MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU1
CHƯƠNG I: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG2
1. HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG2
1.1. Khái niệm2
1.2. Nhân loại2
1.3. Đặc điểm hộ sản xuất kinh doanh. 2
1.4. Vai trò của hộ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. 3
1.5. Xu hướng phát triển của hộ sản xuất kinh doanh. 3
2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH5
2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 5
2.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng. 5
2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất kinh doanh. 6
3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH6
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh. 6
3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh7
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng trong cơ chế thị trường8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI15
1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHN0 & PTNT NAM HÀ NỘI15
1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 15
1.2. Cơ cấu tổ chức. 16
1.3. Các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng. 17
1.3.1. Huy động vốn. 17
1.3.2. Hoạt động tín dụng. 17
1.3.3. Cho vay đối với các tổ chức cá nhân. 18
1.3.4. Nghiệp vụ bảo lãnh. 18
1.3.5. Nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu. 18
1.3.6. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. 18
2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHN0 & PTNT NAM HÀ NỘI.19
2.1. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. 19
2.1.1. Hoạt động huy động vốn. 19
2.1.2. Hoạt động cho vay. 23
2.1.3. Hoạt động khác. 23
2.1.4. Kết quả tài chính.25
2.2. Thực trạng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tái ngân hàng nông nghiệp nàm Hà Nội giai đoạn 2005 - 2007.26
2.2.1. Kết quả đạt được:26
2.2.2. Những hạn chế. 27
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại28
CHƯƠNG III.GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NAM HÀ NỘI.32
1. Định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thờ gian tới.32
2.1. Đối với đội ngũ cán bộ tín dụng:33
2.2. Giải pháp về huy động vốn.35
2.3. Sử dụng vốn. 36
2.4. Về chiến lược khách hàng.37
2.5. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ, phối kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể.38
3. Kiến nghị40
3.1. Đối với Nhà nước. 40
3.2. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam.41
3.3. Đối với chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội.41
KẾT LUẬN43
TÀI LIỆU THAM KHẢO45
49 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2562 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình hình sử dụng vốn vay cho tới khi thu hồi nợ. Trong quá trình này khâu thẩm định đòi hỏi nhân viên thẩm định phải có một sự am hiểu về kinh tế xã hội và phải biết vận dụng các kỹ thuật tính toán và so sánh đồng thời phải nắm bắt cả diễn biến kinh tế xã hội, chính trị của khu vực và thế giới công đoạn kiểm tra giúp cho ngân hàng có thể nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay kông để từ đó có những can thiệp kịp thời hạn chế rủi ro.
Công tác thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng là một trong những khâu quan trọng quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Do vậy Ngân hàng phải tích cực đôn đốc thu nợ, phát hiện và có biện pháp xử lý chính xác, kịp thời những trường hợp bất lợi để giảm thiểu nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng.
Chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt hay không những quy định ở từng bước và sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bước trong quy trình.
- Thông tin tín dụng: thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, quản lý theo dõi và thu nợ thông tin tín dụng được thu thập từ nhiều nguồn có thể có thông tin sẵn có trong ngân hàng (hồ sơ cho vay, thông tin từ trung tâm CIC của ngân hàng nhà nước, giữa các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng). Từ khách hàng, từ các cơ quan thông tin trong và ngoài nước…chất lượng thôn tin thu được có liên quan đến mức độ chính xác của việc phân tích, xem xét thị trường, khách hàng…để đưa ra các quyết định đúng. Do vậy thông tin càng đầy đủ, kịp thời, chính xác, toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng càng lớn, chất lượng tín dụng càng được nâng cao.
- Kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Kiểm tra kiểm toán nội bộ là một biện pháp giúp cho Ban lãnh đạo Ngânhàng có những thông tin về thực trạng kinh doanh tín dụng, từ đó duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang vận hành phù hợp với các chính sách, đạt được những mục tiêu đã định.
Trong lĩnh vực tín dụng, công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ gồm:
- Kiểm soát cính sách tín dụng: hồ sơ, thủ tục cho vay, quyền phán quyết, quản lý và giám sát các khoản vay.
- Kiểm tra định kỳ hoặc thường xuyên do kiểm tra viên nội bộ thực hiện, báo cáo những vi phạm chính sách, hồ sơ hay kiểm soát hạch toán kế toán và các nghiệp vụ có liên quan đến tình hình cho vay, thu nợ.
Việc phát hiện kịp thời những sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện những khoản tín dụng và đề ra biện pháp khắc phục từ đó cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Do vậy trong hoạt động của mình các ngân hàng thương mại cần phải quan tâm đến công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ, đồng thời cũng phải có sự bố trí hợp lý bộ máy làm việc, cán bộ phải giỏi nghiệp vụ, trung thực, có chính sách thưởng phạt nghiêm minh cả về hành chính và vật chát.
- Công tác tổ chức - chất lượng cán bộ của ngân hàng.
Cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của các ngành nghề khác, con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng và hoạt động ngân hàng.
Vì vậy công tác tổ chức của ngân hàng phải được sắp xếp một cách khoa học, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, đảm bảo sự phân phối chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban với nhau, trong một ngân hàng, trong toàn hệ thống và với các cơ quan hữu quan. Khi các yêu cầu về công tác tổ chức được đáp ứng sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, theo dõi quản lý tốt mọi khoản huy động vốn và cho vay. Đây cũng là cơ sở để quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng tạo quan hệ tín dụng lành mạnh.
Xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để có thể xử lý kịp thời có hiệu quả các tình huống xảy ra. Do vậy trong công tác tín dụng rất cần quan tâm đến chất lượng nhân sự từ khi tuyển chọn nhân sự có đạo đức phẩm chất, có chuyên môn nghề nghiệp để có thể hiểu và thực hiện tốt qy định tín dụng cũng như xử lý các mối quan hệ khác. Có như vậy mới có hoạt động tín dụng lành mạnh, chất lượng, hiệu quả.
- Trang thiết bị phương tiện phục vụ cho hoạt động tín dụng.
Bên cạnh việc định ra một chính sách tín dụng phù hợp một quy trình cho vay hoàn thiện, một cơ cấu tổ chức hợp lý và chất lượng nhân sự có đủ khả năng thực hiện côngn tác kiểm tra kiểm toán nội bộ tốt thì hoạt động tín dụng còn phải chú ý tới các phương tiện trang thiết bị. Một ngân hàng có các trang thiết bị, phương tiện tiên tiến, phù hợp với khả năng tài chính và qui mô hoạt động của mình thì sẽ phục vụ kịp thời yêu cầu của khách hàng, về tiền gửi, cho vay và hoạt động dịch vụ khác, tạo lòng tin với khách hàng.
