Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ của
Ngân hàng mà mang lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động của Ngân hàng.
Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, Ngân hàng cần phải đảm bảo
được hoạt động của mình vừa an toàn vừa hiệu quả. Nâng cao chất lượng tín
dụng trung và dài hạn không chỉ là mong muốn của riêng Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh mà còn là của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam nói chung và cũng là mong muốn của Đảng và Nhà nước
ta hiện nay.
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động tín dụng trung
dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh, em
nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng trung và dài hạn trong công cuộc đổi mới.
Hoạt động tín dụng trung và dài hạn đã thể hiện vai trò quan trọng của nó đối với
các doanh nghiệp, với bản thân của ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế.
54 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh -Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết kiệm
trả trước, tiết kiệm trả sau, tiết kiệm tích luỹ …Không chỉ vậy chi nhánh còn
mang đến cho các khách hàng sự phục vụ tận tình, chăm sóc chu đáo các nhu cầu
của khách. Chính vì vậy ngày càng nhiều khách hàng đến với chi nhánh. Tính
đến 31/12/2011 tổng vốn huy động được của chi nhánh là 923.483 triệu VNĐ,
tăng 0,26% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó huy động từ tiền gửi của các tổ
chức kinh tế là 801.438 triệu VNĐ, chiếm 86,78% trong tổng nguồn vốn huy
động, tăng 13,26% so với cùng kỳ năm trước.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện hoạt động huy động vốn:
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
28
Ngoài huy động vốn từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế còn có nguồn huy
động vốn từ nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn bằng ngoại tệ của Chi nhánh
( Đơn vị: triệu đồng )
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Giá trị % Giá trị %
±2009
Giá trị %
±2010
Giá
trị %
Giá
trị %
1. Nội tệ 791.337 86,68 876.150 90,93 84.813 10,71 876.741 90,91 591 0,06
2. Ngoại tệ
(quy đổi VND)
121.518 13,32 87.390 9,07 34.128 28,08 87.592 9,09 202 0,23
USD 59.058 41.130 17.928 30,35 40.850 208 0,68
EUR 62.460 46.260 16.200 25,93 46.742 482 1,04
Tổng cộng quy
VND
912.855 100 963.540 100 50.685 5,55 964.333 100 793 0,08
( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thành phố Vinh 3
năm qua)
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
2009 2010 2011
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của chi
nhánh
Tổ chức kinh tế
Dân cư
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
29
Dựa vào bảng ta thấy, vốn huy động nội tệ tăng lên từng năm tương ứng,
vốn huy động ngoại tệ có sự giảm dần theo từng năm. Nguồn vốn huy động nội
tệ năm 2011 đạt 876.741 triệu đồng chiếm 91,32%, tăng 591 triệu đồng so với
năm 2010 và tăng 85.404 triệu đồng so với năm 2009. Nguồn vốn huy động
ngoại tệ năm 2009 đạt 121.518 triệu đồng tương ứng 85,09%, năm 2010 vốn
huy động ngoại tệ có sự giảm sút rõ rệt, đạt 87.390 triệu đồng, giảm 34.128 triệu
đồng. Sang năm 2011, do tỷ giá ngoại tệ tăng nên đạt 87.592 triệu đồng, tăng
202 triệu đồng so với năm 2010. Tuy nhiên, tổng nguồn vốn mà Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh huy động trong năm 2011 đạt
964.333 triệu đồng, tăng 51.470 triệu đồng so với năm 2009 và tăng 793 triệu
đồng so với năm 2010. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh ngày càng tăng và có
hiệu quả qua các năm. Mặc dù trong những năm qua thị trường vốn huy động có
nhiều biến động như việc tăng chỉ số giá tiêu dùng, biến động thị trường tiền tệ
do tác động của việc lãi suất trên thị trường quốc tế, cuộc chạy đua lãi suất VNĐ
trên thị trường trong nước, những biến động thất thường của giá vàng, giá bất
động sản, chứng khoán, tỉ giá USD.
Như vậy, trong thời gian tới Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn thành phố Vinh cần quan tâm nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm phù
hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng có tiền gửi ngoại tệ nhất là trong môi
trường cạnh tranh hoạt động Ngân hàng ngày càng gay gắt.
2.1.1.2. Cho vay trung và dài hạn
Tín dụng là hoạt động cơ bản của Ngân hàng. Tình hình tăng trưởng cho
vay trung và dài hạn của chi nhánh được thể hiện ở bảng sau:
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
30
Bảng 2.3: Doanh số cho vay trung - dài hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng số 871.525 100 1.006.274 100 1.039.139 100
1. Cho vay trung và dài hạn 167.860 19,3 156.598 15,6 168.331 16,2
2. Cho vay ngắn hạn 703.665 80,7 849.676 84,4 870.808 83,8
( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thành phố Vinh 3 năm
qua)
Từ bảng 2.3 và biểu đồ 2.2 cho thấy doanh số cho vay trung và dài hạn có
sự biến động không đều qua các năm. Trong năm 2010, doanh số cho vay trung
và dài hạn của Ngân hàng đạt 156.598 triệu đồng, giảm so với năm 2009 là
11.262 triệu đồng, tốc độ giảm là 6,7%. Qua đi sâu tìm hiểu, sở dĩ năm 2010 cho
vay trung và dài hạn của Ngân hàng giảm trong những tháng cuối năm, doanh
thu từ dự án còn thấp, Ngân hàng chuyển sang cho vay ngắn hạn để tránh rủi ro.
Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay trung và dài
hạn của chi nhánh
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
2009 2010 2011
1. Cho vay trung và
dài hạn
2. Cho vay ngắn hạn
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
31
Sang năm 2011, doanh số cho vay trung và dài hạn của chi nhánh đạt
16,2% tổng doanh số cho vay, với số tiền là 168.331, tăng so với năm 2010 là
11.733 triệu đồng. So với năm 2009, thì doanh số cho vay trung và dài hạn của
Ngân hàng trong năm 2011 tăng 471 triệu đồng, tốc độ tăng đạt được là 0,3%.
Có thể thấy rằng bước sang năm 2011, chi nhánh đã có nhiều chính sách
nhằm làm tăng doanh số cho vay trung và dài hạn của mình để đưa tổng doanh
số cho vay của Ngân hàng tăng hơn nhiều so với các năm trước. Đây là một sự
nỗ lực đáng ghi nhận của Ngân hàng. Trong cho vay trung và dài hạn đã chú
trọng đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực có xu hướng phát triển mạnh, các sản
phẩm dịch vụ có ưu thế cạnh tranh cao trong nước và tham gia hội nhập thế giới
như: ngành Điện, Bưu chính viễn thông...Do đó các dự án đầu tư đều phát huy
hiệu quả, khách hàng đã mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, đưa ra thị
trường nhiều sản phẩm dịch vụ mới, có uy tín trong cạnh tranh.
