Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH CHỢ LỚN
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Chợ Lớn
Lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển của thành phố Hồ Chí Minh chia vùng đất này thành hai khu vực chính là Sài Gòn và Chợ Lớn. Nếu ngày nay Sài Gòn là trung tâm kinh tế, hành chính với bộ mặt rạng rỡ của đô thị hiện đại thì Chợ Lớn lại hiện lên với nét cổ kính đọng lại trong các chùa chiền, các con đường vào mùa lễ hội treo lồng đèn đỏ, hay các khu phố cao lầu sực nức mùi thuốc bắc. Ẩn trong dáng dấp mang nét Trung Hoa đó là nền thương mại phát triển lâu đời, bền bỉ, vững vàng thuộc vào hàng bậc nhất Việt Nam của cộng đồng người Hoa, thật lạ thường so với vẻ bề ngoài có vẻ trầm lặng.
Trên vùng đất nhiều tiềm năng đó, ngày 28/6/1993 ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Chi Nhánh Chợ Lớn được thành lập. Đây chính là chi nhánh cấp 1 đầu tiên tại khu vực phía Nam ra đời theo kế hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động của Hội Đồng Quản Trị Và Ban Tổng Giám Đốc. Chi nhánh Chợ Lớn có tiền thân là 4 ngân hàng là Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Vò Gấp- Hợp Tác Xã Tín Dụng Tân Bình – Thành Công - Lữ Gia, trước khi được chuyển thể và sát nhập đã rơi vào khó khăn về tài chính, chi nhánh Chợ Lớn đã đi vào hoạt động mới mẻ như một trang giấy trắng, trên đó các nhà quản trị có thể xây dựng kế hoạch phát triển đầy tham vọng.
Chương 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV)
2.1 Tổng quan về Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa (DNNVV)
2.1.1 Khái niệm về DNNVV
Thông thường, để phân chia quy mô DNNVV, các quốc gia căn cứ vào những tiêu chuẩn: Số lao động thường xuyên, vốn sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng. Ở mỗi quốc gia khác nhau, tiêu chí để phân biệt DNVVN cũng khác nhau. Trên thực tế, các nước thường căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản là vốn sản xuất, số lao động thường xuyên để phân biệt DNVVN với các DN lớn, nhưng cũng tùy theo từng ngành, từng thời kỳ và tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của từng nước.
Chương 3: THỰC TRẠNG NHU CẦU VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA CÁC DNNVV VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.1 Tình hình hoạt động và nhu cầu vay vốn của các DNNNVV
3.1.1 Tình hình hoạt động của các DNNVV
Trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, DNNVV đóng vai trò quan trọng, góp phần gìn giữ và phát triển những ngành nghề truyền thống, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Theo số liệu thống kê, tính đến 1/2007 cả nước hiện có gần 200.000 DNNVV chiếm hơn 97% tổng số DN hiện có có trên cả nước, với trên 15 nghìn hợp tác xã và trên 2 triệu hộ kinh doanh có đăng ký.
Chương4: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HỖ TRỢ DNNVV TIẾP CẬN VỚI NGUỒN TÍN DỤNG THÔNG QUACÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM
4.1 Nhận xét chung về nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các DNNVV, cũng như công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng.
Có thể thấy rằng, nhu cầu vay vốn của các DNNVV đối với nguồn tín dụng trung và dài hạn là rất lớn. Thực tế, hiện nay tài chính vẫn đang là vấn đề yếu nhất của DN. Tình trạng thiếu vốn đang là chuyện phổ biến ở các DN nói chung DNNVV nói riêng. Các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn, đặc biệt là trung và dài hạn từ các ngân hàng cũng như từ các tổ chức tín dụng khác, các khoản vay có bảo lãnh cũng thường không đến được với DNNVV. Hơn nữa, do hầu hết các khoản vay đều là ngắn hạn với mức lãi suất cao nên các DNNVV dù có được phép vay vẫn khó tìm được nguồn vốn trung và dài hạn. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có đủ các quy định pháp lý đảm
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng thông qua công tác thẩm định tín dụng tại các ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH CHỢ LỚN
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Chợ Lớn
Lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển của thành phố Hồ Chí Minh chia vùng đất này thành hai khu vực chính là Sài Gòn và Chợ Lớn. Nếu ngày nay Sài Gòn là trung tâm kinh tế, hành chính với bộ mặt rạng rỡ của đô thị hiện đại thì Chợ Lớn lại hiện lên với nét cổ kính đọng lại trong các chùa chiền, các con đường vào mùa lễ hội treo lồng đèn đỏ, hay các khu phố cao lầu sực nức mùi thuốc bắc. Ẩn trong dáng dấp mang nét Trung Hoa đó là nền thương mại phát triển lâu đời, bền bỉ, vững vàng thuộc vào hàng bậc nhất Việt Nam của cộng đồng người Hoa, thật lạ thường so với vẻ bề ngoài có vẻ trầm lặng.