Giúp cho các cấp quản lý của ngân hàng có những thông tin kịp thời về tính hình hoạt động tín dụng để có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhằm thoả mãn nhu cầu của địa phương, của ngành.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI
1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHN0 & PTNT NAM HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
NHN0 & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội là một doanh nghiệp nàh nước được thành lập theo quyết định 48/QĐ - HĐQT ngày 12/03/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHN0 & PTNT Việt Nam. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động ngày 08/05/2001 với 36 cán bộ.
Chi nhánh NHN0 & PTNT Nam Hà Nội là chi nhánh phụ thuộc của NHN0 & PTNT Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở tại toà nhà C3 - Phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân - Hà Nội và có mạng lưới các phòng giao dịch được bố trí rải rác trên các địa bàn dân cư như Chùa Bộc, Triệu Quốc Đạt, Thanh Xuân… và thành lập phòng giao dịch số 6 trường ĐH KTQD. Phòng giao dịch số 1 - Chi nhánh Giảng Võ, Chi nhánh Tây Đô và Chi nhánh Nam Đô,…
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với thực trạng nhiều DNNN chưa đứng vững trong cạnh tranh tốc độ cổ phần hoá chậm, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn về vốn tự có và đảm bảo tiền vay,…đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp đã có quan hệ truyền thống với một hoặc nhiều NH khác nên đối với chi nhánh mới hoạt động từ tháng 5/2001 việc chiếm lĩnh thị trường, thị phần gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi ph ải khai thác triệt để thế mạnh về cơ sở vật chất, các mối quan hệ, phong cách phục vụ, tuyên truyền tiếp thị, đổi mới công nghệ, linh hoạt về lãi suất đáp ứng các dịch vụ và tiện ích của Ngân hàng, khắc phục những khó khăn ban đầu, hoạt động của chi nhánh luôn được điều chỉnh cho phù hợp, kịp thời các chi nhs sách kinh doanh, tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường nên đã đem lại những kết quả kinh doanh khả quan được NHN0 & PTNT và các ngân hàng khác đánh giá là một chi nhánh hoạt động có hiệu quả, có quy mô lớn.
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về CNH - HĐH nền kinh tế đất nước, trong những năm qua chi nhánh NHN0 & PTNT Nam Hà Nội luôn lấy hoạt động đầu tư tín dụng là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mình. Vượt qua khó khăn thách thức thủa ban đầu, đóng góp của chi nhánh trong thời gian qua thạt đáng trân trọng. Trong những năm tới NH tiếp tục quá trình đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn cho mục tiêu pt và hội nhập quốc tế.
1.2. Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh có một giám đốc và ba phó giám đốc. Bộ máy hành chính gồm có 6 phòng ban.
- Phòng tín dụng thực hiện chức năng cho vay và đầu tư các dự án đối với doanh nghiệp nhằm đem lại kết quả kinh doanh có lãi.
- Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ với chức năng kiểm tra giám sát việc chấp hành quy định nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của NHNN, giám sát việc chấp hành các quy định của NHN0 về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng.
- Phòng hành chính nhân sự chuyên lo việc xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Làm công tác tham mưu cho giám đốc trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực đề bạt lương cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng thanh toán quốc tế thực hiện khai thác ngoại tệ hợp lý về giá cả, đảm bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
- Phòng kế toán ngân quỹ trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của chi nhánh xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính quỹ tiền lương đối với các chi náhnh NHN0 trên địa bàn, trình NHN0 cấp trên phê duyệt.
- Phòng nguồn vốn kế hoạch tổng hợp với nhiệm vụ huy động vốn và lập báo cáo thốngn kê kế hoạch định kỳ theo quy định của NHN0 & PTNT.
1.3. Các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng
1.3.1. Huy động vốn
Chi nhánh NHN0 & PTNT Hà Nội thực hiện huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của pháp luỵât dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác và huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi được thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.
1.3.2. Hoạt động tín dụng
NHN0 & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội cấp tín dụng cho các tổ chức cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tời có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN.
1.3.3. Cho vay đối với các tổ chức cá nhân
NHN0 & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội thực hiện cho vay đối với các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức sau:
- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng yêu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống.
- Cho vay trung - dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ, đời sống.
- Cho vay theo quyết định của thủ tướng chính phủ trong trường hợp cần thiết.
1.3.4. Nghiệp vụ bảo lãnh
- Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh khác cho tổ chức, cá nhân, trong nước theo quy định của NHNN.
- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh Ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài.
1.3.5. Nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu
- Chí nhánh thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn đối với các tổ chức, cá nhân; tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tời có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.
1.3.6. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Chi nhánh NHN0 & PTNT Nam Hà Nội thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện dịch vụ thu và phát hành tiền mặt cho khách hàng.
Chi nhánh NHN0 & PTNT Nam Hà Nội tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước.
2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHN0 & PTNT NAM HÀ NỘI.
2.1. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng
Với địa bàn hoạt động trong phạm vi thành phố Hà Nội hoạt động kinh doanh của chi nhánh chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các Ngân hàng khác đặc biệt các Ngân hàng đã tạo được mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp nhà nước có tiềm lực. Mặc dù còn những bất lợi của điều kiện khách quan nhưng với sự lãnh đạo linh hoạt của Ban giám đốc, sự năng động của đội ngũ các trưởng phòng nghiệp vụ, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên, hoạt động chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng kể.
2.1.1. Hoạt động huy động vốn
Xác định tầm quan trọng của công tác huy động vốn, chi nhánh NHN0 & PTNT Nam Hà Nội đã có nhiều chính sách thích đáng để huy động vốn từ mọi nguồn tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư bằng VNĐ, USD. Với nhiều phương thức linh hoạt và thái độ phục vụ nhiệt tình, lịch sự của đội ngũ nhân viên, chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng duy trì mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng và khách hàng với quan điểm "Mang phồn thịnh đến với khách hàng" chi nhánh đã cung cấp các dịch vụ ngày càng phong phú để thực hiện thanh toán nhanh chính xác đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái tin tưởng. Bởi vậy chi nhánh luôn tạo được nguồn vốn lớn hơn nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức thu hút vốn khác nhau như huy động tiền gửi với nhiều hình thức dự thưởng lãi suất hấp dẫn. Nhờ vậy công tác huy động đã thu hút được những kết quả đáng khích lệ tạo tiền đề vững chắc cho chi nhánh hoạt động và pt.
