Đề tài -Giải pháp giúp doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam trong việc ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để nâng cao hiệu quả e-marketing – Vận dụng với bizspace.vn

Thẻ Description: Nội dung miêu tả hiện tại của bizSPACE.vn là "Sách kinh doanh, sách kinh tế, Sách, sách trực tuyến, sách hay, mua sách online, sách miễn phí, sách điện tử, mua sách, bán sách, sahara, fahasa, minh khai, phương nam, nguyễn văn cừ, sách tuổi teen, mua sách trực tuyến, mua sách online". Các nội dung này sẽ hiển thị bên dưới tiêu đề của kết quả tìm kiếm.

pdf88 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4433 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài -Giải pháp giúp doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam trong việc ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để nâng cao hiệu quả e-marketing – Vận dụng với bizspace.vn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
marketing năm 2011 là 86%, cao hơn so với tỷ lệ ứng dụng quảng cáo tìm kiếm (paid search) và marketing trên mạng xã hội (social media marketing). Hình 3.1: Tỷ lệ ứng dụng SEO, quảng cáo tìm kiếm và marketing trên mạng xã hội của doanh nghiệp trên toàn thế giới Nguồn: The State of Search Marketing Report 2011, Econsultancy - Trong số các doanh nghiệp đã ứng dụng SEO, 52% đầu tư cho SEO với kinh phí trên 25,000$/ 1 năm. 86% 79% 74% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% SEO PPC Social media marketing 54 Hình 3.2: Tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư đầu tư cho SEO theo các mức chi phí trong năm 2011. Nguồn: The State of Search Marketing Report 2011, Econsultancy 3.2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG SEO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM Trong quá trình điều tra, nhóm nghiên cứu không tìm thấy một báo cáo, thống kê nào về thực trạng ứng dụng SEO trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Do đó, bằng cách thu thập thông tin trên Internet và sử dụng các phương pháp đặc biệt, nhóm nghiên cứu xin đưa ra những kết luận mang tính định tính về tình hình ứng dụng SEO tại Việt Nam như sau: 3.2.1. Mức độ quan tâm của các doanh nghiệp đối với SEO và sức hút của nghề SEO Thống kê từ Google Keyword Tool cho ta những số liệu sau: Bảng 3.1: Số lượt tìm kiếm các từ khóa liên quan đến SEO trung bình háng tháng tại Việt Nam Từ khóa Số lượt tim kiếm trung bình hàng tháng tại Việt Nam 9% 39% 25% 26% 0% 10% 20% 30% 40% 50% Không đầu tư Dưới 25,000$ 25,000$ - 150,000$ Trên 150,000$ 55 SEO 368000 dịch vụ SEO 18100 cách SEO 14800 SEO web 6600 công ty SEO 5400 tư vấn SEO 3600 nghề SEO 880 tuyển SEO 590 - Từ khóa “SEO” được tìm kiếm 368000 lượt hàng tháng, “cách SEO” – 14800 lượt, “SEO web” – 6600 lượt cho thấy nhu cầu tìm kiếm thông tin, kiến thức SEO rất cao. - Các cụm từ như “dịch vụ SEO”, “công ty SEO”, “tư vấn SEO” có lượng tìm kiếm lớn cho thấy các doanh nghiệp đang có nhu cầu rất lớn về việc sử dụng dịch vụ của các công ty SEO. - Sự quan tâm tìm kiếm các cụm từ như “nghề SEO”, “tuyển SEO” lại cho thấy ngày càng có nhiều người làm SEO coi lĩnh vực này là một nghề nghiệp, từ đó có thể thấy nghề SEO đang rất được quan tâm. Thực tế, mối quan tâm đối với SEO được thể hiện qua việc bùng nổ các trang web, diễn đàn chia sẻ tài nguyên, kinh nghiệm làm SEO trên mạng. Điểm qua các diễn đàn, blog về SEO trên mạng có thể thấy số lượng thành viên tham gia, số lượng pageview đang tăng mạnh. Hiện tại diễn đàn ThegioiSEO có 2.796 thành viên, diễn đàn SEO24h.com có 1,426 thành viên… Trong năm 2010 - 2011, những hội thảo về SEO nở rộ, như hội thảo “SEO – Biến thương hiệu bạn thành SAO trên Internet” tại TP. Hồ Chí Minh, hội thảo “Nội dung là vua, liên kết là hoàng hậu”, “Chiến lược SEO dành cho giám đốc và phụ trách marketing doanh nghiệp” tại Hà Nội… đều thu hút một số lượng lớn 56 người làm SEO. Chuỗi hội thảo “Nghề SEO” của học viện iNET tổ chức tại một số trường đại học trên khắp 3 miền đã thu hút được hàng trăm sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin tham gia, cho thấy sức hút của nghề SEO tại Việt Nam hiện nay. 3.2.2. Tình hình thị trƣờng SEO tại Việt Nam Thị trường SEO bao gồm: nguồn cung – gồm các công ty cung cấp dịch vụ SEO (SEO agency) và những người làm SEO tự do (SEO freelancer); nguồn cầu - các doanh nghiệp. Tuy ở Việt Nam đã có những người nghiên cứu và áp dụng SEO từ khoảng 12 năm trước (theo ông Hà Tuấn Anh, giám đốc Vinalink, chủ tịch Câu lạc bộ SEO Việt Nam), nhưng thị trường SEO trở nên sôi động chỉ mới vài năm trở lại đây do cầu từ phía các doanh nghiệp tăng lên. Các công ty SEO có uy tín như Vinalink đã có 120 khách hàng. Thị trường SEO tại Việt Nam hiện tại được đánh giá là mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Một số dự báo về thị trường SEO trong năm 2011 đưa ra bởi giám đốc Nova Ads, Nguyễn Minh Quý: - Tỷ trọng ngân sách cho SEO toàn Việt nam tăng lên 150-200 % so với năm 2010. - SEO là một nghề hấp dẫn. - Chất lượng dịch vụ SEO ngày càng đỏi hỏi sự chuyên nghiệp hơn. - Đa dạng hóa các dịch vụ SEO và dịch vụ phụ trợ cho SEO. - Sự cạnh tranh và hợp tác giữa những các công ty trong ngành song song phát triển.22 3.2.3. Ứng dụng SEO trong một số lĩnh vực kinh doanh Không phải doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào cũng có hiệu quả khi đầu tư vào e-marketing như nhau mà phần nhiều phụ thuộc vào ngành và đặc thù 22 Nguyễn Minh Quý, Thị trường SEO Việt Nam – xu hướng và cơ hội, <novaads.com/download/thi-truong- seo-viet-nam-xu-huong-co-hoi.ppt> 57 kinh doanh của lĩnh vực đó. Các doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh có mức độ tham gia của người tiêu dùng online thấp, bởi lẽ không ai lên mạng Internet để tìm hiểu xem loại bột giặt nào là tốt nhất hay dầu gội đầu được bán ở đâu. Trong khi đó, với ngành hàng tiêu dùng lâu bền, công nghệ cao, khách hàng khi mua các sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh, ti vi thường cân nhắc kỹ và sử dụng Internet như một công cụ hữu hiệu để nghiên cứu trước khi quyết định mua. Để cạnh tranh với hàng trăm nhà cung cấp trong các ngành này, một yếu tố đặc biệt quan trọng là website của doanh nghiệp phải được dễ dàng tìm thấy qua các bộ tìm kiếm trên Internet như Google, Yahoo. Các website làm SEO ở mức độ cơ bản đều sẽ sử dụng từ khóa trong tiêu đề và các thẻ meta. Những