Trên vùng đất nhiều tiềm năng đó, ngày 28/6/1993 ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Chi Nhánh Chợ Lớn được thành lập. Đây chính là chi nhánh cấp 1 đầu tiên tại khu vực phía Nam ra đời theo kế hoạch mở rộng mạng lưới hoạt động của Hội Đồng Quản Trị Và Ban Tổng Giám Đốc. Chi nhánh Chợ Lớn có tiền thân là 4 ngân hàng là Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Vò Gấp- Hợp Tác Xã Tín Dụng Tân Bình – Thành Công - Lữ Gia, trước khi được chuyển thể và sát nhập đã rơi vào khó khăn về tài chính, chi nhánh Chợ Lớn đã đi vào hoạt động mới mẻ như một trang giấy trắng, trên đó các nhà quản trị có thể xây dựng kế hoạch phát triển đầy tham vọng.
Khi ấy huy động vốn trong dân cư và cho vay những món nhỏ, cho vay trả góp mua hàng tiêu dùng là những nghiệp vụ truyền thống của đơn vị, những khó khăn bước đầu do cư trú trên địa bàn dày đặc những ngân hàng mà ưu thế luôn thuộc về ngân hàng quốc doanh. Chi nhánh chưa có khái niệm về công tác tiếp thị, chưa mạnh dạn, thiếu điều kiện mời gọi các DN về mở tài khoản giao dịch nên lượng tiền thanh toán là rất thấp trong nguồn vốn huy động, tạo nên giá thành vốn khá cao.
Đầu tháng 5/1999 chi nhánh Chợ Lớn dời trụ sở từ số 3 Hậu Giang Quận 6 về địa điểm hiện nay là 920 Nguyễn Chí Thanh, Quận 11 hiện đại hơn, khang trang hơn.
1.2 Sơ đồ tổ chức hoạt động và quản lý
Giám đốc chi nhánh
Phó Giám Đốc chi nhánh
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng quản lý
tín dụng
Phòng kế toán - ngân quỹ
Tổ hành chánh -quản trị
Chi nhánh
cấp 2
Phòng giao dịch
Tổ
tín dụng
Chi nhánh cấp 2 ngoài địa bàn
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của Sacombank Chợ Lớn.
Phòng dịch vụ khách hàng:
- Làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng, triển khai các tác nghiệp từ khâu tiếp xúc, hướng dẫn và lập chứng từ kế toán.
- Thực hiện các công tác tiếp thị để phát triển thị phần.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm, đồng thời theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch.
- Hướng dẫn, hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.
- Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần, nghiên cứu và đề xuất cho Giám Đốc Chi Nhánh các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động, xây dựng kế hoạch kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện dự án.
- Giải ngân theo tiến độ vay vốn và hợp đồng tín dụng đã được chi nhánh ký kết với khách hàng.
- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng để xét duyệt, thẩm định chấp nhận cho vay theo quy định, quy chế của ngân hàng.
- Thực hiện thu hồi nợ theo các hợp đồng tín dụng đã được ký kết với khách hàng.
- Thực hiện công tác tự kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị, đồng thời chịu sự kiểm tra kiểm soát thường xuyên hoặc đột xuất của phòng nghiệp vụ khách hàng.
- Thực hiện một số hoạt động khác khi được hội đồng quản trị cho phép.
- Kiểm soát các hồ sơ tín dụng trước khi giải ngân.
- Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý, lữu trữ hồ sơ tín dụng.
- Quản lý danh mục thu nợ và tình hình thu nợ.
- Hướng dẫn, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc
1.3 Tình hình hoạt động của ngân hàng trong thời gian vừa qua
Sau khi chuyển về chi nhánh mới khang trang hiện đại hơn, chi nhánh bắt tay vào mảng tín dụng mới cho vay phân tán- khá hiệu quả và ít rủi ro. Chi nhánh lại thí điểm nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên vay trả góp để sinh hoạt tiêu dùng, đây là nghiệp vụ cho vay hoàn toàn dựa vào tín chấp. Rút kinh nghiệm từ bài học liên kết với DN Hùng Đông cho vay mua hàng tiêu dùng trả góp tràn lan trước đây, chi nhánh hết sức thận trọng bước đi đầu tiên. Chỉ thiết lập mối quan hệ với cơ quan, đơn vị có tình hình hoạt động ổn định, uy tín, lãnh đạo và công đoàn các cơ quan đã nhiệt tình ủng hộ việc cán bộ công nhân viên của mình vay vốn để cải thiện đời sống và tạo điều kiện để cho ngân hàng thu lãi hàng tháng. Sau một thời gian thí điểm có hiệu quả trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, được sự đồng thuận của Hội Đồng Quản Trị và Ban Tổng Giám Đốc, chi nhánh mở rộng nghiệp vụ cho vay tới các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước và các tỉnh Miền Tây. Trải qua nhiều gian nan vất vả chi nhánh đã thiết lập được mối quan hệ với cơ quan, đơn vị, các ban ngành giáo dục, y tế, bưu điện các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre vào thời điểm đó đây là một thành tựu nổi bật. Cuối năm 2001 dư nợ riêng của mảng tín dụng này là 100 tỷ đồng chiếm 20% trong tổng dư nợ của đơn vị.
Có thể nói nghiệp vụ cho vay trả góp phân tán là đặc thù riêng của chi nhánh Chợ Lớn và nền tảng cơ bản giúp chi nhánh vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Đây cũng là bệ phóng vững chắc đưa chi nhánh bay cao xa hơn. Trước sự thôi thúc của xu thế hội nhập và những thách thức từ cạnh tranh ngày càng tinh vi và khốc nghiệt hơn, chi nhánh tiếp tục phấn đấu, nỗ lực vươn lên với quyết tâm tạo thế đứng vững chắc, thể hiện tính đa năng của ngân hàng hiện đại. Những nghiệp vụ ngân hàng có tính chuyên nghiệp cao như dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh nội địa, kinh doanh ngoại tệ, thu chi hộ, kiều hối, đã lần lượt đưa vào hoạt động của chi nhánh. Song song đó, chi nhánh tiếp tục thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, và cá nhân trên địa bàn, nguồn vốn có lãi suất thấp luôn được quan tâm hàng đầu, các dịch vụ thanh toán thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử đặc biệt được chi nhánh chú ý đẩy mạnh phát triển.
Với kết quả đạt được qua các năm liền, năm 2005 chi nhánh Chợ Lớn vinh dự đón nhận chi nhánh xuất sắc lần thứ 6, ngoài ra chi nhánh Chợ Lớn còn là đơn vị thí điểm chương trình T-24, một chương trình tiên tiến, chuẩn quốc tế mà lãnh đạo Sacombank đã đầu tư một khoản tiền rất lơn để mua lại và thuê chuyên gia đào tạo. Đây là một vinh dự lớn cho chi nhánh. Những ngày đầu tiên thực hiện chương trình thật khó khăn, vất vả nhưng được sự hỗ trợ, hướng dẫn nhiệt tình của Ban hiện đại hoá ngân hàng, chi nhánh đã vận hành thành công chương trình T-24 sau một thời gian ngắn. Tiếp theo các phòng giao dịch trực thuộc gồm phòng giao dịch Chợ Lớn, Bình Chánh, Phú Lâm, Kim Biên cũng lần lượt vận hành chương trình này, đến nay, tất cả đều hoạt động ổn định.
