Tình hình năm 2012, đám mây đen dường như tiếp tục phủ lên ngành ngân
hàng. Nợ xấu toàn hệ thống tăng vọt, nhiều con số nợ xấu được công bố bới các
NHTM vào khoản 4 đến 5.5%, NHNN thì là vào khoảng 10 đến 12% và cả các tổ chức
quốc tế còn cao hơn con số này khiến Chính phủ càng mạnh tay hơn trong việc giám
sát và xử lý nợ xấu. Trong năm, NHNN cũng đã đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu mạnh
mẽ hệ thống với thương vụ SHB và Habubank cùng một loạt các thương vụ “tìm hiểu:
khác.
Điểm mới trong tăng trưởng tín dụng năm 2012, NHNN phân loại các TCTD
theo 4 nhóm theo Chỉ thị 01/CT-NHNN của NHNN ngày 13/02/2012 về tổ chức thực
hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, cụ thể:
nhóm 1: tăng tưởng 17%, nhóm 2 tăng trưởng 15%, nhóm 3 tăng trưởng 7 – 8% và
nhóm 4 không được tăng trưởng.
Mặc dù được xếp vào nhóm 1, song Sacombank năm 2012 cũng trải qua một
giai đoạn khó khăn hơn khi mà nhân sự cao cấp có sự xáo trộn lớn. Sự ra đi của ông
Đặng Văn Thành và một loạt nhân sự khác đến từ Ngân hàng Phương Nam nên các
hoạt động ngân hàng cần cẩn trọng hơn. Đặc biệt khi mà năm 2012 trở nên nhạy cảm
với các thông tin từ nhân sự cao cấp, khi mà lần lượt vụ án lừa đảo, chiếm đoạt gần
4.000 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như, Nguyên phó phòng quản lý rủi ro của ngân
hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và vụ án Nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập
ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên,, nguyên TGĐ Lý Xuân Hải, nguyên chủ tịch Trần
Xuân Giá và 3 nguyên phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang
của ACB bị khởi tố hồi tháng 8 và tháng 9 do cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây
hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
Năm 2013, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi từ đáy năm 2012, NHNN đã có
nhiều biện pháp để hạ nhanh lãi cả lãi suất cho vay lần huy động, góp phần thúc đẩy
tín dụng cũng như tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề nợ xấu tiếp tục nở rộ, nóng
đến mức Thống đốc trong phiên họp Quốc hội liên tục được các Đại biểu chất vấn.
Trong năm, lần đầu tiên nút thắt nền kinh tế này có hướng gợi mở với sự thành lập của
Công ty Quản lý tài sản (VAMC) theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ,
Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-
125 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín chi nhánh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 81
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
1. Kết luận
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh, giá
thực trạng và đưa ra các giải pháp để mở rộng tín dụng KHCN nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Sacombank Chi nhánh Huế trong
tiến trình hội nhập, khóa luận đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, khóa luận trình bày tổng quan lý luận cơ bản về tín dụng KHCN.
Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm; vai trò của tín dụng KHCN đối với các chủ thể
trong nền kinh tế; các sản phẩm tín dụng KHCN; những chỉ tiêu phản ánh thực trạng
mở rộng tín dụng, và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng tín dụng tại
Sacombank Chi nhánh Huế.
Thứ hai, khóa luận đi sâu vào nghiên cứu thực trạng mở rộng tín dụng KHCN
ở Sacombank Chi nhánh Huế cùng những vấn đề đặt ra như: Thực trạng hoạt động
mở rộng tín dụng KHCN sau đó đánh giá về thực trạng mở rộng đó cũng như các nêu
lên tác động của các nhân tố mà tác giả cho rằng ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng tín
dụng KHCN tại đơn vị nghiên cứu. Đồng thời, khóa luận cũng chỉ ra những thành
công và hạn chế của Saombank Chi nhánh Huế như sản phẩm cấp tín dụng thực tế
chưa đa dạng, sàn lọc khách hàng “quá kỹ”, chưa chú trọng quảng bá thương hiệu,
hình ảnh Sacombank. Sau đó, tác giả cũng đã phân tích những nguyên nhân dẫn đến
hạn chế đó tạo tiền đề cho khó luận thực hiện các giải pháp trong chương 3.
Thứ ba, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng phát
triển của Sacombank Chi nhánh Huế, khóa luận đưa ra các nhóm giải pháp để mở
rộng tín dụng KHCN đối với bản thân Sacombank Chi nhánh Huế với ba nhóm giải
pháp: nhóm giải pháp phát triển; nhóm giải pháp cải thiện; nhóm giải pháp hỗ trợ.
Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai một cách đồng bộ và vững
chắc nhằm thực hiện được chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế của Sacombank Chi nhánh Huế trong thời kỳ
cạnh tranh và hội nhập.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 82
Đây là đề tài không mới nhưng là nội dung quan tâm của Sacombank Chi
nhánh Huế nói riêng và của những ngân hàng NHTM đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế nói chung. Đề tài đã khai thác một cách có hiệu quả các số liệu do
Sacombank Chi nhánh Huế, NHNN Chi nhánh Huế và nguồn số liệu do tác giả thu
thập để đưa ra một khóa luận bám sát thực tiễn tình hình tín dụng của địa phương chứ
không áp đặt tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam để phân tích thực trạng của một địa
phương cụ thể. Ngoài ra, quan điểm trong đề tài đối với một số tiêu chí phân tích hoạt
động mở rộng được tác giả cho rằng là khác với các nghiên cứu trước, đây cũng xem
như là một bước phát triển của đề tài lần này.
2. Hạn chế của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã rất nỗ lực trong việc hoàn thiện đề tài,
song do hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức và thời gian, đề tài: vẫn còn một số tồn tại
như sau:
- Chưa thực hiện phân tích chuyên sâu từng sản phẩm trong mục tín dụng để hiểu
rõ hơn về bản chất cũng như xu hướng của hoạt động tín dụng.
- Chưa nắm được nguồn gốc thực tế của nợ xấu để có hướng điều chỉnh phù hợp
trong tương lai.
- Chỉ dừng lại ở việc phỏng vấn các chuyên gia tại ngân hàng chứ chưa thực hiện
điều tra khảo sát về thực trạng hoạt động mở rộng từ phía khách hàng để có cái nhìn
toàn diện hơn về kết quả.
- Do hạn chế về thời gian thực tập nên chưa thể hiểu rõ hoàn toàn các điều kiện
hoạt động của Sacombank Chi nhánh Huế để đưa ra các biện pháp cụ thể, sát với hoạt
động của chi nhánh.
3. Hướng phát triển của đề tài
Mặc dù đã rất cố gắng, song do còn nhiều vấn đề mà nghiên cứu chưa thể bao
quát, trong tương lai, nếu có điều kiện, tác giả sẽ cố gắng phát triển đề tài theo các
hướng sau:
- Hướng nghiên cứu thứ nhất: Tập trung nghiên cứu chuyên sâu trên một tiêu chí
để nhận diện và hiểu rõ hoàn toàn hoạt động mở rộng tín dụng của Sacombank Chi
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 83
nhánh Huế. Trong đó, tiêu chí được chọn phải là tiêu chí quan trọng, chiếm tỷ trọng và
có vai trò trọng yếu trong tín dụng KHCN.
- Hướng nghiên cứu thứ hai: Tiếp cận được bộ số liệu đầy đủ hơn và trong khoản
thời gian dài hơn để nhận biết xu hướng cũng như là các nguyên nhân của sự biến
động trong hoạt động mở rộng tín dụng KHCN.