Năm 2007 là năm thay đổi về cơ chế điều hành kế hoạch kinh doanh, là năm thực hiện triệt để chủ trương giảm dần tiền gửi, tiền vay TCTD của Tổng Giám đốc. Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh như sau:
- Phân tích nguồn vốn theo loại tiền:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
KH 2007
TH 2007
% so 2006
% so KH 2006
I. Tổng nguồn vốn
7953
6686
8230
105%
124%
1. Nguồn vốn huy động tại đp
5767
400
6134
106%
136%
+ Nguồn nội tệ
5187
3749
5562
107%
148%
+ Ngoại tệ
580
751
572
99%
76%
2. Huy động trái phiếu TW
2186
2186
2.186
100%
100%
Năm 2007 nguồn vốn chi nhánh Nam Hà Nội hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Tổng nguồn vốn đạt 8320 tỷ, trong đó: nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 6134 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2006 và vượt 36% kế hoạch giao. Nguồn vốn nội tệ đạt 5562 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2006 và vượt 48% kế hoạch giao. Nguồn ngoại tệ đạt 572 tỷ đồng, bằng 99% so với năm 2006.
- So kế hoạch giao, tổng nguồn vốn đã vượt 339 tỷ đồng tỷ lệ 8,2%. Đây là một cố gắng lớn của chi nhánh NHN0 lớn lên trên địa bàn Hà Nội (địa bàn tăng bình quân 11,4%) bị giảm sút hoặc tăng trưởng chậm lại.
- Phân tích theo thời gian huy động.
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So 2006
+/-
%
I. Tổng nguồn vốn
4439
7953
8320
367
105%
+ TG không kỳ hạn
906
1189
1238
49
104%
+ TG có kỳ hạn <12 tháng
938
1489
1591
103
107%
+ TG có kỳ hạn ≥ 12 tháng
2594
5275
5491
215
104%
+ Tiền gửi không kỳ hạn: 1238 tỷ đồng tăng 49 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 4%.
+ Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng: 1591 tỷ tăng 103 tỷ tăng 215 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 7%.
+ Tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 5491 tỷ đồng tăng 215 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 4%, chiếm tỷ trọng 66% tổng nguồn vốn.
- Phân tích theo tính chất nguồn huy động.
+ Tiền gửi dân cư: 4182 tỷ đồng, trong đó ngoại tệ quy đổi 452 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5%% tổng nguồn và bằng 99% năm 2006. So năm 2006 nguồn vốn dân cư giảm 43 tỷ đồng. Nguyên nhân do sự phát triển của thị trường chứng khoán nên việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗ từ dân cư gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nguồn ngoại tệ huy động từ dân cư có xu hướng tăng so với năm trước, đạt 452 tỷ và tăng 4 tỷ so với năm 2006.
+ Tiền gửi TCKT có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2006 mặc dù trong năm 2007 TSC có chủ trương giảm tiền gửi của TCTC, Công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm đến 31/12/2007, TGTCKT là 3565 tỷ, tăng 662 tỷ với tốc độ tăng 23% so với năm 2006.
+ Tiền gửi, tiền vay của các TCTD: 572 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7% tổng nguồn vốn, trong đó nguồn vốn ngoại tệ quy đổi là 39 tỷ đồng so với đầu năm nguồn vốn này đã giảm đi 252 tỷ đồng.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
So 2006
+ /-
%
I. Tổng nguồn vốn
7953
8320
367
105%
1. Tiền gửi, tiền vay
842
572
- 252
69%
Trong đó: Nguồn ngoại tệ quy đổi
0
39
39
- Tỷ trọng TGTCTD
10%
7%
- 3%
66%
2. Tiền gửi các TCKT
2903
3565
552
123%
Trong đó: Nguồn ngoại tệ quy đổi
125
77
- 47
62%
- Tỷ trọng TGTCKT
37%
43%
6%
117%
3. Tiền gửi dân cư
4226
4182
- 43
99%
Trong đó: Nguồn ngoại tệ quy đổi
448
452
4
101%
Tỷ trọng TG dân cư
53%
50%
-3%
95%
Mặc dù trên địa bàn có cạnh tranh gay gắt và vị trí giao dịch chưa thuận tiện, nhưng nguồn vốn của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng và ổn định. Tổng nguồn vốn năm 2005 đạt 4439 tỷ đồng, năm 2006 đạt 7953 tỷ đồng và đến 31/12/2007 đã đạt 8320 tỷ đồng.
2.1.2. Hoạt động cho vay
Với lợi thế là một chi nhánh hoạt động trên địa bàn Hà Nội một trong những thành phố có hoạt động kinh tế sôi nổi nhất cả nước do đó nhu cầu vốn của các doanh nghiệp cũng không ngừng tăng lên. Mặc dù các doanh nghiệp đã có quan hệ với các tổ chức tín dụng khác trước đó nhưng khi chi nhánh Nam Hà Nội chính thức đi vào hoạt động được sự trợ giúp từ trung tâm điêuè hành, trên cơ sở một số khách hàng ban đầu, bằng sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ kinh doanh luôn chủ động tìm kiến các khách hàng mới trong những năm qua dư nợ tăng lên một cách đáng kể, cụ thể năm 2006 là 3747 tỷ tăng 1617 tỷ so với năm 2005. Đến năm 2007, công tác tín dụng của chi nhánh Nam Hà Nội có sự tăng tưởng nhanh, tăng 344 tỷ, và vượt 21% so với đầu năm. Tuy nhiên, dư nợ cho vay đói với các đơn vị trực thuộc NHN0 & PTNT Việt Nam lại giảm (giảm 1609 tỷ đồng) do giảm hết dư nợ của Công ty chứng khoán. Điều này dẫn đến tổng dư nợ toàn chi nhánh năm 2007 là 2481 tỷ đồng, giảm 1266 tỷ đồng so với năm trước. Dư nợ tại TW năm 2007 là 536 tỷ đồng. Dư nợ tại địa phương của chi nhánh tăng so với những năm trước. Có thể nói đây là một đóng góp quan trọng của chi nhánh trong quá trình làm thay đổi cách nhìn nhận của ngân hàng Việt Nam về hệ thống các doanh nghiệp quốc doanh, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và pt kinh tế của nước nhà.
2.1.3. Hoạt động khác
- Tình hình thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối:
Chi nhánh Nam Hà Nội luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh toán quốc tế, không để xảy ra trường hợp sơ suất đáng tiếc nào. Doanh số hoạt động tiếp tục tăng trưởng, chi phí dịch vụ tăng 44% so với năm 2006. Kết quả thể hiện ở bảng sau:
Đơn vị tính: 1000 USD
TT
Chỉ tiêu
TH2006
TH2007
So sánh
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
TT hàng nhập
1078
103447
1437
178228
359
74781
TT hàng xuất
591
59099
533
92967
(38)
33868
Mua ngoại tệ
107623
Bán ngoại tệ
109404
Thu dịch vụ
209
300
144%
Nhìn chung, hoạt động TTQT của chi nhánh đều tăng trưởng so với năm trước ở cả thanh toán hàng nhập, hàng xuất, mua, bán ngoại tệ và thu dịch vụ
- công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới.
Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, chi nhánh Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh, thanh toán quốc tế, đại lý western union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, Ngân hàng đầu mối, Ngân hàng phục vụ như dự án…Bên cạnh đó còn phát triển một số sản phẩm dịch vụ mới như:
+ Duy trì, hoàn thiện dịch vụ cho trung tâm chuyển tiền bưu điện.
+ Ngân hàng đầu mối phục vụ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Duy trìi thu tiền mặt tại chỗ của sinh viên, dịch vụ nhận tiền của Tổng Công ty Xi Măng, trả lương qua thẻ ATM.
Nhờ có sự nhận thức đúng và tập trung chỉ đạo phát triển sản phẩm dịch vụ nêm năm 2007 thu dịch vụ của chi nhánh đạt 18899 triệu, tỷ lệ thu dịch vụ đạt 12,2%.
2.1.4. Kết quả tài chính.
Nhờ đạt được các kết quả khả quan ở tất cả các hoạt động kinh doanh từ năm 2002 đến nay tình hình tài chính của chi nhánh ngày càng vững mạnh hơn.
Chỉ tiêu
2006
2007
% So KH
% So cùng kỳ
Tổng thu
556189
738093
181904
133%
Trong đó: Thu tín dụng
529102
691702
162600
131%
Thu dịch vụ
18288
18899
611
103%
Tổng chi:
461630
646409
184779
140%
Chi trả lãi
433362
555659
122297
128%
Trong đó: Trả phí
5181
20441
15260
395%
Chi phí khác
0
3107
3107
Quỹ thu nhập
94559
91684
144%
-2845
97%
- Tổng thu năm 2007 đạt 738093 triệu đồng, tăng 189104 triệu đồng so năm trước với tốc độ tăng 33%. Trong đó thu lãi cho vay là 691702 triệu đồng, chiếm 94% tổng thu; thu dịch vụ 18899 triệu, chiếm 2,6% tổng thu (bằng 12,2% thu nhập ròng).
- Tổng chi năm 2006 là 646409 triệu đồng, tăng 184779 triệu đồng so năm trước với tốc độ tăng 40% trong đó chi trả lãi huy động vốn 555659 triệu đồng chiếm 86% tổng chi.
- Chênh lệch thu nhập - chi phí (chưa có lương) đạt 91684 triệu đồng, giảm 2875 triệu đồng so năm trước, và vượt 44% kế hoạch giao. Trong năm chi nhánh đã trích dư dự phòng rủi ro theo kế hoạch giao của TSC là 57552 triệu đồng.
- Hệ số tiền lương đạt được là 2.07
Về thực hiện chính sách lãi suất.
Lãi suất đầu vào: Chi nhánh đã thực hiện khá linh hoạt và kịp thời các chế độ lãi suất trên mọi nguyên tắc tôn trọng các kỳ hạn lãi mất quy định của hiệp hội ngân hàng từng thời kỳ và vận dụng linh hoạt các mức lãi hạn lãi suất huy động khác tương tự như lãi suất của các NHTMQD trên cùng địa bàn. Cũng như việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đã góp phần đángn kể vào công tác hoàn nthành vượt mức chỉ tiêu nguồn vốn năm qua lãi suất đầu ra: Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc quy định, lãi suất đầu ra của trụ sở chính.
2.2. Thực trạng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tái ngân hàng nông nghiệp nàm Hà Nội giai đoạn 2005 - 2007.
Trong quá trình kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nàm Hà Nội đã không ngừng đổi mới cơ chế hành trong kinh doanh từng bước nâng cao chất lượng tín dụng góp phần cùng toàn hệ thống kiềm chế nam phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh trông thời gian thể hiện.
2.2.1. Kết quả đạt được:
- Tăng cường nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vốn hộ sản xuất kinh doanh. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam Hà Nội đã tích cực huy động vốn tại địa phương với nhiều hình thức: phát hành kỳphiếu đa dạng hoá sản phẩm các loại tiền gửi tiết kiệm, mở rọng việc mở tài khoản cá nhân, tài khoản thẻ ATM và thanh toán trong dân cũ… Đã tăng trưởng được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay đối với nền kinh tế, tính đến 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng ngân nông nghiệp và phát triển nam hà nội là:
Nguồn vốn tư lực tại địa phương từng bước tăng dân vững , chắc hạn chế việc sử dụng vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Đây chính là tiền đề là tiền đề là điều kiện để đáp ứng nhanh nhậy, kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế của địa bàn cũng như cải thiện chất lượng tín dụng và tình hình tài chính của ngân hàng.
Trong ba năm qua doanh số cho vay doanh số thu nợ, dư nợ đều cao
Như vậy qua 3 năm đầu tư vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển vào sự phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội.
- Thông qua chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo xu hướng đảm bảo tỷ trong cho vay trung hạn theo kế hoạch của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giao.
- Hoạt động tín dụng ngân hàng được đổi mới đã chuyển hướng thực sự theo cơ chế mới đã chuyển hướng thực sự theo cơ chế thị trường, tác phong lê nề nối làm việc được cải tiến, lấy chất lượng tín dụng mục tiêu chính cho cho sự tồn tại và phát triển và phát triển của ngân hàng.
Hiệu quả sử dụng vốn cao, hầu hết các món vay vừa qua đều sử dụng đúng mục đích, doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh làm ăn cho lãi trả được nợ (gốc và lãi cho ngân hàng).
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh còn có những hạn chế nhất định, đòi hỏi ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam hà nội phải tiếp tục xem sét để không ngừng cải tiến chất lượng tín dụng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về trốn cho nền kinh tế.
2.2.2. Những hạn chế
Tỷ lệ số hộ sản xuất kinh doanh còn dư nợ ngân hàng nông nghiệp đạt thấp tổng số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Năm 2007 số dư nợ xuất là: 0,18% so với tổng dư nợ
Đây chính là tiềm ẩn phát sinh nợ quá hạn và rủi do sau này nếu không có biện pháp sử lý ngay.
- Theo kết quả kiểm tra những năm qua, mà gần đây nhất là báo cáo kết quả công tác kiểm tra hoạt động tín dụng.
Năm 2007 tại các đơn vị thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội còn một số tồn tại sau:
* Thẩm định món vay: Hồ sơ vay vốn còn thiếu giấy tờ liên quan đến món vay: thiếu sót những yếu tố trên hồ sơ hoặc hồ sơ chứng minh về quyền sử dụng đất chưa đúng quy định.
+ Gia hạn nợ, Chuyến nợ quá hạn chưa kịp thời.
+ Cho vay trung dài hạn chưa nhiệm kỳ hạn trả nợ hoặc phân kỳ không sót với chu kỳ sản xuất kinh doanh.