2.1.1.3. Thu nợ cho vay trung và dài hạn
Bảng 2.4: Doanh số thu nợ của Ngân hàng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng doanh số thu nợ 693.139 100 904.801 100 1.008.034 100
1. Cho vay ngắn hạn 594.594 85,7 770.538 85,2 852.414 84,5
2. Cho vay trung và dài hạn 100.751 14,3 134.263 14,8 156.620 15,5
( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thành phố Vinh 3
năm qua)
Trong năm 2009, thu nợ cho vay trung và dài hạn của chi nhánh chiếm
14,3% tổng doanh số thu nợ, với số tiền là 100.751 triệu đồng.
Bước sang năm 2010, thu nợ cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng đạt
134.263 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,8% tổng doanh số thu nợ trong năm, Tăng
hơn so với năm 2009 là 33.512 triệu đồng, tốc độ tăng là 33,3%.
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
32
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng thu nợ cho vay trung
và dài hạn của Ngân hàng
13.6
13.8
14
14.2
14.4
14.6
14.8
15
15.2
15.4
15.6
2009 2010 2011
Đến năm 2011, thu nợ cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh chiếm tỷ trọng 15,5% tổng doanh
số thu nợ, với số tiền là 156.620 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2010 là 22.357
triệu đồng, tốc độ tăng đạt 16,65%.
Có thể thấy, tốc độ tăng và số tiền tăng của năm 2010 nhiều hơn so với tốc
độ tăng và số tiền tăng của năm 2011. Tuy nhiên tỷ trọng thu nợ cho vay trung
và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh
không những không có dấu hiệu giảm mà còn tăng lên qua từng năm, thể hiện
qua biểu đồ 2.3:
Năm 2009, thu nợ cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn thành phố Vinh chiếm tỷ trọng 14,3% trên tổng doanh số
thu nợ, thì sang năm 2010, tỷ lệ đó đã tăng lên thành 14,8%, và đến năm 2011 đã
chiếm tỷ trọng 15,5% trên tổng doanh số thu nợ cho vay của Ngân hàng trong
năm. Điều đó cho thấy những cố gắng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn thành phố Vinh trong những năm qua nhằm đẩy mạnh công tác thu nợ
cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng đã đạt được những kết quả rõ nét.
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
33
Một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất ngjt ín dụng trung và dài hạn
là chỉ tiêu Vòng quay vốn trung và dài hạn:
Thu nợ trung và dài hạn
Vòng quay vốn trung và dài hạn của chi nhánh =
Tổng dư nợ trung và dài hạn
Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả vốn trung và dài hạn tăng lên,
vốn đầu tư cho dự án được thu hồi nhanh, đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.
Ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp mà dư nợ cao có nghĩa là vốn Ngân hàng cho
vay thu hồi chậm, khả năng quay vòng vốn kém, ta có số liệu sau:
Bảng 2.5. Vòng quay vốn của Ngân hàng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dư nợ trung và dài hạn 177.047 186.383 212.278
Thu nợ trung và dài hạn 100.751 134.263 156.620
Vòng quay 0,57 0,72 0,74
( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thành phố Vinh 3
năm qua)
Như vậy vòng quay vốn của Ngân hàng có xu hướng tăng lên mạnh, năm
2009 là 0,57 và năm 2010 là 0,72 đến năm 2011 tốc độ thu nợ nhanh 0,73 vòng.
Điều này cho thấy công tác thu nợ của Chi nhánh ngày càng tốt hơn.
2.1.1.4. Dư nợ cho vay trung và dài hạn
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
34
Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay của Ngân hàng
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
450000
2009 2010 2011
1. Cho vay trung và
dài hạn
2. Ủy thác đầu tư
3. Cho vay ngắn hạn
Bảng 2.6. Dư nợ cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn thành phố Vinh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng dư nợ cho vay 503.978 100 605.450 100 636.555 100
1. Cho vay trung và dài hạn 177.047 35,1 186.383 30,7 212.278 33,3
2. Ủy thác đầu tư 2.206 1.2 1.821 0,4 1.592 0,3
3. Cho vay ngắn hạn 324.725 63,7 417.246 68,9 422.685 66,4
( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT thành phố Vinh 3
năm qua)
Qua bảng 2.2 và rõ hơn là biểu đồ 4 ta thấy dư nợ trung và dài hạn của
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh tăng lên.
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
35
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và
dài hạn
28
29
30
31
32
33
34
35
36
2009 2010 2011
Năm 2009, Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn thành phố Vinh là 503.978 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay trung
và dài hạn là 177.047 triệu đồng, chiếm 35,1%.
Năm 2010, Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh là 605.450 triệu đồng, trong
đó dư nợ cho vay trung và dài hạn là 186.383 triệu đồng, tăng so với năm 2009
9.336 triệu đồng, chiếm 30,7% tổng dư nợ năm 2010, tốc độ tăng là 5,3%.
Năm 2011, Ngân hàng có tổng dư nợ là 636.555 triệu đồng, trong đó dư
nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 33,3%, với số tiền là 212.278 triệu đồng, tăng
hơn so với năm 2010 là 25.895 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 13,8%.
Chi nhánh đã có nhiều đổi mới trong cho vay trung và dài hạn như xác
định mức tín dụng cho từng doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp, hỗ trợ tổn
thất cho nhứng đơn vị làm ăn tốt có khó khăn tạm thời và hỗ trợ tạm thời cho
ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư các dự án có hiệu quả.
Nhìn vào biểu đồ 2.5 ta sẽ thấy tỷ trọng của dư nợ cho vay trung và dài
hạn từ năm 2009 đến năm 2011 giảm trong khi dư nợ cho vay trung và dài hạn ở
các năm vẫn tăng lên. Điều này được lý giải là do mặc dù dư nợ cho vay trung và
dài hạn tăng nhưng dư nợ cho vay ngắn hạn cũng tăng lên nhiều hơn qua các
năm, làm cho dư nợ cho vay trung và dài hạn dù có tăng nhưng tỷ trọng vẫn thấp
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
36
và giảm dần ở các năm. Và trong tình hình nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn
và xảy ra nhiều biến động như hiện nay thì tăng cho vay ngắn hạn sẽ an toàn hơn
cho Ngân hàng.
2.1.2. Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng
2.1.2.1. Kết quả đạt được
Chất lượng tín dụng trung và dài hạn là một chỉ tiêu có tính tương đối và
khá trìu tượng. Các khoản tín dụng trung và dài hạn được coi là chất lượng khi
nó thỏa mãn được nhu cầu của Ngân hàng, khách hàng và phù hợp với nền kinh
tế hiện đại. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố
Vinh, chất lượng tín dụng trung và dài hạn còn thể hiện ở sự đóng góp vốn trung
và dài hạn vào các mục tiêu chung của nền kinh tế nhằm tạo công ăn việc làm,
tiết kiệm ngoại tệ... Đây là chỉ tiêu khó đánh giá về mặt định lượng.