- Hướng nghiên cứu thứ ba: Thực hiện điều tra, phỏng vấn khách hàng trên địa
bàn thành phố Huế với phương pháp chọn mẫu hợp lí. Việc khảo sát thêm ý kiến
khách hàng là một nguồn thông tin quan trọng trong việc đánh giá và định hướng hoạt
động mở rộng tín dụng của Chi nhánh.
- Hướng nghiên cứu thứ tư: Mở rộng đề tài để phân tích tình hình tín dụng của
Sacombank Chi nhánh Huế nói chung. Quá trình phân tích tổng quát như vậy sẽ giúp
người đọc thấy rõ hơn về bức tranh toàn cảnh hoạt động mở rộng tín dụng của Chi
nhánh.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo:
[1] Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – Nguyễn Minh Kiều (Nhà xuất
bản Thống kê, năm 2009).
[2] Giáo trình Quản trị Ngân hàng – Trần Huy Hoàng và cộng sự (Nhà xuất bản
Lao động xã hội, năm 2010).
[3] Giáo trình Tài chính - tiền tệ ngân hàng – Nguyễn Văn Tiến (Nhà xuất bản
Thống kê, năm 2010).
[4] Giáo trình Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic S.Miskin (Bản
dịch của Nguyễn Quang Cư và Nguyễn Đức Dỵ; Nhà xuất bản Khoa học và kỹ
thuật, năm 1999).
[5] Giáo trình Quản trị tài chính – Eugene F.Brighham, Joel F.Houston (Bản dịch
của Nguyễn Thị Cành và cộng sự; Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh, năm 2009)
Website tham khảo:
[1] Cổng thông tin điện tử thành phố Huế: http:// www.thuathienhue.gov.vn
[2] Ngân hàng nhà nước Việt Nam,
[3] Trang web các ngân hàng: www.acb.com.vn;
https://www.mbbank.com.vn; techcombank.com.vn.
[4] Thời báo kinh tế Việt Nam:
[5] Cộng đồng nhân lực Ngân hàng Việt Nam:
[6] Cổng thông tin về kiến thức quản trị kinh doanh và kỹ năng thực hành giao
thương:
[7] Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright:
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU CÓ LIÊN QUAN
ST
T
Năm Tác giả Tên đề tài Nội dung
1 2009
Vũ Thị
Dậu
Hoàn thiện và
phát triển thị
trường tín dụng
Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế.
Đánh giá thị trường tín dụng Việt Nam vẫn
chưa có sự thống nhất và còn chịu sự can
thiệp khá lớn của Chính phủ cả phía cung
lẫn phía cầu tín dụng. Việc hoàn thiện và
phát triển thị trường tín dụng theo hướng
tạo ra tính thống nhất và cạnh tranh cao trở
thành đòi hỏi khách quan của nền kinh tế.
Tác giả nêu đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng
nói chung để gia tăng nguồn thu của các
NHTM và hạn chế rủi ro lãi suất.
2 2009
Đặng
Hà
Giang
Mở rộng hoạt
động tín dụng của
các ngân hàng
thương mại nhằm
thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh
tế trên địa bàn
miền đông Nam
Bộ theo hướng
công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Tổng quan, thực trạng về HĐTD của
NHTM đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên địa bàn và đề xuất những giải pháp
hoàn thiện HĐTD của NHTM nhằm thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đánh giá công
tác QLNN đối với hoạt động tín dụng
NHTM còn nhiều bất cập, đề xuất giải
pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tín dụng
phải gắn với đổi mới, hoàn thiện pháp luật
của Nhà nước và đề xuất tăng cường công
tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động cho
vay.
3 2010
Trần
Văn
Quý
Giải pháp mở
rộng hoạt động
tín dụng ngắn hạn
tại
NHNNo&PTNT
Việt Nam chi
nhánh Láng Hạ
Tác giả chưa có phân tích rõ về hoạt động
mở rộng tín dụng mà tiến hành phân tích số
ít hoạt động tín dụng. Trong các yếu tố ảnh
hưởng, tác giả cũng chỉ tập trung vào
Marketing ngân hàng. Do đó, phần giải
pháp hướng nhiều yếu vào các công tác
Marketing, quảng bá thương hiệu một cách
chi tiết, đầy đủ. Tuy nhiên, lại ít chú trọng
đến các giải pháp về các hoạt động tín dụng
thực tế.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 2
4 2012
Đặng
Nguyễn
Thục
Anh
Giải pháp mở
rộng hoạt động
tín dụng đối với
thành phần kinh
tế ngoài quốc
doanh tại Ngân
hàng ĐT&PT Hà
Nội
Trong nghiên cứu này, tác giả chú trọng
xem xét môi trường hoạt động, vấn đề ảnh
hưởng của các nhân tố bên trong, bên ngoài
được xem xét kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp.
Hạn chế của đề tài là chưa phân tích kỹ các
hoạt động mở rộng tín dụng trong giai đoạn
nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện các giải
pháp của mình.
5 2012
Nguyễn
Văn
Trọng
Giải pháp mở
rộng cho vay khối
khách hàng cá
nhân tại ngân
hàng thương mại
cổ phần Á Châu -
Phòng giao dịch
Lê Đức Thọ.
Tuy đề tài tiến hành ở cấp độ chi nhánh,
song tác giả hếu hết đi theo kiểu phân tích,
hướng giải pháp dành cho Hội sở của ACB
với rất nhiều lý thuyết về Quản trị thương
hiệu, chiến lược kinh doanh ở cấp độ Hội
sở, tập trung vào Chính sách tín dụng và
Quy trình tín dùng. Tuy không bám sát
nhiều thực tế chi nhánh, song nghiên cứu
cũng đã có những gợi ý hiệu quả về một số
giải pháp.
6 2012
Trần
Thị
Băng
Tâm
Thực trạng và
giải pháp mở
rộng tín dụng tiêu
dùng tại Ngân
hàng thương mại
cổ phần kỹ
thương
Techcombank chi
nhánh Đông Đô.
Chỉ tập trung vào đối tượng là hoạt động
mở rộng tín dụng tiêu dùng nên nghiên cứu
đã có cái nhìn rất chi tiết về hoạt động này.
Các giải pháp đã triển nêu ra sát với những
gì đã được bàn đến. Hạn chế của đề tài là
chưa tính đến sự ảnh hưởng của các nhân
tố chính sách, pháp lý, năng lực của NHTM
trong việc mở rộng tín dụng.
7 2012
Hoàng
Xuân
Mai
Giải pháp mở
rộng tín dụng ở
Ngân hàng nông
nghiệp và phát
triển nông thôn
Quảng Nam.
Tác giả đã phân tích thực trạng tín dụng và
chỉ rõ được các vướng mắc cần thào gỡ và
nguyên nhân của những vướng mắc đó.
Tuy nhiên, tác giả cũng hạn chế trong
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động tín dụng mà chủ yếu tập trung phân
tích các chỉ tiêu định lượng để đưa ra các
giải pháp cho nghiên cứu của mình.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 2: PHÂN BỐ DÂN CƯ PHÂN THEO KHU VỰC ĐỊA LÝ
(Theo niên giám thống kê năm 2012)
Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố
Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và 06 huyện (Phong Điền, Quảng Điền,
Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông).