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại
+ Nguyên nhân chủ quan.
- Do một số ngân hàng cơ sở và một số cán bộ ngân hàng chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quản lý điều hành và thực hiện nhiệm vụ. Một số cán bô tín dụng chưa sâu sót trong qua trình cho vay, thu nợ, nên đã để người vay dùng vốn sau mục đích chung vốn vay ngắn hạn sử dụng vào trung hạn hoặc bán được hàng mà không trả nợ ngay để quay vòng vốn..) và không nhất hiện ngăn chặn kịp thời dẫn đến vay không trả nợ vay đúng hạn.
- Trình độ cán bộ tín dụng tuy đã được quan tâm đào tạo song vẫn còn nhều bất cập vẫn còn nhiều cấp bậc chưa đáp ứng đòi hỏi, của cơ chế thị trường, chưa đủ khả năng trình độ, kinh nghiệm đánh giá đúng tính hiệu quả và mức độ rủi ro của dự án vốn vay, nên đã không ngăn ngừa rủi ro của món vay trước khi xét duyệt cho vay.
Một số cán bộ năng lực, nghiệp vụ còn yếu, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, tuỳ tiện trong chấp hành chế độ của ngành đã làm sai nghiệp vụ…
- Việc chấp hành quy trình tín dụng ở một sở cán bộ đôi khi còn chưa tốt.
Việc kiểm tra, kiểm soát các khoản vay của khách hàng chủ yếu giao cho cán bộ tín dụng trực tiếp theo dõi kiểm tra thu hồi nợ. Do vậy một số cán bộ khi thực hiện kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay thiếu sâu sát, hời hợt và không thường xuyên phân tích nợ để tìm nguyên nhân biện pháp hữu hiệu thu hồi nợ
Mặt khác trong điều kiện hoạt động trên địa bàn rộng, phức tạp mỗi cán bộ tín dụng phải theo dõi một lượng khách hàng lớn nên không thể nắm sát theo tình hình biến động trong quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng. Điều này cùng với sự bất cập về trình độ của cán bộ làm tăng thêm khả năng không thu hồi được nợ kịp, nợ quá hạn là khó tránh khỏi.
Vai trò của chủ động kiểm tra, kiểm soát để tự phát hiện của một số ngân hàng cơ sở chưa được thường xuyên và phương pháp kiểm tra chưa tốt, chưa thật sâu sát kể cả nội dung và phương pháp cũng như các biện pháp xử lý.
Một số cán bộ kiểm tra còn thiếu phương pháp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm tra, hiệu quả công tác kiểm tra, đối chiếu nợ, công khai chưa được thực hiện thường xuyên liên tục.
- Bên cạnh đó mối quan hệ giữa số ngân hàng cơ sở với chính quyền đại phương chưa chặt chẽ và khẳng định. Vì vậy sự ủng hộ giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương với các đơn vị đó còn hạn chế.
+ Nguyên nhân khách quan.
- Môi trường kinh tế - chính trị
Do mới bước vào cơ chế thị trường nên các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh đổi mới và hoàn thiện, mặt khách quá trình thích ứng của các hộ sản xuất kinh doanh với cơ chế thị trường phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô.
Việc quy hoạch tổng thể của thành phố cũng như từng quận chưa cụ thể nhất quán dẫn đến sản xuất kinh doanh thiếu quy hoạch không sát với thị trường.
Công tác quản lý vi mô về công tác xuất nhập khẩu chưa tốt dẫn đến tình trạng hàng hoá ứ đọng không tiêu thụ được, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
- Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa dầy đủ, chưa đồng bộ,
+ Một số văn bản pháp lý có liên quan tới vấn đề thế chấp, vay vốn ngân hàng ở khía cạnh này hay khía cạnh khác quy định chưa đồng bộ, đầy đủ, nhất là thiếu các văn bản thường dẫn hoặc hướng dẫn chưa phù hợp nên quy trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.
Một là: cơ sở pháp lý về tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật thì cơ sở đảm bảo cho tài sản thế chấp là bản hợp đồng được ký kết giữa hai bên thế chấp và bên nhận thế chấp tài sản cùng bản gốc, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản do bên thế chấp giao cho bên thế chấp, nhưng ở nước ta hiện nay chưa có luật sở hữu và những văn bản dưới luật hướng dẫn vấn đề này. Do đó việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vón ngân hàng có rất nhiều khó khăn phức tạp, thiếu cơ sở pháp lý về quyền sở hữu tài sản.
Hai là về phát mại tài sản thế chấp
Luật dân sự mới quy định chung về cơ quan có thẩm quyền về tổ chức bản đấu giá tài sản chưa có những quy định cụ thể về xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp bên vay thiếu khả năng chi trả và cơ quan có trách nhệm bán đấu giá tài sản. Nên nhiều trường hợp người vay không trả được nợ nhưng bên cho vay không phạt mại được tài sản thế chấp thực hiện nghĩa vụ của bên vay.
Kết quả là ngân hàng phải quản lý tài sản bất đặc dĩ trong khi không thu hồi được nợ để trả cho người gửi tiền và tiếp tục quya vòng vốn. Muốn thu hồ được nợ ngân hàng phải tự vận động nhờ cậy vào chính quyền địa phương vào cơ quan pháp luật để phát mại tài sản hoặc xiết nợ nên thường bị động lúng túng và càng khó khăn hơn nếu không được sử dụng hộ của chính quyền địa phương.
Trình độ dân trí: nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất phân tán thủ công, văn hoá pháp lý nhìn chung chưa cao, thói quen sống và làm việc theo hiện pháp và pháp luật còn mới bắt đầu vấn đề này càng bộc lộ rõ đối với hộ sản xuất kinh doanh.
Ngoài những nguyên nhân trên, chất lượng tín dụng của ngân hàng nông nghiệp đối với hộ sản xuất kinh doanh còn chịu ảnh hưởng khác như. Cơ chế chính sách của nhà nước như chính sách thúê, giá cả, ổn định tiền tệ…
Các tệ nạn xã hội như cờ bạc, hội họ, nạn số đề là những vấn đề đạo đức đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng…
CHƯƠNG III.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NAM HÀ NỘI.
1. Định hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thờ gian tới.
Mục tiêu phấn đấu năm 2008 của chi nhánh là: Bám sát mục tiêu của toàn ngành thực hiện thật tốt những nội dung cơ bản của đề án cơ cấu tại Ngân hàng nông thôn và phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, tiếp tục duy trì ở mức hợp lý đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, nang cao chấ lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với hiện đại hoá, đủ năng lực hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợ với văn hoá doanh nghiệp với các chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Nguồn vốn
+ Phấn đấu tổng nguồn vốn cuối năm đạt 9.450 tỷ đồng (nguồn vốn huy động tại địa phương tăng 16% so với năm 2007).
