Thứ bảy : Cần phải đổi mới cơ chế quản lý giáo dục. Trên thế giới từ lâu người ta đã bàn đến chính sách tự chủ giáo dục, điều này đồng nghĩa với việc trả lại quyền tự quyết cho các trường học và hiện nay hiệu quả của nó được chứng minh ở nhiều nước phát triển với những hệ thống giáo dục đào tạo tiên tiến vượt xa chúng ta hàng trăm năm. Tính tự chủ của hệ thông giáo dục là đòi hỏi tất yếu của đời sông xã hội. Tính tự chủ trong hệ thông giáo dục tốt càng làm cho nền chính trị quốc gia vững mạnh.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2609 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp giáo dục con người Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài : Giải pháp giáo dục con người Việt Nam hiện nay
Trần Đăng Khôi Lớp : 08VLH1 MSSV : 0813055
Điểm
Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Từ thập niên 90 trở về đây, xã hội loài người chúng ta đã bắt đầu và đang trải qua nền văn minh thứ ba – nền văn minh trí tuệ. Hàng loạt nhưng cuộc cách mạng công nghệ trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ thông tin như : internet, Website, các mạng xã hội thực tế ảo, những từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến đồ sộ… Sự bùng nổ cả về số lượng và chất lượng của khoa học kĩ thuật đã giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn bao giờ hết trong lịch sử loài người. Nó cũng là nhân tố quyết định giúp khai sinh ra một nền kinh tế mới, hứa hẹn một tiềm năng phát triển to lớn, và hoàn toàn đủ sức thay thế các hình thức kinh tế tồn tại trước đó – đó là nền kinh tế tri thức. Có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng thành công mô kinh tế tri thức này, đây được xem như là sự lựa chọn tối ưu trong tương lai. Nắm bắt được tầm quan trọng của mô hình kinh tế trên, đảng và nhà nước ta đã có chủ trương hướng đến xây dựng nền kinh tế tri thức. Bằng chứng chính là dự án “chính phủ điện tử” mà chúng ta đang xây dựng. Và thậm chí trong văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần IX đã viết : “ …giáo dục và đào tạo,khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu,văn hóa là mục tiêu cuối cùng của xây dựng và phát triển kinh tế vì xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người phát triển toàn diện…”
Do giáo dục có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế tri thức nên tôi chọn đề tài “ giải pháp giáo dục con người Việt Nam hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Khái niệm nền kinh tế tri thức. Quan điểm triết học Mac-Lênin. Tầm quan trọng của việc trang bị tri thức cho con người. Giải pháp giáo dục con người Việt Nam hiện nay.
Kết cấu nội dung đề tài
Chương 1 : khái niệm nền kinh tế tri thức và các đặc trưng nổi bật………………trang 3
Chương 2 : Quan điểm triết học Mác-Lênin về nền kinh tế tri thức………………trang 4
Chương 3 :Tầm quan trọng của việc trang bị tri thức cho con người…………… . trang 4
Chương 4 : Giải pháp giáo dục con người Việt Nam hiện nay……………………trang 6
Chương 1 : khái niệm về “nền kinh tế tri thức” :
“Nền kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức (KBE - Knowledge - Based Economy) là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao. OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) dịch nghĩa: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân phối và sử dụng tri thức và thông tin" (OECD 1996). Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế” (APEC 2000).” (*)
Là hình thái phát triển cao nhất hiện nay của nền kinh tế hàng hóa tư bản, trong đó công thức hoạt động cơ bản Tiền-Hàng-Tiền được thay thế bằng Tiền- Tri Thức- Tiền và vai trò quyết định của Tri thức được thể hiện qua các mặt sau đây: Hàm lượng Tri thức trong qúa trình sản xuất phải chiếm phần quyết định. Theo nhiều học giả thì hàm lượng này phải chiếm ít nhất là từ 60 đến 65% giá thành sản xuất và ít nhất là 35% giá trị sản phẩm. (Các con số này trong một số ngành công nghiệp then chốt ở Đức hiện nay trung bình là 60 và 30%, ở Hoa Kỳ là 62 và 35%). Hàng hóa trong kinh tế tri thức là Tri thức. (**)
Nền kinh tế tri thức có 5 đặc điểm nổi bật cần phải có đó là:“ Vai trò quan trọng của công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin; khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; thời gian để tiến hành công nghiệp hóa được rút ngắn; nguồn nhân lực trong xã hội nhanh chóng được tri thức hóa; cơ cấu kinh tế, hình thức tổ chức xã hội thay đổi cơ bản. Tri thức, thông tin, công nghệ luôn có vai trò thúc đẩy phát triển sản xuất và vai trò ấy tăng dần cùng với quá trình phát triển.”