website được SEO tốt thường sẽ lọt vào 3 trang đầu của kết quả tìm kiếm Google. Bằng dấu hiệu đơn giản này, nhóm nghiên cứu đã rà soát mật độ cạnh tranh của các website ứng dụng SEO thông qua truy vấn một số từ khóa đặc trưng về sản phẩm và dịch vụ của một số ngành kinh doanh trên Google: - Bán lẻ: Các website bán lẻ hàng đầu của Việt Nam như vatgia.com, 5giay.vn, chodientu.vn, www.123mua.com.vn, muachung.vn… đang cạnh tranh rất mạnh với những từ khóa về các sản phẩm công nghệ, điện tử, nội thất, hàng tiêu dùng, thời trang… Vatgia.com dường như đang chiếm lĩnh trên công cụ tìm kiếm nhờ việc lọt vào tốp đầu Google với hàng loạt các từ khóa như “điện thoại”, “máy tính”, “tủ lạnh”, “điều hòa”, “đồ đện tử”… - Du lịch: đây cũng là một lĩnh vực chứng kiến sự bùng nổ của các nhà cung cấp dịch vụ trên mạng. Các trang web lọt vào top Google như dulichonline.com.vn, vietravel-vn.com, datviettour.com.vn, tourdulich.net, saigon-tourist.com… đều quan tâm tới việc tối ưu hóa thẻ tiêu đề, thẻ mô tả với các từ khóa liên quan tới du lịch… Nhiều website tập trung SEO các từ khóa dài như “du lịch trong nước”, “du lịch nước ngoài”, “du lịch giá rẻ”… - Du học: Mật độ của các website tư vấn du học rất lớn, mức độ cạnh tranh cao nên rất nhiều website lựa chọn giải pháp đăng quảng cáo Google. Những website lọt vào tốp đầu kết quả tìm kiếm như sunrisevietnam.com, duhoctoancau.com, 58 tuvanduhoc.org.vn, visco.edu.vn… khá thành công với việc tối ưu các từ khóa “tư vấn du học”, “học bổng du học”… hay như duhocmy.com, duhochoaky.edu.vn, duhocmyonline.com… thành công với việc tập trung vào thị trường ngách với các từ khóa “du học Mỹ”, “du học Hoa Kỳ”… - Sách: thống kê có tới hơn 20 website bán sách lọt vào tốp đầu google khi gõ cụm từ “bán sách online”, nhưng với những cụm từ khác liên quan tới sách như “sách kinh tế”, “sách văn học”, “sách ngoại văn” ngoại trừ một số website lớn như Vinabook.com, minhkhai.com.vn, saharavn.com… thì các website khác đều không thể lọt vào tốp 3 trang đầu của Google, cho thấy các website bán sách quy mô nhỏ đều chưa triển khai SEO tốt. 3.2.4. Nghiên cứu mô hình doanh nghiệp thành công trong việc ứng dụng SEO: Vatgia.com Vatgia.com là website thương mại điện tử số 1 Việt Nam hiện nay với 2,8 triệu pageviews/ngày. Trang web mua sắm này của Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam luôn được cập nhập những thông tin mới nhất từ những nhà sản xuất cùng nhiều bài viết của các chuyên gia tư vấn giúp cho người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm hiệu quả. Khi truy cập siêu thị online www.vatgia.com, khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin với hàng nghìn gian hàng, hàng trăm nghìn sản phẩm về điện tử, công nghiệp, ô tô – xe máy, xây dựng – nhà đất… các dịch vụ và giải trí. Năm 2006 website www.vatgia.com ra đời, và chỉ trong vòng 2 năm Vật giá đã đưa website lọt vào top 20 bảng xếp hạng website Việt Nam của Alexa. Hiện tại Vật giá đang đứng thứ 10 trong top 500 website Việt Nam theo xếp hạng của Alexa, là thứ hạng cao nhất trong số các website thương mại điện tử tại Việt Nam Với trên 150.000 sản phẩm (nhiều gấp 5 lần so với một Web site thông thường về tư vấn mua sắm qua mạng) và hơn 1.600 gian hàng trực tuyến hiện có trong cơ sở dữ liệu, trị giá giao dịch của Vật Giá hiện nay đạt mức 48 tỷ/tháng, chiếm khoảng 30% thị phần giao dịch trên thị trường thương mại điện tử. Một trong những yếu tố thành công hết sức quan trọng của Vật Giá đó là việc website vatgia.com đứng trong tốp Google với rất nhiều từ khóa về sản phẩm như 59 “điện thoại”, “laptop”, “tủ lạnh”, “điều hòa”, “mỹ phẩm”, “thời trang”… Chiến lược SEO của Vật Giá là SEO tổng thể. SEO tổng thể là công việc tối ưu toàn bộ website, mối liên kết giữa cấu trúc và nội dung sẽ bền vững và ổn định hơn, giúp website được Google đánh giá cao và khi đó sẽ có hàng loạt từ khóa tiềm năng dễ dàng SEO lên tốp nhanh hơn. Để thực hiện thành công SEO tổng thể, Vật Giá đã đầu tư vào một đội ngũ làm SEO mạnh và có một kế hoạch bài bản ngay từ khi website thành lập. a) On-page SEO: Khi phân tích mã HTML của website, có thể thấy Vật Giá tối ưu cho từng trang con chỉ với một keyword chính liên quan tới trang con đó, chứ không giống như phần lớn các trang thương mại điện tử khác thường cố nhét rất nhiều keyword vào trang chủ. VD thẻ meta keyword của các trang: - Trang chủ: “Mobile, Laptop, rao vặt, sản phẩm, hỏi đáp, tin tức, cửa hàng” - Trang bán Điện tử - điện lạnh: "Điện,tử,điện,lạnh" - Trang bán Máy tính: “Máy,vi,tính” - Trang bán Mobile: “Mobile” - Trang bán hàng thời trang: “Hàng,thời,trang” b) Off-page SEO: Alexa cho biết có 1940 website đang dẫn link về trang chủ Vatgia.com, và 27% lượng người truy cập vào vatgia.com là từ các công cụ tìm kiếm. Vật Giá cũng rất chú trọng việc xây dựng liên kết cho từng trang con. Lấy ví dụ về việc số liên kết tới trang thông tin về sản phẩm Iphone của Vật giá. Kết quả đầu tiên trong Google cho từ khóa “iphone” là link của vatgia.com : Khi truy vấn từ khóa chính xác là: “" Trang kết quả tìm kiếm của Google trả về 11700 kết quả. Đó là đường dẫn của những bài viết 60 đặt backlink về trang thông tin sản phẩm Iphone của vatgia.com. R ràng đó là một khối lượng liên kết đồ sộ. Hình 3.3: Số backlink tới trang thông tin sản phẩm Iphone của Vatgia.com 3.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC ỨNG DỤNG SEO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 3.3.1. Thành công ban đầu: Dù SEO mới chỉ phát triển ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây nhưng một số doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng vận dụng hình thức e-marketing này và thu được những thành công ban đầu. Có thể kể đến các website thương mai điện tử như Vatgia.com, 5giay.vn, chodientu.vn… đã làm SEO rất hiệu quả, số lượng người truy cập tăng trưởng mạnh, nhờ đó nâng cao tổng giá trị giao dịch. Trong các doanh nghiệp, nhận thức về tầm quan trọng của việc tối ưu hóa website để tăng khả năng xuất hiện trên Google đã khiến cho nhiều doanh nghiệp chịu khó đầu tư hơn vào website, giúp website không chỉ thân thiện với các công cụ tìm kiếm mà còn thân thiện với khách hàng. Khách hàng hài lòng hơn với việc tìm 61 kiếm thông tin trên website, mua hàng nhiều hơn, chính là động lực giúp cho TMĐT phát triển. 