Trong những năm qua, tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh đã thực
hiện theo phương châm đổi mới cơ chế, đầu tư theo chiều sâu. Tín dụng trung và
dài hạn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển sản xuất
nhưng thiếu vốn để đổi mới thiết bị, công nghệ, là góp phần tháo gỡ khó khăn và
thực sự nâng quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh cho các đơn vị vay vốn.
Bằng sự nỗ lực cuả toàn hệ thống, căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch hoạt
động kinh doanh nói chung và tăng trưởng tín dụng nói riêng, năm 2011 Chi
nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh đã phấn
dấu đạt mức dư nợ 636.555 triệu đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng là 5,13%. Các chỉ
tiêu khác đều thực hiện ở mức đạt và vượt kế hoạch đã đặt ra.
Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng trung và dài hạn phục vụ cho
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo hướng kết hợp nhiều hình thức cho
vay bằng nhiều loại vốn, tìm kiếm các dự án có hiệu quả và chú trọng các dự án
trọng điểm trong các chương trình phát triển kinh tế của các bộ ngành.
Tính đến năm 2011 đã có nhiều dự án cho vay trung và dài hạn đã và đang
hoạt động tốt, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Số lược khách hàng tăng nhanh qua các năm ( năm 2011 tăng thêm 53
khách), xử lý dứt nợ tồn đọng, tăng cường giám sát các khoản cho vay, nâng tỷ
trọng cho vay bằng tài sản và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo an
toàn, hiệu quả.
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
37
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển mọi công trình đầu tư
cho sản xuất kinh doanh từ cấp phát ngân sách sang cơ chế vay trả, xóa mọi hình
thức bao cấp, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh đã
nhanh chóng thay đổi cơ chế và hòa nhập vào thị trường để tồn tại, đứng vững và
tăng trưởng, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp đầu tư và phát triển đất nước.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh đã có định
hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với chính sách tiền tệ của Đảng
và Nhà nước, do đó công tác tín dụng trung và dài hạn đã đáp ứng được nhu cầu
bức thiết của nền kinh tế và bản thân Ngân hàng.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh đã thực sự
trở thành bạn hàng đáng tin cậy của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế. Ngân hàng thường xuyên bám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp, hướng
dẫn đơn vị lập hồ sơ vay vốn, tổ chức giao dịch một cửa, tránh mọi phiền hà cho
doanh nghiệp trong quan hệ vay vốn, xây dựng uy tín và niềm tin giữa khách
hàng và Ngân hàng.
Đối với mọi dự án đầu tư, Ngân hàng đều thực hiện nghiêm túc việc lập
hồ sơ xét duyệt cho vay, thẩm định dự án, phân tích tín dụng, phát hiện rủi ro
tiềm ẩn, loại trừ dự án kém hiệu quả và thực hiện các bước kiểm tra, đảm bảo
mỗi khoản vay đều có người chịu trách nhiệm, nhưng mức độ khác nhau.
Ngân hàng lựa chọn những cán bộ tinh thông nghề nghiệp, nhiệt tình công
tác vào những công trình trọng điểm, để giúp đỡ và tư vấn cho doanh nghiệp
được vay vốn nhanh chóng, sớm đưa các công trình vào sản xuất kinh doanh,
mang lại lợi ích cho cả Ngân hàng và khách hàng. Để tạo nguồn vốn tín dụng
trung và dài hạn, Ngân hàng đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động, chú trọng
tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn thông qua việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu,
tăng tiền gửi và tiền tiết kiệm dài hạn trong dân cư, khai thác nhiều nguồn tài trợ
trung dài hạn của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế...
Ngân hàng thay đổi cơ cấu cho vay trung và dài hạn, chủ yếu hướng vào
các ngành công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn, phục vụ cho phát triển kinh tế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động tín dụng trung và dài
hạn còn gặp nhiều khó khăn liên quan đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn
mà Ngân hàng cần phải giải quyết.
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
38
2.1.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
a, Hạn chế
Mặc dù tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn thành phố Vinh đã đạt được một số kết quả quan trọng đóng
góp vào sự phát triển chung của Ngân hàng. Nhưng hoạt động tín dụng trung và
dài hạn của chi nhánh vẫn còn nhiều tồn tại và han chế.
Thời gian xét duyệt một dự án cho vay còn dài, thủ tục rườm rà vì có
nhiều giấy tờ biểu mẫu được đòi hỏi, do vậy nó làm cho cán bộ tín dụng mất thời
gian điều tra đồng thời làm cho doanh nghiệp đi vay vốn chán nản. Nhất là
những khoản vay không lớn, khi vay được vốn thì doanh nghiệp đã mất đi những
cơ hội mà đáng ra nếu vay đựơc sớm thì mọi việc theo tiến độ thì tốt đẹp hơn.
Bên cạnh đó, việc thực hiện qui trình nghiệp vụ cho vay chưa nghiêm túc và
khoa học nên dẫn đến việc giải quyết vay cho khách hàng còn chậm.
Về nguồn vốn cho vay, chúng ta đều biết rằng nguồn vốn để ngân hàng
cho vay trung - dài hạn chủ yếu tính từ nguồn vốn huy động dưới 12 tháng của
các tổ chức kinh tế và cá nhân, các nguồn tài trợ, uỷ thác từ nước ngoài ngân
hàng thừa vốn nhưng lại thiếu vốn nội tệ, ngoại tệ với kỳ hạn dài để cho vay
trung - dài hạn.
Quy mô của các khoản vay trung - dài hạn còn nhỏ bé. Số lượng của các
dự án cho vay còn ít do hình thức tín dụng chứa đựng rủi ro cao …
Có nhiều dự án Ngân hàng cho vay, khâu thẩm định mang tính hợp lý hoá
thủ tục cán bộ tín dụng đã lấy chính dự án mà doanh nghiệp trình ngân hàng vào
trong tờ thẩm định của mình mà không xem xét các yếu tố với nhiều giác độ
khác nhau. Tức là thời gian hiệu quả kinh tế … chỉ là trên giấy tờ với cả hai phía
ngân hành và khách hàng. Do khách hàng tìm mọi cách để vay vốn nhưng sản
xuất kinh doanh chưa chắc đã đạt hiệu quả như báo cáo, vẫn phát sinh tình trạng
nợ quá hạn.
Trong tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh cán bộ ngân hàng quá dè
dặt, cẩn thận.Việc xem xét kỹ lưỡng khi quyết định cho vay tới thành phần kinh
tế này là cần thiết nhưng việc bỏ qua thành phần kinh tế này thì ngân hàng mất
đi một mảng khách hàng lớn.