Biểu đồ: Dân số phân theo đơn vị hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 4
Bảng: Phân bố dân cư tỉnh Thừa TYhieen Huế năm 2012
1. Thành phố Huế 5. Thị xã Hương Thuỷ
- Dân số: 344.581 người - Tổng diện tích: 456,02 km2
- Dân số: 344.581 người - Dân số: 99.756 người
- Mật độ dân số: 4807 người/km2 - Mật độ dân số: 219 người/km2
2. Huyện Phong Điền 6. Huyện Phú Vang
- Tổng diện tích: 950,81 km2 - Tổng diện tích: 279,87 km2
- Dân số: 91.769 người - Dân số: 178.103 người
- Mật độ dân số: 97 người/km2 - Mật độ dân số: 636 người/km2
3. Huyện Quảng Điền 7. Huyện Phú Lộc
- Tổng diện tích: 162,95 km2 - Tổng diện tích: 720,92 km2
- Dân số: 84.056 người - Dân số: 134.628 người
- Mật độ dân số: 516 người/km2 - Mật độ dân số: 187 người/km2
4. Thị xã Hương Trà 8. Huyện A Lưới
- Tổng diện tích: 518,53 km2 - Tổng diện tích: 1.224,65 km2
- Dân số: 113.425 người - Dân số: 45.190 người
- Mật độ dân số: 219 người/km2 - Mật độ dân số: 37 người/km2
- 9. Huyện Nam Đông
- - Tổng diện tích: 647,77 km2
- - Dân số: 24.015 người
- - Mật độ dân số: 37 người/km2
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG KHCN
ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1. Phân tích thị trường tín dụng KHCN.
Mô hình năm lực lượng cạnh tranh Porter’s Five Forces là một ý tưởng tốt cho
việc phân tích một ngành công nghiệp nào đó để nhận diện ra vị trí của mình, từ đó
đưa ra các chiến lược cạnh tranh để duy trì hoặc tăng trưởng lợi nhuận. Rõ ràng, ngân
hàng cũng là một ngành công nghiệp, bản thân các ngân hàng không những cạnh tranh
mà còn phải hợp tác để cùng phát triển. Một vấn đề trọng yếu trong ngành ngân hàng
là việc sao chép trong các sản phẩm là hoàn toàn có thể và vì vậy mà làm cho cuộc
chiến thương hiệu, thị phần càng thêm gay gắt hơn. Trong giới hạn của luận văn này
tác giả chỉ nêu các vấn đề liên quan đến tín dụng KHCN để làm cơ sở cho việc phân
tích của luận văn.
Mô hình Porter’s Five Forces được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard
Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh
doanh. Mô hình này, thường được gọi là “Năm lực lượng của Porter”, được xem là
công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả,
mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi
nhuận. Cụ thể, mô hình Porter’s Five Forces được tác giả sử dụng như sau:
Rào cản gia nhập ngành: rào cản lớn nhất trong việc tham gia vào ngành ngân
hàng là các yêu cầu khắt khe từ chính phủ cũng như yêu cầu về vốn pháp định để
thành lập. Một số nhân tố ảnh hưởng chính: Giấy phép thành lập của chính phủ và
NHNN, nguồn nhân lực quản lí trình độ cao, hạ tầng kỹ thuật
Sức mạnh của các nhà cung cấp: Các nhà cung cấp bao gồm: các khoản tiền
gửi từ dân cư, các khoản cầm cố, thế chấp, tiền gửi từ các tổ chức và NHNN với vai
trò người cho vay cuối cùng. Các khản huy động hình thành chủ yếu từ dân cư. Do đặc
tính tiết kiệm cao trong khi nền kinh tế không ổn định, các kênh đầu tư khác như vàng,
chứng khoán cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên hầu hết dòng tiền sẽ đổ về với các
NHTM. Là điều kiện tiên quyết cho hoạt động mua bán vốn của ngân hàng, các
NHTM cần hết sức chú ý đến “sức mạnh” của các nhà cấp vốn này. Một số nhân tố
T ư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 6
ảnh hưởng đến hoạt động này là lãi suất, giá trị và định giá khoản tiền huy động, sự
phát triển của nền kinh tế. Trên thực tế, đa phần khách hàng gửi tiền đều ít có quyền
lực thương lượng với ngân hàng. Là hình thức tổ chức tín dụng duy nhất được nhận
tiền gửi có kỳ hạn (chiếm tỉ trọng chủ yếu trong số dư tiền gửi xx%), nên ngoài kênh
ngân hàng, khách hàng khó có thểm an tâm tìm một kênh đầu tư an toàn nào khác,
hoặc nếu không, họ sẽ chẳng nhận được gì cả hoặc đầu tư vào những khoản đầu tư rủi
ro hơn. Với các khách hàng lớn hơn, ngân hàng thương khéo léo cung cấp các gói dịch
vụ nhằm định hướng phân đoạn thị trường này. Đến lúc này, ngân hàng vẫn là bên
chiếm ưu thế trong đàm phán hợp đồng, tuy nhiên, nếu khách hàng đủ lớn để “đe dọa”
chuyển sang một đối thủ cạnh tranh khách thì sức mạnh này sẽ tồn tại một cách đáng
kể. Vì vậy, các ngân hàng đều dành cho những ưu đãi đặc biệt, những chất lượng dịch
vụ mà đối thủ khó theo kịp hơn để giữ chân các khách hàng VIP của mình, đến lượt
mình, các khách hàng VIP lại dường như mất đi cơ hội nắm quyền đàm phán khi họ đã
chấp nhận quá nhiều ưu đãi từ phía các ngân hàng.
Khả năng thương lượng của khách hàng: Khách hàng là các cá nhân sử dụng
các sản phẩm dịch vụ tín dụng của ngân hàng. Khi tiếp cận sản phẩm tín dụng ngân
hàng, khách hàng thường bị động và ít khả năng đàm phán với ngân hàng giá của
khoản vay, nhưng khách hàng có thể đưa ra yêu cầu về thời hạn và quy mô của khoản
tín dụng. Các nhân tố cần quan tâm: quy mô và lợi nhuận của khoản tín dụng, thời
gian cấp tín dụng, sự đa dạng của các sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh.
Sự chênh lệch về quy mô và năng lực của ngân hàng và khách hàng vay vốn là
quá lớn, mà trong đa số trường hợp, khách hàng đã không có quyền thương lượng các
điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng muốn món vay còn ngân hàng tìm
kiếm lợi tức trên món vay đó, Và như nêu ở trên, giá cả và tiêu chuẩn tín dụng do phía
ngân hàng định sẵn. Trong một số trường hợp, các khách hàng VIP với các món vay
cực lớn lại có thể “áp đảo” ngân hàng nhiều điều kiện hơn trong hợp đồng. Phân tích
này cho ta một kết quả thú vị là nếu bạn nợ ngân hàng 10,000$, đó là vấn đề của bạn,
và nếu bạn nợ ngân hàng 10,000,000$ thì đó là vấn đề của ngân hàng.
Cạnh tranh nội bộ ngành: với tốc độ phát triển nhanh trong thời gian vừa qua
(số liệu tăng trưởng của hệ thống NHTM), sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng có
Trư
ờn
Đại
học
Kin
h ế
Hu
ế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 7
thể nói là rất khốc liệt. Những khó khăn cho hoạt động ngân hàng đó là các sản phẩm
tín dụng tương đồng, cạnh tranh về giá (lãi suất/phí) chưa thể hiện rõ ràng, tốc độ tăng
trưởng đang dần chậm lại, rào càn rời khỏi ngành là quá cao và đặc biệt là quá trình
mua bán – sáp nhập ngân hàng trong định hướng tái cơ cấu càng làm tình hình cạnh
tranh thêm sôi động.