+ Tỷ lệ tiền gửi dân cư giữ mức 50% trên tổng nguồn vốn.
+ Từng bước cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định và hiệu quả.
- Dư nợ tại địa phương tăng trưởng 23% đạt 2.400 tỷ đồng trong đó:
+ Dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 60% tổng dư nợ.
+ Nợ xấu từ nhóm III đến IV dưới 2%
- Công tác tài chính
+ Phấn đấu quỹ thu phập cuối năm đạt mức 100 tỷ đồng tăng trưởng 9% so với năm 2007.
+ Thu dịch vụ tăng thêm 12% so với năm 2007 2% giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại chi nhánh NHNo và PTNT Nam Hà Nội.
Trong những năm qua chi nhánh NHNo và PTNT Nam Hà Nội đã đạt được những thành tựu nhất định về hoạt động kinh doanh, luôn giữa vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, được nhà xếp hạng đặc biệt chi nhánh bằng hiệu quả an toàn trong tất cả mọi hoạt động của mình làm tiêu chuẩn hàng đầu, địa phương hoá khách hàng thuộc cách thành phần kinh tế, trong đó lấy phát triển kinh tế quốc doanh làm chủ đạo.
Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng đã gặp nhiều khó khăn cần giải quyết, là thách thức đối với hoạt động của NHNo và PTNT Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh đó chất lượng tín dụng nói chung, tín dụng đố với hộ sản xuất kinh doanh nói riêng đang trở thành vấn đề quan tâm và giải quyết.
Với việc xây dựng các mục tiêu trên chi nhánh NHNo và PTNT Nam Hà Nội phải có những biện pháp phù hợp để làm phương tiện thực hiện các mục tiêu đó. Sau đây em xin đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh chi nhánh.
2.1. Đối với đội ngũ cán bộ tín dụng:
Trong hoạt động ngành ngân hàng thi hoạt động tín dụng có tầm quan trọng vì nó quyết định sự thành loại của ngành hàng vì vậy cán bộ tín dụng được coi như (những chiến sỹ ở tuyến trước) và giữ vai trò chủ đạo trogn hoạt động của ngân hàng.
Xác định được tầm quan trọng của người cán bộ tín dụng ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam Hà Nội nói riêng phải xây dựng được đội ngũ cán bộ tín dụng đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Về số lượng: phải đảm bảo đủ cơ cấu theo quy định của hội đồng quản trị NHNo và PTNT Việt Nam, số lượng cán bộ tín dụng phải chiếm từ 50 tổng số cán bộ trở lên.
- Về chất lượng
Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ nhân viên, cả về trình độ chuyên môn và trình độ quảnlý tập trung ở mọi mặt nghiệp vụ.
Đối với cán bộ tín dụng phải hiểu rõ quy trình nghiệp vụ, biện pháp kỹ thuật thẩm định khách hàng, đánh giá chính sách một món vay, một dự án. Phải biết thu nhập, xử lý thông tin chính sách phù hợp cho việc đánh giá thẩm định dự án.
Nắm vững chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của ngành của địa phương.
Có hiểu biết nhất định về pháp luật nắm vững tình hình kinh tế về pháp luật, nắm vững tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước, có liên quan đến sản phẩm của dự án cán bộ ngân hàng phải có trình độ lý luận nghiệp vụ về lĩnh vực ngân hàng vững vàng có kiến thức về kinh tế xã hội, pháp luật am hiểu, thị trường có kinh nghiệm thực tế và có khả năng tổng hợp tốt để đủ khả năng xem xét nhu cầu tín dụng một cách tổng quát nhằm hoạch định chính sách tín dụng phù hợp và đưa phương pháp để giải quyết.
Phải có trình độ ngoại ngữ và tin học để tiếp xúc với thông tin, với những cái mới, hiện đại nhằm hiểu biết lường trước những biến động có thể xây ra.
Đặc biệt cán bộ ngân hàng phải có kiến thức Marketing ngân hàng, có khả năng khai thác triệt để nhu cầu cùng như khả năng hiện có của ngân hàng và đề ra được chiến lược khách hàng tiềm năng. Đây là việc làm cần thiết và lâu dài cho hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh.
* Với yêu cầu trên NHNo và PTNT Nam Hà Nội đã có những biện pháp như sau:
- Đào tạo về phương pháp kiểm tra, thu thập về thông tin khách hàng, phương pháp nhân tích tín dụng, phân tích phòng ngừa rủi ro.
- Ngoài ra đào tạo tại chỗ mời giáo viên bên ngoài và giáo viên kiêm nghiệm giảng dậy cho cán bộ.
- Mở rộng thêm khách hàng nhất là kinh tế hộ sản xuất kinh doanh. Tích cực nghiên cứu triển khai thêm các hình thức cho vay, dịch vụ mới an toàn mở rộng tín dụng ngắn hạn, hạn chế cho vay đầu tư và bất động sản cho vay đầu tư trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
2.2. Giải pháp về huy động vốn.
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của thương mại. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nam Hà Nội đã thấy được tầm quan trọng của công tác huy động vốn. Vì vậy để có được nguồn vốn ổn định và vững chắc cần phải thực hiện.
- Duy trì mới quan hệ với các khách hàng lớn, tìm kiếm thêm khách hàng.
- Coi trọng công tác huy động vốn từ dân cư đa dạng hoá các hình thức hu động, khuyến mại trang bị thêm kiến thức tiếp thị huy động vốn, văn hoá giao dịch cho cán bộ tiếp xúc trực tiếp với dân cư, cải thiện dần các cơ sở vật chất các điểm giao dịch để tăng thêm niềm tin cho khách hàng.
- Tạo sự an tâm cho người gửi tiết kiệm: chi nhánh cần quan tâm đến độ an toàn của tiền gửi khách hàng bằng cách mua bảo hiểm tiền gửi nhất là đối với loại huy động dài hạn.
- Đa dạng hoá các loại hình huy động vốn:
Với mức lãi suất phù hợp, chủ yếu là huy động vốn tại chỗ, thực hiện mô hình người vay vốn lúc này là người cung ứng vốn lúc khác, làm cho đồng vốn được vận động liên tục, mang lại hiệu quả tối đa của đồng vốn trong các doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh.
- Chú trọng mở rộng quy mô của khách hàng.
Tăng cường các biện pháp thi, tăng số lượng khánh hàng là các tổ chức kinh tế dân cư.
Thực hiện các giải pháp cơ bản trong chiến lược kinh doanh nguồn vốn 2000 - 2010? Chú trong phong cách văn minh lịch sự. Mở rộng các dịch vụ và tiện tích ngân hàng nhằm thu hút khách hàng.