(*) TS. Nguyễn Trần Quế (Viện Kinh Tế và Chính Trị Thế Giới)
(**) Nguyễn Ngọc Thành( )
Chương 2 : Quan điểm của triết học Mác – Lênin về nền kinh tế tri thức:
Kinh tế tri thức là một loại mô hình kinh tế mới, chỉ bắt đầu xuất hiện khoảng 20 năm trở lại đây, cho nên nó không có trong các tài liệu triết học chủ nghĩa Mác Lê nin trước đó. Nó ra đời trong bối cảnh nền công nghệ thông tin toàn cầu phát triển mạnh mẽ với tốc độ chưa từng có. Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức, dưới góc độ nào, thì công nghệ thông tin vẫn có vai trò rất quan trọng và là một trong những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức.Tuy nhiên đây cũng là điều có thể dự đoán trước được dưới quan điểm triết học Mác – Lênin,Mác đã từng nói rằng: “khi hàm lượng cơ bắp trong sản phẩm do con người làm ra giảm đến mức cực nhỏ thì lúc đó sẽ xuất hiện giai cấp công nhân khoa học. ” .Và điều đó đang được chứng minh trong nền Kinh tế Tri thức. Không những thế nền kinh tế tri thức trong quá trình sinh ra và tồn tại hoàn toàn tuân theo đúng những quy tắc, phạm trù cơ bản nhất mà triết học Mác – Lênin đã đưa ra.
Chương 3 : Tầm quan trọng của giáo dục và việc trang bị tri thức cho con người
Tầm quan trọng của việc trang bị tri thức cho con người.
Tri thức xuất hiện từ khi lịch sử loài người bắt đầu, có rất nhiều khái niệm về tri thức. Nhưng có thể hiểu như sau : “ Tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ năng để ứng dụng nó (sự hiểu biết sáng tạo) vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển kinh tế-xã hội ”
Qua quá trình phát triển lâu dài con người đã tích lũy được một khối lượng tri thức thức khổng lồ về thế giới tự nhiên, và kho tri thức này không ngừng được phát triển, mở rộng. Kinh tế thế giới đang bước vào một thời đại mới, một trình độ mới với nhân tố quan trọng nhất đó là việc chiếm hữu, phân phối trí lực và việc sáng tạo, sử dụng nguồn tri thức đó như là tư liệu san xuất chính yếu, then chốt bên cạnh các yếu tố khác như nguồn lao động và nguồn tài nguyên.
Do vậy để có thể tiến lên nền kinh tế tri thức hoàn chỉnh con người cần phải nắm bắt, sử dụng có hiệu quả nền tri thức hiện tại và không ngừng tìm tòi, phát triển để đưa tri thức loài người lên một tầm cao mới phục vụ cho hoạt động sản xuất. Có vận hành, có duy tu và phát triển thì chúng ta mới có được nền kinh tế vững chắc trong tương lai.
Chức năng và trò của giáo dục đối với con người.
Vai trò của tri thức đối giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa – giáo dục của một quốc gia. Nó giúp con người có được khả năng tiếp cận, Lĩnh hội nhờ đó kiến thức, ý thức con người được nâng cao,và dẫn đến nền văn hóa ngảy càng lành mạnh. Từ nền tảng đó xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh, phồn vinh. Nền giáo dục có tốt thì mới góp phần tạo dựng, bảo vệ được một hệ giá trị nhân bản, phù hợp với đặc trưng tốt đẹp của dân tộc và vì vậy đủ sức mạnh làm nền tảng cho xã hội phát triển, hưng thịnh; ngược lại, với nền giáo dục kém và hệ quả đi kèm với nó, hệ giá trị yếu thì dân tộc đó khó có sức bật đi lên.
Giáo dục còn là một công cụ đắc lực trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. khi thế giới ngày càng trở nên “phẳng” và mọi thứ đều giống nhau, một dân tộc muốn “nhận diện” được so với các dân tộc khác chỉ có thể dựa vào bản sắc dân tộc và nếu bản sắc dân tộc không còn thì điều đó đồng nghĩa với thảm họa dân tộc ấy sẽ bị xóa sổ, hòa tan.