Sự sẵn có của sản phẩm thay thế: Về cơ bản, các sản phẩm tài chính hầu như
ít có sản phẩm thay thế. Bởi tính chất ‘kinh doanh tiền tệ” là đặc thù, yêu cầu cao về cả
nhân sự lẫn hệ thống cơ sở vật chất và chịu nhiều quy định ràng buộc cũng như các rủi
ro khiến các sản phẩm ngân hàng rất khó thay thế. Số ít sản phẩm thay thế tín dụng
KHCN chủ yếu đến từ các công ty tài chính với các khoản vay trả góp nhanh chóng,
một phần đến từ các công ty bảo hiểm, chứng khoán và các định chế tài chính phi ngân
hàng khác. Ngoài ra cũng cần tính đến tín dụng chợ đen, nơi mà cũng có một lượng
đáng kể các giao dịch diễn ra hàng ngày. Các nhân tố ảnh hưởng chính: mối quan hệ
của ngân hàng và khách hàng, thái độ đối với rủi ro của khách hàng, chi phí chuyển
đổi.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 8
2.1. Thị trường tín dụng KHCN địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng: Tổng hợp tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
STT Chỉ tiêu chủ yếu 2013 2012 2011
I Kinh tế
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) (%) 7,89 9,7 11,1
Tr.đó: - Dịch vụ (%) 10,79 12,8 12,7
- Công nghiệp-Xây dựng (%) 6,53 8,5 11,6
- Nông Lâm Ngư nghiệp (%) -0,7 2,2 3,3
2 Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầungười (USD) 1.700 1.490 1.300
3 Giá trị xuất khẩu (triệu USD) 540 460,5 376,9
4 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Tỷ đồng) 13.700 12.500 11.000
5 Thu ngân sách Nhà nước (Tỷ đồng) 4.609 5861,4 3.523
II Xã hội
6 Giảm tỷ suất sinh (‰) 0,2 (+0,6) 0,3
Tốc độ tăng dân số tự nhiên (%) 1,11 1,12 1,13
7 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng(%) 14,4 15,0 16
8 Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn (%) 6,5 8,0 9,16
9 Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (%) 52 48 44
10 Tạo việc làm mới (nghìn người) 16,6 16,6 16,5
III Môi trường
11 Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch(%) 62 58 55
12 Độ che phủ rừng (%)- Trồng rừng (ha)
57,3
4.000
57,1
4.170
56,8
4.180
13 Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom(%) 90 85 80
Nguồn: Tổng hợp Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2013 đạt trên
9.5%, riêng năm 2013 đạt 7.89%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, trong đó du
lịch-dịch vụ chiếm 53.8%, công nghiệp chiếm 35.6%, nông nghiệp đạt 10.6% GDP.
Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 12.1%/năm, năm 2013 đạt 4.700 tỷ đồng.
GDP bình quân đầu người đạt 1.700 USD, tăng hơn 1.6 lần so với năm 2009. Doanh
thu du lịch tăng bình quân 19%/năm, tổng lượt khách lưu trú tăng bình quân
7.6%/năm. Các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi...
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 9
đã góp phần cải thiện một bước cơ bản chất lượng cuộc sống của người dân, giảm tỷ lệ
hộ nghèo xuống còn 6.5%. Bộ mặt đô thị, nông thôn không ngừng đổi mới; mạng lưới
đô thị vệ tinh từng bước được hình thành.
Tuy nhiên, quy mô kinh tế của Thừa Thiên Huế còn nhỏ, thu ngân sách còn ít,
việc đầu tư phát triển khu kinh tế động lực còn nhiều khó khăn, chủ yếu vướng mắc về
nguồn lực; nhiều chương trình, đề án đã phê duyệt từ lâu nhưng chưa được triển khai.
2.2. Tình hình thị trường tín dụng
Nhìn chung, tình hình kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2013
tiếp tục phát triển và tăng trưởng cao, một số ngành nghề được phát triển, mở rộng nên
nhu cầu về vốn và các dịch vụ ngân hàng tăng so với năm các năm trước. Bên cạnh đó,
do xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới nên người dân địa phương cũng dần dần có
thói quen hơn trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng nhất là trong khâu
thanh toán.
Tính đến 31/12/2010, trên địa bàn tỉnh có 20 đầu ngân hàng hoạt động, trong
năm 2011 có thêm 4 ngân hàng khai trương chi nhánh: Maritime Bank (18/03/2011),
Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) (3/6/2011), MHB (20/06/2011), Ngân hàng
TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) (28/10/2011) qua đó đưa tổng số chi nhánh NHTM
trên địa bàn tỉnh là 24 Chi nhánh, 69 Phòng giao dịch thuộc các NHTM, 5 Quỹ tiết
kiệm và 7 Qũy Tín dụng nhân dân. Quy mô thị trường tổng quát qua doanh số huy
động và cho vay:
Bảng: Tổng kết Doanh số các NHTM thị trường Thừa Thiên Huế
Năm Huy động(tỷ đồng)
Cho vay
(tỷ đồng) Thẻ
ATM
(máy)
POS
(máy)
2011 17.681 13.327 426.120 191 680
2012 18.633 14.443 - - -
2013 20.989 16.797 - - -
Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNN Chi nhánh tỉnh Thửa Thiên Huế
Hiện nay, có thể thấy rõ sự phân bố khá dày của các NHTM trên địa bàn thành
phố. Với quy mô dân số chỉ vào khoảng 1.1 triệu dân và cơ cấu dân đang chuyển dịch
sang thành thị, tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận lớ dân số tập trung ở nông thôn, nơi mà
đa số mạng lưới chi nhánh của của các NHTM chưa triển khai nên hiện tại, đa phần
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 10
các hoạt động tín dụng của các NHTM chỉ tập trung ở thành phố Huế và hai thị xã là
Hương Thủy và Hương Trà17.
Một đặc điểm khác nữa là hiện hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố đều là
chi nhánh trực thuộc Hội sở tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội. Do đặc điểm này
nên trong hoạt động kinh doanh, các chi nhánh có ít quyền chủ động mà chủ yếu các
vấn đề quan trọng sẽ được Hội sở hoặc Văn phòng Khu vực thông báo, điều hành. Do
đó, hoạt động ngân hàng ở Huế tuy cạnh tranh mạng mẽ song đa số các chương trình
chiến lược còn mang tính chung chung, chưa bám sát thị trường.
Qua quá trình tìm hiểu, tác giả thấy rằng hiện chưa có một nghiên cứu đầy đủ
nào về thị trường tín dụng địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, kể cả từ phía các chuyên gia
lẫn các ngân hàng thương mại. Các nghiên cứu trước chủ yếu chỉ dừng ở phần định
tính với các con số, bản thân các Chi nhánh trên địa bàn cũng không có phòng Nghiên
cứu và phát triển thị trường, do đó, việc tìm hiểu và đánh giá về thị trường tín dụng là
một điều cần thiết. Ở đây, với việc sử dụng mô hình Porter, luận văn sẽ tập trung phân
tích thị trường tín dụng ở Huế, sử dụng khung phân tích này như một cơ sở định
hướng để phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng KHCN của đơn vị nghiên cứu.