Đối với ngân hàng thì công tác huy động vốn rất quan trọng, nó là điều kiện, là tiền đề để mở rộng và nâng cao chât lượng tín dụng nguồn vốn giúp cho tín dụng ngân hàng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.3. Sử dụng vốn
Chi nhánh NHNo và PTNT Nam Hà Nội là một chi nhánh kinh doanh, có hiệu quả, lại rất chủ trong đến công tác thu hút khách hàng nên số lượng khách hàng đến vay vốn là rất động vì thế chi nhánh đã quay tâm nhiều tới việc mở rộng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh.
Mở rộng cho vay, đầu tư chỉ trong phạm vi cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng mà còn cho vay đầu tư xây dựng cơ bản mới để thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số ngành như: Điện tử tin học công nghiệp chế biến, cơ khi chế tạo, hoá chất và công nghiệp vật liệu xây dựng, đây là ngành đang có xu hướng phát triển mạnh lại được chính phủ khuyến khích, ưu tiên nên có rất nhiều doanh nghiệp mới được thành lập. Những ngành trên có đặc điểm là cần khối lượng vừa phải, tốc độ quay vòng vốn nhanh, lợi nhuận khá cao. Vì thế ngân hàng có thể mở rộng tín dụng cho vay vốn thiết lập doanh nghiệp mới với điều kiện nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, giám sát chặt chẽ hơn trong việc sử dụng vốn vay của họ.
Duy trì nâng cao chất lượng công tác tín dụng kiểm tra đi sâu sát đến các đơn vị, quản lý chặt dư nợ kiên quyết thu hồi nợ có vấn đề.
Mở rộng tín dụng an toàn và hiệu quả. Kế hoạch tín dụng được giao trên cơ sở đăng ký của các đơn vị, tuỳ thuộc vào khả năng, quản lý nợ của từng đơn vị. Dùng cơ chế thi đua, khuán lương để khuyến khích tăng trưởng tín dụng, dành một khoản quỹ khen thưởng thích đáng để thưởng kịp thời cho cá nhân, đơn vị có thành tích tăng trưởng tín dụng an toàn.
Kiên quyết chỉ đạo lãi suất theo cơ chế thi trường từng bước tăng dần chênh lệch lãi xuất đầu ra đầu vào, chính đủ kịp thời các khoản dự phòng rủi ro. Thực hiện phương châm: mọi khoản đầu tư của ngân hàng đem lại hiệu quả.
Tăng cường quản lý theo các quy trình nghiệp vụ, xây dựng các quy chế kiểm tra nội bộ và tổ chức thực hiện kiểm tra thường xuyên liên tục hạn chế tối đa mất mát thuất thoát tài sản.
2.4. Về chiến lược khách hàng.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, song song với việc mở rộng phạm vi quy mô hoạt động tín dụng, đối tượng khách hàng phục vụ ngày càng phong phú hơn theo đó khả năng rủi ro thất thoát vốn vay ngày càng tăng đe doạ sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy để nâng cao và phát triển của ngân hàng. Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng sử dụng vốn chó hiệu quả tín dụng đảm bảo an toàn trong kinh doanh hết sức thận trọng khi cho vay, luôn nắm chắc tình hình kinh doanh của khách hàng, tư vấn, giúp đỡ các đơn vị tháo gỡ khó khăn, đồng thời cương quyết và cứng rắn đối với những khách hàng có thái độ không đúng trong quan hệ tín dụng
- Có chính sách khách hàng phù hợp:
Phân loại khách hàng, ưu đãi về lãi suất cho vay, về phí dịch vụ…. Cho của khách hàng truyền thống, khách hàng đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.
Chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng thể hiện ở khả năng phân tích nhận định trước, trong và sau khi cho vay, nó có quan hệ nhân quả với chất lượng tín dụng: Đánh giá tình hình khách hàng càng chính xác, chát lượng tín dụng càng cao. Thông qua đánh giá ngân hàng sẽ định lượng được mức độ rủi ro trong quá trình cho vay để có biện pháp sử lý kịp thời, hạn chế mức tối đa bị thất thoát.
Việc đánh giá tình hình khách hàng là phải chuẩn đáon được khả năng trả nợ thông qua phân tích những nguyên nhân dẫn tới rủi ro. (cả về rủi ro tài chính và rủi ro phí tài chính phải nắm được các thông tin về tính đều đặn của khoản vay, tình hình trả nợ,. Có những tổ chức tín dụng nào đã cung cấp tín dụng (quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng phục vụ người nghèo…..) có nợ quá hạn không, mức độ nợ quá hạn…
Mặt khác thông qua nghiệp vụ đánh giá khách hàng để tiến tới thiết lập mối quan hệ tốt và lâu dài với khách hàng, giúp cho ngân hàng có điều kiện nắm vững các thông tin có liên quan tới khách hàng, có đối sách thích hợp để đáp ứng trong sự cạnh tranh trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng khách hàng.
2.5. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ, phối kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể.
Các cấp chính quyền địa phương có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động đầu tư tín dụng đối với các hộ sản xuất kinh doanh. Từ khi xác định dự án phát triển kinh tế xã hội đến xét duỵêt cho vay, đôn đốc trả nợ và xử lý các trường hợp vi phạm chế tài tín dụng đều có liên quan đến chính quyền địa phương.
Trong những năm qua nhất là từ khi có quyết định 67/1999/QĐ - TTG về "một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông", nghị quyết liên tịch 230/NĐLT giữa hộ nông dân Việt Nam và NHNo và PTNT Việt Nam, thì mối quan hệ giữa NHNo và PTNT Nam Hà Nội và các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn đã có những bước phát triển tích cực. Song để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố đã đề ra thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội cần tranh thủ hơn nữa sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngànhd để đưa hoạt động của ngân hàng tới gần dần theo phương châm "xã hội hoá hoạt động ngân hàng".
Một số giải pháp trên không những tạo điều kiện cho hộ sản xuất kinh doanh có điều kiện sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả, trả nợ vay ngân hàng song phẳng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, và giúp cho hộ sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống và làm tốc độc vai trò của mình đối với nhà nước (nghĩa vụ đối với ngân sách).
3. Kiến nghị
3.1. Đối với Nhà nước
Để phát huy hơn nữa vai trò của các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp vốn hộ sản xuất kinh doanh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngoài trách nhiệm thuộc về ngành ngân hàng, nhà nước ngoài trách nhiệm thuộc về ngành ngân hàng, nhà nước cấp giải quyết các vấn đề sau.
Trước hết cần hoàn thiện hệ thống pháp lý, ổn định tương đối chính sách quản lý kinh tế vĩ mô cơ chế sử dụng ngoại tệ, chính sách tỷ giá. Tạo môi trường pháp lý ổn định cho sự phát triển hoạt động kinh tế và hoạt động ngân hàng.