Mặt khác, ngoài chức năng bao trùm trên, giáo dục còn mang một nhiệm vụ không kém phần quan trọng, đó là đảm bảo sự tồn tại và phát triển hay cụ thể hơn là hiện thực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Bởi, để đạt được điều đó thì họ phải có cơ hội, ai cũng như ai, tiếp thu những giá trị, tri thức và kỹ năng mà nền giáo dục đã đưa lại cho họ.
Ta có thể nhận thấy đặc điểm chung của các nước có nền kinh tế tri thức đang trong giai đoạn phát triển cao đó là tất cả bọn họ đều đang sở hữu những nền công nghiệp, dịch vụ phát triển rực rỡ. Hơn thế nữa nền giáo dục của họ có lịch sử phát triển hàng trăm năm, với những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến, việc dạy và học phát triển không ngừng qua từng thời kì, và luôn được đặt lên hàng đầu như là kim chỉ nam cho sự phát triển. Nhận biết được tầm quan trọng của mô hình nền kinh tế tri thức sẽ là một lối đi đúng đắn trong tương lai nên đảng và nhà nước ta không ngừng đưa ra những hoạch định, chính sách khuyến khích phát triển đất nước theo mô hình trên. Đặc biệt phải khắc phục được thiệt thòi về thời gian, nhân lực và nguồn lực đã mất trong thời kì chiến tranh, và một thời gian dài trì trệ. Nắm bắt được tất cả những điều trên đảng và nhà nước đã coi “giáo dục và đào tạo là quốc sách hang đầu”, “học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân”. Và việc không ngừng cải cách giáo dục trong những năm gần đây là minh chứng cho chính sách đó của nhà nước.
Chương 4 : Giải pháp giáo dục con người Việt Nam hiện nay
4.1. Thực trạng giáo dục nước ta hiện nay.
Mặc dù đã có nhiều chính sách khuyến khích, đầu tư nhưng nền giáo dục tại Việt Nam sau nhiều năm vẫn bị xem là ở trình độ thấp và không tương xứng với tiềm lực của người dân. Qua bảng số liệu sau ta có thể thấy rõ điều này:
Bảng xu thế thay đổi kỳ vọng đời sống học đường ở Việt Nam và một số nước trong khu vực giai đoạn 1990 - 2004 (Nguồn: EFA Global Monitoring Report 2005; Global Education Digest 2006)
Đây là một chỉ tiêu giáo dục đang được sử dụng phổ biến là kỳ vọng đời sống học đường, tức là số năm học trung bình mà một đứa từ 5 tuổi hy vọng được ngồi trên ghế nhà trường trước khi bước vào cuộc sống lao động. Bảng dưới đây mô tả sự thay đổi về kỳ vọng đời sống học đường ở Việt Nam từ 1990 đến 2004, trong tương quan với một số nước trong khu vực, có đối chiếu với giá trị trung bình của các nước phát triển, các nước chuyển đổi và các nước đang phát triển. Như vậy, trong vòng 14 năm kỳ vọng đời sống học đường ở Việt Nam đã tăng thêm 3 năm, một bước chuyển lớn nhất xét trong tương quan so sánh. Tuy nhiên, xu thế chuyển dịch tích cực này chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu 1990-1998, và có biểu hiện chậm lại trong giai đoạn sau 1998-2004. Việc tăng kỳ vọng đời sống học đường của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2004 chủ yếu là kết quả của việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học trong giai đoạn này. Sự tăng chậm lại vào những năm cuối phản ánh trạng thái đáng lo ngại về phát triển giáo dục của Việt Nam so với các nước trong khu vực.
4.2. Giải pháp cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
4.2.1. Những cuộc cải cách giáo dục trước đây :
Cuộc CCGD năm 1950: Nhằm xây dựng một nền GD của chế độ mới, với nội dung yêu nước, cách mạng. Hệ thống GD từ 12 năm (chế độ thuộc địa) chuyển sang hệ 9 năm.