- Về rào cản gia nhập ngành:
Việc mở thêm một NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn của nền kinh tế khó
khăn, lúc mà Chính phủ và NHNN đang tái cơ cấu thì việc thành lập mới NHTM là
điều rất khó xảy ra và thực tế, đã không có NHTM nào gia nhập thị trường trong giai
đoạn nghiên cứu. Cụ thể, các văn bản quy phạm pháp luật chi phối hoạt động ngân
hàng là Nghị định Số: 141/2006/NĐ-CP Về ban hành danh mục mức vốn pháp định
của các tổ chức tín dụng ra ngày 22 tháng 11 năm 2006 (hiệu lực thi hành cuối năm
2010 với quy định nâng vốn điều lệ của khối NHTM cổ phần lên 3000 tỷ đồng) và
Thông tư 09/2010/TT-NHNN Quy định về việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
ngân hàng thương mại cổ phần ban hành ngày 26 tháng 03 năm 2010.
- Sức mạnh của nhà cung cấp (KHCN):
17 Xem mục lục Phân bố dân cư theo khu vực địa lý.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 11
Quy mô dân số trên địa bàn thành phố Huế vào khoảng 350.000 người, hợp với
cả thị xã Hương Thủy và Hương Trà thì vào khoảng 563.000 người, chiếm hơn 50%
dân số toàn tỉnh nên có thể nói số lượng
“nhà cung cấp” là khá lớn nếu tính quy mô
dân số tỉnh. Song xét trên khía cạnh ngân
hàng, số lượng này thật sự chưa lớn lắm so
với quy mô và số lượng ngày càng gia tăng
của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Để
thuận tiện hơn, ta nghiên cứu số dư huy
động tổng hợp của các NHTM trên địa bàn
tỉnh thấy rõ cung vốn đang tăng trưởng liên tục:
Biểu đồ: Doanh số huy động của các NHTM trên địa bàn tỉnh
(Đvt: Triệu đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Chi nhánh Huế
Qua đồ thị, dễ dàng nhận thấy tổng nguồn vốn huy động tăng qua ba năm là khá
đều đặn hay nói cách khác, nguồn cung vốn là ổn định và đang trong xu hướng tăng
trưởng. Số dư huy động tăng bởi một số nguyên nhân: Giai đoạn 2011 – 2013, tình
hình bất động sản tại thành phố đóng băng, đặc biệt là trong hai năm 2012, 2013, hầu
như dòng tiền không thể đổ vào khu vực này do bong bóng bất động sản lên cao, tâm
lý cẩn thận vốn có và thành phố đang trong giai đoạn quy hoạch mạnh mẽ tron giai
đoạn chuẩn bị lên thành phố trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó, Huế là một thành
phố nhỏ mới phát triển, việc kinh doanh vàng hay ngoại hối chưa phổ biến, đầu tư
chứng khoán thì cũng chỉ rải rác với hai công ty chứng khoán (bổ sung tên công ty)
nên đa số tiền trong dân dồn về cho các NHTM...
Đối với vai trò của NHNN trong vai trò người cho vay cuối cùng, do thành phố
Huế chưa thật sự nhạy cảm với các thông tin ngân hàng nên vai trò này chưa thật sự rõ
ràng. Trong sự kiện Bầu Kiên với Ngân hàng Á Châu, NHNN chi nhánh Thừa Thiên
Huế cũng đã can thiệp kịp thời, ổn định hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
Như vậy, bối cảnh thị trường huy động cho thấy mặc dù nhu cầu gửi tiền, cầm
cố hoặc thế chấp của khách hàng là khá lớn song do tồn tại số lượng lớn NHTM trên
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 12
khu vực địa lí hẹp nên việc cạnh tranh khách hàng là khá gay gắt, qua đó càng đẩy khả
năng đàm phán của khách hàng lên cao và phần nào gây khó khăn và giảm lợi nhuận
trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
- Khả năng thương lượng của khách hàng:
Như đã phân tích ở trên, trong điều kiện địa lí nhỏ hẹp và tồn tại nhiều ngân
hàng hoạt động làm cung tín dụng tăng nhanh, may mắn rằng cầu tín dụng cũng có xu
hướng tăng trưởng cùng chiều, điều này giúp hoạt động ngân hàng có nhiều diễn biến
thuận lợi hơn. Tuy nhiên, cần chú ý rằng nhu cầu tín dụng tăng cần xét thêm về bản
chất nhu cầu tín dụng và bao nhiêu phần trăm nhu cầu tín dụng có khả năng được ngân
hàng đồng ý cấp tín dụng. Nhu cầu tín dụng có nhưng khả năng tài chính, phương án
SXKD, mục địch sử dụng vốn, lịch sử giao dịchsẽ quyết định đến chất lượng nhu
cầu và ảnh hưởng đáng kể khả năng đàm phán của khách hàng.
Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 -2013 cho thấy sự
đi lên của đời sống người dân và nhu cầu của sống ngày càng cao cũng như khả năng
mở rộng sản xuất của các hộ kinh doanh cũng khá triển vọng báo hiệu nhu cầu tín
dụng sẽ tăng, song do sự cẩn trọng, đức tính tiết kiệm cao và chưa quen với việc tiếp
xúc tín dụng ngân hàng nên thị trường KHCN vẫn còn rất tiềm năng. Quan sát tăng
trưởng dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh:
Biểu đồ: Doanh số tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh
(Đvt: Triệu đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Chi nhánh Huế
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
nh t
ế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 13
Tổng hợp thị trường tín dụng cho thấy, dư nợ vay vốn của các ngân hàng trên
địa bàn tỉnh vẫn tăng qua hai giai đoạn nghiên cứu, giai đoạn 2012 – 2013 còn tăng tốt
hơn giai đoạn 2011 - 2012. Điều này có gì mâu thuẫn với tình hình kinh tế ảm đạm, cũng như
thực trạng đầu tư khó khăn khiến cung tiền gửi tăng ở nhận định trước, cầu tín dụng, đầu tư
cũng có sự tăng trưởng? Sự lý giải sẽ được phân tích kỹ trong phần thực trạng, dẫn chứng dư nợ
tín dụng tăng bình quân hơn 12% cho thấy cầu tín dụng trong dân cư vẫn đang hiện hữu, tiềm
năng khai thác là rất lớn. Việc gia tăng nhu cầu tín dụng sẽ làm cho khả năng thương lượng của
các khách hàng giảm xuống. Vốn dĩ rằng các khách hàng quan hệ tín dụng ngân hàng đã hạn
chế trong việc thỏa thuận các điều khoản, nay với sự gia tăng này càng giúp ngân hàng có nhiều
sự lựa chọn hơn trong hoạt động tín dụng của mình.
Với một thành phố quy mô nền kinh tế còn nhỏ, việc tồn tại các khách hàng VIP tín
dụng để có thể gây áp lực ngược lại cho ngân hàng còn rất hiếm. Đa số các khách hàng cá nhân
đều sở hữu các khoản tín dụng dưới 02 tỷ đồng, phổ biến nhất trong khoản dưới 01 tỷ đồng18.