Để đạt được những thành tựu như trên, các thế hệ lãnh đạo và nhân viên của chi nhánh Chợ Lớn đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng trong một thời gian dài. Từng mốc phát triển của chi nhánh đều có những sự đống góp lớn lao, có khi rất thầm lặng, có khi có cả sự hy sinh những lợi ích khác cho sự phát triển chung. Thế hệ Sacombank, mà cụ thể là chi nhánh Chợ Lớn hôm nay ghi nhớ và học tập tấm gương của các bậc tiền bối đi trước và tiếp tục đưa chi nhánh phát triển tới một tầm cao mới.
1.4 Các hoạt động chủ yếu
Sản phẩm dịch vụ của Sacombank đã không ngừng được cải tiến và mở rộng. Ngoài các nghiệp vụ huy động và cho vay truyền thống ngân hàng đã cung ứng nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng và xu hướng phát triển của thị trường tiền tệ.
Các dịch vụ chuyển tiền nội địa, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài, kiều hối, thu chi hộ, thanh toán lương, quản lý quỹ, cho thuê ngăn tủ sắt, bảo lãnh, tài trợ thương mại, tiết kiệm tích luỹ và đặc biệt là dịch vụ thẻ và hệ thống máy rút tiền tự động trong thời gian qua đã thực sự đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng của Sacombank.
1.4.1 Sản phẩm tiền gởi
Tiền gởi thanh toán cá nhân và DN bao gồm các loại tiền gởi bằng VNĐ, USD, EUR.
Tiết kiệm có kỳ hạn
Tiết kiệm không kỳ hạn
Tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng
Tiết kiệm trung linh hoạt
Tiết kiệm tích luỹ
Tiết kiệm vàng và VNĐ đảm bảo theo giá vàng
Tài khoản Âu Cơ : Là loại hình thanh toán áp dụng cho khách hàng là nữ giao dịch tại chi nhánh 8 tháng 3 – Ngân hàng dành cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam.
1.4.2 Sản phẩm cho vay
Cho vay sản xuất kinh doanh – cá nhân và DN: Tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ.
Cho vay tiêu dùng
Cho vay cấn trừ bất động sản
Cho vay cán bộ công nhân viên
Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm
Cho vay góp chợ
Cho vay du học
Cho vay nông dân
Cho vay thấu chi
1.4.3 Thẻ Sacombank
Thẻ Sacompassport : Là loại thẻ thanh toán nội địa, sử dụng như một phương tiện thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt.
Thẻ thanhh toán nội địa : Đây là thẻ tiêu dùng trước chi trả sau và ngân hàng cấp cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng nhất định.
Thẻ quốc tế : Sacombank đã chính thức phát hành các loại thẻ quốc tế Visa.
1.4.4 Dịch vụ chuyển tiền
Chuyển tiền trong nước : Thực hiện các dịch vụ chuyển và nhận tiền theo yêu cầu của quý khách tại các tỉnh, thành trên toàn quốc bao gồm:
Chuyển tiền trong hệ thống Sacombank
Chuyển tiền ngoài hệ thống
Chuyển tiền ngân hàng liên kết
Chuyển tiền ra nước ngoài: Thực hiện các dịch vụ nhằm hỗ trợ khách hàng chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để sử dụng vào các mục đích khám chữa bệnh, công tác, du lịch, du học, thanh toán hàng hoá.
Chuyển tiền từ nước ngoài về : Nhận tiền chuyển về của khách hàng đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài cho thân nhân, gia đình tại Việt Nam thông qua các Công ty Kiều Hối, Công ty chuyển tiền (Western Union, Xoom.. ) hoặc trực tiếp chuyển tiền về tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng Sacombank.
1.4.5 Thanh toán quốc tế
Chuyển tiền bằng điện
Nhờ thu
Tín dụng chứng từ
1.4.6 Các sản phẩm dịch vụ khác
Kinh doanh ngoại tệ, chuyển đổi ngoại tệ
Chi trả hộ lương cán bộ - công nhân
Bảo lãnh
Dịch vụ bất động sản
Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt
Dịch vụ phone –banking : Dịch vụ cung cấp thông tin qua điện thoại
Hỗ trợ du học: Gồm tư vấn du học, xác nhận năng lực tài chính, tín dụng chuyển tiền ra nước ngoài, tiết kiệm tích luỹ giáo dục….