Cuộc CCGD năm 1956: Sau sáu năm thực hiện, nhận thấy những non nớt và yếu kém của cuộc CCGD này, đất nước ta lại phải tiến hành cuộc CCGD mới. Hệ thống GD chuyển từ hệ 9 năm sang 10 năm. Ở cuộc CCGD này, chương trình, SGK chủ yếu là sao chép lại của các nước xã hội chủ nghĩa, sớm bộc lộ sự quá tải. Đến mức, năm 1960, chúng ta đã manh nha chủ trương phải chuẩn bị cho một cuộc CCGD khác. Chuẩn bị cho sứ mệnh này, năm 1961,Viện Khoa học GD ra đời, phác thảo và xây dựng đề án CCGD. Năm 1972, đề án hoàn thành. Nhưng đây cũng là năm đất nước đầy biến động và thăng trầm bởi chiến tranh. Năm 1975, một bước ngoặt lớn, đất nước thống nhất. Giai đoạn lịch sử mới buộc nhà nước ta xem xét, thấy cần phải bổ sung, hoàn thiện đề án phù hợp với thời cuộc mới.Tinh thần chỉ đạo cuộc CCGD sẽ triển khai là không được thua kém các nước về tri thức. Quan điểm đó chi phối, xuyên suốt trong toàn bộ việc xây dựng CT, SGK. Tư duy nhồi nhét kiến thức cho học sinh càng nhiều càng tốt để không “thua chị kém em” một lần nữa lặp lại ở ngay cuộc CCGD mới, tiến hành 1980.
Cuộc CCGD năm 1980: Hệ thống GD lại chuyển từ 10 năm sang 12 năm (bỏ lớp vỡ lòng), kéo theo sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa và cải tiến chữ viết. Do dư luận xã hội phản ứng mạnh, ngành GD và ĐT dần dà quay lại chữ viết cũ như hiện nay. Do tinh thần chỉ đạo “không thua chị kém em”, thực tiễn CT, SGK của cuộc CCGD năm 1980 này lại bị chính các nhà trường kêu quá tải. Với ý nghĩa nội dung bao giờ cũng quyết định phương pháp, nếu SÁCH GIÁO KHOA bị quá tải thì không có một phương pháp nào ngoài phương pháp truyền thụ một chiều cho kịp với nội dung CT, SGK. Chính vì thế, mặc dù chỉ còn một năm nữa là triển khai công cuộc đổi mới GDPT, và bộn bề công việc, ngành GD và ĐT vẫn buộc phải thực hiện giảm tải CT, SGK.
Công cuộc đổi mới GDPT năm 2000: Thay vì cần có một cuộc CCGD triệt để, tích cực, ngành GD và ĐT lại triển khai những giải pháp mang tính chắp vá, đơn lẻ với hai nội dung cơ bản. Đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Ở năm mở đầu này, đổi mới tư duy trong xây dựng CT, SGK chưa được xã hội cảm nhận rõ thì chính trong ngành lại có sự tranh luận quyết liệt về thứ tự chữ e hay chữ a, chữ viết thường hay chữ viết hoa?..vv.., gây phản cảm và hoài nghi của xã hội, từ bộ sách tiểu học. Đổi mới phương pháp. Do nhiều nguyên nhân, cả cơ chế quản lý, cung ứng thiết bị GD, sự hiểu biết hời hợt, ấu trĩ về đổi mới phương pháp, và sức ì thâm căn cố đế của người thầy; quan trọng hơn, ngành vẫn thiếu hàng loạt các giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ, đó là đổi mới về đánh giá, thi cứ, kiểm tra… Rốt cục đến thời điểm này, “hàng nghìn tỷ đồng của nhân dân ném ra gió”, nhưng thầy trò các nhà trường vẫn tiếp tục dạy chay- học chay, tiếp tục truyền thụ kiến thức một chiều là chủ yếu. Đổi mới phương pháp, mục tiêu lớn nhất của công cuộc này đã không thành hiện thực. (*)
Có thể thấy rằng chúng ta đang lúng túng, cải cách lòng vòng mà không đi đến đâu, tất cả đều không triệt để, không có sự liên kết chặt chẽ giữa các cấp, bậc học. Vậy Mục tiêu của CCGD mới là gì; Ta cần xem xét kỹ lưỡng về quan điểm “giáo dục toàn diện” trong các cuộc CCGD trước đây, đã phản ánh khá nặng sự duy ý chí, đòi hỏi sản phẩm giáo dục (đầu ra) phải đầy đủ tri thức, toàn diện tất cả các mặt, nhưng điều kiện giáo dục lại quá yếu kém. Đây cũng chính là nguyên nhân, cùng với nhiều yếu tố khác, khiến chương trình, sách giáo khoa trải qua các cuộc CCGD, đều luôn quá tải, quá sức học sinh, kéo theo hệ luỵ của rất nhiều vấn đề mà giáo dục phải giải quyết, nhưng luôn trong trạng thái luẩn quẩn. Dẫn đến kết cục "dạy chữ" thì hời hợt, "dạy người" không đến nơi, đến chốn. CCGD mới phải xây dựng nhẹ nhàng hơn, bảo đảm tiêu chí khái niệm phổ thông nhưng tính chất dạy người phải thấm đậm, sâu sắc hơn, theo hướng chú trọng phát triển nhân cách, năng lực sáng tạo mỗi cá nhân, phát triển nguồn lực con người cho xã hội.