Mặc dù chưa có thống kê chính xác song nhận định trên đây vẫn đáng tin cậy bởi rõ
ràng, ở Huế, bất kỳ cá nhân nào sở hữu khoản vay trên 02 tỷ đồng thì mục đích sử
dụng vốn phải được xem xét một cách kỹ càng, vượt mức phán quyết chi nhánh và
phải trình cấp chi nhánh cao hơn để xét duyệt. Với quy mô những món vay nhỏ lẻ,
ngân hàng không thể để khách hàng thay đổi định hướng bán hàng của mình, thậm chí
ảnh hưởng đến cả các khoản vay cũ Một vấn đề đáng quan tâm khác nữa, đó là đặc
thù chi nhánh, với hạn mức phán quyết có giới hạn hoặc không có quyền phán quyết
tín dụng, nên hầu hết các chi nhánh đều thực hiện đúng các công văn, yêu cầu làm việc của
Hội sở, có muốn thay đổi cũng phải trình đi trình lại phức tạp, cản trở thời gian xử lý hợp
đồng. Cuối cùng, việc có các sản phẩm hầu như tương tự nhau khiến năng lực đàm phán của
khách hàng giảm đi đáng kể. Do thiếu hẳn sự những ngân hàng bán lẻ chuyển nghiệp như
HSBC, ANZ, Citibank thị trường Huế 100% vẫn do các ngân hàng Việt thống trị và do đó,
hầu như bất kỳ sự lựa chọn nào của khách hàng cũng dẫn đến gần như một kết quả. Tính tuân
thủ quy định và giới hạn khả năng của các chi nhánh khiến việc thay đổi bất kỳ nội dung nào
18 Căn cứ vào hạn mức phán quyết tín dụng KHCN của Sacombank Huế
Trư
ờ g
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 14
của hợp đồng tín dụng trở nên khó khăn. Thay vào đó, các CVQHKH chỉ có thể linh động bổ
sung các dịch vụ, lựa chon gói ưu đãi tốt nhất cho khách hàng.
- Cạnh tranh nội bộ ngành:
Hiện trên địa bàn thành phố Huế có khoảng 24 ngân hàng đang hoạt động, mỗi một
ngân hàng lại có nhiều phòng giao dịch trực thuộc, tiêu biểu như Agribank,
LienvietPostbank, Sacombanknên mật động chi nhánh, PGD của các hàng hiện tại là khá
cao.
Bản thân là các chi nhánh trực thuộc Hội sở, các NHTM trên địa bàn thành phố đều
nhận các chỉ tiêu kinh doanh, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng nên để hoàn thành kết quả được
giao, các ngân hàng đã phải cạnh tranh cùng nhau rất gay gắt. Ngoài ra, rào cản rút lui khỏi thị
trường hoặc khỏi ngành đều quá cao, một khi đã tham gia hầu như không thể rút lui khỏi hệ
thống bởi chi phí và tổn thất là không lường trước được cũng khiến các ngân hàng càng mạnh
tay hơn trong cạnh tranh thị trường.
Giai đoạn 2011 – 2013 chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt của ngành ngân hàng khi có
đến 6 ngân hàng và 1 công ty tài chính đã tiến hành sáp nhập, hợp nhất: ngân hàng SCB hợp
nhất từ SCB, Ficombank và NH Việt Nam Tín Nghĩa (01/01/2012), Habubank sáp nhập SHB
(28/8/2012), hợp nhất Western Bank với PVFC thành ngân hàng Pvcombank
(16/09/2013), ngoài ra các ngân hàng khách cũng đang trong quá trình tái cơ cấu mạnh
mẽ.. Hành động tái cơ cấu một lần nữa khẳng định tình hình nóng bỏng của hệ thống
ngân hàng, nếu không thể cạnh tranh, anh sẻ phải sáp nhập, hợp nhất và hầu hết các nỗ lực của anh
trước đó đều không còn. Tại thị trường Huế, hoạt động M&A tuy không sôi động bằng các thành
phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nhưng nó chịu ảnh hưởng gian tiếp từ các quyết định
đưa ra từ Hội sở và do đó, đẩy mạnh quá trình cạnh tranh, tìm kiếm khách hàng của các ngân hàng.
Mặc dù sự cạnh tranh có thể nói là gay gắt, xét trên phương diện chỉ tiêu, doanh số song
thực sự thì thị trường tín dụng, đặc biệt là tín dụng KHCN ở Huế chưa thật sự sôi động như đáng ra
nó phải thể hiện. Nói vậy bởi hiện tại, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các ngân hàng khó kiếm
được khách hàng mới – tốt. Đa số ngân hàng chọn cách phục vụ tốt khách hàng cũ, cải thiện hệ
khách hàng mới trên nền hệ khách hàng cũ. Các chiến lược cạnh tranh, đối đầu hay Marketing ở
Huế ít khi xảy ra mạnh mẽ, ngân hàng nào chỉ theo đuổi chiến lược quảng cáo của mình mà thiếu
Trư
ờng
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 15
hẳn sự quan sát thị trường. Vấn đề tài trợ thì khá bị động, chủ yếu là các đơn vị khác đến vận động
tài trợ, ít khi chủ động tài trợ ngoại trừ một số chương trình lớn như Festival.19
- Sự sẵn có của các hàng hóa thay thế:
Trên địa bàn thành phố có một công ty tài chính đó là PVF, BBG, JACCS, Vinagold
Hoạt động chủ yếu của các công ty là cho vay trả góp mua các vật dụng gia đình, xe máy, điện
thoại, đầu tư trên Forexvà một số khoản vay trả góp bằng tiền mặt khác. Đặc điểm của các
khoản vay này đó là hoàn toàn tín chấp và giải quyết rất nhanh, các thủ tục hồ sơ là cực kỳ đơn
giản nên mặc dù lãi suất cao, rất nhiều đối tượng KHCN đã tìm đến các khoản vay nay. Thứ hai
là tín dụng đen, với thành phố còn mang nhiều nét cổ kính và người dân vẫn còn e ngại các thủ
tục ngân hàng phức tạp nên họ tìm đến các khoản vay nóng đơn giản, nhanh chóng với số tiền
vay đến 100% nhu cầu, bất kể nhu cầu bao nhiêu. Mặc dù là hình thức tín dụng bất hợp pháp,
song rõ ràng hình thức này vẫn tồn tại đâu đó và là một sản phẩm thay thế cho sản phẩm tín
dụng của ngân hàng. Ngoài ra, do đức tình tiết kiệm cao của người dân Huế, tính cộng đồng cao
nên họ cũng thường xuyên vay mượn của người thân, bạn bè, đồng nghiệpđể giải quyết một
số nhu cầu tài chính mà chưa cần phải dùng đến các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, các sản
phẩm trên đây chỉ có thể thay thế cho các món vay nhỏ lẻ (trừ tín dụng đen đôi khi cho
vay món lớn) và cũng chỉ trong phạm vi tín dụng cho vay. Ngoài ra, các hoạt động
khác trong mảng tín dụng như bảo lãnh, chứng minh năng lựcvà các dịch vụ gia
tăng của ngân hàng thì hầu như các đối thủ ngoài ngành này không thể cạnh tranh.
19 Ý kiến của chuyên viên Tổ phát triển Kinh doanh Vietcombank và kinh nghiệm vận động tài trợ của tác giả.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 16
PHỤ LỤC 4: CƠ SỞ PHÁP LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Các văn bản quy phạm pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng các
nhân.
Hoạt động của các NHTM tuân thủ rất nhiều quy định, dưới đây là các quy định
chính ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng:
- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, do Quốc hội ban hành ngày
16/6/2010.
- Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt
Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
- Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo
quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
- Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc NHNN Việt
Nam về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 điều 1 của quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày
03/02/2005.
- Thông tư số 20/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013 Quy định về cho vay tái cấp vốn trên
cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
- Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có,
mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Thông tư số 09/2012/TT-NHN ngày 10/4/2012 Quy định việc sử dụng các phương tiện
thanh toán để giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối
với khách hàng.
- Thông tư số 11/2011/TT-NHNN Quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng
vàng của tổ chức tín dụng.
- Thông tư số 02/2011/TT-NHNN Quy định về thu phí cho vay của tổ chức tín
dụng đối với khách hàng.
- Thông tư số 13/2010/TT-NHNN Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động của tổ chức tín dụng và các Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư 13: Thông tư 19, 22 30.