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
39
b, Một số nhân tố chủ yếu tác động đến chất lượng cho vay trung và dài hạn.
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng.
Trong hoạt động tín dụng hai yếu tố rủi ro và lợi nhuận luôn là bạn đồng
hành. Nếu ngân hàng chỉ chạy theo lợi nhuận cao mà thiếu sự thận trọng cần
thiết thì có thể sẽ phải trả giá đắt cho những rủi ro gặp phải, nhưng ngược lại vì
rủi ro mà không dám mở rộng cho vay thì có thể sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh
doanh, mất đi nhiều khách hàng tốt. Đây là vấn đề nan giải mà hiện nay Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh đang gặp phải. Vì mục
tiêu an toàn vốn nên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố
Vinh có xu hướng thu hẹp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Vẫn biết cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thời gian qua gặp
nhiều rủi ro, song không phải mọi doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều như nhau.
Đây là điểm ngân hàng nên chú ý hơn trong thời gian tới.
Hoạt động Marketing trong ngân hàng chưa được quan tâm chú ý. Hoạt
động này mới chỉ được thực hiện đơn thuần dưới dạng các hoạt động bề nổi như
tuyên truyền, quảng cáo,chứ chưa thực sự xuất phát từ việc nghiên cứu nắm bắt
nhu cầu khách hàng để tìm cách thoả mãn tốt nhất nhu cầu đó. Lâu nay hoạt
động Marketing vẫn thường được coi là nhiệm vụ của các nhân viên giao dịch,
trong khi đó mạng lưới thông tin về khách hàng còn yếu kém, ít áp dụng công
nghệ thông tin vào việc thu thập các yếu tố về khách hàng, sản phẩm, dịch vụ
…..
- Nguyên nhân từ phía khách hàng.
Khả năng của các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu về chế độ
tín dụng trung dài hạn của ngân hàng còn thấp. Vướng mắc chủ yếu thường gặp
phải là doanh nghiệp không có đủ vốn theo chế độ, không đủ tài sản thế chấp
theo quy định đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, không có nhiều dự án khả
thi. Để đảm bảo nguyên tắc an toàn, Ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp
vay vốn phải có vốn tự có tối thiểu tham gia vào dự án (mở rộng sản xuất, cải
tiến kỹ thuật tối thiểu là 10%, xây dựng cơ bản mới 30%, phục vụ đời sống 40%)
nhưng phổ biến là các doanh nghiệp không thực hiện được. Về tài sản thế chấp,
theo tính toán hiện nay thì chỉ có 20% giá trị tài sản của các doanh nghiệp có thể
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
40
sử dụng làm tài sản thế chấp hợp pháp, con số này là quá nhỏ bé so với nhu cầu
vay vốn của các doanh nghiệp.
Về dự án sản xuất kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp lập được các
phương án kinh tế khá tốt nhưng do không cụ thể hoá được thành các dự án khả
thi, nên cũng không được ngân hàng cho vay vốn.
Khả năng quản lý và sử dụng vốn vay của doanh nghiệp còn thấp, cộng
với tình trạng làm ăn thiếu trung thực thường xuyên xảy ra giữa các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh với nhau và với các Ngân hàng, biểu hiện ở sử dụng
vốn vay không đúng mục đích, cung cấp thông tin không chính xác cho Ngân
hàng, lừa đảo chiếm dụng vỗn lẫn nhau … là một trong những nguyên nhân dẫn
đến rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Bên cạnh đó theo quyết định 417 của Ngân hàng Nhà nước đã quy định:
Tất cả các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn ngân hàng không cần phải có tài sản
thế chấp hay bảo lãnh mà chỉ cần có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu
quả, có tính khả thi thì được vay vốn. Điều này tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp Nhà nước trong việc vay vốn của ngân hàng để đầu tư, mở rộng sản xuất
kinh doanh. Song đối với Ngân hàng, rủi ro lại càng cao vì phương án sản xuất
kinh doanh dù có tốt đến đâu cũng có thể xảy ra những rủi ro, khi đó Ngân hàng
sẽ không có gì đảm bảo cho khoản tín dụng của mình. Thêm vào đó Ngân hàng
lại không có một sự hỗ trợ nào của Nhà nước khi các doanh nghiệp vay vốn ngân
hàng gặp rủi ro.
- Nguyên nhân khác.
Môi trường pháp lý về hoạt động tín dụng trung, dài hạn chưa đầy đủ và
đồng bộ, chính sách tín dụng còn nhiều thiếu sót, khả năng thực thi của các luật
về tài sản thế chấp còn yếu. Bên cạnh đó hiệu lực pháp lý của các cơ quan hành
pháp chưa đủ mạnh để giải quyết các tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế,
hợp đồng dân sự, phát mại tài sản thế chấp.
Hoạt động cho vay trung, dài hạn còn chịu sự chi phối của nhiều cấp nhiều
ngành, vì vậy mà khi có một dự án cho vay theo chỉ định không có hiệu quả,
nhưng Ngân hàng vẫn phải cho vay, mặc dù Ngân hàng biết rằng dự án này
không đạt yêu cầu về thẩm định. Từ đó khiến cho hoạt động cho vay trung, dài
hạn gặp nhiều khó khăn, làm giảm chất lượng tín dụng trung, dài hạn.
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
41
Một vấn đề nữa là mặc dù Chính phủ đã quy định các Ngân hàng thương
mại có quyền tự chủ quyết định về việc cho vay của mình và chịu trách nhiệm về
các quyết định đó, song trên thực tế không phải lúc nào Ngân hàng cũng có được
quyền chủ động đó. Có nhiều khi do những tác động từ nhiều phía như chính
quyền địa phương nên Ngân hàng vẫn phải cho vay những dự án có thể đem lại
rủi ro cho Ngân hàng.
Hiện nay ở Việt Nam chưa có cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm
đối với các doanh nghiệp, vì vậy Ngân hàng thiếu thông tin khi xem xét đánh giá
khách hàng để quyết định cho vay. Điều đó một mặt hạn chế khả năng mở rộng
tín dụng, mặt khác làm tăng thêm tình trạng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng,
do đánh giá khách hàng không chính xác khiến cho chất lượng tín dụng không
được cao.
Qua phần trên ta thấy được những kết quả đạt được và những khó khăn
còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh nói chung, nhưng trước hết là cho vay
trung và dài hạn của Chi nhánh trong vài năm gần đây. Những khó khăn, thử
thách trong hoạt động tín dụng trung dài hạn, đòi hỏi Chi nhánh phải có những
biện pháp tích cực để sớm khắc phục.