4.2.2. Định hình cuộc cải cách giáo dục trong tương lai :
Trong tình hình hiện tại tiếp tục công việc CCGD là điều rất cần thiết. Tuy nhiên lần này việc CCGD chỉ cần xoáy mạnh vào bảy mục tiêu quan trọng hàng đầu sau :
Thứ nhất : Là một trong những nội dung quan trọng nhất của xã hội hóa giáo dục là trong sạch hóa hệ thông giáo dục. Phải khẳng định rằng, trong sạch hóa hệ thống giáo dục phải được tiến hành ngay từ bây giờ vì một tương lai trong sạch và phải bắt đầu từ người thầy. Kết quả ngành giáo dục của chúng ta chỉ tạo ra những tấm bằng chứ không phải là tạo ra con người . Hình ảnh và uy tín của thầy giáo, của các giáo sư, tiến sỹ bị bôi đen trong con mắt xã hội do việc phong học hàm, học vị không đặt lên hàng đầu tiêu chuẩn chất lượng. Nhà nước là người định hướng xã hội chứ không phải là người thẩm đình tri thức và đạo đức nghề nghiệp của các nhà giáo. Do đó, cần phải chấm dứt tình trạng nhà nước độc quyền phong học hàm học vi cho các
(*) Kim Dung (
nhà giáo, nói cách khác là không nên hành chính hóa việc phong học hàm, học vị, việc cần làm
là Nhà nước xây đựng lại thang bảng về tiêu chuẩn chức danh khoa học. Khi đó, giá trị của các chức danh người thầy sẽ do xã hội quyết định, học hàm học vị phải tạo ra giá trị được xã hội thừa nhận chung. Chúng ta dã trải qua một khoảng thời gian dài dưới chế độ bao cấp, và mất một khoảng thời gian dài hơn thế nhiều để xoá bỏ những di chứng của nó.
Thứ hai : Hệ thống giáo dục phải là hệ thống mở, bảo đảm nguyên tắc phân hóa mềm dẻo, phân luồng (sau tốt nghiệp THCS, THPT) và liên thông (dạy nghề, TCCN, CĐ, ĐH) nhưng lại bảo đảm tính thống nhất, nhất quán. Thực chất nhà nước cần cơ cấu lại hệ thống GD quốc dân hiện nay, sao cho phù hợp, hạn chế tình trạng chia rẽ ngay trong kết cấu giáo dục và đào tạo.
Thứ ba : Chương trình giáo dục Phải hướng tới mục tiêu phát triển nhân cách, năng lực vận dụng và sáng tạo của cá nhân người học, không phải là truyền thụ kiến thức một chiều. Đây là điểm khác biệt căn bản chi phối và xuyên suốt quá trình xây dựng chương trình, sách giáo khoa. Chương trình do vậy phải vừa tinh giản những kiến thức ôm đồm không cần thiết (căn cứ vào mục tiêu giáo dục mới), vừa cập nhật những kiến thức hiện đại, mở rộng thế giới quan cho học sinh. Một chương trình có nhiều bộ sách giáo khoa, bảo đảm yêu cầu phù hợp đặc điểm từng vùng, miền, bám sát từng loại đối tượng học sinh đô thị, nông thôn, thành phố.
Thứ tư : Phương thức và phương pháp dạy học, chuyển việc dạy và học theo hướng từ truyền thụ một chiều sang tổ chức cho trò làm việc, thầy hướng dẫn theo ý nghĩa, giáo dục là quá trình hình thành năng lực vận dụng và sáng tạo cá nhân. Việc học gắn với phương thức mở, học không chỉ trên lớp mà còn có thể gắn với các địa bàn tham quan, thực nghiệm…Học sinh tiểu học, THCS phải được ưu tiên và tạo điều kiện học hai buổi/ ngày. Ứng dụng rộng rãi giáo án điện tử(e-learning), nhất là trong tương lai, 100% số trường học sẽ đươc nối mạng CNTT.