3.3.2. Hạn chế và tồn tại 3.3.2.1. Hạn ch trong việc quản lý vĩ mô Ở Việt Nam, khung pháp lý cho hoạt động TMĐT vẫn chưa hoàn thiện, hạ tầng CNTT và viễn thông chưa đáp ứng được nhu cầu, hệ thống thanh toán điện tử còn yếu kém. Những điều đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia vào TMĐT, khiến cho TMĐT chưa thể phát triển mạnh tại Việt Nam. Trong lĩnh vực marketing điện tử, Nhà Nước cũng như các cơ quan chức năng chưa có những văn bản cụ thể hướng dẫn doanh nghiệp triển khai các hình thức e-marketing, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về thực trạng vận dụng các hình thức e-marketing tại Việt Nam. Trong khi trên thế giới, các hình thức e-marketing hiện đại phát triển không ngừng với tốc độ chóng mặt, thì doanh nghiệp Việt Nam lại vẫn đang phải mò mẫm đi sau, tự thân tìm hiểu, học hỏi từ các doanh nghiệp nước ngoài. Với tình trạng bùng nổ số lượng các công ty SEO trên thị trường hiện tại, cũng không có cơ quan nào quản lý, đo lường, đánh giá về chất lượng dịch vụ do các công ty SEO cung cấp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lựa chọn một công ty SEO đoạt tiêu chuẩn. 3.3.2.2. Hạn ch trong nội bộ các doanh nghiệp Tại nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, trình độ ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, kinh doanh còn thấp. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin của các doanh nghiệp đa phần còn hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh đó, lại có những doanh nghiệp có nội lực mạnh về CNTT nhưng không có bộ phận marketing, hoặc gộp chung bộ phận CNTT với bộ phận marketing, bởi nhận thức sai lầm rằng các hoạt động quảng bá website chỉ cần người có chuyên môn về công nghệ là có thể thực hiện được, và thường công việc đó giao cho người quản trị website. Chính vì vậy, hoạt động e-marketing thường 62 không được đầu tư một cách bài bản trong doanh nghiệp. Những hoạt động marketing căn bản như nghiên cứu thị trường, điều tra về khách hàng hầu như không có doanh nghiệp nào thực hiện. Trong việc ứng dụng SEO vào doanh nghiệp, bước đầu tiên và quan trọng nhất là nghiên cứu để lựa chọn từ khóa, đòi hỏi người làm SEO không chỉ biết sử dụng các công cụ gợi ý từ khóa mà còn phải thực sự thấu hiểu khách hàng. Đo lường hiệu quả SEO qua công cụ Alexa cho thấy hầu hết các doanh nghiệp chưa bắt kịp thị hiếu và nhu cầu của khách hàng, việc nghiên cứu từ khóa chưa kĩ càng, thường tập trung vào những cái doanh nghiệp có chứ chưa đi vào cái người tiêu dùng cần. 3.3.2.3. Hạn ch về nhận thức và trình độ của người làm SEO Ở Việt Nam chưa có trường đại học chính quy nào đào tạo về e-marketing và SEO nói riêng. Tuy đã xuất hiện những khóa học SEO của các công ty đào tạo về Internet marketing như học viện iNET (inet.edu.vn) hay các công ty đào tạo chuyên biệt về SEO như Litado (litado.com), Viet SEO (daotaoseo.org). Tuy nhiên chất lượng của các trung tâm đào tạo này chưa được chứng nhận, kiểm duyệt bởi một đơn vị uy tín nào. Các học viên tốt nghiệp khóa đào tạo cũng nghiễm nhiên được công nhận là người làm SEO có bằng cấp, nhưng thực tế các trung tâm đào tạo này không có những tiêu chuẩn và bài kiểm tra đánh giá trình độ thật sự khắt khe. Ít người làm SEO có điều kiện và khả năng nghiên cứu chuyên sâu về SEO, mà chỉ tìm hiểu về SEO một cách hời hợt đã ra làm thực tế, vận dụng một cách sai lệch vào doanh nghiệp, khiến cho hiệu quả của hình thức e-marketing này không cao. Nguồn tài liệu tiếng Việt về e-marketing và SEO nói riêng còn rất hạn chế, cho nên trừ những người có trình độ tiếng Anh tốt có thể tự nghiên cứu, hầu hết người làm SEO chỉ tham gia vào các diễn đàn, đọc các bài viết trên các blog về SEO nên kiến thức thu được rất vụn vặt và không có nền tảng. SEO mũ đen là một trong những mối quan ngại lớn nhất mà những người làm SEO chân chính gặp phải. SEO mũ đen tạo ra một sự cạnh tranh không công bằng, những người làm SEO mũ đen chỉ tìm cách khai thác các thủ thuật để giúp 63 website của doanh nghiệp đạt được thứ hạng cao, chứ không tập trung nâng cấp chất lượng nội dung của website. Chính vì thế khách hàng khi truy cập vào các website xếp hạng cao không được đáp ứng những gì họ cần. SEO mũ đen đã làm sai lệch bản chất tối ưu website nhằm hướng đến khách hàng. Đó là mặt trái của SEO. Mặt khác, khi sử dụng SEO mũ đen, khả năng website của doanh nghiệp bị Google phát hiện và phạt cảnh cáo rất cao. Do không có kiến thức SEO một cách bài bản nên nhiều người làm SEO đã vô tình sử dụng những thủ thuật SEO mũ đen mà không nhận thức được tác hại của chúng. Hậu quả là đã có nhiều website của doanh nghiệp bị “penalty”, không thể tìm thấy trên Google với bất kỳ từ khóa nào. 64 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI ĐỆN TỬ VIỆT NAM TRONG VIỆC ỨNG DỤNG SEO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ E-MARKETING 4.1. CÁC XU HƢỚNG ẢNH HƢỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG E-MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG TƢƠNG LAI 4.1.1. Xu hƣớng sử dụng đƣờng truyền Internet tốc độ cao Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Hình 4.1: Tỷ lệ tăng trưởng Internet giai đoạn 2000 – 2009 ở một số nước châu Á Nguồn: www.Internetworldstats.com Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC. số người sử dụng Internet tại Việt Nam tính đến tháng 2/2011 đã là 27559006 người, tương ứng với 31,9% dân số. Con số này dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong tương lai. 4.1.2. Xu hƣớng mua sắm trực tuyến Theo báo cáo Netcitizens tháng 3/2010 của Cimgo về Tình hình Sử dụng và Tốc độ phát triển Internet tại Việt Nam thì mua sắm trực tuyến đã tăng liên tục từ 65 năm 2007, đạt mức 40% người sử dụng Internet, tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, và trong tương lai sẽ tiếp tục tăng lên. Hình 4.2: Mức độ tăng trưởng tỷ lệ mua sắm trực tuyến Nguồn: Netcitizens tháng 3/2010 của Cimgo R ràng, từ 2 xu hướng trên, có thể thấy việc tham gia vào thị trường trực tuyến mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên với việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử, số lượng website của doanh nghiệp tăng lên theo cấp số nhân thì việc cạnh tranh cũng trở nên ngày một gay gắt hơn. Một trong những thách thức lớn đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là tìm ra giải pháp e-marketing hiệu quả. 4.1.3. Xu hƣớng sử dụng sử dụng công cụ tìm kiếm Thống kê trên thế giới, 35% người mua hàng trực tuyến ghé thăm một website bán hàng nhờ vào sự hiện diện của website đó trên công cụ tìm kiếm. 23 Khoảng 70% người tìm kiếm không xem hết quá trang đầu, 97% không xem tới trang thứ 3. R ràng, việc webite của doanh nghiệp đứng trong tốp đầu các trang kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm đã trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự thành công trên thị trường trực tuyến của doanh nghiệp. 