2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh
2.2.1. Định hướng phát triển tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng
trong thời gian tới
2.2.1.1. Định hướng chung.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh quyết
tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2012 với phương châm là: tiếp tục đổi mới tổ
chức hoạt động theo luật Ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng, từng bước phát
triển vững chắc, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ và hiệu quả kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa để phát huy vai trò của một Ngân hàng quốc doanh, góp phần
thực hiện các chính sách tiền tệ, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế
vĩ mô, tăng thêm thế và lực để bước vào thế kỷ 21, từng bước hội nhập vào khu
vực và thế giới .
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
42
Các mục tiêu kinh doanh chủ yếu:
Tổng nguồn vốn huy động, tốc độ tăng trưởng 25%/năm, trong đó nguồn
vốn dân cư chiếm tỷ lệ 85% trở lên trong tổng nguồn vốn.
Dư nợ cho vay nền kinh tế tốc độ tăng trưởng từ 12% - 15%/năm.
Nợ xấu < 1%/ tổng dư nợ.
Từ những mục tiêu trên đây, NH hình thành các phương hướng là:
* Lành mạch hoá và nâng cao năng lực tài chính:
Xây dựng phương án xử lý nợ tồn đọng từ 31/12/2011 trở về trước và nâng
cao chất lượng tín dụng.
Xây dựng kế hoạch tài chính lành mạnh gắn với thực hiện hạch toán kế toán
đầy đủ theo nguyên tắc tự trang trải và cẩn trọng; nâng cao hiệu quả kinh doanh;
cơ cấu lại nguồn thu và thực hiện tiết kiệm chi phí, bảo đảm đủ trang trải chi phí,
trích dự phòng rủi ro; quản lý chi tiêu theo định mức.
* Cải thiện cơ cấu tài sản nợ có:
Tiếp tục phát huy kết quả các năm trước, duy trì tăng trưởng nguồn vốn ở
mức cao và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.
Vận dụng các cơ chế hiện hành để tổ chức điều hành nguồn vốn linh hoạt,
phấn đấu dần dần điều chỉnh cơ cấu tài sản Nợ – Có phù hợp, hạn chế rủi ro,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
* Dịch vụ và công nghệ Ngân hàng:
Trang bị thêm các máy chủ loại lớn, với tốc độ xử lý cao phục vụ mảng
dịch vụ cho khách hàng như Homebanking, Phonebanking, Internetbanking
nhằm mở rộng hơn nữa các dịch vụ ngân hàng, tăng thêm hiệu quả sử dụng
ATM.
Có kế hoạch từng bước thực hiện hạch toán chặt chẽ đối với nghiệp vụ cho
vay, điều hành nguồn vốn, đẩy nhanh khâu phục vụ khách hàng, nhất là nghiệp
vụ thanh toán và tăng cường kiểm soát kế toán. Đặc biệt chú trọng xây dựng các
chương trình phần mềm ứng dụng phục vụ cho nghiệp vụ và công tác điều hành
kinh doanh.
* Công tác tổ chức đào tạo cán bộ:
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
43
Tổ chức các hội nghị, hội thảo, mời các chuyên gia trong các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, ngân hàng tài chính về truyền đạt. Chú trọng tập huấn nghiệp vụ về
cơ chế chính sách chế độ, hướng dẫn chế độ mới.
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, chính sách để khuyến khích để
mọi người tích cực tham gia nghiên cứu, nâng cao trình độ nghiệp vụ.
2.2.1.2. Phương hướng phát triển cho vay trung và dài hạn.
Nằm trong kế hoạch phát triển kinh doanh của Ngân hàng, phương hướng
phát triển cho vay trung và dài hạn được cụ thể hoá như sau:
- Lựa chọn những dự án hiệu quả của các đơn vị để xét duyệt cho vay. Khi
xét duyệt dự án, lấy hiệu quả và tính khả thi của dự án là tiêu chuẩn hàng đầu.
Duy trì thường xuyên việc đánh giá, phân loại khách hàng theo định kì (trên
cơ sở các thông tin có chọn lọc ), từ đó xây dựng hạn mức tín dụng cho từng
khách hàng, có chính sách lãi suất phù hợp kết hợp với chính sách phát triển sản
phẩm dịch vụ, theo hướng đáp ứng tối đa nhu cấu khách hàng để có thể gia tăng
số dịch vụ cung cấp cho từng khách hàng, đồng thời tăng doanh số giao dịch.
Mở rộng cho vay sang các lĩnh vực khác và các thành phần kinh tế khác
như công ty cổ phần, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài... Thí điểm lựa chọn một số công ty cổ phần đã có uy tín trong
giao dịch, có khả năng tài chính để đầu tư trên cơ sở đảm bảo đúng chế độ quy
định. Có kế hoạch tiếp thị và khai thác khách hàng tốt.
Tăng cường thu thập thông tin về các chương trình đầu tư phát triển của
thành phố, của các bộ ngành, các tổng công ty, kết hợp với tình hình hoạt động
của doanh nghiệp, lên kế hoạch tiếp cận cụ thể và có các chính sách phù hợp,
đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng.
Thực hiện nghiêm túc luật tổ chức tín dụng và quy trình tín dụng của
ngành, nâng cao vai trò công tác thẩm định dự án trong xét duyệt cho vay trung
và dài hạn, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, nhất là đối với các doanh
nghiệp có dấu hiệu khó khăn ngăn chặn việc không phát sinh thêm nợ quá hạn và
rủi ro trong tín dụng.
Mở rộng cho vay ngoại tệ với những khách hàng có khả năng tái tạo ngoại
tệ hoặc tìm được nguồn cung ngoại tệ từ các doanh nghiệp khác, cho vay kết hợp
với áp dụng các biệm pháp phòng chống rủi ro tỉ giá, xác định khả năng hỗ trợ
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
44
ngoại tệ của Ngân hàng đối với một số khách hàng có doanh số giao dịch lớn để
nâng mức tăng trưởng tín dụng một cách an toàn trên cơ sở chính sách cung ứng
ngoại tệ phù hợp với tình hình cung cầu.
2.2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh
Là lá cờ đầu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Vinh không những
phải thực hiện những phương hướng của toàn ngành Ngân hàng, mà còn phải
thực hiện các phương hướng phát triển của cả hệ thống Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra đối với Ngân hàng là
rất lớn. Hiện tại, hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng còn gặp
nhiều khó khăn trở ngại và có nhiều tồn tại, trong đó các trở ngại thuộc về chủ
quan bản thân ngân hàng chiếm phần không nhỏ. Để giải quyết những vấn đề đó,
em xin đề nghị Ngân hàng áp dụng một số giải pháp sau đây để nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng.
2.2.2.1. Cải tiến, đa dạng hoá cơ cấu, loại hình cho vay trung và dài hạn
Muốn phát triển và thu hút được khách hàng, Ngân hàng phải có nhiều loại
sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của nhiều loại khách hàng khác nhau. Đồng thời
đa dạng hoá các loại khách hàng cũng làm giảm rủi ro cho hoạt động Ngân hàng.