Thứ năm : Với chương trình, sách giáo khoa, cách tổ chức dạy học mới thì việc kiểm tra, thi cử, đánh giá cũng phải đổi mới đồng bộ, không chỉ là kiểm tra kiến thức ghi nhớ, mà là kiểm tra và đánh giá năng lực hiểu và vận dụng của học sinh (các đề thi tốt nghiệp gần đây đã có xu hướng đi theo cung cách này). Bên cạnh đó, cần sớm có hệ thống kiểm định chất lượng, đánh giá chất lượng giáo dục tồn tại độc lập, khách quan với ngành giáo dục, có xếp hạng, công bố công khai trong xã hội. Để từ kết quả đánh giá, các trường có sự điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện phương thức tổ chức và phương pháp dạy học.
Thứ sáu : Nguồn lực tài chính đầu tư vào giáo dục là điều kiện cực kỳ quan trọng cho sự triển khai và thực hiện. Cuộc CCGD năm 1980 tiến hành một cách duy ý chí. Đổi mới GDPT 2000 tiến hành bằng các dự án vốn vay của quốc tế. Vậy cuộc CCGD mới này, nguồn tài chính phải được tính toán rõ: Trung ương, địa phương, đóng góp của xã hội… Tất cả việc dự toán, phân bổ và kết quả thực hiện ở các cấp phải rõ ràng, gắn với công tác thanh tra, kiểm tra minh bạch. Nguồn nhân lực cho CCGD cũng là điều rất quan trọng. CCGD mới chắc chắn phải có một “nhạc trưởng” chỉ huy, không nên chịu trách nhiệm tập thể chung chung. Ngành giáo dục cần tính toán một cách khôn ngoan, tận dụng một lực lượng trí thức trẻ, tinh hoa, tư duy trẻ và khoa học được đaò tạo từ nước ngoài, kết hợp với lực lượng trí thức đầy trải nghiệm ở trong nước.
Thứ bảy : Cần phải đổi mới cơ chế quản lý giáo dục. Trên thế giới từ lâu người ta đã bàn đến chính sách tự chủ giáo dục, điều này đồng nghĩa với việc trả lại quyền tự quyết cho các trường học và hiện nay hiệu quả của nó được chứng minh ở nhiều nước phát triển với những hệ thống giáo dục đào tạo tiên tiến vượt xa chúng ta hàng trăm năm. Tính tự chủ của hệ thông giáo dục là đòi hỏi tất yếu của đời sông xã hội. Tính tự chủ trong hệ thông giáo dục tốt càng làm cho nền chính trị quốc gia vững mạnh. Mục đích của chính sách tự chủ giáo dục là làm cho chính trị không gây ảnh hưởng đến mức bóp méo tính tự nhiên xã hội của đời sống giáo dục. Giáo dục là một quá trình ổn định và độc lập, do đó, không được gắn giáo dục với các hệ thống hành chính.Đặc biêt, đổi mới cơ chế quản lý biên chế giáo viên cứng nhắc hiện nay bằng cơ chế hợp đồng mềm dẻo, vừa có khả năng sàng lọc, vừa tạo động lực kích thích giáo viên làm việc và hưởng thụ, thu nhập tương xứng với năng lực, phẩm cách. Sinh viên trong các trường sư phạm phải được đào tạo theo hướng nhanh chóng cập nhật với thực tiễn xã hội.
KẾT LUẬN :
Vai trò của tri thức đối giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa – giáo dục của một quốc gia. Nền giáo dục có tốt thì mới góp phần tạo dựng, bảo vệ được một hệ giá trị nhân bản, phù hợp với đặc trưng tốt đẹp của dân tộc và vì vậy đủ sức mạnh làm nền tảng cho xã hội phát triển, hưng thịnh.
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
&
Tiểu luận triết học niên học 2009 – 2010
Đề tài : giải phái giáo dục cho con người Việt Nam
Sinh viên : Trần Đăng Khôi
MSSV : 0813055
02 – 06 - 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề Tài- Giải pháp giáo dục con người Việt Nam hiện nay.docx