23 Econsultancy 1/2011, Internet Statistics Compendium, Econsultancy.com Ltd, 66 Theo báo cáo Netcitizens thì tỷ lệ sử dụng các công cụ tìm kiếm tại Việt Nam là 91%. Tổng số lượt tìm kiếm trong tháng 1 năm 2011 tại Việt Nam là 563 triệu, trong đó số lượt tìm kiếm trên Google chiếm 93%. 24 4.1.4. Xu hƣớng e-marketing trên thế giới và tại Việt Nam Theo tạp chí Entrepreneur, top 10 xu hướng e-marketing trong năm 2010 là: #1: Search Engine Optimization #2: Paid Search #3: E-mail Marketing #4: Social Network Marketing #5: Blogging #6: Web Presence #7: Mobile Marketing #8: Podcasting and Online Radio #9: Online Video #10: Coupons, Discounts and Savings 25 Có thể thấy SEO đứng đầu trong danh sách các công cụ e-marketing được các doanh nghiệp trên toàn thế giới quan tâm. Tại Việt Nam, biểu đồ sau thể hiện mối quan tâm đối với 4 hình thức e- marketing là SEO, quảng cáo Google, social media và email marketing: Hình 4.3: Mối quan tâm đối với 4 hình thức e-marketing là SEO, quảng cáo Google, social media và email marketing 24 ComScore, 3/2011, State of the Internet with a Focus on Southest Asia 25 67 Quảng cáo Google bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ đầu năm 2007 và đã nhanh chóng thu được sự quan tâm rất lớn. Email marketing được nhiều người quan tâm từ giữa năm 2008. SEO từ đầu năm 2009 còn Social media phải đến tận cuối năm 2009 mới được biết đến. Biểu đồ cho thấy mối quan tâm về quảng cáo Google đã giảm mạnh trong năm 2009, nếu xét đến thời điểm 2009 chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhóm nghiên cứu cho rằng đó là do các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm bớt ngân sách quảng cáo và tìm đến những hình thức e-marketing mới tiết kiệm hơn như SEO và Social media. Đến nay, nhu cầu tìm kiếm thông tin về cả 4 loại hinh e-marketing này đều đang tăng lên, và theo dự đoán của Google Trend thì trong 2 năm tới SEO sẽ dẫn đầu xu hướng, vượt trên cả quảng cáo Google, email marketing và Social media. 4.2. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN SEO TẠI VIỆT NAM 4.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng pháp l 68 Hiện nay, các vấn đề về thương mại điện tử được điều chỉnh theo Luật giao dịch điện tử (có hiệu lực từ 1/3/2006). Tuy nhiên, Nhà nước cần có những động thái tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu, điều chỉnh chính sách cho sát với tình hình thực tế của quốc gia, nhằm tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động giao dịch điện tử và tạo đà cho marketing điện tử phát triển. Một vấn đề cần tiến hành song song, đó là các chương trình cụ thể hỗ trợ cho hoạt động e-marketing của doanh nghiệp trong nước. Vốn là một bộ phận chiến lược của thương mại điện tử, song e-marketing hầu như chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư thích đáng trong các văn bản trình bày định hướng phát triển thương mại điện tử của Nhà nước. Trong giai đoạn thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như hiện nay, những hình thức marketing trực tuyến mới liên tục ra đời và phát triển, Nhà nước cần nhanh chóng ban hành những văn bản pháp lý quy định cụ thể về cách thức áp dụng và triển khai các công cụ marketing trực tuyến nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng vận dụng và triển khai các hình thức marketing trực tuyến mới một cách hiệu quả và nhanh chóng. Về SEO nói riêng, Nhà nước chưa hề có một văn bản pháp lý nào đưa ra những quy định về SEO. Các doanh nghiệp muốn triển khai các chiến dịch SEO đều phải tự mày mò và sáng tạo mà không có khung pháp lý hướng dẫn hay điều chỉnh cụ thể. Trên thực tế, những quy định về cách thức tiến hành quy trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là rất cần thiết với doanh nghiệp, những thông tư, nghị định chuẩn hóa cách thức viết các thẻ meta, cách thức đặt link trong các bài viết, sơ đồ website chuẩn hóa... sẽ giúp doanh nghiệp tiến hành SEO dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều so với hiện nay. 4.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông Hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố tiên quyết khi tiến hành hoạt động marketing điện tử nói chung và hoạt động SEO nói riêng. Tuy nhiên đây lại đang là một trong các yếu tố gây trở ngại cho hoạt động e-marketing, thể hiện r nét ở các khía cạnh như giá cước viễn thông cao so với khu vực và trên thế 69 giới, đường truyền chậm, không ổn định và chưa chống đỡ được với các sự cố bất ngờ… Do đó, sự can thiệp của Nhà nước đóng vai trò gần như quyết định đối với việc đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử, truyền thông về thương hiệu quốc gia ra thế giới. Bên cạnh việc đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, các chính sách liên quan cũng cần được giám sát thực hiện một cách khẩn trương, quyết liệt, và đồng bộ, thì mới có thể bắt nhịp được với sự phát triển của hoạt động marketing điện tử trên thế giới nói chung và SEO nói riêng. 4.2.3. Tăng cƣờng đầu tƣ cho nguồn nhân lực trình độ cao về marketing điện tử và SEO Sở hữu nguồn nhân lực trình độ cao là yếu tố không thể bỏ qua khi bàn về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho bất cứ một doanh nghiệp hay một quốc gia nào. Đặc biệt, lĩnh vực e-marketing nói chung, và SEO nói riêng luôn yêu cầu đội ngũ nhân viên, chuyên viên không chỉ am hiểu về marketing, mà còn phải làm chủ được các kỹ thuật SEO khó, và thường xuyên cập nhật kiến thức mới, tình hình mới đối với ngành nghề mà mình đang theo đuổi. Nhu cầu nhân lực làm thương mại điện tử (TMĐT) hiện nay rất lớn. Nhiều doanh nghiệp có ý tưởng hay, sẵn sàng tham gia TMĐT nhưng khi thực hiện lại không có người làm. Trên thực tế, nguồn cung nhân lực TMĐT ở Việt Nam đang chưa đáp ứng kịp cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo kết quả khảo sát mới nhất (tháng 7/2010), Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra tình hình đào