Vì vậy trong thời gian tới chiến lược sản phẩm của Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn thành phố Vinh cần hướng tới những nội dung sau:
- Luôn cải tiến và đổi mới các hình thức cho vay, đầu tư cho phù hợp với quá
trình biến đổi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người vay cũng như nền kinh tế,
để thu hút khách hàng, ngoài các hình thức cho vay của Ngân hàng, họ cần đa
dạng hoá và mở rộng các hình thức cho vay.
- Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ gia
đình, cá nhân trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn, đảm bảo an toàn
vốn tín dụng bằng cách khoán triệt để cho cán bộ tín dụng về số lượng khách
hàng và số dư nợ. Nhất là trong lĩnh vực cho vay ngoài quốc doanh, Ngân hàng
còn quá dè dặt trong cho vay.
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
45
- Đổi mới quan điểm chính sách và cơ cấu cho vay phù hợp với nền kinh tế.
Chuyển đổi cơ cấu đầu tư cho vay phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xã
hội của địa phương và Chính phủ. Để thực hiện điều này trong thời gian tới
Ngân hàng cần cho vay theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sản xuất mũi nhọn
chủ lực của nền kinh tế. Trong thời gian tới Ngân hàng cần tìm đến những khách
hàng thuộc ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, đồng thời khi cho vay ưu tiên cho
các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, có tác động tốt tới môi trường, có ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển của thành phố, của đất nước, giải quyết được việc
làm cho người lao động.
- Đa dạng hoá loại tiền cho vay; hiện nay để đáp ứng nhu cầu sản xuất và
kinh doanh trong nền kinh tế mở, các doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ rất
lớn để nhập máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất. Vì vậy họ rất cần vay bằng
ngoại tệ để thanh toán với đối tác. Do vậy Ngân hàng cần đáp ứng nhu cầu này
để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. Ngoài nhu
cầu vay bằng ngoại tệ bằng USD, Ngân hàng cần đáp ứng các loại tiền khác như
EURO, YEN....
2.2.2.2. Thực hiện tốt công tác khách hàng và mở rộng tín dụng.
Có thể nói chiến lược khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi Ngân hàng.
Vì vậy việc đặt ra chiến lược khách hàng là rất quan trọng. Hiện nay trên địa bàn
thành phố Vinh có hơn 40 Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng hoạt động
kinh doanh dịch vụ tiền tệ, do đó sự cạnh tranh xẩy ra là tất yếu. Khách hàng là
yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho thành công và phát triển của Ngân hàng. Vì
vậy chiến lược khách hàng cần được xây dựng trên quan điểm hợp tác kinh
doanh ngày càng sâu rộng với các nhà sản xuất kinh doanh trên cơ sở lợi ích
trước mắt và lâu dài. Xác định bạn hàng chiến lược lâu dài và khẳng định bạn
hàng trước mặt để có quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với các khách hàng nhất là
các khách hàng truyền thống. Để đạt được điều đó Ngân hàng tiến hành các công
việc:
- Ngân hàng cần đi sâu nắm tình hình sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước
trên địa bàn như cổ phần hoá, giải thể, sát nhập...vv để xem xét định hướng đầu
tư, đầu tư vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn tốt đảm bảo thủ tục.
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
46
- Mở rộng đồng tài trợ các dự án có hiệu quả với các Ngân hàng bạn để giảm
thiểu rủi ro và tăng trưởng tín dụng, chuyển dần sang đầu tư trung và dài hạn,
các dự án đồng tài trợ để chia xẻ rủi ro. Sáu tháng một lần tiến hành phân loại
khách hàng theo những tiêu thức cụ thể của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam, phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá khách hàng
đúng thực chất để từ đó có những chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách
hàng.
- Mở rộng và chú trọng đầu tư cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công
ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn tư nhân cá thể sản xuất kinh doanh có
hiệu quả, đảm bảo đủ điều kiện vay vốn, mở rộng cho vay tiêu dùng đối với cán
bộ công nhân viên của các cơ quan làm ăn có hiệu quả, thu nhập ổn định “phấn
đấu tăng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh lên 50%”, đảm bảo an toàn vốn, áp
dụng linh hoạt cơ chế lãi xuất cho vay và phí bảo lãnh.
2.2.2.3. Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở nân cao chất lượng thẩm
định dự án đầu tư.
Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, mới bằng các
biện pháp như hạn chế và dẫn đến việc đầu tư các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu
quả trên cơ sở thẩm định chắc chắn các món vay phát sinh, thường xuyên kiểm
tra kiểm soát trước trong và sau khi vay. Món vay phải kiểm soát nhiều lần để
nắm tình hình biến động tiền hàng và có hướng thu nợ sử lý kịp thời khi có chiều
hướng sấu.
Muốn hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, thì Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh phải thực hiện đúng và đầy đủ
các quy định và quy trình cho vay theo đúng văn bản chế độ tín dụng của ngành
cũng hướng dấn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,
và các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phòng ngừa rủi ro tín
dụng. Bên cạnh đó Ngân hàng phải làm tốt công tác thẩm định cho mỗi dự án.
Nếu làm tốt công tác này thì rủi ro trong quá trình cho vay sẽ hạn chế đi nhiều.
Để làm tốt công tác thẩm định dự án, Ngân hàng cần thực hiện tốt những nội
dung sau đây:
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
47
- Phải nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tín. Các thông tin phải
được kiểm tra tính chính xác kỹ càng trước khi phân tích. Muốn vậy thông tin
phải được lấy từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu. Hiện nay các
nguồn thông tin có thể thu thập là từ chính bản thân doanh nghiệp vay vốn, từ hồ
sơ lưu trữ của Ngân hàng, từ các bạn hàng của chính doanh nghiệp, từ trung tâm
thông tin của Ngân hàng Nhà nước hoặc từ thông tin đại chúng...vv. Nói chung
nguồn thông tin có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng để có thể thu
thập lượng thông tin nhiều, nhanh, với tốc độ cao thì Ngân hàng phải thu thập
thông tin một cách thường xuyên. Đồng thời Ngân hàng nên có một bộ phận
chuyên thu thập thông tin để lượng thông tin được cập nhật hàng ngày ở tất cả
các lĩnh vực. Sau đó mới tiến hành phân loại và lưu trữ, khi nào cần có thể có
được ngay.
- Ngân hàng nên tiến hành lập phòng hoặc nhóm chuyên trách thẩm định dự
án. Để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao, Ngân hàng có thể quy định đối với
những dự án có số vốn lớn hơn một mức nào đó thì phải có một bộ phận chuyên
trách thẩm định, như vậy công việc thẩm định sẽ toàn diện hơn và bao quát hơn.