Ngoài ra Sacombank còn cung cấp các dịch vụ khác như : Tư vấn đầu tư, nhận uỷ thác đầu tư và quản lý tài sản, chiết khấu các chứng từ có giá và các dịch vụ ngân hàng khác trong khuôn khổ được phép hoạt động của ngân hàng.
1.5 Mạng lưới hoạt động
Hiện nay chi nhánh có một số phòng giao dịch :
Phòng giao dịch Bình Chánh
184 Kinh Dương Vương, thị trấn An Lạc, Quận Bình Tân, TP HCM
Phòng giao dịch Chợ Lớn.
47 Hậu Giang, Phường 2, Quận 6, TP HCM
Phòng giao dịch Phú Lâm
Số 2 đường số 3 khu phố chợ Phú Lâm, Phường 13, Quận 6, TP HCM
Phòng giao dịch Kim Liên
04 Trang Tử, Phường 14, Quận 5, TP HCM
Phòng Giao dịch Bình Phú
50-52 Đường số 22, khu dân cư Bình Phú, Phường 11, Quận , TP HCM.
1.6 Định hướng phát triển trong thời gian sắp tới
Từ một chi nhánh có qui mô nhỏ từ những ngày đầu thành lập, đến nay chi nhánh Chợ Lớn đã trở thành một trong những chi nhánh mạnh, có qui mô lớn trong hệ thống Sacombank. Cùng với mạng lưới phòng giao dịch trực thuộc khá dày mà mỗi phòng lại có một ưu thế và đặc trưng riêng. Sacombank Chợ Lớn quyết tâm hành động để giữ vững vị trí một chi nhánh ngân hàng tầm cỡ hoạt động ổn định với đội ngũ nhân viên trẻ, thích hợp với môi trường công nghệ cao, đủ khả năng tiếp cận và hội nhập giai đoạn mới.
Nhìn lại 13 năm đã qua Sacombank Chợ Lớn đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm cho giai đoạn phát triển sắp tới. Với đặc tính lịch sử và văn hoá khu vực tập trung nhiều người Hoa sinh sống, trong định hướng phát triển sắp tới, chi nhánh tiếp tục phát triển cùng đối tượng khách hàng chiến lược là người Hoa. Ngoài việc xây dựng cơ sở khang trang chi nhánh còn đặt mục tiêu đến năm 2008 tất cả nhân viên chi nhánh đều phải biết tiếng Hoa.
Với vai trò là chi nhánh có bề dày hoạt động trong khu vực, chi nhánh Chợ Lớn đang nỗ lực phát triển các phòng giao dịch hiện đại, để tạo cơ sở cho sự hình thành nên cụm chi nhánh trong khu vực chuyên phục vụ cho người Hoa. Bên cạnh việc chuẩn bị cơ sở vật chất hiện đại chi nhánh còn đang đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho bước phát triển mới.
Chợ Lớn là mảnh đất rất màu mỡ cho cho hoạt động ngân hàng nên các ngân hàng đua nhau mở chi nhánh, phòng giao dịch để khai thác tiềm năng, trong xu thế cạnh tranh, chi nhánh Chợ Lớn gắn bó lâu dài với cộng đồng người Hoa, chọn ngành nhựa là ngành hàng chiến lược. Sacombank hiện là một trong những ngân hàng tài trợ chính cho ngành hàng này, trong đó Sacombank Chợ Lớn là một chi nhánh chủ lực. Trong tương lai đây vẫn là ngành hàng chiến lược. Dù biến tập trung vào một ngành hàng sẽ gặp rủi ro khi khi thị trường biến động, nhưng Sacombank Chợ Lớn tin rằng, với bề dày hợp tác cùng các DN, lại am hiểu sâu sắc về sự vận động của thi trường. Chi nhánh có thể kiểm soát được rủi ro trong hoạt động tín dụng, bên cạnh việc phát triển sâu vào ngành hàng chiến lược, chi nhánh vẫn tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm để tăng cường phát triển theo chiều rộng.