tạo thương mại điện tử tại 250 trường đại học và cao đ ng trên phạm vi toàn quốc, kết quả cho thấy có 77 trường đại học có đào tạo về thương mại điện tử, trong đó có 49 trường đại học và 28 trường cao đ ng. Bảng 4.1: Danh sách các trường có khoa/bộ môn TMĐT STT n trường ổ chức 1 Đại học Thương Mại Khoa 70 2 Đại học Thái Nguyên Bộ môn 3 Học viện Tài Chính Bộ môn 4 Đại học Ngoại Thương Bộ môn 5 Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Bộ môn 6 Đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Bộ môn 7 Đại học An Giang Bộ môn 8 Đại học Tài chính – Marketing Bộ môn 9 Đại học Tôn Đức Thắng Bộ môn 10 Đại học Tây Nguyên Bộ môn 11 Đại học Kỹ thuật – Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Bộ môn 12 Cao đ ng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn Khoa 13 Cao đ ng Công nghệ Hà Nội Bộ môn 14 Cao đ ng Kinh tế – Kỹ thuật KonTum Bộ môn 15 Cao đ ng dân lập Công nghệ thông tin TP. Hồ Chí Minh Bộ môn 16 Cao đ ng Công nghiệp Nam Định Bộ môn Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương Tuy nhiên, sinh viên được đào tạo về TMĐT ra trường còn thiếu khá nhiều kỹ năng cơ bản, thiếu hiểu biết về quản lý cấp cao, thiếu khả năng thích ứng với sự thay đổi, thiếu khả năng làm việc theo nhóm, hạn chế hiểu biết về hệ thống pháp luật, các vấn đề về an ninh bảo mật… Như vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải xem xét lại chất lượng chương trình giảng dạy về thương mại điện tử ở các trường đại học, cao đ ng. Các cơ quan đào tạo cần xây dựng lại giáo trình đào tạo, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc thực tế ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, để khi tốt nghiệp, chọn lọc và đầu tư cho những người có năng lực. Có như vậy thì khi ra trường nguồn nhân lực này mới có khả năng đáp ứng yêu cầu thực tế 71 tại doanh nghiệp. Kết hợp với việc tạo ra một phong trào về giảng dạy và đào tạo thương mại điện tử, e-marketing, SEO tại các trường đại học, cao đ ng, dạy nghề, trên các phương tiện truyền thông, nguồn nhân lực về e-marketing và SEO chắc chắn sẽ được cải thiện cả về chất lượng và số lượng. 4.2.4. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế h trợ cho hoạt động marketing điện tử nói chung và SEO nói riêng Trong môi trường toàn cầu hóa và không tồn tại lãnh thổ của thương mại điện tử, việc xây dựng quan hệ hợp tác quốc tế tốt đẹp của Chính phủ sẽ hỗ trợ đắc lực cho công cuộc marketing và làm SEO ở môi trường mạng toàn cầu (world wide web). Là một quốc gia đang phát triển, khi tham gia vào hợp tác quốc tế Việt Nam sẽ tranh thủ được không chỉ nguồn vốn, nguồn công nghệ hiện đại, mà còn cả nguồn tri thức công nghệ thông tin cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ngoài và cơ hội phát triển, cạnh tranh cho nguồn nhân lực quốc gia. Để thực hiện hợp tác quốc tế, Việt Nam cần nghiên cứu kỹ các chính sách, các văn bản luật thương mại, thương mại điện tử quốc tế, các tập quán kinh doanh… đồng thời tự nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước, để có thể tồn tại và phát triển khi tham gia các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, bảo mật thông tin, thanh toán an toàn… Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak, trong hội thảo Xây dựng năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử diễn ra sáng 22/7/2011 tại Hà Nội cũng nhấn mạnh xây dựng năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử là chủ đề rất quan trọng có thể giúp nâng cao năng lực và xây dựng mô hình thương điện tử điển hình cho Việt Nam và các nước trên thế giới. Như vậy có thể thấy Chính phủ đóng vai trò tiên quyết trong việc phát triển lĩnh vực e-marketing cũng như SEO của các doanh nghiệp trong nước, và là đơn vị đi đầu trong việc cải thiện trình độ công nghệ thông tin quốc gia. Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, bản thân các doanh nghiệp cũng phải nỗ lực xây dựng các giải pháp nhằm chủ động vận dụng e-marketing và SEO vào hoạt động kinh doanh của mình. 72 4.3. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG VIỆC ỨNG DỤNG SEO ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ E-MARKETING 4.3.1. Lập kế hoạch e-marketing một cách bài bản Một kế hoạch e-marketing là kế hoạch marketing được đặt trong bối cảnh của môi trường thương mại điện tử. Kế hoạch e-marketing phải phù hợp với kế hoạch marketing tổng thể và cao hơn là kế hoạch kinh doanh của công ty. Nhóm nghiên cứu xin trình bày một giải pháp lập kế hoạch e-marketing dựa trên mô hình SOSTAC® 26 . Hình 4.4: mô hình SOSTAC® về quy trình lập kế hoạch e-marketing 26 SOSTAC® là một chỉ dẫn bao gồm các bước thiết yếu trong việc lập kế hoạch, có thể ứng dụng để lập bất kỳ loại kế hoạch nào. Được PR Smith giới thiệu từ những năm 1990, SOSTAC® nhanh chóng trở nên phổ biến và được ưa chuộng trên thế giới bởi sự đơn giản, dễ hiểu và tính logic của nó khiến cho việc lập kế hoạch dễ dàng hơn. Doanh nghiệp đang ở đâu?  Phân tích nội bộ  Phân tích bên ngoài  Ma trận SWOT Làm thế nào để doanh nghiệp đi đến đó?  Phân khúc, thị trường mục tiêu và định vị  OPV  Chuỗi tuần tự các giai đoạn  Sự thống nhất  Các công cụ Doanh nghiệp muốn đi đến đâu? 5 mục tiêu – 5Ss:  Sell: tăng doanh số  Serve: tạo ra giá trị  Sizzle: mở rộng thương hiệu trực tuyến  Speak: gần hơn với khách hàng  Save: tiết kiệm chi phí Ai sẽ thực hiện và khi nào? (Sự cụ thể của chiến thuật)  Trách nghiệm và cơ cấu tổ chức  Nguồn lực bên trong  Thuê ngoài Cụ thể thì doanh nghiệp phải làm gì?  Hỗn hợp e-marketing  Lịch trình chiến dịch Làm thế nào để đo lƣờng kết quả?  Phân tích website – KPI  Điều tra sự hài lòng của khách hàng  Báo cáo thường xuyên  Điều chỉnh Phân tích tình hình Hành động Mục tiêu Chiến lược Chiến thuật Kiểm soát 73 Các thành phần của SOSTAC® bao gồm: Situation analysis, Objectives, Strategy, Tatics, Actions, Control. 