- Nâng cao chất lượng thẩm định cho các cán bộ tín dụng; cần thường xuyên
mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao chất lượng cho các cán bộ tín dụng, mở các
khoá học để phổ biến các văn bản pháp luật mới được ban hành của ngành cũng
như của các lĩnh vực cho vay. Đặc biệt các văn bản hướng dẫn về hạch toán
trong các doanh nghiệp.
- Nâng cao hơn nữa trong việc chỉ đạo theo chuyên đề kinh doanh đối với các
Ngân hàng phường nhằm đảm bảo tập trung thống nhất nhưng vẫn phát huy
quyền tự chủ của các phường, tổ chỉ đạo Ngân hàng phường cần bám sát hơn
nữa Ngân hàng phường để nắm bắt tình hình kiểm tra và thẩm định nhanh chóng
các món vay vượt quyền phán quyết khi Ngân hàng phường phát sinh nhằm đảm
bảo tăng trưởng rín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng an toàn vốn trên toàn
thành phố.
2.2.2.4 Tăng cường kiểm tra tín dụng.
Sau khi phát tiền vay xong, Ngân hàng thường chỉ chú ý xem nguồn trả nợ từ
đâu. Điều này rất nguy hiểm vì Ngân hàng sẽ không nắm bắt được thời điểm khi
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
48
doanh nghiệp bắt đầu gặp trục trặc trong kinh doanh, đến khi phát hiện đã quá
muộn. Chính điều này đã làm nảy sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Do vậy Ngân
hàng luôn phải đảm bảo nắm chắc được tình hình hoạt động của khách hàng vay
vốn cũng như nắm chắc được các khoản cho vay ra đang sử dụng thế nào. Điều
này có ý nghĩa quan trọng đến sự an toàn và hiệu quả của các khoản cho vay.
Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về kết quả kinh doanh
kèm với số tiền trả nợ định kỳ. Các khoản nợ gốc lớn trước khi đến hạn Ngân
hàng cần có sự nhắc nhở xem liệu khách hàng có thể trả nợ đúng hạn không. Nếu
phát hiện không khả năng trả nợ thì Ngân hàng điều tra ngay và đưa ra các biện
pháp kịp thời.
Bên cạnh việc kiểm tra khách hàng, Ngân hàng cần phải kiểm tra, kiểm soát
nội bộ một cách thường xuyên, nghiêm túc dựa trên quan điểm phòng chống sai
sót là chủ yếu. Ngân hàng cần thực hiện kiểm tra việc lập hồ sơ tín dụng đảm
bảo tính pháp lý, kiểm tra thời hạn cho vay, thời hạn gia hạn nợ...vv để chắc
chắn rằng hoạt động tín dụng đã được bảo đảm về mặt nội bộ.
2.2.2.5 Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng.
Muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì một yếu tố không thể thiếu được đó
là cán bộ tín dụng. Người cán bộ tín dụng là người am hiều khách hàng, hiểu biết
sâu sắc thực lực tài chính cũng như tiềm năng phát triển của khách hàng. Ngoài
ra, cán bộ tín dụng phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực
chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh vì nó
liên quan gián tiếp tới chất lượng món vay. Ngân hàng nên phân chia mỗi cán bộ
tín dụng phụ trách một mảng cho vay nhất định được chia theo ngành. Tuỳ theo
trình độ, năng lực của từng người để ban lãnh đạo phân công công việc cho phù
hợp. Việc chuyên môn hoá như vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng
giám sát, sát cánh cùng khách hàng trong vấn đề quản lý vốn.
Bên cạnh đó phải chú trọng công tác đào tạo cán bộ và đào tạo lại cán bộ
đang làm việc cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế về nhiều mặt như
thẩm định đến hạn cho vay, các văn bản chế độ của ngành và ngoài ngành liên
quan đến lĩnh vực tín dụng, kiến thức thị trường liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
Tổ chức những buổi trao đổi về nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ để học hỏi
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
49
kinh nghiệp lẫn nhau. Giao cho cán bộ cũ kèm cặp cán bộ mới và chấn chỉnh lại
nơi làm việc cho gọn gàng, sạch đẹp. Rà soát lại đội ngũ cán bộ kinh doanh để
điều động và bổ sung cán bộ cho phù hợp và đáp ứng được nhiệm vụ kinh doanh
trong giai đoạn mới. Đào tạo cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng vi tính
nhằm đáp ứng được yêu cầu của công nghệ mới khi đưa trương trình WB vào áp
dụng tại Ngân hàng.
2.2.2.6. Ngăn ngừa và xử lý những khoản nợ quá hạn.
Trong hoạt động Ngân hàng thì rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi
nhưng quan trọng là làm cách nào để Ngân hàng giảm thiểu rủi ro, đồng thời
không đẩy khách hàng mình đến chỗ phá sản. Đặc biệt hiện nay, một khoản vay
của khách hàng không trả được thì cả vốn và lãi trong tổng số vốn vay của khách
hàng đều được chuyển thành nợ quá hạn. Vì vậy cùng với hoạt động cho vay
Ngân hàng cần có những biện pháp khai thác, giúp đỡ khách hàng để giảm thấp
thiệt hại cho cả Ngân hàng và khách hàng đó là:
- Cơ cấu lại các khoản nợ, phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ tiềm
ẩn rủi ro và nợ đã được xử lý rủi ro để từ đó đánh giá được khả năng thu hồi
thông qua phân tích nợ có đảm bảo, không có đảm bảo, thực trạng tài sản thế
chấp có thể xử lý thu hồi nợ, phương án xử lý và vận dụng các giải pháp, chính
sách của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng.
- Trong một số điều kiện Ngân hàng có thể tăng thêm vốn vay đối với các
doanh nghiệp. Theo cách này có thể làm tăng rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng
thương mại khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Nhưng xét về lâu dài, nếu
chúng ta thấy doanh nghiệp có khả năng duy trì phát triển kinh doanh, đồng thời
họ vẫn có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm trả nợ thì Ngân hàng bỏ vốn thêm
giúp đỡ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả là cách thu hồi vốn tốt nhất. Đây cũng
là cách có lợi cho cả hai bên, vừa giúp doanh nghiệp thoát khỏi cảnh khó khăn
vừa giúp Ngân hàng thu được nợ.
