hợp bằng cách cho điểm (Có thể chọn ít hơn hoặc nhiều hơn các nội dung được thiết kế sẵn)
dưới đây:
STT NỘI DUNG * Chỉ khoanh tròn một trong 5
mức điểm dưới đây
1. Các văn bản quy phạm pháp luật thay đổi liên tục, bị chồng
chéo, thiếu hướng dẫn cụ thể, kịp thời, ….
5 4 3 2 1
2. Bộ máy quản lý trì trệ, tác phong công việc quan liêu, sức ì cao 5 4 3 2 1
3. Thiếu thốn cơ sở hạ tầng 5 4 3 2 1
4. Yêu cầu về quản lý tài liệu/ hồ sơ quá ngặt nghèo 5 4 3 2 1
5. Ban lãnh đạo của cơ quan không ủng hộ, cam kết, thiếu tham gia 5 4 3 2 1
6. Cơ quan chủ quản cấp trên không tạo điều kiện, ủng hộ, hỗ
trợ,…
5 4 3 2 1
Số phiếu: …………………
(Quý vị không điền vào đây)
Trang 3/4
7. Lãnh đạo cao nhất của cơ quan được điều chuyển, thay thế,… 5 4 3 2 1
8. Thiếu biên chế và/ hoặc nguồn nhân lực để thực hiện ISO 5 4 3 2 1
9. Thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban trong cơ quan 5 4 3 2 1
10. Trình độ, năng lực của CBCC/VC không đáp ứng 5 4 3 2 1
11. Nhận thức và tư tưởng của CBCC/VC chưa được quán triệt đầy
đủ
5 4 3 2 1
12. Thiếu sự tham gia của mọi người, các cấp trong cơ quan 5 4 3 2 1
13. Thiếu các quy trình, thủ tục, hướng dẫn, mẫu, biểu, bảng,… 5 4 3 2 1
14. Khách hàng (người dân) đòi hỏi quá nhiều, quá cao, quá khó,… 5 4 3 2 1
15. Tiền lương không đảm bảo, không phù hợp, không tương
xứng,…
5 4 3 2 1
16. Khác (ghi thêm): 5 4 3 2 1
17. 5 4 3 2 1
18. 5 4 3 2 1
19.
20.
* Cơ sở hạ tầng là hệ thống các phương tiện cho hoạt động tác nghiệp, thiêt bị và dịch vụ cần thiết của một
cơ quan như là phòng làm việc, kho lưu trữ, phần mềm/cứng vi tính, thiết bị văn phòng,…
7. Để duy trì lâu bền và cải tiến liên tục HTQLCL theo ISO một cách thành công và lâu dài, theo quý vị cần
có những điều kiện gì? Vui lòng đánh giá các hạng mục thích hợp bằng cách cho điểm (Có thể chọn ít hơn
hoặc nhiều hơn các nội dung được thiết kế sẵn) dưới đây:
STT NỘI DUNG * Chỉ khoanh tròn một trong 5
mức điểm dưới đây
1. Cơ sở hạ tầng tốt, phù hợp 5 4 3 2 1
2. Nguồn kinh phí tự chủ động được, tự trang trải 5 4 3 2 1
3. Đào tạo và tư vấn của Đơn vị bên ngoài 5 4 3 2 1
4. Sự quan tâm của cơ quan chủ quản cấp trên 5 4 3 2 1
5. Sự tài trợ của cơ quan bên ngoài như là Tổng cục TCĐLCL,… 5 4 3 2 1
6. Nguồn nhân lực có trình độ, có năng lực 5 4 3 2 1
7. Sự quan tâm, quyết tâm và cam kết của Ban lãnh đạo cơ quan 5 4 3 2 1
8. Sự tham gia, hợp tác của mọi người trong cơ quan 5 4 3 2 1
9. Sự sẵn có, rõ ràng về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan 5 4 3 2 1
10. Sự giám sát định kỳ của Tổ chức chứng nhận ISO 5 4 3 2 1
11. Sự góp ý của khách hàng (người dân, cá nhân, tổ chức,…) 5 4 3 2 1
12. Sự tham gia của cả một hệ thống chính trị 5 4 3 2 1
13. Sự tham gia trực tiếp, chỉ đạo của cấp ủy cơ quan 5 4 3 2 1
14. Cần được tư vấn bổ sung thêm một số công cụ quản lý khác như
5S, TQM, Kaizen....
5 4 3 2 1
15. Gia tăng tần suất đánh giá nội bộ 5 4 3 2 1
16. Nâng cao kỹ năng đánh giá nội bộ của đội ngũ đánh giá viên 5 4 3 2 1
17. Áp dụng ISO cho toàn cơ quan cũng như các Tổ chức, ban ngành
có liên quan
5 4 3 2 1
18. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ HCC 5 4 3 2 1
19. 5 4 3 2 1
20. 5 4 3 2 1
21. 5 4 3 2 1
Số phiếu: …………………
(Quý vị không điền vào đây)
Trang 4/4
8. Nhận xét chung của quý vị (nếu có) về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO:
# ...............................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
9. Quý vị có những kiến nghị gì thêm cho các cơ quan, đơn vị hành chính khác để áp dụng ISO trong tương
lai nhằm phát huy, tận dụng những mặt tốt và tránh, hạn chế những mặt chưa tốt, trù liệu trước những khó
khăn trong quá trình áp dụng ISO?
# ..............................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
10.Quý vị có những kiến nghị gì đối với Đơn vị tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả áp dụng ISO
9001:2000 vào cơ quan quản lý hành chính Tỉnh
# ...............................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
11.Quý vị có những kiến nghị gì đối với Đơn vị đánh giá cấp giấy chứng nhận nhằm nâng cao hiệu lực và
hiệu quả áp dụng ISO 9001:2000 vào cơ quan quản lý hành chính Tỉnh
# ...............................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
12.Quý vị có những kiến nghị gì đối với Ban chỉ đạo cải cách hành chính Tỉnh nhằm nâng cao hiệu lực và
hiệu quả áp dụng ISO 9001:2000 vào cơ quan quản lý hành chính Tỉnh
# ..............................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của Quý vị!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp đồng bộ nâng cao hiệu quả áp dụng ISO 9000 vào công tác cải cách hành chính nhà nước tại tỉnh Tiền Giang.pdf