4.3.1.1. Situation analysis (Phân tích tình hình) Phân tích tình hình là bước đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch e- marketing. Người lập kế hoạch phải phân tích cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Phân tích nội bộ: xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Phân tích bên ngoài: - Môi trường kinh doanh bao gồm các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ (PEST) - Đo lường cầu thị trường. Hình 4.5: Mô hình đo lường cầu thị trường trực tuyến - Điều tra khách hàng: phát hiện sự thật ngầm hiểu (customer insight) hay là suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng; sự nhận thức về thương hiệu (brand perception)… - Phân tích cạnh tranh. - v.v… % Khách hàng Có truy cập Internet Đã ghé thăm website công ty Ghé thăm thường xuyên Người mua hàng trực tuyến Khách hàng trực tuyến Tất cả khách hàng Toàn bộ thị trường Biết đến công ty Đã từng mua hàng Mua hàng trong 1 năm trở lại 74 Sau khi phân tích môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài, người lập kế hoạch có thể sử dụng ma trận e-SWOT – mô hình phát triển của ma trận SWOT tập trung vào hoạt động online - để tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp. 4.3.1.2. Objectives (Mục tiêu): Có 5 loại mục tiêu để một công ty theo đuổi khi thực hiện chiến dịch e- marketing, được tóm tắt bởi 5Ss: - Sell: Tăng doanh số - tìm kiếm và duy trì khách hàng (customer acquisition and retention) - Serve: Tạo thêm giá trị - đạt được sự hài lòng của khách hàng (customer satisfaction) - Speak: Gần hơn với khách hàng – gia tăng sự tham gia và gắn bó của khách hàng (customer engagment) - Save: Tiết kiệm chi phí – tăng hiệu quả hoạt động - Sizzle: Mở rộng thương hiệu trực tuyến – tăng số lượng truy cập website, thời lượng truy cập… 4.3.1.3. Strategy (Chi n lược): Chiến lược tóm tắt cách thức giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra bằng các nguồn lực có được và đưa ra chỉ dẫn thiết thực cho các chiến thuật cụ thể trong bước tiếp theo. Các thành tố của chiến lược có thể được ghi nhớ bởi cụm từ viết tắt STOP và SIT: * STOP: - Segments (S): phân khúc thị trường - Target markets (T): lựa chọn thị trường mục tiêu - Online value propositions (O): tuyên bố giá trị trực tuyến - Positioning (P): định vị 75 * SIT: - Sequence of Stages (S): chuỗi tuần tự các giai đoạn - Integration (I): sự thống nhất - Tools (T): lựa chọn các công cụ 4.3.1.4. Tatics (Chi n thuật): Chiến thuật là sự phát triển cụ thể của chiến lược. Trong khi chiến lược dài hạn và ít thay đổi thì chiến thuật có xu hướng ngắn hạn và linh hoạt. Khi lên các chiến thuật, người lập kế hoạch phải nêu r sẽ triển khai các công cụ e-marketing theo các giai đoạn như thế nào. 4.3.1.5. Actions (Hành động): Từng chiến thuật được chia nhỏ thành các hành động. Kế hoạch hành động bao gồm những nhiệm vụ chủ chốt, miêu tả cái gì cần phải làm, và ai sẽ làm việc đó. Kế hoạch hành động phân bổ nguồn tài chính và nhân lực cần thiết trong các khoảng thời gian cụ thể. 4.3.1.6. Control (Kiểm soát): Thường thì việc thực hiện kế hoạch không giống hoàn toàn với kế hoạch ban đầu, vì vậy cần phải kiểm soát những thay đổi và kế hoạch cần phải được sửa đổi để phù hợp với những thay đổi đó. Một phương pháp để kiểm tra sự hiệu quả của việc thực thi kế hoạch e- marketing là sử dụng các chỉ số đo lường hiệu suất (KPI – Key Performance Indicator). KPI là những thước đo có thể lượng hóa được, chúng phản ánh những nhân tố thành công thiết yếu của doanh nghiệp.27 Các chỉ số KPI phổ biến dùng để đánh giá hoạt động trực tuyến của công ty bao gồm: - Doanh thu từ hoạt động bán hàng trực tuyến (Online Revenue) 27 76 - Tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) = Số lượng đạt được mục tiêu hành động/ Số lượng truy cập vào hệ thống: là tỷ lệ khách hàng thực hiện một hành động mong muốn. Hành động này có thể ở dưới rất nhiều dạng khác nhau với các website khác nhau. Đó có thể là việc mua hàng, đăng ký thành viên, đăng ký nhận newsletter… - Tỉ lệ quay lại của người truy nhập cũ: cho biết Website của công ty có được nhiều khách hàng quan tâm hay không, từ đó có chiến lược đối với nội dung Website. - Tỉ lệ người truy cập rời bỏ website (Bounce Rate): là tỷ lệ % lượng truy cập vào website hoặc từ trang web khác tới website của bạn và rời bỏ website của bạn mà không xem bất cứ một trang nào khác. Có nghĩa là tỉ lệ người truy cập không tìm thấy thông tin hữu ích trên website của bạn. Bounce Rate là thước đo để nói lên chất lượng của một website. Một website có tỉ lệ Bounce Rate thấp, chứng tỏ website đó là hữu ích với đa số khách truy cập - Số trang xem/ truy cập: phản ánh sự hấp dẫn của website đối với người xem. Việc tăng tỉ lệ trang xem/ truy cập chỉ ra nội dung của website đang được người đọc quan tâm bằng việc người xem dành thời gian để xem các trang. Tuy nhiên một tỉ lệ cao cũng có thể là do quy trình thanh toán và xem sản phẩm phức tạp quá mức cần thiết. 4.3.2. Lựa chọn giải pháp SEO phù hợp Doanh nghiệp thường phải lựa chọn giữa 2 quyết định: tự triển khai SEO bằng nội lực của doanh nghiệp hay thuê một công ty SEO hoặc người làm SEO tự do. 4.3.2.1. Phương án tự làm Nếu doanh nghiệp xác định SEO là chiến lược lâu dài và cần thiết phải có một đội ngũ làm SEO hiểu r các vấn đề doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án tự làm SEO. Nhóm nghiên cứu xin đưa ra một quy trình tự làm SEO cho doanh nghiệp gồm các bước như sau 77 a) Bước 1: Xác định mục tiêu Bước đầu tiên trong một SEO Plan (Kế hoạch làm SEO) đó là phải xác định r mục tiêu. Những vấn đề gì doanh nghiệp hy vọng một chiến dịch SEO sẽ mang lại? Có thể đó là tăng lượng traffic từ công cụ tìm kiếm, tăng doanh thu, hoặc tăng những đăng ký để nhận email … b) Bước 2: Thiết lập nhân lực làm SEO Điều này khá dể dàng nếu doanh nghiệp nhỏ chỉ có một vài nhân viên, nhân lực làm SEO có thể chỉ cần 1, 2 người. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có quy mô gồm nhiều phòng ban, thì cần thiết phải thiết lập một nhóm làm SEO. Một dự án SEO điển hình sẽ bao gồm sự tham gia của bộ phận Marketing, bộ phận sản xuất sản phẩm, PR và đội IT. Và nó phải được chấp nhận bởi cấp quản lý cao hơn (như Giám Đốc hoặc hội đồng quản trị) c) Bước 3: Chọn chiến lược và chiến thuật thích hợp Những lưu ý khi lựa chọn chiến lược và chiến thuật SEO: - Doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa SEO tổng thể hoặc SEO từ khóa. SEO tổng thể sẽ thích hợp hơn với những website bán nhiều sản phẩm, doanh nghiệp có nguồn lực mạnh để SEO được nhiều từ khóa cùng lúc. - Các công cụ tìm kiếm thường hay thay đổi thuật toán, nhưng lại ít khi công bố những thay đổi này. Vì thế, thay vì nghĩ đến việc làm thế nào để tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm thì người làm SEO cần nghĩ đến người đọc trước tiên. Đó mới chính là chiến lược phát triển lâu dài. Suy cho cùng, các thuật