- Ngoài ra, đối với những khoản cho vay khó đòi thì Ngân hàng cần có quan
hệ chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng có
liên quan trong việc thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
2.2.2.7. Thành lập và đưa vào hoạt động phòng Marketing
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
50
Hiện nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh
chưa thành lập được phòng Marketing riêng biệt. Sự chậm trễ đó có thể lý giải là
do các nguyên nhân sau: do sự chậm trễ trong việc chuẩn bị cơ sở vật chất, do
thiếu hụt nhân viên làm việc trong lĩnh vực Marketing, do sự đánh giá không
đúng mức vai trò của Marketing trong hoạt động của Ngân hàng.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì vai trò của Marketing là rất quan
trọng trong việc quản bá và giới thiệu về mình cũng như hình ảnh của doanh
nghiệp trong con mắt người tiêu dùng. Không ai phủ nhận vai trò của Marketing
trong quá trình phát triển của doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế thị
trường. Chính Marrketing đã giúp khách hàng hiểu biết hơn về Ngân hàng và các
dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp, nó làm cầu nối giúp Ngân hàng đến gần với
khách hàng hơn. Do vậy sự hình thành và đi vào hoạt động của phòng Marketing
của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh là rất cần
thiết, giúp Ngân hàng quảng bá được hình ảnh của mình trên thị trường và tư vấn
cho khách hàng những điều thực sự cần thiết trong quá trình vay vốn và sử dụng
nguồn vốn đã vay.
2.2.3. Một số kiến nghị
2.2.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.
Về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng. Nhìn chung hệ thống
văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng đã có nhiều
điểm mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các Ngân hàng thương mại, tháo gỡ
phần nào khó khăn, vướng mắc cho các Ngân hàng thương mại trong quá trình
làm thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, cho vay và xử lý tài sản đảm
bảo để thu nợ.Việc không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp luật nói trên đã tạo
điều kiện cho các Ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động tín dụng có hiệu
quả, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, một số định trong các văn bản pháp luật về bảo
đảm tiền vay và quy chế cho vay vẫn chưa sát với tình hình thực tế và chưa phù
hợp với các văn bản pháp luật mới ban hành. Ngân hàng Nhà Nước cần nghiên
cứu, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín
dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cũng như tính pháp lý để tạo
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
51
điều kiện cho công tác tín dụng tại các Ngân hàng thương mại được an toàn và
hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, các văn bản liên quan đến cơ chế tín dụng còn quá nhiều, ngoài
cơ chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước còn nhiều công văn, quyết định, thông
tư, chỉ thị của các cấp các ngành có liên quan chỉ đạo cho từng ngành nghề như:
Nuôi trồng thuỷ sản , lâm nghiệp, mía đường,..vv. Mỗi ngành nghề được thêm
bớt một số điều kiện nên khi thực hiện cho vay phải tham chiếu nhiều loại văn
bản. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có biện pháp cơ cấu lại hệ thống văn bản
pháp luật nhằm đáp ứng hoạt động tín dụng thực hiện một cách khoa học, nhanh
chóng, an toàn.
2.2.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam
Ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần có
các văn bản, chế độ hướng dẫn đầy đủ, kịp thời và chính xác nghiệp vụ tín dụng
để làm cơ sở và căn cứ cho các chi nhánh thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tín
dụng. Đồng thời quy trình tín dụng phải được giảm bớt, thuận tiện cho cả Ngân
hàng và khách hàng.
Các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng cần được tổ chức hàng
năm về kiến thức pháp luật, về kỹ thuật thẩm định, về Marketing...vv. Tiếp tục
đào tạo và đào tạo lại cán bộ Ngân hàng mà đặc biệt là cán bộ tín dụng để đáp
ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động Ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng.
2.2.3.3. Kiến nghị đối với chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn thành phố Vinh
Sự thành công của khách hàng cũng chính là sự thành công của ngân hàng,
vì vậy không thể không nói tới vai trò của khách hàng trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
Đối với các khách hàng lớn của ngân hàng, cần thường xuyên giữ mối quan
hệ làm ăn lâu dài. Nhiều khách hàng lớn hiện nay là các doanh nghiệp nhà nước
vì vậy trong việc vay vốn không phải thế chấp, đây là điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp nhưng cũng là khó khăn cho ngân hàng.
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
52
Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá nhân muốn vay vốn của
ngân hàng cần thực hiện đầy đủ các thủ tục cầm cố, thế chấp, bảo lãnh... giúp
cho ngân hàng thực hiện nhanh chóng các nghiệp vụ của mình, đảm bảo an toàn
đồng vốn và sử dụng vốn đúng mục đích.
Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố
Vinh. Em hy vọng rằng nếu những giải pháp này được xem xét và vận dụng sẽ
góp một phần cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn
của Ngân hàng như mục đích của chuyên đề này đã nêu ra.
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
53
C - KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ của
Ngân hàng mà mang lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động của Ngân hàng.
Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, Ngân hàng cần phải đảm bảo
được hoạt động của mình vừa an toàn vừa hiệu quả. Nâng cao chất lượng tín
dụng trung và dài hạn không chỉ là mong muốn của riêng Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh mà còn là của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam nói chung và cũng là mong muốn của Đảng và Nhà nước
ta hiện nay.
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động tín dụng trung
dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh, em
nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng trung và dài hạn trong công cuộc đổi mới.
Hoạt động tín dụng trung và dài hạn đã thể hiện vai trò quan trọng của nó đối với
các doanh nghiệp, với bản thân của ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được thì Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn thành phố Vinh cũng có một số hạn chế nhất định ảnh
hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng trung và dài hạn phải là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến
lược phát triển của Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng rất cần có sự phối hợp đồng bộ
giữa các cấp các ngành có liên quan để tạo ra một hành lang vững chắc cho Ngân
hàng phát huy có hiệu quả.
Với hiểu biết có hạn, lại chưa có kinh nghiệm thực tế nên nếu bài viết có
những vấn đề còn nhiều sai sót trong việc đưa ra và làm rõ các nguyên nhân tồn
tại và tìm ra các giải pháp khắc phục những tồn tại nói trên. Những giải pháp
trong bài có thể còn thiếu tính thực tế, chưa xét đến bối cảnh cũng như điều kiện
áp dụng. Nhưng em cũng mong rằng những giải pháp này sẽ có giá trị tham khảo
đối với Ngân hàng, phần nào đưa ra phương hướng để mở rộng tín dụng trung
dài hạn, đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với việc cải thiện tình hình cho vay hiện nay
tại Ngân hàng.
B¸o c¸o thùc tËp Lª ThÞ Hoµi Thu
54
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn thành phố Vinh các năm 2009 đến 2011
- Ngân hàng thương mại.
EWARD WREED,EWARD KGILL
- Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính
FREDERIC S.MISHKIN
- Nghiệp vụ ngân ngân hàng hiện đại
DAVID COX
- Kinh tế học
DAVID BEGG
- Giáo trình “Quản trị ngân hàng thương mại “
Khoa NHTC
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Lê Văn Tề
- Luật ngân ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng
- Luận văn tốt nghiệp K48
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- le_thi_hoai_thu_mssv_0854025435_7496.pdf