Sớm điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế chính sách mang tính chất pháp lý liên quan đến tài sản thế chấp như nhà đất, để tổ chức cá nhân vay vốn có được tính chất pháp lý đích thực theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng tín dụng một cách vững chắc.
Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh ổn định cho hoạt động ngân hàng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhằm hạn chế làm hàng giả, kinh doanh không phép, trốn lậu thuế, buôn lậu làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh gây tiêu cực cho xã hội.
Tăng cường hiệu lực của công ty thông tin báo cáo chế độ hạch toán kinh doanh, tuân thủ nghiêm ngặt pháp lệnh kế toán thống kê, tránh tình trạng như hiện nay, một số hộ sản xuất kinh doanh hoạch toán ngoài sổ sách khai giảm doanh thu, kinh doanh hàng không có nguồn gốc, nhằm trốn lậu thuế để thu lợi bất chính.
Nhà nước cũng cần tạo lập môi trường cho các hộ sản xuất kinh doanh thuận lợi, thực hiện các chính sách khuyến khích trợ giúp và ưu đãi cho hộ sản xuất kinh doanh hơn nữa.
3.2. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng với chức năng là quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, quản lý điều hoà, lưu thông tiền tệ, tín dụng ngân hàng, là cơ quan tham mưu cho chính phủ trong việc xây dựng các văn bản dưới luật vì vậy ngân hàng nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau để giúp các ngân hàng hoạt động kinh doanh được an toàn và mở rộng tín dụng vững chắc.
Đổi mới phương thức và thủ tục tín dụng theo hướng toạ thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có dự án đầu tư kinh doanh khả thi được vay vốn nguồn hàng nhà nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng nhà nước là một tổ chức quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và phải đảm bảo an toàn cho toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, trung tâm phòng ngừa rủi ro của ngân hàng nhà nước phải thu nhập đầy đủ, chính sách, kịp thời thông tin từ nền kinh tế để cung cấp cho các ngân hàng thương mại, để các ngân hàng có các quyết định đúng đắn trong hoạt động tiền tệ tín dụng.
Ngân hàng nhà nước cần hỗ trợ nhằm củng cố tăng cường và đẩy mạnh tín dụng của các ngân hàng thương mại trong việc thúc đẩy quan hệ ngânhàng với các hộ sản xuất kinh doanh, tái cấp vô và tái bảo lãnh, kêu gọi tài trợ từ bên ngoài cho các tổ chức tín dụng, đẩy mạnh việc sắp xếp các lại các ngân hàng thương mại cổ phần, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
3.3. Đối với chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội.
Chi nhánh quy định mức lãi suất huy động lớn hơn tỉ lệ lạm phát và lãi suất trung dài hạn phải cao hơn lãi suất ngắn hạn để tạo khoảng cách rõ rệt giữa lợi của người gửi tiền ngắn hạn với người gửi tiền trung, dài hạn tuy nhiên khoảng cách này phải luôn gửi sẽ dẫn đến tăng lãi suất cho vay điều này sẽ cản trở đầu tư vào các phương án kinh doanh của các hộ sản xuất kinh doanh. Ngoài ra để thu hút nguồn vốn dưới hình thức thu hút tiền gửi, Ngân hàng còn có chính sách ưu đãi đói với khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn và nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo thanh toán thuận lợi nhanh chóng kịp thời chính xác. Bên cạnh đó cần có các biện pháp huy động và hấp dẫn như dự thưởng khuyến mại.
Chi nhánh cần thiết lập và tăng cường các mối quan hệ đối với khách hàng lớn là các dự án đầu tư trung dài hạn bằng nguồn vốn đồng tài trợ giữa các nguồn hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác, các ngành có chức năng quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài và ngân sách nhà nước.
Chi nhánh cần mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên sâu về thẩm định,các lớp tập huấn về pháp luật thị trường và môi trường kinh doanh.
Để cán bộ làm công tác thẩm định hiểu sâu hơn giúp cho công tác thẩm định được tốt hơn.
Chi nhánh phải lập danh sách các vấn đề đặc biệt quan tâm trong việc lựa chọn dự án quan trọng có tính đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp, hiện đại hoá. Quan tâm đến khả năng và tiêu thụ sản phẩm của hộ sản xuất kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng phục vụ thẩm định tín dụng và giảm rủi ro tránh tình trạng nợ quá hạn và không có khả năng thu hồi để từ đó nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội là vấn đề phức tạp, có phạm vi mở rộng, liên quan đến nhiều ngành nhiều cấp. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, trong khuôn khổ, giới hạn phạm vi cho phép báo cáo chuyên đề tốt nghiệp đã.
1. Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về vai trò của tín dụng ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường cũng như vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất kinh doanh.
2. Phân tích thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh và đánh giá chất lượng của hoạt động này tại chi nhánh.
NHNo & PTNT Nam Hà Nội, từ đó rút ra những mặt được cũng như những tồn tại cần nghiên cứu để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.
3. Phân tích những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến hạn chế việc mở rộng tín dụng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh.
4. Đề xuất những giải pháp về đội ngũ cán bộ tín dụng, nguồn vốn, sử dụng vốn, chiến lược khách hàng, sự phối hợp chặt chẽ và tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, hoàn thiện một số chính sách kinh tế tài chính.
5. Các kiến nghị với chính quyền địa phương, các cấp ngân hàng, nhằm không ngừng mở rộngvà nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh, làm cho hoạt động tín dụng trở thành công cụ đắc lực trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước, phát triển đời sống kinh tế, xã hội.
Để xây dựng một xã hội giàu đẹp, công bằng và văn minh chúng ta phải thực hiện nhiều giải pháp trong đó có giải pháp về hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT .
Với thời gian thực tập ngắn và sự hiểu biết của em còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi.
Những thiếu sót về lý luận cũng như thực tế em mong nhận được sự quan tâm chỉ dẫn của các thầy cô, để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành bài viết này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2008
Sinh viên
Trần Huy Trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (nhà xuất bản thống kê)
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 , phương hướng nhiệm vụ năm 2006 NH Nam Hà Nội.
3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007 NH Nam Hà Nội.
4. Báo cáo kết quả học hoạt động kinh doanh năm 2007, Phương hướng nhiệm vụ năm 2008 NH Nam Hà Nội.
5. Tiền tệ Ngânhàng - Thị trường tài chính (nhà xuất bản tài chính)
6. Quy chế cho vay đối với khách hàng (NHNo & PTNT)
7. Sổ tay tín dụng (NHNo & PTNT VN)
8. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng (NHNo & PTNT VN)
NHẬN XÉT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI
Ngày 24 tháng 04 năm 2008
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT NAM HÀ NỘI
GIÁM ĐỐC
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nộ.DOC