Trư
ờ
Đạ
i họ
c K
in
tế
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 5: DANH MỤC SẢN PHẨM TÍN DỤNG KHCN
Bảng: So sánh sản phẩm tín dụng KHCN Sacombank, MB, ACB và Techcombank
STT Sacombank MB ACB Techcombank
1 Vay kinh doanh Cho vay cá nhân, hộ gia đìnhsản xuất kinh doanh
Vay hợp tác kinh doanh với doanh
nghiệp thế chấp bất động sản và
Vay đầu tư tài sản cố định
Cho vay siêu linh hoạt áp dụng
cho hộ kinh doanh và Cho vay
mua ô tô kinh doanh
2 Vay kinh doanh Cho vay bổ sung vốn lưu độngtrả góp
Vay bổ sung vốn lưu động và Vay
bổ sung vốn lưu động theo phương
thức thấu chi thế chấp bất động sản
Cho vay theo hạn mức tín dụng
quay vòng áp dụng cho hộ kinh
doanh
3 Vay kinh doanh Cho vay kinh doanh vật tưnông nghiệp -
4 Vay Tiểu thương chợ - - -
5 Vay hỗ trợ phụ nữkhởi nghiệp - - -
6 Vay chứng khoán Cho vay đầu tư kinh doanhchứng khoán Vay đầu tư kinh doanh chứng khoán -
7 Vay chứng khoán Cho vay ứng trước tiền bánchứng khoán
Ứng tiền ngày T (Cho vay đầu tư
kinh doanh chứng khoán thế chấp
bằng tiền bán chứng khoán ngày T)
Cho vay ứng tiền bán chứng
khoán
8 Vay chứng khoán
Cho vay thanh toán tiền mua
chứng khoán đã khớp lệnh -
margin plus
-
9 - Cho vay cổ phần hóa - -
10 Vay mua xe Cho vay Ô tô Vay mua xe ôtô Cho vay mua ô tô
11 Vay du học Cho vay Du học Dịch vụ hỗ trợ tài chính du học Cho vay du học
12 Vay mua nhà và Vaytiêu dùng Bảo toàn
Cho vay mua, xây dựng và sửa
chữa nhà
Vay mua nhà – đất và Vay xây
dựng, sửa chữa nhà
Cho vay mua Bất động sản và
Cho vay tiêu dùng thế chấp
bằng Bất động sảnTrư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC
13 Vay mua nhà Cho vay mua căn hộ, nhà đấtdự án
Vay mua căn hộ các dự án bất động
sản thế chấp bằng căn hộ mua Cho vay mua Bất động sản
14 Vay tiêu dùng - Bảotoàn
Cho vay tiêu dùng có tài sản
đảm bảo Vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm
Cho vay tiêu dùng thế chấp
bằng Bất động sản
15 Vay cầm cố chứng từcó giá Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
Vay cầm cố Thẻ tiết kiệm, Giấy tờ
có giá, Vàng, Ngoại tệ mặt
Vay nhanh bằng cầm cố chứng
từ có giá
16 Dịch vụ thấu chi tiềngửi Cho vay cầm cố giấy tờ có giá - -
17 Vay chứng minh tàichính - - -
18 Vay thẻ tín dụng(quốc tế, nội địa)
Vay thẻ tín dụng (quốc tế, nội
địa) Vay thẻ tín dụng (quốc tế, nội địa)
Vay thẻ tín dụng (quốc tế, nội
địa)
19 - - Cho vay online cầm cố tiền gửi tiếtkiệm
Cho vay online cầm cố tiền gửi
tiết kiệm
20 - Cho vay thấu chi tài khoản cánhân Thấu chi tài khoản
Ứng trước tài khoản cá nhân có
tài sản đảm bảo - F1 và Ứng
trước tài khoản cá nhân không
có tài sản đảm bảo - F2
21 Vay tiêu dùng - Bảotín Cho vay tín chấp cá nhân -
Cho vay tiều dùng trả góp
không có tài sản đảm bảo
22 Vay tiêu dùng Cánbộ nhân viên -
Hỗ trợ tiêu dùng dành cho nhân
viên công ty -
23 - Cho vay xuất khẩu lao động - -
24 - - Đặt mua chứng khoán đảm bảobằng thẻ tiết kiệm ACB -
25 - - Vay bổ sung vốn lưu động phục vụtrồng lúa -
Nguồn: Website các NHTM nghiên cứu
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
ế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 19
PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 2011 – 2013
1. Phân tích kinh tế vĩ mô giai đoạn 2011 – 2013
Là một bộ phận không thể tách rời và có vai trò hết sức quan trọng trong nền
kinh tế, chính vì vậy, việc phân tích các biên số vĩ mô để thấy rõ môi trường hoạt động
cũng như làm cơ sở để tìm hiểu sự điều chỉnh trong quá trình hoạt động của các
NHTM là vấn đề hết sức quan trọng.
Trước khi bước vào giai đoạn 2011 – 2013, nền kinh tế đã gặp phải những
thách thức vô cùng to lớn. Điểm qua một vài dữ liệu nổi bật: chỉ số giá tiêu dùng của
năm 2010 đã tăng lên gần 1.8 lần so với mức lạm phát của năm trước (từ mức 6.52%
của năm 2009 lên 11.75%). Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên, đặc biệt
trong lĩnh vực bất động sản, trực tiếp gây ra tình trạng rủi ro, bất ổn đe dọa hệ thống
ngân hàng. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao hơn trước
Bên cạnh đó, kinh tế thế giới cũng xuất hiện nhiều diễn biến xấu, lạm phát tăng, giá
dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, lương thực, thực phẩm trên thị
trường tiếp tục tăng cao. Sau khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008, kinh tế thế giới
phục hồi chậm hơn dự báo. Với những khó khăn đó, có thể tóm tắt những điều kiện
của nền kinh tế Việt Nam qua ba ý chính sau đây:
1.1. Về lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, áp dụng đồng bộ các
biện pháp, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm đã giảm từ mức 18,13% năm 2011
xuống 9,21% năm 2012 và năm 2013 lạm phát ở mức khoảng 6,04%. Mặt bằng lãi
suất huy động đã giảm từ mức 17%-18% của năm 2011 xuống còn 7%-10%/năm, mặt
bằng lãi suất cho vay giảm còn 9%-12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng 9%-11,5%
(các lĩnh vực ưu tiên là 7%-9%), đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được
với nguồn vốn từ ngân hàng. Bội chi ngân sách, nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài
của quốc gia theo cách đánh giá của Việt Nam vẫn trong giới hạn kiểm soát. Nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên; năm 2011, số vốn
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 20
đăng ký là 15,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số tương ứng của năm
2012 là 16,3 tỷ USD và 10,1 tỷ USD; năm 2013 là 21,6 tỷ USD và 11,5 tỷ USD.
1.2. Về tăng trưởng kinh tế
Theo giá so sánh năm 2010, GDP năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng
5,25% và năm 2013 tăng 5,42%. Bình quân 3 năm, GDP tăng 5,6%/năm. Tuy chưa
đạt kế hoạch đề ra ban đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, song đây là mức tăng có
thể chấp nhận được và có phần cao hơn chút ít so với mức bình quân của các nước
ASEAN (5,1%/năm trong thời kỳ 2011-2013, theo IMF). Tuy nhiên, điều rất lo ngại
là, khu vực sản xuất vật chất có xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng (Bảng 1).