toán mà Google đưa ra chỉ nhằm mục đích phục vụ người tìm kiếm một cách tốt nhất. - Quan điểm của một số chuyên gia về SEO: “Nội dung là Vua, liên kết là Hoàng hậu”. Điều này có nghĩa là người làm SEO nên coi trọng yếu tố nội dung của website hơn là chỉ cố gắng phát tán liên kết đến website của mình. Nếu những bài viết trong website thực sự chất lượng, cung cấp những thông tin mà người đọc cần thì người đọc sẽ quay trở lại website. Website sẽ tăng thứ hạng nhờ vào lượng pageview và chỉ số thời gian trong site cao. 78 d) Bước 4: Theo dõi kết quả Doanh nghiệp cần có kế hoạch theo d i kết quả chặt chẽ, bởi SEO không phải là một chiến dịch ngắn hạn, mà phải mất từ 3 đến 6 tháng để bạn thấy được kết quả từ chiến dịch làm SEO của mình. Cần xác định những chỉ số KPI nào thích hợp để theo d i và sử dụng những công cụ theo d i thích hợp. e) Bước 5: Điều chỉnh và lập lại chiến thuật Sau vài tháng người làm SEO sẽ thấy được kết quả mà mình đã làm, từ đó bạn có được những đánh giá về những gì đã đạt được và những gì chưa được. Lúc này, ta sẽ loại bỏ những chiến thuật mang lại hiệu quả thấp. Người làm SEO sẽ trở lại bước 1 và xem rằng mình có nên thay đổi mục tiêu hay không? Quay lại bước 2 để xem đội làm SEO đã làm việc với nhau tốt chưa? … Liên tục đánh giá thành công và thất bại từ kết quả nhận được là thành phần xuyên suốt chiến dịch làm SEO 4.3.2.2. Phương án thu ngoài Trong trường hợp doanh nghiệp không có đủ thời gian và các nguồn lực để tự mình làm SEO thì nên lựa chọn phương án thuê một công ty SEO chuyên nghiệp hoặc một người làm SEO tự do với chi phí thích hợp. Để đánh giá dịch vụ do công ty SEO hoặc người làm SEO tự do cung cấp có chuyên nghiệp hay không, doanh nghiệp cần phải lưu ý tới những điều sau: - Xem xét hồ sơ năng lực, danh sách khách hàng của công ty SEO/ người làm SEO tự do, và những từ khóa ứng với website khách hàng đó đồng thời yêu cầu công ty SEO/ người làm SEO tự do chứng minh là họ đã SEO website đó. Đánh giá kết quả SEO trên các website đó. - Tìm kiếm thông tin về công ty SEO/ người làm SEO tự do trên Internet, các bài viết ý kiến chia sẻ trên các forum xem có các cảnh báo hay khuyến cáo gì của khách hàng đã sử dụng dịch vụ tư vấn SEO của họ không. Thậm chí doanh nghiệp có thể tìm cách liên lạc với khách hàng của công ty SEO/ người làm SEO tự do để tham khảo xem họ có hài lòng với dịch vụ của công ty đó không. 79 - Nhìn vào các khách hàng của công ty SEO/ người làm SEO để đoán được một phần phân khúc khách hàng của họ, điều này cũng ảnh hưởng một phần đến việc chọn lựa dịch vụ SEO cho doanh nghiệp. - Lựa chọn những công ty SEO/ người làm SEO có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và địa bàn của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp nên yêu cầu công ty SEO/ người làm SEO giải thích kỹ thuật SEO quan trọng nhất của họ là gì. Xem xét xem công ty SEO/ người làm SEO đó có tuân theo Nguyên tắc quản trị Trang web của Google không. Nếu công ty SEO/ người làm SEO đó có sử dụng thủ thuật SEO mũ đen thì doanh nghiệp không nên sử dụng dịch vụ của họ. - Nên yêu cầu công ty SEO/ người làm SEO đưa ra bản kế hoạch hành động thể hiện những thay đổi mà họ sẽ thực hiện với website của doanh nghiệp, cung cấp thông tin chi tiết về các khuyến nghị và giải thích lý do cho những khuyến nghị đó. Trong quá trình sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp cần phối hợp với công ty SEO/ người làm SEO chặt chẽ, yêu cầu họ cung cấp những bản báo cáo thể hiện tiến độ mà website của doanh nghiệp đang đạt được. 4.4. GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC SEO CHO MẢNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BIZSPACE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ALPHA 4.4.1. Chiến lƣợc từ khóa Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công cụ Google Keyword Tool để phân tích và lựa chọn sự khả thi của các từ khóa phù hợp. Các từ khóa này được phân theo nhóm. Bảng 4.2: Danh sách các từ khóa khả thi cho bizSPACE Nhóm1: website bán sách Từ khoá Số lần Tìm kiếm Hàng tháng Số kết quả trả về khi truy vấn “từ khóa” siêu thị sách 2900 1,870,000 80 nhà sách trên mạng 2900 5,060,000 nhà sách online 2400 820,000 nhà sách trực tuyến 2400 1,480,000 web bán sách 1000 79,200 website bán sách 880 132,000 Nhóm 2: mua sách tr n mạng Từ khoá Số lần Tìm kiếm Hàng tháng Số kết quả trả về khi truy vấn “từ khóa” mua sách trực tuyến 4400 2,360,000 mua sách online 2900 251,000 mua sách trên mạng 2900 205,000 bán sách online 1600 308,000 mua sách qua mạng 1300 98,000 đặt mua sách 590 539,000 đặt sách online 320 78,700 Nhóm 3: sách kinh t , kinh doanh Từ khoá Số lần Tìm kiếm Hàng tháng Số kết quả trả về khi truy vấn “từ khóa” sách kinh tế 33100 13,100,000 sách kinh doanh 14800 9,840,000 sách về kinh tế 1900 1,770,000 sách kinh tế hay 1300 137,000 tủ sách doanh nghiệp 1300 285,000 sách về kinh doanh 1000 1,220,000 81 sách quản trị kinh doanh 1000 562,000 sách kinh doanh hay 880 96,700 tủ sách kinh tế 720 1,180,000 sách hay về kinh tế 390 44,000 sách hay về kinh doanh 480 36,700 Nhóm 4: sách hay Từ khoá Số lần Tìm kiếm Hàng tháng Số kết quả trả về khi truy vấn “từ khóa” sách hay 74000 4,590,000 sách hay nhất 14800 2,020,000 giới thiệu sách 9900 2,000,000 sách hot 8100 93,800 cuốn sách hay 5400 5,230,000 những cuốn sách hay 4400 1,160,000 những quyển sách hay 3600 308,000 sách hay nên đọc 3600 68,900 sách bán chạy 1600 3,140,000 những cuốn sách hay nhất 1600 207,000 sách bán chạy nhất 1300 1,080,000 giới thiệu sách hay 880 642,000 Nhóm 5: sách giảm giá Từ khoá Số lần Tìm kiếm Hàng tháng Số kết quả trả về khi truy vấn “từ khóa” sách giảm giá 2400 1,500,000 82 giảm giá sách 2400 1,870,000 mua sách giá rẻ 480 59,300 bán sách giá rẻ 390 139,000 Từ đó nhóm nghiên cứu lựa chọn chiến lược SEO từ khóa cho website bizSPACE.vn với những từ khóa sau: - Tủ sách doanh nghiệp, sách quản trị kinh doanh, sách hot, web bán sách, mua sách trên mạng, mua sách online => tối ưu trang chủ - Tủ sách doanh nghiệp, sách quản trị kinh doanh => tối ưu mục sách kinh doanh - Sách kinh tế hay => tối ưu mục sách kinh tế - Sách hot => tối ưu mục sách bán chạy - Sách giảm giá => tối ưu mục sách giảm giá 4.4.2. Chiến lƣợc tối ƣu hóa trong trang Các đề xuất giúp tối ưu hóa trong trang với các từ khóa mục tiêu: a) Tối ưu cấu trúc liên kết trong của trang - Đổi tên mục "sách bán chạy" thành "sách hot", các mục con là "sách hot tháng 1", "sách hot tháng 2"... và để các mục này liên kết trực tiếp với các mục xuất hiện trên trang chủ. Như vậy sẽ giúp người đọc tìm kiếm dễ dàng hơn với ít thao tác click chuột hơn. Đồng thời, với cách làm này, nội dung của các trang Sách hot sẽ được search engine xếp hạng cao khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến nội dung trang này. - Tạo nhiều internal link trong website: Với mỗi trang giới thiệu về từng cuốn sách sẽ để anchor text như sau "Sách X nằm trong tủ sách DN của bizSPACE...", “xếp hạng thứ ... trong những cuốn sách hot tháng 7” ... b) Tối ưu hóa nội dung các thẻ meta 83 Các thẻ meta rất quan trọng trong thủ thuật SEO. Các thẻ này được Google coi là một bài viết tóm tắt toàn bộ trang web, dựa vào đây mà Google xác định keyword và nội dung của mỗi trang web. - Thẻ Title: Title hiện tại là "bizSPACE - không gian sách quản trị kinh doanh". Nội dung này chứa keyword “sách quản trị kinh doanh” và cũng đã phản ánh được nội dung web, không cần sửa chữa hay thay đổi. - Thẻ Description: Nội dung miêu tả hiện tại của bizSPACE.vn là "Sách kinh doanh, sách kinh tế, Sách, sách trực tuyến, sách hay, mua sách online, sách miễn phí, sách điện tử, mua sách, bán sách, sahara, fahasa, minh khai, phương nam, nguyễn văn cừ, sách tuổi teen, mua sách trực tuyến, mua sách online". Các nội dung này sẽ hiển thị bên dưới tiêu đề của kết quả tìm kiếm. Nội dung này cần sửa lại là một câu hoàn chỉnh giới thiệu website và có chứa các từ khóa mục tiêu như: "bizSPACE chuyên cung cấp sách và tạp chí kinh tế, quản trị kinh doanh". - Thẻ Keyword: nội dung hiện tại của thẻ keywords là "Sách kinh doanh, sách kinh tế Sách, sách trực tuyến, sách hay, mua sách online, sách miễn phí, sách điện tử, mua sách, bán sách, sahara, fahasa, minh khai, phương nam, nguyễn văn cừ, sách tuổi teen, mua sách trực tuyến, mua sách online". Theo nhóm nghiên cứu, các từ khóa "sahara", "fahasa", "minh khai", "phuong nam", "nguyễn văn cừ" được bizSPACE thêm vào thẻ này với mục đích: khi khách hàng tìm kiếm các website của các đối thủ cạnh tranh của bizSPACE, website của bizSPACE có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm như một gợi ý mới cho người tìm kiếm. Tuy nhiên, trên thực tế, người dùng khi sử dụng những từ khóa trên để tìm kiếm thì có khả năng gần như chắc chắn là họ sẽ vào website đó mua hàng. Vì vậy, đề xuất thay đổi thẻ keyword là bỏ đi các từ khóa về các đối thủ cạnh tranh của bizSPACE, đồng thời bổ sung các keyword mục tiêu. 4.4.3. Chiến lƣợc xây dựng liên kết Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ xây dựng liên kết như trao đổi link, tạo link trên các diễn đàn, blog, mua link, viết bài, submit directory, sử dụng mô hình link wheel, cross link.... Các phương pháp xây dựng liên kết trên đều có những ưu 84 nhược điểm riêng. Đối với một website mới thành lập như bizSPACE.vn kinh phí và nhân lực chưa đủ mạnh để tiến hành tất cả các phương pháp trên và cũng không cần thiết. Do đó biện pháp tối ưu là sử dụng tổ hợp một số công cụ vừa hiệu quả lại có tính tương tác, hỗ trợ lẫn nhau cao: mua link, trao đổi link, tạo link diễn đàn, blog, cross link. - Mua link: ưu điểm của mua link chính là không làm ảnh hưởng tới cấu trúc outbound links, chất lượng link rất cao do được lựa chọn và đầu tư tiền, dễ dàng tìm nguồn link có cùng chủ đề, tốc độ triển khai nhanh. bizSPACE có thể mua link từ các website khác có uy tín và liên quan đến lĩnh vực như … Số lượng không cần nhiều, chỉ cần khoảng 4-5 link có chất lượng. - Cross link: là link liên kết giữa các website của cùng một chủ sở hữu. Phương pháp này có ưu điểm là chất lượng link tốt, số lượng nhiều, có tích tũy, có thể tùy biến thay đổi khi có thay đổi chiến lược SEO và độ ổn định cao: site mình nên sẽ không bị ai xóa link. Alphabook.vn có thể hỗ trợ đặt link trong các bài giới thiệu sách của website này về bizSPACE.vn. - Trao đổi link các trang bán sách online khác như www.vinabook.com, www.minhkhai.com.vn, nhasachhanoi.com, nhasachphuongnam.com,… - Đặt link diễn đàn, blog: viết các bài bình luận sách đăng trên các forum về kinh tế, kinh doanh và đặt link trong bài hoặc tại chữ ký. 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: 1. Alpha Books 12/2010, Giới thiệu bizSPACE.vn & Cơ hội hợp tác 2. Bộ Công thương 2009, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2009 3. Cimigo, 3/2010, Báo cáo NetCitizens Việt Nam: Tình hình Sử dụng và Tốc độ phát triển Internet tại Việt Nam. 4. Đại học Ngoại Thương 2009, Giáo trình Thương mại điện tử 5. Nguyễn Minh Quý, Thị trường SEO Việt Nam – xu hướng và cơ hội, 6. Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005Tìm hiểu về thương mại điện tử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 1. Chaffey, D và Smith, PR 2008, eMarketing eXcellent, nxb Butterworth- Heinemann, Burlington USA. 2. ComScore, 3/2011, State of the Internet with a Focus on Southest Asia 3. Damian Ryan và Calvin Jones, 2009, Understanding Digital Marketing, nxb Replika, India. 4. Econsultancy 1/2011, Internet Statistics Compendium, Econsultancy.com Ltd, 5. Enge E, Spencer S, Fishkin R và Stricchiola J 2010, The Art of SEO, O‟Reilly Media, Inc., USA. 6. Google, Search engine optimization Starter Guide, < starter-guide.pdf> 7. Philip Kotler 2007, Marketing Management Millenium Edition, nxb Pearson Custom, Prentice Hall, USA 86 8. SEMPO và Econsultancy 4/2011, State of Search marketing Report 2011, 9. Strauss, Judy, Adel El-Ansary, và Raymond Frost 2006, E-Marketing, nxb Upper Saddle River, Pearson Prentice Hall, USA 10. Stokes R 2008, eMarketing - the essential guide to online marketing, Quirk eMarketing (Pty) Ltd. Website: 1. https://adwords.google.com/select/KeywordToolExternal 2. 3. 4. 5. share.aspx?qprid=4&qpcal=1&qpcal=1&qptimeframe=M&qpsp=150 6. mot-chien-dich-lam-seo-nhu-the-nao/#ixzz1SX6Mso58 7. 8. 9. 10 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. prweb708053.html 87 17. cuoc-dua.aspx 18. optimized-results/5966/ 19. 20. research 21. 22. khong 23. 24. ge

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐỀ TÀI-GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG VIỆC ỨNG DỤNG TỐI ƯU HÓA CÔNG CỤ TÌM KIẾM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ E-MARKETING – VẬN DỤNG VỚI BIZSPACE.VN.pdf
Luận văn liên quan