Bảng: Tăng trưởng kinh tế chia theo khu vực giai đoạn 2011-2013
Năm GDP % Nông, lâm nghiệpvà thuỷ sản %
Công nghiệp và
xây dựng % Dịch vụ %
2011 6,24 4,02 6,68 6,83
2012 5,25 2,68 5,75 5,90
2013 5,42 2,67 5,43 6,56
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1.3. Về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng
Đối với tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Chỉ thị 1792/CT-TTg, ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn
ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg, ngày
10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản
tại các địa phương; Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu
tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính
phủ.
Đối với cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống
ngân hàng thương mại, đã ban hành các chính sách bảo đảm hoạt động của hệ thống tổ
chức tín dụng từng bước ổn định, nguy cơ đổ vỡ cơ bản được đẩy lùi và trong tầm
kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém đã
được tiến hành tái cơ cấu trên nguyên tắc tự nguyện (danh sách các NHTM sáp nhập,
hợp nhất). Đề án Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)
Trư
ờng
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 21
chính thức đi vào hoạt động, góp phần tạo thế chủ động kiểm soát sự gia tăng của nợ
xấu và xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
Đối với tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước, NHNN đã tập trung chỉ đạo hoàn thiện cơ chế, chính sách; ban hành và triển
khai thực hiện Nghị định về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa
vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp.
Việc lạm phát tăng cao trong những năm 2011 đã đẩy lãi suất huy động lên cao
cùng với đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến tốc độ tăng trưởng nước ta giảm
mạnh, nên kinh tế gặp khó khăn, trogn suốt một thời gian dài, các ngân hàng đua nhau
tăng lãi suất huy động đồng thời đẩy lãi suất cho vay lên cao. Những năm trước 2011,
khi mà nền kinh tế vẫn tăng trưởng nóng, tín dụng nở rộ và ngay khi gặp cú sốc khủng
hoảng, hàng loạt khách hàng không trả được nợ khiến tỉ lệ nợ xấu tăng nhanh đến mức
đáng báo động (vào khoảng 4% tổng dư nợ) khiến hoạt động ngân càng khó khăn hơn.
Nhìn nhận một cách tổng quát, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô đầy bất ổn, giai đoạn 2011
– 2013 cũng là giai đoạn mà ngành ngân hàng có nhiều sự xáo trộn khiến hoạt của các
NHTM cũng phải điều chỉnh rất nhiều qua đó trực tiếp ảnh hưởng đến đối tượng
nghiên cứu của luận văn đó là hoạt động tín dụng KHCN.
2. Phân tích ngành Ngân hàng giai đoạn 2011- 2013
Để có cái nhìn toàn diện hơn và cơ sở cho việc đưa ra các đánh giá về
Sacombank Huế giai đoạn 2011 – 2013, trước tiên xin điểm lại tình hình ngành ngân
hàng và hệ thống Sacombank giai đoạn này:
Nổi bật trong năm 2011, ngành ngân hàng chịu sự kiểm soát khá mạnh mẽ từ
chính phủ. Ngày 1/3, NHNN ban hành chỉ thị 01, yêu cầu các ngân hàng đến 30/6 phải
giảm tỷ trọng dư nợ phi sản xuất về tối đa 22% tổng dự nợ. Đồng thời, để thực hiện
mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2011 ở 7%, ngày 24/2, Chính phủ đã ban hành” Nghị
quyết 11 Giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế Vĩ mô, đảm
bảo an sinh xã hội”, qua đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiểm soát tăng
trưởng tín dụng 2011 dưới 20%.
Trư
ờn
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 22
Tình hình năm 2012, đám mây đen dường như tiếp tục phủ lên ngành ngân
hàng. Nợ xấu toàn hệ thống tăng vọt, nhiều con số nợ xấu được công bố bới các
NHTM vào khoản 4 đến 5.5%, NHNN thì là vào khoảng 10 đến 12% và cả các tổ chức
quốc tế còn cao hơn con số này khiến Chính phủ càng mạnh tay hơn trong việc giám
sát và xử lý nợ xấu. Trong năm, NHNN cũng đã đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu mạnh
mẽ hệ thống với thương vụ SHB và Habubank cùng một loạt các thương vụ “tìm hiểu:
khác.
Điểm mới trong tăng trưởng tín dụng năm 2012, NHNN phân loại các TCTD
theo 4 nhóm theo Chỉ thị 01/CT-NHNN của NHNN ngày 13/02/2012 về tổ chức thực
hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả, cụ thể:
nhóm 1: tăng tưởng 17%, nhóm 2 tăng trưởng 15%, nhóm 3 tăng trưởng 7 – 8% và
nhóm 4 không được tăng trưởng.
Mặc dù được xếp vào nhóm 1, song Sacombank năm 2012 cũng trải qua một
giai đoạn khó khăn hơn khi mà nhân sự cao cấp có sự xáo trộn lớn. Sự ra đi của ông
Đặng Văn Thành và một loạt nhân sự khác đến từ Ngân hàng Phương Nam nên các
hoạt động ngân hàng cần cẩn trọng hơn. Đặc biệt khi mà năm 2012 trở nên nhạy cảm
với các thông tin từ nhân sự cao cấp, khi mà lần lượt vụ án lừa đảo, chiếm đoạt gần
4.000 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như, Nguyên phó phòng quản lý rủi ro của ngân
hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và vụ án Nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập
ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên,, nguyên TGĐ Lý Xuân Hải, nguyên chủ tịch Trần
Xuân Giá và 3 nguyên phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang
của ACB bị khởi tố hồi tháng 8 và tháng 9 do cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây
hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
Năm 2013, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi từ đáy năm 2012, NHNN đã có
nhiều biện pháp để hạ nhanh lãi cả lãi suất cho vay lần huy động, góp phần thúc đẩy
tín dụng cũng như tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề nợ xấu tiếp tục nở rộ, nóng
đến mức Thống đốc trong phiên họp Quốc hội liên tục được các Đại biểu chất vấn.
Trong năm, lần đầu tiên nút thắt nền kinh tế này có hướng gợi mở với sự thành lập của
Công ty Quản lý tài sản (VAMC) theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ,
Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
GVHD: Ths Lê Tô Minh Tân
SVTH: Nguyễn Viết Phi Long
PHỤ LỤC 23
NHNN của NHNN. Tính đến 31/12/2013 đã mua tổng cộng 38.900 tỷ đồng nợ gốc
(tương đương 32.400 tỷ đồng giá trị trái phiếu đặc biệt). Số nợ xấu này được mua từ
35 tổ chức tín dụng.
Cũng trong thời gian này, do điều kiện sức khỏe của nhiều ngân hàng và doanh
nghiệp chưa đủ để "chịu được" sức nặng tác động của những quy định mới, NHNN đã
xin ý kiến Chính phủ và hoãn áp dụng trong trong 1 năm Thông tư 02 quy định về
phân loại nợ và trích lập dự phòng đối với các tổ chức tín dụng được ban hành đầu
năm 2013, thời điểm áp dụng ban đầu là 1/6/2013 sang 1/6/2014.
Trong năm 2013, NHNN cũng đạt được bước tiến lớn trong điều hành thị
trường vàng khi mà tất các TCTD đã thực hiện tất toán toàn bộ số dư huy động vốn
bằng vàng đến hạn phải chi trả, giảm dần số dư cho vay vốn bằng vàng, qua đó đã loại
bỏ toàn bộ rủi ro liên quan đến vàng. Mặc dù còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề
này, song với việc kiên quyết thực hiện chủ trương này, NHNN đã ổn định tạm thời
một vấn đề hết sức nhạy cảm và cũng là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định
của tình hình tài chính trong nước.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- che_quang_phong_5909.pdf